Bản đọc thử artbook Điện ảnh Vương Gia Vệ

Page 1

7


PERHAPS, PERHAPS, PERHAPS

37 VIEWS OF WONG KAR WAI

MỤC LỤC


9

10

CÓ LẼ, CÓ LẼ, CÓ LẼ: 37 GÓC NHÌN VỀ VƯƠNG GIA VỆ

82 86 98 124 154 206 244

SÁU CUỘC ĐỐI THOẠI ĐỐI THOẠI ĐỐI THOẠI ĐỐI THOẠI ĐỐI THOẠI ĐỐI THOẠI

294 300 302

CHÚ THÍCH DÒNG THỜI GIAN LỜI TRI ÂN

ĐỐI THOẠI MỘT: HOÀI NIỆM HAI: KHÔNG PHẢI HITCHCOCK BA: HỒNG KÔNG DẠ KHÚC BỐN: NGOẠI TÌNH NĂM: XA LỘ LIÊN MỸ SÁU: ĐÔNG TÀ, TÂY ĐỘC, NAM ĐẾ, BẮC CÁI


PERHAPS, PERHAPS, PERHAPS

37 VIEWS OF WONG KAR WAI

CÓ LẼ, CÓ

37 GÓC N VƯƠNG


LẼ, CÓ LẼ 11

NHÌN VỀ GIA VỆ


2

Thế giới điện ảnh không thiếu nhân tài, nhưng những đạo diễn sở hữu sự nhạy cảm trời sinh chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vương Gia Vệ nằm trong số đó, cùng Jean-Luc Godard, David Lynch, Abbas Kiarostami, và Hầu Hiếu Hiền. Chỉ nghe tên họ thôi ta đủ mường tượng được cả một thế giới quan. Người xem dễ dàng nhận ra phim của Vương Gia Vệ bởi những nhân vật lang thang vất vưởng, vật lộn giữa tình yêu và sự cô độc, tinh thần lẫn cơ thể mệt nhoài rã rượi. Những khung hình đa sắc giàu tính thẩm mỹ. Những nỗi sầu bi lắng đọng và sự pha trộn giữa các thể loại phim, che mờ ranh giới mơ thực. Cũng vì thế, Richard Corliss, biên tập viên đáng kính của tạp chí Time từng nhận xét anh là “nhà làm phim lãng mạn nhất thế giới.” Vương Gia Vệ không thể quay một khung hình xấu. Trong con người anh là niềm hứng thú với cả nhân vật nữ và nam. Sẽ không quá lời nếu gọi Vương là đạo diễn am hiểu nhất về sự quyến rũ. Anh cũng là một trong những đạo diễn nhận giải thưởng đều tay nhất. Khởi đầu năm 1988 bằng Vượng Giác Ca Môn, Vương lần lượt cho ra đời một tuyển tập đáng được xếp vào danh sách kiệt tác nổi bật xuyên suốt một phần tư thế kỷ. Các phim hay nhất của anh (A Phi Chính Truyện, Trùng Khánh Sâm Lâm, Đông Tà Tây Độc, Xuân Quang Xạ Tiết, Tâm Trạng Khi Yêu—tên tiếng Hoa là Hoa Dạng Niên Hoa và 2046) gặt h phim khác (Vượng Giác Ca Môn, Đọa Lạc Thiên Sứ, và Nhất Đại Tông Sư) cũng độc đáo với những phân đoạn gây sững sờ. Chúng đều dễ thưởng thức. Không như những phim hàn lâm khác như Bela Tarr, Nuri Bilge Ceylan, hay đạo diễn người Áo nổi tiếng “diệt hứng” Michael Haneke, Vương là kiểu đạo diễn nghiêm túc nhưng rất khó “bắt quả tang” ở anh một biểu hiện nghiêm túc nào.

PERHAPS, CÓ LẼ, CÓ LẼ PERHAPS, CÓ LẼ PERHAPS 37 GÓC NHÌN37 VỀVIEWS VƯƠNGOF GIA WONG VỆ KAR WAI

1

Lần đầu tôi và Vương Gia Vệ gặp nhau để thảo luận về cuốn sách này, là tại khách sạn Bốn Mùa, Beverly Hills, nơi được xem như quán Café de Flor của giới điện ảnh đương đại. Tôi nói với anh là cuốn sách phải mang phong cách của Vương Gia Vệ, chứ không phải của tôi. Vì sau cùng, điều thu hút hàng triệu người hâm mộ người đàn ông này chính là bản thân anh và những tác phẩm điện ảnh của anh. Họ muốn được biết rõ hơn về con người, cùng những tâm tư của anh. Vương khẽ chau mày. Luôn giữ thái độ lịch sự và niềm nở, nhưng anh hiếm khi bộc lộ bản ngã bên ngoài nghệ thuật, và không có chút hứng thú nào với việc bóc trần tâm hồn mình. “Nhưng anh mới là người viết,” anh đáp lời. “Còn anh là đạo diễn nổi tiếng mà độc giả muốn tới gần. Quyết định là ở anh. Ta sẽ viết cuốn này thế nào đây?” “Không được nhàm chán,” anh nói dứt khoát. “Nhưng cũng không phải sách chỉ dành cho các chuyên gia điện ảnh.” Anh thấy ớn khi nghĩ đến những dòng chữ lèn kín trang này tràn sang trang khác như đàn kiến. Tôi không phản đối gì, nhưng vẫn mông lung về định hướng. Không thích hướng này là một chuyện, còn thích hướng nào thì lại là chuyện khác. “Chúng ta sẽ cấu trúc cái thứ chết tiệt này thế nào,” tôi hỏi, “để nó bộc lộ được tinh thần của Vương Gia Vệ?” “Anh hỏi sai rồi,” anh đáp. “Điều anh cần hỏi là: quyển sách này sẽ giống một cuốn thực đơn, một thiết bị GPS hay một máy hát tự động?”


13

Qua năm tháng, số giải thưởng anh giành được cứ chất chồng vô số, trong đó có giải Đạo diễn xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Cannes năm 1997, nơi chứng kiến anh trở thành đạo diễn gốc Hoa đầu tiên làm trưởng ban giám khảo. Còn Huân chương Chỉ huy Nghệ thuật và Văn chương từ Bộ trưởng Bộ Văn hóa Pháp; số giải thưởng châu Á thì… đếm không xuể. Tuy nhiên, giá trị thực sự nơi các tác phẩm của Vương Gia Vệ ít được bộc lộ qua các giải thưởng hay sự tung hô của giới phê bình mà nằm ở cách chúng lay động người xem. Mọi người không chỉ thích phim anh, họ cuồng si chúng. (Tại Nhật, khán giả mua những ấn bản đặc biệt kỷ niệm ngày phim phát hành). Tác phẩm của Vương không chỉ đơn giản khiến giới mộ điệu phát điên—tôi vẫn còn nhớ cảm giác rùng mình thích thú khi lần đầu xem Trùng Khánh Sâm Lâm—mà còn kích thích các nhà làm phim khác. Anh là kiểu đạo diễn mà vô số đạo diễn trẻ muốn noi theo. Phim anh sở hữu một phong cách mạnh mẽ đến mức trở thành mồi ngon cho các phim giễu nhại. Tác phẩm của anh đã bị đạo, sao chép và khai thác vô số. Bạn có thể nhận ra dấu ấn của anh ở khắp nơi, từ Lost in Translation của Sofia Coppola cho tới series truyền hình Mad Men (biên kịch và nhà sản xuất của nó, Matthew Weiner, là một fan của Vương) lẫn hằng hà sa số phim thương mại. Phim của Vương thực sự đã thay đổi thị hiếu của khán giả. Đâu đã hết, vì cái tên Vương Gia Vệ còn gắn liền với những giai thoại. Giống như Haruki Murakami (người Vương ngưỡng mộ), anh đóng vai trò như một cầu nối văn hóa Đông—Tây, hay việc anh được xem như một trong những biểu tượng cho sự Ngầu trong giới điện ảnh, với cặp kính râm đã thành thương hiệu lẫn bản sắc. Chính phương pháp làm phim không giống ai của Vương đã tạo ra vô số huyền thoại, tin đồn và chuyện phiếm. Chủ đề quả thực không đếm xuể: từ chuyện Vương liên tục thay đổi phong cách từ phim này sang phim khác kiểu gì cho đến chuyện anh công bố dự án rồi cho nó rơi vào quên lãng ra sao. Hay chuyện anh mời ngôi sao lớn rồi cắt sạch những phân đoạn của họ ra khỏi bản dựng cuối. Rồi chuyện anh cho quay hàng tháng, thậm chí hàng năm, chỉ để cố gắng “bắt” cho được mạch câu chuyện. Chuyện anh từng khiến nhà đầu tư vò đầu bứt tóc cũng thú vị. Tất nhiên làm sao thiếu được chuyện vì sao anh được mệnh danh là “ông hoàng trì hoãn”—“khét tiếng” nhất là vụ Cannes phải hoãn buổi công chiếu ra mắt phim 2046 chỉ vì cuộn phim… chưa đến—thậm chí có đến thì cũng… chưa hoàn chỉnh. Mấy chuyện kiểu này có nhiều dị bản, đa số được thêu dệt, có những chuyện sặc mùi thuyết âm mưu mà phải tầm cỡ Thomas Pychon mới nghĩ ra nổi. Tất cả đã tạo ra một Vương Gia Vệ lừng danh—và bí ẩn.

3

Vương Gia Vệ cao hơn một mét tám hai, hơn cả tấc so với chiều cao trung bình của người Hồng Kông. Nước da khỏe khoắn và mái tóc đen húi cua làm anh trông trẻ hơn một người ở tuổi trung niên. Mũi anh rộng, miệng anh cũng thế, dẫu đoạn về sau ta khó tìm thấy sự gợi cảm ướt át từng có trong các bức ảnh chụp anh thời trẻ. Khi cười, khá thường xuyên, miệng Vương hơi lệch một chút lộ răng cửa khiến anh trông dễ gần hơn. Đôi mắt trông chăm chú sau cặp kính trắng có gọng sừng mà anh luôn đeo thường nhật—ở nhà, chỗ làm, đi chơi. Khi Vương đã mang chiếc kính râm thành thương hiệu của mình, cảm giác như cảnh sát gắn bao súng lên người vậy. Tức là tới… công chuyện. Tác phẩm của anh nổi tiếng, và lắm lúc cũng… tai tiếng, là rất thời trang. Nếu không thì đời nào bảo tàng nghệ thuật Metropolitan lại mời anh làm đạo diễn nghệ thuật cho dạ tiệc thời trang Met Gala 2015 với chủ đề: Trung Hoa: Nhìn qua lăng kính?—Dẫu phim thời trang là thế,


PERHAPS, CÓ LẼ, CÓ LẼ PERHAPS, CÓ LẼ PERHAPS 37 GÓC NHÌN37 VỀVIEWS VƯƠNGOF GIA WONG VỆ KAR WAI

nhưng Vương lại không phải là mẫu đàn ông bảnh bao. Không giống David Lynch hay Wes Anderson, anh không có lợi thế ngoại hình. Anh thích áo phông trắng sọc xanh lam của Gap (nhà anh có… cả kho), áo polo dài tay, mặc cùng quần jeans, không sơ-vin. Nếu phải lên đồ chụp hình, anh có thể đổi sang sơ mi màu tím than, hoặc diện áo khoác Moncler đen, không phải để cho phong cách hay thanh lịch mà chỉ vì anh biết áo trắng thì khó lên hình. Anh sẽ đeo cà vạt đen đến những nơi trang trọng, như tại Cannes chẳng hạn (chỉ vì mặc khác đi sẽ thành khiếm nhã và ngu ngốc). Những lúc còn lại anh chỉ thích trang phục thoải mái. Đến sự hóm hỉnh của anh cũng giản dị. Không phải người pha trò bẩm sinh, cũng không chủ động tạo ra những cách ngôn dí dỏm kiểu Oscar Wilde, anh thường góp vui nhẹ nhàng và đưa ra những bình luận khác thường, kỳ quái. Tôi đã thăm văn phòng công ty anh, Trạch Đông (Jet Tone), một vài tuần trước khi nó được chuyển tới tầng 21 Tòa nhà Park Commercial ở Vịnh Đồng La—và ở đó suốt 10 năm qua. Khi người bạn và cũng là “tiểu đệ” của anh, Vương Tiểu Đệ (Norman Wang) tiến lại bảo chúng tôi rằng không ai bắt nổi WiFi để làm việc, Vương nhún vai. “Văn phòng bảo chúng ta nên biến đi rồi. Nó khó ở đấy.” Không phải tự nhiên mà trong Trùng Khánh Sâm Lâm lại có cảnh chàng cảnh sát tâm sự với cục xà bông về mấy chuyện buồn vu vơ. Trong công việc, Vương luôn nuôi dưỡng bầu không khí tin cậy với sự điềm tĩnh làm trung tâm, nghe hơi mâu thuẫn với con người vẫn mang danh là “ông hoàng trì hoãn.” Nhưng trong số những kẻ lươn khươn, tức là nhìn đủng đỉnh nhưng bên trong tràn ngập năng lượng để chạy với kỳ hạn, anh tin mình chỉ làm việc tốt dưới áp lực và chỉ có áp lực mới kích thích những phẩm chất thượng thặng trong anh. “Tôi thích kịch tính,” anh nói với cái giọng sao-phải-xoắn của một người thực ra cũng không thích mọi thứ xoắn lên cho lắm. Dù không khó tính và dễ nổi nóng như nhiều đạo diễn khác, nhưng sự rộng lượng dễ chịu của anh cũng thường tự mâu thuẫn với tính nôn nóng mãnh liệt. Con người anh, trên thực tế, là sự pha trộn ấn tượng của siết chặt và buông lỏng, tập trung và lơ đễnh, vừa ám ảnh kiểm soát lại vừa thoải mái trong hỗn loạn. Khi đã có đích đến trong đầu—chẳng hạn như dự họp báo Cannes, hay đến Đồng La Loan dùng bữa trưa ở nhà hàng Classified, anh sẽ sải những bước dài quả quyết. Nhưng trong văn phòng Trạch Đông, nhịp độ của anh chậm lại, gần như lê thê. Anh hay tự “thả trôi” mình từ phòng này qua phòng khác. Tuy nhiên, đừng nghĩ là anh đang giết thời gian. Giống như những bộ phim của mình, Vương lang thang… có mục đích. Có lề lối sinh hoạt và thói quen của một con cú đêm—lý do khiến rất nhiều phim của anh được bấm máy chỉ sau khi tắt nắng—Vương thường làm việc muộn nhưng hầu như là tại gia. Không ai dám chắc anh hay làm gì, chắc chỉ có Dĩ Cận vợ anh là rõ. Vô cùng kín đáo, anh ít chè chén hơn nhiều so với hồi đầu tôi gặp. Không hút thuốc, bớt hẳn rượu. Có chăng, khi khách đến chơi nhà, anh lại đóng vai chủ trò, đưa bạn bè và đồng nghiệp thân thiết đi xõa ở quán bar Juliette’s Wine, cũng là chỗ mà giới làm phim bản địa hay lui tới gần văn phòng cũ của anh tại Vịnh Đồng La, nơi anh chủ trì cuộc vui tại cái bàn góc phòng, trong vai nửa ông chủ nửa đại ca. Ngả lưng vào ghế, chân duỗi dài dưới bàn, anh sẽ chọc quê Vương (Tiểu Đệ) vì bộ cánh (không giống như Vương, Tiểu Đệ đổi bộ sưu tập thời trang theo tuần), nói về chuyện diễn ra ở Hollywood—năm này qua năm khác. Anh cứ hỏi tôi về Scorsese hoặc chuyển qua tán gẫu về vài đạo diễn ở Đại lục. Văn hào Henry James vốn nổi tiếng là không bỏ lọt lấy một con ruồi, và Vương cũng có phẩm chất này—anh hấp thụ mọi thứ. Ngay cả khi anh đang tụ bạ bạn bè hay ngồi riêng với một nhà văn như tôi, người đang ghi lại từng lời anh, ở anh vẫn toát ra một khoảng cách; cứ như một phần hệ trọng trong tâm trí anh đang


chu du nơi khác. Có lẽ anh thà đi đọc sách còn hơn. Các bức tường trong văn phòng anh nêm kín bằng những cuốn sách đã sờn gáy và cong trang. Tôi từng nói đến chuyện mình thích Gumshoe, một bộ phim hay nhưng bị thờ ơ của Stephen Frears. “Tôi cũng thích nó đấy,” anh nói, đoạn bước lại kệ, lấy ra cuốn tiểu thuyết nguyên tác mà chắc chắn anh cũng đã đọc. Vào mùa hè năm 2014, chúng tôi gặp nhau tại New York, nơi anh đến để bàn chuyện tổ chức Met Gala với chủ đề Trung Quốc. Tôi hỏi dạo này anh làm gì. “Ở văn phòng thôi,” anh đáp. “Làm gì mới được chứ?,” tôi hỏi tiếp. Anh bảo: “Chả làm gì cả.” Lúc ấy anh đang làm phiên bản 3D của Nhất Đại Tông Sư, chuẩn bị sản xuất một bộ phim ở Thượng Hải, hợp tác làm phim truyền hình với một nhà biên kịch Hollywood, đi gặp Viện Trang phục bàn về show thời trang chủ đề Trung Quốc và cố gắng chốt xong hợp đồng làm phim tiếp theo. Đối với anh, tất cả những chuyện này đều không khác gì ăn không ngồi rồi hết. Vương chỉ là chính mình khi làm phim.

4 15

Nếu có cảnh quay nào lột tả được độ mẫn cảm của một nhà làm phim, đó sẽ là đoạn mở đầu trong phim đầu tay năm 1988 của Vương Gia Vệ, Vượng Giác Ca Môn. Màn hình chia làm hai phần. Bên trái và phía dưới, ta thấy phố xá với dòng người trên vỉa hè, xe cộ vun vút lướt qua. Còn bên phải là một dãy màn hình TV màu xanh ngọc đang chiếu cảnh mây trôi, tương phản với đường phố bên dưới. Chỉ với cảnh quay này thôi, không cần phải thêm thắt bày vẽ gì—trong vai một điểm tham chiếu vạn vật—Vương báo trước cho chúng ta rằng tác phẩm của anh sẽ không phải một thứ đơn giản và ngây ngô: Anh xử lý hình ảnh rất có ý đồ. Mang âm hưởng hậu hiện đại một cách tự nhiên, cảnh quay này đặt chúng ta, và bộ phim, vào giao cắt phức hợp của cuộc sống với vô số những phản chiếu bão hòa và ký ức rối ren. Công việc của anh vẫn nguyên vị tại giao lộ này từ đó tới nay, với ngày càng nhiều công trình khổng lồ và ngoạn mục mọc lên quanh nó.

5

Vượng Giác Ca Môn là màn chào sân tinh khiết nhất có thể của Vương Gia Vệ vào làng điện ảnh Hồng Kông, và anh ngay lập tức cho thấy sự khác biệt so với những nhà làm phim khác. Là phần thứ hai trong bộ ba phim (bộ ba phim có liên kết với nhau - ND) phim xã hội đen mà Vương cùng làm với người “đồng chí” trong điện ảnh của mình— Đàm Gia Minh. Nó được làm để tận dụng thành công mang tầm tâm thức thời đại của bộ phim giang hồ Anh Hùng Bản Sắc do Ngô Vũ Sâm đạo diễn, một trong những phim đã thành tiêu chuẩn của điện ảnh Hồng Kông thập niên 80. Ấy vậy mà nguồn cảm hứng sâu xa của bộ phim lại tới từ ngoại quốc. Mối quan hệ giữa hai tay ma cô Hoa và Ruồi rõ ràng chịu ảnh hưởng từ cặp Harvey Keitel và Robert DeNiro trong Mean Streets6 của Martin Scorsese. Lưu Đức Hoa vào vai Hoa, một tay anh chị máu mặt của Hội Tam Hoàng, người luôn thầm khát khao được rửa tay gác kiếm. Nhưng y cứ luôn phải che chở cho thằng đệ Ruồi có máu điên (Trương Học Hữu thủ vai), một kẻ thất thường pha trộn giữa tính vênh vang và lòng thù hận


PERHAPS, PERHAPS, PERHAPS

37 VIEWS OF WONG KAR WAI


17


6

Tên tiếng Anh của bộ phim là As Tears Go By, hiển nhiên là bắt nguồn từ bài hát cùng tên của ban nhạc Rolling Stones. Mặc dù đủ sức gợi, nhưng nó vẫn thiếu chiều sâu, thiếu cái đặc trưng Đông—Tây pha trộn của tên nguyên gốc tiếng Quảng Đông. Vượng Giác Ca Môn (Wang jiao kamen), hay là Vượng Giác Tạp Môn (Mongkok Carmen), cả hai đều đặt câu chuyện vào một quận cụ thể của Cửu Long, và việc ám chỉ đến vở nhạc kịch Carmen của Bizet (phỏng theo tiểu thuyết cùng tên của Merimee) khiến cho bộ phim khác biệt hẳn với những phim giang hồ nhảm nhí khác. Với trung tâm thực sự của câu chuyện là mối tình xấu số của Hoa dành cho Nga, Vương đã bẻ-ghi một bộ phim tội phạm để nhường chỗ cho câu chuyện lãng mạn.

CÓ LẼ, CÓ LẼ CÓ LẼ 37 GÓC NHÌN37 VỀVIEWS VƯƠNGOF GIA VỆ KAR WAI PERHAPS, PERHAPS, PERHAPS WONG

có thể sánh với Người Dưới Hầm của Dostoevsky. Cùng lúc đó, Hoa phải lòng cô em họ ngọt ngào của mình là Nga (Trương Mạn Ngọc), một bồi bàn ở Đại Nhĩ Sơn. Nga là hiện thân cho cuộc sống trong sạch mà y khao khát nhưng không bao giờ đạt được. Tình huynh đệ với Ruồi sẽ đào mồ chôn Hoa, không thể khác được. Tại sao lại không thể khác? Một phần vì tính cách của Hoa chính là số phận của y—quá trọng tình nghĩa. Sự thủy chung này trở thành điểm yếu của y. Và chuyện đời của y nằm đúng ở giao lộ giữa thân phận và chuyện thế tục, vốn được gợi ý trong cảnh quay mở đầu phim. Tất cả chúng ta đều đã xem phim đủ nhiều để hiểu rằng không chỉ lựa chọn của Hoa khiến y bị giết, mà đấy còn là logic tàn nhẫn của các bộ tiểu thuyết ba xu. Xét về phong cách, Vượng Giác Ca Môn là một thành công không thể chối cãi. Minh chứng tốt nhất cho nhận định này là sự ngưỡng mộ không giấu giếm của đạo diễn bậc thầy Quentin Tarantino. Quentin bảo tôi rằng anh ngưỡng mộ nó đến mức phải kêu (nhà sản xuất) Harvey Weinstein phát hành phim này. (Nhưng Harvey đã không làm theo). Chả sao cả. Bộ phim gây sốt ở Hồng Kông, vẫn là thành công vĩ đại nhất của Vương ở quê nhà cho đến khi Nhất Đại Tông Sư xuất hiện 25 năm sau. Sự lan tỏa này thật dễ hiểu. Vương đã bắt đúng mạch cảm xúc. Chúng ta cảm nhận được sự sống động của các nhân vật, từ khát khao cuồng dại và ngu ngốc muốn trở thành đại đầu gấu của Ruồi cho đến cái nhìn giằng xé trong mắt Lưu Đức Hoa khi Hoa chết. Ngay từ đầu, Vương Gia Vệ đã biết cách khai thác tốt nhất năng lực của các diễn viên. Ở đây là việc anh lột tả gọn gàng sự trống rỗng sắc cạnh như lưỡi dao của Lưu Đức Hoa, tương phản với tâm hồn ngọt ngào của Trương Mạn Ngọc, người mà ông đã nhìn ra được chiều sâu và tài năng mà chưa đạo diễn nào trước đó để ý đến. Bộ phim này giúp cô được nhìn nhận như một diễn viên thực thụ. Toàn bộ phim được tiếp thêm sinh lực bởi sự thất thường gần như cuồng dại của vai Ruồi do Trương Học Hữu đóng. Anh đã truyền tải chất DeNiro với năng lực và đam mê đáng kinh ngạc, mang đến một vai kinh điển và sự nhập vai tuyệt đối trong toàn bộ sự nghiệp của Vương Gia Vệ. Con Phố Tồi Tàn (Mean Streets) là thế giới huyễn tưởng của Scorsese dựa trên chính cuộc sống mà ông đã chứng kiến khi còn là một cậu bé mắc hen suyễn, nhìn ra bên ngoài từ cửa sổ căn hộ tại khu Little Italy—và thấy cuộc sống đáng sợ, nguy hiểm nhưng đầy cuốn hút bên dưới. Vượng Giác Ca Môn cũng diễn ra không xa những con phố tồi tàn của khu Cửu Long. Ở nơi đó, Vương nói, anh đã nhìn thấy các cô gái đưa thủy thủ người Mỹ về nhà. Tôi hỏi anh rằng, liệu có giống như Scorsese, anh đã nhìn thấy—và có thể đã mơ mộng về—những gã du côn rắn mặt bụi đời? Đây có phải là một trong những nguồn cảm hứng giúp anh làm Vượng Giác Ca Môn? “Không,” anh giật nảy thích thú. Anh lấy đâu ra cái ý tưởng ngớ ngẩn ấy thế?


Thời điểm ấy, có vẻ Vương chỉ đơn giản tìm cách chải chuốt câu chuyện giang hồ trong một thập niên bội thực bởi phim xã hội đen. Trên thực tế, anh đã khởi sự theo đuổi một đề tài vĩ đại, thậm chí không thể tránh khỏi, rồi lặp đi lặp lại trong mọi bộ phim sau đó: khao khát lãng mạn, và sâu sắc hơn là sự lãng mạn của mất mát. Tác phẩm của Vương là một vũ trụ của những cơ hội bị bỏ lỡ, những mối quan hệ thất bại, những chuyến tàu điện lầm lũi chạy xuyên đêm. Trẻ hay già, đã kết hôn hay còn độc thân, thẳng hay đồng tính, các nhân vật của anh rốt cục đều khám phá ra điều Leonard Cohen đã hát—không có cách nào chữa khỏi tình yêu. Đấy xứng đáng là nhan đề của cuốn sách này. Vương bị ám ảnh chủ đề này đến nỗi người ta có thể tưởng anh là một nghệ sĩ thất tình thường trực. Kiểu như Edgar Allan Poe đau đớn để tang người bạn đời nhỏ tuổi Virginia, F. Scott Fitzgerald vượt qua cuộc hôn nhân đầy cảm xúc và bão tố với Zelda, hay Woody Allen nếm đủ ngọt bùi đắng cay với đàn bà. Trên thực tế, tình trường của Vương hoàn toàn khác với những gì diễn ra trong phim anh. Anh đang trải qua cuộc hôn nhân viên mãn với người vợ Dĩ Cận. Họ có một con trai, tên Thanh, sinh viên khoa học tại Đại học California ở Berkeley. Họ đã kề cận nhau kể từ lần đầu gặp gỡ khi cùng bán quần jeans tại một shop thời trang ở khu Cửu Long. Chàng mới 19. Nàng thì 17. Gần 40 năm đã trôi qua. “Tôi tò mò chút,” có lần tôi hỏi anh. “Sao phim của anh toàn mấy chuyện tình bất hạnh vậy? Trong khi đời anh thì hạnh phúc thế.” Anh suy nghĩ một lúc. “Có lẽ bởi tôi hạnh phúc đấy,” cuối cùng anh đáp. “Nghĩ về một cuộc đời khác với cuộc đời ta đang sống luôn luôn thú vị. Nó kích thích trí tưởng tượng.” 19

7

Bạn không thể hiểu tường tận con người Vương Gia Vệ nếu chưa gặp anh đi cùng vợ, tên đầy đủ là Trần Dĩ Cận, một phụ nữ Thượng Hải nhỏ nhắn, quyến rũ, thẳng thắn đáng ngưỡng mộ và giống như chồng mình, rất sâu sắc. Chúng tôi từng gặp nhau nhiều lần trước đây, nhưng trong lần đầu gặp cô ở Hồng Kông để bắt đầu cuộc phỏng vấn cho cuốn sách này, Dĩ Cận lập tức bảo tôi: “Thật vui khi thấy anh cười. Lần gần nhất chúng ta gặp nhau nom anh phiền muộn quá, tôi cứ nghĩ anh sẽ báo với chúng tôi tin gì xấu.” Thực tế là đêm ấy tôi rất khó chịu vì phải lái xe gần một tiếng đồng hồ mới tới được khách sạn Vương trú chân tại Beverly Hills, đến nơi còn phải tiếp tục ngồi chờ anh ta tận 40 phút, mà chính anh ta chủ động chọn thời gian cuộc hẹn chứ nào phải tôi. Tôi tự vấn: sao mình lại bỏ hết thời gian rảnh rỗi để viết sách cùng một ông chúa lươn khươn. Tôi đồ rằng Dĩ Cận hiểu đáp án hơn ai hết. Cả hai đã ở bên nhau gần bốn thập niên, và khi Vương không đi quay hay ở văn phòng, khả năng rất cao là anh đang ở nhà với Dĩ Cận, người luôn bị “bỏ rơi” mỗi khi anh ra ngoài làm phim. Quan sát họ ở cạnh nhau, bạn cảm nhận rõ sự tin cậy họ dành cho nhau. Họ chia sẻ một mối quan hệ đáng yêu, Vương chăm vợ ân cần hết sức, Dĩ Cận trêu chọc cà khịa Vương về những chuyện thường chả mấy ai để tâm. Tuy nhiên, cô “đồng vợ đồng chồng” đến nỗi khi tôi hỏi tên bộ phim của Vương Gia Vệ cô yêu thích, cô trả lời ngay tắp lự: “Nhất Đại Tông Sư.” Bất kỳ nhà làm phim nào cũng sẽ xác nhận đây là đáp án chính xác. Bộ phim mới nhất luôn là bộ phim hay nhất. Cách họ đến với nhau tựa như một cảnh trong phim của Vương Gia Vệ tại khu Cửu Long những năm 1970. Họ cùng làm thêm vào mùa hè ở một cửa hàng bán quần jeans. Sau khi


Về phần mình, Dĩ Cận bảo cô chẳng thấy Vương thay đổi gì trong ngần ấy năm. Anh vẫn tốt bụng và điềm tĩnh lạ thường. Và sau tất cả— những cảnh phim ngốn vô số thời gian, những thất bại rợn người lẫn thành công đầy phấn khích, hay việc nuôi dạy đứa con trai của họ, Thanh—cô vẫn luôn là mỏ neo lẫn phao cứu sinh của đời anh. Mùa hè năm 2013, Vương nói với tôi về suy nghĩ giải nghệ, một phần vì Thanh đi du học xa nhà nên anh muốn dành nhiều thời gian hơn cho Dĩ Cận. Và anh biết cô muốn điều đó. Khi tôi nhắc lại chuyện này sau đó một năm, cô mỉm cười: “Trước khác, giờ khác,” cô bảo. “Mọi sự thay đổi nhanh lắm.”

PERHAPS, CÓ LẼ, CÓ LẼ PERHAPS, CÓ LẼ PERHAPS 37 GÓC NHÌN37 VỀVIEWS VƯƠNGOF GIA WONG VỆ KAR WAI

làm việc với nhau 10 tiếng mỗi ngày, cả hai nhận ra mình phải lòng nhau, nhưng đều án binh bất động. Dĩ Cận cứ nuôi hy vọng rằng chàng sẽ xin số điện thoại của cô—sự kiêu hãnh không cho phép cô là người chủ động—nhưng Vương vẫn tiếp tục làm cô phải hy vọng trong bực dọc. Từ đó, anh đã là người lươn khươn rồi. Mãi đến ngày cuối làm việc chung, anh mới mở lời. “Tôi có thể cho anh số điện thoại,” cô nói với Vương, “nhưng 6 chữ số tôi chỉ cho anh biết 5 thôi. Nếu muốn gọi cho tôi thì anh phải nỗ lực.” Nàng rất muốn chàng gọi nhưng chàng đã bắt nàng phải chờ đủ 3 ngày. Khi nàng hỏi lý do, chàng nói mình đã phải thử tới ba số điện thoại khác nhau mới gọi trúng số nàng. “Ít nhất thì anh ấy cũng cố gắng,” cô cười khi nhớ về việc ấy. “Sau này anh ấy cũng sử dụng ý tưởng đó cho một cảnh quay trong Vượng Giác Ca Môn, khi Trương Mạn Ngọc giấu cái ly của Lưu Đức Hoa.” Mặc dù đã chính thức yêu nhau, mãi hơn một thập niên sau họ mới đăng ký kết hôn, khi Vương hoàn thành bộ phim đầu tay ấy. “Chúng tôi quyết định kết hôn sau khi đóng máy,” anh nói. “Chúng tôi đã đăng ký kết hôn từ trước khi bấm máy và lên kế hoạch tổ chức đám cưới ở New York ngay sau khi phim xong. Cô ấy bay đến New York để chuẩn bị đám cưới trong khi tôi ở lại làm hậu kỳ. Sau khi phim phát hành, tôi bay đến Hoa Kỳ và ngay ngày hôm sau tổ chức cưới tại nhà của bố vợ ở New Jersey. Tiệc cưới diễn ra bên bờ biển gần nhà. Đó quả thực là khoảnh khắc tuyệt diệu trong đời.” Đến tận lúc ấy, Dĩ Cận mới được xem bộ phim mà cô đã dành cả thanh xuân chờ Vương làm. Cô xem nó ở Nhà Hát Rosemary trong khu phố Tàu, nơi Quentin Tarantino đưa Harvey Weinstein và Uma Thurman đi xem Trùng Khánh Sâm Lâm vài năm sau. “Tôi đoán nơi đó đã ban phước lành cho bộ phim,” Vương bảo, “Tôi rất buồn khi cuối cùng chủ sở hữu quyết định tháo phim xuống.”


8

21

Thành công của Vượng Giác Ca Môn trọn vẹn tới mức, nếu như anh tiếp tục theo dòng phim ăn khách này, giờ đây chúng ta sẽ thấy một Vương Gia Vệ rất khác. Cứ thử hình dung Vương tả xung hữu đột ở Hollywood thập niên 90, cùng những đồng hương Hồng Kông như Ngô Vũ Sâm, Thành Long, Trần Khả Tân tạo ra những bom tấn hoành tráng, đắt đỏ và chắc cũng tẻ nhạt hơn, kiểu như “Tribeca Sâm Lâm” hay “Tâm trạng khi giết!” với Keanu Reeves và Winona Ryder thủ vai (Vương luôn thích diễn viên có ngoại hình đẹp), sau đó quay lại Hồng Kông thời hậu “Rồng đổi màu,” nơi mà ngành công nghiệp điện ảnh, cũng như phần còn lại của đặc khu và sắp tới là thế giới, sẽ đều hướng về Trung Quốc đại lục. Tất nhiên là Vương đã không làm thế. Vượng Giác Ca Môn cho thấy anh đã tìm ra cách vượt qua những công thức ràng buộc của dòng phim xã hội đen. Không chỉ vì phương pháp làm phim chẳng giống ai sau này sẽ trở thành quy chuẩn lẫn lời nguyền của chính anh, tự viết kịch bản trước mỗi ngày đi quay, mà còn ở cách anh phô diễn đẳng cấp ấn tượng trong sáng tạo của mình. Mặc dầu vẫn thỏa hiệp, tuân theo những khuôn mẫu hiện thực gai góc về chân dung của giới (xã hội đen)—đây là phim mà các ngôi sao ăn mặc xuề xòa nhất trong các tác phẩm của Vương Gia Vệ—anh vẫn chủ động tránh xa chủ nghĩa hiện thực. Anh phối màu phim ngập trong hai sắc xanh và đỏ, một thủ pháp thị giác tạo tương phản ấm và lạnh, màn hình sẽ tăng gam đỏ trong những khoảnh khắc cần tạo cảm giác bạo lực. Anh dựng cảnh Hoa đến thăm Nga ở Đại Nhĩ Sơn như một MV khá dài, chân thật đến táo bạo nhưng vẫn hấp dẫn trên nền bài “Take My Breath Away,” phiên bản tiếng Quảng, ca khúc mà Tony Scott đã sử dụng làm nhạc trong các cảnh yêu đương của phim Top Gun hai năm trước đó. Một cách không lẫn vào đâu được, anh quay các phân cảnh hành động của mình theo lối khác xa với các pha hành động nhanh, bản năng và dứt khoát của Ngô Vũ Sâm. Cho quay với tốc độ 12 hình/giây rồi làm chậm lại bằng kỹ thuật chồng hình, anh biến những cuộc ẩu đả thường ngày thành các pha tỉ võ theo trường phái ấn tượng. Với từng cú đấm và giậm nhảy để lại loại lưu ảnh dạ quang mà bạn thường thấy khi sử dụng LSD, các pha hành động trở thành một vệt mờ mơ mộng. “Gia Vệ thích sự huyền ảo,” Trương Thúc Bình, nhà thiết kế bối cảnh, thiết kế phục trang và dựng phim lâu năm của Vương, cười bảo. Tham vọng của Vương thể hiện rất rõ trong các cảnh hành động mờ ảo. Mặc dù anh không thể hoàn toàn bất chấp các quy tắc của dòng phim xã hội đen cũng như Hoa không thể gột rửa cuộc sống giang hồ, nhưng bạn có thể cảm nhận rằng anh muốn nhồi thuốc súng vào các chất liệu ấy và làm nó bùng nổ như pháo hoa. Từ cảnh quay mở đầu phim với cơ man màn hình TV cho đến ánh mắt xoáy sâu đau đớn khi Hoa chết, bạn có thể thấy anh đã vượt qua giới hạn của điện ảnh thương mại Hồng Kông và bắt đầu tiến vào cõi nghệ thuật thực sự của riêng mình, một nhà làm phim thương hiệu VGV. “Khi đó tham vọng của anh lớn cỡ nào?” có lần tôi hỏi anh. “Tôi muốn,” anh đáp, “là một trong những nhà làm phim vĩ đại nhất thế giới.”

9

Trong những năm sau thời kỳ hoàng kim của Làn Sóng Mới cuối những năm 1950 và đầu 1960—chứng kiến sự trỗi dậy của những nhà làm phim như Antonioni, Renais, Godard, và Oshima, tất cả đều vận dụng ý niệm của chúng ta về kể chuyện— cả nhà làm phim lẫn khán giả đều đánh mất nhiều tham vọng. Phim ảnh trở lại như trước đây, với những cấu trúc quen thuộc để tải các câu chuyện. Nhưng Vương Gia Vệ chưa từng


PERHAPS, CÓ LẼ, CÓ LẼ PERHAPS, CÓ LẼ PERHAPS 37 GÓC NHÌN37 VỀVIEWS VƯƠNGOF GIA WONG VỆ KAR WAI

lưu tâm đến cách kể chuyện ấy, điều này thể hiện rõ qua quá trình lẫn cách hoàn thành một bộ phim của anh. Trong ngày đầu tiên bấm máy quay Vượng Giác Ca Môn, Vương đã khám phá ra một sự thật quan trọng về bản thân: Anh không phải kiểu đạo diễn có thể làm việc với một kịch bản hoàn chỉnh và một kế hoạch quay phim rõ ràng. Thay vào đó, anh đã mở một lối đi riêng và theo nó từ đó đến giờ. Bắt đầu với bộ khung của một câu chuyện—khá chi tiết trong trường hợp của Vượng Giác Ca Môn, hay gần như không tồn tại, có thể nói vậy, với Xuân Quang Xạ Tiết—anh cứ vừa quay vừa viết kịch bản, ngày này qua ngày khác, thường xuyên thay đổi mạch chuyện khi phát hiện hướng đi tiềm năng hơn, khám phá ra những phẩm chất bất ngờ của diễn viên, hoặc đơn giản là chữa cháy các lỗ hổng trước đó. “Tôi muốn anh xem toàn bộ phần bổ sung,” anh từng nói với tôi về những cảnh bị cắt bỏ trên phim nhưng được ghi lại trong bản DVD, “để anh thấy mọi khả năng, mọi đường ngang ngõ tắt có thể của một bộ phim.” Bạn có thể tưởng tượng cảnh Alfred Hitchcock hay Robert Bresson vò đầu bứt tai trước sự vô tổ chức một cách cố ý của Vương, cái tính cứ thích đẽo cày giữa đường của anh. Trên thực tế, cách làm việc của Vương phù hợp với sự mẫn cảm của anh. Chúng không xoay quanh thực trạng xã hội, bới móc tư tưởng, phân tích tâm lý nhân vật hay làm những thứ bằng phẳng, dễ hiểu mà hầu hết các phim khác đều làm. Anh dường như rất tâm đắc với cách ngôn của Godard, rằng mọi bộ phim đều có phần đầu, khúc giữa và đoạn cuối, nhưng không nhất thiết phải theo thứ tự đó. Phim của Vương không được dựng trên những cấu trúc rập khuôn mà được tạo ra bởi sự thi vị. Bằng tâm trạng và hình ảnh, bằng cách nhìn mọi thứ khác đi. Tâm trí anh băng qua các chương hồi, những khung thời gian đứt gãy, những trùng hợp ngẫu nhiên, các quan điểm vô thường, và phản xạ lưỡng tính. Phim của anh là triển lãm của uyên ương hồ điệp, những kẻ đa nhân cách (điển hình nhất là vai diễn của Lâm Thanh Hà trong Đông Tà Tây Độc), hoặc các diễn viên vào vai là deja-vu của những vai cũ mà họ từng đóng. Trùng Khánh Sâm Lâm và Đọa Lạc Thiên Sứ không phải những mảnh tự sự riêng đơn thuần, mà chúng cùng nhau hợp thành một lưỡng bản toàn cục. Phim của Vương không “kén” khán giả như Godard hay Antonioni, nhưng cũng không dễ để nắm bắt. Trông chúng giống như đang kể một câu chuyện đơn giản, nhưng ý nghĩa của cả bộ phim không nằm ở sự kịch tính, mà ở những hình ảnh cộng hưởng, những luồng cảm xúc, những khoảnh khắc đặc biệt—một phụ nữ va vào một người lạ trên đường, tia nước từ thác nước hắt vào mặt của một người đàn ông, một võ sư đỡ lấy thiếu nữ đang rơi tự do xuống cầu thang. Giống như Virginia Woolf, Vương lướt đi trên con sóng thời gian, với hy vọng vĩnh hằng ghi lại những bộc bạch, dù nhỏ bé thôi, nhưng đủ phong phú để vượt qua những dung tục của đời sống hằng ngày và đủ mạnh mẽ để đọng lại trong ký ức. Nhưng phim của Vương cũng không phải thứ cầu kỳ. Khi còn bé, cậu nhóc Vương Gia Vệ tới rạp mỗi ngày cùng mẹ, một mọt phim chính hiệu mê mẩn những câu chuyện bay bổng của Hollywood và hãng phim Thiệu Thị Huynh Đệ (Shaw Brothers)—ký ức về Bác sĩ Zhivago vẫn còn vang vọng trong tâm trí anh. Trải nghiệm này hình thành gu phim của anh, cho anh thấy rõ kiểu phim mình thực sự muốn làm, những bộ phim sẽ mở ra một thế giới vĩ đại và mê hoặc hơn các phim đang chiếu rạp. Anh phản đối nhận xét rằng anh đang làm phim nghệ thuật, một cụm từ ám chỉ sự lề mề ở khu bỏ phiếu của các liên hoan phim và những rạp chiếu phim độc lập đóng bụi—nơi chỉ còn thu hút nổi các bô lão lụ khụ, những người ước gì thế giới vẫn còn làm phim kiểu Jules và Jim. Đương nhiên, không phải là Vương không muốn tác phẩm của mình trở nên


nghệ thuật, nhưng anh không cố làm cho mọi thứ trở nên khó hiểu, khoa trương, hay cố nhắm tới giới sành phim. Anh nghĩ rằng phim thì nên hấp dẫn cái đã.

10

23

Đạo diễn người Hồng Kông Vương Gia Vệ, gọi thế này vừa đúng lại vừa sai. Dù lớn lên ở thành phố này, nhưng anh không thấm được đầy đủ văn hóa của nó. Anh sinh ra ở Thượng Hải, nói giọng quê nhà, và chỉ đổi sang giọng Quảng Đông từ khi cùng cha mẹ tới Hồng Kông vào năm 1963, lúc mới lên 5 (anh và chị của Vương đều ở lại), phải lưu lạc vquá sớm như thế giải thích lýi do tại sao các nhân vật của ệ anh thường cô độc và thiếuc quê hương. Trừ các chuyến công tác, Vương đã sống ở Hồng Kông kể từ đó, nhưng sự nhạy cảm của anh lại bắt nguồn từ văn hóa của cộng đồng người Thượng Hải sống trong lòng thành phố này, vốn nổi tiếng là tế nhị, lịch sự, nhưng cũng phô trương với phương ngữ xì xồ, tạo ấn tượng nhìn chung là “cửa trên” hơn sự thô mộc của người miền Nam Trung Hoa. Cho đến tận bây giờ, anh là thành viên của Hiệp hội Cư dân Giang Tô, Chiết Giang và Thượng Hải, chủ yếu tập hợp những người gốc Thượng Hải. Và Vương thấu cảm gốc gác này rất mãnh liệt. Khi kể về tuổi thơ vào những năm 60 giữa cộng đồng này, anh thường rất phấn khởi. Anh thường mô tả rằng những ký ức ấu thơ của mình rất giống phim của Fellini, chúng luôn khuấy động thứ gì đó sâu thẳm trong anh. Điều này giải thích tại sao anh lại chú tâm và đam mê đến thế trong bộ ba phim A Phi Chính Truyện, Tâm Trạng Khi Yêu và 2046. Đồng thời, thật khó hình dung ra một Vương Gia Vệ thiếu đi sự ồn ào, ngông nghênh, thừa năng lượng hết nấc kiểu Hồng Kông. Trong khi tính cách điềm tĩnh, được tiết chế cẩn thận của anh dường như ít chất Hương Cảng hơn cái vỏ phòng vệ trái ngược với nó—anh không hợp với sự kiểu cách, hay âm Quảng Đông chói như còi xe—phim của Vương ngập trong nhịp điệu náo nhiệt của thành phố, với nguồn năng lượng không bao giờ ngủ yên, và bầu không khí của phù du vô tận. Điều này không có nghĩa là cứ đến Hồng Kông là sẽ tìm thấy thành phố giống như mô tả trong phim của anh. Bạn vẫn có thể tìm thấy một vài địa điểm—và thậm chí bước lên chiếc thang cuốn ngoài trời kỳ diệu ở khu Trung tâm—nhưng ki-ốt đồ ăn nhanh Midnight Express trong Trùng Khánh Sâm Lâm giờ đã trở thành một cửa hàng 7-Eleven, còn hiệu ăn Kim Tước của Tâm Trạng Khi Yêu dường như sắp phải đóng cửa. Tuy nhiên, ngay cả khi những địa danh điện ảnh vẫn còn đó, bạn vẫn chưa thể đặt chân đến thành phố trong phim Vương. Hồng Kông của anh không phải một biên bản tư liệu, mà là thứ chỉ có ở một người đã đến đây từ khi còn bé xíu—một huyễn ảnh trong mơ tinh xảo lấp lánh, một thành phố rực rỡ trong tâm trí, hóa thân trong những căn hộ sang trọng, tiệm mì, chợ búa đông đúc, và tàu điện gầm rú. Những nơi này chỉ trở nên huyền ảo khi Vương đưa chúng lên màn ảnh. Calvino từng viết rằng những thứ ông thấy chân thật nhất là những gì ông tự tạo ra. Hồng Kông của Vương Gia Vệ cũng vậy.

11

Tác phẩm mang dấu ấn riêng đầu tiên của Vương Gia Vệ, A Phi Chính Truyện (1990) là câu chuyện của tuổi trẻ lạc lối, vô định—Rebel Without a Cause (Nổi Loạn Vô Cớ), khi chiếu ở Trung Quốc cũng dùng tên này. Lấy cảm hứng từ chính thời ấu thơ của Vương giữa cộng đồng người Thượng Hải (không phải tự nhiên mà ta thấy có cả


PERHAPS, PERHAPS, PERHAPS

37 VIEWS OF WONG KAR WAI


25


CÓ LẼ, CÓ LẼ CÓ LẼ PERHAPS 37 GÓC NHÌN37 VỀVIEWS VƯƠNGOF GIA VỆ KAR WAI PERHAPS, PERHAPS, WONG

nhạc phim Amarcord), phim gọi về quá khứ như một ảo giác huy hoàng, có phần suy đồi và khó nắm bắt, cảm giác thường thấy trong các truyện liêu trai. Lấy bối cảnh Hồng Kông thập niên 60, thời kỳ mới thuyên giảm dân số, bộ phim xoay quanh Húc Tử, một tay chơi đào hoa ái kỷ qua màn hóa thân của Trương Quốc Vinh, một tài tử có vẻ đẹp xiêu lòng người nhưng thấp thoáng nét yếu mềm, thậm chí bội bạc. Bề ngoài y thì hoàn hảo, nhưng bên trong có mùi rữa nát. Húc Tử lợi dụng vẻ điển trai để chinh phục, sau đó làm tan nát trái tim đàn bà. Y bắt đầu với Tô Lệ Trân (Trương Mạn Ngọc), cô gái xinh đẹp bán đồ ăn nhanh mà y đã bắt chuyện bằng cách gợi ý cô nhìn vào đồng hồ trong một phút. Khi cô làm theo, y liền ngọt nhạt: “Vì em, tôi sẽ ghi nhớ mãi một phút vừa qua.” Ngay lúc ấy, Tô Lệ Trân đổ cái rầm. Y chơi đùa Trân chán rồi chuyển sang Mimi (Lưu Gia Linh), một gái nhảy bốc lửa dạn dĩ ngược với Trân thùy mị. Húc Tử càng giày vò tình yêu đàn bà bằng sự tàn nhẫn thản nhiên, thì những người xung quanh y lại cứ đâm đầu vào. Người bạn thân Zeb (Trương Học Hữu) phát điên trong vô vọng vì Mimi, trong khi một cảnh sát (Lưu Đức Hoa) cho Lệ Trân mượn bờ vai sau khi bị Húc Tử đá thì khao khát cuộc hẹn hò lãng mạn không bao giờ đến. Chẳng điều gì làm bận lòng Húc Tử, kẻ đã chứng thực cho “lời sấm” của Robert Musil rằng hầu hết chúng ta dành phần lớn cuộc đời sống dưới cái bóng của một điều chưa thành. Với Húc Tử, đó là cuộc đoàn tụ với người mẹ ruột đã bỏ rơi y. Bị nhấn chìm trong nỗi muộn phiền tang hải rất xi-nê kiểu James Dean, y dành thời gian không đàn bà để đấu khẩu với bà dì đáng sợ ưa thao túng của mình, cô Tôn, do nữ ca sĩ kiêm diễn viên gạo cội người Thượng Hải—Phan Địch Hoa thủ vai. Bà dì này có thời làm gái bán hoa, đã nuôi nấng bao bọc y, lẫn che giấu tung tích về mẹ ruột y. Cuộc tìm kiếm mẹ đẻ của Húc Tử đã dẫn y đến Phillipines—nơi đáng lẽ đã là nhà, nhưng y chẳng cảm nhận được hơi ấm—và đẩy luôn y xuống mồ. Mặc dù phim cũng dựa trên những rắc rối của một thế hệ nổi loạn định-danh là A Phi (không phải tên một nhân vật cụ thể nào, Phi ở đây có nghĩa là “bay” - ND), A Phi Chính Truyện đã đi một con đường mới mẻ, táo bạo hơn, không giáo điều tặc lưỡi kiểu “lũ trẻ bây giờ.” Đấy là thành tựu của một nhà làm phim toàn cầu đã học hỏi tinh túy ở bất kỳ ai, từ các đạo diễn như Antonioni và Bertolucci, đến tiểu thuyết gia Argentina Manuel Puig, người đã dạy anh khả năng kể những câu chuyện rời rạc từ nhiều góc nhìn. Thật vậy, như nhà phê bình Stephen Teo đã chỉ ra rõ ràng trong cuốn sách quý về Vương Gia Vệ của ông: cuốn Bản Tango Đau Đớn của Puig—tiểu thuyết về một tay đẹp trai sát gái nhưng sở khanh và đàn bà xung quanh y—là nguyên mẫu câu chuyện của Húc Tử. Nhưng Vương không chỉ đơn giản là nhập tịch cho các nhân vật sang Hồng Kông hay Phillipines. Anh biến câu chuyện thành của riêng mình, nhào nặn các chi tiết (trong số rất nhiều những thứ khác) thành những trầm tư mặc tưởng về nhiệt huyết lẫn sự thất vọng của tuổi trẻ, cuộc tìm kiếm danh tính cá nhân và bản sắc văn hóa—đấy là góc nhìn tiên phong của anh về cộng đồng Hoa kiều lẫn sự mở rộng quốc tế của Đông Nam Á thập niên 60—và sự hiện diện miễn bất đắc của thời gian. Yếu tố sau cùng này xuất hiện ở hai trong số những hình ảnh chủ đạo của phim. Một là chiếc đồng hồ khi Húc Tử gặp Lệ Trân lần đầu—nhúng họ vào thế giới của thời gian ngưng đọng—và hai là cú máy lia qua những bụi chuối và cây cọ của thiên đường nhiệt đới xanh thẳm Phillippines (trên nền nhạc guitar mơ màng quyến rũ của Los Indios Tabajaras), cảnh tượng nhòa trong xanh lam và xanh lá mở ra một lối dẫn vào thế giới quá tầm với ở bên ngoài thời gian. Rơi tự do giữa tiếng tích-tắc của đồng hồ và sự vô tận của tạo hóa, Húc Tử bắt đầu giết thời gian, và kết liễu luôn sự vĩnh hằng.


12

27

Đầy ắp những cảnh quay đẹp sởn da gà, A Phi Chính Truyện là tác phẩm đáng yêu vô ngần với cách dẫn chuyện đặc trưng của Vương Gia Vệ từ Vượng Giác Ca Môn. Nó đánh dấu duyên khởi bền chặt của Vương với nhà quay phim nổi tiếng của anh, Christopher Doyle, người Úc, một huyền thoại về tửu lượng và sát gái chẳng kém gì những khuôn hình mê hoặc của anh. Trang phục tinh tế của phim cũng báo hiệu rằng Trương Thúc Bình, người bạn của Vương, sẽ trở thành nhà sản xuất và thiết kế trang phục tài năng đến độ không thể thay thế. Vương đều khen Trương hết lời trong mọi lần tán chuyện phim với tôi. Cùng nhau, bộ ba này đã biến Hồng Kông trong A Phi Chính Truyện thành một thế giới xanh ngắt của những con phố buồn. Không gian chật hẹp nhưng lộng lẫy ấy sẽ đọng lại trong tâm trí bạn rất lâu, ngay cả khi các chi tiết của câu chuyện đã biến mất. Với vai nam chính khó ưa và những mối quan hệ dở dang, bộ phim cực kỳ khác thường so với hầu hết các quy chuẩn, không chỉ ở Hồng Kông; với phần kết phim như một phát súng ân huệ. Thay vì đặt dấu chấm hết, cảnh chót giới thiệu một nhân vật hoàn toàn mới (Lương Triều Vỹ), đang chậm rãi lên đồ, bằng sự chính xác của một lưỡi dao cắt kim cương, để chuẩn bị—cho cái gì? Chúng ta chẳng bao giờ rõ. Phim cứ thế kết thúc. Số là cảnh này được quay để dẫn chuyện cho phần tiếp theo, nhưng nó làm khán giả hoàn toàn lạc lối. Người này là ai và y đang chuẩn bị làm gì? Có phải mọi thứ chỉ là khúc dạo đầu của một bộ phim mới? Cho đến tận bây giờ, ai xem cảnh này cũng đều có cảm giác như đặt chân vào cửa sập. Nếu bảo khán giả thấy bối rối sau khi xem phim thì vẫn là nói giảm nói tránh, đặc biệt khi họ mong ngóng rằng đây sẽ là bộ phim hành động, lãng mạn với dàn sao nổi danh và hấp dẫn nhất Hồng Kông. Nhà phê bình kiêm biên kịch Nguy Thiệu Yên (Jimmy Ngai) cũng đi xem suất chiếu ra mắt và bắt đầu bật cười khi kể với tôi về phản ứng của khán giả, từ kinh ngạc chuyển sang đớ người vì giận dữ. Nhiều nơi khác cũng thế. Ở Singapore, người xem trút giận lên ghế ngồi; tại Hàn Quốc, bạo động suýt xảy ra trong phòng chiếu. Bộ phim trở thành một thảm bại phòng vé cực kỳ đắt đỏ. Nhưng lại là thành tựu hàn lâm rực rỡ. A Phi Chính Truyện giành 5 giải thưởng điện ảnh Hồng Kông quan trọng, gồm Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất và Nam chính xuất sắc nhất. Đồng thời, nó mở đầu cho huyền thoại Vương Gia Vệ. Dĩ nhiên, Vương Gia Vệ không phải là nghệ sĩ thực thụ đầu tiên của điện ảnh Hồng Kông, nói vậy là lố bịch—Hồ Kim Thuyên mới là người giành giải Cannes sớm nhất, với phim Hiệp Nữ (A Touch of Zen) vào năm 1971—và chỉ có kẻ hợm hĩnh mới phủ nhận năng lực và sức sáng tạo phi thường của các đạo diễn Ngô Vũ Sâm, Thành Long hay Hồng Kim Bảo (Vương nhờ ông biên đạo võ thuật cho Đông Tà Tây Độc). Vương cũng phải kinh qua buổi bình minh rực rỡ và khai phóng của truyền hình Hồng Kông— học sản xuất ở đài TVB trước khi trở thành biên kịch—mới trở thành tiên phong của làn sóng điện ảnh mới với các tên tuổi như Từ Khắc, Nghiêm Hạo, Hứa An Hoa, Quan Cẩm Bằng và Đàm Diệu Văn từng trải, nổi loạn, người đã biên tập A Phi Chính Truyện thông minh và táo bạo như tính cách của anh. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng bộ phim thứ hai của Vương đã vượt thoát khỏi thị hiếu đại chúng lẫn giới làm phim nói chung. Sự táo bạo đã đưa anh đến vị thế một siêu sao trong làng đạo diễn sẽ sớm thay đổi càn khôn xung quanh mình. Như David Bordwell đã viết trong cuốn Tinh Cầu Hồng Kông, “Tất cả các đạo diễn Hồng Kông đều phải chấp nhận sự thật rằng Vương là người nổi bật nhất.” Bên ngoài Hồng Kông, A Phi Chính Truyện đã đưa Vương vào tầm ngắm của các Liên hoan phim quốc tế; thực vậy, giới phê bình và nhà sản xuất phương Tây xếp hàng sốt sắng vây lấy anh vì sự thích thú khi tìm ra một nhà làm phim trẻ Hồng Kông có thể đàm


đạo về Bresson và Antonioni, cũng như có năng lực làm ra những bộ phim nghệ thuật hơn hẳn các sản phẩm mì ăn liền với tiêu đề bình dân kiểu Kế hoạch A hay Điệp Huyết Song Hùng (của đáng tội, xem lại hay hơn hầu hết các phim “hàn lâm”). Quan trọng hơn, bộ phim đã thổi luồng gió mới vào giới đạo diễn lẫn những con mọt điện ảnh Trung Quốc và châu Á. Cuối cùng họ đã tìm thấy một nhà làm phim có tư tưởng hiện đại và khai phá kiểu Mỹ và phương Tây, người đã nắm bắt được nguồn năng lượng trào dâng đang manh nha tự cởi trói và lan truyền một dải rộng lớn từ Đông Nam Á tới tận Seoul. Vợ tôi, Trần Thiện Trị (Sandi Tan) xem bộ phim này ở Singapore khi cô 18 tuổi và vẫn còn ấn tượng mạnh với cách làm phim và cả thế giới siêu thực bên trong nó. Đây vẫn là bộ phim “tủ” của cô trong chồng đĩa Vương Gia Vệ, và dù cô ấy đã thuộc nằm lòng nó rồi, thì khi tôi bật lại DVD để lấy cảm hứng cho cuốn sách này, cô vẫn xem ké, không thể rời mắt.

PERHAPS, CÓ LẼ, CÓ LẼ PERHAPS, CÓ LẼ PERHAPS 37 GÓC NHÌN37 VỀVIEWS VƯƠNGOF GIA WONG VỆ KAR WAI

13

A Phi Chính Truyện lẽ ra đã có thể giết chết sự nghiệp của Vương Gia Vệ. Không hẳn vì thất bại phòng vé mà vì nó đã phủ nhận đặc tính của toàn bộ nền điện ảnh Hồng Kông. Chỉ bằng một phim duy nhất, từ một đạo diễn ăn khách, người ta hạ bệ anh xuống một kẻ phóng đãng. Phim của Vương bị quy kết là ngụy nghệ thuật, phớt lờ lờ khán giả. Và vì tiến độ sản xuất chậm chạp, tốn kém, anh còn bị cho là vô trách nhiệm, đốt tiền người khác. Bị tẩy chay cỡ đó, Vương mặc kệ, chọn cách sống như một kẻ ngoại đạo, và kể cả khi lên voi hay xuống chó, anh vẫn giữ nguyên thái độ này, từ đó đến giờ. Để cứu vãn sự nghiệp, Vương đã mở công ty riêng—Trạch Đông—cùng với người bạn, đạo diễn Lưu Trấn Vĩ. Ngoài tài năng, Vương còn cống hiến cho công ty một tài sản không thể chối cãi: Các ngôi sao điện ảnh đều muốn làm việc với anh, dù quản lý của họ nằng nặc phản đối. Trương Quốc Vinh rất tự hào về vai diễn của mình trong A Phi Chính Truyện, bộ phim đã mang lại cho anh giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất tại Giải thưởng điện ảnh Hồng Kông và cũng là thành tựu lớn nhất của anh tính đến thời điểm đó. Thậm chí cả khi đã tuyên bố giải nghệ (điều mà Trương thường làm), anh vẫn đồng ý tham gia phim tiếp theo của Vương—Đông Tà Tây Độc, một sử thi kiếm hiệp. Nhiều ngôi sao sẽ nối gót anh: minh tinh Đài Loan Lâm Thanh Hà, Lưu Đức Hoa, Trương Mạn Ngọc, Lưu Gia Linh, Trương Học Hữu và hai người hay làm ta nhầm lẫn (vì cùng tên tiếng Anh Tony Leung) là Lương Gia Huy, nổi tiếng ở phương Tây với vai diễn trong phim Người Tình, và Lương Triều Vỹ, người sẽ hợp tác với Vương 6 phim, mà đỉnh cao là Tâm Trạng Khi Yêu. Bất chấp tai tiếng của Vương, Trạch Đông vẫn được đầu tư đủ kinh phí để làm phim vì nó đã bán thành công một viễn cảnh mà ai cũng muốn thấy: dàn sao hoành tráng và tên tuổi nhất lịch sử điện ảnh Hồng Kông. Chính xác thì Vương đã thuyết phục các minh tinh này hợp tác thế nào? Trong những năm qua, tôi đã nói chuyện với nhiều người trong số họ và luôn nhận được cùng một câu trả lời. Làm phim Vương Gia Vệ rất khác với đóng một phim Hồng Kông hay Hollywood. Nó không có tính công nghiệp, bạn không có cảm giác mình đang ở trên máy chạy bộ. Hoàn toàn ngược lại. Cách anh vừa đi quay vừa khám phá một bộ phim—viết kịch bản trước mỗi ngày bấm máy—mang lại cho diễn viên cảm hứng được làm điều gì đó mới mẻ, khác biệt và mạo hiểm một chút. “Vui chưa từng thấy,” Jude Law kể với tôi về chuyện quay My Blueberry Nights. “Dường như ngày nào cũng mới mẻ.” Đồng thời, các diễn viên cũng cảm thấy an tâm khi làm việc cùng Vương. Anh luôn biết cách trấn an (chính tôi cũng có cảm giác ấy khi làm cuốn sách này) và luôn lưu tâm xem các


ngôi sao cần và muốn gì. Không đạo diễn nào giỏi hơn Vương trong hai việc: giúp diễn viên trở nên có hồn và diễn xuất tự nhiên hơn. “Tôi hay nói với các diễn viên rằng,” anh bộc bạch, “Tôi là lưới an toàn của họ. Đừng lo. Cứ nhảy đi—tôi sẽ hứng.” Họ tin tưởng anh. Chương Tử Di giành được cả tá giải thưởng nhờ làm với Vương trong 2046 và Nhất Đại Tông Sư. Cô bảo tôi rằng, đôi khi anh bắt cô diễn đi diễn lại một cảnh, cô vẫn tin tưởng anh tuyệt đối, một phần bởi anh thường đòi hỏi cô phải thử 30-40 lần cho đến khi nào ngừng “diễn” và thật sự hóa thân vào nhân vật. “Gia Vệ là người khai thác tốt nhất khả năng của tôi,” Lương Triều Vỹ từng bảo tôi khi đang nhâm nhi champagne. “Các đạo diễn khác có phần e dè hoặc không muốn thúc giục tôi. Họ lo tôi giận. Anh ta thì chẳng quan tâm. Anh ta không thèm đếm xỉa chuyện tôi là một ngôi sao. Với anh ấy, kể cả bạn có khó ở, bạn vẫn phải làm. Và tôi thích thế.”

14 29

Trùng Khánh Sâm Lâm (1994) bộ phim yêu thích của tôi, không đơn thuần là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Vương Gia Vệ. Đấy còn là một trong những phim đáng xem nhất nửa thế kỷ qua, một lễ tình nhân mê ly làm hãnh diện thành phố quê hương anh, với thói đỏng đảnh của ái tình, và niềm vui nguyên bản của việc làm phim. Phim được quay vội vàng trong khi Đông Tà Tây Độc đang làm như rùa bò—ví dụ điển hình nhất về kiểu làm việc người trời của Vương—làm cho Hồng Kông những năm 90 cũng đáng nhớ như Paris những năm 60 trong phim của Godard và Truffaut. Phim kể hai chuyện hầu như chẳng liên quan về hai cảnh sát thất tình, một lấy bối cảnh đêm ở Cửu Long, một chủ yếu quay ban ngày tại Cảng Victoria ở quận Trung tâm Đảo Hồng Kông. Trong chuyện thứ nhất, tài tử Đài Loan Kim Thành Vũ, khi ấy còn rất trẻ, vào vai cảnh sát số 223, mới bị bạn gái bỏ. Trong một lần đuổi theo tên du côn trên phố, anh tình cờ va phải nhân vật do Lâm Thanh Hà thủ vai, một người đàn bà đội tóc giả vàng hoe hệt như bản sao của Gena Rowlands trong Gloria. “Trong 57 giờ,” 223 nói với chúng ta khi khung hình dừng lại, “Tôi sẽ yêu người phụ nữ này.” Bằng cách nào đó, anh ta yêu thật, nhưng rồi rắc rối xuất hiện—cô ta là một tay buôn ma túy. Trong câu chuyện thứ hai, Vương cho Lương Triều Vỹ vào vai cảnh sát số 663, người cũng vừa bị cô bạn gái tiếp viên hàng không đá, trước khi lọt vào mắt xanh của nhân viên bán đồ ăn nhanh tại quầy Midnight Express tên Phi (Vương Phi thủ vai). Mang sự quyến rũ phi thực, ca sĩ Vương Phi làm ta nghĩ cô gái này như đến từ một tinh cầu khác, chứ không chỉ là một phụ nữ Hồng Kông bình thường; cứ như thể có một nền văn minh ngoài không gian vô tận kia đã nhào nặn ra một cô gái dễ thương nhất có thể và kết quả lại có gì đó sai sai. Phi sớm đột nhập vào căn hộ của 633 để dọn dẹp và đắm chìm vào hiện thể vắng mặt của anh. Như hầu hết các phim của Vương, cố cắt nghĩa mạch chuyện của Trùng Khánh Sâm Lâm chỉ tổ làm hỏng bố cục và sự thú vị của nó. Bốn ngôi sao với diễn xuất duyên dáng đã làm nên bộ phim tha thiết vô cùng với những khoảnh khắc thú vị, như cảnh ăn dứa đóng hộp của 223 đến màn đấu khẩu vui nhộn của nàng buôn lậu tóc vàng với mấy tay “thồ hàng” người Ấn trong tiệm 7-Eleven, từ cảnh gợi cảm của 633 với chiếc máy bay đồ chơi đến điều thích thú khó quên nhất của bộ phim: điệu nhảy đặc biệt của Phi trên nền nhạc bài “California Dreamin’,” của The Mamas & the Papas. Trước khi bấm máy, Vương đã cho Chris Doyle nghe ca khúc này để cảm nhận ý đồ. Có sở thích đặc biệt với những mối tình ngang trái và khao khát bất thường, cuồng si, Vương nghĩ ra đủ trò thông minh dí dỏm—điển hình như cảnh 663 cố gắng hong khô bức thư trên


PERHAPS, PERHAPS, PERHAPS

37 VIEWS OF WONG KAR WAI


31


CÓ LẼ, CÓ LẼ CÓ LẼ PERHAPS 37 GÓC NHÌN37 VỀVIEWS VƯƠNGOF GIA VỆ KAR WAI PERHAPS, PERHAPS, WONG

que quay của lò nướng bánh ở cửa hàng tiện lợi—vui hơn cả tá phim hài lãng mạn của Hollywood. Trong một cảnh quay đã trở thành giai thoại, 663 cùng Phi đứng ở quầy hàng ăn nhanh, cử động với tốc độ bình thường, trong khi tha nhân xung quanh thì lướt đi nhanh trên phố đến nỗi chỉ còn lại lưu ảnh—thể hiện rõ rằng với một cặp đang yêu, những gì xảy ra xung quanh họ chỉ đơn giản là những vệt sáng đủ màu nhưng thiếu đi mọi ý nghĩa. Vừa chặt chẽ vừa vui nhộn và nhảy múa chao đảo thị giác người xem, Trùng Khánh Sâm Lâm cũng tạo cảm giác rằng Vương đang làm phim kiểu đến đâu biết đến đấy. Không có giấy phép, ê-kíp sản xuất chạy như cờ lông công khắp thành phố để quay chớp nhoáng. Kể cả vậy, bạn hẳn phải kinh ngạc trước những khung hình lộng lẫy nhờ khả năng quay cam cầm tay của Doyle—đây là bộ phim chào sân sẽ ghi nhận tên tuổi của anh—nó mang đến cho bạn cảm giác hối hả đầy amphetamine và đọa đày của cuộc sống thành thị. Vương làm phim lúc nào cũng có ẩn dụ cả, anh cài vào chuyện tình này những ý niệm có tính di sản bằng ngôn ngữ điện ảnh, mang đến những chân dung sống động của hai nơi mà đối với anh, là hiện thân của bản chất Hồng Kông. Câu chuyện thứ nhất xoay quanh Tòa Trùng Khánh ở Cửu Long—tòa nhà 17 tầng được biết đến là một vòng xoáy đa văn hóa vô cùng thú vị của các chủ quán cà phê người Pakistan, những lao động từ Đại lục với đồng lương bèo bọt và tiểu thương Himalaya. Đó là “Khu ổ chuột ở trung tâm thế giới,” như tựa mà Gordon Mathews dùng để đặt tên cho cuốn sách của mình, làm sáng tỏ về lịch sử và xã hội học của kiến trúc đặc biệt này, nơi gắn liền với tuổi thơ của Vương trong thập niên 60 khi bố anh làm quản lý một hộp đêm ở đó, và đến giờ địa chỉ này vẫn còn vượng khí. Đó là một nơi thực sự khó quên—xấc xược, hối hả, tinh quái và rất nhiều màu sắc. Tôi sẽ không bao giờ quên lần đầu tình cờ tới đây giữa những năm 90 và đột nhiên nhìn ra những trật tự khác nhau của thực tế đầy xung đột: cảm giác như thể tản bộ qua Casablanca và bằng cách nào thấy mình đang ở Rick’s Cafe. Không khí ở đây hoàn toàn khác so với Lan Quế Phường, bên kia Cảng Victoria ở Trung tâm, nơi chàng cảnh sát 633 gặp cô gái trẻ đang mơ màng về California. Được coi như phiên bản Soho của Hồng Kông, nơi này luôn sáng sủa với chợ búa và hàng quán tấp nập, đồng thời tự hào với một trong những kỳ quan đô thị đẹp nhất thế giới—chiếc thang cuốn ngoài trời kéo từ tòa này sang tòa khác rồi xuyên qua trái tim của thành phố, ngay phía bên kia căn hộ của 633 mà Phi đã vun vén lại, và ngoài đời thì đó là (và giờ vẫn thế) nhà của Doyle. Thử bước lên thang cuốn và bạn sẽ cảm thấy như phim. Tập hợp đủ những chủ đề Vương yêu thích—kết cấu thời gian đa dạng, số phận đưa đẩy, hay sự lặp lại lẫn tình cờ của thường nhật—Trùng Khánh Sâm Lâm là tác phẩm tươi sáng nhất của anh. Dù ghi lại tiếng lòng lạc quan của những nam thanh nữ tú đang khao khát yêu ở Hồng Kông, thì thành phố trong phim vẫn hiện lên đăm chiêu. Dù Vương không ngừng chọc cười người xem bằng đủ trò (và chúng đều rất hay), Hồng Kông của anh vẫn đầy những tâm hồn cô độc, những người không thể bắc cây cầu nào qua hẻm vực ngăn cách giữa khuôn mặt bừng sáng của họ và những giấc mơ thầm kín đầy sự cô đơn. Cởi mở với cuộc đời như chính nhân vật của nó, bộ phim mỉm cười dịu dàng với những người đủ can đảm để tiếp tục mạo hiểm với trái tim mình.


15

33

Trùng Khánh Sâm Lâm đã biến Vương Gia Vệ trở thành biểu tượng Ngầu trên toàn cầu—đặc biệt trong giới phim ảnh. Các trường điện ảnh khuyến khích học sinh xem nó. Các nhà làm phim già trẻ lớn bé đều sao chép phong cách của nó. Nếu đấy là phim bị nhái nhiều số hai của thập niên 1990, thì chỉ vì Pulp Fiction nghiễm nhiên đứng nhất rồi. Nhưng đáng chú ý là, Tarantino không chỉ là một trong những “fan cứng” của Vương— bạn có thể xem Quentin say sưa quăng-tin về phim này trên Youtube—mà còn trực tiếp phân phối Trùng Khánh Sâm Lâm qua hãng phim Rolling Thunder của mình. Tóm lại, Vương chính là sự sành điệu, và ý niệm kiểu này về anh sẽ tồn tại trong nhiều năm, gần như rẽ làm hai hướng. Mặt tích cực thì, nổi tiếng thế này dễ kéo thêm fan, mang đến cho nhiều người trẻ châu Á cảm giác rằng họ cũng có thể được xem là đỉnh cao sành điệu. Vương cho tôi xem một cuốn truyện tranh hài hước, xúc động mà một cặp vợ chồng châu Âu gốc Hoa (Edwin Mạch Hạo Nhiên từ Anh Quốc, Tô Mạn từ Thụy Điển) sáng tác gửi tặng anh, kể lại chuyện phim của Vương và thành công của anh đã mở ra một thế giới mới trước mắt họ như thế nào. Mặt khác, kém vui hơn, sự nổi tiếng của Vương Gia Vệ khiến nhiều kẻ gièm pha rằng anh bất quá chỉ là một tay nông cạn thích chiều thị hiếu giới trẻ, những người yêu thích, thậm chí phát cuồng vì anh. Họ gạt bỏ anh bằng những lời chế nhạo hà khắc kiểu dành cho kênh MTV. Thật trùng hợp, lần đầu tôi gặp Vương chính là khoảng thời gian này, và dù phim của anh rất ngầu, tôi lại không thấy chất phóng túng ấy trong anh; Vương không phải Charles Bukowski hay Miles Davis. Đúng, anh làm phim cùng một dàn sao quyến rũ và quay với một phong cách mà, nếu không chú tâm, bạn có thể cho là nông cạn và chạy theo mốt. Nhưng bám gót theo thứ đám đông thích sẽ là điều cuối cùng Vương nghĩ đến. Anh không đàn đúm với giới nghệ sĩ. Dù hiểu rõ xu thế, anh vẫn chỉ tin bản năng mách bảo, làm theo gu của riêng mình, và ngay cả khi tiếp thu ý tưởng của người khác, anh đều biến nó thành thứ độc đáo mang dấu ấn cá nhân. Vương Gia Vệ biết sự ngầu thực sự không phải một thái độ hay phong cách, càng không phải lối sống. Nó nằm ở cách anh tin vào khả năng cảm thụ của bản thân. Và điều này dẫn tới một chủ đề không thể bỏ qua.

16

“Anh có biết điều gì thực sự khiến tôi bực mình không?” Vương Gia Vệ hỏi tôi. Lúc này là khoảng thời gian quay Nhất Đại Tông Sư. “Là khi tôi vừa ngồi xuống trả lời phỏng vấn, đã bị độp ngay vào mặt ‘Sao ông lại đeo kính râm?’.” Tôi hiểu vì sao Vương bực mình. Có ai chất vấn bộ râu của Grouch Marx không? Hay hỏi David Lynch xem vì sao mặc áo sơ mi trắng lại cài cúc lên đến tận cổ? Hoặc thắc mắc với Michael Moore rằng sao không tháo cái nón lưỡi trai chết tiệt trên đầu xuống? Hỏi kiểu này rất gợi đòn. Kiểu như bảo với bạn rằng, “Đừng chơi khăm tôi nữa.” Nhưng tôi cũng hiểu luôn vì sao mọi người làm vậy. Cặp kính râm đã thành vật bất ly thân của Vương và ai cũng tò mò về nó. Bất cứ khi nào tôi gặp ai mà biết tôi có giao hảo với anh, câu hỏi đầu tiên luôn là, “Thế ông ấy có bao giờ tháo kính râm ra không?” Có. Nhưng tùy lúc. Lần đầu chúng tôi gặp nhau là tại nhà hàng mà Tarantino đặt mời bữa tối, sau phim Trùng Khánh Sâm Lâm, Vương đeo kính râm suốt cả buổi. Mặc dù chúng tôi cởi mở ngay, tôi vẫn nhớ sau đó mình đã cười bò với bạn bè về chuyện kính râm này—Thằng cha này bị gì vậy? Khi chúng tôi gặp lại bên thềm Liên hoan phim Toronto 1995 rồi hai năm sau tán gẫu


PERHAPS, PERHAPS, PERHAPS

37 VIEWS OF WONG KAR WAI


35


17

Như Chris Doyle hay nói, “Đầu xuôi thì đuôi lọt.” Sau thành công rất quan trọng của Trùng Khánh Sâm Lâm, chẳng ai ngạc nhiên khi phim tiếp theo Vương Gia Vệ làm, Đọa Lạc Thiên Sứ (1995), tiếp tục là một tác phẩm lãng mạn về giới trẻ Hồng Kông. Tuy nhiên, Vương tiếp cận nó giống như một câu trong bài “Psycho Killer” của Talking Head: Say something once, why say it again? (tạm dịch: “Biết rồi khổ lắm nói mãi”). Nếu như Trùng Khánh Sâm Lâm khiến khán giả cảm nhận sự lãng mạn một cách tươi sáng và ấm áp, thì Đọa Lạc Thiên Sứ chìm trong giá lạnh nửa đêm. Cũng giống như Bố Già II lạnh lùng hơn Bố Già I, Đọa Lạc

CÓ LẼ, CÓ LẼ CÓ LẼ PERHAPS 37 GÓC NHÌN37 VỀVIEWS VƯƠNGOF GIA VỆ KAR WAI PERHAPS, PERHAPS, WONG

tại buổi công chiếu Xuân Quang Xạ Tiết tại Cannes, Vương lại đeo kính. Nhưng hôm đó, chúng tôi ngồi dưới ánh nắng chói ngoài hiên của Palais des Festivals, nên chính tôi cũng phải đeo kính nốt. Đôi khi kính râm chỉ là kính râm thôi. Cho đến một lần, Vương tổ chức bữa tối cho bạn bè và đồng nghiệp tại một trong những nhà hàng cơm Tàu tệ nhất ở Cannes, anh không đeo kính. Kể từ đó, anh luôn tháo kính mỗi khi chúng tôi gặp nhau, trừ khi phải lên hình. Mãi cho đến khi triển khai cuốn sách này, tôi mới cân nhắc hỏi chuyện đó. Rất may là ngay trước khi phải mở lời, chúng tôi đã đi nhậu với Chris Doyle, người bất ngờ thay tôi mở màn cuộc tranh luận về chính chủ đề này. “Mọi người nghĩ Vương Gia Vệ đeo kính vì cậu ta là một tay khốn cảnh vẻ. Đúng thế đấy, cậu ta là một tên khốn cảnh vẻ”—Doyle châm chọc, gần như rống lên vui sướng—“nhưng cậu ta cũng là một gã nhạy cảm. Mấy tay ngớ ngẩn thì không hiểu rằng tất cả nghệ sĩ đều đeo kính râm, kiểu này hay kiểu khác mà thôi—không nhất thiết phải là kính thật. Mà là hai góc nhìn khác nhau, chủ quan và khách quan. Đôi mắt của người đàn ông và đôi mắt của một nghệ sĩ. Khi Vương Gia Vệ đeo kính râm, cậu ta trở thành một người khác.” Vài ngày sau, tôi hỏi Vương liệu Doyle nói có đúng không. Anh cười đáp: “Chris tả hay đấy, và anh ấy tin vào điều đó, nhưng sự thật chỉ là kính râm cho tôi thời gian mà tôi cần để suy nghĩ. Nó gần như là một căn phòng tối. Một số người rất giỏi trước đám đông và họ có thể ứng xử tinh tế. Tôi không nằm trong số đó. Ngay từ đầu đã vậy. Mỗi khi quay phim, tôi có quá nhiều thứ phải giải quyết. Thế nên tôi cần một không gian cho mình 1-2 giây để ứng phó. Rồi cuối cùng nó tạo thành một thói quen. Đây là VGV”—anh làm bộ đeo kính lên, “còn bây giờ”—rồi làm bộ tháo kính xuống—“là Vương Gia Vệ.” Tôi muốn kết thúc phần này với nhận xét dễ chịu về danh tính kép của Vương, thứ xét cho cùng vẫn lặp đi lặp lại trong phim của anh. Nhưng như bất kỳ ai tin vào (Sigmund) Freud, ta nên hiểu rằng tất cả hành động của con người đều đa mục đích, nhiều lớp nghĩa, và ẩn số. Đeo kính râm có thể giúp Vương có thời gian để ứng xử trước đám đông thật, nhưng anh hẳn cũng có những động lực khác. Một khi kính râm đã trở thành biểu hiệu, thậm chí gần như là biểu tượng cho sự ngầu của đạo diễn Vương, ngừng đeo kính lại thành ra ngớ ngẩn; anh chắc thừa khôn ngoan để không từ bỏ thứ đã tiếp thị và giúp mình nổi bật trong giới điện ảnh quốc tế vốn đông như quân Nguyên. Ngoài ra, kính râm cũng là sự khẳng định quyền lực—hãy hỏi bất kỳ nhân viên tuần tra cao tốc, hay thành viên cấp cao trong đơn vị Tonton Macoute của Papa Doc Duvalier. Nếu không thấy đôi mắt bạn, mọi người sẽ khó đoán bạn đang nghĩ gì—điều này có lợi trên phim trường, mỗi khi Vương nghĩ rằng cần phải tạo áp lực cho diễn viên. Khi quay 2046, Chương Tử Di chưa bao giờ nhìn thấy đôi mắt Vương. Điều này không thể là ngẫu nhiên. Dù Vương câu giờ để suy nghĩ hay không muốn người khác biết mình nghĩ gì, thì kính râm vẫn là công cụ để kiểm soát.


37

Thiên Sứ gợi nhớ lại Trùng Khánh Sâm Lâm, nhưng qua một lăng kính tăm tối hơn. Vẫn với các nhân vật phức tạp và lối dẫn chuyện đa tuyến, phim tiếp tục kể hai chuyện song song. Tuy nhiên, lần này vai chính không phải là cảnh sát, mà là tội phạm. Trong câu chuyện thứ nhất (mà dự định ban đầu là phần 3 của Trùng Khánh Sâm Lâm), một kẻ Trung Gian (Lý Gia Hân) đem lòng yêu đơn phương cộng sự của mình, một gã Sát Thủ (Lê Minh). Cô là người lên lịch giết chóc, dọn dẹp nhà cửa cho hắn, thủ dâm (cảnh có thời lượng rất dài, nếu không muốn nói là quá trần trụi) bằng cách tưởng tượng ra hắn. Cô cứ cố sắp xếp một cuộc hẹn hò, nhưng Sát Thủ không có cảm xúc như người thường; hắn là thằng người trống rỗng không biết rung động, dù đang xả súng vương vãi trong nhà hàng hay đi chơi với cô bạn gái cũ (Mạc Văn Úy diễn vai này rất hóm hỉnh) tăng động của mình. Trung Gian sống cùng tòa nhà với nhân vật trung tâm của câu chuyện thứ hai, Hà Chí Vũ (Kim Thành Vũ). Gã là một (tự nhận) tù nhân vui tính—giống trẻ trâu hơn là phạm nhân—cứ đêm xuống là đột nhập các cửa hàng để ăn cắp và lảng vảng trấn lột vặt khắp nơi. Gã đè người ta ra để cắt tóc gội đầu, bắt người khác ăn kem trên chiếc xe tải hắn thó được, cho đến khi họ nôn tiền ra. Bị câm và cô độc, Hà Chí Vũ đem lòng yêu một cô gái trẻ y gặp qua đường (Dương Thái Ni) nhưng tình cảm của y với cha (Trần Mạn Lôi), quản lý khu nhà nơi họ sống, mới là chân thành nhất, dù hắn phải mất thời gian để thấm thía. Nếu đã xem Trùng Khánh Sâm Lâm, bạn hẳn nhận ra nhiều chi tiết gương soi trong Đọa Lạc Thiên Sứ, từ Tòa nhà Trùng Khánh cho tới mái tóc giả vàng hoe của Mạc vốn đã xuất hiện ở nhân vật của Lâm Thanh Hà. Có rất nhiều điểm phản chiếu như vậy (Vương thích thế) nhưng bạn sẽ vẫn ngạc nhiên vì hai phim mang đến cảm giác hoàn toàn khác nhau. Ngay từ đầu, Đọa Lạc Thiên Sứ đã mệt mỏi và khêu gợi. Phim được quay hầu hết bằng ống kính góc rộng, không chỉ làm biến dạng các nhân vật—đập bẹt hình ảnh của họ—mà toàn bộ không gian thực tế nói chung. Trong một bộ phim nói về ngăn cách tình cảm giữa người và người, thì khoảng cách thị giác giữa họ cũng bị biến dạng. Phần hình ảnh của Doyle làm mọi thứ trở nên na ná nhau, ngoại trừ vẻ đẹp quằn quại của Trung Gian “bắt cặp” rất hợp với nét thanh tú vô hồn của Sát Thủ, với quần áo sành điệu và những nét chết chóc của các thây ma thời trang. Dù Lê Minh và Lý Gia Hân đều đẹp, họ là những diễn viên tệ hại—đặc biệt là Lê Minh, có thể mở lớp dạy cách làm đỏm thái quá—và sự trống rỗng của họ vô tình làm tăng cảm giác xa lạ trong phim. Đây là một thế giới không có tương tác giữa người với người. Không có cảm xúc trực diện. Mọi kết nối diễn ra trên màn hình điện tử, qua máy nhắn tin, máy quay đĩa phát bài “Forget Him” của Quan Thục Di, cuộn băng Chúc Mừng Sinh Nhật một người cha gửi cho cậu con trai của mình ở Nhật Bản. Trương Thúc Bình là người dựng Đọa Lạc Thiên Sứ, đồng thời lo luôn khâu thiết kế phục trang, đầu tóc. Khi dựng phim, anh nói với Vương rằng phim có vấn đề rồi—quá lạnh lùng, quá khó ưa, quá ảm đạm. Không bao giờ do dự khi phải ứng biến sáng tạo, Vương cho quay thêm cảnh Hà Chí Vũ ghi lại hình ảnh cha mình đang nấu ăn, nằm trên giường, và đang tắm. Clip nhật ký này không chỉ thú vị (xem người cha đã cự nự hài hước thế nào khi bị quay phim lại) mà còn chứa yêu thương. Nó thay đổi hoàn toàn hình dung và ký ức của chúng ta về bộ phim, đặc biệt là sau khi người cha qua đời và, như các nhân vật chính điển hình của phim Vương Gia Vệ, người con cứ tua đi tua lại cuốn băng ấy, để thấm thía hơn sự yêu thương sau mất mát. Thật vậy, đoạn tua băng rồi dừng đúng chân dung người cha vừa qua đời có lẽ là hình ảnh xúc động nhất trong tất cả các tác phẩm của Vương; có lẽ, cũng tự cảm nhận được quyền năng của nó, anh đã giữ cảnh này lâu hơn thường lệ. Cảm xúc mạnh mẽ của phân đoạn này đã chuẩn bị cho chúng ta một kết thúc phim câm lặng và tinh tế hơn. Sau một cuộc gặp tình cờ, Trung Gian và Hà Chí Vũ


cùng phóng mô-tô qua đường hầm, nàng vòng tay ôm chàng, và bản cover đáng yêu bài “Only You” của Flying Pickets vang lên. Khi họ đang rời khỏi đường hầm, Trung Gian nghĩ rằng đây là tất cả những gì cô đang tìm kiếm, cô gọi đó là “một khoảnh khắc ấm áp,” và bằng một cú lia siêu thực, máy quay ngước lên trên cho chúng ta nhìn thấy bầu trời nhá nhem giữa các tòa cao ốc. Một cảnh quay xuyên qua sự nhức nhối của nỗi bi tình thành thị; một trong những cú máy kết sởn da gà bậc nhất của điện ảnh đương đại.

CÓ LẼ, CÓ LẼ CÓ LẼ 37 GÓC NHÌN37 VỀVIEWS VƯƠNGOF GIA VỆ KAR WAI PERHAPS, PERHAPS, PERHAPS WONG

18

Các cảnh quay của Christopher Doyle đều thường sởn da gà. Khi Vương Gia Vệ lần đầu dùng Doyle trong A Phi Chính Truyện, đạo diễn hình ảnh (D.P) sinh ở Australia này thể hiện mình là người trầm lặng với cách làm việc cẩn trọng. Việc hợp tác với Vương Gia Vệ đã giải phóng một thứ gì đó bên trong anh. Doyle làm việc bản năng hơn. “Tôi đã học được cách không để lý trí chết tiệt xen vào bản ngã của mình và thực tế tự nhiên của việc làm phim,” anh bảo với tôi. Anh cũng bắt đầu xây dựng hình ảnh mới, một nhân cách khác gọi là Đỗ Khả Phong (như gió) với kiểu sống phóng túng không úp mở trái ngược với Vương. Con người Công giáo của Doyle không chỉ bị vô hiệu hóa tắp lự, mà như còn bùng phát thành tội lỗi, và cái kiểu quẩy lên này lại hợp với anh. Có một dạo vào những năm 90, anh trở thành một tiền lệ chưa từng có: một đạo diễn hình ảnh lại được tôn vinh chẳng kém một đạo diễn nổi tiếng. Và sao không nhỉ? Ngoài việc là một tay máy tuyệt vời, anh cũng là kiểu người thú vị mà báo chí yêu thích, một người nổi tiếng ga-lăng, có đam mê vô biên với gái trẻ ngon nghẻ, và tửu lượng cũng vào hàng cao thủ, kể cả xét theo chuẩn Úc quê hương anh. “Làm tí nữa đê,” tôi nghe anh gào lên vào bữa trưa ở các liên hoan phim, nơi anh mua vui cho các nữ diễn viên xinh đẹp cùng bàn bằng lối chuyện dí dỏm. Đáng chú ý hơn nhiều so với Vương kín đáo, Doyle lừng danh đến nỗi bạn thậm chí có thể nghe được rằng anh mới là “trùm cuối” đứng sau thành công của các phim Trùng Khánh Sâm Lâm và Xuân Quang Xạ Tiết, một ý tưởng phân biệt chủng tộc yếu ớt (gã nào da trắng gã đó là nghệ sĩ thực sự). Nhưng bụp cái đã tan biến sau khi khán giả được xem bộ phim đầu tay lộng lẫy nhưng phát bực của Doyle, Away with Words (1999). Lương duyên giữa Doyle và Vương đã định hình quan hệ cộng sự trong điện ảnh đương đại, tương tự bộ đôi huyền thoại Bernado Bertolucci và Vittorio Storaro. Họ đã cùng làm 8 phim trong hơn 15 năm, kết thúc ở 2046. Nhưng thành công này không chỉ toàn cơm lành canh ngọt. Doyle đôi khi cũng quay hỏng những cảnh then chốt; khi Vương hoãn quay vô thời hạn, thì Doyle, người không muốn chỉ ngồi ôm cây đợi thỏ, đi kiếm việc khác quay và ai đó sẽ phải thế chân vài ngày đến khi anh trở lại. Vậy sao không sa thải anh ta luôn cho rồi? “Nếu anh ấy không có tài năng tôi đã chẳng dùng làm gì,” Vương từng nói với tôi. “Tôi luôn biết rằng Chris có thứ gì đó rất đặc biệt. Anh ấy luôn hiểu những gì chúng tôi sẽ làm trong phim—tôi không cần phải bảo anh ấy—và anh ấy có gu thẩm mỹ rất cao.” Nếu anh ấy đôi khi đi chệch hướng, đơn giản là kiểu của Chris nó vậy. “Anh ấy là một thủy thủ”—Vương luôn giải thích như thế. Thực vậy, có điều gì đó trong thứ năng lượng rong chơi của Doyle rất khác với Vương và Trương Thúc Bình. Vương thích, thậm chí cần điều này. Ngoài ra, anh thuộc về “gia đình” của Vương và đã là người nhà với nhau thì luôn chấp nhận dù bạn là ai. Khi Doyle đồng ý đi uống với tôi tại Juliette vào tháng 8/2014, Vương bảo anh sẽ chỉ nán lại vài phút để chào hỏi. Cả hai đã không gặp nhau hơn một năm, từ khi Doyle xuất hiện để


chứng kiến người Pháp vinh danh Vương bằng danh hiệu hàng đầu của họ, Huân chương Chỉ huy Nghệ thuật và Văn chương. Cảm giác giống như tái hợp một cặp vợ chồng già đã ly hôn—tôi cũng chả biết mong chờ gì nữa. Nhưng kể từ lúc Doyle đến, một ngày sau đó, trông như Đồ Bỏ Xó (Rumpelstilskin—một nhân vật nổi tiếng trong truyện cổ Grimm) với mái tóc ngố, quần lửng rộng thùng thình, áo phông cũng lùng nhùng, tay trong tay với một nhà làm phim trẻ người Đại lục (cô đang làm phim tài liệu về anh), căn phòng tràn ngập niềm vui đoàn tụ. Cả hai đều biết rằng họ bị ràng buộc vĩnh viễn bởi công việc của mình—cáo phó của họ thế nào chả bắt đầu bằng cách trích dẫn những bộ phim hai người làm cùng nhau—và bởi những ngọt bùi cay đắng đã qua. Họ ôm hôn nhau như những chiến binh đã cùng trải qua nhiều trận cam go. Nước mắt lăn dài trên má Doyle vốn hay xúc động, và đến cả Vương chừng mực là thế cũng mủi lòng. Thay vì chỉ tạt qua như kế hoạch, anh đã ở lại hàng giờ, uống rượu và trêu đùa người đồng đội cũ của mình. Họ có vẻ thực sự vui vẻ khi nói về quá khứ. “Đó là cuộc ly hôn tốt đẹp,” Doyle bảo, “nhưng chúng tôi luôn nhớ rằng hôn nhân đã tuyệt vời thế nào.”

39

Giống như bất kỳ gã nào sở hữu cái tên Ai-Len cứng cỏi đến vậy, Doyle được cái có tài lợi khẩu bẩm sinh, và anh đã mô tả cuộc giao tiếp gần như không lời giữa mình, Vương và Trương Thúc Bình bằng những từ ngữ thô phát thốn luôn: “Giống như sex ấy. Chúng tôi không cần phải bảo ‘này giữ tóc tôi đi khi bạn ‘thông’ từ phía sau’ vì ai cũng hiểu việc người nấy cả ấy mà.” Anh vô cùng tự hào về những gì họ đạt được cùng nhau nhưng cũng rất trung thực khi nói về cái giá phải trả để giành lấy chúng. Hơn bất kỳ ai tôi từng nói chuyện, anh cho phép bạn nhìn thoáng qua chân dung một nghệ sĩ tàn nhẫn đằng sau phong thái nhẹ nhàng của Vương. “Có chuyện gì đó từng xảy ra giữa tôi và Gia Vệ mà giờ tôi vẫn mơ thấy luôn,” anh kể, nhìn sang Vương nhiều hơn tôi. “Chúng tôi đang quay cái gì ấy, và cậu ấy nói, ‘Đây là tất cả những gì anh có thể làm đấy à, Chris? Tôi nghĩ đó là điều đáng kinh ngạc nhất mà anh ấy từng nói với tôi. Và anh ấy đúng. Bởi vì hoặc là, ‘Đúng, tôi chỉ thế thôi’ hoặc ‘Không, tôi không cố gắng đủ nhiều thật’. Đó đúng là suy nghĩ mà ta nên chia sẻ với nhau. “Đó là tất cả những gì anh có thể làm à, Chris?” Anh quay sang tôi phá lên cười. “Đây hẳn phải là tiêu đề cuốn sách của anh.”


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.