E-magazine 01: MỞ MỘT CÁNH CỬA

Page 1

I S S UE 01

M Ở

08/ 2 02 0

MỘT

C Á N H

C Ử A


1 A letter from Phục Hưng Books / Thư gửi bạn đọc

2 Storytellers / Trò chuyện: Tâm sự với Hạ Chi - Người Viết Kiếm Sống về những cái “được” trong sự “mất”

3 Phục Hưng’s Books / Kệ sách Phục Hưng

4 Stories / Chuyện kể Bình thản đứng lên

5 Recommendations from Phục Hưng / Lời gợi ý từ Phục Hưng: Bình tâm giữa biến động cùng Chef’s Table


1

A LETTER FROM PHỤC HƯNG BOOKS THƯ GỬI BẠN ĐỌC

Thương gửi bạn đọc, Khi chúng tôi gửi đi lá thư này cùng những nội dung đầu tiên của tuyển tập A Storyteller – Người kể chuyện, “năm Covid thứ 1” đã bước sang tháng thứ 9, và chưa hẹn ngày “tất niên”. Từng đợt sóng của dịch bệnh chồm lên nuốt chửng kinh tế toàn cầu, ngăn cách tình thân, thách thức cả những tinh thần lạc quan nhất. Cái mà đại dịch lấy khỏi tay chúng ta không chỉ là sinh mệnh, tiền bạc hay thời gian, mà còn là sự tự chủ. Ở khắp nơi trên thế giới, những cánh cửa bắt đầu đóng lại: các quốc gia phong tỏa biên giới, doanh nghiệp giải thể, các thành phố lớn vẫn trong tình trạng giãn cách và cả những lối vào khép chặt. Không thể phủ nhận hậu quả mà Covid sẽ để lại, nhưng, Thái Minh Châu

ở một khía cạnh tích cực hiếm hoi, ta thấy phía sau những cánh cửa đóng ấy, rất

Phục Hưng’s founder

nhiều người đã “mở” được đường về với chính mình. Từ chỗ “chống dịch”, ta bắt đầu quen với sự hiện diện của nó, học cách sống cùng nó, thích nghi với những quy định mới và nguyện bình an cho những ngày sắp tới. Là doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng không mấy thiết yếu - sách, chúng tôi ít nhiều cũng bị ảnh hưởng, nhưng thay vì cầm chừng chờ mọi thứ đi qua, sao ta không chủ động “mở” ra một lối đi không tiếp xúc, để có thể “chạm” vào nhau qua từng câu chuyện? Tuyển tập A Storyteller - Người kể chuyện được Phục Hưng Books khai sinh với sứ mệnh này. Tuyển tập dự kiến sẽ được gửi đến độc giả vào ngày 21 mỗi tháng, cùng với những cuộc đối thoại, những món quà, những chuyện kể từ cộng đồng người viết của Phục Hưng và những lời gợi ý cho hành trình tìm về chính mình. Thiệt hại là không bàn cãi, nhưng nhìn xa hơn, đây cũng là cơ hội để thanh tẩy thế giới bên ngoài và bên trong ta, sẵn sàng cho một khởi đầu mới, cùng nhau. Cảm ơn bạn đã tin yêu và tiếp sức cho chúng tôi, mong sao càng giãn cách, kết nối giữa chúng ta càng bền chặt. Xin mượn ý thơ của Nguyễn Thiên Ngân (phóng dịch từ bài “When this is over” của Laura Kelly Fanucci) để kết lại lá thư đầu tiên này: “Khi mọi thứ đi qua Mong sao mỗi người nhận ra Ta đã trở thành một con người như ta hằng muốn Như ta nên là. Như ta mong mỏi được là. Và mong sao Từ rày ta sẽ giữ mãi lòng này Trong sự tồi tệ nhất, Mình vì nhau mà tử tế hơn lên.”

Thương mến,

Thái Minh Châu - từ Phục Hưng Books

1


01 . M Ở M Ộ T CÁN H C ỬA

TÂM SỰ CỦA TÁC GIẢ HẠ CHI VỀ NHỮNG CÁI “ĐƯỢC” TRONG SỰ “MẤT” “Hãy làm điều tốt nhất mình có thể làm. Sống tốt hôm nay là cách để chúng ta muốn thức dậy vào ngày mai.” Phóng viên (2!Người Trẻ Việt & 2!Đẹp) Chủ bút Đẹp Online (thuộc Đẹp Magazine)

2009 - 2013

2014

Tác giả sách Trung tâm phục hồi cảm xúc hậu thất tình. Co-founder & Head of content tại Xanh Marketing

2014 - 2017

Creative Strategy Manager tại Digipencil MVV

2017 - 2019

Tác giả sách Người viết kiếm sống

2

2020


2

STORYTELLERS TRÒ CHUYỆN

“Nhiều người nghĩ tìm việc trong mùa dịch khó lắm, nhất là việc viết. Nhưng tôi tin rằng vẫn có công việc đang chờ, chỉ là mình cần đủ giỏi để nắm bắt. Mà nếu chưa đủ giỏi, thì một là hạ yêu cầu xuống, hai là thể hiện thái độ tốt hơn, và ba là… về nhà ôn luyện lại”. - Hạ Chi. Đại dịch đã ảnh hưởng đến bạn – một người viết – ra sao?

tâm phục hồi cảm xúc hậu thất tình”, tham gia viết sách “Chúng ta sống vì điều gì”, viết báo, viết blog… Suy cho cùng, lúc không bán được chữ là lúc viết cho mình. Với người viết, rảnh lúc nào thì viết lúc đó! À, tôi còn tranh thủ học được 2 khóa dạy viết tiểu thuyết của Dan Brown & Neil Gaiman nữa! Nếu có nhiều việc để làm, thì làm sao đủ thời gian để học. Nhìn mọi thứ thay đổi xoay quanh một đại dịch bất ngờ, tôi càng tin rằng Trái đất này không phải là của chúng ta. Chúng ta là một phần của nó thì đúng hơn. Bài học về cái “không kiểm soát được” là một phản đề dành cho những ai đãquen kiểm soát mọi thứ, lên kế hoạch chỉn chu cho đời mình, tự tin nắm giữ vận mệnh trong tay. Đôi lúc, bên cạnh chuyện lên kế hoạch và kiểm soát, ta cũng cần chừa chỗ cho sự ngẫu nhiên của số mệnh.

Tôi nghĩ “năm Covid” này là một trải nghiệm khó quên với tất cả chúng ta. Những thiệt hại và khó khăn nó gây ra thì rõ ràng rồi, nhưng đồng thời nó cũng làm thay đổi chúng ta trên nhiều phương diện. Ví dụ như tôi, Covid đã làm thay đổi rất nhiều dự định, mà quan trọng nhất là dự định về tài chính. Lúc “mưa thuận gió hoà” thì kiếm tiền dễ, chi tiêu cũng dễ. Nhưng từ đầu năm, nhiều khách hàng thay đổi kế hoạch làm việc, có khách hàng còn… nợ từ đó tới nay chưa trả, với lý do là thiếu tiền. Ngó qua ngó lại, số tiền tiết kiệm vơi đi nhanh như thời gian trôi. Tôi phải tập chi tiêu tiết kiệm hơn, mỗi lần nhận được một công việc mà đối tác thanh toán sòng phẳng càng thấy quý trọng hơn. Còn cơ hội? Thì cũng nhờ có nhiều thời gian mà tôi đã đọc được nhiều sách hơn, ngủ đủ giấc hơn, rồi hoàn thành được quyển “Người Viết Kiếm Sống”, quyển Ebook gần 20.000 chữ “Viết mọi thứ trong 20 giờ”, chỉnh sửa và bổ sung bản thảo “Trung

Lại là một câu chuyện cá nhân: sau đợt Covid thứ 1, tôi đi làm fulltime trở lại. Lý do lớn nhất, nói thẳng ra là vì tài chính. Tôi thấy mình cần dành dụm thêm mới thấy an toàn, nhất là chưa biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. 3


01 . M Ở M Ộ T CÁN H C ỬA

Lâu lắm rồi tôi mới đi xin việc, thế

khắc nghiệt hơn, chưa chắc đã

nên chuyện làm cái CV hay hẹn lịch

bình thản thế này. Thế nên nếu bạn

phỏng vấn với tôi đều mới mẻ.

không chê tôi lảm nhảm, thì đây là thần chú của riêng tôi: Có thể hoàn

Các cuộc phỏng vấn cũng giúp tôi xác định năng lực của mình tốt hơn,

cảnh sẽ tốt hơn. Nếu không thì,

thực tế hơn khi định vị mình trong

chúng ta sẽ tốt hơn để thích nghi với

“bảng giá” của thị trường. Đến giờ tôi

hoàn cảnh.

đã quen với cái guồng công sở mới rồi, và thú thực thì, được bận rộn giữa

Cần chuẩn bị gì để sẵn sàng trở lại

mùa Covid khiến tôi thấy mình may

sau Covid?

mắn. Đây cũng là một sự thay đổi về thái độ của tôi, so với trước kia.

Đừng đợi đến Covid kết thúc, hôm

Nhiều người nghĩ tìm việc trong

nay làm được gì thì mình cứ làm đi!

mùa dịch khó lắm, nhất là việc viết.

Hôm nay bạn hãy viết cái gì đó, học

Nhưng tôi tin rằng vẫn có công việc

điều gì đó mới mẻ, tập thể dục dù chỉ

đang chờ, chỉ là mình cần đủ giỏi để

30 phút, nấu một món ăn, nhận một

nắm bắt. Mà nếu chưa đủ giỏi, thì một

công việc dù nó có kho khó…

là hạ yêu cầu xuống, hai là thể hiện

Hãy làm điều tốt nhất mình có thể

thái độ tốt hơn, và ba là… về nhà ôn

làm. Sống tốt hôm nay là cách để

luyện lại. Thực tế là đến giờ mỗi ngày

chúng ta muốn thức dậy vào ngày

vẫn có nhà tuyển dụng nhắn hỏi tôi

mai. Dù mai vẫn là mùa Covid!

có ứng viên nào tốt hay không, mà tôi cũng ước gì mình đủ sức để kết nối

Thực hiện: Phan Linh

hai nhu cầu này lại với nhau. Chúng ta sẽ vượt qua sóng dữ với tâm thế bình thản bằng cách nào? Thú thật thì tôi không có tư cách trả lời câu hỏi này. Vì cá nhân tôi không nằm trong vùng thiệt hại quá nhiều. Tôi vẫn có sức khoẻ, có việc làm, có một khoảng dành dụm. Cuộc sống có bất tiện hơn chút ít, nhưng thế đã là quá tốt với đa số. Nên hiện giờ tôi chỉ cố gắng sống mỗi ngày có ích, khi có dịp thì giúp đỡ người khác trong khả năng. Còn nếu tôi rơi vào hoàn cảnh

4


3

TÌM LẠI MÌNH

PHỤC HƯNG BOOKS TỦ SÁCH PHỤC HƯNG


01 . M Ở M Ộ T CÁN H C ỬA

Từ nhỏ, mỗi người đều được kỳ vọng “trở thành một ai đó”, bằng câu hỏi kinh điển “lớn lên con thích làm gì?”. Ngày đi học, ngày đi làm đầu tiên, ngày kết hôn, ngày đi làm cuối cùng... những sự việc này không nhất thiết phải nằm trên một đường tuyến tính. Nếu con đường ta đi có nhiều khúc quanh co, băng rừng, vượt đêm đen,... bạn không cô đơn đâu. Ai cũng quen với việc tìm sự nghiệp, công danh, tìm người yêu... nhưng cũng nhiều người đi muôn nơi hoặc thu mình lại để “tìm mình”: mình là ai, có khả năng gì, giới hạn gì, muốn gì?

“Ai mà chẳng làm người? Không phải. Ta chỉ sinh ra là sinh vật người. Chọn trở thành ai mới là thứ khiến chúng ta “làm người”. – trích Người viết kiếm sống Không khi nào là quá muộn để là mình, làm một người như ta muốn, vì điều đó luôn xứng đáng để nỗ lực. Mỗi người một xuất phát điểm, hoàn cảnh, nghề nghiệp, một trải nghiệm riêng, nhưng những thứ đó không phải là cái-tôi cốt lõi trong ta. Khi ta đặt mọi-thứ-ngoài-ta xuống, cái-tôi còn lại đang muốn nói gì với ta?

“Khi không còn sợ gì nữa thì còn gì? Còn chính mình”. – trích Người viết kiếm sống Người duy nhất ta cần trò chuyện và đối thoại trong những lúc bối rối nhất, chỉ nên là bản thân. Có một cách đối thoại kinh điển, được sử dụng suốt chiều dài lịch sử, đó là viết. Viết, để hiểu tình huống đang diễn ra, viết, để sống trọn vẹn hơn. Đây là cách tác giả Hạ Chi (Người viết kiếm sống) dùng để hàn gắn tâm hồn mình sau nhiều chọn lựa khó khăn. Khi trải lòng bằng con chữ, đó là lúc bạn thành thật nhất với bản thân. Đối diện một cách nguyên sơ, trần trụi với bản thân là điều cần nhiều dũng cảm, tranh đấu. Khi đã nhìn thấu tâm hồn mình thì việc tiếp theo khó khăn không kém là học cách chấp nhận để buông bớt rào cản và tiếp tục dấn bước, để tìm thấy ý nghĩa trong từng việc mình làm.

6


A STO RYT EL L ER

“Nếu phải chọn giữa viết và sống, hãy chọn sống. Bởi cây viết dù giỏi đến đâu mà sống không ra trò, thì rốt cuộc chỉ tạo ra những con chữ mỹ ký – đẹp, nhưng không có giá trị”. – trích Người viết kiếm sống “Hắn thấy người nhẹ tênh. Hắn thả rơi người xuống cái ghế dựa bọc da, thừ người ra quên cả thở trong mười giây. Sự nhẹ nhõm này sao mà mới mẻ đến lạ lùng, tưởng như đã đánh mất mãi mãi không bao giờ gặp lại. Sau mười giây đó, hắn ngồi thẳng dậy, mở laptop, mở email, tìm đến ổ thư nháp, ở đó có cái email với tựa đề: RESIGNATION LETTER. Hắn bấm gửi”. – Trích Hai mươi bảy Hay khi bình thản nhìn lại mình trong quá khứ:

“Năm tháng đó, mình tìm cách đổ lỗi cho nhau. Giờ bớt non nớt để nhìn lại tụi mình hãy bước qua chuyện cũ không oán trách gì”. – Trích Hai mươi bảy Câu chuyện đi tìm mình là một cánh cửa mở, nó là lối vào mà cũng có thể là lối thoát của thực tại. Ta có dám bước qua đó – đồng nghĩa với việc có thể phải từ bỏ sự thuận lợi, dễ chịu, an toàn của những thứ không-phải-là-mình hay không?

“Em ạ, Nhiều người sợ hãi bóng tối, nhưng đêm có một chất gây nghiện lặng lẽ lạ lùng. Có thể lúc nào đó, chính trong bóng đêm, em sẽ tìm thấy sự an toàn khi ánh sáng soi mói của một ngày đã tắt. Chính trong bóng đêm, em sẽ được ngồi lại với cái bóng của mình trên tường, và mở những mảng đen tối nhất trong thâm tâm ra xem”. – Trích Hai mươi bảy Ở trong bóng tối đủ lâu, có khi chính là cách để nhìn ra ánh sáng.

“Có người sực tỉnh cơn mơ Nằm trông bóng tối Im chờ ban mai”. – Trích Có người sực tỉnh cơn mơ 7


01 . M Ở M Ộ T CÁN H C ỬA

Chúng tôi hy vọng, bạn sẽ soi thấy bản thân trên hành trình “sực tỉnh cơn mơ” và tìm lại mình của Đặng Huỳnh Mai Anh, Hạ Chi và Nguyễn Thiên Ngân. Hãy mở cánh cửa của riêng bạn, và kể cho chúng tôi nghe câu chuyện của bạn nhé.

“Người sẽ bước một mình qua bóng tối Dưới trời này sao sáng cũng vì nhau” . – Trích Có người sực tỉnh cơn mơ

Thực hiện: Diễm Nguyễn

Combo sách TÌM LẠI MÌNH • Hai-mươi-bảy (Đặng Huỳnh Mai Anh)

• Người Viết Kiếm Sống (Hạ Chi)

• Có Người Sực Tỉnh Cơn Mơ (Nguyễn Thiên Ngân).

Giá: 298,000 VND Phục Hưng gửi tặng bạn Mã COVIDIDI áp dụng cho đến khi… COVI đi luôn. Giảm 25% khi mua các đầu sách của Phục Hưng trên gian hàng Tiki hoặc trực tiếp inbox cho Phục Hưng để nhận ưu đãi bạn nhé!

8


4

STORIES / CHUYỆN KỂ

BÌNH THẢN ĐỨNG LÊN Chuyện Quyên Phạm kể.

“Hạnh Phúc của lá sen mỗi khi hứng chịu đời nước là nghiêng xuống đổ đi rồi lại bình thản đứng lên” - Sưu tầm.

Mình không ngồi thiền trong mấy năm qua. Mình chỉ đi dự khóa thiền Vipassana vào tháng 4 năm 2013. Mười ngày. Khóa thiền thường rất đông, tới 200-300 người ở trong khu trung tâm thiền biệt lập và rất rộng. Nữ một khu, nam một khu, mỗi người được phát cho một vị trí giường nằm và cùng sinh hoạt trong khuôn viên ấy. Lúc đi thiền về, mình nghĩ đến nhiều ý tưởng viết, rồi lại lẳng lặng quên đi. Mình nghĩ, mình đã chưa thực sự hiểu về thiền, hãy hiểu thêm chút nữa, hiểu thêm chút nữa. Nhưng hôm nay, mình muốn nói về nó.

Người ta thường tìm đến Vipassana nói riêng hay thiền nói chung khi gặp một vấn đề nào đó trong cuộc sống. Trước khi đi Vipassana, mình biết, có anh bạn bận rộn, thường xuyên chịu áp lực công việc rất lớn, đã quyết tâm viết tâm thư gửi sếp, để dành một khoảng thời gian cho riêng mình, cho thiền. Một cô bạn khác, đi thiền để tìm lại chính mình, sau khi nghỉ việc. Còn mình, mình đi thiền, sau khi mất trắng. Về bản chất, sau một biến cố cuộc đời, người ta thường tìm đến những dấu lặng – để cân bằng. Đó là lẽ thường.

9


01 . M Ở M Ộ T CÁN H C ỬA

Với mình, mười ngày thực hành thiền định đáng giá ở chỗ, mình có một khoảng thời gian mà – nếu không tự ngẫm và tự nói với chính bản thân mình – thì không còn điều gì để làm khác nữa. Lần đầu tiên, mình tự nói chuyện với chính mình lâu đến thế. Một cách chính xác, mình bắt đầu thực sự nhận ra người quan trọng nhất tuyệt đối luôn ở bên cạnh – hàng ngày, hàng giờ: Chính ta. Mình còn nhớ như in mình và cô bạn quen đã vồn vã nói chuyện với nhau suốt cả buổi chiều (ngày tập trung) hôm ấy, như để nói cho hết số lượng chữ (1000 từ một ngày của mỗi người) thay cho cả 10 ngày im lặng. Những ngày sau ấy. Chúng mình giao tiếp bằng mắt. Lúc đầu, bầu không khí trong cả khu tập trung rất lạ. Nó pha trộn vào nhau, nó chộn rộn, lổn nhổn và đầy ưu tư. Tất cả mọi người ở đó là những con người xa lạ, với những nỗi niềm riêng. Trời tháng Tư cũng không quá lạnh, nhưng tối đến cũng đủ làm ta rùng mình, hoặc cảm thấy cô đơn. Mấy ngày đầu, nơi ấy vẫn giống một xã hội thu nhỏ, chỉ là mất đi âm thanh và tiếng nói. Đâu đó những hành động của chính mình và người khác, vẫn rất sân si. Trong những giờ tự do, mình có tự tìm thấy mấy cuốn sổ. Đó là một khu huấn luyện thanh thiếu niên, nên có trữ những cuốn sổ ghi chép trải nghiệm. Có nhiều cuốn sổ không viết hết, chỉ còn vài trang và có vẻ lâu lắm lắm rồi không dùng tới. Mình cũng tự kiếm được cây bút. Vài đôi lần bức bối quá mà không làm được gì, mình viết ra vài dòng vu vơ.

Được mấy ngày sau thì bị cô quản lý thấy được. Cô chỉ đưa tay xin lại, lắc đầu (ý bảo không được viết) rồi cất tiệt cuốn sổ đi. Chà... chẳng có gì để thoát ra, bằng tay, bằng lời, nên những suy nghĩ chỉ có thể lặn vào trong. Dòng chữ muốn đưa ra ngoài, gặp những cấm cản thì quay ngược vào trong, chảy thành dòng cứ thế sâu sâu vào tận tâm can. Mình vỡ ra nhiều điều. Nhưng mình không khóc. Chưa khóc. Lúc đầu khi mới thiền, mình ghét cảm giác ngồi quá lâu mà không làm gì và cũng không được nghĩ gì. Mình đếm. Đếm số trong đầu. Đếm cho tới hết giờ. Vì biết mỗi lần thiền là một tiếng, một tiếng rưỡi, hai tiếng v.v. Chia thời gian ra, mình đếm theo từng cụm. Đếm đến đâu thấy dễ dàng đến đó. Vì như thế, mình biết mình đã chịu được bao lâu và sẽ phải ngồi đến bao lâu. Được vài buổi thì thầy bảo: “Không được đếm. Hãy quan sát”.

10


A STO RYT EL L ER

Tâm trí lại không còn đường thoái lùi.

hàng ngày. Bạn đã nỗ lực, đủ để sếp tăng

Không được đếm, không được nghĩ tới

lương. Hoặc bạn đã đọc sách đủ nhiều, đủ

những thứ giúp mình có thể tiến nhanh

để biến nó thành chất, để ai nghe những

đến hết giờ. Lại là một khó khăn mới. Ngồi

đúc kết từ bạn cũng không khỏi tỏ ra vô

mà không biết khi nào kết thúc. Thiền đến

cùng ngưỡng mộ. Ai đó, nói với bạn rằng,

khi nào chuông reo. Thiền đến khi nào

bạn làm tốt lắm. Cuộc đời không nói với

người quản lý báo là xong thì xong. Thật

bạn rằng, bạn đã xong, và bạn có thể về.

là cực hình khi mình không kiểm soát được

Nỗ lực là ở bên trong ta, nhưng kết quả

một việc, không biết nó kết thúc ở đâu và

chẳng phải mình ta nghĩ nó được thì nó

không biết đã tới đâu rồi. Thiền là thiền.

được. Khi chính bản thân bạn, dù không

Những dòng suy nghĩ lại có dịp đi sâu hơn,

biết là còn bao nhiêu đoạn đường, tự cho

đi sâu hơn. Thầy nói, hãy nhận biết nó,

phép bản thân mình dừng lại, tự cho phép

nhưng hãy để nó ở đó, quan sát cơ thể,

mình đi về - lúc ấy, mình biết giới hạn của

quan sát chính mình.

bản thân mình là ở đó.

Ngày về, câu chuyện cuộc đời mình –

Mình không đúc kết một chân lý hay

tất nhiên – cũng không được giải quyết

triết lý nào ở đây cả. Nếu đó là điều bạn

chỉ bằng việc nghĩ – nhưng mình thấy nhẹ

muốn sau câu chuyện dài rất dài này.

lòng hơn, nhẹ nhàng hơn. Giống như khi

Mình viết, để nhắc mình nhớ về mười ngày

ngồi thiền, mình sẽ chẳng biết khi nào là

không nói ấy. Mười ngày đi sâu vào bên

kết thúc. Thử thách và sóng gió trong cuộc

trong. Để biết rằng, hãy cứ đi đi, chuyện

đời cũng vậy, sẽ không ai nói với mình, bạn

gì xảy ra cũng có ý nghĩa của nó, cho dù

đã đi được 1/2 hay 1/3 chặng đường, hay

bạn có đủ tâm và đủ tầm để nhận ra nó

là bạn còn bao nhiêu quãng thời gian nào

hay không. Hãy đón nhận tất cả. Đến một

đó nữa để mà đi. Không ai nói điều đó. Chỉ

ngày, ai đó, một điều gì đó, sẽ ra dấu với

có chính mình tự soi với mình và tự tiến lên

bạn rằng: Bạn đã xong, và bạn có thể về.

11


Nguồn ảnh: Netflix

01 . M Ở M Ộ T CÁN H C ỬA

Ở số lần này, Phục Hưng muốn rủ bạn cùng xem Chef’s Table - một series phim tài liệu của Netflix kể về hành trình cá nhân của những đầu bếp hàng đầu thế giới, về cách họ tìm nguồn cảm hứng và định hình phong cách ẩm thực cho chính mình một cách đầy sáng tạo. Qua đó khẳng định, gìn giữ và lan tỏa được giá trị cốt Một trong những tập phim nổi bật nhất là của thiền sư Jeong Kwan với hành trình kết nối sâu sắc với thiên nhiên, chạm vào từng ngóc ngách bên trong chính mình thông qua ẩm thực, đặc biệt là nghệ thuật chế biến thực dưỡng. Từ đó, ta thấy được nét đẹp trong tâm hồn của người làm bếp và tu tập. Khi xem phim, ta sẽ cảm nhận rõ triết lý sống của Jeong Kwan về lòng biết ơn và sống trọn vẹn ở giây phút hiện tại qua cách bà trồng rau xanh, chế biến món ăn, thưởng thức vẻ đẹp giản dị của cuộc sống.

Trailer: https://www.youtube.com/watch?v=777wFyVDOoE

12

RECOMMENDATION FROM PHỤC HƯNG LỜI GỢI Ý TỪ PHỤC HƯNG

lõi của bản thân.

5


Chủ biên: Thái Minh Châu Nội dung: Diễm Nguyễn, Phan Linh, Nhật Hà và Cộng đồng người kể chuyện Phục Hưng Thiết kế: Trần Quế Phương Hình ảnh: Anh Do (La Lune) và các nguồn mở Tổ chức thực hiện: Kiều Chinh Nguyễn, Uyên Vi

Mua sách trực tuyến tại fanpage Phục Hưng Books <https://www.facebook.com/phuchungbooks> hoặc gian hàng của Phục Hưng trên Tiki <https://tiki.vn/cua-hang/phuc-hung-books>, Shopee <https://shopee.vn/phuchungbooks> Mua trực tiếp tại Traqué Studio (21 Đặng Dung, phường Tân Định, Quận 1, TP.HCM) hoặc các cửa hàng trong hệ thống Fahasa, Phương Nam, Cá Chép trên toàn quốc. Tham gia Cộng đồng người kể chuyện của Phục Hưng để đóng góp nội dung: https://bit.ly/PhucHung_Storytellers Tham gia Cộng đồng người đọc của Phục Hưng để nhận những quà tặng sớm nhất: https://bit.ly/PhucHungCommunity Tập san Người kể chuyện - A Storyteller là một sản phẩm nội dung của Phục Hưng Books, vui lòng không sao chép, tái bản khi chưa có sự đồng ý của Phục Hưng. Cảm ơn bạn.

Liên hệ: astoryteller@phuchungbooks.com Website: www.phuchungbooks.com


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.