E-magazine 19: HỒI ỨC

Page 1

ISS U E

19

03. 2 2

HỒI ỨC


1

A LETTER FROM PHỤC HƯNG BOOKS / THƯ GỬI BẠN ĐỌC

2

STORYTELLERS /TRÒ CHUYỆN

3

STORIES /CHUYỆN KỂ

4

PHỤC HƯNG’S BOOKS /TỦ SÁCH PHỤC HƯNG

VỚI DỊCH GIẢ BÌNH BỒNG BỘT VỀ NHỮNG KÝ ỨC

QUÁ KHỨ DỰNG XÂY NÊN CHÚNG TA Ở HIỆN TẠI Chuyện QUAN VU kể.

NHÌN LẠI HÀNH TRÌNH CỦA VÀNG ANH VÀ PHƯỢNG HOÀNG

5

RECOMMENDATIONS FROM PHỤC HƯNG /LỜI GỢI Ý TỪ PHỤC HƯNG

ISSUE 18 ISSUE 17


1

A LETTER FROM PHỤC HƯNG BOOKS THƯ GỬI BẠN ĐỌC

Thương gửi bạn đọc,

THÁI MINH CHÂU Phục Hưng’s founder

Bạn ơi, mới cách đây ít hôm, nhạc sỹ Ngọc Châu, tác giả của Thì Thầm Mùa Xuân, Ban Mai Xanh, Mùa Thu Vàng, Nếu Điều Đó Xảy Ra,... đã ra đi. Tuy chưa từng được gặp mặt nhạc sỹ, nhưng tôi thật sự rất buồn. Như bao nhiêu người thuộc thế hệ mình, những người đã được lời hát và âm nhạc của anh nuôi dưỡng tâm hồn trong những ngày son trẻ, tôi thuộc nằm lòng những ca khúc của anh. Tôi có thể say sưa hát chúng cùng bạn bè trong những buổi trưa tranh thủ trốn vào phòng karaoke tránh nắng, trong lúc chờ tới giờ học buổi chiều; hoặc chúng tôi sẽ đung đưa, ngân nga chúng cùng nhau trong những buổi văn nghệ dưới sân trường, hay quanh đống lửa trại thâu đêm… Tôi không nghĩ rằng sự ra đi của một người chưa từng gặp mặt lại có thể khiến mình bàng hoàng đến vậy. Có lẽ vì anh và những bài hát ấy, đã gắn liền với những hồi ức trong tôi, nên khi anh ra đi, tôi thẫn thờ nhận ra những gì mình đã không còn nữa… Hồi ức gắn liền với những “chiều xuân như thế…”, thời gian “biết thương nhớ biết giận hờn”, hay “như giấc mơ dịu dàng, mùa thu vàng mênh mang”... đều là những thứ đẹp đẽ lung linh mà tôi cất nhờ trong những bài hát ấy. Xin lỗi bạn nếu những tâm sự riêng tư này của tôi làm bạn buồn lây… không chỉ nhạc sỹ Ngọc Châu, nhiều nghệ sỹ, người có sức ảnh hưởng khác mà tôi quý trọng và ngưỡng mộ cũng đang chầm chậm rời bỏ cõi tạm này. Trên hành trình trưởng thành, chúng ta háo hức đón chờ bao điều mới, nhưng cũng phải nghẹn lời từ biệt những hồi ức thân thương. Dẫu biết đó là quy luật cuộc đời nhưng không tránh khỏi chút vấn vương. Nhưng bạn yên tâm nhé, số báo lần này vẫn sẽ đong đầy tình cảm và những điều tích cực. Hy vọng tạp chí Người kể chuyện, suốt 19 tháng qua, cũng đã để lại trong bạn những hồi ức đẹp về sau. Thương mến, Thái Minh Châu từ Phục Hưng Books


2

VỀ

STORYTELLERS / TRÒ CHUYỆN

Với DỊCH GIẢ

BÌNH BỒNG BỘT

NHỮNG KÝ ỨC


Hồi ức

Tình yêu đối với phim ảnh của anh được bắt nguồn từ đâu? Có phải vì yêu điện ảnh mà anh bắt đầu sự nghiệp viết kịch bản hay là còn lý do nào khác? Tôi biết đến điện ảnh là nhờ người bạn gái đầu tiên của mình. Ngày ấy, địa điểm hẹn hò ưa thích của các cặp mới lớn là rạp chiếu phim, vì nó tối, có máy lạnh và có thể ngồi lỳ cả ngày. Phim ở các rạp thời gian ấy chưa có phụ đề, chưa chiếu theo suất mà chỉ có giá vé chia theo khu. Bạn mua một vé, có thể coi đi coi lại phim ấy suốt cả ngày, thậm chí… không coi cũng được. Tôi không nhớ nổi bộ phim mình coi đầu tiên ở rạp là phim gì, chỉ nhớ nó là một phim teen có Lindsay Lohan. Còn bộ phim đầu tiên gây chấn động lên tôi là Bố Già, xem qua VCD (chứ nào đã được DVD). Nhà bạn gái tôi có rất nhiều phim ảnh vì bố của bạn là một người rất mê phim. Sau khi xem phim Bố Già, tôi mới tìm đọc sách qua bản dịch của Ngọc Thứ Lang. Rồi từ đó, tôi luôn giữ thói quen xem phim. Nhưng tôi không nghĩ mình đã có mơ ước làm phim, viết kịch bản từ thời đó. Nó chỉ là một cơ duyên đến sau.

5

Vậy còn việc dịch một quyển sách về điện ảnh thì sao? Có giống với việc dịch/chuyển thể một kịch bản phim không? Tôi rất thích việc dịch thuật. Thứ nhất: tôi có thể đưa những quyển sách quý đến với đông đảo người đọc Việt Nam hơn, thay vì khuyên họ hãy đọc bản tiếng Anh. Thứ hai, nó giúp tôi được ôn lại vốn từ vựng của mình, đồng thời tìm tòi ra những từ mới để có thể chuyển ngữ mượt mà. Việc chuyển thể phim Tiệc Trăng Máu sang tiếng Việt cũng là một hành vi dịch ở một dạng thức cao hơn. Vì ở đó tôi


không chỉ dịch lời thoại mà còn “dịch” văn hóa, dịch lối sống, dịch các mối quan hệ sao cho chúng thật Việt Nam. Điện ảnh Vương Gia Vệ là quyển sách điện ảnh đầu tiên mà tôi dịch. Ở đó, tôi được làm hai lãnh vực mà mình yêu thích (dịch thuật và điện ảnh) cùng một lúc.

a storyteller

Được biết anh sắp xuất bản một quyển sách về cuộc đời và sự nghiệp điện ảnh của Vương Gia Vệ, hành trình dịch quyển sách này có gì đặc biệt đối với anh không? Anh có cảm thấy đâu đó cuộc đời mình trong hành trình của Vương Gia Vệ? Có một câu chuyện trong sách làm tôi rất xúc động. Đó là khi Vương tìm thấy nguyên một kịch bản phim được bố ông viết tay ở mặt trong của những bao thuốc lá. Giây phút ấy, ông biết cái “gene điện ảnh” của mình từ đâu mà ra. Hành trình xa nhất của một con người thực ra là hành trình đi tìm hiểu nội tâm của chính mình. Vương và bố có mối quan hệ xa cách, quả là một câu chuyện điển hình ở mỗi gia đình. Sau khi trưởng thành, Vương đủ tự tin để có thể cùng bố hút một điếu thuốc. Lúc ấy, các rào cản được hạ xuống. Những cuộc đối thoại trở nên dễ dàng hơn. Cũng như Vương, tôi ước gì mình có thể hút thuốc cùng bố sớm hơn một tí.

6

Được biết anh sắp xuất bản một quyển sách về cuộc đời và sự nghiệp điện ảnh của Vương Gia Vệ, hành trình dịch quyển sách này có gì đặc biệt đối với anh không? Anh có cảm thấy đâu đó cuộc đời mình trong hành trình của Vương Gia Vệ? Có một câu chuyện trong sách làm tôi rất xúc động. Đó là khi Vương tìm thấy nguyên một kịch bản phim được bố ông viết tay ở mặt trong của những bao thuốc là. Giây phút ấy, ông biết cái “gene điện 4


ảnh” của mình từ đâu mà ra. Hành trình xa nhất của một con người thực ra là hành trình đi tìm hiểu nội tâm của chính mình. Vương và bố có mối quan hệ xa cách, quả là một câu chuyện điển hình ở mỗi gia đình. Sau khi trưởng thành, Vương đủ tự tin để có thể cùng bố hút một điếu thuốc. Lúc ấy, các rào cản được hạ xuống. Những cuộc đối thoại trở nên dễ dàng hơn. Cũng như Vương, tôi ước gì mình có thể hút thuốc cùng bố sớm hơn một tí.

a storyteller

Hình ảnh Vương Gia Vệ trong anh trước đây và sau khi anh dịch xong quyển sách này có thay đổi gì không? Trước khi dịch sách, hình dung của Vương trong đầu tôi là một người yêu rất nhiều và thất tình rất nhiều. Nếu không sao lại có thể làm phim về thất tình hay thế kia. Dịch sách rồi mới biết ông có một người vợ tuyệt vời và một gia đình ổn định. Những mối tình thất bại kia hóa ra chỉ là phóng chiếu cho một tiếc nuối và bất an. Tiếc thời gian tươi đẹp trôi đi như những cánh hoa và bất an cho những gì sắp tới. Phim của Vương thực sự là cuộc thất tình tập thể của người Hong Kong, với chính thành phố của họ.

7

Có câu “childhood makes us who we are”, câu này có đúng với anh không? Những trải nghiệm, ký ức trong tuổi thơ có giúp ích gì trên hành trình viết lách hay có giúp anh trong việc định hình phong cách viết của mình? Thời còn bé nhà tôi rất nghèo, không có tiền mua truyện tranh. Khi đến lớp, tôi rất hay mượn bạn truyện để đọc ké. Có một lần, không nhớ vì lý do gì, mẹ phá lệ cho tôi mua một quyển dũng sĩ Hesman. Tôi bước vào trường, tay vung vẩy cuốn truyện như thể đó là một chiếc Cúp hay một tấm huy chương. 4


Đám bạn túa đến ngồi quanh tôi và cùng đọc. Đó là một trong những khoảnh khắc hạnh phúc nhất thời thơ ấu của tôi. Tôi nghĩ việc này đã góp phần định hình tính cách của tôi. Tôi khao khát tạo ra những sản phẩm có giá trị, được mọi người đón nhận vì nó khiến cho tôi cảm thấy mình có giá trị, như đứa trẻ cầm quyển truyện năm xưa.

Hồi ức

Để trở thành một cây viết tốt và có nhiều kịch bản ăn khách như anh bây giờ, bên cạnh tài năng và việc tự thân rèn giũa theo thời gian, anh có thấy mình được thừa hưởng điều gì gia đình? Bố tôi có giọng hát rất hay. Dù họ Nguyễn, nhưng gia đình bên nội tôi vốn là họ Phạm từ miền bắc di cư vào. Tôi có một người bác là nghệ sĩ ưu tú Phạm Bằng. Bố rất yêu mến và thần tượng người bác này. Mỗi lần ra đường, có ai nói ông có cái đầu hói giống Phạm Bằng thì ông đều rất khoái chí. Tôi nghĩ trong người bố có máu nghệ sĩ, có khao khát được biểu diễn và thừa nhận nhưng đã bị kềm nén suốt một đời mình. Có lẽ tôi đang sống thay cuộc đời của bố. Ngay từ lớp 10 tôi đã viết kịch và biểu diễn ở các CLB tiếng Anh tại trường. Khi lên sân khấu, tôi cũng cảm thấy mình có một niềm hạnh phúc khó tả. Nhưng tôi thích cảm giác tạo ra các nhân vật hơn là hóa thân vào nhân vật. Tôi tin năng khiếu này chính là từ bố mà ra. Tôi sẽ cố tìm thử xem bố có lén viết kịch bản lên bao thuốc nào hay không.

8

Bố hay Mẹ, ai là người truyền cảm hứng hay có sức ảnh hưởng với anh hơn? Tôi ít nói chuyện với cả hai nên thực sự không rõ ai mới là người có sức ảnh hưởng hơn. Người thân nhất trong nhà của tôi là bà nội. Bà hay ghim vào đầu tôi một câu: “Ba mày bị đạn bắn trúng, phải vô 4


máu lạ. Mày thấy nó nổi giận thì ráng nhịn, vì bản chất nó không phải như vậy”. Nên dù bố có cộc cằn, bạo lực, tôi vẫn không ghét ông. Và khi bà mất, tôi lại càng thương ông hơn. Nếu không phải là dịch sách, không viết kịch bản phim thì anh sẽ viết về điều gì? Hay anh sẽ kể về điều gì trong quyển sách của riêng mình? Có lẽ là một quyển tiểu thuyết về lịch sử. Tôi tin người ta không thể xồng xộc lao vào tương lai và không biết lịch sử. Cảm ơn anh Bình vì những chia sẻ ngày hôm nay, chúc cho những dự án trong tương lai của anh sẽ luôn tạo được tiếng vang và thành công ngoài mong đợi.

a storyteller

BÌNH BỒNG BỘT (TRẦN MINH)

9

Dịch giả, nhà biên kịch.

4


QUÁ KHỨ DỰNG XÂY NÊN CHÚN G TA Ở H IỆN TẠ I Chuyện QUAN VU kể

10

3 STORIES / CHUYỆN KỂ


Hồi ức

Tôi thích viết. Đó là lý do tôi đã từng muốn theo nghiệp báo, cũng như là nghiệp làm content như bây giờ. Thực ra phải tới năm lớp 9, khi đi học thêm và học theo văn mẫu, tôi mới bắt đầu ngấm cái chất thi vị của từ ngữ, cái cách cô giáo dùng những từ hoa mỹ để miêu tả một áng văn, để đồng điệu cùng cảm xúc của tác giả bài văn ấy. Không phải tôi thích hay nhớ nhung gì những bài thơ thời trung học, chỉ đơn giản là tôi thích khi mình có thể chơi với chữ và được điểm cao nhờ kỹ năng này, cảm giác chinh phục được một bộ môn khó thời ấy cool lắm. Và cứ thế, tôi bắt đầu nhận ra tình cảm của mình dành cho chữ nhiều hơn số. Thích viết, thi Đại học đậu vào Nhân Văn, ra trường đi làm công việc liên quan đến viết lách - theo một khía cạnh nào đó, cuộc đời tôi bằng phẳng đến khó tin. Tôi dường như chưa hề phải lo lắng gì đến những thứ mang tên tiền nhà, tiền điện, tiền nước,… Tất cả mọi thứ, ba mẹ tôi lo hết. Tôi chỉ việc học, học xong thì đi làm, làm ra nhiêu đó lương thì giữ đấy tự trả phí “chơi bời” ở ngoài. Ban đầu, tôi có suy nghĩ tự hào về bản thân mình, vì tuy sinh ra trong một gia đình đầy đủ, tôi vẫn có ý thức rằng mình phải đi làm, để dần dần có thể tự chi trả, quyết định cho những khoản phí mang tính cá nhân như mua sắm, ăn uống bạn bè, du lịch. Cao hơn thì có thể tiết kiệm một khoản nào đó để dành sau này khi ba mẹ về già. Và cứ thế, tôi vẫn luôn cảm thấy ổn về định hướng của bản thân mình, về cái tạm gọi là “căn tính”.

11

Nhưng càng làm, tôi càng cảm thấy có gì đó không ổn. Tôi nghĩ về những dự tính tương lai, về con đường mình nào mình nên chọn để tiến gần


hơn với những mơ ước đó. Thời gian đó, tôi thường có nhiều suy nghĩ tiêu cực, nghi ngờ bản thân: “Tôi làm công việc viết lách, là do tôi thực sự yêu thích nó, hay chỉ đơn thuần do đây là kỹ năng duy nhất tôi có thể làm được (tốt) từ nhỏ đến lớn?”. Đây chỉ là một trong những số ít câu hỏi tôi tự đặt cho bản thân nhưng không bao giờ có câu trả lời rõ ràng, hoặc khi có một tia hy vọng nào đó giúp tôi có động lực tìm ra câu trả lời, tôi lại tự dập tắt bởi cái tính trì hoãn của mình.

a storyteller

Tự ti năng lực, nghi ngờ bản thân và suy nghĩ quá nhiều (overthinking) khiến tôi có một năm phải nghỉ hẳn ở nhà vì chứng rối loạn lo âu và trầm cảm vào năm 24 tuổi. Chẳng phải “hài hước” lắm sao, một người có đời sống đủ đầy và nhìn như thể toàn màu hồng như tôi, lại bị trầm cảm? Nghe nó drama, sến súa gì đâu.

12

Tôi cảm nhận mình thảm hại nhất vào năm 2017 với chứng lo âu. Mỗi ngày, tôi luôn phải đối diện với panic attacks. Những lúc vào cơn, tất cả những gì bộ não điều hướng tôi suy nghĩ là sự chán nản cuộc sống, là có chăng có cách để giải thoát. Tôi không thở được, không ăn được. Đợt đó tôi sụt 9kg chỉ trong 3 tháng. Tôi không muốn chết, nhưng bộ não bị “hư hại” lại ép tôi có suy nghĩ rằng mọi thứ chẳng còn gì đáng để sống, để chiến đấu. Tôi nghỉ việc, ở nhà một năm để tự chữa lành, song song với đơn thuốc từ bác sĩ điều trị. Sau khi đỡ hơn, tôi đi làm lại và bắt đầu lại mọi thứ. Tuy ý thức được công việc bị ngắt quãng là do bệnh, nhưng tôi vẫn không thể ngừng so sánh mình và bạn bè. Thời gian trôi qua, chúng bạn từng ngày


vẫn đăng tải những bức ảnh chốn công sở năng động, những giải thưởng “employee of the year”, chuyến du lịch sang chảnh,... Còn tôi vẫn ở đây, trong môi trường nhỏ xíu, làm công việc (gần như là) duy nhất mình có thể làm. Và rồi, tôi lại trở về trạng thái nghi ngờ bản thân. Tôi đang làm vì thực sự yêu công việc này, muốn tiến xa hơn, giỏi hơn với nó, hay do tôi không còn biết làm việc gì khác, trong bối cảnh chính sự “bằng phẳng” của cuộc đời đã làm tôi trở nên thụ động, không dám bứt phá khỏi vùng an toàn của chính mình? Ở tuổi 27, tôi cảm thấy mình chênh vênh kinh khủng. Tôi căm ghét sự mâu thuẫn của chính bản thân mình trong nhiều phân mảng khác nhau của cuộc sống. Tôi ghét rằng mình ghét sự an toàn, nhưng lại nhát gừng để bước chân ra khỏi nó. Tôi ghét rằng mình có thể tiến xa hơn nếu chịu đầu tư học hỏi thật nhiều, nhưng lại phí hoài phần lớn thời gian để chơi game. Tôi ghét rằng mình có thể phát triển ở 1 môi trường global hơn, nhưng lại do dự vì chứng lo âu. Tôi ghét rằng mình trì hoãn, nhưng lại trì hoãn, nhút nhát, nhưng lại nhút nhát.

Hồi ức

Thế nhưng, khi đã vượt qua được luồng cảm xúc tiêu cực, những tia hi vọng tích cực lại len lỏi nảy mầm.

13

Một năm ở nhà và chữa lành chứng lo âu, là năm tôi bị dừng trệ công việc, thế nhưng đó chắc chắn không phải là một năm hoang phí. Tôi học được cách dành thời gian cho bản thân mình, chăm cây, đọc sách, tập yoga. Tôi còn đi học khoá thiết kế đồ hoạ, tuy bây giờ vẫn gắn bó với nghề content, thế nhưng thị hiếu thẩm mỹ của bản thân đã nâng lên


được phần nào, giờ đây tôi có thể làm ra bài thuyết trình dự án khiến bản thân mình khi nhìn lại thấy hài lòng và hạnh phúc. Một năm chữa lành đó, còn là “kim chỉ nam”, là nơi ủi an tôi trong những lúc chênh vênh hiện tại, giúp tôi học được cách chấp nhận, trung thực với bản thân mình. Tôi chấp nhận mình mang bệnh lo âu, chấp nhận mình có tình trạng sức khoẻ tâm lý yếu và nhạy cảm. Từ đó, dựa theo những thấu hiểu về bản thân, tôi đưa ra những sự lựa chọn phù hợp hơn về nghề nghiệp, sở thích, tình cảm, bạn bè và những mối quan hệ khác. Tôi học được cách hạ mức kỳ vọng của bản thân xuống, nhẹ lòng với những gì mình làm được trong khả năng, chỉ cần làm mọi thứ hết mình là có thể tự hào rồi. Tôi chấp nhận mình không hoàn hảo.

a storyteller

Tôi trả lời được cho câu hỏi từng khiến mình đau đầu, rằng viết lách là điều tôi vừa có thể làm được, vừa yêu thích, và nó không phải là lý do khiến tôi bị cô lập trong vùng an toàn. Nó là một món quà, mà tôi cần biết cách nắm giữ và phát triển.

14

Mất nhiều thời gian để tôi đưa ra những sự lựa chọn dựa trên sự thấu hiểu chính mình và có thể đây sẽ là con đường vòng, khiến tôi phải đi xa hơn để có thể đến được nơi mà tôi muốn đến. Thế nhưng, tôi tin rằng đây là con đường mà bản thân tôi cần.


4

PHỤC HƯNG BOOKS TỦ SÁCH PHỤC HƯNG

TỦ SÁCH TẶNG

NÀNG

NHÂN DỊP

8/3

4

PHỤC HƯNG’S BOOKS /TỦ SÁCH PHỤC HƯNG

NHÌN LẠI HÀNH TRÌNH CỦA HOÀNG THÙY LINH QUA TỰ TRUYỆN VÀNG ANH VÀ PHƯỢNG HOÀNG 15


Nhân có dịp trò chuyện với anh Bình Bồng Bột, Phục Hưng rủ bạn cùng đọc lại quyển tự truyện Hoàng Thùy Linh - “Vàng Anh và Phượng Hoàng” do anh Bình chấp bút. Chứng kiến thành công của Hoàng Thùy Linh ngày hôm nay có lẽ sẽ khiến chúng ta không ngừng tự hỏi điều gì đã tiếp thêm sức mạnh cho cô bé Linh ngày ấy, giúp cô có thể đi qua nghịch cảnh và càng ngày càng tỏa sáng như bây giờ. Toàn bộ 10 năm hành trình tìm lại chỗ đứng cho chính mình của Hoàng Thùy Linh được kể lại qua quyển tự truyện Vàng Anh và Phượng Hoàng, dù đã phải trải qua khoảng thời gian vô cùng khó khăn, chịu sức ép đầy khắc nghiệt của dư luận ở những năm đầu đời nhưng Linh đã không khuất phục mà chăm chỉ từng ngày để chứng tỏ mình trong công việc. Linh không giải thích, không viện lý do mà lặng lẽ lao động và để sản phẩm và thành quả của những nỗ lực thay cô cất lời. “Vàng Anh và Phượng Hoàng” là lời cảm ơn vì những lần vấp ngã, những bàn tay đã đưa ra giúp đỡ Hoàng Thùy Linh và trao cho cô những cơ hội, dù là nhỏ bé. Và từ những cơ hội rất hẹp đấy, Linh đã tạo ra con đường trở lại cho mình rất giàu cảm hứng cho người đọc. Vàng Anh ngày ấy đã không tan biến trong đống tro tàn năm xưa, mà tái sinh và mang khát vọng trở thành Phượng Hoàng rực rỡ. Cô cống hiến, nỗ lực hết mình vì ánh hào quang đó, dù khát vọng ấy không trở thành sự thật thì ít nhất cô đã được thất bại một cách rực rỡ.

MUA 1 TẶNG 1 16


5

RECOMMENDATION FROM PHỤC HƯNG LỜI GỢI Ý TỪ PHỤC HƯNG

“CHỌN LẠI” CUỘC ĐỜI MÌNH CÙNG MR. NOBODY

Trailer

17


Nhân nói về chủ đề về hồi ức, về những điều xảy ra trong quá khứ tạo nên con người mình ở hiện tại, Phục Hưng muốn rủ bạn cùng xem phim “Mr. Nobody” (2009). Đây là một bộ phim được đạo diễn kiêm biên kịch Jaco Van Dormael ấp ủ suốt 13 năm. Phim kể về Nemo Nobody – một cậu nhóc 9 tuổi, thông minh đặc biệt với khả năng nhìn thấy được tương lai. Câu chuyện cuộc đời của Nemo Nobody bắt đầu từ sân ga nơi bố mẹ cậu ly hôn. Nemo đứng trước 03 lựa chọn: đi theo mẹ, đi theo bố hay là không chọn theo ai cả? Và diễn biến của 3 ngã rẽ đó chính là cách mà câu chuyện phim phát triển.

Hồi ức đáng nhớ

“Mr. Nobody” đặc biệt ở lối kể chuyện, đạo diễn đã không kể 3 câu chuyện riêng rẽ, tách bạch mà lồng ghép với nhau, đan xen vào nhau, hỗ trợ cho nhau như thể đang hoàn thành 3 bức tranh cùng lúc với những mảnh ghép lộn xộn.

18

Phim cũng thú vị ở chỗ, trong mỗi bức tranh, viễn cảnh, nếu nhân vật chính hành động một chút khác đi, nói chuyện một chút khác đi thì hàng loạt chuỗi sự kiện sau đó cũng thay đổi theo. Cứ như thế, cuộc đời Nemo là biểu trưng tiêu biểu cho rất nhiều cuộc đời khác ngoài kia, sự việc này chính là kết quả sự việc kia, hiện tại và tương lai chính là kết quả của sự lựa chọn do chính mỗi người đó trong quá khứ. Phim đã mở ra cho người xem một câu hỏi đầy thách thức: Khi đứng trước những quyết định khó khăn, điều gì sẽ giúp ta đưa ra những quyết định đúng đắn? Cùng xem phim và tìm ra câu trả lời cho riêng mình nhé!


Chủ biên Thái Minh Châu Nội dung Phan Linh và Cộng đồng người kể chuyện Phục Hưng Thiết kế Trần Q. Phương Hình ảnh Bình Bồng Bột, Phục Hưng Books và các nguồn mở THAM GIA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI ĐỌC CỦA PHỤC HƯNG ĐỂ NHẬN NHỮNG QUÀ TẶNG SỚM NHẤT

THAM GIA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KỂ CHUYỆN CỦA PHỤC HƯNG ĐỂ ĐÓNG GÓP NỘI DUNG

MUA SÁCH TẠI:

FANPAGE

SHOPEE

TIKI

Tập san Người kể chuyện - A Storyteller là một sản phẩm nội dung của Phục Hưng Books, vui lòng không sao chép, tái bản khi chưa có sự đồng ý của Phục Hưng.

Cảm ơn bạn.

astoryteller@ phuchungbooks.com

www.phuchungbooks.com

Hệ thống FAHASA, PHƯƠNG NAM, CÁ CHÉP trên toàn quốc


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.