Định
hướng: về con người, nơi chốn, thời gian
Tâm
trạng và cảm xúc
Tư
duy: liền mạch hay phi tán, có dấu hiệu rối loạn tư duy không
Nội
dung suy nghĩ: ám ảnh, ảo tưởng hay định kiến
Khả
năng tư duy trừu tượng không
Nhận Trí
thức: có hoang tưởng, ảo giác không
nhớ: tức thời, ngắn hạn, dài hạn
Khả
năng cảm nhận nội tâm và phán xét bên ngoài
Mẫu bảng phỏng vấn MSE được một số nhà tâm lý sử dụng trong đánh giá xem ở phụ lục 2. 2.5.4 Phỏng vấn quan sát phân tích hành vi chức năng Phân tích hành vi chức năng là một kỹ thuật bắt nguồn từ thuyết hành vi nhằm đánh giá nguyên nhân của vấn đề hành vi để từ đó đưa ra các khuyến nghị về cách thức can thiệp. Phân tích hành vi chức năng thường được sử dụng trong thiết kế chương trình dạy hành vi trong giáo dục đặc biệt hoặc tạo ra một kế hoạch thay đổi hành vi không thích nghi. Để tiến hành phân tích hành vi chức năng, người tiến hành cần xác định được những vấn đề như: Mô tả hành vi có vấn đề cụ thể một cách định lượng được bằng quan sát. Đánh giá mức độ trầm trọng của vấn đề hành vi để xác định điểm khởi đầu. Chỉ
rõ hành vi xuất hiện trong những điều kiện nào (gồm cả những sự kiện kích hoạt và củng cố hành vi). Đặt
giả thuyết những lý do hoặc nguyên nhân của hành vi (gồm cả yếu tố sinh học, xã hội, nhận thức, tình cảm và môi trường). Bốn vấn đề trên cũng chỉ là 4 bước tiến hành gồm (i) xác định hành vi có vấn đề một cách cụ thể có thể quan sát được; (ii) Tiến hành đo các hành vi có vấn đề để xác định điểm khởi đầu; (iii) Lượng giá các số liệu thu được và (iv) Phát triển các giả thuyết vì sao hành vi lại xảy ra. Bước 1: Để xác định hành vi có vấn đề một cách cụ thể có thể quan sát THỰC HÀNH TỐT KHI LÀM VIỆC TRONG NHÀ TRƯỜNG
105