E-magazine 21: TRO TÀN THỜI GIAN

Page 1

ISS U E

21

05. 2 2

TRO TÀN THỜI GIAN


1

A LETTER FROM PHỤC HƯNG BOOKS / THƯ GỬI BẠN ĐỌC

2

STORYTELLERS /TRÒ CHUYỆN VỚI NHÀ BÁO LÊ HỒNG LÂM VỀ VŨ TRỤ ĐIỆN ẢNH CỦA VƯƠNG GIA VỆ

3

STORIES /CHUYỆN KỂ

4

PHỤC HƯNG’S BOOKS /TỦ SÁCH PHỤC HƯNG

CÂU CHUYỆN CỦA HONG KONG Chuyện Đinh Đức Hoàng kể.

VỀ CUỐN SÁCH TIẾP THEO TRÊN KỆ SÁCH NHÀ PHỤC HƯNG

5

RECOMMENDATIONS FROM PHỤC HƯNG /LỜI GỢI Ý TỪ PHỤC HƯNG

ISSUE 20 ISSUE 19


1

A LETTER FROM PHỤC HƯNG BOOKS THƯ GỬI BẠN ĐỌC

Thương gửi bạn đọc,

THÁI MINH CHÂU Phục Hưng’s founder

Chỗ bạn ở dạo này thời tiết thế nào? Mùa mới đã sang chưa? Và bạn có vui không? Sài Gòn nơi tôi ở đã vào mùa mưa, cũng chính là mùa hè. Thế nên thời tiết có thể chuyển từ nắng gắt sang mưa rào chỉ trong ít phút. Tôi cũng không biết mình có vui không. Về mặt lý thuyết là có, bởi vì chúng tôi chuẩn bị phát hành cuốn sách được người hâm mộ điện ảnh mong đợi - quyển sách về cuộc đời và điện ảnh Vương Gia Vệ; nhưng thật lòng thì những cơn mưa đầu mùa thường mang theo mùi và màu của ký ức, và chúng làm tôi thoáng buồn. Tôi nhớ chính mình những ngày mưa xưa cũ… mà không cách gì gặp lại được. Những thước phim tuổi trẻ hồn nhiên dại dột chạy ngang đầu tôi; thanh âm của tình bạn, tình yêu, những ngày rong ruổi… dội trên tàng cây bên ngoài quán cà phê nơi tôi đang ngồi viết những dòng này… Tôi ngạc nhiên thấy mình lãng đãng, dở dang… như phim Vương Gia Vệ. Có lẽ vì những ngày này tôi đang đọc bản thảo sách và nghe đi nghe lại đến mòn album In the mood for love. Tôi biết ơn nhà làm phim tài ba này, bởi ông đã giúp chúng ta gìn giữ những cảm xúc khó nắm bắt nhất, trong những thước phim tuyệt đẹp. Như nhà phê bình Lê Hồng Lâm đã nói rất hay rằng: “Vương là kẻ chưng cất tro tàn của thời gian.” Tôi rất mong chờ ngày sách được công bố đến bạn, mong sách cũng sẽ được đón nhận như những bộ phim của ông. Cuối thư này, tôi mong, dù thời tiết hôm nay thế nào, mùa mới ra sao, và dù bạn có vui hay không, ta vẫn nhớ rằng ngày mai sẽ đến và ta của hôm nay là toàn vẹn nhất. Thái Minh Châu từ Phục Hưng Books


2

về

STORYTELLERS / TRÒ CHUYỆN

Với NHÀ BÁO

LÊ HỒNG LÂM VŨ TRỤ ĐIỆN ẢNH CỦA

VƯƠNG GIA VỆ


Chào anh Lâm, được biết là anh có dự án cộng tác với dịch giả Bình Bồng Bột trong một cuốn sách về điện ảnh của đạo diễn Vương Gia Vệ, không biết cơ duyên để anh trở thành người hiệu đính cho bản dịch lần này? Hai năm trước, tôi được một người bạn tặng cuốn artbook “The Cinema of Wong Kar-Wai” mà Vương Gia Vệ là đồng tác giả với một tên tuổi khác mà tôi yêu thích: John Powers. Đọc và xem cuốn sách, tôi như vừa được sống lại những năm tháng tuổi trẻ đắm chìm vào thế giới điện ảnh mê hoặc của Vương Gia Vệ lại vừa như được tái khám phá chúng một lần nữa, dưới một góc nhìn khác, khách quan và chủ quan qua cuộc đối thoại của hai tác giả này.

tro tàn thời gian

Sau đó, tôi có chia sẻ một bức ảnh 8 ngôi sao Hongkong ở thời kỳ hoàng kim nhất của họ trong bộ phim Đông Tà Tây Độc với nhan đề là “Tro tàn của thời gian”, để tưởng nhớ về một thời kỳ điện ảnh rực rỡ nhất của Hương Cảng. Trong phần bình luận, Bình Bồng Bột – chắc cũng bị cuốn sách bỏ bùa - bình luận rằng muốn dịch cuốn sách này nhưng… sợ lỗ cho nhà sách vì giá thành có thể sẽ rất đắt và ít người mua.

5

Tôi đáp lại rằng dân chơi sách ở Việt Nam bây giờ đã phát triển lên một tầm mới, họ không tiếc tiền cho những cuốn sách đẹp về mặt thẩm mỹ và có giá trị về mặt nội dung. Tôi cũng đùa rằng, fan của Vương Gia Vệ ở Việt Nam ít nhất cũng phải trên dưới 20.000 người, không lẽ không có đến trên dưới 2000 “fan cuồng” bỏ tiền ra để mua sách sao?!.


Cuộc trò chuyện trên tinh thần ngẫu hứng là chính, nhưng không ngờ ít lâu sau Bình Bồng Bột nhắn cho tôi đã tìm được đơn vị xuất bản mua bản quyền cuốn sách này và đề nghị với tôi sẽ thực hiện cuốn sách này như một dự án mang tính cá nhân, từ khâu dịch, biên tập, in ấn và phát hành. Hơn một năm sau, Bình gửi cho tôi bản dịch. Dù đã đọc bản tiếng Anh, bản dịch của Bình gây cho tôi nhiều hứng thú, bởi sự công phu và tài hoa trong chuyển ngữ của anh, với nỗ lực cao nhất để đem đến một bản dịch thuần Việt nhưng vẫn trung thành và không làm mất đi tinh thần của tác phẩm gốc.

a storyteller

Điều gì đã khiến anh cảm thấy yêu thích cuốn sách này đến vậy? Cuốn sách thực sự đã làm tôi phấn khích trong nhiều ngày liền, vì những góc nhìn và cảm thụ quá đẹp của John Powers về điện ảnh của Vương Gia Vệ và vì những câu chuyện về sáng tạo hay chi tiết hậu trường thú vị mà lần đầu tiên tôi được biết một cách tường tận đến vậy, từ những chia sẻ của kẻ đã sáng tạo ra chúng. Sự say mê đó khiến tôi phải bỏ ra một tuần để xem lại toàn bộ phim của Vương Gia Vệ để có thể cảm thụ sâu hơn thêm những điều mà mình bỏ lỡ trước đây.

6

Những ai nên đọc quyển sách? Và với những người chưa từng xem qua các tác phẩm của Vương Gia Vệ thì có nên đọc không? Những “tín đồ” đích thực của điện ảnh, mê đắm những câu chuyện lãng mạn và những câu chuyện tình dang dở để lại nhiều day dứt. Những người duy mĩ và yêu thích thứ điện ảnh duy mĩ và duy cảm, xem điện ảnh là một thứ “gương soi” để rọi chiếu tâm hồn mình. 4


Vương Gia Vệ, nói như nhà phê bình phim Richard Corliss danh tiếng của tuần báo Time, là “nhà làm phim lãng mạn nhất thế giới, là nhà đạo diễn không thể quay một khung hình xấu. Và là đạo diễn am hiểu nhất về sự quyến rũ.” Còn với tôi, điện ảnh của Vương Gia Vệ là thứ điện ảnh “gây nghiện”, là thứ điện ảnh đại diện tiêu biểu nhất cho thời hoàng kim của Hongkong, cho phong cách làm phim “cool ngầu” hầu như không bao giờ lỗi mốt theo thời gian.

tro tàn thời gian

Có lẽ vì thế mà hầu như ai “bập” vào thế giới điện ảnh của ông hoàng lãng mạn này cũng dễ bị đắm chìm vào đó. Giới làm phim ngưỡng mộ phong cách kể chuyện đầy ma thuật của ông ta, khán giả dễ bị lôi cuốn vào những câu chuyện tình cổ điển mà vẫn đương đại, những người trẻ lạc lối mà vẫn có gì đó tự tại trong thế giới của riêng mình. Đọc cuốn sách này, tôi hiểu vì sao Vương Gia Vệ của điện ảnh, cũng như Haruki Murakami của văn học lại “gây nghiện” với khán giả hay độc giả đến thế, không chỉ ở châu Á mà còn Âu, Mỹ. Với tôi, họ là những tác giả của toàn cầu. Với những người đã xem, thậm chí xem đến “thuộc lòng” từng khung hình của Vương Gia Vệ như tôi, đọc cuốn sách này vẫn gây cho tôi quá nhiều cảm hứng, và như được xem lại những bộ phim của ông một lần nữa, từ chính những diễn giải sâu sắc của tác giả John Powers và của chính Vương Gia Vệ.

7

Còn với những khán giả chưa từng xem phim của Vương Gia Vệ, cuốn sách này có lẽ là một “guidebook” tuyệt vời nhất để khám phá thế giới điện ảnh 4


của ông, từ những điều cơ bản nhất đến sâu sắc nhất. Và đặc biệt là để lại cho người đọc nhiều “hậu vị” lắng đọng. Nó cũng giống như thế giới điện ảnh của Vương Gia Vệ, “nét đẹp trong một bộ phim không chỉ đến từ hình ảnh. Một phim đẹp phải có hậu vị, có thể là một cảnh, một câu thoại hay một khoảnh khắc. Phải có gì đó mà khi phim đi qua rất lâu rồi, nó vẫn ở lại trong lòng khán giả.”

a storyteller

Dưới góc nhìn của anh, không biết quyển sách này và những câu chuyện của VGV có đem đến nhiều giá trị gì cho các nhà làm phim, nền điện ảnh Việt Nam và khán giả Việt Nam? Quá nhiều thứ hay ho, đặc biệt là với những nhà làm phim đang còn hoang mang trên con đường sự nghiệp của mình và ngay cả những đạo diễn đã tạo dựng cho mình được một tên tuổi, một phong cách.

8

Với góc nhìn của một người làm báo và viết điện ảnh lâu năm, cuốn sách này mang lại cho tôi quá nhiều chất liệu tuyệt vời, đặc biệt là những câu chuyện hậu trường làm phim, việc ảnh hưởng và tiếp thu tinh hoa của các bậc thầy thế giới và biến chúng thành chất liệu của riêng mình; chuyện về cách làm việc “teamwork” với hai bậc “kỳ tài” khác là nhà quay phim Christopher Doyle và nhà thiết kế bối cảnh, thời trang Trương Thúc Bình để tạo nên một phong cách làm phim nguyên bản và độc nhất vô nhị. Và đặc biệt là chuyện hợp tác với các ngôi sao điện ảnh tài năng nhất của điện ảnh Hoa ngữ. Riêng những câu chuyện “hậu trường” làm phim với các ngôi sao điện ảnh, những “chàng thơ”, “nàng thơ” của ông như Lương Triều Vỹ, Trương Quốc Vinh, Trương Mạn Ngọc, Lâm Thanh Hà, Kim 4


Thành Vũ, Vương Phi, Củng Lợi, Chương Tử Di… thôi cũng xứng đáng để bỏ tiền mua cuốn sách này rồi. Vương Gia Vệ là đạo diễn đặc biệt yêu thích các ngôi sao điện ảnh và tôi tin chắc rằng, chưa có ai nói về các ngôi sao điện ảnh này hay bằng ông.

tro tàn thời gian

Với các nhà làm phim Việt Nam, tôi chỉ xin dẫn một câu “quote” của Vương Gia Vệ để xem ông ta có nói đúng những điều “gan ruột” của quý vị không: “Một vài người nói làm phim giống như đấu bò vậy. Tôi đúng là một hiệp sĩ phải đối mặt với con bò của mình, tôi phải kết liễu bộ phim trước khi nó kết liễu tôi.”

9

Hình dung về vũ trụ điện ảnh Vương Gia Vệ trong anh như thế nào? Federico Fellini nói rằng “Điện ảnh làm sao nhãng thực tại”. Nếu quả đúng như vậy thì Vương Gia Vệ chính là kẻ sao nhãng thực tại nhất trong thế giới điện ảnh. Phim của Vương chưa bao giờ mô tả hay tái hiện hiện thực. Ngay cả những bộ phim lấy bối cảnh thời gian của thời đại ông đang sống như Trùng Khánh Sâm Lâm, Đọa Lạc Thiên Sứ hay Xuân Quang Xạ Tiết với ít nhiều ẩn dụ chính trị trong đó, Vương vẫn nhìn nó dưới một lăng kính phi-hiệnthực và tràn ngập mộng ảo.Thời gian trong phim của Vương hầu hết đều được nhìn dưới lăng kính siêu hình, và đặc biệt luôn có hình ảnh chiếc đồng hồ xuất hiện trong tất cả các bộ phim của ông. Điều này được John Powers lý giải thật hay trong cuốn sách này: “Quyền năng của chiếc đồng hồ trong phim Vương kéo chúng ta trở lại một trong những chủ đề bất biến của anh - chân lý của vô thường, và sự mất mát không thể tránh khỏi.


Theo cách nào đó, dĩ nhiên, đây là bi kịch chung của loài người. Mọi thứ đều lụi tàn, và ai cũng phải chết - tất cả chúng ta đều rõ điều đó. Sự thật này thật khó nuốt trôi. Riêng phim của Vương chưa bao giờ quên điều đó. Ngay cả những lúc huy hoàng, đáng yêu và rạng rỡ nhất, các bộ phim của anh đều cảnh giác với một thực tế rằng rồi thế giới này lẫn tất cả những gì ta yêu sẽ mãi mãi rời xa chúng ta”.

a storyteller

Còn với tôi, nếu chỉ nói tóm gọn một câu về thế giới điện ảnh của Vương Gia Vệ, tôi sẽ nói: “Vương là kẻ chưng cất tro tàn của thời gian.”

10


LÊ HỒNG LÂM Nhà báo, nhà phê bình điện ảnh. Sinh năm 1977. Tốt nghiệp khoa Báo chí, trường ĐH Quốc gia Hà Nội (1999). Đã có gần 20 năm làm báo với vai trò phóng viên, biên tập viên văn nghệ và thư ký tòa soạn báo, tạp chí. 4 chí lớn trong và ngoài nước. Cộng tác với những tờ báo, tạp Cộng tác viên của một vài LHP Quốc tế. Được mời tham dự một số LHP Quốc tế (Berlin, Bangkok) và một số workshop điện ảnh trong và ngoài nước.

tro tàn thời gian

Hiện là nhà báo tự do và nhà phê bình/nghiên cứu điện ảnh độc lập. Tham gia thỉnh giảng khóa Cảm thụ điện ảnh cho ĐH Hoa Sen và Trung tâm TPD. Tác giả của 6 cuốn sách đã xuất bản: “Xem chữ Đọc hình” (Phỏng vấn, Phê bình Văn chương & Điện ảnh) (2005)

“Chơi cùng cấu trúc” (Phê bình Điện ảnh) (2011) “Cánh chim trong gió” (Tản mạn Điện ảnh) (2016) “Sự lưỡng nan của tình thế làm người” (Phê bình, Tiểu luận Điện ảnh) (2018)

“101 bộ phim Việt Nam hay nhất” (Tuyển chọn, phê bình) (2018) “Người tình không chân dung” (Biên khảo về Điện ảnh miền Nam

11

Việt Nam từ 1954-1975) (2020).


CÂU C HUYỆN CỦA HONG KONG

Chuyện ĐINH ĐỨC HOÀNG kể

12

3

STORIES / CHUYỆN KỂ


Hong Kong là một thành phố nhỏ. Nhưng nó lại có một sức mạnh kể chuyện quá lớn. Thế là những câu chuyện của những góc phố Hong Kong được kể rất nhiều lần – theo bao cách khác nhau bởi bao người khác nhau – cho khán giả châu Á suốt gần nửa thế kỷ. Rốt cục, nếu là người yêu điện ảnh, ai cũng tưởng mình đã đến Hong Kong. Nhắm mắt lại cũng tưởng tượng được không gian. Bạn bước từ dưới ga ngầm Tiêm Sa Chủy lên mặt đường Nathan. Con phố dài tấp nập người qua, và những chiếc taxi màu đỏ hiệu Toyota Comfort, được các bác tài lau chùi kỹ, lấp lánh dưới ánh đèn biển hiệu.

tro tàn thời gian

Đi bộ xuôi xuống một chút, đến gần bờ Vịnh, sẽ là tòa Chungking Masion. Tên tiếng Hoa của nó là Trùng Khánh Đại Hạ, bối cảnh của phim Trùng Khánh Sâm Lâm, đến hôm nay quay lại vẫn nguyên màu sắc mà Vương Gia Vệ đã truyền tải: nó vẫn là một khu người Ấn, với những anh chàng da nâu đang dựa lưng vào tường nghe điện thoại như thể có một giao dịch gì bí hiểm (hay chính Vương Gia Vệ đã tạo ra cái cảm giác bí hiểm ấy cho những anh chàng gốc Ấn này?).

13

Trong một khoảnh khắc, bạn có thể nghĩ rằng bước vào trong tòa nhà này, mình sẽ gặp Lâm Thanh Hà trong chiếc áo choàng dài, bộ tóc giả vàng kim và cặp kính râm to đang len lỏi giữa những quầy hàng chật chội. Và tất nhiên, khung cảnh trước mắt bạn sẽ là những chuyển động 12 hình/giây, những con người nhòe đi, thành một dòng chảy nhiều màu, theo


cách mà Vương Gia Vệ và Christopher Doyle đã xử lý mùa Hè năm 1994 đó, khi họ quay Trùng Khánh Sâm Lâm – bộ phim nằm trong mọi top bình chọn nghiêm túc của lịch sử điện ảnh thế kỷ 20. Bên kia đường, chếch so với Chungking Maison là bến phà Ngôi sao nối Cửu Long và đảo Hong Kong, xuyên qua khung cảnh huyền thoại của Vịnh Victoria. Nhưng bạn không sang đường, mà lách vào trong những con phố nhỏ mạn Đông của đường Nathan. Ở đó có đường Hà Nội. Xa xa bạn sẽ còn gặp cả đường Hải Phòng. Mấy con phố được đặt tên từ thời thuộc địa, kể câu chuyện về một thương cảng quan trọng nhất lịch sử loài người, Hong Kong, cái hub giao thương với mọi trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.

a storyteller

Đứng ở đó, trên những con phố lắt léo của Hong Kong, bạn lại chỉ tưởng tượng ra cảnh Tạ Thiên Hoa hay Âu Dương Chấn Hoa đang chạy rượt bắt với các tay tội phạm, trong bất kỳ một thước phim TVB nào. Bằng Chứng Thép hay Tiềm Hành Truy Kích? Những câu chuyện đã được kể quá nhiều lần, như thể nó là một phần đời của bạn. Bạn đi bộ tiếp qua những phố nhỏ giữa những tòa nhà cao để đến đường Knutsford Terrace, bối cảnh mở đầu cuốn sách này.

14

Đó là nơi Vương Gia Vệ đã lớn lên. Đó là khu dân đại lục di cư sang Hong Kong trong thập kỷ 60 và 70 định cư. Đến hôm nay, nếu mỏi chân, bạn vẫn có thể lạc vào một quán há cảo kiểu phương Bắc ở khu này: không phải dim sum của người Quảng Châu, mà là những viên cảo to bằng nắm đấm người lớn, một thứ thông báo rằng nó đến từ đại


lục. Bản sắc Hong Kong thực chất là bản sắc của sự dung nạp mọi màu sắc, từ Đông sang Tây, từ Bắc đến Nam, và khiến chúng trở thành một tổng thể trong một bức tranh phong cách cyberpunk. Văn hóa Quảng Đông vẫn là chủ đạo, như một la bàn dẫn đường, nhưng họ dung nạp cư dân từ khắp nơi trên thế giới. Người Anh góp một chút, đại lục góp một chút, người Ấn, người Philippines, người Nhật, người Việt Nam góp một chút. Ngay cả phim của Vương Gia Vệ cũng thế. Takeshi Kaneshiro là người Nhật, không nói thạo tiếng Quảng Đông. Vương Phi là người đại lục. Ông quay phim Christopher Doyle lại chỉ nói được tiếng Anh. Thế mà họ gặp nhau, hàng sáng, và quay những thước phim đi vào lịch sử.

tro tàn thời gian

Vương Gia Vệ nói – trong cuốn sách bạn sắp đọc – rằng đường phố Hong Kong như thể là phòng khách của người Hong Kong vậy. Họ không ở trong nhà. Mọi thứ đều diễn ra ngoài phố, kể cả những biến chuyển tâm hồn.

15

Mọi câu chuyện về tâm hồn người Hong Kong đều là câu chuyện về những góc phố Hong Kong. Và mọi câu chuyện về những góc phố Hong Kong đều là chuyện về tâm hồn Hong Kong. Và tâm hồn Hong Kong – do cái bản sắc của việc hấp thụ văn hóa toàn cầu – thật ra lại là câu chuyện về tâm hồn của chúng ta, mọi cư dân trên hành tinh này. Tất nhiên, bậc thầy kể chuyện nào cũng kể câu chuyện của toàn bộ nhân loại thôi, từ Wes Anderson, Asghar Farhadi cho đến Andrey Zvyagintsev. Nhưng ở mấy ông kia, bạn vẫn dễ dàng nói: đây là phim Iran, kia là phim Nga.


Vương Gia Vệ luôn tạo một sự thân thương đặc biệt, vì thực chất sự tồn tại của Hong Kong là một câu chuyện về tất cả chúng ta. Hong Kong là một thành phố nhỏ. Nhưng trong nó lại là một câu chuyện quá lớn. Câu chuyện kỳ diệu này, người Hong Kong quyết định không kể bằng ngôn từ. Văn học thôi thì để Kim Dung dắt người ta vào cõi mộng đi. Còn câu chuyện về những góc phố, phải kể bằng hình ảnh, bằng những ẩn dụ hình ảnh, bằng ánh mắt của Vỹ và tiếng thở của Vũ. Bằng những thước phim 12 hình một giây nhưng lại nhân đôi thời gian, chẳng biết là fastforward hay là slowmotion, chỉ biết rằng nó tạo ra một dòng chảy linh loạn của những sắc màu như Hong Kong luôn thế.

a storyteller

Vương Gia Vệ không tự dưng mà nghĩ ra kiểu quay đó. Ông hiểu thành phố, vì là một người con của đất này.

16


4

PHỤC HƯNG BOOKS TỦ SÁCH PHỤC HƯNG

TỦ SÁCH TẶNG

NÀNG

NHÂN DỊP

8/3

4

PHỤC HƯNG’S BOOKS /TỦ SÁCH PHỤC HƯNG

VỀ CUỐN SÁCH TIẾP THEO TRÊN KỆ SÁCH NHÀ PHỤC HƯNG 17


Nghe đến chủ đề “Tro tàn thời gian”, đọc phần trò chuyện với nhà báo Lê Hồng Lâm và câu chuyện về Hong Kong, có lẽ bạn đã nhận ra cuốn sách mà Phục Hưng muốn giới thiệu đến bạn trong số báo lần này rồi phải không? Đó là một ấn bản rất đặc biệt về điện ảnh của Vương Gia Vệ, một cuốn sách đáng mong chờ đối với những trái tim yêu điện ảnh, mến Hong Kong và say mê những câu chuyện tình dang dở trong phim của đạo diễn họ Vương. Lần đầu tiên, chúng ta có cơ hội đến gần hơn với tư duy làm phim và cuộc đời của Vương Gia Vệ đến vậy. Lần đầu tiên, chúng ta có thể cùng nhau lật mở những bí mật làm nên điều đặc biệt của thương hiệu điện ảnh Vương Gia Vệ. Lần đầu tiên, bạn được chỉ dẫn để khám phá một thế giới điện ảnh có khả năng “gây nghiện” với rất nhiều thế hệ khán giả và người yêu mến điện ảnh suốt nhiều thập kỷ qua. Nếu bạn chưa từng là một trong số đó thì rất có thể, bạn sẽ là người tiếp theo. “Điện ảnh Vương Gia Vệ” - dự án xuất bản sách duy nhất trong năm nay này của Phục Hưng có khiến bạn muốn thêm ngay vào tủ sách nhà mình? Sách xuất bản có giới hạn nên Phục Hưng sẽ ưu tiên cho những bạn đăng ký trước ở danh sách chờ dưới đây, và bạn cũng sẽ nhận được những cập nhật sớm nhất cho đến ngày cuốn sách thành hình.

18


ƯỚC ”: R T H C Ạ nglist i G t i T a Ặ w Đ “ LINK iBook KarWa

h tt p 19

y/PHB s: //bit .l

-Won g


5 RECOMMENDATION FROM PHỤC HƯNG LỜI GỢI Ý TỪ PHỤC HƯNG

Cr: .turntablelab.com

NHẠC JAZZ VÀ DẤU ẤN PHIM VƯƠNG GIA VỆ

20

Playlist


Nếu bạn yêu thích các bộ phim của Vương Gia Vệ thì hẳn bạn cũng ấn tượng với những bản nhạc mà vị đạo diễn tài ba này cẩn trọng đưa vào phim của mình, phần lớn trong đó là những bản nhạc Jazz. Có thể nói, cách kể chuyện trong phim Vương Gia Vệ đặc biệt một phần thể hiện qua cách ông chọn nhạc. Mỗi bản nhạc mang một câu chuyện và liên kết chặt chẽ với ý đồ của đạo diễn, tạo nên một bức tranh rất đặc biệt, mang màu sắc, cảm xúc và nhịp điệu rất riêng, chỉ có trong phim của Vương Gia Vệ.

tro tàn thời gian

Sở dĩ có sự kết hợp tài tình này có lẽ bởi vì, nhạc Jazz và phim của Vương Gia Vệ có nhiều nét tương đồng: sâu lắng, chậm rãi và cũng rất thời thượng. Nhạc Jazz ngẫu hứng như cách mà Vương Gia Vệ làm phim của ông, và cả hai điều này đều khiến chúng ta một khi đã sa vào thì không ngừng say mê, vương vấn.

21

Trong số báo lần này, Phục Hưng muốn cùng bạn cảm nhận không gian quyến rũ và đầy chất thơ mà Vương Gia Vệ đã vẽ ra thông qua âm nhạc với playlist những bản nhạc trong phim của đạo diễn Vương Gia Vệ. Hy vọng sẽ mang lại cho bạn một nguồn cảm hứng mới mẻ, để thấy cuộc đời thi vị hơn biết đâu có thể khiến bạn ngẫu hứng bắt đầu một điều gì đó mang dấu ấn riêng của mình.


Chủ biên Thái Minh Châu Nội dung Phan Linh và Cộng đồng người kể chuyện Phục Hưng Thiết kế Trần Q. Phương Hình ảnh Lê Hồng Lâm, Điện ảnh Vương Gia Vệ, Phục Hưng Books và các nguồn mở THAM GIA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI ĐỌC CỦA PHỤC HƯNG ĐỂ NHẬN NHỮNG QUÀ TẶNG SỚM NHẤT

THAM GIA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KỂ CHUYỆN CỦA PHỤC HƯNG ĐỂ ĐÓNG GÓP NỘI DUNG

MUA SÁCH TẠI:

FANPAGE

SHOPEE

TIKI

Tập san Người kể chuyện - A Storyteller là một sản phẩm nội dung của Phục Hưng Books, vui lòng không sao chép, tái bản khi chưa có sự đồng ý của Phục Hưng.

Cảm ơn bạn.

astoryteller@ phuchungbooks.com

www.phuchungbooks.com

Hệ thống FAHASA, PHƯƠNG NAM, CÁ CHÉP trên toàn quốc


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.