5 minute read

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ BTST là một phương tiện có hiệu quả nhằm thực hiện dạy học sáng tạo. Trong đề tài này tôi đã nghiên cứu về tư duy sáng tạo, quy luật hình thành và phát triển của tư duy sáng tạo, cơ sở khoa học và thực tiễn của việc dạy học sáng tạo, nghiên cứu các phương pháp xây dựng BTST và đề xuất các hình thức, biện pháp thực hiện dạy học sáng tạo với BTST chương “cảm ứng điện từ”. Đề tài đã giải quyết được những vấn đề sau: Về mặt lí luận: - Làm rõ vai trò của việc bồi dưỡng tư duy sáng tạo trong dạy học. - Làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn của việc dạy học sáng tạo. - Phân tích được vai trò của BTST và tác dụng của nó trong quá trình dạy

học. Về mặt nghiên cứu ứng dụng: - Luận văn đã đề xuất được phương pháp xây dựng BTST trong dạy học vật lý. - Luận văn đã xây dựng được 12 BTST chương “cảm ứng điện từ” có thể sử dụng trong việc dạy học môn vật lý và hệ thống câu hỏi định hướng tư duy cho HS trong quá trình giải. - Luận văn cũng đã đề xuất được các hình thức và biện pháp dạy học có sử dụng BTST đã xây dựng và áp dụng những hình thức, biện pháp này trong thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khoa học và thực tiễn của hệ thống BTST đã xây dựng, khả năng và hiệu quả của các hình thức, biện pháp đã sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng BTST trong dạy học vật lý vẫn còn một số khó khăn sau: + Lý thuyết về BTST là một lý thuyết mới được áp dụng vào giảng dạy vật lý ở nước ta trong thời gian gần đây nên GV còn chưa quen với lý thuyết này.

Advertisement

+ Số lượng BTST trong SGK và SBT chưa nhiều, đòi hỏi GV phải tự xây dựng hệ thống BTST. Việc xây dựng hệ thống BTST tốn nhiều thời gian và đòi hỏi GV phải thực sự đam mê và nổ lực rất lớn. Việc dạy học có sử dụng BTST là một hướng mới và tích cực trong việc bồi dưỡng tư duy và năng lực sáng tạo cho HS, cần được phát huy và nhân rộng trong thời gian tới. Việc dạy học BTST và bồi dưỡng các nguyên tắc sáng tạo thông qua BTST ở trường THPT trong môn vật lý có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt là bồi dưỡng năng lực tư duy cho HS, góp phần vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT. Để có thể đưa BTST vào dạy học, cần phải có sự thống nhất, nổ lực của GV, tổ bộ môn, nhà trường và các cấp quản lí giáo dục, chúng tôi có một số kiến nghị như sau: - Trước hết GV phải luôn luôn tìm tòi, thường xuyên cập nhật các kiến thức và hiểu biết của mình về BTST thông qua các tài liệu liên quan, các trang mạng hoặc thông qua trao đổi với đồng nghiệp để tự xây dựng cho mình một hệ thống các BTST thật hay và từng bước áp dụng vào quá trình dạy học của mình. - Đối với tổ bộ môn vật lý ở các trường THPT, để có thể từng bước đưa BTST vào dạy học, chúng tôi đề nghị các GV trong tổ phải quan tâm, đưa các BTST vào thảo luận trong các cuộc họp chuyên môn của tổ để trao đổi, rút kinh nghệm về việc xây dựng và sử dụng BTST. Tổ bộ môn vật lý của các trường có thể xây dựng cho tổ một hệ thống BTST cho từng chương, từng bài. Qua từng học kì, từng năm học, GV trong tổ sẽ góp ý để hoàn thiện các bài tập và thêm vào đó những bài tập hay hơn. - Về phía nhà trường, chúng tôi đề nghị Ban giám hiệu nên quan tâm, tạo mọi điều kiện và khuyến khích GV sử dụng BTST trong dạy học để góp phần đổi mới trong dạy học, giúp HS yêu thích học tập và sáng tạo. Ngoài ra, nhà trường nên quan tâm đến các trang thiết bị như phòng học bộ môn, phòng thí

nghiệm với các thiết bị thí nghiệm tương đối đầy đủ. BTST thật sự có ích trong quá trình dạy học, đặc biệt là đối với các em HS khá, giỏi nên để đưa BTST vào dạy học thành công, nhà trường nên tạo điều kiện thuận lợi để thành lập câu lạc bộ vật lý, để câu lạc bộ này hoạt động thường xuyên và hiệu quả. Tổ bộ môn và nhà trường mạnh dạn đưa BTST vào các đề thi, kiểm tra và đặc biệt là sử dụng BTST trong tuyển chọn và bồi dưỡng HS khá, giỏi. - Chúng tôi đề nghị Sở giáo dục nên tổ chức các buổi tập huấn cho GV về việc xây dựng và sử dụng BTST trong dạy học và thường xuyên tổ chức thảo luận hoặc báo cáo khoa học về BTST để giúp cho GV từng bước đổi mới mình, góp một phần nhỏ giúp đất nước ta có thể theo kịp sự phát triển của khoa học, kỹ thuật với các nước trên thế giới. - Để góp phần đưa BTST vào dạy học, Bộ giáo dục và đào tạo nên đưa nhiều BTST hơn nữa vào các đề thi THPT Quốc gia nhằm phân hóa được trình độ HS, phát hiện được nhân tài cho đất nước. Trong tương lai, SGK và SBT cần có nhiều BTST hơn nữa để nhằm phát hiện, bồi dưỡng HS khá, giỏi, góp phần phát triển toàn diện HS. BTST là một công cụ hữu hiệu trong dạy học vật lý nói riêng và trong quá trình dạy học, nó góp phần rèn luyện cho HS tư duy khoa học, tư duy sáng tạo, lòng đam mê khoa học, đam mê khám phá. Đưa BTST vào dạy học là một hướng tích cực trong quá trình đổi mới giáo dục. Chúng tôi hi vọng rằng, trong tương lai không xa, GV phổ thông đều có thể xây dựng và sử dụng BTST trong dạy học, góp phần đào tạo ra những HS không những nắm kiến thức mà còn biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, cùng nhau đào tạo ra những người có ích cho đất nước.

This article is from: