
13 minute read
4.2 Tham vấn nhóm
những cảm xúc tiêu cực, mất tự tin và các hành vi đánh bại bản thân, chẳng hạn như né tránh người khác (Wright, 2011). Can thiệp theo lý thuyết nhận thức hành vi tập trung vào mối quan hệ giữa suy nghĩ, cảm xúc và hành vi và thúc đẩy việc thu nhận kỹ năng thông qua các buổi thực hành và làm mẫu (Kolbert và cộng sự, 2016). Theo mô tả của Wright (2011) về việc sử dụng CBT trong tham vấn, khi bắt đầu tham vấn, giống như những cách tiếp cận khác, chuyên viên TV cũng bắt đầu bằng việc xây dựng mối quan hệ tin cậy giữa mình và học sinh. Buổi tham vấn đầu tiên là thời gian để chuyên viên cùng với học sinh đặt ra các mục tiêu cho buổi tham vấn. Những câu hỏi như: “Khi kết thúc buổi tham vấn, em muốn mình khác với hiện tại như thế nào?” Các mục tiêu này sau đó được sắp xếp ưu tiên và xây dựng kế hoạch (Sussman, 2006). Chuyên viên bắt đầu buổi tham vấn bằng cách xem xét kế hoạch và xác định các mục tiêu cho can thiệp. Các chuyên viên TV cũng thường đặt những câu hỏi mở hoặc lời nhắc như, “Chuyện gì đã xảy ra với em trong tuần này?” hoặc “Em hãy tả mọi việc em làm trong một ngày từ khi thức dậy cho đến khi đi ngủ” hoặc “Em hãy mô tả trạng thái tâm trạng của em lúc này”. Điểm quan trọng nhất ở đây là chuyên viên TV dạy học sinh thách thức những niềm tin không hợp lý. Một kỹ thuật là dạy học sinh cách suy nghĩ như các nhà khoa học. Ví dụ, với trường hợp học sinh tin rằng mình bị cười nhạo, chuyên viên sẽ hỏi học sinh làm thế nào để biết điều đó là đúng, với câu hỏi như: “Có khả năng các học sinh đó đang cười vì một trò đùa hay một thứ gì đó khác hay không?” Bằng cách học cách suy nghĩ mới thông qua các tình huống, học sinh sẽ học được cách tiếp cận vấn đề mới, tích cực hơn. Cách tư duy mà học sinh đã được học sau đó phải được thực hành giữa các buổi tham vấn. Lúc này, chuyên viên giao “bài tập về nhà”. Học sinh nên viết ra tất cả các sự việc xảy ra và thách thức suy nghĩ tự động cũ với cách hiểu khoa học hơn về những gì đã xảy ra. Trong buổi tham vấn tiếp theo, chuyên viên cùng học sinh xem lại bài tập về nhà, việc này giúp cung cấp thông tin để tham vấn thêm.
4.2 Tham vấn nhóm
Advertisement
Các nghiên cứu đã cho thấy can thiệp sử dụng tham vấn nhóm có thể giúp tăng thành tích của học sinh cũng như xử lý một cách có hiệu quả các vấn đề hành vi và cảm xúc của học sinh trung học (Gerrity & DeLucia-Waack, 2006; Zinck & Littrell, 2000; Firman, Karneli & Hariko, 2018; Adriani, Jannah, & Tahlil, 2020; Grant và cộng sự, 2021; Pranoto và cộng sự, 2016; Grant & Berkovitz, 1999; Hajhosseini, 2016; Putrikita, & Sari, 2020; Nelson và cộng sự, 1996; Ismail và cộng sự, 2010; Krisnanda, 2019; Bakhtiar & Rahmatia, 2018; Bemak và cộng sự, 2005).
Bảng 9: Tham vấn nhóm dựa vào trường học và tham vấn nhóm trị liệu tâm bệnh lâm sàng (Sink và cộng sự, 2011)
Nhóm dựa vào trường học Nhóm trong trị liệu lâm sàng
Chú trọng các hoạt động và quy trình phòng ngừa và can thiệp để hỗ trợ học sinh phát triển lành mạnh và ứng phó tốt hơn với những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Chú trọng việc khắc phục và điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần tiềm ẩn của thân chủ.
Được thiết kế cho học sinh các cấp, bao gồm những học sinh tìm cách nâng cao các phẩm chất và năng lực cá nhân; đang trải qua sự lo ngại ngắn hạn về trường học, cá nhân, mối quan hệ cá nhân hoặc gia đình; và có nguy cơ gặp phải các vấn đề khó khăn hơn (ví dụ: thất bại ở trường). Đối với người có các vấn đề sức khỏe tâm thần lâu dài, có thể chẩn đoán được (tức là rối loạn tâm lý và hành vi nghiêm trọng).
Mục tiêu nhóm và học sinh tập trung vào các mục tiêu giáo dục /học tập, nghề nghiệp hoặc cá nhân /xã hội và giúp học sinh học cách định hướng lại cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của mình để hướng tới sự phát triển và tương tác xã hội lành mạnh. Các mục tiêu của nhóm và thân chủ tập trung vào việc tái cấu trúc và giáo dục để loại bỏ những cảm xúc, suy nghĩ và hành vi bị rối loạn chức năng.
Nội dung và tiêu điểm thường do chuyên viên tham vấn nhóm đặt ra dựa trên nhu cầu của học sinh và mục tiêu của nhóm. Nội dung và tiểu điểm thường do nhà trị liệu tâm lý đặt ra dựa trên những gì họ ấy tin rằng sẽ tốt nhất cho các vấn đề của thân chủ (chẩn đoán /nhu cầu).
Thực hiện hàng tuần trong khoảng 6-8 tuần (ngắn hạn).
Các phương pháp tham vấn nhóm có thể bao gồm các chiến lược giáo dục, phát triển (cảm xúc, nhận thức, hành vi) và các chiến lược có tính hệ thống, phù hợp với trường học. Được tiến hành trong thời gian dài, tức là vài tháng hoặc nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm.
Các phương pháp trị liệu tâm lý nhóm có thể bao gồm các chiến lược can thiệp sâu về nhận thức, cảm xúc, hành vi hoặc các chiến lược trị liệu hệ thống.
Kolbert và cộng sự (2016) đã đưa ra một số câu hỏi cần cân nhắc khi xây dựng nhóm tham vấn tại trường học:
(1) Tại sao nhóm này phù hợp/cần thiết với học sinh? (2) Nhóm này được tạo ra nhằm phục vụ cho đối tượng nào (lứa tuổi, cấp lớp, các vấn đề được giải quyết và số lượng học sinh)? (3) Đây sẽ là một nhóm đồng nhất hay không đồng nhất, sắp xếp dựa trên tiêu chí nào? (4) Bạn sẽ tuyển thành viên cho nhóm như thế nào? (5) Làm thế nào bạn sàng lọc được để đưa các thành viên phù hợp vào nhóm? (6) Nhóm sẽ gặp nhau bao lâu một lần và trong khoảng thời gian nào (sáu tuần, mười hai tuần, v.v.)? (7) Vị trí của nhóm sẽ là gì? (8) Cấu trúc của các cuộc họp nhóm sẽ như thế nào? (9) Bạn sẽ đánh giá hiệu quả của nhóm như thế nào? Sàng lọc thành viên tham gia nhóm Chuyên viên cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa hợp lý để bảo vệ các thành viên khỏi tổn hại về thể chất và tâm lý do tương tác trong nhóm. Chuyên viên cần lưu ý đến những học sinh có các xung đột hoặc vấn đề nghiêm trọng về hành vi. Các câu hỏi trong quá trình sàng lọc có thể bao gồm: Học sinh này có làm việc nhóm tốt không? Học sinh có khả năng hiểu được nội dung mà nhóm sẽ thực hiện không? Phương hướng, ý định và mục tiêu của nhóm này có phù hợp với học sinh này không? Không phải tất cả học sinh đều cần được hưởng lợi từ việc tham gia vào các nhóm nhỏ, vì các kỹ năng xã hội của học sinh có thể không đáp ứng được theo nhóm. Việc sàng lọc này cũng là một cơ hội để đánh giá xem nhu cầu của cá nhân học sinh có thể được giải quyết một cách hiệu quả thông qua việc tham gia vào nhóm hay không. Sự thành công và hiệu quả của nhóm có thể bị giảm hoặc mất đi do thiếu bước sàng lọc này. Sự chấp thuận tham gia nhóm Chuyên viên có thể hỏi học sinh và phụ huynh về việc đồng ý tham gia vào nhóm hay không tại thời điểm làm sàng lọc. Chuyên viên cần phải thông báo cho học sinh về mục đích, và các kỹ thuật sẽ được sử dụng trong các phiên họp nhóm. Chuyên viên cũng thông báo về cách học sinh được chọn vào
nhóm, những gì học sinh sẽ nhận được khi nhóm kết thúc, các kỹ thuật và cách tiếp cận lý thuyết, và các vấn đề về bảo mật (Kolbert và cộng sự, 2016). Các giai đoạn của nhóm Về số lượng học sinh trong một nhóm, các nhóm có thể khác nhau về quy mô, tùy thuộc vào mục đích và phạm vi. Các nhóm như những nhóm giúp học sinh gặp khó khăn cá nhân, có thể bao gồm từ hai đến mười thành viên.
Lập kế hoạch tham vấn nhóm:
Chuyên viên cần xác định: Nhu cầu: các mối quan tâm, lo ngại và vấn đề cụ thể đối với nhóm và cá nhân tham gia. Mục đích: trọng tâm và ý định của nhóm. Thành phần: các thành viên tham gia nhóm và người điều khiển nhóm. Cấu trúc: thời gian và địa điểm cho các phiên họp nhóm, xem xét sự an toàn về thể chất và tinh thần của nhóm. Nội dung và Chương trình: phương tiện để đạt được mục đích đặt ra. Quy trình sàng lọc: đánh giá sơ bộ và mời học sinh Bối cảnh: văn hóa và bầu không khí trong nhóm.
Các giai đoạn của nhóm được mô tả như sau:
Giai đoạn Nội dung
Thiết lập
Khi nhìn vào cấu tạo của một nhóm, cần thận trọng để quyết định những đặc điểm mà bạn muốn đưa vào. Có hai loại nhóm, nhóm bao gồm các thành viên có khó khăn giống nhau và nhóm có khó khăn khác nhau. Chuyên viên có nhiệm vụ quyết định loại nhóm nào sẽ được tạo ra và cách các thành viên sẽ được lựa chọn. Sau khi quyết định được đưa ra, các thành viên có thể được tuyển vào nhóm dựa trên nhu cầu và sự phù hợp với từng nhóm. Chuyên viên thiết lập thời gian và địa điểm họp, mời và sàng lọc các thành viên tiềm năng, có được sự đồng ý tham gia và lập kế hoạch cho mỗi phiên. Học sinh trong nhóm ở thời điểm này có thể lo lắng, tò mò, hy vọng và kỳ vọng như những gì mà các em biết về mục đích của nhóm.
Định hướng
Chuyển giao
Hoạt động
Các thành viên tiến tới mức độ hiểu biết sâu hơn về quy trình của nhóm. Thành viên có thể bắt đầu có cảm giác không tin tưởng, lo lắng và hoài nghi. Chuyên viên có trách nhiệm tạo ra một môi trường an toàn và thân thiện cho các thành viên trong nhóm. Chuyên viên điều phối để các thành viên giới thiệu bản thân, làm quen với nhau và giúp cả nhóm biết đến các mục tiêu của nhóm. Đây cũng là thời điểm để các thành viên và chuyên viên nói lên về vấn đề và kỳ vọng đối với sự tham gia của nhóm. Chuyên viên cũng sẽ giải quyết các nhu cầu và sự lo ngại cụ thể của các thành viên trong nhóm, để tạo niềm tin và sự cởi mở trong quá trình giao tiếp trong nhóm. Đây là giai đoạn mà các thành viên trở nên ít sẵn sàng chia sẻ gánh nặng về mặt cảm xúc với nhóm vì sợ chuyên viên hoặc các thành viên khác tiết lộ quá mức hoặc bị trả thù. Nhóm bắt đầu xảy ra xung đột giữa các thành viên, khiến các thành viên có phản ứng “chiến hoặc biến” về những vấn đề mà các em cho là không thoải mái để thảo luận. Vai trò của chuyên viên trong giai đoạn này là xác nhận và hỗ trợ cảm xúc lo lắng của các thành viên. Bình thường hóa cảm xúc, đồng thời nhận diện những phản ứng cảm xúc mạnh mẽ, sẽ giúp xây dựng lòng tin giữa các thành viên trong nhóm. Điều quan trọng là chuyên viên phải giữ thái độ khách quan và không cá nhân hóa những phản ứng mạnh của các thành viên. Bằng cách thừa nhận xung đột giữa các thành viên như một phần của quá trình của nhóm, và như một điều được mong đợi mà không phải lo sợ, các thành viên có thể bắt đầu bỏ qua sự lo lắng và bực bội đối với nhau và bắt đầu thực hành các kỹ năng mà chuyên viên đã hướng dẫn trong giai đoạn này.
Giai đoạn này bắt đầu khi chuyên viên thấy các thành viên có vẻ có sự kết nối và tự do tương tác với nhau. Giai đoạn này được đánh dấu bằng việc các thành viên thách thức nhau thực hiện các mục tiêu cá nhân, đồng thời ghi nhận sự đóng góp của mỗi thành viên cho toàn nhóm. Chuyên viên tiếp tục mô hình hóa các kỹ năng ứng phó thích hợp, khi các thành viên bắt đầu thực hành các kỹ năng này trong và ngoài nhóm.
Kết thúc
Kết thúc nhóm. Các thành viên sẽ phản ánh về thành tích và sự hài lòng với mục tiêu của mình. Một số thành viên có thể cảm thấy mâu thuẫn về việc nhóm chấm dứt, và những cảm giác này nên được bình thường hóa. Mỗi thành viên sẽ phản ứng với quá trình hợp nhất một cách khác nhau. Trong khi một số muốn ăn mừng thành tích, những người khác sẽ cảm thấy buồn và cô đơn khi nghĩ đến điều gì đó sẽ kết thúc. Chuyên viên hỗ trợ việc kết thúc này bằng cách cho mỗi thành viên cơ hội để nói về ý nghĩa của nhóm đối với họ, những gì họ đạt được, những gì họ có thể mong muốn làm với các kỹ năng mới và những gì họ sẽ làm để ngăn ngừa vấn đề tái phát. Chuyên viên cũng cung cấp thông tin về các nhóm sắp tới hoặc các nguồn lực khác trong cộng đồng có thể mang lại lợi ích cho các thành viên.
Đề tổ chức một nhóm hiệu quả, chuyên viên cần lưu ý: Kỹ năng lãnh đạo nhóm: Chuyên viên đóng vai trò là người hướng dẫn, người làm mẫu, người điều phối, người hòa giải, người cố vấn, huấn luyện viên, người cổ vũ và người thiết kế, người có trách nhiệm xây dựng khung mà nhóm sẽ hoạt động (Brown, 2009). Lập kế hoạch xây dựng nhóm: Giai đoạn lập kế hoạch gồm tất cả các công tác chuẩn bị của việc thành lập một nhóm: đánh giá nhu cầu về các loại nhóm, chương trình giảng dạy và thiết kế nhóm, thời gian và địa điểm, xác định các thành viên trong nhóm và sự cho phép của phụ huynh, học sinh (Conyne, Crowell, & Newmyer, 2008). Trong trường học, các loại nhóm sau có thể được thực hiện: Nhóm phát triển học tập: Các vấn đề như quản lý thời gian, kỹ năng học tập, chiến lược làm bài kiểm tra và các vấn đề chuyển cấp (ví dụ như vấn đề do học sinh chuyển từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông, trung học phổ thông lên đại học). Nhóm phát triển nghề nghiệp: Các vấn đề được giải quyết bao gồm thiết lập mục tiêu và ra quyết định, khám phá các lựa chọn, v.v. Nhóm cảm xúc/xã hội: Các vấn đề được giải quyết bao gồm đau buồn và mất mát, nỗi sợ hãi và lo âu, xây dựng tình bạn lành mạnh, lòng tự trọng, ứng phó với sự hung hăng/gây hấn trong các mối quan hệ, chấp nhận em mới sinh hoặc học sinh đang sống trong gia đình đang giải quyết ly hôn hoặc xa cách cha mẹ (giam giữ, nhập viện, v.v.) (Kolbert và cộng sự, 2016).