
6 minute read
2.2. Quan điểm đánh giá nguy cơ
3. Mục đích, chức năng của hành vi (trốn thoát, né tránh, kiểm soát) 4. Người khác phản ứng thế nào 5. Cha mẹ, thầy cô, giáo viên hiểu biết về hành vi đó như thế nào 6. Thái độ của học sinh về môi trường học tập (thích/không thích trường họ) 7. Thái độ của học sinh về cha mẹ 8. Nhận thức và động cơ của học sinh về việc thay đổi vấn đề hành vi 9. Những hỗ trợ từ gia đình, trường học đối với thay đổi Mẫu giả thuyết có thể là:
Khi….
Advertisement
(mô tả tiền đề)
…học sinh…
(mô tả hành vi mục tiêu)
…để…
(mô tả chức năng)
Ví dụ: Khi cô Chi đang giảng bài, Hoàng nói to trong lớp để thu hút sự chú ý
2.2. Quan điểm đánh giá nguy cơ
Các nghiên cứu đi trước đã chứng minh rằng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc dự báo các rối loạn tâm thần học đường trong đó có sự biến đổi liên tục của môi trường xung quanh cùng sự phát triển nhận thức, kỹ năng kiểm soát cảm xúc hành vi của các em được tăng lên trong quá trình học tập và rèn luyện. Vì vậy, cho đến nay, tiếp cận được sử dụng phổ biến để đánh giá tổn thương SKTT trong trường học là phương pháp “đánh giá lâm sàng theo hệ thống” – có nghĩa là sử dụng các bằng chứng nghiên cứu đi trước để thiết lập danh mục và tầm soát theo dõi các yếu tố nguy cơ có tương quan với những rối loạn hành vi cảm xúc của học sinh. Bên cạnh đó, việc đánh giá các nguy cơ tổn thương SKTT được khuyến nghị thực hiện theo những quan điểm như (a) xem việc đánh giá là một tiến trình chứ không phải kết quả phản ánh tại một thời điểm; (b) việc đánh giá phải dựa trên phân tích quá trình tương tác của cá nhân trong những môi trường và bối cảnh riêng; (c) kết luận đánh giá không phải chỉ đưa ra phân loại có rối loạn hoặc không có rối loạn mà nên sử dụng tiếp cận phổ (chiều kích) chỉ ra những tình huống có nhiều khả năng xảy ra vấn đề. Lấy ví dụ về hành vi bạo lực học đường, các nghiên cứu đi trước cũng cho thấy dự báo các hành vi bạo lực nghiêm trọng không cao chỉ khoảng 30%
trường hợp trong vòng 1 năm đối với nhóm khách thể nghiên cứu đã thực hiện những hành vi bạo lực trong quá khứ và có lịch sử rối loạn tâm thần. Việc đánh giá chính xác về nguy cơ bạo lực ở thanh thiếu niên còn phức tạp và dao động nhiều hơn nữa vì những hành vi này của các em vẫn đang chịu ảnh hưởng của sự thay đổi môi trường xã hội xung quanh cùng sự phát triển nhận thức và khả năng kiểm soát cảm xúc của các em. Đánh giá nguy cơ bạo lực học đường cũng được các học giả và nhà nghiên cứu sử dụng tiếp cận hệ thống. Từ các nghiên cứu thực nghiệm, nhà nghiên cứu lập danh mục các yếu tố nguy cơ và đánh giá mức độ tương quan của những yếu tố này với những hành vi bạo lực làm cơ sở cho phỏng vấn sâu và đưa ra các quyết định lâm sàng. Ví dụ, từ nghiên cứu của Dodge (2008), chúng ta biết rằng con đường hình thành hành vi bạo lực bắt đầu từ những sự kiện không thuận lợi thời thơ ấu như môi trường sống bạo lực, thiếu các nguồn lực và bệnh trầm cảm của người mẹ. Những yếu tố này gây nên căng thẳng ở cha mẹ khiến họ có xu hướng dùng các biện pháp giáo dục thô bạo và không thống nhất với con cái của mình. Những hành vi giáo dục bạo lực này làm cho trẻ chấp nhận bạo lực và có xu hướng thể hiện bạo lực trong tương lai. Tiếp đến, việc bị đối xử thô bạo và không thống nhất gây ra những khó khăn tâm lý khiến trẻ không thể có đủ các kỹ năng xã hội và nhận thức cần thiết để sẵn sàng đến trường và thành công trong học tập. Những kỹ năng bị thiếu hụt có thể bao gồm kỹ năng diễn giải một vấn đề, giải quyết vấn đề, nhận biết cảm xúc của người khác và có thái độ thù địch. Sự thiếu hụt những kỹ năng trên khiến cho trẻ không thể hoà nhập với các bạn, phá phách, nghịch ngợm, không tuân thủ nội quy (biểu hiện của rối loạn hành vi). Mặt khác, sự thiếu hụt các kỹ năng trên cũng trở nên nghiệm trọng khi trẻ bước vào tuổi vị thành niên dẫn tới các hành vi bạo lực. Và không nghi ngờ gì, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ với các biểu hiện rối loạn hành vi sẽ bị các bạn khác trong lớp tẩy chay, bị cô lập, học tập sút kém. Không duy trì được mối quan hệ tích cực với bạn bè và thất bại trong học tập càng khiến cho trẻ tiếp tục có thái độ thù địch với mọi người, thực hiện những hành vi không phù hợp. Đó là những nguy cơ để phát triển bạo lực ở thời kỳ vị thành niên. Cũng theo mô hình của Dodge, trong thời kỳ tiền dậy thì, khi mà đứa trẻ rất cần được sự quan tâm, chỉ bảo và giám sát của người lớn cũng là thời điểm mà cha mẹ thường nới lỏng việc quản lý con cái nhất. Đối với những đứa trẻ có vấn đề hành vi và thất bại học đường, nhiều cha mẹ áp dụng những phương pháp cứng rắn trong một thời gian nhằm nâng cao kết quả học tập nhưng không thành công đã buông xuôi. Điều này càng làm cho trẻ tiếp tục có những cảm xúc tiêu cực với việc học và bắt đầu kết bạn với những nhóm bạn xấu. Đó là những tiền đề trực tiếp để dẫn đến những hành vi bạo lực khi bước vào vị thành niên.
HÀNH VI C B Ạ O L Ự THÀNH NIÊN V Ị
ng ườ Môi tr ợ i ậ n l không thu ử đố i x ẹ Cha m ạ o thô b ă ng ỹ n ế u k Thi ng ườ đế n tr ớ i ơ i v Ch ấ u ạ n x b
ế u ẹ thi Cha m quan tâm
ạ i ấ t b Th ng ọ c đườ h
R ố i lo ạ n hành vi