4 minute read

1.4.3. Nguyên nhân của thực trạng và những vấn đề cần giải quyết

tin liên quan đến bài học trên internet (11.9%). Qua khảo sát cho thấy phương pháp học tập tích cực, chủ đạo nhằm phát triển năng lực giao tiếp công nghệ còn ít được trú trọng và sử dụng. 1.4.3. Nguyên nhân của thực trạng và những vấn đề cần giải quyết * Nguyên nhân: Dựa vào kết quả khảo sát, có thể thấy một số nguyên nhân còn tồn tại trong dạy học môn Công nghệ đối với việc phát triển năng lực giao tiếp công nghệ như sau: GV chưa chú trọng đến phát triển đồng đều những năng lực cốt lõi cho HS. Phần lớn vẫn chú trọng truyền thụ tri thức một chiều, chưa có nhiều PPDH tích cực, chưa quan tâm đúng mức đến phát triển năng lực giao tiếp công nghệ cho HS. Đa số HS chưa có cái nhìn đúng mực về năng lực giao tiếp công nghệ. HS chưa hiểu được rõ ràng mục đích cuả môn học, chưa biết học môn công nghệđể làm gì dẫn đến kết quả học tập đạt được còn chưa cao. Đa số HS chưa biết cách lựa chọn phương pháp học tập để có thể phát triển được năng lực công nghệ, trong đó có năng lực giao tiếp công nghệ. Hơn nữa GV chưa chú trọng tạo động cơ, tình huống để gây hứng thú học tập cho HS đối với môn học. Mặc dù phần lớn HS đều nhận thức được sự quan trọng của năng lực giao tiếp công nghệ, nhưng với suy nghĩ môn công nghệ không nằm trong môn thi trung học phổ thông quốc gia, không là môn thi đại học nên dẫn đến lơ là, không chú trọng quan tâm đến môn học và phát triển năng lực cốt lõi của môn học. Chính vì vậy vô hình dung HS đã bỏ lỡ sự rèn luyện phát triển năng lực giao tiếp công nghệ, năng lực mà giúp ích rất nhiều cho các em sau này nhất là những HS lựa chọn ngành học, trường học, nghề nghiệp liên quan đến khoa học kỹ thuật. Thực tế các trường phổ thông cũng như GV trực tiếp giảng dạy môn Công nghệ cũng chưa chú trọng cho HS thực hành, tham quan trải nghiệm hay lồng ghép hướng nghiệp cho HS. Vì thế chưa tạo cơ hội cho HS hiểu được môn công nghệ là một môn khoa học, gắn liền với thực tế. Những gì các em thu

được cũng chỉ dừng lại ở lý thuyết, sách vở. * Những vấn đề cần giải quyết Qua quá trình điều tra khảo sát tại các trường phổ thông cho thấy để phát triển được năng lực giao tiếp công nghệ thì cần có những phương pháp giải quyết sau: Thứ nhất, GV cần tìm tòi, mở rộng vốn kiến thức hiểu biết về về khả năng giao tiếp công nghệ, từ đó chú trong xây dựng PPDH làm sao cho phù hợp với nội dung bài học nhằm phát triển hiểu quả năng lực phát triển năng lực giao tiếp công nghệ. Thứ hai, GV tích cực xây dựng những dự án tìm hiểu về các chủ đề, tạo cơ hội học nhóm tăng khả năng thảo luận, trao đổi, thuyết trình làm báo cáo của HS từ đó nâng cao tính sáng tạo, chủ động hỗ trợ phát triển năng lực giao tiếp công nghệ cho HS. Thứ ba, GV chú trọng rèn luyên kỹ năng nghe, nói, quan sát, thiết kế, đọc vẽ sơ đồ… cho HS, giúp HS có thói quen tự tìm hiểu, trình bày ý kiến, trao đổi, phản biện. Ngày nay giao tiếp đã vượt qua giới hạn của bản thân, nếu có thể phát triển tốt được giao tiếp công nghệ cho HS đó là điều rất tốt cho các em sau này. Vì nếu sau này các em có học được, có làm được mà không trình bày được ý tưởng, không giới thiệu được sản phẩm của bản thân thì đó là một rào cản rất lớn trong con đường dẫn đến thành công trong tương lai của các em. Thứ tư. Trong cấu trúc của năng lực công nghệ, năng lực giao tiếp đóng vai trò tiên quyết, quan trọng bởi muốn có năng lực nhận thức, năng lực sử dụng, đánh giá công nghệ hoặc năng lực thiết kế kỹ thuật thì cần phải có năng lực giao tiếp công nghệ. Chính vì vậy trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài tác giả chỉ chú trong những phương pháp nhằm phát triển tốt năng lực giao tiếp công nghệ cho HS lớp 11 trong dạy học phần ĐCĐT nhằm giúp cho các em có đủ tự tin bước trên con đường học tập và xây dựng tương lai sau này.

Advertisement

This article is from: