
1 minute read
1.1.3. Tư duy sáng tạo
from NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ”
quân sự. Có thể nói sáng tạo có mặt trong mọi lĩnh vực của thế giới vật chất và tinh thần”. Theo Phan Dũng, “Sáng tạo là hoạt động tạo ra bất kì cái gì có đồng thời tính mới và tính ích lợi” [2, tr.14]. Sáng tạo của con người được xem xét ở nhiều phương diện, khía cạnh khác nhau và nó có các mức độ cao, thấp khác nhau. Nếu xuất phát từ các nhu cầu cá nhân và nhằm thỏa mãn các nhu cầu cá nhân thì người ta có thể chia sáng tạo của con người thành hai loại [2, tr.30]: + Sáng tạo nhằm nhận thức (biết, hiểu, giải thích…) hiện thực khách quan cũng như chính bản thân mình; loại này thuộc khái niệm phát minh. + Sáng tạo nhằm biến đổi (cải tạo…) hiện thực khách quan cũng như chính bản thân mình; loại này thuộc khái niệm sáng chế, có mức độ sáng tạo rất nhiều và được bảo hộ độc quyền. Con người phải luôn mong muốn sáng tạo. Sáng tạo là hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con người, tạo sự phát triển toàn diện của xã hội, tạo sự chuyển biến tích cực trong tất cả các lĩnh vực khác nhau, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. Đối với các em HS, sự sáng tạo còn rất hạn chế và trong phạm vi rất nhỏ, nó chỉ mới và ích lợi đối với bản thân học sinh mà thôi. Do vậy, dạy học nói chung và dạy học vật lý nói riêng phải giúp học sinh rèn luyện sáng tạo để nhắm tới mục tiêu cao hơn là đào tạo những người có khả năng sáng tạo ra những công trình có tính mới và tính ích lợi ở mức độ lớn hơn và rộng hơn. 1.1.3. Tư duy sáng tạo Theo Phan Dũng [2, tr.20], “ Tư duy sáng tạo là quá trình suy nghĩ đưa người giải từ không biết cách đạt đến mục đích đến biết cách đạt đến mục đích, hoặc từ không biết cách tối ưu đạt đến mục đích đến biết cách tối ưu đạt đến mục đích trong một số cách đã biết”.
Advertisement