Đời Của Mệ | Nguyễn Hữu Thông

Page 1

Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam

Nguyễn Hữu Thông

Đời của Mệ / Nguyễn Hữu Thông. - Tái bản, có bổ sung. - H. : Dân trí ; Công ty Xuất

bản Thiện Tri Thức, 2023. - 286 tr. ; 21 cm

ISBN 9786044745381

1. Văn học hiện đại 2. Tản văn 3. Việt Nam

895.9228408 - dc23

DTM0475p-CIP

NGUYỄN HỮU THÔNG, ĐỜI CỦA MỆ

Cuốn sách được xuất bản theo hợp đồng bản quyền giữa

Tác giả Nguyễn Hữu Thông và Công ty TNHH Xuất bản Thiện Tri Thức.

Bản quyền tiếng Việt © Công ty TNHH Xuất bản Thiện Tri Thức 2023 và tác giả

Không chấp nhận mọi hình thức sao chép, in ấn hoặc chuyển thể sang các hình

thức xuất bản điện tử nào mà chưa có sự cho phép của Thiện Tri Thức.

Team thực hiện: Thảo Triều - Khánh Minh - Biko - Mầu Quang Hưng - Áo Lam

Chú thích ảnh bìa: Tác phẩm “Thiếu nữ đàn tranh” của Họa sĩ Mai Quang Châu, sáng tác năm 1999

Mục lục

Lời d ẫn chuyện ................................................................. 7 Mệ Đờn .................................................................. 17 Mệ ghen ................................................................ 27 Mệ dì ...................................................................... 51 Vô ảnh trúc ............................................................. 59 Cánh yên đào nơi bắc địa ......................................... 77 Đạo phối ............................................................... 103 Dưới bóng hoàng lan .............................................. 121 Bà Ấm Liêu ............................................................ 129 Luận bàn “chùng lén” sau lưng Mệ ......................... 143 Hương đêm ............................................................ 151 Dì Thừa ................................................................. 159 “Phố đèn đỏ” quê tôi .............................................. 169 Địa chủ .................................................................. 185 Khoảng trời sau khung cửa ..................................... 197 Vườn xuân trong ký ức ........................................... 213 Mệ và lan ............................................................... 223 Trái cấm vườn nhà tôi ............................................ 237 Cô Sen: Nàng lady X xinh đẹp của tôi ..................... 249 Góc nhỏ miền cực lạc ............................................. 259 Ngôi chợ cổ tích .................................................... 273

Lời dẫn chuyện

Dân gian xưa, mỗi khi gia đình nào sinh con khó nuôi, người ta thường gửi vào chùa, xin bùa bình an, trừ tà. Hoặc khi gặp trường hợp này, ba mẹ ông bà thường đặt tên cho con xấu xí, khó nghe. Có khi họ thay đổi cả giới tính khi gọi tên con cháu mình, để đánh lừa ma quỷ khỏi bám đuổi bắt chúng theo về với cõi âm. Có lẽ phong tục ấy không chỉ

xảy ra trong dân gian, mà ngay ở chốn cung cấm cũng vậy.

Tương truyền rằng từ thời các chúa Nguyễn, có những vị sinh bao nhiêu con trai đều chết hết. Từ đó, phủ chúa có lệnh cấm gọi các ông hoàng là đức ông này đức ông kia, mà thay vào đó phải gọi họ là Mệ hay Mụ. Giới quý tộc Nguyễn thay đổi giới tính con cháu mình trong tên gọi đúng như phong tục, nhưng vẫn cố giữ danh phận cao quý của dòng dõi thế thiên hành đạo, chứ không giải quyết theo cách của dân gian.

Mệ là cách gọi của người Huế để chỉ người đã sinh ra ba mẹ mình (mệ nội, mệ ngoại) tương đương với ông bà nội

7

Đời của Mệ

ngoại thường dùng ở đàng Ngoài. Mệ hay Mụ còn là tên gọi nhằm chỉ những quý bà ngang tầm tuổi với ông bà mình.

Gọi là Mụ trong quan niệm người Huế xưa không hề mang ý

nghĩa xúc phạm hay khinh khi theo kiểu mụ này mụ nọ, mà xem họ là chị em hay đồng trang lứa với ông bà mình. Theo

thời gian, “Các Mệ - các Mụ” là từ thông dụng để chỉ tầng

lớp quý tộc Nguyễn, các hoàng thân cư trú trong nội, ngoại

thành hoặc ở những phủ đệ quanh Huế.

Ở Huế, lưu truyền nhiều giai thoại về tầng lớp quý tộc

Nguyễn, mà người ở đây gọi là “chuyện các Mệ”. Đó là những mẩu chuyện vui, ý nhị nhưng cũng đượm chất bi hài; phản

ánh sự giằng co giữa danh phận và thực tế trong giai tầng quý tộc đương thời.

Vòng “nguyệt quế” mà lịch sử đã dành cho giới hoàng thân Nguyễn trải qua biết bao thăng trầm. Dù chế độ phong kiến không còn nữa, thì ảo ảnh và dư hương ấy vẫn không thể rời khỏi tư thế và nếp nghĩ của Mệ. Cho nên, một số Mệ hiện nay vẫn luôn ý thức giữ đúng danh phận là dòng dõi con vua, cháu chúa. Họ thể hiện trong nếp sinh hoạt, nói năng, phong thái lẫn việc ứng xử của mình.

Những ngày mà triều đình nhà Nguyễn đã mất hết thực quyền trước thực dân Pháp, Mệ vốn nghèo lại càng nghèo.

Tuy vậy, Mệ có thể mặc áo cũ, áo vá, nhưng phải trên nền gấm, nhiễu… quý phái, xa hoa. Mệ dù mất chất uy vũ của

dòng dõi thế thiên hành đạo, nhưng tác phong vẫn phải

8

đường bệ, ngôn ngữ cũng phải hào sảng, hý lộng, mang khẩu khí của bậc trưởng thượng, bề trên…

Những lo toan đời thường, phải được “Mệ” tảng lờ, như chưa hề mảy may vướng bận. Người trong phủ đệ dù có ăn rau, nhưng với thành cao, cổng kín, không ai dám loạn ngôn nói điều nghi hoặc.

Mệ vờ xem thường bả vinh hoa, cho dù phải đoạn trường với nỗi ấy. Phải ban tặng khi cần thiết, cho dù, vật ban tặng người khác, Mệ chẳng thể nào đủ sức để sắm lại.

Phải biết bông đùa hoá những lúc đám “bách tánh” thấy

được mảnh đời vá víu rất thật ở đằng sau cuộc sống của Mệ.

Để sau đó Mệ một mình

Đập cổ kính ra tìm lấy bóng

Xếp tàn y lại để dành hương”

Càng về sau, Mệ “vi hành” càng nhiều, sống gần gũi với dân; chia sẻ nhiều điều với chủ và khách các quán rượu, quán nước, hàng rong... Mệ đã phải sống như vậy, cần sống như vậy. Và trong một chừng mực nào đó, đã tạo nên lối ứng xử đặc thù, lan toả ảnh hưởng đến làng trên, xóm dưới.

Từ đó chất “Mệ” thâm nhập vào dân cư và xã hội chốn kinh

kỳ. Nơi mọi người đã cùng với “Mệ” chứng kiến những ngày

tháng vinh hoa lẫn thời điểm suy tàn của triều đại. Ai cũng

có xu hướng cảm thấy cần đánh thức, làm sống dậy phong

độ lịch lãm, quyền quý một thời.

9
Lời dẫn chuyện

Đời của Mệ

“Mệ” Huế từ đó bỗng dưng trở thành từ gọi không chính

thức, nhưng thường được sử dụng, nhất là khi người ngoại

tỉnh muốn so sánh tính cách người Huế với nơi khác. Nó

vừa bao hàm ý nghĩa thân mật, pha chút dí dỏm, nhưng, không phải không có dụng ý của người so sánh.

Người sống chốn kinh kỳ Huế, không chỉ là các hoàng

thân, đây còn là nơi hội tụ của quan lại, của những người

đỗ đạt, thành danh từ khắp nơi. Là chốn tụ cư của tầng lớp

thượng lưu, nghệ sĩ, hoặc, những kẻ có chút danh vị trên nhiều lĩnh vực khác nhau... Trong xã hội phong kiến Nguyễn, địa vị của các đối tượng ấy có thể không cùng nguồn gốc xuất thân, nhưng, họ cùng thấm đẫm ân sủng của thời đại.

Họ có cùng thân phận và tâm trạng của lớp chứng nhân

quyền quý thuở giao thời.

Để bảo vệ nếp quyền quý mà thời gian và lịch sử đe doạ

tước mất, không gì hơn là họ tự tạo “vầng sáng” cho mình

bằng một hệ ứng xử xã hội, đồng bộ với thân phận một cách

dường như thật. Cách sống ấy vẫn rất ấn tượng đối với mọi người và tạo nên một sức lan toả nhất định.

Nếp nghĩ, lối sống của một cộng đồng dù lớn, dù nhỏ, khi đã ngưng đọng thành cách ứng xử mang tính văn hoá, chúng thường không dễ đánh mất, mà tái hiện một cách phù hợp trong điều kiện sống mới.

Vì nhiều lý do, ngoại trừ Vua, những thành viên của hoàng tộc nhà Nguyễn không tham chính nhiều. Họ thường được giáo dục chữ nghĩa, kiến thức, lễ nghi trong cung cấm

10

nhiều hơn là trở thành sĩ tử để ứng thí trong các kỳ thi. Vì vậy, không nhiều trong số họ trở thành tầng lớp quan lại

quý tộc. Lối sống thiên về chiều hướng ngã mạn, xuất phát

từ dòng dõi được dịp thể hiện bằng cách này hay cách khác.

Không thiếu những ông hoàng tài hoa, chữ nghĩa đầy

mình, bộc lộ năng khiếu của mình trên nhiều lĩnh vực, một số khác sống phóng khoáng bất chấp trong tâm trạng chính danh nhưng hư quyền, và không phải không có những vị thỏa hiệp với đại chúng để luôn được nói, được làm điều mình thích, và được thừa nhận một cách ưu ái trong mắt

mọi người. Bởi vì Mệ lập công hay mang tội thì chỉ có Tôn nhơn phủ được quyền phán xử, chứ chẳng ai được phép can thiệp vào.

Kinh đô Huế, được xem là cứ điểm cuối cùng của bộ

máy nhà nước phong kiến Việt Nam. Chất nệ cổ theo tinh thần Nho giáo, vì thế, vẫn có lý do khách quan, tồn tại dai dẳng hơn các vùng khác: - Phụ nữ Huế vẫn ngại ngùng hơn khi phát huy thế đối ngoại. - Dư luận Huế vẫn khắt khe hơn với lối sống vọng ngoại. Từ đó, hệ quả là hình thành ở con người nơi đây một lối sống cân nhắc và ngần ngại trong quá trình tiếp thu cái mới. Cái mới ở đây phải được hiểu bao gồm cả cái hay lẫn cái dở, cái thích hợp lẫn không thích hợp.

Huế e ngại, cân nhắc với cái mới quá đáng là một thiệt thòi. Nhưng mặt khác, chúng lại có điều kiện để thanh lọc trong tiếp nhận, cũng như giữ gìn bền vững hơn những giá trị truyền thống.

Lời
11
dẫn chuyện

Đời của Mệ

Ở Kim Long hiện nay có một ngôi nhà vườn đẹp, do chủ nhân kinh doanh dịch vụ du lịch, nên điểm dừng chân này có tên là nhà hàng “Thả om”.  Thả om cũng chính là tiêu đề

của một mẩu giai thoại điển hình về chân dung các Mệ thuở phong kiến mạt kỳ:

Suốt cả ngày dường như vô ý, “Mệ” mải mê ngâm thơ, đánh cờ, đàn ca, hàn huyên,… nên chỉ qua loa củ khoai, miếng sắn đến quên bữa. Cho đến khi trời tối mịt, “Mệ” mới thủng thỉnh bỏ lon gạo duy nhất còn lại vào chiếc om đất, lò mò xuống sông. Trên tay “Mệ” là cây đèn sáp lập loè do tay run vì đói. “Mệ” không muốn ai nhìn thấy cảnh này. Nhưng vô tình, hôm ấy, bến sông vẫn còn người.

Một trong đám dân đen lên tiếng:

- Bẩm Mệ, đêm hôm khuya khoắt, Mệ còn xuống sông làm chi. Lỡ không may vấp bổ (té, ngã) thì khốn. Chuyện đã đến nước này, mệ đường bệ trả lời thủng thẳng, chất giọng ngang tàng:

- Đứa mô rứa bây? Hôm ni tự nhiên tức cảnh sinh tình, tau muốn xuống đây thả cây đèn cho vui. U chà, mặt sông

đêm có lung linh ánh bạch lạp (nến, sáp), tụi bây mới thấy hết cái đẹp của Huế mình. Nói xong, “Mệ” thở phào nhẹ nhõm, tay cầm cây đèn sáp cắm vào om gạo và thả chúng lênh đênh trên sông. Bữa cơm tối của Mệ cũng đang trôi trên sông.

Mệ cố giữ giọng bình thản:

- Tụi bây thấy răng? Đẹp không?

12

Mọi người không nói ra, nhưng ai cũng hiểu. Mệ là vậy!

Cũng có khi Mệ bốc đồng “nựng” một bà quả phụ hơ

hớ, bị đối phương phản ứng, Mệ bình tĩnh lấy lại phong độ

đường bệ:

- Tau thử mi đọ (đó)! Nếu mà ngồi yên thì đúng là

nòi trắc nết. Phản ứng như mi mới là phụ nữ đoan chính.

Giỏi! Giỏi!

Mệ có khi túng quẫn, nhận bán giúp xấp gấm cho một cô chủ quán. Tiền bán được Mệ mời người quen uống rượu bất chấp. Ai có sức bao nhiêu cứ uống là Mệ vui.

Đến ngày chủ quán đòi tiền, Mệ dõng dạc:

-Tau quăng nó đi rồi, đồ gấm giả tào lao bị tụi nó lừa mà cũng đòi bán với buôn. Ở phủ còn khối thứ gấm, the, lĩnh, đoạn... Mai nhắc tau, tau đưa cho mỗi thứ vài xấp, rồi nhìn thật kỹ mà học tập đâu chân, đâu giả, để lần sau khỏi bị lừa nghe chưa.

Thật tình chẳng ai đánh giá Mệ là người không đứng đắn, và rõ ràng những giai thoại ấy trong thực tế chưa chắc đã có thật, nhưng người Huế thích nhấn mạnh đến một type người ngang tàng và có chút gì đó oái oăm, bi hài. Bởi có

như vậy mới là Mệ...

Theo tôi, phủ đệ và con người sống trong phủ đệ chính

là chiếc cầu nối tạo nên chất tương tác trong văn hoá quý tộc và dân gian Huế.

Lời
13
dẫn chuyện

Đời của Mệ

“Mệ” thường xuyên “vi hành” để tìm nguồn vui, cũng

như tìm cách bù đắp những nhu cầu vật chất và tinh thần

trong dân gian theo cách của “Mệ”, thì ngược lại, tính cách

“Mệ” qua sự giao lưu thường xuyên với dân gian, cũng tạo nên ảnh hưởng không nhỏ trong lớp đại chúng những cách

ứng xử tương đồng.

Vị chủ soái của  Hương Bình Thi Xã, quốc lão đại thần

Ưng Bình Thúc Giạ Thị (1877-1961) đã từng nói về mình với

nhiều sở thích rất dân gian:

Vỹ Dạ thôn có lão vương tôn là Thúc Giạ.

Ưng ca, ưng hát, ưng giã gạo, hò khoan.

Ham vui điệu cổ thi đàn

Nghe câu tuyệt xướng, muôn vàng cũng mua.

Với những gì vừa bàn, chất “Mệ” theo thời gian không còn là thứ “đặc sản” của giới quý tộc Nguyễn, mà chúng lan toả trong dân gian, tạo nên tính cách con người một vùng đất. Nói điều này, tôi hoàn toàn không có ý phê phán

trên góc độ đúng-sai, hay-dở, tốt-xấu mà chỉ đơn thuần

xem đó là một đặc điểm, một di sản văn hoá đầy ấn tượng.

Tất nhiên, những đặc điểm ấy tự nó cũng hàm chứa nhiều

thử thách trong quá trình hội nhập và phát triển đối với người Huế trên nhiều lĩnh vực.

Thật ra hai cách nhìn giữa “tôi trước” và “tôi sau” không

hề đối lập nhau. Cũng nội dung ấy, tuỳ âm điệu và cách diễn

14

đạt có thể làm cho người nghe cảm thấy ý vị hay cười khẩy, thích thú hay thương cảm, thấu hiểu hay khúc mắc... Đối với tôi, tất cả đều không thành vấn đề. Không phải vì tôi gắn với Huế mà binh vực hay nhắm mắt bảo vệ những điều không phải, mà luôn cho rằng, sự góp mặt đa dạng nét đặc

trưng mang tính khí con người của từng vùng miền, từng địa phương, là một cách làm phong phú thêm cho văn hoá

dân tộc.

Có lẽ vì vậy mới có những đúc kết không hẳn đúng, nhưng chẳng ai thắc mắc về tính chính xác hoặc mang tinh

thần phê phán:

Quảng Nam hay cãi

Quảng Ngãi hay co

Bình Định hay lo

Thừa Thiên lũm (nhét tất cả vào) hết”

Tôi cũng chẳng hỉnh mũi to như quả cà chua khi nghe khúc: “Vẻ đẹp Huế chẳng nơi nào có được... ”, và cũng chẳng thắc mắc với cách nhìn của Thu Bồn:

“Xin chào Huế một lần anh đến

Để ngàn lần anh nhớ trong mơ...

... Con sông dùng dằng con sông không chảy

Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu...

Và hoàn toàn không tự ái hay bực bội với nhận xét “Huế thơ, Huế mộng, Huế tộng bộng hai đầu”.

15
Lời dẫn chuyện

của Mệ

Thì ra cái xứ này muôn đời vẫn thế. Thi lão Bùi Giáng

thật là đáo để:

“Dạ thưa xứ Huế bây giờ

Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương”.

16
Đời

Mệ Đờn

Mi chỉ rướn lên hay chùng xuống chút xíu cái trục tăng

âm là mọi chuyện sẽ khác. Đừng tưởng cây đờn chỉ một sợi tơ là dễ dãi, dễ chịu, dễ vặn, dễ xài... vì chúng cô thế.

Hắn là đứa không nằm trong nhóm bầy đống như nguyệt cầm, tỳ bà, thập lục hay tam thập lục…, cứ tiếng nghe đặng là vẻ dáng õng ẹo rung nhấn, nhún, vuốt, tùy thích, để rồi ai đó cứ ỷ y theo chúng hiếp phận độc huyền. Ui chao là nhảm nhí!!!!

Lẽ ra, ở đây tau không xâm lo bàn chuyện “đờn gảy tai trâu”, vì ở đâu mà chẳng có loại tai vô tri, vô cảm, hoặc vờ

vĩnh thính nhĩ, tri âm, khen chê tào lao xịch bộp…

Mệ cứ thế, nói chẳng cần ai hiểu, thủng thẳng nâng chén, nhắp tiếp ngụm rượu dầm từ tay thằng cháu. Mệ khoái chí

cậu trẻ đang ngồi đối diện, vì nó giống Mệ, một đời ham

chơi cho lịch, tính phong lưu phóng dật, lại hăm hở hóng chuyện tầm phào.

17

Đời của Mệ

Ông lão mà mọi người thường gọi là Mệ cười tinh

quái, ém chùm râu bạc, áp vào tai thằng bạn đời vong

niên thầm thì:

- Tau nói chạ chạ nhưng không trật một ly, thần kinh

của mấy mụ đàn bà có một sợi cảm âm lạ lắm mi ơi, đụng vô

là mệt chuyện. Bao chặng bôn ba lên bờ xuống ruộng vì bị

vợ mình, hay chồng người đánh ghen, thằng già hư đốn như tau mới ngộ ra điều nớ. Ui chao là khoái chí.

Mệ vỗ đét một cái vào bắp bả mình, giọng nhỏ lại nhưng

vẫn đặc chất tinh quái:

- Mi có tin không? Tình cờ một đêm, bên cái chái đông

phủ thờ trăng dọi, mụ Tham sự trốn chồng trong y trang trễ

nải, gập người gối đầu lên đùi tau, cây đờn chệch hướng.

Ngay khoảnh khắc đó, không chừng “Độc huyền lão tổ” đã

bẻ tay tên môn đồ láu cá như tau, lập tức tau chộp ngay thời

cơ, chạm trúng phóc cái độ căng đẹp vô hậu của sợi dây

bầu, tau vuốt nhẹ cần đờn, nhún, rung, lắc, nhấn... và ngộ

ngay lập tức. Thế là... ha..ha... khoảnh khắc mà bỗng dưng

sợi ni đánh trúng sợi tê trong cái đầu đê mê đang gối trên đùi

mình. Mụ vợ ngài Tham sự giật mình trố mắt nhìn tau, mặt

đỏ lừ... lúng la, lúng liếng... Tau chẳng biết khi nớ mụ đang

cảm thấy điều gì... nhưng tau thì khoái quíu luôn mi nà!

- Thiệt không rứa Mệ? Truyền cho tui cái chiêu này đi.

Nghe mà điếng cả người...

18

- Khà khà! Khoảng ni thì cả ông bà, ông vải tau cũng chịu. Tau chỉ cảm thấy chứ có lý giải được chi mô mà nói chuyện truyền nghề. Mi về đúng ba tháng mười ngày cúng rượu ngon khấn “Độc huyền lão tổ” đi. Ôi mà con ơi! Ngộ hay không còn tuỳ căn cơ từng người.

- Mệ ni, đáo để thiệt đó nghe, tui không tin mô. Chuyện “mười voi không có chút nước xáo”.

- Cha mi! Không tin thì thôi, khỏi nói nhiều. Có phải vô duyên vô cớ mà ông bà ta hay nhắc nhở đám yêu quái “thập nữ viết vô” như bom nổ chậm trong nhà rằng: “làm thân con gái, chớ nghe đờn bầu”.

Thực ra cây đờn ấy có tội tình chi mô, nó chẳng có chi quá trội so với những “cậu cả” khác trong phường bát âm. Nhưng, mi nghe cho rõ, khi mà hắn gặp được cái thằng mô đáo để, biết lột cái áo vá, chạm đến cái vồn khoai, giàn mướp; sờ được cái hồn cốt, bùn đất ma trơi của nó, thì dù chỉ có cái vỏ bầu, que tre, cũng biết biến thành con yêu đầy phép thuật. Chúng khiến cho mấy mụ bất kể trẻ già lớn bé, thân phận cao quý cho đến lớp bách tính cùng đinh, dễ sút quần có bầu theo nó như chơi đó mi.

Mi có tin là tiếng đờn bầu có thể lén tháo dây lưng quần đám tơ liễu đa tình lúc nào không hay? Ôn mệ xưa nói đâu có ngoa!!!

- Tui lạy Mệ! Chuyện của Mệ sặc mùi khô nước xáo, không đủ mười voi thì cũng đến chín con...

Mệ Đờn 19

Đời của Mệ

- Chẳng giấu mi làm chi, với cái bộ dạng sang quý ngông

nghênh mà ai cũng biết nó rỗng tuếch như tau, chẳng có chi ngoài mấy ngón bồi âm véo von như đâm thấu ruột gan người khác. Tau tự hào đã khuấy động được cái ma lực cuồng si núp trong cái vỏ bầu, khiến không ít thiếu phụ sang

cả, quyền quý, các cô thiếu nữ kín cổng, cao thành, đa tình, cuốn gói theo tau vô điều kiện. Họ đi theo tiếng đàn của con quỷ già này mà không biết tương lai về mô, và sẵn sàng mài cái quần lãnh tía ngồi lên đầu dư luận xầm xì chuyện họ.

- Mệ hù tui à! Khúc gỗ, thanh tre, trái bầu, sợi tơ, mà

Mệ làm như bí vật của mấy ông thầy pháp luyện bùa yêu không bằng.

- Mi tưởng tau dư thì giờ nói chuyện tầm phào chắc?

- Cái tính tào phào tộn phộn như Mệ thì chuyện chi mà chẳng cương tuồng lên được!

- Ông nội mi! Có ngậm cái miệng thúi lại được không?

Mệ lại nhắp thêm ngụm rượu, nét mặt trở nên nghiêm nghị, xa xăm… Bây giờ Mệ như quên mất cái thằng hóng chuyện trên trời dưới đất đang ngồi bên cạnh. Ông nhìn

đăm đăm như xuyên thủng hàng cây trước mắt như muốn

trải ký ức xa vắng của mình trên dòng sông xanh lăn tăn

sóng nước xa kia. Ông lẩm bẩm như độc thoại:

- Đờn một sợi nhưng tiếng muôn sợi, tiếng một âm

nhưng réo rắc muôn âm. Tầng vang vọng sau mỗi âm là cả

thế giới của muôn vàn cung bậc cảm xúc. Chúng len lỏi tận

20

ngõ ngách, đánh thức cái mới lạ chưa từng, hong ấm cái cũ lòng đau xé ruột, làm động đậy những nỗi niềm thèm muốn

sâu kín trong vô tận của mình riêng.

Với mấy mụ đàn bà Huế có cung vàng điện ngọc, cửa Khổng sân Trình phủ chụp trên đầu, cái niềm riêng ấy càng

được giấu kín, che đậy hết hơi, bởi những lớp lang rào chắn

rất khắt khe của xã hội. Họ chất chồng ngăn khát vọng trong kiếp sống mỏi mòn, đang ngày càng ùn đống, dày hơn, cao lên và cứng lại. Chỉ cần đủ cơ duyên là chúng lớn dậy, phình to như ngọn hỏa diệm sơn, mở miệng phễu tuôn trào dung nham xác thịt lẫn tâm hồn nóng hổi.

Chính sự vang vọng của thanh âm réo rắt muôn ngàn cung bậc, từ cái ve vuốt cần đờn xuất thần của những cầm thủ tài hoa. Cái que tre mộc mạc sẽ xáo tung mọi thứ, gây nên những chấn động làm nứt gãy đỉnh khát vọng kia, và, mọi ẩn ức theo đó tuôn phụt ra, cháy đỏ rực, nuốt chửng chính quả núi đầy gai nhọn đã từng bao bọc, ngăn trở chúng.

Cây đờn bầu gần gũi với hồn Việt tộc, vì thế chẳng ai điên khùng mất công tranh cãi khi thằng khác đòi làm chủ nhân, bởi chúng từ uyên nguyên đã chất chứa, đồng lõa, đồng hành, đồng cảm... với nỗi niềm và trình tự của dân tộc này, bằng thanh âm thay ngôn ngữ thường tình.

Chiếc que tre khởi âm tưởng chừng như đơn độc khi người nghệ sĩ khẽ chạm trên dây. Chẳng qua, đó chỉ mới là tiếng đằng hắng trước một câu chuyện dài của nước non

Mệ Đờn 21

Đời của Mệ

hồn Việt mà cây đờn muốn kể bằng thứ ngôn ngữ vang vọng lâm ly của chúng đến ngàn sau.

Nếu chiếc độc huyền cầm có lọt vào tai khách tri âm được chút nào đó qua những khúc hoan ca, thì chúng cũng

chỉ đang gượng gạo cố sức kéo căng sở đoản của mình để tạo nên thanh âm phấn chấn lòng người. Trái tim của nó chỉ có

thể lột tả đến tận cùng thanh âm thổn thức, lắng đọng, khóc

cười theo nhân thế cùng vận nước nổi trôi.

Nghĩ lại quả không ngoa..., không ngoa chút nào!

Ui chao có hơi đâu mà nghe người ta chửi mình nói bậy.

Có dân tộc nào trên thế giới chịu cảnh lưu đày trên chính

quê hương của mình cả ngàn năm? Những uất ức cứ thế dồn nén, kéo dài sự đắng cay chồng chất lên nhiều thế hệ. Tâm

hồn dân mình cũng thế, những tiếng kêu xé ruột, những nỗi đau không chia sẻ được cùng ai, những nhẫn nhục đọa đày bởi bi kịch chia cắt của lịch sử và nhiều khuôn nếp cũ, luôn

ẩn hiện trong những thang ngũ cung hơi Nam, buồn nhiều hơn vui…. Hơi Nam nghe như tiếng nỉ non của bà mẹ Việt thở dài trong đêm vắng. Nỗi vui trong những cung điệu Bắc, không phải không có lúc trong trẻo rộn ràng, nhưng, cũng chỉ như những đoản khúc thanh bình ngắn ngủi trong một chuỗi dài âu lo, nhẫn nhục.

Chính vì rứa, họ sẽ dễ tìm thấy niềm cảm thông tận cùng, khi nhạc cụ nào đó có sức vang vọng như gần, như xa, như thật, như mơ... Chúng cứ thổn tha thổn thức, khiến cho

22

cảm xúc họ trào dâng; cứ như bắt gặp ai đó nhìn thấu ruột gan mình; cứ như ai đó hàng đêm rình họ trăn trở trong

cô phòng, hay thấm khô dòng nước mắt cho phận bạc qua những khúc cung oán. Và rứa là họ đổ hô chính cái “thằng”

đờn bầu là thủ phạm. Hắn chính là kẻ đã xé xiêm y của họ

trần trụi trước bản năng, khêu gợi niềm đam mê, ẩn ức, sau bức màn che của lề thói.

Khà khà!!! Phụ nữ cuốn gói theo trai trong những lúc này, có thật đáng phải căm ghét khinh miệt và nghiến răng

chửi cho được mụ cô thượng họ cái thói trắc nết lăng loàn??

Cay đắng và khó nghĩ thật!!!

Thằng bạn trẻ ngẩng đầu vịt không biết ông đang lẩm bẩm gì, khẽ khàng vỗ vỗ trên bàn tay Mệ:

- Mệ say rồi à? Thôi để tui rước Mệ về hí!

Câu chuyện không còn làm cho cậu trẻ hứng thú nữa, họ chia tay bằng một xác tín vu vơ:

- Nói thì nói rứa chớ tui tin Mệ chứ, rõ ràng ràng, chuyện phong lưu bất cần dư luận của Mệ làng trên xóm dưới ai mà chẳng biết, thiệt là…nói chi cũng không ngạ.

Mệ, bậc Ưng trong đế hệ thi chứ có vừa đâu, là thủ từ của một phủ quốc công lớn ở Thuận Hóa. Kẻ đã bất chấp những lời can gián đanh thép của phủ Tôn Nhơn, Mệ dứt áo phiêu du, giao lại toàn bộ cơ ngơi phụng thờ cho con trai bà thứ. Âu cũng chỉ vì Mệ nặng nợ với cây đờn bầu.

Mệ Đờn 23

Đời của Mệ

Mệ rong ruổi không định hướng, nói giọng kẻ cả, coi trời như vung mà vẫn có rượu ngon, cơm sốt, canh ngọt.

Mệ không thường xuyên hãnh diện vì có nhiều phụ nữ yêu chiều hầu hạ. Trái lại, Mệ còn hoạnh họe, chửi đổng khi bị họ làm phiền, bởi vẫn có lúc chàng nghệ sĩ già phóng đãng

chỉ cần một mình với cây đờn. Ân sủng hay nghiệp chướng, có trời mới biết.

Mệ luôn cảm thấy hoan lạc với những thanh âm ma mị, tự nhìn vào bàn tay phù thủy của mình, rồi cười khinh mạn, như thử chỉ có riêng ta trong thế giới không ai thấu hiểu, không kẻ tri âm.

Mệ giã từ bá tánh lúc đã gần 90 tuổi, chập chờn trong căn

lều vắng ở một trang trại rau củ ngoại ô Đà Lạt. Mệ chẳng

biết vì sao mình lưu lạc đến đây, cũng chẳng biết mình đã bỏ

lại đàng sau bao nhiêu đứa trẻ chưa được một lần được gọi

Mệ là thân phụ. Mệ càng không biết mình đã rời xa biết bao

khuôn mặt phụ nữ đẹp, danh giá một thời, sẵn sàng vì Mệ, đắm đuối theo Mệ, hay theo sợi dây, chiếc vỏ bầu khô với cọng que tre, cái thứ mà tìm nơi đâu cũng có.

Khi tay Mệ đã run, khi khí lực đã tàn, khi những âm thanh văng vẳng sau mỗi tiếng que khảy trên dây tơ đã xa vắng những nỗi niềm sâu kín… Trong tình cảnh âm u của bóng tối một đời người, chỉ còn lại bên thân xác gầy còm ấy

mỗi một người phụ nữ trẻ hơn mệ gần nửa thế kỷ. Khuôn

mặt bà chất phác quê mùa, không hề và không biết đàn hát, không ngợi ca hay hâm mộ, dù chỉ là một tiếng tặc lưỡi đẫm

24

chút vị ngọt, thay lời cảm thán tiếng đàn của Mệ. Nhưng, trước khi trút hơi thở cuối cùng, Mệ nhận ra mình vẫn có thể thanh thản, yên lành nhắm mắt vì trên đời này còn có kẻ “tri âm”.

Dường như ai đó vẫn nhận ra dư vị của một tách trà ngon, cho dù nó đã nhạt gần như nước lã.

Trong ký ức của Mệ lúc này, tiếng khen ngợi, lời tán dương, hâm mộ, ánh mắt đắm say, khâm phục... tất cả dường như đã lùi dần và lịm tắt như những ảo ảnh chìm nghỉm

trong bánh xe thời gian.

Có phải kẻ duy nhất đứng ngoài đám đông ấy chính là người đàn bà cuối cùng một đời cạnh Mệ không đòi hỏi một điều gì, người đã lo cho Mệ từng bữa ăn giấc ngủ, lòng vẫn luôn ấm áp với những ngày tháng, khi mà tiếng đàn của Mệ đã hụt hơi, và không còn ma quái như xưa kia.

Có phải đó là con người đang ngơ ngác, mắt đẫm lệ nhìn Mệ và trên tay vẫn còn chén nước cháo, cho dù bà biết rằng

Mệ không còn nuốt được nữa.

Mệ Đờn 25
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.