12 minute read

2.4. Quy trình đánh giá nguy cơ

+ Nhóm D (nguy cơ cao – đối tượng xác định): Trẻ có thể không có lịch sử về rối loạn hành vi hoặc cảm xúc và đang có động cơ gây hại hoặc không thiện chí với một đối tượng cụ thể. Một chỉ báo quan trọng cho nhóm này là có những ý tưởng và dự kiến kế hoạch thực hiện hành vi bạo lực và đã từng có hành vi đe doạ đối tượng. Can thiệp cho trẻ thuộc nhóm này hết sức cẩn trọng, bao gồm việc cho trẻ ký cam kết không thực hiện hành vi bạo lực, không cho trẻ tiếp cận với những dụng cụ có thể sử dụng làm vũ khí, thông báo về nguy cơ cho đối tượng, tăng cường sự giám sát ở nhà và ở trường, huấn luyện kỹ năng kiểm soát tức giận, đánh giá nguy cơ tự sát và các vấn đề khác. + Nhóm E (nhóm nguy cơ cao – tính cách hung hãn): Trẻ được giới thiệu đến đánh giá với những rối nhiễu hành vi, cảm xúc hoặc phát triển nhận thức đã được xác định. Nguy cơ bạo lực của nhóm E cũng giống như nhóm D chỉ khác ở chỗ nguy cơ của bạo lực chịu ảnh hưởng bởi các rối nhiễu tâm lý, tâm thần khác. Các em trong nhóm này thường có biểu hiện xâm kích hoặc hùng hổ quá mức đối với bạn bè đi kèm với các hành vi chống đối xã hội và xâm phạm quyền của người khác. Đặc điểm giúp cho người đánh giá phân biệt các em thuộc nhóm D và nhóm E là các em nhóm E có lịch sử các vấn đề về bắt nạt hoặc hung tính khi nhỏ và xu hướng này có vẻ ổn định như một nét tính cách. Việc can thiệp cho nhóm E về cơ bản cũng giống như nhóm D nhưng tập trung vào việc tham vấn và đánh giá một chương trình học phù hợp cho các em, tìm các môi trường hoạt động cho các em giải toả cảm xúc (như thể thao, sinh hoạt CLB), sử dụng kết hợp các can thiệp bằng thuốc và tâm lý để điều trị các rối nhiễu tâm thần, giảm thiểu những tác nhân gây khó chịu trong môi trường học đường và gia đình, tăng cường giám sát hành vi ở trường và ở nhà; áp dụng hình thức bản kiểm điểm và viết thư xin lỗi khi làm tổn thương người khác.

2.4. Quy trình đánh giá nguy cơ

Advertisement

Quy trình đánh giá nguy cơ tổn thương SKTT có thể được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau tùy quan điểm của người xây dựng. Một số quan điểm phổ biến về đánh giá nguy cơ có thể chia thành các giai đoạn như sau: Quan điểm cho rằng quy trình đánh giá nguy cơ gồm gồm 6 giai đoạn: (a) giới thiệu học sinh đến với người đánh giá; (b) xem xét các tài liệu có liên quan đến trẻ; (c) phỏng vấn cha mẹ; (d) phỏng vấn những cá nhân khác có liên quan; (e)phỏng vấn trẻ; (f) xây dựng chân dung tâm lý, kết luận và khuyến nghị. Theo một cách phân loại khác có thể gồm (i) nhận yêu cầu; (ii) thu thập thông tin từ nhiều nguồn; (iii) đánh giá, định hình trường hợp; (iv) kết luận khuyến nghị về cách thức can thiệp.

Một cách tiếp cận khác lại cho rằng quy trình đánh giá nguy cơ gồm 5 giai đoạn (a) tiếp nhận yêu cầu; (b) phỏng vấn lâm sàng cha mẹ hoặc người chăm sóc; (c) phỏng vấn và quan sát lâm sàng trẻ; (d) tiến hành và diễn giải các trắc nghiệm cho cha mẹ và trẻ về những vấn đề quan tâm; (e) kết luận và định hướng tương lai. Tựu chung lại, có thể thấy việc đánh giá bao gồm các công đoạn chính như (i) nhận yêu cầu; (ii) thu thập thông tin từ nhiều nguồn; (iii) đánh giá, định hình trường hợp; (iv) kết luận khuyến nghị về cách thức can thiệp. Dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày quy trình đánh giá hành vi bạo lực học đường theo 6 giai đoạn như trên đã nêu trên. Xem biểu đồ 3.2 + Quy trình được bắt đầu khi học sinh tự đến phòng tham vấn hoặc được giới thiệu đến đánh giá. Thầy cô tại các trường học giới thiệu trẻ đến đánh giá để đảm bảo các trẻ này không gây nguy hiểm cho các bạn khác. Trước khi tiến hành đánh giá, người đánh giá phải giới thiệu cho cha mẹ bản ký xác nhận tham gia quá trình đánh giá trong đó có nêu các thông tin về quy trình, mục tiêu, những hậu quả của việc đánh giá cũng như giới hạn của việc bảo mật thông tin. Vì những trẻ được giới thiệu đến đánh giá đều ít nhiều có những nguy cơ bạo lực nên người đánh giá phải xác định nhanh xem những nguy cơ này có trở thành hiện thực trong thời gian ngắn hay không để có biện pháp can thiệp kịp thời. Với những trẻ được giới thiệu đến đánh giá từ các cơ sở giáo dục đặc biệt, người đánh giá phải cân nhắc một cách kỹ càng biên bản đánh giá các chức năng tâm lý của trẻ trước khi tiến hành đánh giá nguy cơ bạo lực. + Bước thứ hai là xem xét một cách cẩn thận hồ sơ của trẻ bao gồm cả lý do được giới thiệu đến đánh giá. Người đánh giá phải đặc biệt chú ý đến những chi tiết hăm doạ bằng lời hoặc dưới hình thức viết để kiểm tra lại trong quá trình phỏng vấn trẻ và những cá nhân khác. Quan trọng hơn, người đánh giá phải phân biệt được giữa việc đưa ra lời hăm doạ và mô phỏng sự hăm doạ bằng hành vi. Thường thì những người mô phỏng sự hăm doạ bằng hành vi có động lực gây hại cho đối tượng nhiều hơn so với những người chỉ đe doạ bằng lời nói. Trong bước này, người đánh giá phải xem xét tỉ mỉ những nhận xét của giáo viên về học sinh trong sổ ghi đầu bài, kết quả học tập của các em và cả hồ sơ khám chữa bệnh nếu có. Trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt, người đánh giá còn phải kiểm tra thêm ảnh hưởng của sự thiếu hụt các chức năng nhận thức, ngôn ngữ lên các hành vi nguy cơ. Tất cả các thông tin phải được ghi lại theo ngày tháng để xây dựng chân dung tâm lý theo chiều thời gian.

CĐ bình thường và bệnh lý về phát triển trí tuệ CĐ các đặc điểmcủa hoạt động nhận thức CĐ các mâu thuẫn nội tâm của HS CĐ các đặc điểm nhân cách của HS

Làm việc với người đưarayêu cầu Đưa ra giả thuyếtvề vấn đề của HS

Không cócơ sở Có cơ sở

Kiểm tra tính chính chính xác của yêu cầu

Yêu cầu của nhà sư phạm, PH và HS (CĐ chuyên biệt Phát hiện vấn đề ở HS Không phát hiện vấn đề Hoạt động phát triển năng lực cho HS

Chẩn đoán sơ bộ

Chuẩn bị

Chẩn đoán định kỳ

ng c đườ ọ trong h ánh giá hành vi nguy c ơ đ 2: Quy trình đồ ể u Bi

+ Tiếp đến là phỏng vấn cha mẹ. Người đánh giá phải chuẩn bị tâm lý rằng cha mẹ sẽ có thái độ thất vọng, bực bội vì quyết định của nhà trường về việc giới thiệu con họ đến đánh giá và có cảm giác lo lắng về kết quả đánh giá. Người đánh giá cần trấn an họ và khẳng định giá trị những ý kiến của họ trong việc đánh giá cũng như vai trò quan trọng của họ trong việc giúp trẻ đương đầu với những nguy cơ. Tất cả những nhận định mang tính gắn nhãn cho các sự kiện cần phải tránh và người đánh giá phải cố duy trì một thái độ không phán xét trong suốt quá trình phỏng vấn cha mẹ. Khi đã thiết lập được mối quan hệ thân thiện với cha mẹ, bắt đầu bằng việc hỏi quan điểm của cha mẹ về những hành vi khiến nhà trường giới thiệu trẻ đến đánh giá. Cuộc phỏng vấn tiếp tục xem xét những biểu hiện hành vi của trẻ trong hiện tại và quan điểm của cha mẹ về những điều kiện, hoàn cảnh dẫn đến những biểu hiện hành vi đó. Các thông tin về lịch sử bệnh tật của trẻ, các vấn đề rối nhiễu tâm lý, các chấn thương trong quá khứ, bị lạm dụng và bỏ mặc, khả năng nhận thức, kiểm soát hành vi, cảm xúc của trẻ lần được kiểm tra trong bước này. Ngoài ra, những câu hỏi về đối tượng của hành vi bạo lực, tham gia với các nhóm bạn xấu, một người thân hay một đồ vật quen thuộc mới bị mất, khả năng tiếp cận với những đồ vật có thể sử dụng làm vũ khí… + Sau khi phỏng vấn cha mẹ, người đánh giá tiếp tục phỏng vấn những cá nhân khác có liên quan như thầy cô giáo, công an, bạn học và những người khác trong khu phố nơi trẻ sống. Những cuộc phỏng vấn này phải được diễn ra trước khi người đánh giá tiến hành phỏng vấn trẻ. Có như vậy thì người đánh giá mới có cơ hội đưa hết những chi tiết cần quan tâm về hành vi bạo lực của trẻ vào trong cuộc phỏng vấn. Trong số những người cấp tin trên, bạn học là đối tượng khó phỏng vấn nhất nhưng đôi khi lại là người cho thông tin chính xác và quan trọng nhất vì rằng trẻ thường giữ bí mật kế hoạch tấn công một ai đó với thầy cô, bố mẹ và đối tượng tấn công nhưng lại tiết lộ cho những đứa bạn khác. Từ những thông tin thu được qua những người cấp tin khác nhau sẽ giúp người đánh giá hiểu được cách người khác nghĩ về trẻ bao gồm cả việc họ có sợ trẻ hay không. Hiểu việc người khác có sợ trẻ hay không giúp cho việc quyết định xem có nên để trẻ tiếp tục ở lại trường hay không. + Như đã nêu trong các phần trước, việc phỏng vấn trẻ được tiến hành theo phong cách của một điều tra viên, luôn đặt ra nhiều giả định khác nhau để tiếp tục đặt câu hỏi. Quá trình phỏng vấn trẻ bắt đầu bằng việc giúp trẻ hiểu bản chất của việc đánh giá, điều chỉnh lại những suy nghĩ nhận thức không đúng của trẻ về việc đánh giá và thông báo cho trẻ về những khả năng có thể xảy ra sau khi đánh giá. Bước tiếp theo là khuyến

khích trẻ nhớ và mô tả chi tiết từng hành vi cũng như lời nói mà nhà trường đưa trẻ đến đánh giá. Người đánh giá phải chuẩn bị tinh thần rằng trẻ sẽ nói dối từ chối trả lời hoặc cố tình thay đổi tình tiết trong các hành vi hoặc lời nói của mình vì trẻ ý thức được rằng mình đang có vấn đề. Chiến lược đặt câu hỏi nên đi từ các câu hỏi chung đến các câu hỏi cụ thể (Vd như hỏi trẻ đã làm gì trước khi đâm bạn và trẻ trả lời là uống rượu thì những câu hỏi tiếp theo là loại rượu nào và đã uống bao nhiêu…). Thay vì tập trung vào hành vi, các câu hỏi nên tập trung vào các yếu tố liên quan đến tình huống, suy nghĩ ví dụ như “Em đã viết thư đe doạ bạn trong hoàn cảnh nào? Em nghĩ gì trước khi viết lá thư đó?” + Bước cuối cùng là xây dựng chân dung tâm lý về nguy cơ bạo lực trong đó không chỉ đề cập đến mức độ nguy hiểm hay nguy cơ bạo lực của trẻ mà còn nêu cả những hoàn cảnh tình huống làm tăng hoặc giảm hành vi nguy cơ vì hành vi xâm kích phần lớn phụ thuộc vào sự tương tác giữa đặc điểm của cá nhân với tác động của môi trường. Khuyến nghị về các hình thức can thiệp cũng được đưa ra tương ứng với những nhận định về nguy cơ bạo lực như đã nêu trong chương 2, phần 2.2. Quy trình đánh giá thường kết thúc với một bản báo cáo miệng hoặc biên bản ghi nhận lại những sự kiện đã quan sát được, những kết luận ban đầu và những kiến nghị đề xuất cùng với những nhận định về hạn chế của bản đánh giá. Bản đánh giá phải được trình bày bằng ngôn ngữ dễ hiểu với cha mẹ và những người không có chuyên môn. Tóm lại, quy trình đánh giá nguy cơ bạo lực trên cơ sở trường học sử dụng phương pháp phỏng vấn cấu trúc, thu thập và phân tích thông tin từ nhiều nguồn làm cơ sở xây dựng chân dung tâm lý của hành vi bạo lực. Nó tập trung vào làm rõ các nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực ở trẻ cũng như tập trung vào các biện pháp can thiệp phòng ngừa hơn là dự báo xác suất của hành vi bạo lực trong tương lai. Có thể thấy, khối kiến thức về quan điểm đánh giá và mô hình đánh giá nguy cơ bạo lực học đường cho chúng ta thấy việc đánh giá chính xác hành vi bạo lực ở thanh thiếu niên còn gặp nhiều khó khăn do sự phát triển các kỹ năng nhận thức, cảm xúc của các em trong giai đoạn này chưa ổn định. Hơn nữa, để đánh giá được chính xác nguy cơ bạo lực người đánh giá phải được đào tạo bài bản và tuân thủ theo những quy trình nghiêm ngặt. Việc đánh giá nguy cơ bạo lực trong thanh thiếu niên phải nên kết hợp với các phương pháp can thiệp phòng ngừa. Những nguyên tắc và cách tiếp cận của mô hình này cũng được áp dụng cho các nhóm rối loạn hành vi khác.

This article is from: