SỐ BÁO THÁNG 1/2021 - DU LỊCH THỜI COVID

Page 1

YESNEWS Bản tin sinh viên nghiên cứu khoa học

78

DU LỊCH THỜI COVID

Số báo tháng 1/2021



Lời mở đầu Thân chào quý độc giả! Bạn đang cầm trên tay số báo mới nhất của Yesnews, số 78 tháng 1 năm 2021 với một chủ đề nóng hổi - “Du lịch thời Covid”. Còn chần chừ gì nữa, cùng điểm qua xem chúng mình có những gì nhé! Chuyên mục Điểm tin kinh tế cập nhật tình hình kinh tế tháng 1 vừa rồi khi nền kinh tế nước ta đã biết phát huy những điểm sáng trong năm 2020 và nắm bắt những thời cơ mới, nối dài những thành tựu đã đạt được. Tháng đầu năm 2021, Việt Nam chứng kiến các gói đầu tư khổng lồ cùng với những con số đầy hy vọng cho một năm 2021. Bên cạnh đó, Điểm tin kinh tế tháng này cũng cho chúng ta một cái nhìn toàn cảnh về một thế giới đầy biến động như Malaysia công bố gói hỗ trợ Covid, các tin tức cập nhật về hiệp định thương mại tự do,... Tiếp theo, chuyên mục Lăng kính khoa học tháng này của Yesnews sẽ cung cấp cho độc giả một góc nhìn mới mẻ về một khái niệm mới xuất hiện trong thời dịch, đó là Bong bóng du lịch - một biện pháp kích cầu du lịch thời Covid. Song song với việc các nước xem xét về tính khả thi của Bóng bóng du lịch thì Việt Nam đang trăn trở đi tìm những xu hướng mới cho ngành du lịch nội địa. Chuyên mục Nhìn ra thế giới sẽ tiếp nối chuyên mục Lăng kính khoa học, cung cấp cho độc giả thêm những góc nhìn dự đoán về sự hồi phục của ngành công nghiệp không khói trên toàn cầu cũng như xu hướng của nó trong năm mới. Cuối cùng là chuyên mục Góc nội bộ, đưa chúng ta nhìn lại những hình ảnh, lưu lại những cảm xúc của sự kiện đặc biệt “Vertrauen - Sinh nhật tuổi 18 YES”. Tại đây, các thành viên, CTV YES sẽ gửi gắm những tâm tư, cảm xúc của mình về chặng đường của YES cũng như quãng thời gian đồng hành cùng câu lạc bộ. Chi tiết quý độc giả hãy lật giở những trang báo kế tiếp và khám phá thêm cùng chúng mình nhé. Chúc quý độc giả có những giờ phút đọc báo vui vẻ và cập nhật được những tin tức bổ ích. BAN BIÊN TẬP YESNEWS


MỤC LỤC 05 ĐIỂM TIN KINH TẾ

4

17

22

27

LĂNG KÍNH KHOA HỌC

NHÌN RA THẾ GIỚI

GÓC NỘI BỘ


Tiếp nối đà tăng trưởng của năm ngoái, bức tranh kinh tế Việt Nam tháng đầu năm nổi bật, gồm nhiều gam màu tươi sáng với các sự kiện như tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt mức cao, sản xuất công nghiệp gia tăng, bán lẻ và kinh doanh dịch vụ tiêu dùng cũng trở nên sôi động,... Về tình hình kinh tế thế giới, tình trạng khủng hoảng container vẫn chưa được giải quyết khiến chi phí vận tải quốc tế vẫn duy trì ở mức cao, cùng với đó, các quốc gia cũng đang nỗ lực vừa khống chế dịch Covid-19 vừa phục hồi nền kinh tế, nhiều chính sách kinh tế mới đã được đưa ra

5


TIN TRONG NƯỚC

6


1

CPI tháng 1 tăng thấp nhất trong 5 năm Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2021 tăng 0,06% so với tháng trước. Nguyên nhân do nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, chuẩn bị Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 1/2021 giảm 0,97%. Trong đó có 9/11 nhóm hàng có chỉ số giá tăng so với tháng trước, nhóm giao thông có mức tăng cao nhất 2,29%, nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,44%, nhóm giáo dục tăng 0,33%,... Hai nhóm có chỉ số giá giảm là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng và nhóm bưu chính viễn thông, lần lượt giảm 2,31% và 0,1%. Về lạm phát, lạm phát cơ bản tháng 1/2021 tăng 0,49% so với cùng kỳ năm 2020. Đây được cho là mức tăng thấp nhất của tháng 1 trong vòng 5 năm gần đây. Nguồn: https://cafef.vn/cpi-thang-1-tang-thap-nhattrong-5-nam-20210129143528185.chn

2

Thành phố Hồ Chí Minh lọt top 10 thành phố được nhà đầu tư bất động sản Châu Á quan tâm nhất Theo kết quả khảo sát năm 2021 của Coldwell Banker Richard Ellis (CBRE), lần đầu tiên, TP. Hồ Chí Minh lọt vào Top 10 thành phố được các nhà tư bất động sản châu Á - Thái Bình Dương quan tâm nhất. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh xếp vị trí thứ 5, cùng với Singapore xếp vị trí thứ 2, là hai quốc gia duy .nhất ở khu vực Đông Nam Á lọt top bảng xếp hạng này TP. Hồ Chí Minh là địa phương có hoạt động kinh tế sôi động nhất cả nước, với định hướng phát triển thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế. Do đó, tiềm năng giá trị bất động sản và lợi suất cao là một trong những nguyên nhân giúp TP. Hồ Chí Minh thi hút sự chú ý của các nhà đầu tư, trong những năm qua Nguồn: https://vietnamfinance.vn/tp-hcm-lot-top-10-thanhpho-duoc-nha-dau-tu-bat-dong-san-chau-a-quan-tamnhat-20180504224248904.htm

7


4

Bán tín chỉ carbon, Việt Nam có thể thu về hàng trăm triệu USD

3

Kinh tế tháng 1/2021 có nhiều khởi sắc

Ngay từ đầu năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta đã đạt mức tăng cao; trong đó xuất khẩu tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước, nhập khẩu tăng 41%, xuất siêu 1,3 tỷ USD. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 1,8 tỷ USD, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 3,1 tỷ USD. Sản xuất công nghiệp tăng cao 22,2% so với cùng kỳ năm trước, bán lẻ và kinh doanh dịch vụ tiêu dùng sôi động tăng 6,4%, nguồn hàng dồi dào, phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán. Kết quả tích cực này sẽ tạo tiền đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước ta trong những tháng tiếp theo. Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/kinh-te-thang-1-conhieu-khoi-sac-20210129194419653.htm

Thị trường mua bán tín chỉ carbon là một xu hướng phát triển mới với nhiều triển vọng đem lại nguồn doanh thu cao cho các địa phương, cũng như đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế. Trong khi đó, rừng ở Việt Nam có nhiều dư địa để tận dụng những lợi ích đem lại từ loại hình .kinh doanh mới này Cụ thể, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mỗi năm, nước ta có thể bán ra thị trường 57 triệu tín chỉ carbon, nếu tính giá 5 USD/tín chỉ, mỗi năm, có thể thu về hàng trăm triệu USD. Nguồn thu từ việc kinh doanh tín chỉ carbon sẽ được sử dụng cho các biện pháp quản lý, bảo vệ .rừng, bảo tồn và cải thiện sinh kế cho người dân Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/ban-tin-chi-carbon-viet-namco-the-thu-ve-hang-tram-trieu-usd-20210125224522589.htm

5

Intel đầu tư thêm gần nửa tỷ USD vào Việt Nam Intel, nhà máy sản xuất chip Hoa Kỳ, mở rộng đầu tư ở Việt Nam. Cụ thể, tập đoàn này đã đầu tư 475 triệu USD vào Intel Products Việt Nam (IPV), nhà máy lắp ráp và kiểm định có quy mô phòng sạch lớn nhất trong hệ thống Intel toàn cầu. Được biết, khoản đầu tư này sẽ được sử dụng vào việc sản .xuất các sản phẩm 5G và bộ vi xử lý Trong thập kỷ qua, giá trị xuất khẩu tích lũy của IPV đạt 50,2 tỷ USD. Riêng năm 2020, Intel xuất khẩu 13,1 tỷ USD , chiếm khoảng 68% tổng kim ngạch xuất khẩu của Khu công nghệ cao Sài Gòn và khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn Việt Nam trong lĩnh vực linh kiện điện tử và phụ kiện. Do đó, quyết định tăng đầu tư dự kiến sẽ tạo ra nhiều bước ngoặt và hỗ trợ sự phát triển của nguồn nhân lực địa phương, đồng thời tăng giá trị xuất khẩu lên 30 - 40% Nguồn: https://cafef.vn/intel-dau-tu-them-475-trieu-usd-vaoviet-nam-20210127134750276.chn

8


6

2 tỷ USD vốn FDI đổ vào Việt Nam trong tháng 1/2021 Theo Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 20/01/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của đầu tư nước ngoài (FDI) đạt khoảng 2,02 tỷ USD. Trong đó, Singapore là đối tác dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 680 triệu USD, theo sau là Trung Quốc và Hong Kong với tổng số vốn đầu tư lần lượt là 618 triệu USD và 60,4 triệu .USD Vốn FDI rót vào 14 ngành lĩnh vực, trong đó, dẫn đầu là công nghiệp chế biến, chế tạo đạt gần 1,54 tỷ USD, chiếm 76,4% tổng vốn đăng ký. Đứng thứ hai là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư là 179 triệu USD. Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực vận tải kho bãi, nông lâm nghiệp thủy sản với tổng vốn đăng ký gần 111,9 triệu USD và 60,4 triệu USD. Nổi bật, Đồng Nai, là địa phương thu hút .được 226 triệu USD vốn FDI trong 13 ngày đầu năm Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/2-ty-usd-von-fdi-do-vaoviet-nam-trong-thang-1-2021-20210129071124548.htm

7

Nhà cung ứng của Apple sản xuất máy tính ở Việt Nam

Ngày 18-1, Foxconn đã đón nhận giấy chứng nhận đầu tư để thực hiện dự án Nhà máy Fukang Technology với mục tiêu sản xuất, gia công máy tính bảng và máy tính xách tay. Dự án sẽ được thực hiện ở Quang Châu với quy mô công suất khoảng 8 triệu sản phẩm/năm, tổng vốn đầu tư đăng ký 270 triệu đô la Mỹ (6.233 tỷ đồng). Theo nguồn tin từ Reuters, nhà cung cấp Foxconn sẽ chuyển một số hoạt động lắp ráp máy tính bảng Ipad và máy tính xách tay Macbook từ Trung Quốc sang Việt Nam để tránh việc bị áp thuế cao và các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia. Trong đó, tỉnh Thanh Hóa là một trong những lựa chọn để đầu tư dự án sản xuất thiết bị điện tử có tổng vốn đầu tư 1,3 tỷ đô la.Tập đoàn Foxconn đang tìm hiểu đầu tư tại Việt Nam để có thể đạt mục đích doanh thu 40 tỷ đô la trong vòng 3 - 5 năm tới. Nguồn https://www.thesaigontimes.vn/312821/nha-cungung-cua-apple-san-xuat-may-tinh-o-viet-nam.html

9


8

60 tấn gạo Việt đầu tiên được nhập khẩu vào Anh theo UKVFTA Ngày 26/1, những tấn gạo thơm đầu tiên của Việt Nam được miễn thuế nhập khẩu vào Anh theo Hiệp định UKVFTA đã được bán trên thị trường London. Với lợi thế được miễn thuế xuất nhập khẩu, gạo Việt Nam có khả năng cạnh tranh tốt với các nước khác .cùng xuất khẩu gạo thơm sang Anh như Thái Lan Hiện tại, thị phần gạo Việt Nam tại Anh chỉ chiếm khoảng 0,24% trong tổng số kim ngạch nhập khẩu vào Anh. Tuy nhiên, khi Hiệp định UKVFTA có hiệu lực,gạo Việt Nam có nhiều triển vọng sẽ tăng thị phần .tại Anh trong năm nay Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/60-tan-gaoviet-dau-tien-nhap-khau-vao-anh-theoukvfta-20210127120200478.htm

10

9

Hàng Việt chiếm ưu thế trên thị trường Tết Những ngày giáp tết, thị trường bán lẻ diễn ra vô cùng sôi động, bởi nhu cầu tăng cao. Đặc biệt, khuynh hướng mua sắm đồ của người tiêu dùng là sản vật địa phương đã góp phần giúp hàng Việt .chiếm ưu thế trên thị trường tết Cụ thể, lượng hàng hóa trên các kệ hàng 90% là hàng Việt. Số lượng đơn gạo ST25 bán ra trong tháng 1/2021 cũng ghi nhận tăng cao do được nhiều người tiêu dùng lựa chọn làm quà biếu tết. Điều này cho thấy hàng hóa Việt đã cải thiện đáng kể về mặt chất lượng, cũng như thương hiệu trong lòng người tiêu dùng Việt. Vì vậy, đây cũng được cho là thời điểm hợp lý để các doanh nghiệp .nội xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường trong nước Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/hang-viet-chiem-uu-the-tren-thitruong-tet-20210127061115094.htm


10

Mỹ ra phán quyết chưa áp thuế lên hàng hóa Việt Nam Tháng 12 vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ dán nhãn "thao túng tỷ giá" lên Việt Nam với lý do thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ ngày càng gia tăng, thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam lớn, và cho rằng Việt Nam can thiệp vào thị trường ngoại hối để giữ tỷ giá tiền đồng ở mức thấp. Giới doanh nghiệp và chuyên gia thương mại lo ngại rằng động thái này sẽ dẫn tới việc Mỹ áp thuế quan lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam sau khi Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ (USTR) hoàn tất cuộc điều tra đối với Việt .Nam Hoàn tất cuộc điều tra kéo dài từ tháng 10 năm ngoái, USTR cho biết đã tham vấn Bộ Tài chính Việt Nam về chính sách tỷ giá và chưa áp thuế quan trừng phạt lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Cuộc điều tra theo Điều 301 trong luật thương mại Mỹ đối với Việt Nam cũng chính là công cụ mà USTR đã sử dụng để mở đường cho việc áp thuế lên 370 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ mỗi năm. Chính việc Mỹ áp thuế lên hàng Trung Quốc đã dẫn tới sự dịch chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang .Việt Nam - một nguyên nhân khiến thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ tăng :Nguồn https://vneconomy.vn/my-ra-phan-quyet-chua-ap-thue-len-hang-hoa-vietnam-20210116155312427.htm

TIN QUỐC TẾ

1

Diễn biến trái chiều trên thị trường Smartphone: LG cân nhắc rút khỏi thị trường smartphone - Apple trở thành hãng smartphone lớn nhất thế giới

Trong bối cảnh thị trường smartphone đang ngày càng bão hòa, LG đang xem xét về việc rút khỏi thị trường smartphone. Bởi với hàng loạt dòng sản phẩm không để lại ấn tượng cho thị trường, LG đã liên tục thua lỗ khoảng 4,5 tỷ USD trong 5 năm qua Trong khi đó, gã khổng lồ công nghệ Cupertino, Apple, đã đạt mức tăng trưởng 96% trong khi Samsung đạt mức tăng trưởng 22% trong quý 4/2020, và trở thành hãng smartphone lớn nhất thế giới. Mức tăng trưởng vượt bậc này của Apple phần lớn đến từ doanh số bán hàng trong kỳ nghỉ lễ cuối năm và sự ra mắt của iPhone 12. Bên cạnh các ông lớn này, cuộc đua smartphone còn có sự góp mặt ...,của các hãng đến từ Trung Quốc như Oppo, Huawei, Xiaomi

11

:Nguồn https://vtv.vn/kinh-te/danh-bai-samsung-apple-tro-thanh-hang-smartphone-lon-nhat-the-gioi-20210129160448749.htm https://vtv.vn/kinh-te/thua-lo-trien-mien-lg-can-nhac-rut-khoi-thi-truong-smartphone-20210121162921081.htm


12


2

Malaysia công bố gói kích cầu 3,7 tỷ USD để vượt Covid-19 Malaysia ngày 18/1 công bố một gói kích cầu trị giá 15 tỷ Ringgit, tương đương 3,7 tỷ USD, nhằm giúp nền kinh tế vượt qua làn sóng Covid-19 mới. Giá trị gói kích cầu Malaysia vừa công bố tương đương 1,1% tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nước này. Tuy nhiên, động thái này cũng đặt ra lo ngại về khả năng của Chính phủ Malaysia trong việc kích thích các .hoạt động kinh tế, vì dư địa tài khóa đang hạn hẹp và mức nợ công của nước này đã tương đối cao Tình trạng khẩn cấp của Malaysia có thể kéo dài đến hết tháng 7 và có thể khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế nước này trong năm nay giảm 1,5 điểm phần trăm. Trong khi đó, Chính phủ Malaysia từng dự báo kinh tế tăng tới 7,5% trong năm nay, .nhưng những khu vực đang bị phong tỏa đóng góp tới 2/3 tổng sản lượng kinh tế toàn quốc

3

Định giá Ant Group sụt giảm hơn 200 tỷ USD sau vụ IPO hụt Theo nhà phân tích cấp cao Francis Chan của Bloomberg Intelligence, đế chế tài chính của tỷ phú Jack Ma, Ant Group, hiện được định giá chưa tới 108 tỷ USD, giảm gần ⅔ so với mức 320 tỷ USD thời điểm chuẩn bị IPO vào năm ngoái. Và dự kiến, giá trị của Ant Group có thể sẽ giảm nữa nếu dịch vụ thanh toán của công ty này bị buộc phải chia tách sau các cuộc điều tra chống đột .quyền của ngân hàng trung ương Trung Quốc Giá cổ phiếu Alibaba Group, hiện nắm giữ phần lớn cổ phần tại Ant, sụt giảm mạnh hai phiên liên tiếp trên sàn chứng khoán Hồng Kông. Tuy nhiên, mã này bất ngờ tăng 8,5% trong phiên giao dịch 21/1 sau khi tỷ phú Jack Ma xuất hiện trở lại lần đầu tiên kể từ khi Bắc Kinh triển khai các biện pháp siết chặt quản lý đối với hai .công ty của ông

:Nguồn https://vneconomy.vn/dinh-gia-ant-group-sut-giam-hon-200-tyusd-sau-vu-ipo-hut-20210122163944328.htm

4

Nga lần đầu tiên dự trữ nhiều vàng hơn USD Nỗ lực suốt nhiều năm nhằm giảm phụ thuộc vào tài sản USD đã đưa giá trị vàng vượt qua giá trị USD trong kho dự trữ ngoại hối của Nga. Sự dịch chuyển này là một phần trong chiến lược của Tổng thống Vladimir Putin nhằm "phi đô-la hóa" nền kinh tế Nga và giảm mức độ dễ tổn thương của nước này trước các biện pháp trừng phạt của Mỹ trong bối cảnh quan hệ Moscow-Washington giảm xuống mức .thấp Vàng hiện là tài sản chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong dự trữ ngoại hối của Nga, sau đồng Euro - tài sản chiếm khoảng 1/3 tổng dự trữ. Đứng thứ tư là đồng Nhân dân tệ, chiếm khoảng 12% dự trữ ngoại hối Nga. Trong 5 năm qua, Nga đã dành hơn 40 tỷ USD để mua vàng dự trữ, trở thành ngân hàng trung ương mua vàng nhiều nhất thế giới :Nguồn https://vneconomy.vn/nga-lan-dau-tien-du-trunhieu-vang-hon-usd-20210114110810172.htm

13


5

80% công ty đều có doanh thu tăng sau khi tẩy chay Facebook Vào tháng 7 năm ngoái, một phong trào tẩy chay quảng cáo trên Facebook đã bùng nổ với sự tham gia của hàng loạt các thương hiệu lớn như Adidas, Birchbox, Best Buy, Unilever và Clorox. Ngỡ rằng nền tảng quảng cáo Facebook có tầm quan trọng to lớn đối với các thương hiệu và các nhà bán lẻ, nhưng hóa ra phong trào tẩy chay quảng cáo Facebook lại không ảnh hưởng đến Facebook .và hầu hết các công ty đến thế Thực tế là có tới 36 công ty trong số 43 doanh nghiệp tham gia phong trào này có mức doanh thu tăng trưởng dần đều theo các quý sau đó. Về phần mình, Facebook cũng chia sẻ rằng doanh thu của gã khổng lồ công nghệ này vào thời điểm phong trào diễn ra mạnh nhất vẫn tăng tới 10%. Từ việc đánh giá tác động của việc rút quảng cáo hoàn toàn trên Facebook – một việc làm vô cùng dũng cảm của các doanh nghiệp – đã cho các doanh nghiệp nhận ra mức tăng trưởng doanh thu từ quảng cáo Facebook là rất hạn chế. Vậy giá trị thực sự mà Facebook mang lại là gì

Nguồn: https://cafef.vn/80-cong-ty-deu-co-doanh-thu-tang-saukhi-tay-chay-facebook-20210126115247787.chn

7

Anh sẽ sớm nộp đơn gia nhập CPTPP Hôm ngày 20/1, Bộ trưởng Bộ Thương mại Anh Liz Truss cho biết nước này sẽ sớm nộp đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Bên cạnh đó, Trung Quốc và Hàn Quốc cũng đã bày tỏ quan tâm, tới việc gia nhập .CPTPP Nhật Bản, Chủ tịch luân phiên của CPTPP trong năm nay, dự kiến sẽ dẫn dắt các cuộc đàm phán để mở rộng số thành viên của nhóm. Các quan chức Nhật Bản vẫn đang quan sát chặt chẽ việc liệu Mỹ có quay trở lại hiệp định này dưới thời chính quyền mới của Tổng thống đắc .cử Joe Biden hay không https://vtv.vn/kinh-te/anh-se-som-nop-don-gia-nhapcptpp-20210121090005737.htm

6

Thái Lan sẽ thu phí du lịch đối với các du khách nước ngoài Ngày 15/1, Ủy ban Chính sách Du lịch quốc gia Thái Lan đã chính thức phê chuẩn đề xuất quy định về việc thu một khoản phí du lịch đối với mỗi du khách nước ngoài tới thăm Thái Lan. Cụ thể, mỗi du khách nước ngoài sẽ bị thu một khoản phí 300 bath (tương đương 10 USD) cho mỗi chuyến thăm Thái Lan, được dùng để phát triển các địa điểm du lịch địa phương và mua bảo .hiểm cho du khách nước ngoài Thái Lan dự kiến sẽ đón tiếp khoảng 10 triệu lượt du khách nước ngoài tới thăm trong năm nay, cao hơn một chút so với con số ước tính 6,7 triệu lượt khách năm 2020 nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với năm trước khi trước khi đại dịch Covid - 19 bùng nổ. Tuy nhiên, dự kiến phải đến nửa cuối năm nay, số lượng khách du lịch đến Thái Lan mới tăng trở lại do tình hình dịch Covid .19 vẫn còn diễn biến phức tạp trên thế giới

Nguồn https://cafebiz.vn/thai-lan-se-thu-phi-du-lich-doi-voicac-du-khach-nuoc-ngoai-20210116075033412.chn

8

Mỹ: Chính phủ mới sẽ ưu tiên đầu tư trong nước hơn đàm phán các FTA mới Nữ Bộ trưởng Bộ tài chính đầu tiên của Mỹ - bà Janet Yellen mới đây cho biết chính quyền mới sẽ ưu tiên đầu tư vào người lao động và cơ sở hạ tầng trong nước trước khi bắt tay đàm phán bất kỳ hiệp định thương mại tự do .(FTA) mới nào Theo đó, chính quyền của tổng thống Joe Biden sẽ ưu tiên tập trung vào việc phục hồi nền kinh tế trong nước. Thay vì tìm kiếm các đối tác thương mại mới, Mỹ sẽ cố gắng hàn gắn mối quan hệ với các đồng minh, với mục tiêu củng cố cho sự thịnh vượng của nước Mỹ và đặt người lao động lên hàng đầu. Với chính sách thương mại trên, bên cạnh đó là chính sách tăng thuế doanh nghiệp, nền kinh tế dưới thời tổng thống Joe Biden sẽ có những thay đổi gì so với nền kinh tế của cựu tổng thống Donald Trump Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/my-chinh-phu-moi-se-uu-tien-dautu-trong-nuoc-hon-dam-phan-cac-fta-moi-20210122154949906.

14


9

Chi phí vận tải hàng hóa quốc tế tăng vọt do thiếu Container Cuộc khủng hoảng do thiếu container đã khiến cho chi phí vận chuyển hàng hóa tăng vọt một cách chóng mặt. Nhiều doanh nghiệp phải chờ đợi nhiều tuần và sẵn sàng chi trả mức giá cao để có được container chở hàng. Tình trạng này ảnh hưởng đến tất cả những bên nào cần mua hàng từ Trung Quốc, đặc biệt những công .ty thương mại điện tử và người tiêu dùng Trong tháng 12/2020 chi phí vận chuyển hàng hóa từ Châu Á sang Bắc Âu đã tăng 264% và sang bờ Tây của nước Mĩ đã tăng 145% so với cùng kì năm trước. Chi phí vận tải giao ngay hiện đã tăng lên mức 6.000USD/container so với giá thông thường khoảng 1.200USD/container. Tình trạng thiếu hụt container ngày càng tồi tệ khi đa phần hàng hóa gửi từ Trung Quốc sang các nước Châu Âu nhiều hơn chiều ngược lại và do nền kinh tế Trung Quốc phục hồi nhanh hơn sau đại dịch. Kết quả container mắc kẹt ở phương Tây .trong khi Châu Á cực kì cần chúng Nguồn https://cafef.vn/khung-hoangthieu-container-ngay-mot-toi-te-khienchi-phi-van-tai-hang-hoa-quoc-te-tangvot-nhu-the-nao-2021012514532426.chn

10

Singapore nguy cơ khan hiếm nhân tài công nghệ Singapore đang đặt mục tiêu trở thành trung tâm công nghệ của khu vực nhưng phải đối diện với tình trạng khan hiếm nhân tài khi ngày càng có nhiều công ty chuyển đến. Tencent, Bytedance, Zoom video communications, Grab… là những doanh nghiệp đang mở rộng tại Singapore, điều này khiến cuộc tranh giành nhân tài trong lĩnh vực .công nghệ nổ ra Một số công ty công nghệ đang mở rộng hoạt động và tìm cách tuyển thêm các vị trí như nhà khoa học dữ liệu, lập trình viên. Việc kiểm soát biên giới do dịch Covid-19 và chính sách thắt chặt lao động nước ngoài đang tạo ra nhiều khó khăn cho việc tuyển dụng lao động. Hiện chính phủ Singapore đang đào tạo hàng nghìn nhân sự về công nghệ và tạo ra nhiều chương trình để thu hút nguồn lao .động nước ngoài Nguồn: https://vnexpress.net/singapore-nguy-cokhan-hiem-nhan-tai-cong-nghe-4227779.html

Tổng hợp: Huyền Trân - Đồng Đồng- Linh Chi - Mai Linh 15


Ngành du lịch 2020 đã khép lại với một năm rất nhiều biến cố và thiệt hại, mở ra một chặng đường với nhiều xu hướng mới lên ngôi cho năm 2021. Từ đầu đến giữa năm 2020, thị trường du lịch gần như đóng băng do COVID 2019. Vài tháng gần đây, dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát, thị trường du lịch Tết đang có xu hướng sôi động trở lại. Tác động của dịch bệnh COVID-19 đã và sẽ tiếp tục thay đổi cách mọi người lựa chọn điểm đến mà cả về loại hình thực hiện. Tại Việt Nam được dự báo trong năm tới thị hiếu và xu hướng của du khách Việt không chỉ thay đổi về điểm đến, khoảng cách mà cả về hình thức của các chuyến đi. Không chỉ đơn thuần là vui chơi, giải trí thông thường mà các chuyến đi trong năm 2021 được kỳ vọng sẽ mang tới nhiều ý nghĩa, trải nghiệm hoặc nhiều sự thư thái hơn.

Du lịch Việt Nam 2020 – môt năm đầy sóng gió Gần đây, Airbnb tuyên bố rằng, COVID-19 là một biến cố nặng nề khiến 12 năm thành quả của họ đứng trước bờ vực. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, du lịch Việt Nam được thể hiện qua những con số “biết nói”: thất thu 23 tỷ USD, giảm 80% khách quốc tế, du lịch nội địa giảm 50%. Ngay sau khi đạt mức tăng trưởng kỷ lục vào tháng 1/2020 thì ngành du lịch rơi vào khủng hoảng do dịch COVID-19. Tổng cục Du lịch Việt Nam ước tính thiệt hại cho ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 2 – tháng 4/2020 có thể lên đến 5.9 – 7.7 tỷ USD. Năm 2020, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước tính chỉ đạt 3,8 triệu lượt giảm trên 80% so với năm 2019. Mặc dù Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các địa phương, doanh nghiệp tổ chức nhiều chương trình kích cầu, giảm giá… nhưng khách nội địa cũng giảm 50%. 40-60% lao động ngành du lịch bị mất việc làm hoặc cắt giảm ngày công. Đến nay, khoảng 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế ngừng hoạt động. Công suất sử dụng phòng của nhiều khách sạn ở các thành phố lớn, các khu du lịch chỉ đạt từ 10-15%. Nhiều khách sạn phải đóng cửa. Tuy nhiên, chính phủ cũng đã kịp thời có nhiều giải pháp “cấp cứu” cho ngành du lịch trong thời gian tới như mở rộng các thị trường tiềm năng, bên cạnh đó là các giải pháp mạnh mẽ hỗ trợ doanh nghiệp cũng dần được thực hiện.

16

‘‘

‘‘

DU LỊCH VIỆT NAM: ĐÂU LÀ XU HƯỚNG MỚI NGÀNH DU LỊCH NỘI ĐỊA 2021?


LĂNG KÍNH KHOA HỌC Du lịch nội địa lên ngôi và trải nghiệm du lịch mới qua ẩm thực Trước bối cảnh dịch bệnh COVID-19, du lịch địa phương đang được ưa chuộng hơn vì dễ thực hiện hơn, an toàn hơn và thường bền vững hơn. Trong tương lai, du lịch gần nhà và các trải nghiệm quen thuộc sẽ được ưu tiên hơn so với việc khám phá những điểm đến mới lạ. Mong muốn khám phá thế giới của du khách không hề suy giảm nhưng đa số mọi người vẫn tránh đi du lịch nước ngoài (73%) ngay cả khi các hạn chế đi lại dần được dỡ bỏ. Đó là lý do tại sao du lịch trong nước, du lịch tại chỗ (staycation) và việc khám phá ẩm thực được xem là ưu tiên hàng đầu .Theo khảo sát của VOV, 53% du khách muốn

trải nghiệm ẩm thực địa phương khi đi du lịch và 45% muốn thưởng thức đồ ăn bên ngoài thường xuyên hơn. Trong thời đại kỹ thuật số, khi rất nhiều khía cạnh trong cuộc sống được sắp xếp và có vẻ như hoàn hảo trên mạng, du lịch là một cách để thoát khỏi lối sống thường nhật. Khách du lịch giờ đây muốn đắm mình trong các điểm đến và trải nghiệm điều gì đó “thực tế”. Trải nghiệm du lịch qua ẩm thực cũng là cách du khách tìm hiểu về văn hóa của từng vùng miền, quảng bá được hình ảnh ẩm thực đa dạng của Việt Nam đến bạn bè quốc tế.

Du lịch với gia đình, bạn bè hay nhóm nhỏ Mong muốn kết nối với những người khác đã trở thành một phần cơ bản của cuộc sống hàng ngày. Đây là cơ hội để mọi người có thể gắn kết tình cảm, mở ra cơ hội cho các điểm đến mới, sản phẩm cùng dịch vụ du lịch mới. Trong năm 2020, hầu hết du khách đã có một khoảng thời gian dài phải xa gia đình và bạn bè. Và đối với nhiều người, dường như khoảng cách đã khiến mọi người trân trọng nhau hơn khi có 71% du khách Việt sẽ xem những dịp du lịch sau

này là cơ hội để kết nối lại với những người thân yêu. Trên thực tế, trong lúc cách xa nhau, 49% du khách tiết lộ rằng, trò chuyện cùng gia đình và bạn bè về du lịch là một trong những nguồn cảm hứng chính cho việc đi du lịch trở lại. (Theo các cuộc khảo sát tại nhiều quốc gia trên thế giới của Booking.com - một trong các công ty hàng đầu thế giới cung cấp dịch vụ du lịch dựa trên nền tảng số hóa)

17


Một mình nhưng không cô đơn Trong năm 2021 và cả những năm sau này, chúng ta sẽ dần học cách chấp nhận những hậu quả do đại dịch gây ra, du khách cũng sẽ cởi mở đón nhận những cách trải nghiệm thế giới mới và dễ dàng hơn. Xu hướng du lịch một mình đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa vì khát khao đi du lịch vốn bị cản trở bởi đại dịch sẽ khuyến khích mọi người "xách ba lô lên để đi" trong năm 2021. Theo Booking.com, 52% du khách tiết lộ muốn đi du lịch nhiều hơn nữa sau này để bù đắp cho khoảng thời gian đã mất trong năm 2020, tâm lý này rõ ràng đang khuyến khích mọi người lên kế hoạch cho một chuyến "solo" để đời, để trở lại với thế giới bên ngoài. Tâm lý này thôi thúc nhiều người lựa chọn những chuyến "độc hành" để chủ động và tự do khám phá những vùng đất mới với nhiều trải nghiệm thú vị.

Du lịch một cách bền vững và có trách nhiệm Trong năm 2021, du khách sẽ chú ý hơn đến cách thức du lịch, tìm cách giảm thiểu các tác động mà chuyến đi của mình để lại cho điểm đến cũng như hướng đến việc tạo nên các giá trị tích cực trong chuyến đi. Theo khảo sát của Booking. com, 68% du khách được hỏi cho biết họ muốn số tiền họ sử dụng trong chuyến đi được đầu tư hoặc quay trở về chính cộng đồng tại điểm đến đó. Việc quan tâm đến các chuyến đi “xanh” ngày càng gia tăng. Du khách ưa chuộng các chuyến bay đường thẳng, máy bay tiết kiệm năng lượng hay đến địa điểm du lịch sẽ sử dụng phương tiện công cộng nhiều hơn. Ưu tiên chọn những resort thân thiện với môi trường, sử dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng hay có khả năng tái chế chất thải,… Vì thế, các chuyến du lịch thực sự tạo ra doanh thu và thúc đẩy địa phương phát triển sẽ có xu hướng tăng mạnh trong năm tới.Các công ty du lịch sẽ sáng tạo hơn trong việc thiết kế các hành trình và đề xuất mới nhằm nắm bắt kỳ vọng của những du khách đã phải bỏ lỡ các chuyến đi trong năm 2020 và muốn tìm kiếm một nơi nào đó tuyệt đẹp để khám phá và có một chuyến đi thật ý nghĩa. Tóm lại, xu hướng du lịch có sự thay đổi trong năm 2021 là một điều tất yếu đối với Việt Nam, bởi đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức. Nhìn chung du khách sẽ chú trọng hơn các yếu tố an toàn sức khỏe, bảo hiểm du lịch, vệ sinh, tránh các không gian đông đúc, tránh tiếp xúc; xu hướng du lịch trong nước và khu vực; nhạy cảm đối với vấn đề chi phí và giá cả trong việc lựa chọn điểm đến.

18


LĂNG KÍNH KHOA HỌC Hướng đi cho ngành Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đặt ra mục tiêu đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực cho sự phát triển các ngành khác. Phấn đấu năm 2025 đón 35 triệu lượt khách quốc tế, tổng thu 1.700-1.800 tỷ đồng, đóng góp 12-14% GDP. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này thì chúng ta cần nhiều giải pháp đồng bộ, thiết thực và kịp thời. Vì vậy, trong bối cảnh này, vấn đề chính đặt ra là ngành du lịch cần đánh giá, xem xét lại cơ cấu ngành, trong đó có cơ cấu thị trường khách, coi đây là cơ hội mở ra giai đoạn mới. Theo Tổng cục Du lịch, không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia cũng có xu hướng khuyến khích công dân nước mình đi du lịch nội địa. Bản thân du khách cũng có tâm lý e dè, lo ngại và đòi hỏi an toàn cao hơn khi đi du lịch. Tổng cục Du lịch đề xuất việc cơ cấu lại thị trường khách du lịch hướng tới mục tiêu đảm bảo tăng trưởng bền vững khách du lịch quốc

tế đến Việt Nam; khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch, phù hợp với xu hướng, nhu cầu của thị trường. Cùng với đó, ngành du lịch cần đa dạng hóa thị trường, tái cơ cấu ngành du lịch bảo đảm chuyên nghiệp và bền vững; tăng cường điểm đến, giảm phụ thuộc vào một số thị trường nhất định, hạn chế rủi ro trước những biến cố trong khu vực và thế giới; tăng trưởng ổn định khách du lịch nội địa, phân bố cân đối các vùng miền… để thu hút khách quốc tế đến Việt Nam trong thời gian tới. Mặc dù du lịch Việt Nam sẽ cần một thời gian nhất định để trở về tốc độ tăng trưởng vốn có, nhưng du lịch vẫn là một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống thường nhật của chúng ta. Chính bởi du lịch đem lại niềm vui và cảm hứng vì thế khao khát được tìm hiểu, khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn của Việt Nam cũng như thế giới vẫn sẽ được duy trì.

Năm 2020 là một năm chưa từng có trong lịch sử ngành du lịch thế giới và Việt Nam. COVID-19 đã tạo ra cuộc khủng hoảng toàn diện khiến tất cả buộc phải chủ động dừng các hoạt động du lịch. Ngành du lịch của tất cả các nước trên thế giới đều bị ảnh hưởng, trong đó những nước có ngành du lịch phát triển mạnh như Thái Lan, Singapore bị thiệt hại nặng nề nhất. Thời điểm này, hầu hết các quốc gia không còn quá tập trung vào việc vớt vát lượng khách du lịch quốc tế ít ỏi, thay vào đó là tìm giải pháp để hạn chế tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Theo đánh giá của Tổng cục du lịch, những thiệt hại của ngành du lịch Việt Nam hiện tại đang được kiểm soát ở mức thấp nhất. Đất nước ta đang từng bước khắc phục những tổn thất khó tránh khỏi của dịch bệnh và có thể thấy du lịch nội địa sẽ là "chìa khóa" quan trọng để ngành phục hồi sau "bão" COVID-19 Thu Hà Nguồn tham khảo: https://vov.vn/du-lich/nguoi-viet-dang-thay-doi-xu-huong-du-lich-828669.vov https://www.vietnamplus.vn/du-lich-viet-nam-2021-se-phuc-hoi-nhanh-voi-nhung-xu-huong-moi/686870.vnp

19


LĂNG KÍNH KHOA HỌC

‘‘

Hãy ngắm nhìn thế giới. Điều đó tuyệt vời hơn bất cứ giấc mơ nào.

‘‘

BONG BÓNG DU LỊCH

Ray Bradbury Nhưng vào năm 2020, câu nói này lại trở thành một trong những ước muốn xa xỉ nhất...

Ngành du lịch toàn cầu 2020 đã chứng kiến một năm ảm đạm chưa từng thấy khi đại dịch COVID-19 bất ngờ ập đến và làm gián đoạn sự phát triển ổn định của ngành du lịch toàn cầu. Ước tính, với lượng du khách sụt giảm tới 72% thì chỉ trong vòng mười tháng đầu năm, thế giới đã bốc hơi 1,1 nghìn tỷ USD, mức tăng trưởng của ngành du lịch thế giới bị kéo lùi

về mức phát triển của 30 năm trước. Trong bối cảnh ấy, rất nhiều biện pháp được các doanh nghiệp, chính phủ đưa ra nhằm cứu nguy cho ngành du lịch nhưng câu trả lời “Bong bóng du lịch” dường như gây được sự chú ý hơn cả.

Các chính phủ trên toàn cầu đang phải vật lộn để tìm cách khôi phục nguồn thu du lịch và "bong bóng du lịch" là một giải pháp lý tưởng - Ảnh: Getty Images

Bong bóng du lịch là gì? Thuật ngữ “bong bóng du lịch” hay còn được gọi là “chiếc cầu du lịch” hoặc “hành lang Corona” xuất hiện lần đầu trong các cuộc bàn thảo giữa Australia và New Zealand hồi tháng 5/2020 về phương án mở cửa biên giới nhằm vực dậy ngành du lịch mùa covid. Đây là cơ chế cho phép công dân hai nước được đi lại giữa biên giới của nhau với thời gian cách ly tối thiểu hoặc không cần cách ly nếu người đó đến từ các vùng, quốc gia đã kiểm soát được dịch bệnh. Theo nhà nghiên cứu Per Block tại Đại học Oxford (Anh), người ta lấy hình tượng bong bóng để miêu tả cơ chế một số

20

quốc gia đồng ý mở cửa biên giới với nhau nhưng vẫn đóng cửa biên giới với những nước còn lại. “Người dân có thể tự do dịch chuyển bên trong “bong bóng” đó nhưng người ở ngoài thì không thể vào được. Các quốc gia không nhất thiết là những nơi không còn ca bệnh nào, nhưng tất cả cần phải cùng ở giai đoạn mở cửa tương tự nhau”, ông Per Block giải thích. Mô hình này có thể được coi là sự mở rộng của “bong bóng xã hội”, khi một người thu hẹp phạm vi giãn cách của mình với những người mà họ cho là an toàn.


LĂNG KÍNH KHOA HỌC “Chuỗi bong bóng” lan rộng “Bong bóng du lịch” được kỳ vọng như một thứ ánh sáng mới trong những tháng ngày đại dịch tăm tối. Nó đem đến hy vọng về việc kết nối và hâm nóng lại mối quan hệ thương mại giữa các quốc gia, đồng thời góp phần tái khởi động lại ngành du lịch, thúc đẩy quá trình phục hồi nền kinh tế. Vì lẽ đó mà mô hình này đang có xu hướng lan rộng hơn, trở thành kế hoạch đã hoặc sẽ được triển khai của nhiều nước. Ngày 15/5, Estonia, Latvia và Litva đã trở thành những quốc gia đầu tiên triển khai thành công "bong bóng du lịch", cho phép công dân của họ được tự do đi lại bằng đường sắt, đường hàng không và đường biển mà không cần trải qua các biện pháp cách ly. Điều kiện là những công dân này không đi ra ngoài ba quốc gia trên trong 14 ngày trước đó, không nhiễm Covid-19 và cũng không tiếp xúc với bất kỳ ai nhiễm loại virus này. Theo xu hướng này, EU cũng nhanh chóng triển khai chương trình “Mở cửa lại EU” giữa các nước thành viên trong khối và trở thành một trái bong bóng khổng lồ. Ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, “bong bóng du lịch”

cũng diễn ra khá sôi động. Trung Quốc và Singapore đã tạo ra một "làn nhập cảnh nhanh" để tạo điều kiện cho việc kinh doanh thiết yếu và du lịch giữa hai nước. Thỏa thuận này cho phép người dân di chuyển giữa Singapore và sáu tỉnh thành của Trung Quốc (bao gồm Trùng Khánh, Quảng Đông, Giang Tô, Thượng Hải, Thiên Tân và Chiết Giang). Tuy nhiên, khách du lịch từ cả hai quốc gia phải tự trả phí thực hiện xét nghiệm PCR trong vòng 48 giờ trước khi khởi hành và trình chứng nhận cho thấy họ âm tính với Covid-19. Bên cạnh đó nhiều quốc gia khác như Úc, Canada, Hàn Quốc và New Zealand cũng đang làm việc với nhau để phát triển mô hình “bong bóng du lịch”, bắt đầu từ những chuyến công tác cần thiết, sau đó là các chuyến du lịch. “Bong bóng du lịch” đã trở thành giấc mơ của hầu hết các quốc gia ở thời điểm dịch bệnh khó khăn này.

Bong bóng...có vỡ? Ông Mario Hardy, Tổng giám đốc điều hành Hiệp hội Lữ hành châu Á – Thái Bình Dương (PATA), nói: “Bong bóng du lịch cực kỳ khó thực hiện, khó hơn những gì người ta nghĩ ban đầu rất nhiều”. Theo các chuyên gia, "bong bóng du lịch" có thể là một mô hình lý tưởng ở thời điểm hiện tại nhưng đã tan vỡ trong quá trình triển khai do những diễn biến khó lường của Covid-19 hoặc do những yêu cầu về mặt phòng dịch ngặt nghèo và mức độ chi trả tốn kém. Ví dụ như "Bong bóng Trans-Tasman" của New Zealand và Australia đã bị đình trệ vô thời hạn sau đại dịch bùng phát ở bang Victoria, Australia đầu tháng 8. Bong bóng du lịch ở châu Âu cũng phải chịu chung số phận khi virus lây lan trên diện rộng, biên giới các nước châu Âu đóng lại chỉ trong một thời gian ngắn. Ngay cuối tháng 7, Anh đột ngột yêu cầu người dân trở về từ những kỳ nghỉ ở Tây Ban Nha phải tự cách ly 14 ngày. Thông báo này được phát đi chỉ vài tuần sau khi xứ sở sương mù mở "hành lang du lịch" với Tây Ban Nha, và sự hợp tác này cũng chấm dứt ngay lập tức. Cho dù ở khu vực châu Á, việc kiểm soát dịch bệnh có vẻ tốt hơn nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải cân nhắc. Một trong số đó là chi phí cách ly và xét nghiệm đắt đỏ khi nhập cảnh mà hầu như khách du lịch phải chịu toàn bộ. Chẳng hạn tại Campuchia, khách du lịch đến đây hiện phải nộp 3.000 USD tiền cọc tại sân bay, đồng thời phải có bảo hiểm du lịch

trị giá ít nhất 50.000 USD. Những điều kiện như vậy rất khó để ngành du lịch có thể phục hồi. Rõ ràng hiện tại, “bong bóng du lịch” vẫn còn tồn tại khá nhiều những hạn chế, đặc biệt là lo ngại đến từ việc kiểm soát hay xét nghiệm không chặt chẽ chỉ khiến tình hình tồi tệ thêm. Các quốc gia đang phải cân nhắc rất nhiều giữa việc chống dịch và phục hồi kinh tế. Nhiều nước lớn như Trung Quốc lựa chọn con đường phát triển du lịch nội địa, đóng biên giới nghiêm ngặt với thế giới bên ngoài nhưng lại gặp khó khăn khi lợi nhuận thu được không cao. Trong khi đó, xứ sở chùa vàng Thái Lan nổi tiếng về làm du lịch giỏi cũng đang băn khoăn tìm con đường khác khi những chương trình đưa ra trước đó bất thành. Còn với câu hỏi “Bong bóng du lịch” ở Việt Nam có khả thi không, thì lúc này, nhiều chuyên gia cho rằng vẫn là không nên. Bởi thế giới bên ngoài còn rất bất ổn, mà Việt Nam còn nhiều thiếu sót trong vấn đề xét nghiệm, vả lại cũng chưa có bộ tiêu chí cụ thể để đánh giá mức độ mở cửa với từng thị trường. Không đánh giá được sẽ không thể miễn cách ly, mà không miễn cách ly thì gần như không thể thu hút khách du lịch. Cho nên, thay vì kỳ vọng mở cửa thông qua bong bóng du lịch, tốt hơn hết chúng ta vẫn nên tập trung vào thị trường nội địa đầy tiềm năng.

Thùy Linh Tham khảo: https://vneconomy.vn/mo-hinh-bong-bong-du-lich-giua-covid-19-lieuco-the-bay-cao https://realsv.qdnd.vn/thoi-su-quoc-te/doi-song-quoc-te/mo-hinh-kha-thi-cho-dulich-toan-cau-641910

21


NHÌN RA THẾ GIỚI

22


NHÌN RA THẾ GIỚI SỰ PHỤC HỒI CỦA NGÀNH DU LỊCH: MỘT VIỄN CẢNH CHO NAM Á VÀ BÀI HỌC CHO CÁC KHU VỰC KHÁC TRONG THỜI KỲ COVID- 19 Có nên đi du lịch vào lúc này hay không? Đó là câu hỏi khó trả lời Khi hành trình của Châu Âu với đại dịch COVID-19 đã bước vào giai đoạn tiếp theo, nhiều người đã bắt đầu kỳ nghỉ hè của họ đến Hy Lạp, Ý hoặc Tây Ban Nha, với tâm thế lạc quan bởi các khuyến nghị của EU về việc mở cửa biên giới. Mặc dù hiện nay phần lớn các quốc gia ở châu u đã qua thời kỳ khủng hoảng của COVID-19, nhưng đã có những đợt số ca nhiễm tăng đột biến và lo ngại về một đợt bùng nổ dịch lần thứ hai. Gần như ngày nào mọi người cũng xem các lời khuyên về du lịch của chính phủ và lo lắng rằng liệu kế hoạch nghỉ dưỡng của họ có thể được thực hiện hay không? Sự không chắc chắn này cùng với sự lo lắng của du khách là dấu hiệu nổi bật nhất của ngành du lịch trong thời kỳ COVID-19. Với các quỹ đạo phục hồi khác nhau của các quốc gia trên thế giới, các chiến lược mở cửa và phục hồi sẽ phải được điều chỉnh sao cho phù hợp với từng bối cảnh cụ thể. Vậy điều gì vẫn còn đang tồn tại trong lĩnh vực này ở Nam Á và con đường phục hồi của ngành du lịch sẽ như thế nào trong khu vực? Hình ảnh khái quát về ngành du lịch trong năm vừa qua Theo World Travel & Tourism Council (WTTC), lĩnh vực du lịch và lữ hành chiếm 10,3% GDP toàn cầu và đã tạo ra 330 triệu việc làm vào năm 2019. Ngành này đã có mức tăng trưởng cao trong thập kỷ qua, có thể phần lớn là do các yếu tố như khi thu nhập khả dụng tăng, sự xuất hiện của các hãng hàng không giá rẻ, và việc di chuyển dễ dàng thông qua các dịch vụ trên Internet cũng như việc nới lỏng các quy định về visa . Ở Nam Á, WTTC ước tính rằng lĩnh vực này đã đóng góp 234 tỷ USD, tương đương với 6,6% GDP của khu vực vào năm 2019. Trong khu vực, đại dịch không thể đến vào thời điểm tồi tệ hơn đối với ngành du lịch của Nepal, ngành du lịch đã gần như đóng cửa hoàn toàn kể từ khi dịch bùng phát. Chính phủ đã tuyên bố năm 2020 là “Năm thăm Nepal”, công bố một chiến dịch quốc gia với mục tiêu hàng năm đạt được 2 triệu lượt khách du lịch. Với việc biên giới của đất nước bị đóng cửa do những tai nạn của những đoàn leo núi mạo hiểm, các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi giá trị du lịch (công ty lữ hành, đại lý đi bộ xuyên rừng, hướng dẫn viên leo núi và người Sherpa) đã làm mất đi nguồn thu nhập duy nhất của đất nước này. Tương tự như vậy, Cộng hòa Maldives đặc biệt dễ bị tổn thương bởi các cú sốc bên ngoài. Du lịch chiếm một phần ba doanh thu quốc gia của quốc đảo này. Neeza Imad, Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế của Maldives, cho biết “COVID-19 đã có tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế của chúng tôi, đặc biệt là đến các doanh nghiệp vừa và Thảo Anh - tế đã nhỏ chiếm phần lớn việc làm liên quan đến du lịch.” Do cuộc khủng hoảng đang diễn ra,-Quỹ Tiền tệ Quốc dự đoán rằng nền kinh tế của đất nước sẽ giảm 8,1% vào năm 2020.

23


Bước đầu trong sự phục hồi: Tái thiết lập niềm tin của người tiêu dùng Sau bốn tháng đóng cửa, Maldives đã chào đón khách du

cận hài hòa hướng tới việc thiết lập các hướng dẫn xung quanh

lịch quay trở lại các khu nghỉ dưỡng và khách sạn của mình,

việc mở cửa trở lại ngành du lịch, WTTC đã phát hành tem “Du

sau khi công bố chiến lược mở cửa toàn diện trở lại nhằm

lịch an toàn”, được thiết kế để cho phép khách du lịch tiềm năng

hướng tới xây dựng lòng tin và sự tín nhiệm đối với những

nhận ra các cơ sở trên khắp thế giới đã được áp dụng các giao

khách du lịch tiềm năng. Bộ trưởng Imad phát đi thông

thức tiêu chuẩn toàn cầu về sức khỏe và vệ sinh . Được hỗ trợ

điệp hoan nghênh mạnh mẽ đến cộng đồng du lịch quốc tế:

bởi United Nations World Tourism Organization (UNWTO),

“Chúng tôi chào đón khách du lịch trở lại khi các khu nghỉ

con tem có thể được sử dụng trong toàn bộ chuỗi giá trị du lịch

dưỡng mở cửa vào ngày 15 tháng 7 năm 2020. Khách du

và lữ hành để chứng nhận các khách sạn, nhà hàng, hãng hàng

lịch có thể yên tâm rằng Chính phủ đã đưa ra các tiêu chuẩn

không, hãng du lịch, công ty lữ hành, nhà hàng, khu mua sắm

an toàn và vệ sinh nghiêm ngặt nhằm đảm bảo việc mở cửa

ngoài trời, giao thông vận tải và sân bay. Kể từ khi ra mắt vào

trở lại an toàn cho khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới

ngày 27 tháng 5, các giao thức do WTTC thiết lập đã được các

khi các hạn chế đi lại bắt đầu giảm bớt. "

quốc gia và thành phố trên thế giới như Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Bồ

Trên phạm vi toàn cầu, trong nỗ lực thiết lập một cách tiếp

Đào Nha, Seville và Cancun chấp nhận.

Hợp tác khu vực hướng tới phục hồi Dựa trên các xu hướng hiện tại và các nghiên cứu khảo sát

Như một bước đầu tiên hướng tới phục hồi, khả năng thiết lập

về sở thích và mô hình hành vi của người tiêu dùng, các

các bong bóng hoặc hành lang du lịch cho phép các quốc gia

dự báo về việc tiếp tục đi lại cho thấy rằng sự phục hồi sẽ

trong khu vực đưa ra các giao thức để mở ra các kênh đi lại bằng

chuyển dần từ các vùng lân cận đến vùng nội địa và cuối

đường hàng không trên cơ sở có đi có lại cũng đã được thảo

cùng lan sang khu vực liên lục địa. Là một phần của phản

luận giữa các thành viên trong Hành động khu vực của Diễn đàn

ứng thể chế đối với cuộc khủng hoảng COVID-19, Diễn

Nhóm cho Nam Á. Việc thiết lập các vùng an toàn song phương

đàn Kinh tế Thế giới thường xuyên triệu tập cộng đồng

hoặc giữa một nhóm các quốc gia có quỹ đạo phục hồi tương tự

nhiều bên liên quan gồm các chuyên gia, nhà hoạch định

sẽ xây dựng năng lực tập trung để quản lý an toàn dòng khách

chính sách và doanh nghiệp nổi tiếng trong khu vực với tư

du lịch và cho phép thử nghiệm khuôn khổ để mở cửa trở lại trên

cách là Nhóm Hành động Khu vực Nam Á, nhóm họp gần

quy mô lớn hơn ở giai đoạn tới.

đây nhất vào tháng 7 để thảo luận tác động của đại dịch đối với ngành du lịch và lữ hành và các biện pháp cần được áp dụng để hỗ trợ các nỗ lực phục hồi.

Cách tiếp cận này cũng sẽ cho phép mức độ kiểm soát cao hơn đối với lượng khách du lịch nhỏ hơn, điều này sẽ cho phép khôi phục nhanh hơn đối với các vùng eo biển trong trường hợp số

Đại diện khu vực công và các doanh nghiệp trong khu vực

ca lây nhiễm tăng số ca nhiễm đột biến không lường trước được.

nhất trí rằng du lịch trong nước sẽ dẫn đầu trong hành trình

Gần đây nhất, Ấn Độ và Maldives thông báo rằng họ sẽ thiết lập

phục hồi này. Điều này đặt các quốc gia có thị trường nội

bong bóng du lịch để tăng cường kết nối và quan hệ du lịch. Các

địa lớn, chẳng hạn như Ấn Độ, có lợi thế hơn vì họ sẽ có

thỏa thuận như vậy có thể sẽ được đưa ra với các quốc gia khác

thể tạo điều kiện tài chính thuận lợi hơn để kích thích tăng

trong khu vực khi các điều khoản và điều kiện thiết lập các khu

trưởng trong ngành, đồng thời tích cực thúc đẩy du lịch địa

vực du lịch an toàn này được đàm phán.

phương và khu vực.

24


Đẩy mạnh du lịch một cách thích hợp Báo cáo Cạnh tranh Du lịch và Lữ hành của Diễn đàn Kinh tế Thế giới được công bố vào năm 2019 cho rằng sự đa dạng về tự nhiên và văn hóa cùng với khả năng cạnh tranh về giá là minh chứng cho thấy sự nổi lên của Nam Á như một điểm đến du lịch hấp dẫn. Đây là nơi mà khu vực có thể thúc đẩy hợp tác khu vực hướng tới xây dựng chiến lược phục hồi ngành. Ví dụ: Ấn Độ có thể khám phá tuyến Du lịch mạo hiểm với Nepal, Bhutan và Sri Lanka, nơi du khách có thể trải nghiệm những cảnh quan mê hoặc của Himalaya, sau đó là một chuyến đi xuống phía nam để khám phá một số điểm lướt sóng tuyệt vời nhất của Sri Lanka. Tương tự, khách du lịch quốc tế có thể được cung cấp một gói tour Du lịch Tâm linh để khám phá các di tích lịch sử của các hệ thống tín ngưỡng gắn kết khu vực với nhau. Một cơ hội có thể được khám phá để đưa du khách quốc tế trở lại Ấn Độ là phân khúc thích hợp của du lịch y tế, sức khỏe và du lịch Ayurveda. Nếu đại dịch COVID-19 không bùng phát thì không gian du lịch y tế sẽ chạm mốc 9 tỷ đô la vào năm 2020. Shobana Kamineni, Phó Chủ tịch Điều hành Apollo Hospitals Enterprise, Ấn Độ giải thích: “Ấn Độ đã là điểm đến ưa thích từ lâu cho du lịch y tế nhưng với đại dịch COVID-19, phân ngành này hiện là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Khi các hạn chế đối với việc đi lại bằng đường hàng không quốc tế bắt đầu giảm bớt từ một số quốc gia, sẽ cần sự hỗ trợ đầy đủ từ Chính phủ để tạo thuận lợi hơn nữa cho việc đi lại y tế, với các SOP và quy trình an toàn trong từng giai đoạn liên tục chăm sóc bệnh nhân. Chúng tôi sẽ phải tích cực thúc đẩy vai trò của Ấn Độ trong việc phục vụ những bệnh nhân quốc tế cần sự chăm sóc khẩn cấp của chúng tôi và giúp xây dựng niềm tin rằng các bệnh viện Ấn Độ, cũng như các công ty công nghệ y tế, sẵn sàng chào đón họ trở lại. ”

Các biện pháp dài hạn để xây dựng khả năng phục hồi

Trong nỗ lực tái xây dựng một cách tốt hơn trong thế giới hậu COVID, điều quan trọng là phải giữ lại và rót vốn đầu tư vào lĩnh vực này để lĩnh vực này có thể đạt được tiềm năng thực sự như một phương tiện cho tăng trưởng và phát triển. Vào tháng 6, International Finance Corporation (IFC) thông báo rằng họ đang đầu tư 175 triệu USD vào John Keells Holdings. Điều này sẽ hướng tới việc mở rộng chuỗi siêu thị của công ty tại Sri Lanka và tài trợ cho việc phát triển các bất động sản khách sạn ở Sri Lanka và Maldives, khiến đây là khoản đầu tư lớn nhất từ trước đến nay của IFC vào Sri Lanka và là khoản đầu tư hỗ trợ đầu tiên vào Maldives trong một thập kỷ. Krishan Balendra, Chủ tịch John Keells Holdings, chia sẻ quan điểm của mình về tiềm năng của lĩnh vực này trong nước: “Chúng tôi tin rằng cơ hội tăng trưởng du lịch cho Sri Lanka là rất lớn vì lượng khách đến còn ít so với các nước khác. Chúng tôi đang bắt kịp sau nhiều năm chiến tranh và chúng tôi có ý định xây dựng thương hiệu và mức độ dịch vụ của mình ngang bằng với những công ty tốt nhất trên thế giới ”. Bhutan - quốc gia Nam Á duy nhất không có ca tử vong liên quan đến COVID-19 cho đến nay - cũng đang xem xét cách họ có thể tận dụng thời điểm quan trọng này trong lịch sử chung của khu vực để lập chiến lược tăng trưởng trong lĩnh vực này. Chính sách du lịch “Giá trị cao, Khối lượng thấp” của quốc gia này được chú trọng trong việc thúc đẩy du lịch bền vững khiến nó trở thành một điểm đến du lịch độc đáo và riêng biệt. Ông Ugyen Dorji, Bộ trưởng Bộ Lao động và Nguồn nhân lực, Chính phủ Bhutan, cho biết: “Mặc dù được quản lý tốt ở Bhutan, đại dịch COVID-19 tất nhiên vẫn có tác động tiêu cực đến thu nhập chính của quốc gia từ du lịch. Chính phủ Bhutan đang nỗ lực tăng cường cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển các sản phẩm và dịch vụ du lịch mới và tăng điểm nhập cảnh cho khách

25


du lịch. Khoản đầu tư này sẽ đi một chặng đường dài trong việc xây dựng hệ sinh thái cần thiết để hỗ trợ nhu cầu du lịch nội vùng và thúc đẩy tạo việc làm bền vững trong ngành. ” Khi Nam Á tiếp tục đối mặt với những thách thức do cuộc khủng hoảng COVID-19 gây ra, rõ ràng Nam Á là khu vực có tiềm năng to lớn trong lĩnh vực du lịch và lữ hành, có thể được khai thác để đóng góp vào sự phục hồi kinh tế của khu vực. Cần phải đầu tư hơn nữa vào cơ sở hạ tầng vật chất cũng như công nghệ để nâng cao tính cạnh tranh của ngành trong khu vực nhằm tạo thêm thu nhập và cơ hội việc làm dọc theo chuỗi giá trị du lịch và lữ hành. Ngành du lịch phải tìm ra các biện pháp sáng tạo để phục hồi và xây dựng khả năng phục hồi trong tương lai khi các hạn chế đi lại được nới lỏng. Dựa trên kinh nghiệm ở các khu vực nơi hành trình phục hồi này đã bắt đầu, sẽ cần có sự hợp tác công tư nhiều hơn để thiết lập và tuân thủ các tiêu chuẩn và quy trình về sức khỏe và an toàn, đồng thời truyền đạt những điều đó một cách rõ ràng và nhất quán cho khách du lịch tiềm năng để xây dựng lại lòng tin và sự tự tin của họ. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lĩnh vực như hàng không, đường sắt, khách sạn và bảo hiểm để thích ứng với tình hình sức khỏe đang phát triển ở các quốc gia cụ thể. Du khách cũng sẽ phải cố gắng bằng cách chuẩn bị đối phó với những bất trắc, đồng thời đảm bảo rằng họ tuân thủ các quy định đang thay đổi để giúp các quốc gia quản lý sự biến động về số lượng trường hợp COVID-19, điều này chắc chắn sẽ phát sinh khi biên giới mở cửa và thế giới trở nên di động hơn nữa.

Bong bóng du lịch hồi phục hàng không vẫn chưa cất cánh Lượng khách quốc tế chỉ duy trì một phần so với trước dịch bệnh tại các nước châu Á - Thái Bình Dương bởi các nước đã thực hiện các biện pháp hạn chế Vài tháng trước, ý tưởng "bong bóng du lịch" ra đời nhằm mở lại các đường băng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nhiều quan chức cho rằng, các·nước có thể thỏa thuận qua lại về những giới hạn nhất định khi cho phép các chuyến bay, và điều này cũng góp phần mở rộng các hiệp ước vùng. Rất khó để thực hiện điều này, ngay cả với những nước đã kiểm soát tương đối được dịch bệnh trên một phạm vi lớn lãnh thổ.

26


Lấy Singapore làm ví dụ, một thành phố tự trị với nền kinh tế phụ thuộc vào hàng không, chính quyền coi đó như lá phổi. Lượng khách du lịch giảm 1.5% so với trước khi có dịch, đe dọa đến vị trí cái nôi của ngành hàng không và lượng đầu tư có liên quan. Theo số liệu tháng 8/2020, các sân bay khác trong vùng cũng im lặng không kém. Lượng khách tới sân bay Quốc tế Hong Kong, sân bay Narita của Nhật Bản, sân bay Quốc tế Incheon Hàn Quốc chỉ ghi nhận lượng khách lần lượt bằng 1.4%, 3.3% và 3.6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thái độ tiêu cực Du lịch quốc tế vẫn chưa hồi phục ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương - nơi vẫn đang đóng cửa biên giới vì Covid-19. Trong khu vực này, nơi hội tụ các quốc gia chống dịch hàng đầu, hạn chế đi lại được coi như chìa khóa để giữ dịch bệnh trong tầm kiểm soát. Chính phủ các nước đã kiểm soát được dịch bệnh (Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, New Zealand) đều lo ngại những biến chủng mới xâm nhập từ nước ngoài. Điều này cho thấy, việc tái bùng phát Covid-19 còn tồi tệ hơn là thiệt hại kinh tế do đóng cửa biên giới gây ra. Chính vì thế, phần lớn các quốc gia đều hạn chế mở cửa, ngay cả với những nước ít rủi ro trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Việc khởi động đi lại tự do tới những quốc gia nhiều ca nhiễm như Mỹ và các nước châu Âu là điều khó có thể thực hiện được với phần lớn quốc gia. Đàm phán về "bong bóng du lịch" có vẻ như đang chậm và phức tạp. Các nhà chức trách cho hay, nó không chỉ đơn giản là so sánh tỷ lệ nhiễm bệnh, mà còn là những thủ tục khó như thực hiện các kiểm tra sức khoẻ thay vì cách ly 14 ngày, cùng thoả thuận các tiêu chuẩn kiểm tra, thiết kế các phòng thí nghiệm phát hành chứng nhận được phép bay. Tại Hong Kong, chính quyền đã công bố 11 bong bóng du lịch tiềm năng, tuy nhiên vẫn chưa được hiện thực hóa. Những ca bệnh dai dẳng lây truyền trong cộng đồng thành phố, hầu hết là dưới 10 ca mỗi ngày, đã đặt vấn đề trong các cuộc thảo luận với lục địa Trong Quốc. Quốc gia phụ thuộc vào du lịch Thái Lan vẫn chưa cam kết với bất kỳ bong bóng nào, trong lo ngại rằng: ngay cả khi kiểm soát kỹ càng lượng khách nhập cảnh vẫn có thể đảo ngược thành công của Thái Lan trong công cuộc kiểm soát lây lan dịch bệnh. Việc Úc mở cửa với New Zealand cũng không phải là một bong bóng, mà chỉ là mở cửa một chiều. Các lựa chọn về hoạt động song song xuất hiện để đáp ứng các chuyến đi công tác, bao gồm nhiều kiểm tra, cách ly và nhiều giấy tờ phức tạp khác. Những người muốn lên chuyến bay từ Nhật Bản tới Singapore phải được kiểm tra nghiêm

27


ngặt bởi một công ty trong thành phố tự trị này, được kiểm tra trước chuyến đi và sau khi tới nơi, và phải công khai lịch trình di chuyển của mình cũng như thực hiện đúng lịch trình ấy. Những chuyến đi công tác ngắn hạn từ Hàn Quốc tới Nhật Bản có thể bỏ qua cách ly hai tuần, nhưng vẫn phải tuân theo một danh sách điều kiện dài, gồm bốn kiểm tra cho một chuyến đi khứ hồi (trong vòng 72 giờ trước khi bay, tại sân bay ở cả hai quốc gia). Hành khách không thể sử dụng phương tiện giao thông công cộng trong suốt chuyến đi và trong hai tuần sau khi trở lại. Các ứng dụng theo dõi phải được bật liên tục trong suốt thời gian này. Vào tháng 9, phòng quản lý đầu tư của Tập đoàn Macquarie cho biết, du lịch quốc tế vẫn chưa hồi phục, ngoại trừ ở châu Âu. Liên minh Châu Âu mong đợi có thể khởi động ngành du lịch, bắt đầu mở cửa biên giới các quốc gia Châu Âu vào tháng 6 để đón kỳ nghỉ hè. Tuy nhiên, việc này dẫn tới tái bùng phát covid-19 khiến các quốc gia trở lại với các hạn chế trước đây. Lượng khách tới sân bay Charles de Gaulle của Pháp hồi tháng 8 chỉ bằng 29% so với cùng kỳ 2019, con số này chỉ vào khoảng 22% tại sân bay Frankfurt, theo số liệu của Macquarie. Việc tìm nước cộng sự cùng thực hiện bong bóng du lịch cũng không phải điều dễ dàng. Chẳng hạn như, Singapore muốn tạo bong bóng du lịch với những quốc gia ít rủi ro như Việt Nam, New Zealand và phần lớn lãnh thổ Úc. Tuy nhiên, những đất nước này lại chưa sẵn sàng để đón khách quốc tế từ Singapore, với trung bình 4,6 ca lây nhiễm cộng đồng trong hai tuần vừa qua. New Zealand và Việt Nam chưa ghi nhận ca nhiễm nào trong suốt một thời gian dài. Tự giải quyết vấn đề của mình, Singapore đã tạo ra những nửa bong bóng. Singapore bỏ qua cách ly 14 ngày cho khách du lịch và người đi công tác từ các quốc gia này, mặc dù khách nhập cảnh vẫn phải thực hiện kiểm tra khi tới đây. Chính quyền Singapore cho rằng, đây là một lời mời tới các quốc gia khác để họ có thể đáp lại, nhằm tránh những cuộc nói chuyện song phương dông dài. Mặc dù vậy, Singapore vẫn thừa nhận rằng, chương trình này khó có thể thu hút được một lượng lớn khách du lịch. Người dân Úc vẫn chưa được cho phép rời khỏi đất nước của họ, trừ khi họ được đặc cách. Du khách tới Singapore từ những quốc gia này cần cách ly hai tuần tại khách sạn hoặc tại các tòa nhà công cộng và ngược lại. Việc này có thể có ích cho những hành khách một chiều như Nick Vanderkolk (34 tuổi), một thương nhân chuyên về các sản phẩm từ sữa và cũng là cư dân Singapore. Anh cùng vợ bay tới Auckland vào tháng 3 để đón đứa con đầu lòng ra đời. Tuy nhiên, New Zealand lại đóng cửa biên giới và học mắc kẹt tại đây nhiều tháng liền, sống với gia đình vợ mình, cho tới khi Singapore mở cửa đón du khách New Zealand vào tháng 8. Hai ngày sau đó, họ lên một chuyến bay tới Singapore, thực hiện kiểm tra khi đến nơi và được những chiếc taxi chuyên biệt đưa về nhà để cách ly cho tới khi họ nhận được kết quả âm tính 8 giờ sau đó. Vanderkolk cho rằng, họ đã quyết định trong lo ngại rằng họ khó có thể trở lại New Zealand khi phải cách ly bắt buộc và xếp hàng dài để có được cơ hội. Úc và New Zealand đang bắt đầu thảo luận một bong bóng hai chiều vào tháng 5. Năm tháng sau, chỉ 3 khu vực của Úc đồng ý cho cư dân New Zealand nhập cảnh mà không phải cách ly. Phó Thủ tướng của Úc công bố thay đổi này, vô cùng hoan nghênh các cư dân New Zealand "hái trái cây, xén lông cừu, rơi vào tình yêu" Nói về kế hoạch này, thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cho rằng: "Xén lông cừu và tìm kiếm tình yêu? Chắc chắn rồi!" Mặc dù vậy, người dân nước này vẫn phải cách ly bắt buộc ở khách sạn với chi phí 2.000 đô la khi họ trở lại. New Zealand vẫn chưa đồng ý đón du khách Úc. Các chuyến bay giảm giá và hãng hàng không chính của Úc, Qantas cho rằng: Nhu cầu này chỉ ở mức ổn định, bao gồm cả những người hồi hương.

28


Vào tháng 3, Trung Quốc đặt ra một thí nghiệm ngặt - cấm phần lớn người nước ngoài nhập cảnh. Tháng vừa rồi Trung Quốc đã nới lỏng những hạn chế này, cho phép người dân Trung Quốc mắc kẹt ở nước ngoài có thể trở về. Họ vẫn phải thực hiện kiểm tra trước khi lên chuyến bay và phải cách ly 14 ngày sau khi nhập cảnh vào Trung Quốc. Hàng trăm doanh nhân nước ngoài từ Mỹ và những nơi khác đã xoay sở để trở lại Trung Quốc trong vài tháng trở lại đây sau khi đáp ứng được nhiều điều kiện và có được chỗ ngồi trên chuyến bay, sau đó họ phải trải qua hai tuần cách ly. Các chuyến bay đều rất đắt, với nguồn cung khan hiếm, khi mà hàng chục nghìn du học sinh Trung Quốc vẫn đang cố gắng để về nhà.

Minh Anh

29


Không phải du lịch đại chúng, du lịch tại địa phương mới là “trend” năm 2021 Theo một báo cáo của tập đoàn Airbnb vào thứ 5 vừa qua, mặc dù các quốc gia đang “chạy đua” để tìm ra vắc-xin phòng Covid-19 thì ngành du lịch trong năm 2021 vẫn sẽ chỉ tập trung vào những điểm đến trong khu vực thay vì các thành địa du lịch quốc tế.

các địa điểm cách họ vài giờ lái xe. Khoảng cách càng ngắn, quyết định càng nhanh. Airbnb cho rằng du khách ngày càng trở nên “tùy hứng” và đặt phòng sát ngày khởi hành. Sự linh hoạt của giờ làm việc và học tập cũng khiến cho thời gian du lịch không cố định từ đó giảm tụ tập đông người.

Các thành phố lớn như Toronto, New York, và London là những điểm đến thu hút nhiều khách du lịch nhất của Airbnb vào nửa đầu năm 2019. Nhưng đại dịch bùng phát và khiến ngành du lịch phải dừng hoạt động hàng tháng trời. Trong đợt hè vừa rồi, khi dịch bệnh dần được kiểm soát, các điểm du lịch nhỏ, bình dân dần trở thành một trào lưu và Airbnb cho rằng trào lưu này có thể sẽ tiếp tục vào năm 2021. Tính đến thời điểm hiện tại, các điểm đến chỉ cách Toronto vài giờ lái xe như Rodanthe, bờ ngoài phía bắc Carolina, và vùng hồ Muskoka, đang nhận được rất nhiều đơn đặt phòng qua mạng.

Ông Chesky nói: “Tôi nghĩ sẽ chẳng còn chuyện hàng dòng người đổ xô đến Las Vegas hoặc Miami hay L.A. trong cùng một tuần nữa đâu.”

Ông Brian Chesky, tổng giám đốc điều hành cho biết, khó có thể dự đoán một cách chính xác khi nào thì mọi người sẵn sàng đi du lịch trở lại nhưng vắc-xin sẽ là yếu tố quyết định thái độ của du khách. Ông cũng phát biểu trong một cuộc phỏng vấn tại hội nghị Bloomberg Year Ahead hôm thứ năm : “Mọi người sẽ muốn tới những nơi riêng tư, không có quá nhiều người, hoặc là một thành phố hoặc cộng đồng mà hầu hết mọi người đã được tiêm vắc-xin.”

Theo một báo cáo vào ngày 27 tháng 1 vừa qua, số tiền gửi tiết kiệm của giới thượng lưu Mỹ đang ngày càng tăng nên khả năng cao là phân khúc du lịch cao cấp sẽ vượt qua các lĩnh

Một báo cáo từ Tổng cục du lịch Mỹ, mỉa mai “những hàng người xếp dài” và “phương tiện vận tải” của du lịch đại chúng, cho rằng người ta giờ đây chỉ muốn bỏ lệnh cấm vận để có thể gặp người thân, chứ chẳng phải danh lam thắng cảnh. Giữa tâm dịch, Airbnb đã chứng kiến lượng vé đặt theo gia đình hoặc nhóm từ năm người trở lên đạt mức kỷ lục. Theo như bản báo cáo, 54% người được phỏng vấn nói rằng họ đã đặt vé hoặc là dự định sẽ du lịch trong năm nay. Số đông, 56% số người nói rằng họ mong muốn một chuyến đi trong nước hoặc du lịch tại địa phương trong khi đó chỉ có 21% nói rằng họ muốn du lịch nước ngoài và xa nhà. Để dự đoán xu hướng năm 2021, một báo cáo khảo sát ý kiến của cộng đồng được tiến hành vào quý ba năm 2020 bởi ClearPath Strategies và ban quản lý dữ liệu nội bộ của Airbnb. Kể từ tháng 4, khách du lịch thường đặt phòng tại các điểm đến cách nhà của họ từ 50 tới 500 dặm. Những người tham gia cuộc khảo sát cho biết, họ rất mong chờ được tham quan

30

Như để làm rõ hơn hậu quả “tùy đối tượng” của đại dịch, những người giàu có và trẻ tuổi hơn là những người có xu hướng lên kế hoạch đi du lịch vào năm 2021. Ba phần tư số người với mức thu nhập trên 100,000 đô dự tính xách ba lô lên và đi vào năm 2021, con số này giảm còn 58% đối với những người có thu nhập ít hơn 50,000 đô. Đa số người Mỹ dưới 50 đều có ý định du lịch, trong khi chỉ có 45% người trên 50 có cùng suy nghĩ.

Ngành du lịch sẽ chẳng thể trở lại như trước khi diễn ra đại dịch, vì ngành công nghệ đã chứng minh rằng nó thường không đáng tiền. Du lịch cũng là hoạt động dã ngoại mà người Mỹ thích nhất. Mặc dù Airbnb đang gia tăng cổ phần trong thị trường du lịch những năm gần đây, nhưng thực ra công ty không phụ thuộc vào thị trường nhiều như những công ty khác. Công ty đa quốc gia Marriott và tập đoàn Expedia báo cáo giảm 57 và 58% doanh thu trong quý 3 năm 2020, trong khi đó, con số này chi là 18% ở Airbnb. Tháng 5 vừa qua, Airbnb cắt giảm 1,900 nhân công, 25% nhân lực của toàn công ty, điều mà Chesky cho rằng là quyết định khó khăn nhất mà ông từng đưa ra. Từ thời điểm đấy, công ty này đã tuyển lại “kha khá” người, công ty đặt khá nhiều kỳ vọng vào tương lai, nhưng đến bây giờ “vẫn khá dè dặt về quyết định tái tuyển dụng nhân công”. Giờ đây, sau khi được đề tên trên sàn chứng khoán, Airbnb trở thành một công ty đại chúng, Chesky cảm thấy trọng trách của mình nặng hơn bao giờ hết, trọng trách đối với các cổ đông, với ban chủ tịch và cả với nền tảng dịch vụ nội dung. Chính trọng trách này cũng khiến Chesky quyết định phá bỏ giới hạn của công ty tại Washington sau trận bạo loạn tại Thủ đô và sự đắc cử của ông Joe Biden. Làm lãnh đạo bây giờ, khác với làm lãnh đạo vài thập kỷ trước, ông nói: “Cộng đồng đang theo dõi chúng ta. Ta phải có trách nhiệm với tất cả mọi người.”


Liệu “bong bóng du lịch” có thể cung cấp một lộ trình để phục hồi kinh tế? Có thể là một thực tế đau đớn để suy ngẫm trong những ngày “bị khóa” này, năm ngoái, thế giới di động hơn bao giờ hết, với số người thực hiện 4,6 tỷ chuyến bay. Tuy nhiên, vào tháng 4 năm 2020, máy bay chỉ chở 47 triệu hành khách; mức độ di chuyển đó, được tính hàng năm, sẽ đặt thời gian quay trở lại năm 1978. Việc ngừng du lịch ảo đã làm trầm trọng thêm các tai ương của nền kinh tế toàn cầu, làm phức tạp quan hệ thương mại, kinh doanh đình trệ và tàn phá ngành du lịch. Có chút thắc mắc rằng các chính phủ muốn khôi phục các liên kết. Một ý tưởng nhận được sự ủng hộ là việc tạo ra các "bong bóng" du lịch, liên kết các quốc gia đã chống lại coronavirus với nhau. Xem xét kỹ hơn mang lại một số cơ sở cho sự lạc quan. The Economist đã xác định các bong bóng tiềm năng chiếm khoảng 35% GDP toàn cầu, 39% tổng thương mại hàng hóa và dịch vụ và 42% chi tiêu của thế giới cho du lịch. Nhưng thách thức trong việc kết nối chúng cũng nhấn mạnh việc tái khởi động nền kinh tế toàn cầu sẽ khó khăn như thế nào. Hiện tại, việc quay trở lại về những ngày trước virus là điều không thể. Nhiều chuyên gia y tế, những người đầu tiên chỉ trích việc hạn chế đi lại, đã coi các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt là hữu ích, đặc biệt là đối với những nơi có nhiễm trùng cục bộ. Ben Cowling, một nhà dịch tễ học tại Đại học Hồng Kông, cho biết: “Mỗi trường hợp đến là một mầm mống tiềm năng có thể phát triển thành dịch. Bong bóng đầu tiên sẽ ra đời vào ngày 15 tháng 5 giữa Estonia, Latvia và Lithuania, một trong những nước có thành tích tốt nhất châu Âu trong việc chế ngự virus. Công dân của họ sẽ được tự do đi lại trong khu vực mà không cần kiểm dịch. Tiếp theo có thể là bong bóng xuyên Tasman, gắn New Zealand với bang Tasmania của Úc, cả hai đều đã giảm các trường hợp mới. Trung Quốc và Hàn Quốc đã đưa ra một kênh nhập cảnh “nhanh chóng” cho giới doanh nhân. “Kỳ vọng của tôi là sẽ có một số lượng lớn bong bóng du lịch nhỏ,” ông Cowling nói. Nhưng cũng giống như cách mà các thỏa thuận thương mại khu vực hiệu quả hơn các thỏa thuận song phương, thì lợi ích kinh tế từ việc làm bong bóng lớn hơn sẽ lớn hơn. Dựa trên phân tích dữ liệu lây nhiễm, The Economist nhận thấy hai khu vực lớn có thể nổi lên như bong bóng, thay thế cho các khu vực nhỏ hơn hiện đang được hình thành. Đầu tiên là ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nơi các quốc gia từ Nhật Bản đến New Zealand đã ghi nhận ít hơn 10 ca nhiễm mới trên 1 triệu cư dân trong tuần qua. Thứ hai là ở Châu Âu: sử dụng một ngưỡng lỏng lẻo hơn — ít hơn 100 trường hợp

mới trên cùng một cơ sở — bong bóng có thể vươn từ Baltic đến Adriatic và xâm nhập vào Đức (xem bản đồ). Bong bóng Châu Á - Thái Bình Dương của chúng ta sẽ nhờ vào Trung Quốc và Nhật Bản, chiếm 27% GDP toàn cầu. Châu Âu của chúng tôi sẽ chiếm 8%. Một thước đo giá trị tiềm năng của bong bóng là mức độ hội nhập thương mại của chúng, cho thấy liệu các nền kinh tế có bổ sung cho nhau hay không. Đối với các nước trong bong bóng Châu Á - Thái Bình Dương của chúng ta, trung bình 51% tổng thương mại của họ là với nhau. Trong bong bóng Baltic-to-Adriatic của chúng tôi, nó là 41%. Các nước nhỏ sẽ thu được nhiều lợi nhất bằng cách kết nối lại với các nước láng giềng lớn hơn. Di chuyển tự do sẽ đặc biệt hữu ích đối với các nước như Thái Lan và Hy Lạp phụ thuộc vào du lịch. Nhà máy Châu Á và Nhà máy Châu Âu cũng dựa vào công nhân làm việc qua lại. Trước đại dịch, vào một ngày bình thường, có tới 3,5 triệu người đi qua biên giới nội địa trong Liên minh châu Âu, và 700.000 người sẽ đi giữa Hồng Kông và Trung Quốc đại lục. Các bong bóng sẽ có sự lan tỏa vượt ra ngoài ranh giới của chúng, tích cực và tiêu cực. Ngày nay, nhiều thương mại là dịch vụ chứ không phải hàng hóa, đòi hỏi ít sự hiện diện hơn. Nước Anh sẽ nằm ngoài bong bóng Baltic-to-Adriatic, nhưng các nhà tài chính của London vẫn hy vọng vào việc kinh doanh, ngay cả khi họ không thể đến thăm khách hàng của mình. Hoặc nếu, ví dụ, nếu Việt Nam bước vào bong bóng Châu Á - Thái Bình Dương còn Indonesia thì không, vốn đầu tư có thể đã đổ vào khu vực thứ hai có thể được chuyển hướng sang khu vực trước đây. Trong mọi trường hợp, các yêu cầu về sức khỏe cộng đồng để tạo ra bong bóng du lịch sẽ gây khó chịu. Về mặt thương mại, chúng giống như một phiên bản cực đoan của các cuộc đàm phán phi thuế quan: các quốc gia sẽ cần phải hài hòa các phương pháp tiếp cận để quản lý đại dịch. Đó là một mệnh lệnh cao khi Mỹ và châu Âu thậm chí không thể thống nhất về việc liệu rửa gà bằng clo có an toàn hay không. Hãy xem xét câu hỏi liệu các quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm cao nhưng tương tự có thể hình thành bong bóng du lịch hay không. Hiện tại, điều này mô tả Anh và Pháp: ghi nhận hàng trăm ca tử vong mỗi ngày nhưng không cách ly công dân của nhau. Tuy nhiên, điều này có thể đặt ra hai vấn đề. Thứ nhất, do cả hai quốc gia vẫn kêu gọi cách xa xã hội, họ thực sự không muốn thấy mọi người tụ tập trên Eurostar. Thứ hai, nếu một người bắt đầu tiêu diệt vi rút, nó có thể chọn đóng biên giới của mình với vi rút khác. Do đó, bong bóng du lịch “bị ô nhiễm” có khả năng kém

31


hiệu quả hơn và kém ổn định hơn. Lý tưởng là bong bóng "sạch". Teo Yik Ying, trưởng khoa Y tế công cộng Saw Swee Hock thuộc Đại học Quốc gia Singapore, để những điều này có hiệu quả, trước tiên các quốc gia phải kiểm soát nhiễm trùng trong nước. Sau đó, họ phải cởi mở với các đối tác của mình: chia sẻ dữ liệu về mức độ lây nhiễm và xét nghiệm, đồng thời tiết lộ cách họ theo dõi và cách ly những người có thể nhiễm vi rút. Ông Teo nói: “Tất cả điều này sẽ được củng cố bởi sự tin tưởng giữa các chính phủ. Nhu cầu về lòng tin ngay lập tức đặt bong bóng châu Á-Thái Bình Dương vào nghi ngờ, như được nhấn mạnh bởi cuộc đấu tranh mới nhất của khu vực: Trung Quốc đình chỉ một số nhập khẩu thịt bò từ Úc sau khi họ kêu gọi điều tra về nguồn gốc của covid-19. Các quốc gia nghèo hơn cũng có thể bị loại trừ. Lào và Campuchia đã báo cáo một số ca nhiễm trùng, nhưng các nước giàu có ít tin tưởng vào chúng. Thử nghiệm mạnh mẽ hơn có thể giúp khắc phục tình trạng thâm hụt lòng tin. Đi nhanh giữa Hàn Quốc và Trung Quốc. Miễn là khách doanh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút trước khi khởi hành, họ sẽ bị cách ly chỉ trong một hoặc hai ngày và được kiểm tra một lần nữa trước khi được phép ra ngoài. Nhưng điều đó lại quá rườm rà, giúp giải thích tại sao Trung Quốc chỉ kết nạp 210 người Hàn Quốc trong mười ngày đầu của hiệp định. Kết quả là không có lối tắt thực sự. Michael Baker, một nhà dịch tễ học tại Đại học Otago ở Wellington, nhận thấy các nước phát triển chia thành hai khối: những nước như New Zealand và Hàn Quốc nhằm mục đích loại bỏ coronavirus và những nước như Mỹ và Anh chỉ muốn ngăn chặn nó. Theo ông, những khối này có thể phân chia thành hai khu vực du lịch theo thời gian. Hàng hóa và tiền bạc vẫn sẽ luân chuyển giữa chúng. Nhưng mọi người sẽ thấy tầm nhìn của họ được quyết định bởi việc họ ở phía sạch hay bị ô nhiễm của sự phân chia.

32


GÓC NỘI BỘ

33

33


Ngày 16/01/2021 vừa qua, CLB Sinh viên Nghiên cứu Khoa học YES đã tổ chức thành công sự kiện đặc biệt “Vertrauen - Sinh nhật tuổi 18 YES”. Nhân dịp này, các thế hệ thành viên đã cùng trở về dưới mái nhà YES để tham gia buổi lễ chúc mừng CLB bước sang tuổi 18. Biết bao cảm xúc trào dâng mà không thể diễn tả thành lời, nhưng có lẽ, ai nấy đều cảm thấy hạnh phúc, tự hào bởi YES đang ngày càng trưởng thành và lớn mạnh, nhờ vào những nỗ lực không ngừng nghỉ và tình yêu to lớn mà bao thế hệ thành viên đã dành cho CLB. Buổi sinh nhật đã giúp các thế hệ thành viên gắn kết lại với nhau, thế hệ trước chia sẻ những kinh nghiệm quý giá và tiếp thêm lửa cho những trái tim trẻ đầy nhiệt huyết của các thế hệ sau.

YOUNG ECONOMICS SCIENTISTS

“Vertrauen” theo tiếng Đức có nghĩa là niềm tin tuyệt đối, và cũng chính là tên gọi của buổi tiệc sinh nhật tuổi 18 của YES. Tuổi trẻ của chúng ta vốn chẳng bao giờ thiếu những giây phút cảm thấy lạc lõng, chênh vênh giữa vô vàn ngã rẽ của cuộc đời. Nhưng vốn dĩ chúng ta vẫn có thể bước tiếp là bởi chúng ta có niềm tin. Và chẳng gì khiến bạn tự tin vào bản thân mình hơn được sống trong một môi trường với những con người mà bạn tin tưởng, những người luôn yêu thương, gắn bó, sẵn sàng chia sẻ vui buồn cũng như kiến thức cùng bạn. YES chính là một môi trường như vậy.

Sau buổi sinh nhật, các thành viên F17 và cộng tác viên F18 cũng đã gửi những “lời yêu thương” tới CLB. Hãy cùng đọc xem các bạn ấy có cảm nhận gì nhé! “Mình rất ấn tượng với sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng của Ban Tổ chức trong buổi sinh nhật mừng YES 18 tuổi. Cả buổi lễ dường như luôn tràn ngập một bầu không khí ấm áp, gần gũi giữa các thế hệ thành viên. Đối với mình, YES là nơi mình vô cùng trân trọng và sẵn sàng cống hiến hết sức mình để giúp CLB ngày càng phát triển hơn. Yêu YES thật nhiều!” Lê Thục Anh - CTV Ban Nghiên cứu F18 “Buổi sinh nhật vừa qua là một sự kiện vô cùng đáng nhớ đối với em. Đây là lần đầu tiên em được tham gia tổ chức một sự kiện sinh nhật, được tự tay lên kế hoạch và chuẩn bị cho buổi lễ. Trong suốt quá trình hoạt động, từ khi buổi sinh nhật này còn là một kế hoạch nằm trên giấy cho đến khi nó trở thành thực tế và diễn ra thành công, em đã có thêm được rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân nhờ học hỏi từ các anh chị và các bạn trong CLB. Em xin cảm ơn các anh chị trong BTC đã tạo cơ hội cho chúng em thực hiện chương trình này cũng như luôn giúp đỡ, hỗ trợ chúng em trong suốt thời gian qua”. Tăng Thị Thảo Anh – CTV Ban Tổ chức F18 “Buổi mừng sinh nhật YES vừa qua có lẽ sẽ là một kỉ niệm đẹp mà mình không bao giờ quên được. Nhờ có sự kiện này, mình đã được làm quen với rất nhiều anh chị thế hệ trước, cũng như gắn kết hơn với các bạn cộng tác viên F18. Mặc dù hoạt động chính ở ban Báo, nhưng mình cũng đã được hỗ trợ ban Tổ chức trong việc chuẩn bị trước giờ G. Không biết diễn tả thế nào nữa, nhưng khi thấy mọi người đoàn kết, giúp đỡ nhau, cùng tất bật chuẩn bị để buổi lễ có thể diễn ra thuận lợi nhất, mình đã nghĩ: “Uầy, đây đúng là nơi mà mình thuộc về rồi!”. Một lần nữa, mình xin được gửi lời chúc mừng sinh nhật tới YES, chúc CLB sẽ ngày càng phát triển lớn mạnh và luôn là nguồn cảm hứng cho nhiều sinh viên đến với nghiên cứu khoa học hơn”. Nông Hoàng Anh – CTV Ban Báo F18

34


“Đối với mình, lễ sinh nhật vừa rồi đã diễn ra thành công và mang lại rất nhiều cảm xúc đặc biệt cho mình. Buổi lễ đã tạo cơ hội cho các thế hệ thành viên gặp gỡ, trò chuyện và chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Mọi người đều được gắn kết lại, tạo nên một bầu không khí thân mật, ấm cúng. Chúc cho tất cả các thành viên, cộng tác viên của YES sẽ luôn đoàn kết, làm việc có trách nhiệm để xây dựng CLB ngày càng phát triển và gặp nhiều thành công”. Lê Anh Dũng – Thành viên Ban Nghiên cứu F17

Xin cảm ơn các thành viên F17 và cộng tác viên F18 đã chia sẻ những cảm nhận rất chân thật của bản thân về buổi sinh nhật đáng nhớ vừa qua. Những lời muốn nói còn nhiều, nhưng do giới hạn của bài viết, mình không thể ghi hết những chia sẻ, lời chúc của các bạn. Dù vậy, chúng ta đều biết, tất cả những thành viên của đại gia đình YES vẫn luôn dành một tình yêu to lớn và sẵn sàng đóng góp hết mình cho sự phát triển của CLB, phải không nào? Mười tám năm - 18 thế hệ cùng nhau góp sức xây dựng và phát triển, YES giờ đây không còn đơn thuần chỉ là một CLB, mà đã trở thành một ngôi nhà, nơi gắn kết những con người có chung niềm đam mê với nghiên cứu khoa học, đưa họ từ những người không quen biết thành bạn bè, thành anh em, thành gia đình. Chúc cho những thế hệ tiếp nối của YES sẽ luôn giữ được tinh thần nhiệt huyết, sự sáng tạo và gắn bó dài lâu với CLB, với màu áo xanh, với nghiên cứu khoa học. Chúc cho YES ngày càng phát triển, luôn là môi trường học thuật hàng đầu của trường Đại học Kinh tế Quốc dân và gặt hái được nhiều thành công trên chặng đường sắp tới.

Hà Hương Giang 35


36


Quản lí bản tin Phòng Công Tác Chính Trị và Quản Lý Sinh Viên ĐH KTQD Chịu trách nhiệm bản tin Đoàn trường ĐH KTQD Cố vấn nội dung Phòng Quản Lý Khoa Học ĐH KTQD Thực hiện nội dung, biên tập và phát hành CLB Sinh viên Nghiên cứu Khoa học ĐH KTQD Tổng Biên tập: Lê Thu Hiền Biên tập: Huyền Trân, Thanh Đăng, Thu Hiền, Quang Khải, Bảo Ân, Phong Thu, Anh Trà, Thảo Anh, Ngọc Vĩnh Nội dung: Đồng Đồng, Mai Linh, Linh Chi, Thu Hà, Hương Giang, Thanh Nhàn, Hoàng Anh, Thùy Linh, Bình Nguyên, Minh Anh, Tiến Thành Thiết kế và trình bày: Minh Nghĩa Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Địa chỉ: Phòng 121 – nhà 11 KTX ĐH KTQD Fanpage: www.facebook.com/baoyesnews Issuu: issuu.com/yesnews4 Email: yesnews.neu@gmail.com

37


NEU

YESNEWS

DU LỊCH THỜI COVID

YESNEWS ĐỊA CHỈ: PHÒNG 121 - NHÀ 11 FANPAGE: WWW.FACEBOOK.COM/PAGES/ YESNEWS ISSUU: ISSUU.COM/YESNEWS4 EMAIL: YESNEWS.NEU@GMAIL.COM

38


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.