10 biết để giải
kiến thức cũ
Dạng bài tập theo khuôn mẫu nhất Không theo khuôn mẫu định Tình huống quen thuộc
Tình huống mới
Có tính tái hiện
Có tính phát hiện
Không yêu cầu khả năng đề xuất, Yêu cầu khả năng đề xuất, đánh giá đánh giá 1.3.3. Các dấu hiệu nhận biết về bài tập sáng tạo Vật lý Theo Ra-zu-môp-xki, BTST được chia thành hai loại: bài tập nghiên cứu (trả lời câu hỏi “tại sao”) và bài tập thiết kế (trả lời câu hỏi “làm thế nào”). Theo [13, tr. 34] BTST có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu sau: a) Bài tập có nhiều cách giải Dạng bài tập này sẽ tạo cho HS thói quen nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ, kích thích tính sáng tạo của HS. b) Bài tập có hình thức tương tự nhưng có nội dung biến đổi Loại bài tập này thường có nhiều câu hỏi, câu hỏi một là bài tập luyện tập, các câu hỏi tiếp theo có hình thức tương tự, nếu vẫn áp dụng phương pháp giải như trên thì sẽ dẫn đến bế tắc vì nội dung câu hỏi đã có sự biến đổi về chất. c) Bài tập thí nghiệm Bài tập thí nghiệm vật lý gồm bài tập thí nghiệm định tính, bài tập thí nghiệm. Bài tập thí nghiệm định tính yêu cầu thiết kế thí nghiệm theo một mục đích cho trước, thiết kế một dụng cụ vật lý hoặc yêu cầu làm thí nghiệm theo chỉ dẫn quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra. Bài tập thí nghiệm định lượng gồm bài tập đo đạc các đại lượng vật lý, minh họa quy luật vật lý bằng thí nghiệm. d) Bài tập cho thiếu, thừa hoặc sai dữ kiện Việc nhìn nhận các vấn đề trong loại bài tập này có tác dụng rèn luyện tư duy phê phán, tư duy sáng tạo cho HS. Để giải quyết được vấn đề của BT này