chuyên sâu hơn. Các nghiên cứu đã cho thấy các can thiệp theo lý thuyết nhận thức hành vi (CBT) hiệu quả hơn các phương pháp tiếp cận khác. Qua các nghiên cứu, một số yếu tố can thiệp tham vấn hiệu quả cho thanh thiếu niên từng bị sang chấn được đưa ra gồm giáo dục về các phản ứng thông thường đối với sang chấn, cung cấp cho học sinh các kỹ năng quản lý lo âu và các cảm xúc khác, học cách dán nhãn và xử lý các suy nghĩ và cảm xúc liên quan đến sang chấn, thảo luận và sắp xếp ký ức về sự kiện đau thương và giải quyết vấn đề liên quan đến an toàn và các mối quan hệ. 4.4. Stress, kiệt sức: Các chiến lược tự chăm sóc dành cho chuyên viên tham vấn Đôi khi bạn có thể gặp căng thẳng, cảm thấy quá tải trong công việc hoặc đời sống hàng ngày. Có nhiều định nghĩa về kiệt sức, kiệt sức là một hiện tượng tâm lý liên quan đến căng thẳng về công việc (Maslach, 2017). Kiệt sức xảy ra khi các chuyên viên không thể đáp ứng nhu cầu của chính họ cũng như nhu cầu của thân chủ trong một môi trường áp lực cao (Maslach, 2017). Freudenberger (1990) đã xác định các biểu hiện phổ biến của kiệt sức gồm có những thay đổi tiêu cực trong: (a) thái độ và việc ra quyết định của cá nhân; (b) các trạng thái thể chất; (c) sức khỏe tâm thần, cảm xúc và hành vi; và (d) động cơ nghề nghiệp. Tình trạng kiệt sức gây ra những hậu quả đáng kể, bao gồm sức khỏe thể chất bị tổn hại, tăng nguy cơ rối loạn sức khỏe tâm thần (ví dụ: trầm cảm, lạm dụng chất kích thích), hiệu suất công việc kém, nghỉ làm, suy giảm nghề nghiệp và lòng tự trọng thấp (Maslach & Leiter, 2016; Rosen và cộng sự, 2006). Tình trạng kiệt sức cũng có thể gây ra các vấn đề như mệt mỏi và mất ngủ (Armon, Shirom, Shapira, & Melamed, 2008; Söderström và cộng sự, 2004). Chuyên viên TVHĐ ở trong tình trạng kiệt sức có thể ảnh hưởng đến khả năng của họ trong việc cung cấp các dịch vụ tham vấn cũng như hiệu quả của các dịch vụ đối với học sinh (Kim và cộng sự, 2018). Nội dung phần này chia sẻ các ý tưởng để quản lý căng thẳng hiệu quả hơn, để bạn có thể ngăn chặn tình trạng kiệt sức và có thể có cho mình các chiến lược tự chăm sóc bản thân. Nếu bạn muốn ngăn không để cho sự căng thẳng kiểm soát bạn, bạn bắt buộc phải có lập trường tích cực trong việc nhận ra căng thẳng dẫn bạn đến tình trạng kiệt sức như thế nào. Bạn cần một kế hoạch hành động và cam kết thực hiện kế hoạch này, đưa ra một số quyết định về những cách cụ thể để bạn có thể quản lý căng thẳng tốt hơn trong cuộc sống của mình (Corey & Corey, 2020). Sau đây là một số ý tưởng Corey và cộng sự (2020) đưa ra về những gì THỰC HÀNH TỐT KHI LÀM VIỆC TRONG NHÀ TRƯỜNG
167