
5 minute read
3.3 Kỹ năng đặt câu hỏi
diễn đạt lại và phản ánh cảm xúc. Nếu không chắc chắn rằng mình gọi đúng những cảm xúc của thân chủ, hãy kiểm tra lại: “Điều đó có sát thực không?”, “Điều đó có đúng không?”, “Đó có phải là cách cháu đang cảm nhận không?”. Những câu kiểu này thường mang lại cho thân chủ cơ hội để phản ánh, bổ sung thêm hoặc đính chính cách diễn đạt cảm xúc của chuyên viên TVTLHĐ. Tóm tắt: Tóm tắt lại những điều được nói sau khi nói một chuyện dài. Tóm tắt là việc cô đọng và sắp xếp những ý chính những gì trẻ kể. Kỹ năng này liên quan đến việc lắng nghe trẻ trong một khoảng thời gian (từ ba phút đến một buổi nói chuyện hoặc hơn nữa), nhấn mạnh các mối quan hệ trong số các vấn đề chủ chốt và nhắc lại một cách chính xác với trẻ. Ví dụ: Chuyên viên TVTLHĐ: “Lan à, cháu nói rằng vài tuần vừa qua thật khó khăn khi cháu phải chăm sóc em của mình. Mặc dù cháu cảm thấy mệt mỏi và bị áp chế, cháu không muốn từ bỏ hay chia sẻ trách nhiệm này bởi vì cháu quan tâm đến gia đình. Điều này làm cháu bối rối và cháu muốn có sự thay đổi”.
3.3 Kỹ năng đặt câu hỏi
Advertisement
Trong tham vấn, tư vấn, việc đặt ra các câu hỏi để thân chủ trả lời một cách tự nhiên, thoải mái và chia sẻ thông tin với bạn là rất quan trọng. Sử dụng câu hỏi đúng giúp bạn tránh được việc hỏi quá nhiều câu hỏi và cho phép bạn khai thác được nhiều thông tin hơn trong thời gian cho phép. Nếu bạn hỏi dồn dập các câu hỏi, bạn sẽ trở thành một "người chất vấn”, điều này có thể khiến học sinh THCS không thoải mái và phản ứng lại bằng cách im lặng. Học cách sử dụng chính xác các câu hỏi để khai thác thông tin từ học sinh THCS là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà chuyên viên tâm lý cần phải có. Các câu hỏi mở được sử dụng để khai thác những thông tin quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc nói chuyện tạo bằng cách cho phép trẻ bày tỏ cảnh ngộ chúng đang gặp phải, trong khi các câu hỏi đóng thường quá nhấn mạnh nội dung thực tế trái ngược với các cảm xúc, thường thể hiện sự thiếu quan tâm tới những gì trẻ nói và có ảnh hưởng như một “sự áp chế” học sinh THCS. Sử dụng các câu hỏi để gợi mở cho một người chia sẻ những trải nghiệm cảm xúc bằng lời. Ví dụ, “cháu cảm thấy thế nào?”, “cháu cảm thấy gì khi nói về chuyện đó?”, “cháu cảm thấy thế nào khi chuyện đó xảy ra?”
Dạng câu hỏi
Các câu hỏi mở thường là những câu hỏi có hiệu quả nhất trong tư vấn/tham vấn bởi vì chúng hướng cho học sinh THCS trả lời một cách chi tiết và đầy đủ hơn. Những câu trả lời này sẽ cung cấp cho chuyên viên tham vấn nhiều thông tin hơn để từ đó tiếp cận hoàn cảnh của trẻ. Các câu hỏi này thường dùng với những từ "cái gì", "thế nào", "ở đâu", "tại sao", "có thể", "sẽ". Ví dụ: "Tình hình gia đình cháu thế nào sau cơn bão lũ?", “Cháu có thể kể cho cô nghe việc cháu đã phản ứng thế nào sau khi mẹ cháu đuổi cháu ra khỏi nhà không?”. Tóm lại, các câu hỏi mở không thể được trả lời một cách đơn giản "có" hoặc "không". Các câu hỏi đóng, nói chung là kém hiệu quả hơn, nhưng đôi khi nó cũng cần thiết để giúp nhà tham vấn thu được những thông tin nhanh và cụ thể, đưa lại sự rõ ràng, mạch lạc, giúp trẻ tập trung vào chủ đề của cuộc nói chuyện hoặc kết thúc những cuộc thảo luận dài dòng hoặc tản mạn. Các câu hỏi đóng thường bắt đầu với những từ "có phải", "có ... không", "đã" và được trả lời "có" hoặc "không". Mặt hạn chế của loại câu hỏi này là chúng không cho phép trẻ giãi bày về tiến triển của sự việc và trách nhiệm tiếp tục cuộc nói chuyện thuộc về chuyên viên tâm lý. Loại câu hỏi này thường xác định cho trẻ biết chuyên viên TVTLHĐ đang muốn nghe thông tin gì. Ví dụ, khi nhà tham vấn hỏi trẻ: "Cháu cảm thấy rất tồi tệ có phải không?" hoặc "Cháu không thất vọng chứ?" làm cho trẻ hiểu rằng chúng "nên" nghĩ, cảm xúc và xử sự như thế nào (có thể chuyển những câu hỏi đóng này thành câu hỏi mở như thế nào; Ví dụ: “Bạn cảm thấy thế nào?” thay vì hỏi “Bạn cảm thấy rất tồi tệ có phải không?”). Nếu bạn hỏi một bà mẹ: "Chị có phạt con mình không?" và bà mẹ trả lời: "Có", bạn vẫn không biết người mẹ đã phạt con của chị ta như thế nào hoặc chuyện gì đã xảy ra trước, trong, và sau sự trừng phạt đó. Điều này có thể làm bạn thấy chán nản, cảm thấy người mẹ này không sẵn lòng cung cấp thông tin. Nhưng trách nhiệm giao tiếp trong những tình huống như thế này thuộc về bạn, chuyên viên TVTLHĐ. Loại câu hỏi bạn sử dụng sẽ quyết định mức độ thông tin bạn thu được. Thông thường, các câu hỏi mở có vẻ có hiệu quả hơn trong việc xác định vấn đề của trẻ và khai thác các giải pháp.
Cách đặt câu hỏi
Lựa chọn cẩn thận câu hỏi vì người đặt câu hỏi là thường là người trong kiểm soát cuộc nói chuyện; quá nhiều câu hỏi biến buổi tham vấn thành phỏng vấn.