22 minute read

2.2.2. Dạy học phát triển năng lực giao tiếp công nghệ lớp 11, phần ĐCĐT

Bước 4: Thiết kế các hoạt động học tập nhằm phát triển năng lực giao tiếp công nghệ.

Dựa vào nội dung, mục tiêu và dự kiến phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để xây dựng các hoạt động học tập cho học sinh. Trong các hoạt động học tập cần chú trọng đến các hoạt động nhằm phát triển năng lực giao tiếp công nghệ cho học sinh.

Advertisement

Bước 5: Tổ chức hoạt động học tập

Đây là bước tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh theo thiết kế hoạt động. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức cần vận dụng linh hoạt các biện pháp dạy học để xử lý các tình huống sử phạm bà đảm bảo đạt được mục tiêu dạy học.

Bước 6: Đánh giá kết quả Nhằm ghi nhận, đánh giá kết quả của các hoạt động dạy học, trên cơ sở đó rút ra kinh nghiệm để điều chỉnh, bổ sung cho nội dung và các hoạt động học tập nhằm phát triển được năng lực giao tiếp công nghệ cho học sinh. 2.2.2. Dạy học phát triển năng lực giao tiếp công nghệ lớp 11, phần ĐCĐT Trong chương 1, tác giả có đề xuất bốn phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực giao tiếp công nghệ đó là: Phương pháp dạy học nhóm và phương pháp dạy học theo dự án, phương pháp dạy học trực quan, phương pháp dạy học nêu vấn đề. Tuy nhiên, do thời gian có hạn nên tác giả lựa chọn 2 biện pháp để phát triển năng lực giao tiếp công nghệ cho học sinh là biện pháp dạy học nhóm và biện pháp dạy học dự án. Tác giả cho rằng đây là là hai phương pháp chủ đạo góp phần phát triển năng lực giao tiếp công nghệ. Điều này, cùng phù hợp với nhận định của nhóm tác Lê Huy Hoàng [18, tr 26] và nhóm tác giả Bernd Beier - Nguyễn Văn Cường khi cho rằng phương pháp dạy học nhóm có ưu điểm làm phát triển năng lực giao tiếp: “Thông qua cộng tác làm việc trong nhóm, giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp như biết lắng nghe, chấp nhận

và phê phán ý kiến người khác, biết trình bày, bảo vệ ý kiến của mình trong nhóm”. [ 3, tr133]. Trong dạy học dự án phần trình bày sản phẩm dự án: “kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo, bài báo…Sản phẩm của dự án có thể được trình bày giữa các nhóm trong lớp, có thể được giới thiệu trong nhà trường hoặc ngoài xã hội” [3, tr 165]. Từ đó sẽ phát triển được một số kĩ năng như kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ năng trình bày, kĩ năng giao tiếp: (kĩ năng lắng nghe và trả lời), kĩ năng động viên, kĩ năng phản hồi và phát triển, kĩ năng đánh giá dự án. Cùng với việc vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực, phù hợp nhằm rèn luyện được kỹ năng đọc, trình bày, vẽ được các sơ đồ, nhận biết được các kí hiệu, thông số kĩ thuật trong bài học. Đó là những cơ sở để phát triển và hình thành ở HS năng lực giao tiếp công nghệ. 2.2.2.1. Phát triển năng lực giao tiếp công nghệ thông qua dạy học nhóm bài “Hệ thống làm mát” Bài Hệ thống làm mát là bài số 26 của môn Công nghệ 11, có thời lượng 1 tiết. Nội dung của bài có 2 phần chính là hệ thống làm mát (HTLM) bằng nước và HTLM bằng không khí, trong bài có 3 hình. Bài HTLM có 2 mục tiêu sau: - Biết được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của HTLM. - Đọc được sơ đồ HTLM bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức. Như vậy, có thể thấy rõ năng lực giao tiếp công nghệ ở đây khá rõ, toàn bộ mục tiêu 2 và một phần mục tiêu 1. Để giúp HS hình thành và phát triển năng lực này, GV cần tiến hành như sau: * Phân tích hình vẽ trong sách giáo khoa: Hình vẽ trong sách giáo khoa về bài HTLM (hình 2.1) đã thể hiện đầy đủ các bộ phận chính của hệ thống và đường đi của nước làm mát trong động cơ.

Đồng thời trong nội dung trình bày về cấu tạo cũng đã chỉ rõ đặc điểm của từng bộ phận như két nước, quạt gió, đai truyền v.v...

Hình 2.1. Hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức. 1. Thân máy; 2. Nắp máy; 3. Đường nước nóng ra khỏi động cơ; 4. Van hằng nhiệt; 5. Két nước; 6. Giàn ống của két nước; 7. Quạt gió; 8. Ống nước nối tắt về bơm; 9. Puli và đai truyền; 10. Bơm nước; 11. Két làm mát dầu; 12. Ống phân phối nước lạnh.

Để HS đọc được sơ đồ này, trước hết GV phải mô tả cấu tạo của cả hệ thống, của mỗi bộ phận và chỉ rõ ở trên sơ đồ thì chúng thường được vẽ quy ước như thế nào. Ví dụ: Trên hình 2.1 có 2 loại mũi tên, một loại chỉ hướng đi của nước, một loại chỉ hướng đi của gió; két làm mát nước được vẽ mô phỏng có đủ hai ngăn và giữa chúng là các ống nhỏ để nước tản nhiệt nhanh; hình vẽ cánh quạt nhìn theo mặt phẳng của cánh thì chỉ có 2 cánh đối xứng v.v... Khi dạy hình này trên lớp, GV cần giảng kỹ hình vẽ mô tả cấu tạo của hệ thống. Về PPDH thì tùy theo tình hình mà GV kết hợp PPDH trực quan với đàm thoại, hoặc dạy học theo nhóm, theo dự án v.v...

Kết thúc bài này, HS đọc hiểu được hình vẽ hệ thống, mô tả được cấu tạo, trình bày được nguyên lý làm việc của hệ thống thì có nghĩa là HS đã giao tiếp được với hình vẽ sơ đồ HTLM. Như vậy, GV thực hiện được mục tiêu của bài và năng lực giao tiếp công nghệ của HS cũng được nâng lên một mức nhất định. Sau đây là kế hoạch bài dạy (giáo án) bài “26. Hệ thống làm mát”. Bài học gồm hai nội dung: - Tìm hiểu nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lý làm việc của HTLM bằng nước. - Tìm hiểu nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lý làm việc của HTLM bằng không khí. Trong bài này tác giả sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, từ đó triển khai các chủ đề để các nhóm thảo luận, sự tích cực, cộng tác đoàn kết sẽ đưa ra được các sản phẩm trong giờ học. Khi tìm hiểu về HTLM bằng không khí trên ĐCĐT thì rất dễ để HS liên hệ với thực tế (HTLM trên xe máy). HTLM bằng nước có thể liên hệ thực tế (HTLM trên xe ô tô, xe công nông). Dựa vào những hiểu biết thực tế đó HS có thể đưa ra được những nhận định, trình bày được bản chất vấn đề đang tìm hiểu. Trong bài này có hình 26.1, và hình 26.2. Rất phù hợp để rèn HS đọc, hiểu, nhận biết ký hiệu, trình bày nguyên lý làm việc qua sơ đồ. Từ đó phát triển cho HS năng lực giao tiếp công nghệ. Sau đây là kế hoạch dạy học minh họa bài 26: Bài 26. Hệ thống làm mát

I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của HTLM. - Đọc được sơ đồ HTLM bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức. 2. Định hướng năng lực a. Năng lực công nghệ

- Trình bày được nhiệm vụ, phân loại, đặc điểm cấu tạo và nguyên lí làm việc của HTLM. - Trình bày được đặc điểm cấu tạo theo sơ đồ của HTLM loại tuần hoàn cưỡng bức. - Đặc biệt chú trọng năng lực giao tiếp công nghệ: Rèn cho HS đọc hiểu, trình bày nhận biết được ký hiệu và mô phỏng được các mối liên hệ của các bộ phận trong sơ đồ. Vẽ và giải thích được các sơ đồ. b. Năng lực chung - Năng lực tự chủ, tự học: Tự lực tự chủ hoàn thành các nhiệm vụ học tập cá nhân trong phần tìm hiểu về nhiệm vụ, phân loại của HTLM. - Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, thống nhất câu trả lời chung với cả nhóm, hoàn thành nhiệm vụ trình bày, báo cáo kết quả trước lớp. 3. Phẩm chất Chăm chỉ: Chăm chỉ đọc sách, tài liệu, tìm hiểu thực tế để mở rộng hiết biết về HTLM sử dụng cho động cơ đốt trong. Tích cực các nhiệm vụ học tập. II. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên - Nghiên cứu nội dung bài học: Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, soạn bài theo hướng tổ chức hoạt động nhóm cho HS. Dự kiến chia nhóm, chuẩn bị phiếu học tập cho HS và câu trả lời cho các câu hỏi. - Chuẩn bị phương tiện dạy học: Tranh H 26.1, H 26.3 (SGK), máy chiếu, máy tính, video liên quan đến nội dung bài học. 2. Chuẩn bị của học sinh - SGK, vở ghi, đồ dùng học tập - Từ cuối tiết học trước, GV thông báo, hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin về HTLM.

III. Tiến trình dạy học Hoạt đông: Khởi động Hoạt động 1: Xác định nhu cầu tìm hiểu về nhiệm vụ, phân loại của HTLM. a) Mục tiêu: Huy động những hiểu biết của HS về nhiệm vụ, phân loại của HTLM. b) Nội dung: Theo dõi video giới thiệu về HTLM, trình bày nhiệm vụ, phương pháp phân loại HTLM. c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi và viết vào vở. d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên đưa ra yêu cầu dựa vào những kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân về HTLM. Trả lời các câu hỏi: 1. Vì sao động cơ phải cần được làm mát? 2. Nếu không có HTLM động cơ sẽ xảy ra hiện tượng gì? 3. Qua tìm hiểu thực tế (câu hỏi về nhà tiết trước) cho biết ĐCĐT thường làm mát bằng gì? - Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời các câu hỏi - Báo cáo, thảo luận: Chọn 2 HS báo cáo kết quả, những HS khác có thể bổ sung. - Kết luận, nhận định: Tổng kết nhiệm vụ, phân loại ĐCĐT *Qua hoạt động này sẽ giúp HS nhận biết được một số chức năng và nhiệm vụ của HTLM. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát bằng nước. a. Mục tiêu Dựa vào những hiểu biết của học sinh về hệ thống làm mát để nhằm giúp các em tìm hiểu sâu hơn về hệ thống làm mát.

b. Nôi dụng Chia lớp thành 4 nhóm hoạt động. Theo dõi video tìm hiểu cấu tạo của hệ thống làm mát bằng nước. Đọc sơ đồ nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức. Mô phỏng được được đường đi của các trường hợp làm việc của hệ thống làm mát loại tuần hoàn cưỡng bức. c. Sản phẩm: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, ghi vào vở d. tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên đưa ra yêu cầu dựa vào những kiến thức đã học, hiểu biết của học sinh trả lời các câu hỏi; - Kết hợp đọc nội dung, H 26.1 sgk. Em hãy cho biết hệ thống làm mát có những chi tiết nào? Nêu chức năng của chúng? 3. Dựa vào sơ đồ hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức 26.1 (SGK) giải thích và mô phỏng các trường hợp làm việc? -Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. - Thực hiện nhiệm vụ: Nhóm học tập nghe các thành viên trong nhóm báo cáo kết quả hoạt động của các nhóm, tổng hợp các ý kiến cá nhân, thảo luận thống nhất và ghi lại kết quả của nhóm - Báo cáo, thảo luận: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Kết luận, nhận định: Giáo viên, nhận xét đánh giá về tinh thần, thái độ học tập của học sinh, kết quả của các nhóm đã trình bày, báo cáo. * Qua hoạt động này sẽ giúp HS nhận biết, mô tả được mối quan hệ của số phần tử trong sơ đồ, đọc được ký hiệu, trình bày được nguyên lý làm việc thông qua sơ đồ khối

Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng không khí a. Mục tiêu - Huy động những hiểu biết của học sinh, Thông qua hình ảnh học sinh có thể biết được cấu tạo hệ thống làm mát bằng không khí b. Nội dung - Chia lớp thành nhóm nhỏ (cặp đôi) hoạt động. - Theo dõi video, vận dụng những hiểu biết trình bày cấu tạo và nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong c. Sản phẩm: Bản báo cáo kết quả của các nhóm, ghi nội dung vào vở d. Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu dựa vào những kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân về hệ thống làm mát để trả lời các câu hỏi: - Hệ thống làm mát bằng không khí quạt gió nằm ở vị trí nào, nó có tác dụng gì? - Trên thực tế các em thấy những loại động cơ đốt trong nào được làm mát bằng không khí? - Mô phỏng đường đi của THLM bằng không khí? -Vẽ và giải thích sơ đồ 26.3 SGK? Thực hiện nhiệm vụ học tập: + Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. + Các thành viên trong nhóm báo cáo kết quả hoạt động của cá nhân, tổng hợp các ý kiến cá nhân, thảo luận thống nhất. Đại diện ghi lại kết quả của nhóm. - Báo cáo, thảo luận: Cử đại diện của nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm nhận xét, bổ sung

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. - Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đánh giá về tinh thần, thái độ học tập và kết quả báo cáo học tập của học sinh đã báo cáo. *Qua hoạt động này nhằm phát triển năng lực nhận biết các phần tử, đọc, vẽ, trình bày được nguyên lí làm việc của HTLM bằng không khí.

Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt

Hoạt động: Khởi động. 1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu về hệ thống làm mát 2. Nội dung: Huy động kiến thức, tạo sự tò mò, thúc đẩy học sinh tìm hiểu về hệ thống làm mát Trong ĐCĐT mỗi cơ cấu, hệ thống đều đóng vai trò rất quan trọng để động cơ hoạt động được. HTLM có nhiệm vụ rất quan trọng để động cơ làm việc bình thường và kéo dài tuổi thọ của các chi tiết. Để hiểu rõ nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của HTLM, chúng ta sẽ nghiên cứu bài 26 “ Hệ thống làm mát” Lắng nghe A. Hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: tìm hiểu về nhiệm vụ, phân loại của hệ thống làm mát 1. Mục tiêu: Trình bày được nhiệm vụ, phân loại hệ thống làm mát 2. Phương thức: - Hình thức tổ chức: Làm việc theo nhóm - Sử dụng phương pháp trực quan và kỹ thuật chia sẻ cặp đôi I. Nhiệm vụ và phân loại 1. Nhiệm vụ Hệ thống làm mát có nhiệm vụ giữ cho nhiệt độ của các chi tiết không vượt quá giới hạn cho phép. Tích hợp: làm mát động cơ là một biện pháp giảm ảnh hưởng của nhiệt độ đối với môi trường 2. Phân loại - Theo chất làm mát hệ thống được chia làm 2 loại: + Hệ thống làm mát bằng nước.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Yêu cầu học sinh đọc nội dung SGK và quan sát video giới thiệu về hệ thống làm mát. GV: Chia HS làm nhóm đôi và trả lời câu hỏi GV: 1. Vì sao động cơ phải cần được làm mát? 2. Nếu không có hệ thống làm mát động cơ sẽ xảy ra hiện tượng gì? 3. Qua tìm hiểu thực tế (câu hỏi về nhà tiết trước) cho biết ĐCĐT thường làm mát bằng gì? Dựa vào đâu để phân loại hệ thống làm mát? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: các nhóm đôi thực hiện nhiệm vụ GV: Quan sát các nhóm làm việc, hỗ trợ nếu cần Bước 3: Báo cáo kết quả, thảo luận Nhận xét, bổ sung nếu có HS: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả GV: Quan sát các nhóm, hỗ trợ nếu cần + Hệ thống làm mát bằng không khí.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Đánh giá nhận xét kết quả học tập của các nhóm

Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước. 1. Mục tiêu: - Nhận biết được các phần tử, kí hiệu trên sơ đồ. - Mô phỏng được đường đi của hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức - Đọc và vẽ được sơ đồ 2. Phương thức: - Hình thức tổ chức: Làm việc theo nhóm - Các kỹ thuật dạy học: Trực quan, thảo luận trong nhóm nhỏ, Kỹ thuật mảnh ghép. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Chia học sinh thành 4 nhóm, giao mỗi nhóm một bản phụ, giấy A4, và yêu cầu: Theo dõi đoạn video giới thiệu về cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức II. Hệ thống làm mát bằng nước 1. Cấu tạo

1.Thân máy 2.Nắp máy 3.Đường ống nước 4.Van hằng nhiệt: tựđộng phân phối nước từ áo nước về két làm mát. 5.Két nước 6.Giàn ống của két nước 7.Quạt gió: hút không khí qua giàn ống để tăng tốc độ làm mát. 8.Ống nước nối tắt về bơm 9.Puli và đai truyền 10.Bơm nước: tạo sự tuần hoàn của nước trong hệ thống.

Quan sát H 26.1, trả lời các câu hỏi: NHóm 1: 1. Nước làm mát được chứa ở đâu? 2. Người ta dùng bộ phận nào để làm mát nước? 3.Tại sao trong hệ thống phải sử dụng bơm nước? Nhóm 2: 4. Để điều chỉnh nhiệt độ của nước trong khoảng giới hạn cho phép người ta dùng chi tiết nào? 5.Trong hệ thống làm mát bằng nước, quạt gió dùng để làm gì? 6. Khi động cơ làm việc, nước trong áo như thế nào? Nhóm 3: 7. Khi nhiệt độ nước trong áo nước còn thấp hơn giới hạn định trước thì van 4 như thế nào? 8. Khi nhiệt độ nước trong áo nước xấp xỉ giới hạn đã định, van 4 sẽ như thế nào? Động cơ sẽ hoạt động ra sao? 9. Khi nhiệt độ nước trong áo nước vượt quá giới hạn định trước, van 4 sẽ như thế nào? Động cơ sẽ hoạt động ra sao? Nhóm 4. 11.Két làm mát dầu 12. Ống phân phối nước lạnh

2. Nguyên lí làm việc

Két làm mát

V a

Bơ m nướ c Áo nước làm mát cho động cơ

Động cơ làm việc, nước trong áo nước nóng dần. *Trường hợp 1: Khi nhiệt độ nước trong áo nước còn thấp hơn giới hạn định trước. Van hằng nhiệt đóng đường nước về két, mở hoàn toàn đường nước từ van chảy thẳng về bơm nước. *Trường hợp 2: Khi nhiệt độ nước xấp xỉ giới hạn đã định. Van hằng nhiệt mở cả hai đường để nước trong áo nước chảy về két làm mát vừa chảy thẳng về bơm nước. *Trường hợp 3: Khi nhiệt độ vượt quá giới hạn định trước. Van hằng nhiệt đóng đường nước chảy thẳng

Mô phỏng đường đi của hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức? Vẽ sơ đồ khối HS: Lắng nghe, nhận nhiệm vụ Bầu nên nhóm trưởng, phân chia nhiệm vụ trong nhóm HS: Theo dõi đoạn video, kết hợp quan sát sơ đồ SGK. thảo luận, trả lời Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Quan sát học sinh thảo luận, hỗ trợ nếu cần HS: Thảo luận nhóm, Thống nhất câu trả lời, Lập báo cáo kết quả Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS: Báo cáo kết quả trên bảng phụ, sau đó treo lên bảng, đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả, các nhóm lắng nghe, quan sát, thảo luận, nhận xét, đánh giá lẫn nhau. GV: Quan sát các nhóm hoạt động, nhận xét, hỗ trợ các nhóm chậm tiến độ Nhận xét, chốt kiến thức Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ về bơm, mở đường nước về két, toàn bộ nước nóng ở áo nước đi qua két nước, được làm mát sau đó được bơm hút đưa đến các áo nước của động cơ.

GV: Nhận xét thái độ, kết quả làm việc của các nhóm

Hoạt động 3: Hệ thống làm mát bằng không khí 1. Mục tiêu: - Đọc được sơ đồ hệ thống làm mát bằng không khí sử dụng quạt gió - Nhận biết được các kí hiệu, chi tiết của hệ thống làm mát bằng không khí - Mô phỏng được đi đi của hệ thống làm mát bằng không khí 2. Phương thức: - Hình thức tổ chức: Làm việc theo nhóm nhỏ - Các phương pháp và kỹ thuật dạy học: Phương pháp trực quan, kỹ thuật chia sẻ cặp đôi Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV: yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ, kết hợp sách giáo khoa Chia lớp thành nhóm đôi và trả lời các câu hỏi: III. Hệ thống làm mát bằng không khí 1. Cấu tạo

1.Quạt gió 2. cánh tản nhiệt 3. Tấm hướng gió 4. Vỏ bọc 5. Cửa thoát gió * Cấu tạo chủ yếu của hệ thống làm mát bằng không khí là các cánh tản nhiệt được đúc bao ngoài thân xilanh và nắp máy. * Ngoài ra còn có thêm quạt gió, tấm hướng gió và vỏ bọc.

2. Nguyên lí làm việc Khi động cơ làm việc, nhiệt từ các chi tiết bao quanh buồng cháy, được truyền tới các

Hệ thống làm mát bằng không khí gồm những chi tiết nào? -Trên thực tế các em thấy những loại động cơ đốt trong nào được làm mát bằng không khí? - Đặc điểm của động cơ làm mát bằng không khí là gì? - Đối với một số động cơ đặt tĩnh tại thì hệ thống làm mát. Ngoài cánh tản nhiệt còn có chi tiết nào? Có công dụng gì? -Tấm hướng gió có tác dụng gì? - Hệ thống làm mát bằng không khí quạt gió nằm ở vị trí nào, nó có tác dụng gì? - Mô phỏng đường đi của THLM bằng không khí? - Vẽ và giải thích sơ đồ 26.3 SGK? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: GV: quan sát các nhóm, hỗ trợ, tư vấn HS: Thảo luận nhóm đưa ra nội dung trả lời Bước 3: Báo cáo quả và thảo luận HS: Báo cáo kết quả GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ (nếu cần) Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết cánh tản nhiệt rồi tản ra không khí. Nhờ các cánh tản nhiệt có diện tích tiếp xúc với không khí lớn nên tốc độ làm mát được tăng cao.

quả thực hiện nhiệm vụ GV: Nhận xét thái độ, kết quả làm việc của các nhóm GV: chốt kiến thức Hoạt động 4: Đánh giá Mục tiêu của của hoạt động: Đánh giá kết quả học tập của HS sau bài học, HS biết cách hoạt động nhóm hiệu quả, thông qua đây cũng thấy rõ được năng lực nhận biết, đọc vẽ …giao tiếp công nghệ của HS. - Phương thức sử dụng: Đàm thoại - Hình thức tổ chức: Làm việc nhóm - Thời gian (8 phút) Các thành viên trong nhóm tiến hành thảo luận, tựđánh giá và đánh giá lẫn nhau Giáo viên thu phiếu đánh giá, tổng hợp kết quả và nhận xét Hoạt động 5: Luyện tập a. Mục tiêu: Hệ thống hóa và củng cố kiến thức - Củng cố lại kiến thức trọng tâm của bài giúp học sinh ghi nhớ, khắc sâu kiến thức. - Sử dụng câu hỏi trò chơi ô chữ củng cố, kiểm tra lại kiến thức thu được của HS sau bài học - Giao nhiệm cho HS về nhà tìm hiểu một số loại hệ thống làm mát trên thực tế b. Hoạt động của học sinh Giáo viên hướng dẫn học sinh tổng hợp lại kiến thức và ghi nội dung chính vào vở ở nhà. c. Sản phẩm: Sản phẩm của từng cá nhân Các em ghi chép kết quả nội dung các câu trả lời d. Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: Gv chia nhóm học sinh thảo luận, trả lời câu hỏi trò chơi ô chữ - Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh làm việc nhóm trả lời câu hỏi, gv hỗ trợ, gợi ý

This article is from: