
4 minute read
1.3.5. Định hướng tư duy cho học sinh trong quá trình giải bài tập vật lý
from NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ”
- Làm một mô hình để quan sát sự hoạt động, diễn biến của hiện tượng. - Hành động như mô tả trong bài tập (khi cần cũng tiến hành cả việc nghiên cứu thực nghiệm). - Phỏng đoán kết quả của hiện tượng mô tả và kiểm tra lại. Chiến lược này có thể gọi là “thử và sai”. - Đi giật lùi từ cái cần tìm đến cái đã cho trong bài tập. - Giải một bài tập đơn giản hơn hoặc một bài tập tương tự. - Hỏi chuyên gia (hoặc tìm tài liệu đọc thêm). 4. Kế hoạch, tức là quyết định chọn một chiến lược hoặc một nhóm chiến lược và lập các bước phụ cho chiến lược đã chọn. 5. Thực thi kế hoạch. Trong quá trình giải bài tập thì các kĩ năng tính toán, kĩ năng thực hành vật líýquyết định sự thành công của công việc giải bài tập. Mỗi bài tập là một dịp tốt giúp HS rèn luyện kĩ năng. 6. Đánh giá, tức là khẳng định điều đã làm được, khẳng định đã giải xong bài tập và tại sao giải được hoặc tại sao không giải được. Trong kế hoạch tổng thể gồm sáu bước giải bài tập vật lý luôn có mặt có chiến lược chung giải bài tập hiểu như là những phương pháp chung của vật lý học vận dụng vào việc giải các bài tập vật lý đa dạng. Trong khi học giải các bài tập vật lý theo chiến lược cụ thể, cần yêu cầu HS phải nhanh chóng khái quát hóa về những chiến lược (phương pháp) giải từng lớp bài tập tương đối bao quát.
Để hoạt động giải bài tập vật lý của HS đạt kết quả tốt, GV cần phải trợ giúp HS bằng hệ thống câu hỏi định hướng tư duy. 1.3.5. Định hướng tư duy cho học sinh trong quá trình giải bài tập vật lý Tùy theo nội dung của bài tập và mục đích sư phạm của việc giải bài tập, có ba kiểu định hướng tư duy cho học sinh [15, tr.113]: + Hướng dẫn tìm tòi quy về kiến thức đã biết, phương pháp đã biết
Advertisement
Kiểu định hướng tư duy này có nghĩa là: lúc mới tiếp xúc với vấn đề cần giải quyết, không thấy ngay mối quan hệ của nó với những cái đã biết, không thể áp dụng ngay một quy tắc, một định luật hay một cách làm đã biết mà cần phải tìm tòi bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để tìm ra dấu hiệu tương tự với cái đã biết. Kiểu hướng dẫn này thường gặp khi HS vận dụng kiến thức đã biết nhưng chưa có phương pháp, quy trình hữu hiệu. Trong quá trình hướng dẫn HS giải bài tập, GV cần sử dụng câu hỏi định hướng tư duy giúp HS nhận ra phương pháp tương tự để giải quyết vấn đề. + Hướng dẫn tìm tòi sáng tạo từng phần Kiểu hướng dẫn này thường được sử dụng khi nghiên cứu tài liệu mới. Ở đây không thể hoàn toàn sử dụng những kiến thức đã biết, không có con đường suy luận lôgic để suy ra từ cái đã biết mà đòi hỏi có sự sáng tạo thật sự, một bước nhảy vọt trong nhận thức (tình huống cần vận dụng các nguyên tắc sáng tạo). Các câu hỏi định hướng của GV phải hướng HS vào việc sử dụng các nguyên tắc sáng tạo để giải quyết vấn đề. Việc được tập dượt vận dụng các nguyên tắc sáng tạo trong những tình huống như vậy nhiều lần sẽ tích lũy cho HS kinh nghiệm, có sự nhạy cảm phát hiện vấn đề, đề xuất được giải pháp sáng tạo để vượt qua khó khăn. + Hướng dẫn tìm tòi sáng tạo khái quát Ở kiểu hướng dẫn này, GV chỉ hướng dẫn HS xây dựng phương hướng chung giải quyết vấn đề, còn việc vạch kế hoạch chi tiết và thực hiện kế hoạch đó HS tự làm. Kiểu hướng dẫn này áp dụng cho đối tượng HS khá và giỏi. Trong điều kiện không tách những HS khá ra thành một lớp riêng, GV vẫn có thể sử dụng kiểu hướng dẫn này kết hợp với kiểu hướng dẫn tìm tòi sáng tạo từng phần. Học sinh khá thì có thể tích cực tham gia thảo luận ngay từ khi xác định phương hướng và lập kế hoạch tổng thể, còn HS yếu hơn thì tham gia vào giải quyết từng phần cụ thể của kế hoạch đó.