8 viên tiếp tục tổ chức và giúp đỡ HS, đưa các em tới “vùng phát triển gần nhất” mới để sau đó lại trở thành “vùng phát triển hiện tại”. Cứ tiếp tục như vậy, sự phát triển của HS đi từ thấp đến cao. Nếu người thầy biết phát huy tốt vai trò tổ chức điều khiển trong quá trình dạy học, làm giảm nhẹ khó khăn cho HS trong quá trình nhận thức, biết cách khuyến khích HS tham gia vào hoạt động sáng tạo trong dạy học thì trí tuệ của HS có thể được phát triển tốt. 1.2.2. Cơ sở lý luận dạy học về dạy học sáng tạo Dạy học sáng tạo là biểu hiện sự thống nhất giữa chức năng giáo dục, giáo dưỡng và phát triển. Trong dạy học sáng tạo, học sinh tự chiếm lĩnh được kiến thức phỏng theo các giai đoạn nghiên cứu của nhà khoa học. Cơ sở lý thuyết của dạy học sáng tạo là sự giống nhau về bản chất của hoạt động nhận thức khoa học và hoạt động học tập, bản chất đó thể hiện tính mới mẻ trong nhận thức: đối với nhà khoa học “cái mới” họ tìm ra là phát minh khoa học mà nhân loại chưa một ai biết, còn HS khám phá “cái mới” đối với bản thân mình; và “cái mới” là bản chất của sự sáng tạo. Trong vật lý học, V.G Razu-mốp-xki trình bày quá trình sáng tạo dưới dạng chu trình như sau: Mô hình
Hệ quả logic
Sự kiện
Thực nghiệm
Từ chu trình sáng tạo của V.G Ra-zu-mốp-xki đã chỉ ra hai giai đoạn khó khăn đòi hỏi sự sáng tạo là giai đoạn từ sự kiện khởi đầu tới xây dựng mô hình giả thuyết trừu tượng và giai đoạn chuyển từ một tiên đề lí thuyết và những quy luật nhất định của hiện tượng sang việc kiểm tra bằng thực nghiệm. Giai đoạn thứ nhất đòi hỏi sự giải thích hiện tượng, trả lời câu hỏi “Tại sao”; giai đoạn thứ hai đòi hỏi thực hiện một hiện tượng thực, đáp ứng với các yêu cầu đã cho, đòi