
9 minute read
trường học
4. Một số nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp khi thực hành tham vấn trường học
Thuật ngữ “đạo đức” được định nghĩa là “những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội hay phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn đạo đức mà có”. Các yêu cầu về đạo đức định hướng cho cách hành xử chuyên nghiệp của chuyên viên TVTLHĐ và đảm bảo cho công việc một cách hiệu quả nhất. Nó chỉ dẫn và làm rõ các nguyên tắc, luật lệ cần tuân thủ. Duy trì các chuẩn mực đạo đức trong công tác tư vấn tâm lý học đường là rất quan trọng để nuôi dưỡng lòng tin đối với người được tư vấn (thân chủ - học sinh), đảm bảo rằng bạn không gây hại cho trẻ và phân biệt bạn với những người không chuyên môn thường đưa ra lời khuyên/sự hướng dẫn. Trẻ vị thành niên có quyền tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ tâm lý mà không bị định kiến, có quyền có trách nhiệm với những lựa chọn của mình, có quyền có sự riêng tư. Cán bộ TVTLHĐ tránh những mối quan hệ “đa tuyến” với trẻ vị thành niên và khi làm việc với trẻ, hãy cố gắng phối hợp, kết nối với gia đình trẻ vào quá trình xử lý bất cứ khi nào có thể. Các nguyên tắc đạo đức nghề TVHĐ được xây dựng dựa trên những quyền cơ bản của con người, căn cứ vào hệ thống pháp lý tương ứng của quốc gia. Nội dung của các quy tắc đạo đức đối với người hành nghề TVHĐ gồm những chương, điều cụ thể quy định về các tiêu chí cần thiết về văn bằng,
Advertisement
chứng chỉ, phẩm chất, năng lực của chuyên viên tham vấn và tổ chức cung cấp dịch vụ TVHĐ; về mối quan hệ giữa chuyên viên tham vấn và thân chủ/khách hàng trong quá trình làm việc; về vai trò, quyền lợi và nghĩa vụ của chuyên viên tham vấn trong mối quan hệ với nghiệp đoàn trong quá trình hành nghề… Hiệp hội chuyên viên tham vấn trong trường học Mỹ (ASCA) đã xây dựng bộ Tiêu chuẩn đạo đức dành cho chuyên viên tham vấn học đường mà các chuyên viên tham vấn có thể tham khảo trong quá trình thực hành. Các tiêu chuẩn này được sử dụng trong việc: Sử dụng như một bản hướng dẫn nguyên tắc về mặt đạo đức trong quá trình thực hành của tất cả các chuyên viên tham vấn trong trường học, người giám sát/quản lý của các chương trình tham vấn học đường. Cung cấp hỗ trợ và định hướng cho việc tự đánh giá, tham vấn cho đồng nghiệp và đánh giá về trách nhiệm của chuyên viên tham vấn đối với học sinh, phụ huynh/người giám hộ, đồng nghiệp và các nhà chuyên môn khác, nhân viên của trường học, các bên khác trong cộng đồng. Thông báo cho tất cả các bên liên quan, bao gồm học sinh, phụ huynh/người giám hộ, giáo viên, quản lý trường học, thành viên cộng đồng và tòa án về các nguyên tắc đạo đức, các giá trị và hành vi mong đợi của chuyên viên tham vấn trong trường học. Trong trường học, đối với học sinh, chuyên viên tham vấn có trách nhiệm thực hiện tiêu chuẩn đạo đức theo ASCA như sau: Hỗ trợ sự phát triển của học sinh: Chuyên viên tham vấn cần phải tôn trọng, quan tâm đến nhu cầu học tập, nghề nghiệp và xã hội/cảm xúc của học sinh và khuyến khích sự phát triển tối đa của mỗi học sinh, hết sức thận trọng khi làm việc để tránh áp đặt niềm tin hoặc giá trị cá nhân với học sinh. Chuyên viên tham vấn cũng cần có hiểu biết về luật pháp, các quy định và chính sách ảnh hưởng đến học sinh và gia đình. Đồng thời, chuyên viên tham vấn cần cung cấp các biện pháp can thiệp hiệu quả để giải quyết các nhu cầu/khó khăn của học sinh. Đảm bảo tính bảo mật: Chuyên viên thông báo cho học sinh, phụ huynh, giáo viên có liên quan về mục đích, kỹ thuật và quy trình thủ tục mà học sinh có thể nhận được cũng như các tình huống buộc phải tiết lộ thông tin và làm rõ các giới hạn của tính bảo mật. Chuyên viên cần giải thích các giới hạn của tính bảo mật bằng cách thức truyền tải phù hợp với lứa tuổi của học sinh, thông qua nhiều phương pháp như sổ tay dành cho học sinh, trang web của bộ phận tham vấn học đường, và/hoặc thông báo bằng lời nói cho từng học sinh. Chuyên viên thông báo thông tin nhạy cảm cao về học sinh (ví dụ: ý định tự tử của học sinh) thông qua việc liên lạc
với cá nhân như cuộc gọi điện thoại hoặc gặp mặt trực tiếp. Thực hành dựa trên dữ liệu: Chuyên viên tham vấn cần cộng tác với nhà quản lý, giáo viên, nhân viên và những bên liên quan về các mục tiêu cải thiện các vấn đề tại trường học. Chuyên viên xem xét dữ liệu của trường và học sinh để đánh giá nhu cầu, từ đó đưa ra các biện pháp can thiệp cần thiết. Cụ thể, chuyên viên cần thu thập dữ liệu đầu vào và đầu ra, phân tích dữ liệu để xác định tiến độ và hiệu quả của chương trình tham vấn học đường. Chuyên viên đảm bảo các mục tiêu hàng năm của công tác tham vấn và kế hoạch hành động phù hợp với các mục tiêu phát triển trường học. Mối quan hệ kép và quản lý các ranh giới: Chuyên viên tham vấn tránh các mối quan hệ kép, mối quan hệ này có thể làm giảm tính khách quan của chuyên viên và tăng nguy cơ gây hại cho học sinh (ví dụ: tham vấn cho các thành viên trong gia đình hoặc con em của bạn thân hoặc đồng nghiệp). Giới thiệu và vận động một cách phù hợp: Chuyên viên tham vấn cần phối hợp với tất cả các bên liên quan, bao gồm học sinh, giáo viên và phụ huynh/người giám hộ khi cần hỗ trợ học sinh, bao gồm cả việc xác định các dấu hiệu cảnh báo sớm về tình trạng căng thẳng, buồn lo của học sinh. Ngoài ra, chuyên viên cũng cung cấp danh sách các nguồn lực trợ giúp như các cơ quan bên ngoài và các nguồn lực trong cộng đồng cho học sinh và phụ huynh/người giám hộ khi học sinh cần hoặc yêu cầu hỗ trợ thêm. Chuyên viên cần đảm bảo không có xung đột lợi ích trong việc cung cấp các nguồn giới thiệu. Chuyên viên không giới thiệu hoặc nhận tham vấn cho học sinh từ trường mà mình đang công tác đến một cơ sở tham vấn tư nhân mà chuyên viên cũng làm việc tại đó.
Đối với các nguy cơ gây hại nghiêm trọng đối với bản thân học sinh
và người khác: Chuyên viên thông báo cho phụ huynh/người giám hộ và/hoặc các cơ quan chức năng thích hợp khi học sinh có nguy cơ gây tổn hại nghiêm trọng và có thể lường trước được cho bản thân hoặc người khác, khi học sinh tiết lộ các em có thể là thủ phạm gây ra hoặc là nạn nhân gặp các vấn đề nguy hiểm đối với sức khỏe thể chất hoặc tinh thần của các em. Vấn đề này có thể là lạm dụng thể chất, lạm dụng tình dục, bỏ bê, bạo lực khi hẹn hò, bắt nạt hoặc quấy rối tình dục. Chuyên viên cần đánh giá nguy cơ một cách thận trọng. Kế hoạch can thiệp cần được xây dựng và thực hiện trước khi thực hiện phương pháp này. Khi báo cáo kết quả đánh giá nguy cơ cho phụ huynh, chuyên viên không phủ nhận nguy cơ gây hại ngay cả khi việc đánh giá cho thấy nguy cơ thấp vì học sinh có thể giấu để tránh bị giám sát kỹ hơn và/hoặc bị thông báo của phụ huynh. Chuyên viên báo cáo kết quả đánh giá nguy cơ cho phụ huynh để cảnh báo phụ huynh, không nhằm mục đích đảm bảo với phụ huynh rằng con họ
không gặp bất cứ rủi ro nào, đây là điều mà chuyên viên cũng không thể biết chắc chắn.
Môi trường học đường an toàn, tôn trọng, không phân biệt đối xử:
Chuyên viên tham vấn vận động và cộng tác với học sinh để đảm bảo học sinh được an toàn ở nhà và ở trường. Chuyên viên vận động cho quyền bình đẳng và được tiếp cận với giáo dục phù hợp, ở đó học sinh không bị kỳ thị hoặc bị cô lập do tình trạng nhà ở, tình trạng khuyết tật, chăm sóc nuôi dưỡng, tình trạng giáo dục đặc biệt, sức khỏe tâm thần hoặc bất kỳ trường hợp ngoại lệ hoặc nhu cầu đặc biệt nào khác. Đánh giá và diễn giải: Chuyên viên chỉ sử dụng các trắc nghiệm và công cụ đánh giá có độ hiệu lực và tin cậy, có cân nhắc đến những thiên kiến và nhạy cảm về mặt văn hóa, sự phù hợp với học sinh. Chuyên viên cần sử dụng nhiều dữ liệu để cung cấp cho học sinh và gia đình thông tin chính xác, khách quan và ngắn gọn. Đồng thời, chuyên viên cũng cần thận trọng khi sử dụng các kỹ thuật đánh giá, giải thích kết quả của học sinh không trong nhóm chuẩn mà công cụ đó được chuẩn hóa. Ngoài ra, chuyên viên tiến hành đánh giá chương trình tham vấn học đường để xác định hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ phát triển học tập, nghề nghiệp và xã hội/cảm xúc của học sinh. Sử dụng công nghệ: Chuyên viên tham vấn lựa chọn và sử dụng các ứng dụng công nghệ và phần mềm phù hợp để hỗ trợ quá trình làm việc với học sinh. Lưu ý các vấn đề về đạo đức và pháp lý đối với các ứng dụng công nghệ, gồm có các vấn đề bảo mật, các hạn chế và lợi ích tiềm ẩn cũng như các phương thức giao tiếp trên phương tiện truyền thông điện tử. Chuyên viên sử dụng các phương tiện liên lạc đã được thiết lập và chấp nhận với học sinh, duy trì các ranh giới thích hợp, vận động để tất cả học sinh được tiếp cận công nghệ một cách bình đẳng. Tham vấn trực tuyến/tham vấn từ xa: Chuyên viên tham vấn tuân thủ các nguyên tắc đạo đức tương tự như trên trong bối cảnh trực tuyến. Ngoài ra, chuyên viên cần nhận biết và giảm thiểu vấn đề liên quan đến tính bảo mật của tham vấn trực tuyến/từ xa, hướng dẫn học sinh cách tham gia vào quá trình tham vấn trực tuyến để giảm thiểu và ngăn ngừa những hiểu lầm có thể xảy ra do thiếu tín hiệu bằng lời nói và không có khả năng đọc ngôn ngữ cơ thể hoặc các dấu hiệu hình ảnh khác. Ngoài ra, ASCA có đưa ra các nguyên tắc đạo đức dành cho chuyên viên tham vấn học đường, trách nhiệm đối với trường học, phụ huynh học sinh và chính bản thân chuyên viên. Bạn đọc có thể tham khảo thêm tại: https://www.schoolcounselor.org/getmedia/f041cbd0-7004-47a5-ba01-3a5d657c6743/Ethical-Standards.pdf