diễn đạt lại và phản ánh cảm xúc. Nếu không chắc chắn rằng mình gọi đúng những cảm xúc của thân chủ,
hãy kiểm tra lại: “Điều đó có sát thực không?”, “Điều đó có đúng không?”, “Đó có phải là cách cháu đang cảm nhận không?”. Những câu kiểu này thường mang lại cho thân chủ cơ hội để phản ánh, bổ sung thêm hoặc đính chính cách diễn đạt cảm xúc của chuyên viên TVTLHĐ. Tóm
tắt: Tóm tắt lại những điều được nói sau khi nói một chuyện dài. Tóm tắt là việc cô đọng và sắp xếp những ý chính những gì trẻ kể. Kỹ năng này liên quan đến việc lắng nghe trẻ trong một khoảng thời gian (từ ba phút đến một buổi nói chuyện hoặc hơn nữa), nhấn mạnh các mối quan hệ trong số các vấn đề chủ chốt và nhắc lại một cách chính xác với trẻ. Ví dụ: Chuyên viên TVTLHĐ: “Lan à, cháu nói rằng vài tuần vừa qua thật khó khăn khi cháu phải chăm sóc em của mình. Mặc dù cháu cảm thấy mệt mỏi và bị áp chế, cháu không muốn từ bỏ hay chia sẻ trách nhiệm này bởi vì cháu quan tâm đến gia đình. Điều này làm cháu bối rối và cháu muốn có sự thay đổi”. 3.3 Kỹ năng đặt câu hỏi Trong tham vấn, tư vấn, việc đặt ra các câu hỏi để thân chủ trả lời một cách tự nhiên, thoải mái và chia sẻ thông tin với bạn là rất quan trọng. Sử dụng câu hỏi đúng giúp bạn tránh được việc hỏi quá nhiều câu hỏi và cho phép bạn khai thác được nhiều thông tin hơn trong thời gian cho phép. Nếu bạn hỏi dồn dập các câu hỏi, bạn sẽ trở thành một "người chất vấn”, điều này có thể khiến học sinh THCS không thoải mái và phản ứng lại bằng cách im lặng. Học cách sử dụng chính xác các câu hỏi để khai thác thông tin từ học sinh THCS là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà chuyên viên tâm lý cần phải có. Các câu hỏi mở được sử dụng để khai thác những thông tin quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc nói chuyện tạo bằng cách cho phép trẻ bày tỏ cảnh ngộ chúng đang gặp phải, trong khi các câu hỏi đóng thường quá nhấn mạnh nội dung thực tế trái ngược với các cảm xúc, thường thể hiện sự thiếu quan tâm tới những gì trẻ nói và có ảnh hưởng như một “sự áp chế” học sinh THCS. Sử dụng các câu hỏi để gợi mở cho một người chia sẻ những trải nghiệm cảm xúc bằng lời. Ví dụ, “cháu cảm thấy thế nào?”, “cháu cảm thấy gì khi nói về chuyện đó?”, “cháu cảm thấy thế nào khi chuyện đó xảy ra?”
116
THỰC HÀNH TỐT KHI LÀM VIỆC TRONG NHÀ TRƯỜNG