E-magazine 03: MỘT CÁI CHẠM LÃNG MẠN

Page 1

I S S UE 03

1 0/ 2 02 0

MỘT CÁI CHẠM LÃNG MẠN


1 A letter from Phục Hưng Books / Thư gửi bạn đọc

2 Storytellers / Trò chuyện: Nhà thơ Khương Hà Lãng mạn an ủi tâm hồn ta

3 Stories / Chuyện kể Ở bên dưới cùng một bầu trời, hạnh phúc nào cũng giản dị như nhau…

4 Phục Hưng’s Books / Tủ sách Phục Hưng

5 Recommendations from Phục Hưng / Lời gợi ý từ Phục Hưng


1

A LETTER FROM PHỤC HƯNG BOOKS THƯ GỬI BẠN ĐỌC

Thương gửi bạn đọc,

Tiết Thu se lạnh, những chiếc lá vàng và đôi tình nhân tay trong tay vốn là cảm hứng bất tận cho những khúc nhạc tình, những bài thơ hay. Nhưng năm 2020 này, với dịch bệnh, suy thoái và những đỉnh lũ kỷ lục ở miền Thái Minh Châu Phục Hưng’s founder

Trung… mùa Thu ở đô thành vẫn nên thơ, nhưng đượm lo âu. Giữa những nỗi trăn trở đó, có khi, chúng ta sẽ quên mất cái kỳ diệu của đất trời trong khoảnh khắc giao mùa, và dĩ nhiên là quên sẻ chia vẻ đẹp đó với những người ta thương quý. “A romantic touch - Một cái chạm lãng mạn”, vốn là tựa đề một bài viết trong ấn phẩm Lifewear của UniQlo mà chúng tôi may mắn được tham gia Việt hoá. Giữa guồng quay của công việc và những lo toan về tương lai, khi đọc những chữ này thành tiếng, bất giác, tôi thấy vai mình thả lỏng hơn một chút. Tôi biết ơn tác giả bài viết từ Nhật Bản vì đã nhắc độc giả, trong đó có tôi, rằng dẫu đang tất bật thế nào, chỉ cần chúng ta ngừng di chuyển trong chốc lát, lãng mạn sẽ có thể đuổi kịp, và chạm vào ta, bình an, nhẹ nhõm. Do đó chúng tôi xin phép được dùng tựa bài viết này để đặt tên cho e-magazine Người kể chuyện - A Storyteller số tháng 10, để lan tỏa chút lãng mạn đến bạn đồng hành. Cảm ơn tác giả Khương Hà vì sẽ nói cho chúng ta nghe về sự lãng mạn tự thân và cách tạo ra chúng, cảm ơn nhà báo Lam Điền vì những phân tích chân tình cho tập thơ Những rời và rạc, cảm ơn nhà báo Văn Thành Lê vì sẽ kể cho chúng ta nghe câu chuyện trưởng thành với chữ của Nguyễn Thiên Ngân, không quên cảm ơn bạn Mip từ cộng đồng Người kể chuyện của Phục Hưng, vì sự lãng mạn trong những điều bình dị mà bài viết của bạn truyền tải. Và, cảm ơn bạn, người đang đọc những dòng tâm sự này, chúng tôi mong bạn sẽ cảm nhận được sự lãng mạn trong từng chuyển động bé nhỏ của thời gian, và cho phép sự lãng mạn ấy, chạm vào bạn.

Thương mến,

Thái Minh Châu - từ Phục Hưng Books

1


2

STORYTELLERS / TRÒ CHUYỆN

Tranh: Hoạ sỹ Đinh Trường Chinh

NHÀ THƠ

KHƯƠNG HÀ

LÃNG MẠN AN ỦI TÂM HỒN TA

i qua núi, mình tự do phóng xe máy qua đồ t mộ ợc đư là , tôi ng riê a củ n “Lãng mạ ụp lại ng chiều, xách máy ảnh theo ch nắ t vạ t mộ ắm ng lá, a ho cỏ y nghe mùi câ ai m một xó xỉnh nào đó không bị kiế là thể có ng cũ ặc ho p; đẹ nh một khung cả he những bản nhạc, đọc những ng và u rượ út ch t mộ i nh âm nh làm phiền, ngồi cuốn sách mình thích…”

“Con người vốn luôn hướng đến cái đẹp, mà sự lãng mạn vốn là tổ hợp của rất nhiều thứ đẹp đẽ mà ta vừa có thể tạo ra, vừa có thể tận hưởng, vậy thì cớ gì không tận hưởng?” 2


A STO RYT EL L ER

Với Khương Hà, lãng mạn là gì? Lãng mạn có nghĩa gốc hơi khác so với cách hiểu và cách dùng của nhiều người. Theo tôi nhớ, từ gốc tiếng Nhật của nó chỉ điều gì đó “loser”, vô định, mất phương hướng. Qua đến Việt Nam, từ này lại được dùng như một từ ngữ “sang trọng” khi nhắc đến một câu chuyện tình yêu với nhiều tình tiết ngọt ngào; hoặc chỉ tính cách “hay ho” của một người nào đó, hay một phong cảnh đẹp đẽ thơ mộng… Cá nhân tôi thì nghĩ lãng mạn là những điều có tác động tốt tới tâm hồn, cảm xúc. Bạn đang hỏi sự lãng mạn của điều gì? Sự lãng mạn trong tình cảm sẽ khác sự lãng mạn của cá nhân, hay lãng mạn của một bối cảnh, thời đại… Trong tình cảm, lãng mạn với tôi có thể là sự quan tâm đúng lúc, cái nắm tay hoặc cái ôm nhẹ nhàng khi người kia cần sự ấm áp, những khoảnh khắc đẹp mà cả hai cùng trải qua…, đại loại là những điều ngọt ngào giữa hai người yêu nhau. Sự lãng mạn này cần cả hai phía cùng hành động, cùng trải nghiệm và quan trọng là tâm hồn cả hai cũng phải cùng “tần số” thì mới cảm nhận được. Vậy nên tôi thích sự lãng mạn cá nhân hơn, vì nó chủ động hơn. Lãng mạn của riêng tôi, là được một mình tự do phóng xe máy qua đồi qua núi, nghe mùi cây cỏ hoa lá, ngắm một vạt nắng chiều, xách máy ảnh theo chụp lại một khung cảnh đẹp; hoặc cũng có thể là kiếm một xó xỉnh nào đó không bị ai làm phiền, ngồi nhâm nhi một chút rượu và nghe những bản nhạc, đọc những cuốn sách mình thích… Tất cả những điều đó đều không phụ thuộc vào bất kỳ ai, muốn lãng mạn lúc nào thì lãng mạn lúc đó, rất khỏe :D

Từ khi nào mầm thơ văn đâm chồi trong chị? Khi nào chữ nghĩa bắt đầu có vần điệu, và bằng cách nào chúng được tuôn ra? Chắc là từ khi còn rất nhỏ. Tôi vẫn nhớ bài thơ đầu tiên tôi làm hình như năm 5 hay 6 tuổi gì đó. Một bài là “Cây dù của ông em”, bài thứ hai tả về một đàn gà gồm gà mẹ và rất nhiều gà con. Lên lớp 4 lớp 5 tôi vẫn thỉnh thoảng viết thơ khi nghĩ vẩn vơ về điều gì đó, nhưng chẳng dám cho ai đọc bao giờ. Tới năm lớp 8 lớp 9 tôi bắt đầu thực sự thích và đọc rất nhiều thơ, rồi tập viết. Đôi khi nhìn thấy một sự vật, khung cảnh, nghe một mùi hương, tiếng động nào đó, trong tôi có cảm xúc và những con chữ tự nhiên nảy ra trong đầu, tôi ghi chúng vào một cuốn sổ. Thỉnh thoảng tôi đọc lại rồi so sánh cái mình viết với những bài thơ in trong sách, và nhìn ra được sự ngô nghê vụng về của mình. Ý thức được điều đó, những bài 3


` 0 3 . M Ộ T CÁI C H ẠM L ÃN G M ẠN

sau tôi viết dần ổn hơn bài trước một cách tự nhiên. Tôi rất hiếm khi sửa lại những bài đã viết xong, bởi vì với tôi, dù nó dở, nó vẫn là một chỉnh thể hoàn hảo nhất khi nó được ra đời. Nếu dở quá thì bỏ qua không đưa cho ai đọc thôi. Giống như bạn sinh ra một đứa con, nếu vì nó xấu xí mà sửa tai sửa mũi cho nó, thì cái đẹp đó vẫn không tự nhiên. Tôi chỉ quay lại sửa thơ mình khi nào chính trong lúc viết tôi cảm thấy mình dùng từ đó vẫn chưa đúng, hoặc viết câu đó vẫn chưa lột tả chính xác điều mình muốn nói mà vì không muốn mất mạch cảm xúc nên cứ viết tiếp. Sửa sai khác với sửa cho đẹp, và tôi nghĩ mình chỉ sửa sai.

Theo thời gian và những thăng trầm, sự lãng mạn và tâm hồn nghệ sĩ trong chị có mất đi? Hay nó đã biến chuyển ra sao? Có lẽ đã biến chuyển rất nhiều. Cái tôi sợ nhất là sự chai lì cảm xúc. Thường khi bạn trải qua các biến cố trong cuộc đời, bạn phải học cách điều chỉnh cảm xúc của mình để có thể vượt qua nó và đi tiếp. Theo thời gian, điều đó giúp bạn bình tĩnh hơn trước những chuyện xấu và cả những chuyện tốt có thể xảy đến. Nói cách khác, bạn đánh mất cảm giác hân hoan của mình trước cái đẹp. Tôi cũng từng như vậy, và điều đó thật kinh khủng. Thế giới vốn rất kỳ diệu và thú vị, nếu không còn cảm nhận được nó thì cuộc sống của tôi đã mất đi rất nhiều ý nghĩa rồi. Vì vậy, tôi dần dần tập thói quen chuyên chú quan sát, tìm ra những điều hay ho đẹp đẽ từ tất cả mọi thứ xung quanh rồi thưởng thức nó. Đó cũng là một thú vui nho nhỏ hàng ngày. Nó vừa giúp tôi giữ được sự lạc quan, vừa giúp tôi giữ “lửa” cho tâm hồn của mình, để còn cảm được cái đẹp và tiếp tục viết.

Chị có nghĩ đời nên cần chút lãng mạn? Vì sao? Đương nhiên là cần rồi. Cuộc sống không chỉ có bánh mì mà còn có hoa hồng. Con người vốn luôn hướng đến cái đẹp, mà sự lãng mạn vốn là tổ hợp của rất nhiều thứ đẹp đẽ mà ta vừa có thể tạo ra, vừa có thể tận hưởng, vậy thì cớ gì không tận hưởng? Khi bạn bù đầu vào công việc và mong một chuyến đi chơi xa, khi bạn yêu đương và mong muốn một không gian riêng tư chỉ có hai người, khi bạn sống chết kiếm tiền chỉ để xây một căn nhà trong mơ… Tất cả những điều đó đều là sự lãng mạn mà nếu thiếu nó, chúng ta còn biết cố gắng sống và làm việc vì cái gì? Đương nhiên chúng ta không phải sống để nhắm tới sự lãng mạn, mà qua sự lãng mạn, tâm hồn chúng ta được an ủi. Tôi cho là, khi một tâm hồn được an ủi, tâm hồn đó sẽ bình yên hơn, vị tha hơn và biết trân trọng cuộc đời này hơn. 4


A STO RYT EL L ER

Khương Hà là tác giả tập thơ “Những rời và rạc”, cuốn sách sử dụng tranh minh hoạ của nhà thơ Đỗ Trung Quân và bìa do hoạ sĩ Bút Chì thiết kế. Trong ngày ra mắt sách, khán phòng chật kín các tác giả, nhà báo, dịch giả uy tín khắp cả nước. Nói như vậy để biết nhà thơ này ở vị trí nào trong lòng giới chuyên môn. Khi sách ra mắt lần đầu năm 2019, nhà báo Lam Điền đã viết trên báo Tuổi Trẻ: “Ngần ấy câu chữ trải trên gần 200 trang sách, người ta đều thấy cảm xúc trong từng câu tứ, nhịp điệu ngôn từ; thấy tình người ấm lạnh qua nhãn quan ráo hoảnh sau khi nước mắt chảy ngược hết vào trong; thấy rờn rợn nỗi hoang vu chẳng hiểu sao lại đi cặp với quê nhà; thấy tác giả tỉnh táo đem cái tôi của mình ra thử nghiệm cho nhiều pha va đập với đời để rồi không ít lần đau ngất đi chỉ vì thương cái tôi của mình quá… Cảm giác như tác giả đã từ chỗ kiểm soát ngôn từ tinh diệu chuyển thành mã hóa tâm sự bằng câu chữ. Điều này mang lại cho người đọc một thú vị pha chút căng thẳng: Đây, tất cả là chữ, nhưng thông điệp là gì tùy thuộc vào công việc giải mã của anh. Tác giả lui ra, không đưa cho chìa khóa mà chỉ mỉm cười hiền hiền. Nhưng đừng nghĩ cách thế ấy kém phần thi vị, bởi với thơ, nhiều khi chỉ cần giao nhau bằng cảm xúc là đủ. Chẳng hạn như trong tập thơ này, có đoạn ngọt ngào trau chuốt như Đường thi: “Đâu đó trên đỉnh đồi kia/ con chim nhạn cùng đường/ lao vào mưa/ không biết mình đã chết”; hay như nấc nghẹn khi nhắc đến Sài Gòn: “đây là Sài Gòn, Sài Gòn/ nơi tất cả cơn mộng tan đi/ chỉ còn lại linh hồn em/ khốn khổ và lưu vong…”, những “bản mã” như vậy chỉ cần cảm nhận là đủ phần tâm đắc.”

5


0 3 . M Ộ T CÁI C H ẠM L ÃN G M ẠN

Vốn là người nội tâm, Khương Hà ngày càng lùi ra xa thế sự, ngày 20/10/2020 vừa qua, chị cùng bạn bè khai trương một farmstay nhỏ trên Đà Lạt, đặt tên là Libra Valley. Hẳn là ở thung lũng nhỏ mù sương và xanh mướt này, chị sẽ tiếp tục nuôi dưỡng hạt mầm lãng mạn, để an ủi tâm hồn mình

Hình ảnh: @libravalleydalat

và những vị khách tâm giao.

6


3

STORIES / CHUYỆN KỂ

Ch uyệ n Mi p kể

Ở BÊN DƯỚI CÙNG MỘT BẦU TRỜI, HẠNH PHÚC NÀO CŨNG GIẢN DỊ NHƯ NHAU…

8


0 3 . M Ộ T CÁI C H ẠM L ÃN G M ẠN

Khoảng thời gian mới đến Sydney, tôi chẳng

trong những bản nhạc mê hoặc lòng người.

suy nghĩ gì được nhiều nhặng. Chất chứa

Tôi trông chờ, ấp ủ về những điều sẽ làm

trong lòng, chỉ toàn là những hình dung mơ

mình cảm thấy hạnh phúc ở xứ sở Mặt trời

hồ, những kí ức chưa xa nhưng chẳng còn

mọc.

gần về một Sài Gòn của tuổi trẻ bồng bột.

Vậy mà khi ở trong lòng Tokyo rồi, tôi

Mọi diễn biến của cuộc sống ở nơi mới có

mới nhận ra mình đang sống trong những

màu sắc gì đó rất lạ lẫm mà tôi không thể kể

chuỗi ngày cô độc nhất cuộc đời mình. Cái

ra được một cách rõ ràng và mạch lạc.

cảm giác như gặp được người trong mộng

Không biết có phải đến một độ tuổi nhất

lâu năm, mà tới khi gặp ngoài đời thực rồi,

định, con người ta dần trở nên ì ạch trong suy

mới nhận ra, cứ để nó là giấc mơ của tuổi

nghĩ. Hay khối lượng kiến thức và trải nghiệm

trẻ thôi, ở gần nhau không có hạnh phúc.

mà bản thân đang tiếp nhận vào thời điểm

Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn yêu Nhật

đó quá ồ ạt, đến mức não không còn chỗ để

Bản, yêu cái xứ sở đã cho mình nhiều mơ

thở cho những suy tư linh tinh.

mộng và cảm xúc, yêu cái vội vã rất “nề nếp” của Tokyo. Nhưng yêu đôi khi không

Có mấy lần tôi gọi điện thoại về nhà, những hình ảnh ở nơi đó cứ tua đi tua lại,

phải là có thể đi đến cuối đường cùng nhau.

chậm rãi và chân thực. m thanh từ phía bên

Cũng như Sài Gòn vậy, yêu nhưng nhiều

kia đầu dây cứ thế xôn xao và quen thuộc.

âu lo, nhiều ràng buộc và nhen nhóm cho

Có nhiều lúc tôi vẫn nghĩ mình đang trong

những chia ly. Tôi không yêu Sydney như cái cách

cơn mơ. Mở mắt ra sẽ lại thấy những khung cảnh cũ, những gương mặt cũ. Tôi nhớ trong

tôi dành cho Sài Gòn hay Tokyo. Chỉ vừa đủ

bộ phim hoạt hình “Epic”, có con sâu nói với

để lòng bình yên mà ngồi lại. Nhưng vì ở

nhân vật M.K như sau:

Sydney, tôi có người thương để cùng nhau đi chặng đường đời phía trước, chợt nhận ra

“Nếu như cô muốn quay về nơi đó như

lòng không chông chênh như tôi đã từng.

vậy, thì tại sao cô lại bỏ đi?”

Cũng bởi vào một ngày đẹp trời cách

Câu nói đó cứ xoáy đi xoáy lại trong suy nghĩ của tôi. Không thể giải thích trọn vẹn

đây 4 năm, sau một đợt đi khám sức khỏe,

được lý do vì sao tôi muốn quay về nơi đó.

tôi bị gọi lên để làm một loạt các cuộc xét

Có lẽ là để nhắc nhở bản thân một lần nữa, vì

nghiệm máu, siêu âm và xét nghiệm tế bào.

sao mình đã rời đi.

Đối với một đứa vô lo và vô nghĩ, chỉ có vậy thì chẳng thể làm tôi hoang mang hay lo

Tôi vẫn nhớ, cách đây 6 năm, tôi từng lang thang ở Tokyo. Cái thành phố đã ăn sâu vào

lắng được. Nhưng khi đưa vào bối cảnh tôi

trong tâm tưởng từ những ngày còn bé cho

đang ở xứ người, mọi thứ còn xa lạ, tương lai

đến sau khi tốt nghiệp đại học. Tôi chăm chỉ

còn mập mờ. Biết bao nhiêu điều mà tôi đã

và cố gắng để thực hiện được giấc mơ đến

bỏ lại, đã đánh đổi để có thể hiên ngang đi

Tokyo sống, được làm việc, được trải nghiệm

trên con đường mình đã chọn. Vậy rồi lỡ như

những điều trong sách vở, trong phim ảnh,

tôi không thể đi được đến cuối con đường?

8


A STO RYT EL L ER

Khoảng thời gian đó, mọi thứ cuồng loạn cả

thích nhất. Cả hai vừa ăn vừa ngồi nhìn tụi

lên. Lúc thì thấy cuộc đời nó nhẹ tưng, cái cảm

trẻ tan trường, đang chơi đùa, la hét ỏm

giác như, thôi thì tới đây mà trời còn không

tỏi ở công viên gần đó. Tôi nói anh, thường

đặng lòng cho ở tiếp, thì mình đi vậy. Lúc thì

khi người ta già, hay những lúc hoài niệm,

rấm ra rấm rứt khóc nghĩ coi nếu không còn

chẳng ai ngồi mường tượng mình đã lên

cách nào cứu vãn, thì tôi phải làm gì có ý ng-

xuống chiếc xe hơi đắt tiền ra sao, bước vào

hĩa cho những ngày tháng còn lại.

bước ra cái khách sạn 5 sao hay nhà hàng

Vậy mà, bình tĩnh nghĩ thấu rồi tôi mới

sang trọng nào. Cũng chẳng ai ngồi tự cảm

thấy buồn cười cho mình. Sao phải đợi đến

thấy hạnh phúc khi nhớ về những quán bar

khi không may mắn thì mới nỗ lực sống cho

pub ồn ã, điên loạn. Người ta sẽ nhớ những thời khắc như em

trọn? Sao phải đợi đến lúc cuộc đời không cho ta lối thoát thì mới giật nảy mình, nhận ra

và anh đang làm đây. Sẽ nhớ những điều

ta sống vô nghĩa bao lâu nay? Sao phải đợi

rất giản đơn như cái buổi chiều này, mình

đến khi muộn mằn như thế mới bắt đầu hối

cùng ngồi đây ngắm người qua lại, nghe tụi

tiếc? Sao không sống ngay từ những ngày

trẻ chơi đùa xung quanh, nhâm nhi cây ge-

còn có thể?

lato mùi vị mình thích nhất. Chỉ có vậy thôi, chẳng tiền bạc, của cải, danh vị nào có thể

Chẳng phải chúng ta đều ngang nhau về

đổi được, mà ta lại mang theo cả đời.

cơ hội được sống, sao lại đợi lúc biết mình không còn được hưởng đặc ân lớn lao đó

Bên dưới cùng một bầu trời, niềm vui

nữa, mới bắt đầu muốn sống cho hơn người?

nào, hạnh phúc nào cũng giản dị như nhau. Chúng đồng thời tồn tại và không tồn tại.

Vậy mà cuối cùng rồi 9 tháng liệu trình điều trị cũng qua với 140 lần vào ra bệnh viện,

Chẳng thể định nghĩa rõ ràng cũng không

140 lần xét nghiệm máu và nạp vào người

thể nắm giữ. Có chăng là, lòng người chứa

2,316 viên thuốc. Tôi lại được sống, vẫn khỏe

chấp đủ những khoảng lặng, để lắng nghe

re và vẫn vô tích sự nhất trần đời. Giai đoạn

lòng mình và nhận ra hạnh phúc đã đến rất

đó, nếu mà không có anh, chắc là tôi đã nản

gần. Ở nơi này, tôi không còn chờ đợi những

mà bỏ ngang, mặc cho mọi sự trôi nổi. Nhưng

ngày mai không biết trước, mà tôi sống tròn

anh luôn ở bên cạnh, kiên nhẫn, chăm chút

vẹn mỗi ngày.

và chờ đợi tôi. Hồi sinh nhật tôi, anh hỏi tôi muốn đi đâu, làm gì để tổ chức? Giữa xứ người mênh mông, những ham muốn của tôi được tối giản đến mức… tối thiểu. Tôi chỉ cười bảo anh chứ, thôi hai đứa cùng nấu bữa ăn ngon ngon rồi kiếm chỗ đánh vài bàn bida là vui rồi. Thế là ngày hôm đó, chúng tôi thực hiện đúng như vậy. Tôi còn được anh dắt ra tiệm gelato mà tôi 9


4

PHỤC HƯNG BOOKS TỦ SÁCH PHỤC HƯNG

10


A STO RYT EL L ER

Trích đăng bài viết về

nhà thơ Nguyễn Thiên Ngân của nhà báo Văn Thành Lê “Ẩn sau một vết thương lành/ Là mê cung gió hay thành quách mưa?”; “Thèm về thị trấn mùa đông/ Ngủ say như đá và không nghĩ gì.”; “Hay là mình bỏ cả đi?/ Giấc mơ chẳng đuổi/ Có khi lại về.”; “Một đêm ta quá nhớ người/ Bèn gieo nỗi nhớ lên trời thành sao.” Hay: “Khi sinh mệnh dễ tàn như bóng nến/ Sao con người vẫn bền bỉ ghét nhau?”; “Cái ngày em đổ về anh/ Là hôm chiếc áo gặp cành hoa sen/ Là hôm thần thánh ngủ quên/ Lơi tay đánh rớt mũi tên/ Thế rồi…”; “Con đường đã mất hàng cây/ Chơ vơ như chúng ta ngày mất nhau/ Những điều từng đã rất sâu/ Giờ sao nông nổi hệt câu giã từ”; “Chân có giày mang giày/ Chân có dép mang dép/ Đời mình như mây trôi/ Mơ không cần xin phép.”; “Đừng bắn tên không đích/ Dẫu chỉ đùa chút chơi/ Biết đâu sau vòm lá/ Một con chim nhỏ rơi.” Đó đều là thơ Nguyễn Thiên Ngân. Và còn nhiều, nhiều lắm những câu thơ của Ngân được các bạn trẻ truyền nhau, người cẩn trọng mở ngoặc đề tên tác giả, người cẩu thả thì đề sưu tầm, người âm mưu cầm nhầm thì bơ không mở ngoặc. Ngân mặc. Chấp nhận như đó là thuộc tính của mạng xã hội. Bởi Ngân tin, những độc giả thật sự sẽ biết tất cả đều nằm đâu đó trong 4 tập thơ Mình phải sống như Mùa hè năm ấy,

Ôm mỏ neo nằm mộng những chân trời, Lạ lùng sao đớn đau này, Có người sực tỉnh cơn mơ.

11


0 3 . M Ộ T CÁI C H ẠM L ÃN G M ẠN

17 tuổi. Cô bé Nguyễn Thiên Ngân. Lúc này đang học lớp 12. Đã có tập truyện đầu tay Những phố dài ướt mưa in ở tủ sách Tuổi mới lớn của NXB Kim Đồng. Cũng ở tuổi bẻ gãy sừng trâu đó, Ngân ngơ ngác về Sài Gòn nhận giải Nhất truyện ngắn, cuộc thi sáng tác Chân dung Tuổi mới lớn trên báo Mực Tím, làm xôn xao ngôi Trường THPT Chuyên Nguyễn Du ở Buôn Ma Thuột. Sau hôm nhận giải, sự xôn xao được đẩy lên cao hơn, lan ra rộng hơn, khi Nguyễn Thiên Ngân trèo luôn lên báo Tuổi Trẻ, phát đi tín hiệu mới, như là mầm non văn chương của phố núi. Dường như điều này được chờ đợi mong ngóng từ lâu. Cao nguyên mênh mông rộng lớn khoáng đạt cho tâm trí tung bay mà bao năm văn chương vẫn lập lòe như đom đóm. Những tác phẩm ấn tượng về miền đất đỏ bazan chan cùng nắng gió đa số gọi tên người từ xuôi lên. Rừng dần thưa, không còn kín mít nữa, kinh tế phất lên, nhưng lúc này mới lộ người – văn. Rồi rất nhanh, từ phổ thông Nguyễn Thiên Ngân vào giảng đường đại học. Hòa với nhịp sống, nhịp chữ Sài Gòn. Tần suất hiện diện của Ngân trên các báo Mực Tím, Áo Trắng cùng nhiều tờ báo khác ngày càng dày hơn. Từ trang báo vào trang sách, hầu như năm nào Nguyễn Thiên Ngân cũng có một tập truyện mới, đều đặn, nhịp nhàng, như đến hẹn lại lên, như tháng Ba là cao nguyên trắng xóa thanh khiết hoa cà phê. Sau Những phố dài ướt mưa (2005) là Hai chiếc xe khóa

chặt vào nhau (2006), Cặp vòng mây (2007), Ngôi nhà mặt trời (2008). Có thể nói Ngân là người khởi động sớm, giữ được mạch chữ, viết đều tay nhất so với bạn văn cùng thời. 12


A STO RYT EL L ER

Vẫn trong mạch mỗi năm một cuốn sách, năm tư đại học Nguyễn Thiên Ngân ra mắt truyện dài Đường còn dài, còn dài… Cậu chàng sinh viên ngành văn chương viết lách nhì nhằng, quyết định nghỉ học ngang hông, làm chuyến xuyên Việt đầy ngẫu hứng với lão bạn già lập trình viên. Hành trình diễn ra trong chín tháng. Nhưng thực tế câu chuyện “rất dài và rất xa”, bởi có kí ức tuổi thơ, gia đình, tình bạn, tình yêu, thậm chí cả va chạm giới tính đầu đời, có văn chương, âm nhạc, các bài học thích ứng với cuộc sống. Tất cả những nghĩ suy, quan tâm và va đập, là hành trình nhận diện bản thân của người trẻ được Nguyễn Thiên Ngân phơi tỏa bằng giọng văn nhẹ nhàng, khoáng hoạt, tự nhiên như một giấc mơ. Lẽ dĩ nhiên, giờ nhắc lại Đường còn dài, còn dài… Nguyễn Thiên Ngân sẽ nói ở đó có những ngây ngô. Nhưng tôi nghĩ cuốn sách này đánh dấu bước chuyển của Ngân. Nó vừa vặn cho tuổi trẻ chúng tôi hồi đó, và kể cả tuổi trẻ bây giờ. Hơn nữa, tôi thích từ cái tựa thích đi. Sau Lối đi ngay dưới chân mình của Nguyễn Lê My Hoàn, là Đường còn dài, còn dài… của Nguyễn Thiên Ngân, tên sách có thể đứng độc lập thành câu “thần chú” giúp người ta lấy lại tinh thần, khi rơi vào trạng thái mất phương hướng, loay hoay trước khó khăn bế tắc... Nối tiếp mạch Đường còn dài còn dài…, ở tuổi 22, Nguyễn Thiên Ngân có tiểu thuyết Những chuyển điệu, giải Tư Văn học tuổi 20 lần IV. Trước khi ngã sang thơ, Nguyễn Thiên Ngân còn kịp có thêm các tập truyện Kỳ nghỉ của mỗi người (2011) và Ngày của hoa

hướng dương (2013). Không bi lụy. Không tô hồng viễn ảo. Đơn giản, chữ của Nguyễn Thiên Ngân dựng lên khuôn mặt, hình vóc của người trẻ. Người trẻ đô thị. Người trẻ hội nhập. Nên được đón nhận. Cứ thế, Ngân viết năng suất, có độc giả riêng. Không đao to búa lớn. Tôi nhớ chi tiết Nguyễn Thiên Ngân từng kể trong một lần đi Paris. Ở đó có hiệu sách Shakespeare & Company mà trong Hội hè miên man Ernest Hemingway từng nhắc. Cho đến giờ, người ôm mộng văn chương vẫn đến đây nương náu khi tới Paris. Ban ngày họ phục vụ ở hiệu sách, rảnh chút thì viết. Đêm xuống tranh thủ kiếm thêm bằng chơi nhạc trên vỉa hè ngay đó. Họ vật lộn để tồn tại, cho đam mê. 13


0 3 . M Ộ T CÁI C H ẠM L ÃN G M ẠN

Tôi lại tin mỗi người viết đều có “căn – chữ” riêng. Bắt nguồn từ vô thức ấu thơ hay gì đó, như là nguồn cơn, nguyên cớ, là bột để gột nên hồ - chữ tương lai. Ngày thơ trong ăm ắp sách vở chẳng hạn. Nguyễn Thiên Ngân không nằm ngoài điều này. Những trang sách tuổi thơ đã khai đường mở lối đến các sáng tác thuở hoa niên của Ngân, và cứ thế, một mạch đến giờ. Vậy nên, dẫu Nguyễn Thiên Ngân chỉ đi ngang, trò chuyện ở hiệu sách Shakespeare & Company chứ không tìm đường ở lại quyết thành Hemingway như những người trẻ ôm mộng chữ ở kinh đô ánh sáng, thì tôi vẫn tin “căn - chữ” ở Ngân rất rõ ràng. Không phải Ngân sống chết với chữ, mà là chạy trời không khỏi chữ. Ngân viết, nhẹ nhàng như không. Và nói theo tên một tập thơ của Ngân là, Ngân ôm mỏ chữ nằm mộng những chân trời. C OM B O

S Á C H

Tuyển tập thơ NGUYỄN THIÊN NGÂN

Có người sực tỉnh cơn mơ 79.000đ

Ôm mỏ neo nằm mộng những chân trời 89.000đ

Lạ lùng sao, đớn đau này 79.000đ

Mình Phải Sống Như Mùa Hè Năm Ấy 99.000đ

14


5 RECOMMENDATION FROM PHỤC HƯNG LỜI GỢI Ý TỪ PHỤC HƯNG

Chúng ta đang ở trong những ngày mùa thu - một thời điểm rất đặc biệt trong năm với tiết trời lành lạnh, thỉnh thoảng xuất hiện những cơn mưa bất chợt đem đến cảm giác thơ mộng, trữ tình và cũng mang một màu đượm buồn, thiết tha. Với không khí lãng đãng đầy mộng mơ này, Phục Hưng muốn rủ bạn cùng thả lỏng lòng mình, cho phép tâm hồn mở rộng hơn và chừa chỗ cho sự lãng mạn bước vào. Bạn có thể để hồn mình chạm vào những nốt trầm bổng của bản giao hưởng mùa thu trong đêm nhạc Autumn at Mai House hay đắm chìm trong không gian nhạc Jazz đầy ngẫu hứng, âm nhạc với tiết tấu thay đổi bất ngờ như cơn mưa mùa thu, chợt đến, chợt đi, khó lòng đoán biết với Mer in Saigon.

Hoặc bạn có thể làm bất kỳ điều gì bạn thích, giúp đem lại cảm hứng và làm thi vị hơn cho cuộc sống của chính mình nhé ;) 15


Chủ biên: Thái Minh Châu Nội dung: Diễm Nguyễn, Phan Linh và Cộng đồng người kể chuyện Phục Hưng Thiết kế: Trần Q. Phương Hình ảnh/ Minh hoạ: Hoạ sỹ Đinh Trường Chinh, Eric Nguyen, và các nguồn mở Tổ chức thực hiện: Kiều Chinh Nguyễn, Uyên Vi

Mua sách trực tuyến tại fanpage Phục Hưng Books <https://www.facebook.com/phuchungbooks> hoặc gian hàng của Phục Hưng trên Tiki <https://tiki.vn/cua-hang/phuc-hung-books>, Shopee <https://shopee.vn/phuchungbooks> Mua trực tiếp tại Traqué Studio (21 Đặng Dung, phường Tân Định, Quận 1, TP.HCM) hoặc các cửa hàng trong hệ thống Fahasa, Phương Nam, Cá Chép trên toàn quốc. Tham gia Cộng đồng người kể chuyện của Phục Hưng để đóng góp nội dung: https://bit.ly/PhucHung_Storytellers Tham gia Cộng đồng người đọc của Phục Hưng để nhận những quà tặng sớm nhất: https://bit.ly/PhucHungCommunity Tập san Người kể chuyện - A Storyteller là một sản phẩm nội dung của Phục Hưng Books, vui lòng không sao chép, tái bản khi chưa có sự đồng ý của Phục Hưng. Cảm ơn bạn.

Liên hệ: astoryteller@phuchungbooks.com Website: www.phuchungbooks.com


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.