4 minute read

2.2.2. Hành vi chống đối - không tuân thủ

chiến lược giải quyết vấn đề bền vững vì khuyến khích cả hai bên có những hành động để giảm sự tức giận. Cuối cùng, dạy học sinh THCS kỹ năng giao tiếp và thấu cảm để truyền tải sự tức giận sao cho không kích động sự trả đũa và nâng cao sự thoả hiệp.

2.2.2 Hành vi chống đối - không tuân thủ

Advertisement

2.2.2.1 Dấu hiệu hành vi chống đối – không tuân thủ Chống đối, không tuân thủ được định nghĩa là những biểu hiện hành vi không phù hợp với lứa tuổi, được lặp đi lặp lại có tính chất gây tranh cãi, thách thức, cố tình gây bực bội, khó chịu và thù địch để đổ lỗi cho người khác về những vi phạm hoặc thiếu sót của mình. Những học sinh THCS chống đối, không tuân thủ có xu hướng gây hấn bằng lời chứ không phải gây tổn thương về thể chất. Hơn nữa xu hướng gây hấn của hành vi chống đối, không tuân thủ thường mang tính chất phương tiện (là cách tỏ thái độ với những quy định hoặc yêu cầu của người khác) hơn là mang tính chất thù địch. Sự chống đối cũng thường được thể hiện qua những hành vi bên ngoài (quan sát được) như la hét hơn là những hành vi dấu diếm (như nói xấu hoặc bôi nhọ). Tỉ lệ hành vi chống đối, không tuân thủ ở trẻ em và VTN chưa được xác định chắc chắn nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra tỉ lệ dao động trong khoảng từ 5,7 đến 9,9% dân số. Tuổi khởi phát trung bình là 6 tuổi. Những hành vi chống đối cũng được nhiều nhà nghiên cứu xem như một dạng của rối loạn hành vi. Tỉ lệ hành vi chống đối có sự khác biệt đáng kể theo giới với tỉ lệ nam trên nữ là 4:1. Ngoài ra có những kết quả nghiên cứu cho rằng những hành vi chống đối xảy ra thường xuyên hơn ở các em nam giai đoạn trước dậy thì trong khi đó hành vi chống đối ở các em nữ thường tăng mạnh vào giai đoạn VTN. Chống đối không tuân thủ được hiểu là một khuôn mẫu hành vi đặc trưng bởi sự tiêu cực, thách thức, thù địch và không tuân thủ theo yêu cầu của những người có thẩm quyền kéo dài ít nhất trong 6 tháng cùng với sự xuất hiện thường xuyên ít nhất một trong số những hành vi như: Mất bình tĩnh Thường xuyên tranh cãi với người lớn  Thường xuyên chủ động phớt lờ hoặc từ chối việc thực hiện theo các yêu cầu của người lớn, cố ý gây bực mình cho người khác Thường đổ lỗi cho người khác về những sai sót hoặc những lỗi lầm

của mình Quá nhạy cảm và hay khó chịu vì người khác Thường xuyên tức giận, bực bội Thường xuyên có thái độ thù hằn, cay độc. Ngoài ra, những biểu hiện hành vi này thường gây khó khăn cho cá nhân trong hoạt động xã hội, học tập và nghề nghiệp. Ví dụ như ở trường, học sinh THCS có hành vi chống đối không tuân thủ thường có xu hướng ủ rũ, thu mình, khó chịu, thiếu lòng tự trọng và thường xuyên xung đột với giáo viên cũng như bạn học. Thanh thiếu niên có hành vi chống đối thường dùng những hành vi này để thu hút sự chú ý của người khác và tự khẳng định bản thân mình là người “ngoài vòng pháp luật” trong lớp. 2.2.2.2. Cách thức hỗ trợ học sinh có hành vi chống đối – không tuân thủ Với trẻ dưới 12 tuổi, các chương trình can thiệp được thiết kế chủ yếu hướng đến thay đổi hành vi của cha mẹ. Về cơ bản những chương trình này giáo dục cha mẹ về nguồn gốc và ý nghĩa của những hành vi chống đối cũng như tập huấn cho cha mẹ những cách thức đưa ra những nguyên tắc trong gia đình và sử dụng chiến lược hành vi làm cha mẹ có hiệu quả. Ví dụ một số kỹ năng hiệu quả để điều chỉnh hành vi chống đối A, Chú ý tích cực và khen ngợi để củng cố những hành vi được mong đợi B, Phớt lờ những hành vi không phù hợp không nghiêm trọng C, Đưa ra những chỉ dẫn ngắn gọn, rõ ràng, loại bỏ những tác nhân ảnh hưởng đến sự chú ý của trẻ (như tắt ti vi) D, Thiết lập một hệ thống thưởng quy đổi ở nhà (lưu ý không lấy đi những điểm thưởng nếu trẻ có hành vi sai) E, Sử dụng hình phạt khoảng lặng cho những hành vi sai nghiêm trọng Với học sinh THCS có hành vi chống đối – không tuân thủ thì trị liệu gia đình có khả năng thành công cao nhất. Mục tiêu của can thiệp gia đình là (a) thiết lập một khuôn mẫu giao tiếp có hiệu quả giữa các thành viên trong gia đình và tìm ra những cách thức giải quyết vấn đề một cách hiệu quả hơn; (b) giúp gia đình duy trì những kỹ năng đã học được để giải quyết những tình huống phát sinh trong tương lai. Ví dụ các bước giúp giải quyết vấn đề trong gia đình là:

This article is from: