Số báo tháng 9/2021 - Dịch vụ phát trực tuyến

Page 1

YESN EWS

Bản tin sinh viên nghiên cứu khoa học

82

DỊCH VỤ PHÁT TRỰC TUYẾN Số báo tháng 9/2021



Lời giới thiệu Thân chào quý độc giả! Bạn đang cầm trên tay số báo mới nhất của YESNEWS_NEU, số 82 tháng 9 năm 2021 với một chủ đề tưởng cũ mà mới: “Dịch vụ phát trực tuyến”. Cùng điểm qua xem chúng mình có gì nhé! Với chuyên mục Điểm tin kinh tế, chúng ta cùng nhìn lại các sự kiện kinh tế kinh tế nổi bật tháng qua. Nền kinh tế thế giới vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục kể từ khi suy thoái sau đại dịch. Không nằm ngoài quy luật này, kinh tế trong nước cũng lâm vào khủng hoảng sau khi đợt dịch thứ tư bùng phát, chứng kiến CPI và lạm phát tăng nhẹ. Chuyên mục Lăng kính khoa học tháng này là những khám phá thú vị về làn sóng livestream, cũng như thành công của ngành công nghiệp tỷ đô này tại Trung Quốc. Với chuyên mục Nhìn ra thế giới, cùng tìm hiểu thêm những kiến thức mới mẻ khác về ngành dịch vụ phát trực tuyến, đó là sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành và những dự báo về tương lai phát triển của các ông lớn như Netflix, Disney+ hay Amazon Prime. Đặc biệt, ở chuyên mục “Nhân vật trong tháng”, mời quý độc giả cùng gặp gỡ cô gái sở hữu nhiều thành tích đáng ngưỡng mộ - Phạm Yến Phương, travel blogger tài năng và xinh đẹp, luôn lan toả năng lượng tích cực tới những người xung quanh. Hãy cùng khám phá thêm về cô gái đam mê du lịch và hành trình đầy cảm hứng này nhé! Chi tiết mời quý độc giả hãy lật giở sang trang kế tiếp để cùng chúng mình khám phá thêm nhé! BAN BIÊN TẬP YESNEWS


YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 9/2021

NỘI DUNG

1

• Tin trong nước • Tin quốc tế

2

06 12

LĂNG KÍNH KHOA HỌC

• Livestream - Làn sóng mới

19 • Livecommerce - Ngành công nghiệp tỷ đô tại Trung Quốc 25

3

4 4

ĐIỂM TIN KINH TẾ

NHÌN RA THẾ GIỚI

• Shine dập tắt giấc mơ phát

trực tuyến khi các gói dịch vụ của Netflix đang bị đình trệ? 36 • Cạnh tranh trong công nghiệp giải trí sẽ không chỉ dừng lại ở dịch vụ phát trực tu yến 38

NHÂN VẬT TRONG THÁNG

• Nhân vật trong tháng

40


SỐ BÁO THÁNG 9/2021

YESNEWS

ĐIỂM TIN KINH TẾ TỔNG QUAN Tháng 9 năm 2021, cả thế giới lao đao. Nhiều hàng hóa tăng giá, nhiều nền kinh tế lớn lâm vào khủng hoảng. Nền kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi cái bóng của Covid-19, khủng hoảng chip vẫn chưa dừng lại. Còn đối với Việt Nam, đợt dịch lần thứ 4 đã tổn thương mạnh mẽ đến toàn nền kinh tế. Hàng loạt các chỉ số lần đầu tiên đạt mức âm. Hi vọng duy nhất trong thời gian này chính là, tuy còn nhiều khó khăn nhưng vẫn có nhiều doanh nghiệp “sống khỏe” và nhà đầu tư nước ngoài vẫn đặt nhiều niềm tin với Việt Nam.

5


YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 9/2021

TIN TRONG NƯỚC

1.

CPI tháng 9/2021 tăng 1,82% thấp nhất kể từ 5 năm Theo báo cáo của Tổng cục Thống Kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 giảm 0,62% so với tháng trước, tăng 1,88% so với tháng 12/2020 và tăng 2,06% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân được cho là dịch bệnh làm giảm giá về thuê nhà, học phí và thực phẩm (do nguồn cung đã đảm bảo). Trong tháng 9, số lượng nhóm hàng hóa tăng chỉ số giá chiếm ưu thế hơn khi có chiếm 6 nhóm, tuy nhiên số lượng nhóm giảm cũng ở mức 5 nhóm. Nhóm đồ uống và thuốc lá có mức tăng cao nhất với 0,17%, bên cạnh đó cũng có 1 số nhóm khác cũng tăng như thiết bị và đồ dùng gia đình, thuốc và dịch vụ y tế, may mặc, mũ nón, giày dép,… Nhóm giáo dục có mức giảm nhiều nhất với 2,89% (làm CPI chung giảm 0,18 điểm phần trăm), ngoài ra còn có nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng, giao thông, hàng ăn và dịch vụ ăn uống, bưu chính viễn thông cũng giảm. Về lạm phát, lạm phát cơ bản tháng 9/2021 giảm 0,26% so với tháng trước, tăng 0,74% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng năm 2021 tăng 0,88% so với bình quân cùng kỳ năm 2020. Nguồn: https://cafef.vn/chi-so-gia-tieu-dung-thang-9tang-282-so-voi-cung-ky-do-gia-thue-nha-gia-thucpham-gia-dien-dong-loat-giam-20210929093952096. chn

6


SỐ BÁO THÁNG 9/2021

YESNEWS

2.

Lãi suất giảm có khiến kinh tế Việt Nam rơi vào ‘bẫy thanh khoản’ hậu Covid-19? Cuối tháng 8 vừa qua, hàng loạt ngân hàng đã giảm mạnh lãi suất tiền gửi. Cụ thể, ngân hàng Sacombank đã công bố biểu lãi suất tiết kiệm mới giảm khoảng 0,20,4%/năm ở nhiều kỳ hạn. Đối với kỳ hạn 12 tháng, người dân khó có thể tìm được một ngân hàng lớn có lãi suất từ 6%/năm trở lên. Trong khi đó, chỉ cách đây 2 năm, mức lãi suất 7-7,5%/năm rất phổ biến. Lãi suất huy động giảm tại các ngân hàng trong bối cảnh vài tháng trở lại đây, thanh khoản hệ thống trở nên dư thừa. Trong tháng 7 và tháng 8, Ngân hàng Nhà nước đã bơm hàng trăm nghìn tỷ đồng vào hệ thống thông qua đáo hạn các hợp đồng bán ngoại tệ. Việc lãi suất liên tục giảm trong vài tháng gần đây rất có thể dẫn đến hiện tượng “bẫy thanh khoản” - hiện tượng khi chính sách tiền tệ trở nên kém hiệu quả do lãi suất thấp kết hợp với việc người tiêu dùng thích tiết kiệm hơn là đầu tư vào trái phiếu có lợi suất cao hơn hoặc các khoản đầu tư khác. Nguồn: https://cafef.vn/lai-suat-giam-co-khien-kinh-te-viet-nam-roi-vaobay-thanh-khoan-hau-covid-19-20210905153035594.chn

3.

Nhờ đòn bẩy EVFTA, xuất khẩu tỏa sáng tại thị trường EU Nhờ nắm bắt hiệu quả cơ hội từ EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu EU), xuất khẩu của nước ta từ đầu năm đến nay vào thị trường EU đạt được những con số tích cực, đáng ghi nhận. Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Công thương, trong tháng 7/2021, nước ta xuất siêu 2,03 tỷ USD sang thị trường EU, tăng 15,25% so với tháng trước đó và tăng 3,13% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 7/2021, nước ta xuất siêu 13,02 tỷ USD hàng hóa sang thị trường EU, tăng 15,75% so với mức xuất siêu cùng kỳ năm 2020. Theo đánh giá của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), qua hơn một năm thực thi EVFTA, doanh nghiệp Việt ngày càng nắm bắt hiệu quả cơ hội và cải thiện xuất khẩu vào thị trường châu u tiềm năng. nông sản Việt đã và đang có rất nhiều cơ hội bước vào thị trường EU cụ thể như trong 8 tháng đầu năm xuất khẩu nông sản sang châu u đạt 2 tỷ USD. Các chuyên gia nhận định, tương lai có thể nâng cao giá trị xuất khẩu nếu các doanh nghiệp được khai thác lợi thế. Nguồn: http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/2021-09-24/ nho-don-bay-evfta-xuat-khau-toa-sang-tai-thi-truong-eu-111663.aspx

7


YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 9/2021

4.

5.

Vừa qua, Trung Quốc đã đệ đơn xin gia nhập Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Tuy nhiên Trung Quốc chưa thể tham gia CPTPP do vấp phải nhiều thách thức từ các thành viên khác của CPTPP cùng các quy định tiêu chuẩn cao của khối mà Trung Quốc vẫn chưa thể đáp ứng. Bên cạnh đó, cơ cấu kinh tế hiện tại của Trung Quốc cũng là một thách thức cho việc gia nhập của nước này. Việc chọn thời điểm hiện nay để đệ đơn gia nhập của Trung Quốc nhằm đẩy Mỹ vào tình thế “bị xa lánh” khi chính quyền Tổng thống Joe Biden chưa có dấu hiệu nào cho thấy việc muốn quay trở lại, từ đó Trung Quốc muốn giành lấy vị trí dẫn đầu toàn cầu.

Trước khi Covid-19 xuất hiện, Logistic Việt Nam là một lĩnh vực non trẻ, hầu hết doanh nghiệp đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có công nghệ vững vàng. Khi Covid-19 xuất hiện, nó tạo ra tình trạng thắt cổ chai. Hiện nay, nút thắt cổ chai đã chuyển từ các cảng sang các nhà máy và nhu cầu của thị trường. Đối với thị trường nội địa, nhu cầu mua giảm và mọi người đang trong tâm thế chờ đợi. Đối với thị trường xuất khẩu, năng lực sản xuất các nhà máy không đáp ứng được đủ nguồn cung để xuất khẩu.

Founder hãng luật Baker Chuyên gia quốc tế về McKenzie Việt Nam: Đằng chuỗi cung ứng: Từ tắc sau câu chuyện Trung Quốc nghẽn cảng đến sản xuất đình xin gia nhập CPTPP và thách trệ, điều gì xảy ra tiếp theo với thức của Việt Nam trước ‘goril- Việt Nam? la nặng nghìn cân’

Việc Trung Quốc gia nhập CPTPP đã góp phần nâng tầm khối hiệp định lên ngang bằng với WTO nhưng lại đồng thời đẩy Việt Nam rơi vào thế khó vì sức mạnh kinh tế nhất định của Trung Quốc. Trung Quốc như gorilla nặng 800 pound với nền kinh tế lớn hơn toàn bộ khối CPTPP cộng lại và có nhiều hiệp định thương mại quốc tế và khu vực quan trọng. Nếu Trung Quốc gia nhập CPTPP, Việt Nam sẽ lệ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc về kinh tế cũng như mất đi lợi thế cạnh tranh trong khối.

Nguồn: https://cafef.vn/founder-hang-luat-baker-mckenzie-vietnam-dangsau-cau-chuyen-trung-quoc-xin-gia-nhap-cptpp-va-thach-thuc-cua-vietnam-truoc-gorilla-nang-nghin-pound-20210927133733496.chn

8

Dù vậy, năng lực cạnh tranh của Việt Nam sẽ không giảm, vì tình hình này là tình hình chung của khu vực châu Á. Nước duy nhất đang phục hồi là Trung Quốc nhưng các doanh nghiệp sẽ không chuyển dịch sang Trung Quốc mà thay vào đó là các nước lân cận như Mexico. Tuy nhiên, điều này chỉ là tạm thời. Nếu dịch kéo dài thêm 1-2 năm, thì năng lực cạnh tranh của Việt Nam có khả năng giảm. Do đó, trong ngắn hạn, Việt Nam nên có sự chuẩn bị để mở cửa lại và phục hồi.

Nguồn: https://cafef.vn/chuyen-gia-quoc-te-ve-chuoi-cung-ung-tu-tacnghen-cang-den-san-xuat-dinh-tre-dieu-gi-xay-ra-tiep-theo-voi-vietnam-20210910131720217.chn


SỐ BÁO THÁNG 9/2021

YESNEWS

6.

Hạt tiêu Việt Nam ghi dấu trên “bản đồ gia vị” thế giới

Hiện, hạt tiêu Việt Nam có mặt tại 110 quốc gia và vùng lãnh thổ. Khối lượng hạt tiêu xuất khẩu chiếm 60% hạt tiêu xuất khẩu trên thế giới với nhiều sản phẩm phong phú như tiêu đen, tiêu xanh, tiêu trắng, tiêu bột,…Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới ảnh hưởng lớn tới nhiều ngành sản xuất, tuy nhiên, giá xuất khẩu hạt tiêu tháng 8/2021 đạt mức cao nhất từ năm 2018 đến nay. Theo số liệu từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tác động của đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 khiến xuất khẩu hạt tiêu giảm mạnh trong tháng 8/2021. Tuy nhiên, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam trong tháng 8/2021 đã đạt 3.736 USD/tấn. Đây là mức giá cao nhất của hạt tiêu xuất khẩu từ tháng 1/2018. Mức giá này đã tăng 3,4% so với tháng 7/2021 và tăng mạnh 49,4% so với tháng 8 năm ngoái.

Nguồn: http://hpa.hanoi.gov.vn/nong-nghiep/ho-so-nganh-hang/sanpham-nong-nghiep/san-pham-trong-trot/hat-tieu-viet-nam-ghi-dau-trenban-do-gia-vi-the-gioi-a13746

9


YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 9/2021

7.

Thị trường điện máy, đồ điện tử nhộn nhịp mùa học online Từ đầu tháng 9/2021 đến nay, thị trường điện máy - điện tử tại TP Hồ Chí Minh có tín hiệu khởi sắc và nhộn nhịp hơn, dù chủ yếu kinh doanh bằng hình thức bán hàng online. Nguyên nhân đến từ việc năm học mới 2021-2022 tại TP Hồ Chí Minh đang triển khai phương thức học online nên một số nhóm ngành hàng điện máy - điện tử nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn và kéo theo doanh số của toàn ngành tăng đáng kể. Tuy nhiên, nhiều nhà bán lẻ, nhà phân phối... cho rằng, khó khăn lớn nhất vẫn là duy trì ổn định chuỗi cung ứng cho ngành hàng. Điển hình, vào thời điểm này có một số sản phẩm bị đứt hàng hay nhà cung ứng liên quan đến dịch COVID-19 buộc phải tạm ngưng sản xuất.

Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/thi-truong-dien-may-dien-tu-nhon-nhipmua-hoc-online-20210913164709222.htm

8.

Vingroup bắt tay với Google

Trong khuôn khổ chuyến công du Mỹ của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Tập đoàn Vingroup và Google Cloud (Mỹ) đã chính thức ký kết biên bản ghi nhớ (MoU) về việc triển khai chiến lược chuyển đổi số trong các lĩnh vực kinh doanh của Tập đoàn. Theo thỏa thuận, Vingroup và Google Cloud sẽ trở thành đối tác chiến lược trong quá trình chuyển đổi số trên quy mô toàn tập đoàn. Đồng thời, nghiên cứu tiềm năng ứng dụng các công nghệ dựa trên điện toán đám mây như máy học, trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu thông minh trong các lĩnh vực kinh doanh đa dạng của tập đoàn Vingroup. Đại diện của Google Cloud tin tưởng rằng Google Cloud với các ứng dụng và hiểu biết chuyên sâu về chuyển đổi số, là đối tác phù hợp nhất trong việc hỗ trợ quá trình đổi mới và tăng trưởng liên tục của Tập đoàn Vingroup. Google Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây, chuyên hỗ trợ các doanh nghiệp tăng tốc quá trình chuyển đổi số. Việc hợp tác với Google sẽ là một bước tiến lớn để Vingroup tiến gần hơn với những công nghệ tiên tiến nhất.

Nguồn: chn

10

https://cafef.vn/vingroup-bat-tay-voi-google-2021092411473663.


SỐ BÁO THÁNG 9/2021

YESNEWS

10. đích?

Cuộc đua bay thẳng Việt - Mỹ bao giờ về

Trong tháng 9, hai hãng hàng không là VietNam Airline và Bamboo Airways đã có những bước tiến trong cuộc đua mở đường bay thẳng đến Mỹ. Trong khi, VietNam Airline hoàn thành công tác chuẩn bị xét duyệt cho hãng khai thác các chuyến bay thẳng thường lệ thì Bamboo Airways chính thức công bố đường bay thẳng Việt - Mỹ.

9.

Nike: Tạm dừng nhà máy tại Việt Nam gây nhiều khó khăn, nhưng đó chỉ là vấn đề tạm thời

Cuộc đua bay thẳng Việt - Mỹ là một cuộc đua dài hơi và có nhiều cả tiềm năng lẫn thách thức. Tuy nhu cầu lớn nhưng chi phí đầu tư đội bay tầm xa cũng lớn không kém. VietNam Airline thậm chí đã chuẩn bị trong vòng 20 năm trong khi hãng hàng không mới ra mắt năm 2019 Bamboo Airways lại có nhiều bước chuẩn bị nhanh chóng hơn bộc lộ kỳ vòng trở thành hãng hàng không Việt Nam bay thẳng đến Mỹ. Hiện nay, cả hai hãng đều đang đẩy mạnh quá trình về đích của mình, và dù phần thắng thuộc về ai, thì người được hưởng lợi là khách hàng với nhiều sự lựa chọn hơn.

Nguồn: https://cafef.vn/cuoc-dua-bay-thang-viet-my-bao-gio-vedich-20210923073703052.chn

Gã khổng lồ ngành thời trang có doanh số bán hàng thấp hơn dự kiến, tổng doanh thu tăng 12% trong giai đoạn kết thúc vào 31/8 so với cùng kỳ. Việc đóng cửa nhà máy do dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam bắt đầu vào tháng 7, do đó không ảnh hưởng đến kết quả quý trước. Nhưng việc chậm trễ của chuỗi cung ứng toàn cầu đồng nghĩa với việc Nike sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Lợi nhuận vẫn vượt kỳ vọng, với lợi nhuận ròng cao hơn 23% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ vào khả năng điều chỉnh giá của Nike. Bất chấp việc quảng cáo rầm rộ đi cùng các sự kiện thể thao như Olympics, Nike vẫn chi ít hơn 9,6% cho hoạt động quảng bá – tiếp thị so với những gì mà Phố Wall bỏ ra. Mặc dù tác động của việc Việt Nam đóng cửa nhà máy và khó khăn trong chuỗi cung ứng là rất nghiêm trọng, nhưng đó là những yếu tố tương đối nhất thời và cũng ảnh hưởng đến đối thủ của Nike. Do đó, các đối thủ cạnh tranh cũng khó có khả năng chiếm được thị phần.

Nguồn: https://cafef.vn/nike-dong-cua-nha-may-tai-viet-nam-gay-nhieukho-khan-nhung-do-chi-la-van-de-tam-thoi-20210925112549704.chn

11


YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 9/2021

TIN QUỐC TẾ 1.

2.

WTO: Thương mại dịch vụ Giá dầu Brent gần chạm toàn cầu đang phục hồi 80 USD/thùng, quặng sắt nhưng vẫn dưới mức trước đại vượt 700 nhân dân tệ/tấn dịch Trong quý đầu tiên của năm 2021, thương mại dịch vụ thế giới đã giảm 13,9% so với cùng kỳ năm trước dựa theo đánh giá về chỉ số hoạt động dịch vụ toàn cầu. Chỉ số phong vũ biểu mới nhất là 102,5 điểm, cao hơn chỉ số hoạt động thương mại dịch vụ toàn cầu và cao hơn giá trị cơ sở là 100, cho thấy khối lượng thương mại dịch vụ trong quý II và quý III/2021 dự kiến sẽ tiếp tục phục hồi. Nhưng thực tế là chỉ báo gần đây cho thấy đà phục hồi có thể đi theo một quỹ đạo thấp hơn, nếu đại dịch COVID-19 có tác động dai dẳng đến thương mại dịch vụ. Tính theo các chỉ số thành phần, có thể thấy tốc độ phục hồi của ngành dịch vụ đang giảm bớt và có thể ổn định nhưng dưới mức trước đại dịch.

Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/wto-thuong-mai-dich-vu-toan-cau-dangphuc-hoi-nhung-van-duoi-muc-truoc-dai-dich-20210924064927235.htm

12

Ngày 27/9, giá dầu Brent tăng 5 tuần liên tiếp lên 79,24 USD/thùng và đạt mức cao nhất kể từ tháng 10/2018 do nhu cầu nhiên liệu phục hồi mạnh mẽ sau sự bùng phát đại dịch Covid - 19 bởi virus biến thể Delta và cơn bão Ida tấn công vào cơ sở sản xuất chính của Mỹ dẫn đến nguồn cung toàn cầu bị thắt chặt. Cùng với đó, các thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh, OPEC+ gặp khó khăn trong việc tăng sản lượng do hạn chế đầu tư hoặc trì hoãn kéo dài việc bảo trì do đại dịch. Giá sắt thép tại Trung Quốc tăng lên vượt mức 700 nhân dân tệ/tấn do Trung Quốc tăng cường kiểm soát sản xuất để giảm tiêu thụ điện năng. Giá than giảm nhẹ nhưng chuyên gia nhận định giá than vẫn ở mức cao kỷ lục do tác động của lĩnh vực dầu và khí đốt.

Nguồn: https://cafef.vn/gia-dau-brent-gan-cham-80-usd-thung-quang-satvuot-700-nhan-dan-te-tan-20210927181748314.chn


SỐ BÁO THÁNG 9/2021

YESNEWS

3.

Chi phí thực phẩm Mỹ có xu hướng tăng cao

Trong 5 năm vừa qua, giá thực phẩm ở Mỹ không ngừng tăng cao. Cụ thể, tại tháng 2/2020 thịt bò xay đã tăng giá lên 4,03 USD/1 pound và đạt mức cao nhất là 5,33 USD vào tháng 6/2020. Với mức giá này người dân Mỹ, cụ thể là tại New York trung bình mỗi tháng phải chi 472 USD để mua thực phẩm cao hơn so với ở London, Frankfurt và Đức. Việc tăng giá chủ yếu do các yếu tố liên quan đến nguồn cung. Nước Mỹ cũng đang gặp một vấn đề lớn về giao thông vận tải. Lao động nói chung đang trở nên đắt hơn. Giá cả tăng cao có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt, vấn đề mất an toàn vệ sinh thực phẩm thực sự là một vấn đề xấu xa, cần con người bỏ ra nhiều thời gian và công sức để khắc phục. Trước tình hình này, chính quyền Biden tuyên bố sẽ thực thi luật chống độc quyền nhằm vào các công ty đóng gói thịt mà họ cho là đang khiến giá thịt bò, thịt lợn và gia cầm tại các cửa hàng tăng lên.

Nguồn: https://cafef.vn/mot-nguoi-o-new-york-phai-chi-gan-500-usd-choluong-thuc-moi-thang-va-ho-se-ngay-cang-ton-nhieu-tien-hon-loi-khongchi-do-covid-19-20210912203317867.chn

4.

TikTok bị sờ gáy tại Châu Âu

Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu của Ireland, cơ quan quản lý chính của Liên minh Châu u (EU) đối với các công ty như ByteDance, công ty mẹ của TikTok, cho biết rằng họ đang điều tra việc ứng dụng xử lý dữ liệu trẻ em và chuyển dữ liệu người dùng sang Trung Quốc. Cuộc điều tra của Ireland gợi nhớ về những lo ngại của các nhà lập pháp ở Mỹ đối với các hoạt động bảo vệ dữ liệu của ứng dụng và mối quan hệ với chính phủ Trung Quốc. Vào tháng 8, Thượng nghị sĩ Marco Rubio đã hối thúc chính quyền ông Joe Biden ban hành lệnh cấm TikTok ở Mỹ sau khi chính phủ Trung Quốc được cho là đã nắm ghế hội đồng quản trị và sở hữu một phần trong TikTok.

Nguồn: chn

https://cafef.vn/tiktok-bi-so-gay-tai-chau-au-2021091715464797.

13


YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 9/2021

5.

6.

Đô la Mỹ tiếp tục tăng lên mức cao nhất trong vòng 5 tuần, trong khi các đồng tiền chủ chốt khác của nhóm 10 nền kinh tế phát triển nhất (G10) giảm do lợi suất trái phiếu Mỹ tăng mạnh hơn dự kiến khiến USD trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư. Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ đã tăng kể từ cuối tuần trước, sau khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cho biết họ có thể sẽ bắt đầu giảm lượng mua trái phiếu hàng tháng ngay từ tháng 11 và ám chỉ rằng có thể sắp tăng lãi suất.

Hapag-LLoyd AG, hãng tàu biển lớn nhất nước Đức và lớn thứ 5 thế giới, cho rằng giá vận tải biển giao ngay đã đạt đỉnh và việc tăng thêm là “không cần thiết”. Động thái này diễn ra sau khi đối thủ, hãng tàu CMA CGM SA của Pháp, đình chỉ việc tăng giá vào tuần trước.

Giá USD đạt đỉnh 5 tuần, Hãng vận tải biển lớn bậc vàng thấp nhất gần 2 nhất thế giới quyết định tháng, Bitcoin ổn định ngừng tăng giá cước

Đồng Bitcoin trong ngày 28/9 tiếp tục dao động trong biên độ hẹp do các nhà giao dịch vẫn tỏ ra thận trọng sau lệnh cấm tiền điện tử của Trung Quốc. Mặc dù đang chịu sự “đàn áp dữ dội” từ Trung Quốc, dòng chảy tiền vào Bitcoin vẫn tăng lên 6 tuần liên tiếp. Giá vàng giảm do USD và lợi suất trái phiếu Mỹ mạnh lên. Nhà phân tích Carsten Fritsch của Ngân hàng Commerzbank cho biết, do tâm lý thị trường đang chịu nhiều tác động nên các nhà đầu tư “không mấy lạc quan về triển vọng giá vàng”. Nguồn: https://cafef.vn/gia-usd-dat-dinh-5-tuan-vang-thap-nhatgan-2-thang-bitcoin-on-dinh-20210928212800764.chn

14

Việc tăng giá diễn ra khi nền kinh tế phục hồi nhưng năng lực vận tải biển lại giảm sút, gây áp lực lạm phát lên các nhà sản xuất ở châu Á, vốn đang phải vật lộn với giá điện và nguyên vật liệu cao hơn. Trong khi đó, đợt tăng giá lịch sử đã khiến các nhà quản lý hàng hải ở Mỹ, Trung Quốc và châu u đã nhóm họp gần như đồng thời trong tuần trước để thảo luận về tác động của nó với chuỗi cung ứng toàn cầu, vốn đang gặp khó khăn. Hiện tại, chuỗi cung ứng đã rất mong việc giảm giá của các hãng vận tải. Việc các hãng vận tải tăng giá sẽ tạo ra rủi ro cho cả người mua và nhà cung cấp.

Nguồn: https://cafef.vn/hang-van-tai-bien-lon-bac-nhat-the-gioiquyet-dinh-ngung-tang-cuoc-cuoc-chien-gia-dien-ro-dang-toi-hoiket-20210916091937905.chn


SỐ BÁO THÁNG 9/2021

YESNEWS

7.

Ngày càng có nhiều kỳ lân IPO thành công, giới đầu tư khởi nghiệp đặt cược gấp đôi vào khu vực Đông Nam Á Hai công ty đầu tư mạo hiểm nổi tiếng Đông Nam Á đang cược gấp đôi vào hệ sinh thái công nghệ của khu vực, họ tin rằng điều tốt nhất vẫn chưa đến. Theo một báo cáo từ Google, Temasek và Bain & Co, nền kinh tế internet của Đông Nam Á đã tăng lên 105 tỷ USD vào năm 2020, từ mức 32 tỷ USD năm 2015. Khu vực này cũng đang khai sinh ra nhiều kỳ lân, những công ty giá trị trên 1 tỷ USD đã có mặt trên thị trường đại chúng. Nhưng “bất kỳ điều gì chúng ta thấy ngày hôm nay sẽ là những con số rất nhỏ trong vòng 5 năm tới”, Anand nói. Thời gian gần đây, việc có mặt trên thị trường đại chúng của một số công ty công nghệ hàng đầu Đông Nam Á đã đặt khu vực này vào tầm ngắm của các nhà đầu tư toàn cầu.Sự nhiệt tình ngày càng gia tăng của các công ty đối với việc đầu tư vào khu vực Đông Nam Á diễn ra sau khi đại dịch COVID-19 tiếp tục gây ảnh hưởng nặng trên khu vực. Nhưng cả hai VC đều nói rằng đại dịch đang thúc đẩy quá trình số hóa các nền kinh tế khi ngày càng có nhiều người sử dụng internet trong cuộc sống hàng ngày.

Nguồn: https://cafef.vn/ngay-cang-co-nhieu-ky-lan-ipo-thanhcong-gioi-dau-tu-khoi-nghiep-dat-cuoc-gap-doi-vao-khu-vucdong-nam-a-20210913163730565.chn

15


YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 9/2021

8.

Lạm phát Eurozone cao nhất một thập kỷ Lạm phát cao đang phủ bóng lên cuộc họp chính sách của Ngân hàng Trung ương châu u (ECB) diễn ra vào ngày thứ Năm (9/9). Lạm phát ở Khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro (Eurozone) đã tăng hơn 3% trong tháng 8, mức tăng cao nhất trong 10 năm qua, vượt mức mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương châu u (ECB). Nhiều nhà hoạch định chính sách của ECB dự đoán lạm phát sẽ còn tăng cao hơn nữa trong những tháng tới, trước khi giảm trở lại. ECB cho rằng sự gia tăng lạm phát là do những yếu tố liên quan đến dịch COVID-19, như sự phục hồi của giá năng lượng và các chính sách hỗ trợ nền kinh tế.

Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/lam-phatcua-eurozone-cao-nhat-trong-mot-thapky-2021090716113411.htm

16


SỐ BÁO THÁNG 9/2021

9.

Các hãng hàng không ngập trong nợ nần

YESNEWS

10.

Anh đối mặt ‘mùa đông hà khắc’ vì giá năng lượng tăng cao

Theo Bloomberg, dịch COVID-19 bùng phát đã khiến nợ của ngành hàng không toàn cầu tăng thêm 23% lên mức 340 tỷ USD. Tính từ đầu năm đến nay, các hãng hàng không đã vay thêm và phát hành trái phiếu tổng cộng 63 tỷ USD. Ngày càng nhiều dấu hiệu cho thấy ngành hàng không sẽ trải qua giai đoạn khó khăn phía trước, khi các nước áp dụng thêm nhiều biện pháp kiểm soát dịch và mùa cao điểm của kỳ nghỉ hè tại châu u đã kết thúc.

Anh đang rơi vào trạng thái bất ổn khi các vấn đề liên quan đến khí đốt, điện và thực phẩm làm dấy lên không ít cảnh báo về “một mùa đông thực sự khó khăn” đối với quốc gia này. Nguồn cung nhiều loại hàng hoá quan trọng bị thiếu hụt dẫn đến tình trạng khan hàng tại các siêu thị và hàng dài ôtô chờ tới lượt tại các trạm xăng dầu. Một vài đơn vị cung ứng thực phẩm tại Anh đang bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn trong vận chuyển.

Dù vậy, dự báo trên vẫn là một thông tin tốt lành đối với các nhà sản xuất máy bay, vốn đã sản xuất chậm lại do các hãng hàng không hủy đơn đặt hàng để đảm bảo tình hình tài chính. Hãng chế tạo máy bay Airbus đã thông báo về kế hoạch đẩy mạnh sản xuất mẫu máy bay một lối đi A320 - sản phẩm bán chạy nhất của hãng và đạt mức kỷ lục vào năm 2023. Trong khi đó, hãng chế tạo máy bay Boeing của Mỹ dự báo lạc quan rằng các hãng hàng không sẽ cần 43.110 máy bay mới cho đến năm 2039.

Nhu cầu tăng cao sau giai đoạn phong tỏa được đánh giá là nguyên nhân đứng sau những vấn đề này, bên cạnh đó là tình trạng thiếu hụt nguồn cung và lực lượng lao động kể từ khi nước Anh chính thức rời khỏi Liên minh châu u hồi đầu năm nay. Tuy nhiên, các chuyên gia đều “ tương đối lạc quan” với nền kinh tế nước Anh.

Nguồn: https://cafef.vn/cac-hang-hang-khong-ngap-trong-nonan-20210916083523763.chn

Nguồn: https://cafef.vn/anh-doi-mat-mua-dong-ha-khac-vi-gianang-luong-tang-cao-20210926181009571.chn

Tổng hợp: Linh Chi, Đồng Đồng, Mai Linh, Thúy Hằng

17


YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 9/2021

2021 THÁNG 9

18

LĂNG KÍNH KHOA HỌC


SỐ BÁO THÁNG 9/2021

YESNEWS

LIVESTREAM - LÀN SÓNG MỚI

Lời mở đầu

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên toàn cầu, cùng với sự thúc đẩy từ ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, không khó để chúng ta bắt gặp và trở nên quen thuộc với những hoạt động livestream thông qua các diễn đàn, ứng dụng, mạng xã hội trong cuộc sống hằng ngày. Kể từ lần đầu xuất hiện vào năm 2007 với phạm vi người dùng nhỏ hẹp, hiện nay, livestream đã và đang được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới, len lỏi vào vào từng quốc gia, khu vực, lĩnh vực khác nhau và dần phát triển thành một ngành công nghiệp tỷ đô hấp dẫn đầy tiềm năng.

19


YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 9/2021

LIVESTREAM LÀ…?

Hiện nay, có rất nhiều các trò chơi điện tử, chương trình truyền hình, gameshow, doanh nghiệp, người nổi tiếng, thậm chí người “bình thường” sử dụng livestream thường xuyên như một cách để tương tác với khách hàng, người hâm mộ, bạn bè,...

Livestream (hay streaming) là thuật ngữ chỉ việc phát trực tiếp nội dung hình ảnh trên Internet. Trong đó, “live” có nghĩa là trực tiếp, còn “stream” là một trong những phương pháp giúp truyền tải các dữ liệu khi người dùng xem video thông qua mạng Internet. Nói cách khác, livestream được hiểu là một hình thức truyền tải hình ảnh thông qua video ngay trong thời gian thực. Video đó sẽ không cần phải thông qua bất cứ sự kiểm duyệt, chỉnh sửa hay ghi hình nào trước đó. Hình thức này giúp kết nối người tạo video với nhiều người xem cùng lúc. Theo đó, người xem chỉ có thể nhìn và nghe thấy người phát livestream thông qua video.

Còn người livestream thì sẽ chỉ biết được có bao nhiêu người đang xem livestream của mình chứ không thể nghe và nhìn thấy từng người một. Tương tác giữa người xem và người phát trực tiếp được thực hiện thông qua các bình luận trực tiếp và các thao tác khác (thả biểu tượng cảm xúc, bình chọn, chia sẻ, donate,…) ngay trên livestream.

CUỘC ĐỔ BỘ Nhờ sự phát triển đáng kể của công nghệ phát video mà trong thời gian qua, các nội dung trên hình thức này ngày càng trở nên đa dạng, phong phú và thu hút người dùng. Trên thực tế, loại hình này phổ biến đến mức mà theo một nghiên cứu của Cisco, trong năm 2021, 80% toàn bộ lưu lượng truy cập internet có thể sẽ bao gồm các nội dung video. Và trong số tất cả các loại nội dung video đó, một loại có tác động lớn nhất - đó chính là livestream. Dịch vụ Livestream ra mắt lần đầu tiên năm 2007 với tên gọi Upstream, dành cho binh lính Mỹ ở nước ngoài có thể nói chuyện trực tiếp với người thân. Upstream sử dụng webcam để truyền trực tiếp hình ảnh âm thanh đến với người dùng. Có thể nói đây là một hình thức cải biến của webcam hay video call, những tiện ích liên lạc vốn đã phổ biến trước đó. Dần dần, livestream với sức ảnh hưởng sâu rộng của mình ngày càng xuất hiện trên nhiều lĩnh vực và phổ biến trong mọi mặt đời sống. Bước ngoặt của Stream xảy đến vào năm 2011 với sự nổi lên của Twitch. tv, một kênh stream nổi tiếng dành cho giới game thủ muốn truyền hình trực tiếp khoảnh khắc chơi game của mình cho những người chơi khác cùng xem. Ở thời gian đó, chưa nhiều người hiểu nhiều về Streamer và coi đây là một “nghề” hái ra tiền, họ chỉ đơn giản lên Twitch để xem người khác chơi game. Dù vậy, với tiềm năng phát triển mạnh mẽ, năm 2014, Twitch.tv được mua lại bởi Amazon với giá 970 triệu USD.

20


SỐ BÁO THÁNG 9/2021

YESNEWS

Và quả thực, game đã trở thành lĩnh vực tiên phong, nổi bật nhất đối với livestream; điển hình là trường hợp của PewDiePie - streamer nổi tiếng nhất thế giới với hơn 100 triệu lượt đăng ký trên kênh Youtube (đứng thứ 3 toàn cầu về lượng người đăng ký). Thị trường streamer tại Việt Nam cũng không kém phần sôi động khi Esport có những thành công nhất định vào cuối năm 2017 với những cái tên đình đám như Pewpew (caster Dota2), ViruSs (tuyển thủ LMHT chuyên nghiệp), MisThy, Linh Ngọc Đàm, Độ Mixi... đã đặt những viên gạch đầu tiên cho nền móng công nghiệp Stream Việt Nam. Năm 2018 đánh dấu sức ảnh hưởng vượt khỏi phạm vi cộng đồng game thủ của các streamer này. Sở hữu lượng fan trung thành thậm chí khủng hơn cả những ngôi sao giải trí, streamer khi đó không chỉ kiếm được thu nhập cao mà còn dần được công nhận như một “nghề tay phải” thực thụ.

Từ trái sang: ViruSs, MisThy, Độ Mixi - những streamer nổi tiếng nhất Việt Nam hiện nay

Sự xuất hiện của dịch vụ livestream trên smartphone từ Youtube và Facebook năm 2016 có lẽ là “cú đánh” quyết định của ngành stream đối với toàn bộ người dùng Internet. Trong khi Facebook có FacebookLive cho phép người dùng tự stream video và phát trực tiếp trên newfeed của mình, Google cũng không kém cạnh khi ra mắt YoutubeConnect cho phép người dùng quay video live và phát trực tiếp trên Youtube. Cùng nhau, FacebookLive và YoutubeConnect đã tạo nên làn sóng mới: người người, nhà nhà, ai cũng có thể stream.

21


YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 9/2021

Sự độ bổ của livestream về địa lý và trên các nền tảng phát đã kéo theo sự lan rộng của hình thức này về mặt xã hội. Các streamer ngày càng đa dạng hơn: từ quan chức, tỷ phú, nghệ sĩ, doanh nhân, giáo viên đến nông dân. Từ cá nhân đến tổ chức, doanh nghiệp đều nhanh chóng tiếp cận và ứng dụng livestream vào lĩnh vực của mình nhằm kết nối, quảng bá và bán hàng. Livestream trở thành “món ăn” không thể thiếu trong việc kết nối bạn bè, thông tin, báo chí, “hóng phốt” và “chốt đơn”, đặc biệt là với thế hệ Z (sinh từ năm 1997 đến 2015) khi có tới 34% người dùng độ tuổi này quan tâm đến livestream trên nền tảng xã hội (GWI Flagship Report - 2020). Livestream đã thay đổi cuộc sống của nhiều người bằng những cách thức chưa từng có, và khi đaị dịch Covid 19 bùng nổ rộng khắp trên toàn cầu, nó lại càng chứng tỏ được những ưu điểm vượt trội của mình. Theo một báo cáo, trong thời gian dãn cách, việc sử dụng tính năng livestream trên Instagram đã tăng 70% vào tháng 4 năm 2020 (Business Insider, 2020). Và cũng trong năm 2020, 63% dân số toàn cầu độ tuổi 18–34 được hỏi cho biết rằng họ thích và thường xuyên xem các nội dung livestream hàng ngày. Livestream mở ra cho chúng ta một cách tương tác mới với bạn bè, giúp chia sẻ những khoảnh khắc và những câu chuyện một cách chân thực nhất. Nó được ứng dụng trong vô vàn các khía cạnh khác nhau của đời sống, trong công việc, học tập, giải trí, thể thao…, đem lại cho người tham gia những trải nghiệm độc đáo và trở thành một công cụ gắn kết mạnh mẽ trong mùa dịch.

22

Bên cạnh tác động to lớn của đại dịch Covid-19 khiến những nền tảng streaming phim, âm nhạc và mua sắm online trở nên gần gũi và dễ dàng thể hiện sự vượt trội của mình so với phương thức truyền thống; không thể phủ nhận bản thân livestream đã thể hiện sức hút nội tại tiềm tàng ngay từ những buổi đầu ra mắt. Trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0, việc kết nối Internet chưa bao giờ dễ dàng đến thế. Việc “xây dựng” một cửa hàng livestream cũng tiết kiệm hơn và có sức mạnh truyền thông hơn nhiều so với cửa hàng truyền thống. Cùng với thị hiếu của người dùng Internet (với xu hướng thích xem video), việc livestream cung cấp những video thời gian thực với độ chân thật có vẻ cao hơn, và gần như không chịu bất kỳ sự kiểm duyệt, cắt xén nào, cũng là điều hấp dẫn người dùng tìm đến loại hình dịch vụ này. Do sự phổ biến rộng rãi của livestream, các chuyên gia ước tính rằng thị trường phát trực tiếp sẽ được định giá khoảng 70 tỷ đô la vào năm 2021. Ngoài ra, thu nhập hấp dẫn của các streamer cũng luôn là đề tài thu hút sự chú ý và là niềm mơ ước của nhiều người, khiến streamer càng trở nên một lĩnh vực hấp dẫn, đáng quan tâm và thử sức.


SỐ BÁO THÁNG 9/2021

YESNEWS

HIỂM HỌA TIỀM TÀNG Livestream với tính năng truyền tải video trực tiếp thông qua môi trường Internet đã mang đến nhiều tiện lợi, làm tăng khả năng kết nối, tương tác của nhiều người dùng với nhau. Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid, việc ứng dụng livestream trong mọi lĩnh vực đời sống đã và đang cho thấy giá trị của hình thức phát triển mới này. Tuy nhiên vẫn không thể chối bỏ sự thật hiển nhiên rằng những hiểm họa khôn lường vẫn ẩn tàng sau nó.

Người đàn ông tự nhận mình tên là Brenton Tarrant, người Úc, 28 tuổi, đã livestream toàn bộ quá trình gây án giết hại ít nhất 49 người. (Ảnh chụp từ đoạn livestream)

Ảnh hưởng có thể thấy rõ nhất và trực tiếp nhất của livestream đó chính là tinh thần, cảm xúc của người xem livestream hoặc của chính những streamer. Lợi dụng sự ảnh hưởng và tốc độ lan truyền nhanh của thông tin trong không gian mạng, những năm gần đây, mạng xã hội trở thành nơi để tấn công cá nhân, “dắt mũi’’ dư luận, bằng việc lập các nhóm để nói xấu, chế ảnh để công kích người khác, nhắm vào giới nghệ sĩ và những ai đang sở hữu nhiều lượt theo dõi trên mạng xã hội. Cùng với đó, nhiều người coi livstream là một “vũ khí” để công kích, thậm chí là chửi mắng người khác, công khai chuyện riêng tư của người khác. Mới đây, việc lợi dụng công nghệ để livestream "bóc phốt giới nghệ sĩ" đã ghi nhận đến hơn 225.000 người theo dõi và hơn 32.000 lượt chia sẻ. Ở khía cạnh nào đó, ngoài chủ đề "bóc phốt nghệ sĩ" được nhiều người quan tâm, thì rõ ràng, sự việc một lượng lớn người theo dõi những buổi livestream như trên gây nhiều hệ lụy cho xã hội. Việc lạm dụng tính năng livestream vào những mục đích không lành mạnh sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường. Sẽ như thế nào nếu livestream được thực hiện bởi một phần tử cực đoan? Thế giới hẳn đã thấm thía nỗi kinh hoàng này khi sự kiện livestream xả súng khủng bố hai nhà thờ Hồi giáo ở New Zealand xảy ra, cướp đi sinh mạng của 49 người, làm 20 người bị thương. Tháng 4/2018, một vụ nổ súng xảy ra gần trụ sở YouTube ở San Bruno, California cũng được livestream một cách “ngang nhiên” trên nền tảng Facebook. Hung thủ là một phụ nữ đã nổi điên vì một lý do liên quan đến bất mãn với chính sách xã hội Mỹ. Hơn nữa, vấn đề bảo mật thông tin hiện nay chưa được thiết lập chặt chẽ khi mua hàng qua livestream, bên cạnh việc không thể xác định được rõ người bán và chất lượng hàng hóa ra sao thì người tiêu dùng còn phải đối mặt với nguy cơ lớn hơn đó là bị đánh cắp thông tin cá nhân. Trong các phiên livestream trên sàn thương mại điện tử, người dẫn chương trình cũng phải đưa ra kịch bản thú vị và quan tâm đến vấn đề kiểm soát chất lượng sản phẩm. Tỷ lệ sai sót trong livestream thương mại điện tử cao hơn nhiều vì hàng hóa phải được vận chuyển thực tế từ nơi này đến nơi khác, phát sinh chi phí hậu cần, thuế nhập khẩu và đôi khi bị thất lạc gói hàng.

23


YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 9/2021 Đáng lo ngại hơn, một bộ phận không nhỏ những người trẻ lại sử dụng livestream sai mục đích, gây ra những hệ lụy cho xã hội. Rất nhiều người trẻ dùng đủ chiêu trò gây sự chú ý để câu like và share. Những cụm từ như: đủ like sẽ tặng thẻ cào, cởi áo, cạo đầu… thậm chí những việc nguy hiểm đến tính mạng như đốt nhà, rạch tay, nhảy cầu xuất hiện thường xuyên trên mạng xã hội. Và điều đáng buồn là, livestream để tương tác, gắn kết với khán giả trong những tình huống này lại trở thành những like, share và bình luận khích động của một số người thiếu ý thức, khiến cho những hành vi sai trái của streamer được cổ súy. Chỉ vì ham muốn thể hiện bản thân, được nổi tiếng trong thế giới ảo mà người trẻ đã mất kiểm soát, hành động một cách mù quáng. Những “mảng tối” kể trên thực sự đáng lo ngại, nó gióng lên những hồi chuông nhắc nhở chúng ta về cách sử dụng loại hình livestream này sao cho hợp lý để không trở thành “người bị hại”. Nó cũng đặt ra những bài toán cho các doanh nghiệp kinh doanh, các streamer hay người làm marketing bằng hình thức này cần phải thật chú ý, vì mỗi một lỗi sai đều có thể ngay lập tức lan truyền tới hàng trăm hàng ngàn khách hàng đang “ngồi xem” livestream. Đó cũng là thách thức cho cơ quan nhà nước và các nhà phát triển công nghệ, làm sao để có những chính sách quản lý phù hợp và những sự tiến bộ “bảo vệ”, đứng về phía người tiêu dùng chứ không phải là sự khai thác thông tin một cách bừa bãi. Thu Hà, Thanh Huyền

Tài liệu tham khảo: https://bacdau.vn/kb/su-that-ve-nghanh-cong-nghiep-streamer-tai-viet-nam/ https://www.vbe.vn/lich-su-phat-trien-livestream/ https://ecomobi.com/vi/41-so-lieu-thong-ke-ve-livestream-ma-cac-doanh-nghiep-nen-biet/ https://laodongthudo.vn/sai-mot-ly-di-mot-doi-64299.html https://parentzone.org.uk/article/live-streaming-everything-you-need-know-about-online-phenomenon

24


SỐ BÁO THÁNG 9/2021

YESNEWS

LIVE COMMERCE - NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỶ ĐÔ TẠI TRUNG QUỐC

Lời mở đầu

Được ứng dụng lần đầu vào năm 2016, thương mại trực tiếp (gọi tắt là Live commerce) sau đó đã nhanh chóng phát triển và từng bước định hình lại ngành kinh doanh bán lẻ có giá trị lên tới 867 tỷ USD (năm 2020) của Trung Quốc. Bằng việc kết hợp giữa giải trí với mua hàng tức thì, loại hình này mang đến cho các nhà bán lẻ, thương hiệu và nền tảng kỹ thuật số một kênh mới với phạm vi rộng lớn để tạo ra giá trị. Nó tạo ra những trải nghiệm mua sắm gần gũi, thu hút sự tham gia của tất cả mọi doanh nghiệp lớn bé, dần trở thành một thói quen mua sắm trong đời sống thường nhật của người dân, và thúc đẩy sự ra đời của một ngành nghề mới đầy hứa hẹn tại Trung Quốc - Streamer. Bùng nổ ở đất nước tỷ dân, nhưng Live commerce được dự đoán sẽ trở thành xu hướng lặp lại trên khắp thế giới, đặt ra nhiều hy vọng cho tương lai của ngành bán lẻ cũng như cách thức chúng ta mua sắm.

25


YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 9/2021

TIÊN PHONG Khi nhắc tới livestream, điều đầu tiên bạn nghĩ tới là gì? Ở Việt Nam, có thể nhiều người sẽ nghĩ đến gaming với các game streamer nổi tiếng như Độ Mixi, Pew Pew hay ViruSs; một số khác liên tưởng đến các buổi giao lưu hòa nhạc trực tuyến cùng thần tượng của mình, thú vị hơn thì có người nhắc về những buổi “sao kê” đang thu hút sự chú ý đông đảo của cộng đồng mạng gần đây… Nhưng khi đề cập tới livestream ở Trung Quốc, thì đó lại là shopping, là Live commerce - ngành công nghiệp không khói tỷ đô! Chúng ta có thể xem Live commerce như một mô hình kinh doanh trực tuyến, ở đó các nhà bán lẻ, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội hoặc người nổi tiếng sẽ bán sản phẩm và dịch vụ của mình thông qua các dịch vụ phát video trực tuyến - nơi livestreamer có thể trình bày, tương tác và trả lời những câu hỏi mà người xem trực tiếp đặt ra. Những buổi phát trực tiếp có thể diễn ra trên trang web thương mại điện tử hoặc trên nền tảng truyền thông xã hội. Nó có thể là cửa hàng hoặc thương hiệu cụ thể; những người có ảnh hưởng cũng có thể tổ chức các sự kiện phát trực tiếp quảng cáo các mặt hàng từ các nhà cung cấp khác nhau…

26

Sự xuất hiện của Taobao Live của Alibaba vào tháng 5 năm 2016 đã đánh dấu một chương mới trong lĩnh vực bán hàng. Gã khổng lồ bán lẻ Trung Quốc đã đi tiên phong trong một cách tiếp cận mới mạnh mẽ: liên kết chương trình trực tuyến phát trực tiếp với một cửa hàng thương mại điện tử để cho phép người xem xem và mua sắm cùng một lúc. Vào thời điểm đó, dù đã khá phổ biến nhưng livestream vẫn chưa được trưng dụng trong bán hàng, mà chủ yếu chiếm ưu thế trong các game trực tuyến như trò Huya, Douyu, Chushou và Panda TV, hay trong các ứng dụng giải trí lớn hơn như Inke, Kuaishou và Momo. Chỉ đến khi một giám đốc sản phẩm trẻ tuổi tại Alibaba thử áp dụng nó để nhân rộng trải nghiệm tương tác với các nhân viên bán hàng của mình, thì câu chuyện của Taobao Live mới bắt đầu. Với công nghệ "quy mô lớn, độ trễ thấp" và tích hợp các công nghệ AI hiện đại khác như HD băng thông hẹp, nhận dạng thông minh, MC ảo và chatbot, Taobao Live cho phép phát đồng thời video và âm thanh đến nhiều người xem cùng một lúc với hình ảnh rõ nét. Người tiêu dùng qua đó có thể tham gia vào các hoạt động tương tác thú vị theo thời gian thực, chẳng hạn như rút thăm xổ số hay giảm giá nhanh (flash sales). Livestream giúp công việc kinh doanh của công ty gần gũi với người tiêu dùng hơn, nó cung cấp một phương thức mà khách hàng có cảm giác như đang mua hàng từ một cửa hàng trực tuyến thu nhỏ. Cũng từ năm 2017 đến năm 2020, doanh số bán hàng do kênh Taobao Live tạo ra đã tăng ba con số mỗi năm. Tính đến tháng 3 năm 2021, tổng giá trị sản phẩm được bán trong 12 tháng trước đó trên Taobao Live đã vượt qua 76,3 tỷ USD.


SỐ BÁO THÁNG 9/2021

YESNEWS

Sau những thành công ban đầu đáng ngạc nhiên của Taobao Live, livestream bắt đầu được chú ý nhiều hơn và tiếp tục tự phát triển trên nhiều ứng dụng khác như Douyin, TikTok, Kwai những năm 2017. Bán hàng qua livestream hay live commerce cũng nhanh chóng trở thành trào lưu bán hàng mới đầy hấp dẫn tại Trung Quốc, với sự tham gia của hàng loạt ông lớn công nghệ và ứng dụng bán hàng trực tuyến như Jingdong, Taobao, Weipinhui, Tmall, JD.com và WeChat... Mô hình này nhanh chóng trở thành một yếu tố cố định trong các chiến dịch bán hàng cho Ngày Độc thân - một sự kiện mua sắm lớn ở Trung Quốc - và rộng hơn là một công cụ kỹ thuật số đáng tin cậy để thúc đẩy sự tương tác của khách hàng và doanh số bán hàng. Vào năm 2020, 30 phút đầu tiên của chiến dịch bán trước Ngày Độc thân của Alibaba trên Taobao Live đã tạo ra tổng giá trị giao dịch ấn tượng 7,5 tỷ USD. Live commerce cũng mang đến cho nhiều doanh nghiệp khác những kết quả ngọt ngào. Lấy thương hiệu chăm sóc gia đình Bissell làm ví dụ, cũng trong ngày hội mua sắm toàn cầu 11/11 của Alibaba năm 2020 - sự kiện mua sắm được cho là lớn nhất thế giới - doanh nghiệp gia đình 143 tuổi này đã tổ chức 16 giờ phát trực tiếp liên tục để trình diễn máy hút bụi và các sản phẩm khác của mình. Hình thức phát trực tiếp đã giúp thương hiệu này tăng gấp bốn lần doanh số bán hàng so với một năm trước đó. Không chỉ thúc đẩy việc buôn bán, các thương hiệu còn nhận thấy rằng hình thức Livestream bán hàng mang lại cho họ khả năng kết nối với người tiêu dùng theo những cách tối ưu, tiện lợi dễ dàng, có tính tương tác cao mà trước đây chưa từng có được. Nền tảng phát trực tiếp cung cấp cho các thương hiệu, nhà bán lẻ, người nổi tiếng khả năng phản hồi ngay lập tức từ các ý kiến của người tiêu dùng có trong buổi Livestream. Đây là một trụ cột hết sức quan trọng trong các chiến lược tiếp thị và thậm chí là cả quy trình phát triển, quảng bá sản phẩm:

Đó là một ngành công nghiệp bán hàng trực tuyến cực kỳ mạnh mẽ đối với chúng tôi Theo Max Bissell, Phó Chủ tịch Bissell

” 27


YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 9/2021

BỨT PHÁ MẠNH MẼ Tiếp tục phát triển và cải thiện qua từng năm, Live commerce đã dần trở thành một loại hình kinh doanh quan trọng và góp phần to lớn làm thay đổi bộ mặt của ngành bán lẻ Trung Quốc. Nếu như năm 2016, Live commerce vẫn còn tương đối sơ khai khi lần đầu ra mắt trên các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã video ngắn, bắt đầu thử nghiệm mô hình kiếm tiền thì năm 2017 được coi là năm khởi động của loại hình này. Đội quân livestream (streamer) bắt đầu trở nên đa dạng hơn, bao gồm Celeb, KOL cho đến người bình thường, đồng thời xuất hiện thêm các tổ chức MCN (mạng đa kênh) cho livestream. Đến 2018, ngành công nghiệp Livestream tại Trung Quốc bước vào đà tăng trưởng. Các nền tảng thương mại điện tử phát hiện tầm quan trọng của livestream nên đã trợ giá để hỗ trợ cho người sản xuất nội dung, ngược lại các nền tảng mạng xã hội bằng video bắt đầu xây dựng các chuỗi cung ứng thương mại điện tử của riêng mình.

Nhưng có lẽ sự bùng nổ của Live Commerce chỉ thực sự được đánh dấu kể từ năm 2019 khi việc livestream bán hàng trở nên phổ biến và phát triển mạnh mẽ, số lượng đơn hàng tăng lên nhanh chóng và người dân đất nước tỷ dân dần coi đây trở thành một thói quen. Theo tạp chí Forbes, vào năm 2019, khoảng 37% người mua sắm trực tuyến ở Trung Quốc (265 triệu người) đã mua hàng qua Livestream, và cũng theo một khảo sát khác năm 2020, cứ mỗi 3 người được hỏi thì có 2 người tiêu dùng Trung Quốc nói rằng họ đã mua sản phẩm tiêu dùng qua hình thức này.

28

Theo báo cáo của iiMedia Research Group, lĩnh vực live commerce tại Trung Quốc đã có mức doanh thu 61 tỷ USD trong năm 2019, và con số này trong năm 2020 là 136 tỷ USD gấp đôi so với năm trước đó nhờ vào sự thúc đẩy từ đại dịch Covid-19. Vài năm trước, không ít người đã cho rằng ngành công nghiệp livestream tại Trung Quốc sẽ sớm đến chi phí hàng chục triệu Nhân dân tệ mỗi năm để chi trả cho đội quân bán hàng online nhưng không còn duy trì được số người xem ở mức cao.

Thế nhưng, khi đại dịch COVID-19 ập tới, ngành công nghiệp này lại trỗi dậy một cách mạnh mẽ nhờ lượt xem tăng đáng kể khi hàng triệu người phải ở trong nhà nhiều hơn. Sandy Shen – một giám đốc nghiên cứu nói rằng: “Mua sắm trên livestream sẽ cần 2, 3 năm để trở thành xu hướng chính ở Trung Quốc trước đại dịch. Nhưng thay vào đó, khi đại dịch xảy ra, quá trình này chỉ mất 2, 3 tháng.”


SỐ BÁO THÁNG 9/2021

YESNEWS

Ngoài ra, livestream trực tuyến cũng phát triển nhờ nhanh chóng tích hợp các tính năng mới cùng, kết hợp với nền tảng thương mại điện tử và nhiều hình thức giải trí khác nhau. Live Commerce chắc chắn ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng của mình, hiện đang chiếm khoảng 7% trong cơ cấu doanh thu 867 tỷ USD của cả ngành thương mại điện tử tại Trung Quốc và nhưng nó được dự đoán sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới. Năm 2021, thị trường mua sắm trực tuyến ở Trung Quốc dự kiến sẽ đạt 2 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương với hơn 300 tỷ USD.Về sự phát triển của Live Commerce, nhiều chuyên gia đều có chung nhận định lạc quan rằng hình thức này sẽ tiếp tục phát triển và trở thành một xu hướng kinh doanh toàn cầu. Bởi theo sau sự dẫn đầu của Trung Quốc, các thương hiệu, nhà bán lẻ và thị trường phương Tây hiện cũng đang thành lập các liên doanh và sự kiện thương mại trực tiếp của riêng họ để quảng bá sản phẩm của họ, đặc biệt là trong lĩnh vực làm đẹp và thời trang. Trong số những người chấp nhận sớm nhất là nhà bán lẻ làm đẹp của Đức Douglas, nơi phát trực tuyến một số chương trình mỗi tuần ở nhiều định dạng, từ hội thảo với các chuyên gia đến các cuộc nói chuyện với những người có ảnh hưởng và báo cáo tỷ lệ chuyển đổi lên đến 40%.

Về mặt thời trang, Tommy Hilfiger gần đây đã mở rộng chương trình phát trực tiếp sang châu u và Bắc Mỹ sau thành công ở Trung Quốc, nơi một chương trình được báo cáo đã thu hút 14 triệu khán giả và bán được 1.300 chiếc áo hoodie trong hai phút. Và vào tháng 12 năm 2020, Walmart đã thử nghiệm một sự kiện thời trang phát trực tiếp trên TikTok thu hút lượng người xem nhiều hơn gấp bảy lần so với dự kiến và ​​ giúp công ty này thêm 25% vào cơ sở người theo dõi Tik Tok. Tuy vậy, tờ Bloomberg vẫn nhận xét: không ở nơi nào có tiềm năng cho ngành công nghiệp livestream như ở Trung Quốc, nơi mua sắm trực tuyến đã trở thành thói quen của người dân và có những nền tảng mua sắm cực mạnh. Các nước phương Tây không hề có những phương tiện truyền thông xã hội đủ mạnh, hệ thống thanh toán thông minh như ở Trung Quốc.

29


YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 9/2021

STREAMER NGHỀ CỦA MỌI NHÀ

Livestream bán hàng tại Trung Quốc giờ đã vô cùng phổ biến, nó không chỉ thu hút sự tham gia đông đảo của các doanh nghiệp hay người tiêu dùng, mà còn sản sinh ra một nghề mới, những streamer. Những người này giúp kết nối sản phẩm với khách hàng, họ có thể là bất cứ ai với một thiết bị kết nối mạng có thể phát trực tiếp, từ những streamer chuyên nghiệp được đào tạo bài bản cho đến các nhà bán lẻ cá nhân tự phát đang giới thiệu và chốt đơn cho sản phẩm của mình, từ những người nông dân đang giao bán các mặt hàng nông sản tự trồng cho đến các tỷ phú, thậm chí là cả cán bộ quan chức nhà nước cũng tham gia livestream.

NHỮNG THẦN TƯỢNG STREAMER Với sự phát triển nhanh chóng của Live Commerce, việc bán hàng qua Livestream đã trở thành cách kiếm sống của nhiều người, tạo ra một nghề mới với tên gọi Streamer. Nhiều người trong số họ được thuê bởi các công ty cung cấp dịch vụ livestream cho các doanh nghiệp bán lẻ khác, những streamer này được đào tạo bài bản, xây dựng hình ảnh và có những kỹ năng dành riêng cho Live stream. Cùng với sự thành công của Live Commerce, Streamer bắt đầu trở thành một thế lực có sức ảnh hưởng lớn, họ tạo nên tên tuổi và nhiều người thậm chí trở nên nổi tiếng không thua kém gì những ngôi sao hay KOL.

30


SỐ BÁO THÁNG 9/2021

Một ví dụ cho những thần tượng streamer là Vi Á (Viya) - streamer đình đám của Trung Quốc. Cô được xem là nữ hoàng livestream trong hệ sinh thái mua sắm trực tuyến khổng lồ của đất nước tỷ dân. Tạp chí Forbes gọi Vi Á là "một người livestream siêu nổi tiếng", trong khi dân mạng bình luận cô có thể "mua một căn nhà trong một đêm". Giống như nhiều Streamer nổi tiếng khác, Vi Á hợp tác và livestream bán hàng loạt sản phẩm từ các thương hiệu nước ngoài như Tesla (công ty xe điện Mỹ) hay Procter & Gamble (tập đoàn hàng tiêu dùng đa quốc gia của Mỹ), các sản phẩm nội địa như mì ăn liền và mỹ phẩm. Tháng 4-2020, cô thậm chí còn khiến cả thế giới xôn xao khi livestream bán được một quả tên lửa vũ trụ thương mại sản xuất ở thành phố Vũ Hán với giá 40 triệu nhân dân tệ (5,6 triệu USD). Với số tài sản ước tính 1,4 tỷ USD, cô đã gia nhập danh sách 500 người giàu nhất Trung Quốc năm 2021.

YESNEWS

Nếu như Vi Á được coi là “nữ hoàng livestream” thì Lý Giai Kỳ (Austin Li) được cộng đồng mạng Trung Quốc ví như “hoàng tử son môi”, còn Xinba được mệnh danh là “vua bán hàng”. Tờ SCMP đưa tin, vào ngày 27/3/2021, Xinba đã bán được hơn 300 triệu USD hàng hóa chỉ trong một phiên bán hàng phát trực tiếp (livestream) duy nhất kéo dài 12 giờ trên nền tảng Kuaishou, nền tảng livestream và chia sẻ video phổ biến thứ 2 ở Trung Quốc, chỉ sau Douyin - Tik Tok phiên bản Trung Quốc. Theo nhà cung cấp dữ liệu truyền thông xã hội Bihu Kankan, phiên bán hàng của Xinba đã thu hút tới bốn triệu người xem giúp anh ta đã bán được hơn 16 triệu mặt hàng gồm các danh mục đa dạng từ dầu gội đầu cho tới điện thoại thông minh. Tổng khối lượng hàng hóa (GVM) trong vỏn vẹn 12 tiếng của Xinba đã mang lại doanh thu 2 tỷ nhân dân tệ (tương đương 305,7 triệu USD), còn nhiều hơn trung tâm thương mại Hồng Kông bán hàng cả năm.

Những thành công trong mơ như vậy của Vi Á, Lý Giai Kỳ hay Xinba đã tạo động lực để nhiều người bắt đầu theo đuổi nghề streamer, trong khi một số người mới chỉ coi livestream như một công việc bán thời gian thì nhiều người thậm chí đã đánh đổi những công việc ổn định của mình để bắt đầu bước chân vào ngành này một cách nghiêm túc. Hu là một ví dụ, trước khi trở thành một người có ảnh hưởng trên mạng xã hội với lượng fan hâm mộ tới hơn 400.000 người như hiện nay, cô từng làm tiếp viên hàng không cho một công ty có tiếng tại Trung Quốc. Nhưng kể từ tháng 2/2020, cô đã nộp đơn xin thôi việc và quyết định làm việc toàn thời gian như một người dẫn dắt chính những buổi livestream trên website thương mại điện tử Taobao. "Tôi nói không ngừng. Cổ họng tôi thậm chí đã trở nên khàn đặc. Trong nghề này, bạn phải nói rất nhiều vì tâm trạng của bạn có thể ảnh hưởng lây lan tới rất nhiều người. Bạn không thể chỉ làm mọi thứ nửa vời. Chỉ khi nói chuyện thành thật thì khán giả mới thích thú với bạn” - Hu chia sẻ.

31


YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 9/2021

NGHỀ MỚI, CƠ HỘI MỚI Giống như phần lớn các nước khác, Trung Quốc cũng gặp khủng hoảng kinh tế và việc làm trong vài năm qua do đại dịch. Để giúp nền kinh tế hồi phục, chính phủ nắm bắt xu hướng, khuyến khích người dân tham gia Livestream. Cụ thể, vào tháng 2/2020, Bộ Thương mại Trung Quốc khuyến khích các nền tảng thương mại điện tử giúp nông dân bán nông sản trực tuyến, đặc biệt qua Livestream. Trong tháng 3/2020, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới thăm một ngôi làng phía Tây Bắc. Tại đây, ông trò chuyện và khuyên nông dân bán nông sản bằng hình thức Livestream. Theo hãng thông tấn Tân Hoa Xã, Chủ tịch Tập Cận Bình ca ngợi sức mạnh của thương mại điện tử, coi đây là cơ hội tiềm năng giúp người dân thoát khỏi cảnh nghèo đói.

Fu Linghui - người phát ngôn của Cục Thống kê Quốc gia cho biết: "Khi nền kinh tế phục hồi, thị trường việc làm đang mở rộng. Mô hình mua sắm trực tuyến đóng vai trò quan trọng trong ổn định thị trường". Chuyên gia Shen kết luận: "Bắc Kinh coi đây là một xu hướng có thể giúp duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế và cũng như duy trì việc làm. Họ coi đây là một cơ hội. Tôi nghĩ nếu tạo ra cơ sở hạ tầng hỗ trợ, xu hướng này chắc chắn có thể giúp nâng cao nền kinh tế". Tuy nhiên, dù Streamer đã được Chính phủ Trung Quốc thừa nhận là một công việc, nghề nghiệp chính thức, và mặc cho sức ảnh hưởng cũng như câu chuyện thành công đi trước của các “ông hoàng, bà hoàng”, việc theo đuổi nghề streamer và để thành công với nó trong thực tế lại không hề dễ dàng. Với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, trong số 400.000 người mà bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng tham gia livestream trong nửa đầu năm 2020, chỉ 5 – 19% thành công và có thể kiếm được tiền thật theo dự đoán của một chuyên gia kinh tế. Thùy Linh

32

Đến tháng 5/2020, Bộ Nhân lực và An sinh Xã hội Trung Quốc liệt kê người bán hàng livestream vào danh sách các nghề. Điều đó có nghĩa là Chính phủ đã bắt đầu công nhận đây là một công việc chính thức. Truyền thông nhà nước cho biết sự công nhận này sẽ giúp Trung Quốc tạo ra các nhóm việc làm mới để cân bằng tình trạng mất việc làm trong lĩnh vực sản xuất bị đại dịch đang dần xóa sổ. Một số chính quyền địa phương thậm chí đang nỗ lực để biến các thành phố thành trung tâm mua sắm phát sóng trực tuyến. Hồi tháng 6/2020, giới chức tại Quảng Châu đã tổ chức lễ hội mua sắm Livestream kéo dài 3 ngày. Các doanh nghiệp tham gia thực hiện hơn 200.000 buổi phát sóng.


SỐ BÁO THÁNG 9/2021

YESNEWS

NGÀNH CÔNG NGHIỆP LIVESTREAM VIỆT NAM Livestream bán hàng tại Việt Nam những năm qua có sự phát triển vượt bậc, đặc biệt thời điểm Covid-19 hồi tháng 3. Mặc dù ở thời điểm hiện tại chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng một thống kê của trang Brands Việt Nam cho biết thị trường livestream Việt Nam hiện trị giá xấp xỉ 20 triệu đô la trong năm 2018- thời điểm khi livestream bán hàng chỉ như "những đốm lửa nhỏ" và lẻ tẻ. Còn nay, livestream bán hàng đã lớn hơn rất nhiều lần. Mỗi ngày bình quân tại Việt Nam đang có khoảng từ 70-80 nghìn (phiên) livestream bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội trong đó chủ yếu là Facebook. Ngoài ra còn thêm khoảng 2.000-3.000 phiên livestream bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử như Shopee live, Tiki Live, Lazada… Như vậy, tổng cộng tính bình quân mỗi tháng đang có 2,5 triệu phiên bán hàng trên livestream, với sự tham gia của hơn 50 nghìn nhà bán hàng.

Dù vậy, câu hỏi đặt ra, livestream bán hàng ở Việt Nam đã được coi là ngành công nghiệp hay chưa? Các livestreamer tại Việt Nam đã coi đây là ngành nghề chính thức chưa? Giới kinh doanh nền tảng và phần mềm hỗ trợ kinh doanh online đều khẳng định là chưa. Bởi livestream bán hàng tại Việt Nam vẫn còn tự phát, theo trào lưu và thiếu bài bản; các buổi livestream của streamer được chuẩn bị còn sơ sài, tùy hứng, thậm chí số đông bán hàng còn theo kiểu khoe thân, chiêu trò, ít tương tác và thiếu cam kết. Bản thân sản phẩm được bán qua livestream chủ yếu là rẻ tiền, chất lượng kém trong khi công nghệ livestream cũng yếu và sơ sài.

Để livestream trở thành một ngành công nghiệp, theo ông Liêm - Co-Founder GoStream, cần phải có 3 yếu tố. Thứ nhất là hàng hóa. Cần có các hàng hóa tốt, dồi dào, chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh đưa lên bán trên các nền trảng livestream. Điều này Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng. Thứ 2 là các livestreamer, cần phải có nhiều, rất nhiều các ngôi sao livestream bán hàng, biết rất nhuần nhuyễn giữa giải trí và bán hàng.

33


YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 9/2021

"Một ngành công nghiệp giải trí chỉ xuất hiện khi có ngôi sao. Không có Sơn Tùng MTV… thì không thể nào ngành công nghiệp âm nhạc có một lượng hâm mộ khổng lồ như hiện nay. Bóng đá cũng vậy". Ông Duy Liêm nói và cho rằng ngành công nghiệp livestream bán hàng tại Việt Nam cũng chưa có ngôi sao, nên, việc các doanh nghiệp, tổ chức đang tham gia vào việc xây dựng lên một hệ thống các livestreamer sẽ ươm mầm để tạo ra những ngôi sao – khi đó mới khẳng định livestream bán hàng là một ngành công nghiệp với đầy đủ tính chất và giá trị. Thứ ba là kỹ thuật. Để phát triển nền kinh tế livestream, Việt Nam cũng cần tới các nền tảng xem livestream với khả năng phục vụ cùng lúc hàng triệu lượt truy cập đồng thời. Bên cạnh đó, cần có phần mềm phát livestream được thiết kế để thuận lợi cho việc tương tác.

Hiện tại, khi trí tuệ nhân tạo, máy móc dần thay thế con người trong các lĩnh vực, khía cạnh đời sống; khi mạng xã hội dần lấn át các hình thức giao tiếp truyền thống,… thì ngành công nghiệp livestream được dự đoán tiếp tục là xu hướng trong những năm tới. Với những điểm mạnh vốn có của mình, livestream sẽ trở thành một công cụ marketing hữu hiệu dành cho các doanh nghiệp, cũng như cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ. Mặc dù livestream bán hàng ở Việt Nam vẫn chưa được coi là Live commerce, một ngành công nghiệp chính thức như ở Trung Quốc hay nhiều quốc gia khác trên thế giới, nhưng với lợi thế dân số trẻ đang ngày càng ưa thích mua sắm trực tuyến cùng sự thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ trong các doanh nghiệp thời gian đại dịch vừa qua, hình thức livestream bán hàng ở Việt Nam thực sự có nhiều tiềm năng bùng nổ để trở thành một ngành công nghiệp lợi nhuận.

Thùy Linh, Thu Hà

Kết

Có thể nói Trung Quốc chính là cái nôi đưa livestream thành một kênh mua sắm, tiếp thị cho các xu hướng mới. Sự bùng nổ và lợi nhuận khổng lồ thu được thị trường Trung Quốc đang thúc giục nhiều doanh nghiệp nước ngoài từ Á sang u, trong đó có Việt Nam, bắt đầu chú ý và tham gia vào ngành công nghiệp tỷ đô này. Điều này dự báo về những cuộc cạnh tranh dữ dội khi các doanh nghiệp quy mô nhỏ có cơ hội tương đương để tham gia cùng với các doanh nghiệp lớn, còn các ông lớn với tiềm lực tài chính vô hạn của mình sẽ không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải đối phó với các “doanh nghiệp” tự phát. Dẫu vậy, đối với người tiêu dùng, nhìn chung live-commerce sẽ đem lại những trải nghiệm mua sắm ngày càng thú vị.

Tài liệu tham khảo: https://danviet.vn/cong-nghiep-ty-do-livestream-ban-hang-o-trung-quoc-giac-mong-nu-hoang-livestream-hay-hoang-tuson-moi-20210824115004818.htm https://www-mckinsey-com.translate.goog/business-functions/mckinsey-digital/our-insights/its-showtime-how-live-commerce-is-transforming-the-shopping-experience?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=nui,op,elem,sc https://doanhnghiepvn.vn/kinh-te-so/livestream-ban-hang-nganh-cong-nghiep-ty-usd-huong-di-mo-cho-nen-kinh-te-so-viet-nam/20210331061627824 https://cafebiz.vn/nganh-cong-nghiep-livestream-ty-do-loi-lai-den-muc-nao-ma-dich-than-jack-ma-sieu-sao-kim-kardashian-online-ban-hang-20200907165926155.chn

34


ÌN

NH RA

TH

GI I

Ớ 1. 2.

Shine dập tắt giấc mơ phát trực tuyến khi các gói dịch vụ của Netflix đang bị đình trệ? Cạnh tranh trong công nghiệp giải trí sẽ không chỉ dừng lại ở dịch vụ phát trực tuyến


YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 9/2021

SHINE DẬP TẮT GIẤC MƠ PHÁT TRỰC TUYẾN KHI CÁC GÓI DỊCH VỤ CỦA NETFLIX ĐANG BỊ ĐÌNH TRỆ ? Kẻ cầm đầu đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khắc nghiệt hơn khi đại dịch Covid không có dấu hiệu giảm cùng với chi tiêu đang tăng lên cho chương trình trọng điểm. Kết quả của Netflix trong quý đầu tiên gửi tới các nhà đầu tư một thông điệp vô cùng rõ ràng: thời kỳ bùng nổ của streaming trong suốt khoảng thời gian của đại dịch Covid - 19 đang dần đến hồi kết. “Chúng tôi có những 10 năm phát triển và hoạt động một cách trơn tru, và đến hiện tại, nó chỉ hơi bị chững lại một chút thôi", nhà sáng lập Reed Hastings nói và những nhà phân tích sau khi công ty đã chứng kiến số lượng các lượt đăng ký không có dấu hiệu tăng lên trong ba tháng đầu năm. Tình hình tồi tệ là như vậy nhưng, Netflix đã “dằn mặt" rằng, ở Mỹ, thị trường lớn nhất của công ty, những người đăng ký đã “gần như không đổi" trong suốt nửa đầu của năm 2021. Trên toàn thế giới, thị trường dành cho những dịch vụ đăng ký phát trực tuyến vẫn đang tiếp tục lớn mạnh, tính riêng trên các nền tảng streaming Amazon, Netflix và Disney đã có hơn nửa tỷ người đăng ký. Sự gia tăng của những dịch vụ cạnh tranh đã khiến một số nhà quan sát hoài nghi về sức mạnh mang tính lâu dài của nó. Ở những thị trường lớn như Mỹ, Netflix đang phải chi nhiều tiền hơn và dành nhiều thời gian hơn trong cuộc chiến phát trực tuyến vốn đang rất căng thẳng, hay đối đầu với các nền tảng khác như YouTube và các bộ truyền phát quảng cáo miễn phí, chẳng hạn như NBC’s Peacock.

Theo như TVision, công ty đo lường khán giả tại Mỹ, thời gian xem phim đã tăng đều đặn kể từ tháng 10, nhưng đã và đang giảm dần kể từ lần đạt đỉnh trong tháng 4. Tất nhiên, thị phần xem của Netflix cũng đã giảm. Công ty phát hiện ra rằng thị phần của dịch vụ phát trực tuyến đã giảm 5 điểm phần trăm xuống chỉ còn 23% trong hai quý vừa qua, trong khi các đối thủ cạnh tranh nhỏ lẻ có mức tăng nhẹ. Tuy vậy, Netflix vẫn khá ung dung trên ngai vàng của mình.

Trong khi tác động của đại dịch đã làm sai lệch phần nào về sự tăng trưởng của Netflix và các dịch vụ phát trực tuyến khác, và đồng thời cũng làm dấy lên một câu hỏi hóc búa về kết quả hàng quý của công ty. Giám đốc điều hành Netflix cho biết một nhóm nội dung không đặc sắc, với một số chương trình bị trì hoãn do sự chậm trễ của Covid, đã có ít người đăng ký hơn.

36

Một phần có thể giải thích cho hiện tượng trên là do hoàn cảnh vô cùng đặc biệt của đại dịch, với việc vào năm 2020 lượng người xem trong nước mang đến cho Netflix một năm thành công nhất từ trước ​​ đến nay, giữ vị trí đầu bảng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt từ Disney, Amazon, và hàng loạt những công ty lớn khác đang tranh giành một phần của nền kinh tế phát trực tuyến.

“Rất nhiều những dự án, chúng tôi hy vọng sẽ được ra mắt trước đó đã bị đẩy lùi vì khâu sản xuất bị đình trệ” Ted Sarandos, đồng giám đốc điều hành cho biết, người đã hứa với những nhà đầu tư rằng công ty sẽ quay lại “trạng thái vững chắc hơn" trong nửa cuối năm với sự trở lại của hàng loạt những bộ phim bom tấn như The Witcher.


SỐ BÁO THÁNG 9/2021 Netflix hiện luôn tự hào vì có 208 triệu khách hàng trả tiền và đã có sự chuyển biến trong vị trí từ 1 kẻ nổi loạn mới (người không sợ những khó khăn, và có những ý tưởng mới lạ, khác người để biến chuyển tương lai theo hướng tốt đẹp) sang người cầm đầu trong lĩnh vực kinh doanh giải trí mới được xác định bằng cách phát trực tuyến. Định giá của Netflix nay đã tăng lên 225 tỷ đô la.

Tuy nhiên,sự thành công hay nổi tiếng không thể đo lường bằng tiền bạc. Lượt truy cập, dù đắt hay rẻ, để tạo nên, đều là động lực cơ bản để thúc đẩy nền kinh tế phát trực tuyến bằng cách đăng ký. Và như chúng ta đã biết về Hollywood, chúng cực kỳ khó đoán.

YESNEWS

Nhưng ngay cả với 1 quy mô rộng lớn như vậy, các kết quả thu nhập gần đây cho thấy Netflix sẽ phải tiếp tục chi 1 khoản lớn cho việc lập trình để thu hút số lượng người đăng ký, đặt ra câu hỏi cơ bản về việc phát trực tuyến có phải là một loại hình kinh doanh tốt hay không, với tỷ suất lợi nhuận sẽ cải thiện đều đặn khi những người tiên phong cho nền tảng phát trực tuyến đăng ký đã không còn đoái hoài để đầu tư và bắt đầu đòi tăng giá. “Ngay cả đối với Netflix, hóa ra nội dung mới, kịch bản gốc mới chính là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy. . .số lượng người đăng ký mới” Michael Nathanson, nhà phân tích truyền thông cấp cao tại Moffett Nathanson, cho biết. “Nghiên cứu đơn giản đó chính là trọng tâm của cuộc tranh luận của chúng tôi về việc phát trực tuyến và liệu định giá hiện tại có phù hợp với động lực dài hạn của mô hình kinh doanh này hay không,” ông nói thêm. Các cơ quan truyền thông đang chi hàng chục tỷ đô mỗi năm cho các chương trình truyền hình và phim khi họ tranh giành thị phần phát trực tuyến. Netflix cho biết họ đang trên đà chi hơn 17 tỷ đô la cho nội dung trong năm nay, trong khi Amazon, Disney và Warner Media, chủ sở hữu của HBO Max, đang tăng cường đầu tư vào các chương trình truyền hình để bổ sung vào kho lưu trữ của họ.

Ở đây, các phương pháp tiếp cận được thực hiện một cách khác biệt bởi các dịch vụ phát trực tuyến khác nhau. Nếu để so sánh, HBO có một trong những thư viện lưu trữ nhỏ nhất trong công cuộc chiến phát trực tuyến, trong khi đó, danh mục phim và chương trình được cấp phép của Amazon lớn gấp 13 lần. Tuy nhiên, HBO lại xuất sắc trong việc tạo ra các chương trình được giới phê bình đánh giá cao, được đo lường bằng bảng xếp hạng uy tín đến từ các trang web đánh giá được tính toán bởi Phân tích Ampere. Ngược lại, thư viện của Netflix và Amazon cung cấp số lượng các chương trình lớn nhưng không đồng đều về mặt chất lượng. “Chúng tôi tin rằng đề xuất sản phẩm cốt lõi của Netflix là“ một cái gì đó mới và khác biệt mỗi ngày ”, trái ngược với“ chương trình nổi tiếng cụ thể XYZ ”,” Todd Juenger, nhà phân tích tại Bernstein cho biết. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng sự tăng lên về số lượng người đăng ký chắc chắn có thể được “thúc đẩy mạnh mẽ”. “Ai càng tin rằng điều đó là đúng, thì càng có nhiều tinh thần lạc quan vào [nửa cuối năm 2021],” ông nói.

Nguồn: financial times

Người dịch: Tiến Thành

37


YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 9/2021

CẠNH TRANH TRONG CÔNG NGHIỆP GIẢI TRÍ SẼ KHÔNG CHỈ DỪNG LẠI Ở DỊCH VỤ PHÁT TRỰC TUYẾN Những công ty nhỏ có thể sẽ gặp khó khăn khi phải cạnh tranh với những gã khổng lồ như Amazon, Disney và Netflix. Cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực phát trực tuyến (streaming), khiến các công ty truyền thông phải đối đầu với các tập đoàn công nghệ lớn như Apple và Amazon, chỉ vừa mới bắt đầu. Không còn sớm để nhận ra rằng những cuộc chiến tiếp theo đang hình thành, vì những gã khổng lồ hiện giờ đang nhắm đến một mục tiêu lớn hơn: thống trị ngành công nghiệp giải trí trực tuyến dưới mọi hình thức. Trong tương lai, cuộc cạnh tranh này sẽ không chỉ dừng lại ở những nền tảng phát video trực tuyến mà sẽ thu hút sự chú ý của người xem bằng tất cả các loại hình giải trí. Với nguồn lực số ngày một lớn mạnh, những công ty lớn sẽ đè bẹp những đối thủ nhỏ. Một khi điều đó xảy ra, ta chỉ cần sử dụng một dịch vụ duy nhất để được trải nghiệm tất cả dịch vụ ("one subscription to rule them all"). Netflix chính là một trong những công ty tiên phong thực hiện tham vọng này. Để thu hút sự chú ý của khách hàng, hãng đã có động thái thuê các chuyên gia trong lĩnh vực podcasting (truyền thanh trực tuyến) và trò chơi điện tử (video games). Vào cuối tháng 6, Netflix đã khai trương một cửa hàng online để bán những sản phẩm liên quan tới những chương trình trên nền tảng của mình. Có thể coi đây là nỗ lực của Netflix trong việc nâng cao hơn nữa trải nghiệm và lòng trung thành của khách hàng. Disney, từ lâu đã được biết đến là đế chế truyền thông gồm nhiều thương hiệu lớn nhỏ, đang bắt đầu thử nghiệm các hoạt động tương tác nhằm cải thiện dịch vụ streaming của mình. Các hoạt động này bao gồm cá độ bóng đá, và hướng đi này chắc chắn sẽ thu hút được thế hệ fan tương lai - những khách hàng sẽ stream các trận đấu mới nhất ngay tại chính chiếc ghế mà họ đang ngồi.

Những ý tưởng như vậy cho ta thấy, những cây đại thụ trong ngành không chỉ có một tầm nhìn dài hạn, mà còn tranh thủ nâng cao chất lượng dịch vụ ở mảng video streaming để chiếm lĩnh thị trường còn non trẻ. Nếu không tính Trung Quốc, Netflix mới chỉ chiếm giữ khoảng 1/5 tổng số băng thông hộ gia đình trên toàn thế giới. Việc Disney thu mua Fox, Time Warner sáp nhập với Discovery, hay Amazon thôn tính MGM với khoản tiền khổng lồ đều chỉ ra sự cấp thiết khiến các gã khổng lồ này phải thâu tóm được nguồn lực lớn mạnh về bản quyền video để tấn công thị trường.

38

Tuy nhiên, Netflix lại nhìn xa hơn cuộc đua streaming hiện tại để nhắm vào một cuộc cạnh tranh lớn hơn nhằm giành được sự chú ý của khách hàng. Mục tiêu của chiến lược đa dạng hoá này vô cùng đơn giản, đó là nhắm đến sự gắn bó của người dùng. Netflix hi vọng, với vô vàn thứ để xem, để nghe và để chơi, 200 triệu hộ gia đình đã sử dụng dịch vụ của mình sẽ không bao giờ phải tắt TV.

Amazon lại cải thiện lòng trung thành của khách hàng bằng một cách hoàn toàn trái ngược, đó là sử dụng video streaming như một mồi nhử để hấp dẫn khách hàng tới dịch vụ vận chuyển của Prime. Trong khi đó, Netflix lại bắt đầu từ video và hiện đang chuyển hướng. Đối thủ cạnh tranh chính của hãng, như một vài chuyên gia đã bình luận, chính là Tik Tok, Instagram và những nền tảng tương tự trong tương lai. Trò chơi trên di động (mobile gaming) - mục tiêu đầu tiên của Netflix khi dấn thân vào lĩnh vực video games - là nhắm vào việc níu giữ khách hàng.


SỐ BÁO THÁNG 9/2021

YESNEWS

Tuy rằng phải mất rất nhiều năm để các loại hình giải trí khác bên cạnh video streaming có thể hình thành, đã có một vài dự báo về ngành công nghiệp giải trí trong tương lai. Một trong số đó là sự thành công của những công ty trụ cột trong ngành. Những công ty này sẽ giữ một lợi thế lớn một khi họ nghiêm túc đầu tư vào thị trường và không có áp lực phải thu lời ngay tức thì.

Với nền tảng trực tiếp hưởng đến và giữ chân khách, những công ty này đã giáng một cú mạnh vào những gã khổng lồ trong ngành công nghiệp giải trí tương tác đang ngày càng lớn mạnh. Giờ đây cuộc chiến đã bắt đầu. Nguồn: financial times

Điều này sẽ đặt ra thách thức lớn đối với những công ty nhỏ, chỉ chuyên về một mảng của ngành công nghiệp giải trí online. Spotify đã phải dời từ mảng video streaming sang podcasting. Tuy nhiên, trừ khi Spotify có thể cung cấp nhiều hơn nữa cho người dùng, ta vẫn chưa thể chắc chắn liệu điều này có giúp Spotify trụ vững trước cuộc tấn công của những nền tảng lớn hơn. Thay vì cung cấp đa dạng các sự lựa chọn về dịch vụ trực tuyến cho khách hàng, một số công ty như Netflix lại có kế hoạch chỉ cung cấp một gói cước duy nhất, bao gồm tất cả các dịch vụ. Mục tiêu của đế chế mới xây dựng này không phải là đa dạng hóa dòng doanh thu mà để hạn chế khách hàng hủy đăng ký, duy trì quyền quyết định giá trong tình hình các đối thủ cạnh tranh mảng video streaming ngày càng lớn mạnh, và tạo cơ hội cho khách hàng tiềm năng đăng ký dịch vụ. Trong tương lai, những gã khổng lồ đa năng trong ngành công nghiệp giải trí cũng cần phải có một bộ kỹ năng mới. Những công ty như Disney và Netflix đang nắm trong tay số lượng lớn các bản quyền phát sóng tích lũy được trong thời gian dài và kiếm được nguồn thu lớn từ khách hàng trên toàn cầu. Tuy nhiên, những nền tảng này cần phải làm chủ được những hình thức giải trí tương tác mới ra đời - dù là trò chơi điện tử, cá độ thể thao hay những dịch vụ mang tính xã hội khác phát triển trên nền tảng di động. Trong lịch sử, những nỗ lực của các công ty trên đều không hề đều không mang lại kết quả khích lệ. Disney đã thất bại khi cố gắng xây dựng một nền tảng giải trí tương tác từ thời các trang web mới được khai sinh. Các công ty lớn đã dành hàng thế kỷ để thực hiện giấc mơ bổ sung trò chơi điện tử vào danh mục sản phẩm của mình. Điều tốt nhất mà họ có thể làm chính là duy trì những trò chơi điện tử tầm thường ăn theo từ các công ty truyền thông được nhượng quyền.

Người dịch: Minh Anh

39


NHÂN VẬT TRONG THÁNG


GIỚI THIỆU NHÂN VẬT TRONG THÁNG

Phạm Yến Phương Trưởng ban Đối ngoại - CLB Chuyên môn Du lịch & Khách sạn NEU nhiệm kì 2019-2020 Work: Travel Blogger - Reviewer Thành viên Đội Lễ Tân NEU Thành viên Ban Đối Ngoại - HSV - NEU BTC NEU Youth Festival 2019

•v

Quán quân/ Ambassador - “Wow Marathon 2021” Á Quân “The Face 90s” Gương mặt đại diện - 90s Homstay Tam Đảo & Kumo Chan Á Quân “Đi thì đi, không đi thì đi 2020” - Halo Travel First Prize - Community Support Organization


YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 9/2021 “Chúng ta hãy còn trẻ, trong lúc thất bại đừng quên đi ước mơ và nhiệt huyết lúc ban đầu”

Chị Phạm Yến Phương

(Hương Giang, Thanh Nhàn) PV: Chào chị, cảm ơn chị đã nhận lời mời tham gia buổi phỏng vấn ngày hôm nay của YESNEWS, rất vui vì được gặp gỡ và trò chuyện với chị. Theo em được biết, hiện tại chị đang là một Travel Blogger, vậy chị có thể nói rõ hơn về công việc này cho độc giả được không? Chị Phạm Yến Phương (PYP): Cảm ơn câu hỏi của em! Hiện tại vẫn chưa có định nghĩa nào rõ ràng và bao quát được cho những công việc của một travel blogger. Nhưng theo cách hiểu của chị cũng như đa số người, travel blogger sẽ là những người có đam mê du lịch, thích được trải nghiệm ở khắp mọi nơi, sau đó viết lại những trải nghiệm và hành trình của chị, từ đó chia sẻ thông tin và cảm hứng những đến với mọi người trong cộng đồng du lịch hoặc là những người có sự quan tâm đến những địa điểm mà bản thân travel blogger đã trải nghiệm.

42

PV: Vậy cơ duyên nào đã mang lại cho chị nguồn cảm hứng để phát triển lĩnh vực này? PYP: Chị cảm thấy mọi thứ đều bắt nguồn từ chữ “duyên”. Trước đây chị đã từng dự định đăng ký học ngành Marketing chứ không có suy nghĩ sẽ theo đuổi ngành Du lịch. Tuy nhiên, sau khi thi đại học xong, chị đã có một chuyến đi du lịch tại Hạ Long và chính chuyến đi này đã khiến chị thay đổi hoàn toàn suy nghĩ để rồi quyết định chọn học ngành Quản trị du lịch của Khoa Du lịch & Khách sạn trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Chị vẫn luôn có niềm đam mê lớn với du lịch, nên ngay từ khi vào năm nhất chị đã rất muốn được đi du lịch và trải nghiệm thật nhiều điều mới lạ tuy nhiên khi ấy chị chưa tìm được bạn đồng hành. Đến năm hai, chị bắt đầu đi nhiều hơn. Chuyến đi đầu tiên của chị cũng là tới Hạ Long, sau chuyến đi đó chị bắt đầu viết bài viết đầu tiên về du lịch. Chị là một người rất trau chuốt về nội dung và quan tâm đến đánh giá của mọi người, vì thế chị đã cân nhắc, đầu tư và chỉnh sửa rất nhiều cho bài viết này. Đây cũng là bài đầu tiên chị đăng lên Halo Travel và may mắn được admin phê duyệt. Bài viết này sau đó đã được hơn 1000 lượt like trong khoảng thời gian ngắn. Lúc đó chị thật sự cảm thấy rất vui và có nhiều động lực hơn. Trong chuyến đi tiếp theo, chị đã đến Tam Đảo (2 ngày 1 đêm) cùng với một chị bạn thân. Bài viết sau chuyến đi này được chị trau chuốt kỹ càng hơn về nội dung và cũng rất may mắn khi nó tiếp tục nhận được một lượng tương tác khá cao. Chính team Truyền thông của 90s Homestay, nơi chị dừng chân tại Tam Đảo, đã nhiệt tình support cho chị rất nhiều và gợi ý cho chị đăng tải bài viết lên nhiều group về du lịch khác để tăng tương tác nhiều hơn. Có thể nói, để theo đuổi công việc travel blogger này, chị đã may mắn được mọi người ủng hộ và tiếp thêm nhiều động lực từ những bước đầu tiên. Cho đến nay, cộng đồng du lịch đã có nhiều người biết đến chị hơn, đây cũng là một động lực khiến chị luôn cố gắng để đạt được mục tiêu của bản thân và gặt hái được một số thành quả nhất định. PV: Chị có ý định biến travel blogger trở thành công việc chính của mình trong tương lai không? PYP: Hiện tại, chị đang là sinh viên năm cuối và đang bắt đầu đi làm. Đối với chị, travel blogger cũng là một công việc, nhưng những chuyến đi cũng như việc viết bài của chị đều bắt nguồn từ đam mê. Chị nghĩ rằng, mỗi người đều có thể làm hai công việc song song, một công việc “tay phải” và một công việc đem lại cho mình những nguồn cảm hứng riêng. Vì xuất phát điểm của chị không phải là một travel blogger toàn thời gian cũng như bản thân chị cũng chưa có một nền tảng vững chắc để có thể phát triển trong lĩnh vực này, tuy nhiên, nếu thực sự “có duyên” với travel blogger và có một nền tảng vững chắc hơn thì chị cũng hy vọng đây sẽ là công việc chính của mình trong tương lai.


SỐ BÁO THÁNG 9/2021

YESNEWS

PV: Sau một khoảng thời gian theo dõi chị trên mạng xã hội, em thấy chị rất tích cực hoạt động ở các nền tảng như facebook, instagram và có cả kênh youtube của riêng mình. Trong tương lai chị có ý định phát triển kênh youtube lớn mạnh hơn nữa không? Nếu có thì định hướng phát triển cho kênh youtube này là gì? PYP: Mục đích chính của chị khi đăng những video này lên Youtube chính là để ghi lại những hành trình, những chuyến đi mà chị đã trải qua, vậy nên chị thỉnh thoảng vẫn cập nhật trên nền tảng này dù bản thân cũng chưa được có kỹ năng chỉnh sửa video chuyên nghiệp như các anh chị youtuber khác. Còn nền tảng mà chị sẽ tập trung phát triển nhất cho hiện tại chính là Facebook và Instagram, bởi trên Facebook có rất nhiều các hội, nhóm dành cho những người đam mê du lịch và những cộng đồng này đều vô cùng phát triển như Checkin VietNam,.. Chị chú trọng cả việc cập nhật các bài viết và video trên instagram bởi các nội dung nền tảng này sẽ dễ dàng trở thành xu hướng hơn Facebook với nhiều tính năng mới lạ và ngày càng phát triển. Ngoài ra, chị cũng dự định sẽ phát triển nội dung trên cả nền tảng Tik Tok. PV: Chị có thể chia sẻ về cách chị lên nội dung và edit cho một video để có thể thu hút người xem và đạt một lượng view khá ấn tượng như hiện tại.? PYP: Chị thường đi du lịch với những người bạn thân và sẽ quay lại cả hành trình cũng như những điều thú vị trong chuyến đi sau đó cắt ghép và chỉnh sửa thành một video hoàn chỉnh. Hiện tại chị hay đăng video lên nền tảng Reels của Instagram, chị thấy nó khá hay. Với thời lượng chỉ trong 1 phút nên cũng phải chọn lọc những gì đặc biệt nhất của chuyến đi đó hoặc chị sẽ tách ra thành từng phần nhỏ và đăng dần lên. Chị thường dùng Capcut để chỉnh sửa video, thường chị sẽ quay và chụp ảnh bằng điện thoại nên dùng Capcut sẽ vô cùng tiện lợi cho việc chỉnh sửa video của chị. PV: Đâu là điểm đến chị ấn tượng nhất trong những nơi chị từng đến? PYP: Mỗi nơi chị đi qua đều đem lại cho chị những ấn tượng riêng, nếu để nói là nơi ấn tượng nhất thì có lẽ là Phú Quốc. Đó là chuyến đi 4 ngày 3 đêm, chính là chuyến đi chị tham dự Wow Marathon 2021, chị ấn tượng vì đây là nơi vô cùng đẹp, có thể nói đẹp ở tất cả mọi thứ và đến bây giờ chị vẫn muốn quay trở lại đó để trải nghiệm thêm một lần nữa. PV: Cơ duyên nào khiến chị đăng ký tham gia vào “Wow Marathon 2021”? Chị đã chuẩn bị như thế nào trong suốt quá trình tiến đến ngôi vị quán quân? PYP: Chị biết đến cuộc thi là do một người bạn giới thiệu. Sau đó chị đã quyết tâm đăng ký tham gia cuộc thi. Nhờ sự tương tác của mọi người khi chị đăng tải các bài viết, chị mới có cơ hội trở thành Đại sứ truyền thông. Và may mắn là chị đã trở thành Quán quân của cuộc thi “Wow Marathon 2021”. PV: Theo chị, du lịch vì công việc và du lịch tự phát khác nhau như thế nào? PYP: Theo chị, hai hình thức này đều là du lịch. Về bản chất, du lịch vì công việc sẽ nghiêm túc và gò bó hơn. Ví dụ như các homestay mời chị đến để review thì chị sẽ phải trao đổi công việc với họ, xem yêu cầu của họ như cần đưa những nội dung gì, đặc điểm nổi bật của homestay đó ra sao. Còn nếu là du lịch tự phát để viết lại hành trình của bản thân thì chị sẽ được tự do lên nội dung và mọi thứ trong chuyến đi không bị phụ thuộc bởi bất kỳ yêu cầu nào, nó sẽ thoải mái hơn.

PV: Thời gian dành cho một chuyến du lịch thường tính bằng ngày, vậy chị đã sắp xếp công việc và lựa chọn thời gian như thế nào để thực hiện được những chuyến đi của mình, nhất là đối với một người tham gia rất nhiều hoạt động của trường và các tổ, đội như chị? PYP: Những chuyến đi của chị đều là trong khoảng thời gian học đại học, chị có khá nhiều thời gian rảnh vào cuối tuần. Chị có thể đi du lịch vào những ngày cuối tuần đối với những chuyến du lịch ngắn ngày. Với những chuyến đi dài ngày hơn, chị sẽ tranh thủ đi vào cuối kỳ, thường lúc đó mọi người đều sẽ được nghỉ nhiều hơn và không vướng lịch học trên trường.

43


YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 9/2021 PV: Chị có thể tiết lộ hành trang khi du lịch hay những vật "bất ly thân" của chị trong những chuyến đi không? PYP: Thường mỗi chuyến đi chị mang khá nhiều đồ. Những thứ chị cho là quan trọng và cần thiết nhất là ví tiền, CMND/CCCD, son, kem chống nắng, điện thoại - nó là công cụ để chị lưu lại những video cũng như giữ liên lạc với mọi người, sạc điện thoại và bằng lái xe - thường đến những địa điểm du lịch thì mọi người sẽ thuê xe máy để tiện di chuyển đến những địa điểm du lịch. Còn những vật dụng khác ít cần thiết hơn thì có thể mua trong chuyển đi, tại những điểm tham quan du lịch. PV: Là một travel blogger, việc đi trải nghiệm tại các điểm du lịch là điều tất yếu. Tuy nhiên, để có thể có một chuyến đi thành công thì có rất nhiều thứ cần phải chuẩn bị, đặc biệt là về tài chính. Chị có thể chia sẻ về cách chị quản lý tài chính cá nhân cho mỗi chuyến đi được không? PYP: Là sinh viên thì tài chính khá là hạn hẹp để đi du lịch. Như chị hàng tháng sẽ để dành ra một ít tiền tiết kiệm. Sau vài tháng thì chị đã có thể đi du lịch được ở những địa điểm gần, ví dụ như ở ngay Hà Nội, có rất nhiều địa điểm du lịch đẹp như VCCA, trung tâm khu ngoại giao đoàn - mọi người có thể check in ở đó, bãi đá Sông Hồng,....với chi phí rất rẻ hoặc không mất phí. Mọi người cũng có thể đi các quán Cafe, đi picnic ở Bản Rõm, Ba Vì,.... Nếu tiết kiệm được nhiều tiền hơn thì mọi người có thể chọn một số địa điểm du lịch như SaPa, Ninh Bình, Phú Quốc. Chị thấy rằng sự chênh lệch về tiền bạc chính là ở phương tiện di chuyển như máy bay, sẽ tốn chi phí cao hơn. PV: Chị có thể chia sẻ một vài tips săn vé máy bay giá rẻ để đi chơi xa được không? PYP: Chị thường săn vé máy bay giá rẻ vào các thời điểm từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau vì thời điểm này giá vé máy bay sẽ rẻ hơn so với thời điểm khác trong năm. Chọn đi Đà Lạt thì giá vé khá đắt, nhưng nếu săn được vé trong thời gian này thì giá vé sẽ phải chăng hơn. Chị hay săn vé máy bay ở một vài ứng dụng điện thoại. Hoặc đặt tour du lịch cũng là một hình thức tiết kiệm cho chuyến đi bởi vì trong đó sẽ bao gồm tất cả chi phí như địa điểm du lịch, chỗ ở cũng như vé máy bay khứ hồi,... Chọn ở Homestay thì chi phí sẽ rẻ hơn ở khách sạn rất nhiều.

44

PV: Có thể thấy việc dịch bệnh bùng phát lần thứ 4 đã kéo dài khá lâu và gây ra những khó khăn lớn cho ngành du lịch. Trong khoảng thời gian không thể thực hiện được thêm chuyến đi nào, chị có ý tưởng hoặc nội dung gì mới cho những bài blog của mình không ạ? PYP: Đúng là việc dịch bệnh bùng phát đã khiến chị đã không thể đi đâu được. Vì vậy những tháng gần đây, chị đã dành thời gian edit những bức ảnh và video trong những chuyến du lịch trước, lên content cho phù hợp với bối cảnh hiện tại và up lên MXH. Tương tác cho những bài viết này cũng khá cao. Ngoài nội dung về du lịch, chị cũng đang phát triển thêm một vài nội dung mới mẻ như tips chụp ảnh, chỉnh ảnh, tự trang trí tiệc sinh nhật,… Chị đã đăng tải những nội dung này instagram và thật sự rất vui khi chúng đã được lên xu hướng và có lượt tương tác rất cao. Chị cũng dự định sẽ lên ý tưởng và thực hiện thêm những nội dung như tips pack đồ khi đi du lịch hoặc những thứ liên quan đến việc chuẩn bị cho một chuyến du lịch. Ngoài ra, có lẽ chị cũng sẽ chú trọng đăng tải nội dung ở dạng video theo xu hướng bởi nó có thể khiến việc video được lên top trending đơn giản hơn rất nhiều và giúp cho tài khoản được nhiều người biết đến hơn. PV: Nếu được chọn một đất nước để đến trải nghiệm và khám phá, chị sẽ chọn đến đâu? PYP: Có một đất nước mà chị rất muốn được đến chính là Trung Quốc. Chị vẫn luôn mong muốn được tới đây nhưng đã nhiều lần phải lỡ hẹn với nó. Ngay trước khi dịch bệnh Covid bùng phát vào tháng 1 năm ngoái, chị đã lên kế hoạch và chuẩn bị đầy đủ cho chuyến đi tới Hà Khẩu bởi chị từng được nghe rất nhiều người khen ngợi về phong cảnh, văn hóa và đồ ăn ở nơi này. Chị cũng đã từng đăng ký phỏng vấn với AIESEC để được tham gia một chương trình tình nguyện kéo dài 6 tuần tại Thâm Quyến nhưng chuyến đi này cũng đã không thể thực hiện được vì dịch covid. Chính vì vậy mà chị càng quyết tâm khi tình hình dịch bệnh đã ổn định, nhất định chị sẽ sắp xếp công việc để được đến Trung Quốc. Một lý do nữa khiến chị mong muốn được tới đất nước này chính là một travel blogger mà chị rất thích. Đó là anh Tô Đi Đâu, anh đã từng đến Lệ Giang và chị bị thu hút bởi vẻ đẹp của nơi này nên chị thật sự rất muốn được đến đây để trải nghiệm thử và review cho mọi người. PV: Theo chị, có nhất thiết phải đi thật nhiều thì mới viết được blog du lịch không? PYP: Theo chị, không nhất thiết phải đi thật nhiều nhưng nếu đi được nhiều nơi, sẽ có cảm hứng để viết bài hơn. Mỗi travel blogger đều có những phong cách riêng cho mình, có người sẽ theo đuổi phong cách phượt, cũng có những người sẽ trải nghiệm theo kiểu du lịch nghỉ dưỡng. Nhưng dù theo hình thức nào, họ cũng cần phải đi, bởi không đi thì sẽ không thể có nguồn tài liệu và những trải nghiệm thực tế để có thể viết bài. Chị cảm thấy trong một blog, ngoài nội dung thì sự đóng góp của hình ảnh và video cũng vô cùng quan trọng, bởi nội dung, câu từ của bài viết dù hay và truyền cảm đến mấy cũng sẽ không thể bằng một bài viết có kèm theo những tấm ảnh và thước phim hấp dẫn. Ngoài ra, việc có hình ảnh và video minh họa cũng sẽ giúp truyền tải nội dung bài viết đến người đọc tốt hơn. PV: Kỹ năng thuyết trình và truyền tải nội dung là một trong những kỹ năng mềm rất quan trọng, vậy chị có thể chia sẻ cho độc giả, đặc biệt là các bạn sinh viên về tips để rèn luyện kĩ năng đó được không ạ?


SỐ BÁO THÁNG 9/2021 PYP: Những kỹ năng này nếu là khả năng bẩm sinh của một người thì sẽ là điểm cộng rất lớn, nhưng nếu chưa tốt lắm thì vẫn có thể cải thiện bằng cách luyện tập dần. Chị nhận thấy trong trường có rất nhiều CLB có thể giúp các bạn cải thiện kỹ năng này như CLB Thuyết trình MC, hoặc các bạn có thể cải thiện nó chỉ bằng một việc đơn giản hơn chính là nhận thuyết trình các bài tập trên lớp. Trước kia, chị cũng từng bị run khi phải nói trước đám đông và phải chuẩn bị rất kỹ càng mới có thể nói trôi chảy, nhưng chị đã luyện nói thật nhiều, phát biểu thật nhiều và cho đến bây giờ, nó đã trở thành một thói quen và chị cũng không còn cảm thấy lo lắng khi phải nói trước đám đông nữa. Chị nghĩ mọi kỹ năng đều có thể rèn luyện được. Các bạn có thể luyện nói vào bất cứ lúc nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào, có thể là khi đi đường, khi ngồi trước gương cũng như phát biểu và thuyết trình nhiều hơn trước lớp. Bất cứ thứ gì đều sẽ cần sự luyện tập và thời gian, chỉ cần các bạn kiên trì thì chắc chắn sẽ thành công. PV: Là một người tham gia rất nhiều CLB và tổ đội, chị có lời khuyên nào cho các bạn tân sinh viên trong việc lựa chọn CLB, tổ đội trong trường không ạ? PYP: Chị thấy trên fanpage Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có đăng tải những bài viết giới thiệu các CLB và tổ đội và chia theo loại hình học thuật, tình nguyện và sở thích. Các em tân sinh viên có thể đọc những bài viết này để nắm bắt được những CLB, tổ đội đang hoạt động trong trường và tìm được một tổ chức phù hợp với tính cách và nguyện vọng của mình. Mỗi CLB đều đem đến cho các em những trải nghiệm khác nhau, những kinh nghiệm mà các em có thể áp dụng trong cả học tập và làm việc nên hãy cứ tận hưởng chứ không cần cân nhắc quá nhiều. Bản thân chị nghĩ nếu các em tìm được CLB phù hợp với mình thì thật tốt, nhưng nếu không thì các em vẫn sẽ học hỏi được rất nhiều điều. Năm nhất thật sự là năm học nhẹ nhàng nhất, là năm mà các em vô tư nhất, chưa phải lo nghĩ nhiều và cũng là khoảng thời gian sẽ đem lại cho các em rất nhiều kỉ niệm đẹp, hãy cố gắng trải nghiệm thật nhiều để khi ra trường các em cũng sẽ không cảm thấy nuối tiếc. Bản thân chị khi còn năm nhất cũng đã tham gia một hoạt động của trường là NEU Youth Festival và cũng chính nhờ nó mà chị đã tìm được những người bạn mà cho đến tận bây giờ bọn chị vẫn thân thiết với nhau, đồng thời đem lại cho chị những kỉ niệm mà có lẽ chị sẽ không thể nào quên được. Hãy luôn nghĩ tới những điều tích cực và tốt đẹp, đặc biệt là khoảng thời gian mà em vui vẻ bên những người bạn của mình thì trải nghiệm của em ở đại học sẽ tuyệt vời hơn. Hãy tìm hiểu thật nhiều, rồi em sẽ thấy được một điểm đến thích hợp và hãy luôn cố gắng sống hết mình để sau này có thật nhiều kỉ niệm để nhớ khi hồi tưởng về thời đại học chứ đừng để quãng thời gian này trôi qua một cách vô nghĩa. PV: Mỗi chuyến đi của chị đều có sự góp mặt của những người bạn thân, vậy chị đã tìm được những người bạn có cùng đam mê, sở thích với những chuyến đi như vậy như thế nào? Có người đặc biệt nào đã đồng hành cùng chị trong mọi chuyến đi không? PYP: Hầu hết những người đồng hành cùng chị trong các chuyến đi đều là bạn đại học. Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi người cũng có cùng thời gian rảnh với nhau nên việc đồng hành cùng nhau trong mọi chuyến đi là rất khó. Ngoài những nhóm bạn đại học, chị cũng có những nhóm

YESNEWS

bạn thân thiết qua những cuộc thi mà chị tham gia. Họ đều là những người đang làm việc trong lĩnh vực du lịch, trong đó có cả những người cũng đang làm travel blogger. Bọn chị đã lập nhóm không chỉ để đồng hành cùng nhau trong các chuyến đi mà còn làm việc cùng nhau, giúp đỡ nhau rất nhiều trong công việc cũng như nhiều vấn đề trong cuộc sống. Chị thật sự rất vui khi tìm được những người anh chị, người bạn có cùng định hướng, cùng niềm đam mê, hợp cạ với chị và luôn khiến chị vui vẻ, hạnh phúc khi được đồng hành cùng họ. PV: Vậy chị có ý định sẽ thực hiện một chuyến du lịch một mình trong tương lai không? PYP: Chị đã từng có ý định đi du lịch một mình vào sinh nhật 20 tuổi. Nhưng năm ấy đúng đợt chị đang tham gia thi The Face 90s, nếu chị đi du lịch một mình thì việc chuẩn bị cho nội dung cũng như hình ảnh, video sẽ không được chỉn chu nên cuối cùng chị đã rủ thêm một người bạn thân tham gia chuyến đi ấy cùng chị để hỗ trợ về mặt hình ảnh và video. Thật ra chị cũng khá sợ nếu du lịch một mình đến những nơi vắng vẻ, còn những thành phố hoặc khu đô thị phát triển thì sẽ an toàn hơn. Vậy nên trong thời gian tới chắc chắn chị sẽ cố gắng lựa chọn những địa điểm thích hợp để trải nghiệm du lịch một mình. PV: Em thấy rất nhiều bạn sinh viên muốn được đi đây đi đó để được trải nghiệm nhưng đều gặp phải khó khăn về thời gian và tài chính. Chị có lời khuyên nào dành cho các bạn ấy không ạ? PYP: Về thời gian, các bạn có thể cân nhắc thời gian cuối tuần với các địa điểm gần. Tùy từng ngành mà các em có thể sắp xếp thời gian học và đi chơi cho phù hợp. Đối với các em năm nhất thì rất nên dành nhiều thời gian đi khám phá để mở mang hơn. Còn đối với tài chính, không có nhiều thì đi gần, nhiều tiền đi xa hơn. Các em có thể trích ra khoản tiền dành cho các chuyến đi từ khoản trợ cấp bố mẹ gửi hàng tháng. Ngoài ra các em cũng nên thành lập kế hoạch chi tiêu cá nhân cho bản thân mình, mỗi tháng nên chia thành các khoản như khoản thiết yếu, khoản tiết kiệm cho dự định tương lai, thì sau khoảng vài tháng em sẽ có đủ tiền cho một chuyến đi xa. Thực ra nếu không đi bằng máy bay sẽ không tốn nhiều tiền quá. Ví dụ như đi Sapa, tùy vào các em lựa chọn hình thức chỗ ở, hay ăn uống thì chi phí sẽ khác nhau. Ở homestay chắc chắn sẽ rẻ hơn so với lựa chọn nghỉ ngơi ở khách sạn 4-5 sao, lựa chọn các món ăn dân dã cùng sẽ tiết kiệm hơn là ăn ở khách sạn 5 sao rồi. Một kinh nghiệm chị muốn chia sẻ cho các em đó là trước mỗi chuyến đi em nên lên cho mình một lịch trình cụ thể, từ đó các em sẽ suy ra được các chi phí cố định cần cho chuyến đi. Và nhờ đó mình sẽ biết được mình cần phải có bao nhiêu tiền, và dự trù thêm các chi phí phát sinh khác. Lựa chọn của từng cá nhân sẽ quyết định số tiền cho mỗi chuyến đi, có nhiều mình tiêu nhiều, còn có ít thì mình sẽ tiết kiệm hơn. PV: Sau khi nhận được những chia sẻ của chị thì em thấy chị là một người rất tích cực và tràn đầy năng lượng. Vậy thì các nguồn năng lượng đó của chị có được truyền cảm hứng từ ai không ạ? PYP: Thực ra không có một nhân vật nào cụ thể truyền cảm hứng cho chị, những nguồn năng lượng đó xuất phát từ chính bản thân chị. Chị rất lạc quan dù gặp phải chuyện buồn, không vui, hay phải trải qua một ngày tồi tệ. Khi buồn như vậy chị sẽ chọn đi ngủ, sáng hôm sau khi tỉnh dậy,

45


YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 9/2021 chị sẽ nghĩ tại sao phải buồn, hôm nay là một ngày mới, cuộc sống có là bao, buồn mãi có giải quyết được gì đâu? Sẽ có rất nhiều điều làm em áp lực, không giải quyết được nhưng hãy bỏ qua những thứ có thể bỏ qua. Mình cũng nên tự nạp năng lượng tích cực cho mình, bằng việc nghe một bản nhạc vui chẳng hạn. Có một câu mà chị rất tâm đắc, đấy là “Tomorrow is another day”, tức là ngày mai lại là một ngày mới, không phải ngày nào cũng buồn tẻ. Cho nên không cần phải quá buồn, vì khi em suy nghĩ cực thì em sẽ nhận lại những điều tích cực và tốt đẹp về phía mình. PV: Em rất thích câu quote “chúng ta hãy còn trẻ, trong lúc thất bại đừng quên đi ước mơ và nhiệt huyết lúc ban đầu” như một lời khuyên cho những ai khi vấp ngã. Vậy thì chị đã vấp ngã bao giờ chưa? Và chị đã làm gì để vượt qua khoảng thời gian khó khăn đó ạ? PYP: Chị đã có những lần chị vấp ngã, và trong thời điểm đó bản thân cảm thấy rất bế tắc, cảm tưởng như không có lối thoát. Trong khoảng thời gian chuyển giao công việc ở CLB THC - CLB Chuyên môn Du lịch - Khách sạn, khi ấy chị chưa lên làm trưởng ban, không nhớ rõ là stress vì lý do gì nhưng chị nhớ bản thân hồi đó cực kỳ stress, chị chỉ muốn là dừng hết mọi thứ lại. Lúc đó các anh chị khóa trên cũng rất tâm lý, luôn lắng nghe và chia sẻ với chị. Bình thường chị thường giữ khó khăn cho riêng bản thân vì nghĩ rằng mọi người sẽ không hiểu được toàn bộ những gì mình đang gặp phải. Chị thường hay tâm sự với người bạn thân của mình, người bạn đó cực kỳ sáng suốt, sẽ cho chị những lời khuyên trong lúc bản thân đang vô định, không biết giải quyết tình huống đó như thế nào. Nhờ có những thời khuyên đó đã giúp cho chị tìm thấy hướng đi trong lúc bế tắc. Nhưng bây giờ, khi nghĩ lại thì những khó khăn đấy không là gì cả mà phía trước còn rất nhiều thử thách hơn thế nữa. PV: Theo như chia sẻ của chị, em được biết chị là Trưởng ban Đối ngoại của câu lạc bộ THC, chị có thể giới thiệu một chút về câu lạc bộ này được không ạ? PYP: CLB Chuyên môn Du lịch - Khách sạn là CLB trực thuộc Khoa Du lịch - Khách sạn, tới nay CLB đã hoạt động được 4 năm. CLB tuy còn trẻ nhưng chuyên môn rất tốt, bọn chị được các thầy cô trưởng khoa, phó khoa, các trưởng bộ môn hỗ trợ rất nhiều từ những ngày đầu thành lập. CLB THC là CLB chuyên môn, cũng không quá học thuật. Trong quá trình hoạt động, các thành viên sẽ được nghe những chia sẻ những kiến thức, kỹ năng về ngành Du lịch Khách sạn. Bên cạnh đấy còn được học thêm các kỹ năng tổ chức sự kiện, kỹ năng đối ngoại. Có 4 ban hoạt động trong CLB, đó là Ban Truyền Thông, Ban Đối Ngoại, Ban Sự Kiện và Ban Nhân sự, khi vào CLB thì các em sẽ học được các kỹ năng như chị đã nói trên. Ngoài ra, những bạn trong CLB thường sẽ học ở Khoa Du lịch - Khách sạn vì đúng chuyên ngành, khi ở CLB bạn sẽ tiếp xúc được với những doanh nghiệp khách sạn lớn như JW Marriott hay Sheraton,... là những khách sạn 5 sao có tiếng, được tiếp xúc với các công ty du lịch như Viettravel,... Điều này sẽ giúp các em rất nhiều trong quá trình thực tập và rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho sau này. PV: Covid-19 là một cơn ác mộng đối với ngành kinh tế, đặc biệt là ngành du lịch. Có rất nhiều bạn sinh viên nghĩ mình đang nhầm đường vì theo học một ngành đang gặp khó khăn trong thời điểm hiện tại. Theo cảm nhận của chị thì ngành Du lịch - Khách sạn là ngành như thế nào? PYP: Theo cảm nhận của chị thì Du lịch - Khách sạn là một

46

ngành rất năng động. Nếu không vì covid-19 thì ngành này sẽ còn rất hot. Hiện tại trước sự khó khăn của ngành, chị cũng đang chuyển hướng sang một công việc khác. Nhưng khi có cơ hội, chị vẫn muốn quay trở về với ngành của mình để làm đúng với chuyên môn và đam mê sở thích của mình. Mọi người thường nghĩ “làm công việc yêu thích thì không nhiều tiền, làm việc nhiều tiền thì lại không đúng chuyên môn”, nhưng thực ra chị thấy ngành du lịch - khách ổn mà, sau khi học xong có thể có cơ hội làm việc tại nhiều vị trí khác nhau liên quan đến dịch vụ, không chỉ mỗi làm hướng dẫn viên như người ta vẫn nghĩ. Còn chị thì chưa bao giờ chị cảm thấy mình chọn sai ngành cả. Với chị, thời gian học tại Khoa là quãng thời gian tuyệt vời vì chị không thích mấy môn tính toán. Trong chương trình học có các môn văn hóa, lịch sử văn minh thế giới học rất thích, chủ yếu dựa vào vốn kiến thức của cá nhân. Chị không cảm thấy hối hận vì đã chọn ngành này, rất tuyệt vời! PV: Có thầy cô nào trong khoa Du lịch - Khách sạn chị cảm thấy vô cùng kính mền và gần gũi với họ không ạ? PYP: Trong 3 năm vừa qua, chị có 2 chuyến đi, một chuyến đi thực tế ở Ninh Bình 2 ngày 1 đêm và chuyến đi xuyên Việt 9 ngày 8 đêm. Chị được tiếp xúc với thầy cô rất nhiều, các thầy cô rất là trẻ trung, năng động, suy nghĩ rất thoáng và tích cực. Chị quý nhất là cô Huyền và thầy Đức. Cô Huyền rất xinh, nhẹ nhàng và cô là người làm việc nhiều nhất với chị trong các chuyến đi. Cô đã mời chị để viết báo cho CLB của khoa hoặc cô cũng hay nhờ chị viết bài review trải nghiệm để đăng lên group của khoa. Khi hoạt động trong CLB chuyên môn Du lịch - Khách sạn, khi một vài kế hoạch làm việc cùng với các địa phương như trên Bản Áng, Mộc Châu thì chị cũng có cơ hội làm việc với cô rất nhiều, cô thoải mái. Còn thầy Đức giống như một người cha, rất tuyệt vời. Thầy rất có tâm với sinh viên. Đấy là 2 người mà chị cảm thấy thích nhất.


SỐ BÁO THÁNG 9/2021

YESNEWS

PV: Cùng lúc hoạt động trong CLB THC, chị cũng tham gia rất nhiều các hoạt động khác. Cùng lúc tham gia nhiều hoạt động như vậy thì chị làm thế nào để có thể duy trì được kết quả học tập của mình hay là dành thời gian cho bản thân. PYP: Lý do chị vẫn có thể tham gia được các clb cũng như duy trì được kết quả học tập của mình vì thời gian học ở đại học khác hơn so với thời gian học ở cấp 3. Lúc đi học chị nghe thầy cô giảng, ghi chép những ý chính. Ngành của chị có những môn học rất đặc thù không cần phụ thuộc quá nhiều vào giáo trình, không cần phải học thuộc mà chỉ cần đọc thêm giáo trình để hiểu bài hơn. Còn về bản thân, chị thường dành thời gian cho riêng mình vào buổi tối để chăm sóc cơ thể như skincare. Chị cũng nuôi dưỡng tâm hồn bằng những chuyến đi vào ngày chủ nhật để đầu óc được thoải mái, thư giãn, 1-2 tháng sẽ đi du lịch một lần. Từ lúc làm travel blogger chị đã đặt mục tiêu 1 tháng sẽ đi đâu đấy 1-2 nơi để viết bài review. Với công việc travel blogger, việc đi du lịch không chỉ dừng lại ở đam mê mà nó còn là sự duy trì công việc, nếu không sau này sẽ chẳng ai biết đến mình là ai cả và mình cũng sẽ trở nên nhạt nhòa trong mắt mọi người. PV: Có lẽ buổi phỏng vấn này đã dài, em xin phép kết thúc phần phỏng vấn tại đây. Bọn em đã nhận được nhiều thông tin hữu ích về mảng du lịch từ chị. Em rất cảm ơn chị đã dành thời gian để tham gia buổi phỏng vấn cùng chúng em. Chúng em chúc chị gặt hái được thành công trong tương lai và hy vọng sẽ được hợp tác với chị trong một dịp gần nhất nhất ạ. Phỏng vấn: Hương Giang, Thanh Nhàn, Hoàng Anh

47



Quản lí bản tin Phòng Công Tác Chính Trị và Quản Lý Sinh Viên ĐH Kinh tế Quốc dân Chịu trách nhiệm bản tin Đoàn trường ĐH Kinh tế Quốc dân Cố vấn nội dung Phòng Quản Lý Khoa Học ĐH Kinh tế Quốc dân Thực hiện nội dung, biên tập và phát hành CLB Sinh viên Nghiên cứu Khoa học ĐH Kinh tế Quốc dân Tổng Biên tập Lê Thu Hiền Biên tập Mai Linh, Thùy Linh, Hương Giang, Minh Anh, Quang Khải Nội dung Đồng Đồng, Mai Linh, Linh Chi, Thúy Hằng, Thu Hà, Hương Giang, Thanh Nhàn, Hoàng Anh, Thùy Linh, Bình Nguyên, Minh Anh, Tiến Thành, Thanh Huyền, Thúy Hằng Thiết kế và trình bày Viết Thắng Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Địa chỉ: Phòng 121 – nhà 11 KTX ĐH Kinh tế Quốc dân Fanpage: www.facebook.com/baoyesnews Issuu: issuu.com/yesnews4 Email: yesnews.neu@gmail.com


v

YESNEWS SỐ BÁO THÁNG 9/2021

YESNEWS ĐỊA CHỈ: PHÒNG 121 - NHÀ 11 KTX ĐH KTQD FANPAGE: WWW.FACEBOOK.COM/BAOYESNEWS ISSUU: ISSUU.COM/YESNEWS4 EMAIL: YESNEWS.NEU@GMAIL.COM 50


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.