SỐ BÁO THÁNG 12/2020 – M&A - MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP

Page 1

YESNEWS

Bản tin sinh viên nghiên cứu khoa học

77

M&A - MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP

Số báo tháng 12/2020

YESNEWS 1


2 YESNEWS


Lời giới thiệu Thân chào quý độc giả! Bạn đang cầm trên tay số báo tháng 12 của YESNEWS NEU với chủ đề “M&A Mua bán và sáp nhập”. Cùng điểm qua xem chúng mình có gì nhé! Với chuyên mục Điểm tin kinh tế, tin tức trong nước chủ yếu xoay quanh các chỉ số kinh tế trong nước năm 2020, cũng như những thành tựu và thất bại của nền kinh tế Việt Nam sau một năm oằn mình lên chống chọi với đại dịch COVID-19. Tin quốc tế cũng tổng hợp những thay đổi của nền kinh tế thế giới sau dịch, những cuộc đấu khẩu của các ông lớn công nghệ với nhau năm vừa qua. Với chuyên mục Lăng kính khoa học, cùng tìm hiểu xem thế nào là “M&A”, cách mà “M&A” được vận hành và những tác động của M&A đến nền kinh tế Việt Nam cũng như phản ứng của các doanh nghiệp và thị trường với những thương vụ M&A được diễn ra thời gian qua. Ở chuyên mục Nhìn ra thế giới, YESNEWS xin được giới thiệu đến độc giả những kiến thức về các thương vụ sát nhập M&A từ góc nhìn của những nhà quản lý quỹ, các nhà đầu tư chứng khoán và những đánh giá về M&A năm 2020. Đặc biệt, mời quý độc giả cùng gặp gỡ một gương mặt cực kỳ nổi tiếng năm 2020, “siêu trí tuệ” Đỗ Thành Đạt để cùng tìm hiểu những điều thú vị về cậu bạn cực kỳ tài năng nhưng cũng rất dễ thương này. Hãy lật giở sang trang kế tiếp để cùng chúng mình khám phá thêm nhé! BAN BIÊN TẬP YESNEWS

YESNEWS 3


MỤC LỤC 05

15

23

32

ĐIỂM TIN KINH TẾ

LĂNG KÍNH KHOA HỌC

NHÌN RA THẾ GIỚI

NHÂN VẬT TRONG THÁNG

4 YESNEWS


Hơn một năm kể từ ca nhiễm Covid - 19 đầu tiên được ghi nhận, thế giới đã chứng kiến những thay đổi đáng kinh ngạc về mọi mặt. Không phải là V hay W, kinh tế toàn cầu dường như đang phục hồi theo mô hình chữ K, tức trong khi một số ngành có cơ hội ăn nên làm ra như ngành công nghiệp dược phẩm hay công nghệ, thì một số ngành khác lại chứng kiến sự suy thoái nghiêm trọng như du lịch, nhà hàng, khách sạn. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của kinh tế thế giới và dịch Covid - 19, nhưng Việt Nam vẫn là điểm sáng về kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Tháng 12 với các sự kiện như việc ký kết thành công hiệp định UKVFTA, Việt Nam chính thức có thêm hãng hàng không thứ 6 đã khép lại một năm 2020 đầy biến cố nhưng rất đặc biệt bởi những thành tựu chúng ta đã đạt được.

1

ĐIỂM TIN

KINH TẾ 10 tin trong nước 10 tin quốc tế YESNEWS 5


TIN TRONG NƯỚC 1. CPI tháng 12/2020 tăng 0,19% so với tháng 12/2019, là mức thấp nhất trong giai đoạn 2016 - 2020

2. Hiệp định Thương mại tự do Anh Việt Nam UKVTFA có hiệu lực từ 23h ngày 31/12/2020 Hiệp định UKVFTA được ký kết lúc 21 giờ ngày 29/12/2020 tại Anh và chính thức đi vào thực thi từ 23 giờ ngày 31/12/2020. Với nền tảng kế thừa Hiệp định EVFTA, Hiệp định UKVFTA sẽ tạo khuôn khổ hợp tác kinh tế - thương mại toàn diện, lâu dài, ổn định giữa Việt Nam và Vương quốc Anh. Bên cạnh đó, Anh là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam tại khu vực châu Âu, tổng

6 YESNEWS

CPI tháng 12/2020 tăng 0,1% so với tháng trước và tăng 0,19% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý 4/2020, CPI tăng 0,22% so với quý trước và tăng 1,38% so với quý 4/2019. Trong đó 7/11 nhóm hàng hóa dịch vụ có chỉ số gia tăng so với tháng trước. Cụ thể, giao thông có mức tăng cao nhất với 2,45%, may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,15%,… Ba nhóm có chỉ số giá giảm là hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm nhiều nhất với 0,41%, văn hóa, giải trí; nhóm nhà ở ghi nhận mức giảm lần lượt là 0,1% và 0,03%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông không đổi. Như vậy, CPI bình quân năm 2020 tăng 3,23% so với bình quân năm 2019, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra là dưới 4%. Theo Tổng cục Thống kê, CPI bình quân năm 2020 tăng là do giá các mặt hàng lương thực tăng 5,14%, giá các mặt hàng thực phẩm tăng 12,28% so với năm trước cùng với sự gia tăng của giá thuốc và thiết bị y tế 1,35%. Về lạm phát, lạm phát cơ bản tháng 12/2020 tăng 0,07% so với tháng trước và tăng 0,99% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2020 tăng 2,31% so với bình quân năm 2019.


kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 6,6 tỷ USD vào năm 2019 (Tổng cục Hải quan). Tuy nhiên, tất cả sản phẩm xuất khẩu Việt Nam chỉ chiếm được không quá 1% thị phần trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa mỗi năm gần 700 tỷ USD (2019) của Anh, do đó dư địa tăng trưởng thị trường tại Vương quốc Anh cho sản phẩm của Việt Nam là rất lớn. Nguồn: baodautu.vn

3. Niềm vui đến từ các công ty công nghệ Việt - Viettel và Cốc Cốc Viettel trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên có sản phẩm tham gia vào Tổ chức Chống lừa đảo Toàn cầu (APWG), song hành cùng các quốc gia phát triển trên thế giới. Theo đó, nền tảng chia sẻ tri thức an ninh mạng của Viettel (VCS Threat Intelligence) đã được lựa chọn để tham gia vào mạng lưới của APWG. Sản phẩm này giúp thu thập, nhận định và cảnh báo các mối đe dọa trên không gian mạng dành cho tổ chức, doanh nghiệp và đã được sử dụng ở một số ngân hàng của Việt Nam. Một niềm vui bất ngờ khác được tạo ra bởi một startup sở hữu trình duyệt và máy tìm kiếm “made in Vietnam” duy nhất cạnh tranh với Google là Cốc Cốc. Đại dịch Covid - 19, tưởng như khiến startup này đổ vỡ do sự sụt giảm của nhu cầu quảng cáo trực tuyến, lại là động lực mạnh giúp Cốc Cốc tìm ra lối đi riêng và có lãi “lớn nhất lịch sử”. Cụ thể, Cốc Cốc đã ghi nhận tổng doanh thu năm 2020 đạt 235 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2019, ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế 30 tỷ đồng.

4. Năm 2020 Việt Nam có mức xuất siêu kỷ lục Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2020 ước tính đạt 543,9 tỷ USD; cán cân thương mại năm 2020 ước tính xuất siêu 19,1 tỷ USD, mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 15,5 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 34,6 tỷ USD. Về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2020 ước tính đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 76,4 tỷ USD, tăng 24,5% so với năm trước. Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu năm 2020 ước tính đạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,6% so với năm 2019, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 83,9 tỷ USD, tiếp đến là Hàn Quốc, và ASEAN lần lượt với mức kim ngạch đạt được là 46,3 tỷ USD và 30 tỷ USD

5. Xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang Việt Nam bước vào giai đoạn 2 - tình hình khan hiếm container ngày càng nghiêm trọng Theo ông Simon Vandekerckove, CEO Geodis Việt Nam, xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng sang Việt Nam đang bước sang giai đoạn 2. Với vị trí là hàng xóm láng giềng của Trung Quốc, Việt Nam là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp trong việc thực hiện chiến lược tái thiết lập chuỗi cung ứng, vì họ vừa có thể tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình dịch chuyển, vừa có lợi từ rất nhiều hiệp định tự do thương mại (FTA) mà Việt Nam tham gia. Do đó, Việt Nam cần phải đầu tư rất nhiều vào cơ sở hạ tầng, để nâng cao công suất và thúc đẩy sự phát triển của chuỗi sản xuất để đáp ứng kịp nhu cầu ngày càng tăng lên. Sự mạnh mẽ trong việc dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam đang tạo ra nhiều áp lực lên chuỗi cung ứng container ở nước ta, đặc biệt là cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh). Ngoài cảng Cát Lái, cách đó 50km, cảng Cái Mép – Thị Vải cũng tăng trưởng rất nhanh. Nhiều hãng tàu đang lên kế hoạch đầu tư vào khu vực cảng Cái

YESNEWS 7


Mép. Tuy vậy, ông Vandekerckove khẳng định vấn đề khan hiếm container và tắc nghẽn cảng, cùng với mức cước tăng cao, vẫn là những thách thức lớn đối với các bên liên quan trong thời điểm hiện tại.

6. Chính thức vận hành 35 trạm thu phí tự động không dừng trên toàn quốc Trong sáng 29/12, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam, thuộc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel, đã đưa vào vận hành chính thức 35 trạm thu phí tự động không dừng ePass trên toàn quốc, về đích đúng thời hạn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và góp phần tăng hơn 80% số lượng trạm thu phí không dừng. Hệ thống thu phí tự động không dừng tại 35 trạm thu phí được Viettel triển khai trong 6 tháng, với công nghệ hiện đại như: Công nghệ nhận diện và xử lý hình ảnh giúp việc đăng ký sử dụng dịch vụ của khách hàng chỉ tốn khoảng 3 phút, thời gian lưu thông xe qua trạm giảm tới 60 lần so với trả phí bằng tiền mặt. Việc liên kết thanh toán với 40 ngân hàng và giải pháp thanh toán trực tuyến Viettel-Pay cũng mang đến sự thuận tiện cho người tham gia giao thông. Giới chuyên môn đánh giá, đây là một trong những giải pháp thúc đẩy hệ sinh thái giao thông số của Việt Nam, đưa Việt Nam vào top 10 quốc gia có tỷ lệ phương tiện dán thẻ thu phí tự động cao nhất trong khu vực.

8 YESNEWS

7. 66 chuyến tàu container quốc tế vận chuyển hàng hóa qua cảng Nghi Sơn Từ khi có chuyến tàu Container quốc tế đầu tiên đến, đến nay Cảng Nghi Sơn đã tiếp nhận 66 chuyến tàu quốc tế để vận chuyển hàng hóa, thu về hơn 900 tỷ đồng tiền thuế xuất, nhập khẩu. Đây là tuyến hàng hải mới được mở do Hãng tàu quốc tế CMA CGM của Pháp (hãng vận tải Container lớn thứ 3 thế giới) khai thác từ tháng 5/2019. Tuyến hàng hải này được vận hành cố định theo hải trình 7 ngày qua nhiều cảng biển quốc tế như Hồng Kông – Nán Sa – Hải Phòng – Nghi Sơn – Trạm Giang – Hồng Kông. Tuy nhiên, do đây là tuyến hàng hải mới mở nên còn gặp nhiều khó khăn, nhất là các khâu dịch vụ liên quan còn sơ khai, giá cao. Để đồng hành cùng hãng tàu và kêu gọi các hãng tàu hàng quốc tế đến với Nghi Sơn, từ tháng 4/2019, tỉnh Thanh Hóa đã có chính sách hỗ trợ hãng tàu với mức hỗ trợ 200 triệu đồng/chuyến tàu container đến Cảng Nghi Sơn để bốc xếp hàng hóa.

8.

Vietravel Airlines - Hãng hàng không thứ 6 của Việt Nam Ngày 24/12, Cục Hàng không đã cấp Chứng nhận người khai thác tàu bay (AOC) cho Vietravel Airlines, điều kiện cuối cùng để được khai thác thương mại. Hãng có vốn điều lệ 700 tỷ đồng, với mục tiêu khai thác 30 máy bay. Hãng hàng không này sẽ khai thác kết hợp giữa thuê chuyến và bay thương mại thường lệ, kết hợp giữa bán vé máy bay cho khách đi theo tour với khách bay lẻ. Bên cạnh bay thuê chuyến, dự kiến từ đầu tháng 1/2021 hãng sẽ mở bán vé một số đường bay thương mại thường lệ trong nước, với thời gian bay dự kiến vào giữa tháng 1. Vietravel Airlines định hướng phát triển theo mô hình hàng không hỗn hợp (hybrid), 1 hạng vé sẽ có 17 mức giá vé khác nhau, từ thấp đến cao tùy dịch vụ đi kèm.


9.

Hơn 101.000 doanh nghiệp ngừng kinh doanh trong năm 2020 Dịch Covid-19 bùng phát mạnh và diễn biến khó lường trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới, trong đó có tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam. Theo đó, năm 2020 nước ta có 101.700 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 13,9% so với năm ngoái. Bên cạnh việc tác động mạnh vào các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu, sự diễn biến phức tạp của dịch bệnh cũng làm gia tăng tình trạng đứt gãy thương mại quốc tế, điều mà đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua và tới đây. Tuy vậy, nền kinh tế nước ta đã có xu hướng phục hồi trong những tháng cuối năm 2020 và dự báo tăng trưởng khả quan hơn trong năm 2021.

10. Brand Finance: Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng nhanh nhất thế giới năm Covid - 19 Mọi quốc gia đều hướng tới mục tiêu gia tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của họ thông qua hình ảnh thương hiệu của quốc gia. Một số quốc gia sử dụng các chiến dịch quảng cáo du lịch, một số quốc gia khác lại dựa vào chiến dịch FDI hay các sự kiện toàn cầu như Thế vận hội. Thông thường, thương hiệu quốc gia thường phát huy được tốt nhất lợi thế trong bối cảnh thu hút khách quốc tế, xuất khẩu tại chỗ. Theo Brand Finance nhận định, bất chấp xu hướng giảm giá trị thương hiệu quốc gia trên toàn cầu trong năm 2020, thương hiệu quốc gia Việt Nam đã tăng giá trị tới 29% lên 319 tỷ USD. Theo đó, nước ta đã tăng hạng 9 bậc so với năm trước lên vị trí thứ 33 trong Top 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới và xếp thứ 57 về hạng mục “kinh tế mạnh mẽ và ổn định”. Đây chính là cơ hội tốt đối với các quốc gia như Việt Nam - những quốc gia đã xử lý tốt cuộc khủng hoảng y tế và kinh tế - xây dựng quyền lực mềm của mình trong lĩnh vực này.

YESNEWS 9


TIN QUỐC TẾ 1.

Thị trường phim có một “thê thảm” vì Covid - 19 Theo báo cáo mới nhất của công ty nghiên cứu công nghệ và truyền thông Omdia, ngành công nghiệp điện ảnh toàn cầu sẽ mất 32 tỷ USD vào năm 2020 vì đại dịch COVID-19 trong đó, doanh thu phòng vé giảm 71,5% so với năm 2019. Đây là năm đầu tiên sau 20 năm, doanh thu từ các phòng vé toàn cầu giảm xuống dưới 13 tỷ USD. Trái với cảnh đìu hiu, vắng lặng của các phòng vé toàn cầu, doanh thu từ video trực tuyến lại có sự tăng trưởng chưa từng có. Cụ thể, doanh thu từ thị trường này tăng 30%, từ 26 tỷ USD trong năm 2019 lên 34 tỷ USD năm 2020. Trong số này, các POVD (video yêu cầu dạng cao cấp) chỉ thu về 630 triệu USD cho các hãng phim. Khủng hoảng chưa từng có những báo cáo cũng ghi nhận tâm lý tương đối lạc quan của các nhà phát hành. Nhiều hãng phim vẫn ấp ủ các bom tấn mới để sẵn sàng tung ra trong năm 2021 khi vaccine đã được phân phối trên toàn cầu.

2.

Anh, EU đạt thỏa thuận thương mại hậu Brexit Chiều 24/12 theo giờ địa phương, Anh là Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận thương mại sau khi Anh rời EU (Brexit) hồi đầu năm nay. Trích nội dung tuyên bố đầy đủ của văn phòng Thủ tướng Anh được đăng tải trên báo The Guardian: “Thỏa thuận đảm bảo chúng ta không còn chịu sự ảnh hưởng của EU và bị ràng buộc bởi các quy định của họ. Ngoài ra, Tòa án Công lý châu Âu không có vai trò gì đối với chúng ta... Chúng ta sẽ độc lập hoàn toàn về kinh tế và chính trị vào ngày 1-1-2021. Hệ thống nhập cư sẽ giúp chúng ta kiểm soát việc ai được phép vào Anh và hoạt động đi lại tự do sẽ chấm dứt. Chúng ta có thể tận dụng tối đa những cơ hội tuyệt vời với tư cách là một quốc gia thương mại độc lập, đạt được giao dịch thương mại với các đối tác khác trên thế giới”. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cùng ngày cho rằng cuối cùng, 2 bên cũng tiến tới thỏa thuận sau một chặng đường dài và khó khăn. Bà der Leyen nhận định đây là “một thỏa thuận tốt đẹp, công bằng và có trách nhiệm cho cả 2 bên”.

10 YESNEWS


3.

4.

Covid - 19 “tấn công” trực diện vào mô hình kinh tế Pháp

Thái Lan đứng đầu thị trường IPO ở Đông Nam Á 2020

Mặc cho các đợt biểu tình kéo dài nhiều tháng và nền kinh tế ì ạch vì dịch bệnh, Thái Lan vẫn đứng đầu khu vực ASEAN về tổng giá trị các vụ IPO trong năm 2020. Theo Nikkei Asia, giá trị các vụ IPO tại Thái Lan đã đạt khoảng 4,5 tỷ USD, chiếm hơn 60% thị trường gọi vốn tại Đông Nam Á. Đây là năm thứ hai liên tiếp, nước này dẫn đầu ASEAN về giá trị các vụ IPO. 4/10 số thương vụ gọi vốn lần đầu ra công chúng có giá trị lớn nhất trên thị trường Đông Nam Á trong năm 2020 diễn ra tại đất nước chùa vàng. Nhà tư vấn Wilasinee Krishnamra của hãng Deloitte Thailand cho rằng thị trường IPO Thái Lan tiếp tục chứng minh tiềm năng tăng trưởng và là thị trường vốn mạnh ở Đông Nam Á. Các yếu tố như thị trường do phần lớn các công ty trong nước dẫn dắt và sự quan tâm ngày càng gia tăng của giới đầu tư đối với các công ty tiêu dùng đã tiếp tục thu hút các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư.

Du lịch và hàng không - thế mạnh của nền kinh tế Pháp - đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID - 19. Thâm hụt tài khoản vãng lai của Pháp lên tới mức tương đương 2,3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm nay. Điều chưa từng xảy ra kể từ năm 1982. Trên thực tế, COVID - 19 “tấn công” trực diện vào mô hình kinh tế của Pháp. Năm ngoái, ngành công nghiệp hàng không Pháp dã xuất khẩu gần 65 tỷ euro hàng hóa, cho phép thặng dư thương mại hơn 30 tỷ euro. Nhung đến tháng 10/2020, xuất khẩu của ngành này giảm xuống còn 40 tỷ euro và thặng dư thu hẹp xuống còn 19 tỷ euro. Tương tự, doanh thu từ du lịch năm ngoái đạt 57 tỷ euro. con số này đã giảm xuống còn 22 tỷ euro trong giai đoạn từ tháng 1 -10/2020.

5. Giá Bitcoin vượt 29.000 USD/oz, tăng gấp rưỡi trong tháng 12 Vào sáng ngày 31/12, giá Bitcoin đứng gần mức 29.200 USD, đây là lần đầu tiên đồng tiền kỹ thuật số này vượt 29.000 USD. Trong tháng 12, giá đồng Bitcoin đã tăng khoảng 50% đang hoàn tất tháng tăng mạnh nhất kể từ năm 2009 (Bloomberg). Một phần nguyên nhân dẫn tới đợt tăng giá này của Bitcoin là do ngày càng có nhiều nhà đầu tư tổ chức gia nhập thị trường tiền ảo, và những nhà đầu tư cá nhân cũng ngày càng quan tâm đến Bitcoin. Trong đợt tăng này của Bitcoin, giới phân tích tiếp tục tranh luận gay gắt. Những người ủng hộ tiền ảo xem tiền ảo nói chung và Bitcoin nói riêng là một kênh đầu tư phù hợp để chống lại sự mất giá của đồng USD và rủi ro lạm phát. Phe còn lại hoài nghi về tiền ảo với tư cách một loại tài sản, nhấn mạnh bản chất đầu cơ và những đợt tăng cao rồi giảm sâu (boom and bust) của Bitcoin.

YESNEWS 11


6. “Quá lớn, quá nguy hiểm” - nhiều đại gia công nghệ bị siết chặt kiểm soát Một vấn đề nóng mà các nền kinh tế hàng đầu thế giới đang phải để mắt đến là việc các công ty công nghệ đang ngày càng trở nên quá lớn, quá hùng mạnh và gặt hái được quá nhiều lợi nhuận. Để quản lý chặt chẽ hơn các “gã khổng lồ” công nghệ như Google, Amazon và Facebook… , ngày 15/12, Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức công bố Đạo luật thị trường kỹ thuật số (DMA) nhắm đến những người công ty đạt doanh thu hàng năm trên 6,5 tỷ euro ở châu Âu trong ba năm qua, có giá trị thị trường 65 tỷ euro và cung cấp một dịch vụ nền tảng cốt lõi ở ít nhất ba quốc gia EU và Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA) cũng nhắm mục tiêu đến các nền tảng trực tuyến lớn có hơn 45 triệu người dùng.

Tại Mỹ và Trung Quốc, các tập đoàn công nghệ hàng đầu cũng gặp không ít khó khăn khi phải liên tục đối mặt với những sắc lệnh và quy định mới nhằm hạn chế hành vi độc quyền trong ngành công nghiệp Internet từ giới chức 2 nước này. Hiện nay, dịch Covid-19 và các biện pháp phong tỏa đang khiến thế giới trở nên phụ thuộc vào các hãng công nghệ hơn bao giờ hết, làm gia tăng mâu thuẫn giữa các hãng công nghệ lớn và những đối thủ nhỏ hơn. Do vậy, những nỗ lực chống độc quyền để nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế số gần đây có thể coi là bước đi tích cực của chính phủ các nước nhằm lấy lại quyền lực của mình. Nguồn: https://cafef.vn

7. Cước biển tại châu Á tăng cao chưa từng thấy

Chỉ số toàn diện của SCFI (Shanghai Containerized Freight Index) đang ở mức 2.411,82, cao hơn 167% so cùng kì năm trước. Điều này phản ánh mức tăng giá cước vô cùng cao cho việc xuất khẩu từ châu Á. Tuy nhiên, theo một nhà phân tích cấp cao, chỉ số này vẫn đang mô tả thấp hơn mức giá cước thực sự mà các chủ hàng đang phải trả cho các hãng vận tải. Hiện nay, lượng hàng nhập khẩu vẫn đang tăng mạnh do các nhà bán lẻ đã đặt hàng sớm hàng hóa cho mùa xuân và mùa hè để tránh bị chậm trễ. Tình trạng các cảng bị ùn tắc diễn ra thường xuyên, số lượng thiết bị thì không cân bằng trong khi nhu cầu sử dụng tải đang ở mức cao. Đại dịch COVID-19 đã làm các thị trường lớn ở Châu Âu và Bắc Mỹ bị phong tỏa, điều được lấy làm lý do khi các hãng tàu biện minh về việc tăng giá cước cao kỷ lục của mình. Nguồn: https://logistician.org

12 YESNEWS


8.

9.

Từng bị cả thế giới “khinh miệt”, ngành công nghiệp dược phẩm đã cứu cả nhân loại trong thời gian kỷ lục

Nền kinh tế Mỹ bị phân tách rõ rệt: Các doanh nghiệp chứng kiến đà phục hồi hình chữ K

Trong một cuộc thăm dò do Gallup thực hiện nhằm tìm kiếm sự tín nhiệm của công chúng với các ngành nghề khác nhau đầu năm 2019, ngành công nghiệp dược phẩm bị xếp ở cuối, sau cả ngành dầu mỏ, quảng cáo và quan hệ công chúng cũng như luật sư. Trước khi đại dịch Covid-19 bắt đầu, những hành vi gian lận trong kinh doanh hoặc điên cuồng tăng giá thuốc được cho là nguyên nhân khiến ngành công nghiệp dược phẩm bị cả thế giới bỉ bôi. Dịch bệnh bùng lên ở Trung Quốc và lan khắp thế giới đã khiến cuộc sống của con người đảo lộn hoàn toàn. Do đó, việc các hãng dược phẩm chế tạo thành công vắc xin nhanh chóng trở thành điểm sáng và là niềm hy vọng duy nhất của cả nhân loại. Việc tạo ra vắc xin cũng giúp thay đổi đáng kể hình ảnh của công chúng về các công ty dược phẩm và cả vai trò của các chính phủ. Tuy nhiên, việc dịch bệnh liên tiếp tái bùng phát ở các quốc gia, virus liên tiếp biến đổi với khả năng lây lan mạnh mẽ hơn, sẽ tiếp tục đòi hỏi những nỗ lực không mệt mỏi của cả thế giới trong việc xóa sổ đại dịch này. Ngoài ra, việc không đồng nhất trong khả năng tiếp cận vắc xin, nhất là đối với các nước nghèo, có thể khiến tình hình chưa được giải quyết trong một sớm một chiều. Nguồn: https://cafef.vn

Trong năm nay, các doanh nghiệp lớn nhất nước Mỹ như Nike, Amazon, Starbucks, McDonald’s và Mondelez đã phát triển mạnh mẽ, ngay cả khi dịch Covid-19 khiến nhiều công ty nhỏ rơi vào khủng hoảng. Theo các học giả, chuyên gia tư vấn và cố vấn doanh nghiệp, các chính sách của NHTW và ngân hàng cùng sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng đã làm nổi bật thêm các xu hướng vốn đã tạo cơ hội “làm giàu” và tăng trưởng cho 1 số ít công ty. Tình trạng này được cảnh báo sẽ làm giảm sự cạnh tranh, hạn chế sự đổi mới và kìm hãm các doanh nghiệp nhỏ, thay vì tạo ra việc làm và tính năng động cho nền kinh tế. Theo 1 nghiên cứu được công bố vào 2019, giáo sư Vijay Govindarajan và các cộng sự cho biết xu hướng tập trung hóa doanh nghiệp đã diễn ra từ rất lâu trước đại dịch, khi các công ty lớn của Mỹ đang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong hoạt động kinh tế. Theo đó, có thể thấy, các công ty lớn đã chứng kiến người tiêu dùng hầu hết chỉ tin tưởng các thương hiệu lớn, quen thuộc khi đại dịch diễn ra. Người tiêu dùng với tâm lý thận trọng hạn chế tần suất đến các cửa hàng vật lý hơn và họ gần như chỉ tìm đến các thương hiệu cung cấp nhiều loại hàng hóa cho chuyến mua sắm như Walmart và Target. Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, tác động của con người lên sự phân tách này đã diễn ra ở hầu khắp các ngành tại quốc gia này. Nguồn: https://cafef.vn

YESNEWS 13


9.

Facebook “khẩu chiến” với Apple

Cuộc chiến mở giữa 2 công ty Facebook và Apple đã diễn ra từ nhiều năm trước, chủ yếu xoay quanh các nội dung như mức giá các sản phẩm, phí cửa hàng ứng dụng của Apple, những thay đổi sắp tới trên iOS liệu có làm tổn hại đến các doanh nghiệp nhỏ đang cố gắng phục hồi sau đại dịch và việc Facebook có coi thường quyền riêng tư của người dùng để kiếm tiền quảng cáo hay không. Trong thời gian gần đây, vấn đề thu thập dữ liệu và quảng cáo cũng liên tục được 2 bên đưa

ra tranh luận. Trước đó, Apple đã thông báo rằng họ sẽ ra mắt một tính năng có tên App Tracking Transparency (tính minh bạch theo dõi ứng dụng) cho phép người dùng chọn không thu thập dữ liệu và chọn xem các nhà quảng cáo có thể theo dõi hoạt động của họ hay không. Đối với Facebook , đây là một vấn đề rất lớn, vì Facebook đang kiếm được lợi nhuận ngoài sức tưởng tượng, bằng cách bán các quảng cáo được nhắm mục tiêu. Facebook đã tuyên bố công khai rằng, điều này sẽ gây hại cho hoạt động kinh doanh của họ. Nguồn: https://cafef.vn

Tổng hợp: Thanh Đăng và Huyền Trân

14 YESNEWS


LĂNG KÍNH KHOA HỌC YESNEWS 15


Sóng ngầm M&A trỗi dậy tại Việt Nam Động lực thúc đẩy tăng trưởng M&A

Đại diện Dezan Shira & Associates nhận định có 2 động lực chính thúc đẩy tăng trưởng hoạt động M&A tại Việt Nam. Thứ nhất đó là nhân khẩu học. Việt Nam là một trong những quốc gia có tầng lớp trung lưu phát triển nhanh nhất trong khu vực, cùng với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao. Đáng chú ý, chi tiêu của người tiêu dùng cũng tăng lên đáng kể, nhất là trong lĩnh vực thương mại điện tử. Mặt khác, Chính phủ đang cho thấy nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng thông qua việc cải thiện môi trường kinh doanh. Theo đó, nhiều chính sách ưu đãi thuế và hỗ trợ FDI đã có hiệu lực tại Việt Nam. Nổi bật nhất là các hiệp định thương mại tự do như EVFTA đã được ký kết gần đây. Thứ hai, các yếu tố về thị trường. Do kiểm soát được đại dịch, Việt Nam đã phục hồi nền kinh tế nhanh hơn so với các nước khác. Như vậy, các nhà đầu tư vào Việt Nam sẽ có lợi thế đi đầu so với nhiều nước trên thế giới. Cùng với đó, đại dịch Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn. Vì vậy, việc mua lại các doanh nghiệp này sẽ trở nên sẽ dàng hơn. Bên cạnh đó, quá trình di dời sản xuất và chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc vẫn tiếp tục. Nhà đầu tư nước ngoài có rất nhiều cơ hội trong phát triển chuỗi cung ứng và công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam. Ngoài ra, Chính phủ cũng đang tìm cách thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước. Tại cuộc họp báo Diễn đàn M&A Việt Nam 2020 với chủ đề “Trỗi dậy trong trạng thái bình thường mới” do Báo Đầu tư tổ chức tại Hà Nội ngày 5-11, ông Lê Trọng Minh, Tổng biên tập Báo Đầu tư và cũng là Trưởng ban Ban tổ chức sự

16 YESNEWS

kiện, trích dẫn dữ liệu từ các đơn vị cung cấp thông tin đầu ngành về M&A như MergerMarkets và hãng luật HSF, cho thấy tổng giá trị M&A toàn cầu trong nửa đầu năm 2020 đạt 901,7 tỷ đô la, thấp hơn 52% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, số thương vụ công bố là 6.943, giảm 32% so với cùng kỳ. “Riêng tại thị trường Việt Nam, tổng giá trị M&A năm 2019 đạt 7,2 tỷ đô la, bằng 94,7% so với năm 2018. Do tác động của Covid-19 cũng như một số yếu tố khác, dự kiến giá trị M&A năm 2020 tiếp tục suy giảm, ước đạt 3,5 tỷ đô la, bằng 48,6% so với năm 2019”, ông Minh chia sẻ. Ngoài ra, các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia như CPTPP và EVFTA, đi kèm việc sửa đổi nhiều bộ luật quan trọng về đầu tư kinh doanh, sẽ tạo đà cho sức bật của thị trường M&A trong thời gian tới. Theo số liệu từ Bộ chỉ số đầu tư M&A của nhà cung cấp dữ liệu thị trường Euromonitor International (Anh) – điều tra về tương lai của hoạt động M&A trên thế giới và khu vực, hoạt động đầu tư M&A tại Việt Nam trong năm 2021 dự báo sẽ đạt điểm số 94,6, chỉ đứng sau Mỹ (112,5), và trên gần 50 nước khác bao gồm cả Trung Quốc, Ấn Độ…. Chỉ số này được tính toán dựa trên tình hình thực tế khi các nền kinh tế phương Tây đang đa dạng hóa chiến lược chuỗi cung ứng và giá trị ra ngoài Trung Quốc, các nền kinh tế Đông Nam Á, như Việt Nam, được dự báo sẽ đón dòng đầu tư tăng cao và Việt Nam cũng là khu vực để phát triển hoạt động M&A trong thời gian tới đây. Các lĩnh vực nóng được dự báo sẽ đón sóng đầu tư M&A bao gồm


xây dựng, mạng lưới phân phối, sản xuất, và cơ sở hạ tầng công cộng. Ở góc độ chính sách, theo ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), việc 3 bộ luật có tầm ảnh hưởng quan trọng là Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp cùng có hiệu lực từ đầu năm 2021 sẽ tác động tích cực tới không chỉ môi trường đầu tư kinh doanh nói chung mà còn cả hoạt động M&A nói riêng. Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp, theo đó, sẽ nâng cao mức độ quản trị doanh nghiệp, hay hiểu đơn giản là nâng cao chất lượng của doanh nghiệp hay nguồn hàng và đây chính là một hình thức bảo vệ nhà đầu tư hay người mua khi cái họ cần chính là chất lượng và sự minh bạch đối với doanh nghiệp trong tầm ngắm, ông Hiếu phân tích. Đối với Luật Đầu tư mới, một gói ưu đãi đầu tư ‘theo thiết kế’ của chính phủ sẽ được sử dụng như một vũ khí bí mật để thương thảo và thu hút các nhà đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau mà nhà nước không giới hạn. “Chiến lược phát triển kinh tế xã hội mới trong 10, 20, hay 30 năm tới sẽ theo hướng thị trường hơn, cởi mở hơn và đây sẽ là những cú huých tác động rất mạnh mẽ tới hoạt động đầu tư và hoạt động M&A trong thời gian tới đây”, ông Hiếu nhấn mạnh. Trong giai đoạn nửa cuối năm 2019 tới hiện tại, theo thống kê, các ngành thu hút đầu tư M&A bao gồm bất động sản, tài chính-ngân hàng, công nghiệp, bán lẻ, logistics, nông nghiệp, dược phẩm-y tế, và xây dựng. Đây cũng sẽ tiếp tục là những nhóm ngành mà nhiều nhà đầu tư sẽ lựa chọn và cân nhắc trong thời gian tới đây, nhờ vào tiềm năng tăng trưởng cao, theo các khảo sát về đầu tư M&A đã được thực hiện.

Rào cản M&A trong kỷ nguyên Covid-19

Hiện nay, hoạt động M&A tại Việt Nam vẫn còn một số rào cản. Đặc biệt dưới tác động của Covid-19, việc đóng cửa biên giới đã trở thành trở ngại lớn cho cả người mua và người bán. Trong khi đó, các thương vụ M&A lớn trong năm 2020, theo Euromonitor International, đã bị hoãn lại do sự biến động của thị trường trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Covid-19, với mức giảm 25% trong nửa đầu năm năm. Làn sóng M&A sẽ có độ trễ vì đại dịch Covid-19 khiến bên mua và bên bán chưa gặp nhau, việc hình thành thương vụ sẽ lâu hơn dự kiến. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước đang nỗ lực tìm cách ứng biến linh hoạt, thay đổi chiến lược đầu tư, kinh doanh. Những dữ liệu nói trên là “điểm tựa” để thị trường kỳ vọng có sự trỗi dậy

trong trạng thái bình thường mới hậu Covid-19, với thương vụ M&A hiệu quả cao, quy mô lớn hơn.

Cơ hội M&A trong 2021

Nhiều doanh nghiệp BĐS cũng dần hé mở các cơ hội M&A của mình trong năm 2021. CTCP Đầu tư và Phát triển BĐS An Gia (HoSE: AGG) cho biết đang đàm phán mua 30 - 50 ha để phát triển các dự án thấp tầng và đã đặt cọc một dự án 3.000 sản phẩm tại Bình Dương. Coi việc mở rộng quỹ đất là chiến lược xuyên suốt, An Gia khẳng định không ngừng tìm kiếm các cơ hội, thực hiện M&A, ưu tiên đất sạch, có pháp lý rõ ràng, thời gian triển khai nhanh. CTCP Đầu tư Nam Long (HoSE: NLG) cũng đang thực hiện các thủ tục M&A 2 khu đất thuộc khu Đông TP HCM (quận 9, Thủ Đức) với tổng diện tích hơn 100 ha, dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2020 - 2021. Giá trị mỗi dự án đạt hơn 2.000 tỷ đồng, theo đại diện công ty. Đồng thời, theo kế hoạch, năm 2020, Nam Long cũng tiến hành chuyển nhượng vốn từ 2 dự án Đồng Nai Waterfront (170 ha, Đồng Nai) và Paragon Đại Phước (45 ha, Đồng Nai), dự kiến đem lại 725 tỷ đồng thu nhập tài chính. Công ty chứng khoán VNDirect cho rằng các thương vụ M&A sẽ giúp thị trường BĐS năm 2021 sôi động hơn. Bởi lẽ, quá trình phê duyệt pháp lý kéo dài kể từ giữa năm 2018 và tác động của dịch Covid–19 đã khiến nhiều nhà phát triển có quy mô nhỏ đối mặt với các vấn đề tài chính. Điều này đã tạo cơ hội săn tìm đất cho các công ty BĐS có tiềm lực mạnh về tài chính. Theo Colliers Việt Nam, trong 9 tháng năm 2020 có ít nhất 10 nhà phát triển nước ngoài mới từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Singapore đang tìm kiếm cơ hội gia nhập thị trường Việt Nam. Con số này đáng ngạc nhiên khi so sánh với 12-15 nhà phát triển nước ngoài tại Việt Nam hiện tại, nguyên nhân từ việc Việt Nam kiểm soát tốt sự bùng phát đại dịch Covid-19. Báo cáo nhấn mạnh các thương vụ M&A, đặc biệt là việc chuyển nhượng các dự án thành phần trong các dự án có quy mô lớn được xem là giải pháp nhanh nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài bước chân vào thị trường Việt Nam và các nhà đầu tư trong nước mở rộng quỹ đất. Theo quan sát của VNDirect, một số dự án từ các công ty lớn đang trong quá trình đàm phán, một số đã hoàn tất đàm phán các điều khoản tài chính quan trọng trong quý IV/2020. Báo cáo kỳ vọng các thương vụ này sẽ được hoàn tất trong năm 2021 nhờ các cải tiến trong khuôn khổ pháp lý từ Luật Đầu tư mới năm 2020, có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Một trong những thương vụ M&A đáng chú ý gần đây được VNDirect kể đến là Tập đoàn Novaland (HoSE: NVL) hoàn tất thương vụ mua lại 286 ha đất tại Đồng Nai, cùng một số thương vụ nhỏ lẻ với các địa phương với tổng giá trị lên tới 1 tỷ USD.

YESNEWS 17


Kết

Mặc dù vấp phải nhiều khó khăn khi thúc đẩy M&A trong thời kỳ đại dịch bùng phát như hiện tại nhưng với sự dự đoán về xu hướng phát triển, M&A vẫn sẽ phục hồi và phát triển trong năm 2021 sắp tới. Với nhiều tín hiệu khả quan, M&A được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ trong năm tiếp theo. Nguồn tham khảo: https://cafef.vn/chuyen-gia-kinh-te-noi-gi-ve-co-hoi-ma-tai-viet-nam-hau-covid-19-2020110708501249.chn https://cafef.vn/ma-bat-dong-san-duoc-du-bao-soi-dong-nam-nay-20210113160455526.chn https://www.thesaigontimes.vn/310341/song-ngam-ma-se-troi-day-trong-nam-2021-2022.htmlTh%E1%BB%8B Tổng hợp: Anh Trà

18 YESNEWS


M&A: sáp nhập để lớn mạnh Mua lại và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) là một trong những phương án tái cấu trúc quan trọng nhất của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Trên thế giới, thị trường M&A đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển và trầm lắng khác nhau. Tại Việt Nam, thị trường M&A tăng trưởng rất mạnh mẽ trong những năm vừa qua và trở thành tiêu điểm của các phương tiện thông tin đại chúng.

Đôi nét về M&A

M&A là viết tắt của hai cụm trong tiếng Anh đó là Mergers (sáp nhập) và Acquisitions (mua lại). Chi tiết hơn nữa thì M&A là một hoạt động mà một doanh nghiệp này dành quyền kiểm soát doanh nghiệp kia thông qua hình thức sát nhập hoặc có thể mua lại một phần số cổ phần hay toàn bộ doanh nghiệp kia. Với hình thức sát nhập ( Mergers ) thì đây là sự liên kết sát nhập giữa hai doanh nghiệp có cùng quy mô, từ đó cho ra đời một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới. Sau khi sát nhập thì toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ, lợi ích chung của doanh nghiệp “bị sát nhập” sẽ về tay doanh nghiệp sát nhập. Còn đối với hình thức mua lại ( Acquisitions ) là hình thức mà một doanh nghiệp lớn sẽ mua lại doanh nghiệp nhỏ yếu hơn, tuy nhiên khác với hình thức sát nhập thì doanh nghiệp “ bị mua lại” vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân như cũ. Doanh nghiệp mua lại sẽ có toàn quyền sở hữu hợp pháp doanh nghiệp được mua. M&A giúp các doanh nghiệp mở rộng thị phần, tăng hiệu quả kinh doanh, cơ cấu lại số lượng nhân lực hợp lý hơn, cắt giảm chi phí phát sinh không cần thiết, tận dụng công nghệ được chuyển giao,…

M&A diễn ra dưới những hình thức nào?

Dựa theo tính chất của việc sát nhập, M&A diễn ra dưới ba hình thức chính M&A theo chiều dọc Đây là hình thức M&A thường được thực hiện giữa hai doanh nghiệp có cùng một dịch vụ tốt, có cùng chuỗi giá trị sản xuất. Điểm khác biệt duy nhất giữa hai doanh nghiệp là giai đoạn hoạt động sản xuất mà hai công ty này đang thực hiện. Hai doanh nghiệp này sẽ cùng kinh doanh một mặt hàng nhưng chỉ khác nhau về giai đoạn sản xuất. Hình thức sát nhập này thường được thực hiện nhằm giúp luôn đảm bảo nguồn cung cấp nguồn hàng thiết yếu, tránh mọi sự gián đoạn trong nguồn cung cấp. Việc sát nhập này cũng nhằm mục đích giảm nguồn cung cấp cho các đối thủ cạnh tranh từ đó giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm thiểu các chi phí trung gian không cần thiết. M&A theo chiều ngang Đây là hình thức sát nhập, mua bán doanh nghiệp có cùng dòng sản phẩm với nhau, có cùng dịch vụ với nhau. Nói cách khác đây là những công ty cùng ngành, có cùng giai đoạn sản xuất và các doanh nghiệp này thường là đối thủ trực tiếp của nhau trên thị trường. Mục đích của thương vụ sát nhập này là giúp doanh nghiệp tăng thị phần rõ rệt, gia tăng lợi lợi nhuận, trực tiếp loại bỏ đối thủ cạnh tranh.

YESNEWS 19


M&A kết hợp ( Conglomerate ) Thuật ngữ này cho ta biết đây là hình thức M&A sát nhập nhằm mục đích tạo nên những tập đoàn. Việc sát nhập theo hình thức này thường diễn ra giữa các công ty mà họ cùng cung cấp cho cùng một đối tượng trong một ngành hàng cụ thể. Tuy nhiên các sản phẩm, dịch vụ của những công ty này không giống nhau. Thường là các sản phẩm, dịch vụ sau khi sát nhập sẽ bổ sung cho nhau. Sau khi sát nhập thành công, thương vụ M&A dạng này sẽ giúp các công ty đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ. Những công ty sát nhập theo dạng này sẽ giảm thiểu được rủi ro trong kinh doanh, được tiếp cận ngay với tài nguyên, tệp khách hàng sẵn có, được tiếp cận với những lĩnh vực kinh doanh khác của ngành.

Xu hướng M&A trên thế giới: Cá lớn theo sóng lớn

Ngày nay, M&A đã trở thành công cụ trong phương thức kinh doanh mới và trở thành xu hướng thiết yếu để phát triển doanh nghiệp trên thị trường toàn cầu. Xem xét các lĩnh vực thực hiện sáp nhập và mua lại (M&A), có thể nói ngân hàng là ngành có hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) diễn ra sôi động nhất. Đầu tiên phải kể đến hai đại gia ngân hàng, ABN Amro của Hà Lan và Barclays PLC của Anh. Đây được coi là thương vụ sáp nhập lớn chưa từng thấy trong lịch sử ngành ngân hàng châu u nói riêng và trong ngành công nghiệp tài chính toàn cầu nói chung. Tại khối ngành ngân hàng Mỹ, tham vọng đứng đầu ngành ngân hàng nội địa của Mỹ là động lực khiến Bank of America mua lại Merrill Lynch với giá 50 tỷ USD. Cuộc sáp nhập này đã cho ra đời tập đoàn tài chính hùng mạnh nhất thế giới Bên cạnh ngành ngân hàng, các lĩnh vực khác cũng không chịu đứng yên. Công ty Antel - nhà cung cấp dịch vụ wifi đứng trong lớp 10 tại Mỹ đã sáp nhập vào Công ty TPG Capital và Goldman Sachs với trị giá 27,5 tỷ USD; Tập đoàn Thomson (Canada) đã mua hãng tin Reuters (Anh) với giá trên 17 tỷ USD; Tập đoàn Rio Tinto (Anh - Atralia) đã mua Công ty thép Alcan(Canada) với giá 38,1 tỷ USD. Người khổng lồ thương mại điện tử Amazon đã bước ra thế giới thực vào tháng 8/2017 với thương vụ mua lại công ty bán lẻ thực phẩm Whole Foods Market. Ảnh hưởng của thương vụ sáp nhập này được thể hiện rõ ràng và nhanh chóng, với giá thành thấp hơn và các ki-ốt của Amazon xuất hiện tại các cửa hàng ngay trong những tháng đầu tiên. Ngành kinh doanh giải trí đã thực sự “rung chuyển” khi Disney tuyên bố sẽ mua lại 21st Century Fox từ tay Rupert Murdoch vào tháng 12/2017, với giá 52,4 tỷ USD. Thỏa thuận này quy tụ hai công ty giải trí lớn nhất thế giới và là sự bảo chứng vững vàng cho tương lai của “đế chế” Disney. Một thương vụ khuấy động thị trường chăm sóc sức khỏe Mỹ, CVS - chuỗi dược phẩm lớn nhất đất nước này - đã tuyên bố mua công ty bảo hiểm y tế lớn thứ năm với giá 69 tỷ USD vào tháng 12/2017. Trên thực tế, điều đặc biệt hơn cả của thương vụ này là cơ quan chống độc quyền Mỹ đã vận động Chính phủ ngăn chặn thỏa thuận này với lập luận CVS sẽ khiến những đối thủ cùng ngành không có hoặc không còn động lực để cạnh tranh. Verizon, tập đoàn viễn thông của Mỹ, cuối cùng đã kết thúc kỷ nguyên Yahoo với tư cách là một công ty độc lập với thương vụ mua lại trị giá 4,48 tỷ USD. Hay Intel - công ty gần đây đã bị Samsung vượt qua trở thành nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới - đã có một bước tiến lớn vào mảng công nghệ xe tự lái khi mua lại công ty cảm biến trực quan của Israel - Mobileye.

20 YESNEWS


M&A ở Việt Nam: Phát triển không ngừng

Một báo cáo mới đây về hoạt động M&A trong những năm gần đây cho thấy, tổng lượng vốn hoá cho M&A tại Việt Nam vào khoảng 50 tỷ USD. Với môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện, Việt Nam được xem là điểm đến hấp dẫn, ngày càng thu hút nhiều hơn nguồn vốn ngoại sau đại dịch. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2020, cả nước có 1.418 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 8,43 tỷ USD; có 526 lượt dự án được đăng ký điều chỉnh tăng vốn với tổng mức 3,72 tỷ USD. Trong số đó, có thể thấy các lĩnh vực chế biến, chế tạo; phân phối điện, nước, khí, điều hòa, ô tô, xe máy, bất động sản, tài chính, ngân hàng và bảo hiểm.... là khu vực có tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần nhiều nhất. Điều này cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài đang dành sự ưu tiên đặc biệt vào những lĩnh vực này. Theo đánh giá của các chuyên gia, làn sóng đầu tư nước ngoài mới đang tràn đến Việt Nam là minh chứng cho sự dịch chuyển đầu tư được thúc đẩy bởi cuộc chiến thương mại Mỹ Trung hay dịch COVID-19 cùng với nhiều nhân tố khác. Viện nghiên cứu Đầu tư và mua bán doanh nghiệp (CMAC) cho biết, thực tế trong 6 tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, các giao dịch M&A đã có sự suy giảm so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên, về mặt dài hạn, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn quan tâm và tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam. Nhiều thương vụ, trong đó, nhà đầu tư nước ngoài là bên mua vẫn tiếp tục xuất hiện, dù không nhiều như giai đoạn trước. Điển hình là các

thương vụ đáng chú ý như: Nhà đầu tư Thái Lan mua lại Công ty cổ phần Bao bì Biên Hòa, Công ty cổ phần Cáp điện Thịnh Phát và Công ty cổ phần Kim loại màu và Nhựa đồng Việt (Dovina) hay như năm 2019 KEB Hana trở thành cổ đông lớn sở hữu 15% của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Viettinbank) bán 50% cổ phần tại công ty cho thuê tài chính… Điểm sáng về M&A của Việt Nam trong những năm gần đây, nhất là giai đoạn cuối 2019 đầu 2020 thuộc về các tập đoàn tư nhân. Theo đó, trong thời gian từ tháng 6/2019 - 6/2020, các thương vụ hoặc kế hoạch M&A đều đến từ các tập đoàn tư nhân: Điển hình là Tập đoàn Masan mua lại Vinmart, Vinmart+ và Vineco từ Tập đoàn Vingroup; Kido Group lên kế hoạch sáp nhập các công ty thành viên cũng như kế hoạch hợp tác với Vinamilk trong mảng đồ uống; Thaco Group tái cấu trúc và đầu tư vào mảng nông nghiệp từ Hoàng Anh Gia Lai và Hùng Vương Group… Đây là những doanh nghiệp tiên phong trong việc chủ động tìm kiếm các cơ hội M&A mới cũng như tiến hành sắp xếp, tái cấu trúc doanh nghiệp của mình. Các thương vụ M&A giúp cho các doanh nghiệp tái cấu trúc nguồn lực, đồng thời là giải pháp đầu tư hiệu quả khi có thể tiếp cận thị trường một cách tối ưu nhất. Các chuyên gia kinh tế dự báo, những tháng cuối năm 2020, thị trường sẽ chứng kiến các thương vụ M&A ở quy mô vừa và nhỏ, trong đó, những lĩnh vực được dự báo tiếp tục thu hút vốn gồm: Bán lẻ, sản xuất hàng tiêu dùng, tài chính ngân hàng…

YESNEWS 21


Thận trọng trước xu hướng ngoại hóa doanh cách bất hợp lý. Ngược lại, nên tạo điều kiện để một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Việt Nam dồn lực, mua lại nghiệp nội Có thể thấy, thị trường M&A hiện vẫn đang “âm ỉ” chờ thời điểm bứt tốc, đây là những tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên, thị trường lại đang nổi lên vấn đề về khả năng các doanh nghiệp Việt bị “thâu tóm” với giá rẻ. Các chuyên gia kinh tế cảnh báo, sự gia tăng mạnh mẽ dòng vốn góp, hay việc mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong tỷ lệ đăng ký đầu tư ở các dự án tại nhiều địa phương đang thể hiện khả năng các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn “thâu tóm” các doanh nghiệp nội địa. Chính vì vậy, trong một báo cáo gần đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất việc bổ sung những cảnh báo về “nguy cơ doanh nghiệp bị thâu tóm”, coi đây là một trong những thách thức lớn của nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2020 và đề nghị các địa phương cảnh giác, thận trọng trong vấn đề này. Nhiều chuyên gia kinh tế cũng nhìn nhận, chuyện mua bán, sáp nhập doanh nghiệp là bình thường, nhưng điều lo ngại là Việt Nam sẽ dần vắng bóng các thương hiệu tên tuổi của chính người Việt. Khi không có hệ thống doanh nghiệp nội địa mạnh, kinh tế khó có động lực tăng trưởng bền vững. Đặc biệt, việc các nhà đầu tư Trung Quốc rót vốn thông qua góp vốn, mua cổ phần tăng mạnh không chỉ dẫn đến nguy cơ công ty Việt bị loại ra khỏi thị trường mà còn có thể ảnh hưởng đến uy tín của hàng Việt trên thị trường quốc tế. Thực tế đã có không ít vụ doanh nghiệp nhập hàng Trung Quốc về gắn mác hàng Việt để xuất khẩu sang các nước để né thuế. Hệ quả là hàng Việt Nam bị các nước áp thuế trừng phạt mà thép, gỗ là những ví dụ điển hình. Để lành mạnh hóa thị trường M&A tại Việt Nam cũng như bảo vệ doanh nghiệp nội địa, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương cần rà soát kỹ việc mua bán, sáp nhập nhất là đối với các doanh nghiệp có vai trò thiết yếu trong nền kinh tế. Theo đó, cần vừa tập trung thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vừa chủ động bảo vệ doanh nghiệp trong nước, tránh tình trạng doanh nghiệp bị thôn tính một

doanh nghiệp nước ngoài thuộc những lĩnh vực công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao. Đồng thời, khuyến khích đầu tư vào một số ngành “nóng” như hóa dược, sinh học, thiết bị y tế. Bên cạnh đó, cần nhanh chóng xây dựng bộ khung pháp lý đủ chắc chắn, minh bạch, khách quan và công bằng với các tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp trong tình hình mới...

Kết

Trong thời đại kinh tế số và không ngừng thay đổi, những thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) không chỉ tạo ra một môi trường kinh tế, xã hội và văn hóa mới, mà còn cho phép các doanh nghiệp phát triển nhanh hơn các đối thủ cạnh tranh. Rõ ràng, “Hoạt động M&A ở Việt Nam đã và sẽ tiếp tục là xu hướng tất yếu không thể nào đảo ngược được. Và không chỉ là M&A diễn ra tại thị trường Việt Nam: giữa DN Việt Nam với DN nước ngoài, mà còn là giữa các DN Việt với nhau. Ngay cả các DN nước ngoài cũng mời gọi các DN Việt tham gia M&A vào thị trường các quốc gia khác” như ông Phan Hữu Thắng - nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) từng nhận định. Nguồn tham khảo https://www.pace.edu.vn/so-tay-doanh-tri/ChiTiet/642/ nhung-thuong-vu-ma-dinh-dam-cua-the-gioi?term_ taxonomy_id=31 https://marketingai.admicro.vn/ma-la-gi/ https://www.verco.vn/ma-la-gi-ban-chat-muc-dich-cuanhung-thuong-vu-ma-la-nhu-the-nao.html http://consosukien.vn/thi-truong-mua-ban-sap-nhap-thantrong-truoc-xu-huong-ngoai-hoa-doanh-nghiep-noi.htm

Tổng hợp: Thảo Anh

22 YESNEWS


NHÌN RA THẾ GIỚI

YESNEWS 23


Bán lại cho chính mình- “món hời” cho các giao dịch chứng khoán tư nhân. Đại dịch đã thúc đẩy một lượng nhỏ các giao dịch ngày càng trở nên phổ biến hơn. Blackstone đã bán BioMed Realty, một công ty chuyên cho thuê bất động sản cho các hãng nghiên cứu dược phẩm, từ một quỹ đầu tư sang một quỹ khác cũng do họ sở hữu trong một thỏa thuận trị giá 14,6 tỷ đô la vào tháng 10. Các công ty cổ phần tư nhân có một nhóm khách hàng mới cho các công ty danh mục đầu tư của họ: chính họ. Blackstone, EQT, BC Partners và Hellman & Friedman nằm trong số các nhóm mua lại các công ty để bán cho các quỹ mà họ kiểm soát trong năm nay hoặc đã lên kế hoạch làm như vậy. Mặc dù mô hình này đã xuất hiện trước đó, nhưng đại dịch đã khuyến khích các công ty quản lý quỹ sử dụng nó nhiều hơn. Lazard ước tính giá trị của các giao dịch như vậy sẽ đạt 35 tỷ USD trong năm nay, tăng từ 7 tỷ USD so với 4 năm trước. Song song với cuộc khủng hoảng đã khiến các hội đồng quản trị doanh nghiệp phải lo lắng về việc thực hiện các thương vụ, ngành công nghiệp cổ phần tư nhân gặp khó khăn hơn trong việc giữ lời hứa đơn với các nhà đầu tư là sẽ bán các công ty danh mục đầu tư cho người mua bên ngoài sau một thời gian sở hữu nhất định. Holcombe Green, người đứng đầu toàn cầu về vốn tư nhân tại Lazard, cho biết: “Cuộc suy thoái hậu Covid ngay lập tức đã khiến thị trường M&A giảm sút và có khả năng [các công ty cổ phần tư nhân] thoát khỏi các doanh nghiệp đó bằng cách bán hoặc đưa chúng ra công chúng”, “Khi các con đường truyền thống để rút vốn bị hạn chế, chủ

24 YESNEWS

sở hữu bắt đầu tìm kiếm một giải pháp thay thế.” Các giao dịch cho phép các doanh nghiệp bám trụ với các công ty tốt - một triển vọng đầy hấp dẫn khi số tiền chưa sử dụng - 2,5 tỷ đô la của ngành đã thúc đẩy sự cạnh tranh cho các vụ thu mua lại mới. Chúng cũng cung cấp một giải pháp cho một quỹ đầu tư chi phối với thời gian hoạt động 10 năm nhưng vẫn chưa bán các công ty danh mục đầu tư của mình. Để thực hiện các giao dịch trên, một công ty cổ phần tư nhân đã thành lập ra một quỹ gọi là Quỹ liên tục để tìm các nhà đầu tư ủng hộ nó và sau đó sử dụng quỹ này để mua một công ty danh mục đầu tư đã được sở hữu bởi một trong các quỹ khác của nó. Trọng tâm của quá trình này là các nhóm được gọi là quỹ thứ cấp, các nhà quản lý tài sản chuyên nghiệp huy động tiền từ quỹ hưu trí và quỹ tài sản có chủ quyền. Họ đang kiếm nhiều tiền hơn để đầu tư vào các giao dịch liên tục, một phần với hy vọng tạo ra lợi nhuận nhanh hơn so với từ quỹ đầu tư tư nhân 10 năm truyền thống. Nhưng khi xu hướng này tăng tốc, những căng thẳng cố hữu của nó đang thu hút nhiều sự giám sát. Các nhà điều hành trong ngành cho biết đây có thể là một cách để giảm tải các công ty đang gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các công ty mua lại, người mua thương mại hoặc nhà đầu tư đại chúng không muốn. Điều đó có thể khiến lợi ích của những nhà đầu tư đang ủng hộ các công ty liên tục xung đột với lợi ích của công ty mua lại bán một công ty danh mục đầu tư trở lại chính nó.


Một nhà giao dịch cấp cao tại một tập đoàn mua lại lớn ở châu Âu cho biết: “Điều này hoặc là dành cho những doanh nghiệp thực sự chất lượng cao mà mọi người muốn giữ lại hoặc là những doanh nghiệp bết bát mà bạn không thể thoát khỏi bằng bất kỳ cách nào khác”. Ví dụ: một số giao dịch liên quan đến một nhóm công ty có thể bao gồm “một chú chó và một ngôi sao”, theo một nhà đầu tư tư nhân cấp cao, bởi vì “nếu bạn chỉ bán con chó, thì sẽ không ai mua nó”. Một nhà quản lý quỹ đầu tư vào các công ty cho biết rằng các nhà đầu tư đơn giản là phải “thực dụng” về điều này. Nếu một quỹ có năm công ty, trong đó “hai công ty thú vị và ba công ty kém thú vị hơn. . . bạn đang giải quyết một vấn đề cho [công ty cổ phần tư nhân] và bạn có quyền truy cập vào các tài sản chất lượng cao. ” Động lực đằng sau các giao dịch này - đôi khi được gọi là giao dịch mua bán bên hông - dự kiến sẽ xây dựng trong năm tới. David Kamo, người đứng đầu mảng M&A cổ phần tư nhân của Mỹ tại Goldman Sachs cho biết: “Tôi nghĩ rằng mọi công ty cổ phần tư nhân sẽ cân nhắc làm điều gì đó như thế này vào một thời điểm nào đó. Ông nói: “Chúng tôi với tư cách là một công ty đang lạc quan trong việc tổ chức công ty mình xung quanh điều này” bằng cách thuê các chuyên gia trong lĩnh vực này. Đối với một công ty mua lại, việc bán một công ty danh mục đầu tư cho chính họ giờ đây là một “lựa chọn giống như bán cho công ty khác như IPO hoặc bán cho một Spac,” ông Kamo nói. GIAI ĐOẠN MỘT Quỹ đầu tư tư nhân ban đầu: công ty hoặc các công ty được xây dựng danh tiếng. GIAI ĐOẠN HAI Cố vấn gọi các quỹ thứ cấp, trình bày định giá của công ty cổ phần tư nhân đối với công ty hoặc các công ty được đặt trong quỹ liên tục và yêu cầu đấu thầu. GIAI ĐOẠN BA Các quỹ thứ cấp cho biết họ sẽ cam kết bao nhiêu cho phương tiện mới và định giá ở mức nào. Chúng cũng có thể bao gồm các điều khoản về phí quản lý và lãi suất cố định. Thông thường, nếu một giao dịch cần 1 tỷ đô la vốn chủ sở hữu, hai hoặc ba quỹ lớn sẽ cam kết khoảng 200 triệu đô la mỗi giao dịch. GIAI ĐOẠN BỐN Khi một vài người chơi lớn đã đăng ký, quá trình xây dựng bắt đầu: các cố vấn huy động phần còn lại của số tiền còn lại từ các nhà đầu tư nhỏ hơn theo các điều khoản được các nhóm lớn hơn đồng ý. Trong ví dụ 1 tỷ đô la ở trên, họ có thể cam kết khoảng 25 triệu đô la mỗi giao dịch. GIAI ĐOẠN NĂM Các nhà đầu tư trong quỹ ban đầu có thể mua những phương tiện mới hoặc rút tiền mặt. Công ty cổ phần tư nhân dự kiến cũng sẽ giữ một số tiền riêng của mình trong quỹ mới GIAI ĐOẠN SÁU Công ty hoặc các công ty được chuyển sang quỹ mới. Và với sự thay đổi của thị trường trái phiếu chính phủ mang lại lợi nhuận không đáng kể, tiền vẫn đang được đổ vào các giao dịch như vậy. Cebile Capital ước tính các quỹ hưu trí đã chỉ định 25 tỷ đô la cho các giao dịch như

vậy cho năm 2021, tăng từ 14 tỷ đô la trong năm nay và ít hơn 8 tỷ đô la so với năm 2019, Ardian và Lexington, hai trong số các quỹ thứ cấp lớn nhất, đã huy động được 19 tỷ đô la và 14 tỷ đô la tương ứng cho các quỹ có số tiền gửi bao gồm các giao dịch như vậy. Goldman Sachs Asset Management có thể phân bổ khoảng một nửa trong số 10 tỷ đô la quỹ thứ hai của mình cho các công ty liên tục. Khi sức mạnh tài chính đằng sau các giao dịch tăng lên, các tập đoàn mua lại có vị thế mạnh hơn để đặt ra các điều khoản có lợi. Sunaina Sinha, người sáng lập Cebile Capital, cho biết việc trả các khoản thanh toán lãi suất cho các giám đốc điều hành của công ty cổ phần tư nhân - một phần 20% lợi nhuận hấp dẫn - trong một số lượng nhỏ các giao dịch trước đây từng là điều không nên làm. Nhưng bây giờ nó là “tiêu chuẩn,” cô nói thêm. “Nếu bạn nhìn vào các giao dịch đã hoàn thành trong năm nay, hầu hết trong số đó, họ sẽ mang về một phần lợi nhuận nào đó.” Eamon Devlin, một luật sư tại MJ Hudson - một công ty tư vấn quản lý tài sản, cho biết các công ty cổ phần tư nhân hưởng lợi theo những cách khác nhau. Ví dụ, nó có thể tăng tổng tài sản đang được quản lý của họ, một số được sử dụng để tiếp thị bản thân. Với việc thực hành thị trường ngách trước đây đang trở nên phổ biến hơn dẫn đến sự giám sát chặt chẽ hơn. Việc xác định mức giá mà một công ty danh mục đầu tư được bán vẫn là phần gây tranh cãi nhất của quá trình. “Tâm điểm của [nó] là xung đột lợi ích,” bà Sinha chỉ ra, vì “người mua và người bán đều là những thực thể được kiểm soát bởi cùng một công ty cổ phần tư nhân.” “Không có gì sai” với những xung đột như vậy, cô ấy nói thêm, miễn là một quy trình hợp lý diễn ra để thống nhất một mức giá. Một số giao dịch, chẳng hạn như việc Blackstone bán tập đoàn bất động sản BioMed Realty trị giá 14,6 tỷ đô la từ một trong các quỹ của mình sang một quỹ khác vào tháng 10, liên quan đến quy trình “mua sắm” trong đó các chủ ngân hàng thu hút giá thầu cao hơn cho công ty danh mục đầu tư từ các đối thủ bên ngoài để xem liệu có tiếp tục lời đề nghị của quỹ có thể bị đánh bại hay không. Nhưng theo bà Sinha và ông Green, nhiều cuộc mua bán như vậy không được mở cho các nhà thầu bên ngoài. Ông Devlin cho biết: “Các nhà đầu tư muốn hiểu quá trình khám phá giá thực tế là như thế nào.” và “Một số tập đoàn cổ phần tư nhân đang tiến hành theo quy trình; một số thì không. ”

Người dịch: Phong Thu

YESNEWS 25


Đại dịch có thể đã thay đổi động lực mua bán và sáp nhập, nhưng có quy tắc quỹ vẫn được áp dụng Thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) đã đạt một cột mốc quan trọng vào tháng 4 vừa qua khi lần đầu tiên sau gần 16 năm, nền kinh tế toàn cầu đã trải qua hơn một tuần mà không có một thương vụ mua bán và sáp nhập nào trị giá hơn 1 tỷ USD. Công bằng mà nói, tin tức này không phải là thảm kịch lớn nhất xuất hiện trong đại dịch coronavirus đang diễn ra đi kèm với suy thoái kinh tế. Trên thực tế, nó cũng chẳng phải là thảm kịch kinh tế tồi tệ nhất xảy ra trong tháng 4. Tuy nhiên, đối với những người quan tâm đến những thông tin kiểu vậy, các báo cáo về sự sụt giảm mạnh mẽ của thị trường M&A giống như một đòn giáng đánh mạnh khác trong năm ngập tràn tin xấu, cho thấy rằng điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra. May mắn thay, trong những tháng kể từ khi câu chuyện đó lần đầu tiên được báo cáo, cả thị trường M&A và nền kinh tế toàn cầu đều có triển vọng ngắn hạn tươi sáng. Khối lượng giao dịch có thể đã giảm mạnh trong tháng 4 mức giảm đáng kinh ngạc 72% so với tháng trước - nhưng thị trường đã có dấu hiệu hồi phục vào cuối tháng 5. Đối với mỗi công ty từ bỏ một thương vụ lớn, dường như sẽ

26 YESNEWS

có một thương vụ khác báo hiệu sự quan tâm của họ đến M&A. Một số nhà phân tích thậm chí còn bắt đầu đưa ra trường hợp rằng suy thoái kinh tế tạo ra cơ hội duy nhất cho các công ty tìm cách mua lại các công ty mà trước đây có thể miễn cưỡng bán hoặc phí giao dịch quá cao.

Trò chơi mới, quy tắc cũ

Đối với các doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động của mình phù hợp với thời kỳ dịch coronavirus và chuẩn bị các chiến lược để trở lại trạng thái hoạt động bình thường, đã có một sự thay đổi cơ bản trong động lực về thị trường M&A. Các nhà phân tích dự đoán rằng M&A sẽ trở thành một thành phần cốt lõi của sự phục hồi kinh tế, với việc các công ty sử dụng kết hợp các chiến lược M&A tấn công và phòng thủ để bảo vệ thị trường của mình và định hướng thành công trong tương lai. Các chiến lược tăng trưởng ngoại sinh có thể sẽ đóng một vai trò quan trọng ở đây, khi các công ty tận dụng sáng tạo việc tối ưu hóa danh mục đầu tư, thoái vốn các tài sản không có giá trị, liên minh giữa các ngành, … Nhưng người mua hãy cẩn thận: Ngay cả khi


chúng ta phải đối mặt với một cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng và dai dẳng ngày nay, không nhất thiết là mọi thương vụ mua lại tiềm năng được thực hiện trong thời kỳ này sẽ là một món hời. Hơn nữa, mặc dù thời kỳ hậu đại dịch đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược M&A sáng tạo, các nhà lãnh đạo công ty không nên vứt bỏ các nguyên tắc cơ bản vẫn được sử dụng và có hiệu quả của các thương vụ thành công. Thực ra, những nguyên tắc cơ bản nhất đó sẽ càng quan trọng hơn khi thế giới cố gắng hồi phục và thiết lập trạng thái “bình thường mới”. Công ty riêng của tôi gần đây đã thông báo hoàn thành hai vụ mua lại lớn. Chúng tôi khá may mắn khi cả hai thương vụ đều được bắt đầu trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra và đều không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, quá trình hoàn tất các thương vụ mua lại này trong bối cảnh kinh tế và sức khỏe toàn cầu gặp khủng hoảng chắc chắn đã khiến các nguyên tắc cơ bản của M&A trở nên hữu ích hơn, nhấn mạnh tầm quan trọng của chúng, ngay cả trong những hoàn cảnh kỳ lạ như thế này. Dưới đây là một số “quy tắc thực hiện” cho các hoạt động mua bán mới và là một số điều quan trọng nhất và dễ bị bỏ qua nhất:

1. Hiểu khoản đầu tư của bạn

Đừng bao giờ tiếp tục với việc mua lại trừ khi bạn tự tin rằng bạn và đội ngũ của bạn thực sự hiểu những gì bạn đang mua. Bạn phải phát triển kiến thức sâu sắc về doanh nghiệp, con người và sản phẩm của công ty bạn muốn mua lại cũng như cách thức mà nó sẽ tích hợp với tổ chức của bạn. Những người thành công phải đủ khiêm tốn để thừa nhận khi một cơ hội không phù hợp với năng lực cốt lõi của tổ chức họ và đủ dũng cảm để từ bỏ cơ hội đó khi nó không phù hợp.

2. Biết Chi phí

Nếu bạn muốn thực sự hiểu chi phí của một công ty tiềm năng bạn muốn mua lại, thực sự chỉ có một điều bạn cần biết: Nó nhiều hơn bạn nghĩ. Một nguyên tắc chung là nhân đôi chi phí ước tính ban đầu của bạn. Bằng cách đó, bạn sẽ không bị ảnh hưởng bởi những dự báo lạc quan. Do đó, quyết định có tiến hành mua lại hay không là sự kết hợp của hai lời khuyên đầu tiên này. Hiểu những gì bạn đang mua để bạn có thể nhận thức rõ ràng về tiềm năng thị trường và biết chi phí để bạn có thể tính toán ROI (Return On Investment, là tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư). Đừng đầu tư lớn trừ khi bạn có thể xây dựng nó thành một thị trường lớn.

3. Thu hút sự quan tâm của Hội đồng quản trị của công ty bạn.

Chỉ thông báo cho Hội đồng quản trị của bạn về các kế hoạch mua lại tiềm năng là chưa đủ. Bạn cần phải bán chúng cho Hội đồng quản trị, thông báo chúng cho những người cùng lợi ích với bạn và đảm bảo rằng họ tham gia tích cực. Một trong những vai trò quan trọng nhất của CEO trong quá trình mua lại là đảm bảo hội đồng quản trị luôn được cập nhật thông tin trong toàn bộ quá trình để khi bạn đi đến vạch đích, thỏa thuận cuối cùng không chỉ đơn giản là một con dấu cao su. Hãy cởi mở và trao đổi về tất cả những thiếu sót của công ty mục tiêu - tất cả những nhược điểm có thể xuất phát từ thương vụ. Nếu thất bại, Hội đồng quản trị của bạn có thể không hài lòng, nhưng họ cũng sẽ không bị che mắt.

Sức mạnh chuyển đổi của M&A

M&A luôn là một công cụ chuyển đổi mạnh mẽ. Thương vụ phù hợp, được thực hiện vào đúng thời điểm, có thể biến một tổ chức sắp phá sản thành một bộ phận phát triển mạnh của một tập đoàn lớn. Nó có thể biến một doanh nghiệp thành công đơn thuần thành một tổ chức thống trị bền vững. Và nó có thể cung cấp cho các doanh nghiệp mạnh nhất khả năng tạo khuôn mẫu và định hình lại những khu vực kinh doanh rộng lớn khi họ thấy phù hợp. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải sử dụng quyền lực này một cách thận trọng và khả năng phán đoán tốt, đặc biệt là trong những thời điểm khó lường ngày hôm nay. Những người làm được sẽ được nhận được phần thưởng xứng đáng trong sự phục hồi sắp tới. Ngược lại, đối với những người không làm được, sự phục hồi đó có thể không bao giờ đến.

Người dịch: Nguyễn Vĩnh Nguồn:https://www.forbes.com

YESNEWS 27


NHỮNG ĐIỀU MÀ NHÀ QUẢN LÝ QUỸ GIÚP BẠN HIỂU RÕ HƠN VỀ THỊ TRƯỜNG SÁP NHẬP Được đăng tải ngày 8 tháng 10 năm 2020. Trian, một trong những hoạt động của quỹ phòng ngừa rủi ro mới đây đã mua cổ phần của một trong hai nhà quản lý quỹ. Điều này ám chỉ chúng đã được sáp nhập MARTIN AMIS, một tiểu thuyết gia, đã từng được hỏi tại sao ông thích thuốc lá cuộn hơn thuốc lá làm sẵn. ông trả lời: “Đơn giản là vì nó cháy tốt hơn”. Trong tài chính, roll-up là chiến lược nhiều công ty nhỏ cùng ngành được mua lại và tậ[ hợp chúng thành một công ty lớn. Một công ty lớn có thể cắt giảm những chi phí không đáng có bởi chúng đã được tập hợp lại có quy mô lớn hơn — chẳng hạn như trong tiếp thị hoặc khi đàm phán với các nhà cung cấp. Thị trường kinh doanh lúc này sẽ khởi sắc hơn bời vì các công ty lớn thường được định giá lớn hơn các công ty nhỏ Chiến lược roll-up có thể được sử dụng trong hoạt động quản lý quỹ? Câu hỏi này thường được đề cập tới, nhưng có thể bị xem xét lại: bạn sẽ phải hành động một cách táo bạo (hoặc hút thuốc của thể loại nhạc jazz) để cân nhắc sử dụng chiến lược này. Một vài người lo ngại khi tuần trước xuất hiện thông tin cho rằng Trian, quỹ phòng ngừa rủi ro do Nelson Peltz đứng đầu, một nhà hoạt động kỳ cựu trong lĩnh vực hợp nhất doanh nghiệp, đã nắm giữ gần 10% cổ phần của hai nhà quản lý quỹ, Invesco và Janus Henderson. Trian đã ghi chú trong hồ sơ pháp lý rằng việc quản lý quỹ đang có những tiến triển đáng chú ý, các công ty có quy mô lớn và nhiều mặt hàng sản phẩm thường đạt được doanh thu khổng lồ. Vì vậy, Trian đã nghĩ đến “một số kế hoạch chiến lược hợp nhất” để tạo ra nguồn thu lớn từ cổ phần mới có được. Cả Invesco và Janus Henderson đều là kết quả của những vụ sáp nhập ngành gần đây. Nếu Trian đóng vai trò là người môi giới cho sự hợp nhất này, kết quả sẽ thực sự

28 YESNEWS

tuyệt vời. Không những thế, đó còn là một gambit táo bạo. Nhưng nó là một trong những tình trạng của ngành sáp nhập nói riêng và thị trường sáp nhập nói chung. Việc quản lý quỹ khó khăn hiện nay đến từ hai vấn đề quen thuộc sau. Đầu tiên là lợi nhuận kỳ vọng thấp hơn. Lãi suất dài hạn cả danh nghĩa và thực tế đã giảm đều trong bốn thập kỷ. Họ đã đưa ra một quyết định sai lầm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-09. Đại dịch đã làm phá vỡ mọi thứ, khiến cho sự hồi sinh kinh tế trở nên ảm đạm. Giá trị của nhiều tài sản đã tăng lên trong khi lãi suất thực tế giảm. Giá cổ phiếu ở Mỹ hiếm khi cao hơn so với lợi tức của các công ty. Vì các công ty quản lý quỹ tính giá cố định đối với tài sản mà họ quản lý, nên sự bùng nổ thị trường chứng khoán có thể được coi là một lợi thế cho tình hình hiện tại. Nhưng định giá công ty cao hơn đồng nghĩa với lợi nhuận kỳ vọng thấp hơn trong tương lai. Và điều đó sẽ trở thành một viễn cảnh ảm đạm cho các nhà quản lý quỹ nói chung trên thị trường. Việc quản lý quỹ khó khăn còn bắt nguồn từ việc các hoạt động đầu tư có chỉ số thấp ngày càng gia tăng. Một quỹ đầu tư theo chỉ số nắm giữ số cổ phiếu tương ứng với giá trị


vốn hóa trên thị trường của các nhà đầu tư. Chi phí giao dịch là không đáng kể. Quỹ mua cổ phiếu khi các nhà đầu tư đáp ứng đủ điều kiện các chỉ số và bán những cổ phiếu còn lại. Thị trường có cổ phiếu vốn hóa lớn là khi có đủ khả năng thanh khoản để thu nhận bất kỳ giao dịch mua hoặc bán nào mà không cần thay đổi giá nếu các quỹ đầu tư theo chỉ số cần một sự chính giữa giữa dòng tiền vào và ra. Có rất nhiều nền kinh tế đã phát triển mạnh mẽ nhờ đầu tư theo chỉ số, đó là lý do tại sao chỉ có ba công ty - BlackRock, Vanguard và State Street – các công ty quản lý quỹ đầu tư quyền lực nhất thế giới đã phát triển nó. Chi phí cận biên để điều hành một quỹ lớn hơn là rất nhỏ: yêu cầu đơn giản là bạn phải có một bộ máy tính toán mạnh mẽ. Hiện nay trên thị trường không có người quản lý các danh mục đầu tư. Vì vậy, muốn có chi phí quản lý quỹ thấp, cần đảm bảo một số điều cơ bản sau. Bạn có thể dễ dàng thấy các tác động của đường phân kỳ thể hiện trên giá cổ phiếu (xem biểu đồ). Các thời cơ dường như đã chín muồi để sáp nhập phát triển ngành. Quy mô lớn cùng ngành dường như là một lợi thế; có một số lượng lớn các công ty nằm trong tầm ngắm để mua; và giá của nhiều công ty đã trở nên hấp dẫn hơn. Một ông lớn trong ngành sáp nhập đã phát ngôn một câu ấn tượng: “Rất nhiều các công ty đang phải trả giá đắt bởi việc cắt giảm

các chi phí khiến cho giá trị của công ty mình trở nên thấp đí”. Những công ty đang kế toán hồ sơ pháp lý và giấy tờ chứng thực chuẩn bị cho hoạt động sáp nhập, nhưng kết quả của việc sáp nhập không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích và không có rủi ro. Khi khởi đầu một cuộc sáp nhập lớn, sẽ có những vấn đề rủi ro tiềm tàng: xung đột về văn hóa kinh doanh; hệ thống không tương thích; quy củ trong hoạt động quản lý nhân viên; và rất nhiều các vấn đề khác. Tìm ra hướng tiết kiệm các khoản quản lý quỹ có lẽ là một điều không dễ trong tương lai, khi mà những chi phí cốt lõi lớn nhất nằm ở vấn đề con người. Và ngành sáp nhập ngày càng phát triển mạnh mẽ. Trong nửa thập kỷ qua, một làn gió kinh doanh mới đã đổ dồn vào các quỹ đầu tư theo chỉ số, phần lớn là đến Big Three. Những người quản lý quỹ đang phải đảm bảo dòng vốn không bị chảy ra bên ngoài. Công việc kinh doanh của các công ty đang dần bị thu hẹp. Những kết quả của các vụ sáp nhập không những tối ưu được chi phí kinh doanh mà còn làm cho dòng vốn chảy ra bên ngoài tồi tệ hơn. Các công ty mới có thể không sáp nhập với nhau trong khi yêu cầu ràng buộc về pháp lý đang bị trì hoãn. Và bản chất các sự hợp nhất lớn không hẳn đem lại một kết quả khởi sắc như mong đợi. Những nhà quản lý quỹ đã sớm nhìn ra những khía cạnh đó. Tuy nhiên, trong sự phát triển mạnh mẽ của thị trường sáp nhập, những vụ sáp nhập quản lý quỹ là không thể tránh khỏi. Sự quy mô của các hoạt động đầu tư theo chỉ số tạo ra một lượng công suất dư thừa. Sáp nhập là một cách hay ho để giảm bớt điều này. Giống như những điếu thuốc lá, các thành phần cấu thành nên nó rất phức tạp, cần sự thống nhất lại tạo thành điếu thuốc lá cuộn sẵn để lửa có thể cháy một cách mạnh mẽ nhất. Đôi lúc bạn có thể bị bỏng vì lửa cháy quá lớn. Nhưng hãy thử thách đánh cược lớn bởi bạn không có một giải pháp tốt hơn thay thế nào xung quanh. Nguồn:https://www.economist.com

Người dịch: Đinh Ngọc Diệp

YESNEWS 29


M&A PHỤC HỒI NGOẠN MỤC ĐẠT 3.6 NGHÌN TỶ ĐÔ TRONG NĂM 2020 Dù phải tạm hoãn do dịch Covid-19 nhưng một vài thương vụ đã quay trở lại trong những tháng trở lại đây. Các thương vụ lớn trở nên nhộn nhịp hơn trong những tuần cuối năm đã đẩy giá trị M&A toàn cầu trong năm 2020 lên 3.6 nghìn tỷ đô - minh chứng rõ ràng cho sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động mua bán-sáp nhập trong nửa cuối của năm. Theo số liệu của Refinitiv, tổng giá trị của các thương vụ của 2020 đã giảm 5% so với 2019, nhưng vẫn phục hồi đáng kể so với nửa đầu năm khi những hoạt động sáp nhập bị trì hoãn. Giá trị những thỏa thuận từ những công ty đạt tới hơn 2.3 nghìn tỷ USD, tính từ tháng 7 năm 2020, theo Refinitiv. Trong mỗi quý 3 và 4, hoạt động sáp nhập vượt qua con số 1 nghìn tỷ USD - đây mới là lần thứ hai kể từ 2008, giá trị các thỏa thuận đạt ngưỡng kể trên trong hai quý liên tiếp. “Năm nay được chia thành hai nửa” theo lời Piers Prichard Jones, một cộng sự tại hãng luật Freshfields. “Chúng ta chứng kiến 6 tháng đầu năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi những mối nguy ban đầu của Covid-19, rồi sự xuất hiện thật sự của chúng và sự biến động mà chúng đem theo. Nhưng từ đầu quý 3 đến nay, sự tự tin đã tăng lên đáng kể, thể hiện bởi việc mọi người trở nên linh hoạt và khôn ngoan hơn khi thực hiện các giao dịch.” Tuy đã đề cập trước đó rằng bản thân không “nhìn thấy cơ hội dành cho M&A”, giám đốc Saleforce Marc Bernioff tháng này đã đồng ý mua ứng dụng chat dành cho văn phòng Slack trong thương vụ trị giá 27.7 tỷ đô. “Tôi nghĩ rằng, khi nhìn lại, tôi không thể ngờ rằng sẽ có một thương vụ sáp nhập nào diễn ra trong năm nay. Chúng ta đang ở giữa đại dịch…. và bất ngờ, Bret

30 YESNEWS

và Stewart cùng nói với tôi, nhất trí, chúng ta sẽ làm điều này” Ông Benioff nói, và đề cập tới chủ tịch Saleforce Bret Taylor và giám đốc Slack Steward Butterfield Những người giao dịch nói hoạt động được cải thiện trong nửa cuối năm là nhờ vào những liều vaccine đầy hứa hẹn sẽ đẩy lùi vi rút và sự vững chắc của nền chính trị được đảm bảo bởi tổng thống đắc cử Joe Biden. Anu Aiyengar, nhà đồng điều hành văn phòng M&A của JP Morgan Chase, nói rằng “ ngoài Covid, đây vẫn là một môi trường tốt cho những nhà giao dịch. Thị trường chứng khoán đang cao, lãi suất thấp cộng thêm các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán thì đang dốc hầu bao để phát triển” Peter Orszag, giám đốc điều hành bộ phận tư vấn tài chính của Lazard, cho biết: “Nếu bạn nói với tôi rằng chúng ta sẽ có một đại dịch và M&A toàn cầu sẽ vẫn ổn định so với năm ngoái, thì tôi sẽ rất ngạc nhiên.” Theo ước


tính từ Refinitiv, phí thu được từ hoạt động giao dịch toàn cầu giảm 5% xuống còn 30,4 tỷ USD. Một số thỏa thuận lớn nhất trong ba tháng cuối năm bao gồm thỏa thuận 44 tỷ đô la của S&P Global để mua lại tập đoàn phân tích IHS Markit, thương vụ mua lại 35 tỷ đô la của AMD đối với nhà sản xuất chip của Mỹ là Xilinx và tập đoàn dược phẩm AstraZeneca của Anh trị giá 39 tỷ đô la đối với tập đoàn công nghệ sinh học Alexion của Mỹ. Trong mỗi giao dịch này, bên mua lại sử dụng cổ phiếu của chính mình làm đơn vị tiền tệ chính, lấy lợi thế của thị trường chứng khoán tăng vọt. S&P Global và AMD, do giám đốc điều hành Lisa Su dẫn đầu, đang thanh toán hoàn toàn cho thương vụ của họ bằng chính cổ phiếu của mình,trong khi AstraZeneca đang trả khoảng ⅔ thương vụ bằng cổ phiếu và Saleforce đang trả hơn một nửa thỏa thuận cho Slack bằng cổ phiếu của chính mình. Stephan Feldgoise, đồng giám đốc M&A toàn cầu của Goldman Sachs, cho biết một số thương vụ đã được thúc đẩy bởi mong muốn đa dạng hóa danh mục đầu tư của các công ty. “sự cân bằng đã chuyển dịch từ việc doanh nghiệp nhìn nhận việc tăng quy mô, đa dạng hóa, cùng một bảng cân đối lớn hơn cũng quan trọng như những cơ hội phát triển” Mặc dù tổng số giao dịch tại Hoa Kỳ tăng lên, nhưng tổng giá trị giao dịch giảm 21% xuống 1.4 nghìn tỷ USD trong năm 2020. Ở chiều ngược lại, Châu Âu ghi nhận 34% tăng trưởng hoạt động, lên tới 989 tỷ đô và Châu Á đạt 15% tăng trưởng, chạm mốc 872 tỷ đô. “Lý do mà nhiều thương vụ được thực hiện trong năm nay,” Matthieu Pigasse, cộng sự tại chi nhánh Paris của hãng luật Centerview Partners cho biết, “đó là những công ty “nhà giàu”...đang tìm kiếm thêm những thương vụ phụ hoặc những công ty bị tàn phá do khủng hoảng.”

Các cố vấn cho biết họ kỳ vọng các giao dịch ở Châu Âu vẫn còn sôi nổi trong những tháng đầu năm sau, một phần là vì cổ phiếu của khu vực này đang tăng trưởng chậm lại. “Chúng tôi nhận thấy một số người mua đang dùng cổ phiếu của mình trong các giao dịch xuyên biên giới và tận dụng lợi thế của khoảng cách ngày càng gia tăng của tỷ lệ giá trên thu nhập của những công ty Hoa Kỳ so với Châu Âu” theo Cathal Deasy, giám đốc mảng M&A chi nhánh Châu Âu của Credit Suisse. “Chúng tôi hy vọng rằng xu hướng các công ty Mỹ sử dụng cổ phần của mình để thực hiện giao dịch mua lại các tập đoàn Châu Âu sẽ còn tiếp tục” Các chủ ngân hàng lớn mong muốn nhìn thấy các tập đoàn lớn như Philips của Hà Lan hay tập đoàn hàng tiêu dùng Unilever của Anh-Hà lan cắt bớt cổ phần của mình trong một số mảng kinh doanh vào nửa đầu năm 2021cũng sẽ giúp cho hoạt động mua bán-sáp nhập chung. Tuy nhiên, họ chia sẻ thêm rằng nếu thị trường đại chúng vẫn tiếp tục đổ thêm tiền vào một số loại tài sản, các nhà thầu sẽ rất khó để cạnh tranh với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. “Có một số quan điểm cho rằng thị trường đại chúng vẫn sẽ trả giá trên trời cho đa dạng, cụ thể là những tài sản lợi nhuận cao, có nghĩa rằng những quy trình bán hàng đang được theo dõi kép với một lựa chọn IPO” Alison Harding-Jones, giám đốc mảng M&A khu vực Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi của Citigroup. “Giá đang được thổi phồng vì có rất nhiều tiền được bơm vào thị trường và dường như điều này sẽ còn tiếp tục.” Người dịch

Đào Quang Khải

theo Financial Times

YESNEWS 31


4 NHÂN VẬT TRONG THÁNG

32 YESNEWS


YESNEWS 33


Đỗ Thành Đạt

Thành tích nổi bật: - Là sinh viên năm 2 chuyên ngành Kiểm toán và thành viên CLB Kiểm Toán t.FAC của trường Đại học Kinh tế quốc dân. - Là chủ nhân vòng nguyệt quế cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” tuần 3, tháng ba, quý III, năm 2018. Nhờ thành tích đó, Thành Đạt trở thành 1 trong 22 thí sinh Olympia được tuyển thẳng vào trường. - Tháng 12/2020, Đạt tham gia chương trình Siêu Trí Tuệ Việt Nam với thử thách Chòm sao trí thức và xuất sắc nhận được số điểm tuyệt đối 150 điểm, tự tin bước lên đỉnh vinh quang nhất. Đây được coi là một kỷ lục của chương trình. - Trong chương trình Siêu Trí Tuệ Việt Nam, Đạt chia sẻ về ước mơ trở thành một kiểm toán viên trong tương lai.

Đỗ Thành Đạt tại Olympia

34 YESNEWS


NHÀ “LEO NÚI” CỪ KHÔI HAY X-MAN SIÊU TRÍ TUỆ? PV: Chào cậu, cảm ơn cậu đã nhận lời mời phỏng vấn của YESNEWS, rất vui được gặp gỡ và trò chuyện cùng cậu. Mình xin chúc cậu có một năm mới nhiều sức khỏe và thành công. Theo mình được biết, cậu đang tham gia chương trình Siêu Trí Tuệ (STT), vậy cơ duyên hay động lực nào thôi thúc cậu tham gia cuộc thi này? ĐTĐ: Đầu tiên, mình đến với STT chủ yếu là vì niềm đam mê và những sở thích thường ngày của mình. Mình có những sở thích mang khuynh hướng liên quan đến hình học không gian. Đến khi được xem những tập đầu tiên của STT phiên bản thế giới, mình lập tức đã bị cuốn hút bởi chương trình này. Qua nhiều tập, mình nhận thấy chương trình này có khá nhiều thử thách liên quan đến hình học không gian mà mình có thể chinh phục được. Thời điểm STT Việt Nam mùa 1 bắt đầu được tổ chức, dù đã biết bản thân có khả năng tư duy về hình không gian, nhưng vì chưa thật sự tự tin về năng lực bản thân nên mình không đăng ký . Tuy nhiên, sau khi được xem màn thi đấu của các thí sinh STT mùa 1, mình đã được tiếp thêm động lực, khiến mình cảm thấy cần phải làm được điều gì đó trong mùa 2 nên mình đã quyết tâm đăng ký tham gia và đến với STT. PV: Cậu đã đạt điểm số tuyệt đối trong thử thách Chòm sao tri thức, một kết quả vô cùng ấn tượng. Vậy kể từ sau khoảnh khắc đó, cuộc sống của cậu có gì thay đổi không? ĐTĐ: Sau khi hoàn thành được thử thách, cuộc sống của mình có 2 điều thay đổi. Có nhiều người biết đến mình hơn, quan tâm đến mình hơn, mình cũng đã nhận được một vài dự án từ các cộng đồng liên quan đến hình học không gian và nhiều cơ hội rộng mở cho tương lai của mình. Mình rất vui vì điều này. Những cơ hội ấy không phải dễ dàng có được, vậy nên mình sẽ cố gắng nắm bắt chúng để có được nhiều trải nghiệm hơn, cũng là chuẩn bị hành trang vững chắc hơn cho mình trong hành trình chinh phục ước mơ tương lai. Dù vậy thì việc bị tập trung quá nhiều như vậy phần nào cũng khiến mình cảm thấy hơi áp lực, đôi khi cảm thấy không thoải mái cho lắm. Mình nghĩ là cái gì cũng có tính hai mặt của nó thôi. PV: Mình được biết định hướng của cậu là được trở thành một kiểm toán viên, trong khi những dự án mà cậu nhận được lại thuộc một lĩnh vực hoàn toàn khác, cậu có nghĩ những dự án này sẽ ảnh hưởng đến dự định tương lai của cậu không? ĐTĐ: Mình nghĩ là không. Vì thực tế mình thấy bản thân có thể cân bằng và duy trì hai việc này song song với nhau. Mặc dù năng lực về hình học không gian trên thực tế không thể cung cấp, hỗ trợ quá nhiều cho công việc kiểm toán. Nhưng nói vậy không có nghĩa là mình không yêu thích kiểm toán. Vì trước đây, bên cạnh việc đam mê hình học không gian thì khi được biết đến và tiếp cận với kiểm toán, mình cũng cảm thấy thích thú và rất muốn tìm hiểu thêm về nghề này. Vì vậy, bản thân mình sẽ cố gắng để phát triển song song cả hai yếu tố đó.

PV: Cậu đã nhận ra mình có khả năng tư duy hình học không gian từ khi nào? Và cậu đã làm gì để có thể duy trì và phát triển khả năng đó? ĐTĐ: Mình bắt đầu được tiếp cận với khái niệm hình học không gian, cụ thể là các khối hình hộp chữ nhật và hình lập phương vào năm lớp 5. Khi ấy mình đã nhận ra được rằng mình có khả năng tư duy về hình học không gian. Trước đấy, từ khi mình còn rất nhỏ, khoảng 2-3 tuổi, ngoài việc mình đã thuộc bảng cửu chương, mình cũng rất đam mê với các khối hình nên gia đình đã mua rất nhiều đồ chơi dạng mô hình để mình có thể lắp ghép. Bên cạnh đó, mình cũng đã được sống trong một môi trường tốt, giúp mình cải thiện được năng lực không gian này rất nhiều. Mẹ mình làm thợ may, trước khi may mẹ thường vẽ bản thiết kế trên giấy. Mình thường quan sát những bản thiết kế ấy và đi tìm chính xác bộ quần áo tương ứng. Đây chính là sở thích của mình trong những lúc rảnh và mình cũng duy trì được thói quen này khá lâu. Mình nghĩ việc này đã phần nào tác động, ảnh hưởng và giúp mình cải thiện khá nhiều khả năng này. PV: Cậu có nói cậu đã ghi nhớ bằng cách mã hóa các khối hình với các nhân vật hoạt hình, phương pháp này dựa trên cơ sở nào và tại sao cậu lại chọn phương pháp này? ĐTĐ: Các khối hình học trong đề bài là các khối ở dạng hình gần giống hình cầu. Mà 105 khối này nhìn qua cũng khá tương tự nhau nên không thể nào phân biệt và ghi nhớ một cách dễ dàng. Sau khi quan sát xong một khối, mình sẽ ngay lập tức khai triển khối đó trên mặt phẳng. Sau khi có được hình khai triển, mình sẽ ghi nhớ nó bằng cách mã hóa. Mình chuyển các hình ảnh ấy thành những hình ảnh mà mình thích hoặc ghét, 105 khối đa diện gắn với 105 nhân vật hoạt hình, sau đó mình sẽ lồng ghép các hình ảnh này vào một câu chuyện liên quan đến nhau và gắn nó trong hành trình ghi nhớ để có thể dễ dàng truy xuất và ghi nhớ một cách nhanh chóng và chính xác. PV: Đây là phương pháp do cậu tự nghĩ ra hay đã học được từ đâu thế nhỉ? ĐTĐ: Thực ra ban đầu mình không có khả năng ghi nhớ 105 khối này. Trước đấy mình có gặp được cố vấn khoa học của chương trình STT Việt Nam là anh Dương Anh Vũ. Sau khi gặp và được nói chuyện với anh, anh có chia sẻ với mình các cách luyện tập và trong khoảng thời gian ấy, mình cũng đã bắt đầu luyện tập về cách ghi nhớ hình ảnh của các khối đa diện. PV: Cậu có thể chia sẻ một chút bí kíp mà cậu đã học được từ anh ấy không? ĐTĐ: Đây là một cách ghi nhớ khá là truyền thống mà các tuyển thủ siêu trí nhớ thường sử dụng. Khi nhìn một vật, họ sẽ liên tưởng vật này đến một hình ảnh nào đó. Có hai loại hình ảnh đó là hình ảnh của thứ mình cực yêu thích hoặc

YESNEWS 35


cực ghét. Sau đó, mình cần tạo ra một câu chuyện có thể liên kết các hình ảnh ấy với nhau. Ví dụ, nhiều người sẽ mã hóa số 1 với hình ảnh của một cái kiếm, hay số 2 là hình ảnh của con vịt, hay số 3 là một cái cây. Sau đó biến nó thành một câu chuyện như số 213 là chuyện về một con vịt đang ngậm cây kiếm và chém vào cái cây. Khi đó, câu chuyện này sẽ dễ nhớ hơn nhiều, giúp mình ghi nhớ được những con số hay hình ảnh khô khan một cách nhanh chóng.

nối các điểm lại với nhau, vừa phải tưởng tượng xem đây là khối đa diện nào, sau đó phải so sánh nó với 105 khối mà mình đã ghi nhớ trước đó. Có quá nhiều công việc phải làm trong một thời gian ngắn khiến mình sợ sẽ gặp sai sót trong quá trình truy xuất hình ảnh và so sánh các khối hình với nhau. Những điều này đều có thể khiến mình đưa ra một kết luận sai. Chính vì thế, mình cảm thấy đây là một thử thách khá khó.

PV: Trong thời buổi hiện nay, việc ghi nhớ thông tin rất quan trọng. Mình thấy việc cậu có một khả năng ghi nhớ rất tốt như vậy sẽ là một lợi thế rất lớn bổ trợ cho cậu trong việc học và tiếp nhận thông tin đúng không? ĐTĐ: Mình nghĩ việc ghi nhớ này so với việc ghi nhớ về học thuật là hai mảng khá khác nhau. Mình chủ yếu áp dụng được khả năng này trong việc ghi nhớ sơ đồ tư duy, bằng cách sau khi học xong, mình sẽ hệ thống lại kiến thức theo sơ đồ tư duy và ghi nhớ nó theo phương pháp mà mình vừa chia sẻ một cách chính xác để đến lúc thi mình sẽ truy xuất kiến thức được dễ dàng hơn.

PV: Dù vậy cậu cũng đã hoàn thành phần thi rất xuất sắc. Chúc mừng cậu. Vậy trong quá trình tham gia cuộc thi này, cậu có gặp phải áp lực nào không? Về mặt áp lực trước khi tham gia chương trình thì mình nghĩ là không, bởi vì mình đến đây với một tâm thế khá thoải mái. Với bất cứ thử thách nào, mình cũng sẽ cố gắng hết sức để hoàn thành chứ không quan tâm đến những vấn đề về sau như điểm số. Còn sau khi nắm giữ được kỷ lục về điểm số là 150 điểm, mình gặp áp lực nhiều hơn bởi có rất nhiều người tìm đến thách đấu với mình, khiến mình phải cẩn trọng cũng như tập trung nhiều hơn. Tuy nhiên, đây cũng là một động lực giúp mình cố gắng hơn để phát triển bản thân cũng như vượt qua được những điều đó.

PV: Trước khi biết đến và quyết định theo học ngành kiểm toán, cậu đã từng có ước mơ nào liên quan và có thể tận dụng được hết khả năng về hình học của mình chưa? ĐTĐ: Trước khi biết đến kiểm toán, mình cũng từng phân vân trước hai hướng, đó là học y hoặc thiết kế, và mình đã nghiêng về ngành thiết kế, như là làm kỹ sư nhiều hơn. Vì thực tế mà nói, mình cảm thấy ngành này có thể tận dụng rất nhiều năng lực của mình. Tuy nhiên, có một lý do mà đến giờ mình vẫn cảm thấy khá buồn cười, đó là vì mình vẽ không đẹp, chính vì thế mình đã không theo học thiết kế. Mình cảm thấy khá nuối tiếc nhưng cũng rất may mắn khi mình đã tìm được niềm đam mê mới là kiểm toán. PV: Vậy sở thích hàng ngày của cậu là gì? ĐTĐ: Ngoài việc thích quan sát và phân tích hình ảnh trong không gian ba chiều, mình cũng rất thích nghe nhạc hay xem phim trên Netflix. Mình thường xem một bộ phim trong 2-3 ngày, và đôi khi mình còn có thể thâu đêm để xem hết một bộ phim luôn. PV: Vậy cậu có thường theo dõi các chương trình truyền hình không, ngoài STT? ĐTĐ: Mình có xem khá nhiều chương trình truyền hình như Đường lên đỉnh Olympia, Ai là triệu phú. Đây là hai trong những chương trình về học thuật mà mình rất thích. Ngoài ra, mình cũng có xem một số chương trình mang tính chất giải trí như Người ấy là ai?, Giọng ải giọng ai, Nhanh như chớp,… để có thể thư giãn đầu óc. PV: Quay trở lại với chương trình STT, khi tham gia thử thách Chòm sao tri thức, cậu khiến người xem không khỏi kinh ngạc vì họ tưởng như đây là một thử thách bất khả thi, và còn khiến MC Trấn Thành gọi cậu là X-Man. Cậu cảm thấy sao về thử thách này? ĐTĐ: Đối với mình, đây là một thử thách khó, nhưng không hẳn là bất khả thi. Tại thời điểm đứng trên sân khấu, mình không có quá nhiều thời gian, độ tự tin của mình cũng không được cao lắm. Mình đã nghĩ tỉ lệ thành công của mình chỉ có 80% vì có rất nhiều sai số xuất hiện trên màn hình. Trong quá trình thực hiện thử thách, mình vừa phải

36 YESNEWS

PV: Vào khoảnh khắc giám khảo công bố cậu đạt được 150 điểm, cậu có cảm xúc như thế nào? Hãy miêu tả bằng một từ chính các nhất nhé. ĐTĐ: Nếu như phải miêu tả cảm xúc khi ấy trong một từ, mình sẽ chọn từ “hạnh phúc”. Khi ấy, mình thực sự vô cùng bất ngờ vì bản thân đạt được một điểm số cao như vậy. Một điểm số lần đầu tiên xuất hiện tại chương trình. Bên cạnh bất ngờ và hạnh phúc, mình cũng cảm thấy vô cùng tự hào về những gì mà mình đã làm được. PV: Trong bất cứ một công việc nào ai cũng sẽ có lúc cảm thấy khó khăn và muốn từ bỏ. Vậy cậu đã trải qua cảm giác đó chưa? Nếu có thì cậu có thể chia sẻ cách cậu vượt qua nó được không? ĐTĐ: Giai đoạn mình gặp khó khăn phải nói đến quá trình tham gia STT, trên dưới 10 lần mình có ý định từ bỏ việc tham gia chương trình vì cảm thấy áp lực giữa việc vừa phải chuẩn bị tham gia cuộc thi, vừa phải cân bằng thời gian cho việc học cũng như tham gia câu lạc bộ. Những lần mình muốn từ bỏ là những lần mình chưa thực hiện được thử thách hoặc có một thời gian mình cảm thấy năng lực của mình không còn được phát triển nữa. Những lúc đó, mình luôn dành 1-2 ngày để suy nghĩ về những vấn đề mình đang gặp phải, liệt kê các giải pháp thích hợp cho vấn đề. Mình nghĩ rằng cần phải bình tĩnh thì mới có thể giải quyết và cân bằng được bản thân với công việc. từ đó có thể vượt qua các áp lực, sự từ bỏ đang nhen nhóm trong bản thân mình. PV: Mình thấy rằng để quản lý được công việc thì cần có cách quản lý thời gian rất tốt. Cậu có thể chia sẻ cho mình biết về cách quản lý thời gian của cậu được không? ĐTĐ: Về cách quản lý thời gian, mình sẽ chia thời gian ra làm hai loại, đó là thời gian dài hạn và thời gian ngắn hạn. Khoảng thời gian dài hạn với mình là vài năm hoặc vài tháng. Và vì là dài hạn nên chắc chắn sẽ có những kế hoạch phải thay đổi bởi trong tương lai sẽ có nhiều việc diễn ra mà mình không thể lường trước được. Còn trong ngắn hạn,


mình sẽ chia các mốc thời gian chi tiết đối với từng ngày. Mình nghĩ việc quản lý thời gian như vậy rất khoa học và cũng phần nào đó dễ dàng kiểm soát bản thân hơn khi mình tự đặt ra cho bản thân những deadline nhỏ trong ngày. Như buổi sáng mình sẽ chia ra làm 2 khung giờ, khung giờ thứ nhất là khoảng thời gian mình dành để làm những việc cá nhân như đi ăn sáng hoặc chuẩn bị bài vở. Khung giờ thứ hai là khung giờ thực hiện những công việc cố định hàng ngày mình phải làm. Ví dụ như sáng phải dậy để đi học, học bài hôm trước hoặc chạy deadline. Mình nghĩ mọi người đều nên lập một thời gian biểu chi tiết theo từng khung giờ cho một ngày. Bên cạnh việc giúp mình quản lý thời gian tốt hơn, nó cũng sẽ giúp mình đánh giá quá trình làm việc trong một ngày của mình có hiệu quả hay không nữa. PV: Người gây ảnh hưởng nhất đến cậu là ai? ĐTĐ: Người gây ảnh hưởng nhiều nhất với mình có lẽ là gia đình, cụ thể là mẹ mình. Như đã chia sẻ, mẹ mình làm nghề may, nên việc mình được tiếp xúc với hình không gian hay phát triển khả năng tư duy không gian đều xuất phát từ những bản thiết kế của mẹ, mặc dù ngày ấy mọi người không biết được đó chính là tư duy không gian. Khi lớn lên, mỗi khi mình cảm thấy căng thẳng trong công việc cũng như trong cuộc sống, đều có mẹ và gia đình luôn đứng đằng sau động viên. Đây cũng là nguồn động lực rất lớn, giúp mình luôn cố gắng hết sức để vượt qua những thử thách mà mình gặp phải. PV: Bình thường cậu được nhận xét là một người như thế nào nhỉ? ĐTĐ: Thực ra mà nói, mình thấy bản thân là một người bình thường thôi. Trên lớp, mình là một người rất hay nói và đôi khi cũng tấu hài rất nhiều cho các bạn. Những việc như tư duy không gian chỉ diễn ra trong suy nghĩ chứ mình cũng không thể hiện nó ra bên ngoài, thế nên các bạn sẽ thấy mình cũng như bao người khác chứ không có gì đặc biệt lắm đâu.

PV: Cậu có ước mơ trở thành kiểm toán viên trong tương lai, vậy định hướng học tập và phát triển bản thân của cậu trên con đường trở thành kiểm toán viên là gì? ĐTĐ: Sau khi được thỏa mãn đam mê với STT mình cũng cần quay trở lại với việc học. Mục tiêu đầu tiên mà mình hướng đến là có được chứng chỉ IELTS. Sau khi có IELTS, mình dự định sẽ thi các chứng chỉ nghề nghiệp của ngành kế kiểm, đặc biệt là ACCA. Ngoài ra, mình cũng muốn học thêm một ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh, như tiếng Trung hay tiếng Pháp để có thể làm đa dạng, phong phú vốn ngôn ngữ của bản thân, ngoài ra còn giúp bổ trợ khá nhiều cho công việc sau này. Một mục tiêu xa hơn nữa của mình chính là được trở thành nhân viên của Big4 trong lĩnh vực kiểm toán. PV: Rất cảm ơn cậu đã dành thời gian chia sẻ những điều hết sức chân thực và thú vị. Chúc cậu sẽ gặp được nhiều thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống! ĐTĐ: Mình cũng xin chúc YES và YESNEWS ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành công! Được gặp gỡ và trò chuyện cùng Đỗ Thành Đạt - chàng trai tài năng trong Olympia 2020 - người đã thiết lập kỷ lục khi sở hữu số điểm tuyệt đối 150 đầu tiên tại Siêu trí tuệ Việt Nam mùa 2 là niềm vinh dự của chuyên mục NVTT trong số báo lần này. Báo YESNEWS nói riêng và CLB YES nói chung xin chúc Đạt sẽ gặt hái được nhiều thành quả trong cuộc sống và có một thời gian vui vẻ bên gia đình trong kỳ nghỉ Tết Tân Sửu sắp tới. Hi vọng sẽ được đồng hành cùng nhóm RM5S nhiều hơn trong tương lai!

Phỏng vấn: Nguyễn Thu, Hương Giang Viết bài: Hương Giang, Thanh Nhàn

YESNEWS 37


38 YESNEWS


Quản lí bản tin Phòng Công Tác Chính Trị và Quản Lý Sinh Viên ĐH KTQD Chịu trách nhiệm bản tin Đoàn trường ĐH KTQD Cố vấn nội dung Phòng Quản Lý Khoa Học ĐH KTQD Thực hiện nội dung, biên tập và phát hành CLB Sinh viên Nghiên cứu Khoa học ĐH KTQD Tổng Biên tập: Lê Thu Hiền Biên tập: Huyền Trân,Thanh Đăng,Thu Hiền, Quang Khải, Bảo Ân Nội dung: Huyền Trân, Thanh Đăng, Phong Thu, Quang Khải, Thảo Anh, Anh Trà, Nguyễn Thu, Ngọc Vĩnh, Hương Giang, Thanh Nhàn, Ngọc Diệp Thiết kế và trình bày: Minh Nghĩa Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Địa chỉ: Phòng 121 – nhà 11 KTX ĐH KTQD Fanpage: www.facebook.com/baoyesnews Issuu: issuu.com/yesnews4 Email: yesnews.neu@gmail.com YESNEWS 39


YESNEWS ĐỊA CHỈ: PHÒNG 121 - NHÀ 11 KTX ĐH KTQD FANPAGE: WWW.FACEBOOK.COM/BAOYESNEWS ISSUU: ISSUU.COM/YESNEWS4 EMAIL: YESNEWS.NEU@GMAIL.COM


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.