2 minute read

2.5.3. Phỏng vấn quan sát đánh giá trạng thái tâm thần

học sinh tìm đến văn phòng của người phụ đạo và hỏi nhanh một câu hỏi (có thể về chủ đề của buổi phụ đạo nếu như người học sinh đó thuộc về nhóm phụ đạo khác). Một người quan sát không am hiểu về bối cảnh trong trường đại học có thể phân vân không biết nên mã hoá hành vi này vào phạm trù phân loại nào trong số mười hai phân loại hoặc là hệ mã hoá cần phải đình chỉ lại một cách tạm thời. Có lẽ cách tiếp cận tốt nhất là có thêm một phạm trù phân loại nữa của hành vi mà chúng ta có thể gọi là “ngắt quãng”. Hệ mã hoá dễ sử dụng: Không nên xây dựng những hệ thống phức tạp với nhiều loại hành vi. Cũng giống như đối với những người tiến hành phỏng vấn sâu có cấu trúc, những người quan sát có cấu trúc cần phải được tập huấn, nhưng nếu như người quan sát phải đối mặt với quá nhiều lựa chọn, họ có thể lúng túng hoặc lần lẫn.  Thống nhất về diễn giải: Chẳng hạn, khó có thể phân biệt được giữa hành vi một học sinh đáp lại câu hỏi do một học sinh khác nêu ra với việc thảo luận một chủ đề. Bởi vì khó phân biệt giữa hai hành vi này, có thể phải yêu cầu người quan sát diễn giải. Trong trường hợp đó, cần có những hướng dẫn rõ ràng cho người quan sát, và họ phải có kinh nghiệm nhất định trước khi quan sát trực tiếp (Ví dụ phải được huấn luyện quan sát qua bằng ghi hình).

2.5.3 Phỏng vấn quan sát đánh giá trạng thái tâm thần

Advertisement

Trong phần trên, chúng tôi đã giới thiệu quan sát và phỏng vấn lâm sàng. Ở phần này, chúng tôi trình bày một hình thức quan sát, phỏng vấn khác thường xuyên được sử dụng trong đánh giá tâm lý học đường, đó là quan sát phỏng vấn đánh giá trạng thái tâm thần (MSE). Đánh giá trạng thái tâm thần là một tập hợp các câu hỏi, yêu cầu quan sát được thiết kế để phản ánh một bức chân dung về các đặc điểm năng lực nhận thức, cảm xúc hành vi xã hội của người được phỏng vấn (thường là bảng phỏng vấn cấu trúc). Nội dung cụ thể của quan sát và phỏng vấn MSE sẽ bao gồm việc đánh giá Ấn tượng chung: diện mạo, hành vi, thái độ Trạng thái ý thức: cảnh giác, sợ hãi đề phòng cao độ, ủ rũ, ý thức lờ mờ Khả năng chú ý và tập trung Lời nói: Rõ ràng, có chủ đích, mục tiêu, suy giảm ngôn ngữ

This article is from: