2 minute read

2.2.5. Lạm dụng rượu và chất kích thích

thiệp sinh học, hoá dược và tâm lý đều tỏ ra không hiệu quả. Tuy nhiên, liệu pháp nhóm và sử dụng các nhóm đồng đẳng để điều trị tỏ ra có đáp ứng ở nhiều trẻ em phạm pháp trong các nhà tù hoặc trại cải tạo. Với những hành vi phạm tội/phạm pháp, cách thức tốt nhất là chủ động đề phòng bao gồm (a) các chiến lược cải thiện sức khoẻ tâm thần và thể chất cho trẻ em và gia đình của những nhóm có nhiều nguy cơ như nhóm bất lợi về kinh tế; (b) tuyên truyền giáo dục về sức khoẻ thai nhi để làm giảm các chấn thương và tổn thương hệ thần kinh từ giai đoạn ấu thơ đến VTN (Vd như nói về những nhân tố có hại cho sự phát triển não bộ của thai nhi như nhiễm trùng, ngạt, thuốc lá, chất ma tuý); (c) Tuyên truyền giáo dục nhằm xoá bỏ các hình thức trừng phạt thân thể một cách bạo lực (như đánh đập); (d) Tuyên truyền phổ biến pháp luật và những giá trị xã hội tích cực.

2.2.5. Lạm dụng rượu và chất kích thích

Advertisement

2.2.5.1. Nhận diện các hành vi lạm dụng rượu và chất kích thích

Việc sử dụng rượu và các chất kích thích là khá phổ biến trong các nhóm xã hội mặc dù có một vài nhóm dùng nhiều hơn các nhóm khác. Ở thiếu niên, việc lạm dụng rượu và các chất ma tuý thường liên quan đến 3 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho các em trong độ tuổi này đó là tai nạn giao thông, giết người và tự tử. Ngoài ra, ảnh hưởng của việc lạm dụng rượu và các chất kích thích cũng góp phần tăng cường hành vi bạo lực, các vụ hiếp dâm, hoạt động tình dục không an toàn, có thai ngoài ý muốn và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tại Mỹ, tỉ lệ chẩn đoán lạm dụng chất ở thanh thiếu niên ở trong khoảng từ 3 – 10% trong đó, phần lớn những người cần được điều trị để cai ở trong độ tuổi từ 12 – 17. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể cung cấp manh mối cho việc lạm dụng rượu hoặc chất kích thích ở học sinh THCS bao gồm những thay đổi trong mạng lưới giao tiếp xã hội (có thêm các mối quan hệ hoặc không duy trì các mối quan hệ cũ); có quan hệ với nhóm bạn chơi bời, có nguy cơ cao trong việc sử dụng các chất kích thích. Bên cạnh đó, học sinh THCS cũng có thể có những hành vi dấu diếm như dấm dúi một cái gì đó, khoá cửa phòng, có vẻ cảnh giác hơn, phàn nàn vì sự vi phạm các quyền riêng tư. Có mùi thơm của rượu hoặc cần sa trên quần áo hoặc trong phòng. Trẻ cũng có thể có những hành vi kích động hoặc quá thờ ơ hơn bình thường; đồng tử giãn nở hoặc co thắt, nhịp tim nhanh, mắt có vằn máu, nói lắp, hay ngáp và dáng đi không vững. Còn theo Bảng phân loại bệnh của Hiệp hội các nhà tâm thần học Mỹ (DSM) thì lạm dụng chất được xác định là một khuôn mẫu hành vi không

This article is from: