
2 minute read
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
from PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP CÔNG NGHỆ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHẦN ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận Với mục đích nghiên cứu tìm biện pháp phát triển năng lực giao tiếp công nghệ cho học sinh và vận dụng vào quá trình dạy học phần Động cơ đốt trong, môn Công nghệ 11 ở trường THPT, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Công nghệ 11, đề tài đã hoàn thành các nhiệm vụ đề ra là: 1. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của năng lực công nghệ, năng lực giao tiếp công nghệ, đặc điểm nội dung chương trình môn Công nghệ 11 mà cụ thể là của phần Động cơđốt trong. Từđó nghiên cứu đề xuất vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào quá trình dạy học nhằm phát triển năng lực giao tiếp công nghệ cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học. 2. Tìm hiểu thực trạng tình hình phát triển năng lực công nghệ nói chung và năng lực giao tiếp công nghệ nói riêng cho học sinh trong quá trình dạy học phần Động cơ đốt trong, môn Công nghệ 11 ở trường THPT tại một số trường trên địa bàn Hà Nội. 3. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề tài tiến hành đề xuất biện pháp dạy học phát triển năng lực giao tiếp công nghệ cho học sinh, nâng cao chất lượng dạy học môn môn Công nghệ 11 ở trường THPT. 4. Kết quả kiểm nghiệm bằng phương pháp chuyên gia và thực nghiệm sư phạm là minh chứng xác nhận tính khả thi của việc dạy học phát triển năng lực giao tiếp công nghệ cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ 11; qua đó có thể khẳng định việc dạy học phát triển năng lực giao tiếp công nghệ cho học sinh THPT phần Động cơ đốt trong, môn Công nghệ 11 là đúng đăn, khả thi và hiệu quả.
Advertisement
2. Khuyến nghị Để nâng cao chất lượng dạy học môn Công nghệ 11, cần tiếp tục nghiên cứu vận dụng các biện pháp nhằm phát triển năng lực giao tiếp công nghệ nói riêng và năng lực công nghệ nói chung cho học sinh. Cụ thể là: - Để phát triển được năng lực giao tiếp công nghệ cho học sinh phổ thông thì tất cả giáo viên trong cần nắm vững cơ sở lí luận về năng lực, biết cách thiết kế các hoạt động phát triển năng lực công nghệ nói chung và phát triển năng lực giao tiếp công nghệ nói riêng. - Để vận dụng được các biện pháp nhằm phát triển năng lực giao tiếp công nghệ cho HS thì đòi hỏi giáo viên cần có sự chuẩn bị tốt về chuyên môn, đầu tư thời gian, công sức, lòng yêu nghề và sự cố gắng trong công tác giảng dạy bộ môn. - Các trường phổ thông căn cứ vào điều kiện, đặc thù môi trường học tập để tiếp tục triển khai các biện pháp cụ thể nhằm rèn luyện kỹ năng đọc, trình bày và vẽ sơ đồ cho HS.