E-magazine 15: NUÔI DƯỠNG NHỮNG MẦM XANH

Page 1

ISS UE

15

11. 21

NUÔI DƯỠNG NHỮNG MẦM XANH


01_ A LETTER FROM PHỤC HƯNG BOOKS /THƯ GỬI BẠN ĐỌC

02_ STORYTELLERS /TRÒ CHUYỆN TRÒ CHUYỆN VỚI HŨ VỀ LỐI SỐNG XANH

03_ STORIES /CHUYỆN KỂ PHẢI MẤT BAO LÂU HAY ĐI BAO XA MỚI BIẾT THẾ NÀO LÀ ĐỦ?

04_ PHỤC HƯNG’S BOOKS /TỦ SÁCH PHỤC HƯNG

“CHÚNG TA SỐNG VÌ ĐIỀU GÌ?”: CHUYỆN THƯƠNG VÀ NỘI ĐÃ ĐƯỢC VIẾT NHƯ THẾ NÀO?

05_ RECOMMENDATIONS FROM PHỤC HƯNG /LỜI GỢI Ý TỪ PHỤC HƯNG

ISSUE 14 ISSUE 13


1

A LETTER FROM PHỤC HƯNG BOOKS THƯ GỬI BẠN ĐỌC

Thương gửi bạn đọc, Một tháng trôi qua thật nhanh, vào mỗi ngày 20, tôi lại ngồi xuống và suy nghĩ “mỗi tháng chỉ có 1 cơ hội để tâm tình cùng bạn đọc, điều tôi muốn nói nhất là gì?”. Điều đó không dễ dàng chút nào, với tôi. Khi chúng ta chỉ có duy nhất 1 cơ hội, thì có phải ta rất nên cân nhắc cẩn trọng không?

Thái Minh Châu Phục Hưng’s founder

Hôm nay cũng là một buổi tối như thế, tôi ngồi bên cửa sổ, ngoài kia mưa vừa tạnh, đèn đường vừa lên… Từ trong chiếc loa nhỏ vang lên những giai điệu du dương của bài “Autumn Leaves” - Lá mùa thu. Tôi vốn là người lãng mạn, thích 1 mình, có chút không thoải mái ở đám đông,... nhưng lại có duyên được làm những công việc tiếp xúc với rất nhiều người. Còn bạn thì sao? Nếu bảo tôi mô tả bạn - bạn đọc của Phục Hưng, thì tôi sẽ hình dung bạn trẻ hơn tôi lúc này, độ 20 -30 chăng, thích chuyện trò sâu sắc, thích viết, thích đọc tiểu thuyết, có vẻ đang hơi chông chênh, có thể thỉnh thoảng thấy cô đơn… một chút. À, bạn hẳn là người yêu thiên nhiên, thực tập sống xanh và tôn trọng môi trường nữa. Dựa trên những phỏng đoán mơ hồ đó, tôi đã viết 15 lá thư gửi đến bạn, hy vọng lời nhắn nhủ trong thư và trong nội dung báo có thể thắp lên sự hân hoan của bạn với cuộc đời, có thể chia sẻ với bạn chút lãng mạn trong một ngày mưa, có thể xoa dịu nỗi cô đơn trong bạn giữa một ngày buồn, có thể cùng bạn nghe một bài nhạc yêu thích,… và biết đâu, có thể cho bạn chút cảm hứng trên hành trình nuôi dưỡng những mầm xanh - xung quanh mình, và trong chính mình. Cảm ơn bạn đã đọc thư, đọc báo, và đã luôn là một tâm hồn đồng điệu. Nếu bạn cũng có tâm sự muốn chia sẻ thì viết cho Phục Hưng hoặc hẹn nhau ở Cộng đồng người kể chuyện hoặc Cộng đồng Người bạn sách nhé! Mong gặp bạn ở thư sau, Thương mến, Thái Minh Châu từ Phục Hưng Books 1


2

với

STORYTELLERS / TRÒ CHUYỆN

~ HU

Lôi ` sông ` xanh về

2


n u ô i d ư ỡn g n h ữ n g m ầ m x a n h

Trong sách Chúng ta sống vì điều gì?, có đoạn Hũ chia sẻ về chuyến đi về Triêm Tây, sau đó Hũ cảm thấy mình có kết nối đặc biệt với cây xanh và thiên nhiên, có phải từ đó mới bắt đầu suy nghĩ về việc thực tập lối sống xanh hay cụ thể là 1 6 trải nghiệm hay cơ duyên nào đã thực sự dẫn Hũ đến với lối sống này, và xa hơn nữa là gắn liền sự nghiệp của mình với thiên nhiên, môi trường?

Chính xác là từ chuyến đi về Triêm Tây tham gia Diễn đàn Thanh niên về Phát triển Bền vững do Trung tâm sống và học tập vì cộng đồng Live&Learn tổ chức. Trước đó, Hũ có sự biết về các vấn đề môi trường do tham gia một dự án xanh tại trường Đại học, tuy nhiên điều đó chưa thực sự gợi dậy mạnh mẽ trong mình ý thức phải thay đổi thói quen thực sự. Chuyến đi đó thực sự thay đổi thế giới quan của mình về mọi thứ. Trước khi đến đây, mình cứ nghĩ môi trường là những gì rất lớn lao, của những người lớn lao thay đổi và quyết định. Tuy nhiên, mình đã gặp được những người làm những điều rất nhỏ, trong sức của họ: Có người mở một sạp bán những đồ dùng thân thiện môi trường, có người lập một trang blog viết về việc “từ chối túi nilon”, có người sẵn sàng từ chối ăn quà vặt vì không có giải pháp thay thế nào cho túi nilon,… Đó là những điều rất nhỏ nhưng sức đánh mạnh mẽ vào mình. Và ngay lúc đó có một sự thay đổi mãi mãi len lỏi vào mình. Nói kỹ hơn một tí, đó là nguyên nhân trực tiếp. Để có được sự thay đổi rất nhanh và mạnh mẽ ấy thì bởi thời điểm đó, mình đã bắt đầu trăn trở về việc “Rốt cuộc, mình tin vào điều gì?”. Năm hai Đại học mình đã bắt đầu nhận thấy niềm vui, sự theo đuổi của những bạn bè xung quanh đã không phù hợp với mình. Mình không thấy vui khi làm việc mà các sản phẩm là các loại thực phẩm nhanh, mình không thấy

3


a stor y te l l e r

vui khi viết, khi tạo các chiến dịch quảng cáo cho những bài tập là sản phẩm đánh vào sự “nhanh, tiện” trên lớp và mình áp lực vô cùng. Chuyến đi ấy là một cú hích giúp mình gọi tên được trăn trở. Và chính vì ta gọi tên được trăn trở nên bắt đầu biết về niềm tin và gầy dựng niềm tin đó cho mình trên hành trình kế tiếp đó. Từ khi thực hành sống xanh và bền vững, Hũ quan sát thấy 2 cuộc sống của mình đã thay đổi như thế nào? Có điều gì kh6 iến Hũ cảm thấy tự hào cho đến thời điểm này không?

Thật ra thì khi mình chọn lối sống nào mà có những thói quen khác với lối sống cũ thì cũng có những thay đổi lớn hết. Tuy nhiên, tất cả mọi sự thay đổi đều quay quanh ba ý lớn là: Thứ nhất, mình đỡ bị áp lực so sánh cuộc sống của bản thân với người khác hơn. Trước kia, mình cũng là một bản trẻ hay chạy theo phong trào, chạy theo những thứ bạn bè mình theo đuổi và giới thiệu. Ví như bạn bè rủ mua quần áo, đồ đạc mà dù mình thấy không quá thích hay không thấy cần vẫn mua vì vui (và vì đang trong những mối quan hệ đó). Cũng có những thứ mình phấn đấu mua được/có được/ làm được vì peer pressure (áp lực đồng trang lứa), nên cứ muốn “lấp đầy những khoảng trống” trong sự tự nhận thức về mình bằng những hào nhoáng bên ngoài. Thực hành lối sống xanh và bền vững cho mình nhiều hơn việc hạn chế mua đồ đạc, hạn chế sử dụng những thứ nhanh chóng thành rác thải. Điều quý giá nhất nó cho mình là lúc nào cũng tự soi mình với câu hỏi: Điều gì là thật? Điều gì là thật cần nhất? Điều gì là phù hợp. Trả lời những câu hỏi này ban đầu có vẻ hơi khiên cưỡng và mệt đấy, nhưng lâu dần, khi ta đã trả lời đủ thì mọi thứ bật ra và làm theo tự nhiên thôi. 4


n u ô i d ư ỡn g n h ữ n g m ầ m x a n h

Thứ hai là mình khoẻ và xinh ra hơn nhiều (haha). Nhiều người bạn trước đây khi gặp mình đều ngạc nhiên về sự thay đổi của mình sau này: Rằng năng lượng mình tươi tắn, vui vẻ hơn; vóc dáng cũng cải thiện (Ngày xưa mình khá nặng cân và mệt mỏi). Khi bắt đầu lối sống xanh, mình cũng quan tâm hơn về nguồn gốc của thực phẩm - những thứ dễ dung nạp vào cơ thể. Mình cũng học cách hấp thụ những “thực phẩm lành” cho cả thân-tâm-trí. Bây giờ trả lời thì chỉ đôi ba câu, nhưng đó là cả quá trình để học - sai - sửa mọi thứ đã ăn sâu vào tâm trí mình rất lâu rồi. Và mình đi tiếp trên hành trình hiểu mình và hiểu sự gắn kết rất sâu sắc giữa mình và mọi thứ xung quanh. Có một câu mà tất cả bạn bè đồng nghiệp của mình hay bảo nhau khi đi làm các hoạt động giáo dục môi trường là: “Có hiểu mới có thương”. Mình nghĩ căn cốt của những sự thay đổi như giảm một cái túi nilon, ăn uống thực phẩm địa phương, từ chối mua sắm quá mức cần thiết là sự hiểu rõ về mình và mọi thứ xung quanh. Thứ ba, và cũng là điều mình cảm thấy tự hào đến thời điểm này là mình chọn lối sống này không theo công thức nào cả. Hồi đầu, lúc mới bắt đầu lối sống này, mình cũng “công thức” dữ lắm. Như là bạn sử dụng túi nilon là xấu, bạn sử dụng túi vải là tốt; bạn sử dụng ống hút nhựa là xấu, bạn sử dụng ống hút giấy là tốt; bạn sống “như mình” là tốt, bạn “lý do” là xấu. Công thức nào cũng không thể đại diện cho một lối sống rất cần linh hoạt và sự thấu hiểu bối cảnh thực tế của mỗi người này được. Và mình biết là công thức quá mức dễ khiến mình phiến diện và sai. Thậm chí, hồi đầu mình còn dẫn đến tình trạng Eco-anxiety (tạm dịch là những lo âu về biến đổi khí hậu). Đến bây giờ khi thực hành lâu hơn mình nhận ra cái gì cũng cần phù hợp và tử tế với mọi thứ xung quanh. Có một câu mình được dạy là “Sometimes being kind is more important than being right”. Điều đó theo mình suốt đến tận bây giờ. 5


a stor y te l l e r

Điều gì đã luôn thôi thúc và giữ cho kiên trì Hũ đi tiếp với lựa 3 chọn này của chính mình? Có khác gì so với lý do cho lựa 6 chọn từ ban đầu?

Điều giữ cho mình kiên trì đi tiếp với lựa chọn này chắc cũng đơn giản là việc “làm những điều thuyết phục được chính mình”. Thực ra mình cũng trải qua quá nhiều vị trí và việc làm khác nhau khi hướng về các vấn đề môi trường để xác định rõ điều mình muốn làm nhất tại thời điểm hiện tại là gì. Mình nhận ra là điều gì cũng có thể thay đổi, cuộc sống không có gì mãi mãi ấy. Tuy nhiên niềm tin là một cái nhân cốt lõi, có cái nhân đó cộng vơi từng thời gian khác nhau, bối cảnh và tương tác khác nhau mà ta có những “điều thuyết phục được chính mình” ở thời điểm đó. Chính vì thế, các công việc và hành động của mình đã khác đi nhiều nhưng cốt lõi của mình vẫn thế, mỗi ngày nó sẽ phù hợp nhất với bản thân và bối cảnh của mình. Cuộc sống hiện đại gắn liền với những thứ nhanh và tiện lợi, mọi người đều có xu hướng chọn những lựa chọn tiện lợi nhất nhằm phục vụ cho cuộc sống của mình - điều này 4 dễ đi kèm với việc phát sinh rác không cần thiết vì những 6 lựa chọn nhanh, việc thực hiện lối sống xanh có phải là lựa chọn đi ngược lại với dòng chảy đó? Và có nảy sinh bất tiện nào trong cuộc sống thường ngày của Hũ không?

Cũng có thể xem lối sống xanh đi ngược lại với tiêu chí tiện lợi và nhanh chóng. Cảm giác những thứ rất đơn giản với những người ủng hộ lối sống nhanh tiện lại rất nhiều trăn trở với những ai đang muốn sống bớt rác. Ví dụ nếu một người kinh doanh mặt hàng F&B, họ thấy việc chọn bao bì như thế nào rất đơn giản (hoặc cân nhắc thì về thiết kế và chi phí

6


n u ô i d ư ỡn g n h ữ n g m ầ m x a n h

thôi), họ không quan tâm lắm đến việc nó nên làm từ chất liệu gì, chất liệu đó sau khi đến tay khách hàng sẽ được xử lý như nào, có cách nào quay vòng những thứ không cần đấy không,… Nhưng những bạn bè mình, những người quan tâm đến lối sống bớt rác lại cực kỳ trăn trở về việc này. Lúc chọn lối sống này cũng có nhiều bất tiện cho mình lắm: Chưa quen thấy cái gì cũng khó, cũng phải nghĩ; Giao tiếp với bạn bè và một số mối quan hệ xã hội cũng khó khăn;… tuy nhiên giờ quen rồi thì thấy bình thường (nên đầu cũng không nhảy ra được bất tiện nào). Tuy nhiên, mình biết nhiều bạn thấy khó và mệt kinh khủng khi phải từ chối, thay thế, suy nghĩ. Mình chỉ có gợi ý là bạn đừng bắt ép mình đi theo quy chuẩn của người khác. Lối sống này mời gọi bạn trả lời rất thật những gì thật sự cần thiết với bạn, chứ nếu bạn lại ép mình sống xanh giống người khác vì xem là theo đuổi lối sống xanh tức gia tăng một phẩm chất đạo đức cho bạn thì lại mất đi tinh thần của nó rồi. “Green life” cũng cần “clean mind” nữa. Con đường sự nghiệp mà Hũ chọn đi là đóng góp xây dựng cho sự phát triển bền vững, điều này đồng nghĩa với việc phải đối diện với rất nhiều thách thức và cần đầu tư nhiều 5 công sức, thời gian mới có kết quả, Hũ hình dung rằng mình 6 sẽ đối diện với chuyện đó thế nào? Và Hũ chuẩn bị gì cho con đường mình đi sắp tới?

(Câu hỏi này to quá với Hũ :D) Vì Hũ không nghĩ là mình đang xây dựng sự nghiệp gì đó quá lớn lao, đao to búa lớn đâu). Thật ra không phải chỉ có những công việc phụng sự mục tiêu phát triển bền vững mới phải đối diện với rất nhiều thách thức và đầu tư nhiều công sức. Thậm chí, sự quan tâm và những cam kết mới của thế giới sau hội nghị COP26 lại

7


a stor y te l l e r

càng thúc đẩy nhiều điều kiện thuận lợi cho các dự án, hoạt động, công việc về phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu. Điều khó nhất mà mình thấy là làm sao sau tất cả các hoạt động đó thì mọi người phải thay đổi được từ gốc rễ sự hiểu của mình về lối sống xanh, như thế họ mới đủ cơ sở để chọn lựa lối sống này chứ không phải vì phong trào. Mình đang cần phải học nhiều lắm, hướng đi trong 5 năm tới của mình vẫn liên quan đến nâng cao nhận thức và nuôi dưỡng tình yêu của mọi người về lối sống xanh, tuy nhiên nó đánh vào một mảng nhất định và song song mình cũng cần học thêm nhiều kiến thức chuyên môn để làm nó sâu sắc hơn. Mình chuẩn bị được bước đầu là…xây dựng đội ngũ. Mình nghĩ muốn đi nhanh thì đi một mình, nhưng muốn đi bền, đi chắc phải có một cộng đồng. Nhiều năm qua mình đã đi một mình để học hỏi và hiểu mình rồi, những bước kế tiếp mình rất vui vì ít nhất có thêm cộng sự cùng chung tay vào việc này. Hãy chia sẻ về việc Hũ đã bắt đầu hình thành thói quen và luyện tập sống xanh như thế nào? Và lời nhắn nhủ dành 6 cho những bạn muốn thực hành lối sống giảm bớt rác thải 6 nhưng vẫn chưa thực hiện được?

Mình bắt đầu hình thành thói quen bằng các hành động rất nhỏ: Mình từ chối túi nilon, từ chối ống hút nhựa, từ chối hộp xốp. Mình chủ động chọn lựa các biện pháp thay thế (nếu có và phù hợp) hoặc từ chối hẳn luôn những vật dụng không cần thiết. Chỉ có vài ý đó thôi nhưng mình luyện tập suốt một thời gian dài. Sau này thì mình thay đổi được thêm nhiều thói quen khác về sản phẩm chăm sóc cá nhân, thực phẩm,… Tuy nhiên

8


n u ô i d ư ỡn g n h ữ n g m ầ m x a n h

không nhất thiết bạn phải thay đổi như thế 100% vào ban đầu. Cứ bước những bước nhỏ thôi. Mình có vài gợi ý cho những người mới bắt đầu như sau:

1. Tập suy nghĩ về những gì bạn thực sự cần thiết - hãy tập cắt bỏ những gì bạn chỉ chạy theo xu hướng mà mua; 2. Dành mỗi ngày 10 phút đọc các thông tin về môi trường, hiểu về tác động của bạn đến môi trường xung quanh; 3. Đừng “sống xanh” một mình, sẽ dễ dàng hơn nếu như bạn có một cộng đồng để thuộc về.

Hy vọng cùng với những chia sẻ mình đã nêu ra ở phía trên cộng với 3 bí kíp này, bạn có thể bước vào lối sống xanh một các dễ hơn.

9


a stor y te l l e r

Mình là

~ HU

Tên thật là Nguyễn Hữu Quỳnh Hương, công việc toàn thời gian là sống, công việc bán thời gian là yêu và công việc tự do là viết lách. Nếu cho Hũ một lí do về việc sống “thì đó là vì tình yêu, thỉnh thoảng mình cáu lên thì sẽ bảo là đang đơn phương cuộc đời một tí”. Hũ luôn mong muốn mình làm công việc toàn thời gian như một cái cây bé nhỏ đang thở: Chỉ cần sự tồn tại và tươi xanh của mình cũng là cách lan toả những điều tử tế đến những người xung quanh.

Sách đã xuất bản: * Sống xanh rồi mới sống nhanh - 2020,

Thở giữa rừng người - 2021, Chúng ta sống vì điều gì? - 2021.

Hũ quan tâm đến các vấn đề môi trường, thích đọc sách tranh của trẻ em và thích nấu những món ăn từ các loài hoa. Nếu bạn muốn trò chuyện với Hũ xa hơn việc giao tiếp với những con chữ trong cuốn sách này, đừng ngần ngại để gửi một email đến địa chỉ: minhlahuu@gmail.com để bắt đầu nha.

nghe phần trò chuyện của * Lắng Hũ về chủ đề SỐNG XANH:

https://bit.ly/PHB-CTSVDG-11

10


O

U LÂ

STORIES / CHUYỆN KỂ

ĐỂ HIỂU T HẾ

NÀ À ĐỦ? OL

P H Ả I M ẤT BA

3

11


. KgH nỞ hI ữĐẦU n u ô i d1ư3ỡn n g mMầỚmI x a n h

Người trẻ tụi mình hay có ước mơ rời thành phố về quê nuôi con cá và trồng thêm rau, sống cuộc sống bình dị, an yên xa rời phố thị tấp nập, xô bồ.

Nhưng, để có thể thực sự sống một cuộc đời an nhiên không gợn chút sân si nào như vậy, ta cần trải qua những gì? Điều này khiến mình đặt câu hỏi.

Năm ngoái, mình có dịp lên một nông trại xanh và sống ở

đó vài ngày. Cuộc sống ở nông trại nhẹ nhàng, trong veo và gần gũi với thiên nhiên, cây xanh, hoa lá. Sáng sớm được

đánh thức bởi tiếng gà, mở cửa sổ ra là cả khu vườn xanh

mát dưới sương sớm, tỉnh dậy đun nước pha cafe, nấu bữa

ăn sáng rồi đi làm vườn, nhổ cỏ, trồng rau…Đó là những ngày đầu óc mình thực sự thoải mái khi chẳng cần phải suy nghĩ điều gì, được cười thật to và sảng khoái, ăn rau, ăn nấm,

những thức ăn đậm vị ngọt của núi rừng, lắng nghe thanh âm của tự nhiên, chiều chiều mở những bản tình ca của Đức Huy, Ngô Thụy Miên và ngồi mơ mộng lãng đãng.

Sẽ rất vui khi ở một-hai ngày, nghỉ ngơi ít hôm rồi về thành

phố lao động, làm việc tiếp. Nhưng nếu thực sự sống tại đó, ngày này qua tháng nọ, năm này qua năm nọ, chỉ quanh

quẩn bên mảnh vườn, góc bếp, không có tivi hay internet để giải trí, sách là thứ duy nhất có thể giúp mình thư giãn

và cập nhật kiến thức…liệu mình có còn thấy vui nữa không?

Mình có thực sự thích cuộc sống như thế này từ bây giờ cho đến cuối đời không? Mình đã tự hỏi bản thân như vậy.

Mình nhớ buổi tối hôm đó, nằm trên chiếc giường tre cọt

kẹt, xung quanh là tiếng dế, tiếng côn trùng kêu, bạn có hỏi mình một câu: “Nếu bây giờ cho mày bỏ hết tất cả, về đây sống, mày có về không?”

12


A aSTO RYT stor y teELl lLeER r

Mình chẳng biết nữa, mình không chắc lắm về câu trả lời,

mình thấy thích khi ở đây nhưng để trả lời là “Có” thì mình không muốn. Mình nghĩ về những điều còn dang dở, thấy bản thân còn quá nhiều thứ muốn làm, quá nhiều điều

muốn thử, nhiều nơi muốn đến, nhiều trải nghiệm chưa

từng được trải qua, còn cả những ước muốn chưa thực hiện được. Giờ bảo bỏ hết lại về đây làm vườn, có rau ăn rau, có cá ăn cá…chôn chân mãi một chỗ, thực lòng lúc này, mình

chưa làm được. Mình có thể tưởng tượng ra cảnh một ngày mình buồn chán, bức bối không chịu nổi phải xách đồ trở về lại thành phố.

Rồi mình nhìn những em bé ở đây, tụi nó đen nhẻm, bé

quăn quắt, thấy gì cũng lạ lẫm, hỏi ước mơ của tụi nhỏ là

gì, tụi nó nói “con ước được làm bác sĩ, kỹ sư, nhà báo…”. Tụi

nhỏ háo hức được lớn lên, háo hức rời xa cái xứ này để được lên thành phố, được làm công việc mà nó yêu thích - những công việc mà điều kiện ở nơi nó sống hiện tại không đáp

ứng được. Mình lại tự hỏi, liệu đến lúc tụi nó đạt được mong ước, được sống ở thành phố với nhà cao cửa rộng, lúc ấy có ngồi ở văn phòng và mơ núi mơ sông? Mình nhớ đến lúc

mình còn bé tí teo, mình cũng chỉ ước được lớn thật nhanh, được rời khỏi miền quê mình đang sống để lên thành phố, bon chen với đời.

Mình nhận ra là để có thể sống một cuộc sống thực sự an

yên thì không hề đơn giản, muốn có được sự “an nhàn” ấy, cần đánh đổi rất nhiều điều, cần có sự chuẩn bị nền tảng

vững chắc, đặc biệt nhất là về tinh thần. Bởi cuộc sống như vậy chỉ thực sự an vui khi lòng đã thôi dậy sóng, khi mình

học được cách sống giản lược, chỉ tập trung vào những điều quan trọng và có ý nghĩa với mình và bỏ bớt những thứ râu ria, những điều không cần thiết. 13


n u ô i d ư ỡn g n h ữ n g m ầ m x a n h

Để làm được điều đó, mình phải hiểu mình thật rõ, hiểu xem mình thực sự cần gì, muốn gì, mình mong cầu điều

gì và có điều gì mình muốn làm nhưng chưa làm được để

đến sau này khi không còn cơ hội làm nữa sẽ hối hận hay

không? Nếu có, nhất định mình phải làm được nó trước đã.

Chỉ khi mình làm được điều mình muốn làm, đến những nơi mình muốn đến, gặp những người mình cần gặp, khi đã cho và nhận đủ nhiều thì mình mới có thể sống mà không phải

bận tâm về thế giới ngoài kia, không còn mưu cầu những vật ngoài thân thêm nữa, khi hành trang mình mang theo trở

nên thật đơn giản nhẹ nhàng cả về bên trong lẫn bên ngoài. Khi đó là khi tâm trí mình thực sự được tự do, không còn vướng bận điều gì nữa.

Với vốn sống và những điều mình mình “có” ở hiện tại,

mình thấy bản thân cần được rèn giũa thêm bởi những trải

nghiệm, bởi thử thách và những cuộc “phiêu lưu” giúp mình trở nên cứng cáp và vững chãi hơn. Mình cần phải đi một

hành trình rất dài nữa để có thể thực sự biết thế nào là đủ, với mình, để lòng có thể thôi dậy sóng mỗi lần ở yên, để không còn mong muốn những điều xa xôi, và sống một cuộc đời an yên, trọn vẹn.

14


4

“THƯƠNG

PHỤC HƯNG BOOKS TỦ SÁCH PHỤC HƯNG

NỘI”

Chuyện & đã được viết như thế nào? 15


n u ô i d ư ỡn g n h ữ n g m ầ m x a n h

Chúng ta sống vì điều gì?, câu hỏi ấy từng rất nhiều lần loé lên trong đầu mình, nhưng chưa bao giờ mình dừng lại để nhìn sâu vào bên trong để tìm lời giải một cách nghiêm túc, cho đến khi Cuộc thi viết cho dự án sách cùng tên đã khiến mình dừng lại. Để trả lời cho câu hỏi ấy, trước tiên mình tự hỏi lòng mình: điều gì là quan trọng nhất? Điều gì tác động đến mình sâu sắc nhất? Và câu chuyện về những thương tổn tuổi ấu thơ lại bất chợt hiện lên trong tâm trí mình, những ngày tháng ấy dẫu đã chìm sâu vào ký ức, nhưng bất cứ khi nào những thước phim quá khứ hiện về, lòng mình lại thấy rưng rưng như thể vừa mới chạm tay vào nỗi u buồn của những ngày tháng cũ. May quá, mình đã viết ra tất cả những điều đó, nếu như không muốn nói rằng mình vẫn thường viết đi viết lại một câu chuyện như khi lòng mình thổn thức đòi hỏi được giãi bày trong thinh lặng. Thế là mình lại lôi câu chuyện cũ ra để biên tập lại. Nói là biên tập nhưng tất cả cả chi tiết trong câu chuyện đều là có thật, đều là những sự kiện đã diễn ra trong tuổi thơ của mình, không chỉ là một lần mà nhiều lần, không chỉ một người, mà nhiều người đã từng vô tình làm tổn thương một đứa trẻ. Chỉ có đoạn kết là đoạn diễn giải cho phù hợp với tiêu chí của cuộc thi. Nội dung bài viết là tâm trạng bẽ bàng của một đứa trẻ bị người thân đối xử phân biệt, cô bé đã chịu hết tổn thương này đến tổn thương khác mà không ai hay biết nên suốt cả tuổi thơ lúc nào cô cũng sống trong cảm xúc tiêu cực... Lúc mình đăng bài lên nhóm, chỉ có khoảng 6 lượt like, mình đã tự an ủi rằng: Viết lách là hành trình gian khó, nếu mình muốn thử, muốn dấn thân vào đó, thì điều đầu tiên mình cần phải làm là “chấp nhận thất bại”, chấp nhận sự thật là bài mình chưa đủ hay để lôi cuốn độc giả khiến họ dừng mắt hay ban tặng mình một biểu tượng cảm xúc. 16


a st o r y te l l e r

Song dù lượng tương tác thấp, nhưng bài vẫn được chọn vào vòng trong. Điều đó thật sự là một nguồn động viên lớn với mình. Mình tự nhủ lòng: câu chuyện mình có thể không đủ hay để được xuất bản, nhưng ít nhất, nó cũng được lắng nghe, mà mình thì lúc nào cũng muốn được chia sẻ. Mình muốn câu chuyện của mình được nhớ tới, chứ không phải lãng quên. Cho dù số người nhớ nó chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trong khi chọn bài Thương, Phục Hưng Books đã vô tình tạo động lực, niềm vui và cảm hứng cho mình viết bài thứ hai, bài Nội. Nội trong câu chuyện của mình là người mạnh mẽ, khéo léo, quảng giao khi trẻ, nhưng càng về già cái vỏ bọc ấy không thể che đậy được tâm hồn yếu đuối khao khát được yêu thương chăm sóc. Mình không mất nhiều thời gian để viết bài này, nó giống như một mạch cảm xúc ẩn khuất đâu đó trong tâm hồn mình mà Phục Hưng vô tình trở thành người góp phần khơi thông. Hai câu chuyện, hai mạch cảm xúc, hai quá trình diễn biến tâm lý khác nhau, một thì oán trách bà và một thì cảm thông sâu sắc với bà. Hai trạng thái tâm lý này tuy đối lập nhưng thống nhất nhau, bởi nếu chủ thể không đặt bà vào vị trí quan trọng trong trái tim, không quá kỳ vọng vào tình cảm yêu thương của bà thì không hề có hai câu chuyện nêu trên. Hồi nhỏ khi giận bà mình tưởng rằng những oán giận đó mình sẽ mang theo suốt đời. Song sau này khi bà chẳng còn nữa, ký ức về bà vẫn vẹn nguyên, nhưng mình thấy những giận hờn, oán trách của mình cũng trôi qua nhẹ nhàng như áng mây bên trời, mình nhận ra rằng mình đã yêu thương bà bằng tất cả tình cảm, bằng tất cả trái tim, chứ không hề căm ghét mình, mình chỉ căm ghét cái trạng thái không được bà quan tâm, mình ghét cái cảm giác bị bà thờ ơ, lạnh lùng. Mình nhận 17


n u ô i d ư ỡn g n h ữ n g m ầ m x a n h

ra yêu thương thật sự quan trọng hơn mọi thứ, chỉ là mình bị những cảm giác tiêu cực đánh lừa nên có những lúc lầm lạc mà thôi, mình đã nuối tiếc vì mình không học được cách yêu thương đúng đắn khi mình còn nhỏ, mình tiếc nuối vì có những lần mình làm bà đau khi nói với bà là: bà không hề thương mình mà chỉ coi mình là vật thay thế. Mình là thế, đâu hoàn hảo, biết vậy rồi thấy thương bà hơn cho dù bà không còn nữa. Khi đọc lời giới thiệu về mình của Phục Hưng khi giới thiệu podcast có sự tham gia của mình, mình có hơi áy náy khi nhận ra Phục Hưng đã dùng những từ ngữ ưu ái cho mình. Có thể ở bên bà, chăm sóc bà là sự lựa chọn, là một phần ưu tiên của mình, mình có thể từ chối những tiệc tùng tụ hợp xã giao để đều đặn về bên bà, để nghe bà gọi lấy nước cho bà uống, để nghe bà kêu ôm bà khi bà ngủ, và đùa giỡn với bà những lúc bà giở tính trẻ con... nhưng mình đã không thể làm điều đó 7/7 ngày, 24/24 giờ, điều mình có thể làm được, dành trọn vẹn cho bà và gia đình là hai ngày cuối tuần. Mình làm điều đó không chỉ vì bà, mà là vì chính bản thân mình. Mình không muốn hối hận khi sau này nhìn lại đã không đủ cố gắng với gia đình, mình không muốn nhìn thấy người thân mình bị thờ ơ, ghẻ lạnh như bản thân mình đã từng. Thật khó để nói hết lòng mình trong một vài câu nói hay bài viết, yêu thương vốn là điều thật khó giãi bày, nhưng đó là một phần quan trọng của cuộc sống này.

Sóng Thu Thương và Nội trong sách Chúng ta sống vì điều gì? Tác giả câu chuyện

18


A STO RYT EL L ER

TIKI

NGHE THỬ PHIÊN BẢN SÁCH NÓI

Created by Llisole from the Noun Project Created by Llisole from the Noun Project

SHOPEE Created by Llisole from the Noun Project

ĐỌC THỬ PHIÊN BẢN EBOOK Created by Llisole from the Noun Project

19


5

RECOMMENDATION FROM PHỤC HƯNG LỜI GỢI Ý TỪ PHỤC HƯNG

Nhân nói chuyện sống xanh, bảo vệ môi trường sống và trân trọng những gì mà thiên nhiên ban tặng, Phục Hưng muốn rủ bạn cùng xem một series phim tài liệu về hành tinh của chúng ta mang tên Our Planet, để có thể thấy thiên nhiên hoang dã đã từng đẹp và tuyệt vời đến thế nào, và hiểu hơn về tác động của con người đến với môi trường tự nhiên từ đó ý thức hơn với mỗi việc làm của mình. Our Planet là series phim tài liệu của Netflix gồm 08 tập được quay ở hơn 50 đất nước khác nhau, nơi sự đa dạng của thiên nhiên vẫn còn được giữ gìn. Mỗi cảnh quay trong series phim đều rất sắc nét và đẹp mắt, những góc quay ấn tượng lột tả vẻ đẹp của thiên nhiên diệu kỳ mà hẳn sẽ khiến bạn mắt chữ O, miệng chữ A khi đón xem. Đó là những cánh rừng bạt ngàn xanh ngát, những bờ biển cát trải dài bên dòng nước trong veo trông vô cùng thích mắt, và đặc biệt nhất là hình ảnh rất đẹp của những bạn động vật hoang dã, quý hiếm trong tự nhiên. 20


1 5 . S Ố N G X AN H

Bạn có thể sẽ không thể tưởng tượng được thiên nhiên diệu kỳ đến thế nào cho đến khi xem những thước phim này. Our Planet đồng thời cũng khắc họa rất rõ sự mỏng manh và mối liên hệ mật thiết của tất cả các loài, hệ sinh thái với nhau, cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng của con người lên môi trường tự nhiên. Series có lẽ sẽ thức tỉnh ý thức của chúng ta về việc bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống chung của hệ sinh thái các loài, mà ở đó, con người là một sinh vật đóng vai trò vô cùng quan trọng. Sau khi xem xong, có thể bạn sẽ thay đổi ngay một thói quen làm tác động xấu đến môi trường, hoặc chưa, nhưng nếu bộ phim có thể giúp chúng ta bồi đắp thêm tình yêu với động vật, với thiên nhiên, với đất Mẹ thì cũng là một điều đáng trân trọng và biết ơn rồi, phải không? Trailer: https://www.youtube.com/watch?v=aETNYyrqNYE

21


Chủ biên: Thái Minh Châu Nội dung: Phan Linh và Cộng đồng người kể chuyện Phục Hưng Thiết kế: Trần Q. Phương Hình ảnh: Phục Hưng Books và các nguồn mở

Mua sách trực tuyến tại fanpage Phục Hưng Books <https://www.facebook.com/phuchungbooks> hoặc gian hàng của Phục Hưng trên Tiki <https://tiki.vn/cua-hang/phuc-hung-books>, Shopee <https://shopee.vn/phuchungbooks> Mua trực tiếp tại các cửa hàng trong hệ thống Fahasa, Phương Nam, Cá Chép trên toàn quốc. Tham gia Cộng đồng người kể chuyện của Phục Hưng để đóng góp nội dung: https://bit.ly/PhucHung_Storytellers Tham gia Cộng đồng người đọc của Phục Hưng để nhận những quà tặng sớm nhất: https://bit.ly/PhucHungCommunity Tập san Người kể chuyện - A Storyteller là một sản phẩm nội dung của Phục Hưng Books, vui lòng không sao chép, tái bản khi chưa có sự đồng ý của Phục Hưng. Cảm ơn bạn.

Liên hệ: astoryteller@phuchungbooks.com Website: www.phuchungbooks.com


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.