






SỔ TAY CÔNG CỤ MỤC LỤC


3 Mục lục....................................................................................................................................................3 Phần 1: Lời giới thiệu 7 Phần 2: Hệ thống công cụ/ Thang đo ................................................................................................15 Trắc nghiệm hoàn thành câu.................................................................................................................17 Xem tranh đoán tính cách 25 Sơ đồ phả hệ..........................................................................................................................................37 Trắc nghiệm tự đánh giá bản thân 42 Công cụ “Tất cả về tớ”..........................................................................................................................44 B3C_1......................................................................................................................................................46 ậc thang cảm xúc và bảng quản lý cảm xúc 48 Những vòng tròn thân mật ....................................................................................................................52 Social media profile 54 Tảng băng..............................................................................................................................................57 Thang đánh giá năng lực giá trị bản thân 59 Test vẽ hình người.................................................................................................................................64 Trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn Raven.............................................................................................69 8 loại hình trí thông minh 171 Phương pháp học tập VAK.................................................................................................................178 Trắc nghiệm phương pháp học tập thông minh VAL 181 Thang đánh giá lo âu học đường.........................................................................................................183 Kết quả thang đánh giá lo âu học đường 185 Thang đánh giá trầm cảm thanh thiếu niên 195 Thang đo trầm cảm BDI II..................................................................................................................198 Thang đo triệu chứng rối loạn Stress sau sang chấn 203 Bảng đánh giá nguy cơ tự tử...............................................................................................................206 Thang đo trầm cảm trẻ em CDI...........................................................................................................209 Thang đánh giá lo âu Zung (SAS).......................................................................................................213 Bảng kiểm tra hành vi.........................................................................................................................215 Thang đánh giá các vấn đề tâm lý và phát triển của trẻ em Việt Nam 218 Bảng kiểm hành vi trẻ em CBCL........................................................................................................222 Nhận biết tâm lý trẻ em qua tranh vẽ 231 Những câu chuyện giả tưởng 237 Thang đánh giá chuẩn đoán tăng động giảm tập trung VANDERBILT.............................................239 Thang mức độ nghiệm GAME/INTERNET của thanh thiếu niên 247



4 Bạn đã YÊU chưa?..............................................................................................................................252 Bảng nghiệm kê nhân cách EPI 254 Thang đánh giá tính cách ....................................................................................................................259 Giải thích 4 khuôn mẫu hành vi..........................................................................................................261 Phiếu trắc nghiệm DISC 263 Thang đánh giá hung tính....................................................................................................................265 Thang đo lòng tự trọng của Rosenbergres 267 Trắc nghiệm tính cách MBTI..............................................................................................................269 Thư giãn và tưởng tượng “Cây hoa hồng”..........................................................................................272 Công cụ KWL 276 Biểu đồ VENN....................................................................................................................................278 Các kỹ thuật làm việc với trẻ bị xâm hại 280 Bông hoa sức mạnh.............................................................................................................................288 Cây cuộc đời 291 Dòng sông cuộc đời ............................................................................................................................293



COUNSELLING ROOM "Điều cuối cùng của một nền giáo dục thành công là những con người hạnh phúc "


COUNSELLING ROOM






Tâm lý là một ngành khoa học, trong đó Tâm lý lâm sàng được xem là một lĩnh vực ứng dụng, vì thế cần có những công cụ. Một trong những công cụ cần thiết của chuyên ngành tâm lý lâm sàng là các kỹ thuật chẩn đoán tâm lý mà ta thường gọi là Test tâm lý. Test tâm lý Theo H. Piéron, định nghĩa trong Vocabulaire de Psychologie là: “Test tâm lý được xem là một thử nghiệm, áp dụng cho mọi đối tượng với một kỹ thuật đã được ấn định để tính chính xác được cao nhất. Test tâm lý được xem như là một chỉ báo, có giá trị tham khảo trong một thời điểm. Người đọc và ứng dụng không nên tuyệt đối hóa giá trị kết quả bài test mà phải đối chiếu với nhiều dữ kiện khác nhau trước khi kết luận. Bên cạnh việc tập hợp những bài test, công cụ, cuốn hướng dẫn sử dụng công cụ này còn cung cấp các chỉ dẫn nhằm giúp một nhà thực hành có chất liệu để sử dụng và trợ giúp tối đa hoạt động tham vấn lâm sàng. “Hành trình vạn dặm bắt đầu từ những bước chân đầu tiên” LỜI GIỚI THIỆU “Hành trình vạn dặm bắt đầu từ những bước chân đầu tiên ” những bước chân đầu tiên đầy nhiệt huyết và hạnh phúc của tham vấn học đường đã đang và sẽ được viết tiếp trên hành trình xây dựng một nền giáo dục hạnh phúc. Xin chào mừng bạn, cùng đóng góp và hòa nhịp vào hành trình đẹp đẽ đó!





Tổ chức Good Neighbors International (GNI) là tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ giáo dục cho trẻ em nghèo, y tế, phát triển cộng đồng, vệ sinh môi trường và cứu trợ khẩn cấp. GOOD NEIGHBORS INTERNATIONAL





GoodINeighbors nternational Được thành lập từ năm 1991, GNI triển khai các dự án phát triển cộng đồng trên toàn cầu nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và sự tiếp cận giáo dục của cộng đồng cũng như viện trợ cho các khu vực trải qua thiên tai. Tháng 6 năm 2005, Good Neighbors International tại Việt Nam được thành lập. Cho đến nay, tổ chức đang triển khai 7 dự án phát triển cộng đồng tại 4 tỉnh là Hòa Bình, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Hà Giang. Với sứ mệnh " GNI nỗ lực vì một thế giới không đói nghèo, nơi mọi người được chung sống trong hòa bình GNI tôn trọng quyền của con người trong cộng đồng đang phải chịu cảnh đói nghèo, thảm họa, áp bức; đồng thời, giúp họ có khả năng sống tự lực và lấy lại hi vọng trong cuộc sống". Tại Việt Nam, theo khảo sát trong giai đoạn 2011 đến 2015, có 8.200 vụ xâm hại trẻ em trên cả nước, với gần 10.000 nạn nhân, trong đó 95% là phụ nữ và trẻ em gái. Bạo lực giới (BLG) thể hiện dưới nhiều hình thức, như bạo lực tình dục, cưỡng hiếp, mua bán phụ nữ, quấy rối tình dục tại trường học hay nơi làm việc, tư tưởng trọng nam khinh nữ. Mặc dù cả nam giới và trẻ em trai cũng bị ảnh hưởng nhưng phụ nữ và trẻ em gái thường phải chịu tác động nặng nề hơn do BLG gây ra Plan International đã thực hiện khảo sát 3.000 sinh viên Hà Nội năm 2014. Kết quả là, 80% số người được hỏi đã trải qua bạo lực liên quan đến giới (bạo lực tinh thần, thể chất và tình dục) ở trường hơn một lần trong đời. Trong cùng một khảo sát, 31% sinh viên bị lạm dụng thể chất trong sáu tháng qua và 11% sinh viên báo cáo bị lạm dụng tình dục. Chính phủ Việt Nam tin rằng sự tham gia ngày càng tăng của phụ nữ vào các hoạt động kinh tế xã hội sẽ đóng góp một phần lớn trong sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam. Do đó bạo lực đối với phụ nữ sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của Việt Nam. Phòng chống bạo lực đã được thiết lập như một chính sách quan trọng. Việt Nam đặt mục tiêu đóng góp cho sự phát triển bền vững của đất nước bằng cách bảo đảm sự bình đẳng nam nữ đáng kể trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội vào năm 2020 (Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới 2011 2020) đã tồn tại. Trong Nghị định số 80/2017/NĐ CP, phòng chống BLHĐ đã trở thành một yêu cầu, tiêu chí bắt buộc để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và thân thiện với học sinh, và quy định rõ các biện pháp phòng ngừa và can thiệp khi xảy ra BLHĐ. Trong đó cần đánh giá được mức độ tổn hại của người bị bạo lực và thực hiện các biện pháp tư vấn, đánh giá sự an toàn của người bị bạo lực Dự án “Xây dựng môi trường giáo dục an toàn và không bạo lực” , trọng tâm là xây dựng mô hình phòng tham vấn học đường, hướng tới mục đích can thiệp và hỗ ực gia đình, bạo lực học đường, bạo lực giới, xâm hại tình vấn học đường cho giáo viên và nâng cao quyền cho phụ ó thể góp phần đẩy lùi vấn nạn này trong trường học một ng có tính bền vững.


10 Bạn dùng cuốn sổ như thế nào: Cuốn Sổ tay này cung cấp những công cụ/thang đo cơ bản cùng các nguyên tắc sử dụng, hướng dẫn sử dụng trong việc xây dựng mối quan hệ, thu thập thông tin, đánh giá nhu cầu, xác định vấn đề Sổ tay này cũng cung cấp quy trình và phương pháp thực hành trong quá trình sử dụng công cụ/thang đo để đánh giá và ra quyết định cung cấp các dịch vụ tham vấn và hỗ trợ trẻ em tại hệ thống Phòng tham vấn (PTV) học đường góp phần thực hiện mục tiêu “Trường học An toàn, Thân Thiện”. Cuốn sổ tay này bao gồm 2 phần cơ bản như sau: 1. Phần khái quát chung: Các nguyên tắc cơ bản khi sử dụng công cụ/thang đo, những lưu ý chung nhìn từ góc độ chuyên môn nghề nghiệp và kinh nghiệm sử dụng công cụ/thang đo trong thực tế 2. Phần giới thiệu hệ thống công cụ, thang đo vận hành phòng tham vấn. Bao gồm hai phần chính:Phần 1: Khái quát chung về Hệ thống công cụ/thang đo đang sử dụng tại PTV Giới thiệu cơ bản hệ thống công cụ đang sử dụng; Phân loại và khái quát đặc điểm chung của từng nhóm công cụ theo 3 bước của quá trình hỗ trợ: Xây dựng mối quan hệ, thu thập thông tin; Xác định nhu cầu và vấn đề; Hỗ trợ phục hồi: tham vấn/trị liệu, can thiệp. Phần 2: Giới thiệu hệ thống công cụ/thang đo vận hành phòng tham vấn Mỗi công cụ/thang đo bao gồm hai phần chính: * Phần hướng dẫn sử dụng: 1. Khái quát chung về công cụ/thang đo 2. Cách sử dụng thang đo/công cụ: Mục đích sử dụng (Sử dụng để làm gì? Sử dụng ở giai đoạn nào trong quá trình hỗ trợ?); Độ tuổi và đối tượng sử dụng; Mô tả/phân tích thành phần công cụ/thang đo (Gồm những phần nào? Chức năng nhiệm vụ từng phần?); Các bước sử dụng/cách tiến hành; Cách tính điểm/đọc kết quả. 3. Một số lưu ý khi sử dụng Một số công cụ/thang đo/hướng dẫn đặc biệt có thể không theo form mẫu trên. * Phần test/công cụ

/trắc nghiệm Sổ tay này sẽ được chúng tôi bổ sung hoặc sửa đổi theo yêu cầu thực tế công việc theo từng thời kỳ, đối với từng đối tượng cung cấp dịch vụ hoặc do yêu cầu thay đổi của chính sách, pháp luật đối với dịch vụ tham vấn học đường.


Tính quy chuẩn. Cách tiến hành xử lý kết quả, các bước thực hiện, các cách cho điểm và kết luận đều được quy định chặt chẽ. Trắc nghiệm phải được thực hiện theo những tiêu chuẩn, hay những quy chuẩn căn cứ theo một nhóm chuẩn, và nhóm chuẩn cũng phải mang tính đại diện cho cộng đồng. Mục đích sử dụng: Mỗi công cụ/thang đo khi sử dụng phải có mục đích rõ ràng. Sự rõ ràng về mục tiêu là yếu tố tất yếu của mọi đánh giá. Trong thực tế, tùy vào thời điểm và hoàn cảnh, đối tượng, mục tiêu có thể rộng hơn hay tập trung hơn. Nhưng nói 1 cách tổng quát, cần có định hướng thu thập những thông tin sao cho có thể thúc đẩy hoặc duy trì mối liên hệ công việc với thân chủ Quá trình sử dụng: Đánh giá là bước tất yếu trong quá trình trị liệu, can thiệp. Tuy nhiên đánh giá không phải là một quá trình tĩnh, mà quy trình đánh giá cần mang tính trị liệu. Một đánh giá bao gồm nhiều mục đích, nó cần phải vừa thông báo trước được các việc cần làm trong tương lai, vừa phải thẩm định được tiến trình can thiệp. Cách thực hiện đánh giá cũng rất quan trọng. Cần khuyến khích thân chủ hiểu được vấn đề và hoàn cảnh của mình để có cam kết và nỗ lực hợp tác trong quá trình trị liệu, một số trường hợp có thể tự trị liệu cho bản thân. Thời điểm sử dụng: Người thực hiện phải quyết định thời điểm và lý do nào nên sử dụng một bộ câu hỏi hoặc thang đo nào đó. Thực tế cho thấy, nhà tham vấn có thể sử dụng những công cụ/thang đo này ở nhiều thời điểm/trường hợp khác nhau, kể cả khi họ cho rằng cả họ và thân chủ đã hiểu được

11 Nguyên tắc cơ bản khi sử dụng công cụ/trắc nghiệm tâm lý Trắc nghiệm tâm lý là gì? Theo Từ điển Tâm lý của Nguyễn Khắc Viện (1995): Trắc nghiệm tâm lý là một hệ thống biện pháp đã được chuẩn hóa về kỹ thuật, được quy định về nội dung và cách làm, nhằm đánh giá ứng xử và kết quả hoạt động của một người hay một nhóm người, cung cấp một chỉ báo về tâm lý (trí lực, cảm xúc, năng lực, nét nhân cách…) trên cơ sở đối chiếu với một thang đo đã được tiêu chuẩn hóa hoặc với một hệ thống phân loại trên những nhóm mẫu khác nhau về phương diện xã hội. Các tiêu chuẩn của trắc nghiệm tâm lý: Có bốn tiêu chuẩn làm cơ sở cho việc xây dựng các trắc nghiệm tâm lý: Tính khách quan. Kết quả đo của trắc nghiệm không phụ thuộc vào mối quan hệ riêng tư giữa nhà lâm sàng và nghiệm thể. Độ tin cậy. Trắc nghiệm đo cho những kết quả giống nhau qua nhiều lần thực hiện trên cùng một nghiệm thể, tuy nhiên phải luôn tính đến các đặc điểm định tính và mức độ phát triển của nghiệm thể. Độ ứng nghiệm. Trắc nghiệm phải đo được chính cái cần đo, cái cần nghiên cứu. Độ ứng nghiệm của trắc nghiệm bao gồm độ ứng nghiệm nội dung (các đề mục trong trắc nghiệm phải đại diện được cho cái cần đo), độ ứng nghiệm đồng thời (trắc nghiệm phải có giá trị đồng thời với những tiêu chuẩn đánh giá đang có) và độ ứng nghiệm cấu trúc (trắc nghiệm phải đảm bảo đánh giá được từng biến số hay cấu trúc bên trong).


12 về nhu cầu và vấn đề của thân chủ dựa trên những thông tin đáng tin cậy. Tuy nhiên, trong một số hoàn cảnh cụ thể thì phải cân nhắc xem chúng có phù hợp hay không. Phương pháp tiếp cận và mối quan hệ chuyên nghiệp khi sử dụng: Cần thống nhất về phương pháp tiếp cận khi sử dụng thang đo/công cụ. Phương pháp thân chủ trọng tâm chỉ ra tầm quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ chất lượng giữa nhà tham vấn và thân chủ để đảm bảo kết quả và hiệu quả, độ chính xác nhất định của thang đo/công cụ. Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền cho thấy trẻ có quyền không thực hiện thang đo hay dừng việc tiến hành công cụ bất kì lúc nào trẻ cảm thấy không thoải mái, và nhà tham vấn xem xét việc cần thiết phải thay đổi công cụ hay hẹn trẻ một buổi khác khi thân chủ cảm thấy thoải mái hơn trong mối quan hệ trị liệu. Sự hợp tác giữa thân chủ và nhà tham vấn trong việc sử dụng công cụ/thang đo là yếu tố quan trọng hàng đầu. Sự hợp tác phải được thông báo bằng những đánh giá chuyên nghiệp. Theo đó, mặc dù sự hợp tác là yếu tố tất yếu, điều đó không có nghĩa là nhà tham vấn phải ngay lập tức chia sẻ đầy đủ bất cứ chi tiết thông tin hay đánh giá của thân chủ với những người giới thiệu hoặc có liên quan. Duy trì sự hợp tác và tác động trị liệu tích cực là những nguyên tắc hàng đầu. Bảo mật thông tin: Rất cần thiết phải thông báo ngay từ đầu cho thân chủ (và nhắc nhở trong quá trình thực hiện thang đo/công cụ khi cần thiết) để thân chủ cảm thấy yên tâm, thoải mái đưa ra các câu trả lời, các phương án lựa chọn trung thực, thẳng thắn, bộc lộ nhu cầu và vấn đề của bản thân tự nhiên mà không cảm thấy lo ngại, căng thẳng.



8 Trước khi tiến hành thực sự, các vật dụng của test không được để cho thân chủ trông thấy và phải để ở một chỗ thuận tiện. Trước khi tiến hành, phải tạo cho thân chủ một sự yên tâm bằng những lời trao đổi tự nhiên, vui vẻ với một thái độ cởi mở.
6 Thời gian tiến hành phải đầy đủ, không có sự vội vã hay thúc dục
7 Thân chủ phải được ngồi trong điều kiện thoải mái để có thể sử dụng một cách thuận tiện các vật dụng dùng trong test.
13 Những lưu ý khi sử dụng công cụ/thang đo Test/ Công cụ/ Trắc nghiệm là một công cụ, và nó chỉ tỏ ra có giá trị nếu được sử dụng đúng đối tuợng và đánh giá một cách thận trọng. Tự nó không có ý nghĩa hay giá trị tuyệt đối, mà kết quả của test phải được đối chiếu, phối hợp với các dữ kiện và thông tin khác về đối tượng mà ta đang nhận xét. Việc sử dụng Test cần phải theo một số các nguyên tắc sau : Có thể có nhiều kết quả chênh lệch nhau khi xử dụng test này hay test khác vì thế trong cùng một loại test (về trí tuệ hay nhân cách) cũng cần phải áp dụng nhiều trắc nghiệm khác nhau để chọn ra những kết quả cao nhất hay tương đồng. Thái độ của Chuyên gia trắc nghiệm thường có những ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả, sự nóng vội hay thanh thản dù ý thức hay không ý thức đều gây ảnh hưởng. Do đó khi làm cũng như khi chấm Chuyên gia tham vấn cần thiết phải có một sự ổn định tâm lý và đánh giá một cách vô tư. Những sự mong muốn hay lo sợ của thân chủ cũng có những ảnh hưởng lên kết quả, vì thế trước khi tiến hành, thân chủ phải được sự chuẩn bị và cắt nghĩa một cách đầy đủ về ý nghĩa của hoạt động này.Chẩn đoán nhanh chóng rồi lấy ngay quyết định là một việc làm nguy hiểm, bởi vì mỗi loại test thường chỉ cho phép tiếp cận thận chủ ở một khía cạnh khác nhau, không có một test nào có thể tiếp cận để đánh giá toàn bộ con người. Vì thế cần đầu tư thời gian và suy nghĩ để tiến hành một hồ sơ tâm lý chung, bao gồm nhiều nhận xét về nhiều khía cạnh, trong nhiều tình thế khác nhau (về tiền sử, về bệnh sử về gia đình, về môi trường xung quanh.. ) Ngoài ra khi xử dụng test ta cần phải xác định: 1 Mục tiêu của sự quan sát đó, nghĩa là xác định đặc tính tâm lý nào mà ta chọn để đánh giá.

2 Tại sao ta lại chọn đặc tính đó 3 Test mà ta chọn sẽ được tiến hành trong điều kiện nào 4 Ta sẽ dựa vào tiêu chuẩn nào để đánh giá kết quả. CÁCH TIẾN HÀNH Khi chuẩn bị tiến hành làm test, cần phải có những yêu cầu và điều kiện sau : 1 Chuyên gia tham vấn phải nắm vững về test sẽ được sử dụng 2 Quy trình tiến hành phải có sự chuẩn bị và thống nhất 3 Vật liệu sử dụng phải được chuẩn bị đầy đủ 4- Địa điểm thực hiện phải đạt những tiêu chuẩn về ánh sáng, chỗ ngồi, nhiệt độ và sự yên tĩnh cũng như không có những hoạt động gây sự phân tán cho thân chủ. 5 Quan hệ giữa chuyên gia tham vấn và thân chủ phải được thoải mái, nhà tham vấn không mặc những trang phục gây sự chú ý thái quá (trang điểm lòe loẹt hoặc một sắc phục gây sợ)


14 Khi tiến hành, các lời chỉ dẫn phải rõ ràng, chính xác theo yêu cầu của từng loại test, nếu cần nhắc lại cũng phải nói đúng như nội dung những điều đã nói, nhưng không được giải nghĩa hay hướng dẫn vì mục đích của test là để đánh giá hay đo lường một khả năng, một thái độ đã được chuẩn hóa, sự cắt nghĩa sẽ làm thay đổi giá trị của test. Trong các test về ngôn ngữ, chuyên gia phải ghi lại đúng ý những câu trả lời của TC, để có thể so sánh với những câu trả lời trong các test khác. Những câu trả lời không bình thường, hay lặp đi lặp lại sẽ biểu lộ những triệu chứng tâm lý, hình thái nhân cách vì thế nên cần phải được ghi lại đầy đủ Để tăng phần chính xác, Chuyên gia tham vấn có thể hỏi thêm, nhưng không được vi phạm các mục tiêu của test, tuyệt đối không có một sự định hướng hay bao hàm một sự đánh giá gì cả, không nên khuyến khích thân chủ nâng cao chất lượng câu trả lời . Yêu cầu với Chuyên gia tham vấn: Test là một công cụ về tâm lý mang tính khoa học, do đó người sử dụng nó cũng cần phải có những phẩm chất nhất định. Có hai loại tính chất không thích hợp: 1- Nhân cách thích quan hệ giao lưu, cởi mở quá giới hạn cho phép. Luôn mang tinh thần muốn cứu vớt người khác, không tự kìm chế được nên thường xuyên vượt qua những hướng dẫn đã qui định, bổ xung thêm bằng những hướng dẫn của mình , điều này sẽ dẫn đến sự rối trí của TC và sai lệch trong kết quả 2 Nhân cách cứng nhắc của những người có nhu cầu điều khiển người khác, thường dễ dàng phật ý vì một chi tiết hay một sai lầm nhỏ nhoi nào đó của TC, nên vô tình tạo nên một bầu khí chống đối ngầm, nếu tính khí TC cũng như thế. Còn đối với TC dễ cảm xúc hay nhút nhát thì lại gây nên sự rối loạn tâm lý sâu sắc. Trong thực tế, có khi cùng một chuyên gia tham vấn lại có thể có hai thái độ trên tùy thuộc vào thời điểm và sức khỏe thể chất sự ổn định hay không về tâm lý lúc bấy giờ. Vì thế điều quan trọng là NTV phải ý thức được điều này để có thể tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp.



15 PHẦN 2: HỆ THỐNG CÔNG CỤ/THANG ĐO A. KHÁI QUÁT Hệ thống công cụ/thang đo đang sử dụng tại PTV: Hệ thống công cụ đang sử dụng tại Phòng tham vấn học đường có thể chia làm ba loại tương ứng với ba giai đoạn của qui trình hỗ trợ thân chủ, căn cứ vào mục đích sử dụng, đối tượng sử dụng của từng công cụ/thang đo: 1. Công cụ xây dựng mối quan hệ, thu thập thông tin của học sinh Bao gồm 11 công cụ, dùng để xây dựng mối quan hệ tin tưởng và trên cơ sở đó thu thập các thông tin cơ bản về trẻ em như bản thân, sở thích, nhu cầu, ước mơ, suy nghĩ, nhận thức, tình cảm cảm xúc, các mối quan hệ, các vấn đề chung về hành vi cá nhân và xã hội. - Hệ thống công cụ này còn giúp đánh giá sơ bộ các rối nhiễu, các tổn thương tâm lý, dự báo và phát hiện sớm các vấn đề như bị bạo lực, xâm hại, các nguy cơ như tự làm đau/tự tử, suy nghĩ gây hại… để có thể can thiệp kịp thời. - Làm tiền đề để đưa ra các đánh giá và xây dựng kế hoạch hỗ trợ tiếp theo. Đảm bảo nguyên tắc thân chủ trọng tâm trong hỗ trợ can thiệp. 2. Công cụ và thang đo xác định nhu cầu và vấn đề của học sinh theo một số lĩnh vực cơ bản thường gặp trong học đường: bao gồm 24 công cụ/thang đo: Dùng để phân tích, đánh giá sâu hơn nhu cầu thực sự của thân chủ và các vấn đề học sinh thường gặp trong từng lĩnh vực nhận thức suy nghĩ hành vi; từ đó xây dựng kế hoạch hỗ trợ/can thiệp, tham vấn/trị liệu phù hợp với từng học sinh hoặc nhóm học sinh. Thang đo về lĩnh vực năng lực trí tuệ: Bao gồm năng lực quản trị bản thân, các loại hình trí thông minh, trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn Raven (màu, đen trắng), Wisc 4 (có quyển hướng dẫn sử dụng riêng), phương pháp học tập VAK… Thang đo về lĩnh vực trầm cảm, lo âu và các sang chấn tâm lí khác, tự tử: bao gồm hưng cảm, trầm cảm, lo âu học đường, rối loạn lo âu, căng thẳng, stress và rối nhiễu stress sau sang chấn (PTSD), Thang đo nguy cơ tự tử và hướng dẫn phỏng vấn tự tử: các thang đo, các hướng dẫn và các mẫu phỏng vấn về nguy cơ tự tử: Dùng cho cả thanh thiếu niên và người lớn để phát hiện sớm nguy cơ và phỏng vấn đánh giá mức độ thực hiện hành vi tự làm hại, lên kế hoạch can thiệp khủng hoảng/giảm thiểu rủi ro, chuyển tuyến phù hợp. - Thang đo về cảm xúc - hành vi: dùng để tìm hiểu một số vấn đề về cảm xúc - hành vi: mức độ của cảm xúc hành vi và một số rối loạn phát triển phổ biến của học sinh: Bảng kiểm hành vi phát triển CBCL dành cho trẻ em và cha mẹ trẻ; những câu chuyện giả tưởng; giải mã tranh vẽ; rối loạn phổ tự kỉ ASD, Hội chứng tăng động giảm tập trung ADHD. Nhà tham vấn cần sàng lọc cơ bản, tìm hiểu mức độ, tần suất biểu hiện và tham vấn/chuyển tuyến phù hợp. Thang đo mức độ sử dụng Internet của thanh thiếu niên: sử dụng nhằm phát hiện nguy cơ lạm dụng/ nghiện game/internet của thanh thiếu niên và có hướng tham vấn/trị liệu, hỗ trợ chuyển tuyến phù hợp. Thang đo về tình yêu học đường: Giúp học sinh từ 15 18 tuổi nhận diện cảm xúc của bản thân và có cách ứng xử phù hợp với mối quan hệ



đo: gồm những phần nào? Chức năng nhiệm vụ từng phần? Các bước sử dụng: Cách tính điểm/đọc kết quả 3. Một số lưu ý khi sử dụng * Phần công cụ/thang đo * Lưu ý: Một số công cụ/thang đo/hướng dẫn đặc biệt có thể không cần theo form mẫu trên
16 - Thang đo về nhân cách tính cách: Giúp tìm hiểu nhân cách, kiểu khí chất, tính cách, lòng tự trọng, ngôn ngữ tình yêu của trẻ khoảng từ 15 tuổi trở lên, từ đó lí giải nhận thức suy nghĩ hành vi, định hướng hỗ trợ phát triển phù hợp cho trẻ, tư vấn cho phụ huynh và giáo viên. Thang đo và công cụ định hướng nghề nghiệp cho học sinh: Dùng để tìm hiểu tính cách nghề nghiệp, điểm mạnh điểm yếu, sở trường, sở thích, giá trị, định hướng… của học sinh, trên cơ sở đó tham vấn cho học sinh một số nghề nghiệp phù hợp. 3. Công cụ hỗ trợ củng cố khả năng phục hồi của thân chủ: Bao gồm 7 công cụ. Một số công cụ đã đề cập tới ở Bước Xây dựng mối quan hệ, thu thập thông tin về Thân chủ. Một số là hướng dẫn/gợi ý phương pháp làm việc. Hệ thống công cụ này nhằm mục đích tham vấn trị liệu, hỗ trợ can thiệp trong giai đoạn phục hồi của thân chủ. Hiện tại hệ thống này chưa đầy đủ, cần được cập nhật và phát triển trong thời gian tới. Sự phân loại này chỉ mang tính chất tương đối. Có nhiều công cụ/thang đo có thể sử dụng ở nhiều giai đoạn, thời điểm khác nhau của quá trình hỗ trợ can thiệp. Tùy vào mục đích sử dụng, đối tượng sử dụng và chức năng của công cụ, nhà tham vấn có thể thay đổi, sáng tạo, vận dụng cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế. B. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG CÔNG CỤ/THANG ĐO Mỗi công cụ/thang đo bao gồm hai phần chính: * Phần hướng dẫn sử dụng: Gồm 3 phần 1. Khái quát chung về công cụ/thang đo 2. Cách sử dụng thang đo/công cụ Mục đích sử dụng: để làm gì? Sử dụng ở giai đoạn nào trong quá trình hỗ trợ? Độ tuổi và đối tượng sử dụng Mô tả/phân tích thành phần công cụ/thang



Tự nhận thức bao gồm việc kiểm soát được những phản ứng thông thường của bản thân đối với những sự việc, thách thức và đối tượng cụ thể.

2. Cách sử dụng công cụ- Mục đích sử dụng: + Bảng hỏi dùng để tự tìm hiểu về bản thân mình, khám phá sở thích, suy nghĩ, cảm xúc, quan điểm, mong muốn, ước mơ, tình cảm, mối quan hệ, giá trị, điểm mạnh, điểm yếu… của trẻ.
+ Sử dụng ở giai đoạn nào trong quá trình hỗ trợ: Sử dụng để xây dựng mối quan hệ, thu thập thông tin, căn cứ cho các thảo luận sâu để đánh giá vấn đề, hỗ trợ phục hồi để khám phá điểm mạnh, tìm kiếm nguồn lực cho thân chủ + Có thể sử dụng như một căn cứ ban đầu để sàng lọc nguy cơ; phát hiện vấn đề; thu thập thông tin và thảo luận sâu hơn đối với các trường hợp liên quan đến nghi ngờ bạo lực, xâm hại, mua bán người… Độ tuổi và đối tượng sử dụng: trẻ em từ 6 dưới 11 tuổi Mô tả/phân tích thành phần công cụ/thang đo: + Gồm một bảng hỏi hoàn thành câu gồm 33 câu trắc nghiệm, tìm hiểu các mặt, các yếu tố nhận thức bản thân của trẻ: sở thích, suy nghĩ, cảm xúc, quan điểm, mong muốn, ước mơ, tình cảm, mối quan hệ, giá trị, điểm mạnh, điểm yếu, niềm tin… Các bước sử dụng: Bước 1: Xây dựng mối quan hệ tin tưởng: Giới thiệu Nhà tham thắc mắc về các từ ngữ, ý nghĩa của câu hỏi, cách hiểu đúng… nếu cần thiết. Bước 4: Thảo luận với trẻ về kết quả, điều chỉnh lại một số câu trả lời nếu cần thiết. Cách tính điểm/đọc kết quả: + Hiểu về những cảm xúc chủ đạo của trẻ: tích cực hay tiêu cực? Có liên quan đến ai, đến sự việc nào? ở thời điểm cụ thể nào trong quá khứ? + Hiểu về quan điểm của trẻ, trên cơ sở cảm xúc và quan điểm sàng lọc và khai thác các thông tin liên quan đến các vấn đề như sang chấn, bạo lực, xâm hại…
17 TRẮC NGHIỆM HOÀN THÀNH CÂU (Cho trẻ em)
vấn, chức năng nhiệm vụ, nguyên tắc bảo mật, thân chủ trọng tâm… Bước 2: Giới thiệu công cụ: Mục đích, thời gian,cụ thể thời gian làm là ? cách thức thực hiện. Khuyến khích câu trả lời trung thực nhất sẽ rất tốt để giúp đỡ trẻ Bước 3: Cho trẻ thực hiện công cụ. Giải đáp

Nhận thức về bản thân là khả năng trẻ nhận biết một cách chính xác về cảm xúc, suy nghĩ của mình ngay khi nó xảy ra, tìm hiểu nó liên quan đến ai, đến tình huống/sự việc nào và hiểu mình có khuynh hướng hành động như thế nào trong tình huống đó.

Cách duy nhất để thấu hiểu cảm xúc, suy nghĩ của mình là dành một khoảng thời gian cần thiết để suy nghĩ về chúng, nhằm tìm ra nguồn cơn và tại sao chúng lại xuất hiện. Cảm xúc bao giờ cũng có lý do của nó. Bởi cảm xúc phản ánh những trải nghiệm trong cuộc sống của bạn, và chúng luôn bắt nguồn từ một nguyên do nào đó.
1. Khái quát chung
18 + Khai thác những thông tin sâu hơn trong quá trình nhà tham vấn quan sát và nhận thấy các biểu hiện hành vi của trẻ khi hoàn thành phiếu trắc nghiệm. Nhà tham vấn cũng cần đặt những câu hỏi liên quan đến nguy cơ và dự phòng các rủi ro khác của trẻ 3. Một số lưu ý khi sử dụng Tùy độ tuổi và năng lực, khả năng tiếp thu của trẻ đưa ra những giải thích thích hợp để trẻ có thể hiểu và tiếp thu. Trước khi giải thích cần tìm hiểu cách hiểu của trẻ về từ ngữ, ý nghĩa… của câu hỏi trongLuôntest.nhấn mạnh lại về bảo mật thông tin nếu cần thiết. Có thể sử dụng ở nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình tham vấn tùy vào mục đích tham vấn.



19 TRẮC NGHIỆM HOÀN THÀNH CÂU Em tên là:………………………………………Giới tính: ………… Ngày sinh nhật:……………………………… Em đang là học sinh lớp……...… Trường………………………………………… Các câu dưới đây chưa hoàn chỉnh. Em hãy đọc và hoàn thành câu theo đúng những gì em nghĩ nhé! 1. Em hạnh phúc nhất khi …………………….……………………………….... 2. Nếu em nhỏ tuổi hơn,…………………………… …………………………... 3. Em …………………………………………………….….các bạn 4. Các bạn ………………………………………………….. em 5. Mẹ em………………….………………...……………………………………. 6. Em hay tưởng tượng về 7. Điều tốt đẹp nhất đã đến với em là……………………………………………. 8. Điều em lo lắng nhất là……………………………….………………..……... 9. Phần lớn tụi trẻ con đều ……………………………………………………… 10. Nếu em lớn hơn một chút………………………………………..………… 11. Người em thích nhất là…………………………………………………..……. 12. Người em ghét nhất là…………………………………………………..…….. 13. Bố em ………………….………………......……….……..….……………… 14. Điều em sợ nhất là…………………..…………...…………………………… 15. Trò chơi mà em yêu thích nhất…………………………………………..…… 16. Trong những thứ em có, thứ em quý trọng nhất là.......................................... 17. Điều em muốn có nhất là……………………...….……................................. 18. Các bạn nữ …………………………………………………………………… 19. Điểm tốt của em là ……………….………………………………………..… 20. Em thỉnh thoảng………….………………………………………………… 21. Giấc mơ đẹp nhất của em là……………………………….…………………..




20 22. Điểm xấu của em là………………....…………………….….……...………... 23. Điều khiến em buồn nhất là……………………..………………….…………. 24. Các bạn nam………………….……………………………………………….. 25. Các thầy cô giáo……………..………………………………………………... 26. Điều khiến em giận nhất là……………………………………………………. 27. Việc học tập………………………………………….…………………… 28. Giấc mơ đáng sợ nhất là…………………..…………….…………………….. 29. Bố mẹ em……………….…………………………………………………….. 30. Khi lớn lên em muốn trở Vì…………………….………………………………………………………...thành………………..…………………………….... 31. Nếu điều ước của em trở thành hiện thực Điều ước thứ 1……………………………………………………….………. Điều ước thứ 2……………………………………………………….…….…. Điều ước thứ 3………………………………………………………………... 32. Nếu như phải sống ở nơi hoang vắng một mình, người mà em muốn sống cùng nhất Vì……………………………………………………………………………....là…………………………………………………………….……... 33. Nếu được biến thành 1 loài động vật, em sẽ biến Vì…………………………………………………………………………thành……………………….




từ ngữ, ý nghĩa của câu hỏi, cách hiểu đúng… nếu cần thiết. B4: Thảo luận với trẻ về kết quả, điều chỉnh lại một số

21 TRẮC NGHIỆM HOÀN THÀNH CÂU (Cho thanh thiếu niên)
1. Khái quát chung Cách duy nhất để thấu hiểu cảm xúc, suy nghĩ của mình là dành một khoảng thời gian cần thiết để suy nghĩ về chúng, nhằm tìm ra nguồn cơn và tại sao chúng lại xuất hiện. Cảm xúc bao giờ cũng có lý do của nó. Bởi cảm xúc phản ánh những trải nghiệm trong cuộc sống của bạn, và chúng luôn bắt nguồn từ một nguyên do nào đó. 2. Cách sử dụng công cụ Mục đích sử dụng: + Bảng hỏi dùng để tự tìm hiểu về bản thân mình, khám phá sở thích, suy nghĩ, cảm xúc, quan điểm, mong muốn, ước mơ, tình cảm, mối quan hệ, giá trị, điểm mạnh, điểm yếu… của trẻ + Sử dụng ở giai đoạn nào trong quá trình hỗ trợ: Sử dụng để xây dựng mối quan hệ, thu thập thông tin, căn cứ cho các thảo luận sâu để đánh giá vấn đề, hỗ trợ phục hồi để khám phá điểm mạnh, tìm kiếm nguồn lực cho thân chủ + Có thể sử dụng như một căn cứ ban đầu để sàng lọc nguy cơ; phát hiện vấn đề; thu thập thông tin và thảo luận sâu hơn đối với các trường hợp liên quan đến nghi ngờ bạo lực, xâm hại, mua bán người… Độ tuổi và đối tượng sử dụng: trẻ em từ 12 dưới 18 tuổi Mô tả/phân tích thành phần công cụ/thang đo: + Gồm một bảng hỏi hoàn thành câu gồm 36 câu trắc nghiệm, tìm hiểu các mặt, các yếu tố nhận thức bản thân của trẻ: sở thích, suy nghĩ, cảm xúc, quan điểm, mong muốn, ước mơ, tình cảm, mối quan hệ, giá trị, điểm mạnh, điểm yếu, niềm tin… Các bước sử dụng: B1: Xây dựng mối quan hệ tin tưởng: Giới thiệu Nhà tham vấn, chức năng nhiệm vụ, nguyên tắc bảo mật, thân chủ trọng tâm… B2: Giới thiệu công cụ: Mục đích, thời gian, cách thức thực hiện. Khuyến khích câu trả lời trung thực nhất sẽ rất tốt để giúp đỡ trẻ. B3: Cho trẻ thực hiện công cụ. Giải đáp thắc mắc về các câu trả lời nếu cần thiết. Cách tính điểm/đọc kết quả: + Hiểu về những cảm xúc chủ đạo của trẻ: tích cực hay tiêu cực? Có liên quan đến ai, đến sự việc nào? ở thời điểm cụ thể nào trong quá khứ? + Hiểu về quan điểm của trẻ, trên cơ sở cảm xúc và quan điểm sàng lọc và khai thác các thông tin liên quan đến các vấn đề như sang chấn, bạo lực, xâm hại… + Tiếp tục hỏi sâu hơn những vấn đề nhà tham vấn quan tâm liên quan đến nguy cơ và các vấn đề khác của trẻ


22 3. Một số lưu ý khi sử dụng. Tùy độ tuổi và năng lực, khả năng tiếp thu của trẻ đưa ra những giải thích thích hợp để trẻ có thể hiểu và tiếp thu. Trước khi giải thích cần tìm hiểu cách hiểu của trẻ về từ ngữ, ý nghĩa… của câu hỏi trongLuôntest.nhấn mạnh lại về bảo mật thông tin nếu cần thiết. Có thể sử dụng ở nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình tham vấn tùy vào mục đích tham vấn.



23 TRẮC NGHIỆM HOÀN THÀNH CÂU Em tên là:…………………………………….………. Giới tính: …………………. Ngày sinh nhật………………………….. Em đang là học sinh lớp………….Trường…………………………………………. Các câu dưới đây là câu chưa hoàn chỉnh. Em hãy đọc và hoàn thành từng câu sau theo đúng suy nghĩ đầu tiên mà em nghĩ đến. Bài tập này không giới hạn thời gian nhưng hãy hoàn thành nhanh nhất trong thời gian có thể. Nếu chưa thể hoàn thành ngay, em hãy đánh dấu lại và hoàn thành sau nhé! 1. Người em yêu quý nhất là……………………………………………………..……. 2. Nếu em là triệu phú ……………………………………………… 3. Điều em nhất định muốn làm trong kỳ nghỉ này là…………………………………. 4. Nếu em là 1 vị thần ……………………………………………………......................... 5. Công việc mà em muốn làm sau này là……………………………………….…….. 6. Ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời em là………………………..…………...… 7. Nếu như em lớn thêm 10 tuổi nữa …………………………………………...…… 8. Mọi người ………………………………………………………………………em 9. Em cảm thấy buồn nhất là khi………………………………………………………. 10. Em cảm nhận được cảm giác mãn nguyện nhất là khi………………………………. 11. Người em ghét nhất là ………………………………………………………………. 12. Người làm em tức giận nhất là………………………………………………………. 13. Giáo viên chủ nhiệm và em…………………………………………………………. 14. Mẹ và em……………………………………………………...…….......................... 15. Các bạn và em………………………………………………..……………............... 16. Điều mà em sợ hãi nhất là ………………………………………..………………… 17. Người làm em cảm thấy ấm áp nhất là ……………………………..………………. Điều em muốn làm mà không ai biết là……………………………………………… 18. Việc học tập ……………………………………………………….......................... 19. Em tin rằng………………………………………………………............…….......... 20. Khi ở nhà 1 mình, em ……………………………………………………………....




24 21. Mẹ em là ………………………………………………………..............…….......... 22. Điều em tự tin nhất là …………………………………………………………….... 23. Nếu như mọi người kì vọng ở em quá nhiều, em …………………………….....…. 24. Một lúc nào đấy em sẽ …………………………………………………………..…. 25. Bố em là………………………………………………………..…......................…. 26. Thầy/cô giáo của em là ………………………………………………………….…. 27. Nếu em nhỏ tuổi hơn 1 chút …………………………………………………….…. 28. Dạo này em ……………………………………………………….......…............…. 29. Điều khiến em lo lắng nhất là …………………………………… 30. Điểm tốt của em là ……………………………………………………….....…........ 31. Điểm không tốt của em là …………………………………………………….......... 32. Nếu phải sống tại nơi hoang vắng một mình, người em muốn sống cùng nhất là ………………………………………………………........................................... 33. Hiện tại niềm vui lớn nhất của em là ………………………………………………. 34. Cuộc sống sinh hoạt ở trường của em …………….................................................... 35. Điều em nghĩ là tồi tệ nhất là .………………………................................................ 36. Nếu điều ước của em trở thành hiện thực ……….…................................................ Điều ước thứ 1 là ………………………………………………………...………...................... Điều ước thứ 2 là ………………………………………………………...………...................... Điều ước thứ 3 là …………………………………………




25 XEM TRANH ĐOÁN TÍNH CÁCH

1. Khái quát: Mọi hình ảnh bạn thấy đều là cảm nhận của não bộ, nghĩa là chúng chịu sự chi phối của nhiều khu vực khác của não như tâm trạng, tiềm thức, sở thích… Các nhà tâm lý học đã lợi dụng hiệu ứng này để thiết kế những bài trắc nghiệm hình ảnh và kiểm tra tâm lý, tính cách của chúng ta.
Đó là những tấm hình có sự lồng ghép của nhiều hình ảnh, mà tùy vào sở thích trong tiềm thức của bạn sẽ quyết định bạn có thể nhìn thấy thứ gì đầu tiên 2. Hướng dẫn sử dụng a) Mục đích: sử dụng công cụ như một cách thiết lập mối quan hệ ban đầu với thân chủ; là một cơ sở để khai thác thông tin từ thân chủ b) Độ tuổi: trên 11 tuổi c) Đối tượng: mọi đối tượng d) Thành phần test: - Phần test: gồm 4 bài test qua tranh bao gồm khám phá tính cách qua con vật, khám phá tính cách qua con đường, khám phá tiềm năng, khám phá điều bạn lo lắng. Phần key: Đọc kết quả. e) Các bước sử dụng Bước 1: Chuẩn bị bộ test Bước 2: Hướng dẫn thân chủ thực hiện: Thân chủ nhắm mắt trong vòng 5 giây, tĩnh tâm và nghĩ về điều thân chủ muốn được khám phá (phụ thuộc vào bộ test nhà tham vấn sử dụng). Sau khi mở mắt, thân chủ sẽ chọn hình đầu tiên xuất hiện trong đầu. Đây như một cách phóng chiếu về bản chất mong muốn hay vấn đề của thân chủ. Bước 3: Đọc kết quả và phân tích 3. Một số gợi ý trong sử dụng: Nói cho thân chủ việc đừng suy nghĩ quá nhiều mà hãy nói ngay cho Nhà tham vấn biết về hình ảnh mà thân chủ nhìn thấy ngay đầu tiên. Dựa vào kết quả thân chủ đã chọn Nhà tham vấn có thể lấy đây làm căn cứ để khai thác thông tin cho các phiên làm việc sau đó.


26 TÀI LIỆU SỬ DỤNG LOÀI VẬT ĐẦU TIÊN BẠN THẤY TIẾT LỘ VẤN ĐỀ BẠN ĐANG GẶP PHẢI 1. Con sư tử Nếu những chú sư tử là loài vật mà bạn để mắt đến đầu tiên thì bạn đang gặp vấn đề về trách nhiệm với gia đình. Bạn đã quá quen với việc chăm sóc mọi thứ và chăm sóc mọi người, đến nỗi bạn đã bắt đầu quên đi chính mình. Gia đình và bạn bè của bạn nghĩ rằng bạn cực kỳ mạnh mẽ và có thể xử lý bất cứ điều gì, nhưng bạn cảm thấy rằng mình đang kiệt sức. Hãy dành thời gian cho bản thân nhiều hơn. Hãy chú ý đến thể chất cũng như tâm lý của mình. Vì bạn biết đấy, bạn chỉ có thể lo lắng cho mọi người nếu bạn hoàn toàn khỏe mạnh mà thôi. 2. Hai con chim dưới mặt đất Nếu bạn nhìn thấy hai con chim đầu tiên, bạn cảm thấy hơi cô đơn. Bạn đang gặp phải vấn đề nhưng lại ngại không dám chia sẻ với những người xung quanh vì bạn nghĩ họ sẽ không đồng cảm với bạn. Đừng lo lắng, hãy hỏi xin mọi người lời khuyên. Nếu việc này cứ xuất hiện mãi trong tâm trí bạn, đó ắt hẳn phải là một vấn đề quan trọng. Và hãy nhớ rằng, việc sẻ chia cảm xúc không làm bạn trở nên yếu đuối trong mắt người đối diện.






27 3. Những con hươu cao cổ Nếu hươu cao cổ là động vật đầu tiên bạn nhìn thấy, bạn quan tâm đến công việc của mình và cảm thấy rất không an toàn về tài chính. Thật không may, những ngày này nhiều người phải đối phó với áp lực dài hạn trong công việc và khi nền kinh tế chậm lại, nó càng trở nên khó khăn hơn vì thị trường việc làm trở nên cạnh tranh hơn. Bên cạnh đó, với sự phát triển của công nghiệp, chúng ta buộc phải học tập để không bị bỏ lại phía sau. Nếu bạn cảm thấy rằng công việc của bạn đang thay đổi và đòi hỏi một số kỹ năng mới mà bạn không tự tin lắm, hãy thành thật với chính mình, tìm ra những gì bạn có thể đang thiếu và làm việc với nó. 4. Hai con báo Nếu bạn phát hiện ra những con báo trước, lý do lớn nhất cho sự căng thẳng của bạn là mối quan hệ cá nhân. Bạn cảm thấy rằng bạn đang mất kết nối với người bạn yêu và đôi khi bạn thậm chí không chắc chắn mối quan hệ của mình sẽ đi đến đâu. Lời khuyên dành cho bạn là hãy nhớ về những kỷ niệm đẹp và lý do tại sao bạn bắt đầu mối quan hệ. Sau đó, tốt nhất bạn nên nói chuyện thẳng thắn với người kia để cùng nhau giải quyết vấn đề. Vì suy cho cùng, giao tiếp sẽ tạo nên sự kết nối giữa hai người. 5. Những con ngựa vằn Điều này cho thấy bạn đang lo lắng về sức khỏe của bản thân hay của một thành viên trong gia đình. Trên thực tế, lo lắng cho sức khỏe là điều tốt, vì nhờ vào đó, bạn sẽ biết cách chăm sóc cho bản thân mình. Tuy nhiên, bạn đừng nên biến nó thành nỗi ám ảnh vì cuộc đời luôn có những bất trắc chúng ta không thể ngờ tới được. Việc bạn cần quan tâm lúc này chỉ là tập trung rèn luyện sức khỏe mà thôi. 6. Chú chim xanh Việc nhìn thấy chú chim xanh đầu tiên chứng tỏ bạn hơi lạc lõng và cô đơn. Khi mà chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào các hình thức giao tiếp trên mạng, dần dần, chúng ta bị xa rời thực tại. Và việc bắt chuyện với một người đã lâu không gặp lại càng khó khăn hơn. Do đó, đôi khi, hãy tự tin và kết nối với mọi người. Biết đâu người bạn lâu năm của bạn cũng muốn nói chuyện với bạn nhưng chưa dám mở lời đấy.







28 KHẢ NĂNG TIỀM TÀNG CỦA BẠN Nhanh nhạy với cuộc sống • Bạn là người vô cùng nhạy cảm, dễ dàng hiểu được nhiều tình huống trong cuộc sống. • Bạn giải quyết các vấn đề phức tạp trong nháy mắt, không cần bận rộn tư duy quá nhiều. • Việc ra quyết định với bạn là chuyện dễ dàng, bởi bạn có trực giác khiến người ta khiếp sợ. Đặc biệt, bạn là người có tầm nhìn chiến lược rất tốt. Hiểu người khác • Bạn giao tiếp tốt, quan hệ rộng, có khả năng 'đọc vị', kết nối mọi người lại với nhau. • Sự bình tĩnh của bạn giúp mọi việc diễn ra suôn sẻ. Có bạn mọi người cảm thấy an tâm và tin cậy hơn nhiều. • Đừng ngại ngùng gói gọn trong thế giới nhỏ bé của mình, hãy vươn ra ngoài kia, thể hiện khả năng của mình.











29 Sự sáng suốt hơn người • Khả năng ăn nói của bạn khiến người khác phải kính nể. Bạn ít khi bị yếu thế khi tranh luận, luôn biết cách giải thích các vấn đề một cách trơn tru nhất. • Mọi người dễ đồng cảm với những diễn biến tâm trạng, cuộc đời bạn. Họ thực sự quan tâm đến hoàn cảnh của bạn và muốn được chia sẻ cùng bạn. • Bạn được đánh giá là người thông minh, nhanh nhạy. Trí tưởng tượng • Bạn là người thông minh, hiểu biết, và vô cùng sáng tạo. Bạn luôn có hàng tá những ý tưởng trong đầu. Thực sự, những ý tưởng đó có khả năng xoay chuyển tình thế rất lớn. thậm chí thay đổi cả thế giới nếu bạn có kế hoạch cụ thể và quyết tâm xây dựng chúng. • Chỉ cần bạn nỗ lực làm việc, mọi ước mơ sẽ trở thành hiện thực. Sự hấp dẫn • Bạn có sức mạnh để thuyết phục và gây ảnh hưởng đến người khác. Bạn có khả năng lãnh đạo tuyệt vời. • Bạn sẽ được yêu quý khi không lạm dụng chức vụ và quyền hạn của mình. • Bạn đi đến đâu đều khiến người ta chú ý, không chỉ vì ngoại hình mà còn bởi sự nhanh nhạy, thông minh. Nổi loạn • Bạn sẵn sàng đứng lên, phản ánh mọi chuyện không chút ngại ngần. Đôi khi bạn lại đứng đằng sau kích động mọi người cùng về phe với bạn. • Điều này không hẳn là tốt trong nhiều tình huống, nó có thể gây hại cho bạn nếu bạn nổi loạn không đúng thời điểm. Hãy biết kiềm chế cảm xúc, suy nghĩ, đừng ra quyết định vội vàng.







30 CHỌN HÌNH ẢNH BẤT KỲ ĐỂ KHÁM PHÁ TÍCH CÁCH BẢN THÂN CHỌN BỨC TRANH SỐ 1: BẠN LÀ NGƯỜI THÔNG THÁI Kiểu người này cực kỳ tò mò về thế giới bên ngoài và thích khám phá, tìm tòi càng nhiều càng tốt. Bạn thích được một mình, tách biệt với mọi người và từ từ quan sát xung quanh. Có thể nói, đây là những quan sát viên thầm lặng. Ngoài ra, bạn cũng rất sâu sắc và chu đáo. Khi gặp những tình huống dữ dội hay sôi nổi, thường bạn có xu hướng lảng đi, vì thế giới nội tâm của bạn vốn cũng ngập tràn sự mãnh liệt rồi ý là bạn lúc nào cũng suy nghĩ rất nhiều đó. Tâm trí bạn sắc bén, nhưng đồng thời trái tim bạn lại dịu dàng. Bạn đối sử với mọi người tử tế và khoan dung. CHỌN BỨC TRANH SỐ 2: BẠN LÀ NGƯỜI TRẦM TĨNH Bạn thích tận hưởng sự bình yên của một ngày đẹp trời, không có nhiều biến động... và tất nhiên là tránh luôn cả những con người ưa lùm xùm. Kiểu người này sẵn sàng làm cho người khác được hạnh phúc, miễn sao yêu cầu của đối phương không quá điên khùng. Bẩm sinh bạn đã là những người xởi lởi và hòa nhã. Bất chấp thế giới này có xảy ra nhiều biến cố ra sao, bạn vẫn là pháo đài vững chắc, là chỗ dựa đáng tin cậy cho gia đinh, bạn bè. Ban rất dễ đoán và kiên định trước sau như một, nhưng đó lại là điều tốt và khiến người xung quanh cảm thấy yên lòng.




31 CHỌN BỨC TRANH SỐ 3: BẠN LÀ NGƯỜI HÀI HƯỚC Bạn là người dễ gần, thân thiện và vui vẻ. Danh sách nhữn điều bạn thích cứ không ngừng, không ngừng mở rộng. Kiểu người này cực kỳ lạc quan và vui tính. Bạn cho rằng nhiệm vụ của cả đời mình là sống vui tươi và thực hiện nhiệm vụ đó vô cùng nghiêm túc. Bạn luôn tươi cười và nụ cười ấy luôn thành thật. Có thể nói, bạn cảm thấy khá là hạnh phúc, bởi bạn sông cuộc đời trung thực và xác đáng. Không chỉ vậy, những người này năng động, ưa thể thao và hòa hợp cùng mọi người. Tuy nhiên, ở bạn cũng tồn tại khía cạnh bí mật và sâu sắc hơn mà người khác hiếm khi nhìn thấy. CHỌN BỨC TRANH SỐ 4: BẠN LÀ NGƯỜI MƠ MỘNG Người khác thường buộc tội bạn là đầu óc trên mây. Thực ra, chính bạn cũng không muốn thế. Chỉ là, hầu hêt thời gian, thế giới mộng tưởng đầy những điều lãng mạn và lý tưởngmà bạn tạo ra đã đánh bại thế giới thực rồi. Với lại, để đến với xứ mộng mơ đó, bạn không gặp khó khăn gì cả. Kiểu người này sáng tạo và sở hữu thị hiếu thẩm mỹ tinh tế. Bạn có khả năng theo đuổi con đương nghệ thuật hơn bất kỳ ai. Ngoài ra, bạn dịu dàng, nhạy cảm và biết cảm thông cho người khác. Bạn dễ dàng nhận ra cảm xúc của họ, điều đó tự nhiên như hơi thở vậy.



32 1. Con đường của thế giới khác • Bạn có cảm giác bạn không thuộc về thế giới này. Ngay từ khi còn nhỏ, bạn thích ngắm bầu trời đêm rực rỡ tự hỏi ngôi nhà thực sự của bạn ở đâu. Bạn đang tìm kiếm thế giới khác. • Bạn thích truyện khoa học viễn tưởng, thần thoại và lãng mạn. Bạn có khả năng sáng tạo ra cái gì đó hoàn toàn mới. 2. Con đường thế giới cổ tích • Bạn là người nhạy cảm, tốt bụng và chân thành. Ước mơ, tầm nhìn của bạn, niềm đam mê và mong muốn của bạn khiến bạn cảm thấy mình như nàng tiên trong thế giới tàn khốc. • Mặc dù bạn dễ bị thất vọng và tổn thương nhưng bạn vẫn mong có phép thuật làm thay đổi kết quả. Bạn tin vào sức mạnh của lòng tốt. Bạn lãng mạn, yêu thơ, nhạc cổ điển, nhạc jazz và bạn thích vẻ đẹp hình thức.






33 3. Con đường giác ngộ • Đây là con đường tâm linh. Mặt trời đang lặn và đêm lại đến. Tuy nhiên, bạn biết rằng Mặt trời sẽ lại mọc. Đối với bạn, cảm xúc quan trọng hơn logic. Bạn thích âm thanh trong lòng đất và nghệ thuật trừu tượng. • Đối với bạn, sách như người thầy vĩ đại dạy bạn nhiều điều cho cuộc sống. 4. Con đường huyền bí • Đây là con đường như mê cung của những người tìm kiếm sự giác ngộ thực sự và sự thật của thế giới. Biểu tượng giả kim và trường phái huyền bí, mê cung cho thấy hành trình tâm hồn của bạn hướng đến cõi ma thuật. • Biểu tượng và nghi thức rất quan trọng với bạn. Bạn yêu thích âm nhạc truyền thống và thích học phép thuật. 5. Con đường trực giác • Với bạn, cuộc sống không có ranh giới. Trực giác dường như dẫn lối bạn cả cuộc đời. Giống như một con đường dưới nước bất chấp lực hấp dẫn. • Niềm tin là vũ khí của bạn và mặc dù nhiều người không đồng tình bạn tiếp tục con đường của mình nhưng bạn tin đã lựa chọn đúng. Dù thế nào bạn cũng tìm ra giải pháp mà không ai nghĩ tới. Bạn thích đi du lịch, đọc tiểu thuyết hiện đại, có sự nghiệp thú vị và thành công.




6. Con đường thiên nhiên
• Bạn hiểu rằng chúng ta là một phần của thế giới này. Bạn luôn gần gũi với các yếu tố tự nhiên và kết nối với động vật bằng cách nào. Hơn nữa, bạn luôn tin vào thảo dược ma thuật và sức mạnh của cây cối. • Bạn thích sống ở nông thôn, tránh xa thành phố ồn ào. Bạn hiền hòa, gia đình làm cho bạn hạnh phúc. Bạn thích đọc truyện cổ tích và sách lịch sử. Âm nhạc của bạn là những âm thanh bạn nghe thấy ở nơi bình yên.



34 NHẬN BIẾT TÍNH CÁCH QUAN CON VẬT 1. Ngựa vằn Nếu bạn nhìn thấy hình ảnh con vật này đầu tiên, vui vẻ, có sức ảnh hưởng và lôi cuốn là những từ ngữ dùng để miêu tả tính cách con người bạn. Là một người hoạt bát và rất năng động cộng với thế mạnh về kỹ năng giao tiếp, lời nói của bạn rất có sức thuyết phục và khả năng lan tỏa đến người khác. Chính vì thế, bạn nhận được rất nhiều tình cảm quý mến và tin tưởng từ những người xung quanh. Mỗi ngày bạn luôn cố gắng tìm kiếm những điều mới mẻ cho cuộc sống của mình, chẳng hạn như xem một bộ phim mới, bắt chuyện với người lạ bạn gặp trên đường, bởi bạn sẽ cảm thấy buồn chán nếu cứ thực hiện một việc gì đó lặp đi lặp đi nhiều lần. 2. Con mèo Bạn nhìn thấy con mèo đầu tiên, điều đó chứng tỏ bạn là một người có tính cách trầm tĩnh. Bạn thích lặng lẽ quan sát và phân tích những sự vật, hiện tượng xung quanh mình hơn giao tiếp nhiều. Cũng vì đặc điểm này mà nhiều người cho rằng bạn là người nhút nhát. Độc lập, hiểu rõ bản thân mình, bạn hành xử và đưa ra quyết định dựa trên nguyên tắc cá nhân hơn là bị chi phối bởi người khác. Bạn không quan tâm những gì người khác nghĩ về mình, luôn đối xử chân thành với người khác và hy vọng mọi người cũng sẽ đối xử với mình như thế






35 3. Con vịt Nếu vịt là hình ảnh con vật đầu tiên bạn thấy, lạc quan là tính từ chính xác nhất dùng để miêu tả tính cách của bạn. Có thể nói, không có gì có thể “kéo” tâm trạng của bạn đi xuống, bởi trong bất cứ tình huống nào, dù là khó khăn nhất, bạn vẫn có thể suy nghĩ tích cực và tìm thấy hy vọng cho chính mình. Bạn biết trân trọng những gì mình đang có, vậy nên niềm vui là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của bạn. Mong muốn được tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn nhất, bạn luôn khám phá, học hỏi những kiến thức, kỹ năng mới. Sự tò mò của bạn hoàn toàn không có giới hạn. 4. Gấu Koala Nếu chọn gấu Koala, chứng tỏ bạn là người cực kỳ điềm tĩnh. Bạn có chính kiến, hệ giá trị riêng và thích tuân theo những chuẩn mực của cá nhân mình. Khi gặp tình huống khó khăn, người khác có thể hoảng loạn, nhưng bạn vẫn sẽ bình tĩnh, suy xét và giải quyết vấn đề. Bên cạnh sự điềm tĩnh, bạn còn là một người rất tử tế, nhạy cảm và chu đáo, thích giúp đỡ người khác. Bạn biết cách quan tâm đến những người xung quanh từ những điều nhỏ nhặt nhất. Vì thế, bạn thường xuyên trở thành “vị cứu tinh” của bạn bè mỗi khi họ gặp vấn đề. Có thể nói, những địa điểm đông đúc, ồn ào không thực sự dành cho bạn. Thay vào đó, bạn thích tận hưởng một buổi tối thư giãn với một bộ phim hay cuốn sách tại nhà. 5. Con voi Bạn nhìn thấy hình ảnh con vật này đầu tiên? Trung thành, trách nhiệm là những tính cách nổi bật ở bạn. Gia đình và bạn bè là ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống của bạn, bạn sẽ thực sự hạnh phúc khi nhìn thấy họ vui vẻ. Bạn quan tâm đến tất cả mọi thứ từ những sự vật, hiện tượng cho đến cảm xúc của những người xung quanh mình. Có khả năng lắng nghe tốt cùng với sự chân thành trong cách cư xử, bạn là chỗ dựa vững chắc cho gia đình, bạn bè mỗi khi họ cần giúp đỡ. Ngoài ra, với trí tuệ sáng suốt như linh vật con voi, bạn luôn có cách khắc phục cho mỗi sự cố mà mình gặp phải. 6. Con gấu Gấu là hình ảnh con vật đầu tiên bạn nhìn thấy, không nghi ngờ gì nữa bạn là một người có tính cách ôn hòa, tinh thần kỷ luật cao và coi trọng tính logic. Ngoài ra, bạn còn là người nhạy cảm, tinh tế. Ở giữa đám đông, bạn thích im lặng, quan sát hơn là hòa vào không khí. Với bạn, mọi thứ đều tồn tại theo một quy luật nhất định, chỉ cần nắm bắt được, bạn sẽ dễ dàng làm chủ tình huống. Cuộc sống của bạn vận hành dựa trên những mục tiêu và nguyên tắc do bản thân đề ra. Trước khi lựa chọn điều gì, bạn luôn cân nhắc thật kỹ lưỡng. Quyết định một cách tự phát không phải là phong cách của bạn. Tuy nhiên, vì quá chú trọng sự nguyên tắc nên bạn cũng là một người khá truyền thống và bảo thủ







36 7. Hươu cao cổ Nếu hươu cao cổ là hình ảnh con vật đầu tiên bạn nhìn thấy, bạn sinh ra là người thuộc về xã hội, công chúng. Bạn là người thân thiện, thích giao tiếp và nhạy bén nên bạn có thể dễ dàng bắt chuyện và kết thân với mọi người trong lần gặp đầu tiên. Với sự linh hoạt, cởi mở trong tính cách, bạn không chỉ thích ứng nhanh, mà còn biết cách để mình trở thành trung tâm khi ở môi trường nào đó. Vì quá linh hoạt, bạn không thích một thứ gì đó quá lâu, thường xuyên thay đổi sở thích hoặc công việc. Tuy nhiên, với bạn bè, bạn lại là một người rất trung thành. 8. Con lợn Nếu heo hình ảnh con vật bạn thấy đầu tiên, bạn là một người có tính cách khá độc lập và chỉ có thể mang lại kết quả tốt nhất khi bạn làm việc một mình. Bạn thích quan sát, chú ý đến các chi tiết nhỏ và ghi nhớ chúng. Với trí nhớ tuyệt vời và khả năng phân tích sắc bén, công việc điều tra rất thích hợp với bạn. Tuy không hoàn toàn hướng ngoại, nhưng bạn cũng rất thân thiện và được nhiều người quý mến. 9. Con thỏ Thỏ là hình ảnh con vật bạn thấy, chứng tỏ bạn là người cực kỳ sáng tạo, hài hước và luôn tràn đầy năng lượng. Bạn luôn mang tiếng cười và niềm vui đến cho mọi người ở bất cứ nơi nào bạn đến, ai cũng muốn trở thành bạn của bạn. Vì luôn xuất hiện với những câu nói đùa nên nhiều người cho rằng bạn không nghiêm túc và có chút cợt nhã, nhưng có lẽ họ đã lầm bởi đằng sau những trò vui đó là một nội tâm vô cùng sâu sắc 10. Sư tử Nếu bạn bắt gặp hình ảnh con vật này đầu tiên trong bức hình, sự bản lĩnh là một trong những nét nổi bật ở tính cách của bạn. Bạn là người rất háo thắng, thích cạnh tranh. Khó khăn, thách thức chưa bao giờ làm khó được bạn. Ngược lại, bạn còn cảm thấy rất phấn khích bởi nhờ có chúng, bạn mới có cơ hội thể hiện toàn bộ khả năng của mình. Với óc chiến lược tài ba, dường như bạn sinh ra là để làm lãnh đạo. Bạn biết cách “thu phục” lòng người và dẫn dắt để đội nhóm của mình đạt được mục đích cũng như thành tích cao trong công việc. 11. Con cú mèo Nếu cú là con vật đầu tiên bạn nhìn thấy, chứng tỏ bạn là một người rất thông minh và sâu sắc. Khi đứng trước tình huống nào đó, bạn thường sẽ xem xét khá cẩn thận, phân tích nhiều mặt, suy nghĩ thấu đáo trước khi đưa ra đánh giá. Với tính cách có phần lập dị, bạn chỉ cảm thấy thoải mái và phát huy tối đa khả năng của bản thân khi ở một mình trong không gian yên tĩnh. Đề cao chủ nghĩa hoàn hảo, bạn muốn mọi thứ xung quanh mình phải luôn ở trạng thái chỉn chu, tốt nhất. Tuy tính cách có phần “khác người”, mọi người xung quanh rất quý bạn bởi sự hài hước và thông minh.








37 SƠ ĐỒ PHẢ HỆ 1. Khái quát Một biểu đồ hoặc cây gia đình cũng là một hữu ích để thu thập thông tin về gia đình của thân chủ. Biểu hiện trực quan này của một gia đình có thể giúp nhà tham vấn xác định các mối quan hệ và vấn đề của gia đình có thể ảnh hưởng tới hành vi hiện tại của thân chủ Hầu hết những người trẻ tuổi thực sự thích cơ hội này để nói về lịch sử gia đình của họ, nó có thể hoạt động như một công cụ tốt để xây dựng niềm tin và mối quan hệ trong mối quan hệ công việc. Lưu ý rằng một số trường hợp, thân chủ có thể thấy tiêu cực hơn với một bức tranh trực quan về tình trạng mối quan hệ của họ đang đối mặt, đặc biệt nếu phần lớn các mối quan hệ của họ là xung đột hoặc xa cách. Sử dụng công cụ này một cách nhạy cảm và trong trường hợp nhà tham vấn nghĩ rằng nó sẽ hữu ích để giúp thúc đẩy thay đổi lành mạnh và phát triển các mối quan hệ tích cực hơn trong cuộc sống của người trẻ 2. Hướng dẫn sử dụng a. Mục đích: Sơ đồ phả hệ được sử dụng để Nhà tham vấn khai thác về các mối quan hệ trong gia đình và những biến cố trong gia đình. b. Độ tuổi: Từ 12 tuổi trở lên c. Đối tượng: Thân chủ khó chia sẻ những vấn đề về gia đình; thân chủ chưa có cái nhìn tổng quát về gia đình hay nguồn lực của bản thân trong gia đình. d. Gợi ý chung Sử dụng một lượng lớn giấy (A3 hoặc lớn hơn), để cung cấp nhiều khoảng trống để vẽ và ghi lại thông tin bổ sung theo thời gian Luôn ghi ngày trên biểu đồ và ngày bên cạnh thông tin bổ sung được ghi lại Có thể làm thoải mái, thân mật và vui vẻ bằng cách sử dụng màu sắc Hữu ích khi giữ một biểu đồ ở phía sau chỗ thân chủ ngồi, để tham khảo và thêm thông tin vào trong các buổi tham vấn tiếp theo Giữ hướng dẫn này bên cạnh và có thể cho thân chủ biết và hiểu việc vẽ sơ đồ này hơn. e. Các bước tiến hành Bước 1: Xác định mục đích cho việc vẽ sơ đồ phả hệ Điều đầu tiên cần làm là xác định mục đích của vẽ sơ đồ sẽ là gì. Ví dụ muốn xác định nguyên nhân của vấn đề bạo lực hay trầm cảm của thân chủ đến từ đâu…. Nhà tham vấn có thể sử dụng thông tin đó theo nhiều cách khác nhau nhưng tất cả đều phải làm với thông tin về lịch sử gia đình và môi trường gia đình của thân chủ. Việc xác định rõ mục đích trước khi bắt đầu sẽ giúp nhà tham vấn định hình được cách thức làm việc và list câu hỏi cần dùng trong buổi làm việc đó Bước 2: Quyết định số lượng thế hệ nhà tham vấn sẽ phân tích Điều quan trọng là tạo cho mình một mục tiêu thực tế. Lý tưởng nhất là nhà tham vấn sẽ bắt đầu với ba thế hệ (ông bà, cha mẹ và thân chủ), nhưng điều đó không phải lúc nào cũng có thể. Có những gia đình mà cả một thế hệ đã biến mất, hoặc họ không liên lạc với một số thành viên. Có những trường hợp khác mà việc tiếp xúc với các thế hệ khác được thực hiện một cách gián tiếp. Nói cách khác, nhiều khi thân chủ chỉ có thể nhận thông tin về một thành viên trong gia đình thông qua những gì người khác nói về họ. Điều này có thể dẫn đến một sự thiên vị. Ở đây, tốt nhất là tìm các nguồn thông tin khác để xác minh tính chính xác của những gì thân chủ nói.



38 Nên lập danh sách các thành viên còn sống mà thân chủ có thể liên lạc. Sau đó lập danh sách mới những người có thể cung cấp cho thân chủ thông tin về các thành viên gia đình mà thân chủ không thể liên lạc. Và cuối cùng, quyết định bao nhiêu thế hệ biểu đồ của thân chủ đó. Bước 3: Làm bảng câu hỏi để thu thập thông tin Đây là một trong những bước quan trọng nhất và nó phụ thuộc vào mục đích bạn quyết định. Điều đó có nghĩa là đưa ra các câu hỏi để thu thập thông tin bạn cần cho biểu đồ của bạn. Nó nên bao gồm một loạt các câu hỏi cơ bản gợi ra dữ liệu nhân khẩu học. Chúng nên bao gồm những thứ như: tên, ngày tháng (sinh, chết, kết hôn, ly dị, di chuyển thành phố, v.v.). Nó cũng nên bao gồm những thứ khác như địa vị xã hội, trình độ học vấn, nghề nghiệp, số lượng trẻ em, giới tính của trẻ em, v.v. Sau đó, nên có một nhóm các câu hỏi đi sâu hơn vào các chi tiết cụ thể về từng thành viên trong gia đình, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến vai trò của thân chủ: vấn đề sức khỏe, sử dụng rượu / ma túy, sức khỏe thể chất và tinh thần, bạo lực, tội phạm / rắc rối với pháp luật, việc làm, giáo dục, những trải nghiệm quan trọng, những xung đột lớn, v.v. Cuối cùng, tạo một nhóm câu hỏi thứ ba để đào sâu vào các sự cố quan trọng của gia đình Đây là những khoảnh khắc khủng hoảng hoặc những vấn đề nghiêm trọng mà một số thành viên trong gia đình gặp phải. Họ đã đánh dấu một trước và sau trong cuộc sống của các thành viên gia đình này. Bạn có thể quyết định những sự cố quan trọng nào bạn muốn làm sáng tỏ bằng cách ghi nhớ mục đích biểu đồ của bạn. Ví dụ một số câu hỏi: Hỏi về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình Bạn thân nhất với ai? Mối quan hệ của bạn như thế nào với ...? Bạn có thường xuyên thấy ...? Hiện tại ... sống ở đâu? Có ai ở đây mà bạn thực sự không hòa hợp? Có ai khác rất thân trong gia đình không? Hay ai thực sự không hợp nhau? Bạn thích ai nhất? ... như thế nào? Ai khác giống như họ? Có ai khác rời khỏi nhà sớm? Có ai khác quan tâm đến nghệ thuật? Vân vân. Bước 4: Thực hiện vẽ sơ đồ phả hệ qua các ký hiệu chuẩn Ký hiệu là những thiết kế được tạo sẵn để biểu thị cho thông tin nhà tham vấn thu thập. Trong bước này nhà tham vấn sẽ sử dụng tuần tự các câu hỏi đã dựng sẵn từ bao quát đến cụ thể để thu thập thông tin và mã háo những thông tin thành các ký hiệu biểu thị trên sơ đồ phả hệ. Nhà tham vấn có thể bắt đầu với những câu hỏi phù hợp với vai trò của thân chủ, ví dụ: Có vấn đề gì với một thành viên gia đình mà đưa thân chủ đến với phòng tham vấn?. Sau đó vẽ cấu trúc gia đình, những người trong gia đình, trong đó các thế hệ, cách họ được kết nối, sinh / kết hôn, chết, v.v. Khi thân chủ nói với nhà tham vấn về các thành viên trong gia đình và các mối quan hệ, hãy ghi chú bên cạnh Trongtên.quá trình này nhà tham vấn có thể thêm một số câu hỏi khác liên quan đến vấn đề nhà tham vấn đang muốn làm rõ. Chú ý khai thác về mặt cảm xúc hay sự kiện xảy ra trong đại gia đình mà theo nhà tham vấn nó có tác động đến vấn đề của thân chủ. Có thể hỏi thêm về giá trị gia đình, tín ngưỡng và truyền thống.



Vòng tròn chấm điều này có thể được sử dụng để bao quanh các thành viên đang sống cùng nhau, ví dụ, người trẻ đang sống cùng. Ly thân (ghi ngày tháng nếu biết) Sinh đôi Ly hôn (ghi ngày tháng nếu biết)





Mối quan hệ kết hôn (ghi ngày tháng nếu biết)




39 Tạo khung với các liên kết làm cơ sở của bạn Những mối quan hệ nào giữa các thành viên trong gia đình luôn là một thông tin quan trọng. Đó là lý do tại sao công cụ không chỉ hiển thị liên kết, nhà than vấn cũng thêm một số loại yếu tố cho biết chất lượng của nó. Ngay cả khi đó chỉ là về mặt chung. Tạo các biểu tượng được tiêu chuẩn hóa để thể hiện các mối quan hệ gần gũi, xa cách, căng thẳng, xung đột là đủ. Và cũng tốt khi có một số biểu tượng để đại diện cho các trường hợp lạm dụng thể nghi ngờ mà không có bằng chứng. Bước 5: Phân tích biểu đồ Phân tích một biểu đồ là một điều sáng tạo và thường hấp dẫn để làm. Nó bắt đầu như một sự đánh giá về mức độ chính xác của mọi thứ trong hình dung của nhà tham vấn. Nếu nhà tham vấn có bất kỳ nghi ngờ nào về thông tin nào đó, tốt nhất là chỉ ra như vậy hoặc tìm hiểu xem nó có đúng không. Phân tích đầu tiên này sẽ giúp nhà tham vấn sắp xếp thông tin rõ ràng và chính xác nhất có thể. Nỗ lực chính xác này sẽ được đền đáp khi đến bước tiếp theo. Nhà tham vấn có thể vẽ lại sơ đồ phả hệ sau khi đã làm việc với thân chủ để đưa ra một cái nhìn rõ ràng và chính xác nhất. f. Biểu tượng ký hiệu vẽ sơ đồ phả hệ Biểu tượng để vẽ sơ đồ phả hệ Biểu tượng Ý nghĩa Biểu tượng Ý nghĩa Biểu tượng nữ tên, tuổi Mối quan hệ mâu thuẫn Biểu tượng nam tên, tuổi Mối quan hệ xa cách Không rõ giới tính Mối quan hệ thân thiết Cái chết một chữ thập nhỏ ở góc của biểu tượng (ghi ngày nếu biết)

chất, cảm xúc hoặc tình dục. Trong rất nhiều trường hợp, nhà tham vấn sẽ phải thêm một số yếu tố để chỉ ra rằng đó chỉ là sự

40 3. lưu ý khi vẽ: Trong mối quan hệ vợ chồng vẽ nam trước nữ sau Trong quan hệ anh em vẽ theo thứ tự từ bé đến lớn Có thể viết ghi chú những thông tin về cá nhân đó ở bên cạnh ký hiệu về người đó Nên hỏi về mốc thời gian cũng như những năm có các sự kiến lớn ảnh hưởng đến thân chủ 4. Minh họa công cụ sơ đồ phảSơhệđồ phả hệ gia đình em H.A Ông nội Bà nội Mẹ Mợ Bố Cậu Ông ngoại Mẹ kế H.A 13 tuổi 17 tuổi 11 tuổi 13 tuổi 04 tuổi
















41




i quan hệ tin tưởng: Giới thiệu Nhà tham vấn, chức năng nhiệm vụ, nguyên tắc bảo mật, thân chủ trọng tâm… Bước 2: Giới thiệu công cụ: Mục đích, thời gian, cách thức thực hiện. Khuyến khích câu trả lời trung thực nhất sẽ rất tốt để giúp đỡ trẻ Bước 3: Cho trẻ thực hiện công cụ. Giải đáp thắc mắc về các từ ngữ, ý nghĩa của câu hỏi, cách hiểu đúng… nếu cần thiết. Bước 4: Thảo luận với trẻ về kết quả, điều chỉnh lại một số câu trả lời nếu cần thiết. Cách tính điểm/đọc kết quả: + Hiểu về những cảm xúc chủ đạ


42 TRẮC NGHIỆM TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN
1. Khái quát Khai thác các thông tin của học sinh là một trong những bước quan trọng cho quá trình tham vấn, trị liệu. Tuy nhiên không phải học sinh nào cũng có thể sẵn sàng thiết lập một mối quan hệ tốt và chia sẻ tất cả mọi thông tin về mình. Thay vì những câu hỏi cứng nhắc, khô khan, việc cho học sinh tự ghi thông tin của bản thân vào Công cụ tự đánh giá bản thân sẽ tăng thêm khả năng sáng tạo, giúp cho học sinh dễ dàng chia sẻ hơn. Đồng thời cũng là cơ sở ban đầu để Nhà tham vấn tiếp tục khai thác sâu các thông tin của học sinh. 2. Cách sử dụng công cụ Mục đích sử dụng: + Công cụ dùng để học sinh tự tìm hiểu về bản thân mình, qua đó nhà tham vấn cũng khám phá những sở thích, suy nghĩ, cảm xúc, quan điểm, mong muốn… của trẻ. + Sử dụng ở giai đoạn nào trong quá trình hỗ trợ: Sử dụng để xây dựng mối quan hệ, thu thập thông tin, căn cứ cho các thảo luận sâu để đánh giá vấn đề, hỗ trợ phục hồi để khám phá điểm mạnh, tìm kiếm nguồn lực cho thân chủ + Có thể sử dụng như một căn cứ ban đầu để sàng lọc nguy cơ; phát hiện vấn đề; thu thập thông tin và thảo luận sâu hơn đối với các trường hợp liên quan đến nghi ngờ bạo lực, xâm hại, mua bán người… Độ tuổi và đối tượng sử dụng: trẻ em từ 6 đến dưới 15 tuổi Mô tả thành phần công cụ: + Gồm 3 thành phần chính: Phần để tìm hiểu cảm xúc bản thân: 5 cảm xúc chính: xấu hổ, tức giận, sợ hãi, vui, buồn Phần tìm hiểu những điều trẻ thích và ghét Phần tìm hiểu cảm giác chính của trẻ về bản thân trong mắt người khác Phần tìm hiểu cách suy nghĩ, quan điểm của trẻ về người tốt và người xấu Các bước sử dụng: Bước 1: Xây dựng mố o của trẻ: tích cực hay tiêu cực? Có liên quan đến ai, đến sự việc nào? ở thời điểm cụ thể nào trong quá khứ? + Hiểu về quan điểm của trẻ, trên cơ sở cảm xúc và quan điểm sàng lọc và khai thác các thông tin liên quan đến các vấn đề như sang chấn, bạo lực, xâm hại… + Tiếp tục hỏi sâu hơn những vấn đề nhà tham vấn quan tâm liên quan đến nguy cơ và các vấn đề khác của trẻ.

43 3. Một số lưu ý khi sử dụng Tùy độ tuổi của trẻ đưa ra những giải thích thích hợp để trẻ có thể hiểu và tiếp thu. Trước khi giải thích cần tìm hiểu cách hiểu của trẻ về từ ngữ, ý nghĩa… của câu hỏi trong test. Luôn nhấn mạnh lại về bảo mật thông tin nếu cần thiết. Có thể sử dụng ở nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình tham vấn tùy vào mục đích tham vấn. TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN Cháu thích nhấ .......................t............... Cháu ..........................khi.....................vuiCháu buồ khi.............................n Cháu rất ghét khi người ta ............................... Cháu lo sợ khi............................................. Cháu thường xấu hổ khi............................... Cháu tức giậ khi....................n.............. Những người xung quanh cho rằng cháu là ngườ .........................................i...............................













Tiếp tục hỏi sâu hơn những vấn đề nhà tham vấn quan tâm liên quan đến nguy cơ và các vấn đề khác của học sinh. 3. Một số lưu ý khi sử dụng Tùy độ tuổi của học sinh đưa ra những giải thích thích hợp để học sinh có thể hiểu và tiếp thu. Trước khi giải thích cần tìm hiểu cách hiểu của học sinh về từ ngữ, ý nghĩa… của câu hỏi trong test. Luôn nhấn mạnh lại về bảo mật thông tin nếu cần thiết. Nên sử dụng trong buổi đầu tiên làm việc với học sinh


44 CÔNG CỤ “TẤT CẢ VỀ TỚ” 1. Khái quát chung Có rất nhiều thang đo, công cụ để thân chủ có thể tự nhìn nhận, đánh giá bản thân. Bên cạnh những công cụ đã được giới thiệu ở trên, công cụ Tất cả về tớ cũng là một phương án thích hợp để sử dụng với mục đích sở thích, suy nghĩ, cảm xúc, quan điểm, mong muốn… của trẻ 2. Các sử dụng công cụ: Mục đích sử dụng: + Bảng hỏi dùng để học sinh giới thiệu về bản thân mình, khám phá những thông tin quan trọng của học sinh một cách khéo léo. + Sử dụng ở giai đoạn nào trong quá trình hỗ trợ: Sử dụng để xây dựng mối quan hệ, thu thập thông tin Độ tuổi và đối tượng sử dụng: học sinh em từ 10 tuổi trở lên Các bước sử dụng: Bước 1: Xây dựng mối quan hệ tin tưởng: Giới thiệu Nhà tham vấn, chức năng nhiệm vụ, nguyên tắc bảo mật, thân chủ trọng tâm… Bước 2: Giới thiệu công cụ: Mục đích, thời gian, cách thức thực hiện. Khuyến khích câu trả lời trung thực nhất sẽ rất tốt để giúp đỡ học sinh. Bước 3: Cho học sinh thực hiện công cụ. Giải đáp thắc mắc về các từ ngữ, ý nghĩa của câu hỏi, cách hiểu đúng… nếu cần thiết. Bước 4: Thảo luận với học sinh về kết quả, điều chỉnh lại một số câu trả lời nếu cần thiết. Cách tính điểm/đọc kết quả: Hiểu thêm về những thông tin liên quan đến học sinh: tích cực hay tiêu cực? Có liên quan đến ai? Có những nguồn lực nào có thể hỗ trợ cho vấn đề của học sinh hay không? Có điểm nào cần lưu ý trong các mối quan hệ, trong suy nghĩ của học sinh hay không? Hiểu về quan điểm của học sinh, trên cơ sở cảm xúc và quan điểm sàng lọc và khai thác các thông tin liên quan đến các vấn đề như sang chấn, bạo lực, xâm hại…

Đây là tớ. Và tớ tên là: …………………………………Mónăntớthích: …………………………………. Thành tích tớ từng có: ………………………………………………………………….………….. ……………….………………………………………. Sinh nhật của tớ: ………………………………………… Nhà tớ ở: …………………………………….…………………………………….…………………… . Gia đình tớ có: …………. người. Đó là: Đi…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………ề u có thể làm tớ vui: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..




















Sau 5 10 phút thì nhà tham vấn bắt đầu làm việc và chuyển đổi/ khai thác câu chuyện từ đặc tính sang các mối quan hệ.
46 3C_ 1 1. Khái quát Tâm trí của chúng ta có xu hướng phóng chiếu mạnh mẽ một cách bản năng, nghĩa là phản ứng trước một tình huống hiện tại từ các gợi ý chưa hoàn chỉnh dựa vào thiết lập linh hoạt trong quá khứ và những biểu thị sở thích, động lực và mối quan tâm vô thức của chúng ta. Phóng chiếu kể cho chúng ta nghe một câu chuyện nhằm trả lời câu hỏi: Thực chất việc đó có ý nghĩa gì? Đó có thể là một tình huống hoặc một người nào đó. Khi phóng chiếu, ta không có cảm giác rằng mình đang làm điều gì đó phức tạp hay đặc biệt. Ngược lại, nó đem đến cảm giác như thể ta đang nhìn nhận sự việc đúng như nó vốn là. Tự nhận thức nghĩa là nhận ra bản thân đang phóng chiếu và mong muốn quay lại bản chất đích thực của sự việc. Vấn đề chính không phải ở hiện tại, có những sự việc chưa kết thúc trong quá khứ vẫn đang đeo bám chúng ta. 2. Cách sử dụng công cụ Đối tượng: Từ 8 đến 16 tuổi Mục đích sử dụng: Sử dụng cho các học sinh có những vấn đề liên quan đến bạo lực/ xâm hại, những học sinh có các cảm xúc trong các mối quan hệ với bạn bè/ gia đình/ xã hội - Một số gợi ý trong sử dụng: Các con nghĩ gì khi nhìn bức hình dưới đây? Hãy liệt kê lần lượt các đặc tính của con chuột, quái vật và đặc tính của người làm test.


Đừng suy nghĩ quá nhiều mà hãy nói ngay những điều bạn tin là đang xảy ra. Con hãy viết vào bên cạnh tờ giấy.
3. Lưu ý khi sử dụng thang: Khi cho học sinh làm nhà tham vấn cần ghi chép và quan sát. Cần thống nhất rõ ràng về thời gian, giải thích cho học sinh về khái niệm “đặc tính” hoặc các từ khoá mà học sinh chưa hiểu. Hướng dẫn học sinh làm lần lượt từng con vật một

47 Đặc tình của con chuột Điểm mạnh ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Hạn ch ……………………………………………………………………………ế Con chuột …………………………………………………………………………… Đặc tính của con quái vật Điểm mạnh ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Hạn chế Con Quái vật ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………Điể m mạnh ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Hạn ch …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………ế…………………………………… Và Tôi






1. Khái quát chung Hầu hết học sinh (nhất là những học sinh đang có khó khăn về tâm lý) không nhận thức được cảm xúc của chính mình và cảm thấy bất lực với việc kiểm soát cảm xúc. Các em thường cảm thấy bản thân “tự động” chuyển từ cảm xúc này sang cảm xúc khác và để mặc mình trôi theo dòng cảm xúc và để nó ảnh hưởng nhiều đến việc học tập và sinh hoạt. Khi học sinh không quản lý cảm xúc của mình một cách có nhận thức, não bộ của chúng sẽ “chạy tự động” và chuyển bạn vào các cảm xúc khác nhau. Tệ hơn nữa, sau một thời gian lặp đi lặp lại, nhiều cảm xúc trở thành thói quen cố hữu của bạn. Việc này giải thích tại sao nhiều học sinh vẫn cảm thấy buồn ngủ và không tỉnh táo cho dù đã ngủ được bảy tám giờ trước đó. Hoặc có những học sinh khi bước vào lớp học hoặc hoạt động là cảm thấy nản chí và muốn bỏ ngay lập tức. Tất cả những thói quen cảm xúc giới hạn này đã được lập trình sẵn trong tiềm thức của học sinh và do các kết nối nơ ron tạo ra. Chính vì vậy nhiều học sinh đến phòng tham vấn than vãn là mình không quản lý được cảm xúc và cảm thấy chán nản. Thang cảm xúc: là cách học sinh dùng các hình vẽ, mô hình để gọi tên cảm xúc của bản thân và mức độ xuất hiện của cảm xúc đó. Thang cảm xúc có thể cho điểm mức độ xuất hiện từ điểm 1 (ít xuất hiện, mức độ cảm xúc thấp) đến 10 điểm (liên tục xuất hiện mức độ cảm xúc rất mạnh). Các dạng thang cảm xúc: Bảng kiểm soát cảm xúc: Là công cụ để học sinh ghi rõ những cảm xúc của bản thân xuất hiện theo từng mốc thời gian cụ thể, mức độ của cảm xúc và những sự kiện liên quan đến cảm xúc đó.







48 BẬC THANG CẢM XÚC VÀ BẢNG QUẢN LÝ CẢM XÚC

49 Thời gian Tên cảm xúc Hoạt động liên quan đến cảm xúc Mức độ cảm xúc Hậu quả Cách học sinh đã quản lý cảm xúc Thang cảm xúc; bảng kiểm soát cảm xúc là những công cụ hỗ trợ để nhà tham vấn cùng với học sinh gọi tên được cảm xúc, xác định được rõ cảm xúc của bản thân học sinh là gì và biết cách kiểm soát cảm xúc đó. 2. Hướng dẫn sử dụng Mục đích sử dụng: Học sinh gọi tên được cảm xúc của chính mình/ hiểu được mình đã và đang có cảm xúc như thế nào. Học sinh cùng nhà tham vấn phân tích được mức độ của các cảm xúc, những sự kiện/ hoạt động liên quan đến cảm xúc, ảnh hưởng của cảm xúc đến cuộc sống của học sinh, cách học sinh đã quản lý cảm xúc Học sinh đánh giá và cùng đưa ra được cách để hạn chế những cảm xúc tiêu cực xuất hiện và học cách để tăng cường các cảm xúc tích cực. Cách thực hiện: Bước 1: Chuẩn bị: Giấy màu/ giấy trắng (A4, A3); bút màu, bút bi, bút chì, sáp màu Bước 2: Giới thiệu công cụ và cho học sinh chọn đồ dùng để thực hiện Học sinh chọn giấy bất kì và chọn công cụ là thang cảm xúc hoặc bảng kiểm soát cảm xúc. Nên cho học sinh làm thang cảm xúc trước khi làm bảng kiểm soát cảm xúc. Có thể làm cả 2 công cụ cùng một buổi tham vấn (tuỳ vào mức độ cảm xúc của học sinh và cảm xúc là tích cực hay tiêu cực). Tuy nhiên, mỗi công cụ nên làm ở những buổi khác nhau để học sinh được trải nghiệm gọi rõ tên cảm xúc, chia sẻ về cảm xúc đó và tự lập được bảng kiểm soát cảm xúc của mình. Bước 3: Học sinh thực hiện gọi tên cảm xúc và làm bảng quản lý cảm xúc Với thang cảm xúc: + Gọi tên cảm xúc: nếu học sinh khó khăn để gọi rõ tên cảm xúc thì học sinh có thể mô tả những dấu hiệu về cơ thể khi xuất hiện cảm xúc > Nhà tham vấn cùng học sinh xác định tên cảm xúc. Học sinh cũng có thể sử dụng hình ảnh để mô phỏng cho cảm xúc. + Mức độ cảm xúc: Giải thích cho học sinh hiểu rõ mức điểm tương ứng với cường độ cảm xúc, tần số xuất hiện.



50 - Với bảng kiểm soát cảm xúc: + Cùng học sinh làm thử 1 cảm xúc bất kì mà học sinh đã xuất hiện nhiều nhất, điền đầy đủ các thông tin liên quan đến cảm xúc đó. + Học sinh có thể chọn lập bảng kiểm soát cảm xúc: theo thời gian (tức là các cảm xúc xuất hiện trong 1 ngày, 1 tuần); Thời gian Tên cảm xúc Hoạt động liên quan đến cảm xúc Mức độ cảm xúc Hậu quả Cách học sinh đã quản lý cảm xúc Thứ 2 Thứ 3 Theo cảm xúc (1 cảm xúc nhưng xuất hiện ở các thời gian khác nhau, hoạt động khác nhau, mức độ khác nhau và cách học sinh đã ứng phó với cảm xúc đó khác nhau). Tên cảm xúc Thời gian Hoạt động liên quan đến cảm xúc Mức độ cảm xúc Hậu quả Cách học sinh đã quản lý cảm xúc Hạnh phúc Bước 4: Cùng học sinh trò chuyện, chia sẻ về sản phẩm học sinh đã làm dựa vào công cụ thang cảm xúc, bảng kiểm soát cảm xúc. Nhà tham vấn đưa ra các câu hỏi khác nhau, chú ý những cảm xúc xuất hiện ở mức độ cao, học sinh không kiểm soát được. - Với những cảm xúc học sinh không gọi tên được thì cần hỏi rõ học sinh những dấu hiệu nổi bật => đặt tên cho cảm xúc đó. Bước 5: Học sinh thực hành và trải nghiệm 1 số cách để kiểm soát cảm xúc Giao bài cho học sinh tự lập thang cảm xúc và bảng kiểm soát cảm xúc cho 1 khoảng thời gian nhất định (1 ngày, 1 tuần) Hướng dẫn học sinh cách để giải toả 1 số cảm xúc tiêu cực: thư giãn, nắm tay, nghe nhạc, thể dục, đọc sách, xem phim, đi bộ, massage, vẽ tranh, nặn, nói chuyện chia sẻ với người khác,….



51 3. Những lưu ý khi sử dụng Cần linh hoạt sử dụng công cụ thang cảm xúc, bảng quản lý cảm xúc cùng với các công cụ khác để học sinh khám phá cảm xúc bản thân như: thẻ cảm xúc, nặn cảm xúc, vẽ tranh cảm xúc,…. Với những học sinh khó khăn trong việc chia sẻ, cần đưa ra các câu hỏi khác nhau hoặc dẫn dắt học sinh vào các câu chuyện để học sinh cảm thấy thoải mái. Tránh đánh giá/ phán xét các cảm xúc của học sinh Mọi cảm xúc của học sinh, kể cả các cảm xúc tiêu cực đều cần được tôn trọng và khuyến khích học sinh nói ra những cảm xúc của mình. Không đánh gía cách học sinh quản lý cảm xúc, chỉ đưa ra cho học sinh các cách có thể quản lý cảm xúc và cho học sinh cơ hội lựa chọn cách quản lý cảm xúc phù hợp nhất với chính mình.



NG VÒNG TRÒN THÂN M


52 NHỮ ẬT 1. Khái quát chung: Mỗi người thể hiện cái tôi của mình khác nhau, cho nên mỗi người đều có những vòng tròn thân mật khác nhau tương ứng với từng người. Vòng tròn thân mật phản ánh nhiều suy nghĩ, cảm nhận của thân chủ về các mối quan hệ xung quanh. Thực hành vòng tròn thân mật đồng nghĩa với việc dành thời gian để bản thân tự nhìn nhận lại các mối quan hệ xung quanh, đánh giá mức độ làm chủ các mối quan hệ của bản thân. 2. Cách sử dụng công cụ: Mục đích sử dụng: Khám phá những mối quan hệ trong đời sống của thân chủ. Xác định những sức mạnh trong các mối quan hệ có thể trợ giúp cho thân chủ. Xác định những mối quan hệ không an toàn và gây ra sợ hãi. Độ tuổi và đối tượng sử dụng: học sinh từ 10 tuổi trở lên có những khó khăn trong mối quan hệ hoặc có rối loạn stress sau sang chấn để khai thác thông tin về các mối quan hệ. Thành phần công cụ: Một bản sao của biểu mẫu về vòng tròn kết nối. Bút màu và bút chì màu Giấy khổ lớn để vẽ vòng tròn lớn (hình mô tả phía dưới) Bộ câu hỏi tìm hiểu về các mối quan hệ Nói cho cô biết về mọi người? Nói cho cô biết tại sao em lại đặt (tên của) …..ở đó? Em có thể nói cho cô biết thêm về người ấy không? Em cảm thấy thế nào khi có người gần gũi với em? Em cảm thấy thế nào nếu họ rời xa em? Về người này thì sao? Ai là người em cảm thấy gần gũi nhất? Em có thể nói cho cô biết thêm về điều đó không? Khi khó chịu, ai là người em muốn trò chuyện cùng? Đặt các câu hỏi khác để thu được thông tin rõ hơn. Các bước sử dụng: Bước 1: Chuẩn bị giấy và bút màu cho học sinh. Bước 2: Giới thiệu về hoạt động. Nói với học sinh: “Chúng ta sẽ xem xét tất cả những người liên quan tới đời sống của bạn, và bạn cảm thấy gắn bó như thế nào đối với từng người trong số họ để bạn có thể hiểu hơn về bản thân và về những người quanh bạn”.
Bước 3: Giải thích rằng bạn muốn học sinh đặt tất cả những người liên quan tới đời sống của họ vào vòng tròn thân mật, những người họ cảm thấy gắn bó và có mối quan hệ mật thiết cũng như những người khiến họ sợ và không thoải mái.

53 Bước 4: Yêu cầu học sinh viết tên từng người vào từng vòng tròn tương ứng và sắp xếp thứ tự từ trong ra ngoài những người có mức độ thân mật theo hướng giảm dần (những vòng tròn bên trong mang tên những người gần gũi còn những vòng tròn bên ngoài mang tên những người gây cho học sinh cảm giác sợ hãi). o Yêu cầu học sinh dùng những màu sắc khác nhau để biểu trưng cho các mối quan hệ. Cũng có thể yêu cầu trẻ viết vào các mảnh giấy màu tên của từng người rồi sau đó dán vào các vòng tròn (Gợi ý rằng các em có thể vẽ khuôn mặt của từng người.) Bước 5: Sử dụng bộ câu hỏi tìm hiểu về mối quan hệ gia đình để khai thác thêm thông tin về những mối quan hệ mà thân chủ viết trong biểu mẫu. 3. Một số lưu ý khi sử dụng: Đảm bảo rằng mối quan hệ giữa Nhà tham vấn và học sinh đã được thiết lập chặt chẽ để thân chủ cảm thấy an toàn và thoải mái chia sẻ chân thật về suy nghĩa, cảm xúc của mình về các mối quan hệ trong gia đình. Những vòng tròn thân mật Tôi



Bước 3: Quan sát học sinh thực hiện, giải đáp câu hỏi hoặc gợi ý khi cần.
Ảnh đại diện: Học sinh vẽ hoặc viết về bản thân mình, có thể vẽ một hình tượng phù hợp mà trẻ cảm thấy đại diện cho bản thân.
Các bước sử dụng: Bước 1: Chuẩn bị công cụ, bút chì, bút viết, bút màu.
54 SOCIAL MEDIA PROFILE 1. Khái quát chung: Mạng xã hội, đặc biệt là facebook, là những thứ rất quen thuộc với các bạn học sinh. Công cụ này, thông qua sự yêu thích của trẻ với mạng xã hội, được thiết kế giống như hồ sơ cá nhân Facebook. Công cụ có thể sử dụng những buổi làm việc đầu để xây dựng mối quan hệ tham vấn, giúp trẻ dễ dàng thể hiện bản thân mình hơn, nhà tham vấn có thể tìm hiểu, khơi gợi nhu cầu và khai thác những thông tin cơ bản của trẻ dễ dàng hơn. Học sinh thường mất 10 20’ để hoàn thành công cụ 2. Cách sử dụng: Mục đích sử dụng: Xây dựng mối quan hệ, giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc chia sẻ về bản thân, về nỗi sợ cách người khác nhìn nhận mình, ước mơ hoặc mong ước tương lai, những nguồn lực người mà học sinh cảm thấy gần gũi và tin tưởng. Sử dụng trong quá trình trị liệu phục hồi để nói về ước mơ, mục tiêu tương lai và cách để đạt được mục tiêu; hoặc giúp học sinh dễ bộc lộ cách người khác thường nhìn nhận về bản thân học sinhh và lên kế hoạch để thay đổi những nhìn nhận tiêu cực.
Mô tả: Học sinh viết về cách tự nhìn nhận bản thân mình và cách trẻ cho rằng, hoặc từng nghe thấy, người khác nói về bản thân. Bạn bè: Viết một số cái tên những người học sinh yêu quý nhất, thân thiết và tin tưởng nhất.

Bước 4: Cùng học sinh trò chuyện, phân tích dựa trên những thông tin học sinh cung cấp.
Giới thiệu: Thông tin cơ bản.

Bước 2: Trước khi giới thiệu công cụ, nhà tham vấn có thể hỏi học sinh có sử dụng facebook bao giờ chưa. Sau đó giới thiệu công cụ: “Đây là một hoạt động vui vui để cô/thầy có thể hiểu hơn về con. Bây giờ nếu lập facebook về cuộc đời con, nó sẽ như thế nào?”
3. Lưu ý khi sử dụng công cụ: Có thể sử dụng để học sinh viết về giả định trong tương lai, hoặc viết về mong muốn của trẻ về tương lai: Tương lai trông sẽ như thế nào? Sẽ được mọi người nhìn nhận, nói về mình như thế nào? Đến tương lai ấy học sinh mong muốn mình có tự mô tả bản thân thế nào? Ở ảnh bìa, thường trẻ sẽ viết/ vẽ về ngành nghề mơ ước, Nhà tham vấn có thể gợi ý tương lai không chỉ bó hẹp trong nghề nghiệp mà nó rất rộng, có thể là cuộc sống thế nào, trở thành người như thế nào, sống cùng ai, sống ở đâu… Trong trường hợp học sinh cảm thấy khó hình dung, có thể gợi ý
Độ tuổi và đối tượng: Từ 11 tuổi đến 18 tuổi. Thành phần công cụ: Ảnh bìa: Học sinh có thể vẽ hoặc viết ngắn gọn về mong ước, ước mơ hoặc viễn cảnh tương lai mà trẻ nghĩ rằng mình sẽ trở thành.
Tiểu sử: Viết về những thành tựu trẻ từng đạt được.

55 “Con nghĩ tương lai 3 năm nữa con sẽ như thế nào?”, “Con nghĩ trong 1 tháng tới con sẽ thế nào?”, “Con nghĩ đến năm cấp 3/đại học con sẽ thế nào?”…. Nhiều học sinh cảm thấy khó khăn trong nhiệm vụ tìm thành tựu của bản thân, nhà tham vấn có thể giải thích thành tựu không cần là những điều to tát, nó có thể là hôm qua trẻ đạt được 7 điểm văn, hoặc từng được thầy cô khen ngợi vì năng nổ trong lớp. Nhà tham vấn có thể gợi ý “Điều gì con từng làm được mà con thấy rất hài lòng với kết quả của nó?”, “Điều gì con từng làm khiến con thấy tự hào với bản thân con?”



56 Tên:__________________________________ Ảnh đại diện Giới thiệu Sinh nhật:_____________________ Cung hoàng đạ Thích:_________________________o:________________ Bạn bè Những người gần gũi với con nhất _______________________ Mô tả Con sẽ nói về mình như thế nào? Người khác sẽ nói về con như thế nào? Tiểu sử Những thành tựu con đã đạt được ___________________________ Ảnh bìa Tương lai của con sẽ trông như thế nào?









57 TẢNG BĂNG 1. Khái quát chung Tảng băng là một hình ảnh quen thuộc trong các lý thuyết tâm lý, với hình tượng những gì nổi trên mặt nước chỉ thể hiện rất ít và là bề nổi của thật nhiều những điều khác tàng ẩn sâu bên dưới. Sử dụng hình ảnh Tảng băng là một trong những công cụ hữu hiệu để khai thác về những sự kiện sang chấn trong quá khứ. 2. Hướng dẫn sử dụng Mục đích sử dụng: Cho thấy những ký ức về những sự kiện sang chấn in sâu trong não chúng ta như thế nào và nếu chúng ta không nói về chúng thì chúng sẽ ẩn sâu ở đó mãi. Được sử dụng như một công cụ để giúp học sinh hiểu rằng những ký ức ẩn tàng có thể gây ra những vấn đề trong đời sống của chúng ta. Học sinh nói về tiểu sử sang chấn của mình. Các bước sử dụng Bước 1: Chuẩn bị công cụ: Một bộ ảnh về những tảng băng. Bút màu và giấy Bản sao biểu mẫu về tảng băng Bước 2: Giới thiệu hoạt động bằng cách cho học sinh xem những bức ảnh về các tảng băng trong khi bạn cung cấp thông tin về chúng. Hãy hỏi học sinh “Một tảng băng là gì và nó có thể gây ra những vấn đề gì?” Bước 3: Hỏi học sinh về những quan sát của chúng về các tảng băng trong những bức ảnh. Bước 4: Nói về việc nhìn trên mặt nước thì tảng băng có vẻ nhỏ và đẹp như thế nào. Mọi người giả bộ là hạnh phúc và vui cười nhưng họ lại có rất nhiều kỷ niệm buồn ẩn sâu trong tim mình. Bước 5: Giải thích việc những tảng băng cũng giống với những ký ức trong trí óc của chúng ta như thế nào. Khi những việc tệ hại như cưỡng hiếp,buôn người và bạo lực diễn ra, người bị hại sẽ có rất nhiều ký ức hoặc câu chuyện trong tâm trí và họ thường cảm thấy xấu hổ hoặc sợ nói về chúng. Nếu những ký ức tồi tệ bị ẩn giấu, đôi khi chúng có thể gây ra vấn đề trong đời sống của chúng ta theo những cách khác nhau Không thể tập trung ở lớp học Luôn cảm thấy tức giận ăn Không thể nhớ tốt mọi việc Thấy tôi muốn kết thúc cuộc đời hoặc cắt vào thân mình Có những cơn hồi nghiệm Xung đột với người khác Cảm thấy lo âu Cảm thấy sợ một số người hai nơi chốn nào đó Gặp ác mộng hoặc những giấc mơ tệ Có nhiều triệu chứng hơn




58 Bước 6: Giúp học sinh xác định những sang chấn của các em rồi sau đó vẽ lên bức tranh của các em hoặc sử dụng biểu mẫu. Phần dưới tảng băng của em là gì? Viết lên bức tranh. Biểu mẫu tảng băng




59 THANG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QUẢN TRỊ BẢN THÂN 1. Khái quát chung Năng lực quản trị bản thân được xem là một trong những năng lực cốt lõi cần được hình thành cho học sinh ở các nhà trường. Thang đo đánh giá năng lực quản trị bản thân được PGS.TS Nguyễn Công Khanh thiết kế và hiệu chỉnh năm 2015, nhằm đánh giá khả năng quản trị bản thân của học sinh lứa tuổi trung học (THCS và THPT). Năng lực quản trị bản thân gồm 1 tổ hợp các năng lực thành phần như: năng lực tìm hiểu khám phá bản thân, năng lực trải nghiệm tự khẳng định; năng lực quản lý kiểm soát bản thân; năng lực lãnh đạo phát triển bản thân. Mỗi năng lực này lại gồm các thành phần, các dấu hiệu biểu hiện cốt lõi. Mỗi giáo viên cần giúp học sinh nhận ra xem bản thân có năng lực quản trị bản thân cụ thể nào, tạo cơ hội trải nghiệm để các em định hướng phát triển bản thân. 2. Hướng dẫn sử dụng Mục đích sử dụng: + Đánh giá năng lực khám phá và quản trị bản thân của học sinh + Là căn cứ để xác định rõ học sinh có khả năng quản trị/kiểm soát bản thân như thế nào? Học sinh có khả năng tự trải nghiệm, tự khẳng định bản thân không? + Dựa trên kết quả đánh giá của thang quản trị bản thân, nhà tham vấn có thể đưa ra các biện pháp hỗ trợ để nâng cao năng lực khám phá và kiểm soát bản thân. + Đặc biệt, việc quản trị bản thân của học sinh sẽ liên quan chặt chẽ đến việc học tập và sự chủ động, tự tin khi tham gia các hoạt động ở trường học. Học sinh có tự nhận thức được chính bản thân mình hay không. Đối tượng sử dụng: Học sinh ở cấp học trung học bao gồm: Học sinh cấp THCS và học sinh THPT Các thành phần của thang đo: Thang đánh giá Năng lực quản trị bản thân được thiết kế để đo 4 thành tố chính của năng lực bản thân của học sinh: + Năng lực tìm hiểu khám phá bản thân: là tổ hợp các khả năng/ thành phần như: tìm hiểu, suy ngẫm, tự nhận thức bản thân. Học sinh có năng lực sẽ trả lời được câu hỏi tôi là ai? Tôi có năng lực gì? Tôi sẽ trở thành người như thế nào? Ngược lại, học sinh có năng lực này thấp thì chứng tỏ học sinh chưa hiểu chính bản thân mình, điều đó thường làm trẻ có cảm giác tự ti, mặc cảm về chính mình. + Năng lực trải nghiệm, tự khẳng định: Thể hiện ở khả năng chấp nhận thực tại, sẵn sàng trải nghiệm thực tế để khẳng định bản thân mình. Khi học sinh có năng lực này thì thường học sinh rất tự tin, chủ động tham gia các hoạt động ở trường. Đặc biệt trẻ biết thể hiện bản thân mình đúng lúc, đúng nơi, khẳng định được giá trị bản thân. + Năng lực quản lý, kiểm soát bản thân: là năng lực mà học sinh có thể làm chủ được các cảm xúc, hành động của bản thân. Học sinh quản lý được các vấn đề cá nhân liên quan đến chính bản thân trẻ bao gồm: cảm xúc, thời gian, hoạt động, kế hoạch, các mối quan hệ của bản thân mình. Trong năng lực này đặc biệt đề cập đến vấn đề học sinh kiểm soát những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực. + Năng lực lãnh đạo, phát triển bản thân: Là năng lực xác định được mục đích, ý nghĩa của cuộc sống hiện tại, tương lai bằng những giá trị, niềm tin để biến những kế hoạch, ước mơ thành hiện thực. Năng lực lãnh đạo, phát triển bản thân còn thể hiện ở khả năng học sinh có thể luôn tự đưa ra



60 được những mục tiêu, kế hoạch cho chính bản thân mình. Ngoài ra năng lực này cũng tiềm ẩn khả năng trẻ có thể dẫn dắt, lôi cuốn, lãnh đạo người khác theo những mục tiêu, kế hoạch bản thân đặt ra. Các bước thực hiện thang đánh giá năng lực quản trị bản thân: + Bước 1: Chuẩn bị và giới thiệu thang đo với học sinh Trước khi sử dụng thang đánh giá năng lực bản thân thì nhân viên tham vấn cần xác định rõ mục đích của việc đánh giá. Đặc biệt nhân viên tham vấn cần chuẩn bị: phiếu đánh giá bút, bàn ghế, phòng cho học sinh làm thang đo yên tĩnh. Giới thiệu về thang đo một cách cụ thể cho học sinh (giải thích ý nghĩa, các chỉ số có thể thấy được khi kết thúc thang đo). Học sinh có đồng ý làm thang đo không. Chỉ tiến hành đánh giá khi học sinh cảm thấy thoải mái, hợp tác để thực hiện toàn bộ bảng đánh giá dưới sự quan sát của nhân viên tham vấCánn. bộ tham vấn giới thiệu thang đo với học sinh: Đây là thang đánh giá về vấn đề năng lực quản trị bản thân cho học sinh độ tuổi vị thành niên. Con sẽ có thời gian để hoàn thiện thang đánh giá này. Con hãy bình tĩnh, suy nghĩ và chọn phương án đúng nhất với mình để khoanh tròn vào đáp án theo các mức độ từ 0 điểm đến 4 điểm tương ứng với không, chưa thể hiện đến thể hiện thường xuyên, có minh chứng. Trong quá trình làm nếu câu nào con chưa hiểu con có thể hỏi lại để Cô sẽ giải thich cho con rõ hơn. + Bước 2: Cho học sinh thực hiện thang đánh giá Trong quá trình trẻ thực hiện thang đánh giá, nhân viên tham vấn cần chú ý: Quan sát biểu hiện bên ngoài của học sinh khi thực hiện tự đánh giá Xem những câu nào học sinh dừng quá lâu hoặc câu nào học sinh làm quá nhanh Giải thích rõ ràng các câu học sinh chưa hiểu, nếu cần, có thể đưa ví dụ minh hoạ Kiểm tra lại 1 số câu hỏi mà cảm thấy nghi vấn câu trả lời của học sinh Khi học sinh thực hiện xong thang đánh giá thì có thể hỏi lại học sinh để trẻ giải thích rõ hơn câu trả lời (đặc biệt chú ý các câu hỏi in nghiêng) Ghi lại cụ thể câu trả lời của học sinh Quan sát học sinh làm thang đánh giá một cách cẩn thận. + Bước 3: Đọc kết quả đánh giá Dựa trên bảng đánh giá học sinh tự thực hiện thì nhà tham vấn sẽ: Ghi số điểm của từng câu theo từng thành tố Tính tống điểm của từng thành tố đánh giá dựa vào bảng sau: Các item in thường điểm càng cao, học sinh càng có khả năng quản trị bản thân tốt Các item in nghiêng (thiết kế đảo ngược) điểm càng cao, học sinh càng có khả năng quản trị bản thân kém. Điểm của từng năng lực thành phần: + Năng lực tìm hiểu khám phá bản thân: tổng điểm của 13 item: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 10, 11, 12, 28, 37 + Năng lực trải nghiệm tự khẳng định: tổng điểm của 14 item: 13, 14, 15, 16, 18, 19, 24, 26, 29, 30, 33, 34, 35, 36 + Năng lực quản lý kiểm soát bản thân: tổng điểm của 14 item: 7, 17, 21, 22, 23, 27, 32, 38, 40, 42, 43, 45, 47, 52 + Năng lực lãnh đạo phát triển bản thân: tổng điểm của 14 item:



Không nên để học sinh tự mang về làm hoặc bỏ đi chỗ khác khi học sinh đang thực hiện test

3. Lưu ý khi sử dụng Mỗi học sinh khi tự đánh giá nếu có trên 5 câu thiết kế nghịch cho điểm tối đa (4 điểm) hoặc có điểm tổng dưới 60 điểm (sau khi đảo điểm các item in nghiêng) cần tham gia vào chương trình giáo dục giá trị sống, phát triển kỹ năng sống… để học cách thay đổi bản thân hoặc đến gặp các chuyên gia tâm lý để được tư vấn hỗ trợ kịp thời. Các nhà giáo dục, tư vấn tâm lý học đường cần sử dụng điểm chuẩn (điểm NORM) của trắc nghiệm này để đánh giá từng năng lực thành phần, năng lực quản trị (tổng thể) để đối sánh, phân loại.
- Khi cho học sinh thực hiện thang đánh giá cần có quan sát cẩn thận, khách quan cách học sinh hoàn thành test.

61 20, 25, 31, 39, 41, 44, 46, 48, 49, 50, 51, 53, 54, 55 Đối chiếu, so sánh kết quả tổng của mỗi thành tố trong thang đo với điểm chuẩn (Norm) tương ứng với 5 mức độ thấp, dưới trung bình, trung bình, khá và cao. Điểm của toàn thang đo là điểm tổng của 55 item (các item in nghiêng phải đảo lại điểm số 0, 1, 2, 3, 4 điểm thành 4, 3, 2, 1, 0 điểm) + Bước 4: Chia sẻ kết quả đánh giá với Học sinh, Giáo viên và Phụ huynh Khái quát lại về test: tính mục đích, tính khoa học, độ tin cậy Chia sẻ kết quả: Chú ý đến sắc thái, biểu hiện của người nghe, đặc biệt giáo viên và phụ huynh. Nên chia sẻ kết quả định lượng (con số) sau đó đến kết quả định tính (những biểu hiện, những câu trả lời cuả học sinh cần chú ý) Chia sẻ kết quả điểm tốt, nổi trội trước sau đó đến những khó khăn, hạn chế/vấn đề của học sinh. Giải thích rõ những điểm mạnh về năng lực quản trị bản thân mà học sinh có, những năng lực quản trị bản thân mà học sinh còn thấp, dưới trung bình cần hỗ trợ Định hướng vào kế hoạch hỗ trợ cho học sinh, không nói nhiều vào khó khăn hạn chế gây hiểu lầm hoặc hoang mang cho học sinh, giáo viên, phụ huynh.
STT Xếp loại Tìm hiểu bản thân Thể hiện, tự khẳng định Quản lý Lãnh đạo phát triển Điểm tổng Khuyến cáo 1 Thấp <14 <15 <15 <15 <61 Rất cần tư vấn 2 Dưới TB 14 23 15 24 15 24 15 24 61 100 Cần tư vấn 3 TB 24 33 25 35 25 35 25 35 101 140 4 Khá 34 43 36 46 36 46 36 46 141 180 5 Cao > 43 > 46 > 46 > 46 > 180
Không phán xét, xen ngang vào quá trình học sinh thực hiện bài đánh giá Cần ghi lại cụ thể, hỏi thêm các thông tin khi thấy học sinh có nhiều câu in nghiêng cho điểm rất cao.

62 THANG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QUẢN TRỊ BẢN THÂN Họ và tên học sinh: …………………………………………………………………. Nam/Nữ: …………………………….. Ngày đánh giá: ...………………………….. Lớp: ………………………………….Trường:…………………………………….. Bạn hãy đọc kĩ từng câu hỏi dưới đây, sử dụng thang điểm 5 bậc (0 là điểm là thấp nhất, 4 điểm là cao nhất) để tự đánh giá. Mỗi câu hỏi chỉ được chọn một mức điểm phù hợp nhất. 0=Không/Chưa thể hiện, chưa thực hiện 1= Ít thể hiện/Thi thoảng thực hiện 2= Thể hiện/Thực hiện chưa thường xuyên, có minh chứng 3=Thể hiện/Thực hiện thường xuyên, có minh chứng rõ ràng 4= Thể hiện/Thực hiện rất thường xuyên, có đầy đủ minh chứng STT Câu hỏi Mức điểm 0 1 2 3 4 1 Tôi thích thú tìm hiểu chính bản thân mình mỗi ngày 2 Tôi có mặc cảm tự ti và thất vọng về bản thân 3 Tôi sử dụng những câu hỏi tự vấn mình và ghi nhật kí 4 Tôi yêu thương và trân trọng cơ thể mình 5 Tôi luyện tập mỗi ngày để có một cơ thể như tôi mong muốn 6 Tôi đang khám phá những khả năng tiềm ẩn của bản thân 7 Tôi hay lo lắng về nhiều chuyện không đâu 8 Tôi cảm nhận được sự phong phú đáng yêu của cuộc sống hiện hữu đang dành cho mình 9 Tôi san sẻ tình yêu thương với mọi người và tình yêu luôn tràn đầy cuộc sống của tôi 10 Tôi đang thay đổi phương pháp để việc học tập trở thành niềm vui của sự khám phá 11 Tôi thể hiện tình yêu thương như là nguồn năng lượng sống kì diệu mỗi khi có cơ hội 12 Tôi cảm thấy mình cô đơn, không ai yêu thương mình 13 Tôi biết cách lựa chọn những hành động khôn ngoan để thể hiện mình 14 Tôi biết cách thể hiện chính mình trước mỗi người tôi gặp gỡ 15 Tôi tích cực tham gia các hoạt động nhóm để trải nghiệm, học hỏi 16 Tôi kiệt kê tất cả những trở ngại (giả định) và học cách đương đầu với chúng 17 Tôi lo sợ mình bị thất bại mỗi khi được yêu cầu thực hiện một công việc nào đó chưa quen 18 Cuộc sống thường có lúc êm ả, có lúc khó khăn, tôi chấp nhận và sẵn sàng vượt qua những khó khăn đó 19 Tôi thể hiện thái độ sống tích cực, cảm ơn những gì cuộc đời đã ban tặng cho mình 20 Thay vì rên rỉ và kêu ca phàn nàn, tôi thể hiện sự biết ơn những gì mình đang có 21 Tôi dành ít phút mỗi ngày làm những việc mình thích để thư giãn, thanh lọc tâm trí 22 Tôi cảm thấy chán nản, thất vọng khi sự việc diễn ra không như mong đợi 23 Tôi học cách bỏ qua những cơn bốc đồng tiêu cực 24 Tôi học cách chấp nhận thực tại, dù có khó khăn



63 25 Tôi sử dụng trí tưởng tượng của mình để tạo ra những hình ảnh tâm lý rõ rang nhất về mục tiêu, cách thức đạt mục tiêu 26 Tôi chấp nhận những người có cá tính khác tôi 27 Tôi cảm thấy buồn chán và không hạnh phúc 28 Tôi dành thời gian đọc những điều mình hứng thú mỗi ngày 29 Tôi đang thể hiện thái độ sống có trách nhiệm 30 Tôi học cách chấp nhận bản thân để tận hưởng niềm vui mỗi ngày 31 Tôi đang từng bước thay đổi tích cực và tôi xứng đán đón nhận điều tốt đẹp nhất 32 Tôi hay suy nghĩ tiêu cực và lo lắng về nhiều chuyện 33 Mồi ngày tôi đều dành chút thời gian ngồi yên lặng và lắng ngeh trực giác mách bảo 34 Tôi sẵn sàng dấn thân để có những trải nghiệm cần thiết cho sự học hỏi 35 Hàng ngày tôi dành chút thời gian để trải nghiệm những điều mới lạ 36 Tôi cho phéo mình có thời gian trải nghiệm sự đau khổ về thất bại để rồi tự đứng dậy với bước đi mạnh mẽ hơn 37 Tôi cảm thấy mình là người kém cỏi, một kẻ “vô tích sự” 38 Tôi tập trung vào các suy nghĩ tích cực để thanh lọc trí óc mỗi ngày 39 Tôi quan sát xem những người xung quanh, ứng phó vượt qua khó khăn bằng cách nào đê tôi học hỏi 40 Tôi biết loại bỏ các thói quen xấu bằng cách tưởng tượng đến sức mạnh của mình khi bỏ lại thói quen đó ở phía sau. 41 Khi có nhiều việc phải làm, tôi tập trung tâm trí suy nghĩ xem có thể làm gì trước và cố gắng làm những việc có thể làm 42 Tôi thường thất bại mỗi khi tìm cách loại bỏ thói quen xấu 43 Tôi có thói quen ghi lại những suy ngĩ và cảm nhận để học cách kiểm soát, khai thác chúng sau đó 44 Tôi học cách nhìn ra những điểm tốt trong những điều tồi tệ 45 Bất kể điều gì không hay xảy ra với mình, tôi không lo sợ, trốn tránh, mà sẵn sàng tìm cách giải quyết 46 Tôi chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè để vượt qua trở ngại trên đường đạt đến mục tiêu của mình 47 Tôi có thói quen lang thang trên mạng hang giờ mỗi ngày 48 Mỗi cuộc hành trình đều có khó khăn, tôi coi đó là thử thách và cơ hội để mình trải nghiệm rèn luyện tinh thần vượt khó 49 Tôi tin tưởng vào bản thân và tự nói với mình rằng người khác làm được thì mình cũng có thể làm được 50 Tôi không khó chịu với sự khác biệt mà tôn trọng , yêu thích sự khác biêt 51 Tôi tin rằng những bước tiến nhỏ có thể tạo nên sự khác biệt to lớn 52 Tôi không tự tin, hay lo sợ khi gặp công việc lạ, tình huống lạ 53 Tôi đang thể hiện sự khát khao sống phải là người có ích, sống để cống hiến 54 Tôi đã xác định các giá trị cốt lõi và luôn sống theo các giá trị đó 55 Tôi cảm nhận mình đang sống một cuộc sống đầy ý nghĩa, hạnh phúc



64 TEST VẼ HÌNH NGƯỜI 1. Khái quát Vẽ là một hình thức phóng chiếu thế giới nội tâm đặc điểm nhân cách của cá nhân, qua đó những chuyên gia trong lĩnh vực trợ giúp tâm lý có thể ít nhiều khám phá được những khía cạnh nhận thức cảm xúc, hay tính cách... của người vẽ. Phải hiểu rõ về khả năng, tính chất và những mong ước của các em. Từ đó, các bậc cha mẹ mới có thể áp dụng những biện pháp chăm sóc giáo dục phù hợp. Để có thể biết được một cách khách quan về khả năng nhận thức, các bậc cha mẹ phải nhờ đến những nhà chuyên môn về tâm lý giáo dục, tìm hiểu các em qua những trắc nghiệm (Test), mà phổ biến nhất các Test về trí thông minh, hay Test để đánh giá chỉ số thông minh (IQ) và tính cách cũng như nhận thức của trẻ qua hình vẽ, đặc biệt là hình vẽ người. Trong lĩnh vực tâm lý phát triển, việc tìm hiểu hình vẽ của trẻ em, đặc biệt là hình vẽ người và gia đình, không phải là điều mới mẻ gì. Ngay từ năm 1887, Corrado Ricci là một nhà phê bình hội họa đã phát hiện các ý nghĩa bao hàm trong các hình vẽ về con người của các em. Sau đó là các công trình nghiên cứu của: Sully (1895), Kerschensteiner (1905), Levinstein (1905), Katzaroff (1909 - 1910) và Luquet (1913). Các hình vẽ người có thể dùng để đo trình độ phát triển hoặc mức thành thục về trí khôn của trẻ. Nhà tâm lý Goodenough cho ra đời bản trắc nghiệm đầu tiên nhằm đánh giá một cách có hệ thống những hình vẽ của trẻ em bằng phương pháp chấm điểm. Harris (1963) chỉnh lý và mở rộng phương pháp này, sau này được gọi là test Goodenough Harris. Buck (1948) đã triển khai các hệ thống chấm điểm để ước tính chỉ số IQ từ các hình vẽ người và tiếp theo sau đó, nhà tâm lý Koppitz (1968) cũng đã xây dựng những hệ thống chấm điểm các HVN nhằm xác định chỉ số IQ cho các trẻ từ 5 11 tuổi, trên thực tế thì hệ thống này cũng rất tốt cho các trẻ chưa đến tuổi học.



Tuy nhiên, việc đánh giá trí khôn của trẻ không chỉ đơn thuần là thông qua một sự kiểm tra duy nhất mà nên xem đây chỉ là bước đầu trong việc tìm hiểu. Còn để hiểu rõ hơn về khả năng, tính chất của trẻ, cần phải có một quá trình tiếp cận tương đối dài với sự cộng tác của nhiều người (Cha mẹ thầy cô các chuyên viên tâm lý xã hội) trong một thời gian thích hợp cho từng trẻ.
2. Cách sử dụng thang đo Đối tượng: Dùng cho trẻ < 14 tuổi Mục đich sử dụng: Đánh giá Trí khôn Trẻ Một trong những công cụ có giá trị để đánh giá các trẻ đến tuổi học là test Hình vẽ người Thiếu của Gesell, test này là một phần của phương pháp đánh giá về phát triển và ứng xử mà Ilg và Ames đã trình bày (1978). Hình vẽ người cũng là một phần của test phân loại phát triển Denver, do Frankenburg và Dodds (1975) xây dựng để phát hiện những rối nhiễu về phát triển ở trẻ nhỏ từ khi sinh đến 5 tuổi. Theo Dillard và Landsman (1968) có thể đánh giá khả năng học tập của trẻ thông qua một công cụ gọi là THANG XÁC ĐỊNH SỚM EVANSTON (Evanston Early Idetification Scale EEIS) Có 10 Item (Mỗi Item thiếu sẽ cho điểm) với điểm khác nhau: Tóc 1đ Mắt 2đ Mũi 2đ Miệng 3đ Cánh tay 2đ Bàn tay 2đ Cẳng chân 1đ Bàn chân 2đ Thân mình 4đ, vị trí các bộ phận như cổ 2đ.
Từ lứa tuổi này trở lên, ta có thể bắt đầu chấm điểm các chi tiết hiện hữu, từ đó có thể tính ra chỉ số IQ cho các em: Nhà tâm lý F. Goodenough đưa ra một cách chấm điểm khá chi tiết và đầy đủ. Cứ mỗi chi tiết xuất hiện, ta sẽ cho 1 điểm và tổng cộng là 52 điểm. Các chi tiết : 1. Có đầu (một vòng tròn nhỏ gắn trên một hình khác lớn hơn ở phía dưới) 1 đ
Wagner (1980) cũng đã nghiên cứu các hình vẽ người của các trẻ em gặp khó khăn trong học tập và đã thấy những dấu hiệu yếu kém về bản thân. Ông chia ra làm 4 loại: Loại 1: Chưa thành thục về phát triển: Hình vẽ các em giống như của những trẻ nhỏ tuổi hơn.
2. Có 2 chân (Nếu có 1 chân mà có 2 bàn chân gắn vào cũng được) 1đ 3. Có 2 cánh tay (Nếu chỉ có 1 gạch như ngón tay thì không tính) 1 đ



5 tuổi: Bắt đầu có thân người qua một hình chữ nhật phía dưới hình tròn là cái đầu, cũng có thể là một vòng tròn thứ hai. Có mắt mũi và có thể có tóc.
4 tuổi: Trong hình tròn có 2 chấm là 2 con mắt, có thể có thêm một cái gạch là mũi hay miệng.
Loại 2: Có Khuynh hướng hung tính hay thụ động: Các hình vẽ người bé nhỏ hoặc rất linh tinh, sôiLoạiđộng.3: Thực thể Các hình vẽ người chỉ vẽ phác sơ sài, có nhiều khoảng trống đã đánh bóng cho kín.-Loại 4: Lố lăng, kỳ dị Các hình vẽ người thường mất cân đối, có các chi tiết phụ lạ lùng hoặc các chi tiết phóng to. Trong đa số các hệ thống chấm điểm, mỗi chỉ báo phát triển có trên hình được một điểm. Tổng số điểm sẽ chỉ rõ thứ bậc tương đối của một đứa trẻ này so với các trẻ khác. Một điều kỳ lạ là người lớn không thể nào vẽ giống được các trẻ từ 3 5 tuổi (theo Leichtman 1979) tuy nhiên có khả năng vẽ giống các trẻ từ 5 10 tuổi (theo Arkell 1976). Các bước thực hiện Chúng ta sẽ để trước mặt trẻ một vài tờ giấy khổ A4 một cây viết chì, không nhất thiết phải có gôm (tẩy) trừ khi trẻ yêu cầu. Chúng ta đề nghị trẻ vẽ một hình người, nếu trẻ cảm thấy khó khăn hay khó hình dung, ta có thể gợi ý: Con có thể vẽ bố, mẹ, anh chị, bạn vv. . con vẽ sao cũng được… Nếu trẻ vẫn còn ngần ngại thì ta có thể yêu cầu trẻ vẽ một ngôi nhà, một cái cây ăn quả (cũng là một loại Test vẽ hình). Qua đó, trẻ sẽ có được sự khởi động cần thiết để vẽ hình người một cách thoải mái hơn. Khi trẻ ngưng vẽ, ta sẽ hỏi: Con vẽ xong chưa? Khi trẻ xác nhận là đã vẽ xong lúc đó ta mới lấy và tiến hành việc chấm điểm, không phê bình về bức vẽ đẹp hay xấu. Việc đánh giá IQ cho trẻ qua hình vẽ người, chúng ta có thể tiến hành qua 2 hình thức : Đánh giá tổng quát: 3 tuổi: Bắt đầu vẽ hình người, thường chỉ là một vòng tròn có hai (hay nhiều hơn) các nét gạch tượng trưng cho tay chân.
65 Kết quả sẽ cho biết, nếu một trẻ đạt điểm số trung bình cao, đó là trẻ cần phải có sự chăm sóc riêng (hay đó là trẻ kém thông minh).
6 tuổi: Có thêm 2 tay và 2 chân cái đầu có thể được gắn trên thân mình bằng cái cổ.
8. Tay và chân dính vào đúng chỗ (Nếu vai không rõ thì tay phải ở chỗ của 2 vai) 1đ
11.
66

12.
14.
7. Tay và chân dính vào một điểm nào đó của thân mình 1đ
10.
5. Chiều dài của thân mình dài hơn chiều ngang (hình oval cũng được)h 1đ
19. Có 2 thứ y phục (vạch ngang ở giữa bụng chia ra áo và quần hay váy) 1đ 20. Có áo hay quần (tượng trưng bằng các vạch ngang hay hình túi, cúc áo..)không thấy thân mình đằng sau biểu hiện bằng tay áo và ống quần. 1đ 21. Các phụ trang được vẽ khá rõ như nón, giày dép, áo, cà vạt, thắt lưng… 1đ 22. Bộ đồ biểu hiện nghề nghiệp (công nhân hay bộ đội) 1đ 23. Có ngón tay : Hai bàn tay đều có ngón tay 1đ 24. Ngón tay đủ số: Mỗi bàn tay phải có 5 ngón. Nếu chỉ vẽ một bàn tay cũng thế. 1đ 25. Cánh tay và ngón tay vẽ đúng: Chiều dài lớn hơn chiều ngang 1đ 26. Có sự phân biệt giữa ngón cái và các ngón khác nếu ngón cái và ngón út vẽ ngắn hơn các ngón kia cũng được 1 điểm 1đ 27. Hai bàn tay được vẽ rõ ràng, phân biệt với cánh tay 1đ 28. Hai cánh tay ráp khớp với vai, hoặc có khớp nơi cùi chỏ, hoặc cả hai. 1d 29. Chân có khớp ở đầu gối, ở háng hay cả 2 nơi này 1đ 30. Tỷ lệ của đầu: Đầu không lớn quá ½ thân hình. Không nhỏ hơn 1/10 thân hình. 1đ 31. Cánh tay dài bằng thân hình hay dài hơn một chút nhưng không dài quá thân mình 1đ 32. Chân không ngắn hơn thân hình và cũng không dài quá 2 lần thân hình 1đ 33. Bàn chân và cẳng chân phải có độ dài khác nhau, chiều dài bàn chân phải gấp đôi độ dày của bàn chân, nhưng không quá ngắn 1đ 34. Hai chân và 2 cánh tay có kích thước đúng 1đ 35. Có vẽ gót chân 1đ 36. Phối hợp vận động chung cho cả thân mình bằng nét vẽ bao quanh 1đ 37. Có sự phối hợp vận động các khớp 1đ 38. Đầu quay nhìn về một hướng (phải hay trái) 1đ 39. Có dạng đang bước đi 1đ 40. Tay hoặc chân hay cả hai giơ lên 1đ

4. Có thân mình (Bất kể là hình tròn hay vuông, chữ nhật, que củi…) 1đ

9. Có cổ (không kể dài hay ngắn) 1đ Cổ được vẽ đúng vị trí 1đ Có mắt, một hay hai mắt (chỉ cần 2 chấm hay khoanh tròn là đủ) 1đ Có mũi (chỉ cần một gạch dọc ở giữa 2 mắt) 1đ 13. Có miệng (chỉ cần 1 vạch ngang) 1đ Mũi và miệng được vẽ bằng hai vạch, miệng thấy rõ môi - 1đ 15. Có lỗ mũi (hốc mũi) 1 đ 16. Có tóc (chỉ vài nét vạch bất cứ phía nào trên đầu cũng được) 1đ 17. Tóc vẽ đúng chỗ (trên nửa vòng đầu) 1đ 18. Có quần áo (biểu hiện bằng những cái nút áo hay những cái vạch ngang)
6. Hai vai vẽ rõ ràng (nếu thân mình là hình tròn hay oval thì không tính) 1đ
67 Có sự bộc lộ cảm xúc nơi khuôn mặt (cười hay khóc) 1đ 42. Có vẽ lỗ tai 1đ Lỗ tai cân đối và đúng vị trí 1đ Có các chi tiết ở mắt: Có lông nheo hay lông mày hoặc cả hai 1đ Chiều dài của mắt dài hơn chiều ngang (Mắt không phải là một cái chấm) 1đ 46. Có chi tiết trong mắt, có con ngươi rõ ràng 1đ Có vẽ cằm và trán 1đ 48. Cằm vẽ phân biệt với môi dưới 1đ Vẽ hình người quay về một phía, có thể chấp nhận việc thấy thân người qua quần áo, vị trí tay chân không chính xác 1đ Hình vẽ nhìn về một phía mà không có sự lệch lạc 1đ Cách tính điểm: Chỉ chấm điểm các chi tiết, không đánh giá đẹp hay xấu. Mỗi chi tiết (theo các điểm trên) được 01 điểm sau đó cộng thêm 2 điểm thưởng. Như vậy, tối thiểu trẻ phải được 3 điểm và tối đa là 52 điểm. Sau đó ta đối chiếu với Bảng chuẩn để tính ra tuổi trí tuệ (hay tuổi tâm lý tuổi khôn) TUỔI ĐIỂM TUỔI ĐIỂM 876543 221814100603 14131211109 484238343026
44.
Trẻ 3 tuổi được 3 điểm là trí khôn trung bình, trẻ 4 tuổi phải đạt 6 điểm, 8 tuổi phải đạt 22 điểm mới được xem là trung bình. Nếu trẻ 8 tuổi có số điểm kém hơn, chỉ được 19 hay 18 điểm thì tuổi khôn bằng trẻ 7 tuổi. Sau khi xác định được tuổi khôn dựa trên việc đối chiếu với điểm trong Bảng chuẩn. Ta có thể tính IQ theo công thức sau: IQ = Tuổi khôn chia cho tuổi thực nhân cho 100.
Mức phát triển của trẻ là được đánh giá từ 90 110 , dưới 90 là khờ, trên 110 là thông minh còn dưới 50 là Chậm khôn (không có khả năng học tập).
3. Lưu ý khi sử dụng Với trắc nghiệm vẽ tranh, các chuyên gia tâm lý học luôn đưa ra những lời cảnh báo khi phân tích và đánh giá nhân cách con người qua bức vẽ của họ. Một số lời cảnh báo dưới đây được chúng tôi ghi nhận như một kinh nghiệm quý báu khi làm việc trên các tranh vẽ của trẻ em, đặc biệt với những trẻ em có tổn thương tâm lý xã hội.

45.
Tuy nhiên, việc đánh giá IQ chỉ có giá trị tương đối, mang tính tham khảo chủ yếu để phát hiện những khó khăn của trẻ và phải được tiến hành trong tình trạng đứa trẻ bình tĩnh và khỏe mạnh.

49.
50.
47.
43.

Ví dụ : Trẻ 10 tuổi làm Test được 26 điểm , như vậy tuổi khôn là 9 tuổi Ta lấy 9/10 X 100 = 90 IQ của trẻ là 90 thấp hơn mức trung bình 100 là 10 điểm.
41.
68 Lời cảnh báo thứ nhất: Chừng nào chưa hiểu rõ về đứa trẻ thì những lời giải thích dễ dãi và vội vàng là điều nên tránh. Hãy quan sát chăm chú những chi tiết và tìm ra tính chất tượng trưng mà đôi khi bức tranh chứa đựng. Nhưng người ta cũng dễ nhận thấy mối nguy hiểm lớn hơn thường gặp là tìm trong các bức vẽ sự chứng thực cho một ý niệm đã có sẵn từ trước, một giả thuyết sai lầm, cần thật khiêm tốn và chấp nhận việc rà soát lại nhiều lần ý kiến của mình về những điểm tưởng như đã đạt được (Nguyễn Khắc Viện, tâm lý gia đình, trang 204 205, Nhà xuất bản thế giới, Hà Nội, 1994).

Theo Cid Rodriguez (1998), phạm vi nghiên cứu và ứng dụng chủ yếu của trắc nghiệm hình vẽ cho phép làm sáng tỏ những yếu tố tâm lý như: Tư duy; cảm xúc, tình cảm; ý muốn, hành động và hành vi. Ngoài ra nó cũng cho phép các chuyên gia tâm lý nhận biết được thái độ của chủ thể và định hướng nghề nghiệp; mối quan hệ liên cá nhân và xã hội; mối quan hệ giữa trẻ em và người lớn; các nét của nhân cách (khí chất và tính cách) và những rối loạn nhân cách của họ.

Lời cảnh báo thứ hai: Không thúc giục trẻ kết thúc nhanh chóng hoạt động vẽ và các kết quả của trắc nghiệm vẽ tranh phải được nhìn nhận trong sự phân tích toàn bộ tranh vẽ và phải được bổ sung với những kết quả từ các kỹ thuật khác. Tuy nhiên, tuyệt đối không đối chiếu kết quả của trắc nghiệm hình vẽ với những kết quả đạt được từ trò chuyện, trắc nghiệm phóng chiếu, bản câu hỏi hay các thang đánh giá... để dẫn dắt hay suy luận kết quả trắc nghiệm hình vẽ (Lydia Fernandez, Le test de Larbre, Inpress Edition, trang 45, Paris 2005).

C: Tính tiếp diễn, logic của sự biến đổi cấu trúc. D: Sự thay đổi logic vị trí của các hình. E: Phân tích cấu trúc các bộ phận trắc nghiệm dùng cho trẻ em từ 8 tuổi trở lên và người lớn. Có thể sử dụng trắc nghiệm này cho cá nhân hoặc nhóm. (Ngô Công Hoàn, Nguyễn Thị Thanh Bình, Nguyễn Kim Quý, 2007)

69 TRẮC NGHIỆM KHUÔN HÌNH TIẾP DIỄN RAVEN 1. Khái quát chung: Trắc nghiệm Raven là loại trắc nghiệm phi ngôn do J.C.Raven xây dựng và công bố vào năm 1936, được dùng để đánh giá kỹ năng quan sát, giải quyết vấn đề và khả năng học hỏi tổng thể. Mỗi bộ khuôn hình có các hình vẽ chưa đầy đủ, đòi hỏi cá nhân phải quan sát để tìm ra mối liên hệ giữa các hình, suy ra bản chất hình vẽ để bổ sung và hoàn chỉnh hệ thống các mối quan hệ, từ đó có thể phát triển phương pháp suy luận có hệ thống. Hiện tại ở Việt Nam có 2 phiên bản của trắc nghiệm được sử dụng phổ biến: Ma trận lũy tiến tiêu chuẩn (Raven đen trắng): Phiên bản này gồm các khuôn hình tiếp diễn được chia thành 5 bộ được kí hiệu là: A, B, C, D, E, mỗi bộ có 12 khuôn hình với mức độ phức tạp tăng dần từ bài 1 đến bài 12. Toàn bộ các khuôn hình là màu đen và trắng, thường được sử dụng cho cho độ tuổi từ 11 trở lên. Năm bộ được cấu tạo theo những nguyên tắc sau: A: Tính liên tục, trọn vẹn của cấu trúc. B: Sự giống nhau, tính tương đồng giữa các cấu hình.
Ma trận tiếp diễn có màu (Raven màu): Trong phiên bản này, hầu hết các khuôn hình có màu để gây kích thích thị giác với người được đánh giá, đối tượng hướng đến là trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 11 cũng như người già và người có người bị suy yếu về thể chất và tinh thần. Nó bao gồm 3 bộ ký hiệu, A và B lấy từ bộ tiêu chuẩn và một bộ bổ sung AB. 2. Cách sử dụng thang đo: Mục đích: Đánh giá trí tuệ nhanh, khả năng tư duy phi ngôn ngữ và khả năng học tổng thể Độ tuổi: 6 đến 11 tuổi với Raven màu, 11 tuổi trở lên với Raven đen trắng Đối tượng: Học sinh cần được đánh giá về khả năng nhận thức, tuy nhiên vấn đề về khả năng nhận thức/học tập/khám phá năng lực nhận thức, học tập không phải vấn đề chính (nếu rơi vào nhữ gồm: Bảng đáp án, bảng điểm kỳ vọng, bảng tỷ lệ phần trăm theo tuổi. Các bước sử dụng Bước 1: Chuẩn bị quyển Raven, phiếu ghi đáp án, bút. Bước 2: Hướng dẫn bắt đầu từ hình A1: “Con hãy quan sát hình này, ở đây có một phần bị thiếu. Bây giờ nhiệm vụ của con là tìm trong những hình dưới đây một hình phù hợp để ghép vào chỗ
ng trường hợp kia, sử dụng WISC) Học sinh không thực hiện được WISC. - Thành phần thang đo: Quyển ma trận Raven Phiếu ghi đáp án Bộ đáp án


70 thiếu này sao cho đúng quy luật.” Nếu cần nhà tham vấn giải thích thêm: “Số 4 là phù hợp. Hãy viết số 4 cạnh số 1 trong cột A trên tờ ghi của con”. Có thể nhắc củng cố bằng hình A2. Sau khi trẻ đã hiểu thì không giải thích gì thêm. Nếu sai liên tiếp 3 câu trong một, toàn bộ những câu sau của bộ khuôn hình sẽ không được tính (ví dụ trẻ sai liên tiếp 3 câu A6, 7, 8, dừng b

ộ A và chuyển sang bộ B). Bước 3: Xử lý kết quả: 1. Đối chiếu kết quả của học sinh với đáp án, mỗi bài tập giải đúng tính 1 điểm, sau đó tính tổng điểm của cả bài kiểm tra. Đáp án Raven đen trắng Hình / Số A B C D E 1 4 2 8 3 7 2 5 6 2 4 6 3 1 1 3 3 8 4 2 2 8 7 2 5 6 1 7 8 1 6 3 3 4 6 5 7 6 5 5 5 1 8 2 6 1 4 6 9 1 4 7 1 3 10 3 3 6 2 2 11 5 4 1 5 4 12 4 5 2 6 5 Đáp án Raven màu Hình / Số A AB B 1 4 4 2 2 5 5 6 3 1 1 1 4 2 6 2 5 6 2 1 6 3 1 3 7 6 3 5 8 2 4 6 9 1 6 4 10 3 3 3 11 5 5 4 12 4 2 5


71 1. Đối chiếu với bảng điểm kì vọng. Kết quả được xem là đủ độ tin cậy nếu sự chênh lệch ở từng bộ không vượt quá 2 và tổng các chênh lệch không vượt quá 6. Tuy nhiên, trong lâm sàng, nếu có sự chênh lệch quá lớn so với phân bố chuẩn thì nên có những khảo sát cần thiết để xác định nguyên nhân. Bảng điểm kỳ vọng của Raven đen trắng TĐ A B C D E TĐ A B C D E TĐ A B C D E 15 8 4 2 1 0 30 10 7 6 5 2 45 12 10 9 9 5 16 8 4 3 1 0 31 10 7 7 5 2 46 12 10 10 9 5 17 8 5 3 1 0 32 10 8 7 5 2 47 12 10 10 9 6 18 8 5 3 2 0 33 11 8 7 5 2 48 12 11 10 9 6 19 8 6 3 2 0 34 11 8 7 6 2 49 12 11 10 10 6 20 8 6 3 2 1 35 11 8 7 7 2 50 12 11 10 10 7 21 8 6 4 2 1 36 11 8 8 7 2 51 12 11 11 10 7 22 9 6 4 2 1 37 11 9 8 7 2 52 12 11 11 10 8 23 9 7 4 2 1 38 11 9 8 8 2 53 12 11 11 11 8 24 9 7 4 3 1 39 11 9 8 8 3 54 12 12 11 11 8 25 10 7 4 3 1 40 11 10 8 8 3 55 12 12 11 11 9 26 10 7 5 3 1 41 10 10 9 8 3 56 12 12 12 11 9 27 10 7 5 4 1 42 11 10 9 9 3 57 12 12 12 11 10 28 10 7 6 4 1 43 12 10 9 9 3 58 12 12 12 12 10 29 10 7 6 5 1 44 12 10 9 9 4 59 12 12 12 12 11 Bảng điểm kỳ vọng của Raven màu TĐ A AB B TĐ A AB B TĐ A AB B TĐ A AB B 8 5 2 1 15 7 4 4 22 9 8 5 29 11 10 8 9 5 2 2 16 8 6 4 23 9 8 6 30 11 10 9 10 5 3 2 17 8 5 4 24 10 9 6 31 11 10 10 11 6 3 2 18 8 6 4 25 10 9 6 32 11 11 10 12 7 3 2 19 8 6 5 26 10 10 7 33 11 11 11 13 7 3 3 20 8 7 5 27 10 10 7 34 12 11 11 14 7 4 3 21 9 7 5 28 10 10 8 35 12 12 11 2. Từ điểm tổng, tra bảng để quy ra tỷ lệ phần trăm (theo nhóm tuổi chuẩn) như sau: 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 10 10.5 11 11.5 12 12.5 13 13.5 14 95 19 22 25 28 38 39 41 43 45 38 50 51 51 52 52 53 53 90 17 20 22 24 34 36 38 41 43 45 48 49 49 50 50 51 52



75
47 48 48 50
72 15 17 19 21 24 29 32 34 37 39 41 43 45 46 13 14 16 17 18 21 24 28 30 33 35 37 39 41 43 44 44 13 14 14 16 18 20 23 26 29 32 34 35 37 39 10 13 13 15 16 18 22 25 27 28 28 13 14 15 16 17 19 21 23

25
5
3. Suy ra khả năng trí tuệ như sau: Đánh giá kết quả Nhận xét Thiên tài Kết quả bằng hoặc lớn hơn 95% Rất cao Kết quả bằng hoặc lớn hơn 75% Trung bình cao Kết quả trên 50% hoặc nhỏ hơn 75% Trung bình Kết quả trung bình cộng so với tuổi 50% Trung bình thấp Kết quả dưới 50% đến trên 25% Thấp Kết quả bằng hoặc nhỏ hơn 25% Rất thấp Kết quả bằng hoặc nhỏ hơn 5% Tương tự quy ra điểm IQ (theo Wechsler, 1981): Điểm số IQ Mức độ Điểm số IQ Mức độ 130 trở lên Thiên tài 120-129 Rất cao 110-119 Trung bình cao 90-109 Trung bình 80 89 Trung bình thấp 70 79 Rất thấp (Ranh giới) 69 và thấp hơn Khuyết tật trí tuệ


73 Với trẻ trên 14 tuổi, tại bệnh viện Bạch Mai sử dụng bảng IQ cho thanh thiếu niên, quy đổi từ điểm thô sang điểm IQ như sau: Điểm IQ Điểm IQ Điểm IQ 10 55 27 78 44 100 11 57 28 79 45 102 12 58 29 80 46 104 13 59 30 82 47 106 14 61 31 83 48 108 15 62 32 84 49 110 16 65 33 86 50 112 17 65 34 87 51 114 18 66 35 88 52 116 19 67 36 90 53 118 20 69 37 91 54 120 21 70 38 92 55 122 22 71 39 94 56 124 23 72 40 95 57 125 24 74 41 96 58 126 25 75 42 98 59 126 26 76 43 99 60 130



74 3. Một số lưu ý khi sử dụng Raven: Raven không đánh giá được nhiều dạng năng lực khác nhau, vì vậy trong trường hợp cần đánh giá một cách tổng thể và chính xác về điểm mạnh, điểm yếu của học sinh, chuyển sang làm WISC. Nhà tâm lý cần chú ý quan sát trẻ trong lúc làm trắc nghiệm. Nếu trẻ nhanh, hấp tấp, có thể điều chỉnh tốc độ bằng cách hỏi lại: “Con vừa nói số mấy?” Nếu nhà tâm lý cảm thấy trẻ có dấu hiệu của trả lời qua loa, có thể hỏi: “Điều gì khiến con nghĩ là hình này?” Cần nhấn mạnh vào yếu tố phù hợp và đúng quy luật. Tránh để học sinh nhấn mạnh vào kích thước hoặc sự giống nhau. 4. Tài liệu tham khảo Ngô Công Hoàn, Nguyễn Thị Thanh Bình, Nguyễn Kim Quý. (2007). Những trắc nghiệm về tâm lý (Tập 1: Trắc nghiệm về trí tuệ). Hà Nội: ĐH Sư phạm. Raven’s Progressive Matrices. (n.d.). Retrieved from IQ Test Prep: https://iqtestprep.com/ravens progressive matrices/



75 Raven Màu




76




77




78




79




80




81




82




83




84




85




86




87




88




89




90




91




92




93




94




95




96




97




98




99




100




101




102




103




104




105




106




107




108




109




110




111 Raven Đen Trắng




112




113




114




115




116




117




118




119




120




121




122




123




124




125




126




127




128




129




130




131




132




133




134




135




136




137




138




139




140




141




142




143




144




145




146




147




148




149




150




151




152




153




154




155




156




157




158




159




160




161




162




163




164




165




166




167




168




169




170




ọc sinh lựa chọn ở từng phần và điền vào bảng dưới đây. Câu trả lời Ngôn ngữ Logic Khônggian độngVận Âm nhạc Xã hội Nội tâm Tự nhiên Số lượng Những item nào có kết quả cao thì học sinh sở hữu trí thông minh tiềm ẩn đó. Ví dụ: Câu trả lời Ngôn ngữ Logic Khônggian độngVận Âm nhạc Xã hội Nội tâm Tự nhiên Số lượng 5 8 9 4 2 6 4 8 Như vậy, học sinh có trí thông minh tiềm ẩn về Logic, Không gian và Tự nhiên

171 8 LOẠI HÌNH TRÍ THÔNG MINH
1. Khái quát chung: Việc nắm bắt được trí thông minh tiềm ẩn của bản thân là điều rất quan trọng. Bởi từ đó học sinh có cơ sở để giúp bản thân phát triển trí tuệ, đồng thời, phần nào có một cái nhìn để định hướng nghề nghiệp sau này. Xác định loại hình trí thông minh nổi trội qua trắc nghiệm “8 loại trí thông minh” giúp học sinh lựa chọn phương pháp phù hợp để đánh thức và phát triển tối ưu trí thông minh tiềm ẩn. 2. Cách sử dụng: Mục đích sử dụng: Trắc nghiệm 8 loại hình trí thông minh được sử dụng để xác định loại hình trí thông minh nổi trội, để nhận biết năng lực nào là thế mạnh, năng lực nào cần cải thiện. Nhà tham vấn có thể sử dụng kết quả làm thông tin tham khảo trong tham vấn về học tập và hướng nghiệp. Độ tuổi và đối tượng: Học sinh từ 13 tuổi trở lên có nhu cầu tìm hiểu năng lực bản thân. Thành phần trắc nghiệm: Trắc nghiệm 8 loại hình trí thông minh gồm 8 items (ngôn ngữ, logic, không gian, vận động, âm nhạc, xã hội, nội tâm, tự nhiên), mỗi item có 10 câu lựa chọn. Cách tiến hành: Bước 1: Chuẩn bị trắc nghiệm, bút viết Bước 2: Giới thiệu thang đo: Trắc nghiệm “8 loại hình trí thông minh” gồm 8 phần, mỗi phần có 10 câu để lựa chọn. Hãy đọc kĩ từng câu và lựa chọn những câu mô tả đúng nhất về bản thân. Tích dấu “x” vào ô trống tương ứng ở cột bên cạnh. Bước 3: Quan sát cách học sinh thực hiện và hỗ trợ học sinh thực hiện ở những phần học sinh cảm thấy khó khăn. Bước 4: Thu lại bảng trắc nghiệm và thực hiện tính điểm theo hướng dẫn Bước 5: Trao đổi kết quả trắc nghiệm với học sinh. Cách tính điểm: Đếm số lượng câu mà h


Hãy giúp trẻ phát triển bằng cách tạo mọi điều kiện cho trẻ được thỏa sức hoạt động. Đừng quá lo ngại trẻ cứ mải miết ở ngoài nắng mặc cho mồ hôi đầm đìa hay khi trẻ quá chú tâm, tỉ mỉ cắt tỉa giất, vải… vì đó là năng khiếu trong trẻ đang được thỏa mãn và phát triển đấy.
Trí minhthônglogic Nếu con bạn ưa thích những con số, mô hình, các trò chơi chiến lược và thích làm thí nghiệm, ắt hẳn trẻ thuộc nhóm có năng khiếu trong lĩnh vực logic, toán học. Đây là một loại năng khiếu thông minh “ rất thông minh” không phải trẻ nào cũng có. Bạn hãy tự hào về những gì mà trẻ sẽ đạt được ở lĩnh vực khoa học tự nhiên và đừng đắn đo, ngăn cản khi sau này trẻ chọn con đường này vì đó là một con đường bằng phẳng đối với trẻ. Hãy giúp trẻ phát triển những bài toán, những con số và những trò chơi đòi hỏi sự logic như xếp tranh, lắp ráp, cùng chơi các loại cờ với trẻ như cờ vua, cờ caro, cờ tướng… hoặc từ chính những công việc nhỏ lặt vặt trong nhà như tạo ra các màu sơn mới bằng cách trộn các màu son có sẵn, yêu con con bạn xếp đặt bàn ăn, sắp xếp quần áo hoặc sắp xếp ngăn bàn.

Trí giankhôngminhthông Nếu trẻ luôn miệt màu quan sát, so sánh giữa những vật thể với nhau hay mơ mộng và thích thú vẽ tranh, nặn tượng; hoặc nếu trẻ là một người rất nhạy bén với chất liệu, màu sắc, hình khối,… và luôn bị trò chơi ghép, xếp hình hoặc thú vẽ tranh lôi cuốn thì trẻ có khả năng có trí thông minh nội trộ về thông gian. Đây là dấu hiệu cho biết tương lai trẻ được định dạng trong các lĩnh vực kiến trúc, hội họa hoặc thiết kế thời trang. Bạn hãy khuyến khích trẻ chơi các trò nói trên, mua cho trẻ các trò chơi sắp xếp hình khối, nhà cửa… để giúp trẻ phát huy trí thông minh nào.


Trí ngônminhthôngng ữ Đối với trẻ có năng khiếu này, niềm say mê là được viết, được đọc sách và kể chuyện hiện rõ trên nét mặt, Trẻ sẽ rất cân nhắc trong từng lời ăn tiếng nói của mình, cũng như hay suy nghĩ về những lời nói của người khác. Đây là kiểu thông minh ở nhiều người nhất, và thể hiện rõ ràng ở các nhà văn, nhà thơ, phóng viên, biên tập viên hay các diễn giả,…Tài năng về từ ngữ là dấu hiệu cho thấy trẻ sau này có thể trở thành luật gia, nhà soạn kịch, thi sĩ hay nhà hùng biện. Để phát triển thông minh này, bạn nên khuyến khích trẻ viết nhiều, đọc nhiều, kệ chuyện hoặc chơi ô chữ cùng trẻ. Hãy cùng đọc sách với trẻ, lắng nghe trẻ một cách chăm chú về những câu hỏi, mối bận tâm, những trải nghiệm của trẻ. Khuyến khích trẻ kể cho bạn nghe những câu chuyện mà chúng vừa đọc, tạo cơ hội cho trẻ được đến các thư viện công cộng hoặc nhà sách.
Trí minhthôngv ận động Trẻ có năng khiếu trong lĩnh vực này thường biết cách phối hợp cơ bắp tốt, có thiên hướng học tập thông qua vận động và sử dụng động tác, cảm thấy thích thú khi vận động cơ thể. Đa phận những trẻ mang năng khiếu này thường rất nhanh nhẹn, dẻo dai, ưa vận động và thích chơi thể thao. Ngoài ra nó còn biểu hiện thông qua sự khéo léo, tỉ mỉ trong các hoạt động thường nhật. Đây sẽ là những vận động viên, nghệ sĩ múa, diễn viên, người mẫu… trong tương lai.
172 GIẢI THÍCH VỀ 8 LOẠI HÌNH TRÍ THÔNG MINH
173 Trí nhminhthôngâm ạ
Để rèn luyện trí thông minh này, bạn nên tạo điều kiện cho trẻ được giao lưu, tiếp xúc với môi trương bên ngoài, đặc biệt là những nơi đông người, khuyến khích trẻ chơi với những trò chơi tập thể, các hoạt động nhóm.

Trí minhthôngn ội tâm Trí thông minh nội tâm là khả năng hiểu bản thân, những cảm xúc, suy nghĩ một cách sâu sắc. Nó giúp trẻ phân tích và làm chủ được những phẩm chất, hành vi của mình. Trẻ có trí thông minh này thường có tính trầm, hiểu nội tâm người khác. Khi lớn lên trẻ có thể trở thành chuyên gia tâm thần học, nhà tư vấn, triết gia hoặc bác sĩ. Vì thế bạn hãy dành nhiều thời gian tâm sự với trẻ, giáo dục thông qua những câu chuyện và nên cẩn trọng, vì những trẻ này rất dễ bị tổn thương. Trí minhthôngt ự nhiên Trí thông minh thiên nhiên là khả năng nhận biết thực vật, động vật và các thành phần khác của môi trường tự nhiên như núi đá, cây cối, hoa hay đám mây. Những người này thích các hoạt động liên quan đến tự nhiên như câu cá, đi bộ đường dài, cắm trại. Trẻ em thông minh thiên nhiên thường có sự kết nối mạnh mẽ với thế giới bên ngoài hay động vật và yêu thích các hoạt động ngoài trời. Trẻ có thể yêu thích những câu chuyện, chương trình hay bất cứ vấn đề nào có quan hệ tới động vật hay các diễn biến tự nhiên. Những đứa trẻ có trí thông minh thiên nhiên thường có xu hướng trở thành các nhà bảo vệ môi trường, làm việc cho các tổ chức bảo vệ thiên nhiên và bảo tồn thế giới. 3. Một số lưu ý khi sử dụng: 8 loại hình trí thông minh đều tồn tại trong bản thân mỗi người. Tuy nhiên, mỗi người lại có trí thông minh nổi trội khác nhau. Trắc nghiệm này chỉ mang tính chất tham khảo nhắm giúp học sinh có thêm thông tin để tìm hiểu bản thân và định hướng phát triển bản thân nhằm phát huy thế mạnh, cải thiện năng lực chưa tốt hoặc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.

c
Bạn hãy thử quan sát xem trẻ nhà bạn có hay hát và hát đúng những giai điệu mà trẻ vẫn thường hay nghe không? Trẻ có cảm thụ được bài hát hay có được tâm trạng mà bài hát mang lạ dù chưa hiểu được nội dung bài hát không? Nếu câu trả lời là có, đồng nghĩa với việc trẻ là một người nhạy cảm và đặc biệt là tai phát triển tốt. Có khả năng cảm nhận độ cao thấp, nhịp điệu, âm sắc, nói chung là các kiểu âm thanh. Những người có trí thông minh này có thiên hướng học tập thông qua các giai điệu, âm nhạc, thích chơi nhạc cụ, hát, đọc truyền cảm…. Điều này sẽ rất phù hợp nếu bạn cho trẻ tha gia sinh hoạt tại các nhà văn hóa, các khóa học thanh nhạc, học chơi nhạc cụ. Bạn có thể nghĩ đến việc trẻ sẽ trở thành ca sĩ, nhạc công, giáo viên thanh nhạc, nhà soạn nhạc…. Trí hminhthôngxã ội Trẻ có năng khiếu này rất dễ tiếp xúc, giao lưu với người khác. Trí thong minh này còn thể hiện ở việc trẻ có khiếu lãnh đạo bẩm sinh, giao tiếp tốt, thích gặp gỡ, trò chuyện và thấu hiểu người khác. Nhờ thế trẻ có thể trở thành những nhà quản lý, thầy giáo, bác gĩ hoặc những nhà lãnh đạo trong tương lai.

174 8 LOẠI HÌNH TRÍ THÔNG MINH Chọn: X Giống bạn Bỏ trống Không giống bạn 1. Ngôn ngữ 1. Bạn thích các trò chơi về từ ngữ, tạo tiếng long, từ láy, làm thơ… 2. Bạn đọc tất cả mọi thứ có thể kiếm được từ sách báo, tạp chí và cả quảng cáo cũng như nhãn hiệu hàng hóa. 3. Bạn cảm thấy dễ dàng bộc lộ suy nghĩ của bản thân thông qua nói chuyện cũng như viết lách. Bạn cảm thấy mình là người kể chuyện hoặc viết văn giỏi. 4. Bạn thường minh họa trong những đối thoại của mình bằng những dẫn chứng tới những thứ bạn đã đọc hoặc đã nghe thấy. 5. Bạn thích chơi ô chữ, đoán chữ, cũng như những câu đố về chữ nghĩa 6. Mọi người thường phải hỏi bạn về ngữ nghĩa của từ mà bạn vừa dùng 7. Trong trường bạn thích nhất các môn như Văn, Lịch sử và các môn xã hội 8. Bạn thường chiếm ưu thế trong những cuộc tranh luận hoặc cãi vã 9. Bạn thích nói chuyện để giải quyết vấn đề, giải thích cho những giải pháp cũng như đặt nhiều câu hỏi 10. Bạn cảm thấy dễ dàng tiếp nhận thông tin từ radio cũng như các lọa băng đĩa TỔNG CỘNG 2. Logic 1. Bạn thích làm việc với các con số và có thể tính nhẩm rất tốt 2. Bạn có nhiều hứng thú với nhiều tiến bộ khoa học mới nhất 3. Bạn cảm thấy dễ dàng làm các bảng cân đối thu chi cá nhân và gia đình 4. Bạn thích lên kế hoạch du lịch cho gia đình và kế hoạch đi công tác. 5. Bạn thích thú với những thử thách, trò chơi trí tuệ hoặc toán đố cần nhiều suy nghĩ logic 6. Bạn thường là người tìm ra các điểm vô lý trong những điểm mình nói hoặc làm 7. Toán và các môn tự nhiên là những môn học yêu thích của bạn trong trường 8. Bạn có thể tìm ra những ví dụ cụ thể để chứng minh cho những quan điểm của 9.mình Bạn chọn những phương pháp có hệ thống và cẩn thận khi giải quyết vấn đề 10. Bạn cần phải phân loại sắp xếp cẩn thận mọi thứ để có thể hiểu rõ mối liên hệ giữa chúng TỔNG CỘNG



175 3. Không gian 1. Bạn hiểu và trân trọng các môn nghệ thuật 2. Bạn thường ghi hình những sự kiện quan trọng bằng ghi hình hoặc máy quay 3.phim Bạn thường vẽ vời khi phải ghi chép hoặc suy nghĩ 4. Bạn không gặp vấn đề trong việc xem bản đồ và định hướng 5. Bạn thích chơi trò chơi về hình ảnh như tranh ghép hình, mê cung 6. Bạn khá thành thạo trong việc tháo dời từng bộ phận của một vật và ráp chúng lại với nhau 7. Ở trường bạn thích các môn hình học hơn đại số 8. Bạn thường chia sẻ quan điểm của mình bằng sơ đồ hoặc hình ảnh 9. Bạn có thể tưởng tượng một vật như thế nào từ những góc độ khác nhau 10. Bạn thích đọc những tài liệu có nhiều hình ảnh minh họa TỔNG CỘNG 4. Vận động 1. Bạn thích tham gia thể thao, biểu diễn múa, thể dục, võ hoặc những môn tương tự 2. Bạn có xu hướng tự tay thực hiện những việc thủ công lắp ráp 3. Bạn thích suy nghĩ những vấn đề khi đang chạy hay đi bộ 4. Bạn không ngại nhảy trước một đám đông 5. Bạn thích những trò chơi mạo hiểm tại các hội chợ/ trung tâm vui chơi giải trí 6. Bạn phải bắt tay vào làm một cái gì đó để thực sự hiểu nó 7. Môn học thích thú nhất của bạn tại trường là môn thể dục, thủ công/ kĩ thuật. 8. Bạn sử dụng các cử chỉ tay chân để biểu đạt suy nghĩ của mình 9. Bạn thích chơi những trò chơi nghịch ngợm và đùa giỡn với trẻ con. 10. Bạn cần phải học qua thực hành thay vì học hoặc xem video hướng dẫn TỔNG CỘNG 5. Âm nhạc 1. Bạn có thể chơi một nhạc cụ âm nhạc. 2. Bạn có thể hát chính xác tông nhạc. 3. Thông thường, bạn có thể nhớ một giai điệu chỉ sau một vài lần nghe 4. Bạn thường nghe nhạc ở nhà.



6. Bạn cảm thấy thoải mái khi chỉ có một mình

2. Bạn thường dành những thời gian yên tĩnh suy nghĩ những vấn đề quan trọng trong cuộc sống của mình.
176 5. Bạn thường hay ngõ nhịp theo điệu nhạc 6. Bạn có thể phân biệt được âm điệu của những nhạc cụ khác nhau. 7. Nhạc phim hay những khúc nhạc của quảng cáo thường xuyên xuất hiện trong đầu bạn 8. Bạn không tưởng tượng cuộc sống sẽ ra sao nếu không có âm nhạc 9. Bạn thường hay huýt sáo, nhẩm theo một giai điệu 10. Bạn thích có nhạc khi đang làm việc TỔNG CỘNG 6. Giao tiếp 1. Bạn thích làm việc với những người khác trong một nhóm 2. Bạn rất tự hòa khi là người cố vấn giúp đỡ cho người khác 3. Mọi người thường hay tìm bạn để xin lời khuyên. 4. Bạn thích các môn thể thao đồng đội như bóng rổ, bóng đá, bóng đáng hơn là những môn thể thao cá nhân như chạy hay bơi lội. 5. Bạn thích trò chơi có sự tham gia của nhiều người như cờ tỉ phú, cá ngựa 6. Bạn là một người thích giao tiếp. Bạn thích tham dự một bữa tiệc hơn là ở nhà xem ti vi một mình 7. Bạn có nhiều người bạn rất thân. 8. Bạn giao tiếp tốt với nhiều người và có thể hòa giải được các cuộc tranh chấp. 9. Bạn không ngần ngại gì thể hiện sự lãnh đạo, hướng dẫn mọi người làm thế nào để hoàn thành công việc 10. Bạn chia sẻ những vấn đề khó khăn với mọi người hơn là cố tự giải quyết chúng TỔNG CỘNG 7. Nội tâm 1. Bạn thường viết nhật ký hay blog để ghi lại những suy nghĩ của mình

4. Bạn là một người suy nghĩ độc lập, bạn hiểu những suy nghĩ trong đầu mình và tự ra quyết định cho bản thân.

5. Bạn có những sở thích rất riêng và không chia sẻ cho người khác.
3. Bạn thường đặt mục tiêu cho mình bạn biết mình sẽ đi đâu.
177 7. Một kì nghỉ lý tưởng của bạn là một túp lều nhỏ trên đỉnh núi thay vì ở một khách sạn 5 sao với đông người 8. Bạn hiểu những điểm mạnh và điểm yếu của mình 9. Bạn thích tham gia những khóa học phát triển bản thân hay tư vấn để hiểu rõ về bản thân hơn. 10. Bạn làm việc cho chính mình hoặc rất suy ngẫm khi làm những việc của bản thân TỔNG CỘNG 8. Tự nhiên 1. Bạn có hoặc thích thú nuôi trong nhà 2. Bạn có thể nhận ra và nhớ tên nhiều loại cây và hoa khác nhau 3. Bạn có hứng thú và có kiến thức tốt về cơ thể hoạt động như thế nào và luôn theo sát tình hình sức khỏe của mình. 4. Bạn có thể “đọc” được các dấu hiệu của thời tiết 5. Bạn đam mê ngành nông sản và thủy sản 6. Bạn thích chăm sóc cây cảnh, vườn tược 7. Bạn am hiểu và có hứng thú với những vấn đề về môi trường toàn cầu 8. Bạn khá cập nhật về những tiến bộ gần đây trong lĩnh vực thiên văn, hiểu nguồn gốc của vũ trụ cũng như sự tiến hóa. 9. Bạn hứng thú với những vấn đề xã hội, tâm lý và động lực của con người. 10. Bạn cho rằng, bảo toàn tài nguyên và đạt được sự phát triển bền vững là hai trong những vấn đề lớn nhất của con người hiện nay. TỔNG CỘNG



Độ tuổi và đối tượng sử dụng: Học sinh từ 11 tuổi trở lên có nhu cầu tìm hiểu phương pháp học tập phù hợp hoặc đang gặp khó khăn trong học tập. Thành phần trắc nghiệm: Trắc nghiệm phương cách học tập thông minh VAK gồm 29 items. Mỗi item có 3 phương án lựa chọn tương ứng với 3 phương cách học tập thông minh: a Visual (học thông qua hình ảnh), b Auditory (học thông qua âm thanh), c Kinesthetic (học thông qua vận động). Cách tiến hành: Bước 1: Chuẩn bị trắc nghiệm, bút viết Bước 2: Giới thiệu thang đo: Trắc nghiệm phương cách học tập thông minh VAK gồm 29 câu, mỗi câu có 3 phương án lựa chọn. Hãy đọc kĩ từng câu đề mục và lựa chọn một câu mô tả đúng nhất những gì bản thân thường hay thực hiện. Trong trường hợp phân vân giữa nhiều phương án, hãy lựa chọn phương án mà bản thân có khuynh hướng thực hiện nhiều hơn trong thực tế. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án đó. Bước 3: Quan sát cách học sinh thực hiện và hỗ trợ học sinh thực hiện ở những phần học sinh cảm thấy khó khăn. Bước 4: Thu lại bảng trắc nghiệm và thực hiện tính điểm theo hướng dẫn Bước 5: Trao đổi kết quả trắc nghiệm với học sinh Cách tính điểm: Đếm số lượng từng đáp án (a,b,c) mà học sinh đã lựa chọn và điền vào bảng dưới đây. Câu trả lời a = visual b = auditory c= kinesthetic Số lượng Đáp án nào có số lượng lựa chọn nhiều nhất thì học sinh có khuynh hướng phù hợp với phương cách học tập thông minh đó.

1. Khái quát chung: Mô hình kiểu học tập VAK được phát triển bởi các nhà tâm lý học trong những năm 1920 để phân loại những cách phổ biến nhất mà mọi người học. Theo lý thuyết VAK, theo đó con người học hỏi và tiếp nhận thông tin qua 05 giác quan gồm: thị giác (nhìn), thính giác (nghe), xúc giác (vận động, sờ chạm), vị giác (nếm) và khứu giác (ngửi). Trong đó 5 giác quan đó, có 3 cách tiếp nhận thông tin chính: V (Visual): Hình ảnh, A (Auditory): Âm thanh, K (Kinesthetic): Vận động. Khi học sinh xác định được phương cách tiếp nhận thông tin nào là thế mạnh của bản thân, học sinh sẽ hiểu cách học phù hợp nhất cho mình. Điều này giúp cho học sinh nâng hiệu quả học tập của mình lên cao nhất. Không có cách học đúng hay sai, chỉ có cách học phù hợp. Phương pháp VAK này có thể áp dụng cho bất kỳ môn học, lĩnh vực nào mà học sinh đang theo. 2. Cách sử dụng: Mục đích sử dụng: Trắc nghiệm phương cách học tập thông minh VAK được sử dụng để xác định phương cách tiếp nhận thông tin nào phù hợp với học sinh, nhằm nâng cao hiệu quả học tập. Nhà tham vấn có thể sử dụng kết quả trắc nghiệm làm thông tin tham khảo trước khi tiến hành tham vấn nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh.
178 PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP VAK


Sử dụng các biểu đồ, đồ thị, tranh minh họa hoặc các dụng cụ bổ trợ hình ảnh khác. Sử dụng dàn ý, sơ đồ tư duy, khung chương trình,… hỗ trợ cho việc đọc và viết các ghi chú.
Với những người học theo phương cách Visual, họ nên phát huy những hoạt động sau:
Sau buổi học đọc lại các nội dung trong các tài liệu đã được phát ra. Ghi chú trong khi nghe giảng, đọc sách.
179 Ví dụ: Câu trả lời a = visual b = auditory c =kinesthetic Số lượng 15 5 9 => Như vậy, học sinh có khuynh hướng phù hợp với phương cách học tập qua hình ảnh. GIẢI THÍCH VỀ PHƯƠNG CÁCH HỌC VAK cáchPhươnghọc qua hình ảnh Cách học Visual (Hình Ảnh): Những người có khuynh hướng hình ảnh thường thích xem và quan sát mọi thứ từ hình ảnh, biểu đồ, phim, áp phích… Những người này thường có thể làm một việc mới tốt nhất sau khi đọc hướng dẫn hoặc xem ai đó làm trước.Đây là những người có xu hướng làm việc dựa trên một danh sách hoặc là những hướng dẫn được viết sẵn.

cáchPhươnghọc qua thanhâm Cách học Auditory (âm thanh): Những người có khuynh hướng âm thanh thường thích truyền tải kiến thức thông qua nói và nghe và thường làm một công việc mới tốt nhất sau khi nghe hướng dẫn từ một chuyên gia. Đây là những người rất thoải mái với việc được nhận hướng dẫn bằng lời qua điện thoại và có thể nhớ được từ hoặc bài hát họ Ngườinghe.học theo phương cách Auditory cần áp dụng những điều sau để có kết quả tốt: Bắt đầu với việc xem qua mình sẽ học gì? Rút ra kết luận hoặc

Chủ động đạt câu hỏi để giúp tập trung hơn trong môi trường ồn ào, sôi động. Thêm các hình ảnh minh họa cho các bài biết bất cứ khi nào có thể. Vẽ tranh ảnh bên lề sách, vở hoặc ghi chú. Cố gắng hình dung, tưởng tượng ra chủ đề hoặc các vấn đề liên quan đến chủ đề đang thảo luận.

Đạt ra các câu hỏi để xem xét càng nhiều khía cạnh của vấn đề càng tốt.
Cách học Kinesthetic (cảm xúc vận động): Những người này có khuynh hướng thích các hoạt động sờ, cảm giác, cầm, nắm và những hoạt động cụ thể khác.Những người này có thể làm một công việc mới tốt nhất khi tự tay thực hiện và học trong quá trình làm. Đây là những người thích thử nghiệm những cái mới và không bao giờ xem hướng dẫn Ngườitrước.học theo hướng Kinesthetic nên áp dụng những hoạt động sau:

Diễn đạt thành các câu hỏi. Giao tiếp, thảo luận với nhiều giáo viên hoặc người khác.
Sử dụng các động tác di chuyển lúc học. Sử dụng các bút đánh dấu nhiều màu sắc để làm nổi bật từ khóa học trong bài học.
Có thứ gì đó để chơi với đôi tay. Ví dụ như các quả bóng nhỏ, cây bút. Thỉnh thoảng nghỉ ngơi bằng các bài tập kéo giãn như vươn vai, hít thở… Chuyển thông tin từ dạng văn bản sang phương tiện khác như bàn phím, vẽ… Thực hành những gì đã học 3. Một số lưu ý khi sử dụng: Phương pháp học của mỗi người là sự kết hợp giữa cả 3 phương cách V A K. Có những người có xu hướng rất mạnh về một cách, ngược lại, có những người có phương pháp học là sự kết hợp giữa 2 và thậm chí 3 cách (tỷ lệ rất ít). Do vậy, bài kiểm tra VAK này chỉ giúp bạn hiểu rõ đối với bản thân bạn, phương pháp học nào là hiệu quả nhất (hình ảnh, hay âm thanh hay vận động). Nó giúp nâng cao đáng kể hiệu quả học tập của bạn. Không có cách học đúng hay sai. Điều quan trọng là bạn xác định cách học nào là phù hợp với bạn nhất.
độngquacáchPhươnghọcvận

180 tóm tắt những gì vừa học. Sử dụng các hoạt động liên quan tới thính giác như Brainstorming, brainstorming, buzz groups, or Jeopardy.

181 TRẮC NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP THÔNG MINH VAK (Visual Auditory Kinesthestic) Họ và tên:_________________________________________________________________ (Khoanh tròn câu trả lời mô tả hành vi của bạn chính xác nhất) 1. Khi tôi sử dụng một thiết bị mới, tôi thường: a) Đọc hướng dẫn sử dụng trước b) Nghe hướng dẫn từ một ai đó đã từng sử dụng rồi c) Cứ sử dụng, tôi sẽ biết nó như thế nào khi sử dụng. 2. Khi cần tìm đường đi, tôi thường: a) Nhìn vào bản đồ b) Hỏi ai đó đường đi c) Đi theo linh cảm của mình và có thể sử dụng cả la bàn 3. Khi nấu một món ăn mới, tôi thích: a) Làm theo một công thức viết sẵn b) Gọi cho một người bạn nào đó và nhờ hướng dẫn c) Theo bản năng của mình và tự thử nghiệm trong lúc nấu 4. Nếu tôi phải dạy người khác một cái gì đó mới, tôi có xu hướng: a) Ghi những điều hướng dẫn cho họ b) Hướng dẫn họ bằng lời nói c) Làm thử trước và cho họ tự làm 5. Tôi thường hay nói: a) “hãy xem tôi làm” b) “hãy nghe tôi hướng dẫn” c) “Bạn hãy làm đi” 6. Khi rảnh rỗi, tối thích: a) Đi đến viện bảo tàng hay phòng tranh b) Nghe nhạc hay nói chuyện phiếm với bạn bè c) Chơi thể thao hoặc làm các công việc tháo lắp 7. Khi đi mua sắm, tôi thường: a) Tưởng tượng mình mặc thì sẽ như thế nào b) Trao đổi chi tiết với người bán hàng c) Mặc thử để xem thế nào 8. Khi tôi lựa chọn cho kỳ nghỉ, tôi thường: a) Đọc rất nhiều tờ rơi quảng cáo b) Lằng nghe những gợi ý của bạn bè c) Tưởng tượng khi mình tới những nơi đó sẽ thế nào 9. Nếu tôi mua một chiếc xe mới, tôi sẽ: a) Đọc nhận xét trên các báo và tạp chí b) Thảo luận những yêu cầu của mình với bạn c) Thử chạy nhiều loại khác nhau trước khi quyết định 10. Khi tôi học một kỹ năng mới, tôi thích: a) Quan sát những gì giáo viên làm b) Thảo luận kỹ với giáo viên những thứ mà mình phải làm c) Tự tay làm thử và học trong quá trình đó. 11. Khi học, tôi thích các giáo viên: a) Dùng nhiều sơ đồ, hình ảnh b) Giải thích kỹ càng bằng nhiều cách khác c)nhauCho các học viên tự làm để học 12. Khi tôi nghe một ban nhạc chơi, tôi không thể không: a) Quan sát các thành viên trong ban nhạc cũng như các khán giả b) Lắng nghe lời các bài hát c) thả mình theo điệu nhạc 13. Khi tôi tập trung, tôi thường: a) tập trung vào hình ảnh hoặc từ ngữ trước mắt mình b) tự thảo luận các vấn đề và giải pháp khả thi trong đầu mình c) Phải làm một điều gì đó, như đi tới đi lui, quay bút hay bấm đầu bút, nhịp chân 14. Tôi chọn sản phẩm nội thất bởi a) màu sắc và dáng của chúng b) những thông tin người bán hàng đưa c) chất liệu của sản phẩmvà cảm giác khi sờ vào 15. Khi tôi bồn chồn lo lắng, tôi: a) Tưởng tượng tình huống xấu nhất sẽ xảy ra b) Tự nói với mình về điều làm mình lo nhất



182 c) Không ngồi yên được, phải đứng ngồi liên tục 16. Tôi thấy có cảm tình với người khác bởi: a) Vẻ ngoài họ như thế nào b) Những lời họ nói với mình c) Họ làm mình cảm thấy ra sao 17. Trong lớp, tôi hay mất tập trung khi: a) Thấy một cái gì đó ngoài cửa sổ b) Nghe thấy một tiếng động gì đó c) Ngồi yên quá lâu 18. Nếu bạn phải giải thích cho ai một điều gì đó, tôi có xu hướng: a) Cho người xem ý của bạn là gì b) Giải thích nhiều cách khác nhau cho đến khi họ hiểu c) Khuyến khích họ thử và giải thích trong lúc họ đang làm. 19. Tôi rất thích: a) xem phim, nhiếp ảnh, xem các tác phẩm nghệ thuật b) Lắng nghe nhạc, radio hay nói chuyện với bạn c) Tham gia hoạt động thể thao, khiêu vũ hoặc ăn các món ăn ngon 20. Trong một hành trình dài, tôi thường a) Ngắm cảnh ngoài cửa sổ hay đọc sách, báo, tạp chí b) Nghe nhạc hoặc nói chuyện với những người cùng chuyến c) Mong đợi được tới các trạm dừng để có thể đi lại cho thoải mái 21. Khi tôi làm quen một người, tôi thường. a) Sắp xếp gặp mặt b) Nói chuyện với họ qua điện thoại c) Sắp xếp tham gia chung một hoạt động 22. Tôi thường để ý người khác: a) Ăn mặc và vẻ ngoài ra sao b) Nói chuyện như thế nào c) Dáng đứng và đi lại ra sao 23. Khi tôi tức giận, tôi hay có xu hướng: a) Cứ chiếu đi chiếu lại trong đầu mình cái gì đã khiến mình không vui b) Lên tiếng cho mọi người biết mình cảm thấy như thế nào c) Đập bàn ghế, dập cửa hoặc các hành động biểu hiện khác 24. Tôi thấy mình rất dễ nhớ: a) Khuôn mặt người khác b) Tên người khác c) Những việc tôi đã làm 25. Tôi nghĩ rằng mình có thể biết ai đó đang nói dối khi: a) Họ tránh nhìn mình b) Giọng nói họ thay đổi c) Họ biểu lộ bộ dạng kỳ quặc 26. Khi tôi gặp một người bạn cũ: a) Tôi nói “Lâu rồi không gặp bạn!” b) Tôi nói “Lâu rồi không nghe tin gì của bạn!” c) Tôi sẽ ôm, bắt tay hay vác vai người đó 27. Tôi nhớ mọi thứ rõ nhất khi: a) Viết ghi chú hay giữ các thông tin chi tiết b) Đọc to hoặc lặp đi lặp lại từ ngữ các ý chính trong đầu mình c) Làm và luyện tập các hoạt động hoặc tưởng tượng những điều đó được làm như thế nào 28. Nếu tôi phải phản ánh về những sản phẩm có lỗi, tôi sẽ làm bằng cách a) Viết một lá thư b) Phản ánh qua điện thoại c) Tự tay đem sản phẩm hoặc gửi sản phẩm đến công ty 29. Tôi thường nói: a) Tôi thấy ý của bạn là gì b) Tôi nghe bạn nói gì rồi c) Tôi biết bạn cảm thấy thế nào



183 THANG ĐÁNH GIÁ LO ÂU HỌC ĐƯỜNG (Dành cho học sinh 10 18 tuổi)
1. Khái quát chung Lo âu là một trạng thái tâm lý và sinh lý đặc trưng bởi các yếu tố về cơ thể, cảm xúc, nhận thức, và hành vi. Đó là cảm giác gây ra bởi sự sợ hãi và lo lắng một cách quá mức và kéo dài. Đối với học sinh ở tuổi vị thành niên nếu lo âu quá mức và xuất hiện trong thời gian dài có thể dẫn đến những rối loạn lo âu và những rối nhiễu tâm lý khác. Có rất nhiều thang đánh giá lo âu nhưng thang đánh giá lo âu học đường là thang đo được thiết kế dành riêng cho học sinh ở lứa tuổi vị thành niên, đo các chỉ số lo âu liên quan đến vấn đề học đường. Thang đánh giá lo âu học đường là thang đo được thiết kế bởi PGS.TS Nguyễn Công Khanh, nhà nghiên cứu, tư vấn và trị liệu tâm lý lâm sàng. Thang đánh giá này được xây dựng dựa trên phương pháp nghiên cứu lo âu học đường của Philips. Thang đo dành cho học sinh ở lứa tuổi vị thành niên (10 18 tuổi) nhằm đánh giá các mức độ lo âu của học sinh liên quan đến lớp học, trường học. Thang đánh giá lo âu học đường này được xây dựng nhằm đưa ra kết quả của 8 chỉ số lo âu trong trường học của học sinh độ tuổi vị thành niên là: lo âu học đường nói chung, stress xã hội, sự hẫng hụt nhu cầu đạt được thành tích, lo âu liên quan đến sự tự thể hiện, lo âu liên quan đến các tình huống kiểm tra đánh giá, Lo lắng không làm thoả mãn mong đợi của người khác, khả năng chống đỡ stress sinh lý, Lo âu liên quan đến quan hệ với giáo viên. 2. Hướng dẫn sử dụng Mục đích sử dụng: + Đánh giá các vấn đề lo âu học đường của học sinh + Là căn cứ để xác định rõ những vấn đề lo âu chính của học sinh liên quan đến trường học + Dựa trên kết quả đánh giá lo âu học đường, Nhà tham vấn có thể lên kế hoạch hỗ trợ làm giảm lo âu của học sinh ở từng vấn đề cụ thể Đối tượng sử dụng: Học sinh lứa tuổi vị thành niên từ 10 18 tuổi Các thành phần của thang đo: Thang đánh giá lo âu học đường được thiết kế để đo 8 thành tố lo âu học đường của học sinh lứa tuổi vị thành niên: + Lo âu học đường nói chung: là trạng thái cảm xúc chung của học sinh liên quan đến tất cả các mối quan hệ, các hình thức hoạt động trong trường học như: hoạt động kiểm tra đánh giá, khẳng định bản thân, thành tích học tập, quan hệ với giáo viên, bạn bè. + Stress xã hội: là trạng thái cảm xúc chủ đạo của học sinh trong mối quan hệ với những người xung quanh ở trường học (chủ yếu là các bạn cùng trang lứa). + Sự hẫng hụt nhu cầu đạt được thành tích: Đây là một trường cảm xúc bất lợi không cho phép học sinh phát triển nhu cầu đạt được thành tích, kết qủa học tập như mong đợi, mục tiêu của bản thân.
Sự hụt hẫng này kéo dài khiến học sinh không có động cơ học tập, có những áp lực học tập. + Lo âu liên quan đến sự tự thể hiện: Là những tình huống trải nghiệm cảm xúc âm tính làm cho học sinh mất hoặc giảm mong muốn khám phá bản thân, ức chế nhu cầu thể hiện các năng lực của bản thân. HỌC SINH thường thu mình, ít tham gia các hoạt động trong lớp học vì quá lo lắng đến khả năng thể hiện của bản thân mình.



184 + Lo âu liên quan đến các tình huống kiểm tra, đánh giá: Tiêu chí này thể hiện sự lo lắng, sợ hãi quá mức của học sinh trong các tình huống kiểm tra, đánh giá ở trường học. Lo âu ở vấn đề này sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của học sinh và dễ dẫn đến học sinh chán nản, sợ hãi khi đến trường học. + Sự lo lắng không làm thoả mãn mong đợi của người khác: Đây là lo lắng, sợ hãi liên quan đến những nhận định, đánh giá của người khác (giáo viên, nhân viên trong trường, bạn bè, gia đình) về kết quả học tập, hành động, suy nghĩ của bản thân học sinh. Sự lo âu này liên quan nhiều đến những suy nghĩ và cảm xúc mang tính tiêu cực của học sinh. + Khả năng chống đỡ stress sinh lý: Là sự lo âu liên quan đến những thay đổi tâm sinh lý của học sinh lứa tuổi vị thành niên. Sự lo lắng, sợ hãi ở tuổi dậy thì này sẽ làm giảm khả năng thích ứng của học sinh với những hoàn cảnh gây căng thẳng, hạn chế khả năng phản ứng phù hợp và có hiệu quả của học sinh đối với những kích thích này. + Lo âu liên quan đến quan hệ với giáo viên: Là đánh giá sự lo lắng, sợ hãi của học sinh trong quan hệ của học sinh với giáo viên, với những người khác ở trường học. Sự lo âu trong mối quan hệ này cũng có thể dẫn đến làm giảm động cơ học tập, những vấn đề bạo lực trong trường học và đặc biệt là kết quả học tập của học sinh. Các bước thực hiện thang đánh giá lo âu học đường: + Bước 1: Chuẩn bị và giới thiệu thang đo với học sinh Trước khi sử dụng thang đánh giá lo âu học đường thì nhân viên tham vấn cần xác định rõ mục đích của việc đánh giá. Đặc biệt nhân viên tham vấn cần chuẩn bị: phiếu đánh giá lo âu học đường, bút, bàn ghế, phòng cho học sinh làm thang đo yên tĩnh. Cán bộ tham vấn giới thiệu thang đo với học sinh: Đây là thang đánh giá về vấn đề lo âu liên quan đến các hoạt động ở trường học dành cho học sinh độ tuổi vị thành niên. Con sẽ có thời gian để hoàn thiện thang đánh giá này. Con hãy bình tĩnh, suy nghĩ và chọn phương án đúng nhất với mình để khoanh tròn vào đáp án theo các mức độ từ 1 điểm đến 4 điểm. Trong quá trình làm nếu câu nào con chưa hiểu con có thể hỏi lại để Cô sẽ giải thich cho con rõ hơn. + Bước 2: Cho học sinh thực hiện thang đánh giá Trong quá trình học sinh thực hiện thang đánh giá, nhân viên tham vấn cần chú ý: Quan sát biểu hiện bên ngoài của học sinh khi thực hiện tự đánh giá Xem những câu nào học sinh dừng quá lâu hoặc câu nào học sinh làm quá nhanh Giải thích rõ ràng các câu học sinh chưa hiểu, nếu cần có thể đưa ví dụ minh hoạ Kiểm tra lại 1 số câu hỏi mà cảm thấy nghi vấn câu trả lời của học sinh Khi học sinh thực hiện xong thang đánh giá thì có thể hỏi lại học sinh để học sinh giải thích rõ hơn câu trả lời (đặc biệt chú ý các câu hỏi in nghiêng) Ghi lại cụ thể câu trả lời của học sinh + Bước 3: Đọc kết quả đánh giá Ghi số điểm của từng câu theo từng thành tố đánh giá của thang đo lo âu học đường Tính tống điểm của từng thành tố đánh giá dựa vào bảng sau:



185 KẾT QUẢ THANG ĐÁNH GIÁ LO ÂU HỌC ĐƯỜNG Bảng 1: Các yếu tố thành phần của Lo âu học đường Các thành tố/ các thang đo Các câu hỏi 1.Lo âu học đường nói chung 2, 3, 7, 12, 16, 21, 23, 26, 28, 46 58, 61 69, 72 = 32 2. Stress xã hội 5, 10, 15, 20, 24, 30, 33, 36, 39, 42, 44 = 11 3. Bị hụt hẫng nhu cầu đạt được thành tích 1, 3, 6, 11, 17, 19, 25, 29, 32, 35, 38, 41, 43 = 13 4.Lo âu liên quan đến sự tự thể hiện 27, 31, 34, 37, 40, 45, 59, 60, 70 = 9 5.Lo âu liên quan đến các tình huống kiểm tra 2, 7, 12, 16, 21, 26, 63, 65, 71 = 9 6.Lo không thoả mãn sự mong đợi của người khác 3, 8, 13, 17, 22, 61, 64, 68, 69 = 9 7.Khả năng chống đỡ stress sinh lý 7, 9, 14, 18, 23, 28, 62, 66, 67 = 9 8.Lo âu liên quan đến quan hệ với giáo viên 2, 4, 6, 11, 32, 35, 44, 47, 72 = 9 Đối chiếu, so sánh kết quả tổng của mỗi thành tố trong thang đo với điểm chuẩn (Norm) tương ứng với 5 mức độ lo âu theo bảng sau: BẢNG KẾT QUẢ CỦA 8 LOẠI LO ÂU HỌC ĐƯỜNG Các thành tố/ Các thang đo Các mức độ lo âu Chưa biểu hiện Nhẹ Vừa Cao Rất cao 1.Lo âu học đường nói chung < 32 32 35 56 79 80 103 104 2. Stress xã hội < 31 11 19 20 28 29 36 37 3. Hụt hẫng nhu cầu đạt được thành tích < 13 13 22 23 32 33 42 43 4. Lo âu liên quan đến sự tự thể hiện < 9 9 15 16 22 23 29 30 5. Lo âu liên quan đến các tình huống kiểm tra < 9 9 15 16 22 23 29 30 6. Lo không thoả mãn sự mong đợi của người khác < 9 9 15 16 22 23 29 30 7. Khả năng chống đỡ stress sinh lý < 9 9 15 16 22 23 29 30 8. Lo âu liên quan đến quan hệ với giáo viên < 9 9 15 16 22 23 29 30



186 Khuyến cáo Bình thường Cần dõitheo Cần tư vấn củ giachuyênatâmlýh ọc đường/ lâm sàng Cần đến khám tại các cơ sở tâm thần để điều trị Cần được trị liệu tại các cơ sở tâm thần/ tâm lý sànglâm + Bước 4: Chia sẻ kết quả đánh giá với học sinh, Giáo viên và Phụ huynh Khái quát lại về test: tính mục đích, tính khoa học, độ tin cậy Chia sẻ kết quả: Chú ý đến sắc thái, biểu hiện của người nghe, đặc biệt giáo viên và phụ huynh. Nên chia sẻ kết quả định lượng (con số) sau đó đến kết quả định tính (những biểu hiện, những câu trả lời cuả học sinh cần chú ý) Chia sẻ kết quả điểm tốt, nổi trội trước sau đó đến những khó khăn, hạn chế/vấn đề của học sinh Ví dụ: Qua việc cho học sinh thực hiện thang đánh giá lo âu học đường thì tôi thấy rằng: con đã rất chăm chú thực hiện thang đánh giá, cởi mở chia sẻ khi nhà tham vấn hỏi. Thang đánh giá có 8 thành tố lo âu nhưng con chỉ gặp phải lo âu ở….. còn 1 số thành tố…. con không có lo âu gì (mức độ không biểu hiện hoặc nhẹ). Điều này thể hiện….. (giải thích rõ những lo âu ở từng thành tố ở mức độ vừa, cao và rất cao cần trị liệu) Nhấn mạnh thêm bằng cách hỏi thêm, làm rõ các thông tin đánh giá về lo âu học đường khi giải thích cho giáo viên và phụ huynh Định hướng vào kế hoạch hỗ trợ cho học sinh, không nói nhiều vào khó khăn hạn chế gây hiểu lầm hoặc hoang mang cho học sinh, giáo viên, phụ huynh 3. Lưu ý khi sử dụng Mỗi học sinh khi tự đánh giá nên thực hiện 2 lần cách nhau khoảng 3 5 ngày. Nếu kết quả 2 lần tự đánh giá tương tự nhau là khách quan Nếu không có thời gian đánh giá 2 lần thì nên hỏi thêm các thông tin từ giáo viên, phụ huynh Đưa thêm các câu hỏi khi thấy học sinh có những dấu hiệu lo âu của 1 trong 8 thành tố lo âu học đường (qua các câu in nghiêng) Tạo sự thoải mái cho học sinh khi làm thang đo Không ép buộc, thúc giục hoặc phán xét học sinh khi học sinh làm đánh giá Khi tổng hợp kết quả và đọc kết quả cần đảm bảo tính trung thực, khách quan Phần 2: Công cụ đánh giá lo âu học đường



11 Em có cảm thấy thoải mái , tự tin khi đề nghị thầy/cô giáo giảng lại những chỗ mình chưa hiểu hoặc chỉ ra những chỗ sai trong bài làm?
8 Em có sợ không dám phát biểu ở lớp vì ngại mình nói sai?
6 Em có lo lắng và thường xuyên muốn rằng thầy/cô giáo giảng chậm lại để em hiểu bài hơn?

9 Em có cảm thấy đầu gói run rẩy khi thầy/cô giáo gọi các em đứng lên trả lời?
187 THANG ĐÁNH GIÁ LO ÂU HỌC ĐƯỜNG (Dành cho học sinh 10 18 tuổi) Họ và tên học sinh:………………………………………………………………….. Tuổi:………….........Nam/Nữ: ………… Ngày đánh giá:………………………... Lớp: …………….... Trường:……………………………………………………… Điểm TB kì I:………Điểm TB kì II:……… Điểm TB cả năm:……………........... Học vấn của cha:……………………………Học vấn của mẹ:……………………. Nghề của cha:………………………........... Nghề của mẹ:……………………….. Hướng dẫn: Dưới đây là những câu hỏi về tâm trạng của các em. Để hiểu rõ hơn về bản than, các em hãy trả lời những câu hỏi này một cách trung thực nhất. Ở đây khôn có câu trả lời đúng hay sai, tốt hay xấu, vì vậy các em hãy cố gắng trả lời nhanh nhất có thể, đừng suy nghĩ nhiều. Hãy sử dụng thang điểm 5 bậc (0 là điểm thấp nhất, 4 điểm là cao nhất) để tự đánh giá. Mỗi câu chỉ được chọn mức điểm phù hợp nhất. 0= Không/Chưa thể hiện/Chưa có. 1=Có chút ít/Biểu hiện ít, thi thoảng 2=Có biểu hiện 1 số lần/nhưng chưa thường xuyên 3=Có biểu hiện thường xuyên, khá nhiều 4=Có biểu hiện rất thường xuyên, rất nhiều. STT Câu hỏi Mức điểm 0 1 2 3 4 1 Em có cảm thấy rất khó khăn phấn đấu để bằng các bạn trong lớp? 2 Em có cảm thấy lo lắng khi thầy/cô giáo nói sẽ kiểm tra xem em có thuộc bài và hiểu bài? 3 Em có khó khan khi học trên lớp theo yêu cầu của thầy/cô giáo 4 Em có hay mơ thấy thầy/cô giáo giận dữ khi em không hiểu bài? 5 Em có ám ảnh, lo sợ bị bạn nào đó trong lớp bắt nạt?

7 Em có hay lo lắng khi trả lời câu hỏi hoặc làm bài tập ở lớp?
10 Các bạn cùng lớp có hay cười chê em khi chơi các trò chơi?

188 12 Em có lo lắng rằng mình sẽ bị xếp loại học tập kém hoặc bị lưu ban? 13 Em có tránh không chơi những trò chơi mà có sự lựa chọn bạn chơi (chẳng hạn đá bóng, đá cầu vì em sợ không ai chọn em cả? 14 Em có cảm giác cơ thể căng cứng, không thể thư giãn 15 Em có cảm giác rằng không một bạn nào trrong lớp muốn nghe theo mình cả? 16 Em có cảm thấy lo sợ khi bắt đầu làm bài kiểm tra hoặc bài tập cô giao? 17 Em có cảm thấy khó khan khi phấn đấu được điểm cao như mong muốn của bố mẹ? 18 Em có lo sợ rằng mình sẽ bị coi là học sinh dốt không? 19 Em có nghĩ rằng các bạn sẽ cười mình, khi mình trả lời sai điều gì đó không? 20 Em có cảm nhận việc học tập của mình cũng giống như các bạn cùng lớp? 21 Khi làm xong bài tập, em có lo lắng rằng mình đã làm đúng hay chưa? 22 Khi học ở trên lớp, em có tự tin rằng mình hiểu, nhớ bài tốt? 23 Em có hay mơ thấy rằng mình đang ở trường và mình không thể trả lời được câu hỏi của thầy/cô giáo? 24 Có phải đa số các bạn trong lớp đều đối xử tốt với em không? 25 Em sẽ làm bài một cách cẩn thận hơn nếu biết rằng bài của mình sẽ được so sánh vơi bài của các bạn khác không? 26 Em có thường xuyên muốn rằng giá mà mình đỡ run sợ hơn khi bị hỏi, khi bị kiểm tra bài tập không? 27 Em có cảm thấy lo sợ khi tranh luận với các bạn trong lớp? 28 Em có cảm thấy tim mình đập manh khi thầy/cô giáo nói sẽ kiểm tra bài tập vè nha xem đúng hay sai? 29 Khi em được điểm cao, có bạn nào trong lớp nghĩ rằng điều đó là do em may mắn? 30 Em có cảm thấy thoải mái khi chơi với những bạn mà được các bạn trong lớp yêu mến và quan tâm đặc biệt? 31 Có bao giờ các bạn trong lớp nói điều gì đó làm em lo sợ, bất an? 32 Em có nghĩ rằng những bạn học kém sẽ không có được cảm tình của các thầy cô giáo không?



189 33 Có phải đa số các bạn trong lớp không để ý/không quan tâm đến em? 34 Em có thường xuyên sợ mình “bị quê” (bị coi là kì cục) không? 35 Em có hài long với thái độ và cách ứng xử của thầy/cô giáo đối với mình không? 36 Bô/mẹ em có giúp em làm một số việc (như chuẩn bị cho em đi tham quan , giúp em chuẩn bị bài) như bố/mẹ các bạn không? 37 Em có khi nào lo lắng về việc người khác sẽ nghĩ về em như thế nào không? 38 Em có hy vong rằng mình sẽ học tập tốt hơn trong tương không? 39 Em có cho rằng mình cũng mặc đẹp như các bạn ở lớp 40 Em có thường xuyên ngẫm nghĩ xem các bạn trong lớp nghĩ gì khi mình đứng lên (hoặc lên bảng) trả lời câu hỏi không? 41 Em có cảm thấy thoải mái khi chơi cùng hay trò chuyện với các bạn học giỏi trong lớp? 42 Có một số bạn trong lớp cảm thấy tức khi em được điểm cao hơn. Điều này có đúng không?
44 Em có cảm thấy thoải mái khi một mình đối diện với thầy/cô giáo? 45 Các bạn trong lớp có hay chế nhạo em vì vẻ bên ngoài hay hành vi của em? 46 Em có nghĩ rằng em lo lắng về việc chuẩn bị bài vở ở trường/chuẩn bị bài làm ở nhà hơn các bạn khác không?


51 Em có cảm thấy căng thẳng khi thầy/cô giáo nói sẽ ra bài kiểm tra 15 phút trên lớp?
43 Em có cả thấy hài long về thái độ và cách ứng xử của các bạn trong lớp đối với mình không?
48 Buổi tối, khi nằm trên giường ngủ, em có hay lo lắng về những gì sẽ diễn ra ngày mai ở trường không?
49 Khi làm những bài tập khó, có lúc nào em cảm tháy mình như quên hết những kiến thức đã biết trước đó không?
47 Khi em không thể trả lời được câu hỏi của thầy/cô giáo em có cảm thấy mình sắp bật khóc không?
50 Bàn tay em có hay run khi làm bài kiểm tra không?
52 Việc thầy/cô giáo kiểm tra bài về nhà có làm em lo sợ không?

190 53 Khi thầy/cô giáo nói sẽ ra bài tập cho cả lớp em có sợ mình không làm được không? 54 Em có hay mơ thấy mình không làm được những việc mà các bạn trong lớp làm được không? 55 Khi nghe thầy/cô giáo giảng bài, em có cảm thấy các bạn trong lớp hiểu nhanh hơn em không? 56 Trên đường đến trường, em có thấy lo sợ rằng thầy/cô giáo se kiểm tra bài của mình không hoặc sẽ có một bài kiểm tra không 57 Sau mỗi lần làm bài kiểm tra em có thường cảm thấy mình làm không được tốt không? 58 Em có cảm thấy run khi thầy/cô giáo yêu cầu em lên bảng trả lời cho cả lớp nghe không? 59 Em có sẵn sang xung phong trả lời trươc lớp một câu hỏi nào đó mà em đa có sự chuẩn bị tốt để nhận điểm thưởng? 60 Em có cảm thấy mình tự tin, thực hiện các nhiệm vụ học tập ở lớp giống như các bạn khác? 61 Em có lo sợ rằng mình học kém hơn các ban trong lớp? 62 Em có cảm giác run, và mồ hôi mỗi khi bất ngờ bị gọi trả lời trước lớp không? 63 Em có cảm thấy lo lắng, ám ảnh mỗi khi diểm làm bài kiểm tra kém hơn các bạn? 64 Em có hay lo lắng liệu người khác có nghĩ xấu về mình? 65 Em có cảm thấy lo sợ, phải giấu hoặc nói dối bố mẹ mỗi khi em làm bài kiểm tra đươc điểm kém 66 Em có cảm giác khó tiêu, đầy bụng do lo lắng về chuyện học tập? 67 Em có khó ngủ về ban đêm do bị căng thẳng về việc học tập? 68 Em có cảm thấy lo sợ bố mẹ mắng hoặc phiền long khi em bị điểm kém? 69 Em có cảm giác bất an, sợ bị các bạn tẩy chay mình không? 70 Em có tự tin vào khả năng học tập của mình không thua kém các bạn trong lớp 71 Em có cảm thấy bình tĩnh, tự tin trước mỗi lần kiểm tra hay thi không? 72 Em có cảm giác bất an, sợ bị thầy/cô giáo trách phạt khi không hoàn thành các bài tập được giao đúng hẹn



Thành phần thang đo: Phiên bản DASS 21 gồm 21 câu, mỗi thang D, A, S có 7 câu. Mỗi câu được tính điểm từ 0 (Điều này hoàn toàn không xảy ra với tôi) đến 3 (Rất thường xảy ra, hay hầu hết lúc nào cũng có) D (Depress U sầu): Đánh giá mức độ của cảm giác buồn rầu, chán nản, vô vọng, tự ti, chậm chạp, thiếu hứng thú, mất năng lượng, không muốn tham gia các hoạt động.
191 Thang đánh giá Lo âu Trầm cảm Stress (DASS 21)
1. Khái quát chung: Bảng đo lường mức độ ưu sầu, lo sợ, căng thẳng tinh thần (DASS) được sử dụng rộng rãi ở nhiều bệnh viện và trung tâm trị liệu tâm lý. Thang đo là tổ hợp 3 thang tự đánh giá được thiết kế để đo mức độ nghiêm trọng của những dấu hiệu cốt lõi của u sầu, lo lắng và căng thẳng. DASS được xây dựng không dựa trên các khái niệm phân loại rối loạn tâm lý. Có một giả thuyết (và đã được xác nhận bởi nhiều dữ liệu nghiên cứu) là DASS được phát triển dựa trên sự khác biệt về mức độ các biểu hiện trầm buồn, lo lắng và căng thẳng giữa mẫu bình thường và mẫu mắc các rối loạn tâm lý. Do đó, DASS không có ý nghĩa trong việc chẩn đoán lâm sàng dựa trên các hệ thống tiêu chuẩn chẩn đoán như DSM và ICD. - Phiên bản gốc gồm 42 câu chia cho 3 thang, mỗi thang gồm 14 câu. Phiên bản rút gọn gồm 21 câu, mỗi thang gồm 7 câu.
Các bước sử dụng: Bước 1: Chuẩn bị: thang đo, bút chì.
A (Anxiety Lo sợ): Đánh giá mức độ của cảm giác lo lắng, run rẩy, khô miệng, khó thở, trống ngực, đổ mồ hôi, và khả năng tự kiểm soát khi lo lắng.

Bước 3: Thân chủ làm test. Nhà tham vấn quan sát và hỗ trợ thân chủ hoàn thành test

Bước 4: Tính điểm và tham vấn về kết quả test. - Cách tính điểm: Viết đáp án của thân chủ đã lựa chọn vào cột tương ứng ở phía bên phải bảng test. Điểm của thang đo là điểm của từng items được cộng lại và nhân 2.
2. Cách sử dụng thang đo: - Mục đích: Đo lường, sàng lọc mức độ ưu sầu, lo sợ, căng thẳng tinh thần. Có thể được sử dụng để đánh giá mức độ đáp ứng của học sinh với quá trình trị liệu ở từng giai đoạn (Gomez, 2016)
S (Stress Căng thẳng): Đánh giá cảm giác khó thư giãn, thả lỏng, dễ buồn bã/kích động, cáu kỉnh/phản ứng quá mức và thiếu kiên nhẫn.
Độ tuổi: từ 15 tuổi trở lên Đối tượng: Học sinh có biểu hiện ưu sầu, lo sợ, căng thẳng tinh thần.
Bước 2: Giới thiệu thang đo: Trắc nghiệm tâm lý này gồm 21 câu. Xin vui lòng đọc từng câu và khoanh tròn số 0, 1, 2, hay 3 để chỉ định xem câu nào thích hợp với những gì đã xảy ra cho mình trong 1 tuần vừa qua. Không có câu trả lời nào đúng hay sai. Không nên mất quá nhiều giờ để lựa chọn.

192 Mức độ Trầm cảm Lo âu Stress Bình thường 0 9 0 7 0 14 Nhẹ 10 13 8 9 15 18 Vừa 14 20 10 14 19 25 Nặng 21 27 15 19 26 33 Rất nặng ≥28 ≥20 ≥34 3. Một số lưu ý khi sử dụng thang đo: Thang không được sử dụng trong chẩn đoán lâm sàng. Điểm DASS cao là một trong những cảnh báo để nhà tham vấn có những đánh giá chuyên sâu hơn (Lovibond, S.H. & Lovibond, 1995; Gomez,Khuy2016) ến nghị sử dụng cho người lớn (Trên 18 tuổi). Vì các câu sẽ khó trả lời với học sinh. Đặc biệt là câu 5 và 14 (2 câu này chỉ đúng với người lớn). Việc sử dụng với học sinh từ 15 tuổi trở lên (học sinh cấp 3) cần đi kèm với một số đánh giá khác, hoặc các biểu hiện hành vi. Điều này cần được ghi chép rõ bởi nhà tham vấn. Không hướng dẫn học sinh cách ghi điểm và tính điểm



193 B. Phần test DASS 21 BẢNG ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ ƯU SẦU, LO SỢ, CĂNG THẲNG TINH THẦN Tên:……………………………………………… Ngày:....../....../......... Xin vui lòng đọc từng câu và khoanh tròn số 0, 1, 2, hay 3 để chỉ định xem câu nào thích hợp với những gì đã xảy ra cho mình trong tuần lễ vừa qua. Không có câu trả lời nào đúng hay sai. Không nên mất quá nhiều giờ để lựa chọn. Cách phân loại như sau : 0 Điều này hoàn toàn không xảy ra với tôi 1 Xảy ra cho tôi một phần nào, hay thỉnh thoảng 2 Thường xảy ra cho tôi, hay nhiều lần 3 Rất thường xảy ra, hay hầu hết lúc nào cũng có D A S 1. Tôi nhận thấy khó mà nghỉ ngơi 0 1 2 3 2. Tôi thấy mình bị khô miệng 0 1 2 3 3. Tôi không thấy có một cảm giác lạc quan nào cả........................................0 1 2 3 4. Tôi bị khó thở (thở nhanh, khó thở mà không do làm việc mệt) 0 1 2 3 5. Tôi thấy khó mà bắt tay vào làm công việc..................................................0 1 2 3 6. Tôi đã phản ứng cách quá lố khi có những sự việc xãy ra 0 1 2 3 7. Tay tôi bị run ................................................................................................0 1 2 3 8. Tôi thấy mình đã dùng quá nhiều năng lực vào việc lo lắng........................0 1 2 3 9. Tôi lo mình đến những nơi mà tôi có thể bị hốt hoảng và tự làm mất mặt 0 1 2 3 10. Tôi thấy tương lai mình chả có gì để mong chờ cả ....................................0 1 2 3 11. Tôi thấy bồn chồn 0 1 2 3 12. Tôi thấy khó mà thư giãn............................................................................0 1 2 3 13. Tôi thấy mình xuống tinh thần và buồn rầu 0 1 2 3 14. Tôi thấy thiếu kiên nhẫn với những điều cản trở việc tôi đang làm 0 1 2 3 15. Tôi thấy mình gần như bị hốt hoảng...........................................................0 1 2 3 16. Tôi không thấy hăng hái để làm bất cứ chuyện gì 0 1 2 3 17. Tôi thấy mình là người kém giá trị.............................................................0 1 2 3 18. Tôi thấy mình rất dễ nhạy cảm...................................................................0 1 2 3 19. Tôi thấy tim mình đập nhanh, đập hụt nhịp mà không do làm việc mệt....0 1 2 3 20. Tôi cảm thấy sợ vô cớ.................................................................................0 1 2 3 21. Tôi cảm thấy cuộc sống mình không có ý nghĩa 0 1 2 3 Tổng cộng số điểm Tổng cộng số điểm sau khi nhân cho 2



3. Overview of the DASS and its uses. (2018, 07 26). Retrieved from http://www2.psy.unsw.edu.au/dass/: http://www2.psy.unsw.edu.au/dass/over.htm

194 Tài liệu tham khảo
1. Gomez, F. (2016, 10). A Guide to the Depression, Anxiety and Stress Scale (DASS 21). Retrieved from Jean Martain Naturo Path: https://jeanmartainnaturopath.com.au/wp content/uploads/2016/10/Dass21.pdf2.Lovibond,S.H.&Lovibond. (2016, 7). DASS 21. Retrieved from https://maic.qld.gov.au/: https://maic.qld.gov.au/wp content/uploads/2016/07/DASS 21.pdf


Các bước tiến hành: Bước 1: Chuẩn bị: Thang đo, bút viết. Bước 2: Hướng dẫn thực hiện thang đo: Trắc nghiệm tâm lý này gồm 30 đề mục. Nó mô tả những biểu hiện tâm lý thường thấy. Hãy đọc kỹ từng câu, sau đó khoanh tròn vào một chữ số thích hợp biểu thị đúng nhất trạng thái tâm lý của bạn. Trong đó: Hầu như không (0đ). Thỉnh thoảng (1đ). Phần lớn thời gian (2đ).
5. Cách sử dụng thang đo: Mục đích: Thang đánh giá trầm cảm RADS nhằm xác định các dấu hiệu và mức độ các triệu chứng trầm cảm. - Độ tuổi: Từ 10 20 tuổi.
Đối tượng: Học sinh có dấu hiệu hoặc có nghi vấn trầm cảm. Thành phần thang đo: Thang đánh giá trầm cảm thanh thiếu niên (RADS 10 20) là thang tự đánh giá ngắn gọn gồm 30 đề mục để đánh giá mức độ hiện thời của các triệu chứng học trầm cảm ở thanh thiếu niên theo bốn thành phần cơ bản của trầm cảm: loạn khí sắc, cảm xúc tiêu cực/mất hứng thú, tự đánh giá tiêu cực và phàn nàn về cơ thể. Với mỗi câu, người trả lời lựa chọn mức độ đúng nhất với trạng thái của mình theo thang điểm : Hầu như không (0đ), thỉnh thoảng (1đ), phần lớn thời gian ( 2đ), hầu hết hoặc tất cả thời gian (3đ).
Hầu hết hoặc tất cả thời gian (3đ)

Bước 3: Học sinh làm test, nhà tham vấn quan sát và hỗ trợ học sinh hoàn thành test Bước 4: Tính điểm và trao đổi kết quả test. Cách tính điểm: Tính điểm RADS bằng cách cộng điểm mức độ của các câu. Riêng các câu 1, 5, 10, 12, 23, 25, 29 tính điểm ngược lại. Mức (1) chuyển mức (4) và ngược lại; mức (2) chuyển mức (3) và ngược lại. Cộng tổng điểm của tất cả các câu sau khi điều chỉnh. Dựa theo RADS, những học sinh có tổng số điểm từ 31 40 là trầm cảm nhẹ, 41 50 là trầm cảm vừa, và trên 51 điểm là trầm cảm nặng.


195 THANG ĐÁNH GIÁ TRẦM CẢM THANH THIẾU NIÊN (RADS 10 20)
4. Khái quát chung: Thang đánh giá trầm cảm thanh thiếu niên (RADS 10 20) là thang tự đánh giá nhằm xác định các thanh thiếu niên có các triệu chứng trầm cảm do William M. Rcynolds xây dựng năm 1986. Thang RADS đã được Việt hóa bởi các bác sỹ tại Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia và đưa vào sử dụng tại viện từ năm RADS1995.được sử dụng ở cả trong trường học và các cơ sở lâm sàng. Hoàn thành trắc nghiệm RADS thường mất từ 5 đến 10 phút. Các mức điểm ở RADS chỉ báo mức độ của các triệu chứng trầm cảm ở thanh thiếu niên trên lâm sàng (bình thường, nhẹ, vừa và nặng).
12
7
18
Trong quá trình hỏi chuyện và quan sát lâm sàng cần khai thác thêm thông tin về hành vi tự hại và tự tử hoặc sử dụng thêm test khác có đề cập đến yếu tố này. Họ và tên: Lớp:……… Giới:………… Ngày:………………….. Dưới đây là những biểu hiện tâm lý thường thấy. Hãy đọ 3 Tôi cảm thấy buồn chán 0 1 2 3 Tôi cảm thấy muốn khóc 0 1 2 3 Tôi có cảm giác chẳng ai quan tâm đến tôi 0 1 2 3 Tôi thích cười đùa với mọi người 0 1 2 3 Tôi có cảm giác cơ thể rệu rã, thiếu sinh lực 0 1 2 3 Tôi có cảm giác mình được yêu quý 0 1 2 3 Tôi cảm thấy mình giống như kẻ bỏ chạy 0 1 2 3 14 Tôi cảm thấy mình đang tự làm khổ mình 0 1 2 3 Tôi cảm thấy những người khác không thích tôi 0 1 2 3 Tôi cảm thấy bực bội 0 1 2 3 Tôi cảm thấy cuộc sống bất công với tôi 0 1 2 3 Tôi cảm thấy mệt mỏi 0 1 2 3 Tôi cảm thấy mình là một kẻ tồi tệ 0 1 2 3


11
16
9

15
17
8
196 6. Một số lưu ý khi sử dụng : Nhà tham vấn cần lưu ý đảo điểm với những câu in nghiêng, nếu những câu in nghiêng có điểm quá cao/quá thấp/ không phù hợp với thông tin hỏi chuyện lâm sàng. Cần khai thác thêm thông tin nếu điểm các câu in nghiêng quá thấp hoặc quá cao.
13
c kỹ từng câu, sau đó khoanh tròn vào một chữ số thích hợp biểu thị đúng nhất trạng thái tâm lý của bạn . STT Những biểu hiện tâm lý Hầu như không Thỉnh thoảng Phần lớ thn ờ giani Hầu hết hoặc tất cả thờ giani 1 Tôi cảm thấy hạnh phúc 0 1 2 3 2 Tôi thấy lo lắng về chuyện học 0 1 2 3 3 Tôi cảm thấy cô đơn 0 1 2 3 4 Tôi cảm thấy cha mẹ không thích tôi 0 1 2 3 5 Tôi thấy mình là người quan trọng 0 1 2 3 6 Tôi muốn xa lánh, trốn tránh mọi người 0 1 2
19
10
197 20 Tôi cảm thấy mình là một kẻ vô tích sự 0 1 2 3 21 Tôi thấy mình là một kẻ đáng thương 0 1 2 3 22 Tôi thấy phát điên lên về mọi thứ 0 1 2 3 23 Tôi thích trò chuyện với mọi người 0 1 2 3 24 Tôi trằn trọc khó ngủ (hoặc Tôi thấy mình ngủ nhiều) 0 1 2 3 25 Tôi thích vui đùa 0 1 2 3 26 Tôi cảm thấy lo lắng 0 1 2 3 27 Tôi có cảm giác như bị đau dạ dày 0 1 2 3 28 Tôi cảm thấy cuộc sống tẻ nhạt, vô vị 0 1 2 3 29 Tôi ăn thấy ngon miệng 0 1 2 3 30 Tôi thất vọng, không muốn làm gì cả 0 1 2 3 4. Tài liệu tham khảo THANG ĐÁNH GIÁ TRẦM CẢM THANH THIẾU NIÊN (RADS 10 20). (2013, 10 21). Retrieved 2 11, 2020, from Chia sẻ y khoa: https://chiaseykhoa.wordpress.com/2013/10/21/thang danh-gia-tram-cam-thanh-thieu-nien-rads-10-20/



7. Khái quát chung: Thang đánh giá trầm cảm Beck (Beck Depression Inventory BDI), được công bố lần đầu tiên bởi Aaron T. Beck năm 1961. Cho đến nay, đây là bài đánh giá tâm lý được sử dụng phổ biến nhất để kiểm tra mức độ trầm cảm. Có 3 phiên bản BDI bao gồm: Bản BDI gốc, được công bố vào năm 1961 Bản BDI 1A, là phiên bản chỉnh sửa của BDI, được công bố vào năm 1978 Bản BDI II, được thiết kế cho độ tuổi vị thành niên và được công bố vào năm 1996 BDI là một công cụ đánh giá được sử dụng rộng rãi bởi các chuyên gia và nhà nghiên cứu sức khoẻ. 8. Cách sử dụng: Mục đích: Thang đo trầm cảm BDI II được sử dụng để nhà tham vấn đánh giá nhằm phát hiện sớm những biểu hiện của rối nhiễu trầm cảm tuổi học đường.


198 THANG ĐO TRẦM CẢM BDI II (Dành cho lứa tuổi vị thành niên 10 18 tuổi)
Độ tuổi: Từ 10 18 tuổi. Đối tượng: Học sinh có dấu hiệu hoặc có nghi vấn trầm cảm. Thành phần thang đo: Thang đo trầm cảm BDI II gồm 21 nhóm đề mục. Mỗi đề mục chứa 4 câu mô tả trạng thái tâm thần của con người. Tương ứng với điểm số từ 0 3. Với mỗi đề mục, người trả lời lựa chọn câu đúng nhất với trạng thái tâm thần của mình trong 2 tuần qua. Các bước tiến hành: Bước 1: Chuẩn bị thang đo, bút viết. Bước 2: Hướng dẫn thực hiện thang đo: Trắc nghiệm tâm lý này gồm 21 đề mục ( câu hỏi trả lời). Hãy đọc kĩ từng nhóm đề mục và hãy chọn ra một câu mô tả đúng nhất trạng thái tâm thần của bạn trong khoảng thời gian 2 tuần trở lại đây. Bạn hãy khoanh tròn vào chữ số đứng trước câu đó. Nếu trong một nhóm có vài câu có thể đúng với bạn, xin hãy chọn câu có chữ số lớn nhất. Chú ý bạn chỉ được phép chọn 1 ở mỗi nhóm để mục kể cả ở nhóm 16 và nhóm 18. Bước 3: Học sinh làm test, nhà tham vấn quan sát và hỗ trợ học sinh hoàn thành test Bước 4: Tính điểm và trao đổi kết quả test. - Cách tính điểm: Điểm của thang đo là điểm tổng của 21 câu hỏi ( items). Khi đánh giá có thể sử dụng cách phân loại sau:

199 STT Mức độ đánh giá xếp loại Điểm số Ghi chú 1 Chưa có biểu hiện trầm cảm rõ < 13 Bình thường 2 Có biểu hiện trầm cảm rõ (trầm cảm nhẹ) 14 19 Theo dõi 3 Trầm cảm mức vừa 20 28 Cần tư vấn chuyên gia 4 Trầm cảm mức nặng 29 41 Cần đến khám tại các cơ sở tâm thần để điều trị 5 Trầm cảm mức rất nặng > 41 Cần được trị liệu tại các cơ sở tâm thần/tâm lý lâm sàng 9. Một số lưu ý khi sử dụng thang đo: Khi đánh giá nên thực hiện 2 lần cách nhau khoảng 3 5 ngày. Nếu kết quả 2 lần tự đánh giá tương tự nhau là khách quan. Các nhà tham vấn học đường cần phải đọc hiểu kết quả điểm trắc nghiệm này dựa trên sự so sánh điểm của cá nhân làm trắc nghiệm với điểm chuẩn (điểm NORM điểm trên mẫu đại diện theo lứa tuổi) của trắc nghiệm này. Họ và tên: …………………………………………………….…… Tuổi: ……….. Giới tính:……… Ngày đánh giá: ………………… Lớp: ……….. Trường: Hướng dẫn trả lời: Trắc nghiệm tâm lý này gồm 21 đề mục. Xin bạn hãy đọc kĩ từng nhóm đề mục và hãy chọn ra một câu mô tả đúng nhất trạng thái tâm thần của bạn trong khoảng thời gian 2 tuần trở lại đây. Bạn hãy khoanh tròn vào chữ số đứng trước câu đó. Nếu trong một nhóm có vài câu có thể đúng với bạn, xin hãy chọn câu có chữ số lớn nhất. Chú ý bạn chỉ được phép chọn 1 ở mỗi nhóm để mục kể cả ở nhóm 16 và nhóm 18. 1, Buồn rầu 0. Tôi không cảm thấy buồn. 1. Nhiều lúc tôi cảm thấy buồn. 2. Tôi có cảm giác buồn suốt ngày



200 3. Tôi buồn chán và bất hạnh đến mức không thể chịu đựng được 2, Bi quan 0. Tôi không cảm thấy thất vọng về tương lai của mình.
2. Tôi luôn cảm thấy mình là người có lỗi 3. Mọi lúc mọi nơi tôi đều cảm thấy mình là người có lỗi 6, Mặc cảm bị trừng phạt 0. Tôi không có cảm giác mình là người bị trừng phạt 1. Tôi cảm thấy mình có thể bị trừng phạt 2. Tôi thấp thỏm chờ đợi bị trừng phạt 3. Tôi cảm thấy mình đang bị trừng phạt 7, Thất vọng về mình 0. Tôi cảm thấy không có gì thay đổi so với trước đây 1. Tôi cảm thấy thiếu tự tin vào bản thân 2. Tôi cảm thấy thất vọng về bản thân mình 3. Tôi cảm thấy mình thật đáng ghét 8, Buộc tội bản thân 0. Tôi không phê phán hay buộc tội mình quá mức 1. Tôi bắt đầu phê phán mình nhiều hơn mức bình thường 2. Tôi tự phê phán mình mỗi khi có lỗi 3. Mỗi khi có điều không tốt lành xảy ra tôi đều buộc tội mình 9, Ý nghĩ tự sát

3. Tôi hoàn toàn mất hết sự thích thú từ những thứ mà trước đó tôi rất thích 5, Cảm giác tội lỗi 0. Tôi không cảm thấy mình là người có tội 1. Tôi có mặc cảm tội lỗi với nhiều thứ mình đã làm và sẽ làm
4, Mất cảm giác vui vẻ, thích thú 0. Tôi luôn cảm thấy vui vẻ khi mình làm những gì mình thích 1. Tôi không cảm thấy thích thú nhiều như trước đây 2. Tôi còn lại rất ít cảm giác thích thú từ những thứ mà trước đó tôi rất thích
1. Tôi cảm thấy thất vọng hơn trước về tương lai của mình 2. Tôi không mong chờ những việc tốt đẹp sẽ đến với tôi 3. Tôi cảm thấy tương lai của mình là tuyệt vọng và chỉ có tồi tệ hơn thôi 3, Mặc cảm thất bại 0. Tôi không cảm thấy mình là kẻ thất bại 1. Tôi thất bại nhiều hơn mức bình thường

2. Nhìn lại quá khứ cứ tôi là người gặp quá nhiều thất bại 3. Tôi cảm thấy mình là kẻ thất bại hoàn toàn

201 0. Tôi không hề có ý nghĩ tự sát 1. Tôi có ý nghĩ tự sát nhưng chưa có ý định hành động 2. Tôi muốn và có ý định tự tử 3. Tôi sẽ tự sát nếu có cơ hội 10, Muốn khóc, tủi thân 0. Tôi không khóc nhiều hơn mức bình thường 1. Tôi hay khóc hơn trước đây 2. Một sự việc nhỏ cũng làm tôi khóc 3. Tôi cảm thấy muốn khóc và không thể nào cầm được nước mắt 11, Cảm giác bối rối, không yên tâm 0. Tôi không có cảm giác bất an hoặc bối rối 1. Tôi cảm thấy hơi bất an và bối rối hơn bình thường
2. Tôi cảm thấy bất an và bối rối, khó ngồi yên một chỗ 3. Tôi cảm thấy quá bất an và quá bối rối, đến nôi phải đi lại hoặc làm một cái gì đó 12, Mất hết hứng thú 0. Tôi không mất hứng thú tiếp xúc với người khác, tôi thích hoạt động 1. Tôi không thích tiếp xúc với người khác, với đồ vật như trước đây 2. Tôi mất gần hết hứng thú với người khác hoặc đồ vật 3. Rất khó khăn để tôi hứng thú bất cứ điều gì 13, Không có khả năng quyết định 0. Khả năng ra quyết định của tôi vẫn bình thường. 1. Tôi nhận thấy mình có khó khăn hơn trước khi ra quyết định. 2. Tính quyết đoán của tôi kém hơn rất nhiều so với trước đây 3. Bất cứ khi nào phải ra quyết định tôi đều gặp phải khó khắn, phiền toái 14, Cảm giác vô giá trị, vô dụng 0. Tôi không cảm thấy mình là đồ vô dụng 1. Tôi không còn xem mình là người có ích, hữu dụng như trước đây 2. Tôi cảm thấy mình vô dụng hơn nhiều người khác 3. Tôi cảm thấy mình hoàn toàn là đồ bỏ đi 15, Mất nghị lực, bất lực 0. Tôi vẫn là người có nghị lực như trước đây 1. Tôi ít có nghị lực hơn trước đây 2. Tôi không có nghị lực để làm nhiều thứ 3. Tôi không có đủ sinh lực để làm bất cứ điều gì 16, Ngủ thất thường, thay đổi 0. Tôi vẫn ngủ bình thường 1. a, Tôi ngủ nhiều hơn trước



3. a, Tôi ngủ hầu như suốt ngày b, Tôi thức dậy từ lúc 1 2 giờ sáng và không thể nào ngủ tiếp được 17,Cáu bẳn, bực tức 0. Tôi không khó chịu, cáu gắt hơn bình thường 1. Tôi cảm thấy khó chịu, cáu gắt hơn trước
3. Lúc nào tôi cũng cảm thấy bực tức, cáu bẳn 18, Mất cảm giác ngon miệng, thèm ăn 0. Không có gì thay đổi về cảm giác ngon miệng, thèm ăn của tôi
2. Tôi luôn cảm thấy bực tức, cáu gắt nhiều hơn trước
2. Hứng thú của tôi trong quan hệ với bạn khác giới hiện giờ giảm rất nhiều 3. Tôi hoàn toàn mất hết hứng thú trong quan hệ với người bạn khác giới
202 b, Tôi ngủ ít hơn trước 2. a, Tôi ngủ nhiều hơn trước rất nhiều b, Tôi ngủ ít hơn trước rất nhiều
1. Tôi ít có hứng thú với người bạn khác giới của mình hơn trước đây

4. Tài liệu tham khảo Bài test đánh giá trầm cảm BECK (BID). (n.d.). Retrieved 02 10, 2020, from https://hregulator.net/: https://hregulator.net/bai test danh gia tram cam beck bid 1333/ Nguyễn Công Khanh. (2016). Tư vấn tâm lý tuổi vị thành niên. Hà Nội: ĐH Sư phạm.

1. a, Cảm giác ngon miệng của tôi có giảm hơn mức bình thường b, Cảm giác ngon miệng của tôi tăng hơn mức bình thường 2. a, Cảm giác ngon miệng của tôi giảm nhiều so với trước b, Cảm giác ngon miệng của tôi tăng nhiều so với trước 3. a, Tôi hoàn toàn không có cảm giác thèm ăn, không có cảm giác ngon miệng b, Tôi cảm thấy lúc nào cũng thèm ăn 19, Khó tập trung chú ý 0. Tôi có khả năng tập trung tốt như trước đây 1. Tôi khó có thể tập trung được như trước đây 2. Rất khó cho tôi khi phải tập trung chú ý trong một thời gian dài 3. Tôi nhận thấy mình không thể tập trung chú ý vào bất cứ điều gì. 20, Mệt mỏi 0. Tôi không cảm thấy mệt mỏi 1. Tôi hay có cảm giác mệt mỏi hơn trước 2. Tôi mệt mỏi đến nỗi không muốn làm nhiều thứ mà trước đó tôi vẫn làm 3. Tôi quá mệt mỏi đến nỗi không muốn làm bất cứ điều gì 21, Mất hứng thú trong quan hệ với bạn khác giới 0. Tôi không nhận thấy có gì thay đổi trong quan hệ vối người bạn khác giới của mình

203 THANG ĐO TRIỆU CHỨNG RỐI LOẠN STRESS SAU SANG CHẤN (CPSS-DSM-5) 1. Khái quát chung CPSS là một công cụ tự báo cáo gồm 20 items về các triệu chứng PTSD khác nhau ở cá nhân nhằm đánh giá sự xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng PTSD ở những trẻ em trải qua sang chấn trong vòng gần nhất tính đến thời điểm trẻ thực hiện thang đo. Trong đó, mỗi item có 5 phương án trả lời theo thang điểm từ 0 đến 4: (0) không bao giờ hoặc chỉ xảy ra 1 lần, (1) 1 lần/tuần hoặc ít hơn, (2) 2 3 lần/tuần hoặc khoảng như vậy, (3) 4 5 lần/tuần hoặc rất nhiều, (4) 6 lần hoặc nhiều hơn/tuần hoặc luôn luôn như vậy. Các mục của CPSS tương ứng với các tiêu chí chẩn đoán PTSD theo DSM 5. 2. Cách sử dụng thang đo Mục đích sử dụng Sang chấn có thể xảy ra do một hoặc nhiều sự kiện nào đó trong cuộc sống mà người đó trực tiếp trải qua, chứng kiến hoặc tiếp xúc quá mức với chi tiết bất lợi của sang chấn. Sang chấn có thể gây nên rối loạn về cảm xúc, hành vi. Do đó ngoài việc quan sát, hỏi chuyện lâm sàng thì sử dung “thang đo SPSS” là một trong những tiêu chuẩn để chuẩn đoán mức độ PTSD. Thang đo này được sử dụng ở bước 2 xác định vấn đề của trẻ. Độ tuổi và đối tượng sử dụng: áp dụng cho trẻ em từ 10 tuổi trở lên và những nhà chuyên môn như cán bộ công tác xã hội, nhà tâm lý có thể sử dụng thang đo này để xác định được các triệu chứng và mức độ PTSD của trẻ Cách xử lý kết quả: Điểm số thu được tính trên tổng điểm cho mỗi mục trong số 20 mục. Khi sử dụng CPSS ta có thể tính được mức độ nghiêm trọng của các nhóm triệu chứng theo DSM 5 bằng cách cộng điểm các mục trong 1 nhóm nhất định. Cụ thể: nhóm triệu chứng B (item 1 5), nhóm C (item 6 7), nhóm D (item hỏi 8 14), nhóm E (item 15 20). Các mức độ: 0 10: không có PTSD 41 60: nặng 11 20: nhẹ 61 80: rất nghiêm trọng 21 40: trung bình 3. Một số lưu ý khi sử dụng thang đo: Có thể áp dụng với những người trải qua sang chấn ít nhất trong vòng 2 tuần gần nhất tính đến thời điểm thực hiện thang đo.



204 THANG ĐO TRIỆU CHỨNG RỐI LOẠN STRESS SAU SANG CHẤN (CPSS DSM 5) Đôi khi những điều đáng sợ lại xảy ra với em. Em không phải là trường hợp duy nhất, một số bạn đã phải trải qua những điều tương tự như em. Em hãy viết ra đây những điều làm em đau khổ/khó chịu nhất khi nghĩ về sự kiện đã xảy ra với em: ……………………………………..…………………………………………………………………….. Việc đó xảy ra khi nào? …………………………………….……………………..……………………………………………… Các mức độ của câu trả lời: 0: Không bao giờ hoặc chỉ xảy ra 1 lần 1: 1 lần/một tuần hoặc ít hơn 2: 2 3 lần/1 tuần hoặc khoảng như vậy 3: 4 5 lần/tuần hoặc rất nhiều 4: 6 lần hoặc nhiều hơn/1 tuần hoặc luôn luôn như vậy I. Các vấn đề em gặp phải trong 2 tuần qua MỨC ĐỘ 1. Em có những suy nghĩ hoặc hình ảnh khó chịu xuất hiện trong đầu mà em không muốn 0 1 2 3 4 2. Em nằm ngủ mơ thấy những điều xấu hoặc khủng khiếp 0 1 2 3 4 3. Em hành động hoặc cảm thấy như sự kiện đó lại xảy ra (nghe thấy âm thanh hoặc nhìn thấy những hính ảnh về sự kiện đó và cảm thấy như mình đang trải qua sự kiện đó một lần nữa). 0 1 2 3 4 4. Em cảm thấy ám ảnh khi nhớ lại những gì đã xảy ra (ví dụ, cảm thấy sợ hãi, tức giận, buồn bã, tội lỗi, bối rối) 0 1 2 3 4 5. Em cảm nhận có sự thay đổi trên cơ thể khi nhớ lại những gì đã xảy ra (ví dụ: toát mồ hôi, tim đập nhanh, đau bụng, đau đầu,...) 0 1 2 3 4 6. Em cố không nghĩ hoặc không có cảm xúc về sự kiện đó. 0 1 2 3 4 7. Em cố né tránh bất kỳ điều gì gợi nhớ đến những gì đã xảy ra (con người, địa điểm hoặc nói chuyện về nó). 0 1 2 3 4 8. Em không thể nhớ một phần quan trọng của sự việc đã xảy ra 0 1 2 3 4 9. Em có suy nghĩ không tốt về bản thân, về người khác hoặc về thế giới (Ví dụ: Tôi chẳng làm được điều gì đúng cả, tất cả mọi người đều xấu, thế giới xung quanh thật đangs sợ,…) 0 1 2 3 4 9. Em không còn quan tâm hoặc ít làm những việc mà trước đây em vẫn thường làm. 0 1 2 3 4



mộ
205 Em có suy nghĩ không tốt về bản thân (Lẽ ra tôi nên biết điều đó sớm hơn, tôi đã có thể làm tốt hơn, tôi đáng bị như vậy,…) 0 1 2 3 4 Em có những cảm xúc tiêu cực rất mạnh (như sợ hãi, giận dữ, tội lỗi, xấu hổ,…) 0 1 2 3 4 12. Em có rất ít hứng thú với những thứ vẫn thường làm trước đây 0 1 2 3 4 Em không cảm thấy gần gũi với bạn bè, ngườ nổi giận (ví dụ: la hét, đánh người khác, ném đồ đạc,…) 0 1 2 3 4 Em làm điều gì đó có hại cho bản thân (như sử dụng thuốc, uống rượu, bỏ trốn, tự cắt,…) 0 1 2 3 4 17. Cẩn thận quá mức hoặc đề phòng nguy hiểm (ví dụ: kiểm tra xem ai ở quanh mình hoặc những gì đang diễn ra xung quanh) 0 1 2 3 4 18. Giật mình hoặc dễ sợ hãi (ví dụ: khi ai đó đi phía sau em, khi có tiếng động,...) 0 1 2 3 4 19. Khó tập trung (ví dụ: không chú ý trong lớp, không theo dõi được t câu chuy n trên tivi, quên những gì đang đọc,…) 0 1 2 ng ho c không ngon gi c 2 trên c em nh ng công


ản trở
ở
11.
3 4 20. Khó
ữ
ệ
10.
ngủ
ấ
việc nào sau đây? 21. Làm những điều thú vị Có Không 22. Làm các công việc nhà Có Không 23. Mối quan hệ với bạn bè Có Không 24. Những việc khác Có Không 25. Việc học tập Có Không 26. Mối quan hệ với người thân Có Không 27. Sống một cuộc sống hạnh phúc Có Không
16.
ủ
i thân hoặc không muốn ở gần họ 0 1 2 3 4 14. Em khó có cảm xúc tích cực (như yêu thương, hạnh phúc) hoặc khó có bất kỳ cảm xúc nào. 0 1 2 3 4 15. Em dễ
0 1
13.
ặ
3 4 II. Các vấn đề

206 BẢNG ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TỰ TỬ 1. Khái quát Tự tử là một vấn đề gây quan ngại khi ở Việt Nam bắt đầu có chiều hướng gia tang. Để can thiệp tự tử, cần phải có những hành động nhanh chóng, thích hợp để đối phó với vấn đề này. Thời gian qua xuất hiện bằng chứng về tỷ lệ tự tử trong nhóm thanh thiếu niên có thể tăng (ví dụ: theo báo cáo của Bộ Y Tế và các tổ chức khác năm 2010), do đó tìm hiểu thấu đáo nguyên nhân và những yếu tố thúc đẩy hành vi này là cần thiết. Bảng đánh giá nguy cơ tự tử giúp nhà tham vấn hiểu hơn về các yếu tố nguy cơ, những hành vi nào học có thể làm hoặc đã làm, từ đó có thể hiểu hơn về học sinh và có phương án can thiệp phù hợp, kịp thời. 2. Cách sử dụng thang đo: Mục đích sử dụng: Sử dụng để sàng lọc và đánh giá nguy cơ tự tử, hạn chế và giảm thiểu tối đa thiệt hại. Sử dụng ở giai đoạn sàng lọc đánh giá nếu nhận được thông tin hoặc phát hiện được nguy cơ. Có thể sử dụng ở bất kì giai đoạn nào trong quá trình hỗ trợ nếu nhận thấy nguy cơ/rủi ro Độ tuổi và đối tượng sử dụng: Thích hợp với trẻ vị thành niên và người lớn (15 tuổi trở lên). Thành phần thang đo: Gồm có 6 thành phần yếu tố của đánh giá tự tử: Nguy cơ tự làm hại Nguy cơ làm hại người khác ......................................................................................Mức độ thực hiện các chức năng Mức độ sự hỗ trợ ......................................................................................Sử dụng rượu và ma túy ......................................................................................Bạo lực gia đình Mỗi phần gồm 5 mức độ: Không có, thấp, trung bình, cao, nghiêm trọng. Phần tổng hợp điểm: Theo 4 mức độ: Thấp, trung bình, cao, nghiêm trọng: tính tổng của 6 items thành phần Các bước sử dụng: Bước 1: Thiết lập mối quan hệ tin tưởng, tạo môi trường thoải mái, an toàn Bước 2: Tiến hành hỏi theo mẫu hướng dẫn. Có thể cho thân chủ tự làm tùy vào mức độ nhận thức, độ tuổi và năng lực của thân chủ. Giải đáp các thắc mắc, cách hiểu. Bước 3: Trao đổi lại một số kết quả cần thiết Bước 4: Thống nhất kế hoạch tiếp theo: can thiệp, xây dựng kế hoạch an toàn ngắn hạn và dài hạn Cách đọc kết quả: Không tính tổng điểm của toàn thang mà đánh giá về nguy cơ xếp theo các mức độ thấp, trung bình, cao, nghiêm trọng của từng vấn đề (item), căn cứ vào đó đưa ra kế hoạch can thiệp giảm thiểu nguy cơ với từng vấn đề, tăng cường sự an toàn. 3. Một số lưu ý khi sử dụng Các câu hỏi nên được hỏi theo thứ tự cho đến khi thân chủ không biểu hiện sự tăng thêm của các yếu tố nguy cơ.



2 Trung bình (có suy nghĩ/ căng thẳng ở hiện tại hoặc hành động trong quá khứ mà khônh có ý định/ kế hoạch trước/ sử dụng rượu hoặc ma túy ở mức trung bình)
3 Cao (hiện tại có suy nghĩ/ trước đây có hành vi bộc phát/ gần đây có sự bộc phát/ có kế hoạch nhưng không tiến triển) 3 Cao (hiện tại có suy nghĩ, trước đây có hành vi bộc phát/ gần đây có sự bộc phát/ có kế hoạch nhưng không tiến triển) 3 Suy giảm chức năng một cách đáng kể trong vài khía cạnh (chức năng nghề nghiệp hoặc sinh hoạt)

2 Suy giảm chức năng một cách đáng kể trong một lĩnh vực (hoặc là chức năng nghề nghiệp, xã hội hoặc là sinh hoạt hàng ngày)
207 Các cấp độ nguy cơ được sắp xếp theo chiều hướng tăng dần và những câu trả lời chi tiết cho các câu hỏ Nhi.ững người tự tử thường có mức độ nguy cơ từ cao đến nghiêm trọng. Cần phải có những hoạt động để tăng các yếu tố bảo vệ Các yếu tố bảo vệ khiến một người giảm thiểu các suy nghĩ về tự tử. Các yếu tố bảo vệ tăng khả năng đối đầu và là đối trọng với các yếu tố nguy cơ. Xây dựng kế hoạch an toàn: Chiến lược hoặc cách tiếp cận để giảm thiểu nguy cơ hoặc trì hoãn các tác động tiêu cực của những hành động hoặc suy nghĩ hủy hoại bản thân. Một kế hoạch an toàn là một thỏa thuận được viết ra hoặc thỏa thuận miệng về việc thân chủ hứa sẽ đảm bảo an toàn cho bản thân trong một khoảng thời gian. Họ tên. ……………………………………………………………………………… Giới tính: nam □ nữ □ Ngày sinh……………………………. Nguy cơ tự làm hại Nguy cơ làm hại người khác Mức độ thực hiện các chức năng 0 Không (Không có suy nghĩ hoặc hành động tự làm hại) 0 Không (Không có suy nghĩ hoặc hành động tự làm hại) 0 Không có vấn đề gì/ nhẹ (Không có vấn đề xảy ra hàng ngày hoặc vấn đề nhẹ khi có căng thẳng) 1 Thấp (Có cảm giác muốn tự tử nhưng chưa có kế hoạch) 1 Thấp (Có cảm giác muốn làm hại người khác nhưng chưa có kế hoạch, có đang sử dụng rượu hoặc ma túy) 1 Vấn đề ở mức trung bình (khó khăn về xã hội hoặc công việc ở mức trung bình / giảm khả năng ứng phó với những hoạt động hàng ngày nếu không có sự hỗ trợ) 2 Trung bình (có suy nghĩ / căng thẳng ở thời điểm hiện tại/ có hành vi trong quá khứ nhưng không có kế hoạch hoặc ý định trước rõ ràng)


2 Trung bình. Không có tiền sử bạo lực thể chất. Có bằng chứng về bạo lực liên quan tới kiểm soát/ tài chính/ cảm xúc 3 Sự hỗ trợ tối thiểu (có vài nguồn hỗ trợ, nhưng không có động lực) 3 Cao/tăng sử dụng rượu và/ hoặc ma túy trong thời gian gần đây (≥ 4 đơn vị/ ngày. Thường sử dụng ma túy) 3 Cao.Có tiền sử gần đây có bạo lực thể chất. Hiện tại mối quan hệ như cũ. 4 Không có bất cứ sự hỗ trợ nào 4 Sử dụng nhiều
208 4 Nghiêm trọng (hiện tại có suy nghĩ và có bộc lộ ý định/ đã có tiền sử tự tử/ Có kế hoạch/ Tâm thần không ổn định/ Bạo lực đối với bản thân/ có các phương tiện để tự làm hại bản thân) 4 Nghiêm trọng (hiện tại có suy nghĩ và có bộc lộ ý định/ đã có lịch sử tự tử/ Có kế hoạch/ Tâm thần không ổn định/ Bạo lực đối với người khác/ có các phương tiện để tự làm hại người khác) 4 Suy giảm chức năng một cách nghiêm trọng (không thể hoạt động được trọng hầu hết các khía cạnh, bao gồm công việc xã hội và hoạt động sinh hoạt) Mức độ sự hỗ trợ Sử dụng rượu và ma túy Bạo lực gia đình 0 Có sự hỗ trợ cao (bản thân/ gia đình/ chuyên gia) 0 nil 0 nil 1 Hỗ trợ ở mức trung bình (Có sẵn một số sự hỗ trợ, có thể giúp đỡ khi cần) 1 Sử dụng rượu và/ hoặc ma túy ở mức thấp (rượu < 2 đơn vị/ ngày; ma túy không thường xuyên) 1 Thấp. Có bằng chứng bạo hành về sự kiểm soát cảm xúc/ tài chính. Hiện tại không có. Không có rủi ro về thể chất. 2 Sự hỗ trợ hạn chế (vài nguồn hỗ trợ, hệ thống hỗ trợ không có khả năng đầy đủ để tham gia vào quá trình trị liệu) 2 Sử dụng rượu và/hoặc ma túy ở mức trung bình (≥ 2 đơn vị/ ngày. Thường sử dụng ma túy)


rượu hoặc ma tuý (rượu: >5 đơn vị/ngày; ma tuý dùng hàng ngày) 4 Cao/ Nghiêm trọng. Hiện tại có nguy cơ về bạo lực thể chất. Đánh giá tổng quan về nguy cơ Thấp Trung bình Cao Nghiêm trọng Hành động: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày thực hiện: Chữ ký

Đối tượng: Thân chủ có dấu hiệu hoặc có nghi vấn trầm cảm.

Độ tuổi: Từ 07 17 tuổi.

209 THANG ĐO TRẦM CẢM TRẺ EM CDI
Thành phần thang đo: Thang đo trầm cảm trẻ em CDI gồm 27 nhóm đề mục. Mỗi đề mục chứa 3 câu mô tả trạng thái tâm thần của con người. Với mỗi đề mục, người trả lời chọn 1 câu mô tả đúng trạng thái tâm thần của mình trong 2 tuần qua. Tương ứng điểm số 0,1,2. Các bước tiến hành: Bước 1: Chuẩn bị: Thang đo, bút viết Bước 2: Hướng dẫn thực hiện test: Trắc nghiệm tâm lý này gồm 27 đề mục. Hãy chọn một câu từ mỗi nhóm phù hợp nhất với tâm trạng (cảm nhận) của em trong hai tuần qua. Hãy trả lời trung thực đúng như những gì em đã trải qua. Bước 3: Học sinh làm test, nhà tham vấn quan sát và hỗ trợ học sinh hoàn thành test Bước 4: Tính điểm và trao đổi kết quả test. Cách tính điểm: Điểm của thang đo là điểm tổng của 27 nhóm (items). Khi đánh giá có thể sử dụng cách phân loại sau:Điểm số: <12: Không trầm cảm 13-19: Có dấu hiệu trầm cảm >19: Trầm Cảm 12. Một số lưu ý khi sử dụng thang đo: Cần đảm bảo với học sinh rằng không có câu trả lời nào là đúng hay là sai. CDI là bản đánh giá tự báo cáo được viết ở cấp độ đọc cấp một, điều đó có nghĩa là học sinh sẽ được tự đánh giá bằng giấy và bút.
Phân biệt giữa rối loạn trầm cảm chủ yếu, rối loạn cảm xúc buồn rầu (dysthymic) ở trẻ em và các tình trạng tâm thần khác.

10. Khái quát chung: Thang đo trầm cảm trẻ em CDI (The Children's Depression Inventory) là thang tự đánh giá được thiết kế và phát triển bởi bác sĩ Maria Kovacs để chẩn đoán trầm cảm ở trẻ em. CDI có hai phiên bản: phiên bản 27 câu thường được dùng để chẩn đoán và phiên bản rút gọn 10 câu thường để sàng lọc. Trẻ thường sẽ mất 5 15 phút để trả lời đánh giá.
11. Cách sử dụng: Mục đích: Đo lường các dấu hiệu nhận thức, tình cảm và hành vi trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên. Đo mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng trầm cảm ở trẻ em.
210 Mỗi mục trong CDI có ba câu và học sinh được yêu cầu chọn một câu trả lời mô tả đúng nhất cảm xúc của học sinh trong hai tuần qua. Nên kiểm tra lại bất kỳ học sinh nào nhận được điểm dương tính trên CDI từ hai đến bốn tuần sau bài kiểm tra ban đầu. Những học sinh không có kỹ năng đọc phù hợp với lứa tuổi có thể nhận được chẩn đoán không chính xác trên cơ sở điểm CDI của chúng. Họ và tên:……………………….Ngày sinh…..………. Ngày làm test…………........ Chọn một câu từ mỗi nhóm phù hợp nhất với em trong hai tuần qua. Hãy trả lời trung thực đúng như những gì em đã trải qua. Khoanh tròn vào điểm số tương ứng. 1 Tôi ít buồn Tôi chỉ buồn một lát Tôi luôn buồn 210 2 Chẳng bao giờ có thứ gì thuận lợi cho tôi Tôi không chắc có thứ gì sẽ thuận lợi cho mình Mọi thứ sẽ thuận lợi cho tôi 012 3 Tôi làm đúng hầu hết mọi thứ Tôi làm sai nhiều thứ Tôi làm sai tất cả mọi thứ 210 4 Tôi có niềm vui ở nhiều điều Tôi có niềm vui ở một số điều Chẳng có gì là vui với tôi cả 210 5 Tôi luôn luôn tồi tệ Đôi khi tôi tồi tệ Ít khi tôi tồi tệ 012 6 Tôi ít khi nghĩ về những điều xấu xa sẽ xảy ra với mình
Tôi lo lắng điều xấu sẽ xảy ra với tôi Tôi chắc rằng những điều xấu sẽ xảy ra với tôi 210 7 Tôi ghét bản thân mình Tôi không thích bản thân mình Tôi thích bản thân mình 012 8 Tất cả những điều xấu là lỗi của tôi Nhiều điều xấu là lỗi của tôi Những điều xấu không phải là lỗi của tôi 012 9 Tôi luôn cảm thấy muốn khóc Tôi thường cảm thấy muốn khóc Ít khi tôi cảm thấy muốn khóc 012 10 Mọi thứ luôn làm tôi khó chịu Mọi thứ thường làm tôi khó chịu Mọi thứ ít khi làm tôi khó chịu 012



211 11 Tôi thích tiếp xúc với mọi người Tôi thường không thích tiếp xúc với mọi người Tôi chẳng muốn tiếp xúc với mọi người tí nào 210 12 Tôi không thể quyết định về thứ gì Tôi không dễ quyết định mọi thứ Tôi quyết định mọi thứ dễ dàng 012 13 Tôi trông bình thường Có thứ gì đó xấu xí với ngoại hình của tôi Tôi trông xấu xí 210 14 Tôi luôn tự ép bản thân mình để làm bài tập về nhà Tôi thường ép bản thân mình để làm bài tập về nhà Làm bài tập về nhà không phải là một vấn đề lớn 012 15 Tôi luôn khó ngủ Tôi thường khó ngủ Tôi ngủ khá tốt 012 16 Tôi ít khi mệt Tôi thường xuyên mệt Tôi luôn luôn mệt 210 17 Tôi luôn không muốn ăn Tôi thường không muốn ăn Tôi ăn khá tốt 012 18 Tôi không lo lắng về những đau đớn Tôi thường lo lắng về những đau đớn Tôi luôn lo lắng về những đau đớn 210 19 Tôi không cảm thấy cô đơn Tôi thường cảm thấy cô đơn Tôi luôn cảm thấy cô đơn 210 20 Tôi không bao giờ có niềm vui ở trường Tôi thỉnh thoảng có niềm vui ở trường Tôi luôn có niềm vui ở trường 012 21 Tôi có khá nhiều bạn Tôi có một số bạn những tôi ước mình có nhiều hơn Tôi không có bạn nào 210 22 Việc học tập của tôi đang tốt Việc học tập của tôi không tốt như trước đây Tôi học rất kém những môn tôi từng học tốt 210 23 Tôi không bao giờ có thể tốt như bạn khác Tôi có thể tốt như bạn khác nếu tôi muốn Tôi cũng tốt như những bạn khác 012 24 Không có ai thực sự yêu thương tôi Tôi không chắc có ai yêu thương mình không Tôi chắc chắn có ai đó yêu thương tôi 012 25 Tôi thường làm những điều tôi được yêu cầu 10



212 Tôi thường không làm những điều mà tôi được yêu cầu Tôi không bao giờ làm những điều mà tôi được yêu cầu 2 26 Tôi không bao giờ đánh nhau Tôi thường đánh nhau Tôi luôn đánh nhau 210 27 Tôi không nghĩ về tự tử Tôi nghĩ về việc tự tử Tôi muốn tự tử 210 Tổng điểm 13. Tài liệu tham khảo Bản kiểm kê trầm cảm của trẻ em (CDI). (2020). Retrieved 02 10, 2020, from https://vie.psychic parapsychologist.com: https://vie.psychic parapsychologist.com/childrens depression inventory 49939 DiMaria, L. (2020, 02 03). The Children's Depression Inventory (CDI). Retrieved 02 10, 2020, from www.verywellmind.com: https://www.verywellmind.com/the childrens depression inventory cdi-1066780



Bước 3: Tiến hành: Nhà tham vấn hướng dẫn học sinh. Đây là bản gồm 20 câu hiện các trạng thái tâm lý của học sinh. Học sinh hãy đọc từng cây và lựa chọn các mức độ phù hợp với mình. Không cần phải suy nghĩ trả lời đúng hay sai mà trả lời theo ý đầu tiền xuất hiện trong đầu mình”. Xử lý kết quả: Cho điểm từng câu theo mức độ mà học sinh đã lựa chọn Các câu 5, 9, 13, 17 và 19 cho điểm ngược lại theo mức: có: điểm khi: điểm
3
4
213 Thang đánh giá lo âu Zung (SAS)
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ: Thang đánh giá lo âu Zung, phiếu ghi kết quả, bút và giấy.
Không
Đôi


14. Khái quát chung: Thang Đánh giá lo âu Zung (SAS) là thang tự đánh giá gồm có 20 đề mục, được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu dịch tễ học (Zung WW., 1965). Độ nhạy và độ đặc hiệu đối với SAS sử dụng ngưỡng điểm 60 cho thấy độ nhạy từ 58% 76%, còn độ đặc hiệu từ 82% 86% (Kitchell MA, 1982; Okimoto JT, 1982).
Thường xuyên: 2 điểm Luôn luôn: 1 điểm SAS Điểm đánh giá Ghi chú Không có lo âu bệnh lý 20 44 Lo âu mức độ nhẹ đến trung bình 45 59 Lo âu mức độ nặng 60 74 Lo âu mức độ rất nặng 75 80 3. Một số lưu ý khi sử dụng thang đo: Các nhà tham vấn học đường cần phải đọc hiểu kết quả điểm trắc nghiệm này dựa trên sự so sánh điểm của các nhân làm trắc nghiệm với điểm chuẩn (điểm NORM điểm trên mẫu đại diện theo lứa tuổi) của trắc nghiệm này.
15. Cách sử dụng thang đo: Mục đích sử dụng: Thang đánh giá lo âu Zung được sử dụng để Nhà tham vấn đánh giá nhằm phát hiện sớm những biểu hiện của lo âu bệnh lý Đối tượng sử dụng: Trẻ trên 15 tuổi Những học sinh có biểu hiện lo âu Thành phần thang đo: Thang đo lo âu Zung gồm 20 đề mục. Mỗi đề mục chứa 4 câu mô tả trạng thái tâm thần của con người. Tương ứng với điểm số từ 1 đến 4. Các bước tiến hành: Bước 1: Chuẩn bị tâm lý cho người tham gia: Đón tiếp học sinh với thái độ cởi mở, đúng mực. Học sinh ngồi và có thể thiết lập mối quan hệ hợp tác, tin tưởng bằng kỹ năng đặt câu hỏi. Duy trì sự tiếp xúc bằng mắt, cử chỉ khích lệ. Khi học sinh đã có thời gian chấn tĩnh, thực sự cảm thấy yên tâm, thì có thể tiến hành trắc nghiệm.

214 BẬC THANG ĐÁNH GIÁ LO ÂU ZUNG (SAS) Họ và tên: ………………………………Tuổi:……….Giới:…………Nghề:……..…………. Địa chỉ:………………………………… Chẩn đoán:…………...…. Ngày làm:………… Dưới đây là 20 câu phát biểu mô tả một số triệu chứng của cơ thể. Ở mỗi câu, hãy chọn một mức độ phù hợp nhất với tình trạng mà bạn cảm thấy trong vòng một tuần vừa qua. Khoanh tròn vào một trong bốn con số cho sẵn bên phải mà bạn lựa chọn. Không bỏ sót đề mục nào! Stt Nội dung Khôngcó Đôi khi Thườxuyênng Luônluôn 1 Tôi cảm thấy nóng nảy và lo âu hơn thường lệ. 1 2 3 4 2 Tôi cảm thấy sợ vô cớ 1 2 3 4 3 Tôi dễ bối rối và cảm thấy hoảng sợ 1 2 3 4 4 Tôi cảm thấy như bị ngã và vỡ ra từng mảnh. 1 2 3 4 5 Tôi cảm thấy mọi thứ đều tốt và không có điều gì xấu sẽ xảy ra. 4 3 2 1 6 Tay và chân tôi lắc lư, run lên. 1 2 3 4 7 Tôi đang khó chịu vì đau đầu, đau cổ, đau lưng. 1 2 3 4 8 Tôi cảm thấy yếu và dễ mệt mỏi. 1 2 3 4 9 Tôi cảm thấy bình tĩnh và có thể ngồi yên một cách dễ dàng. 4 3 2 1 10 Tôi cảm thấy tim mình đập nhanh. 1 2 3 4 11 Tôi đang khó chịu vì cơn hoa mắt chóng mặt. 1 2 3 4 12 Tôi bị ngất và có lúc cảm thấy gần như thế. 1 2 3 4 13 Tôi có thể thở ra, hít vào một cách dễ dàng. 4 3 2 1 14 Tôi cảm thấy tê buốt, như có kiến bò ở đầu ngón tay, ngón chân. 1 2 3 4 15 Tôi đang khó chịu vì đau dạ dày và đầy bụng. 1 2 3 4 16 Tôi luôn cần phải đi đái. 1 2 3 4 17 Bàn tay tôi thường khô và ấm. 4 3 2 1 18 Mặt tôi thường nóng và đỏ 1 2 3 4 19 Tôi ngủ dễ dàng và luôn có một giấc ngủ tốt. 4 3 2 1 20 Tôi thường có ác mộng. 1 2 3 4 Hãy đừng bỏ sót đề mục nào! 4. Tài liệu tham khảo Nguyễn Công Khanh. (2016). Tư vấn tâm lý tuổi vị thành niên. Hà Nội: ĐH Sư phạm.



215 BẢNG KIỂM HÀNH VI (Dành cho cha mẹ)
1. Khái quát chung: Bảng kiểm hành vi trẻ em CBCL được xây dựng và phát triển bởi Thomas M Achenbach. CBCL có 3 phiên bản: phiên bản tự trẻ đánh giá, 1 phiên bản đánh giá bởi giáo viên và 1 đánh giá với cha mẹ. Có 2 phiên bản CBCL cho phụ huynh đánh giá: cho 1,5 đến 5 tuổi và cho 6 đến 18 tuổi. Bảng dành cho 6 đến18 tuổi có 113 câu (1 câu vấn đề khác), mỗi câu được trả lời theo 3 mức độ: 0: Không đúng, 1: đúng một phần, 2: hoàn toàn đúng. Thời gian để đánh giá các biểu hiện hành vi là trong 6 tháng qua. Các hành vi được liệt kê là các biểu hiện cho 8 nhóm vấn đề: Lo âu/trầm cảm, Trầm cảm/thu mình, Than phiền cơ thể, Vấn đề xã hội, Vấn đề tư duy, Vấn đề chú ý, Vi phạm luật lệ, Hành vi xâm kích/hung hăng. Những nhóm này thành hai yếu tố bậc cao hơn là hướng nội và hướng ngoại. 2. Cách sử dụng Mục đích: Sàng lọc 8 vấn đề về hành vi của trẻ dựa trên việc quan sát của phụ huynh/người chăm sóc.Độ tuổi: Từ 6 18 tuổi.



Các bước tiến hành: Bước 1: Chuẩn bị Thang đo, bút chì. Bước 2: Giới thiệu thang đo: Trắc nghiệm tâm lý này gồm 113 câu đánh giá theo mức độ từ 0 đến 2. Trong đó 0 nếu câu đó không đúng với trẻ, 1 nếu câu đó thỉnh thoảng đúng hoặc khá đúng với trẻ, 2 nếu câu đó thường xuyên đúng hoặc rất đúng với trẻ. Anh/chị hãy đọc kĩ từng câu cảm thấy trong 6 tháng gần đây, với từng hành vi trẻ biểu hiện ở mức độ thế nào, và khoanh tròn vào mức độ tương ứng. Chú ý anh/chị chỉ được phép chọn 1 mức từ 0 đến 2 ở mỗi câu. Bước 3: Thân chủ làm test. Nhà tham vấn quan sát và hỗ trợ thân chủ hoàn thành test. Bước 4: Hỏi chuyện lâm sàng dựa trên những câu trả lời của thân chủ. Bước 5: Tính điểm Bước 6: Tham vấn về kết quả test.
Đối tượng: Các thân chủ nghi ngờ có những vấn đề tâm lý cần được sàng lọc. Thành phần thang đo: Thang có 113 câu (1 câu vấn đề khác), mỗi câu được trả lời theo 3 mức độ: 0: Không đúng, 1: đúng một phần, 2: hoàn toàn đúng.
3 Phàn nàn về cơ thể Câu: 47+49+51+54+56a+56b+56c+56d+56e+56j+56g

7
vi gây
1 Lo âu / Trầm cảm Câu: 14+29+30+32+33+33+35+45+50+52+71+91+112
216 Cách tính điểm: Điểm của thang đo là điểm tổng của 113 câu hỏi (items). Khi đánh giá có thể sử dụng cách tính điểm sau: STT Các vấn đề Tính điểm thô
4 Vấn đề xã hội Câu: 11+12+25+27+34+36+38+48+62+64+79
5 Vấn đề với suy nghĩ 09+18+40+46+58+59+60+66+70+76+83+84+85+92+10Câu: Vấn đề tập trung chú ý Câu: 1+4+8+10+13+17+41+61+78+80 Hành vi sai phạm (vi phạm) 05+1062+26+28+39+43+63+72+73+81+82+90+96+99+101+1Câu: Hành hấn (hung tính) +95+97+1043+16+19+20+21+22+23+37+57+68+86+87+88+89+94Câu: 109+110+1136+7+15+24+44+53+55+56h+74+77+93+98+107+108+Câu:

9 Các vấn đề khác
8

BẢNG XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ CỦA TỪNG VẤN ĐỀ STT Các vấn đề Nam (6 11 tuổi) Nam (12 18 tuổi) Nữ (6 11 tuổi) Nữ (12 18 tuổi) Trạng thái ranh giới 1 Lo âu / Trầm cảm 8 10 7 9 8 10 8 10 2 Thu mình/ Trầm cảm 4 5 6 7 5 6 6 7 3 Phàn nàn về cơ thể 5 6 5 5 6 5 6 4 Vấn đề xã hội 7 9 6 8 8 6 8 5 Vấn đề với suy nghĩ 6 5 - 7 5 - 6 5 - 8 6 Vấn đề tập trung chú ý 10 12 11 13 9 10 8 10 7 Hành vi sai phạm (vi phạm) 6 9 12 5 6 7 10 8 Hành vi gây hấn (hung tính) 12 16 13 16 12 15 12 16
6
2 Thu mình/ Trầm cảm Câu: 5+42+65+69+75+102+103+111
217 Điểm số dưới ranh giới là mức an toàn, ranh giới là mức nguy cơ, trên ranh giới là mức nguy hiểm. Mức ranh giới và nguy hiểm cần có sự đánh giá lâm sàng chuyên sâu 3. Lưu ý Nhà tham vấn lưu ý nhắc nhở phụ huynh không bỏ sót câu nào. Nhà tham vấn lưu ý những câu cần hỏi thêm thông tin khi phụ huynh đánh 1 hoặc 2đ: 1, 15, 16, 19, 39, 40, 42, 47, 57, 66, 70, 84, 87, 96.


Phụ huynh có thể đánh giá các biểu hiện của học sinh không chính xác so với thực tế (nhẹ hơn hoặc nặng hơn) do không muốn thừa nhận vấn đề của con, lo lắng sẽ bị đổ lỗi cho vấn đề, hoặc quá lo lắng cho vấn đề của con, nhà tham vấn cần giải thích để phụ huynh hiểu được bảng hỏi này không nhằm mục đích điều tra hay quy gán tội cho ai, mà nhăm giúp nhà tham vấn hiểu và có hướng hỗ trợ tốt nhất. Nhà tham vấn cần chú ý quan sát và sử dụng kỹ năng lâm sàng để xác minh lại những câu nhà tham vấn cảm thấy nghi ngờ để thu được thông tin chính xác. 4. Tài liệu tham khảo Child Behavior Checklist . (n.d.). Retrieved from American Psychology : https://www.apa.org/depression guideline/child behavior checklist.pdf

218 THANG ĐÁNH GIÁ CÁC VẤN ĐỀ TÂM LÝ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM VIỆT NAM (CBCL) Họ và tên trẻ:……………………………………………………………………............. Ngày sinh:……………………………………………………………………….............. L Dướp:…………………Trường:……………………………………………………..........ớiđâylàbả ng liệt kê các biểu hiện của trẻ em. Trong vòng từ 06 tháng qua đến hiện nay, ông / bà cảm thấy trẻ có biểu hiện nào trong các mục dưới đây, xin hãy khoanh tròn: Số 0: Nếu câu đó Không Đúng với trẻ Số 1: Nếu câu đó Thỉnh Thoảng Đúng với trẻ hoặc Khá Đúng với trẻ Số 2: Nếu câu đó Thường Xuyên Đúng với trẻ hoặc Rất Đúng với trẻ STT Nội dung Mức độ 1 Hành động quá trẻ con so với tuổi của trẻ 0 1 2 2 Uống rượu, bia mà không có sự cho phép của bố mẹ. 0 1 2 3 Thường hay cãi cọ 0 1 2 4 Thường hay bỏ dở dang công việc đang làm. 0 1 2 5 Có quá ít điều làm cho trẻ hứng thú. 0 1 2 6 Ỉa đùn (ỉa ra quần). 0 1 2 7 Khoe khoang quá mức. 0 1 2 8 Chỉ tập trung chú ý được trong thời gian ngắn. 0 1 2 9 Không thể dứt bỏ được những ý nghĩ của mình về một điều nào đó, bị ám ảnh 0 1 2 10 Không thể ngồi yên, luôn động đậy chân tay hoặc quá hiếu động. 0 1 2 11 Quá phụ thuộc hoặc bám vào người lớn. 0 1 2 12 Đề cập nhiều đến việc mình cô đơn. 0 1 2 13 Thường nhầm lẫn, không phân biệt rõ 0 1 2 14 Thường hay khóc mà chưa rõ lý do 0 1 2 15 Độc ác với súc vật. 16 Độc ác hoặc bắt nạt người khác. 0 1 2 17 Mơ màng hoặc chìm đắm trong suy nghĩ của mình. 0 1 2 18 Cố ý tự gây thương tích, hoặc có hành động tự tử 0 1 2 19 Đòi hỏi người khác chú ý nhiều đến mình. 0 1 2 20 Phá hoại đồ đạc của mình. 0 1 2 21 Phá hoại đồ đạc của gia đình, của người khác. 0 1 2 22 Không vâng lời người trong gia đình 0 1 2 23 Không vâng lời giáo viên và nhân viên trong trường. 0 1 2



219 24 Không chịu ăn. 0 1 2 25 Không hòa nhập với trẻ khác. 0 1 2 26 Không có biểu hiện nhận lỗi sau khi làm những việc sai trái. 0 1 2 27 Dễ ghen tị. 0 1 2 28 Không tuân theo các quy định ở nhà, ở trường và các nơi khác. 0 1 2 29 Sợ đi học. 0 1 2 30 Sợ một số tình huống, sợ súc vật, sợ nơi nào đó không kể trường học (mô tả) 0 1 2 31 Trẻ sợ sẽ nghĩ một điều gì xấu hoặc làm một điều gì xấu. 0 1 2 32 Trẻ nghĩ rằng trẻ phải hoàn hảo. 0 1 2 33 Cảm thấy hoặc đề cập nhiều đến việc chẳng ai yêu mến mình. 0 1 2 34 Nghĩ rằng người khác muốn làm hại mình. 0 1 2 35 Cảm thấy mình vô dụng hoặc kém cỏi. 0 1 2 36 Thường hay bị thương, vấp ngã. 0 1 2 37 Thường hay đánh nhau. 0 1 2 38 Thường hay bị trêu chọc. 0 1 2 39 Thường chơi với trẻ hư. 0 1 2 40 Nghe những âm thanh hoặc tiếng nói không có thực (thật) (mô tả): 0 1 2 41 Hành động bộc phát, thường hành động thiếu suy nghĩ. 0 1 2 42 Thích ở một mình hơn có người bên cạnh. 0 1 2 43 Nói dối hoặc gian lận. 0 1 2 44 Cắn móng tay. 0 1 2 45 Dễ bồn chồn, căng thẳng. 0 1 2 46 Giật cơ, giật tay chân hoặc giật ở mắt (mô tả): 0 1 2 47 Có cơn ác mộng. 0 1 2 48 Không được trẻ khác thích. 0 1 2 49 Bị táo bón. 0 1 2 50 Sợ hãi quá mức. 0 1 2 51 Cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng. 0 1 2 52 Cảm thấy rất có lỗi. 0 1 2 53 Ăn quá nhiều. 0 1 2 54 Quá mệt mỏi mà không có lý do chính đáng. 0 1 2 55 Béo phì. 0 1 2 56 Các vấn đề của cơ thể mà chưa rõ nguyên nhân: 0 1 2 56a Đau bụng mà chưa rõ nguyên nhân 0 1 2 56b Đau đầu mà chưa rõ nguyên nhân. 0 1 2 56c Đau nhức trong cơ thể (không phải đau bụng hoặc đầu) mà chưa rõ nguyên nhân 0 1 2



220 56d Mắt có vấn đề mà không phải cận thị, loạn thị, mà chưa rõ nguyên nhân (mô tả): 0 1 2 56e Nổi ban hoặc các biểu hiện ở da mà chưa rõ nguyên nhân. 0 1 2 56f Buồn nôn mà chưa rõ nguyên nhân. 0 1 2 56g Nôn mửa mà chưa rõ nguyên nhân 0 1 2 56h Các vấn đề khác (mô tả): 0 1 2 57 Tấn công người khác. 0 1 2 58 Rứt da hoặc cạy da (mô tả): 0 1 2 59 Sờ mó công khai bộ phận sinh dục của mình.( ở nơi công cộng) 0 1 2 60 Sờ mó bộ phận sinh dục của mình quá nhiều. 0 1 2 61 Học kém. 0 1 2 62 Vụng về 0 1 2 63 Thích tụ tập với bạn lớn tuổi hơn so với tuổi của trẻ 0 1 2 64 Thích chơi với bạn nhỏ tuổi hơn so với tuổi trẻ 0 1 2 65 Từ chối nói chuyện với mọi người. 0 1 2 66 Lặp đi lặp lại một số hành động mà không cưỡng lại được (mô tả): 0 1 2 67 Bỏ nhà ra đi vài ngày. 0 1 2 68 La hét nhiều mà không rõ lý do 0 1 2 69 Ít cởi mở, giữ kín mọi chuyện trong lòng 0 1 2 70 Nhìn thấy sự vật không có thực (thật) (mô tả): 0 1 2 71 Thẹn thùng, dễ bị ngượng ngùng. 0 1 2 72 Nghịch lửa gây cháy. 0 1 2 73 Có vấn đề về liên quan đến tình dục (như thủ dâm, hay xem phim ảnh đồi truỵ…) 0 1 2 74 Làm trò mạo hiểm hoặc diễn hề 0 1 2 75 Quá rụt rè, nhút nhát. 0 1 2 76 Ngủ ít hơn các trẻ khác. 0 1 2 77 Ngủ nhiều hơn các trẻ khác vào ban ngày hoặc đêm (mô tả): 0 1 2 78 Dễ bị phân tán, không chăm chú. 0 1 2 79 Có khó khăn về nói (mô tả): 0 1 2 80 Nhìn với vẻ thẫn thờ (không có cảm xúc). 0 1 2 81 Lấy cắp ở nhà. 0 1 2 82 Lấy cắp ở nơi khác. 0 1 2 83 Cất giữ những đồ vật không cần thiết (mô tả): 0 1 2 84 Hành vi kỳ quặc (mô tả): 0 1 2 85 Ý nghĩ kỳ quặc (mô tả): 0 1 2 86 Bướng bỉnh hoặc cáu kỉnh. 0 1 2 87 Cảm xúc thay đổi đột ngột. 0 1 2



221 88 Thường hay hờn dỗi. 0 1 2 89 Đa nghi. 0 1 2 90 Chửi bậy, nói tục. 0 1 2 91 Đề cập đến việc tự tử. 0 1 2 92 Nói hoặc đi trong lúc đang ngủ (mô tả): 0 1 2 93 Nói quá nhiều. 0 1 2 94 Thường hay trêu chọc mọi người. 0 1 2 95 Dễ nổi khùng hoặc nóng tính. 0 1 2 96 Nghĩ quá nhiều về tình dục. 0 1 2 97 Hăm doạ mọi người. 0 1 2 98 Mút ngón tay. 0 1 2 99 Hút thuốc lá. 0 1 2 100 Khó ngủ (mô tả): 0 1 2 101 Bỏ lớp, trốn học. 0 1 2 102 Ít hoạt động, hoạt động chậm chạp, thiếu sinh lực. 0 1 2 103 Buồn rầu hoặc trầm cảm. 0 1 2 104 Ồn ào quá mức. 0 1 2 105 Sử dụng các chất (ma tuý hoặc thuốc) không có mục đích điều trị 0 1 2 106 Cố tình làm hư hỏng, bôi bẩn tài sản không phải của mình và gia đình. 0 1 2 107 Đái ra quần (khi thức). 0 1 2 108 Đái dầm vào buổi đêm. 0 1 2 109 Rên rỉ, khóc nhè. 0 1 2 110 Muốn mình là người khác giới. 0 1 2 111 Thu mình, không hoà mình với mọi người. 0 1 2 112 Lo lắng. 0 1 2 Tổng:



Thành phần thang đo: Thang có 113 câu (1 câu vấn đề khác), mỗi câu được trả lời theo 3 mức độ: 0: Không đúng, 1: đúng một phần, 2: hoàn toàn đúng.
của 113 câu hỏi (items). Khi đánh giá có thể sử dụng cách tính điểm sau: STT Các vấn đề Tính điểm thô 1 Lo âu / Trầm cảm Câu: 14+29+30+32+33+33+35+45+50+52+71+91+112 2 Thu mình/ Trầm cảm Câu: 5+42+65+69+75+102+103+111 3 Phàn nàn về cơ thể Câu: 47+49+51+54+56a+56b+56c+56d+56e+56j+56g 4 Vấn đề xã hội Câu: 11+12+25+27+34+36+38+48+62+64+79
Bước 2: Giới thiệu thang đo: Trắc nghiệm tâm lý này gồm 113 câu đánh giá theo mức độ từ 0 đến 2. Em/Con hãy đọc kĩ từng câu cảm thấy trong 6 tháng gần đây, với từng hành vi trẻ biểu hiện ở mức độ thế nào, và khoanh tròn vào mức độ tương ứng. Trong đó 0 nếu câu đó không đúng với em/con, 1 nếu câu đó thỉnh thoảng đúng hoặc khá đúng, 2 nếu câu đó thường xuyên đúng hoặc rất đúng với em/con. Chú ý em/con chỉ được phép chọn 1 mức từ 0 đến 2 ở mỗi câu.
Độ tuổi: Từ 11 18 tuổi.
17. Cách sử dụng: Mục đích: Sàng lọc 8 vấn đề về hành vi của trẻ dựa trên việc quan sát bản thân của học sinh.
Bước 4: Hỏi chuyện lâm sàng dựa trên những câu trả lời của học sinh. Bước 5: Tính điểm Bước 6: Tham vấn về kết quả test. Cách tính điểm: Điểm của thang đo là điểm tổng
222 Bảng kiểm hành vi trẻ em CBCL (từ 11 18 tuổi) 16. Khái quát chung: Bảng kiểm hành vi trẻ em CBCL được xây dựng và phát triển bởi Thomas M Achenbach. CBCL có 3 phiên bản: phiên bản tự trẻ đánh giá, 1 phiên bản đánh giá bởi giáo viên và 1 đánh giá với cha mẹ. Có 2 phiên bản CBCL cho phụ huynh đánh giá: cho 1,5 đến 5 tuổi và cho 6 đến 18 tuổi. Bảng dành cho 6 đến 18 tuổi có 113 câu (1 câu vấn đề khác), mỗi câu được trả lời theo 3 mức độ: 0: Không đúng, 1: đúng một phần, 2: hoàn toàn đúng. Thời gian để đánh giá các biểu hiện hành vi là trong 6 tháng qua. Các hành vi được liệt kê là các biểu hiện cho 8 nhóm vấn đề: Lo âu/trầm cảm, Trầm cảm/thu mình, Than phiền cơ thể, Vấn đề xã hội, Vấn đề tư duy, Vấn đề chú ý, Vi phạm luật lệ, Hành vi xâm kích/hung hăng. Những nhóm này thành hai yếu tố bậc cao hơn là hướng nội và hướng ngoại.
Bước 3: Học sinh làm test. Nhà tham vấn quan sát và hỗ trợ học sinh hoàn thành test.



Các bước sử dụng: Bước 1: Chuẩn bị Thang đo, bút chì.
Đối tượng: Các học sinh nghi ngờ có những vấn đề tâm lý cần được sàng lọc.
223 5 Vấn đề với suy nghĩ 9+18+40+46+58+59+60+66+70+76+8Câu:3+84+85+92+100 6 Vấn đề tập trung chú ý Câu: 1+4+8+10+13+17+41+61+78+80 7 Hành vi sai phạm (vi phạm) 1062+26+28+39+43+63+72+73+81+82+90+96+99+101+105+Câu: 8 Hành vi gây hấn (hung tính) +97+1043+16+19+20+21+22+23+37+57+68+86+87+88+89+94+95Câu: 9 Các vấn đề khác +110+1136+7+15+24+44+53+55+56h+74+77+93+98+107+108+109Câu: BẢNG XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ CỦA TỪNG VẤN ĐỀ Các vấn đề (12Nam 18 tuổi) Nữ (12 18 tuổi) Trạng thái ranh giới Lo âu / Trầm cảm 7 9 8 10 Thu mình/ Trầm cảm 6 7 6 7 Phàn nàn về cơ thể 5 5 6 Vấn đề xã hội 6 8 6 8 Vấn đề với suy nghĩ 5 7 5 8 Vấn đề tập trung chú ý 11 13 8 10 Hành vi sai phạm (vi phạm) 9 12 7 10 Hành vi gây hấn (hung tính) 13 16 12 16 Điểm số dưới ranh giới là mức an toàn, ranh giới là mức nguy cơ, trên ranh giới là mức nguy hiểm. Mức ranh giới và nguy hiểm cần có sự đánh giá lâm sàng chuyên sâu.



224 18. Một số lưu ý trong sử dụng thang đo Nhà tham vấn lưu ý nhắc nhở học sinh không bỏ sót câu nào. Nhà tham vấn lưu ý những câu cần hỏi thêm thông tin khi học sinh đánh 1 hoặc 2đ: 1, 15, 16, 19, 39, 40, 42, 47, 57, 66, 70, 84, 87, 96. Học sinh có thể đánh giá các biểu hiện của bản thân không chính xác so với thực tế (nhẹ hơn hoặc nặng hơn), nhà tham vấn chú ý quan sát và và sử dụng kỹ năng lâm sàng để kiểm tra lại những thông tin có nghi ngờ.



225 Phiếu liệt kê các hành vi trẻ em (Dành cho trẻ em) Dưới đây là bảng liệt kê các biểu hiện của trẻ em. Trong vòng từ 06 tháng qua đến hiện nay, em cảm thấy mình có biểu hiện nào trong các mục dưới đây, xin hãy khoanh tròn: Số 0: Nếu câu đó Không Đúng với em Số 1: Nếu câu đó Thỉnh Thoảng Đúng với em hoặc Khá Đúng với em Số 2: Nếu câu đó Thường Xuyên Đúng với em hoặc Rất Đúng với em 0 1 2 1. Em có hành động quá trẻ con so với tuổi 0 1 2 2. Em uống rượu, bia mà không có sự cho phép của bố mẹ 0 1 2 3. Em thường hay cãi cọ 0 1 2 4. Em thường hay bỏ dở công việc đang làm 0 1 2 5. Có quá ít điều làm cho em hứng thú 0 1 2 6. Em thích các con vật 0 1 2 7. Em khoe khoang quá mức 0 1 2 8. Em chỉ tập trung chú ý được trong thời gian ngắn 0 1 2 9. Em không thể dứt bỏ được những ý nghĩ của mình về một điều nào đó, bị ám ảnh (mô tả): 0 1 2 10. Em không thể ngồi yên một chỗ 0 1 2 11. Em quá phụ thuộc vào người lớn 0 1 2 12. Em cảm thấy cô đơn 0 1 2 13. Em cảm thấy lẫn lộn 0 1 2 14. Em thường hay khóc 0 1 2 15. Em khá trung thực 0 1 2 16. Em thường hay trêu trọc người khác 0 1 2 17. Em thường hay mơ mộng 0 1 2 18. Em cố ý tự gây thương tích, hoặc có hành động tự tử 0 1 2 19. Em làm nhiều điều để thu hút sự chú ý của người khác 0 1 2 20. Em phá hoại đồ đạc của mình 0 1 2 21. Em phá hoại đồ đạc của gia đình của người khác 0 1 2 22. Em không vâng lời bố mẹ 0 1 2 23. Em không vâng lời giáo viên 0 1 2 24. Em không chịu ăn 0 1 2 25. Em không hoà nhập được với bạn khác 0 1 2 26. Em không cảm thấy có lỗi sau khi làm những việc sai trái 0 1 2 27. Em dễ ghen tị



226 0 1 2 28. Em không tuân theo các qui định ở nhà, ở trường và các nơi khác 0 1 2 29. Em sợ đi học 0 1 2 30. Em sợ một số tình huống (hoàn cảnh), sợ súc vật, sợ nơi nào đó không kể trường học (mô tả): 0 1 2 31. Em sợ mình sẽ nghĩ một điều gì xấu hoặc làm một điều gì xấu 0 1 2 32. Em nghĩ rằng mình phải hoàn hảo 0 1 2 33. Em nghĩ rằng không ai yêu mến mình 0 1 2 34. Em nghĩ rằng người khác muốn làm hại mình 0 1 2 35. Em cảm thấy mình vô dụng hoặc kém cỏi 0 1 2 36. Em thường hay bị thương hoặc vấp ngã 0 1 2 37. Em thường hay đánh nhau 0 1 2 38. Em thường hay bị trêu chọc 0 1 2 39. Em thường chơi với trẻ hư 0 1 2 40. Em nghe những âm thanh hoặc tiếng nói mà người khác không nghe (mô tả): 0 1 2 41. Em thường hành động thiếu suy nghĩ 0 1 2 42. Em thích ở một mình hơn có người bên cạnh 0 1 2 43. Em nói dối hoặc gian lận 0 1 2 44. Em cắn móng tay 0 1 2 45. Em bồn chồn, căng thẳng 0 1 2 46. Giật (máy) cơ, giật tay chân hoặc giật cơ mắt (mô tả): 0 1 2 47. Em có các cơn ác mộng 0 1 2 48. Em không được các bạn khác thích 0 1 2 49. Em có thể làm được một số việc tốt hơn các bạn khác 0 1 2 50. Em quá sợ hãi hoặc quá lo âu 0 1 2 51. Em cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng 0 1 2 52. Em cảm thấy rất có lỗi 0 1 2 53. Em ăn quá nhiều 0 1 2 54. Em cảm thấy quá mệt mỏi mà không có lý do chính đáng



nguyên nhân 0 1 2 f. Buồn nôn mà chưa rõ nguyên nhân 0 1 2 g. Nôn mửa mà chưa rõ nguyên nhân 0 1 2 h. Các vấn đề khác (mô tả): 0 1 2 57. Em tấn công người khác 0 1 2 58. Em cạy da, rứt da (mô tả): 0 1 2 59. Em khá thân thiện 0 1 2 60. Em thích thử làm những điều mới mẻ 0 1 2 0 1 2 61. Em học kém 0 1 2 62. Em vụng về 0 1 2 63. Em thích chơi với những người lớn tuổi hơn mình 0 1 2 64. Em thích chơi với những người nhỏ tuổi hơn mình 0 1 2 65. Em từ chối nói chuyện với mọi người 0 1 2 66. Em lặp đi lặp lại một số hành động mà không cưỡng lại được (mô tả): 0 1 2 67. Em bỏ nhà ra đi vài ngày 0 1 2 68. Em la hét nhiều 0 1 2 69. Em ít cởi mở, giữ kín mọi chuyện trong lòng 0 1 2 70. Em nhìn thấy sự vật không có thực (thật) (mô tả):
227 0 1 2 55. Em bị béo phì 56. Các vấn đề của cơ thể mà chưa rõ nguyên nhân: 0 1 2 a. Đau bụng mà chưa rõ nguyên nhân 0 1 2 b. Đau đầu mà chưa rõ nguyên nhân 0 1 2 c. Đau nhức trong cơ thể (không phải đau bụng hoặc đau đầu) mà chưa rõ nguyên nhân 0 1 2 d. Mắt có vấn đề mà không phải cận thị, loạn thị vân vân mà chưa rõ nguyên nhân (mô tả): 0 1 2 e. Nổi ban hoặc các biểu hiện ở da mà chưa rõ



228 0 1 2 71. Em thẹn thùng, dễ bị ngượng ngùng 0 1 2 72. Em nghịch lửa 0 1 2 73. Em có thể tự mình làm tốt công việc tay chân 0 1 2 74. Em thường hay làm trò mạo hiểm hoặc diễn hề 0 1 2 75. Em quá rụt rè, nhút nhát 0 1 2 76. Em ngủ ít hơn các bạn khác 0 1 2 77. Em ngủ nhiều vào ban ngày hoặc đêm hơn các bạn khác (mô tả): 0 1 2 78. Em dễ bị phân tán, không chăm chú 0 1 2 79. Em có khó khăn về nói (mô tả): 0 1 2 80. Em bảo vệ quyền lợi của mình 0 1 2 81. Em lấy cắp ở nhà 0 1 2 82. Em lấy cắp ở nơi khác 0 1 2 83. Em cất giữ quá nhiều đồ vật em không cần (mô tả): 0 1 2 84. Em làm những việc mà người ta cho là kỳ cục (mô tả): 0 1 2 85.Em có những ý nghĩ mà người ta cho là kỳ quặc (mô tả): 0 1 2 86. Em bướng bỉnh 0 1 2 87. Cảm xúc của em thay đổi đột ngột 0 1 2 88. Em thích được ở bên mọi người 0 1 2 89. Em đa nghi 0 1 2 90. Em chửi bậy, nói tục 0 1 2 91. Em nghĩ đến việc tự tử 0 1 2 92. Em thích làm người khác cười 0 1 2 93. Em nói quá nhiều 0 1 2 94. Em thường hay trêu chọc mọi người



229 0 1 2 95. Em dễ nổi khùng 0 1 2 96. Em nghĩ quá nhiều về tình dục 0 1 2 97. Em thường hay hăm doạ mọi người 0 1 2 98. Em thích giúp đỡ người khác 0 1 2 99. Em hút thuốc lá 0 1 2 100. Em khó ngủ (mô tả): 0 1 2 101. Em bỏ lớp, trốn học 0 1 2 102. Em không có nhiều sinh lực 0 1 2 103. Em buồn rầu hoặc trầm cảm 0 1 2 104. Em gây ồn ào hơn các bạn khác 0 1 2 105. Em sử dụng các chất (ma tuý hoặc thuốc) không có mục đích điều trị (mô tả): 0 1 2 106. Em thích đối xử với người khác một cách công bằng 0 1 2 107. Em thích đùa vui 0 1 2 108. Em thích có cuộc sống dễ chịu 0 1 2 109. Em thích giúp đỡ người khác khi có thể 0 1 2 110. Em ước mình là người khác giới 0 1 2 111. Em không hoà mình với mọi người 0 1 2 112. Em lo lắng nhiều



230 Em hãy ghi lại dưới đây bất cứ điều gì mô tả cảm xúc, hành vi hoặc những quan tâm của em: 0 1 2 113a. 0 1 2 113b. 0 1 2 113c. Xin hãy trả lời đầy đủ các mục đã nêu và gạch chân các mục mà em băn khoăn Chân thành cảm ơn



231 NHẬN BIẾT TÂM LÝ TRẺ EM QUA TRANH VẼ 1. Khái quát chung: Vẽ là một hình thức phóng chiếu thế giới nội tâm đặc điểm nhân cách của cá nhân, qua đó những chuyên gia trong lĩnh vực trợ giúp tâm lý có thể ít nhiều khám phá được những khía cạnh nhận thức, cảm xúc hay tính cách… của người vẽ. Vẽ là một hoạt động được ưa thích đối với trẻ em. Chỉ cần một tờ giấy trắng và cây bút trẻ có thể tâm sự rất nhiều với chúng ta qua hình vẽ. Nhờ đó chúng ta và bản thân trẻ cùng học hỏi được nhiều hơn. Trong các hình thức vẽ thì vẽ theo chủ đề được các chuyên gia trên thế giới đánh giá tính cực, vì nó tập trung làm sáng tỏ mục tiêu cần được giúp đỡ Ba chủ đề cho phép bộc lộ nhiều hơn về nhân cách người vẽ và các mối quan hệ xã hội của họ là vẽ người, vẽ nhà (vẽ gia đình) và vẽ cây. Trong đó, hình vẽ người và vẽ cây cho biết rõ hơn về bản thân người vẽ khía cạnh nhận thức (hiểu biết) về bản thân, bộc lộ tính cách và thái độ, còn hình vẽ gia đình cho biết nhiều hơn về các mối quan hệ và tình cảm của người vẽ đối với người thân trong gia đình. 2. Cách sử dụng công cụ Mục đích sử dụng: Bộ công cụ này cho phép làm sáng tỏ những yếu tố tâm lý như: Tư duy, cảm xúc, tình cảm, ý muốn, hành động, hành vi. Ngoài ra nó cũng cho phép các chuyên gia tâm lý




+ Cái cây này/ đứa trẻ này sống một mình hay sống với những cây khác/ người khác?
232 nhận biết được thái độ của chủ thể và định hướng nghề nghiệp; mối quan hệ liên cá nhân và xã hội; mối quan hệ giữa trẻ em và người lớn, các nét của nhân cách (khí chất và tính cách) và những rối loạn nhân cách của họ. Độ tuổi và đối tượng sử dụng: Trẻ từ 6 đến 18 tuổi Mô tả/phân tích thành phần công cụ Các bước tiến hành: Chuẩn bị: Một tờ giấy trắng khổ A4, một cái bút (bút chì hay bút bi, hoặc bút mực, riêng bút màu cho phép phân tích những biểu tượng về màu sắc của tranh vẽ) Đưa ra yêu cầu về nội dung tranh vẽ với trẻ: VD: Hãy vẽ một cái cây, hãy vẽ gia đình em… Quan sát khi trẻ vẽ tranh: + Tốc độ vẽ: Vẽ nhanh hay chậm thể hiện đặc điểm nhân cách người hướng nội hay hướng ngoại, trẻ thể hiện tính chủ động, thích nghi hay thụ động, kém thích nghi + Trình tự vẽ, thứ tự vẽ các bộ phận: Vẽ người thường theo trật tự: đầu, thân, tứ chi… Nếu trẻ quên vẽ bộ phận cơ thể nào thì có thể vấn đề của trẻ có liên quan đến bộ phận cơ thể đó. Vẽ ai, cái gì trước hoặc sau đều nói lên mối quan hệ, mức độ quan tâm nhiều hay ít tới khía cạnh đó. + Mức độ sẵn sàng vẽ: Cho thấy sự thích nghi ngoại cảnh, trạng thái tâm lý sẵn sàng cho hoạt động hay sự phân tâm của trẻ + Sự tẩy xoá, thay đổi chủ đề, nội dung: Trẻ khi vẽ đã tẩy xoá hay bỏ phần nào đều nói lên trẻ đang có vướng mắc, khó khăn tâm lý ở chủ đề/ nội dung đó. + Biểu hiện cảm xúc: Khi trẻ vẽ những biểu hiện cảm xúc vui, buồn, giận dữ, hoà nhập hay lặng lẽ… đều nói lên một tâm trạng nào đó của trẻ. + Độ tập trụng: Thể hiện mức độ chú ý hay phân tán sự chú ý của trẻ trong khi vẽ. Ngoài ra nó còn thể hiện mức độ độc lập, tự chủ của trẻ trong hoạt động. Thu thập thông tin khi trẻ vẽ xong: Trong bước này, trò chuyện trên bức tranh và công cụ chính để thực hiện , Nhà tham vấn sẽ tận dụng những nhân vật, sự kiện trong tranh, giúp tăng cường hiểu biết về trẻ và cuộc sống nội tâm của trẻ. Nhà Tham vấn có thể mượn từ hình ảnh vẽ cây, vẽ nhà, hoặc các nhân vật trong tranh để khám phá tâm lý của trẻ VD một số câu hỏi: + Em cảm thấy thế nào với bức tranh của mình?



+ Sức khoẻ của cây này/ đứa trẻ này như thế nào? Chỗ nào trên hình vẽ thể hiện như vậy?
+ Cái cây này/ đứa trẻ này có điều gì buồn bực? Nếu có thì đó là gì? Cách đọc kết quả
233 Khi xem tranh, cần chú ý đến các khía cạnh như sau: + Khía cạnh nội dung hiển thị trên bức tranh: Chủ đề bức tranh (lưu ý ấn tượng tổng thể trước khi kiểm tra chi tiết), kích thước hình vẽ và các mối quan hệ giữa các yếu tố, sự vật; Đặc điểm của từng yếu tố con người, nhân vật; Chất lượng của sơ đồ cơ thể; Khả năng biểu đạt bản thân hiện về nội dung hình vẽ Hình vẽ người Hình vẽ quá lớn, chiếm gần hết tờ giấy Xu hướng mạnh mẽ, bạo dạn, bột phát, kém kiềm chế nội tâm, hiếu động, hung tính Hoặc nhút nhát, tự ti, mong muốn quyền lực, muốn được để ý nên hình thành phản ứng ngược Hình vẽ bé tí, nhỏ xíu Xu hướng nhút hát, e ngại, tự co lại, bất an Có thể nhận thức không tốt về bản thân, lo lắng nội tâm Hình càng bé càng tự ti và cảm giác bản thân ít giá trị Người ở một mình Cảm giác cô đơn, đơn độc Nhấn mạnh, một vài bộ phận quá to Lo lắng hoặc vị kỉ trung tâm Hình người/cây/vật nghiêng ngả Cảm giác mất thăng bằng, không an toàn, mất chỗ dựa Không có mắt hoặc che mắt Thái độ cô lập Không muốn tiếp xúc thị giác Miệng cười Có thái độ hợp tác, vui vẻ Không có miệng Có vấn đề trong quan hệ mẹ con sớm Tẩy xóa Xu hướng lo âu. Tẩy xóa coi như không muốn thừa nhận sự tồn tại chỗ nào có lo hãi chỗ đó. Hình vẽ gia đình Các thành viên cách xa nhau Sự lạnh nhạt, không có tình cảm với nhau Người ở vị trí trung tâm Đề cao và yêu quý người đó Người được vẽ trước Người được yêu quý nhất, người có giá trị nhất Nhân vật không có thực Được mong ước Người bị vẽ nhỏ, xấu xí hoặc vẽ ở góc dưới bên phải tờ giấy Không yêu quý, không muốn nhắc đến Không vẽ bản thân Người có tính tự ti, mặc cảm hoặc không chấp nhận bản thân Bôi đen mặt người hoặc toàn thân Không muốn nghĩ đến, không muốn thừa nhận, muốn chối bỏ người đó. Cảm giác bi quan, cô đơn và cách biệt với mọi ngời xung quanh Vẽ bản thân bám sát với cha mẹ Muốn được yêu thương, mong muốn được bảo vệ
trên hình vẽ. + Khía cạnh hình thức hiển thị trên bức tranh: Nét vẽ, lực ấn; Màu sắc; Vị trí không gian của hình trên tờ giấy… Những biểu



234 Hình vẽ nhà, đồ vật Nhiều cửa, các cửa số mở, cân đối với các chi tiết xung quanh Cởi mở, cảm thấy hài lòng với cuộc sống thực tế Nhà bé, cửa số bé Có rối loạn tình cảm, khó khăn trong giao tiếp, rụt rè, khép kín. Nhà không có cửa, không có đường vào Người cảm thấy có lỗi, thất bại Nhà có rào bao bọc, vẽ dồn vào phía trái tờ giấy Mơ về quá khứ, muốn gắn bó với cha mẹ, có nhu cầu sở hữu kỷ niệm gia đình Nhà xấu xí Không có niềm vui trong cuộc sống gia đình, không muốn sống trong ngôi nhà đó Nhà vẽ đẹp, tỉ mẩn, nhiều chi tiết, nhiều màu sắc, hoa lá Yêu quý gia đình, mong ước cuộc sống đâm ấm, sự thanh bình; có nhiều kỷ niệm với ngôi nhà, có cảm xúc tốt với cuộc sống thực tại Đồ vật không có thực Mong muốn về nó Đám mây đen, trời tối Xu hướng lo âu, cảm giác tương lai mờ mịt Đường nét vẽ, lực ấn Đường vẽ thẳng, dài Người hướng ngoại, có khả năng đương đầu Xu hướng sống theo nguyên tắc Đường chéo Người có tính năng động Cảm giác bất ổn do lo âu không xác định được Đường cong, tròn Có tình nhạy cảm, mềm mại Có xu hướng vận động lặng lẽ nhẹ nhàng Lực ấn nhẹ, nét vẽ mảnh, nhỏ Người nhẹ nhàng, nhút nhát, tính thiếu cương quyết Bị cảm xúc chi phối, bị ức chế do lo hãi Nét vẽ tì, lực ấn mạnh Người hướng ngoại, tính chủ động Có xu hướng chống lại thực tế Nét vẽ mờ, không rõ ràng Giàu tình cảm, dễ xúc động Nét vẽ đứt quãng Thiếu tự tin, rụt rè, mất tự chủ Tốc độ vẽ nhanh Hướng ngoại, chủ động, tự nhiên, không cảm thấy có trở ngại từ bên ngoài Ưa hoạt động, phong phú về năng lượng vận động Tốc độ vẽ chậm Hướng nội, thụ động, hay suy nghĩ, do dự Có xu hướng xung đột nội tâm, ức chế, thận trọng Tẩy xóa, bôi đen không nhận ra Không thừa nhận, không muốn nghĩ đến, chối bỏ thực tế



235 Màu sắc Màu đỏ đậm Có xu hướng ưa hoạt động, năng nổ, có khả năng đương đầu Mạnh mẽ, nồng nhiệt, đam mê Tính vị kỉ Xu hướng dâm dục Nhiều màu đỏ Tính tích cực, thích hoạt động, thích nghi tốt, cá tính mạnh Xu hướng hung tính, tự kiềm chế kém Xanh da trời Thích nghi tốt, có tính kỷ luật Trung thực, trong sáng khôn khéo Điềm tĩnh, hòa bình Thờ ơ, từ bỏ giá trị, trống rỗng, không định hình Xanh lá cây Nhiều mơ ước, không thích tò mò, tự chủ; biểu hiện của tình yêu, sự hòa hợp, trạng thái thư giãn Màu xám Bướng bỉnh, có mâu thuẫn trong quan hệ xã hội Da cam Thoải mái, quan hệ tốt với những người xung quanh, nhiệt tình, vui vẻ Có xu hướng ngoại tình, đạo đức giả Tím Khiêm tốn, chân thực, chịu đựng Căng thẳng xung đột nội tâm, u sầu Vàng Thông minh, nồng ấm, vui vẻ, tận tâm Có xu hướng ham tiền, ghen tị hay phản bội Hồng Khôn khéo, ý tứ, nhẹ nhàng, tượng trưng cho người phụ nữ, cái đẹp, tình yêu Trắng Trong sáng, nguyên vẹn, sạch sẽ, tinh khiết Gây cảm giác yếu đuổi, trống rỗng Đen Có xu hướng kiềm chế Cảm giác buồn rầu, nặng nề, gọi đến cái chết hay sự tang tóc, sự hư vô, tăm tối, chán nản, cô độc Nhóm màu lạnh Trầm lắng, hiền hòa, thụ động Cảm giác lạnh lẽo, xu hướng khép kín, nội tâm Nhóm màu sáng và nóng Cảm giác ấm áp, hiếu động, có sức sống, hướng ngoại, cởi mở, năng động, thích nghi tốt



236 Màu sắc và nhân cách bệnh Nhiều màu sắc và đậm màu Thường gặp ở bậnh nhân tâm thần phân liệt và hưng trầm cảm Sử dụng quá nhiều màu rực rỡ kèm với cỏ cây, hoa lá, chim, bướm… Thường gặp ở người bệnh hysteria Sử dụng nhiều màu đỏ và cam quá mức Thường biểu hiện ở nhân cách không quyết đoán, do dự Sử dụng nhiều màu đen và nâu, sự nghèo nàn về màu sắc Thương gặp ở người trầm cảm, lo âu; trạng thái ức chế, kìm nén, thoái lùi Sử dụng nhiều màu vàng quá mức Nhân cách thù địch, gây hấn Sử dụng nhiều màu tím quá mức Hoang tưởng và có ảo giác 3. Lưu ý Không nên đưa ra những giả thuyết, phán đoán vội vàng về bức tranh của đứa trẻ khi ta chưa tìm hiểu rõ về Khôngchúng.nênthúc giục trẻ nhanh chóng kết thúc nhanh hoạt động vẽ. Kết quả từ việc phân tích tranh phải cần được kết hợp với một loạt bổ sung từ các kết quả từ các phần kiểm tra khác. Tuy nhiên, cần tránh sự so sánh kết quả thu được từ tranh vẽ so với các kết quả thu được trong quá trình làm việc với trẻ như từ việc hỏi chuyện, các trắc nghiệm phóng chiếu, các test tâm lý khác,.. Không nên dùng để phân tích những bức tranh vẽ trong những tình huống không phải tình huống trắc nghệm do không có ý nghĩa nghiên cứu, không theo quy trình chuẩn và lời hướng dẫn chuẩn. Không dùng những bức tranh được thực hiện khi người nghiên cứu và nghiệm thể có mối quan hệ thân mật. Yếu tố văn hóa và quan niệm sống cũng cần được lưu ý.



3. Câu chuyện con dê con/con chó con: Sự ganh tị của trẻ đối với em. Một dê mẹ và một dê con mỗi ngày dạo chơi trên cánh đồng cỏ, suốt ngày dê con nhảy nhót xung quanh dê mẹ. Chiều chiều dê mẹ đều cho dê con bú sữa ấm ngon mà dê con rất thích. Một ngày nọ, người ta mang đến chỗ dê mẹ một con dê con khác đang khát sữa để dê mẹ cho nó bú. Nhưng dê
2. Câu chuyện kỷ niệm đám cưới: Sự ganh tị của trẻ đối với sự liên kết của chamẹ. Một hôm cha và mẹ làm kỷ niệm đám cưới. Cha và mẹ rất thương nhau và tổ chức buổi lễ thật vui vẻ. Đang buổi tiệc, đứa con đứng lên và đi ra sau nhà một mình. Sao vậy?
3. Lưu ý khi sử dụng: Khi cho học sinh làm nhà tham vấn cần ghi chép và quan sát. Giải thích cho học sinh những từ khoá mà học sinh chưa hiểu. Phát triển câu chuyện (trên 10 tuổi): Ví dụ: Hôm nay đi học về cậu bé bị 2 điểm, về nhà nó sẽ kể chuyện này với ai nhỉ? Các câu chuyện: 1. Câu chuyện con chim: Khai thác thông tin về sự độc lập của trẻ đối với cha, mẹ Một con chim bố, một chim mẹ và chim con nằm ngủ trong tổ, trên một cành cây. Bỗng có một cơn gió thổi đến làm rung rinh cành cây và tổ chim bị rơi xuống đất. Gia đình nhà chim nằm ngủ trong tổ bị đánh thức bất thình lình, chim bố vụt bay qua một cây khác, chim mẹ bay sang một cây khác nữa. Còn chim con thì nó làm sao? Nó đã biết bay rồi mà.
237 NHỮ Ả TƯỞNG 1. Khái quát chung Tâm trí của chúng ta có xu hướng phóng chiếu mạnh mẽ một cách bản năng, nghĩa là phản ứng trước một tình huống hiện tại từ các gợi ý chưa hoàn chỉnh dựa vào thiết lập linh hoạt trong quá khứ và những biểu thị sở thích, động lực và mối quan tâm vô thức của chúng ta. Phóng chiếu kể cho chúng ta nghe một câu chuyện nhằm trả lời câu hỏi: Thực chất việc đó có ý nghĩa gì? Đó có thể là một tình huống hoặc một người nào đó. Khi phóng chiếu, ta không có cảm giác rằng mình đang làm điều gì đó phức tạp hay đặc biệt. Ngược lại, nó đem đến cảm giác như thể ta đang nhìn nhận sự việc đúng như nó vốn là. Tự nhận thức nghĩa là nhận ra bản thân đang phóng chiếu và mong muốn quay lại bản chất đích thực của sự việc. Vấn đề chính không phải ở hiện tại, có những sự việc chưa kết thúc trong quá khứ vẫn đang đeo bám chúng ta.

2. Cách sử dụng: Mục đích: Khai thác thông tin về các vấn đề của thân chủ. Độ tuổi: Từ 8 tuổi trở lên. Đối tượng: + Sử dụng cho các học sinh có những vấn đề liên quan đến bạo lực/ xâm hại. + Những học sinh gặp vấn đề trong các mối quan hệ với bạn bè/ gia đình/ xã hội. Các bước tiến hành: + Bước 1: Kể câu chuyện. + Bước 2: Hỏi trẻ những suy nghĩ, tưởng tượng của trẻ, quan sát và ghi chép lại biểu hiện của trẻ khi trả+lời.Bước
3: Tổng kết lại, phân tích câu trả lời và biểu hiện của trẻ.

NG CÂU CHUYỆN GI

6. Câu chuyện con voi: Cảm giác bị ức chế Một em bé có một đồ chơi là một con voi nhỏ mà nó thích lắm, vì con voi rất lịch sự với cái vòi thật dài của nó. Ngày nọ, khi đi chơi về, em bé vào phòng của nó và thấy con voi có gì đó bị đổi khác. Vậy cái gì đã khác trên con voi nhỉ? Sao con voi lại đổi khác thế nhỉ? 7. Câu chuyện món đồ nặn: Thái độ cố giữ những gì mình có. Một em bé nặn được một vật bằng đất sét (một cái tháp) mà nó cho rằng thật đẹp, thật đẹp. Nó sẽ làm gì với vật đó? Mẹ nó bảo “con cho mẹ”. Nó hoàn toàn được tự quyết định cho hay không. Vậy nó có cho không nhỉ? 8. Câu chuyện cuộc dạo chơi với mẹ hay cha: Sự quyến luyến của trẻ đối với cha (con gái), đối với mẹ (con trai)


238 mẹ không đủ sữa cho cả hai dê con, nên dê mẹ nói với dê con của mình: “Con ơi! Mẹ không đủ sữa cho cả hai, nên con hãy đi tìm cỏ tươi mà ăn đi…” Vậy dê con sẽ làm gì?

Một đứa con trai vui vẻ dạo chơi trong công viên một mình với mẹ nó (hay một đứa con gái đi dạo chơi một mình trong công viên với cha nó). Hai bố con/hai mẹ con rất thích thú được cùng nhau vui đùa. Khi về nhà, nhìn đứa con trai thấy gương mặt của mẹ mình thay đổi khác thường. Tại sao vậy nhỉ? (Khi về nhà, đứa con gái thấy gương mặt bố mình thay đổi khác thường. Sao vậy nhỉ?) 9. Câu chuyện tin mới: Những nguyện vọng và sợ hãi của trẻ. Một em bé đi học về/ đi chơi về, mẹ nó bảo: “Con ơi, mẹ có một tin mới nói với con đay”. Mẹ nó nói tin gì/chuyện gì thế nhỉ? 10. Câu chuyện chiêm bao, mộng mị: Để kiểm tra những mẩu chuyện trẻ đã thuật. Một em bé sáng sớm thức dậy mệt mỏi, nó nói: “Ô, đêm qua tôi nằm mơ thấy điềm rất xấu”. Vậy nó điềm gì thế nhỉ?
4. Câu chuyện đám ma: Trẻ có ngầm mong cho một người nào đó chết hay không, vì người đó làm cho trẻ cảm thấy mất an toàn. Có một đám ma đang đi trên đường làng và nhiều người hỏi: “Ai chết đấy?”. Người ta trả lời: “Ấy là một người trong gia đình ở cái nhà kia đó”. Vậy ai chết thế nhỉ? (Có thể là người trong gia đình: cha mẹ, anh chị em, con cái…). 5. Câu chuyện sợ hãi: Tìm kiếm sự lo âu của đối tượng. Có một em bé nói âm thầm một mình: “Ôi tôi sợ quá!”. Vậy nó sợ cái gì?
Đối tượng và độ tuổi: Trẻ từ 6 đến 12 tuổi có những dấu hiệu khó tập trung, khó ngồi yên, quá hiếu động, di chuyển nhiều, nói nhiều. Thành phần thang đo: Cả thang cho phụ huynh và giáo viên đều chia thành 2 phần: đánh giá triệu chứng và đánh giá sự thể hiện của trẻ. Phần đánh giá triệu chứng ở thang ở thang phụ huynh có 47 câu, còn ở thang giáo viên gồm 35 câu, bao gồm những triệu chứng khó tập trung và tăng động, đồng thời cả các triệu chứng liên quan đến các rối loạn đi kèm. Các câu được đánh giá trên thang điểm từ 0 (không bao giờ) đến 3 (rất thường xuyên). Phần đánh giá sự thể hiện đánh giá sự ảnh hưởng của các triệu chứng tới mối quan hệ và việc học tập của trẻ gồm 8 câu. Các câu được đánh giá trên thang điểm 1 đến 5. Các bước thực hiện: Bước 1: Chuẩn bị thang đo, bút viết. Bước 2: Giới thiệu và giải thích về thang đo: Đây là thang đánh giá mức độ khó tập trung, hiếu động và một số vấn đề khác của trẻ. Với mỗi câu này sẽ có các mức độ từ 0 đến 3, anh/chị hãy đọc kỹ từng câu và khoanh vào mức độ phù hợp với cháu trong vào 6 tháng trở lại đây. Bước 3: Phụ huynh/Giáo viên làm test. Nhà tham vấn quan sát và hỗ trợ hoàn thành test. Bước 4: Tính điểm và tham vấn kết quả.

1. Khái quát chung Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một trong những rối loạn thần kinh phổ biến nhất ở trẻ em và có thể tiếp tục gây ảnh hưởng đến trẻ trong quá trình lớn lên và khi đã trưởng thành. Thang đánh giá chẩn đoán tăng động giảm tập trung Vanderbilt (Vanderbilt ADHD Diagnostic Rating Scale VADRS) là một công cụ để đánh giá các triệu chứng của ADHD cho trẻ độ tuổi 6 đến 12. Thang được xây dựng và phát triển bởi Mark Wolraich. Bên cạnh đánh giá ADHD, thang cũng xây dựng những item đánh giá triệu chứng liên quan đến rối loạn hành vi, chống đối xã hội, lo âu, trầm cảm những rồi loạn thường đi kèm với ADHD (Brent R. Collett, Jeneval L. Ohan, Kathleen M. Myers , Hi2003). ện tại tại Việt Nam đang sử dụng hai phiên bản: phiên bản cho phụ huynh đánh giá gồm 55 mệnh đề và phiên bản cho giáo viên đánh giá gồm 43 mệnh đề. Ngoài ra thang còn có phiên bản để giáo viên và phụ huynh theo dõi và đánh giá quá trình trị liệu, can thiệp của trẻ 2. Hướng dẫn sử dụng: Mục đích: Đánh giá các triệu chứng của tăng động giảm chú ý và các ảnh hưởng của chúng tới việc học tập, các mối quan hệ của trẻ thông qua cảm nhận, sự quan sát của giáo viên và phụ huynh.

239 THANG ĐÁNH GIÁ CHẨN ĐOÁN TĂNG ĐỘNG GIẢM TẬP TRUNG VANDERBILT

240 - Cách tính điểm Thang phụ huynh đánh giá Thang giáo viên đánh giá Dạng giảm tập trung là chủ yếu: Yêu cầu đạt điểm 2 hoặc 3 ở 6 câu hoặc hơn ở mục 1 9 và đạt điểm 1 hoặc 2 ở bất kì mục nào trong mục thể hiện Dạng tăng động: Yêu cầu đạt điểm 2 hoặc 3 ở 6 câu hoặc hơn ở mục 10 18 và đạt điểm 1 hoặc 2 ở bất kì mục nào trong mục thể hiện Dạng kết hợp: Yêu cầu tất cả các tiêu chí trên ở cả dạng giảm tập trung và tăng động hấp tấp Rối loạn chống đối: Yêu cầu đạt điểm 2 hoặc 3 ở 4 câu hoặc hơn ở mục 19 26 Rối loạn chống tối và rối loạn hành vi: Yêu cầu đạt điểm 2 hoặc 3 ở 4 câu hoặc hơn ở mục 19 28Rối loạn hành vi/ ứng xử: Yêu cầu đạt điểm 2 hoặc 3 ở 3 câu hoặc hơn ở mục 27-40 Lo lắng / Buồn rầu: Yêu cầu đạt điểm 2 hoặc 3 ở 3 câu hoặc hơn ở mục 41 47 Lo lắng / Buồn rầu: Yêu cầu đạt điểm 2 hoặc 3 ở 3 câu hoặc hơn ở mục 29 35 3. Các lưu ý khi sử dụng thang: Cần nhấn mạnh thang đánh giá dựa trên biểu hiện của trẻ 6 tháng trở lại đây. Cần kết hợp với các biện pháp lâm sàng khác để chẩn đoán ADHD chứ không chỉ dựa trên một mình kết quả đánh giá trên thang. Phụ huynh có thể đánh giá các biểu hiện của học sinh không chính xác so với thực tế (nhẹ hơn hoặc nặng hơn) do không muốn thừa nhận vấn đề của con, lo lắng sẽ bị đổ lỗi cho vấn đề, hoặc quá lo lắng cho vấn đề của con, nhà tham vấn cần giải thích để phụ huynh hiểu được bảng hỏi này không nhằm mục đích điều tra hay quy gán tội cho ai, mà nhăm giúp nhà tham vấn hiểu và có hướng hỗ trợ tốt nhất. Nhà tham vấn cần chú ý quan sát và sử dụng kỹ năng lâm sàng để xác minh lại những câu nhà tham vấn cảm thấy nghi ngờ để thu được thông tin chính xác.



241 (Phiên bản dành cho cha mẹ) Họ và tên học sinh:………………………………….Giới tính:…… HãyNgàyTrường:…………………………………………………..……………Lớp:…………………..sinh:………………………………..Ngàylàmtest:………………………đọckỹmỗicâuvàkhoanhtrònvàođápánđúngnhấtvớibiểuhiệnhoặchànhvicủacon bạn 0 = Không bao giờ; 1 = Đôi khi, 2 = Thường xuyên; 3 = Rất thường xuyên (KhôngInattentionchúý) 1 Không chú ý đến chi tiết hoặc mắc lỗi bất cẩn, ví dụ trong việc làm bài tập ở nhà 1 2 3 2 Khó khăn duy trì sự chú ý đến gì cần làm 1 2 3 3 Dường như không nghe khi được nói chuyện trực tiếp với mình 1 2 3 4 Không theo hướng dẫn và không hoàn thành nhiệm vụ hay bài tập 1 2 3 5 Gặp khó khăn trong việc sắp xếp hay tổ chức nhiệm vụ và hoạt động 1 2 3 6 Né tránh, không thích, hoặc miễn cưỡng tham gia vào các nhiệm vụ có yêu cầu duy trì sự cố găng về trí óc. 1 2 3 7 Mất những thứ cần thiết cho các nhiệm vụ hoặc hoạt động (đồ chơi, nhiệm vụ học tập, bút chì, sách, dụng cụ) 1 2 3 8 Có thể dễ dàng bị phân tâm bởi các kích thích không liên quan từ bện ngoài. 1 2 3 9 Hay quên trong các hoạt động hàng ngày 1 2 3


Hyperactivity (Tăng động/ bốc đồng) 10 Cựa quậy chân tay hoặc vặn vẹo ngồi không yên 1 2 3 11 Rời khỏi chỗ ngồi trong lớp học hoặc những nơi phải ngồi yên 1 2 3 12 Chạy hoặc leo trèo quá mức trong các tình huống cần phải ngồi yên 1 2 3 13 Khó khăn trong việc chơi và bắt đầu chơi các trò chơi đòi hỏi sự sự yên tĩnh 1 2 3 14 Luôn chân luôn tay hoặc hành động như thể “được gắn động cơ” 1 2 3 15 Nói quá nhiều 1 2 3 16 Thốt ra câu trả lời khi người hỏi chưa hỏi xong 1 2 3 17 Có khó khăn khi chờ đợi đến lượt mình/ xếp hàng 1 2 3 18 Ngắt quãng hoặc chen ngang vào công việc/ hội thoại của người khác 1 2 3 OppositionalDefiant 19 Cãi nhau với người lớn 1 2 3 20 Mất bình tĩnh 1 2 3

242 (Thách Bất chấp hoặc từ chối thực hiện yêu cầu hoặc quy tắc của người lớn . 1 2 3 22 Quấy rầy có chủ ý đối với người khác 1 2 3 23 Đổ lỗi cho người khác dù lỗi đó hoặc cách cư xử đó là của mình 1 2 3 24 Dễ tự ái hoặc dễ bị quấy rầy 1 2 3 25 Tức giận hay bực bội . 1 2 3 26 Thù hận và muốn trả thù 1 2 3 DisorderConduct (Rối loạn hành vi) Bắt nạt, đe dọa, hoặc hăm dọa người khác 1 2 3 28 Khởi đầu việc đánh nhau 1 2 3 29 Nói dối để thoát khỏi sự phiền hà hay để tránh nghĩa vụ (nghĩa là lừa dối người khác) 1 2 3 30 Trốn học (bỏ học) không có sự cho phép 1 2 3 31 Đánh, đá hoặc làm thương người khác 1 2 3 32 Ăn trộm những đồ vật có giá trị 1 2 3 33 Phá hoại đồ đạc của người khác một cách chủ ý 1 2 3 34 Đã từng sử dụng vũ khí có thể gây hại nghiêm trọng (gậy gộc, dao, gạch đá, súng) 1 2 3 35 Đánh đã hoặc làm thương động vật 1 2 3 36 Cố ý gây cháy để gây tổn hại 1 2 3 37 Đột nhập vào nhà, cửa hàng, xe người khác 1 2 3 38 Ra khỏi nhà ban đêm mà không xin phép 1 2 3 39 Đã từng bỏ nhà đi qua đêm 1 2 3 40 Đã từng cưỡng ép ai đó thực hiện hành vi tình dục 1 2 3 DepressionAxnxiety/ (Lo âu/ cảm)Trầm 41 Sợ hãi, lo âu và lo lắng 1 2 3 42 Sợ thử những điều mới vì sợ mắc lỗi 1 2 3 43 Cảm thấy vô dụng hoặc kém cõi 1 2 3 44 Tự trách bản thân, cảm thấy có tội 1 2 3 45 Cảm thấy cô đơn, vô ích, không được yêu thương, than phiền rằng “không ai yêu mình” 1 2 3 46 Buồn, sầu não, hay trầm cảm 1 2 3 47 E dè và dễ ngượng ngùng 1 2 3 Hãy chọn phương án đúng với con bạn (1 là kém nhất, tiếp đó 2, 3 là bình thường, 4 là tốt hơn bình thường một chút và 5 là rất tốt)


Chốngthức/đối) 21
27

Bình thường Tốt hơn thườngbình a. Hãy đánh giá chung về tình hình học tập của con bạn ở trường? 1 2 3 4 5 a1. Khả năng học đọc thế nào? 1 2 3 4 5 a2. Khả năng học viết thế nào? 1 2 3 4 5 a3. Khả năng học Toán thế nào? 1 2 3 4 5 b. Mối quan hệ của con bạn với bạn thế nào? 1 2 3 4 5 c. Mối quan hệ của con bạn với anh chị em của cháu trong gia đình thế nào? 1 2 3 4 5 d. Mối quan hệ của con bạn với bạn bè cùng lứa thế nào? 1 2 3 4 5 e. Con bạn tham gia các hoạt động hoặc chơi trò chơi theo nhóm thế nào? 1 2 3 4 5


243 vấnĐanggặpđề

DeficitAttention(>=6) (Thiếu tập trung chú ý) 1 Không tập trung chú ý vào nhiệm vụ/ hoạt động 1 2 3 2 Khó khăn khi phải duy trì tập trung chú ý đến gì cần làm vào các nhiệm vụ/ hoạt động 1 2 3 3 Dường như không nghe khi được nói chuyện trực tiếp 1 2 3 4 Không theo hướng dẫn và không hoàn thành bài vở (Không phải do chống đối hay không) 1 2 3 5 Có khó khăn khi tổ chức công việc/ hoạt động. 1 2 3 6
Chạy hoặc leo trèo quá mức trong các tình huống cần phải ngồi yên 1 2 3 Khó khăn trong các hoạt động tĩnh hoặc trò chơi tĩnh 1 2 3 Hoặc động “luôn chân tay” hoặc hành động như thể “được gắn động cơ” 1 2 3 Nói nhiều 1 2 3 16 Thốt ra câu trả lời khi người hỏi chưa hỏi xong 1 2 3 Có khó khăn khi chờ đợi đến lượt mình/ xếp hàng 1 2 3 Ngắt quãng hoặc chen ngang vào công việc/ hội thoại của người khác 1 2 3
15
18
Né tránh, không thích, hoặc miễn cưỡng tham gia vào các công việc đòi hỏi sự nỗ lực trí tuệ 1 2 3 7 Mất những đồ dùng cần thiết trong công việc/hoạt động 1 2 3 8 Có thể dễ dàng bị phân tâm bởi các kích thích bên ngoài. 1 2 3 9 Hay quên trong các hoạt động hàng ngày 1 2 3

13
Hyperactivity(>=6) (Hiếu động thái quá)
14
10 Cựa quậy chân tay hoặc vặn vẹo ngồi không yên 1 2 3 11 Rời khỏi chỗ ngồi trong lớp học hoặc những nơi phải ngồi yên 1 2 3
17
12
244 (Phiên bản dành cho giáo viên) và tên học Xin hãy bôi đậm hoặc gạch chân hoặc điền số vào ô màu bên cạnh phương án phù hợp 0 = Không bao giờ; 1 = Đôi khi, 2 = Thường xuyên; 3 = Rất thường xuyên
Họ

sinh:………………………………….Giới tính:…… NgàyTrường:…………………………………………………..……………Lớp:…………………..sinh:………………………………..Ngàylàmtest:………………………

245 Agression(>=6) (Thách thức chống đối) 19 Mất kiềm chế hoặc giận dữ 1 2 3 20 Không tuân theo hoặc từ chối làm theo yêu cầu hoặc quy định của người lớn 1 2 3 21 Cáu bẩu hoặc dễ bực bội 1 2 3 22 Hằn học và trả thù 1 2 3 23 Chửi tục, đe dọa, hoặc hăm dọa người khác 1 2 3 24 Đánh nhau 1 2 3 25 Nói dối để kiếm lợi hoặc để trốn tránh nhiệm vụ 1 2 3 26 Độc ác với mọi người 1 2 3 27 Lấy cắp 1 2 3 28 Cố ý phá hoại tài sản của người khác 1 2 3 Axiety (>=6) (Lo âu, cảm)trầm 29 Sợ hãi, lo âu và lo lắng 1 2 3 30 Dễ bối rối kém tự tin 1 2 3 31 Sợ thử những điều mới hoặc lo sợ bị mắc lỗi 1 2 3 32 Cảm thấy vô dụng hoặc thấp kém 1 2 3 33 Tự trách bản thân, cảm thấy có lỗi 1 2 3 34 Cảm giác cô đơn, vô tích sự, không được yêu quý, phàn nàn không có ai yêu mình 1 2 3 35 Buồn rầu, sầu não hoặc trầm cảm 1 2 3



246 Hãy chọn phương án đúng với học sinh của bạn (1 là kém nhất, tiếp đó 2, 3 là bình thường, 4 là tốt hơn bình thường một chút và 5 là rất tốt) Thành tích học tập gặpĐangvấnđề Bình thường Tốt hơn bình thường a. Đọc 1 2 3 4 5 b. Toán 1 2 3 4 5 c. Viết 1 2 3 4 5 Thành tích học tập gặpĐangvấnđề Bình thường Tốt hơn thườngbình d. Mối quan hệ với bạn bè 1 2 3 4 5 e. Làm theo các hướng dẫn / quy tắc 1 2 3 4 5 f. Gây rối tại lớp 1 2 3 4 5 g. Hoàn thành nhiệm vụ 1 2 3 4 5 h. Kỹ năng tổ chức 1 2 3 4 5 Tài liệu tham khảo 1. American Academy of Pediatrics. (n.d.). Scoring Instructions for the NICHQ Vanderbilt Assessment Scales. Retrieved from Developmental & Behavioral Pediatrics: https://depts.washington.edu/dbpeds/07ScoringInstructions.pdf2.BrentR.Collett,JenevalL.Ohan,KathleenM.Myers . (2003). Ten Year Review of Rating Scales. V: Scales Assessing Attention Deficit/Hyperactivity Disorder. Journal of the American Academy of Child and Adolescent Psychiatry, Volume 42, Issue 9, 1015 1037.



Định nghĩa của internet dựa trên ba nội dung: bản chất mạng (network), bản chất số (digital), bản chất truyền thông (communication). Nên internet là một công cụ cung cấp kiến thức và thông tin, là kênh truyền đa phương tiện, là sân chơi giải trí và kênh giáo dục. Bên cạnh các lợi ích, internet cũng mang lại nhiều nguy cơ và tác hại nếu người dùng không có kiến thức tốt và tính cảnh giác, ví dụ như: ➢ các rủi ro về thông tin cá nhân, về xâm phạm đời tư, về lừa đảo, về chính trị và pháp luật; ➢ nghiện game bạo lực; ➢ khiêu dâm qua mạng; ➢ đe dọa, bắt nạt qua mạng; ➢ quấy nhiễu. b. Khái niệm về nghiện Internet Nghiện internet là một nhóm hiện tượng sinh lý, tập tính và nhận thức ở một người nào đó có thói quen sử dụng internet với ưu tiên cao hơn nhiều so với trước kia. Các đặc điểm: giảm khả năng làm chủ kiểm soát quá trình sử dụng internet tức là có sự quan tâm liên tục đến mức thèm muốn mạnh mẽ được sử dụng internet, cũng như ưu tiên sử dụng internet cao hơn các việc khác, tần suất và thời gian sử dụng tăng, xuất hiện các triệu chứng cai (cảm giác và cơ thể bị khó chịu nếu bị gián đoạn sử dụng internet).


2. Cách sử dụng thang đo Mục đích sử dụng: +Bảng hỏi nhằm đánh giá mức độ và nguy cơ nghiện internet của thanh thiếu niên. +Sử dụng ở giai đoạn nào trong quá trình hỗ trợ: Sử dụng để xây dựng mối quan hệ, thu thập thông tin, căn cứ cho các thảo luận sâu để đánh giá vấn đề, hỗ trợ phục hồi để đánh giá mức độ nghiện, thói quen và nguy cơ, mức độ ảnh hưởng đến các hoạt động chức năng.
247 THANG ĐO MỨC ĐỘ NGHIỆN GAME/INTERNET CỦA THANH THIẾU NIÊN
1. Khái quát chung a. Khái niệm về Internet Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể truy cập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các tổ chức, doanh nghiệp, người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu.
➢ Tên, tuổi, học tập, mối quan hệ gia đình…
+Có thể sử dụng như một căn cứ ban đầu để sàng lọc nguy cơ; phát hiện vấn đề; thu thập thông tin; thảo luận sâu hơn đối với các trường hợp liên quan đến nguy cơ về xâm phạm đời tư, thông tin cá nhân, lừa đảo, luật pháp, đe dọa/bắt nạt, khiêu dâm… Độ tuổi và đối tượng sử dụng: thanh thiếu niên từ 11 dưới 18 tuổi. Thành phần thang đo: Các phần Các item Thỏa mãn với game hơn là bên ngoài đời thực 1 5 Gặp vấn đề trong sinh hoạt bình thường 6 7 Sự nhờn thuốc/khả năng kiểm soát bản thân 8 12; 13 16 Hội chứng cai nghiện/vấn đề tâm lí xuất hiện (VD: hoang tưởng/sử dụng hành vi bạo lực) 17 20 Các bước sử dụng: +Bước 1: Thu thập thông tin, điều tra ban đầu về thân chủ (từ những người xung quanh)

Tuy có tiêu chuẩn thấp hơn so với người dung có nguy cơ nghiện cao nhưng lại quan tâm đến thế giới ảo hơn và dễ nhập tâm vào game, khó phân biệt giữa game và cuộc sống thật dẫn đến việc gặp vấn đề trong mối quan hệ ngoại giao và cuộc sống hang ngày Dùng hơn 2 tiếng trong ngày, 1 tuần chơi 5 6 lần. Có thái độ công kích, khó kiểm soát bản thân, thường chỉ nghĩ đến bản thân mình và hành động trước khi suy nghĩ. Có xu hướng nghĩ tiêu cực về bản thân.

➢ Các vấn đề khác (bệnh sử trước đây, trạng thái bệnh)
Từ 38 48 điểm

Mục đích: Hiểu được xu hướng hành động/tính cách để có sự chia nhóm phù hợp với thân chủ: Nguy cơ nghiện cao, nguy cơ nghiện tiềm năng hoặc người dùng thường. +Bước 2: Đón tiếp ban đầu, xây dựng mối quan hệ tin tưởng với thân chủ +Bước 3: Giới thiệu về thang đo (Mục đích, thời gian, cách thức thực hiện. Khuyến khích câu trả lời trung thực nhất sẽ rất tốt để giúp đỡ trẻ) +Bước 4: Cho trẻ thực hiện thang đo (Giải đáp thắc mắc về các từ ngữ, ý nghĩa của câu hỏi, cách hiểu đúng… nếu cần thiết) +Bước 5: Thảo luận với trẻ về kết quả, điều chỉnh lại một số câu trả lời nếu cần thiết. Cách tính điểm/đọc kết quả Loại hình Tiêu chuẩn phân loại Đặc điểm Ghi chú Người chơi có nguy cơ nghiện cao Hơn 49 điểm Nhập tâm vào thế giới ảo trong game hơn thế giới ngoài đời thực, cảm thấy khó phân biệt giữa không gian game và cuộc sống thực, có biểu hiện khó thích ứng với quan hệ ngoại giao hay cuộc sống ngoài đời, thường có tình cảm và hành động tiêu cực. Thường có xu hướng chơi game từ 2 tiếng rưỡi trở lên trong 1 ngày, rơi vào trạng thái khó kiểm soát hành động bao gồm việc không thể thân với bạn bè. Khả năng kiểm soát cá nhân cơ bản là thấp , thường bộc phát ham muốn nhất thời hoặc đòi hỏi được thỏa mãn trong phút chốc, thiếu năng lực giải quyết vấn đề một cách hiệu quả và nhẫn nại. Đồng thời có thái độ công kích và có suy nghĩ tiêu cực về bản thân minh Yêu cầu hỗ trợ điều trị và tư vấn chuyên môn Người dung có nguy cơ nghiệnnăngtiềm

➢ Có ai thân chủ có thể tin tưởng hay không?
248 ➢ Các dạng nghiện là gì, như thế nào? (nghiện tranh ảnh/ video, tài liệu khiêu dâm, game trực tuyến, quản trị,...)
➢ Các ảnh hưởng như thế nào? (hành động quá khích, bạo lực; trầm cảm, lo âu, bất an; mất ngủ;...)
249 Ngườithườngdùng Dưới 37 Có thể tự kiểm soát tần suất chơi game, phân biệt rõ rang giữa thế giới game và thế giới thực, chưa bị ảnh hưởng về mặt cảm xúc và hành động Môt ngày chơi dưới 1 tiếng rưỡi, tuần 1 2 lần, sử dụng Internet đúng mức độ Có thể kiểm soát nhu cầu của bản thân, giải quyết vấn đề hiệu quả. Có khả năng kiềm chế, tránh phát sinh những bộc phát hoặc thỏa mãn nhất thời. Có xu hướng nghĩ tích cực về bản thân. Duy trì xem xét bản thân

3. Lưu ý khi sử dụng Luôn nhấn mạnh lại về các nguyên tắc, nhất là nguyên tắc bảo mật thông tin nếu cần thiết. Tùy độ tuổi của trẻ đưa ra những giải thích thích hợp để trẻ có thể hiểu và tiếp thu. Trước khi giải thích cần tìm hiểu cách hiểu của trẻ về từ ngữ, ý nghĩa… của câu hỏi trong test. Có thể sử dụng ở nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình tham vấn tùy vào mục đích tham vấn.


250 I. Phần II: Thang đo THANG ĐO MỨC ĐỘ SỬ DỤNG GAME/INTERNET CỦA THANH THIẾU NIÊN Ngày……tháng…..năm…… Trường: ………… Lớp:……. Nam/Nữ Họ và tên: …………………………. Nội dung khôngHoàntoàn thoảngThỉnh Thường xuyên Luônluôn 1. Thích chơi game/internet hơn ra ngoài chơi với bạn thân 1 2 3 4 2. Thích thế giới ảo trong game/internet hơn thế giới ngoài đời thực 1 2 3 4 3. Thích bản thân mình trong game/internet hơn bản thân mình ngoài đời 1 2 3 4 4. Bạn trong game/internet hiểu mình hơn bạn ngoài đời 1 2 3 4 5. Cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi kết bạn trong game/internet 1 2 3 4 6. Có thể chơi game/internet thâu đêm không biết chán 1 2 3 4 7. Vì mải chơi game/internet mà không làm những việc phải làm 1 2 3 4 8. Thời gian dành cho chơi game/internet càng ngày càng nhiều 1 2 3 4 9. Dần dần cảm thấy phải chơi game/internet lâu mới thỏa mãn 1 2 3 4 10. Trong trường hợp phải dừng game/internet cũng cảm thấy khó để dừng game/internet 1 2 3 4 11. Đã từng cố gắng giảm thời gian chơi game/internet nhưng không thành công 1 2 3 4 12. Dù đã quyết tâm bỏ game/internet nhưng lại tiếp tục chơi game/internet 1 2 3 4 13. Không thể tập trung học tập vì nghĩ đến game/internet 1 2 3 4 14. Khó có thể chịu đựng việc không thể chơi game/internet 1 2 3 4 15. Nghĩ đến game/internet ngay cả những lúc không chơi game/internet 1 2 3 4 16. Vẫn tiếp tục chơi game/internet dù có phát sinh bất cứ vấn đề gì 1 2 3 4 17. Nếu không được chơi game/internet sẽ cảm thấy bất an và nóng ruột 1 2 3 4



251 18. Lo lắng phát sinh việc khác khiến mình không thể chơi game/internet 1 2 3 4 19. Cáu giận khi bị ai đó ngăn cản chơi game/internet 1 2 3 4 20. Nổi giận khi không thể chơi game/internet 1 2 3 4 Tổng Tổng điểm /80



19. Khái quát chung: Test bạn đã yêu chưa được tác giả Nguyễn Công Khanh giới thiệu trong cuốn “Tư vấn tâm lý tuổi vị thành niên”. Xuất bản năm 2016 20. Cách sử dụng: Mục đích: Tìm hiểu trạng thái tình cảm của thân chủ với đối phương. Độ tuổi: 15 18 tuổi Đối tượng: Thân chủ muốn biết trạng thái tình cảm của mình với đối phương ở mức nào. Thành phần thang đo: Gồm 12 câu ứng với những cảm xúc và hành vi khác nhau. Với mỗi câu, người trả lời đánh dấu vào 1 trong 3 ô để chỉ ra mức độ cảm xúc hoặc hành vi đó theo thang điểm: có (2 điểm), lúc có lúc không (1 điểm) hay không ( 0 điểm).
252 BẠN ĐÃ YÊU CHƯA?

Các bước tiến hành: + Bước 1: Chuẩn bị: thang đo, bút viết. + Bước 2: Hướng dẫn thực hiện trắc nghiệm: Trắc nghiệm tâm lý “Bạn đã yêu chưa” giúp bạn biết được trạng thái tình cảm của mình với đối phương ở mức nào. Hãy đọc những câu sau và khoạnh tròn vào số điểm tương ứng với câu trả lời của bạn theo cách tính điểm sau: Có: 2 điểm Lúc có lúc không: 1 điểm Không: 0đ +Bước 3: Thân chủ làm test, nhà tham vấn quan sát và hỗ trợ thân chủ hoàn thành test +Bước 4: Tính điểm và trao đổi kết quả test. Cách tính điểm: Cộng tổng điểm đạt được. +Nếu số điểm từ 20 24 Thân chủ đã bước lên ngưỡng cửa tình yêu, thân chủ đã tương tư đối phương, vì thế hình ảnh người đối phương luôn chi phối tâm tư thân chủ, khiến thân chủ âu yếm, lo lắng, đam mê, ghen tuông, tận tâm. +Nếu số điểm từ 14 19 điểm: Thân chủ có thiện cảm đặc biệt và quý mến người đó đến mức rất thân thiết, đôi khi thái quá. Nhưng tình cảm đó vẫn ở mức độ bạn bè khác giới cuốn hút nhau, mà chưa đến mức đam mê tương tư. Chỉ nhích lên một chút nữa thân chủ sẽ bước vào quỹ đạo khác: Tình yêu. +Nếu số điểm từ 8 13 điểm: Thân chủ có thiện cảm và quý mến đối phương, nhưng chỉ là xúc cảm mạnh mẽ của quan hệ bạn bè. Thân chủ với người đó chưa phải là hình ảnh của nhau. Đó là cơ sở để đi tới tình cảm cao hơn. +Nếu số điểm dưới 8 điểm thì tình cảm của thân chủ với người đó chỉ là quan hệ bạn bè. 21. Lưu ý Một số câu hỏi trong test này có thể không phù hợp với thực tế hiện tại của thân chủ, NTV nên khuyến khích thân chủ nhớ lại khoảng thời gian trước hoặc những tình huống gần giống với tình huống trong test để có câu trả lời chính xác nhất. Tài liệu tham khảo Nguyễn Công Khanh. (2016). Tư vấn tâm lý tuổi vị thành niên. Hà Nội: NXB ĐH Sư phạm.


253 B. Phần thang đo Muốn biết tình cảm của mình với người ấy ở mức nào, xin bạn hãy đọc những câu sau và khoạnh tròn vào số điểm tương ứng với câu trả lời của bạn: Cách cho điểm: Có: 2 điểm Lúc có lúc không: 1 điểm Không: 0đ STT Nội dung Điểm 1 Thỉnh thoảng bạn bắt gặp ánh mắt của người đó nhìn trộm mình 2 1 0 2 Ngày nghỉ, không gặp người ấy bạn thấy nhớ 2 1 0 3 Bạn thường tìm lý do để đến gặp người đó, khi gặp họ, bạn cảm thấy lúng túng 2 1 0 4 Bạn lặng lẽ để ý, quan tâm giúp đỡ người ấy và mỗi lúc như vậy bạn thấy hạnh phúc 2 1 0 5 Bạn thường tìm người đó nói những chuyện không đâu 2 1 0 6 Hai người thường có những ý nghĩ, dự định như nhau cùng một lúc 2 1 0 7 Những kỳ thi, xét kết quả bạn thường hồi hộp khi nghe báo kết quả của người đó. 2 1 0 8 Những lúc học bài một mình bạn hay nghĩ về người đó, hay đặt những câu hỏi liên quan đến người đó. 2 1 0 9 Khi tặng quà sinh nhật, bạn đặc biệt quan tâm đến sở thích của người ấy, ý nghĩa tình cảm mà món quà mang lại. 2 1 0 10 Khi người ấy đi với bạn khác giới, bạn cảm thấy có cái gì đó hơi buồn bực khó nói 2 1 0 11 Khi tình cờ chạm tay người ấy, bạn cảm thấy tim mình xốn xang 2 1 0 12 Bạn có cảm giác rất tin tưởng khi nói chuyện với người đó 2 1 0 Tổng điểm



254 BẢNG NGHIỆM KÊ NHÂN CÁCH EPI 1. Khái quát chung: Năm 1947, trên cơ sở phân tích kết quả nghiên cứu ở 700 quân nhân bị suy nhược thần kinh, H.J.Eyzenck giáo sư tâm lý học người Anh đã xác định 2 yếu tố chính từ tổng số 39 biến số: tính thần kinh (dễ bị kích thích) và yếu tố hướng nội hướng ngoại. Cùng với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả khác, Eyzenck cho rằng nhân cách được cấu trúc bởi 2 yếu tố chính đó. Trắc nghiệm Eyzenck gồm 57 câu hỏi trong đó 24 câu về tính hướng nội hướng ngoại; 24 câu khảo sát tính ổn định của thần kinh và 9 câu dành để kiểm tra độ tin cậy của các câu trả lời. Trắc nghiệm này thường được ưa dùng làm công cụ đánh giá trong các nghiên cứu khoa học và trong các nghiên cứu lâm sàng. 2. Cách sử dụng Mục đích sử dụng: Trắc nghiệm Eysenck được dùng để đánh giá/ khảo sát kiểu loại nhân cách hướng nội hay hướng ngoại, ổn định hay không ổn định, tìm hiểu đặc điểm khí chất của từng cá nhân. Đối tượng sử dụng: Dành cho người từ 15 tuổi trở lên Không dành cho những bệnh nhân mất trí, không còn khả năng nhận thức đúng ý nghĩa của các câu hỏi. Những bệnh nhân chống đối, không hợp tác hay những người bệnh đang trong giai đoạn kích động, cấp tính. Thành phần thang đo: Trắc nghiệm Eyzenck gồm 57 câu hỏi trong đó 24 câu về tính hướng nội hướng ngoại; 24 câu khảo sát tính ổn định của thần kinh và 9 câu dành để kiểm tra độ tin cậy của các câu trả lời. Các bước tiến hành: Chuẩn bị tâm lý cho người tham gia trả lời: Đón tiếp thân chủ với thái độ cởi mở, đúng mực. Thân chủ ngồi và có thể thiết lập mối quan hệ hợp tác, tin tưởng bằng kỹ năng đặt câu hỏi. Duy trì sự tiếp xúc bằng mắt, cử chỉ khích lệ. Khi thân chủ đã có thời gian chấn tĩnh, thực sự cảm thấy yên tâm, thì có thể tiến hành trắc nghiệm. Chuẩn bị dụng cụ: Bảng nghiệm kê nhân cách Eyzenck, phiếu ghi kết quả, bút và giấy. Tiến hành: Người hướng dẫn trắc nghiệm giao cho thân chủ phiếu trả lời câu hỏi. Sau đó hướng dẫn thân chủ ghi đầy đủ thông tin cá nhân, sau đó yêu cầu họ lần lượt đọc và trả lời từng câu hỏi trong bản in sẵn, theo quy định như sau: + Đánh dấu (+) nếu trả lời “có”, đánh dấu ( ) nếu trả lời là “không” vào vị trí tương ứng của từng câu hỏi trong phiếu trả lời. + Sử dụng câu trả lời đầu tiên xuất hiện trong đầu.



255 + Cố gắng trả lời trung thực, liên tục, không bỏ quãng. + Gặp câu trả lời không quen thuộc, cố gắng trả lời theo cách nghĩ của mình. + Tốc độ trả lời trung bình 2 3 câu trong 1 phút. Xử lý kết quả Xử lý phiếu trả lời: Đối chiếu kết quả trả lời với bảng khoá của trắc nghiệm để tiến hành: + Kiểm tra độ tin cậy của các câu trả lời (theo cột “S”). Số câu trả lời trùng với “S” không được quá 4 câu. Nếu trên 4 câu, phiếu trả lời không có giá trị. + Tính điểm đối với yếu tố “Hướng nội hướng ngoại” theo cột “HN”. Những câu trùng hợp (cùng dấu) được tính 1 điểm, những câu không trùng hợp (khác dấu) tính 0 điểm. Sau đó tính tổng số điểm của yếu tố. + Tính điểm yếu tố “Ổn định Không ổn định” theo cột “KOD”. Những câu trả lời (+) tính 1 điểm, trả lời ( ) tính 0 điểm. Sau đó tính tổng số điểm của yếu tố. Xác định kiểu nhân cách: + Tìm điểm thứ nhất trên trục “Hướng nội Hướng ngoại” (trục được chia làm 24 điểm tính từ phải qua trái) + Tìm điểm thứ 2 trên trục “Ổn định Không ổn định” (trục cũng được chia làm 24 điểm tính từ trên xuống dưới) + Căn cứ vào điểm có toạ độ trên rơi vào góc nào để xác định kiểu nhân cách.



256 BẢNG NGHIỆM KÊ NHÂN CÁCH EYSENCK (EPI) Họ và tên: …………………………………Tuổi:……….Giới:………… Bạn hãy đọc các câu sau đây và trả lời vào cột “TL” bằng cách đánh dấu (+) nếu bạn đồng ý và dấu ( ) nếu bạn không đồng ý: STT Câu hỏi TL S HN KOD 1. Bạn thường mong muốn những điều mới lạ, gây hồi hộp. + 2. Bạn cần những người bạn có thể hiểu, động viên, an ủi mình 3. Bạn là người vô tư, không bận tâm đến điều gì. + 4. Bạn cảm thấy khó khăn trong việc từ chối một điều gì đó 5. Bạn có suy nghĩ kỹ trước khi quyết định một việc gì đó. 6. Bạn luôn giữ lời hứa bất kể điều đó có thuận lợi hay không đối với bạn. + 7. Tâm trạng của bạn thường hay thất thường. 8. Bạn thường hành động hay phát ngôn rất nhanh không cần suy nghĩ. + 9. Bạn thường cảm thấy mình bất hạnh mà không rõ nguyên nhân. + 10. Bạn thường bảo vệ đến cùng ý kiến của mình trong các cuộc tranh luận. 11. Bạn thường cảm thấy rụt rè, ngượng ngùng khi nói chuyện với người khác giới không quen. 12. Đôi lúc bạn không kiềm chế được và nổi nóng. + 13. Bạn thường hành động một cách bồng bột. 14. Bạn thường day dứt vì đã làm một việc lẽ ra không nên làm. 15. Bạn thường thích đọc sách hơn là gặp gỡ mọi người. 16. Bạn dễ tự ái, phật lòng. + 17. Bạn thích nhập hội với bạn bè. 18. Đôi lúc bạn có ý nghĩ mà ban đầu không muốn cho người khác biết. 19. Đôi khi bạn cảm thấy mình đầy nghị lực, nhiệt tình làm mọi việc nhưng có lúc lại hoàn toàn uể oải. 20. Bạn thích thà ít bạn nhưng thân còn hơn. 21. Bạn hay mơ mộng. + 22. Bạn phản ứng lại ngay khi người ta nói nặng lời với bạn. 23. Bạn thường day dứt khi mình có lỗi. + 24. Tất cả những thói quen của bạn đều là tốt và cần thiết. + 25. Bạn có khả năng truyền cảm hứng và gây cười trong nhóm bạn bè. 26. Bạn là một người nhạy cảm. + 27. Bạn là một người hoạt bát, vui vẻ 28. Sau khi làm một việc quan trọng, bạn thường có cảm giác rằng lẽ ra có thể làm việc đó tốt hơn. 29. Bạn thường im lặng ở chốn có người lạ



257 30. Bạn cũng có lúc đồn chuyện, phao tin. 31. Bạn thường mất ngủ vì những ý nghĩ khác nhau trong đầu.32. Nếu muốn biết điều gì đó bạn thường thích tự tìm hiểu hơn là hỏi người khác. 33. Bạn thường hay hồi hộp. 34. Bạn thích công việc đòi hỏi phải tập trung chú ý liên tục. 35. Cũng có lúc bạn run lên vì vui sướng hay sợ hãi. + 36. Bạn luôn trả cước phí giao thông đầy đủ mặc dù không bị kiểm soát. 37. Bạn cảm thấy khó chịu khi ở nơi mà người ta hay châm chọc nhau. 38. Bạn dễ nổi giận. + 39. Bạn thích công việc đòi hỏi hành động nhanh chóng. 40. Bạn thấy hồi hộp khi cảm thấy những việc bất lợi có thể xảy ra. 41. Bạn đi đứng ung dung, chậm rãi. 42. Đã có lúc bạn đến nơi hẹn hoặc đi làm muộn. 43. Bạn thường có ác mộng. + 44. Bạn thích trò chuyện đến nỗi không bao giờ bỏ qua cơ hội bắt chuyện với cả những người không quen biết. 45. Bạn hay lo lắng vì có chỗ đau nào đó trên cơ thể. + 46. Bạn cảm thấy khổ sở khi lâu không được giao thiệp rộng rãi với mọi người. 47. Bạn là người dễ cáu kỉnh. 48. Trong số những người quen có những người bạn không thích. + 49. Bạn là người rất tự tin. 50. Bạn dễ phật ý khi có người chỉ ra các khuyết điểm của bạn. 51. Bạn nghĩ rằng khó có thể thực sự thoải mái ở các cuộc liên hoan. 52. Bạn cảm thấy không yên tâm khi thua kém bạn bè ở điểm nào đó. + 53. Bạn dễ dàng mang lại sự vui vẻ cho một cuộc họp mặt khá tẻ nhạt. 54. Bạn thường hay nói về những vấn đề mà mình chưa nắm chắc. 55. Bạn lo lắng về sức khỏe của mình. + 56. Bạn thích trêu đùa người khác. 57. Bạn bị mất ngủ. + TỔNG Hãy đừng bỏ sót câu nào!



258 KHÔNG ỔN ĐỊNH (24) Dễ phiền muộn Dễ xúc động Sợ hãi Dễ mất bình tĩnh Hay đăm chiêu Nóng nảy Hay suy nghĩ Dễ bị kích động Bi quan Hay thay đổi Làm chủ được tình cảm Dễ nổi khùng Kín đáo 61 Lạc quan Dịu dàng Tích cực ƯU TƯ NÓNG NẢY 9 21 51 BÌNH THẢN HĂNG HÁI Thụ động Cởi mở Dè dặt 8 Dễ tiếp xúc Chín chắn Thích nói chuyện Hiền, có thiện chí Hào hiệp Biết tự chủ Tự nhiên Cả tin, có thể tin cậy Yêu đời Điềm đạm Ít lo lắng Bình thản Hướng lãnh đạo (0) ỔN ĐỊNH HƯỚNG NỘI (0) (24) HƯỚNG NGOẠI



259 THANG ĐÁNH GIÁ TÍNH CÁCH 1. Khái quát chung: Đây là thuyết giải thích về tính cách của con người. Lần đầu được giới thiệu bởi Giáo sư khoa Tâm lý học trường Đại học Colombia William Moulton Marston. Theo ông, tính cách của con người đều nằm trong 4 khuôn mẫu hành vi: D (Dominance Sự thống trị), I (Influence Sự ảnh hưởng), S (Steadiness Sự kiên định), C (Conscientousness Sự thận trọng) 2. Cách sử dụng: Mục đích sử dụng: Không có loại hình tính cách nào là tốt hoặc xấu Phát hiện loại hình tính cách của bản thân và tận dụng ưu điểm của nó Hiểu được tính cách của người khác và giúp ích cho việc cải thiện mối quan hệ với mọi người Nắm phương pháp giải quyết xung đột, duy trì quan hệ phù hợp với bản thân Độ tuổi và đối tượng sử dụng: Thân chủ từ 14 tuổi trở lên có nhu cầu khám phá bản thân và định hướng nghề nghiệp Thành phần trắc nghiệm: Trắc nghiệm tính cách DISC gồm 2 phần: Phần 1 là bảng gồm 96 từ ngữ mô tả bản thân, xếp đều vào 4 cột A, B, C, D lần lượt tương ứng với 4 khuôn mẫu hành vi: D (Dominance Sự thống trị), I (Influence Sự ảnh hưởng), S (Steadiness Sự kiên định), C (Conscientousness Sự thận trọng) Phần 2 là phiếu điền đáp án Cách tiến hành: Bước 1: Chuẩn bị trắc nghiệm, bút viết Bước 2: Giới thiệu thang đo: Trắc nghiệm tính cách DISC gồm bảng 96 từ ngữ mô tả bản thân, xếp đều vào 4 cột A, B, C, D. Mỗi hàng ngang khoanh tròn một từ miêu tả bản thân chính xác nhất. (Lưu ý: là tính cách mà bạn nghĩ giống với bản thân nhất chứ không phải tính cách bạn muốn trở thành). Nếu băn khoăn lựa chọn trong một hàng, hãy dựa trên những tình huống hay kinh nghiệm bạn đã từng trải qua Bước 3: Quan sát cách thân chủ thực hiện và hỗ trợ thân chủ thực hiện ở những phần thân chủ cảm thấy khó khăn. Bước 4: Thu lại bảng trắc nghiệm và thực hiện tính điểm theo hướng dẫn Bước 5: Trao đổi kết quả trắc nghiệm với thân chủ Cách tính điểm: Điền vào phiếu đáp án và đếm theo chiều từ trên xuống và cộng tổng số lượng theo từng loại (D,I,S,C) Loại tính cách nào có điểm cao nhất thì thân chủ mang loại tính cách đó



260 PHIẾU ĐIỀN ĐÁP ÁN D I S C 1 B D A C 2 A C D B 3 C B A D 4 A D C B 5 D B C A 6 B A D C 7 C D B A 8 B A D C 9 D A C B 10 C B D A 11 A D C B 12 D C A B 13 B A D C 14 C D B A 15 D A C B 16 A B C D 17 B C D A 18 C A B D 19 D B C A 20 A D C B 21 A B C D 22 D C B A 23 D B A C 24 D C A B TỔNG



261 GIẢI THÍCH 4 KHUÔN MẪU HÀNH VI NHÓM D: CEO/Hướng ngoại/Hướng công việc NHÓM I: Nhà nghệ thuật/Hướng ngoại/Hướng con người





262 NHÓM S: Thiên hướng làm tình nguyện hoặc hy sinh cho người khác/Hướng nội/Hướng con người NHÓM C: Cầu toàn và kỷ luật/Hướng nội/Hướng công việc





263 PHIẾU TRẮC NGHIỆM DISC Hãy lựa chọn từ miêu tả bản thân chính xác nhất, từ bạn chọn phải là tính cách mà bạn nghĩ giống với bản thân nhất chứ không phải tính cách bạn mà muốn trở thành. A B C D 1 Kiềm chế Mạnh mẽ Kĩ tính Có khả năng diễn đạt 2 Thích tìm tòi Chính xác Dễ có hứng, cảm thấy thú vị Dễ hài lòng 3 Miễn cưỡng làm Tràn đầy sức sống Bạo dạn Tỉ mỉ, tinh tế 4 Thích tranh luận Bi quan Lưỡng lự Không thể tiên đoán được 5 Lịch sự Ngoại giao tốt Nhẫn nại Không biết sợ hãi 6 Có khả năng thuyết phục Có tính tự lập cao Logic Ôn hòa 7 Cẩn trọng Từ tốn Quyết đoán Thích “quẩy” 8 Được mọi người yêu mến Cố chấp Theo chủ nghĩa hoàn hảo Tốt bụng 9 Hay thay đổi Hay ngại ngùng Chậm rãi Lập trường vững chắc 10 Có tính hệ thống Lạc quan Giàu ý chí Thân thiện 11 Nghiêm khắc Khiêm tốn Nhẹ nhàng Giỏi ăn nói 12 Có ý tốt Không có khuyết điểm Thích chơi bời Ý chí mạnh mẽ 13 Độc đáo, sáng tạo Yêu mạo hiểm Biết tiết chế Cẩn trọng 14 Chịu đựng Chăm chỉ Có tính công kích Có sức hút 15 Nhiệt tình Biết phân tích Hay thương hại người khác Cương quyết 16 Có tài chỉ đạo Bốc đồng Chậm Phê phán 17 Có tính nhất quán Có tầm ảnh hưởng Vui tươi Chậm rãi 18 Có đạo đức Thân thiện Tự lập Gọn gàng 19 Theo chủ nghĩa lý tưởng Được mọi người đánh giá tốt Phóng khoáng Thẳng thắn



264 20 Không có tính nhẫn nại Nghiêm túc Thích trì hoãn Đa cảm 21 Cạnh tranh Tự giác, xung phong Trung thành Quan tâm 22 Hy sinh Thấu hiểu Có tính thuyết phục Dũng cảm 23 Dựa dẫm Thất thường Biết kiềm chế Hay dồn ép 24 Bao dung Truyền thống Kích động mọi người Biết dẫn dắt 3. Lưu ý: Thang chỉ nên dung 1 lần duy nhất với trẻ Trong các lựa chọn hãy chắc chắn rằng trẻ chọn thuật ngữ giống với mình hiện tại nhất Không có đặc tính tốt xấu, đây chỉ là những gì tham khảo vể tình cách và con người. không phải là yếu tố quyết định.



d) Cách tính điểm: Tính điểm mỗi một câu trả lời dương tính (đúng) được tính là 1 điểm. Theo đó có 3 mức độ hung tính như sau: Hung tính mức độ cao: 15 20 điểm; Hung tính mức độ trung bình: 7 14 điểm; Hung tính mức độ thấp: 1 6 điểm. 3. Một số lưu ý khi sử dụng Thang đo này được làm bởi thầy cô hoặc cha mẹ của trẻ với tần suất có từ 4 dấu hiệu hung tính trở lên trong khoảng thời gian 6 tháng. Thang này không làm áp dụng trên trẻ

265 THANG ĐÁNH GIÁ HUNG TÍNH 1. Khái quát chung Từ góc độ của tâm lý học hành vi, hung tính được coi là một hệ thống các hành vi liên nhân cách bao gồm cả lời nói và hành động mang tính chủ ý và có hại đối với đối tượng như người khác, động vật, đồ vật, mang lại sự tổn thương cho đối tượng về thể chất và tinh thần. Hung tính có thể biểu hiện dưới dạng lời nói, cảm xúc và hành vi. Một trẻ em được coi là có hung tính ở mức độ bệnh lý khi có từ 4 hành vi dưới đây trở lên chiếm từ 1 2 lần/ngày và từ 3 5 ngày/tuần: Thường xuyên mất sự kiểm soát bản thân (ăn vạ, la hét, gào khóc…) Thường xuyên tranh cãi và cãi lộn với người khác (với bạn, với người lớn…) Thường xuyên từ chối tuân thủ các nguyên tắc, quy định trong gia đình, trường học… Thường xuyên làm cho người lớn căng thẳng, bực bội - Thường đổ lỗi cho người khác về hành vi mắc lỗi hoặc thất bại của bản than Thường xuyên tức giận, cáu gắt Thường xuyên từ chối thực hiện những công việc nào đó Thường xuyên tỏ thái độ đố kỵ, ganh ghét, thù địch Rất nhạy cảm và phản ứng tức thì với những hành vi không làm trẻ hài lòng của những người xung quanh Thường xuyên sử dụng vũ lực với người khác, với động vật, với đồ vật. Khi nhà tâm lý trao đổi với phụ huynh, cha mẹ của trẻ mà có từ 4 dấu hiệu trên trở lên thì có thể sử dung “thang đánh giá hung tính” để đánh giá mức độ hung tính của trẻ 2. Cách tiến hành thang đo a) Mục đích sử dụng: nhà chuyên môn có thể sử dụng thang đo này để sàng lọc nhằm mục đích phát hiện và giúp cho trẻ hung tính có thể tiếp cận trị liệu hệ thống hơn nếu ở mức độ hung tính trung bình và cao. Thang đo này có thể sử dụng ở giai đoạn 2 giai đoạn xác định vấn đề của trẻ b) Độ tuổi và đối tượng sử dụng: những nhà chuyên môn hay thầy/cô ở trường có thể sử dụng thang đo này để đánh giá hung tính ở trẻ. Thang đo này áp dụng được cho trẻ từ 6 16 tuổi. c) Các bước sử dụng: Bước 1: giới thiệu về thang đo với cha mẹ trẻ/giáo viên “Anh/chị nhận thấy con mình/học sinh của mình có trên 4 dấu hiệu về hành vi hung tính và những dấu hiệu này đã kéo dài khoảng 6 tháng như anh chị nói. Đây là một thang đo được sử dụng trong đánh giá mức độ hung tính của trẻ. Chúng ta sẽ thử xem con mình/học sinh của mình nằm ở mức độ nào trong thang đo này. Với những hành vi nào đứa trẻ có, chúng ta sẽ đánh dấu vào đúng và hành vi nào không có sẽ đánh vào không đúng”.
Bước 3: Hỏi lại một số câu trong thang đo để đảm bảo người làm không hiểu sai cũng như nhà chuyên môn biết rõ hơn các hành vi hung tính của trẻ Bước 4: Tính điểm thang đo Bước 5: Tư vấn về kết quả thang đo cho cha mẹ trẻ/thầy cô giáo.
Bước 2: Cha mẹ trẻ/thầy cô giáo làm thang đo.


266 Khi thực hiện, nhà chuyên môn nên hỏi lại người làm thang đo một số các câu trong thang đo để có cái nhìn cụ thể, sâu hơn về hung tính của trẻ như câu 1, 2,8,10,11,13, 15,18,20. 4. Thang đánh giá hung tính ở trẻ THANG ĐÁNH GIÁ HUNG TÍNH Ở TRẺ (Dành cho nhà chuyên môn, cha mẹ hay thầy/cô đánh giá) STT Nội dung đánh giá Đúng Không đúng 1 Thỉnh thoảng cảm thấy dường như trong đứa trẻ có ác tính 2 Trẻ không thể im lặng khi không hài lòng 3 Khi ai đó (vô tình hay cố ý) làm tổn thương trẻ, trẻ nhất định trả thù cho bằng được 4 Thỉn thoảng trẻ la hét hoặc cáu giận vô cớ 5 Có khi trẻ làm hỏng đồ vật, đồ chơi một cách thích thú 6 Thỉnh thoảng trẻ ăn vạ hay đòi hỏi một điều gì đó dai dẳng đến mức làm người khác đánh mất sự kiên nhẫn 7 Trẻ thường sử dụng vũ lực với động vật (đá, đấm, cấu, vặt tai, gây đau/khiếp sợ…) 8 Trẻ rất khó tranh luận một cách bình tĩnh 9 Rất tức giận nếu trẻ cảm thấy có ai đó chế giễu mình 10 Thỉnh thoảng trẻ rất muốn (không kiểm soát được) làm điều gì đó gây hại, gây sốc đối với người khác 11 Thường cố ý làm trái lời người khác dù là những việc diễn ra hàng ngày 12 Hay càu nhàu, cằn nhằn, bẳn gắt 13 Thường cho là bản thân mình rất tự lập và tự tin 14 Hiếu thắng, thích chỉ huy người khác, bắt người khác phải phục tùng 15 Khi gặp thất bại (dù nhỏ) thì rất căng thẳng và thường tìm ra ai đó để đổ lỗi 16 Rất dễ cãi vã hoặc xô xát với người khác 17 Thường thích tiếp cận với những người bé hơn hoặc yếu hơn về thể lực 18 Tâm trạng hay thay đổi, nhiều khi trở nên trầm uất, căng thẳng 19 Rất ít hoặc không chia sẻ hay nhường nhịn bạn bè 20 Rất tự tin rằng mọi việc mình làm đều tốt



Độ tuổi và đối tượng : Thân chủ từ 14 tuổi trở lên có những dấu hiệu lòng tự trọng thấp hoặc quá cao, gặp vấn đề trong giao tiếp và mối quan hệ Thành phần thang đo: Thang gồm 10 câu, 5 câu đầu tiên mang tính khẳng định, 5 câu còn lại mang tính phủ định. Mỗi khẳng định tích cực được chấm điểm từ 0 (tôi hoàn toàn không đồng ý) đến 3 (tôi hoàn toàn đồng ý), trong khi các khẳng định tiêu cực được ghi ngược lại, 3 hàm ý hoàn toàn không đồng ý và 0 hoàn toàn đồng ý. Cách tiến hành: Bước 1: Chuẩn bị thang đo, bút chì. Bước 2: Giới thiệu và hướng dẫn thân chủ thực hiện: “Dưới đây là danh sách các tuyên bố liên quan đến cảm xúc chung của bạn về bản thân. Vui lòng cho biết mức độ bạn đồng ý hoặc không đồng ý với mỗi tuyên bố bằng cách đánh dấu vào ô và cột tương ứng.”

Bước 3: Thân chủ làm test. Nhà tham vấn quan sát và hỗ trợ thân chủ hoàn thành test Bước 4: Sau khi thân chủ hoàn thành, nhà tham vấn hỏi chuyện lâm sàng dựa trên kết quả thân chủ đánh giá. Bước 5: Tính điểm và tham vấn về kết quả cho thân chủ Cách tính điểm Đối với các mục 1, 2, 4, 6 và 7: Rất đồng ý = 3 Đồng ý = 2 Không đồng ý = 1 Rất không đồng ý = 0 Đối với các mục 3, 5, 8, 9 và 10 (đảo điểm): Rất đồng ý = 0 Đồng ý = 1 Không đồng ý = 2 Rất không đồng ý = 3

267 THANG ĐO LÒNG TỰ TRỌNG CỦA ROSENBERG RSE 1. Khái quát chung Lòng tự trọng có liên quan mật thiết đến đánh giá chủ quan mà chúng ta đưa ra về bản thân. Lòng tự trọng lành mạnh sẽ góp phần tạo ra cảm giác hạnh phúc, trong khi ở mức quá thấp hoặc quá cao, nó có thể gây tổn hại chúng ta, thậm chí khiến ta mắc một số vấn đề tâm lý. Thang đo lòng tự trọng của Morris Rosenberg (RSE) ban đầu được thiết kế dành cho thanh thiếu niên, sau đó đã được điều chỉnh để có thể dùng cho cả người lớn. Thang bao gồm 10 mệnh đề xoay quanh việc người đó nêu lên cách họ tự nhận thức về bản thân, cũng như sự hài lòng mà họ có với chính mình. 2. Cách sử dụng Mục đích: Đánh giá lòng tự trọng, sự hài lòng và cách thân chủ tự nhìn nhận về bản thân.

268 Từ 15 đến 25 điểm chúng ta sẽ có lòng tự trọng ‘khỏe mạnh’ và cân bằng. Điểm cao hơn 25 sẽ nói lên một người có cá tính mạnh, tuy nhiên đây cũng có thể là chỉ báo cho thấy các vấn đề liên quan đến tự mãn, cứng nhắc. Thấp hơn 15 thể hiện lòng tự trọng thấp, có xu hướng tự ti, thu mình. 3. Một số lưu ý khi sử dụng thang đo lòng tự trọng. Vì có những câu đảo điểm, nhà tham vấn cần lưu ý liệu có sự không hợp lý trong câu trả lời của thân chủ hay không. Đảm bảo thân chủ hiểu yêu cầu và các mệnh đề B. Phần thang đo Mệnh đề Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Tôi cảm thấy mình là một người đáng được trân trọng, ít nhất là nhiều như những người khác. Tôi cảm thấy rằng tôi có những phẩm chất tích cực. Nói chung, tôi có khuynh hướng nghĩ rằng tôi là một người thất bại. Tôi có thể làm mọi thứ tốt như hầu hết những người khác. Tôi cảm thấy mình không có nhiều điều để tự hào về Tôi chấp nhận một thái độ tích cực đối với bản thân. Nhìn chung, tôi cảm thấy hài lòng với chính mình. Tôi muốn có sự tôn trọng hơn đối với bản thân. Đôi khi, tôi cảm thấy vô dụng. Đôi khi, tôi nghĩ rằng tôi không tốt cho bất cứ điều gì.



+ Quyết định và chọn lựa: Thinking (Lý trí) / Feeling (Tình cảm). Đây là 2 xu hướng đối lập về cách chúng ta đưa ra quyết định và lựa chọn của mình.
Đối tượng: Thân chủ có mong muốn tìm hiểu thêm về đặc điểm tính cách của bản thân, những nghề nghiệp phù hợp với kiểu tính cách của mình.
TRẮC NGHI
Phần lý trí trong não bộ con người phân tích thông tin một cách khách quan, làm việc dựa trên đúng/sai, suy luận và đưa ra kết luận một cách có hệ thống. Nó là bản chất logic của con người. Phần cảm giác của não bộ đưa ra quyết định dựa trên xem xét tổng thể; yêu/ghét; tác động qua lại lẫn nhau; và các giá trị nhân đạo hay thẩm mỹ. Đó là bản chất chủ quan của con người. + Cách thức hành động: Judging (Nguyên tắc) / Perceiving (Linh hoạt). Đây là cách thức mà mỗi người lựa chọn để tác động tới thế giới bên ngoài. Nguyên tắc: tiếp cận thế giới một cách có kế hoạch, có tổ chức, có chuẩn bị, quyết định và đạt đến một kết cục rõ ràng. Linh hoạt: tiếp cận thế giới một cách tự nhiên, tìm cách thích nghi với hoàn cảnh, thích một kết cục bỏ ngỏ, chấp nhận những cơ hội mới, và chấp nhận thay đổi kế hoạch. 23. Cách sử dụng: Mục đích: MBTI giúp mọi người hiểu thêm đặc điểm tính cách của bản thân và có thể đưa ra những quyết định lựa chọn nghề nghiệp thông minh.
Trung tâm “Giác quan” trong não bộ chú ý đến các chi tiết liên quan đến hình ảnh, âm thanh, mùi vị… của hiện tại được đưa đến từ 5 giác quan của cơ thể. Nó phân loại, sắp xếp và ghi nhận những chi tiết của các sự kiện thực tế đang diễn ra. Nó cũng cung cấp các thông tin chi tiết của các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Trung tâm “Trực giác” của não bộ chịu trách nhiệm tìm hiểu, diễn dịch, và hình thành các mô hình từ thông tin thu thập được; sắp xếp các mô hình và liên hệ chúng với nhau. Nó giúp cho não bộ suy đoán các khả năng và tiên đoán tương lai.
Độ tuổi: Từ 15 tuổi trở lên.
M

269 Ệ TÍNH CÁCH MBTI 22. Khái quát chung: Bài kiểm tra phân loại tính cách MBTI (Myers Briggs Type Indicator) được phát triển gần 60 năm trước đây bởi Katharine Cook Briggs và con gái của bà Isabel Briggs Myers. Cùng với sự hợp tác đắc lực của nhà tâm lý học nổi tiếng người Thuỵ Sỹ, Carl G. Jung, MBTI ban đầu được tạo dựng để mọi người có thể đưa ra những quyết định lựa chọn nghề nghiệp thông minh và giúp đỡ mọi người hiểu được sự khác biệt của các dạng tính cách thông thường.Việc hiểu được sự đa dạng của các dạng tính cách cá nhân khác nhau sẽ giúp mọi người nhận ra và đánh giá đúng các điểm mạnh, điểm yếu của từng người, nhờ đó trả lời được câu hỏi tại sao tất cả mọi người không ai giống ai. MBTI là phương pháp dùng để phân loại tính cách con người với 4 tiêu chí: + Xu hướng tự nhiên : Extraversion (Hướng ngoại) / Introversion (Hướng nội). Đây là 2 xu hướng đối lập thể hiện xu hướng ứng xử với thế giới bên ngoài. Hướng ngoại hướng về thế giới bên ngoài gồm các hoạt động, con người, đồ vật. Hướng nội hướng vào nội tâm, bao gồm ý nghĩ, tư tưởng, trí tưởng tượng. Đây là 2 mặt đối lập nhưng bổ sung lẫn nhau. Tuy nhiên, một mặt sẽ chiếm ưu thế trong việc phát triển tính cách và ảnh hưởng đển cách ứng xử. + Tìm hiểu và nhận thức thế giới : Sensing (Giác quan) / iNtuition (Trực giác). Đây là 2 xu hướng đối lập nhau về cách chúng ta tiếp nhận thông tin từ thế giới bên ngoài.


Với mỗi phạm trù, ghi chữ cái đầu tiên của cột có nhiều lựa chọn hơn vào phần “Kết quả”.

270 Thành phần thang đo: Tổng kết bài trắc nghiệm sẽ cho ra kết quả để đánh giá thân chủ là người có tính cách như thế nào thông qua phương pháp phân loại. Sự phân loại này dựa trên 4 tiêu chí Xu hướng Tự nhiên: Hướng ngoại (Extroversion) Hướng nội (Introversion) Tìm hiểu và Nhận thức Thế giới: Giác quan (Sensing) Trực giác (INtution) Quyết định và chọn lựa: Lý trí (Thinking) - Tình cảm (Feeling) Cách thức và Hành động: Nguyên tắc (Judgment) Linh hoạt (Perception) Mỗi yếu tố của 4 nhóm trên kết hợp với nhau tạo thành 16 nhóm tính cách MBTI - Cách tiến hành : + Bước 1. Chuẩn bị bản câu hỏi, bút viết, bộ kết quả MBTI. + Bước 2. Thực hiện Nhà tham vấn đảm bảo rằng Thân chủ sẵn sàng, chia sẻ nguyên tắc bảo mật, nguyên tắc không phán xét, nhấn mạnh với thân chủ kết quả trắc nghiệm chỉ mang tính chất tham khảo, trắc nghiệm không nhằm đánh giá tính cách nào là tốt hay xấu. Đề nghị thân chủ đọc từng cặp phạm trù. Và lựa chọn vào ý nào đúng nhất với tình cách của mình. Lưu ý với thân chủ: Các cặp phạm trù là đối lập + Bước 3. Lựa chọn và kết luận chỉ số Kết quả MBTI được tính như sau: Đếm số đáp án trong từng ô cặp phạm trù.
Khi đã chọn ra 4 chữ cái đầu của 4 cặp phạm trù, tìm kiểu tính cách tương ứng theo bảng dưới đây: INTJ Nhà khoa học ISTJ Người tận tâm với công việc ISFJ Người chăm nom INJF Người che chở ISFP Nghệ sĩ ISTP Thợ cơ khí INFP Nhà lý tưởng hóa INTP Nhà tư duy ESTP Người năng động ESFP Người trình diễn ENFP Người truyền cảm hứng ENTP Người nhìn xa trông rộng ESTJ Người giám hộ ESFJ Người chăm sóc ENFJ Người cho đi ENTJ Nhà điều hành + Bước 4: Trao đổi kết quả trắc nghiệm với thân chủ 24. Một số lưu ý khi sử dụng Trắc nghiệm tính cách MBTI: Nếu 2 cặp phạm trù có số đáp án bằng nhau, NTV cần đề nghị trẻ xem lại và lựa chọn xem yếu tố nào đúng nhất với mình. Nếu thân chủ lựa chọn cả 2 căp đối lập cần cần hỏi chuyện, giải thích thêm cho thân chủ để thân chủ có lựa chọn phù hợp. Luôn nhấn mạnh với thân chủ kết quả trắc nghiệm chỉ mang tính chất tham khảo.

(Ví dụ: ở phạm trù đầu tiên “xu hướng tự nhiên, cột E (Extraversion ) thân chủ có 2 đáp án, cột I (Introversion ) thân chủ có 3 đáp án thì chúng ta chọn chữ cái I, thực hiện tương tự với các phạm trù còn lại ).

271 A. Phần trắc nghiệm Họ Và Tên: …………………………….. Lớp……………… Kết quả……………… ĐẶC ĐIỂM CHUNG I INTROVERSION (HƯỚNG NỘI) E EXTRAVERSION (HƯỚNG NGOẠI) Suy nghĩ và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi hành động Cần có một khoảng thời gian riêng tư đáng kể để nạp năng lượng Hứng thú với đời sống nội tâm, đôi khi tự cô lập với thế giới bên ngoài Thích nói chuyện riêng tư 2 người. Hiếm khi chủ động xin ý kiến của người khác Hành động trước hết, suy nghĩ và cân nhắc sau Cảm thấy khổ sở nếu bị cách ly với thế giới bên ngoài Hứng thú với con người và sự việc xung quanh Quảng giao, thích tiếp xúc với nhiều người Dễ bắt chuyện S SENSING (CẢM GIÁC) N INTUITION (TRỰC GIÁC) Sống với hiện tại Thích các giải pháp đơn giản và thực tế Có trí nhớ tốt về các chi tiết của những sự kiện trong quá khứ Giỏi áp dụng kinh nghiệm Thoải mái với những thông tin rõ ràng và chắc chắn Hay nghĩ đến tương lai Sử dụng trí tưởng tượng, hay sáng tạo ra những khả năng mới Thường chỉ nhớ đến ý chính và các mối liên hệ Giỏi vận dụng lý thuyết Thoải mái với sự nhập nhằng, hay những thông tin không rõ ràng T THINKING (LÝ TRÍ) F FEELING (TÌNH CẢM) Luôn tìm kiếm sự kiện và tính logic để đưa ra kết luận Có xu hướng để tâm đến các nhiệm vụ, công việc cần phải hoàn thành Dễ dàng đưa ra những phân tích thấu đáo và khách quan Chấp nhận xung đột là một phần tự nhiên trong mối quan hệ giữa người với người. Xem xét cảm xúc cá nhân và ảnh hưởng của một quyết định lên người khác trước khi đưa ra quyết định đó. Nhạy cảm với những nhu cầu và phản ứng của người khác. Tìm kiếm sự nhất trí và ý kiến của số đông. Khó xử khi có xung đột; hoặc có phản ứng tiêu cực khi xảy ra bất hòa. J JUDGING (NGUYÊN TẮC) P PERCEIVING (LINH HOẠT) Có kế hoạch chu đáo trước khi hành động Tập trung vào các hoạt động có tính nhiệm vụ, hoàn tất các công đoạn quan trọng trước khi tiếp tục Làm việc tốt nhất và không bị stress khi hoàn thành công việc trước thời hạn Tự đặt ra mục tiêu, thời hạn, và các chuẩn mực để quản lý cuộc sống Có thể hành động mà không cần lập kế hoạch; lập kế hoach tùy theo tình hình Thích làm nhiều việc cùng lúc, thích sự đa dạng, có thể vừa làm vừa chơi Chịu sức ép tốt, làm việc hiệu quả nhất khi công việc gần hết hạn Tìm cách tránh né cam kết nếu nó ảnh hưởng đến sự linh động, sự tự do và đa đạng của bản thân



1. Khái quát chung Thư giãn được xem là một trong những phương pháp thường dùng và rất có hiệu quả trong việc điều trị các chứng bệnh tâm trí. Đó là quá trình làm giảm mềm cơ bắp, giúp cho thần kinh, tâm trí được thư thái, qua đó làm giảm những cảm xúc tiêu cực hoặc chứng bệnh tâm thần (căng thẳng thần kinh, lo âu, ám sợ, trầm nhược, đau đầu…) do các nhân tố Stress gây ra. Các chuyên gia tâm thần, các nhà trị liệu tâm lý đều cho rằng thư giãn làm giảm chuyển hoá cơ bản, tiết kiêm nặng lượng, khiển máu về tim dễ hơn và nhiều hơn. Thư giãn giúp tập trung tư tưởng, ức chế vỏ não, ngắt bỏ những kích thích bên ngoài giúp tinh thần hết căng thẳng, làm chủ được giác quan và cảm giác. Thư giãn giúp dập tắt dần những phản xạ được điều kiện hoá có hại cho cơ thể. Thực hành thư giãn có lẽ đã xuất hiện ở Phựơng Đông cách nay vài nghìn năm đi liền với phép luyện khí công, thiền, yôga. Tuy nhiên với tư cách là một kỹ thuật cơ bản của trị liệu tâm lý, được các nhà trị liệu sử dụng một cách có bài bản trong điều trị tâm bệnh lý thì chỉ mới tồn tại vài chục năm nay. Hiện tại có nhiều kỹ thuật thư giãn khác nhau được dùng trong trị liệu tâm lý. Tuy nhiên các kỹ thuật này chủ yếu được phát triển từ hai phương pháp: Thư giãn động, căng chùng cơ (Progressive Muscle Relaxation) do Edmund Jacobson (1938), một bác sỹ tâm thần người Mỹ đề xướng hoặc thư giãn tĩnh dựa vào tưởng tượng (Autogenies: imagery based relaxation) do Johannes Schultz (1932), một bác sỹ tâm thần người Đức đề xuất 2. Cách sử dụng Để trẻ ngồi thoải mái trên ghế, để gần mình giấy và bút chì để có thể lấy ra vẽ khi sắp kết thúc hoạt động tưởng tượng theo chỉ dẫn. Đèn chỉnh lờ mờ và êm dịu, có thể bật nhạc không gây căng thẳng. Trong và sau khi tiến hành hoạt động thư giãn/tưởng tượng, trẻ không được nói gì, ngoại trừ việc hỏi mượn bút chì nếu thấy cần thiết. 3. Lưu ý Hướng dẫn tưởng tượng (nói chậm và có kiểm soát) “Để bắt đầu, em hãy nhắm mắt lại, em có thể dùng tay che phần mắt mình lại. Mục đích là để cố gắng tách biệt khỏi bên ngoài, để chúng ta có thể thư giãn và tập trung hướng vào bên trong. Em hãy thư giãn trên ghế của mình, hãy để suy nghĩ của mình tự đến, tự đi. Không cần tập trung vào bất cứ suy nghĩ cụ thể nào, hãy hít thở thật thoải mái và cứ để suy nghĩ của mình trôi đi, trôi đi.


272 THƯ GIÃN VÀ TƯỞNG TƯỢNG “CÂY HOA HỒNG” (Bài tập thư giãn, hoạt động vẽ và tưởng tượng theo hướng dẫn)
Hãy để tâm đến bất cứ điểm căng thẳng nào mà em thấy trong cơ thể mình, và hãy cố gắng sử dụng hơi thở đều của mình để làm giảm đi phần căng thẳngđó. Hãy lưu tâm xem có căng thẳng nào ở phần cằm của mình không ?…. Hãy thả căng thẳng đó ra và hãy để nó trôi đi…. Hãy lưu tâm xem có bất cứ căng thẳng nào ở phần đầu và vai mình …. Hãy thả căng thẳng đó ra và hãy để nó trôi đi….
Hãy lưu tâm xem có bắt cứ căng thẳng nào ở phần ngực của mình…. Hãy thư giãn và hãy để nó trôi đi…. Hãy lưu ý đến hơi thở của mình…. Không nên cố gắng thay đổi hơi thở… Hãy tưởng tượng rằng em đang được thư giãn hơn mỗi khi thởra….

Bây giờ em hãy tập trung hơn, nhìn sâu vào cây hoa hồng của mình…. Em hãy nhìn vào những lá cây…. Những chiếc lá này có hình thù như thế nào?... Những chiếc lá này có màu sắc như thế nào?.... Cây hồng của em có nhiều lá hay chỉ có một vài chiếc lá?.... Hãy nhìn vào cây hoa hồng của em và quan sát xem nó có gai không?…. Một số loài hoa hồng có rất nhiều gai lớn màu đỏ đậm…. Một số loài khác thì có những gai nhỏ màu xanh…. Còn một số loại hoa hồng khác thì không hề có gai…. Cây hoa hồng của em có gai không?........... Bây giờ em nhìn vào hình dạng cây hoa hồng của mình…. Em để ý xem có bông hoa hay nụ hoa nào không?.... Bông hồng đó màu gì? Bông hồng đó hình dáng như thế nào?.... Bông hồng đó to hay nhỏ?.... Bông hồng đó đã nở chưa hay vẫn là nụ?.... Cây hồng có nhiều bông hồng không, hay chỉ có một bôngthôi?.... Bây giờ em hãy xem cây hồng của mình đang ở đâu?…. Đó là nơi mà em đã biết hay đó là một địa điểm mới?.....Có gì xung quanh cây hồng của mình không, hay nó chỉ có một mình?....Khi em đã quan sát cây hồng của mình và địa điểm của cây hồng, em hãy lưu ý tất cả những màu sắc và hình dáng ở xungquanh…. Và bây giờ, em hãy mở mắt ra và vẽ ra những gì em tưởng tượng vừa rồi về cây hồng của mình... II. Hướng dẫn sử dụng 1. Khái quát chung Đây là một công cụ để khai thác thông tin đối với nhà chuyên môn khi làm việc với trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục. Khi trẻ có những căng thẳng, rối loạn tâm lý thì cơ thể có thể căng cứng, đau mỏi và công cụ này giúp trẻ giảm đi phần nào căng cứng ở một vài điểm trên cơ thể để có thể thả lỏng hơn. Vì vậy đây cũng là công cụ để trẻ thư giãn. 2. Cách sử dụng công cụ 2.1. Độ tuổi áp dụng và đối tượng sử dụng: Công cụ này được sử dụng đối với trẻ em từ 10 tuổi trở bị bạo lực hay xâm hại tình dục và những nhà chuyên môn như nhà tham vấn, cán bộ CTXH có thể sử dụng công cụ này trong việc khai thác thông tin cũng như giúp trẻ thư giãn.



2.2.1. Các câu hỏi có thể đặt ra với trẻ em Cháu cảm thấy như thế nào khi cháu đang vẽ?......... Cháu hãy nói đôi điều về bức vẽ của cháu?............. Cháu nói thêm một chút về…?.............
2.2. Hướng dẫn nhà chuyên môn khai thác thông tin: Khi làm việc với trẻ bị xâm hại tình dục/bạo lực, nhà chuyên môn trò chuyện với trẻ sau khi thực hiện xong hoạt động thư giãn và vẽ cây hồng.
273 Khi em hít vào, giữ lấy hơi thở của mình…. sau đó thả ra từ từ, thở ra tất cả những căng thẳng và đẩy nó ra khỏi em…. Bây giờ em hãy dùng trí tưởng tượng của mình…. Em tưởng tượng ra những hình thù và màu sắc xung quanh mình… Em hãy tưởng tượng về một cây hoa hồng…. Có rất nhiều loại hoa hồng…. Có những loài thân cao và có nhiều cành…. Có một số loài thì thấp nhỏ…. Có một số loại được trồng trong chậu cảnh…. Có một số loại lại được trồng thành hàng rào hay tường bao quanh nhà…. Em hãy chọn hình dáng cây hoa hồng của mình…. Một hình dáng cây mà em thích….
274 - Cháu hãy chỉ ra một số điểm trong hình vẽ mà cháu thấy giống với cháu? ............ Điều gì khiến cháu cảm nhận như thế?........ Có điều gì trong bức vẽ mà cháu muốn chia sẻ thêm với cô/chú?............. Cái cây này sống một mình hay sống với những câykhác?............. Sức khỏe của cây này như thế nào? ................. Chỗ nào trên hình vẽ thể hiện như vậy?.................. Cây của cháu có vết bầm dập nàokhông?............. Trên cây của cháu chỗ nào bị đaukhông?.............. Cây này có điều gì buồn bực không? Nếu có thì đó là điềugì?.............. - Cây này mạnh mẽ hay yếu đuối? Chỗ nào trên hình vẽ thể hiện điều ấy?............ Cây này bao nhiêu tuổi?................. - Cây này giống ai? Điều gì thể hiện trong cây này khiến cháu nghĩ như vậy? Cây này có còn sống khỏe không ? ............ Có phần nào bị chết không? Chỗ nào trong bức vẽ nói lên điều đó?......................... 2.2.2. Hướng dẫn những điểm lưu ý trong hoạt động vẽ cây hồng Khi quan sát trẻ vẽ và đặt câu hỏi, nhà chuyên môn có thể nhận biết về một số cảm xúc, suy nghĩ, tính cách, đặc điểm của người vẽ qua những chú ý dưới đây: Sức khỏe tình cảm và sự phát triển của người vẽ: Lá xum xuê hay không? có nhiều cành, lá và độ dày mỏng như thế nào? Cần lưu ý là có một số cành có thể mảnh khảnh nhưng có thể mạnh khỏe và có thể thích nghi theo những yếu tố môitrường. Niềm tin hay cảm nhận của người vẽ về việc họ được hỗ trợ hay vun đắp như thế nào bởi những người xung quanh của họ: Các mục tiêu được vẽ gần hay xa cây hồng, người vẽ có phải “dựa vào” một người quan trọng nào đó trong cuộc đời mình hay không? ví dụ như vẽ một hàng rào hay tường nhà. Cây hồng có được “nuôi dưỡng” trên mặt đất không? một nền tảng an toàn hay nó trôi nổi trên tranggiấy. Những điểm tính cách hay phẩm chất mà người vẽ thể hiện ra để người khác có thể nhìn thấy thường được vẽ như là những bông hoa: Những hành động chăm lo cho người khác, mức độ tỷ mỷ, nét vẽ… Chồi lộc thường biểu hiện cho những phẩm chất, ý tưởng, những ý đồ mới đang muốn được người vẽ lột tả Những chiếc gai: Minh họa việc tự bảo vệ nhưng có thể là rào cản ngăn tiếp xúc gần gũi với người khác, “đầu nhọn” của gai có như cố tình đưa ra một dấu hiệu cảnh báo đối với người khác không. Ví dụ, tính khí thất thường, nóng nảy hoặc là hay nổi khùng lên, hoặc vào những lúc mà người vẽ cảm thấy người khác chiếm ưu thế hơn. Cây hồng được vẽ trong lọ hoa, bình hoa, thùng hoa hoặc một khoảnh đất nhỏ: Thể hiện là người vẽ cảm thấy bị trói buộc hoặc kìm nén trong cuộc sống của mình. Điều đó có thể nói lên rằng người vẽ phải gánh quá nhiều trách nhiệm hoặc áp lực trong cuộc sống vào thời điểm đó. Em hãy nhìn vào những lá cây…. Những chiếc lá này có hình thù như thế nào?... Những chiếc lá này có màu sắc như thế nào?.... Cây hồng của em có nhiều lá hay chỉ có một vài chiếc lá?....



............... Ch
............

Cây
275 Hãy nhìn vào cây hoa hồng của em và quan sát xem nó có gai không?…. Một số loài hoa hồng có rất nhiều gai lớn màu đỏ đậm…. Một số loài khác thì có những gai nhỏ màu xanh…. Còn một số loại hoa hồng khác thì không hề có gai…. Cây hoa hồng của em có gai không?........... Bây giờ em nhìn vào hình dạng cây hoa hồng của mình…. Em để ý xem có bông hoa hay nụ hoa nào không?.... Bông hồng đó màu gì? Bông hồng đó hình dáng như thế nào?.... Bông hồng đó to hay nhỏ?.... Bông hồng đó đã nở chưa hay vẫn là nụ?.... Cây hồng có nhiều bông hồng không, hay chỉ có một bôngthôi?.... Bây giờ em hãy xem cây hồng của mình đang ở đâu?…. Đó là nơi mà em đã biết hay đó là một địa điểm mới?.....Có gì xung quanh cây hồng của mình không, hay nó chỉ có một mình?....Khi em đã quan sát cây hồng của mình và địa điểm của cây hồng, em hãy lưu ý tất cả những màu sắc và hình dáng ở xungquanh…. Và bây giờ, em hãy mở mắt ra và vẽ ra những gì em tưởng tượng vừa rồi về cây hồng của mình... 4. Hướng dẫn khai thác thông tin: Khi làm việc với trẻ bị xâm hại, nhà tham vấn trò chuyện với trẻ sau khi thực hiện xong hoạt động thư giãn và vẽ cây hồng. Các câu hỏi có thể đặt ra với trẻ em Cháu cảm thấy như thế nào khi cháu đang vẽ?......... Cháu hãy nói đôi điều về bức vẽ của cháu?............. Cháu nói thêm một chút về…?........... Cháu hãy chỉ ra một số điểm trong hình vẽ mà cháu thấy giống với cháu? ............ Điều gì khiến cháu cảm nhận như thế?........ Có điều gì trong bức vẽ mà cháu muốn chia sẻ thêm với cô?............. Cái cây này sống một mình hay sống với những câykhác?............. Sức khỏe của cây này như thế nào? Chỗ nào trên hình vẽ thể hiện như vậy?.................. Cây của cháu có vết bầm dập nàokhông?............. Trên cây của cháu chỗ nào bị đaukhông?.............. Cây này có điều gì buồn bực không? Nếu có thì đó là điềugì?.............. Cây này mạnh mẽ hay yếu đuối? ỗ nào trên hình vẽ thể hiện điều ấy?............ này bao nhiêu tuổi?................. Cây này giống ai? ......... Điều gì thể hiện trong cây này khiến cháu nghĩ như vậy? này có còn sống khỏe không ? Có phần nào bị chết không? Chỗ nào trong bức vẽ nói lên điều đó?.........................

Cây

ạch
ng 2.1. Mục đích Khám

nhận thứ
để
tiêu

ủ

ấn đề nào
ạt độ
là công cụ để HS tự đánh giá năng lực bản thân về một nghề nghiệp cụ thể 2.2. Chuẩn bị: Giấy màu/ giấy trắng; bút màu 2.3. Đối tượng Cách thực hiện Vận dụng kỹ thuật KWL trong tham vấn nghề nghiệp cho học sinh (HS) từ 15 tuổi + Bước 1: HS chọn 1 vấn đề/ nghề nghiệp liên quan đến bản thân + Bước 2: Tiến hành làm theo KWL về vấn đề đó:

ề 1
KWL
ạt độ
276 CÔNG CỤ KWL 1. Khái quát chung KWL do Donna Ogle giới thiệu năm 1986, vốn là một hình thức tổ chức dạy học hoạt động đọc hiểu. Học sinh bắt đầu bằng việc động não tất cả những gì các em đã biết về chủ đề bài đọc. Thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột K của biểu đồ. Sau đó học sinh nêu lên danh sách các câu hỏi về những điều các em muốn biết thêm trong chủ đề này. Những câu hỏi đó sẽ được ghi nhận vào cột W của biểu đồ. Trong quá trình đọc hoặc sau khi đọc xong, các em sẽ tự trả lời cho các câu hỏi ở cột W. Những thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột L. (Trích từ Ogle, D.M. (1986). K W L: A teaching model that develops active reading of expository text. Reading Teacher, 39, 564 570) 2. Cách sử dụ phá c c a HS v v đó, cơ sở HS đưa ra kế ho ho ng, c ho ng còn
là
mụ
277 K (HS đã biết) W (HS muốn biết) L (HS cần phải học) + Bước 3: HS tự so sánh giữa 3 cột, nhà tham vấn cùng HS chốt lại các thông tin liên quan đến vấn đề/ nghề nghiệp + Bước 4: Lên kế hoạch những hoạt động cần phải làm để đạt được ‘L” theo như bảng đã liệt kê 3. Lưu ý: Công cụ nên được tiến hành trong 1 buổi tham vấn Có thể sử dụng để tham vấn nhóm cho nhóm học sinh có vấn đề quan tâm chung Cần cho HS lập rõ mục tiêu cụ thể và các hoạt động cần làm để đạt được mục tiêu đề ra.



278 BIỂU ĐỒ VENN 1. Khái quát chung Sơ đồ Venn (biểu đồ Venn hoặc sơ đồ tập hợp) thường sử dụng những vòng tròn lồng vào nhau để thể hiện mối liên hệ logic có thể có giữa số lượng hữu hạn các tập hợp. Sơ đồ Venn được John Venn phát minh vào khoảng những năm 1880. Sơ đồ này được sử dụng để dạy trong các ngành như toán học, logic học, ngôn ngữ học và tin học. Sơ đồ Venn giúp các bạn so sánh giữa tối thiểu 2 vấn đề trong cuộc sống để tìm ra điểm giống và khác nhau giữa chúng. 2. Cách sử dụng Mục đích: HS khám phá được năng lực bản thân, kết nối so sánh giữa năng lực bản thân với nghề nghiệp mong muốn/ yêu thích/ dự định chọn. + Hs tự phát hiện ra được phù hợp hay không phù hợp giữa nghề định chọn với khả năng, năng lực của bản thân. Đối tượng: Trẻ từ 13 tuổi Chuẩn bị: Giấy màu/ giấy trắng; bút màu, bút bi Cách thực hiện: + Bước 1: HS chọn 01 nghề yêu thích, mong muốn, dự định chọn + Bước 2: Tiến hành làm theo Venn: A: là đặc điểm tính cách, năng lực nổi trội của HS B: là những đặc điểm đặc trưng, những yêu cầu liên quan đến nghề nghiệp HS chọn/ yêu thích




279 + Bước 3: HS tự đọc kết quả đã làm trên biểu đồ Venn xem những điểm chung giữa năng lực, tính cách, sở thích của HS với nghề nghiệp định chọn có nhiều không (ít nhất trên 5 điểm quan trọng) So sánh xem những điểm khác giữa năng lực HS với yêu cầu đặc tính của nghề nghiệp có phải là những điểm rất quan trọng không? Những điểm này HS có thể nghiên cứu, học tập và đạt được không? + Bước 4: Đặt ra mục tiêu, lên kế hoạch thực hiện (nếu như chọn nghề đã làm theo biểu đồ Venn)



3. Lưu ý: Cần cho HS lập rõ mục tiêu cụ thể và các hoạt động cần làm để đạt được mục tiêu đề ra. Nhà tham vấn không định hướng hoặc làm mẫu vì sẽ tạo ra sự định hướng khiến thân chủ bắt chước

280 CÁC KỸ THUẬT LÀM VIỆC VỚI TRẺ BỊ XÂM HẠI

+ Tô đôi bàn chân/ bàn tay của mình trên giấy + Nhúng cả bàn tay/ ngón tay vào màu nước/ phẩm màu và in lên giấy. + Trò đuổi bắt: Trên tờ gấy lớn, NTV dùng bút dạ vạch 1 đường chạy quanh tờ giấy, đổi hướng liên tục. Trẻ dùng bút màu khác chạytheo. Trò chuyện với cuộc rượt đuổi, hỏi chuyện trẻ về những quãng đường đã đi qua, trẻ cảm thấy thích chỗ nào, không thích chỗ nào, v.v… Với trẻ bé tầm dưới 6 tuổi, có thể khởi động bằng những trò chơi đơn giản: 2. Kỹ thuật đất nặn (trẻ từ 3 tuổi cho tới người lớn) a. Đất nặn như một trò chơi khởi động Mục đích: + Giúp trẻ biểu lộ cảm xúc căng thẳng hoặc bị dồn nén, tăng cường nhận thức về cảm giác và duy trì sự chú ý. + Giúp trẻ


thả lỏng/thư giãn cơ thể + Giúp trẻ trò chuyện. Hướng dẫn: + Em hãy cầm miếng đất lên. + Giữ miếng đất trong tay và nhắm mắt lại (1’). + Mở mắt ra. Hãy nhồi đất. + Hãy nén phẳng nó. + Hãy bóp chặt. + Hãy dứt nó ra thành từng miếng.
I. NHÓM KỸ THUẬT THƯ GIÃN Mục đích Giúp đưa trẻ vào ca tham vấn một cách từ từ Giúp trẻ giải thoát một cách từ từ trước khi kết thúc buổiTV Giúp trẻ thư giãn khi có cảm xúc mạnh 1. Trò chơi trên giấy Mục đích Giúp trẻ biểu lộ cảm xúc căng thẳng hoặc bị dồn nén Các hình thức + Vẽ ông ngoằn ngoèo: Yêu cầu trẻ vẽ một số vạch hoặc một số đoạn ngoằn ngoèo trên trang giấy. NTV có thể thêm mắt, thêm râu, chân trên các đoạn tạo thành con vật.
281 + Hãy gom lại tất cả, rồi lại nhồi nó. + Dùng ngón tay chọc một lỗ. + Vê đất dài, làm thành con rắn. + Quấn quanh con rắn vào một ngón tay. Hỏi chuyện trẻ: + Em cảm thấy thế nào khi nặn đất? + Em thích làm động tác nào nhất? + Nói trẻ lặp lại phần thích nhất!... b. Đất nặn như một Kỹ thuật trò chuyện Mục đích: + Giúp trẻ thuật lại/ chia sẻ chuyện của mình qua nặn đất. + Khuyến khích trẻ bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc và giải quyết những chất chứa trong lòng + Giúp trẻ khám phá các mối quan hệ, phát triển nhận thức từ các mối quanhệ + Trẻ được nếm trải sự thỏa mãn và thành công khi hoàn thành công việc nặnđất. Hướng dẫn: + Em hãy nặn một hình tượng biểu hiện sự buồn bã/ tức giận/ sợ hãi/ lolắng + Điều gì khiến cho hình tượng này buồn bã/ tức giận/ sợ hãi/ lolắng? + Khi hình tượng này buồn bã/ tức giận/ sợ hãi/ lo lắng, nó nghĩ về điềugì? + Khi hình tượng này buồn bã/ tức giận/ sợ hãi/ lo lắng, nó mong muốn làmgì? + Ai có thể làm cho nó hết cảm xúc này? v.v… II. NHÓM KỸ THUẬT NHẬN NHẬN THỨC Mục đích + Giúp trẻ hiểu về đụng chạm an toàn không antoàn + Giúp trẻ nhận biết về bản thân + Giúp trẻ nhận biết những cảm xúc tương phản giữa bên ngoài và bên trongcùng tồn tại trong chính bản thân trẻ + Giúp NTV xác định được mức độ trẻ bị đụng chạm/ xâm hại 1. Nhận biết điểm đụng chạm - Mục đích: + Giúp NTV xác định được quan điểm của bản thân về sự đụngchạm + Giúp NTV hiểu được quan điểm của trẻ về sự đụng chạm + Giúp NTV tăng cường kiến thức cho trẻ về sự đụng chạm/ XHTD để trẻ tự bảo vệ + Giúp những trẻ không có khả năng bày tỏ, chia sẻ bằng ngôn ngữ nói về chuyện mình đã bị xâm hại.



282 Dụng cụ: + Hình vẽ cơ thể người không mặc quần áo hoặc bộ đồ bó sát người (hình nam giới dùng cho trẻ bị xâm hại là nam giới và hình nữ giới dùng cho trẻ xâm hại là nữ giới) + Hai bút bi/ bút dạ màu xanh đỏ 2. Bài tập cá nhân Tự đánh giá bản thân (dành cho trẻ vị thành niên) Mục đích: + Giúp trẻ tự đánh giá bản thân mình là người như thế nào sau sự kiệnXHTD + Giúp NTV nâng cao lòng tự trọng cho trẻ, giảm mặc cảm hạ thấp giá trị bảnthân + Bài Tự đánh giá bản thân - Tôi là ai? + NTV trò chuyện với trẻ về những điều trẻ viết về bản thân + Tập trung điểm ưu của trẻ (4, 11, 3, 10) + Tập trung vào đánh giá của người khác về trẻ (6,7, 8, 9) + Những điểm còn lại (1, 2, 5,) tùy câu chuyện để hỏi 3. Nhận biết các giá trị bản thân (dành cho trẻ tiểu học) Mục đích: + Đánh giá và cải thiện ý thức về lòng tự trọng của trẻ và khuyến khích trẻ nói chuyện tích cực và có hành vi thay đổi. Thực hành:




283 + Nhận biết giới hạn của các điểm đụng chạm + Xác định hành vi xâm hại tình dục + Bài tập tự đánh giá bản thân + Bài tập Tôi làai + Nhận biết giá trị bản thân + Bài tập nâng cao nhận thức về tính hai mặt của cảm xúc (Hộp cảmxúc) 4. Nhận biết các giá trị bản thân (dùng cho trẻ vị thành niên) Mục đích: Đánh giá và cải thiện ý thức về lòng tự trọng của trẻ và khuyến khích trẻ nói chuyện tích cực - Thực hành: + B1: NTV thảo luận về những giá trị, những ưu điểm được mọi người thừanhận + B2: Yêu cầu trẻ vẽ cơ thể mình lên giấy. NTV hướng dẫn trẻ sử dụng bút màu và ghi lên mảnh giấy những phẩm chất/ điểm tích cực của trẻ. + B3: NTV cho trẻ dán các phẩm chất đó lên hình cơ thể của mình. + B4: NTV đề nghị trẻ suy nghĩ về một thời gian mà trẻ cảm thấy tức giận, thất vọng với chính mình và khuyến khích trẻ nghĩ về những phẩm chất tích cực mà trẻcó. 5. Hộp cảm xúc M ục đích: + Giúp trẻ nhận diện các cảm xúc tương phản giữa bên ngoài và bên trong cùng tồn tại trong chính bản thân trẻ, đôi khi đó là những cơ chế phòngvệ + Giúp nâng cao nhận thức cho trẻ và NTV về tính không thống nhất trong bộc lộ cảm xúc và việc duy trì này gây rối loạn về cơ thể cho trẻ Cơ sở lý thuyết: Trẻ em bị XHTD thường thể hiện các cảm xúc ra bên ngoài một cách vui vẻ, sáng sủa, lấp lánh nhưng hời hợt, ngược lại với cảm xúc phân mảnh, hỗn loạn ở bên trong. Điều này gây tổn hại cho trẻ (mô phỏng những giấy rách, sợi buộc trong các nút thắt, giấy nhàu nát và vải sờn để minh họa cảm xúc bên trong). Dụng cụ: + Hộp/túi/ phong bì có nắp đậy + Các thẻ cảm xúc (thẻ ghi các cảm xúc, các khuôn mặt thể hiện cảmxúc) Hướng dẫn thực hành: + Bước 1: Phát cho trẻ 1 hộp / túi/ phong bì có nắp đậy



Cảm xúc này nhắc tới điều gì? (hỏi từng cảm xúc)? Thế còn cái này/cáinày nữa…? TVV chốt lại: Như vậy, trong cuộc sống của chúng ta, đôi khi để tránh sự đánh giá của người khác/ mong muốn của chúng mọi cái đều tốt đẹp/ chúng ta không muốn người thân không vui… chúng ta luôn thể hiện ra bên ngoài những điều vui vẻ, đẹp đẽ Trong khi trong lòng của chúng ta lại chất chứa những điều ngược lại/ những cảm xúc không như sự bày tỏ bên ngoài. Điều này có thể làm chúng ta mệt mỏi, mệt cân bằng tâm lý. Vì vậy khi nào cháu có những đau khổ, những chất chứa trong lòng, chấu cần tìm đến ai đấy như cô hoặc người thân để chia sẻ
284 Yêu cầu trẻ vẽ/ trang trí vỏ bên ngoài theo mong muốn của mình làm saocho mình hài lòng nhất về vẻ ngoài của cái hộp Sau khi trẻ trang trí vỏ hộp, TVV hỏi ý nghĩa của hình được trangtrí + Bước 2: Yêu cầu trẻ lựa chọn các thẻ CX khác nhau mà mình đang cảm thấy trong khoảng thời gian …. (tính từ lúc trẻ bị XHTD) mà trẻ không muốn bày tỏcho người khác biết (ví dụ: Bây giờ cháu hãy chọn các thẻ thể hiện đúng những CX của cháu trong 3 ngày/ 2 tuần/ 5 tháng vừa qua mà cháu không muốn cho người khác biết) Hỏi về các CX mà trẻ đang cảm thấy (ví dụ: Cháu đã chọn những cảm xúc nào vậy?) Nói trẻ thả mẩu giấy/thẻ cảm xúc vào trong hộp và dán kín lại (ví dụ: Tốt rồi,bây giờ mình sẽ cất chúng vào trong cái hộp CX nàynhé) + Bước 3: TVV nói: Bây giờ chúng ta sẽ trò chuyện về cái hộp cảm xúc của cháu, về hình thức của chiếc hộp này: Cháu cảm thấy thế nào về hình trang trí này?/ Cháu thích chỗ nào nhất trêncái vỏ hộp này? Hình trang trí này gợi cho cháu về những kỉ niệm nào/nhắc tới điềugì?
TVV tìm những điểm đặc biệt như màu sắc, hình thù, kích cỡ trên vỏ hộp để hỏi/bình luận/khen ngợi, v.v… TVV trò chuyện theo câu trả lời của trẻ: Bây giờ chúng ta chia sẻ một chút về những gì mình đang cất giữ bên trong cái hộp/túi/phong bì này nhé/ Bây giờ chúng ta cùng xem trong hộp này mình đã cất giữ gì nhé/ Lúc nãy cháu đã cất gì trong chiếc hộp/túi/phong bì này nhỉ?/ Điều gì khiến cháu muốn cất giữ các cảm xúc này?



285 III. NHÓM KỸ THUẬT CẢM XÚC - Mục đích + Giúp trẻ nhận diện các cảm xúc của bản thân + Giúp trẻ cải thiện tình trạng co thắt/ tắc nghẽn cảm xúc + Giúp làm giảm sức mạnh và sự kiểm soát của thủ phạm + Khuyến khích trẻ bộc lộ một cách tự nhiên về các cảm xúc - Các kỹ thuật + Bài tập nhận biết cảm xúc của người khác và bản thân (2 danh sách cảmxúc) + Bày tỏ cảm xúc của bản thân. 1. N hận biết cảm xúc của người khác và bản thân - M ục đích + Giúp cải thiện tình trạng co thắt/ tắc nghẽn cảm xúc thường thấy ở những nạn nhân bị XHTD. + Giúp TC đạt đến mức độ hiểu biết cao hơn về các cảm xúc vốn có, khuyến khích TC nói một cách tự nhiên về các cảm xúc tiêu cực bị tắc nghẽn không thể bộc lộ được. Cơ sở lý thuyết: Trẻ bị XHTD thường duy trì các trạng thái cảm xúc tiêu cực (xấu hổ, tự ti, đổ lỗi, tức giận, lo âu...) một mình. Việc yêu cầu ghi lại và đọc to lên các cảm xúc lúc bình thường của mọi người và của bản thân với sự đồng thuận của NTV sẽ giúp TC ngắt kết nối với trạng thái cảm xúc tiêu cực









286 - Thực hành + Thiết lập 2 danh sách cảm xúc, viết trên giấy màu nhỏ: + Cảm xúc hàng ngày mà mọi người thường có. + Lựa chọn các cảm xúc mà anh / chị đang có hiện tại (nếu chưa có thì bổ sung thêm) + Yêu cầu các thành viên đọc to trong nhóm các cảm xúc và sau đó phân loại cảm xúc 2. Bày tỏ cảm xúc của bản thân a. Trò chuyện về cảm xúc Đưa ra một danh sách cảm xúc/ viết các cảm xúc trên các thẻ màu nhỏ Hỏi về các cảm xúc mà trẻ đang có hiện tại (chọn trong các cảm xúc đã liệt kê) Khuyến khích trẻ đọc to các cảm xúc tích cực và tiêu cực cùngTVV. - Khuyến khích trẻ biểu cảm nét mặt giống biểu tượng/hình ảnh b. Khuyến khích trẻ kể một câu chuyện ở trường Hỏi để bật ra các cảm xúc khác nhau. - Xếp loại các cảm xúc mà bạn mình gặp phải theo các thẻ cảm xúc Giải thích về các cảm xúc đó và bỏ vào 1 hộp. Hỏi trẻ các cảm xúc trong câu chuyện giống với cảm xúc nào mà mìnhcó. c. Giúp trẻ trò chuyện về các cảm xúc (không nhất thiết phải là Cảm xúc của trẻ) Cháu cảm thấy thế nào về cảm xúc tức giận/ lo sợ/ buồn rầu...? - Những lúc nào/ tình huống nào cháu lại nhận thấy những cxđó? Làm thế nào mà cháu nhận ra được mình đang có các CXđó Những lúc có CX đó cháu thường làm gì? V.v... - Hướng dẫn trẻ viết ra các CX trên thẻ Để các CX của trẻ vào cái hộp khác (lưu tại phòng tham vấn hoặc đưa hộp đó về nhà để cha mẹ biết về suy nghĩ/ cảm nhận của trẻ). 3. Chia sẻ cảm xúc thông qua sự nhập tâm của trẻ vào câu chuyện của NTV (trẻ đã bắt đầu chia sẻ về việc bị XHTD) - Mục đích: Giúp trẻ nhập tâm vào câu chuyện của NTV để kể về câu chuyện của mình tiếp nối với câu chuyện của NTV đưa ra Thực hành: + NTV kể câu chuyện xảy ra với một trẻ có cùng độ tuổi với trẻ. Câu chuyện NTV kể tập trung vào những cảm xúc hay nhận thức tiêu cực mà nhân vật trong câu chuyện tưởng tượng rằng người



287 khác sẽ đánh giá về mình nhưng thực tế câu chuyện lại không đi theo hướng đánh giá tiêu cực từ phía bên ngoài (bạn bè, trường học, hàng xóm…). + NTV dừng lại câu chuyện và hỏi trẻ về những cảm xúc nào nhân vật trong câu chuyện đang có giống với cảm xúc của em? + NTV trò chuyện tiếp về các cảm xúc khác trong tình tiết câuchuyện + NTV hỏi trẻ: Khi nghe câu chuyện này, những cảm xúc nào xuất hiện ởcháu? + Theo cháu, bạn A cảm thấy thế nào khi lần đầu tiên có một người lạ chạm vào người bạn ấy?



288 BÔNG HOA SỨC MẠNH 4.

5. Cách sử dụng công cụ: Mục tiêu của bông hoa sức mạnh: Khám phá và xác định những khía cạnh tích cực trong cuộc sống của thân chủ sau. Bông hoa sức mạnh có thể sử dụng một cách linh hoạt tuỳ theo mục đích của nhà tham vấn như: xây dựng mối quan hệ, thu thập thông tin, tìm hiểu nhu cầu và xác định vấn đề, hỗ trợ phục vụ Độ tuổi và đối tượng sử dụng: thân chủ từ 7 18 tuổi trở lên là nạn nhân của xâm hại tình dục, bạo lực, có trầm cảm hoặc PTSD. Thành phần công cụ: Một bản sao của biểu mẫu về bông hoa sức mạnh. Bút màu và bút viết. Cách tiến hành: Bước 1: Chuẩn bị giấy và bút màu cho thân chủ Bước 2: Giới thiệu về hoạt động. Nói với thân chủ: “Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bông hoa sức mạnh của con là gì. Hãy hoàn thành nốt những câu viết sẵn trên các cánh hoa mà cho thấy những khía cạnh tốt đẹp/tích cực trong cuộc sống của con như: Con giỏi nhất là… Người yêu con nhất là… Con cảm thấy an toàn khi… Kỷ niệm hạnh phúc nhất của con là … Bước 3: Quan sát cách thân chủ thực hiện và hỗ trợ thân chủ thực hiện ở những phần thân chủ cảm thấy khó khăn. Bước 4: Thảo luận chuyên môn về những thông tin, chủ đề mà NTV quan tâm 6. Một số lưu ý khi sử dụng: Đảm bảo rằng mối quan hệ giữa nhà tham vấn và thân chủ đã được thiết lập chặt chẽ để thân chủ cảm thấy an toàn và thoải mái thực hiện hoạt động.

Khái quát chung: Nhận thức về bản thân là khả năng trẻ nhận biết một cách chính xác về cảm xúc, suy nghĩ của mình ngay khi nó xảy ra, tìm hiểu nó liên quan đến ai, đến tình huống/sự việc nào và hiểu mình có khuynh hướng hành động như thế nào trong tình huống đó. Tự nhận thức bao gồm việc kiểm soát được những phản ứng thông thường của bản thân đối với những sự việc, thách thức và đối tượng cụ thể. Cách duy nhất để thấu hiểu cảm xúc, suy nghĩ của mình là dành một khoảng thời gian cần thiết để suy nghĩ về chúng, nhằm tìm ra nguồn cơn và tại sao chúng lại xuất hiện. Cảm xúc bao giờ cũng có lý do của nó. Bởi cảm xúc phản ánh những trải nghiệm trong cuộc sống của bạn, và chúng luôn bắt nguồn từ một nguyên do nào đó. Những trải nghiệm có thể tạo ra cảm xúc tiêu cực hoặc tích cực. Bông hoa sức mạnh là công cụ nhằm khám phá những mặt tích cực trong cuộc sống của thân chủ. Thực hành bông hoa sức mạnh đồng nghĩa với việc dành thời gian để bản thân tự nhìn nhận lại những yếu tố tốt đẹp trong đời sống của thân chủ. Hỗ trợ thân chủ xây dựng góc nhìn tích cực hơn về bản thân và cuộc sống.

289 Chuẩn bị ứng phó linh hoạt với những tình huống xấu có thể xảy ra trong lúc thân chủ thực hiện hoạt động như: vô tình kích hoạt yếu tố gây sang chấn hoặc thân chủ chưa sẵn sàng tham gia vào hoạt động …..Trong trường hợp trẻ không muốn viết hoặc chia sẻ thông tin về danh tính người đó thì trẻ có thể bảo mật và thể hiện bằng hình vẽ hoặc biệt danh.



290 Em giỏi nhất là: Điều em thích nhất về nơi em sống là: Người yêu quý em nhất là: Kỉ niệm hạnh phúc nhất của em là:Em cảm thấy an toàn khi:




291 CÂY CUỘC ĐỜI 1. Khái quát chung Công cụ cây cuộc đời như một phép ẩn dụ trực quan trong đó một cái cây đại diện cho cuộc sống của thân chủ và các yếu tố khác nhau tạo nên nó trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Bằng cách dán nhãn những phần này, thân chủ không chỉ bắt đầu khám phá (hoặc có thể khám phá lại) các khía cạnh của bản thân được hình thành bởi quá khứ, mà sau đó có thể bắt đầu tích cực trồng cây của mình để phản ánh loại người thân chủ muốn tiến về phía trước. Đây là một quá trình được sử dụng để làm dịu những chấn thương hay sang chấn do ảnh hưởng của cuộc sống đến với thân chủ 2. Hướng dẫn sử dụng a) Mục đích: giúp thân chủ nhìn lại những giá trị và nguồn gốc của bản thân. Công cụ này cũng giúp Nhà tham vấn khám khá ra những sự kiện quan trọng có thể là nguồn gốc gây ra sang chấn cho thân chủ b) Độ tuổi: Từ 12 tuổi trở lên. c) Đối tượng: Thân chủ chưa tìm ra được giá trị bản thân; thân chủ khó chia sẻ sự kiện gây sang chấn của bản thân d) Gợi ý chung Sử dụng một lượng lớn giấy A4 hoặc A3 Có thể làm cho thoải mái, thân mật và vui vẻ bằng cách sử dụng màu sắc trang trí cho cây e) Các bước tiến hành Bước 1: Hướng dẫn cách vẽ cây cuộc đời để thân chủ nắm được Trong bước này, thân chủ được mời giới thiệu về công cụ cây cuộc đời. Công cụ này giúp thân chủ chia sẻ cuộc sống của họ thông qua việc vẽ cây của riêng họ và có thể nói về cuộc sống theo những cách làm cho họ mạnh mẽ hơn. Cây cuộc đời tập trung vào việc củng cố mối quan hệ thân chủ với các giá trị và bất kỳ người và địa điểm quan trọng tại hiện tại hoặc quá khứ Nhà tham vấn cung cấp những ký hiệu trong cây cuộc đời Rễ: rễ của cây là một gợi ý cho thân chủ suy nghĩ và viết về cây của họ nơi họ đến (thôn, phường, quận, đất nước), lịch sử gia đình của họ (nguồn gốc, tên gia đình, tổ tiên, gia đình mở rộng), tên của những người đã dạy họ hầu hết trong cuộc sống, nơi yêu thích của họ ở nhà, một bài hát hay điệu nhảy quý giá. Mặt đất: mặt đất là nơi để thân chủ viết nơi họ đang sống và các hoạt động họ tham gia vào cuộc sống hàng ngày. Thân cây: thân cây là cơ hội để thân chủ viết các kỹ năng của họ và khả năng (tức là kỹ năng chăm sóc, yêu thương,…) và những gì họ giỏi. Cành cây: Viết ra những hy vọng, ước mơ và mong ước của thân chủ trên cành cây. Đây có thể là hy vọng, ước mơ cho chính thân chủ hoặc cho gia đình, cộng đồng. Suy nghĩ cho tương lai gần và tương lai xa. Trải chúng xung quanh các nhánh khác nhau.

Lá: lá của cây đại diện cho những người quan trọng trong cuộc sống của họ, người có thể là còn sống hoặc có thể đã qua đi. Trái cây: trái cây đại diện cho quà tặng thân chủ đã được trao, không nhất thiết phải tặng quà vật chất; quà tặng được chăm sóc, được yêu thương, hành động của lòng tốt. Bước 2: Cung cấp nguyên vật liệu và dành thời gian để thân chủ vẽ Nhà tham vấn chuẩn bị trước nguyên vật liệu và không gian yên tĩnh, thoải mái để thân chủ có thể trải lòng mình khi vẽ. Có thể sử dụng những bản nhạc nhẹ không lời trong bước này làm tăng sự tập trung và tạo không an thoải mái nhất. Hạn chế những âm thanh lớn ở bên ngoài.


292 Bước 3: Chia sẻ về sản phẩm Sau khi thân chủ thực hiện xong, Nhà tham vấn khuyến khích họ chia sẻ lại cảm xúc khi thực hiện hoạt động và điều gì khiến họ nhớ nhất hay học được sau hoạt động này Nhà tham vấn sẽ dành thời gian để thân chủ chia sẻ lại cây cuộc đời của họ. Lưu ý không hỏi trong qua trình thân chủ chia sẻ Sau khi thân chủ chia sẻ xong, nhà tham vấn có thể hỏi để có được lượng thông tin đầy đủ hoặc để chính thân chủ nhìn lại rõ nhất những sự kiện đã trải qua cũng như những điểm mạnh hay giá trị mình đã có. Bước 4: Kết thúc hoạt động Để đóng hoạt động, nhà tham vấn nhấn mạnh vào những kinh nghiệm quý báu giá trị mình đã tạo dựng nên cho bản thân. 3. Lưu ý: Hoạt động này nhà tham vấn có thể làm cùng thân chủ từ 1 đến 2 buổi là tối đa, vì thực tế nếu làm trên 2 buổi sẽ tạo ra cảm giác nhàm chán Nhà tham vấn có thể sử dụng cây cuộc đời xây dựng kế hoạch trị liệu về từng vấn đề với thân chủ Thời gian làm việc 1 buổi tham vấn không nên kéo dài quá 1h (với đối tượng học sinh và 1,5h với đối tượng người lớn) 4. Minh họa công cụ cây cuộc đời 4. Tài liệu tham khảo Weller, N. B. (n.d.). nathanbweller. Retrieved from nathanbweller.com: https://nathanbweller.com/tree life simple exercise reclaiming identity direction life story/


được thu thập hay những điểm mạnh mà thân chủ đã tích lũy được để thân chủ cảm thấy rõ về những điều mình đã trải qua hay những


293 DÒNG SÔNG CUỘC ĐỜI 1. Khái quát chung Đây công cụ giúp thân chủ nhìn lại hành trình mà cuộc đời họ đã đi cho đến nay. Điều này có thể hữu ích trong việc làm nổi bật bất kỳ sự kiện quan trọng nào đó. Nhà tham vấn cũng có thể được sử dụng như một công cụ phản chiếu và giúp bắt đầu những cuộc trò chuyện khó khăn Các sự kiện trong cuộc sống thường diễn ra trong một khoảng thời gian nào đó trong cuộc sống nhưng có thể để lại những hậu quả lâu dài. Những sự kiện này có thể khó để thân chủ chia sẻ nhưng qua công cụ thân chủ có thể dễ dàng biểu đạt nó qua một phép ẩn dụ nào đó trên dòng sông. Các sự kiện cuộc sống ảnh hưởng đến cá nhân và gia đình theo những cách khác nhau, do đó cần phải tìm hiểu ảnh hưởng của chúng đối với gia đình và những người chăm sóc. Đơn cử, sự qua đời của ông bà có thể tác động về mặt vật chất cũng như cảm xúc đến gia đình nếu trước đó, ông bà là người nuôi và chăm sóc trẻ Hầu hết các sự kiện cuộc sống tiêu cực có thể gây ra cảm xúc tiêu cực. Một số sự kiện tích cực, ví dụ như đạt được thành tích cao trong học tập cũng có thể có những tác động tương tự Một khía cạnh quan trọng cần phải quan tâm là xem một sự kiện nào đó có tiếp tục gây ra tác động tiêu cực nữa hay không. 2. Hướng dẫn sử dụng a) Mục đích: Công cụ dòng sông cuộc đời được Nhà tham vấn dùng để khám phá lại hành trình đi của mình từ trước đến nay và những sự kiện tạo nên cảm xúc tiêu cực và tích cực. Công cụ này cũng giúp nhà tham vấn khám khá ra những sự kiện quan trọng có thể là nguồn gốc gây ra sang chấn cho trẻ b) Độ tuổi: Từ 12 tuổi trở lên. c) Đối tượng: thân chủ có những sự kiện sang chấn, thân chủ khó chia sẻ về cuộc đời của mình, thân chủ quên mất những kỷ niệm đẹp của bản thân d) Gợi ý chung Sử dụng một lượng lớn giấy (A3 hoặc lớn hơn), để cung cấp nhiều khoảng trống để vẽ và ghi chú thíchLuôn mốc thời gian trên những sự kiện thân chủ đã trải qua Có thể làm cho nó thoải mái, thân mật và vui vẻ bằng cách sử dụng màu sắc Dòng sông sẽ chảy theo thời gian từ khi thân chủ ở trong quá khứ cho đến hiện tại. Khuyến khích sử dụng những hình ảnh để minh họa và dùng ít chữ càng tốt e) Các bước sử dụng Bước 1: Hướng dẫn cách vẽ dòng sông cuộc đời để thân chủ nắm được Trong bước này, thân chủ được mời sử dụng biểu tượng của một dòng sông để phản ánh cuộc sống cá nhân của chính họ. Giải thích rằng một dòng sông là một biểu tượng có ý nghĩa trong cuộc đời của mỗi người. Dòng chảy của dòng sống khá tự nhiên và kích thích khi nghĩ về cuộc sống. Nhà tham vấn cung cấp những ký hiệu trong dòng sông cuộc đời • Dòng sông cuộc sống: những giai đoạn quan trọng trong cuộc đời bạn
• Chi lưu: kinh nghiệm và ảnh hưởng tích cực • Vùng nước gồ ghề: những thử thách khó khăn Bước 2: Cung cấp nguyên vật liệu và dành thời gian để thân chủ vẽ Nhà tham vấn chuẩn bị trước nguyên vật liệu và không an yên tĩnh, thoải mái để thân chủ có thể trải lòng mình khi vẽ. Có thể sử dụng những bản nhạc nhẹ trong bước này làm tăng sự tập trung và tạo không an thoải mái nhất. Hạn chế những âm thanh lớn ở bên ngoài.



• Các nhánh sông được vẽ để chỉ ra những ảnh hưởng chính (ví dụ: con người, giáo dục, sách, kinh nghiệm, sự kiện, v.v.) đã đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp vào cuộc sống và công việc của họ

3. Lưu ý khi sử dụng Với công cụ này nhà tham vấn nên khai thác trong tối đa 2 buổi làm việc. Với thời lượng phù hợp là 1h (học sinh). Các kỹ năng đặt câu hỏi cần được phát huy nhằm giúp thân chủ gợi nhớ lại các mốc/ các sự kiện trong đời Có thể bắt đầu từ sự kiện gần nhất mà thân chủ sẵn sàng.
• Dòng sông có thể chạy thẳng hoặc nó có thể xoắn (ví dụ: vào những khoảnh khắc bước ngoặt trong một đời). Nó cũng có thể trở nên hẹp hoặc mở rộng, tùy thuộc vào phối cảnh đường chân trời tại một thời điểm cụ thể. Khuyến khích thân chủ chú thích thời gian trong những sự kiện đã trải qua và những cảm xúc cũng như kinh nghiệm/ bài học trong các sự kiện đó. Thân chủ có thể sử dụng biểu tượng, hình vẽ, màu sắc hoặc thậm chí cắt bỏ hình ảnh / hình ảnh thay vì từ để truyền đạt sự kiện, mối quan hệ và tình cảm. Nhớ để lại đủ thời gian để khám phá đầy đủ điều này. Bước 3: Chia sẻ về dòng sông Sau khi thân chủ thực hiện xong, nhà tham vấn khuyến khích họ chia sẻ lại cảm xúc khi thực hiện hoạt động và điều gì khiến họ nhớ nhất hay học được sau hoạt động này Nhà tham vấn sẽ dành thời gian để thân chủ chia sẻ lại dòng sống cuộc đời của họ. Lưu ý không hỏi trong qua trình thân chủ chia sẻ Sau khi thân chủ chia sẻ xong, nhà tham vấn có thể hỏi để có được lượng thông tin đầy đủ hoặc để chính thân chủ nhìn lại rõ nhất những sự kiện đã trải qua. Bước 4: kết thúc hoạt động Để đóng hoạt động, nhà tham vấn nhấn những giá trị/ bài học thân chủ đã có được và những nền tảng cho việc phát triển con sông này về sau theo chiều hướng tích cực sẽ như thế nào.
294 Chú ý: Các điểm khác nhau trên sông đại diện cho các giai đoạn quan trọng trong một đời:
4. Minh họa công cụ dòng sông cuộc đời
• Vùng nước gồ ghề trên sông minh họa thời gian khi một người gặp phải những thử thách khó khăn trong cuộc sống có khả năng là nguồn học tập có giá trị













