E-magazine 17: TỐT DẦN

Page 1

ISS UE

17

0 1. 22

TỐT DẦN


01_ A LETTER FROM PHỤC HƯNG BOOKS /THƯ GỬI BẠN ĐỌC

02_ STORYTELLERS /TRÒ CHUYỆN TRÒ CHUYỆN VỚI CHỊ KIỀU ANH ĐỒNG SÁNG LẬP DÒNG DÒNG SÀI GÒN VỀ CHỦ ĐỀ CHUYỆN CŨ SẼ QUA, CHUYỆN TỐT DẦN ĐẾN.

03_ STORIES /CHUYỆN KỂ

CHIẾC ĐÀI NHỎ VÀ CÂU CHUYỆN ĐI TÌM “ÁNH SÁNG” Chuyện ĐỨC NGHỊ kể.

04_ PHỤC HƯNG’S BOOKS /TỦ SÁCH PHỤC HƯNG TRAO TẶNG NHAU NÀNG THƠ MÙA LỄ HỘI ĐỂ THẤY CUỘC SỐNG THI VỊ HƠN

05_ RECOMMENDATIONS FROM PHỤC HƯNG /LỜI GỢI Ý TỪ PHỤC HƯNG

CÙNG PI VƯỢT VŨ BÃO VỚI NGƯỜI BẠN HỔ TRONG CUỘC ĐỜI CỦA PI (2012)

ISSUE 16 ISSUE 15


1

A LETTER FROM PHỤC HƯNG BOOKS THƯ GỬI BẠN ĐỌC

Thương gửi bạn đọc, Bạn có nhận ra, hôm nay là ngày 21 đầu tiên của năm 2022, nhưng cũng là ngày 21 cuối cùng của năm Tân Sửu? Năm mới đã tới nhưng trong một khung thời gian khác thì năm cũ chưa qua. Thời gian - cũng như mọi thứ khác - là một khái niệm tương đối và là vòng tuần hoàn tất yếu. Thái Minh Châu Phục Hưng’s founder

Một năm luôn có 4 mùa tuần tự, một sinh vật sống cũng không thoát khỏi sinh-lão-bệnh-tử, vũ trụ tương sinh kim-mộc-thuỷhoả-thổ… Chúng ta là một phần trong chuỗi khép kín, là một mắt xích trong hệ sinh thái, và mỗi việc chúng ta làm đều có hệ quả đến toàn bộ bức tranh chung. Thật sự cũng khó để nói vòng tuần hoàn bắt đầu từ đâu, Xuân-Hạ-Thu-Đông rồi lại Xuân, nhưng cái nào đến trước? Tương tự như tình yêu thương ai trao cho ai, nó khởi lên từ đầu và tiếp nối như thế nào? Không dễ dàng phân định… Trong giới hạn ngắn ngủi của lá thư này, tôi không cố gắng để diễn đạt hết những suy nghĩ lộn xộn của mình khi thời khắc chuyển giao giữa hai năm đang tới gần, chỉ mong sao giữa những vòng quay của sự sống và sự sẻ chia, chúng ta sẽ tìm thấy bình an và đủ đầy, chúng ta sẽ biết được sứ mệnh của mình trong tương quan với tập thể chung hoặc ít nhất biết thận trọng trong từng quyết định. Chỉ cần mỗi người là một mắt xích tốt, thì mọi thứ sẽ chảy trôi, và trở nên tốt dần. Cảm ơn các bạn trong năm qua đã thật nhẫn nại với chính mình, để giữ cho xã hội tiếp tục đứng vững, vận hành, và tuần hoàn. Cảm ơn đã chờ đợi chúng tôi vào ngày 21 hằng tháng. Chúc các bạn những ngày cuối năm thuận lợi, an hoà. Cuộc sống càng về sau chắc chắn sẽ tốt dần, vì ta biết trân trọng từng niềm vui của hôm nay. Hẹn gặp nhau vào năm Nhâm Dần nhé! Thương mến,

Thái Minh Châu từ Phục Hưng Books

1


2

STORYTELLERS / TRÒ CHUYỆN

Với chị

KIỀUANH Đồng sáng lập

Dòng Dòng Sài Gòn

CHUYỆN CŨ SẼ QUA , CHUYỆN TỐT DẦN ĐẾN. 2


Tốt D ầ n

Chào chị Kiều Anh, là một trong những người đã sáng lập nên Dòng Dòng Sài Gòn - thương hiệu làm túi xách từ bạt tái chế, một ý tưởng rất sáng tạo và vô cùng thiết thực, từ đâu mà mọi người đã có cảm hứng để bắt đầu điều này?

Sau bao năm làm việc cho người khác trong ngành thiết kế, mình và Trang luôn mong muốn sẽ có ngày tự làm một sản phẩm gì đó của riêng mình. Sản phẩm đó phải “hay ho”, hữu ích và quan trọng hơn hết là giúp cho một phần nào đó của cuộc sống này tốt đẹp hơn. Sẵn có nhiều bạn bè làm trong các agency thiết kế, biết đến việc các tấm bạt được thiết kế và in ấn công phu mà tuổi đời chỉ kéo dài có vài ngày theo sự kiện hoặc thời gian quảng cáo rồi trở thành rác thải nhựa, mình thấy rất uổng và nhức nhối nữa. Ý tưởng may túi từ bạt ra đời từ đó, tuy là các chiếc túi Dòng Dòng hiện tại không còn làm bằng bạt quảng cáo mà là bạt mái hiên để tăng sức bền và tuổi thọ. Từ ý tưởng đó, câu chuyện diễn tiến ra sao? Có... như là mơ? Chị cùng với Team của mình đã đi qua những ngày đầu của dự án như thế nào?

Nếu đời như là mơ, thì chắc đời cũng không vui lắm nữa nhỉ! Vì cái gì mình mong muốn cũng thành hiện thực hết. Việc lên mẫu túi đi từ hết bất ngờ này tới bất ngờ khác, có khi còn như là cơn ác mộng (khi túi mẫu may bằng bạt sự kiện liên tục bị rách dù có thay đổi cách may thế nào). Đến khi những chiếc túi chính thức ra đời, và Dòng Dòng cũng chính thức mở cửa đón khách mua, thì team lại tiếp tục học được những bài học mới mỗi ngày về vận hành doanh nghiệp, marketing, về sale, về xây dựng thương hiệu. Bao nhiêu là bài toán khó phải tự mày mò bởi hướng đi mình đã chọn là

3


a stor y te l l e r

khá mới mẻ ở Việt Nam. Tuy vậy, mình luôn tự nhủ, “Khó thì nó mới đúng. Vì dễ thì ai cũng làm được hết rồi”. Hành trình của Dòng Dòng đến nay cũng đã được 2 năm tuổi, thách thức lớn nhất mà Team vẫn đang phải đối mặt và vượt qua là gì?

Dòng Dòng được bao nhiêu tuổi thì Covid cũng là bấy nhiêu! Ngoài việc phải vượt qua những thách thức chung của kinh doanh trong thời đại dịch, thì có lẽ có hai cái khó lớn nhất đối với Dòng Dòng. Thứ nhất, là với nguồn vốn nhỏ, làm cách nào để quảng bá thương hiệu tốt nhất. Thứ hai, là nghiên cứu và cập nhật các công nghệ mới về tái chế nhựa, bởi ở Việt Nam hiện đang không có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Không chỉ tạo ra và bán những sản phẩm tái chế từ bạt, mỗi dòng sản phẩm mới của Dòng Dòng đều mang một tinh thần, một câu chuyện riêng, những chất liệu đó thường đến từ con người ở Dòng Dòng hay từ chính câu chuyện của chiếc bạt?

Cả hai. Đôi khi câu chuyện đời trước đây của tấm bạt làm mình thích thú và muốn nương theo đó để thiết kế một câu chuyện mới (bạt che sạp rau may thành túi đi chợ). Đôi khi câu chuyện mới của túi chỉ là một phút tự muốn dí dỏm (balo tên Ke Mây có màu giống “cây me”). Thông qua dòng sản phẩm mới cho Tết năm nay với chủ đề Tốt Dần, Dòng Dòng Sài Gòn gửi gắm mong muốn gì đến với mọi người? 4


Tốt D ầ n

Năm vừa rồi chắc ai cũng ít nhiều có những chuyện buồn phiền, lo lắng. Ai cũng được sống qua những ngày tháng mà có lẽ chưa từng biết đến trước đây. Mình thường cũng không quan tâm đến ý nghĩa các ngày lễ lạt lắm, nhưng duy dịp năm mới thì mình luôn thấy rất đặc biệt. Năm mới, khởi đầu mới, ai cũng có một cơ hội thứ hai, ai cũng hy vọng. Dòng Dòng xin chúc dù mọi người mong ước gì, có thành hiện thực hay không, thì năm nay cũng là năm cuộc sống sẽ tốt dần lên. Gia đình sẽ sum vầy, bạn bè sẽ trân quý nhau hơn sau bao tháng ngày xa cách. Ở Dòng Dòng, mọi thứ đã và đang “tốt dần” lên như thế nào?

Cái tên Dòng Dòng được nhiều người biết đến hơn. Còn team Dòng Dòng thì tự tin hơn trên hướng đi mình đã chọn. Cảm ơn chị vì những chia sẻ ngày hôm nay, mong chị và Team sẽ luôn có thật nhiều sức khỏe và nguồn cảm hứng dồi dào để tiếp tục tạo nên những sản phẩm sáng tạo, bền vững và chất lượng nhé!

Cám ơn quý báo! Chúc mọi người thật nhiều sức khoẻ và một mùa tết bình an và hạnh phúc.

Trần Kiều Anh 38, là đồng sáng lập Dòng Dòng, nhà thiết kế sản phẩm & giảng viên đại học. Má của Miên Anh và 5 con mèo.

5


a stor y te l l e r

Túi Tốt Dần là sản phẩm được tái chế từ chiếc bạt cưới miền Tây và đặc biệt thiết kế riêng mừng năm mới Nhâm Dần sắp đến, gửi gắm thông điệp tích cực cho năm mới sắp tới, hy vọng mọi chuyện sẽ tốt dần lên.


3

STORIES / CHUYỆN KỂ - Chuyện Đức Nghị kể.

CHIẾC ĐÀI NHỎ VÀ CÂU CHUYỆN ĐI TÌM “ÁNH SÁNG”

7


Tố t D ầ n

Cách đây 5 năm, từ một chàng trai mới lớn đầy hoài bão

và ước mơ, trở về từ bệnh viện với kết luận của bác sĩ bong

võng mạc, thị lực vĩnh viễn dừng lại ở con số 0, cứ thế bóng

tối phủ mờ cuộc đời tôi. Tôi không thể quên chuỗi ngày đen tối ấy, không hy vọng, chẳng ước mơ, cuộc sống chỉ quanh quẩn trong căn phòng với bốn bức tường. Có lẽ cuộc sống của tôi sẽ mãi chìm trong bóng mờ của tuyệt vọng nếu bố mẹ không nắm tay dẫn tôi bước tới “vùng sáng”. ...

Sinh ra ở một làng quê thuần nông thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, tuổi thơ tôi êm đềm trôi như bao đứa trẻ khác. Năm

tôi bắt đầu vào lớp 8, thị lực tôi đột nhiên sụt giảm, ban đầu tôi nghĩ do áp lực học tập nên mắt bị lóa, đến khi không

thể nhìn chữ trên bảng và mắt xuất hiện những mảng đen

che mờ tầm nhìn tôi mới vội vàng bảo bố mẹ đưa đến bệnh viện thăm khám. Bác sĩ kết luận tôi bị bong võng mạc, chỉ

định mổ cấp cứu. Sau ca phẫu thuật dài 3 tiếng và 28 ngày

nằm viện, tôi được trả về với cái lắc đầu của bác sĩ và trước

mắt chỉ là nhòe nhoẹt những mảng màu nhờ nhờ chẳng thể phân biệt hình thù.

Cuộc sống thường ngày gặp nhiều xáo trộn. Mọi hoạt

động dù là đơn giản nhất nay thiếu đi ánh nhìn trở lên thật khó khăn. Dò dẫm từng bước chân không ít lần va vấp, lấy

nhầm quần áo thậm chí tôi lóng ngóng khi dùng đũa để gắp

thức ăn nhưng đó chưa phải điều kinh khủng nhất. Tôi buộc phải nghỉ học. Dù vậy buổi sáng nào tôi cũng dậy sớm, tựa đầu vào ô cửa sổ lắng nghe tiếng chúng bạn í ới gọi nhau đến trường, còn mình chỉ biết lặng người trước cánh cửa đóng chặt.

8


a stor y te l l e r

Rồi tôi nghĩ đến tương lai, liệu còn ánh sáng cho một kẻ mù lòa như tôi? Tôi sẽ là gánh nặng của gia đình. Quá mệt mỏi

và chán nản, tôi rơi vào tình trạng trống rỗng. Tôi không suy

nghĩ gì, cứ lặng lẽ đếm từng ngày trôi qua vô hồn như thể tôi chỉ là một kẻ đứng ngoài cuộc sống của chính mình.

Một ngày đang nằm buồn chán bỗng tôi nghe thấy âm thanh phát ra từ một chiếc radio đặt ở đầu giường. Đó

là chương trình thời sự trưa của Đài Tiếng nói Việt Nam. Những thanh âm ấy như đánh thức một thứ gì trong tôi,

tôi lắng nghe say sưa như thể vừa tìm được gì đó thật đặc

biệt của đời mình. Chương trình thời sự kết thúc, bố bước vào, ông đặt chiếc đài con con vào tay tôi trầm giọng nói: - Bố biết việc không thể nhìn thấy là một cú sốc lớn với

con nhưng bố tin rằng sau đêm đen sẽ là nắng mới, bên kia

đường hầm tối sẽ là khoảng xanh của hy vọng. Bố, mẹ , anh con và cả con nữa, nhà mình sẽ cùng đồng hành trên hành

trình con vượt lên chính mình. Đây là món quà của bố, hãy

giữ nó như dấu mốc cho ngày hôm nay, ngày con bắt đầu tự vượt rào.

Có gì đó như thôi thúc trong tôi, dường như đó là khát vọng sống lại lần nữa trào dâng.

Mẹ hướng dẫn tôi từ những việc nhỏ nhất như giặt quần áo thế nào để sạch, cách tìm quần áo bằng xúc giác dù những

lần đầu có lóng ngóng và có khi phải mất nửa buổi mới giặt xong bộ đồ, mất cả phút lần sờ mới tìm được đúng quần áo của mình. Mẹ vẫn kiên nhẫn hướng dẫn không chút nóng nảy và động viên mỗi khi tôi hoàn thành một việc gì đó.

9


Tốt D ầ n

Thương em trai - anh tôi dù việc học hành cuối cấp bận rộn - luôn dành thời gian để ngồi đọc sách cho tôi. Nhập tâm vào lời đọc của anh, tôi như tạm quên đi bóng tối, nỗi tủi thân đời mình.

Cùng với chiếc đài nhỏ của bố, những buổi chiều anh ngồi đọc sách bên giường, tôi dần biết đến những con người

cũng mang trong mình bệnh tật không thể chữa khỏi hay sinh ra đã khiếm khuyết thân thể. Tôi ấn tượng với câu

chuyện phi thường của tác giả, dịch giả Nguyễn Bích Lan, tôi thích thú khi lắng nghe câu chuyện về những người

khiếm thị làm báo là anh Hoàng Lý, Tiến Thành. Họ đều

mang trong mình những khiếm khuyết thân thể nhưng luôn nỗ lực, bằng nhiều cách khác nhau đóng góp cho xã hội và lan tỏa tinh thần sống tích cực đến cộng đồng xã hội.

Từ ấy trong tôi trào dâng mong muốn sẽ làm được gì đó, dù là những điều nhỏ nhoi. Người khiếm thị có thể viết báo? Họ làm được tại sao tôi không? Một điều gì đó vừa nhen nhóm lên trong tôi: ước mơ với những con chữ.

Năm 2015, bố giới thiệu tôi vào tổ chức quy tụ người mù

trên địa bàn huyện, hội người mù thị xã Từ Sơn. Tôi tham gia lớp học chữ nổi của hội. Lần đầu tiên đứa trẻ 15 tuổi

phải xa gia đình, vừa cố vượt qua nỗi nhớ nhà vừa gắng học chữ nổi.

Chữ nổi là những chấm nổi được quy định thành các chữ

cái, với một đứa giữa đường đứt gánh ánh sáng như tôi, xúc

giác không tốt bằng các bạn bị mù bẩm sinh. Tôi học chậm hơn các bạn, khi cả lớp đã chuyển sang học ghép vần,

10


a stor y te l l e r

tôi vẫn dò dẫm đọc chữ. Nhiều khi chán nản nghĩ muốn buông xuôi, nhưng nghĩ đến ước mơ của mình, nhớ đến

gia đình đã gắng công đồng hành với tôi bao nhiêu năm và buổi chiều nói chuyện với bố bên chiếc radio, tôi lại lấy

đó là động lực để cố gắng. Tôi dần cải thiện hơn, ban đầu

là những chữ cái đơn giản, đọc được một từ rồi cụm từ. Ba tháng sau, tôi đọc thông viết thạo.

Biết viết chữ nổi, tôi bắt đầu tập tành viết văn. Với tôi viết

văn là cách để giải tỏa những cảm xúc trong lòng, giúp tôi quên đi thực tế nghiệt ngã và mở ra một chân trời mới.

Truyện tôi viết được duyệt, phát trong chương trình Văn

nghệ thiếu nhi VOV2 (Đài tiếng nói Việt Nam), lắng nghe

từng lời dẫn đọc của MC Viết Duy, tôi mừng đến rớt nước mắt – giọt nước mắt của hạnh phúc.

Hiện nay, tôi là cộng tác viên báo Giáo dục và Thời đại,

tạp chí Hòa nhập và Hướng nghiệp. Đạt được giải ba cuộc thi viết “Hành trình bước qua bóng tối” do Thư viện Sách

nói cho người mù tổ chức, giải ba cuộc thi “Thanh viên với

văn hóa giao thông” do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy ban An toàn Giao thông Quốc Gia tổ chức. Năm 2019, tôi trúng tuyển vào ngành Quan hệ công chúng - Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam.

Những thành công nho nhỏ ấy không đơn giản chỉ là nỗ lực

của riêng tôi hơn thế đó là sự đồng hành trên hành trình tìm “ánh sáng” của những người tôi không bao giờ quên. Bố tôi

từng nói: “Bố tự hào nhất không bởi thành tích học tập hay

những bài viết được đăng của con, bố tự hào nhất vì con đã bước qua bóng tối của chính mình”.

11


4

PHỤC HƯNG BOOKS TỦ SÁCH PHỤC HƯNG

Trao tặng nhau

NÀNG THƠ MÙA LỄ HỘI

để thấy cuộc sống thú vị hơn

12


Tố t D ầ n

Để nói về chất thơ trong Nàng, Phục Hưng xin mượn lời chia sẻ của một độc giả thân thiết đã thấu hiểu và dành thật nhiều sự ưu ái cho “Cuốn sách của Nàng Thơ” để có thể viết ra những dòng cảm nhận chân thật mà tuyệt đẹp này. Phục Hưng tin rằng những người yêu cái đẹp như chúng mình sẽ luôn muốn trao cho nhau những điều chân thành đẹp đẽ, và Cuốn sách của Nàng Thơ có thể được xem như là một gợi ý, một món quà mà chúng ta có thể gửi tặng nhau những ngày đầu xuân, chút thơm thảo, ngọt lành góp phần làm cuộc sống của chúng ta thêm thi vị.

“Cuốn sách của Nàng Thơ - một cuốn sách đủ đầy, về nhiều tầng nghĩa. Ngọc, có lẽ là một trong những người viết hiếm hoi tôi thấy thật sự đậm nét “đàn bà”. Cái đàn bà không phải ai sinh ra mang giới tính nữ rồi một ngày già đi ắt hẳn thành đàn bà. Không! Tuyệt đối không như vậy. Cái đàn bà của Ngọc, nó nằm nơi cốt cách, nơi tư duy, nơi mà Ngọc đi qua, kiểu gì cũng để lại mùi đàn bà. Tôi có nói quá không? Chắc là không. Tôi có khách quan không? Chắc là có, vì tôi chưa gặp Ngọc bao giờ, ngoài những con chữ. Và, những dư vị đằng sau con chữ. Hỏi, tôi thấy gì sau khi gấp lại Cuốn sách của nàng thơ, tôi thấy… tôi, thấy mẹ, chị gái, và những người phụ nữ bé nhỏ quanh mình. Tất cả vần vũ trên bầu trời Sài Gòn rồi đổ ập xuống trước mặt tôi, là cuốn sách này đây. Tròn đầy. 13


a st o r y te l l e r

Tôi thích cách tư duy của Ngọc về tình yêu, về những câu chuyện cùng cách cô cảm khái trước từng loại hương, về đôi môi đỏ tươi – đỏ thắm – đỏ rực rỡ, về những tinh cầu bé nhỏ long lanh trong mắt ai. Tôi viết những dòng này, chỉ đơn thuần như tâm tư của một độc giả, vừa thương vừa mến người viết. Tôi có thể đọc xong rồi gấp cuốn sách lại, trở về cuộc sống thực tại xô bồ. Nhưng sao có thể hoang phí như vậy? Những cảm xúc ấy, những nghĩ suy kia, những câu chuyện đong đầy mà không phải người đàn bà nào trải qua rồi cũng có khả năng lưu giữ lại… trên trang giấy. Hà cớ gì, mình lại không lan tỏa đi xa? Chị em chúng mình, thương nhau kiểu nào cũng là chưa đủ. Ở gần nhau thì cho nhau mượn bờ vai, vay cái ôm mấy ngày bị cuộc đời hà hiếp. Ở xa nhau, thì biết làm gì hơn là cùng nhau chia sẻ mấy câu chuyện bình dị, giá trị cốt lõi đây? Xung quanh tôi là muôn hình vạn trạng của phụ nữ, sắc thái nào cũng có, tầng lớp nào cũng có, độ tuổi nào cũng có. Nhưng với định nghĩa của riêng mình, tôi luôn rạch ròi giữa “Phụ nữ” và “Đàn bà”. Để gắn mác “Đàn bà” bên cạnh cái tên nào đó, ngoài combo tiêu chuẩn ngoại quan lẫn nội hàm thêm chút thơm tho, thứ vị gia nào thể thiếu là thần thái. Cái thứ thần thái của người từng trải, của người đã tổn thương tận đáy rồi tự mình ngồi dậy. Như thế, vừa đủ, cho hai chữ “Đàn bà”. - Chia sẻ của Nancy Nguyễn.

14


Tố t D ầ n

Mua 01 tặng 01 tại cửa hàng của Phục Hưng trên

TIKI

https://bit.ly/PHB-CSCNT-S

SHOPEE

https://bit.ly/PHB-CSCNT-S-Shopee

15


5

RECOMMENDATION FROM PHỤC HƯNG LỜI GỢI Ý TỪ PHỤC HƯNG

16


Tốt D ầ n

CÙNG PI VƯỢT VŨ BÃO VỚI NGƯỜI BẠN HỔ TRONG Cuộc Đời Của Pi (2012) Nhân năm Dần nói chuyện con hổ, Phục Hưng muốn rủ bạn cùng xem lại huyền thoại “Life of Pi” (Cuộc đời của Pi) - một câu chuyện sinh tồn tuyệt đẹp và rất nhiều lớp lang ý nghĩa. “Cuộc đời của Pi” là câu chuyện kể về cuộc hải trình mạo hiểm của cậu bé người Ấn Độ, tên Pi, 16 tuổi trên chuyến tàu di cư cùng gia đình nhưng không may gặp bão lớn, bị đắm. Là người sống sót duy nhất sau tai nạn, cùng với những “người bạn hoang dã” đi cùng gia đình cậu trên chuyến tàu đó, Pi đã phải tìm cách để cứu lấy chính mình giữa những khắc nghiệt của thiên nhiên và cả những mối đe dọa rình rập bởi chính người bạn đồng hành bất đắc dĩ, chú hổ Richard Parker. Suốt cuộc hành trình dài vượt biển Thái Bình Dương của Pi cùng chú hổ Richard trên chiếc thuyền cứu sinh nhỏ bé, chúng ta được chứng kiến nhiều sự kiện bất ngờ, nghịch cảnh nối tiếp nghịch cảnh và những điều khó tin liên tiếp xảy ra, chính nhờ niềm tin vào bản thân và khát vọng sống mạnh mẽ đã giúp Pi sống sót, cũng như tìm ra được cách để hóa giải người bạn hung dữ thành người đồng cam cộng khổ với mình trên chuyến hành trình sinh tồn ấy. Vượt trên cả câu chuyện sinh tồn, bộ phim “Cuộc đời của Pi” còn mang trong đó rất nhiều tầng ý nghĩa về tôn 17


a stor y te l l e r

giáo, về thế giới quan xung quanh, về đức tin của con người và cả nhận thức về chính mình. Bộ phim không chỉ cho chúng ta chiêm ngưỡng những góc quay mãn nhãn, cùng với sự kết hợp kỹ xảo tinh nhuệ, một sản phẩm tuyệt vời của trí tưởng tượng, mà còn để lại cho mỗi người xem rất nhiều câu hỏi khác nhau, tùy vào sự cảm nhận, vốn sống và nhận thức của mỗi người. Nhưng điều rõ nét nhất vẫn xoay quanh niềm tin, khát vọng sống, về những kỳ tích luôn hiện hữu và sức mạnh tiềm ẩn bên trong con người. Có thể nói, cuộc đời của Pi chính là câu chuyện tôn giáo được kể theo một cách hấp dẫn và kỳ ảo nhất mà chúng ta có thể được xem. Trailer: https://youtu.be/3mMN693-F3U

18


Chủ biên: Thái Minh Châu Nội dung: Phan Linh và Cộng đồng người kể chuyện Phục Hưng Thiết kế: Trần Q. Phương Hình ảnh: Dòng Dòng Sài Gòn, Phục Hưng Books và các nguồn mở

Mua sách trực tuyến tại fanpage Phục Hưng Books <https://www.facebook.com/phuchungbooks> hoặc gian hàng của Phục Hưng trên Tiki <https://tiki.vn/cua-hang/phuc-hung-books>, Shopee <https://shopee.vn/phuchungbooks> Mua trực tiếp tại các cửa hàng trong hệ thống Fahasa, Phương Nam, Cá Chép trên toàn quốc. Tham gia Cộng đồng người kể chuyện của Phục Hưng để đóng góp nội dung: https://bit.ly/PhucHung_Storytellers Tham gia Cộng đồng người đọc của Phục Hưng để nhận những quà tặng sớm nhất: https://bit.ly/PhucHungCommunity Tập san Người kể chuyện - A Storyteller là một sản phẩm nội dung của Phục Hưng Books, vui lòng không sao chép, tái bản khi chưa có sự đồng ý của Phục Hưng. Cảm ơn bạn.

Liên hệ: astoryteller@phuchungbooks.com Website: www.phuchungbooks.com


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.