những cảm xúc tiêu cực, mất tự tin và các hành vi đánh bại bản thân, chẳng hạn như né tránh người khác (Wright, 2011). Can thiệp theo lý thuyết nhận thức hành vi tập trung vào mối quan hệ giữa suy nghĩ, cảm xúc và hành vi và thúc đẩy việc thu nhận kỹ năng thông qua các buổi thực hành và làm mẫu (Kolbert và cộng sự, 2016). Theo mô tả của Wright (2011) về việc sử dụng CBT trong tham vấn, khi bắt đầu tham vấn, giống như những cách tiếp cận khác, chuyên viên TV cũng bắt đầu bằng việc xây dựng mối quan hệ tin cậy giữa mình và học sinh. Buổi tham vấn đầu tiên là thời gian để chuyên viên cùng với học sinh đặt ra các mục tiêu cho buổi tham vấn. Những câu hỏi như: “Khi kết thúc buổi tham vấn, em muốn mình khác với hiện tại như thế nào?” Các mục tiêu này sau đó được sắp xếp ưu tiên và xây dựng kế hoạch (Sussman, 2006). Chuyên viên bắt đầu buổi tham vấn bằng cách xem xét kế hoạch và xác định các mục tiêu cho can thiệp. Các chuyên viên TV cũng thường đặt những câu hỏi mở hoặc lời nhắc như, “Chuyện gì đã xảy ra với em trong tuần này?” hoặc “Em hãy tả mọi việc em làm trong một ngày từ khi thức dậy cho đến khi đi ngủ” hoặc “Em hãy mô tả trạng thái tâm trạng của em lúc này”. Điểm quan trọng nhất ở đây là chuyên viên TV dạy học sinh thách thức những niềm tin không hợp lý. Một kỹ thuật là dạy học sinh cách suy nghĩ như các nhà khoa học. Ví dụ, với trường hợp học sinh tin rằng mình bị cười nhạo, chuyên viên sẽ hỏi học sinh làm thế nào để biết điều đó là đúng, với câu hỏi như: “Có khả năng các học sinh đó đang cười vì một trò đùa hay một thứ gì đó khác hay không?” Bằng cách học cách suy nghĩ mới thông qua các tình huống, học sinh sẽ học được cách tiếp cận vấn đề mới, tích cực hơn. Cách tư duy mà học sinh đã được học sau đó phải được thực hành giữa các buổi tham vấn. Lúc này, chuyên viên giao “bài tập về nhà”. Học sinh nên viết ra tất cả các sự việc xảy ra và thách thức suy nghĩ tự động cũ với cách hiểu khoa học hơn về những gì đã xảy ra. Trong buổi tham vấn tiếp theo, chuyên viên cùng học sinh xem lại bài tập về nhà, việc này giúp cung cấp thông tin để tham vấn thêm. 4.2 Tham vấn nhóm Các nghiên cứu đã cho thấy can thiệp sử dụng tham vấn nhóm có thể giúp tăng thành tích của học sinh cũng như xử lý một cách có hiệu quả các vấn đề hành vi và cảm xúc của học sinh trung học (Gerrity & DeLucia-Waack, 2006; Zinck & Littrell, 2000; Firman, Karneli & Hariko, 2018; Adriani, Jannah, & Tahlil, 2020; Grant và cộng sự, 2021; Pranoto và cộng sự, 2016; Grant & Berkovitz, 1999; Hajhosseini, 2016; Putrikita, & Sari, 2020; Nelson và cộng sự, 1996; Ismail và cộng sự, 2010; Krisnanda, 2019; Bakhtiar & Rahmatia, 2018; Bemak và cộng sự, 2005). THỰC HÀNH TỐT KHI LÀM VIỆC TRONG NHÀ TRƯỜNG
139