E-MAGAZINE 02: THỰC TẬP SINH TRỌN ĐỜI

Page 1

I S S UE 02

0 9/ 2 02 0

T H Ự C TẬ P S I N H T R Ọ N Đ Ờ I


1 A letter from Phục Hưng Books / Thư gửi bạn đọc

2 Storytellers / Trò chuyện: Trò chuyện với tác giả Đặng Huỳnh Mai Anh

3 Stories / Chuyện kể Chuyện đi học

4 Phục Hưng’s Books / Tủ sách Phục Hưng Combo “Bước ra thế giới”

5 Recommendations from Phục Hưng / Lời gợi ý từ Phục Hưng: The Internship (2013)


1

A LETTER FROM PHỤC HƯNG BOOKS THƯ GỬI BẠN ĐỌC

Thương gửi bạn đọc, Nhìn vào chủ đề của tuyển tập Người kể chuyện – A storyteller lần này, bạn có thấy lăn tăn không? Làm thực tập sinh đâu có vui vẻ gì mấy đâu, chỉ có mấy em chưa ra trường, người còn non kinh nghiệm mới phải thực tập, ai cũng muốn nhanh nhanh kết thúc, vậy tại sao chúng tôi lại khuyến khích mọi người làm “thực tập sinh” đến “trọn đời”? Thái Minh Châu Phục Hưng’s founder

Thú thật là (một cách nghiêm túc nhé), chúng tôi… không có ý đó. Chắc bạn cũng ngầm hiểu với chúng tôi rằng đây là một tinh thần, một cách nghĩ vui về thái độ không ngừng học hỏi, hoàn thiện bản thân, khám phá những điều mới và tương trợ, giúp đỡ mọi người. Bạn có biết tại công ty công nghệ lớn nhất Việt Nam, bản thân người sáng lập và hơn 3,000 nhân viên tại đây đều gọi mình là starter – một người đang ở vạch xuất phát? Và tuy đã mừng sinh nhật 16 tuổi nhưng họ vẫn luôn nhận mình là startup – một công ty khởi nghiệp – dù từ lâu, họ đã luôn dẫn đầu. Chúng tôi tin, đó cũng chính là tinh thần của một thực tập sinh bé nhỏ, mỗi ngày thức dậy với niềm hân hoan dành cho bản thân, công việc và cuộc đời. Em thực tập sinh ấy có thể hoang mang, thiếu kiến thức và vụng về trước những thứ mới lạ, nhưng mỗi ngày em đều sẽ tìm thấy một điều thú vị để khám phá, một ai đó để nhìn vào mà học hỏi và một người đang cần em giúp đỡ. Vậy, đối với những độc giả đã trưởng thành và có sự nghiệp, xin hãy xem e-magazine 02 này là một tấm giấy nho nhỏ ghi tên cô/cậu thực tập sinh tràn đầy nhiệt huyết ngày nào và những hoài bão của em. Xem như tờ giấy vô tình được tìm thấy trong một chiếc hộp bị lãng quên. Mẩu ký ức ấy nhắc chúng ta về những giá trị tốt đẹp mình đã ươm mầm, dẫu môi trường công việc hay những mối lo toan của hiện tại có đôi khi làm ta sao nhãng. Đối với những độc giả chuẩn bị hoặc đang trong quá trình thực tập và tự học, chúng tôi mong bạn đang vui và sẽ lưu lại mãi những cảm xúc trong sáng đáng trân quý này cho hành trình phát triển bản thân và sự nghiệp. Cảm ơn các bạn đã chọn Phục Hưng để đồng hành và tin tưởng. Thương mến,

Thái Minh Châu - từ Phục Hưng Books

1


2

STORYTELLERS

TRÒ CHUYỆN VỚI TÁC GIẢ ĐẶNG HUỲNH MAI ANH

SUY NGHĨ CỦA MAI ANH VỀ TINH THẦN “THỰC TẬP SINH TRỌN ĐỜI”?

Đây cũng là câu tôi hay tự đùa chính mình, khi nhìn lại và kiểm đếm nghiêm túc, tôi nhận ra, mình đã đi thực tập được gần 10 năm. Từ năm hai đại học đến năm hai cao học, từ Việt Nam đến Anh rồi Đức, đủ cả HR, Marketing, Strategy, Research Intern, đến Data Intern... Dĩ nhiên, khi kể ra thì chuyện này cũng hết sức hợp lý, vì tôi có con đường học tập dài hơn mức trung bình, và phải mất rất lâu để tìm ra cái phù hợp với mình. Nếu nới rộng định nghĩa của thực tập, tôi nghĩ tinh thần ham học hỏi, không ngại cái khó của một thực tập sinh nếu giữ được trọn đời thì tốt quá. Như vậy thì lúc nào mình cũng có thể bước vào công việc với cái tâm trong sáng và nhìn vào cuộc sống với lăng kính tươi mới.

2


A STO RYT EL L ER

Những chia sẻ của Mai Anh dành cho các bạn thực tập sinh tương lai để chuẩn bị đúng tâm thế trước khi đi thực tập. Cơ hội và thách thức cho các bạn thực tập sinh trong giai đoạn hiện nay, nhất là những bạn có mong muốn ứng tuyển vào những tập đoàn lớn, đa quốc gia hoặc đi thực tập ở nước ngoài? Không hẳn là chia sẻ, vì tôi nghĩ trải nghiệm của mỗi người sẽ mỗi khác nhau, nói trước thì mất hay. Trong câu chuyện thực tập của tôi thì đó là sự hiếu học, kiểu như mỗi ngày mình thức dậy không biết hôm nay công việc sẽ thế nào, có cái gì mới, việc mình làm hôm qua sẽ đem đến kết quả ra sao. Những cái háo hức nho nhỏ vậy rất đáng quý. Nhất là sau này khi đã đi làm rồi thì sẽ lại thấy càng đáng quý – vì chúng thật sự rất dễ bị xem nhẹ rồi từ từ mất đi. Cơ hội và thách thức nghe có đao to búa lớn quá không nhỉ? Tôi nghĩ, dù ở thời buổi nào và môi trường nào (quốc tế hay trong nước) thì những điều cốt lõi luôn giống nhau: Cơ hội là, thông qua làm việc, trải nghiệm, mình sẽ được hiểu hơn về chính mình và một phần của thế giới xung quanh mình (kiến thức mới, công việc, tương tác với người khác). Còn thách thức là, đôi khi áp lực, sự lặp lại, những vấn đề không mong muốn tiếp diễn lâu ngày sẽ khiến chúng ta quên mất chính mình là ai, đã từng vô tư và nhiều ước ao cho những điều tốt đẹp thế nào.

Làm thế nào để luôn giữ được tâm thế của một “thực tập sinh” trong mỗi việc mình làm? Tại sao việc này là cần thiết? Có phải vì sự cần thiết này mà chị viết cuốn Chuyện Thực Tập? Tâm thế của một “thực tập sinh” – Thành thật là, có khi bây giờ tôi cũng quên rồi. Những người đi làm lâu năm, rất dễ quên điều này. Và bạn nói đúng, có lẽ vì vậy mà nhiều năm trước tôi đã viết Chuyện Thực Tập; có lẽ ngay từ khi mới 19 tuổi, tôi đã biết rằng rồi sẽ có ngày mình quên mất. 3


0 2 . T H ỰC TẬP S I N H T R Ọ N Đ Ờ I

Đó có thể là ngày tôi nhìn công việc đầy tiêu cực, nhìn đồng nghiệp đầy hậm hực, và sự hiếu kỳ trong tôi đã uể oải lắm rồi. Đó có thể là ngày tôi trở nên “lão làng”, đếm ngày tháng bằng những cái cuối tuần. Tôi viết Chuyện Thực Tập với suy nghĩ người đọc duy nhất là chính tôi. Tôi đã viết nó, bởi vì tôi biết sẽ có ngày tôi không còn là thực tập sinh nữa. Tôi viết để mỗi khi đọc lại, tôi sẽ nhớ ra mình từng là một thực tập sinh như thế nào, để gợi nhắc về những ngày đầu tiên. Tôi đã viết Chuyện Thực Tập cho chính tôi đọc. Không phải là đọc vào năm tôi 20 tuổi, mà là cho một mai, tôi bước vào chỗ làm, tìm hoài không tìm thấy sự trong sáng, xung quanh và trong chính mình. Trong những ngày chán chường như vậy, ta biết đâu sẽ thấy khá hơn bằng một chút ngô nghê thêm vào. Nên nếu bạn cũng bắt đầu thấy xa lạ với khái niệm “thực tập sinh” như tôi sau nhiều năm chăm chỉ chốn công sở, trong một sáng mở mắt ra thấy thà đi nhổ răng còn hơn tới chỗ làm, hãy xin nghỉ ốm, và thử nằm nhà cuộn trong chăn đọc Chuyện Thực Tập xem sao...

Thực hiện: Phan Linh Minh hoạ: Đặng Huỳnh Mai Anh

4


A STO RYT EL L ER

Tác giả

- Đại sứ môi trường toàn cầu năm 2012. - Đại diện của Việt Nam tham gia Hội nghị thượng đỉnh thanh niên thế giới tại Anh. - Giám đốc Give2give - dự án đào tạo tiếng Anh cho các tình nguyện viên công tác xã hội do Chính phủ Mỹ cấp vốn. - Một trong những bạn trẻ Việt Nam đầu tiên tham gia chương trình Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á - Young Southeast Asian Leaders Initiative (YSEALI) do chính phủ Mỹ tài trợ - hoạt động thường niên được tổng thống Barack Obama khởi xướng. - Tốt nghiệp thủ khoa cả hai chương trình đào tạo Thạc sĩ: Chương trình Chính sách kinh tế tại Trường ĐH Westminster, London (học bổng toàn phần của nhà trường) và chương trình Kinh tế học tại Toulouse School of Economics (Học bổng Eiffel của chính phủ Pháp). Sau khi kết thúc chương trình thực tập, Đặng Huỳnh Mai Anh hoàn thành việc học tại Đại học Ngoại thương rồi tốt nghiệp thủ khoa cả hai chương trình đào tạo Thạc sĩ là Chương trình Chính sách kinh tế tại Trường ĐH Westminster, London (học bổng toàn phần của nhà trường) và chương trình Kinh tế học tại Toulouse School of Economics (Học bổng Eiffel của chính phủ Pháp). Công việc hiện tại: Nhà khoa học dữ liệu. Các sách đã xuất bản: - Mùa hè năm ấy, - Chuyện thực tập, - Hai-mươi-bảy 5


3

STORIES / CHUYỆN KỂ

Tr u n g Dư ơ n g

CHUYỆN ĐI HỌC


0 2 . T H ỰC TẬP S I N H T R Ọ N Đ Ờ I

Nội Bài, 07.02.2015, Hết đại học xong khoảng nửa năm thì mình đi du học ở Hàn Quốc. Dạo đó cũng chẳng phải chăm chỉ gì, mà du học với mình, đơn giản là cơ hội được đi đây đi đó. Mình đã háo hức và hồi hộp rất nhiều ngày đêm, vì đó là chuyến bay đầu tiên trong đời, mình sẽ được ngắm nhìn thành phố với những ánh đèn đêm dần dần trở nên nhỏ bé,... nhưng mình cũng đã rất buồn khi thấy khuôn mặt mẹ gần như chực khóc vì chất chứa đầy lo lắng.

Thầy bảo : - Là sao cơ ? - Là cách mà người ta cúi đầu đầy lịch sự khi chào nhau ấy. Thầy cười tít mắt. Là vì chuyện thú vị hay là vì mình quá ngốc nghếch ? Buổi đầu tiên kết thúc bằng câu chuyện dở khóc, dở cười. Chẳng là hôm tới sân bay, thầy cho mình vay tạm ít tiền. Hôm thứ hai, mình chạy vào phòng mấy chị thư ký, chọn một chiếc phong bì thấy ưng cái bụng nhất, bỏ tiền ngay ngắn mang về trả lại và cảm ơn. Thầy lại tủm tỉm cười :

Hàn Quốc, ngày hôm sau và nhiều ngày sau đó, Ngay hôm đầu tiên qua đã nhiều kỷ niệm, ví như cái chấu cắm máy tính không vừa với ổ cắm ở nước họ, loay hoay mãi có một thanh niên tốt bụng chở ra tiệm mua. Hay những điều ngốc xít như thấy không khí mùa đông lạnh buốt có mùi khen khét, cứ hít lấy hít để rồi nghĩ trong đầu rằng đó là mùi… Hàn Quốc. Rồi mãi sau này mình mới hiểu ra rằng cái mùi lạ ấy là bụi mịn, cứ tới mùa là được gió thổi từ Trung Quốc sang. Sớm thứ hai, mình đang ngơ ngác ngắm nhìn tủ sách to bự của thầy thì nghe có tiếng người bước vào. Là thầy, người đàn ông trung niên, dáng người cao dong dỏng và đôi mắt một mí đặc trưng của người Hàn. Khác với nét mặt trong ảnh có vẻ rất khó tính, ngoài đời thầy trông trẻ và nhẹ nhàng hơn nhiều. Sau khi đi chào hỏi và giới thiệu nhau một

- Trung à, từ nay chọn phong bì thì đừng

loạt,lúc quay trở lại phòng làm việc, mình

thong thả đi, kỳ này cứ từ từ học cho quen

mới thích thú nói: Em thích phong cách

môi trường làm việc mới. Nhưng vì nhàn

chào hỏi bên này quá.

hạ quá, mình bắt đầu thấy chán. Chán vì

lấy cái như thế này nhé. Mình ngơ ngác : - Ủa, phong bì này bị sao ạ? - À, cái này là phong bì dành cho… đám tang. Từ nay lấy phong bì thì tránh cái có hai chữ đen đen này nha. Khỏi phải nói, mình đã đỏ mặt, xấu hổ, ngại ngùng nhiều tới mức nào. Cho tới bây giờ, mình vẫn không biết hai chữ đen đó có nghĩa là gì, có thể thay vì “cảm ơn” hay “chúc mừng”, thì nó là “kính viếng”? Nhưng có hai điều mình đã hiểu ra và luôn nhắc nhở bản thân sau này: một là hãy nên cố gắng hiểu và tôn trọng văn hóa của người ta khi mình làm khách, hai là hãy nên bao dung, nhẹ nhàng với những người mới khi họ còn đang chập chững hòa nhập. Bao dung như cách mà thầy đã làm với mình suốt nhiều năm về sau. Kỳ đầu tiên, thầy chẳng bắt mình phải đăng ký học nhiều môn. Thầy bảo cứ

7


A STO RYT EL L ER

xung quanh ai cũng làm việc chăm chỉ

lại, thầy luôn kiên nhẫn với những sai

trong khi mình chỉ ngồi không, đọc sách,

lầm của đứa học trò này. Nếu không

tìm tài liệu, rồi ngóng tới sáu giờ chiều mỗi

phải là thầy, nếu là người khó tính kia

ngày để về. Rảnh nhiều quá, tới lúc không

kèm cặp, không biết sau bốn năm rưỡi

chịu được, mình lân la ngó các bạn đồng

mình sẽ trở thành người như thế nào,

nghiệp, hỏi xem người ta đang làm gì, đang

cuộc đời sẽ rẽ về đâu. Sau này nhìn

dùng phần mềm gì? Xong rồi mình tự ngồi

lại, chính mình cũng chẳng thể nhớ nổi

lọ mọ cài đặt, rảnh rỗi lại tìm những bản

những gì trước đây đã từng viết, từng

hướng dẫn có sẵn để bắt chước làm theo

trình bày. Theo năm tháng, mình cũng

cho quen.

trở nên kỹ tính hơn nhiều trong việc làm báo cáo, chỉn chu hơn trong từng khung

Công việc chính của mình khi đó là thiết kế các loại động cơ cho nhiều ứng dụng

hình, bảng biểu. Rất nhiều những đứa

khác nhau thế nên màn hình máy tính lúc

em chập chững đi xin học bổng, mình

nào cũng đầy số liệu. Mặc dù khi mới chập

cố gắng kiên nhẫn ngồi sửa hồ sơ, gạch

chững, lỗi sai liên tục, sửa đi sửa lại không

đỏ choe choét trong mấy bản tự thuật

biết bao nhiêu lần, nhưng vẫn hứng thú hơn

của tụi nó. Có lẽ tụi nhỏ sẽ rất sốc khi

việc ngồi không một chỗ, cuối tháng nhận

nhận về bản sửa lỗi kinh khủng như thế.

lương. Để rồi một hôm, sếp đi ngang qua,

Nhưng mình sẽ không quát mắng tụi nó

bất ngờ vì những thứ đang phơi bày trước

theo cái cách đã từng bị trong quá khứ.

mắt, ông ấy bảo mình viết báo cáo để kiểm

Lỗi lầm có thể sửa, cách trình bày có thể

tra thử. Thầy và ông ấy hài lòng lắm, chính

uốn nắn… nhưng sự tổn thương lại rất

thức cho mình tham gia làm dự án thật sự

khó để quên đi. May mà bây giờ mình

ngay khi mới chỉ đi qua được nửa học kỳ,

đã quên được rồi.

sớm hơn rất nhiều so với bạn bè cùng làm nghiên cứu sinh khác. Rồi mình hiểu ra rằng,

Thuỵ Sỹ, hôm nay,

trong bất cứ công việc gì, sự chủ động và

Chuyện năm nhất chập chững thì nhiều,

tận tâm là hai yếu tố không thể thiếu.

nhưng viết ra thì trong chốc lát. Chỉ biết

Cũng cùng năm đó, có một người hướng dẫn đã quát mắng mình nhiều vô kể. Mình nhớ mãi một hôm, mình đứng đó, người ta ngồi kiểm bài rồi mắng: - Này, mày không có mắt à? Mình sững lại, ngơ ngác. Người ta lại mắng tiếp : - Mày không thể làm nghiên cứu được đâu… Hôm đó mình đã rất sốc và thấy bị tổn thương nhưng cũng chẳng bao giờ kể lại với thầy. Thầy chưa bao giờ mắng mỏ, trái

rằng những năm tháng ấy đã định hình mạnh mẽ phong cách làm việc của mình ngày hôm nay, dù có sống ở quốc gia nào. Với mình, hơn cả tiền bạc và danh tiếng, điều quan trọng nhất vẫn là nên tìm một người hướng dẫn tốt để theo và tìm một môi trường cao hơn khả năng hiện tại để luôn trong tâm thế tìm kiếm thử thách mới và nỗ lực không ngừng.

8


4

PHỤC HƯNG BOOKS TỦ SÁCH PHỤC HƯNG

BƯỚC RA Combo THẾ GIỚI


A STO RYT EL L ER

“Ngày còn bé tôi đã luôn ước ao được đi du học. Ngày ấy khi còn sống ở thành phố nhỏ , không có bất kỳ trung tâm Anh văn nào xung quanh, du học là một điều gì đó quá xa xỉ… Cho đến bây giờ, mọi thứ đã trở nên gần hơn, nhưng tôi hiểu mình còn phải đi một chặng đường rất xa để hoàn thành giấc mơ của mình” . – trích Mùa hè năm ấy Ai cũng từng là trẻ con, từng ngửa cổ lên trời mỗi khi nghe tiếng vù vù của động cơ máy bay, mải mê nheo mắt nhìn theo cho đến khi chỉ còn là một cái chấm đen rồi mất hút. Trong đôi mắt trẻ thơ, thế giới ngoài kia thật kỳ bí, có những câu hỏi mà chẳng ai giải đáp được, ví dụ như “chiếc máy bay này bay về đâu thế nhỉ?”. Tò mò, tìm tòi, không ngừng ồ à trước từng “khám phá” mới theo mỗi bước đường lớn lên. Thế nhưng đa phần chúng ta không gìn giữ được sự hăm hở đó một cách bền bỉ, khi đã thành người lớn. “Hãy giữ sự hiếu kỳ dẫn các em bước tiếp”, là lời chia sẻ của tác giả Đặng Huỳnh Mai Anh trong buổi giao lưu với các bạn sinh viên trường ĐH KHXH&NV. Một người xuất phát từ số 0 - không có thế mạnh, không định hướng, tự ti mọi thứ về bản thân và hiện giờ trở thành tác giả diễn giả - nhà khoa học dữ liệu với rất nhiều thành tích đáng nể. Là một người kiệm lời, Mai Anh chọn viết làm kênh giao tiếp chính, qua những trang sách, Mai Anh bộc bạch về chính mình một cách thật gần gũi.

“Tôi chẳng cần điểm phấn, tô son, chẳng buồn thêm một anh đẹp trai, một chuyện tình éo le, hay một pha hành động kịch tính làm gì, tôi viết về cuộc sống như nó vốn vậy, đẹp bình dị trong những điều bình thường nhất”. Chân thật ở lần đầu tiên chân ướt chân ráo đi nước ngoài, lần đầu tiên chập chững đi thực tập ở một công ty lớn, gần gũi ở những dòng suy ngẫm về bản thân và về con người, cuộc sống, thế giới bao la ngoài kia. Dù ở đâu, làm gì, Mai Anh luôn đặt mình ở tâm thế chủ động cầu thị và dấn bước đầy hứng khởi.

“Quan trọng không phải là bạn lựa chọn điều gì mà quan trọng là cách bạn sống với lựa chọn đó như thế nào.” – Trích Chuyện thực tập

10


0 2 . T H ỰC TẬP S I N H T R Ọ N Đ Ờ I

Hành trình phát triển bản thân không có gì cao siêu ngoài vòng lặp liên tục thực hành, sai và sửa sai. Làm sao biết bạn giỏi gì nếu làm gì cũng nửa vời, không cố gắng hết lực vì mau nản. Làm sao biết bạn yêu thích điều gì nếu chỉ mãi dừng chân ở một chỗ vì ngại thay đổi. Dù bạn đang là ai, sinh viên hay đã đi làm, bạn làm bất cứ công việc gì, ở công ty lớn hay nhỏ, mới bắt đầu hay đã chinh chiến lâu năm, hãy cứ giữ cho riêng mình một tinh thần hăm hở như thuở còn là một thực tập sinh. Đón nhận, trân trọng và hết mình với từng điều nhỏ bé, cùng một niềm tin không bao giờ tắt, cũng là cách để trở nên tốt đẹp hơn. Combo sách Bước ra thế giới, với hai tựa sách Chuyện thực tập và Mùa hè năm ấy của tác giả Đặng Huỳnh Mai Anh sẽ đồng hành cùng bạn trên hành trình này. Bước ra thế giới, không hẳn chỉ là ra khỏi ranh giới địa lý của một đất nước, mà còn là vượt qua được giới hạn của bản thân, bước ra khỏi cái “thế giới” mà bạn đã dựng lên quanh mình. Nếu bạn vẫn còn nghi ngại vào chính mình, không biết rằng liệu mình có thể vươn xa hơn hiện tại, thì hy vọng những câu chuyện của Mai Anh sẽ phần nào nuôi cho ước mơ đó lớn dần thêm.

– Trích Mùa hè năm ấy Thực hiện: Diễm Nguyễn

Combo sách

BƯỚC RA THẾ GIỚI (Đặng Huỳnh Mai Anh)

• • • •

Chuyện Thực Tập Mùa Hè Năm Ấy Tặng kèm sổ nhật ký hành trình Tặng kèm bút bi Người kể chuyện.

Khi mua trực tiếp tại fanpage Phục Hưng hoặc Shopee

Giá: 180,000 VND Vì Covid vẫn chưa “tha” cho chúng ta nên tháng này mã COVIDIDI giảm 25% vẫn áp dụng khi thanh toán trên gian hàng của Phục Hưng tại Tiki bạn nhé.

11


Nguồn ảnh: impawards

0 2 . T H ỰC TẬP S I N H T R Ọ N Đ Ờ I

Luôn sẵn sàng đón nhận những điều mới mẻ cùng The Internship 2013

Trailer: https://youtu.be/cdnoqCViqUo 12

5 RECOMMENDATION FROM PHỤC HƯNG LỜI GỢI Ý TỪ PHỤC HƯNG

Lần này, Phục Hưng muốn giới thiệu đến bạn một bộ phim hài hước ngộ nghĩnh nhưng lại mang thông điệp sâu sắc mang tên The Internship (2013). Bộ phim xoay quanh câu chuyện của hai người bạn thân Nick và Bill với mong muốn sống một cuộc đời ổn định và bình yên đến một ngày quyết định bước ra khỏi vòng an toàn của mình để tìm kiếm những cơ hội và thách thức mới trong cuộc sống. Từ một người không có chút hiểu biết nào về công nghệ, anh chàng Bill đã tự mày mò và tìm kiếm cơ hội cho mình đến với công việc ở Google và rủ người bạn thân của anh, Nick đồng hành cùng mình. Kể từ đây, cuộc chơi mới thực sự bắt đầu trong cuộc sống của hai anh bạn. Bộ phim làm nổi bật thông điệp về sự nhiệt huyết, tinh thần luôn sẵn sàng thay đổi để đón nhận những điều mới mẻ đến với cuộc sống. Billy và Nick có thể là người thiếu hụt về kiến thức chuyên môn nhưng lại có thừa sự hứng khởi và tò mò để học hỏi mọi thứ từ bất cứ ai. Bắt đầu chưa bao giờ là muộn, chỉ cần bạn luôn có sự hiếu kỳ và ham học hỏi, sẵn sàng để khám phá thế giới. Cùng Phục Hưng xem (lại) bộ phim này để tưới tắm thêm nhiệt huyết cho mình, chuẩn bị sẵn sàng cho những hành trình sắp tới nhé!


Chủ biên: Thái Minh Châu Nội dung: Diễm Nguyễn, Phan Linh và Cộng đồng người kể chuyện Phục Hưng Thiết kế: Trần Quế Phương Hình ảnh/ Minh hoạ: Đặng Huỳnh Mai Anh, Trung Dương cung cấp và các nguồn mở Tổ chức thực hiện: Kiều Chinh Nguyễn, Uyên Vi

Mua sách trực tuyến tại fanpage Phục Hưng Books <https://www.facebook.com/phuchungbooks> hoặc gian hàng của Phục Hưng trên Tiki <https://tiki.vn/cua-hang/phuc-hung-books>, Shopee <https://shopee.vn/phuchungbooks> Mua trực tiếp tại Traqué Studio (21 Đặng Dung, phường Tân Định, Quận 1, TP.HCM) hoặc các cửa hàng trong hệ thống Fahasa, Phương Nam, Cá Chép trên toàn quốc. Tham gia Cộng đồng người kể chuyện của Phục Hưng để đóng góp nội dung: https://bit.ly/PhucHung_Storytellers Tham gia Cộng đồng người đọc của Phục Hưng để nhận những quà tặng sớm nhất: https://bit.ly/PhucHungCommunity Tập san Người kể chuyện - A Storyteller là một sản phẩm nội dung của Phục Hưng Books, vui lòng không sao chép, tái bản khi chưa có sự đồng ý của Phục Hưng. Cảm ơn bạn.

Liên hệ: astoryteller@phuchungbooks.com Website: www.phuchungbooks.com


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.