
4 minute read
3.4 Thấu cảm
Sử dụng câu hỏi mở “Cái gì” : sự kiện “Thế nào”: quá trình hay cảm xúc “Điều gì khiến…”: nguyên nhân “Có thể”: bức tranh tổng quan. Câu hỏi tập trung vào thân chủ (quá khứ, hiện tại, tương lai, vấn đề, giải pháp). Có thể hỏi các câu hỏi có giả định, chẳng hạn các thay đổi tích cực nào họ có để ý trong tuần qua. Điều này giả định là có thay đổi tích cực và hướng sự chú ý đến sự thay đổi.
Những lưu ý khi sử dụng câu hỏi.
Advertisement
Trong khi câu hỏi chứa đựng những giá trị to lớn thì chúng ta cũng phải luôn cân nhắc đến những vấn đề của chúng. Một số vấn đề cụ thể đó là: Hỏi tới tấp, tra hỏi: Quá nhiều câu hỏi sẽ đẩy người ta vào thế tự vệ, đồng thời cũng tạo cho người phỏng vấn quá nhiều sự kiểm soát. Hỏi nhiều câu hỏi một lúc: Người phỏng vấn có thể sẽ làm trẻ lẫn lộn bằng cách cùng một lúc tung ra nhiều câu hỏi. Đây thực chất cũng là một dạng của hỏi tới tấp, mặc dù có lúc nó cũng có ích đối với những trẻ ít nói. Các câu hỏi có chức năng như những lời khẳng định: Một số người phỏng vấn có thể sử dụng các câu hỏi gắn với quan điểm của chính họ, như: “Cháu không nghĩ là học hành siêng năng hơn sẽ giúp ích cho cháu rất nhiều hay sao?”. Một quy tắc rất quan trọng - nếu bạn đưa ra một lời khẳng định thì không nên sử dụng dạng câu hỏi. Câu hỏi “tại sao”: Hầu hết chúng ta đã từng đặt câu hỏi: “Tại sao cháu lại làm như thế" với trẻ. Đặc biệt trong tham vấn, câu hỏi "tại sao" thường đặt người ta vào thế tự vệ và có thể tạo nên sự không thoải mái. Các câu hỏi và sự kiểm soát: Hãy ghi nhớ rằng, người đặt ra các câu hỏi thường nắm quyền kiểm soát cuộc phỏng vấn. Người đó sẽ quyết định ai sẽ nói về cái gì, bao giờ thì bắt đầu nói và sẽ thực hiện nói chuyện trong hoàn cảnh như thế nào. Có những lúc câu hỏi dạng này rất có ích khi cần kiểm soát những trường hợp khó kiểm soát và đưa ra định hướng. Tuy nhiên, người phỏng vấn có thể sử dụng các câu hỏi kiểu này một cách không công bằng nhằm phục vụ cho mục đích của mình hơn là cho trẻ.
3.4 Thấu cảm
Thấu cảm (empathy) là năng lực và phẩm chất cho phép người ta cảm
nhận và thấu hiểu những gì kẻ khác đang trải nghiệm. Về mặt chữ nghĩa, nó hàm ý “cùng với [em-] nỗi đau đớn [-pathos]” như nỗi đớn đau mà ai đó đang gánh chịu. Thấu cảm không thuần túy chỉ là nỗi đớn đau về mặt cảm xúc; nó còn là sự thấu hiểu rất ý thức những gì đang diễn tiến ở người khác như, mình ở vị trí của họ để nhìn nhận, hiểu, cảm những lo lắng, bận tâm của họ. Thấu cảm là nhân tố chính trong công tác hỗ trợ tâm lý, cùng là trách nhiệm của chúng ta có thấu cảm với người khác (không chỉ là những cảm nhận thụ động hoặc không có cảm nhận gì). Thấu cảm giúp chuyên viên TVTLHĐ: Hiểu thân chủ ở cả mức độ nhận thức (họ đang nghĩ gì) và mức độ cảm xúc (họ đang cảm thấy gì) Quan tâm thực sự đến thân chủ. Chấp nhận thân chủ không phán xét. Có thể truyền đạt các kinh nghiệm của bản thân đến thân chủ theo cách đúng đắn và tế nhị. Trung thực là một thái độ, một phẩm chất của chuyên viên hỗ trợ tâm lý. Thân chủ biết khi chúng ta không trung thực và không chú tâm. Chỉ bằng sự trung thực, chuyên viên TVTLHĐ mới có được niềm tin từ thân chủ. Trung thực có nghĩa là: Luôn đáp ứng thân chủ theo cách chân thực, tinh khiết nhất để truyền tải tôn trọng, hứng thú và chấp nhận. Trung thực về chi phí, thời gian và các khả năng cũng như hạn chế của mình. Các bước để thực hiện kỹ năng thấu cảm: (1) Xác định cảm xúc của người đối thoại bằng cách quan sát và lắng nghe tích cực. Nếu không thể xác định được cảm xúc của người đối thoại, hãy cố gắng đặt mình vào vị trí của họ. (2) Chỉ ra, đặt tên cho những cảm xúc ẩn chứa mà chúng ta cảm nhận được trong câu nói, cách nói và các biểu hiện phi ngôn từ khác của họ. (3) Thể hiện sự thấu cảm bằng cách Gọi tên cảm xúc chúng ta cảm nhận được ở người đối thoại và nói lên lý do vì sao họ có cảm xúc như thế. Để thực hiện điều này chúng ta có thể dùng mẫu câu: "Em/Con cảm thấy … khi … "; hoặc " Bạn/hoặc anh/chị