Nuôi con bằng trái tim tỉnh thức | Susan Stiffelman

Page 1

Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam

Stiffelman, Susan

Nuôi con bằng trái tim tỉnh thức / Susan Stiffelman ; Quế Chi dịch. - H. : Dân trí ; Công ty Xuất bản Thiện Tri Thức, 2023. - 318 tr. ; 24 cm

ISBN 9786043142839

1. Cha mẹ 2. Nuôi dạy con 649 - dc23

PARENTING WITHOUT POWER STRUGGLES

NUÔI CON BẰNG TRÁI TIM TỈNH THỨC, Susan Stiffelman

“Original English language title from published by Morgan James Publishing, LLC.

Copyright © 2010 by Susan Stiffelman. Vietnamese languague translation copyright

© 2023 by Thien Tri Thuc Publishing Company. All rights reserved.”

Cuốn sách được xuất bản theo hợp đồng bản quyền giữa Atria Books, thuộc Simon & Schuster, Inc và Công ty TNHH Xuất bản Thiện Tri Thức, số 75B, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam, thông qua đại lý bản quyền Con Sóc, Việt Nam.

Không chấp nhận mọi hình thức sao chép, in ấn hoặc chuyển thể sang các hình thức xuất bản điện tử nào mà chưa có sự cho phép của Thiện Tri Thức.

Team thực hiện: Thảo Triều – Khánh Minh - Biko – Thái Hiền - Mầu Quang HưngÁo Lam

DTL0169p-CIP

Mục lục

Những lời khen tặng dành cho Nuôi con bằng trái tim tỉnh thức ..........7

Lời giới thiệu 15

Chương 1: Là thuyền trưởng vững tay lái vượt qua cả những lúc bão giông lẫn lúc yên bình ..................................................23

Chương 2: Gắn bó và kết nối ..........................................................55

Chương 3: Giúp con có nhiều mối quan hệ tốt đẹp trong cộng đồng ...........................................................77

Chương 4: Thân thiết với con cái ...................................................91

Chương 5: Giúp trẻ giải tỏa nóng giận..........................................109

Chương 6: Làm gì khi con cãi lời, tức giận, ăn vạ và hung hăng

Chương 7: Để con hợp tác ...........................................................165

Chương 8: Trân trọng con cái ......................................................189

Chương 9: Đứa trẻ nào cũng là thiên tài ......................................207

Chương 10: Giúp trẻ tránh phiền muộn và lo âu –

sự hạnh phúc ......................................................231

Chương 11: Hiện diện và tỉnh thức, thư giãn không

thiết bị điện tử

Chương 12: Giúp trẻ tạo ra cuộc sống tốt nhất có thể ...................275

Chương 13: Hãy sống như thể con đang quan sát bạn

đúng là như thế ......................................................293

Câu hỏi và các chủ đề thảo luận

131
thực
cần
257
PHỤ LỤC “Kể từ đây
làm gì?” 301
giả .......................................................................................313
tôi nên
Về tác
......................................................315

Những lời

tặng

cho Nuôi con bằng trái tim tỉnh thức

hẳn phải can đảm lắm mới dám đặt tựa đề sách là Nuôi con bằng trái tim tỉnh thức. Không những thế có lẽ nó còn khiến nhiều bậc cha mẹ bất ngờ. Tuy nhiên, Susan đã rất nghiêm túc về chuyện này và cô ấy đã chỉ cách cho chúng ta. Mỗi trang sách đều đong đầy những điều thông thái và những chiến lược hiệu quả. Phụ huynh nào cũng nên đọc cuốn này.”

- Harville Hendrix, tiến sĩ, giáo sư, tác giả cuốn Giving the love that heals: a guide for parent (tạm dịch: Yêu thương chữa lành con cái: hướng dẫn dành cho cha mẹ)

“Nếu từng có ai đó thật sự thay đổi cuộc sống của gia đình nào đó thì người ấy chính là Susan Stiffelman. Cuốn sách đã trình bày rõ ràng, mạch lạc những phương pháp hiệu quả để dễ dàng tạo ra không khí hòa thuận hiếu thảo giữa cha mẹ và con cái.”

- Susan Avery, tạp chí More

“Nuôi con bằng trái tim tỉnh thức đã đem đến cho những bậc làm cha làm mẹ nhiều cách thông minh và sáng tạo để khéo léo hỗ trợ con cái phát triển tài năng và thiên bẩm độc đáo của mình sao cho cả hai bên đều được sống trong một mối quan hệ phong phú và mãn nguyện cả đời.”

- Tiến sĩ Michael Bernard Beckwith, nhà sáng lập trung

tâm tâm linh Agape International Spiritual Center

7
khen
dành
“Chắc

Nuôi con bằng trái tim tỉnh thức

“Susan Stiffelman vừa là một nhà trị liệu giỏi chuyên môn, vừa là mẹ của một cậu con trai xuất chúng, cho nên những lời khuyên của cô xuất phát từ cả hai tư cách ấy và do đó cũng thuyết phục gấp đôi - những cuộc tranh giành quyền lực giữa cha mẹ và con cái là không cần thiết và hoàn toàn có thể tránh được nhưng thường các bậc cha mẹ lại bị sa lầy vào đó nhiều hơn bất cứ vấn đề nào khác. Trong cuốn sách của cô ấy có nhiều cách thực tế để hạn chế những cuộc tranh cãi xích mích và gia tăng tình yêu thương nhiều nhất có thể.”

- Kurt Andersen, tiểu thuyết gia và MC chương trình truyền thanh công cộng của Studio 360

“Susan là một trong những nhà trị liệu gia đình tài năng nhất và uyên bác nhất mà tôi từng được gặp và tôi chỉ tiếc nuối duy nhất một điều là đã không biết cô sớm hơn! Tôi nhiệt thành khuyên bạn nên đọc cuốn Nuôi con bằng trái tim tỉnh thức. Đây là cuốn gối đầu giường về nuôi dạy con cái của gia đình tôi!”

- Laurie David, tác giả cuốn The family dinner (tạm dịch: Bữa tối gia đình) và đồng sản xuất bộ phim

An inconvenient truth

“Nuôi con bằng trái tim tỉnh thức không chỉ giúp ta hiểu tại sao trẻ lại ương bướng và khép kín mà còn hướng dẫn chúng ta tạo ra những thay đổi thực tế để cha mẹ và con cái bước vào tình yêu thương chan hòa thân ái. Susan Stiffelman là một tác giả hiểu biết, cô biết rõ mình đang nói cái gì, cô hào phóng chia sẻ những lời khuyên và kinh nghiệm quý báu cho các bậc cha mẹ, những người vô cùng yêu thương con cái nhưng thường xuyên bị rơi vào trạng thái bực mình vì con.”

- Marianne Williamson

8

Những lời khen tặng...

“Susan Stiffelman có một trái tim và tâm hồn đong đầy tình thương yêu vô bờ bến nhưng cô cũng rất tỉnh táo bám chắc vào nền tảng tri thức và hiểu biết. Cô khiến cho việc nuôi dạy con cái trở nên dễ dàng hơn nhờ cung cấp rất nhiều tri thức và hướng dẫn cho các bậc làm cha làm mẹ, để từ đó họ có thể gắn bó sâu sắc với con cái mình.”

- John Gray, tác giả cuốn Đàn ông sao Hỏa, đàn bà sao Kim

“Susan Stiffelman đã viết một cuốn sách cha mẹ vô cùng tuyệt vời, cuốn sách đã cung cấp nhiều phương pháp thực tiễn để vừa nuôi dạy trẻ vừa bồi dưỡng tâm hồn và đời sống tinh thần của các con. Tôi có thể tự tin mà nói rằng cuốn sách rất có ích cho các bậc cha mẹ và con cái họ, nhờ có cuốn sách này mà họ đã có được nhiều niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.”

- Marci Shimoff, tác giả sách bán chạy do New York Times

bình chọn, với những cuốn Love for no reason (tạm dịch: Yêu thương vô điều kiện) và Happy for no reason (tạm dịch: Hạnh phúc vô điều kiện)

“Cuốn sách của Susan, Nuôi con bằng trái tim tỉnh thức, là một trong những cuốn sách thông thái nhất và hữu ích nhất mà tôi từng đọc về một trong những thử thách khó khăn nhất trong cuộc sống.”

- Gay Hendricks, tiến sĩ, tác giả cuốn sách The big leap (tạm dịch: Bước nhảy lớn)

“Trên giá sách cha mẹ có đầy những lời khuyên bảo về cách kiểm soát trẻ và cách sống sót sau những sang chấn nảy sinh trong quá trình dưỡng dục con cái. Nhưng cuốn sách này thì khác. Nó nói về chuyện để cho trẻ tự phát triển và hưởng một quyền lợi mà tạo hóa ban tặng cho mọi sinh linh khi chào đời. Đó là quyền được vui vẻ và say sưa với cuộc sống. Chúng ta

9

Nuôi con bằng trái tim tỉnh thức

phát triển quyền lợi ấy không phải chỉ qua việc để con tự do chạy nhảy hết sức mình, để con bay cao bay xa đến tận độ, mà còn bằng cách kết nối với con và chú tâm thương yêu trong quá trình dưỡng dục – tức là chăm sóc đời sống tình cảm của trẻ.”

- Lawrence Cohen, tác giả cuốn Playful parenting (tạm dịch: Dạy trẻ trong vui vẻ)

“Cuốn sách của Susan thật sự tuyệt vời. Nuôi con bằng trái tim tỉnh thức đưa ra nhiều hướng dẫn giúp những đứa trẻ não phải phát triển lòng tự tin vào bản thân. Nếu năm nay bạn giới hạn chỉ mua một cuốn sách cha mẹ thì đó chắc chắn phải là cuốn này!”

- Thom Hartmann, tác giả cuốn Healing ADD (tạm dịch: Chữa lành chứng Giảm chú ý) và The Einstein Gene (tạm dịch: Gen Einstein)

“Nuôi con bằng trái tim tỉnh thức có thể tạo ra sự thay đổi rõ rệt cho gia đình bạn. Trong sách này có rất nhiều phương pháp thực tế tạo ra được tác động tức thì. Không đọc thì thật là phí.”

- Tiến sĩ Daniel Amen, nhà tâm thần học, tác giả cuốn sách Change your brain, change your life (tạm dịch: Thay đổi tư duy, cải thiện cuộc sống)

“Nuôi con bằng trái tim tỉnh thức là sách hướng dẫn hết sức tinh túy: một cuốn sách phải đọc dành cho những bậc phụ huynh muốn bảo vệ “bản nguyên” của con cái. Đọc sách, bạn sẽ thấy được cả một lộ trình hữu ích định hướng dòng chảy ấu thơ và vị thành niên lúc bình lặng lúc cồn cào xô đẩy của con trẻ.”

- Marilyn Mosley Gordanier, chủ tịch của diễn đàn Môi trường toàn cầu của Liên hợp quốc “Susan đã có thể tìm hiểu

10

Những lời khen tặng...

tận gốc rễ vấn đề mà cha mẹ gặp phải với con cái – dù đó là về cảm xúc, tâm sinh lý hay học tập. Có thể nói cô chính là bạn đồng hành đáng quý cho bất cứ ai đang muốn tạo ra một sự thay đổi lâu bền và thực sự tích cực. Tôi không thể nói gì hơn là nhiệt liệt khuyên bạn nên đọc cuốn sách này!”

- Tiến sĩ Jay Gordon, bác sĩ nhi, Santa Monica

“Susan có một kho tri thức, hiểu biết phong phú và lúc nào cũng sẵn lòng giúp đỡ. Tôi sẽ không ngại ngần hỏi cô ấy về gần như bất cứ mọi vấn đề, vì tôi biết mình sẽ có được câu trả lời sâu sắc, nhân văn và thường là tuyệt vời đến không ngờ - trong khi không bao giờ cô khiến tôi nghĩ mình là kẻ ngốc. Cô ấy là một viên ngọc quý.”

- Lenore Skenazy, tác giả cuốn Free-range kids, giving our children the freedom we had without going nuts with worry (tạm dịch: Nuôi con thoải mái, không lo lắng)

“Mẹ là một người mẹ tuyệt vời, và con nghĩ nhiều người sẽ vỡ ra nhiều điều và ngày càng trưởng thành hơn với tư cách là cha mẹ khi họ đọc cuốn sách này. Nhưng mà đừng quên, không có con của mẹ thì cũng chẳng có cuốn sách này đâu.”

- Ari Andersen, con trai của Susan Stiffelman, lúc viết những lời này cậu bé mới 17 tuổi.

11

Tặng Ari, Con không biết đấy thôi nhưng con đã cùng mẹ viết nên cuốn sách này, con đã dạy mẹ mỗi ngày làm sao để chắp cánh cho một đứa trẻ bay vào đời, một cuộc đời hết sức tuyệt vời. Mẹ yêu con nhiều lắm, yêu từ Trái đất tới mặt trăng và rồi quay trở lại, yêu từ trong mỗi ngóc ngách sâu thẳm trái tim. Chúc cho con đạt

được ước vọng trong đời, chúc cho con sống vui và hạnh phúc, yêu và được yêu, cười và mang lại tiếng cười, chúc cho con đủ biết ơn đời. Và mong con luôn biết tận trong tim rằng mẹ yêu con nhiều biết mấy.

Với tất cả tình yêu dành cho con, Mẹ.

Lời giới thiệu

Cólẽ không bất ngờ gì khi cuốn sách về cha mẹ và con cái của tôi đã phản ánh một điều rằng chúng ta dạy người khác chính cái điều mà ta cần phải học nhất. Giống như nhiều người

lớn lên trong thập niên 1950, 1960 (không kể thập niên 1930 và 1940, 1970 và 1980), tôi cũng có cha mẹ yêu thương tôi rất mực, lúc nào cũng mong mỏi điều tốt đẹp cho tôi nhưng họ khá mù mờ về cách nuôi dạy con cái. Họ chỉ biết cố gắng làm tốt nhất có thể, họ chỉ dạy con theo phản xạ, theo lời khuyên của bác sĩ Spock và ít nhiều làm theo bất cứ thói quen nuôi dạy con cái nào thịnh hành lúc đó. Kết quả thì như các bạn thấy, không có gì nổi bật.

Tôi yêu quý và biết ơn sâu nặng cha mẹ mình vì công lao sinh thành dưỡng dục của họ. (Con nói thật đấy, Mẹ!) nhưng tôi vẫn nhận thức được rằng nếu họ được trang bị kiến thức cơ bản nhưng vô cùng hữu ích về việc nuôi dạy con cái thì mọi thứ hẳn đã rất khác cho tất cả. Mặc dù tôi tin rằng khi cuộc đời ném cho ta quả chanh thì ta phải biết cách vắt ra một cốc

nước chanh, song nhất định là tôi cũng không thấy phiền chút

nào nếu được vơi đi một chút vật vã trên bước đường trưởng thành và cảm thấy gắn bó mật thiết hơn với con người thật của chính mình.

Ngay từ khi còn là một đứa trẻ tôi đã biết mình muốn sau

này sẽ làm việc với trẻ con, đầu tiên là làm việc giữ trẻ, và rồi

15

Nuôi con bằng trái tim tỉnh thức

sau khi tốt nghiệp cấp ba, mỗi ngày tôi lại đến làm việc ở nhà trẻ. Tôi cho rằng tình yêu trẻ đã lớn dần trong tôi không phải chỉ vì những lý do rõ rệt có thể gọi tên – chúng dễ thương, vui vẻ và cực kỳ thú vị - mà còn vì khi chữa lành cho người khác là ta tự chữa lành cho chính mình, như nhiều nhà tâm lý đã công nhận. Khi tôi giúp trẻ phát triển lòng tự tin, bản lĩnh để bảo vệ quyền lợi của mình, hoặc học cách yêu lấy những điều kỳ quặc của bản thân, thì dường như có gì đó trong tôi cũng đang he hé tỉnh dậy và vươn vai lớn mạnh.

Trong khi cố gắng học hành để lấy chứng chỉ giảng dạy, tôi cũng tập trung phát triển nhiều cách dạy trẻ để sao cho các em thấy thu hút và thức tỉnh niềm ham mê, hứng thú học tập mà vốn dĩ sinh ra trên đời ai cũng có, một bản tính thường bị vùi dập chán chê khi con trẻ đến tuổi đi trường. Hồi hai mấy tuổi, tôi được tuyển vào làm gia sư cho một gia đình thường xuyên chu du vòng quanh thế giới. Được tự do thiết kế chương trình cho từng đứa trẻ, tôi đã rút ra được một điều là trẻ ham học hỏi đến mức nào, và khi nào thì trẻ tự động não sáng tạo.

Cuối cùng, tôi đã được cấp bằng hành nghề tư vấn tâm lý, chủ yếu là để bổ sung bằng cấp chứng chỉ cho công việc cá nhân của tôi với trẻ em và trẻ vị thành niên, trong đó nhiều em có

vấn đề với cảm xúc và học tập. Có lẽ tôi đã nặng lòng quá nhiều với những đứa trẻ siêu sáng tạo, vô cùng thông minh nhưng lại thường không giỏi giang lắm ở trường học. Tôi cũng cảm thấy thật lạ là phần lớn trẻ tôi làm việc cùng mặc dù có mọi thứ vật chất mong muốn, nhưng nhiều trẻ lại mắc trầm cảm, lo âu ghê gớm, và dường như mất hết sức sống.

Trong ký ức từ trước đến nay của tôi đặc biệt khắc ghi sâu sắc hình ảnh một đứa trẻ. Đó là James. Cậu bé bốn tuổi, là em trai của Aaron, lúc đó tôi đang tư vấn và dạy dỗ Aaron. Bất cứ khi nào James và mẹ đến đón anh, là tôi lại cảm thấy mắt mình

16

Lời giới thiệu

gần như bị lóa đi trước hào quang tỏa ra từ cậu bé. Thật hân hoan và sung sướng! James sáng lấp lánh như một cây thông Giáng sinh, tỏa ra hơi ấm hạnh phúc, tò mò và phấn chấn với bất cứ thứ gì mà cuộc đời bày ra trước mắt. Tôi lại gặp James một lần nữa khi đó cậu khoảng 12 tuổi, và rồi trái tim tôi chùng xuống. Cậu ấy ủ rũ, cau có và gần như nhạt nhòa.

Có lẽ đó chính là khi tôi nhận ra mong muốn vận dụng mọi kiến thức mình đã học được trong lĩnh vực giáo dục, trị liệu và giờ là với tư cách một người mẹ và chia sẻ với người khác. Ban

đầu, cuốn sách có tiêu đề là Làm ơn đừng để ánh sáng trong đôi mắt trẻ mờ nhạt dần, và mặc dù cuối cùng tôi đã thay thế bằng một tiêu đề khác để truyền tải nhiều hơn những gì tôi muốn nói, nhưng mà tiêu đề ấy quả đã nói lên được cơ duyên dẫn tới cuốn sách này. Tôi tin rằng các bậc cha mẹ làm gì thì làm cũng phải trở thành những thiên thần hộ mệnh cho tia sáng ban sơ của con trẻ, cũng phải vinh danh chúng như là những sứ giả của niềm vui, mà quả thật các con chính là niềm vui, niềm hạnh phúc thực sự. Thế mà, thực tế chúng ta lại thường thấy chúng đang vật vã loay hoay với mọi thứ trên đời, từ bài tập về nhà đến các công việc nhà, chúng ta chỉ biết đứng đó nhìn ánh sáng ấy bắt đầu tàn lụi.

Khi đưa cậu con trai của mình lúc đó 15 tuổi đi vòng quanh thế giới – trong đó có một tháng ở châu Phi – tôi đã vô cùng

bồi hồi xúc động khi chứng kiến những đôi mắt sáng ngời lấp

lánh của gần như mọi đứa trẻ mà chúng tôi đã gặp. Càng xúc

động hơn nữa khi biết rằng cuộc sống của những đứa trẻ ấy thật

sự đói nghèo và cơ cực. Mặc dù tôi đã biết tận trong tâm khảm

mình rằng nuôi dạy sao để trẻ vui vẻ không liên quan gì lắm

đến tài khoản ngân hàng của cha mẹ, nhưng những trải nghiệm

ở châu Phi đã tiếp thêm cảm hứng cho khao khát mãnh liệt trong tôi, đó là nói cho thật rõ, viết cho thật tỏ những gì mà tôi

tin tưởng là chân lý phổ quát, những chân lý cho phép cha mẹ

17

Nuôi con bằng trái tim tỉnh thức

trở thành người dẫn đường và trang bị cho con cái mình đầy đủ trước khi bước vào tuổi trưởng thành và một cuộc đời vui tươi, mãn nguyện, ít đau khổ dẫu cho có chuyện gì xảy ra chăng nữa.

Trong Nuôi con bằng trái tim tỉnh thức, tôi đã vận dụng mọi kinh nghiệm, hiểu biết thu lượm được trong quá trình giảng dạy, tư vấn và trong cả hành trình làm cha làm mẹ của riêng mình, rồi tổng hợp lại thành một cơ sở dữ liệu có tác dụng cải thiện đáng kể con đường làm cha làm mẹ của bạn. Trước hết, tôi sẽ phân tích việc con cái cần chúng ta, những bậc làm cha làm mẹ, trở thành Thuyền trưởng trong cuộc sống của con. Bạn sẽ học được cách tránh tranh giành quyền lực mà có vẻ như nhất định sẽ xảy ra khi bạn và con mình không nhìn vào mắt nhau. Bạn sẽ phát hiện ra cách lấy lại bình tĩnh khi tạm thời đánh mất nó, cho dù con bạn có đang ngoan ngoãn, nghe lời hay không. Và bạn sẽ phát hiện ra cách giữ vững tinh thần thậm chí trong cả những lúc sóng gió nhất của chuyến hải trình làm cha làm mẹ, những sóng gió mà có thể khiến ta cho roi cho vọt lẫn cho ngọt cho bùi con cái chính khi chúng ta đang cảm thấy mình chẳng có quyền lực gì.

Để đặt nền móng cho việc trở thành thuyền trưởng trong cuộc sống con trẻ, chúng ta sẽ nói về sự gắn bó và kết nối. Khi con cái cảm thấy gắn bó sâu nặng với chúng ta, trực giác mách bảo chúng nên lấy cha mẹ làm chiếc kim la bàn chỉ lối dẫn đường và ngoan ngoãn làm theo lời khuyên bảo của chúng ta. Sau đó, chúng ta sẽ chuyển sang nói về cách giúp đỡ trẻ khi con cảm thấy bực bội, cáu bẳn và vùng vằng. Chúng ta có thể tìm hiểu cách xoa dịu những cảm xúc căng thẳng, tiêu cực của con ngay từ căn nguyên. Nhờ học cách đồng hành cùng con thay vì

cố gắng cải tạo con, bạn sẽ nhận ra là mình có thể tránh được những cuộc tranh giành quyền lực, thứ mà đôi khi khiến cho tương tác giữa cha mẹ và con cái tuổi thiếu niên có cảm giác

18

Lời giới thiệu

như một đấu trường xử án, mỗi người bảo vệ một quan điểm riêng của mình như một vị luật sư đầy lý lẽ và quyền lực.

Đọc tiếp, bạn sẽ biết cách nhận ra và bồi dưỡng tài năng và thiên bẩm độc đáo của con, mà với một số bậc cha mẹ, điều đó cũng có thể liên quan đến bạn bè mà con giao du – và không giao du – để hoàn toàn chấp nhận và chào mừng chính con người thật của con. Hầu hết các cha mẹ đều mơ ước về một đứa “con nhà người ta”, tức là đứa con sẽ luôn nói: “Vâng, thưa mẹ!” ngay khi cha mẹ bảo chúng đi đổ rác hoặc làm bài tập về nhà. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thất vọng lắm khi đứa con bằng xương bằng thịt đang ở trước mắt mình đây lại quá khác so với đứa con trong mơ ấy. Nếu bạn có thể nhìn thẳng vào con và chấp nhận đứa con mà mình có thì bạn đã giải phóng được kha khá năng lượng cảm xúc của mình để chỉ dạy và làm người dẫn đường trong lúc con cần nhất và xứng đáng nhất này.

Sau đó, các bạn sẽ học được cách hỗ trợ con cái bằng những công cụ hữu ích để giải quyết các vấn đề, những rắc rối và những thử thách trên đường bước vào đời. Và cuối cùng, bạn sẽ khám phá nhiều phương pháp tạo điều kiện cho con tìm kiếm và thể hiện ước mơ, hi vọng của mình.

Xin bạn nhớ có nhiều lúc tôi sẽ chia sẻ một câu chuyện nào đó của khách hàng tôi tư vấn về quan hệ với con cái. Đứa trẻ ấy có thể lớn hơn hoặc bé hơn con bạn. Trong trường hợp con bạn lớn hơn, những câu chuyện này chính là cơ hội để bạn suy ngẫm về những giai đoạn trước đó, biết đâu bạn nhận ra một số

phương pháp có lẽ đã góp phần gây ra những khó khăn mà bạn đang phải đối mặt. Còn nếu con bạn nhỏ tuổi hơn thì rõ ràng những câu chuyện này sẽ giúp bạn tránh được nhiều sai lầm mà thường bạn sẽ gặp phải khi con bạn đến tuổi đó!

Trong cuốn sách này, có rất nhiều thứ bắt đầu manh nha từ nhiều chục năm về trước, ngay từ cái hồi tôi mới chân ướt

19

Nuôi con bằng trái tim tỉnh thức

chân ráo bước vào sự nghiệp giáo dục. Một số ý tưởng mãi sau này mới phát triển khi tôi đã làm việc nhiều hơn với trẻ nhỏ và ở phạm vi rộng lớn hơn. Những ý tưởng đó đã giúp tôi bồi dưỡng nhiều hơn tri giác và sự nhạy cảm của mình trong công việc với các con. Nhưng phải đến khi chính bản thân được làm mẹ thì những hiểu biết, những kinh nghiệm này mới thật sự trở nên rõ ràng và sống động trong đời thực. Bất cứ điều gì bạn đọc được trong cuốn sách này, tôi đều đã áp dụng khi nuôi dạy con mình, mà giờ đây khi đang viết những dòng chữ này, cháu nó

đã là một thanh niên mười tám tuổi. Trên đời này không có ai cổ vũ và truyền cảm hứng để tôi trưởng thành và sống tốt nhất có thể như con trai mình, Ari. Cháu là cậu bé rất hay ho, thú vị.

Dẫu tôi vô cùng biết ơn kiến thức sách vở và giáo dục mô phạm

đã đem lại cho tôi, nhưng chính việc nuôi dạy một cậu bé mới

khiến mọi thứ sách vở ấy trở nên thực tế, sinh động.

Tôi đã phạm rất nhiều sai lầm. Không phải lúc nào tôi cũng đúng. Giống như bạn thôi, bạn đọc của tôi, tôi vẫn tiếp tục học, học nữa, học mãi và liên tục tiến hóa trong hành trình làm cha làm mẹ này. Tôi đã gặp khá nhiều khó khăn, trắc trở và đã bị suy sụp vài lần. Nhưng tôi có một đứa con hạnh phúc, tốt bụng và khôi ngô, sáng sủa đến mức nhiều lúc cũng phải bất ngờ, và tôi cho rằng được như vậy thì ít nhất là có liên quan đến một chút những gì mà bạn sắp sửa khám phá cùng tôi khi đọc cuốn sách này.

Một ngày nọ, Ari đem một cuốn sách và một cái chăn ra ngoài sân sau nhà để đọc. Khi đã ngồi ngay ngắn, con nhìn lên tôi và mỉm cười, con nói giản dị thế này: “Con yêu cuộc sống của con.” Chính câu nói đó đã thâu tóm toàn bộ mục tiêu của cuốn sách này và của cuộc đời tôi với tư cách một người mẹ: là con có thể bột phát thể hiện điều gì đó quá trong trẻo và quá hoàn hảo đến vậy.

20

Lời giới thiệu

Tôi từng đọc đâu đó rằng từ khi có con, trái tim chúng ta nhảy ra khỏi lồng ngực và bắt đầu đi loanh quanh trên đôi chân của chúng nó mãi mãi. Nỗi đau, cái đẹp, sự bất lực và sự tuyệt vời của việc nuôi dạy một đứa trẻ tưởng như vô biên choáng ngợp tới mức tôi vẫn chưa tin là mình có thể làm được. Thỉnh thoảng, chúng ta ngắm nhìn con cái và cảm thấy nghẹt thở. Tình yêu con đã khiến ta khuỵu gối cầu nguyện cho con được an toàn, yên ổn và cuộc sống của con được hạnh phúc, vui vẻ dù hiện tại đó chỉ là cuộc sống bình dị, và cầu cho con luôn tiến về phía trước hướng tới một cuộc đời trưởng thành lâu dài. Một trong những đam mê lớn nhất của tôi ấy chính là giúp những đứa trẻ và cha mẹ chúng trở thành con người tốt nhất có thể. Hãy cùng tham gia với tôi trên hành trình này và chuẩn bị sẵn sàng để biến ngày hôm nay trở thành ngày mà công cuộc dưỡng dục con trẻ của bạn trở nên nhẹ nhàng đi trông thấy và vui vẻ hẳn so với trước.

21

Là thuyền trưởng vững tay lái vượt qua cả những lúc bão giông

lẫn lúc yên bình

Thuyền trưởng sợ hãi thì cả thủy thủ đoàn đều sợ hãi.

- Lister Sinclair Tưởng tượng bạn là hành khách trên một chiếc du thuyền, thật vinh hạnh biết bao khi thuyền trưởng ăn tối cùng bạn. Nhưng giá trị thật sự của ông ấy không phải là một người bạn giao thiệp xã hội; bạn cần ông ấy và muốn ông ấy phải giám sát và chỉ đạo con thuyền để nó được xuôi chèo mát mái, phải lèo lái nó vượt qua bão giông và tránh khỏi những tảng băng trôi trong khi bạn vô lo vô nghĩ hò hát trong phòng karaoke. Bạn phải trông cậy vào vị thuyền trưởng đó, dù có yêu quý ông ta hay không hay có hiểu mọi việc ông ấy đang làm. Đây là mối quan hệ có tôn ti trật tự, trong đó thuyền trưởng được giao trọng trách chính đáng, là người chịu trách nhiệm trên con thuyền, còn hành khách thì thư giãn thảnh thơi, an tâm khi biết rằng họ có thể trông cậy vào ai đó hoàn toàn có năng lực lèo lái con thuyền đi qua cả những vùng nước yên bình lẫn giông bão.

1

Nuôi con bằng trái tim tỉnh thức

Nhiều cha mẹ tin rằng họ nên cho con cái cảm giác họ là bạn của con. Nhưng thật ra, con trẻ cần chúng ta trở thành thuyền trưởng trên con thuyền của chúng. Ý tôi không phải là cha mẹ nên kiểm soát con cái; mà tôi muốn nói rằng họ cần phải nắm quyền. Kiểm soát và nắm quyền là hai chuyện khác nhau. Kiểm soát – như tôi đang dùng từ này –là cố gắng bù đắp lại cảm giác bất lực hoặc cảm giác lo ngại. Nắm quyền có nghĩa là chúng ta có khả năng giữ bình tĩnh ngay cả khi gặp phải sóng to gió lớn – hoặc khi con cái chúng ta đang đi quá giới hạn, đang không nghe lời chúng ta hoặc đang dở chứng.

Khi con cái thấy chúng ta bình tĩnh – dù thái độ hay hành vi của con có ra sao – thì chúng có thể an tâm rằng chúng có thể trông cậy vào chúng ta để vượt qua những khoảnh khắc khó khăn của cuộc đời.

Hãy tưởng tượng bạn sẽ phản ứng ra sao khi thuyền trưởng hoàn toàn mất bình tĩnh bởi nhận ra con thuyền của mình bị thủng đáy. Niềm tin của chúng ta vào ông ấy sẽ chìm nghỉm nếu ông ấy chạy loạn lên trên boong tàu và la hét: “Không thể nào có lỗ thủng ấy được! Đây là con tàu hiện đại nhất cơ mà! Chúng tôi đã tốn đến 50 nghìn đô la để kiểm tra nó trước khi rời cảng đấy!”

Nếu thuyền trưởng không thể đối diện với thực tế thì nhất định hành khách chúng ta sẽ không còn thấy an tâm nữa. Nếu ông ta phản ứng với những vùng nước xoáy theo kiểu chạy tán loạn dọc con tàu, la hét thất thanh “Ôi, không! Tôi biết làm gì bây giờ!” chúng ta hẳn sẽ rất lo lắng. Tương tự, khi chúng ta từ chối giải quyết vấn đề mà cuộc sống thực tế đặt ra – thằng bé nhà ta bực tức với chị của nó hoặc nó mới có mấy tuổi đầu mà

đã biết uống rượu – thì chúng ta sẽ khiến cho con không an

24

Là thuyền trưởng vững tay lái...

tâm là có ai đó có thể giúp nó an toàn vượt qua bất cứ khủng hoảng nào mà con đang phải đối mặt.

Khi con cái thấy chúng ta bình tĩnh – dù thái độ hay hành vi của con có ra sao – thì chúng có thể an tâm rằng chúng có thể trông cậy vào chúng ta để vượt qua những khoảnh khắc khó khăn của cuộc đời.

Chúng ta cần một vị thuyền trưởng có thể lường trước được những vùng nước dữ, biết lèo lái con tàu để tránh sóng to gió

lớn hay mưa giông bão bùng, có thể bình tĩnh khi gặp chuyện

trục trặc. Nếu có một cơn bão, chúng ta sẽ yên lòng nếu thuyền trưởng, người có trách nhiệm với con tàu, ra lệnh cho thủy thủ

đoàn biết đường đi nước bước và yêu cầu hành khách biết ở

đâu cho an toàn, hơn là với một người ru rú một góc hoặc lẩn trốn trách nhiệm. Tương tự, khi chúng ta đảm nhiệm trọn vẹn vai trò thuyền trưởng con tàu gia đình là chúng ta đã sẵn sàng nắm quyền chỉ đạo một cách trật tự và suôn sẻ, đó chính là điều con trẻ cần.

Một hình ảnh đơn giản để hiểu Ainếu có ai đó - là người nắm quyền

Tôi từng dùng hình ảnh hai nắm tay để chỉ quan hệ quyền hành này. Tay phải là cha mẹ, tay trái là đứa con. Bạn sẽ gặp hình ảnh này trong toàn bộ cuốn sách.

Trong hình ảnh đầu tiên, nắm tay phải đặt trên bàn tay trái.

Nhìn vào đây bạn sẽ có cái nhìn trực quan về tôn ti trật tự tự nhiên trong gia đình. Tức cha mẹ là người nắm quyền.

25

Nuôi con bằng trái tim tỉnh thức

CHA MẸ NẮM QUYỀN

Hình ảnh này thể hiện bạn là thuyền trưởng của con tàu. Bạn âm thầm thể hiện quyền hành của mình, thứ quyền hành này xuất phát từ việc bạn biết chắc chắn là mình có thể lèo lái con tàu đi qua đại dương cả những lúc yên bình lẫn giông bão.

Khi mọi người đều có vị trí ngang nhau thì không ai là nắm quyền hết. Tôi gọi tình trạng này là tình trạng “hai vua”. Tức là khi diễn ra sự tranh giành quyền lực, mỗi bên đều muốn đấu tranh để củng cố vị trí của mình, và bên nào quyết tâm cao độ nhất – hoặc ít mệt mỏi nhất – thì bên đó sẽ chiến thắng.

KHÔNG AI NẮM QUYỀN: “MỘT NƯỚC

HAI VUA”

Khi tay trái, đại diện cho đứa trẻ, ở trên tay phải, thì về cơ bản, đứa trẻ là người nắm quyền. Cha mẹ lâm vào cảm giác tuyệt vọng và bất lực, phải cầu viện đến trò dỗ dành, nịnh nọt và đe dọa để có được quyền kiểm soát.

CON NẮM QUYỀN

Xuyên suốt cuốn sách, tôi sẽ nói rõ hơn về tương quan quyền

lực này, nhưng dưới đây là một ví dụ đơn giản để bạn có thể hình dung ra được phần nào:

Con gái bạn xin phép ngủ qua đêm ở nhà một người bạn, và bạn nói một cách ân cần và kiên định là: “Mẹ sợ rằng tối nay không được đâu.” Hình ảnh áp dụng trong tình huống này là:

26

Là thuyền trưởng vững tay lái...

CHA MẸ NẮM QUYỀN

Giả sử con gái bạn hỏi: “Sao lại không?” và bạn trả lời: “Vì con đang rất mệt. Con đã bực bội từ lúc con đi đá bóng về.” Con gái bạn nói: “Đâu có. Chẳng qua trận bóng hôm nay không hay thôi,” và rồi bạn đáp: “Mẹ không nghĩ vì trận bóng hôm nay không hay đâu con yêu. Con đã cáu bẳn từ trước khi đi đá bóng cơ.” Và con gái bạn nói: “Con chỉ cáu bẳn vì mẹ cứ bắt con phải ăn ngũ cốc mà con ghét.” Và bạn nói: “Bình thường con vẫn thích ngũ cốc cơ mà!” Và con bé nói… Bạn đã hiểu bức tranh này rồi chứ. Giờ thì tôi dẫn bạn đến vùng đất “hai vua”.

KHÔNG AI NẮM QUYỀN: “MỘT NƯỚC HAI VUA”

Nếu tình huống này vẫn ngày càng đi xa thì bạn sẽ nghe thấy con gái mình nói mấy câu đại loại kiểu: “Nếu mẹ không cho con đi thì con sẽ không dọn bàn đâu.” Bạn đáp: “À, đúng rồi, chắc chắn là con sẽ dọn bàn thôi quý cô nếu con muốn xem bất cứ chương trình ti vi nào từ giờ đến hết cuối tuần!” (Hãy lưu ý cái giọng tuyệt vọng đang dần dần len lỏi vào câu nói của bạn khi bạn cố gắng khẳng định quyền kiểm soát). Về cơ bản thì đứa trẻ đang cầm cương, còn bạn, bạn chỉ đưa ra những lời đe dọa hoặc nếu không thì cũng là dụ dỗ, nịnh nọt để lấy lại quyền kiểm soát.

27

Nuôi con bằng trái tim tỉnh thức

CON NẮM QUYỀN

Tôi sẽ đẩy tình huống lên cao hơn, nhưng hi vọng là nhờ đó bạn hình dung được sự khác biệt giữa a) thật sự nắm quyền và b) tìm mọi cách để giành được vị trí thuyền trưởng đối với con cái mình và c) cố gắng áp đặt quyền lực lên con khi tình hình trở nên gay gắt. Dưới đây là một ví dụ thực tế, ví dụ này có thể minh họa cho việc tình huống này dễ xảy ra thế nào giữa cha mẹ và con cái.

Sáng nào cũng phải đánh vật với đứa con 11 tuổi ngái ngủ, chán học

Stella đến chỗ tôi, tâm trạng vô cùng bực bội. Đứa con trai 11 tuổi của cô, Sam, sáng nào cũng kiên quyết không chịu dậy đi học. Sáng nào hai mẹ con cũng phát mệt lên với nhau rồi mới bắt đầu một ngày được. Stella nói rằng mỗi sáng cô đều vào phòng con, đánh thức con dậy một cách ngọt ngào bằng tiếng gọi nhẹ nhàng và cù vào đôi bàn chân bé nhỏ.

Chẳng thấy con động cựa gì. Rồi Stella sau đó sẽ nói nặng thêm một tí, bóp chân con hơi mạnh một chút. Rồi thế nào Sam cũng rên rỉ ỉ ôi. Đến lúc này thì Stella bắt đầu mất kiên nhẫn, cô cảm thấy những tiếng tích tắch của chiếc đồng hồ như đang đè nặng tâm can mình và biết bao công việc khác nữa đang chờ để chuẩn bị cho con tươm tất đến trường.

“Con yêu, con có nhớ tối qua chúng mình nói gì không. Con đã nhất trí với mẹ là hôm nay dậy đúng giờ phải không nhỉ?” Im lặng. “Thôi được rồi, Sam, mẹ đang cảnh báo con đấy. Mẹ sẽ đánh thức em con dậy và dọn bữa sáng. Nếu con không dậy trong vòng một phút thì con sẽ bị muộn cho coi!”

28

Là thuyền trưởng vững tay lái...

Chuyện đáng quan tâm nhất mà bạn cần phải hiểu là Sam không thực sự quan tâm gì cả. Con chẳng quan tâm mình sẽ bị muộn, hoặc có khi con buồn ngủ quá tới mức không thể kích hoạt được cái phần não tin rằng đi học đúng giờ là điều quan trọng nữa. Những hứa hẹn của tối hôm trước đã bị ném tít vào một góc xa xôi nào đó trong ký ức. Cho tới lúc này, điều duy nhất khiến cậu thấy phiền chính là Mẹ, và mẹ đang bắt đầu phát hoảng lên vì mẹ đang gặp vấn đề trong việc bắt Sam giải quyết vấn đề của mẹ.

Thế thì giờ chuyện gì sẽ xảy ra? Thế nào rồi mẹ cũng phải vào phòng Sam thêm năm lần nữa, la mắng, quát nạt, dọa dẫm là sẽ rời nhà để mặc cậu muốn ra sao thì ra, và lên lớp cho cậu nghe về lý do tại sao “chuyện này không thể và sẽ không xảy ra lần nào nữa” (mà sáng nào mẹ cũng nói thế, chứng tỏ là trong mắt con trai cô ấy rất mất tín nhiệm). Stella đã không còn bình tĩnh được nữa, mặc dù hai mẹ con đã hứa hẹn cùng nhau là sẽ không như thế, và cô ấy bực bội với chính bản thân mình – và với Sam – vì đã một lần nữa lại chứng nào tật ấy.

Sam lúc đó mới lồm cồm bò dậy để mặc quần áo, cũng la lối cho xứng tầm với màn quát tháo của mẹ, cậu bé gào lên rằng đáng lẽ mẹ phải gọi cậu dậy theo cách khác, hoặc cậu sẽ đổ lỗi cho em mình vì đã ho suốt đêm qua khiến cho cậu không tài nào chợp mắt được, do vậy cậu đã mệt mỏi kinh khủng khiếp. Mặc cho những nỗ lực quả cảm của mẹ nhằm khai sáng cho cậu, cậu cũng hề hay biết rằng sáng nào cậu cũng có một danh sách những lời biện minh như thế.

KHÔNG AI NẮM QUYỀN: “MỘT

NƯỚC HAI VUA”

Cả nhà ào ra khỏi cửa, bực bội, căng thẳng, và nếu không la hét với người này người kia thì mặt họ cũng hầm hầm không ai

29

Nuôi con bằng trái tim tỉnh thức

thèm nói với ai lời nào. Stella bảo với con trai rằng con làm cô bực mình. Đưa con đến trường xong, cô trở về nhà trong lòng cảm thấy tức giận, hối hận và bất lực khi muốn tìm cách thoát khỏi những buổi sáng hỗn loạn sóng gió mỗi ngày này.

CON NẮM QUYỀN

Khi con không nghe lời bạn và bạn cảm thấy bực bội hoặc bắt đầu dọa dẫm, ngày càng gay gắt thì bằng trực giác con sẽ nhận ra nỗi hoang mang trong bạn. Phản ứng nặng nề của bạn thật sự đã thay ngôi đổi thứ của cha mẹ và con cái; trên thực tế, bạn đã để con định đoạt kết quả tình huống này. Thuyền trưởng thực thụ thì không bao giờ làm vậy!

Cưỡng ép tạo ra tranh giành quyền lực và phản kháng

Trong những buổi hội thảo thực hành, tôi minh họa một ý quan trọng bằng cách yêu cầu người tham dự đứng lên, đặt bàn tay họ lên bàn tay tôi. Không hề báo trước, tôi nghiêng về trước, cố tình đẩy mạnh vào bàn tay của họ. Chắc chắn một điều là họ đẩy lại tôi với một lực tương tự hay thậm chí còn mạnh hơn. Sau đó, tôi hỏi: “Tôi có yêu cầu các bạn đẩy lại tôi không?” Câu trả lời luôn luôn là: “Không, thật sự thì cô đã không yêu cầu gì hết!”

Rồi chúng tôi cùng nhau phát hiện ra rằng trong một mối quan hệ khi một người bắt đầu đẩy thì người kia theo bản năng sẽ đẩy lại. Nhưng không thể có chuyện hai người đẩy nhau nếu một trong hai không đẩy gì hết! Bạn không thể có một cuộc tranh giành quyền lực khi mà chỉ có một người có hành vi tranh giành.

30
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.