BÁO THÁNG 2/2021 - BÁO TẾT

Page 1

Bản tin sinh viên nghiên cứu khoa học

79

SỐ BÁO ĐẶC BIỆT 2021



Lời giới thiệu Thân chào quý độc giả! Bạn đang cầm trên tay số báo mới nhất của Yesnews, số báo đặc biệt thứ 80 dành cho dịp Tết nguyên đán năm 2021. Năm 2020 vừa qua là một năm nhiều thay đổi và biến động, và trong số báo này, ban biên tập đã tổng hợp và nhìn nhận những thay đổi đó một cách đa chiều. Trước hết, chuyên mục Điểm tin Kinh tế đã khái quát lại những xu hướng thay đổi chính của nền kinh tế trong nước và thế giới. Trong khi nền kinh tế thế giới phải chứng kiến nhiều sự lao dốc do tác động tiêu cực sâu rộng và lâu dài của đại dịch COVID-19 kéo dài trong suốt cả năm thì nền kinh tế Việt Nam lại lóe lên những tia sáng tích cực thông qua sự tăng trưởng của nhiều chỉ số đánh giá và cả trong thực tế đời sống của người dân. Tiếp theo đó, với chuyên mục Lăng kính khoa học, các tác giả đã có những bài phân tích về sự thay đổi của nền kinh tế Việt Nam trong đại dịch COVID-19, sự chuyển đổi số trong nền giáo dục Việt Nam trong hoàn cảnh giãn cách xã hội kéo dài, cũng như các đánh giá về thị trường chứng khoán trong năm vừa qua và cả sự thay đổi về phong cách tiêu dùng của những người trẻ genZ. Ngoài ra, ở chuyên mục Nhìn ra thế giới, Ban biên tập xin được gửi đến quý bạn đọc những bí quyết để sống sót qua mùa đại dịch khó khăn, những update mới nhất về đồng tiền số Bitcoin trong năm vừa qua cũng như câu chuyện về cuộc cách mạng ở Phố Wall. Đặc biệt, số báo Tết này còn đưa chúng ta đến với một Câu chuyện nhỏ về chuyến đi Hà Giang, chuyến đi để nhìn ngắm sự tươi đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đất nước với một tình yêu to lớn dành cho con người và miền đất này. Các độc giả thân mến, bạn đã sẵn sàng nhìn lại một năm 2020 nhiều biến động nhưng cũng lắm tự hào với YESNEWS chưa? Hãy cùng bắt đầu chuyến hành trình này nhé! Chúc các quý độc giả của YESNEWS có một chuyến hành trình thật trọn vẹn! Thân ái, BAN BIÊN TẬP YESNEWS.


v

NỘI DUNG 1

ĐIỂM TIN KINH TẾ • Tin trong nước 06 • Tin quốc tế

10

LĂNG KÍNH KHOA HỌC

2

• Nền kinh tế Việt Nam • Chuyển đổi số giáo dục • Thế hệ Z • Thị trường CKVN

15 21 24 27

3

NHÌN RA THẾ GIỚI • Cuộc cách mạng

thực sự của Wallstreet 31 • 2020 năm Bitcoin trở thành thể chế 40 •Làm thế nào để sống sót trong năm 2021 43 Câu chuyện nhỏ

4

39


v

ĐIỂM TIN KINH TẾ

10 Tin trong nước 10 Tin quốc tế

Năm 2020 là một năm không thể nào quên của nền kinh tế thế giới với “bóng đen” Covid-19 ảnh hưởng đến tất cả các mặt của xã hội. Một loạt các chính sách hạn chế di chuyển đã khiến cho ngành dịch vụ và nhiều ngành khác năm qua điêu đứng và sụt giảm nặng nề. Trong tình hình đó, các doanh nghiệp công nghệ đã nhanh chóng đưa ra các giải pháp trực tuyến để đáp ứng nhu cầu khách hàng và có một năm “ăn lên làm ra”. Trước cuộc khủng hoảng dai dẳng và khó lường, thị trường thế giới năm vừa qua có nhiều biến động lớn, dẫn tới nguy cơ hàng loạt bong bóng tài chính nổ ra trên toàn cầu. Tuy mức tăng trưởng năm vừa qua của Việt Nam là mức tăng trưởng thấp nhất trong thập kỷ nhưng vẫn nằm trong nhóm tăng tốt nhất thế giới. Nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh và có nhiều chính sách hỗ trợ, nhìn chung, nước ta đang được xem là một “ngôi sao đang lên” trong nền kinh tế khu vực.


v

TIN TRONG NƯỚC

1

Việt Nam - Một năm ‘được mùa’ trên các bảng vàng quốc tế

Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR) ở Anh dự báo kinh tế Việt Nam sẽ vươn lên vị trí thứ 19 thế giới vào năm 2035. Cũng về lĩnh vực này, “bảng vàng” được nhiều người chú ý là đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhìn nhận GDP của Việt Nam sẽ đạt quy mô hơn 340,6 tỷ USD trong năm 2020 đứng thứ 4 ở khu vực ASEAN. Trong khi đó, nhờ công tác xử lý khủng hoảng y tế và kinh tế, Việt Nam có giá trị thương hiệu quốc gia tăng mạnh nhất thế giới trong năm 2020, đi ngược xu hướng sụt giảm trên toàn cầu.. Trong các lĩnh vực khác, thứ hạng của Việt Nam cũng có sự gia tăng đáng kể. Về giáo dục, Việt Nam có 4 trường đại học trong danh sách 1.000 trường tốt nhất thế giới. Về du lịch, Việt Nam lại vượt qua các ứng viên sáng giá để được xướng tên ở hạng mục "Điểm đến di sản hàng đầu thế giới 2020". Trong lĩnh vực kinh tế số, các nỗ lực chuyển đổi kỹ thuật số của Việt Nam đã mang lại tốc độ phát triển lớn nhất cho Việt Nam trong số các nền kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương.

Nguồn: Thoibaotaichinhvietnam.vn

2

GDP năm 2020 tăng 2,91%, top các quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới

Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) Việt Nam năm 2020 vượt trội so với tất cả các nền kinh tế khác, tăng 2,91%. Mặc dù là mức tăng thấp nhất trong thập kỷ nhưng trong bối cảnh dịch Covid hoành hành, nước ta nằm trong nhóm nước tăng tốt nhất thế giới. Trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng có mức tăng cao nhất 3,98%, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68%, còn khu vực dịch vụ tăng 2,34%. Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành xây dựng có mức tăng trưởng cao hơn hẳn so với ngành công nghiệp. Trong khi đó, ở khu vực du lịch, ghi nhận mức tăng trưởng thấp nhất trong thập kỷ do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh, hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng vẫn có mức tăng trưởng song vận tải nước ngoài và du lịch lại giảm sâu và gặp nhiều khó khăn. Nguồn: vnexpress.net


SỐ ĐẶC BIỆT 2021

YESNEWS

4

Thịt lợn tăng 57%, đẩy CPI của Việt Nam năm 2020 tăng 3,23%

3

Dòng vốn FDI chất lượng dịch chuyển vào Việt Nam

Năm 2020 được ghi nhận là một năm u ám của nền kinh tế toàn cầu bởi dịch Covid – 19. Tuy nhiên, trong khi vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn cầu suy giảm 40% thì FDI của Việt Nam vẫn đạt 28,5 tỷ USD, tuy giảm 25% nhưng tổng vốn đăng ký thêm mở rộng đầu tư đã tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là một dấu hiệu tương đối khả quan cho thấy Việt Nam vẫn là một điểm đến hấp dẫn đầu tư của các doanh nghiệp FDI. Nhờ những chính sách hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng, cùng một loạt hiện định thương mại như EVFTA, EVIPA , RCEP đã góp phần mở ra hướng hợp tác mới, rộng lớn, toàn diện cho Việt Nam. Tuy vậy, các lợi thế vốn có của Việt Nam đang dần mất đi và một số thách thức mới đã xuất hiện, trong đó có các yêu cầu về lao động tay nghề cao và sự xuyên suốt, đồng bộ của chuỗi cung ứng trong nước. Do đó, ngoài ưu tiên chính sách cho doanh nghiệp nước ngoài, Việt Nam cần có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước mạnh mẽ và phù hợp hơn, góp phần giúp Việt Nam từng bước cải thiện vị trí trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Nguồn: Cafef.vn

Bình quân năm 2020, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,23% so với năm 2019. Trong đó, thịt lợn tăng 57,23% làm CPI chung tăng 1,94%. Ngoài ra, giá gạo cũng chứng kiến mức tăng 5,14% do giá gạo xuất khẩu và tiêu dùng trong nước tăng. Tương tự, giá thuốc và thiết bị y tế tăng 1,35% do dịch Covid - 19 trên thế giới vẫn phức tạp nên nhu cầu mặt hàng này ở mức cao. Bên cạnh đó có một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI năm 2020: Giá các mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu giảm 23,03% so với năm trước (làm CPI chung giảm 0,83%); Nhu cầu đi lại, du lịch của người dân giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm giá của nhóm du lịch trọn gói giảm 6,24% so với năm trước; giá cước vận tải của các loại phương tiện như tàu hỏa, máy bay giảm. Về lạm phát, lạm phát cơ bản bình quân năm 2020 tăng 2,31% so với bình quân năm 2019. Nguồn: cafef.vn

5

Xuất nhập khẩu Việt Nam 2020 ấn tượng một năm vượt khó

Với kim ngạch xuất nhập khẩu ấn tượng qua 1 năm đầy khó khăn đang tạo đà, tạo lực bứt phá cho công tác xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn tới. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2020

7


YESNEWS SỐ ĐẶC BIỆT 2021 ước tính đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm 2019. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2020 ước tính xuất siêu 19,1 tỷ USD là mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2020 ấn tượng đã bổ sung nguồn thu ngoại tệ, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo động lực cho việc tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới cũng như thu hút đầu tư. Tuy nhiên, mặc dù đạt kết quả khả quan, song sở dĩ có được con số xuất siêu kỷ lục trong năm nay một phần do nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu và thiết bị phục vụ cho sản xuất, chế biến chậm lại. Điều này cho thấy, sản xuất trong nước vẫn chưa có sự hồi phục hoàn toàn.

Nguồn: vov.vn

6

Nền kinh tế số Việt Nam năm 2020 đạt 14 tỷ USD

Theo báo cáo về kinh tế số Đông Nam Á của Google, Temasek và Bain, đại dịch Covid-19 đã trở thành chất xúc tác đưa nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng 16% năm nay, đạt giá trị 14 tỷ USD và dự kiến đạt 52 tỷ USD năm 2025. Covid-19 được đánh giá là đã thay đổi thói quen hàng ngày, thúc đẩy xu hướng chuyển đổi số nhanh và mạnh mẽ hơn ở rất nhiều ngành và lĩnh vực, đáng chú ý là lĩnh vực y tế số, giáo dục số bên cạnh fintech. Ngược lại với sự tăng trưởng vượt bậc của truyền thông trực tuyến, du lịch trực tuyến là lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Về thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam, TMĐT năm 2020 được cho là “thắng đậm”, khi đạt 11,8 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 18%. Trong bối cảnh dịch Covid ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, việc các doanh nghiệp sản xuất đẩy mạnh hoạt động trên thị trường thương mại điện tử TMĐT và xây dựng kênh phân phối mới chính là nguyên nhân dẫn đến kết quả tăng trưởng đầy ấn tượng trên. Đồng thời, con số này cũng đưa Việt Nam trở thành nước Đông Nam Á duy nhất có tăng trưởng TMĐT 2 con số. Nguồn: cafef.vn forbesvietnam.com.vn

7

Hơn 101.700 doanh nghiệp ngừng hoạt động trong năm 2020 Mặc dù gặt hái được nhiều thành công, dưới tác động của đại dịch và thiên tai bão lũ, các doanh nghiệp đã phải hứng chịu không ít khó khăn, thách thức. Theo Tổng cục Thống Kê, trong năm 2020 có đến 101.700 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 13,9% so với năm ngoái. Trong đó, 46.600 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 62,2%; gần 37.700 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 13,8%; gần 17.500 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 3,7%. Tính trung bình mỗi tháng, cả nước có gần 8.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, con số chưa từng thấy trong 10 năm trở lại đây. Tuy vậy, nền kinh tế đã có xu hướng phục hồi trong những tháng cuối năm 2020 và dự báo tăng trưởng khả quan hơn trong năm 2021. Nguồn: cafef.vn

8

Dấu ấn 20 năm khai mở Thị trường chứng khoán Việt Nam

Năm 2020, Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt ghi nhận dấu mốc lịch sử khi tròn 20 năm mở cửa hoạt động với nhiều dấu ấn đặc biệt. Cụ thể, bất chấp sự sụt giảm 33,51% trong hai tháng đầu năm do tác động của đại dịch, TTCK Việt Nam đã phục hồi nhanh chóng trong chín tháng còn lại của năm 2020 với mức tăng trưởng gần 60% kể từ đáy và tăng so với cuối năm 2019 hơn 9% (năm 2019 mức tăng trưởng của VN-Index chỉ 7,67%). Bên cạnh đó, TTCK Việt Nam cũng xác lập kỷ lục hai tháng liên tiếp (vào tháng 9 và tháng 10) khi có mức tăng trưởng mạnh nhất thế giới. Ngoài ra, năm 2020 cũng chứng kiến sự gia tăng kỷ lục của các nhà đầu tư mới, trong bối cảnh lãi suất tiếp tục duy trì ở mức thấp kỷ lục. Đặc biệt, TTCK Việt chính thức trở thành thị trường có tỷ trọng lớn nhất trong rổ các thị trường cận biên theo hệ thống phân loại MSCI.

8

Nguồn: nhandan.com.vn


SÓ ĐẶC BIỆT 2020

YESNEWS

10

Thiệt hại kinh tế do các cơn bão gần đây ở miền Trung lên tới 13 tỷ USD

9

Giá gạo xuất khẩu bình quân năm 2020 của Việt Nam tăng 13,3%, mức cao nhất trong một thập kỷ

Theo ước tính của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu gạo năm 2020 đạt 6,15 triệu tấn, trị giá khoảng 3,07 tỷ USD. Mặc dù lượng gạo xuất khẩu năm vừa qua giảm khoảng 3,5% so với năm 2019 nhưng trị giá xuất khẩu lại tăng tới 9,3%. Giá xuất khẩu bình quân cả năm ước đạt 499 đô/tấn, tăng 13,3% so với năm 2019. Đây là mức giá bình quân năm cao nhất trong những năm gần đây, mang lại lợi ích to lớn cho người dân trồng lúa. Việc chuyển dịch cơ cấu gạo xuất khẩu sang các loại gạo thơm, gạo chất lượng cao với giá bán và giá trị gia tăng cao hơn vừa đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường khó tính như EU, Hàn Quốc, Hoa Kỳ,… vừa đem lại thu nhập cao hơn cho người nông dân. Ngoài ra, trong năm 2020, giá gạo xuất khẩu còn bị tác động bởi biện pháp tạm dừng xuất khẩu gạo kéo dài từ 24/3 đến 30/4 do Bộ Công thương đề xuất. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp, nhu cầu lương thực của thế giới tăng cao khiến gạo bị hút ra khỏi Việt Nam nhanh chóng và giá gạo thế giới cũng tăng liên tục. Kết quả là, khi xuất khẩu gạo trở lại, sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng mạnh và cán đích 6,15 triệu tấn với kim ngạch hơn 3 tỷ USD như kế hoạch đề ra.

Miền Trung liên tiếp hứng chịu 5 cơn bão gây mưa lớn và kéo dài, lũ lụt và sạt lở đất nghiêm trọng. Bão lũ đã làm 243 người chết và mất tích. Ước tính có khoảng 7,7 triệu người sống trong các khu vực bị ảnh hưởng và khoảng 219.000 ngôi nhà bị hư hỏng hoặc phá hủy. Thiệt hại về kinh tế do các cơn bão gây ra ước tính lên tới 29.300 tỷ đồng, tương đương 1,3 tỷ USD. Theo Ngân hàng Thế giới, nền kinh tế Việt Nam dường như vẫn đang trên đà phục hồi vững chắc và trên diện rộng vào năm 2020 nhưng làn sóng Covid-19 thứ hai ở các nước khác trên thế giới có thể làm giảm triển vọng tăng trưởng của nước ta. Cùng với đó, những thiệt hại nặng nề về người và tài sản do thiên tai gây ra cho thấy sự cần thiết phải xây dựng lại các công trình tốt hơn, xanh hơn và nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của nền kinh tế và tài chính công. Nguồn: cafef.vn

Nguồn: thesaigontimes.vn

9


YESNEWS SỐ ĐẶC BIỆT 2021

TIN QUỐC TẾ 1

Kinh tế thế giới sụt giảm nghiêm trọng: Ngành công nghệ Kinh tế Mỹ giảm mạnh dẫn dắt thị trường nhất từ năm 1946 M&A toàn cầu năm Đại dịch Covid - 19 gây ra cú sốc cho 2020

2

nền kinh tế toàn cầu, dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng trên toàn thế giới. Nền kinh tế trở nên phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh, hiệu quả của vaccine mang lại. Không ít các nền kinh tế cố gắng cầm cự bằng các chương trình kích thích tiền tệ của ngân hàng trung ương. Về ông lớn của thế giới, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Mỹ đạt 20,9 nghìn tỷ USD và giảm 3,5% so với năm 2019. Đây được coi là mức giảm mạnh nhất của nền kinh tế Mỹ từ năm 1946. Trong khi nền kinh tế châu Âu ghi nhận mức giảm 6,8% trong năm 2020. Tương tự, ở khu vực châu Á, GDP Singapore cũng giảm 5,8% so với năm 2019.

10

Nguồn: vtv.vn vneconomy.vn

Đại dịch Covid-19 ập đến đã khiến các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) trên toàn cầu gần như tê liệt trong nửa đầu năm 2020. Nhưng đà phục hồi ngoạn mục bắt đầu từ tháng 7 giúp giá trị các thương vụ M&A trong nửa cuối năm đạt hơn 2.300 tỷ USD, tăng 88% so với sáu tháng đầu năm. Đặc biệt, lần đầu tiên kể từ năm 2008, giá trị M&A đạt hơn 1.000 tỉ USD trong hai quý liên tiếp, quý 3 và quý 4. Trong đó, các thương vụ công nghệ, chăm sóc y tế và dịch vụ tài chính là những thương vụ lớn dẫn dắt sự phục hồi này do các lo ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu. Cơn tăng giá trên các thị trường chứng khoán và nguồn tiền giá rẻ dồi dào đã giúp các giám đốc điều hành tự tin hơn để theo đuổi các thương vụ M&A lớn.Một vài vụ M&A điển hình có thể kể đến như, hãng chip Nvidia (Mỹ) mua lại hãng thiết kế chip Arm Holdings của Anh từ Tập đoàn SoftBank (Nhật Bản) với trị giá 40 tỉ đô la Mỹ. Hãng chip AMD (Mỹ) thâu tóm đối thủ Xilinx với giá 35 tỉ đô la. Nguồn: thesaigontimes.vn

3

Covid-19 “thổi bay” hơn 250 triệu việc làm trong năm 2020 Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), tổng số giờ làm việc trên toàn thế giới giảm 255 triệu việc làm thời gian, gấp 4 lần số việc làm bị giảm sút trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2009. Trong đó, đối tượng lao động chịu ảnh hưởng đặc biệt nghiệm trong do đại dịch là lao động phụ nữ và trẻ tuổi. Đồng thời, đại dịch cũng ảnh hưởng không đồng đều tới các lĩnh vực khác nhau, trong đó các dịch vụ ăn uống và lưu trú chịu tác động mạnh nhất, với tỷ lệ việc làm sụt giảm tới 20%. Yêu cầu được đặt ra trong thời gian sắp tới chính là cần có những hỗ trợ đặc biệt cho nhóm lao động và lĩnh vực chịu tác động mạnh mẽ của Covid-19 để thúc đẩy việc phục hồi thị trường việc làm. Nguồn: vtv.vn


SỐ ĐẶC BIỆT 2021

YESNEWS

6

Boeing lỗ tới gần 12 tỷ USD trong năm 2020

4

Trung Quốc đứng đầu thế giới về FDI trong năm 2020 Năm 2020, FDI sụt giảm trên quy mô toàn cầu do ảnh hưởng của Covid – 19. So với năm 2019, FDI toàn cầu giảm 42% trong năm 2020. Mức giảm này còn nhiều hơn so với mức giảm 30% trong thời kỳ khủng hoảng 2009. Trong khi các nước đang phát triển bị ảnh hưởng sâu sắc bởi dịch bệnh, thì Trung Quốc – nước đầu tiên bùng phát dịch bệnh – lại chỉ bị ảnh hưởng nhẹ bởi Covid – 19. Cụ thể, mức sụt giảm đầu tư trung bình của nhóm nước phát triển là 69% và FDI vào các nước đang phát triển giảm trung bình 12%. Trong khi, FDI vào Trung Quốc lại tăng đáng kể. Từ năm 2019, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành nước có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất thế giới. Đến năm 2020, Trung Quốc với 163 tỷ USD vốn FDI đã chiến thắng con số 134 tỷ USD của Mỹ. Điều này đã giúp cho FDI của Trung Quốc tiếp tục đứng đầu thế giới. Nguồn: cafef.vn

5

Trào lưu tiền kỹ thuật số của các ngân hàng trung ương Giảm sử dụng tiền mặt là một mục tiêu của nhiều chính phủ, đặc biệt là trong bối cảnh Covid - 19 khi tiền mặt có thể là một trong những vật có thể mang virus. Quan trọng hơn tiền mặt là một kênh thuận lợi cho các hoạt động trốn thuế và rửa tiền của tội phạm. Tuy nhiên, nó lại có nhiều nguy cơ khác, mà với công chúng thì có hai vấn đề: độ an toàn và tiện lợi cũng như vấn đề bảo mật thông tin cá nhân. Bất kể những thử thách đó, nhưng các NHTW sẽ tung ra các đồng tiền kỹ thuật số của họ, quan trọng là vấn đề thời gian. Đó là vì những dự án tiền kỹ thuật số như Libra do Facebook tích cực thúc đẩy và những đồng tiền mã hóa đang tạo áp lực khiến NHTW muốn xác lập “địa bàn” của mình. NHTW không muốn đánh mất đi vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính thế giới, vì vậy họ không muốn là kẻ đi sau trong cuộc chạy đua trên thế giới số này. Đồng euro kỹ thuật số cũng đang nhận được sự hậu thuẫn lớn của nhiều chính trị gia. Động thái của Nhật Bản, Trung Quốc sẽ chỉ đẩy tiến trình này nhanh hơn. Thụy Điển với dự án đồng e-krona từ lâu cũng sẽ phải chạy nhanh hơn, sau khi đi trước mà đang chậm lại với những do dự của mình.

Boeing đã công bố khoản lỗ kỷ lục hàng năm gần 12 tỷ USD, trong đó 6,5 tỷ USD là từ quý IV năm 2020. Dịch Covid-19 là một trong số các tác nhân khiến nhu cầu đi lại của mọi người giảm đi, cùng với đó hai vụ tai nạn chết người của chiếc 737 Max đã khiến tình hình tài chính của các hãng hàng không bị ảnh hưởng và làm giảm mạnh doanh số bán hàng của Boeing, bao gồm cả chiếc máy bay phản lực mới nhất của họ là 777X. Boeing đã bị mất một số tiền khổng lồ là 15,25 USD/ cổ phiếu trong quý thứ tư trong khi các nhà phân tích dự báo mức lỗ chỉ là 1,80 USD/cổ phiếu. Doanh thu quý IV năm 2020 của Boeing giảm 15% so với một năm trước đó, xuống còn 15,3 tỷ USD, tốt hơn so với con số dự báo về doanh thu của các nhà phân tích là 15,07 tỷ USD. Tuy nhiên khoản lỗ ròng của công ty trong 3 tháng đã vọt lên 8,4 tỷ USD. Năm 2021 được cho là một năm đầy thách thức khác đối với ngành hàng không khi các quy định hạn chế việc đi lại mới được đưa ra và số ca nhiễm virus corona càng khiến nhu cầu bay vốn đã giảm sút trở nên tồi tệ hơn. Nguồn: vnexpress.vn

11


YESNEWS SỐ ĐẶC BIỆT 2021

7

Thái Lan đứng đầu thị trường IPO ở Đông Nam Á 2020 Mặc cho các đợt biểu tình kéo dài nhiều tháng và nền kinh tế ì ạch vì dịch bệnh, Thái Lan vẫn đứng đầu khu vực ASEAN về tổng giá trị các vụ IPO trong năm 2020. Theo Nikkei Asia, giá trị các vụ IPO tại Thái Lan đã đạt khoảng 4,5 tỷ USD, chiếm hơn 60% thị trường gọi vốn tại Đông Nam Á. Đây là năm thứ hai liên tiếp, nước này dẫn đầu ASEAN về giá trị các vụ IPO. 4/10 số thương vụ gọi vốn lần đầu ra công chúng có giá trị lớn nhất trên thị trường Đông Nam Á trong năm 2020 diễn ra tại đất nước chùa vàng. Nhà tư vấn Wilasinee Krishnamra của hãng Deloitte Thailand cho rằng thị trường IPO Thái Lan tiếp tục chứng minh tiềm năng tăng trưởng và là thị trường vốn mạnh ở Đông Nam Á. Các yếu tố như thị trường do phần lớn các công ty trong nước dẫn dắt và sự quan tâm ngày càng gia tăng của giới đầu tư đối với các công ty tiêu dùng đã tiếp tục thu hút các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư. Nguồn: vtv.vn

12

8

“Quá lớn, quá nguy hiểm” - nhiều đại gia công nghệ bị siết chặt kiểm soát Một vấn đề nóng mà các nền kinh tế hàng đầu thế giới đang phải để mắt đến là việc các công ty công nghệ đang ngày càng trở nên quá lớn, quá hùng mạnh và gặt hái được quá nhiều lợi nhuận. Để quản lý chặt chẽ hơn các “gã khổng lồ” công nghệ như Google, Amazon và Facebook… , ngày 15/12, Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức công bố Đạo luật thị trường kỹ thuật số (DMA) nhắm đến những người công ty đạt doanh thu hàng năm trên 6,5 tỷ euro ở châu Âu trong ba năm qua, có giá trị thị trường 65 tỷ euro và cung cấp một dịch vụ nền tảng cốt lõi ở ít nhất ba quốc gia EU và Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA) cũng nhắm mục tiêu đến các nền tảng trực tuyến lớn có hơn 45 triệu người dùng. Tại Mỹ và Trung Quốc, các tập đoàn công nghệ hàng đầu cũng gặp không ít khó khăn khi phải liên tục đối mặt với những sắc lệnh và quy định mới nhằm hạn chế hành vi độc quyền trong ngành công nghiệp Internet từ giới chức 2 nước này. Hiện nay, dịch Covid-19 và các biện pháp phong tỏa đang khiến thế giới trở nên phụ thuộc vào các hãng công nghệ hơn bao giờ hết, làm gia tăng mâu thuẫn giữa các hãng công nghệ lớn và những đối thủ nhỏ hơn. Do vậy, những nỗ lực chống độc quyền để nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế số gần đây có thể coi là bước đi tích cực của chính phủ các nước nhằm lấy lại quyền lực của mình. Nguồn: cafef.vn

9

Từng bị cả thế giới “khinh miệt”, ngành công nghiệp dược phẩm đã cứu cả nhân loại trong thời gian kỷ lục Trước khi đại dịch Covid-19 bắt đầu, những hành vi gian lận trong kinh doanh hoặc điên cuồng tăng giá thuốc được cho là nguyên nhân khiến ngành công nghiệp dược phẩm bị cả thế giới bỉ bôi. Không ai có thể ngờ được rằng một năm sau, những công ty dược phẩm này đã cứu thế giới. Việc tạo ra vắc xin không những giúp thay đổi đáng kể hình ảnh của công chúng về các công ty dược phẩm mà còn giúp cho ngành này thu hút một lượng lớn đầu tư. Từ đó, cuộc đua vắc xin giữa các công ty dược phẩm và các quốc gia trở nên gay gắt. Năm qua, thế giới cũng chứng kiến nhiều tỷ phú xuất hiện nhờ kinh doanh dược phẩm, cũng như các thiết bị y tế. Nguồn: cafef.vn


SỐ ĐẶC BIỆT 2021

YESNEWS

10

Khủng hoảng container rỗng

Trong nửa năm qua, container trở thành mặt hàng được săn tìm, thậm chí tranh giành, dù nhà sản xuất container rỗng lớn nhất thế giới là Trung Quốc đã chế tạo tới 2,6 triệu chiếc, chạm ngưỡng giới hạn, nhưng tình trạng khan hiếm container vẫn chưa "hạ nhiệt". Ước tính chi phí vận tải biển từ Thượng Hải đi Mỹ và châu Âu thì mức giá container ở thời điểm cuối tháng 12/2020, vào khoảng 4.500 USD/ 1 container, cao hơn gấp 3 lần so với tháng 5/2020. Nguyên nhân do việc phân phối container giữa các thị trường khác nhau đang có sự mất cân đối nghiêm trọng. Trong khi ở châu Á, các nhà xuất khẩu tranh giành đăng ký bất kỳ container nào có sẵn, thì ở các khu vực khác, hoạt động hậu cần gần như bị "tê liệt". Cung không đủ cầu, khiến giá cước vận tải tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình xuất khẩu của khu vực châu Á. Nguồn: vtv.vn

Huyền Trân - Mai Linh - Đồng Đồng - Linh Chi

13


2

LĂNG KÍNH KHOA HỌC


2020 - Nền kinh tế Việt Nam lướt sóng đại dịch có thành công Nguồn tham khảo: Hội đồng lý luận TW, Báo lao động, Bộ Công thương Việt Nam, Báo Thanh tra, Cafef.

“COVID-19 là cuộc khủng hoảng y tế và tài chính toàn cầu, song qua đó cũng có thể thấy Việt Nam đã trở thành tấm gương sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống COVID-19, song hành với duy trì ổn định nền kinh tế” - trích lời ông Francois Painchaud Trưởng đại diện Văn phòng Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam. 2020 là một năm đặc biệt...Nó đặc biệt không phải vì dịch Covid, cũng không phải vì thiên tai dữ dội hay bàn cờ chính trị quốc tế trải nhiều biến động, mà đặc biệt bởi giữa “bầu trời đêm” đen ảm đạm đó, có một “ngôi sao mới nổi”, mạnh mẽ vươn mình - Việt Nam. Một Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng trên bản đồ quốc tế, dẫu khó khăn hay còn nhiều thiếu sót, nhưng bức tranh toàn cảnh của Việt Nam 2020 nhìn chung vẫn ánh lên thật nhiều sắc sáng, hy vọng. Cùng theo chân YESNEWS, chúng ta lật giở lại từng trang sự kiện, tìm trong đó những câu chuyện, để nhận ra những thời cơ và thách thức mà nền kinh tế trẻ sắp tới cần đối mặt, và để thấy trong đó nữa cả chất vàng của một dân tộc!

15


YESNEWS SỐ ĐẶC BIỆT 2021

2020 của khó khăn...

1

Năm 2019 khép lại bằng nhiều con số đẹp với nhiều kỉ lục được xác lập trên mặt trận kinh tế:

COVID-19 - "Cú đánh bất ngờ" vào nền kinh tế Việt Nam Xuất hiện lần đầu tiên vào ngày 23/1 tại Vũ Hán, Trung Quốc, virus Corona nhanh chóng lây lan và trở thành đại dịch toàn cầu. Covid 19 đã gây lên nhiều nỗi ám ảnh, tác động lớn tới cuộc sống của các quốc gia, của nhân loại trên nhiều phương diện và với nhiều cách thức chưa từng có tiền lệ, làm thay đổi hoàn toàn những điều tưởng chừng sẽ không bao giờ thay đổi. Đó là năm của “đại phong tỏa”, năm của cuộc khủng hoảng kép về y tế và kinh tế tồi tệ nhất từ trước đến giờ, chỉ sau cuộc đại suy thoái 1930 (GDP toàn cầu ước tính sụt giảm 4.4%, theo IMF). Bàn cờ chính trị lung lay, văn hóa giáo dục trì hoãn, thương mại quốc tế tê liệt, đứt gãy và cuộc khủng hoảng nhân đạo cũng đang căng lên theo từng đợt càn quét của “cơn bão Covid”… “Giáng sinh phong tỏa”, có lẽ chỉ năm 2020 mới có một giáng sinh buồn đến vậy, thậm chí trong hai cuộc đại chiến thế giới, người ta cũng phải ngừng chiến để đón giáng sinh. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài cơn địa chấn đó. Tính đến ngày

16

9/12/2020, cả nước đã ghi nhận tổng cộng 1.381 ca mắc Covid-19. Với độ mở lớn và sự hội nhập sâu rộng, nền kinh tế của Việt Nam chịu thương tổn nghiêm trọng khi tốc độ tăng trưởng dù dương nhưng vẫn ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua (2.9%) (đỉnh điểm là vào quý II khi mức độ tăng trưởng chỉ đạt 0.39%). Nhiều ngành kinh tế, đặc biệt là dịch vụ, vận tải..., chịu tác động tiêu cực lớn. Với lượng khách du lịch quốc tế giảm 80%, nội địa giảm 50%, ngành du lịch thất thu và bốc hơi 23 tỷ USD; còn lĩnh vực hàng không cũng điêu đứng không kém với những con số báo lỗ lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng. Nhiều container nằm chờ không thể xuất bến, nhiều nhà máy phải ngừng sản xuất vì không có nguyên liệu đầu vào, nhiều người lao động mất việc... Và 101.7 nghìn, đó là số doanh nghiệp phải tạm ngừng hoặc giải thể trong năm, tăng 10,8% so với 2019. Đó là bối cảnh chung ảm đạm cho cả thế giới và càng là một thách thức to lớn hơn cho một nước đang phát triển với nền kinh tế non trẻ, hệ thống y tế còn lạc hậu, thiếu thốn như Việt Nam.

2

"Đánh đổi" và "Giãn cách" Để phòng tránh và ngăn chặn đại dịch Covid lan rộng, Chính phủ nhiều nước, trong đó có Việt Nam, đã thực hiện các biện pháp phong tỏa, cách ly và giãn cách xã hội. Tuy nhiên, cuộc sống có “khoảng cách” này dường như không chỉ “buộc thay đổi” mà còn tạo ra vô số những thách thức cho người dân, kinh tế - xã hội Việt Nam. Nếu như bình thường, nhóm lao động trong các khu vực phi chính thức, tự làm ở các nước đang phát triển sẽ là “tấm đệm” giúp làm nhẹ bớt tác động tiêu cực của những thay đổi đột ngột trên thị trường lao động, thì lần này vai trò đó bị yếu đi đáng kể do những hạn chế cách ly xã hội, di chuyển lao động và hàng hóa. Việc đóng cửa đồng loạt nhiều khu vực kinh tế như giao thông, ăn uống, dịch vụ, du lịch…đã ảnh hưởng tới công ăn việc làm, thu nhập và đời sống của hơn 30 triệu người, trong đó có gần 8 triệu lao động giảm việc làm; hơn 1,4 triệu lao động mất việc làm (tính đến 9/2020). Không chỉ phải nghỉ việc không lương, giãn hay giảm giờ làm, nhiều người lao động còn rơi vào tình trạng “có việc nhưng

Công nhân nhà máy Honda tại Vũ Hán đã trở lại làm việc. Họ ăn tối, giữ khoảng cách hai mét và không quay mặt vào nhau. (Nguồn: AFP)


vẫn nghèo đói”, hoặc với những người lao động chân tay làm việc theo ngày thì cuộc sống càng trở nên khốn khó, bấp bênh. Mặt khác, mọi công việc, hoạt động thường ngày trong xã hội cũng đã bị trì hoãn, tạm dừng và xáo trộn. Học sinh, sinh viên không thể đến trường và phải chuyển qua hình thức học online ở nhà, nhưng vấn đề không chỉ đến từ việc khó tương tác qua những phòng Zoom, Teammates,... mà với nhiều học sinh, đó còn là việc bị “cướp” đi cơ hội được học vì không có điều kiện kết nối Internet. Ngoài ra, việc bị giới hạn đi lại, giao tiếp với mọi người cũng gây lên những ảnh hưởng nghiêm trọng cho tình hình sức khỏe cũng như tâm lý của người dân. Theo thống kê của Trung ương Hội LHPN Việt Nam cho thấy, trong thời gian giãn cách, vấn đề bạo lực gia đình càng có xu hướng gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ nghiêm trọng (số lượng cuộc gọi của những người phụ nữ bị bạo lực tới đường dây nóng của Hội đã tăng 50% so với năm 2019). Nhìn chung, các biện pháp giãn cách nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm của dich Covid-19 đã phải đánh đổi rất lớn, rất nhiều bằng sự phát triển kinh tế, bằng các hoạt động văn hóa, xã hội trên nhiều lĩnh vực khác.

1

3

SỐ ĐẶC BIỆT 2021

Thiên tai - khốc liệt và dị thường “Nếu đại dịch là khó khăn bất ngờ thì thiên tai là nỗi đau hàng năm, tuy không còn xa lạ nhưng vẫn vô cùng khắc nghiệt.” Năm 2020 vừa qua, bên cạnh việc phải tập trung dập dịch thì chính phủ và nhân dân Việt Nam còn phải gồng mình lên chiến đấu với sự cực đoan của thiên nhiên. Khác với mọi năm, thiên tai năm nay khốc liệt và khó đoán định hơn rất nhiều, đã xô đổ các cột “mốc lịch sử” trước đó và gây lên nhiều thiệt hại nặng nề. Tính đến cuối năm, đã xảy ra 16 loại hình thiên tai; trong đó có 13 cơn bão trên Biển Đông; 264 trận dông, lốc,

YESNEWS

mưa lớn trên 49 tỉnh, thành phố. Nếu miền Bắc trong năm phải đón mùa hè với cái nóng gay gắt, miền Nam với nỗi lo hạn hán, xâm nhập mặn, thì có lẽ trận mưa lũ, sạt lở lịch sử từ ngày 6 đến 22/10/2020 là “cú giáng cuối cùng” và đau thương nhất cho miền Trung ruột thịt. “Bão chồng bão, lũ chồng lũ” đã cướp đi sinh mạng của 291 người, trong đó có nhiều cán bộ chiến sĩ đang làm nhiệm vụ. Nửa triệu ngôi nhà bị sập và hàng nghìn hecta hoa màu, hàng triệu gia cầm, gia súc mất trắng... Ước tính tổng thiệt hại do thiên tai cả năm gây ra là 38.400 tỷ đồng thì bão lũ miền Trung đã chiếm đến 31.700 tỷ đồng.

Năm 2020 tình hình thời tiết diễn biến phức tạp

2020 của bản lĩnh...

"Chống dịch như chống giặc" Trái với quan ngại của thế giới cho rằng Việt Nam có thể sẽ trở thành “điểm nóng” vùng dịch thì 2020 lại xướng tên Việt Nam là một trong những “điểm sáng” đáng học tập khi kiểm soát thành công đại dịch Covid 19. Xuất phát từ thực tế dễ bị tổn thương bởi có đường biên giới dài và giao thương rộng rãi với "tâm dịch" Trung Quốc, mật độ dân cư lại đông đúc và cơ sở hạ tầng y tế, nguồn lực còn hạn chế, kết quả chống dịch nhanh chóng của Việt Nam đã thực sự khiến dư luận quốc tế bất ngờ. Tính đến ngày 9/12, Việt Nam ghi nhận 1.225 bệnh nhân được điều trị khỏi và chỉ có 35 trường hợp tử vong (trong khi đó toàn cầu có hơn 68.5 triệu ca nhiễm, 1.562.895 ca tử vong và 47.458.259 bệnh nhân bình phục). Sự thành công này được cho là đến từ những phản ứng quyết liệt, nhanh nhạy kịp thời của Chính phủ cùng tinh thần đoàn kết một lòng của người dân Việt Nam. Với phương châm đặt sức khỏe và tính mạng của người dân lên trên hết, dù nguồn lực vẫn còn hạn chế, Chính phủ Việt Nam vẫn hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt, tiến hành đồng bộ các biện pháp phù hợp dù là “vô tiền khoáng hậu”, nhanh chóng xét nghiệm, truy vết, cách ly và điều trị cho người bệnh. Mặt khác, theo khảo sát của YouGov - Anh, có đến 97% dân số được hỏi tin tưởng các biện pháp của nhà nước là phù hợp, chấp hành tuân thủ các biện pháp giãn cách, khai báo và đeo khẩu trang nơi công cộng… Với tâm thế cùng lời hiệu triệu “mỗi khu phố là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sỹ”, toàn Đảng toàn dân Việt Nam đã viết lên một câu chuyện thần kỳ về việc kiểm soát dịch, là tấm gương cho nhiều quốc gia phát triển trên thế giới học tập. Ngoài ra, trong sự khó khăn đó, những nét đẹp tình người vẫn luôn được lan tỏa với những câu chuyện của những “ATM gạo”, của “Siêu thị 0 đồng” hay “Siêu thị khẩu trang” sẽ còn được nhắc mãi… Ngoài ra, công tác chống dịch Covid còn đánh dấu những bước tiến triển đáng tự hào của ngành khoa học, y tế Việt Nam. Đó là niềm tự hào với nhân dân khi những y bác sĩ, những người lính cụ Hồ của Việt Nam, không ngại gian khổ, thiếu thốn và nỗi nhớ gia đình mà xung phong đi đầu đến những vùng dịch để giúp đỡ bà con. Đó còn là niềm tự hào với thế giới khi Việt Nam là nước thứ 5 trên thế giới có thể giải mã được trình tự gen virus và sản xuất thành công kit thử virus SARS-CoV-2. Những mũi tiêm vaccine “make in Vietnam” đầu tiên đã được tiêm thử nghiệm trên người những ngày cuối năm một lần nữa làm thế giới ngạc nhiên vì rất ít đất nước đang phát triển khác có thể làm được điều này.

17


YESNEWS SỐ ĐẶC BIỆT 2021

Thời báo Berlin – Đức khẳng định: “Thành tích chống Covid-19 của Việt Nam thật phi thường và đáng kinh ngạc mà nhiều nước châu u phải học hỏi…”. Báo Le Monde – Pháp ca ngợi: “Ngoài đại thắng mùa Xuân năm 1975, Việt Nam có thêm một đại thắng mùa xuân năm 2020, đó là chiến thắng đại dịch Covid-19”

2

Nền kinh tế với nhiều điểm sáng “Với những nỗ lực phi thường, Việt Nam được ví như một ngôi sao mới nổi trên sân khấu - một sân khấu được dàn dựng và lấy bối cảnh đại dịch Covid.” Năm 2020, tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng Việt Nam đã kiên định hoàn thành “mục tiêu kép” - vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, và khép lại một năm với những con số rất đáng tự hào. 2.91%, đó là mức tăng trưởng GDP của năm nay, tuy là con số thấp nhất trong vòng 5 năm qua của Việt Nam, nhưng lại là một trong những mức tăng trưởng dương cao nhất của thế giới trong bối cảnh GDP toàn cầu sụt giảm từ 4-4.5% (theo World Bank). Kinh tế Việt Nam phục hồi theo hình chữ V rõ nét từ đáy Quý 2/2020 với mức tăng trưởng GDP của 4 quý lần lượt là 3,68% 0,39%; 2,62% và 4,48% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó nền kinh tế vĩ mô cũng được đánh giá là ổn định. Lạm phát cơ bản giảm và trong tầm kiểm soát (chỉ tăng 3,23% năm 2020, bình quân giai đoạn 2016-2020 khoảng 1,8%, giảm mạnh so với giai đoạn 2011-2015 là 6,31%). Mặt khác, nhờ sự điều hành tỷ giá linh hoạt, chủ động của Ngân hàng Nhà nước, kết hợp với các giải pháp điều tiết thanh khoản hợp lý, sẵn sàng can thiệp để bình ổn thị trường, tỷ giá giao dịch duy trì xu hướng ổn định, giảm nhẹ 0,21% so với đầu năm, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định vĩ mô. Về lĩnh vực đầu tư công, giải ngân vốn đầu tư từ ngân

18

sách Nhà nước ước đạt 466,6 nghìn tỷ đồng, bằng 91,1% kế hoạch năm và tăng 34,5% so với năm trước, cao nhất trong giai đoạn 2011-2020 (năm 2019 bằng 90,5% và tăng 7,1%). Theo tính toán của TS. Cấn Văn Lực và Nhóm chuyên gia Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV, mức tăng này đóng góp 6,5% vào mức tăng trưởng chung (khoảng 0,19 điểm %). Hoạt động xuất khẩu tiếp tục tăng ở mức khá (đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019) trong bối cảnh thương mại toàn cầu ước tính giảm khoảng 10% năm 2020 (WTO, tháng 10/2020). Kim ngạch nhập khẩu năm 2020 đạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,6% so với năm 2019; vì thế, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư ở mức kỷ lục 19,1 tỷ USD


SỐ ĐẶC BIỆT 2021

YESNEWS

Với những con số ấn tượng này giữa mùa dịch, tờ Nikkei Asia Review (Nhật Bản) nhận định Việt Nam đang trở thành "câu chuyện thành công về kinh tế duy nhất của Đông Nam Á trong đại dịch". Trang Globalnews.ca của Canada thì lưu ý thành công của Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống dịch COVID-19 đã “giúp tăng thêm độ tin cậy của giới đầu tư nước ngoài dành cho Việt Nam”. Theo đó, Việt Nam đang định vị mình như là “một địa bàn an toàn cho kinh doanh”. Còn tạp chí The Economist tháng 8 năm 2020 đã xếp Việt Nam trong top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới.

3

Dấu ấn ngoại giao 2020 Theo hãng tin Sputnik (Nga), năm 2020 là một năm đặc biệt đối với Việt Nam khi lần đầu tiên trong lịch sử ngoại giao nước nhà, Việt Nam vừa đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN, vừa là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ). Năm 2020 đã ghi đậm dấu ấn của Việt Nam trên bàn cờ ngoại giao thế giới. Trong tâm bão Covid đầy thách thức, Việt Nam đã dẫn dắt các nước trong khối ASEAN cùng đoàn kết chống lại đại dịch, nhiều ý kiến sáng tạo, thiết thực đã được đưa ra và triển khai với tinh thần “Gắn kết và chủ động thích ứng” (tại hội nghị 37 và các hội nghị liên quan, hơn 80 văn kiện đã được thông qua; Việt Nam đã thúc đẩy cùng các nước ký kết được Hiệp định lịch sử Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)). Đồng thời, Việt Nam đã đóng góp vào các vấn đề trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với tâm thế của một nước có tiếng nói, vai trò và là đại diện của các nước đang phát triển cũng như các nước trung bình và nhỏ trong HĐBA LHQ. Nhà nghiên cứu Indonesia thừa nhận: "Chúng ta đang chứng kiến một Việt Nam tự tin hơn trên vũ đài thế giới và có những đóng góp quan trọng cho khu vực mỗi khi giữ chức Chủ tịch của ASEAN". Còn Tạp chí Forbes của Mỹ, trong số ra ngày 29/12/2020 đã đánh giá: "Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại bùng nổ, Hà Nội đã khôn ngoan tự định vị mình như một hàng rào lý tưởng trước cuộc đối đầu Mỹ - Trung” và “Việt Nam là bậc thầy về nghệ thuật đàm phán”, cho thấy những bước đi khéo léo của ngoại giao Việt Nam.

4

Những bệ phóng lịch sử “Hội nhập quốc tế là một điểm nhấn quan trọng của ngành Công Thương trong năm 2020.” Chưa bao giờ, trong vòng một năm, Việt Nam đã tham gia 3 Hiệp định thương mại lớn đến vậy, mở ra một thị trường lớn chưa từng có, gồm Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu u (EVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực RCEP và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương Quốc Anh (UKVFTA, ký vào 11-12-2020), nâng tổng số hiệp định tự do thương mại mà Việt Nam tham gia lên con số 15. Với EVFTA và CPTPP, những lợi thế mà Việt Nam được hưởng đang dần được bộc lộ. Còn với Hiệp định RCEP( được ký vào 15-11-2020, bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và năm quốc gia mà ASEAN đã ký Hiệp định Thương mại tự do là: Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand), hiệp định có hiệu lực sẽ tạo ra thị trường quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu và trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới. RCEPT được kỳ vọng sẽ tạo ra cơ hội lớn, doanh nghiệp Việt Nam sẽ tham gia vào chuỗi giá trị và sản xuất khu vực, đồng

19


YESNEWS SỐ ĐẶC BIỆT 2021 thời được hưởng lợi từ việc cắt giảm chi phí giao dịch và môi trường kinh doanh thân thiện hơn nhờ hài hòa hóa các quy định hiện hành và áp dụng chung trong các FTA khác nhau của ASEAN. Tuy nhiên, cũng rất nhiều chuyên gia băn khoăn, rằng “Việt Nam sẽ làm gì với ba hiệp định cùng lúc?”. Bên cạnh những lạc quan về điểm đến sẽ có “nhiều lựa chọn” đường đi, lại có những lo lắng, Việt Nam sẽ tận dụng được không hay sẽ để cái “xe tải” ấy gỉ sét? Độ mở lớn đồng nghĩa với thách thức lớn, hiệp định càng ít bắt buộc, Các đại biểu tham dự Lễ ký Hiệp định RCEP. luật pháp và sự chủ động của Việt Nam lại càng phải được nâng cao, ngoài ra các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần những kế hoạch cụ thể để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng được những yêu cầu mà các hiệp định đặt ra để hàng hóa Việt Nam có chỗ đứng trên trường quốc tế.

Vũ Môn Quan

5

Chuyển động Việc ban hành Quyết định số 749 (tháng 6/2020) phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" của Chính phủ là dấu mốc quan trọng trong quá trình chuyển đổi số Việt Nam đến năm 2030. Việt Nam đứng thứ 2 ASEAN về tốc độ tăng trưởng kinh tế số, đạt trung bình 27% trong giai đoạn 2015-2020 (theo Google, Temasek và Brain & Company tháng 11/2020). Quy mô kinh tế số của Việt Nam năm 2020 ước đạt 14 tỷ USD, đóng góp khoảng 5%GDP với sự phát triển năng động của các ngành kinh tế mới nổi như: CNTT, viễn thông, thương mại điện tử, Fintech, Edtech, Proptech…v.v. Chỉ số đổi mới, sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam năm 2020 xếp thứ 42/131, đứng đầu nhóm 29 quốc gia, nền kinh tế cùng mức thu nhập. Việt Nam đứng thứ 3 ASEAN (sau Indonesia và Singapore) về hoạt động khởi nghiệp trong giai đoạn 2016-2020... Đó sẽ là nền tảng và chất nặn để Việt Nam hướng tới nền kinh tế, xã hội số năng động với tinh thần “Make in Viet Nam”, tuy còn nhiều thách thức phải vượt qua như: Bảo mật, thời gian, chi phí, nguồn lực… Các tập đoàn, doanh nghiệp Việt Nam như Vingroup, BKAV, các công ty viễn thông trong nước cũng đã có những sản phẩm đi theo tinh thần này như ô tô Vinfast, điện thoại Bphone, mạng 5G,... với chất lượng tốt, được các chuyên gia quốc tế đánh giá cao.

20

“Thế giới đang vận động, bàn cờ kinh tế, chính trị liên tục xoay vần, Việt Nam cần thay đổi và hành động thật nhanh chóng.” Ngày nay, Việt Nam đang đứng trước những vận hội và thách thức lớn chưa từng có. Nhưng câu chuyện cá chép có hóa rồng hay Việt Nam có là một phép màu khác của Châu Á hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào những nỗ lực sắp tới. Thực tế, dù những con số tốt đẹp trên đã cho thấy những cải thiện đáng tự hào của Việt Nam trong những năm gần đây, nhưng những “tảng băng chìm” không tên cần phải suy xét cũng không ít. Chẳng hạn như những hiệp định thương mại tự do đã mang đến cho chúng ta nhiều cơ hội, nhưng dường như các doanh nghiệp Việt không tận dụng được nhiều. Thành tích xuất khẩu của Việt Nam năm 2020 là đáng ghi nhận (kim ngạch tăng 6,5%), nhưng chủ yếu lại là do khối doanh nghiệp FDI dẫn dắt, với mức tăng 9,7%, chiếm 72,2% (tỷ trọng tăng 2,1 điểm % so với năm trước), trong khi khu vực kinh tế trong nước giảm 1,1%, chiếm 27,8%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp FDI chịu đựng cú sốc tốt hơn và đang khai thác hiệu quả các FTA tốt hơn doanh nghiệp nội? Trong đợt Covid vừa rồi, chúng ta cũng thấy rằng Việt Nam còn phụ thuộc quá lớn vào nguyên liệu đầu vào nước ngoài (phần lớn từ Trung Quốc, vải các loại (chiếm 52.1% tổng kim ngạch nhập khẩu), xơ, sợi dệt (46.4%), điện thoại & linh kiện (42.8%);….). Việt Nam hội nhập sâu rộng quốc tế, đó là con đường đi phù hợp, nhưng với những biến động khó lường từ môi trường bên ngoài như vậy thì chúng ta cần tìm những biện pháp để tránh được các tổn thương ít nhất có thể. Sắp tới, đó sẽ là mối đe dọa từ dịch bệnh còn nhiều phức tạp; là những căng thẳng trong cuộc chiến thương mại và công nghệ giữa các nước lớn; khả năng nắm bắt và thay đổi để tham gia và tạo nhiều giá trị hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu đang có xu hướng dịch chuyển có lợi cho Việt Nam… Mặt khác, Việt Nam cũng phải cải thiện nhiều hơn nội lực của mình. World Bank đã cảnh báo rằng, trong những năm gần đây, đầu tư cơ sở vật chất tính theo phần trăm GDP của Việt Nam nằm trong nhóm thấp nhất trong khu vực ASEAN. Điều này tạo ra những thách thức đối với sự phát triển liên tục của các dịch vụ cơ sở hạ tầng hiện đại cần thiết cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo (Việt Nam xếp thứ 89 trong số 137 quốc gia về chất lượng cơ sở hạ tầng). Ô nhiễm môi trường, chất lượng nhân lực, thể chế,... vẫn là bài toán cần được “tích cực” giải. Chúng ta đang đứng trước cửa ngõ vũ môn quan, nhiều cơ hội trước mắt, nhưng lợi thế dân số vàng và nguồn lao động dồi dào sẽ sớm không phụ thuộc được nữa khi Việt Nam được dự báo sẽ là một trong 10 nước có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Vậy nên để tránh rơi vào tình trạng “già trước khi giàu”, Việt Nam cần nhanh chóng thay đổi, thích nghi và tận dụng những cơ hội, giải quyết những khó khăn thật hiệu quả.


SỐ ĐẶC BIỆT 2021

YESNEWS

Chuyển đổi số Diện mạo mới của nền giáo dục Năm 2020, dưới tác động của đại dịch Covid-19 cũng như xu hướng toàn cầu hóa trong việc Chuyển đổi số, diện mạo của nền giáo dục nước nhà đã và đang thay đổi. Đây là cơ hội để Việt Nam bức tốc trên “chặng đua” đuổi kịp những nước phát triển trên thế giới. Lợi ích và khó khăn, liệu sẽ có hướng đi nào trong tương lai...

Bối cảnh chuyển đổi số và cú hích từ Covid-19 Các cuộc mạng công nghiệp đã đem đến một thực tế đó là công nghệ làm nên thời đại, công nghệ thay đổi thì thời đại thay đổi. Khái niệm Chuyển đổi số (Digital Transformation) đã có từ lâu trên thế giới, nhưng nó chỉ thật sự phổ biến khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 bùng nổ. Chuyển đổi số là quá trình con người thay đổi cách sống, cách làm việc, và phương thức sản xuất với các công nghệ số như: Trí tuệ nhân tạo (AI), Big Data, Internet vạn vật (Iot), 5G,... Tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Chương trình Quốc gia về Chuyển đổi số, chính thức khởi động chương trình chuyển đổi số quốc gia như một cuộc cách mạng toàn dân và toàn diện. Việt Nam coi các nền tảng số là cách để đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia, coi an ninh mạng và công nghệ mở là yếu tố chính để tạo ra niềm tin số, coi cải cách thể chế là yếu tố quyết định cho chuyển đổi số. Theo đó, đẩy mạnh ba trụ cột chính của chuyển đổi số quốc gia đó là: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Đại dịch Covid-19 bùng nổ đã đem đến những hậu quả vô cùng nặng nề, khiến cho nền kinh tế của các nước trên thế giới hầu như rơi vào suy thoái, các hoạt động xã hội bị đình trệ. Nhưng bên cạnh đó, ở một khía cạnh tích cực hơn, Covid-19 đã trở thành một chất xúc tác mới thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Trong thời gian ba tháng nghỉ vì dịch bệnh, ngành giáo dục đã kêu gọi toàn ngành thực hiện phương châm tạm dừng đến trường nhưng không dừng học. Theo đó, tất cả các địa phương trên cả nước đã triển khai dạy và học trực tuyến với nhiều hình thức: Dạy trên truyền hình, mạng internet... Khi giáo dục đã từ lâu là nhu cầu đương nhiên được đáp ứng, chúng ta bỗng dưng phải đối mặt với câu hỏi ‘làm sao để được giáo dục’. Đứng trước nguy cơ như vậy thì chuyển đổi số trong giáo dục là điều thiết yếu, như lời chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng: “Chúng ta coi Covid-19 là cơ hội trăm năm cho chuyển đổi số quốc gia và cũng là cú huých trăm năm của chuyển đổi số”.

21


YESNEWS SỐ ĐẶC BIỆT 2021

Điểm sáng trong một “năm học COVID”

Thành công lớn nhất của chuyển đổi số trong giáo dục trong năm 2020 phải nhắc đến đó là việc triển khai thành công các hình thức học tập trực tuyến, đào tạo từ xa. Theo số liệu của UNICEF, 91% học sinh trên toàn thế giới đã không thể tới trường vì Covid-19. Chính vì điều đó mà các lớp học trực tuyến cũng như các nền tảng, ứng dụng công nghệ đã và đang trở thành làn sóng giáo dục mới tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, ứng dụng Zoom – nền tảng video call, lớp học ảo gần như được phổ biến rộng rãi chỉ qua một đêm. Đa phần học sinh, sinh viên đều cảm thấy hào hứng đối với hình thức học mới mẻ này. Điểm cộng của việc học tập trực tuyến đó là sự linh hoạt trong thời gian và không gian học tập, loại bỏ hoàn toàn những giới hạn về khoảng cách, tối ưu thời gian học và nâng cao nhận thức, tư duy của người học. Chất lượng bài giảng và kiến thức được cải thiện rõ rệt nhờ có sự trợ giúp của các công nghệ hiện đại, người học có thể xem lại bài giảng nhiều lần do các tiết học giờ đây đã được ‘số hóa’ - điều mà nền giáo dục truyền thống vẫn chưa làm được. Đối với các cấp THCS, THPT thì hình thức học trên các phương tiện truyền thông như: Tivi, radio,... cũng là một cách để có thể tiếp tục tiếp thu kiến thức trong thời gian giãn cách xã hội. Dạy học trực tuyến đã giúp rút ngắn thời gian thực dạy khi học sinh trở lại trường học, tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh, nhờ đó mà thời gian kết thúc năm học 2020 chỉ bị lùi lại khoảng 2 tháng.

Cùng với đó, năm 2020 còn đánh dấu mốc lịch sử của giáo dục: Lần đầu tiên, một cơ sở dữ liệu ngành được hình thành, tạo tiền đề cho quá trình chuyển đổi số toàn diện trong ngành giáo dục. Đến cuối năm 2020, Bộ GD-ĐT đã hoàn tất việc số hóa, gắn mã định danh 53.000 trường học mầm non, phổ thông, hơn 1,4 triệu giáo viên (hồ sơ, trình độ chuyên môn, đánh giá theo chuẩn,...) và gần 24 triệu học sinh (với các thông tin về lý lịch, quá trình học tập, rèn luyện, thể chất,...). Bộ cũng đã hợp tác với Đề án Tri thức Việt số hóa để xây dựng và phát triển kho học liệu số dùng chung (bao gồm cả học liệu mở) với khoảng 5.000 bài giảng e-learning, 2.000 video bài giảng trên truyền hình, 200 thí nghiệm ảo, 200 đầu sách giáo khoa, 35.000 câu hỏi trắc nghiệm và trên 7.500 luận án tiến sĩ. Bên cạnh đó, trước sự lây lan của đại dịch Covid-19, Bộ GD-ĐT đã triển khai ứng dụng AnToanCovid.vn để thu thập, xây dựng CSDL và vẽ bản đồ thông tin về an toàn dịch cho các cơ sở giáo dục. Có hơn 18.000 trường học đã cập nhật thông tin hàng ngày, từ đó hỗ trợ cho công tác phòng dịch. Khối phổ thông khoảng 82% các trường sử dụng phần mềm quản lý trường học, sổ điểm điện tử, học bạ điện tử và hầu hết các cơ sở giáo dục đại học đều sử dụng phần mềm quản trị nhà trường. Hệ thống quản lý hành chính điện tử kết nối 63 sở GDĐT và hơn 300 trường đại học, cao đẳng trên cả nước với Bộ GDĐT hoạt động thông suốt, ổn định, phát huy hiệu quả tích cực.

Những khó khăn cần tháo gỡ

Bên cạnh những thuận lợi, chuyển đổi số trong giáo dục còn vấp phải nhiều hạn chế Cần nền tảng vượt trội, hạ tầng viễn thông phát triển Song song với chuyển đổi số thì công nghệ, trang thiết bị mới cho cả người học, người trực tiếp giảng dạy, cơ sở giáo dục và cơ quan quản lý cũng là ưu tiên hàng đầu. Hạ tầng viễn thông phải phát triển ở một mức độ nhất định, mà yếu tố này liên quan nhiều đến mức độ phát triển kinh tế xã hội

22

Bất bình đẳng đối với tầng lớp yếu thế Ta thường nghĩ việc số hóa hoạt động giáo dục sẽ đem lại ‘sự bình đẳng số’ (digital equity) nhờ ưu thế tiếp cận công nghệ không giới hạn không gian và thời gian. Tuy nhiên việc này mặt khác cũng có thể đào sâu hơn nữa sự bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục giữa các vùng miền và học


SỐ ĐẶC BIỆT 2021 của mỗi địa phương. Do vậy, ngành giáo dục không thể đi một mình mà phải đồng hành, phối hợp với các ngành khác. Bên cạnh đó, nỗi lo về sự hiệu quả trong đào tạo khi mà có quá nhiều bài toán cần có những giải pháp phù hợp như bài toán về hạ tầng mạng, thiết bị và giải pháp công nghệ, bài toán về chuyển đổi năng lực của giáo viên, thì trải nghiệm học tập ‘số’ đối với cả giáo viên và người học có thể trở thành thảm họa. Một loạt các nguy cơ hiển hiện như hành vi học tập có thể bị lệch lạc, hoạt động giáo dục không được kiểm soát; chất lượng giáo dục bị thả lỏng. Sẽ rất nguy hiểm nếu như chúng ta ‘đánh rơi’, để lạc mất người học trong không gian ảo mênh mông.

YESNEWS

sinh có điều kiện kinh tế xã hội (SES) khác nhau. Những học sinh không được tiếp cận hạ tầng viễn thông tốt ở miền núi hoặc vùng nông thôn sẽ có nguy cơ bị bỏ lại phía sau, không chỉ trong tiếp cận giáo dục chất lượng cao mà còn cả giáo dục căn bản như các nguồn tài liệu, học liệu quan trọng cho việc học tập. Những học sinh xuất thân từ những gia đình khó khăn không có những thiết bị tối thiểu hoặc không đủ khả năng chi trả chi phí dịch vụ viễn thông cũng sẽ là đối tượng có nguy cơ tụt hậu. Học sinh khuyết tật (khiếm thính, khiếm thị hoặc các khuyết tật vận động cản trở thao tác, điều khiển thiết bị) cũng có nguy cơ lớn phải hứng chịu bất bình đẳng số do những vấn đề liên quan tới các yếu tố đầu vào (sách vở, tài liệu, ngôn ngữ, trang thiết bị…) lẫn quá trình giáo dục (thao tác điều khiển, giao tiếp với thiết bị, phần mềm, giáo viên

Lầu Mí Xá (sinh viên năm thứ 3, Lớp Quản lý công K18, Học viện Hành chính Quốc gia) học online tại lán giữa núi. Ảnh: NVCC

Kết

Chuyển đổi số trong giáo dục là chuyển đổi toàn bộ những gì cần để có thể triển khai giáo dục trực tuyến, do đó, không có một công thức dành riêng cho quá trình này. Tuy nhiên, các khung đánh giá hiệu quả giáo dục cũng như các khung đảm bảo chất lượng giáo dục hoàn toàn có thể được vận dụng để định hướng quá trình chuyển đổi. Bên cạnh việc hướng đến đảm bảo hiệu quả giáo dục, cơ hội tiếp cận giáo dục bình đẳng cho mọi đối tượng người học, kể cả học sinh nghèo và khuyết tật, để không ai bị bỏ lại phía sau là một mục tiêu quan trọng mà chuyển đổi số phải đạt được. Khép lại năm 2020 với nhiều “sóng gió”, Việt Nam có thể tự hào trước những bước tiến bứt phá trên hành trình chuyển đổi số của giáo dục. Tuy những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ vẫn còn tồn đọng nhưng với đà chuyển động vững chắc trong năm vừa qua, chúng ta hoàn toàn có thể tự tin với cái nhìn lạc quan về một hình hài mới đầy sáng sủa của giáo dục trong năm mới 2021.

Nguồn tham khảo:

Viết Thắng

Tiasang.com, Báo Quảng Bình, Vietnamplus.vn

23


Sức ảnh hưởng của thế hệ Z – hay còn được biết đến là thế hệ công nghệ iGen- đang ngày càng mở rộng. Đây được cho là thế hệ sẽ sớm trở thành những vị khách hàng tiềm năng của các thương hiệu trong tương lai. Theo ước tính, đến năm 2025, sẽ có tới 15 triệu người dân thuộc thế hệ Z tại Việt Nam, trong đó có 30% sẽ tham gia vào lực lượng tiêu dùng. Có thể nói, với những quan điểm, kỳ vọng và cách tiếp nhận thông tin khác so với những thế hệ trước, thế hệ Z đang mang một luồng gió mới đến với nền kinh tế Việt Nam. Vậy các doanh nghiệp cần làm gì để có thể kết nối được với thế hệ này và mang đến cho họ những trải nghiệm và sự hài lòng mà họ mong muốn?

24

THẾ HỆ Z – THẤU HIỂU VÀ CHINH PHỤC THẾ HỆ KHÁCH HÀNG CỦA TƯƠNG LAI


Bức chân dung về thế hệ khách hàng tương lai

Thế hệ Z là những người được sinh ra trong giai đoạn 1995-2010, là thế hệ lớn lên trong thời kỳ công nghệ và internet phát triển vô cùng mạnh mẽ. So với thế hệ trước, những “cư dân số” này tiếp cận thông tin, tri thức dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều. Chính những điều đó đã tạo nên một thế hệ trẻ với những khác biệt về tư duy, lối sống cũng như thị hiếu. Đây được coi là thế hệ người tiêu dùng sáng tạo và kết nối, gắn bó chặt chẽ với các thiết bị công nghệ và bị ảnh hưởng sâu sắc bởi các nền tảng truyền thông như smartphone hay mạng xã hội. Họ là những người có suy nghĩ phóng khoáng và không muốn định nghĩa bản thân dựa trên bất cứ khuôn mẫu hay nguyên tắc nào. Đối với thế hệ này, mạng xã hội không chỉ là phương thức để kết nối với thế giới, mà còn là phương tiện để họ thể hiện bản thân mình. Họ cũng đánh giá cao các cộng đồng trực tuyến có thể tự do kết nối và thảo luận, bởi ở đó họ có thể học hỏi lẫn nhau, cùng xây dựng một cộng đồng mang tính kết nối và có sức ảnh hưởng.

SỐ ĐẶC BIỆT 2021

YESNEWS

Kỹ lưỡng hơn trong lựa chọn sản phẩm

Trong sự kiện trực tuyến “Bước vào tương lai MillennialZ cùng Instagram và Stories”, đại diện Facebook tại Việt Nam cho biết 55% thế hệ Z dành nhiều hơn 5 giờ mỗi ngày cho việc sử dụng các thiết bị di động. Có thể nói, smartphone và mạng xã hội là cánh cửa để thế hệ Z bước ra thế giới, nhưng đó cũng chính là cánh cửa để các thương hiệu bước vào thế giới của họ. Theo báo cáo của McKinsey, có tới 50-60% các quyết định lựa chọn thương hiệu của thế hệ Z chịu ảnh hưởng bởi mạng xã hội và các trang mua sắm online. Tuy nhiên, khi mua sắm, họ luôn dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu thông tin và đọc đánh giá từ những khách hàng khác trước khi quyết định mua một sản phẩm nào đó. Họ đề cao những trải nghiệm mang tính cá nhân hóa, mà những trải nghiệm càng thực tế và đa chiều thì càng dễ đánh giá. Thế hệ Z không còn dành quá nhiều sự chú ý cho quảng cáo. Khoảng chú ý của họ đã rút ngắn chỉ còn 8 giây, đây là thời gian mà họ sẽ nhấn bỏ qua khi cảm thấy nội dung quảng cáo không đủ thu hút. Thậm chí có tới 53% thế hệ này cho biết họ sẽ tắt quảng cáo ngay lập tức. Giờ đây, quyết định mua hàng của thế hệ này có xu hướng bị ảnh hưởng bởi “social proof” (bằng chứng xã hội). Nhiều người trẻ thú nhận họ sẽ thấy tin tưởng hơn khi một sản phẩm được đánh giá bởi các chuyên gia, bạn bè hoặc các hội nhóm có tiếng trên mạng xã hội. Với xu hướng này, các kênh và cách thức quảng cáo trước đây đương nhiên sẽ khó lòng đạt hiệu quả khi khách hàng quan tâm tới những lợi ích thực tế họ nhận được hơn là những thông điệp xa vời mà các thương hiệu đang truyền tải.

Không còn chỉ trung thành với một thương hiệu

Đây là một thế hệ luôn tò mò và ngẫu hứng. Họ cởi mở với những trải nghiệm mới từ những thương hiệu mới. 40% thế hệ Z luôn sẵn lòng cho các trải nghiệm mới kể cả khi họ đã có một thương hiệu quen thuộc và hay sử dụng (Theo nghiên cứu Thế hệ Z – Người Tiêu Dùng Tương Lai, thực hiện bởi Nielsen). Lòng trung thành dường như là thứ mà thương hiệu ngày càng khó đạt được từ thế hệ khách hàng tương lai này. Họ sẵn sàng thay đổi thương hiệu để tìm đến một sản phẩm có chất lượng tương tự nhưng giá thành rẻ hơn. Ngoài ra, họ cũng cho rằng sản phẩm phải luôn đi kèm với dịch vụ. Một thương hiệu tốt cần đáp ứng được cả yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng như cung cấp được những trải nghiệm mua hàng tốt và trọn vẹn nhất. Những trải nghiệm này thường mang tính nhất thời, khoảnh khắc, như sự chu đáo từ nhân viên phục vụ hay sự nhanh chóng, thuận tiện khi giao hàng,… Khi thế giới online và offline không còn quá nhiều ngăn cách, người tiêu dùng kỳ vọng vào việc có thể sử

Mức độ tin cậy của từng kênh thông tin giao tiếp

dụng các sản phẩm, dịch vụ ở mọi thời gian, địa điểm và được phục vụ tốt dù là trên phương diện trực tuyến hay mua tại cửa hàng.

Tiêu dùng để thể hiện giá trị bản thân

Gen Z sinh ra trong thời đại chất lượng cuộc sống đã được cải thiện, tỷ lệ kết nối cũng như đầu tư cho giáo dục được nâng cao. Họ là thế hệ được hưởng một nền giáo dục tốt, hiểu được trách nghiệm và vai trò của bản thân. Thế hệ này quan tâm nhiều đến các vấn đề môi trường, xã hội và mong muốn tạo ra những ảnh hưởng tích cực cho thế giới. Những năm gần đây, các sản phẩm “xanh” đã thu hút được đông đảo người tiêu dùng thế hệ Z. Những sản phẩm này mang trong mình những giá trị tích cực trong việc bảo vệ môi trường và chứng minh được giá trị ấy với nhóm người tiêu dùng này thông qua những câu chuyện hấp dẫn. Đặc biệt trong ngành hàng thời trang, thế hệ này có nhu cầu thể hiện bản thân thông qua thời trang rất lớn, cùng với đó là sự theo đuổi tư tưởng thời trang bền vững và bảo vệ môi trường, điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới quyết định tiêu dùng mặt hàng thời trang của họ. Theo đánh giá khách quan từ các chuyên gia, sự tăng trưởng của thị trường thời trang secondhand sẽ tăng lên tới 52%, thời trang bền vững tăng 43% trong khi đó thời trang nhanh lại giảm 24%.

25


YESNEWS SỐ ĐẶC BIỆT 2021 Làm gì để tiếp cận thế hệ khách hàng tương lai?

Với lợi thế am hiểu công nghệ và có khả năng tìm kiếm thông tin, thế hệ Z dễ dàng so sánh thông tin giữa các sản phẩm để chọn ra sản phẩm tốt nhất. Do đó, các thương hiệu cần sản xuất những sản phẩm chất lượng với mức giá cạnh tranh. Ngoài ra, họ còn cần tạo được những giá trị và thông điệp truyền thông phù hợp, như vậy mới có thể lấy được sự chú ý và hài lòng từ thế hệ trẻ này. Một yếu tố không kém phần quan trọng nhằm thu hút khách hành chính là quảng cáo. Do thời gian chú ý của thế hệ Z vô cùng ngắn, các thương hiệu cần đầu tư nhiều cho các nội dung dạng video, bởi theo nghiên cứu của Think with Google, 71% Gen Z dành hơn 3 giờ mỗi ngày để xem video online. Những video này nên ngắn gọn nhưng vẫn truyền tải được những thông điệp ý nghĩa, từ đó gây ấn tượng và thu hút khách hàng xem hết video chứ không còn bấm nút “bỏ qua quảng cáo”. Trong bối cảnh thế hệ Z đang dần thay đổi cách thức mua sắm, các thương hiệu nên thực hiện bán hàng theo cả hai hình thức offline và online để luôn sẵn sàng tiếp cận và đáp ứng nhu cầu của thế hệ khách hàng mới này mọi lúc, mọi nơi. Ngoài ra, cần sáng tạo ra những trải nghiệm mua sắm đa dạng, thú vị với những hình ảnh sống động hay trang web thương mại điện tử và làm nổi bật tính cá nhân hóa để thu hút người tiêu dùng hơn nữa. Bên cạnh đó, các nhà phân tích dữ liệu có thể sử dụng hệ thống lưu trữ và thu thập dữ liệu về sở thích, thói quen của khách hàng để hiểu được hành vi của họ từ đó cung cấp chính xác những gì họ cần. Mỗi thế hệ khách hàng đều có những xu hướng, quan điểm và thế giới quan khác biệt, họ tiếp nhận và duy trì những giá trị phù hợp từ thế hệ trước nhưng cũng cùng lúc tạo ra giá trị của riêng mình. Trong một thế giới càng ngày càng phẳng, những giá trị này không còn bị giới hạn trong một nền văn hóa hay một giá trị nhất định, mà sẽ ngày càng mang tính xu hướng. Trong tương lai, những giá trị này sẽ còn tiếp tục thay đổi và có sẽ có những giá trị mới thay thế giá trị lỗi thời. Hiểu rõ những điều này chính là cơ hội để các thương hiệu thay đổi và thích nghi. Nguồn: vtv.vn, so-awkward-rose.com

Hương Giang

26


SỐ ĐẶC BIỆT 2021

YESNEWS

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM PHỤC HỒI NGOẠN MỤC BẤT CHẤP DỊCH COVID-19. Năm 2020, là một năm rất đặc biệt khi thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng phải đối mặt với rất nhiều thách thức, khó khăn do đại dịch COVID-19 mang lại. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, sự đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị, Việt Nam thực hiện mục tiêu kép là kiểm soát tốt sự lây lan của dịch, đồng thời vẫn phát triển kinh tế. Cùng với đó, sự phát triển của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam có sự phục hồi, tăng trưởng mạnh mẽ.

Thị trường chứng khoán là gì?

Thị trường chứng khoán là một tập hợp bao gồm những người mua và người bán cổ phiếu (hay chứng khoán), thứ đại diện cho quyền sở hữu của họ đối với một doanh nghiệp; chúng có thể bao gồm các cổ phiếu được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán đại chúng, hoặc những cổ phiếu được giao dịch một cách không công khai, ví dụ như cổ phần của một công ty tư nhân được bán cho các nhà đầu tư thông qua các nền tảng gọi vốn cộng đồng. Những khoản đầu tư trên thị trường chứng khoán hầu hết được thực hiện thông qua môi giới chứng khoán và nền tảng giao dịch điện tử.

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tới TTCK Việt Nam từ cuối tháng 1/2020, sớm hơn thế giới gần 1 tháng. Phản ứng của các nhà đầu tư trên toàn cầu đã dẫn đến một sự sụt giảm nhanh và mạng chưa từng thấy của TTCK. Nguyên nhân chính cũng là ảnh hưởng của dịch tác động đến tâm lý các nhà đầu tư khi chưa nắm bắt rõ những diễn biến khó lường của dịch bệnh, từ đó tăng thêm mối lo ngại về những khoản đầu tư bị thua lỗ và đặc biệt là nhóm cổ phiếu tài chính đồng loạt giảm sàn có thể kể đến như cổ phiếu của các công

ty tài chính sụt giảm. Nhìn chung TTCK Việt Nam trong quý I/2020 có sự giảm sâu đáng kể như VN-Index chỉ trong tháng 2,3 đã sụt giảm 33,51% xuống mức thấp nhất trong vòng ba năm. Tuy nhiên với khả năng kiểm soát dịch bệnh thành công, TTCK Việt Nam đã phục hồi nhanh chóng trong 9 tháng còn lại của năm 2020 với mức tăng trưởng gần 60% kể từ đáy và so với cuối năm 2019 hơn 9% (năm 2019 mức tăng trưởng của VN-Index chỉ 7,67%). Đây là diễn biến phục hồi ngoạn mục. Chỉ số VN-Index tăng dần đều trong quý II và quý III rồi tăng mạnh, bứt phá trong quý cuối năm, hướng tới ngưỡng 1.100 điểm. Nếu so với đáy hồi tháng 3, VN-Index đã tăng gần 70%. TTCK của Việt Nam cũng xác lập kỉ lục vào hai tháng 9 và tháng 10 khi có mức tăng trưởng mạnh nhất thế giới. Từ đó nhìn thấy cái hơn của nước ta so với thế giới là khả năng kiểm soát dịch bệnh để đẩy mạnh phục hồi và phát triển kinh tế trong khi các quốc gia khác vẫn đang lao đao trước tình hình phức tạp của dịch bệnh. Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường phục hồi nhanh nhất trên thế giới.

Trái với dự đoán sự khủng hoảng của nên kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch sẽ khiến cho TTCK lao dốc mà ngược lại chứng khoán vẫn tiếp tục tăng mạng cùng với vàng. Thế nhưng sau khi kết thúc năm 2020, các loại tài sản đều tăng mạnh. TTCK tăng mạnh là do trong năm vừa qua chính phủ các nước đều bơm tiền ra để cứu nền kinh tế do tác động của đại dịch. Lượng tiền được đưa vào nền kinh tế để kích thích tiêu dùng do tâm lý lo sợ dịch bệnh nên phần lớn dòng vốn được đưa vào thị trường đầu tư. Dòng vốn ngoại đổ vào Việt Nam tạo cơ hội cho Ngân hàng nhà nước mua ngoại tệ, tăng dự trữ.

27


YESNEWS SỐ ĐẶC BIỆT 2021

Để nói đến sự tăng mạnh mẽ của TTCK trong 9 tháng cuối, không thể không nhắc đến sử tăng mạnh của số nhà đầu tư mới (F0) – đóng vai trò quan trọng. Lãi suất ngân hàng thương mại đang trên đà giảm sâu, với tình hình đó các nhà đầu tư (F0) đổ dòng tiền tiết kiệm của mình sang đầu tư chứng khoán, mạnh nhất từ quý IV/2020, đẩy giá cổ phiếu tăng mạnh. Với việc đầu tư vào TTCK giúp F0 thu được nhiều lãi hơn so với lãi suất tiền gửi “có cũng như không” hay các kênh bất động sản như đóng băng trong tình hình dịch bệnh. Tính đến hết tháng 11/2020, tổng số tài khoản mở mới trong năm đạt 332.886 tài khoản, trong đó nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới 329.452 tài khoản. Sự tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tư mới cũng đẩy thanh khoản thị trường tăng lên ngưỡng kỷ lục với phiên giao dịch đạt gần 23.562 tỷ đồng hai sàn ngày 15/6/2020. Được cho rằng, số lượng tài khoản mở mới trong 1 năm gần bằng 10 năm trước cộng lại. Tạo tiền đề cho phục hồi cũng như phát triển của TTCK. Dòng huy động vốn chảy mạnh nhất từ các nhà đầu tư mới (F0) giúp cho dòng tiền tham gia vào thị trường và thúc đẩy thanh khoản. Theo thống kê cho thấy, F0 là điểm sáng trên thị trường vì họ là những người tham gia thị trường một cách hứng khởi, không sợ hãi, kích thích chỉ số VN-Index tăng mạnh trong thời điểm này. Nói cách khác, doanh nghiệp “no vốn” chính là sự tham gia vào thị trường của các F0, giá cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp lớn đã tăng mạnh trở lại thậm chí còn cao hơn nhiều so với đầu năm. Tuy nhiên nó cũng mang tính chất hai mặt, các F0 cần phải tự học, tự đào tạo và trải nghiệm vì TTCK không phải ai chơi cũng thắng. Các F0 cần phải tìm hiểu kĩ trước mỗi khoản đầu tư của mình, có kinh nghiệm phân biệt và có lựa chọn tốt vì có một số doanh nghiệp sẽ tạo những giá cổ phiếu ảo cao hơn giá thực rất nhiều, vì giá cao đồng nghĩa với mức rủi ro cao, để các F0 tránh khỏi các lựa chọn đối nghịch hoặc rủi ro đạo đức trong quá trình đầu tư.

Dấu ấn 20 năm khai mở TTCK Việt Nam

Năm 2020, đánh dấu sự kiện 20 năm TTCK Việt Nam đi vào hoạt động và cũng là năm đánh dấu sự phát triển nhảy vọt của TTCK với những lần xuống đáy – lên đỉnh, chứng kiến hàng loạt phiên giao dịch trên 10 tỷ đồng. Từ một thị trường non trẻ, giờ đây là một thị trường phát triển về quy mô trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Thị trường thay đổi nhanh về cấu trúc cũng như chất lượng sản phẩm – dịch vụ, hoạt động của thị trường ngày càng minh bạch, hiện đại. Luật Chứng khoán mới sẽ có hiệu lực từ 1/1/2021 sẽ tạo nền tảng pháp lý minh bạch, tiên tiến, thúc TTCK phát triển và hội nhập. Tuy nhiên, thị trường còn nhiều điểm cần cải thiển để xây dựng một TTCK hiện đại, ngang tầm với khu vực. Trong buổi lễ kỷ niệm 20 năm thành lập TTCK Việt Nam và sở giao dịch chứng khoán TP. HCM, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay vốn huy động thông qua TTCK đạt trên 2,4 tỷ đồng, tương đương với 14% tổng mức đầu tư xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc chia sẻ nhiệm vụ huy động vốn cùng ngân hàng, giúp nền kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng với tổng mức vốn đầu tư và tăng trưởng kinh tế. TTCK ngày càng tiếp cận đến nhiều nhà đầu tư giúp cho các doanh nghiệp huy động vốn cũng như phát triển kinh tế nước nhà về cả chất và lượng. Với việc ngăn chặn được dịch bệnh, nước ta cũng hoàn thành tốt hai nhiệm vụ kép đã đề ra từ đầu năm. 20 năm tuy chưa phải chặng đường dài nhưng đủ để chúng ta nhìn lại được hành trình hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam với những tiến bộ vượt bậc, từ thị trường chưa có đất sơ khai giờ đây đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế trong thời gian qua. Tuy nhiên, còn phụ thuộc rất lớn vào tiềm năng phát triển trong tương lai với những chiến lược mang tính dài hạn để phát triển một TTCK mang tầm cỡ khu vực trong nhiều năm sắp tới, do đó đòi hỏi phát triển mọi mặt đặc biệt là nguồn nhân lực.

Dự đoán kịch bản cho thị trường chứng khoán 2021

Các yếu tố tác động đến thị trường chứng khoán như là trong nước, lấy lại đà phát triển trên yếu tố là dịch bệnh, tình hình kinh tế vĩ mô ổn định. Tình hình kinh tế thế giới gặp khủng hoảng và tăng trưởng âm do dịch bệnh nên việc hạ lãi suất có thể vẫn diễn ra đồng nghĩa với việc thị trường chứng khoán vẫn trên đà phát triển. Cổ phiếu vẫn là kênh đầu tư “ngon ăn” đối người mua do khả năng sinh lời cũng như trong thời kì dịch tã. Trong đó, cổ phiếu các thị trường mới nổi đang tỏ ra hấp dẫn hơn các thị trường phát triển, cổ phiếu giá trị ưa thích hơn cổ phiếu tăng trưởng.

28


SỐ ĐẶC BIỆT 2021

YESNEWS

Kết

Nhìn lại năm 2020 đầy biến động nhưng cũng vô cùng ý nghĩa đối với TTCK Việt Nam, với sự kiểm soát tốt dịch bệnh là yếu tố quan trọng giúp cho TTCK đến gần hơn với các doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư mới. TTCK cũng tạo những cơ hội mới cho những sự phát triển tiếp theo trên đà hội nhập kinh tế của Việt Nam. Qua đó, cũng đòi hỏi khả năng ứng biến với những biến động trên thế giới và nâng cao, mở rộng hơn TTCK để phát triển cả chất và lượng của thị trường. Chúng ta cùng hi vọng rằng năm 2021 sắp tới TTCK sẽ làm nên những mốc son quan trọng cho những sự phát triển tiếp theo của Việt Nam.

Thanh Nhàn Nguồn tham khảo: Báo Vietnamnet, Báo Tuổi trẻ

29


3 NHÌN RA THẾ GIỚI


SỐ ĐẶC BIỆT 2021

YESNEWS

CUỘC CÁCH MẠNG THỰC SỰ CỦA WALLSTREET Sự kiện trên Phố Wall đã trở nên kỳ lạ đến mức Netflix được cho là đang lên kế hoạch cho một chương trình để đời, nhưng cốt truyện nên là gì? Một câu chuyện về một phong trào chống đối đang gây ra hỗn loạn trong nền tài chính cấp cao, cũng như trong chính trị. Một câu chuyện khác là cách mà những cổ phiếu gặp biến động, các nhà môi giới online tuyệt vọng và tiền mặt tại những hãng môi giới đang cạn dần, báo hiệu rằng một thị trường sôi động đã sẵn sàng sụp đổ

31


YESNEWS SỐ ĐẶC BIỆT 2021

Cả hai đều che mờ những gì đang thực sự diễn ra. Công nghệ thông tin đang được sử dụng để tự do hóa những giao dịch đó, thay đổi luồng thông tin và làm chất xúc tác cho các mô hình kinh doanh mới, thay đổi cách thị trường hoạt động. Bất chấp những ồn ào trong những tuần gần đây, điều này hứa hẹn sẽ mang lại lợi ích lớn về lâu dài.

R

õ ràng là đừng mong đợi các nhà biên kịch sẽ đào sâu vào điều đó. Trọng tâm của họ sẽ là 8 triệu người theo dõi WallStreetBets, một diễn đàn đầu tư trên Reddit, người đã phát minh ra một chủ nghĩa phiêu lưu tài chính mới: gọi nó là giao dịch bầy đàn. Cùng nhau, họ đã tăng giá của một số công ty ít người biết đến vào cuối tháng Giêng. Điều này gây ra tổn thất lớn tại các quỹ đầu cơ đã đặt cược vào việc giá cổ phiếu giảm. Và nó dẫn đến tình trạng thắt chặt tiền mặt tại các công ty môi giới trực tuyến vốn phải đăng ký tài sản thế chấp nếu biến động tăng. Kể từ ngày 28 tháng 1,công ty nổi bật nhất, Robinhood, đã huy động được 3,4 tỷ đô la để tự tăng lên. Đám đông dường như đã di chuyển. Tuần này, giá một số cổ phiếu ưu đãi đã giảm xuống và một số lại bật tăng. Trong khi đó, tại nhiều thị trường, những luật chơi truyền thông đã bị đình chỉ. Gần 300 “SPACS” được niêm yết vào năm ngoái, huy động được hơn 80 tỷ đô la và cho phép các công ty thả nổi mà không gặp rắc rối khi phát hành lần đầu ra công chúng (IPO). Tesla đã trở thành công ty có giá trị thứ năm của Mỹ. Bitcoin, sau kh iđã bước từ bờ vực lên "sân chơi" chính , có tổng giá trị là 680 tỷ đô la. Khối lượng giao dịch cổ phiếu ở mức cao nhất trong ít nhất một thập kỷ và khối lượng giao dịch đối với một số công cụ phái sinh vượt quá kỳ vọng. Một phần nguyên nhân của điều này là do các khoản cứu trợ của chính phủ đã đặt một mức sàn cho các khoản nợ khó đòi. Các ngân hàng có quá nhiều tiền mặt - đống tiền của JPMorgan Chase đã tăng thêm 580 tỷ đô la trong đại dịch - đến nỗi họ đang quay lưng với những người gửi tiền. Thay vì sử dụng lệnh đóng cửa để học tiếng Quan Thoại và khám phá về đại thi hao Lev Nikolayevich Tolstoy, một số người đã sử dụng gói kích thích kinh tế mới của họ để giao dịch theo ngày. Mặc dù cơn hưng cảm đáng báo động nhưng bạn có thể tìm thấy nhiều lý do minh chứng cho giá hiện tại. Khi lãi suất quá thấp, các tài sản khác trông tương đối hấp dẫn. So với lợi suất thực tế trên Kho bạc 5 năm, cổ phiếu rẻ hơn so với thời kỳ khủng hoảng trước năm 2000. Tuy nhiên, sự phấn khích cũng phản ánh sự thay đổi cơ bản trong tài chính. Trong những thập kỷ gần đây, chi phí giao dịch cổ phiếu đã giảm xuống gần bằng không. Những người đầu tiên được hưởng lợi là các quỹ định lượng và các nhà quản lý tài sản lớn như BlackRock. Bây giờ, các nhà đầu tư không chuyên cũng đã nhảy vào., đó là lý do tại sao họ chiếm một phần tư tổng giao dịch trong tháng Một. Trong khi đó, các luồng thông tin, mạch máu của thị trường, đang được bị phân mảnh. Tin tức về các công ty và nền kinh tế thường đến từ các báo cáo và cuộc họp được điều chỉnh bởi luật giao dịch nội gián và thao túng

32

thị trường. Giờ đây, một một kho dữ liệu khổng lồ và luôn được cập nhật.từ nhiều trang web đơn lẻ, theo dõi các cảm biến công nghiệp và theo dõi cuộc trò chuyện trên mạng xã hội đã có sẵn cho những người sở hữu máy tính có thể truy cập được và thời gian rảnh rỗi. Cuối cùng, các mô hình kinh doanh mới đang lướt qua Phố Wall. SPACS là một cuộc nổi dậy của Thung lũng Silicon chống lại chi phí và sự cứng nhắc của các đợt IPO. Robinhood, một nền tảng công nghệ từ California, thực hiện các giao dịch thông qua Citadel, một nhà môi giới ở Chicago. Đổi lại giao dịch miễn phí dữ liệu về giao dịch của người dùng được chuyển đến các nhà môi giới, như Facebook, trả tiền để thu thập dữ liệu từ họ. Không còn là một xu hướng nhất thời, sự gián đoạn thị trường sẽ ngày càng gia tăng. Máy tính có thể tổng hợp các giỏ tài sản kém thanh khoản và triển khai các thuật toán để định giá các tài sản tương tự nhưng không giống hệt nhau, mở rộng phạm vi tài sản có thể được giao dịch dễ dàng. Một tỷ lệ trái phiếu tăng mạnh đang được giao dịch thông qua các quỹ giao dịch trao đổi thanh khoản, được trung gian bởi một loạt các nhà tạo lập thị trường mới, chẳng hạn như Jane Street. Những đối thủ như Zillow đang cố gắng làm cho việc bán nhà ở nhanh chóng và rẻ, đồng thời có thể xảy ra các khoản đầu tư vào tài sản thương mại và cổ phần tư nhân. Trên lý thuyết, số hóa này hứa hẹn rất nhiều. Nhiều người hơn sẽ có thể tiếp cận thị trường với giá rẻ, tham gia trực tiếp vào việc sở hữu nhiều loại tài sản hơn và bỏ phiếu về cách chúng được điều hành. Chi phí vốn cho các tài sản kém thanh khoản ngày nay sẽ giảm. Sẽ dễ dàng hơn nếu bạn tiếp xúc với khẩu vị rủi ro. Nhưng tiến độ tài chính thường hỗn loạn. Lần đầu tiên, những đổi mới có thể gây ra khủng hoảng, như thời kỳ bùng nổ tín dụng cơ cấu vào năm 2007-09. Khả năng lan truyền thông tin sai lệch và lây lan của mạng xã hội là một điều đáng lo ngại. Thật khó để thấy cách một số tài sản cơ bản biện minh cho sự tăng giá trong vài tuần qua. Một số lo sợ rằng các công ty lớn mạnh tích trữ dữ liệu của các nhà đầu tư cá nhân sẽ khai thác chúng. Câu chuyện về Robinhood đã khiến các chính trị gia cánh hữu và cánh tả lo lắng về tổn thất cho các nhà đầu tư bán lẻ, tài sản bị định giá sai và mối đe dọa đối với sự ổn định tài chính nếu cơ sở hạ tầng thị trường bị quá tải khi các nhà đầu tư giẫm đạp từ tài sản này sang tài sản khác. Nói một cách rõ ràng, thị trường chứng khoán lớn duy nhất được thống trị bởi các nhà đầu tư bán không chuyên công nghệ phức tạp là Trung Quốc. Chính phủ của nó sử dụng kiểm duyệt và một loạt các biện pháp kiểm soát giá cả và hành vi để cố gắng bình ổn trong tầm kiểm soát .


SỐ ĐẶC BIỆT 2021

YESNEWS

Mặc dù rất may đó không phải là một lựa chọn ở Mỹ, nhưng bộ công cụ của các nhà quản lý cần phải được cập nhật. Cần phải nói rõ rằng các nhà đầu cơ, nghiệp dư và chuyên nghiệp, vẫn sẽ chịu lỗ, ngay cả khi họ thu hút được cảm tình từ các chính trị gia. Phi lý trí phát triển mạnh trong chính trị trực tuyến vì nó không áp đặt chi phí trực tiếp. Ngược lại, trong thị trường, tổn thất đóng vai trò như một lực lượng kỷ luật. Nếu tài sản đang được kỳ vọng nhất ngày nay sụp đổ, hóa đơn có thể là 2 nghìn tỷ đô la: đau đớn nhưng không thảm khốc trong một thị trường chứng khoán trị giá 44 nghìn tỷ đô la.

Các quy tắc thao túng và giao dịch nội bộ cũng cần được hiện đại hóa để đối phó với các luồng thông tin mới. Sự ngu ngốc, lòng tham và bản năng giết người đều hoàn toàn có thể chấp nhận được: lừa dối, bao gồm cả việc lan truyền thông tin sai lệch, thì không. Dữ liệu nhạy cảm về giá cần được cung cấp rộng rãi. Và hệ thống ống nước phải được cải tạo. Hệ thống thanh toán thương mại của Hoa Kỳ hoạt động với độ trễ hai ngày, tạo ra sự không khớp về thời gian có thể dẫn đến thiếu hụt tiền mặt. Nó cần phải có khả năng đối phó với giao dịch nhanh hơn trong phạm vi tài sản ngày càng mở rộng để hệ thống có thể chịu được sự cố. Bộ phim truyền hình của Netflix chắc chắn sẽ chào sân những anh hùng trong ngày như Roaring Kitty chống lại những kẻ chuyên ác ở Phố Wall. Ngoài màn ảnh, trong cuộc cách mạng tài chính thực sự, một dàn diễn viên lớn hơn nhiều có thể giành chiến thắng.

Ngô Tiến Thành

33


YESNEWS SỐ ĐẶC BIỆT 2021

2020: Năm bitcoin trở thành thể chế Vào ngày 11 tháng 12, một tác giả bản tin tài chính nổi tiếng nhưng rất riêng tư lưu ý với khách hàng rằng mặc dù trước đây anh ấy chưa bao giờ viết về bitcoin nhưng nó đúng khi nói rằng vốn tổ chức hiện đã bắt đầu có quy mô và sẽ không khôn ngoan khi đối đầu với nó. Nhu cầu đối với bitcoin hiện sẽ vượt xa nguồn cung.

D

o đó, ông ấy cho rằng Bitcoin sẽ trở thành một phép ẩn dụ tuyệt vời cho khẩu vị rủi ro vào năm 2021.Chưa đầy một tuần sau, Coindesk xác nhận rằng nhà quản lý tài sản Ruffer có trụ sở tại Vương quốc Anh đã tích lũy được khoảng 550 triệu bảng Anh bitcoin kể từ tháng 11, chiếm khoảng 2,7% AUM của công ty.Động thái của Ruffer hiện đang được hiểu một cách rộng rãi là sự khởi đầu của xu hướng đa dạng hóa danh mục đầu tư lớn vào bitcoin. Có vẻ như tài chính của các tổ chức không còn đủ khả năng để bỏ qua khoản đầu tư này. Và người bán bitcoin đang vui mừng khôn xiết.Giá cả biến động hoàn toàn có thể cho thấy một số kiểu chấp nhận một cách thực dụng đối với bitcoin trong giới đầu tư:

Liệu có phải do các tổ chức này đã hoàn toàn mất trí? Hay do hiện giờ mọi thứ đã thực sự thay đổi?

Nếu là như vậy, ta có thể quy về bốn nguyên nhân chính:

34


TRẠNG THÁI CỦA NHÓM TÀI SẢN BITCOIN

D

ù các nhà phê bình có thích điều này hay không thì trạng thái của bitcoin như một nhóm tài sản là điều khó có thể phủ nhận. Quả thật, các loại tiền ảo vẫn tương đối vô ích khi được dùng như một phương tiện trao đổi ngoài chợ đen. Nhưng việc này có ảnh hưởng gì hay không đều không còn rõ ràng nữa. Thay vào đó, giá trị của Bitcoin đã được gắn với thứ gì đó toàn diện hơn: Đó là việc giá trị của đồng tiền này không thể về 0 bất chấp việc không có điểm tựa hay bất kỳ sự bảo lãnh nào. Ta có thể biện luận rằng, đây là một chức năng gồm hai yếu tố chính: a) quá nhiều vốn cố định để giá trị của Bitcoin có thể thực sự về 0 và b) có đủ chứng khoán ngắn hạn để đảm bảo việc mua bù thiếu tại điểm 0 chắc chắn sẽ có ích. Tuy nhiên, nó cũng mang chức năng của một hiện tượng quan trọng khác: sự xuất hiện của cơ quan thuế cạnh tranh với cơ quan quốc gia dưới dạng tin tặc. Điều này là vô cùng quan trọng bởi các lý luận kinh tế dài hạn chống lại giả thiết Bitcoin là phương tiện tích trữ giá trị hiệu quả cho rằng cuối cùng, tiền định danh vẫn ổn định nhờ khả năng của nhà nước thu thuế bằng đơn vị tiền tệ của quốc gia. Điều này đã được nhắc đến bởi Dealbook vào năm 2013, "tiền tệ, không thể tránh khỏi, sẽ là công cụ của nhà nước" và "không một sức mạnh cá nhân nào có thể tăng thuế, thông qua đạo luật hoặc dỡ bỏ dòng tiền dư thừa.” Tuy nhiên, điều này chưa hẳn đã đúng với năm 2020. Như thường lệ, các tin tặc không theo tổ chức kiếm được

ngày càng nhiều từ việc đánh cắp thông tin cá nhân và yêu cầu tiền ảo để chuộc lại. Hành động này còn được gọi là "ransom attack" (cuộc tấn công yêu cầu tiền chuộc). Hành vi này có thể là bất hợp pháp, và có thể cấu thành hành vi tống tiền hoặc trộm cắp. Tuy nhiên, với những người phản đối "chính phủ lớn", điều này hầu như không khác biệt mấy, bởi họ cho rằng "thuế chính là cướp". Một lưu ý quan trọng hơn chính là, giữa các đối tượng này - tin tặc và chính phủ - đâu là đối tượng thực thi việc thu thuế theo luật hiệu quả hơn? Tất nhiên, chính phủ có quyền lực, có hình phạt tù và có luật pháp. Tuy nhiên, trong vài thập kỷ gần đây, điều này là chưa đủ để đảm bảo thu thuế hiệu quả từ các cá nhân và tổ chức. Ít nhất, tin tặc đã tương đối thành công trong việc bòn rút tiền từ một số người giàu và các công ty đa quốc gia. Trong nhiều tình huống, các tin tặc có vẻ ít sẵn sàng honq trong việc đàm phán hoặc thỏa thuận. Trong một thế giới ngày càng phân cực, nơi mà phần lớn chúng ta không nhận ra tính hợp pháp của chính phủ tại quốc gia của mình, một người đam mê Bitcoin có thể sẽ đường đường chính chính chất vấn rằng: điều gì đã thực sự biến tống tiền trở nên hợp pháp? Khi những quy phạm đã hình thành trở nên bấp bênh, tất cả đều là vấn đề góc nhìn. Sẽ rất vô trách nhiệm nếu các đại lý ủy quyền mà không có kế hoạch dự phòng.

CUỘC CHIẾN GIỮA BITCOIN VÀ PHÁP LUẬT PHÁP LUẬT ĐÃ THẮNG

Đ

ầu tư có tổ chức vào Bitcoin đã bị cản trở bởi các ủy thác đầu tư và chấp nhận kiểm soát nghiêm ngặt trong suốt một thời gian dài. Bây giờ thì Bitcoin đã chính thức được công nhận bởi nhiều cơ quan quản lý, cùng với đó, vấn đề này cũng không còn được xem là một rào cản. Chúng ta từng cho rằng việc Bitcoin phục tùng chính quyền là một dấu hiệu cho thấy sự ưu việt của hệ thống trung tâm. Nếu Bitcoin muốn chơi với các ông lớn, đồng tiền này cũng sẽ phải chơi theo luật mà nó bị kiểm soát. Làm như vậy cũng đồng nghĩa với việc Bitcoin từ bỏ địa vị của mình như một đồng tiền ngoài vòng pháp luật. Tuy nhiên, một phản biện quan trọng mà chúng ta đã quên không xem xét. Bằng việc chấp thuận các luật lệ, Bitcoin đã từ bỏ đặc tính “chống kiểm duyệt” vô cùng quan trọng của mình. Tuy nhiên, điều này cũng mở đường cho đầu tư tổ chức có quy mô lớn. Và điều này được cho là quan trọng hơn so với việc tạm thời tuân theo luật lệ của quốc gia. Cũng như đầu tư ESG (kết hợp các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp), một khi bạn làm chủ một quỹ đầu tư chung lớn,

bạn có tầm ảnh hưởng tới bản thân các luật lệ bởi mối đe dọa thoái vốn. Trong trường hợp của Bitcoin, nó bao gồm cả việc thay đổi luật lệ để ưu tiên các loại tiền chống lại sự kiểm duyệt. Nếu bạn quan tâm tới các quỹ tổ chức đổ vào bitcoin như một dạng thoái vốn được thúc đẩy một cách lý tưởng từ tiền định danh, bạn có thể thấy chúng rất đáng để quan tâm.

35


YESNEWS SỐ ĐẶC BIỆT 2021

K

TÍNH BỐC HƠI CỦA BITCOIN LÀ MỘT THƯỚC ĐO HỮU HIỆU

hi FT Alphaville's Tracy Alloway (hiện giờ ở Bloomberg) bắt đầu biết đến Bitcoin vào 6/6/2011, đồng tiền này chỉ có giá trị khiêm tốn ở mức 8

đô-la. Thời điểm bấy giờ, khủng hoảng tài chính toàn cầu đã thực sự làm vỡ mộng về cách thức hoạt động của hệ thống tài chính trung ương. Tuy nhiên, kể từ đó, hầu hết các bình luận viên coi Bitcoin như một giấc mộng viển vông theo đuổi chủ nghĩa tự do cá nhân không thực tế về tầm quan trọng của nhà nước trong việc hỗ trợ bất cứ hệ thống tiền tệ chính thức nào. Vào 13/6, Tracy đã vô tình phát hiện ra một nhược điểm lớn khác của Bitcoin: bản chất bốc hơi của nó. Vào năm 2020, tính bốc hơi này chưa hề biến mất và đã trở thành kẻ địch khó tiêu diệt nhất của Bitcoin, nếu nói đến quá trình thông qua ngày càng rộng rãi (đặc biệt là dưới dạng tiền tệ). Tuy nhiên, từ khía cạnh giao dịch và tài sản, có một vài lời biện hộ trong việc chấp nhận ý tưởng rằng: tính bốc hơi của Bitcoin là một cánh cửa quan trọng dẫn tới lực lượng thị trường đang bị đàn áp. Ngân hàng trung ương, dù đúng hay sai, đã rất nỗ lực xóa bỏ tính bốc hơi khỏi hệ thống tài chính, đánh đổi bằng những bảng cân đối kế toán tăng vọt và sự giúp đỡ tập trung cho những nhóm tài sản nhất định. Một nước đi đầy quyết đoán của các quỹ tổ chức từ hệ thống ngân hàng trung ương tới Bitcoin sẽ biến bất kỳ sự bốc hơi có liên quan nào thành một biện pháp chống lại

sự ngăn chặn nói trên. Mọi người vẫn nói rằng: Đừng chống lại Cục Dự trữ Liên bang bởi họ sẽ luôn thắng nhờ vào kho vũ khí vô hạn mua bằng những đồng tiền giá rẻ (lãi suất thấp). Khái niệm này dựa trên giả thuyết rằng đồng tiền giá rẻ được ưa chuộng hơn bất cứ điều gì khác. Nhưng nếu bạn là tổ chức đang tìm kiếm một tỷ lệ hoàn vốn an toàn, thì mục tiêu của tổ chức sẽ là bảo vệ vốn đầu tư khỏi những thứ như tỷ lệ lãi suất âm. Sự thật rằng các tổ chức coi Bitcoin (bằng cách nào đó như loại tiền tệ "cứng" nhất) là phương tiện để đầu tư và là một dấu hiệu chỉ ra một điều gì đó quan trọng. Câu hỏi lớn hơn được đặt ra là: Làm thế nào họ có thể thấy được rằng Bitcoin đem lại lãi suất chỉ sau tuần đầu tăng trị giá vốn mà chính bản thân họ tạo ra đã kết thúc? Câu trả lời sẽ không dễ hiểu, cho tới khi Bitcoin ngừng tăng giá: một thị trường vốn với số lượng lớn và ngày càng tăng, ở đó các tập đoàn có thể dễ dàng tăng vốn cho doanh nghiệp thực (không chỉ với doanh nghiệp ảo). Điều trớ trêu ở đây là, chỉ khi giá trị đồng Bitcoin ổn định thì một thị trường như vậy mới có thể thực sự phát triển. Và thậm chí sau khi điều này xảy ra, nhiều người có thể phản bác rằng: tại sao mọi người lại vay Bitcoin, thay vì những đồng tiền định danh rẻ hơn? Những người chơi Bitcoin có thể đáp trả rằng: những câu hỏi tương tự đã từng được hỏi về thị trường đô-la ngoài nước Mỹ. Chúng vẫn tăng trưởng quy mô nhanh chóng từ những năm 1960 trở đi.

BITCOIN ĐÃ THÀNH CÔNG BIẾN CÁC CUỘC THANH TRA TRỞ NÊN BẤT KHẢ THI

C

ác nhà khoa học đã mời các thanh tra bởi họ biết rằng không có phép thử nào thành công hơn là các sáng chế và phát minh của họ chống lại một chuỗi lời phê bình.

Bitcoin có thể đã bắt đầu như một niềm tin hơn là một phương pháp khoa học bị xoá bỏ. Nói một cách vòng vo hơn, trong 12 năm qua nó đã bị thanh tra nhiều hơn cả Donald J Trump. Nhiều nhà phê bình mặc dù ghét cay ghét đắng nhưng vẫn phải thừa nhận sự thật rằng hệ thống này vẫn vô cùng chắc chắn (nếu không phải là thịnh vượng, theo đo lường của một bộ phận) cấu thành nên những thứ rất quan trọng. Tất nhiên, Bitcoin vẫn chưa chứng minh được bản thân mình hiệu quả hơn hay thân thiện với người dùng hơn so với tiền định danh truyền thống. Nhưng việc phủ nhận tính linh hoạt của đồng tiền này giờ đã không còn khả thi. Cũng chính bởi tính linh hoạt vẫn luôn là một phần lý do mà Bitcoin tồn tại, đó là một lợi thế quan trọng so với các hệ thống tiền định danh truyền thống thách thức hơn trong tương lai.

Minh Anh 36


SỐ ĐẶC BIỆT 2021

YESNEWS

Làm sao để sống sót trong năm 2021? Khi nhìn lại cuộc đời mình, bạn sẽ nhớ đến năm 2020 - 1 năm mà bạn lại chẳng muốn nhớ đến. Vào năm 2020, chúng ta đã phải đối mặt nhiều nguy cơ kinh hoàng như các vụ cháy rừng lớn trên thế giới, lũ lụt, các vụ nổ, bất ổn xã hội, và hơn cả, đại dịch toàn cầu. Trong thời khắc chuyển giao, bạn đã sẵn sàng chào đón năm 2021 chưa?

T

rong 12 tháng qua, những sự kiện đã xảy ra ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống trên Trái đất. Thảm họa cháy rừng xảy ra ở mọi nơi. Những ngọn lửa này lan nhanh và thiêu đốt nước Úc, giết chết hơn nửa tỷ động vật và ít nhất 34 người. Đã có những cuộc biểu tình trên toàn thế giới, ví dụ như ‘Black Lives Matter’ đòi quyền bình đẳng cho người da màu tại Mỹ hay một số cuộc biểu tình khác kêu gọi chính

phủ đấu tranh chống biến đổi khí hậu. Và trên hết, là Covid-19 - một đại dịch làm rung chuyển cả thế giới, giết chết hàng nghìn người, và có khả năng thay đổi cuộc sống thường ngày của chúng ta. Những vấn đề này sẽ không biến mất khi bước sang năm 2021. Sau Tết dương lịch, chúng ta sẽ bắt đầu một cuộc hành trình mới với năm 2021. Bạn sẽ vượt qua năm nay như thế nào, và những thử thách nào đang đến với bạn?

37


YESNEWS SỐ ĐẶC BIỆT 2021 BƯỚC 1: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA BẠN Lửa bùng cháy ở California, rừng Amazon và Úc khiến cả thế giới bàng hoàng với những tác động khủng khiếp của biến đổi khí hậu. Rừng mưa Amazon tạo ra khí oxi, và hấp thụ một lượng lớn khí CO2 - khí nhà kính ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu và các loại lượng mưa. Hơn 35.000 đám cháy xảy ra ở Amazon năm 2020. Rất nhiều trong số đó là do con người cố ý tạo ra để phát quang rừng vì mục đích thương mại. Và rừng Amazon vẫn đang cháy. Vào giữa tháng 12 năm 2020, có gần 7.300 vụ cháy. Bạn có thể giúp chống lại điều này vào năm 2021. Bắt đầu từ việc tìm và hỗ trợ những tổ chức phi lợi nhuận đang chiến đấu chống biến đổi khí hậu. Gửi thư cho những chính trị gia ở nước bạn, và đề nghị chính phủ ưu tiên cho việc bảo vệ môi trường.

BƯỚC 3: BẢO MẬT CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ Các chuyên gia dự đoán rằng những mối nguy qua mạng sẽ trở nên càng ngày càng phổ biến vào năm 2021. Có rất nhiều người hiện đang làm việc tại nhà một cách vui vẻ. Nhưng họ không làm việc trong môi trường công ty với những thiết bị được chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo an toàn. Các hacker đang tìm cách sử dụng các hình thức tấn công phi kỹ thuật (sử dụng các hình thức thao túng hành vi của con người để khai thác thông tin quan trọng phục vụ các mục đích như lừa đảo, trộm tiền, tống tiền, đe dọa,...) với những người làm việc tại nhà, bằng cách đưa phần mềm ‘Trojan Horses’ (thực hiện các hành động độc hại trên máy tính như xóa tập tin, khóa máy tính,...) đến những hệ thống mạng của gia đình, và tìm cách truyền sang hệ thống mạng của công ty. Sự ra đời của hệ thống mạng 5G, với tốc độ đáng kinh ngạc, cũng tạo ra những mối nguy hiểm tiềm tàng. Nếu bạn vẫn tiếp tục làm việc tại nhà, thì tốt hơn hết là bạn nên đầu tư một hệ thống bảo mật vững vàng hơn cho mạng của gia đình bạn, và tất cả những thiết bị được kết nối. Cẩn thận với những email lạ và những đường links được gửi đến. Nếu như bạn không chắc chắn về email của mình, hãy liên hệ với phòng công nghệ thông tin của công ty để được trợ giúp.

BƯỚC 2: CHIẾN ĐẤU VÌ QUYỀN CỦA BẠN Năm 2020, nhiều phong trào biểu tình lớn nổi lên. Họ kêu gọi đấu tranh cho quyền bình đẳng, biến đổi khí hậu, và hành động của chính phủ. Những vấn đề này sẽ không biến mất khi năm 2021 đến. Bước đầu để hỗ trợ những phong trào xã hội này là đảm bảo bạn tiếp nhận những thông tin chính xác. Tìm những trang báo đáng tin cậy. Nhưng hãy đảm bảo rằng bạn không “dán mắt” vào chỉ những thông tin này hàng ngày. Học cách kiểm tra tính xác thực của thông tin bạn đọc được hoặc nghe được. Tìm nhiều nguồn đáng tin cậy, và bạn sẽ tìm được thông tin chính xác. Nếu bạn dự định tham gia một cuộc biểu tình, hãy tìm hiểu người lãnh đạo cuộc biểu tình cũng như xem cuộc biểu tình đấy có được phát triển theo hướng tích cực và lành mạnh không. Nếu như bạn tham gia một cuộc biểu tình hay diễu hành, hãy chắc rằng bản thân được an toàn khi ở trong đám đông. Đeo khẩu trang, và sát khuẩn tay. Cố gắng tránh khỏi bất cứ mối nguy hại nào, và đảm bảo rằng bạn có thể rời đi khi cuộc biểu tình kết thúc một cách hòa bình.

BƯỚC 4: ĐEO KHẨU TRANG Nói đi cũng phải nói lại, năm 2021 không phải chỉ toàn tin xấu. Đã có vắc-xin để đối phó với đại dịch, và sớm nhất là giữa 2021 sẽ được phân phát. Khi vắc-xin có mặt, bạn sẽ được tiêm phòng và giảm khả năng mắc virus Covid-19 xuống rất nhiều. Dù một số người không muốn tiêm phòng, các chuyên gia vẫn mong đợi có đủ số người có sức miễn dịch để tạo thành “miễn dịch cộng đồng”. Nhưng vì sức khỏe của bạn và cộng đồng, hãy đeo khẩu trang khi được yêu cầu.

BƯỚC 5: HÃY TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN MÌNH Những ngày cách ly dài đằng đẵng giữa đại dịch khiến cho con người dễ gặp phải vấn đề về tâm lý. Những tổ chức như Mind, tập chung vào việc giúp con người cải thiện tình trạng tâm lý của họ, đã có những báo cáo về tác hại nghiêm trọng của việc giãn cách xã hội lên tâm lý của con người. Vậy nên, hãy đặt sức khỏe tinh thần của bạn lên hàng đầu. Học cách cân bằng giữa việc công và việc tư, và đừng để công việc chiếm quá nhiều thời gian của bạn. Ngồi thiền, và đắp mặt nạ sau đó đi bộ thư giãn. Và nếu như bạn cảm thấy áp lực, lo lắng, hay bận tâm về tình trạng tâm lí của mình, hãy nói với bạn bè hoặc gia đình. Nếu như không thể gặp nhau, gọi điện hoặc gọi video. Và nếu như bạn không muốn làm thế thì cũng có rất nhiều tổ chức có thể giúp bạn.

38

Nói chung, hãy nhìn vào mặt tích cực của cuộc sống. Và hãy nhớ rằng toàn thế giới đang chung tay chống lại đại dịch, nên dãn cách xã hội rồi cũng sẽ chấm dứt. Năm qua đã chứng minh loài người ngoan cường đến mức nào, và người với người đối xử với nhau thật tử tế đến nhường nào. Chúng ta sáng tạo, biết quan tâm và chắc chắn sẽ tìm ra giải pháp. Hãy nhìn vào những điều tốt đẹp mà con người đã làm được. Và hơn cả, hãy tự chăm sóc bản thân mình. Nếu như bạn làm được điều đấy, bạn đã có “bí kíp sinh tồn 2021” trong tầm tay.

Bình Nguyên


4 CÂU CHUYỆN NHỎ


YESNEWS SỐ ĐẶC BIỆT 2021

CON ĐƯỜNG HẠNH PHÚC LÀ NẰM TRONG TIM MÌNH

Những ngày cuối năm 2020, để đánh dấu một năm với những kỷ niệm đáng nhớ, tôi quyết định rời xa thành phố khói bụi, xô bồ và xách balo trốn lên núi ít hôm. Việc vượt qua giới hạn của bản thân mình để trải nghiệm những cung đường “Phượt” hẳn là một quyết định chẳng hề dễ dàng, nhưng với trái tim tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, tôi biết đó là sứ mệnh mình hằng mong ước đạt được bấy lâu nay. Hà Giang là mảnh đất mà tôi lựa chọn, và đó cũng chính là nơi tôi sinh ra và lớn lên, bởi nếu cha mẹ là người dạy tôi những bước đi chững chạc, trưởng thành trên đường đời thì quê hương lại dạy tôi cách biết yêu thương những điều bình dị và nhỏ bé trong cuộc sống. Và tưởng chừng như việc khám phá một mảnh đất vốn đã là quen thuộc đối với mình, nhưng đó lại là lúc tôi nhìn thấy sâu thẳm nội tâm của chính mình nhất, giống như càng khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn của những điều ta yêu, ta lại càng thấy trân trọng nó hơn.

Người Hà Giang tình cảm và mến thương lắm…!!

B

ao quanh mảnh đất cực Bắc của Tổ quốc là núi non hùng vĩ trùng trùng điệp điệp, nơi đây người dân biên cương Hà Giang giữa nắng và gió đã bao đời gìn giữ từng tấc đất tấc vàng thiêng liêng của Tổ quốc. Giữa sự kết nối, che chở của mẹ thiên nhiên chì có đá và đá, sống trên đá, chết vùi trong đá, mảnh đất ấy đã tôi luyện cho họ một ý chí sắt đá và niềm tin vững vàng, họ sống bình yên ngàn đời dưới những gốc thông, những nương ngô, những ruộng bậc thang xanh mướt. Trên chuyến hành trình của mình, quan niệm về hạnh phúc của tôi chưa bao giờ đơn sơ và bình dị đến thế. Và đã trải qua rất nhiều cuộc hành trình, dường như chỉ có núi sông, bụi cây, ngọn cỏ, những cung đường mịt mù, những gương mặt hiền lạ lẫm, gặp cụ già khuôn mặt hiền phúc

40


SỐ ĐẶC BIỆT 2021

YESNEWS

hậu, đẽo củi trên đường về, gặp em bé H'Mông đi chân đất, bước một đoạn đường xa xách con gà, con vịt xuống phiên chợ - tất cả những điều đó là những thứ tôi cảm thấy gắn kết và truyền cảm hứng nhất, giúp tôi nhìn sâu nội tâm tâm hồn mình, khơi gợi những hoài bão, rung động và ước mơ một cách trần trụi, không tô vẽ, không lảng tránh. Tôi nhớ phiên chợ vùng cao ấy, người dân tộc với những mớ rau rừng trên tay, cô gái H’Mông thanh khiết, váy áo sặc sỡ, thong dong dắt chó, khuôn mặt thánh thiện rạng rỡ xuống chợ huyện. Thật náo nức, rạo rực lòng người. Họ xem đây là điểm hẹn của những nam thanh nữ tú vùng cao, là ngày hội xuống núi hỏi thăm lẫn nhau, ghé qua húp bát thắng cố và ly rượu ngô, thế là xong một buổi chợ. Thế mới thấy cuộc sống miền sơn cước thật mộc mạc, giản dị nhưng vẫn chứa đựng bao niềm vui, niềm lạc quan vào tương lai phía trước.

Con đường hạnh phúc là con đường trong tim mình

T

Trong bức tranh mãn nhãn của dòng sông Nho Quế thơ mộng màu ngọc bích dưới đỉnh đèo Mã Pì Lèng, có một con đường mang tên là “con đường Hạnh Phúc” nối liền Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc. Chuyện kể trước kia người dân ở nơi đây không có khái niệm về con đường, bao đời họ chỉ biết đóng cọc treo dây trên vách đá để trèo qua những vách đèo sâu hun hút. Sau 8 năm mở đường, con đường ấy là minh chứng của sự hy sinh, đổ máu của biết bao nhiêu người, là huyền thoại của sức trẻ thanh niên 16 dân tộc thuộc các tỉnh Cao-Bắc-Lạng-HàTuyên-Thái và Nam Định, Hải Dương, họ đã cùng nhau lên đường, xung phong đi mở đường mảnh đất cao nguyên ấy. Tôi thầm trộm nghĩ, “hạnh phúc” ở đây là gì? Hay hạnh phúc chẳng ở đâu xa, ở ngay trong chính trái tim ta. Chỉ cần bạn có một trái tim quả cảm và niềm tin vững chắc, sẽ chẳng có sóng gió cuộc đời nào có thể hạ gục được bạn. Chính quê hương đã dạy tôi như thế. Cuộc sống của những người trên mảnh đất cao nguyên ấy tuy vất vả là thế, tuy nhọc nhằn là thế, nhưng họ chưa bao giờ nản chí trước cuộc đời. Quê hương đã dạy tôi thật nhiều điều. Dạy tôi biết yêu thương mà không cần nhận lại, dạy tôi cách đi qua những những ngày nắng và gió, dạy tôi có một niềm tin lạc quan giữa hàng vạn dòng người, dạy tôi trưởng thành qua những nhọc nhằn của tiếng thở dài, của giọt mồ hôi vẫn rơi sau những ngày vất vả. Và quê hương đã dạy tôi rằng trên đời này chẳng có nơi nào thương tôi hơn thế. Quê hương thương tôi như sự hy sinh, che chở của cha, thương tôi như nỗi nhớ, bờ vai bao dung, dịu hiền của mẹ.

Cung đường hạnh phúc trong tim tôi là vậy đó, còn bạn, cung đường hạnh phúc trong tim bạn là gì? Ngọc Diệp

41


YESNEWS SỐ ĐẶC BIỆT 2021

42


SỐ ĐẶC BIỆT 2021

YESNEWS

Quản lí bản tin Phòng Công Tác Chính Trị và Quản Lý Sinh Viên ĐH KTQD Chịu trách nhiệm bản tin Đoàn trường ĐH KTQD Cố vấn nội dung Phòng Quản Lý Khoa Học ĐH KTQD Thực hiện nội dung, biên tập và phát hành CLB Sinh viên Nghiên cứu Khoa học ĐH KTQD Tổng Biên tập: Lê Thu Hiền Biên tập: Huyền Trân, Thanh Đăng, Thu Hiền, Quang Khải, Bảo Ân, Phong Thu, Anh Trà, Thảo Anh, Ngọc Vĩnh Nội dung: Ngọc Diệp, Đồng Đồng, Mai Linh, Linh Chi, Thu Hà, Hương Giang, Thanh Nhàn, Hoàng Anh, Viết Thắng, Thùy Linh, Bình Nguyên, Minh Anh, Tiến Thành Thiết kế và trình bày: Minh Nghĩa Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Địa chỉ: Phòng 121 – nhà 11 KTX ĐH KTQD Fanpage: www.facebook.com/baoyesnews Issuu: issuu.com/yesnews4 Email: yesnews.neu@gmail.com

43


v

YESNEWS SỐ ĐẶC BIỆT 2021

YESNEWS ĐỊA CHỈ: PHÒNG 121 - NHÀ 11 KTX ĐH KTQD FANPAGE: WWW.FACEBOOK.COM/BAOYESNEWS ISSUU: ISSUU.COM/YESNEWS4 EMAIL: YESNEWS.NEU@GMAIL.COM

44


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.