L ầu 2, Nhà B, 116 Nguyễn Đình Chiểu, P.Đa Kao, Q. 1, TP HCM
Văn phòng Hà Nội:
Điện thoại: 0243.7713699
Tầng 3, nhà A7, 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội
Phòng Quảng cáo:
Quảng cáo: 028.62777616
Email: nghia@thuysanvietnam.com.vn
Giấy phép xuất bản: 69/GP-BTTT
ISSN: 0866-8043
Nơi in: In tại Công ty TNHH MTV Lê Quang Lộc (TP HCM)
Giá bán: 50.000đ - Giá PDF: 10.000đ
Thư tòa soạn
Thưa quý vị bạn đọc,
Năm 2025, nền Báo chí Cách mạng trang trọng kỷ niệm 100 năm Ngày
Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) trong bối cảnh cả dân tộc đang bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, thịnh vượng.
Trải qua 100 năm xây dựng và trưởng thành, nền Báo chí Cách mạng Việt
Nam đã phát triển vượt bậc về mọi mặt, cả về số lượng cơ quan báo chí, chất lượng chương trình nội dung ấn phẩm, làm chủ công nghệ truyền thông hiện
đại. Nhiều cơ quan báo chí phát triển thành cơ quan báo chí đa phương tiện
ngang tầm khu vực và thế giới. Đội ngũ người làm báo cách mạng ngày càng
lớn mạnh, vững vàng về bản lĩnh chính trị, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, gương mẫu về đạo đức nghề nghiệp, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.
Đối với ngành thủy sản nói riêng, trước những cơ hội và thách thức của kỷ nguyên số, báo chí là kênh truyền thông đại chúng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh ngành đang hướng đến mục tiêu minh bạch, trách nhiệm, bền vững và hội nhập.
Mức độ phủ sóng rộng khắp và nhanh nhạy trong thông tin, báo chí đã chuyển tải những thông tin mới nhất về khoa học, kỹ thuật, giúp người nông dân bắt kịp thời đại. Với tính chất đa chiều, báo chí kịp thời kiểm chứng những nguồn thông tin phức tạp và bất lợi, giúp bà con yên tâm sản xuất, ổn định thị trường.
Bênh cạnh đó, báo chí cũng là diễn đàn để người nông dân có thể phát biểu tâm tư, nguyện vọng, kết nối hiệu quả Nhà nước - nhà sản xuấtdoanh nghiệp - người tiêu dùng. Từ đó, góp phần định hình chiến lược phát triển trong tình hình mới.
“Báo chí Cách mạng Việt Nam - Dấu ấn xuyên thế kỷ” sẽ là chủ đề chính của Tạp chí Thủy sản Việt Nam phát hành trong tháng 06. Trên số báo này, Tạp chí sẽ cùng quý bạn đọc nhìn lại chặng đường tròn một thế kỷ Báo chí Cách mạng kiên trung, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Ngoài ra, Tạp chí Thủy sản Việt Nam số 06 còn cung cấp thông tin về tình hình sản xuất, thị trường thủy sản trong và ngoài nước; thức ăn dinh dưỡng; những mô hình nuôi trồng hiệu quả; cách phòng, chống dịch bệnh thủy sản; cùng các hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp.
Trân trọng! Ban Biên tập
bờ của các tàu cá
Cách mạng
Việt Nam và dòng chảy của lịch sử
Với điểm mốc là tờ Thanh Niên (do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng
lập) ra số đầu tiên vào ngày
21/6/1925, Báo chí Cách mạng ra
đời như một tất yếu lịch sử. Trải
qua 100 năm xây dựng và trưởng
thành, nền Báo chí Cách mạng
Việt Nam đã phát triển vượt bậc
về mọi mặt, cả về số lượng cơ
quan báo chí, chất lượng chương
trình nội dung ấn phẩm, làm chủ
công nghệ truyền thông hiện đại.
Nhiều cơ quan báo chí phát triển
thành cơ quan báo chí đa phương
tiện ngang tầm khu vực và thế
giới. Đội ngũ người làm báo cách
mạng ngày càng lớn mạnh, vững
vàng về bản lĩnh chính trị, giỏi
chuyên môn nghiệp vụ, gương mẫu về đạo đức nghề nghiệp, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.
“Kỷ nguyên mới cũng đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với báo chí cách mạng, đòi hỏi báo chí
cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng
dân tộc, xứng tầm với nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại” - Tổng Bí thư Tô Lâm
“Nhà báo” và “chiến sĩ”
Một thế kỷ trước, khi đất nước chìm trong ách đô hộ của thực dân Pháp, phong trào yêu nước diễn ra mạnh mẽ nhưng
còn rời rạc, thiếu lý luận và tổ chức, Báo chí Cách mạng, mà
đi đầu là tờ “Thanh Niên” ra đời như một sợi dây kết nối những
tư tưởng lớn một cách khoa học. Sau đó, đã có hàng loạt tờ báo khác cũng ra đời với lý tưởng gieo mầm lý tưởng cách
mạng trong lòng quần chúng nhân dân như Tạp chí Cộng sản, báo Lao Động, Dân Cày, Tiến Lên, Giác Ngộ. Dù không
được hoạt động công khai, nhưng sức lan tỏa đến nhân dân
là rất lớn, bất kể tầng lớp. Đó là nền tảng để Đảng Cộng sản
Việt Nam ra đời vào năm 1930. Người dân đã tiếp tục ủng hộ
những bài báo đấu tranh chống sưu cao thuế nặng, đòi quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống dân sinh. Để có tổng khởi nghĩa năm 1945, báo chí cách mạng tiếp tục giữ vai trò then chốt để giữ lửa cho quần chúng. Một năm sau, khi phong trào toàn quốc kháng chiến sục sôi, báo chí đã chính thức chuyển mình sang vai trò “cầm súng”. Khi đó, Cứu Quốc, Sự Thật, Phụ Nữ Việt Nam... là kênh kết nối giữa Đảng và nhân dân, giữa hậu phương và tiền tuyến. Những tấm gương chiến đấu, những tội ác của giặc Pháp đều được thông tin. Đó là thời điểm mà những cây bút cũng là những người
phóng sự đã để lại dấu ấn lớn qua các tên tuổi như Thép Mới, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi… Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã đặt dấu chấm hết cho sự hiện diện của Pháp tại Việt Nam, nhưng kẻ thù mới bên kia Thái Bình Dương đã xuất hiện, với âm mưu chia cắt nước ta một lần nữa. Trong khi báo chí ở miền Bắc vừa đóng góp cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội qua việc cổ vũ phong trào thi đua sản xuất, thì tại miền Nam, báo chí là phương tiện ủng hộ cách mạng miền Nam, lên án chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Một lần nữa, các nhà báo phải hoạt động bí mật để duy trì tiếng nói của Đảng, phản bác luận điệu xuyên tạc, tâm lý chiến của chính quyền tay sai. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cũng là giai đoạn phóng sự chiến trường và ký sự báo chí đã phát triển rực rỡ. Nhiều nhà báo – chiến sĩ đã có mặt ở những mặt trận ác liệt nhất để ghi lại hình ảnh sống động, chân thực về lòng quả cảm của các chiến sĩ giải phóng, sự ngột ngạt dưới ách đô hộ của cái gọi là “Chính quyền Cộng hòa”, “dân chủ”. Nếu cách mạng ở miền Nam hoạt động theo tôn chỉ bí mật, gọn nhẹ, linh hoạt như các chiến sĩ biệt động, thì Báo chí Cách mạng ở đây cũng hoạt động theo cách tương tự. Có thể kể đến cơ quan ngôn luận của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam – tờ Giải Phóng, đã tuyên truyền đường lối kháng chiến,
vận động quần chúng, tổ chức lực lượng và phản bác chiến tranh tâm lý của kẻ thù. Bằng sự sáng tạo và can đảm, những nhà báo miền Nam đã vượt qua mọi hiểm nguy để đưa tiếng nói của nhân dân đến với từng từng căn cứ cách mạng. Gần như trong giai đoạn này, ranh giới giữa khái niệm “nhà báo” và “chiến sĩ” bị biến mất. Bởi lẽ, báo chí chính là một phần của cuộc kháng chiến chống Mỹ, mang theo tinh thần và lý tưởng. Đã có nhiều nhà báo hy sinh, để lại những tác phẩm còn đang dang dở.
Đồng hành cùng đất nước ra biển lớn Sau ngày thống nhất, đất nước phải đối mặt với vô vàn khó
khăn. Trong bối cảnh ấy, Báo chí Cách mạng có sứ mệnh góp phần hàn gắn vết thương, khơi dậy tinh thần đoàn kết và cổ vũ phong trào thi đua xây dựng đất nước.
Theo đó, nền Báo chí Cách mạng tiếp tục làm sứ mệnh của mình: Một mặt truyền đạt chủ trương, đường lối của Đảng đến nhân dân một cách nhanh chóng, kịp thời, mặt khác phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân trở lại tổ chức. Đó chính là sức mạnh xuyên suốt của báo chí cho đến ngày nay, trong thời chiến lẫn thời bình để củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Đặc biệt, một trong những nhiệm vụ tối quan trọng của báo chí là đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng – chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh – trước mọi âm mưu “diễn
Ảnh: Bảo tàng
Báo chí
Việt Nam
“Báo chí cần tiếp tục xây dựng, củng cố và nâng tầm một thế hệ nhà báo tương lai “bút sắc - lòng trong - tâm sáng”, thấm nhuần tinh thần phụng sự đất nước, phụng sự nhân dân”, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa.
biến hòa bình”, xuyên tạc lịch sử dù Bắc – Nam đã về chung một nhà. Hàng nghìn bài viết, chương trình truyền thông đã góp phần củng cố lý tưởng, gìn giữ bản sắc cách mạng, đặc
biệt trong giới trẻ – chủ nhân tương lai của đất nước. Báo chí thời kỳ này không chỉ phản ánh công cuộc tái thiết từ hai miền, mà còn có nhiệm vụ định hình tư tưởng, tuyên truyền về lý tưởng xã hội chủ nghĩa, nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong việc xây dựng cuộc sống mới, chống lại những biểu hiện tiêu cực, phản động và bảo vệ thành quả cách mạng. Trong thời kỳ đổi mới, với tinh thần “phục vụ nhân dân, lấy nhân dân làm trung tâm”, báo chí cách mạng Việt Nam luôn đồng hành cùng quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Báo chí không chỉ tuyên truyền thành tựu, mà còn phản ánh những bất cập, đấu tranh với tiêu cực, quan liêu, bảo vệ lẽ phải và công lý.
Cũng trong những năm đó, đội ngũ nhà báo, phóng viên nói chung đã có sự trưởng thành vượt bậc về cả chuyên môn lẫn bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp. Những loạt bài điều tra, phóng sự xã hội sắc sảo, có chiều sâu đã khẳng định vai trò giám sát xã hội của báo chí trong thời kỳ phát triển mới. Nhiều vụ việc tiêu cực, tham nhũng, vi phạm đạo đức công vụ, lạm quyền, sai phạm trong quản lý... đã được báo chí dũng cảm phanh phui, làm sạch bộ máy.
Ngoài các phóng sự điều tra, những phản biện xã hội có trách nhiệm đã ngày càng khẳng định vị trí “cầu nối giữa dân và chính quyền”, “diễn đàn của nhân dân” trong xã hội hiện đại.
Bên cạnh nhiệm vụ chính trị, báo chí còn là nơi lan tỏa cái đẹp, nâng cao đời sống tinh thần xã hội. Thông qua hàng vạn câu chuyện đời thường, những tấm gương người tốt – việc tốt, các chương trình nhân đạo, từ thiện, các chiến dịch truyền thông về bảo vệ môi trường, gìn giữ văn hóa truyền thống…, Báo chí Cách mạng đã tô đậm giá trị nhân văn, lòng yêu nước
và niềm tin vào cái thiện trong mỗi con người Việt Nam. Đặc biệt trong các giai đoạn khó khăn như thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế, báo chí không chỉ đưa tin, mà còn là lực lượng tuyến đầu định hướng tinh thần, lan tỏa sự đoàn kết, kêu gọi sẻ chia – đúng với bản chất “cách mạng” từ trong cốt lõi.
Trong thời kỳ hội nhập, Báo chí Cách mạng đã góp phần xây dựng hình ảnh một Việt Nam hòa bình, phát triển, giàu truyền thống văn hóa và có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, tiếp tục nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Bên cạnh đó, trước những vấn đề chính trị phức tạp, báo chí cũng giữ vai trò tuyên truyền khéo léo, kiên định lập trường của Việt Nam, phản bác lại những luận điệu xuyên tạc từ các thế lực thù địch.
Cũng trong thời kỳ này, Báo chí Cách mạng đã góp phần tuyên truyền chủ trương, chính sách hội nhập, giúp người dân hiểu và đồng hành với các hiệp định thương mại, mở cửa thị trường, cải cách thể chế. Từ đó, tạo ra những “công dân toàn cầu”, tiếp cận kho tri thức khổng lồ của nhân loại để đưa đất nước đi lên vượt bậc khi thế giới ngày càng “phẳng” và đa văn hóa.
Nhiệm vụ trong thời đại mới
Trong thời đại của khoa học kỹ thuật, truyền thông đa phương tiện, mạng xã hội, Báo chí Cách mạng tiếp tục nhận thêm những nhiệm vụ mới. Đó vừa là cơ hội, vừa là thách thức
buộc nền báo chí phải chuyển mình trong cách tiếp cận dư luận và đương nhiên phải mang theo hằng số bất biến – bản chất cách mạng và tinh thần chính trị vững vàng. Thứ nhất, Báo chí Cách mạng cần tếp tục giữ vững vai trò định hướng thông tin và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và Nhà nước, đặc biệt trong bối cảnh thông tin nhiễu loạn như hiện nay. Mạng xã hội là nơi bất kỳ ai có thể phát tán, chia sẻ những nội dung chưa được kiểm duyệt. Từ đó, báo chí có vai trò xác
minh sự thật, cung cấp thông tin chính xác nhất khi vẫn còn
không ít các phần tử chống phá muốn làm xói mòn niềm tin của người dân vào chính quyền. Có thể ví báo chí như một “giàn lọc” không gian thông tin bằng sự trung thực và khách quan.
Thứ hai, công nghệ cũng là một yếu tố quan trọng. Hàng
chục năm về trước, báo giấy là sản phẩm đến tay người dân
qua bưu điện, sạp báo. Giờ đây, chỉ cần mở điện thoại lên là
người dân đã có thể đọc báo thông qua những nền tảng số. Đó là thách thức, buộc báo chí truyền thống phải đổi mới mạnh
mẽ từ hình thức lẫn nội dung để tiếp cận với bạn đọc là những
người trẻ được sinh ra trong thời kỳ công nghệ phát triển.
Thứ ba, bất kỳ ai cũng nhận thấy sự phát triển của trí tuệ nhân tạo đang mạnh mẽ ra sao. Đó là cơ hội để cho các nhà
báo xử lý tin bài nhanh hơn và phát hiện xu hướng dư luận.
Đương nhiên, AI cũng đang được các đối tượng xấu sử dụng triệt để để đưa thông tin thất thiệt. Đó là lý do vì sao các phóng
viên, biên tập viên trong thời đại mới cần sử dụng AI như một vũ khí mới nhằm đáp ứng nhiệm vụ chính trị.
Thứ tư, khi mọi người đã được kết nối với nhau dễ dàng hơn bao giờ hết, báo chí cũng có thể lắng nghe được tiếng nói của nhân dân một cách dễ dàng, phát hiện sớm những bức xúc để mang đến các cấp chính quyền nhằm xử lý vấn đề kịp thời. Đó cũng là cơ hội để báo chí gần dân hơn, nhưng những gì các thế hệ trước đã làm. Có thể nói, Báo chí Cách mạng Việt Nam trong thời đại công nghệ số vừa đứng trước cơ hội lẫn thách thức. Để hoàn thành tốt vai trò của mình, mỗi cá nhân nhà báo, phóng viên cần đổi mới tư duy, thành thạo ứng dụng công nghệ để làm chủ không gian truyền thông số, đồng thời giữ vững bản chất cách mạng, trung thành với sứ mệnh phục vụ nhân dân. Đó chính là con đường để Báo chí Cách mạng tiếp tục phát triển bền vững trong kỷ nguyên số.
Đông Phong
Ảnh: Hoàng Hà
Nhà báo kiệt xuất Hồ Chí Minh
với nông nghiệp, nông thôn
Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà báo vĩ đại, người đặt nền móng và phát triển Báo
chí Cách mạng Việt Nam. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình,
mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh không có những tác phẩm chuyên biệt về nông
nghiệp, nhưng thông qua những bài nói, bài viết có thể thấy sự quan tâm rất
lớn của Người tới nông nghiệp Việt Nam, coi nông nghiệp là ngành sản xuất thiết yếu trong phát triển kinh tế đất nước.
Nhà báo vĩ đại
Chỉ còn ít ngày nữa là tròn 100 năm nền
Báo chí Cách mạng Việt Nam. Những người làm báo nước ta trân trọng tưởng nhớ và
tri ân Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người không
chỉ là lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc ta, mà còn là nhà báo lỗi lạc đã đặt nền móng
cho nền Báo chí Cách mạng Việt Nam, khởi đầu là số báo Thanh Niên, ra mắt ngày
21/6/1925 tại Quảng Châu (Trung Quốc).
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của
mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết hơn 2.000 bài báo, bằng nhiều thứ tiếng, nhiều thể loại; gần 300 bài thơ, hơn 500 trang truyện và ký, với hàng trăm bút danh khác nhau. Người đã từng làm mọi việc của nghề báo, từ viết bài, sửa bài, biên tập, tổ chức in ấn, phát hành, đến tổ chức, lãnh đạo và chỉ đạo việc làm báo. Chủ tịch Hồ Chí Minh làm báo với mục đích cao cả là phục vụ cách mạng, nhân dân và đất nước. Người luôn coi trọng sử dụng báo chí như một vũ khí đấu tranh sắc
bén, là một phương tiện hữu hiệu để tuyên truyền, giác ngộ và vận động quần chúng. Văn phong báo chí và phong cách làm báo độc đáo của Người luôn hướng tới việc làm sao cho bài viết sinh động, hấp dẫn, dễ hiểu,
Lấy nông nghiệp làm gốc
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh không có những tác phẩm chuyên biệt về nông nghiệp, nhưng thông qua những bài nói, bài viết có thể thấy sự quan tâm rất lớn của Người tới nông nghiệp Việt Nam, coi nông nghiệp là ngành sản xuất thiết yếu trong phát triển kinh tế đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”.
Trên hành trình tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành nhiều công sức nghiên cứu lý luận và thực tiễn nông nghiệp, nông dân và nông thôn nhiều quốc gia, đặc biệt là một số quốc gia châu Á, nhằm tham chiếu, giải quyết những vấn đề của cách mạng Việt Nam.
Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Người đã tập trung phê phán chính sách áp bức, bóc lột của phong kiến và thực dân; mô tả tình cảnh của nông dân Việt Nam; xác định tầm quan trọng và phương thức thực hiện “ruộng đất cho dân cày”; mối quan hệ giữa nhiệm vụ ruộng đất cho dân cày và nhiệm vụ giải phóng dân tộc; phát triển nông nghiệp ở hậu phương/vùng căn cứ/vùng giải phóng,… Tư tưởng, tình cảm, sự quan tâm của Người với nông dân còn thể hiện trong nhiều bài viết về nông dân, nông nghiệp, bài nói chuyện khi đi thăm các địa phương. Các bài báo khen chê, biểu dương thành tích, phê bình những việc làm chưa tốt, đặc biệt là những bài báo phản biện những kinh nghiệm, kiến thức về nông nghiệp mà Người học hỏi được trong các chuyến đi thăm trong nước, nước ngoài, hoặc qua sách, báo, đài,...
Khơi dậy nghề nuôi thủy sản
Không dừng ở việc chỉ đạo, quan tâm, mà chính Người cũng dành thời gian tham gia vào công việc của nhà nông. Trong kháng chiến chống Pháp, công việc bận rộn, lại phải di chuyển chỗ ở liên tục, tuy nhiên, Người vẫn luôn kêu gọi cán bộ, nhân viên trong cơ quan làm vườn, trồng rau.
Kháng chiến thắng lợi, trở về Thủ đô Hà Nội, Người vẫn có thú vui làm vườn, nuôi cá. Người đã cho cải tạo vườn, ao trong Phủ Chủ
tịch để trồng cây ăn quả, trồng rau, nuôi cá.
Ao cá trong Phủ Chủ tịch với diện tích khoảng
3.700 m2, năng suất đã từ 1 tấn/ha, tăng lên
6,5 tấn trong một năm. Người thường nhắc nhở cho giống “Ao cá nhà Bác” để các nơi nuôi cá cải thiện đời sống.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân. Trong di chúc của mình, Người đã viết “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. Thực hiện lời căn dặn của Người, ngày 15/11/1978, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Bộ Hải sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường), Bộ Nông nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) và Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh (nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh) đã phát động phong trào “Ao cá Bác Hồ”, lấy ao cá của Bác ở Phủ Chủ tịch làm kiểu mẫu, rồi từ đó phát động thi
đua rộng khắp cả nước để thực hiện. Sau cuộc phát động, cá giống từ ao cá trong khu Phủ Chủ tịch đã được gửi cho nhiều địa phương như Thái Bình, Thanh Hóa,…
Trên khắp cả nước từ Bắc tới Nam, từ miền núi tới đồng bằng, nhiều hợp tác xã đã đầu tư hàng vạn ngày công cải tạo ao tù, đồng cớm thành khu “Ruộng cả ao liền” nhằm phát huy tiềm năng mặt nước phong phú trên khắp đất nước. Phong trào này đã thu hút được đông đảo các địa phương trong cả nước tham gia và gặt hái được những thành công lớn. Từ khi phát động phong trào (giữa tháng 11/1978) đến hết tháng 3/1979, cả nước có 594 “Ao cá Bác Hồ” với tổng diện tích mặt nước là 391,5 ha tại 18 tỉnh, thành phố với
120 huyện, thị xã, khu phố, trong đó có 394 điểm của Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, 70 điểm của lực lượng vũ trang, 89 điểm của cơ quan, xí nghiệp, trường học, 41 điểm của trạm trại, nông trường.
Đáng chú ý, từ phong trào xây dựng “Ao cá Bác Hồ”, phương pháp nuôi tiên tiến và những kinh nghiệm hay của nhân dân đã bắt đầu được đưa vào ứng dụng. Theo đó, ngành Thủy sản đặt ra yêu cầu củng cố tốt các cơ sở giống hiện có nhất là các cơ sở giống để phục vụ cho việc phát triển phong trào xây dựng “Ao cá Bác Hồ” và nghiên cứu để phát triển thêm những cơ sở cần thiết khác. “Từ những năm đầu 1990, phong trào “Ao cá Bác Hồ” đã “hóa thân” vào những đề án, chương trình phát triển để có được ngành nuôi trồng phát triển như ngày nay, góp sức cho thành công của những chương trình xóa đói giảm nghèo, các hoạt động thả cá tái tạo nguồn lợi”, TS Tạ Quang Ngọc, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thủy sản chia sẻ.
Rõ ràng, phong trào xây dựng “Ao cá Bác Hồ” đã đặt nền móng cho sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản nước ta theo chiều sâu, gắn hiệu quả kinh tế với tăng năng suất. Đất nước ta - dải đất hình chữ S, được thiên nhiên ưu đãi “tam sơn, tứ hải, nhất phần điền”. Vì vậy, cần tận dụng tốt những nguồn lực này để phát triển nuôi trồng thủy sản, giúp đem lại nguồn lợi lớn, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm phong phú cho người dân mà còn giúp Việt Nam khẳng định vị thế trên trường quốc tế.
Tháng 5/2025, Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của thủy sản
Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam trong tháng
5/2025 ước đạt 4,11 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tháng 5, xuất
khẩu toàn ngành nông, lâm, thủy sản đạt
6,28 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch 5 tháng
đầu năm lên 28,04 tỷ USD, tăng 15,1%.
Trong toàn ngành nông nghiệp, thủy sản tiếp tục là một trong những nhóm hàng xuất
khẩu chủ lực với mức tăng trưởng tích cực. Các doanh nghiệp đã tận dụng tốt cơ hội thị trường và ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do để đẩy mạnh xuất khẩu. Xét theo khu vực, châu Á vẫn là thị trường lớn nhất, chiếm 42% tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, tiếp theo là châu Mỹ (23%) và châu Âu (16,1%). Trong đó, xuất khẩu sang châu Âu tăng mạnh nhất với 46,8%. Các thị trường châu Phi và châu Đại Dương tuy chiếm thị phần nhỏ, nhưng tốc độ tăng trưởng lần lượt đạt 94,1% và 4,6%. Ba thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay là Hoa Kỳ (chiếm 20,5%), Trung Quốc (17,3%) và Nhật Bản (7,3%).
Trong đó, giá trị xuất khẩu sang Nhật Bản tăng mạnh 25,9%, Hoa Kỳ tăng 14,1%, trong khi Trung Quốc giảm nhẹ 0,2%.
Doanh nghiệp thủy sản chủ động chuyển dịch thị trường
Trước rủi ro từ chính sách thuế của Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đang chủ động tái cơ cấu thị trường xuất khẩu theo hướng đa dạng hóa và tăng cường chế biến sâu. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu sang các thị trường thuộc Hiệp định CPTPP như Nhật Bản, Canada và Mexico trong tháng 5 đạt 224 triệu USD (tăng 7,9%), nâng tổng kim ngạch 5 tháng lên hơn 1,15 tỷ USD (tăng 24,3%). Trung Quốc và Hong Kong cũng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh, đạt gần 185 triệu USD trong tháng 5 và hơn 900 triệu USD trong 5 tháng đầu năm, tương ứng tăng 22,3% và 48,6%. Điều này cho thấy hiệu quả của chiến lược tập trung vào các thị trường có nhu cầu ổn định và phù hợp với năng lực sản xuất của Việt Nam. Các doanh nghiệp đang tích cực đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chế biến sâu như cá viên, cá hộp,
collagen… nhằm khai thác các phân khúc thị trường ngách và xu hướng tiêu dùng hiện đại. Từ nay đến tháng 7 – thời điểm Hoa Kỳ công bố mức thuế chính thức – hoạt động xuất khẩu sang thị trường này sẽ được điều chỉnh thận trọng. Ngành cần tận dụng tối đa các FTA và được hỗ trợ chính sách tín dụng, logistics, chế biến để nâng cao năng lực cạnh tranh và ứng phó với các biến động thương mại.
Cơ hội gỡ “thẻ vàng” IUU trong
năm 2025
Sau gần 8 năm triển khai, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả trong nỗ lực gỡ cảnh báo “thẻ vàng” IUU của Ủy ban châu Âu (EC), nhưng vẫn còn tồn tại những vi phạm. Từ đầu năm 2025, đã có 9 tàu cá cùng 36 ngư dân Việt Nam bị bắt giữ tại vùng biển Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Trước tình hình này, EC đã lùi lịch thanh tra lần 5, yêu cầu Việt Nam báo cáo tiến độ trước 15/9. Tổng vụ các vấn đề về Biển và Hải sản Ủy ban châu Âu (DG-MARE) yêu cầu Việt Nam tập trung xử lý các vi phạm tàu cá vượt ranh giới, ngắt kết nối VMS, truy xuất nguồn gốc chưa đầy đủ, hạ tầng bảo quản yếu kém. Nếu khắc phục tốt, đoàn thanh tra có thể sang Việt Nam cuối năm 2025 – mở ra cơ hội gỡ thẻ vàng và duy trì đà phục hồi xuất khẩu. Bộ Nông nghiệp và Môi trường xác định 4 nhiệm vụ trọng tâm: quản lý đội tàu, kiểm soát tàu cá, truy xuất nguồn gốc và xử lý vi phạm. Trong đó, biên phòng, cảng cá và chính quyền địa phương đóng vai trò then chốt. Gỡ “thẻ vàng” IUU không chỉ giúp giữ vững thị trường EU mà còn bảo vệ uy tín thủy sản Việt Nam toàn cầu.
Thái Bình
Chủ động bảo vệ thủy sản nuôi khi nắng nóng
Trước diễn biến thời tiết nắng nóng gay gắt, có nơi lên tới 40°C, các hộ nuôi trồng thủy sản tại Thái Bình đang chủ động triển khai nhiều giải pháp bảo vệ vật nuôi. Ghi nhận tại các xã Thụy Trường, Vân Trường, người dân căng bạt, che lưới chống nắng, tăng mực nước ao, sử dụng máy quạt nước, bổ sung bèo tấm, bèo tây nhằm giảm nhiệt và cung cấp ôxy cho ao nuôi. Theo Chi cục Biển và Thủy sản, toàn tỉnh hiện có hơn 15.000 ha nuôi trồng thủy sản. Thời tiết trong tháng 6 - 7 được dự báo tiếp tục nắng nóng xen kẽ mưa giông, gây biến động lớn về nhiệt độ, độ mặn, độ kiềm trong ao nuôi, ảnh hưởng đến sức khỏe thủy sản. Để hạn chế thiệt hại, ngành nông nghiệp tỉnh đã hướng dẫn các hộ nuôi duy trì mực nước ổn định, cấp nước mới vào ao theo dạng phun mưa vào lúc trời mát, xi phông đáy ao thường xuyên và bổ sung vôi bột, Vitamin C vào khẩu phần ăn. Với lồng nuôi trên biển, các cơ quan chức năng khuyến cáo giảm thả giống mới, tăng thông thoáng mặt nước, đặt lồng cao cách đáy 1,5 – 2 m. Việc chủ động chống nóng sẽ giúp người nuôi thủy sản giảm thiểu rủi ro và duy trì hiệu quả sản xuất.
Khánh Hòa
Siết chặt kiểm soát tôm hùm giống nhập lậu
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Khánh Hòa, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Môi trường đã tăng cường phối hợp với các đơn vị chuyên môn, địa phương và cơ quan chức năng nhằm ngăn chặn tình trạng nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống. Từ đầu năm đến nay, ngành chức năng đã kiểm tra, giám sát 179 lô tôm hùm giống nhập khẩu chính ngạch với tổng số hơn 30,6 triệu con; đồng thời kiểm dịch 54.328 con tôm giống đưa ra khỏi tỉnh. Bên cạnh đó, lực lượng chức năng đã xử lý 10 trường hợp ương dưỡng, vận chuyển tôm hùm giống có dấu hiệu vi phạm với tổng số hơn 756.000 con không rõ nguồn gốc. Trước tình trạng này, Sở Nông nghiệp và Môi trường kiến nghị UBND tỉnh tiếp tục
Tăng kết nối nông sản Việt
- Mỹ
Từ ngày 1 - 7/6, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức
Duy dẫn đầu đoàn gần 50 cơ quan, doanh nghiệp, hiệp hội ngành nông nghiệp Việt Nam thăm và làm việc tại Mỹ. Chuyến công tác diễn ra tại các bang Iowa, Ohio và Washington D.C, nhằm thúc đẩy thương mại nông, lâm, thủy sản và hướng đến cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước. Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, Việt Nam và Mỹ có thế mạnh bổ trợ nhau về nông nghiệp, không cạnh tranh trực tiếp. Mục tiêu của chuyến thăm là thúc đẩy hợp tác sâu hơn trong chuỗi cung ứng, đồng thời tìm kiếm cơ hội nhập khẩu nguyên liệu chăn nuôi, phân bón, thịt, thủy sản nước lạnh, gỗ nguyên liệu và thiết bị nông nghiệp từ Mỹ. Doanh nghiệp Việt Nam kỳ vọng không chỉ mua hàng mà còn tiếp nhận công nghệ, giải pháp cải thiện chuỗi giá trị nông sản. Trong khi đó, nông sản Việt Nam như trái cây, gia vị, thủy sản, đồ gỗ đang ngày càng
được ưa chuộng tại Mỹ. Chuyến thăm góp phần củng cố Đối tác Chiến
lược Toàn diện Việt - Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
các biện pháp kiểm soát tôm giống không rõ nguồn gốc theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Đồng thời, cần đẩy mạnh tuyên truyền, kiểm tra và xử lý nhằm
đảm bảo chất lượng con giống, bảo vệ sản xuất nuôi trồng thủy sản an toàn, bền vững trên địa bàn.
Bình Định
Người nuôi tôm lao đao vì thời tiết bất thường
Thời tiết nắng mưa bất thường đang gây nhiều khó khăn cho người nuôi tôm nước lợ tại huyện Tuy Phước (Bình Định) – địa phương có diện tích nuôi tôm lớn nhất tỉnh. Ghi nhận cho thấy, một số hộ nuôi bị thiệt hại nặng do tôm mắc bệnh từ môi trường. Tính đến cuối tháng 5, toàn huyện đã có 15 ha tôm bị bệnh, nằm trong tổng số 23 ha tôm thẻ chân trắng nhiễm bệnh do môi trường trên toàn tỉnh. Nguyên nhân chính được xác định là do thời tiết lạnh kéo dài đầu năm, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn làm giảm sức đề kháng của tôm. Ngoài ra, một số hộ nuôi còn sử dụng nguồn nước chưa được xử lý triệt để. Chi cục Thủy sản đã tiến hành quan trắc môi trường định kỳ, đưa ra khuyến cáo kịp thời. Khuyến cáo, duy trì mực nước ao trên 1,5 m, tăng cường sục khí, giảm lượng thức ăn trong nắng nóng và bổ sung dưỡng chất cho tôm. Cần hạn chế lấy nước trực tiếp vào ao,
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy làm việc với các doanh nghiệp nông nghiệp bang Ohio Ảnh: Đoàn đàm phán
tăng cường giám sát, xử lý kịp thời dịch bệnh để giảm thiệt hại trong mùa vụ nhiều rủi ro năm nay.
Bến Tre Xử phạt 900 triệu đồng do khai thác thủy sản trái phép
UBND tỉnh Bến Tre vừa ra quyết định xử phạt hành chính ông L.V.P (41 tuổi, ngụ huyện Giồng Trôm) số tiền 900 triệu đồng do hành vi khai thác thủy sản tại vùng biển nước ngoài mà không có giấy phép. Ngoài ra, ông P còn phải chi trả toàn bộ chi phí đưa ngư dân bị nước ngoài bắt giữ trở về, cùng các khoản chi phí liên quan khác. Quyết định nêu rõ, nếu quá thời hạn không tự nguyện chấp hành, ông P sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định pháp luật. Mỗi ngày chậm nộp phạt sẽ bị tính thêm 0,05% lãi trên số tiền chưa nộp. Theo Công an tỉnh Bến Tre, việc xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm là một trong những biện pháp nhằm góp phần gỡ “thẻ vàng” IUU mà Ủy ban châu Âu áp dụng với thủy sản Việt Nam.
Kiên Giang Đẩy mạnh phát triển nuôi biển quanh đảo, ven bờ
Nuôi biển đang trở thành hướng đi bền vững tại Kiên Giang trong bối cảnh nguồn
lợi thủy sản khai thác ngày càng suy giảm. Các mô hình nuôi cá bớp, cá mú, vẹm xanh quanh đảo và ven biển đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Toàn huyện Kiên Lương hiện có 171 hộ nuôi cá lồng bè với khoảng 1.263 lồng; xã Nam Du (huyện Kiên Hải) có 91 hộ nuôi với 454 lồng cá. Sản lượng cá xuất bán trung bình mỗi năm tại Nam Du đạt từ 700 - 1.000 tấn. Giá cá bớp hiện duy trì ở mức cao, từ 170.000200.000 đồng/kg, giúp người nuôi có lãi ổn định. Ngoài ra, vẹm xanh cũng đang được mở rộng nuôi tại các cửa biển nhờ chi phí thấp, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên. Tỉnh Kiên Giang đã phê duyệt Đề án nuôi biển bền vững đến năm 2030, đặt mục tiêu phát triển 14.000 lồng, trong đó có 6.600 lồng công nghệ cao. Đến nay, 5 doanh nghiệp đã được chấp thuận đầu tư gần 3.000 ha nuôi biển, với tổng vốn gần 1.200 tỷ đồng. Việc phát triển nghề nuôi biển được xác định là một trong những giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo sinh kế, ứng phó biến đổi khí hậu và hướng tới tăng trưởng thủy sản bền vững.
Xuất khẩu thủy sản bứt phá
mạnh mẽ
Tháng 4/2025, xuất khẩu thủy sản Ấn Độ
tăng 17,81%, đạt 580 triệu USD, khẳng định vai trò là nhà sản xuất thủy sản lớn thứ tư
toàn cầu. Trong năm tài chính 2024-25, Ấn
Độ xuất khẩu 1,685 triệu tấn thủy sản, tăng
hơn 60% so với cùng kỳ, mang về 7,2 tỷ USD. Dù Mỹ – thị trường lớn nhất có kế hoạch tăng thuế, xuất khẩu vẫn duy trì đà tăng trưởng ấn tượng. Ấn Độ hiện xuất khẩu thủy sản tới 130 quốc gia (so với 105 năm 2015), với tôm đông lạnh chiếm hơn 66% tổng kim ngạch. Mỹ và
Trung Quốc là hai thị trường tiêu thụ chủ lực. Chính sách phát triển toàn diện ngành thủy sản (PMMSY), với đầu tư hơn 20.000 crore rupee, đã nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng và hạ tầng chuỗi lạnh. Mục tiêu của Ấn
Độ là đạt kim ngạch xuất khẩu thủy sản 18 tỷ
USD vào năm 2030, tiếp tục hành trình vươn lên trở thành cường quốc thủy sản thế giới.
Trung Quốc Sắp bàn giao tàu nuôi cá hồi đầu tiên trên thế giới
Trung Quốc sẽ bàn giao tàu nuôi cá hồi biển sâu đầu tiên trên thế giới mang tên Su Hai 1 vào tháng 6 tới, đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược giảm phụ thuộc thủy sản nhập khẩu. Tàu dài gần 250 mét, trị giá 600 triệu nhân dân tệ (83,6 triệu USD), có công suất nuôi tới 8.000 tấn cá hồi mỗi năm. Điểm nổi bật của Su Hai 1 là khả năng di chuyển linh hoạt, tránh được thời tiết xấu và tảo độc, cùng hệ thống chế biến tích hợp giúp cung cấp cá hồi tươi chỉ trong 24 giờ. Dự kiến hoạt động tại biển Hoàng Hải từ mùa thu năm nay, tàu sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu cá hồi ngày càng tăng của Trung Quốc - quốc gia hiện vẫn nhập khẩu hơn 80% sản lượng. Đây là bước đi chiến lược trong kế hoạch xây dựng trung tâm sản xuất cá biển, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Nga Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản chế biến sâu
Ảnh: Oanh Thảo
phẩm chế biến sâu như fillet, thịt xay, bít tết và đồ hộp. Theo ông Ilya Shestakov, Trưởng Cơ quan Thủy sản Nga, hiện nước này đã xuất khẩu thủy sản tới hơn 90 quốc gia và đang hướng tới các thị trường tiềm năng tại Mỹ Latinh, châu Phi, châu Á và Trung Đông. Mục tiêu chiến lược là nâng cao giá trị xuất khẩu bằng cách tái cơ cấu sản xuất, ưu tiên phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Tuy nhiên, quá trình này đang gặp nhiều thách thức từ lệnh trừng phạt, rào cản thuế tại các quốc gia BRICS và khó khăn trong thanh toán quốc
tế. Hiệp hội Các nhà sản xuất thủy sản Nga
đang lên kế hoạch đàm phán giảm thuế với Ấn Độ, Brazil và Trung Quốc nhằm tháo gỡ khó khăn. Năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Nga đạt khoảng 1,9 triệu tấn, tương đương 4,7 tỷ USD, giảm so với mức 2,5 triệu tấn và 5,8 tỷ USD của năm trước.
Mỹ
Cảnh báo thu hồi hàu đông lạnh nhiễm
norovirus từ
Hàn Quốc
Ngày 22/5/2025, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phát đi cảnh báo khẩn, yêu cầu người tiêu dùng tuyệt đối không sử dụng hàu đông lạnh do công ty Khee Trading (California) phân phối. Sản phẩm có mã lô B250130, thu hoạch ngày 30/1/2025 tại vùng số 1, Hàn Quốc và chế biến tại Tongyeong-si bởi nhà máy JBR KR15-SP, bị nghi nhiễm norovirus – nguyên nhân gây tiêu chảy cấp nguy hiểm. Lô hàu này đã được phân phối rộng rãi tại nhiều bang như California, Texas, Washington, Utah... Trước
CON SỐ & SỰ KIỆN
28,04 TỶ USD
Là tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 5 tháng đầu năm 2025, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 4,11 tỷ USD.
828,2 NGHÌN TẤN
đó, FDA từng cảnh báo về nguy cơ tương tự đối với một lô hàu khác cùng ngày thu hoạch từ nhà chế biến khác ở Hàn Quốc. Cơ quan y tế bang California xác nhận đã ghi nhận các ca nhiễm norovirus liên quan đến lô hàng này. FDA hiện đang tiếp tục điều tra và cam kết cập nhật thông tin kịp thời để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Ecuador Thúc đẩy nuôi tôm bền vững nhờ đổi mới dinh dưỡng
Ngành tôm Ecuador đang bứt phá mạnh mẽ nhờ đổi mới dinh dưỡng – trọng tâm của chương trình đào tạo SustainED lần thứ hai, do Đối tác Tôm bền vững (SSP) phối hợp cùng Phòng Thương mại Nuôi trồng thủy sản quốc gia Ecuador (CNA) tổ chức tại Guayaquil ngày 22/5. Sự kiện thu hút gần 150 chuyên gia và lãnh đạo ngành, tăng 25% so với năm trước. Các phiên thảo luận tập trung vào chiến lược, công nghệ và nghiên cứu thực tiễn nhằm tối ưu hóa sử dụng thức ăn, cắt giảm chi phí và giảm thiểu tác động môi trường. Chủ tịch CNA, ông José Antonio Camposano, nhấn mạnh: “Nâng cao chuẩn mực nuôi giúp nâng tầm giá trị và sức cạnh tranh của toàn ngành.” Đại diện SSP khẳng định, dinh dưỡng chính là chìa khóa cho sự phát triển bền vững của ngành tôm, với những giải pháp hiệu quả đã sẵn sàng để triển khai.
140 QUỐC GIA
Là số quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu sản phẩm cá tra của Việt Nam. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc đang là 2 thị trường nhập khẩu nhiều nhất sản phẩm này.
103% Là tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu tôm sang thị trường Trung Quốc và Hồng Kông trong 4 tháng đầu năm nay, đạt 389 triệu USD. Ấn
Nga đang tích cực mở
Là sản lượng thủy sản tháng 5/2025, tăng 3,4%. Trong đó: Sản lượng khai thác ước đạt 373,0 nghìn tấn, tăng 1,8%; Sản lượng nuôi trồng ước đạt 455,2 nghìn tấn, tăng 4,7%.
Tuấn Minh
INTERVIEW
TS. Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Thủy sản Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường
Giữ ngọn lửa nghề giữa “biển lớn” thông tin
Sứ mệnh Báo chí Cách mạng trong thời đại mới
Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/2025), Tạp chí Thủy sản Việt Nam có cuộc phỏng vấn với TS. Nguyễn Việt Thắng - Chủ tịch Hội Thủy sản Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường về vai trò của báo chí trong sự nghiệp phát triển đất nước và kỳ vọng đổi mới của Tạp chí nhằm bắt nhịp thời đại, lan tỏa tiếng nói ngành thủy sản ngày càng sâu rộng.
Phóng viên: Ông đánh giá như thế nào về vai trò của Báo chí Cách mạng Việt Nam trong suốt tròn một thế kỷ đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, thưa ông? TS. Nguyễn Việt Thắng: Nhìn lại lịch sử, có thể khẳng định rằng Báo chí Cách mạng Việt Nam không chỉ đồng hành mà còn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, báo chí đã trở thành công cụ sắc
bén trong việc tuyên truyền tư tưởng yêu nước, khơi dậy tinh thần dân tộc và tập hợp lực lượng cho các phong trào đấu tranh giành độc lập. Các bậc lãnh đạo tiền bối của Đảng và Nhà
nước như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư
Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Bí thư Lê Duẩn, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh… đều từng là những nhà báo cách mạng ưu tú, gắn bó sâu sắc với nghề báo.
Đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh – người sáng lập Báo Thanh Niên và đồng thời là người khai sinh nền Báo chí Cách mạng Việt Nam – đã đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển bền lâu của nền báo chí nước nhà.
Điều này cho thấy báo chí không chỉ là công cụ tuyên truyền mà còn là diễn đàn ươm mầm
tư tưởng, góp phần hình thành và định hướng
đường lối cách mạng của Đảng và dân tộc.
Ngày nay, báo chí tiếp tục giữ vai trò nòng cốt trong công tác thông tin, định hướng dư luận xã hội, phản biện chính sách và là cầu nối quan trọng giữa Đảng, Nhà nước với nhân
dân. Trong bối cảnh đất nước không ngừng phát triển và hội nhập sâu rộng, báo chí còn
đảm nhiệm sứ mệnh lớn lao trong việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh Việt Nam – một đất
nước hòa bình, năng động, giàu bản sắc –
đến với bạn bè quốc tế.
Phóng viên: Theo ông, trong bối cảnh hiện nay, ngành báo chí cần làm gì để tiếp tục giữ vững vai trò là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và là cầu nối với nhân dân?
TS. Nguyễn Việt Thắng: Báo chí phải luôn đi đầu, luôn đổi mới để thích ứng với thời đại. Trong thời kỳ bùng nổ công nghệ, mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, vai trò định hướng và phản biện của báo chí càng quan trọng. Tuy nhiên, để làm được điều đó, báo chí cần bảo đảm tính chính xác, kịp thời, khách quan và đặc biệt là bản lĩnh chính trị vững vàng.
Tôi cho rằng, Báo chí Cách mạng cần tiếp tục phát huy vai trò tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước một cách sáng tạo, dễ hiểu, dễ tiếp cận với người dân. Đồng thời, cần phản ánh trung thực đời sống xã hội, trở thành tiếng nói của nhân dân, đặc biệt là các nhóm yếu thế, người dân vùng sâu vùng xa, ngư dân, nông dân và cộng đồng doanh nghiệp trong ngành thủy sản – những lực lượng giữ vai trò quan trọng nhưng không phải lúc nào cũng nhận được sự quan tâm xứng đáng trên truyền thông.
Ngoài ra, báo chí cần chủ động phát hiện những vấn đề còn bất cập trong chính sách, phản ánh tiếng nói từ cơ sở để kịp thời điều chỉnh, từ đó góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Phóng viên: Với tư cách là Chủ tịch Hội Thủy sản Việt Nam – Cơ quan chủ quản của Tạp chí Thủy sản Việt Nam, ông đánh giá ra sao về vai trò và trách nhiệm của Tạp chí trong suốt thời gian qua đối với ngành thủy sản?
TS. Nguyễn Việt Thắng: Tạp chí Thủy sản Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Hội Thủy sản Việt Nam, đồng thời là một trong những
tạp chí chuyên ngành có bề dày truyền thống và uy tín trong lĩnh vực thủy sản. Suốt nhiều năm qua, Tạp chí đã khẳng định được vị thế là kênh thông tin chuyên sâu, thiết thực và đáng tin cậy đối với cộng đồng người nuôi trồng, khai thác, chế biến và xuất khẩu thủy sản trên cả nước.
Tạp chí không chỉ làm tốt vai trò phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, cập nhật thông tin thị trường, chuyển tải kịp thời các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước, mà còn tích cực phản ánh những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn sản xuất – kinh doanh, từ đó góp phần thúc đẩy quá trình đề xuất giải pháp, kiến nghị chính sách phù hợp để tháo gỡ. Có thể nói, Tạp chí đã có những đóng góp thiết thực trong việc nâng cao trình độ sản xuất, tăng cường sự kết nối trong cộng đồng nghề cá, đồng hành cùng người dân từ vùng nuôi trồng nước ngọt, nước lợ đến các khu vực miền núi, ven biển, hải đảo xa xôi và cả những ngư dân đang ngày đêm bám biển.
Phóng viên: Trong quá trình phát triển, Tạp chí chắc hẳn đã trải qua không ít khó khăn, thử thách. Là người lãnh đạo Hội, ông có thể chia sẻ những định hướng và kỳ vọng dành cho Tạp chí trong thời gian tới? TS. Nguyễn Việt Thắng: Tôi cho rằng, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong thời kỳ chuyển đổi số và hội nhập sâu rộng, Tạp chí Thủy sản Việt Nam cần tiếp tục đổi mới toàn diện, từ nội dung đến hình thức thể hiện. Trước mắt, ưu tiên hàng đầu là đẩy mạnh phát triển nền tảng số, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Tạp chí điện tử, qua đó giúp thông tin được cập nhật nhanh chóng, lan tỏa rộng rãi hơn. Ngành thủy sản có rất nhiều vấn
đề thời sự, cần được phản ánh kịp thời, sâu sắc – điều mà một ấn phẩm in phát hành theo kỳ chưa thể đáp ứng đầy đủ. Bên cạnh đó, công tác phát triển đội ngũ làm báo cũng cần được đặt lên hàng đầu. Chúng tôi kỳ vọng xây dựng một lực lượng vừa có kỹ năng làm báo chuyên nghiệp, vừa am hiểu sâu sắc lĩnh vực thủy sản, đồng thời có bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp vững vàng. Hội cũng đặc biệt coi trọng mạng lưới cộng tác viên – bao gồm các nhà khoa học, chuyên gia, người dân và doanh nghiệp trong ngành – để tiếng nói của Tạp chí luôn sát thực tiễn, phản ánh “đúng và trúng” hơi thở cuộc sống. Với những định hướng đó, chúng tôi đặt mục tiêu xây dựng Tạp chí Thủy sản Việt Nam trở thành một kênh thông tin thiết yếu, mang tính phản biện và lan tỏa cao, đồng hành cùng sự nghiệp phát triển bền vững của ngành thủy sản nước ta trong giai đoạn mới.
Phóng viên: Nhân dịp Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, ông có đôi lời chia sẻ và nhắn gửi gì đến đội ngũ những người làm báo của Tạp chí Thủy sản Việt Nam nói riêng, cũng như những người làm báo cả nước nói chung?
TS. Nguyễn Việt Thắng: Tôi xin gửi đến toàn thể những người làm báo lời chúc sức khỏe, trí tuệ và bản lĩnh. Nghề báo là nghề rất vất vả, đòi hỏi sự dấn thân, tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao. Trong bối cảnh hiện nay, báo chí càng cần giữ được lòng tin của bạn đọc thông qua sự chuẩn xác, khách quan, nhân văn trong từng bài viết.
Riêng với những người làm báo trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, thủy sản – tôi cho rằng đây là một lĩnh vực tuy âm thầm nhưng lại vô cùng quan trọng. Những cây bút ở tuyến đầu này chính là cầu nối giữa chính sách và thực tiễn, giữa tri thức và người dân.
Tôi mong các anh, chị, em tiếp tục giữ vững ngọn lửa nghề, đồng hành với người nông dân, ngư dân, để mỗi bài báo thực sự trở thành một hành động góp phần xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững, một ngành thủy sản hiện đại và nhân văn.
Trân trọng cảm ơn ông!
“Ngày
nay, báo chí giữ vai trò nòng cốt trong thông tin, định hướng dư luận, phản biện chính sách, đồng thời giới thiệu hình ảnh Việt Nam hòa bình, năng động,
giàu bản sắc đến bạn bè quốc
Kết duyênGiữ lửa
với nghề làm báo
Báo chí Cách mạng Việt Nam đã
tròn 100 tuổi. Còn với riêng tôi,
tính ra cũng đã có 25 năm tròn
chính thức sống với nghề làm
báo. 25 năm, một khoảng thời
gian cũng tạm gọi là đủ để làm
một đúc kết nho nhỏ cho những
trải nghiệm từ đam mê đến dấn
thân và nếm trải những buồn vui
của cái nghề vốn được gọi là “Ăn
chực, nói leo” này.
Nghề báo đã chọn tôi
Có thể nói như vậy, bởi cái nghề tôi được đào tạo chính quy 4 năm ở đại học chẳng hề dính dáng gì đến nghề báo. Còn nếu nói về năng khiếu thì lại càng xa vời hơn khi trong suốt bậc học phổ thông tôi chưa bao giờ được thầy cô đánh giá cao về năng khiếu môn văn.
Bởi vậy, nên khi hay tin tôi đi làm báo, cả gia đình, thầy cô, bạn bè, ai cũng bất ngờ và “sốc nặng”. Cái duyên làm báo của tôi có lẽ cũng khá đặc biệt, khi nó không đến từ sự đam mê, mà đến từ… sự phân công của lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng.
Vậy đó. Từ việc tập tành viết bản tin đầu tiên cho Báo Nông nghiệp Việt Nam vào năm 1993, tôi dần dà đam mê nghiệp viết lách lúc nào không hay. Duyên đã có, nhưng “ngày lành, tháng tốt” thì vẫn chưa đến, nên ròng rã suốt 7 năm sau đó tôi vẫn chưa thể chính thức kết duyên với nghề báo. Mãi đến đầu năm 2000 tôi mới được nhận vào làm phóng viên thử việc của Báo Sóc Trăng. Giai đoạn thử việc ở Báo Sóc Trăng cũng không quá khó đối với tôi, bởi so với những người vào cùng thời điểm, ít nhiều tôi cũng có cái gọi là “kinh nghiệm” từ 7 năm làm cộng tác viên. Và cũng rất may, khi một lần nữa nghề báo lại chọn tôi chuyên viết về nông nghiệp, một lĩnh vực mà tôi có nhiều lợi thế, nên tôi hòa nhập rất nhanh với công việc mới, môi trường mới. Bước chân tôi bắt đầu in dấu trên khắp đồng lúa, vườn cây ăn trái, vuông tôm
và những cánh rừng ngập mặn chạy dài suốt 72 km bờ biển của tỉnh. Những tác phẩm cứ thế lần lượt ra đời như một tất yếu của quá trình: đi, gặp, trò chuyện, chiêm nghiệm và viết. Danh hiệu “Nhà báo nông dân” do đồng nghiệp và nông dân trong tỉnh “phong tặng” cho tôi cũng ra đời từ đây. Thú thật là tôi cũng rất thích với “danh hiệu” này, bởi ít nhiều nó cũng cho thấy, tôi đã được độc giả thừa nhận là một cây bút chuyên về nông nghiệp. Hơn nữa, khi nhìn kỹ lại thì tôi cũng có cái gì đó na ná mấy anh “Hai lúa” ở dưới quê.
Khó - Dễ và Sướng - Khổ Nói vậy thôi, chứ giai đoạn đầu làm báo chuyên nghiệp là không hề dễ dàng chút nào đối với một người không qua đào tạo chuyên môn báo chí như tôi. Việc tìm kiếm, chọn lọc thông đã khó, việc thể hiện thành tin, bài để được đăng lại càng khó khăn hơn, nên con đường duy nhất để trụ được với nghề là phải nỗ lực vừa làm, vừa học. Bên cạnh việc học hỏi những người đi trước, tìm đọc những bài báo cũ ở toàn soạn… tôi còn tự học thêm từ các cơ quan báo chí lớn, như: Tuổi trẻ, Thanh niên, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV)… Có thể tóm tắt quy trình tự học của tôi như thế này: buổi trưa nghe bản tin của VOV, buổi tối xem bản tin thời sự của VTV và sáng sớm hôn sau đọc báo Tuổi trẻ và Thanh niên với cùng một nội dung. Cách học này vừa giúp tôi có thêm tư duy chọn lọc thông
tin, vừa giúp hình thành khả năng thể hiện tin, bài một cách mạch lạc, logic.
Thời đó, viết báo Xuân đối với phóng viên mới vào nghề luôn là nổi ám ảnh và tôi cũng không là ngoại lệ. Vì vậy, tôi quyết định “tầm sư học viết báo Xuân” từ những đàn anh ở Văn phòng đại diện các tờ báo lớn tại Cần
Thơ. Thời gian học rất chóng vánh, vì các anh không hề giảng giải nhiều mà chỉ truyền cho tôi khẩu quyết: “Báo xuân = Đúc kết + Chiêm nghiệm + Dự tính/dự báo (hoặc dự đề xuất, kiến nghị)”. Đối với một người chuyên viết về nông nghiệp, một yêu cầu cũng hết sức quan trọng là phải có vốn kiến thức về nghề nông và sự hiểu biết về nông dân. Mặc dù có những năm tháng làm khuyến nông, nhưng với tôi, chừng đó là chưa đủ, nên mỗi khi được phân công dự đưa tin các hội thảo, hội nghị chuyên về nông nghiệp, tôi đều lắng nghe xuyên suốt như chính những người trong cuộc. Cứ thế, cùng với sự hướng dẫn, dìu dắt của các anh biên tập, tay nghề viết lách của tôi từng bước được hoàn thiện và bắt đầu có “số má” trong làng báo của tỉnh.
Cuộc sống không có gì là bất biến và với tôi, cái nghề làm báo cũng vậy. Đã có thời điểm tưởng chừng như tôi đã phải mãi mãi “dừng cuộc chơi”, mãi mãi từ bỏ đam mê làm báo mà mình đeo đuổi hàng chục năm trời. Nhưng rồi một lần nữa, cơ duyên lại đến, nghề báo lại kéo tôi trở về với đam mê, về với đại gia đình Tạp chí Thủy sản Việt Nam. Hợp đồng mới lại được ký. Và lần này, tuy đề tài chỉ gói gọn trong lĩnh vực thủy sản, nhưng phạm vi hoạt động lại lớn hơn, bao trùm khắp 13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL. Với một người ham thích đi nhiều, đi xa như tôi thì không có hạnh phúc nào bằng.
Hành trình viết lại đam mê
Duyên nợ của tôi với Tạp chí Thủy sản Việt Nam đến rất nhanh chóng, chỉ sau cú điện thoại của anh Sáu Nghệ và cái gật đầu của anh Dương Xuân Hùng – Tổng Biên tập Tạp chí Thủy sản Việt Nam lúc bấy giờ. Hành trình
đam mê chính thức được viết lại bằng chuỗi ngày độc hành qua những cung đường thủy sản miền Tây. Những vùng nuôi mới, những con người mới, những bến cảng mới… cùng những thăng trầm của ngành thủy sản miền
Tây đều đặn xuất hiện trên các trang, mục của Tạp chí Thủy sản Việt Nam và ấn phẩm
Con Tôm trong suốt gần 10 năm qua không chỉ là cái duyên của tôi với tạp chí mà còn là sự tri ân của tôi với những người đã đưa tôi
trở lại với đam mê, như anh Sáu Nghệ, anh
Dương Xuân Hùng.
Hành trình viết lại đam mê cùng Tạp chí
Thủy sản Việt Nam giúp tôi có thêm những
trải nghiệm quý báu, những kỷ niệm khó quên trong đời làm báo của mình. Không nói đâu xa, cuối năm 2023, từ Sóc Trăng, tôi đã phải khởi
hành từ lúc 3 giờ sáng, vượt hơn 200km bằng
xe gắn máy đến xã Đông Thạnh, huyện
Cần Giuộc, tỉnh Long An để thực hiện
bài cho số Tạp chí xuân 2024. Vậy
mà đến tối hôm đó, tôi đã có mặt tại
Sóc Trăng. Còn nhiều và rất nhiều những chuyến đi sớm về khuya như
thế, kiến đôi lúc tôi như quên mất tuổi tác của mình. Nhưng chuyến đi đáng
nhớ nhất với tôi chính là lần
về huyện Cái Nước của
tỉnh Cà Mau. Đây là
chuyến đi không
phải để viết bài hay
thu thập tư liệu gì
hết mà là chuyến
đi tư vấn, động
viên cho người
em kết nghĩa
là Giám đốc
một HTX nuôi
tôm đang gặp khó
chuyện nội bộ, định
bỏ cuộc. Đêm đó, hai anh
em chúng tôi ngồi tâm
sự với nhau đến nửa đêm
bên thùng bia ướp lạnh.
Cuối cùng thì mọi khuất tất
cũng được giải tỏa, thằng em đồng ý ở lại vị trí Giám đốc. Tôi thở phào nhẹ nhõm. Trên hành trình viết lại đam mê làm báo của tôi còn có sự đồng hành của những người anh, người em, người bạn là lãnh đạo của những doanh nghiệp có tiếng tăm trong ngành tôm cả nước. Đó là anh Hồ Quốc Lực – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta; là anh Đặng Ngọc Sơn – Phó Tổng giám đốc Camimex (Cà Mau); là anh Võ Văn Phục – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản sạch Việt Nam; là các đại lý thu mua tôm, cung ứng vật tư đầu vào phục vụ ngành tôm… Tất cả đã giúp cho tôi luôn có được nguồn tin nhanh và rất đáng tin cậy. Các tờ báo hiện nay muốn tồn tại và phát triển, ngoài việc nâng chất phần nội dung, hình thức, còn phải biết làm kinh tế để tự nuôi sống tờ báo và ứng dụng số hóa để theo kịp sự phát triển của xã hội. Đó vừa là khó khăn, thách thức nhưng cũng là động lực giúp các tờ báo, nhà báo không ngừng đổi mới, hoàn thiện mình để đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới của đất nước cũng như nhu cầu ngày càng cao của người đọc. Đó cũng là xu thế tất yếu, bởi chỉ có không ngừng đổi mới, báo chí mới tồn tại và phát triển trong môi trường mới.
Xuân Trường
Thành tố quan trọng trong phát triển
Trong dòng chảy của
lịch sử, của đời sống và
sự phát triển của ngành
thủy sản nước nhà, báo
chí giữ vai trò quan
trọng. Không chỉ là cầu
nối giữa các “Nhà”, mà
báo chí còn là chiếc “áo
giáp” để bảo vệ hình ảnh
thủy sản Việt Nam.
Cùng lan tỏa giá trị tích cực
Trong xã hội hiện đại, công tác truyền thông, báo chí ngày càng
thể hiện vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng. Truyền thông đã và
đang đóng góp to lớn vào quá
trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm sự phát triển bền vững
của xã hội, là một trong những
yếu tố góp phần vào thành công
của các sự kiện trọng đại của đất nước, của ngành nông nghiệp và
ngành thủy sản nói riêng.
Trải qua chặng đường gần 70
năm, ngành thủy sản Việt Nam
đã vượt nhiều khó khăn, thách
thức, đạt được những thành
tựu, phát triển toàn diện, duy trì
sự tăng trưởng ổn định qua các
năm, đóng góp quan trọng trong
nền kinh tế. Tổng sản lượng
thủy sản giai đoạn 2016 - 2024
đạt 36,8 triệu tấn, trong đó năm
2024 đạt mức cao nhất với 5,7
triệu tấn, tăng 56,3% so với năm 2016, bình quân mỗi năm tăng 5,1%. Về xuất khẩu, Việt Nam hiện đứng vị trí số 3 trong các
nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất
thế giới với kỷ lục được ghi nhận năm 2022, trên 11 tỷ USD.
Đóng góp vào những kết quả tích cực đó có sự nỗ lực, góp sức không nhỏ của các cơ quan báo chí từ Trung ương và địa phương.
Báo chí luôn chủ động, tích cực
lan tỏa mạnh mẽ những mô hình sản xuất tốt, những công nghệ tiên tiến, những sáng kiến kỹ thuật… Cùng với đó, báo chí cũng nhanh chóng truyền tải
những chủ trương, chính sách
của Đảng, Chính phủ và của ngành đến với doanh nghiệp và bà con nông dân, ngư dân. Đồng thời, bám sát từng ao đầm nuôi tôm, cá, và chuyến tàu khai thác của ngư dân, vừa nêu danh
những gương điển hình trong sản xuất, vừa cho thế giới thấy những tiến bộ trong ngành thủy sản Việt Nam.
Trước những cơ hội và thách thức của ngành thủy sản hiện nay, báo chí là kênh truyền thông đại chúng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh ngành đang hướng đến mục tiêu minh bạch, trách nhiệm, bền vững và hội nhập.
Mức độ phủ sóng rộng khắp và nhanh nhạy trong thông tin, báo chí đã chuyển tải những thông tin mới nhất về khoa học, kỹ thuật, giúp người nông dân bắt kịp thời đại. Với tính chất đa chiều, báo chí kịp thời kiểm chứng những nguồn thông tin phức tạp và bất lợi, giúp bà con yên tâm sản xuất, ổn định thị trường.
phát biểu tâm tư, nguyện vọng, kết nối hiệu quả Nhà nước - nhà sản xuất - doanh nghiệp - người tiêu dùng. Từ đó, góp phần định hình chiến lược phát triển trong tình hình mới.
“Vũ khí mới” trên trường đua quốc tế
Trong khoảng hơn 20 năm qua, ngành thủy sản Việt Nam có sự bứt tốc mạnh mẽ nhưng cũng luôn chịu nhiều thất thiệt, nhiều rủi ro, trong đó có rủi ro truyền thông. Theo nhận định của một chuyên gia, ở các nước phương Tây có trình độ phát triển cao, họ có nhiều tổ chức luôn đứng ra quyền lợi của người sản xuất, tiêu dùng trong nước. Đơn cử, khi có hiệp định thương mại tự do, rào cản thuế quan bị dỡ bỏ thì gần như ngay sau đó rào cản kỹ thuật được dựng lên dưới nhiều hình thức, trong đó, có cả việc sử dụng truyền thông. Và ngành thủy sản Việt Nam đã phải hứng chịu “bão” truyền thông đó.
Chẳng hạn, cáo buộc của Đan Mạch cho rằng ngành tôm Việt Nam sử dụng lao động quá giờ, công nhân bị bệnh do hít thở khí độc nhiều giờ tại xưởng chế biến và sản phẩm tôm có hàm lượng thuốc kháng sinh, tuy nhiên, khi các doanh nghiệp Việt Nam chứng minh bằng nhiều kết quả xét nghiệm, họ buộc phải “buông”.
Trước đó, năm 2017, một đài truyền hình của Tây Ban Nha phát sóng chương trình với nội dung cho rằng việc nuôi cá tra ở Việt Nam trên dòng sông Mekong không đảm bảo đúng quy trình, cá thành phẩm có chất lượng không an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng. Sự việc này dẫn tới chuỗi siêu thị bán lẻ châu Âu Carrefour đã tuyên bố sẽ ngừng bán cá tra tại các cửa hàng của Tây Ban Nha và Bỉ, các quầy tươi ở Pháp, mặc dù EU đảm bảo không có vấn đề về sức khỏe với việc ăn cá.
Ngay sau những sự việc
nghiêm trọng đó, nhiều người cho rằng, bên cạnh việc phải chấm dứt tình trạng mỗi mạnh ai nấy làm, phải xây dựng chiến thuật ngành hàng bài bản, thì cần thiết đưa hình ảnh thủy sản nước
ta đến gần người tiêu dùng quốc
tế, tránh tình trạng để “người khác tiếp tục nói một chiều”.
Dẫn chứng cho điều này, đại diện một doanh nghiệp đã đưa ví dụ về việc hiệp hội du lịch của
Thái Lan dưới sự tài trợ của Chính phủ quảng bá du lịch nước này
bằng việc đưa thông điệp ra bên
ngoài một cách nhất quán, có
chiến lược rõ ràng, đưa trên báo
có uy tín... Hoặc sát thực hơn là
thành công của ngành thủy sản
Na Uy, mà trong đó phải kể đến
ngành cá hồi nước này khi họ
xây dựng thành một câu chuyện sinh động, hấp dẫn để đưa ra thế
giới… Và đây chính là động lực
để Việt Nam tập trung xây dựng
chiến lược tiếp thị và quảng bá cho ngành thủy sản, trong đó xây
dựng thương hiệu ngành hàng và nhận diện quốc gia.
Cầu nối hữu hiệu với người
nông dân
Phát biểu trong một cuộc gặp gỡ báo chí, Thứ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Môi trường Phùng Đức
Tiến từng nhấn mạnh, nhiều năm qua, báo chí là kênh truyền thông chiến lược đã góp phần không nhỏ trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy kỹ thuật của bà con nông dân, trở thành động lực quan trọng trong tái cơ cấu ngành.
Ở quốc gia đang phát triển và có cơ cấu lao động nông dân cao như Việt Nam, việc cấp thiết chính là nhanh chóng cung cấp thông tin về các mô hình, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến cho cộng đồng nông nghiệp. Báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, cập nhật những phát triển mới nhất của ngành để nâng cao hơn nữa tiềm năng của lĩnh vực này. Thông qua báo chí và truyền thông, người nông dân cũng dễ dàng tiếp cận được thông tin từ đội ngũ các chuyên gia, các nhà khoa học… Có thể nói, bằng sự nhanh nhạy trong truyền tải và độ phủ sóng, báo chí đã tích cực lan tỏa tri thức mới, công nghệ tiên tiến để giúp hoạt động sản xuất - kinh doanh của người nông dân bền vững và hiệu quả hơn.
Ông Lê Minh Hoan, Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT bày tỏ, báo chí
Thủ tướng Chính phủ
Phạm Minh Chính khẳng
định, thời kỳ nào cũng
vậy, các nhà báo luôn là những chiến sĩ dũng
cảm trên tất cả các mặt trận: Từ trong thiên tai, bão lũ, những điểm nóng ở mọi nơi, mọi lúc để thông tin kịp thời, chính xác tình hình đến công chúng. Báo chí cách mạng Việt Nam đã góp phần quan trọng
nước ta có
không chỉ là công cụ tuyên truyền, không chỉ là kênh truyền dẫn thông tin mà đã trở thành truyền thông tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Ngòi bút của nhà báo, tâm huyết và trí tuệ của nhà báo có thể kích hoạt cả một xã hội, một giai tầng và thay đổi cả một mô thức để hình thành những hệ giá trị cao hơn. Cũng theo nguyên Bộ trưởng Lê Minh Hoan, báo chí được coi là kênh truyền dẫn thông tin hai chiều. Nếu kênh truyền dẫn đó bị tắc sẽ là bi kịch của nhà lãnh đạo, bởi họ không còn nghe được tiếng nói từ thực tiễn cuộc sống. Đồng thời, nhà báo đưa đến nông dân những thông điệp cụ thể, trước tiên giúp nông dân phải tự thay đổi, đó là tự tìm hướng đi, nâng cao giá trị nông sản, đó là làm ăn liên kết, mua chung bán chung… Bởi một thực tế rằng, muốn thay đổi nền nông nghiệp thì người nông dân phải thay đổi trước, bởi họ là lực lượng đông đảo nhất trong lĩnh vực nông nghiệp.
HÀNH TRÌNH
MANG RÁC THẢI NHỰA
BỜ
CÁC TÀU CÁ
thác thủy sản mang về bờ.
Thực hiện Quyết định số 687/QĐBNN-TCTS ngày 05/2/2021 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) về việc phê duyệt kế hoạch hành động quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản giai đoạn 2020-2030 (mục tiêu đến năm 2025, từ 50% trở lên tàu khai thác thủy sản thu gom rác thải nhựa (sinh hoạt, sản xuất) mang về bờ). Những năm qua ngành thủy sản và nhiều địa phương đã phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước triển khai hoạt động mang rác thải nhựa từ tàu cá về bờ.
Theo đó, từ năm 2023-2024, Ban Quản lý Cảng cá Kiên Giang phối hợp với WWF-Việt
Nam triển khai mô hình thí điểm mang rác thải nhựa từ tàu cá về bờ tại cảng cá Tắc Cậu và cảng cá An Thới. Mô hình đã thử nghiệm với 50 tàu cá tại cảng cá An Thới và 20 tàu cá tại cảng cá Tắc Cậu. Đến ngày 21/10/2024, tại cảng cá Tắc Cậu, rác thải các tàu đem về chủ yếu là vỏ lon bia, nước giải khát, ngư lưới cụ hỏng, vỏ chai nhựa và vỏ mì tôm ước khoảng 606 kg. Trong quá trình triển khai mô hình, các chủ tàu và ngư dân đã được tuyên truyền, tập huấn để thực hiện hoạt động từng tàu cá sẽ thu gom toàn bộ rác thải nhựa trong mỗi chuyến biển để mang về bờ. Theo ý kiến của ông Quách Tấn Tâm, Phó giàm đốc Ban quản lý cảng cá Kiên Giang, hiện nay mô hình đã kết thúc nhưng có khoảng 30% tàu cá vẫn thực hiện việc mang rác thải nhựa sau mỗi chuyến biển về cảng cá.
Tại Bình Định, từ năm 2023-2025, Sở NN&PTNT (nay là Sở NN&MT) của tỉnh đã phối hợp với UNDP triển khai sáng kiến “mang rác thải nhựa từ tàu cá về bờ”. Mô hình
được thực hiện trên 100 tàu cá đánh bắt xa
bờ thường xuyên ra vào Cảng cá Quy Nhơn và 100 tàu cá thường xuyên ra vào Cảng cá Đề Gi (huyện Phù Cát), Cảng cá Tam Quan (thị xã Hoài Nhơn, Bình Định). Lượng phế liệu thu
gom trong năm 2024 từ 200 tàu cá là khoảng 2.300kg, trong đó có 1.880kg nhựa và 420kg nhôm. Trong đó, lượng phế liệu được thu gom tại Cảng cá Quy Nhơn là 1.600kg (có 1.300kg chai nhựa và 300kg lon nhôm), lượng phế liệu thu gom từ các cảng cá khác là 700kg. Các loại rác thải nhựa khác như túi nilong, vỏ gói mỳ tôm, dầu gội… các chủ tù cá chưa thu gom mang về bờ được. Cùng chung nỗ lực ấy, từ năm 2021-2024, Chi cục thủy sản tỉnh Quảng Bình đã vận động đa số tàu cá xa bờ của tỉnh Quảng Bình hưởng ứng tham gia mô hình “thu gom rác thải, rác thải nhựa trên tàu cá xa bờ”. Lượng rác thải từ các tàu cá xa bờ tham gia mô hình đã thực hiện thu gom hàng năm ước tính khoảng 50 –60 tấn rác thải nhựa mang vào bờ, tập trung
tại các điểm thu gom để chuyển cho các đơn vị có chức năng phân loại, xử lý. Đến nay, đã có hơn 700 tàu cá xa bờ của tỉnh hưởng ứng và tiếp tục duy trì mô hình thu gom rác thải. Một số địa phương tiêu biểu như Cảnh
Dương, Quảng Văn, Quảng Phúc, Đức Trạch...
đã quan tâm xây dựng các điểm tập kết rác thải nhựa đại dương ở bờ để chuyển cho đơn vị chức năng xử lý.
Từ năm 2021-2025, Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng Cá Thọ Quang đã phối hợp với Đồn
Biên phòng Sơn Trà đã triển khai “Quản lý rác thải nhựa cho tàu cá, cảng cá”. Rác thải tàu cá mang về bờ chủ yếu là rác tài nguyên gồm chai lọ, bao ni lông, vỏ lon nhôm… với số lượng khoảng 3-5 kg/ tàu chiếm khoảng 70% lượng rác thải có phát sinh trong mỗi chuyến đi biển. Kết quả cho thấy, năm 2023 đã thực hiện ký cam kết về việc giao nộp rác thải đối với 1.075 tàu và thu gom được 14.613 kg rác thải từ 5.547 lượt tàu trên tổng số 11.190 tàu cập cảng. Triển khai phân loại rác thải tại nguồn theo kế hoạch thực hiện 03 nhiệm vụ trọng
kg rác tái chế khác (giấy carton, vỏ lon bia...). Ngoài ra, một số tỉnh thành ven biển khác như Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Ninh… cũng triển khai nhiều hoạt động kêu gọi, khuyến khích ngư dân mang rác thải nhựa từ tàu cá về bờ. Theo số liệu của Cục Cục Thủy sản và Kiểm Ngư, năm 2024 trên cả nước có tổng số 85.980 chiếc tàu cá, trong đó: Số tàu từ 6-12m là 39.867 chiếc; từ 12-15m là 16.561 chiếc; tàu từ 15-24m là 27.022 chiếc; tàu trên 24m là 2.530 chiếc. Từ năm 2021-2024 trên cả nước mới chỉ có khoảng 2.000-3.000 tàu đánh cá xa bờ tham gia thực hiện mang rác thải nhựa sau mỗi chuyến biển về bờ chiếm khoảng 10%. Như vậy, mục tiêu đến năm 2025 có từ 50% trở lên tàu khai thác thủy sản thu gom rác thải nhựa mang về bờ rất khó để đạt được, đòi hỏi sự chung tay, đồng lòng thực hiện của ngành thủy sản, các địa phương phải và toàn bộ chủ tàu cá, ngư dân trên cả nước.
Hồng Ngân (Vifep)
Ngày Môi trường Thế giới 05/06/2025 do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề “Chống ô nhiễm nhựa” (Beat Plastic Pollution), nhằm kêu gọi cộng đồng toàn cầu hành động quyết liệt để giải quyết rác thải nhựa - một trong những thách thức môi trường cấp bách nhất hiện nay.
VietGAP
Hạn chế và giải pháp
phát triển
Nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam không chỉ là một ngành kinh tế quan
trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường mà còn
khẳng định chủ quyền biển đảo quốc gia. Trong tiến trình chuyển đổi từ
phương thức sản xuất truyền thống sang hiện đại, hướng đến hội nhập
quốc tế sâu rộng, VietGAP góp phần nâng cao chất lượng, truy xuất
nguồn gốc, và tính bền vững trong sản xuất.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện VietGAP vẫn còn nhiều tồn tại và bất cập, đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa các bên liên quan nhằm từng bước hoàn thiện mô hình sản xuất an toàn, hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.
Quy phạm thực hành nuôi thủy sản tốt (Good Aquaculture Practices - GAP ) là tập hợp các nguyên tắc, quy định hoặc hướng dẫn nhằm đảm bảo hoạt động nuôi trồng thủy
sản được thực hiện bền vững, an toàn và thân thiện với môi trường. Nền tảng của VietGAP là
bộ tiêu chuẩn với 5 mục tiêu như sau:
An toàn thực phẩm: Không sử dụng hóa
chất, thuốc kháng sinh, thuốc bảo vệ thực
vật cấm hoặc vượt mức cho phép. Đảm bảo
sản phẩm không có dư lượng độc hại gây ảnh
hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
An toàn dịch bệnh: Kiểm soát tốt dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe vật nuôi/cây trồng. Môi trường sản xuất không chứa mầm bệnh gây hại.
An toàn lao động: Đảm bảo điều kiện làm việc, bảo hộ lao động cho người lao động. Phòng tránh tai nạn và rủi ro nghề nghiệp.
An toàn môi trường: Không xả nước thải, chất thải rắn, bùn thải chưa xử lý trực tiếp ra môi trường. Có biện pháp xử lý và quản lý chất thải phù hợp.
An toàn truy xuất nguồn gốc: Phải ghi chép
đầy đủ nhật ký sản xuất. Giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi cần, đảm bảo minh bạch và trách nhiệm trong chuỗi cung ứng.
Trong đó, mục tiêu cốt lõi của VietGAP là
An toàn thực phẩm. Nó không chỉ là việc kiểm tra thành phẩm, mà còn mang tính phòng
ngừa rủi ro trong toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm: từ sản xuất, thu hoạch, sơ chế,
bảo quản, vận chuyển, chế biến, đóng gói, bán lẻ và tiêu dùng Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt được ban hành theo quyết định số: 1503/QĐBNN-TCTS, ngày 05 tháng 7 năm 2011; số 3824/QĐ-BNN-TCTS ngày 06 tháng 09 năm 2014; và Số: 1617/QĐ-BNN-TCTS, Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2011 về Hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi thương phẩm cá tra (P. hypophthalmus) tôm sú (P. monodon) và tôm thẻ chân trắng (P. vannammei); đã phần nào có tác động sâu rộng đến ngành thủy sản Việt Nam, cả về kỹ thuật sản xuất, chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh thị trường, lẫn quản lý môi trường và xã hội. Trong giao tiếp hàng ngày, người ta quen gọi tắt là “tiêu chuẩn VietGAP”, nhưng về bản chất nó là một quy phạm kỹ thuật (code of practice) hoặc là quy định điều kiện, không phải là tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hay tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc.
VietGAP áp dụng trong sản xuất thủy sản đã có tác động nhất định trong việc: Giảm dư lượng kháng sinh, hóa chất; truy xuất nguồn gốc; kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ môi trường nước; nâng cao nhận thức người nuôi; tạo lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh các hàng rào kỹ thuật gia tăng.
Hạn chế Thứ nhất, quá trình soạn thảo, ban hành và triển khai thực tế đã đã bộc lộ không ít tồn tại, bất cập và hạn chế đáng chú ý:
Ngôn ngữ và nội dung phức tạp: Tài liệu VietGAP có độ dài lớn, nhiều nội dung mang tính kỹ thuật và hành chính cao, gây khó tiếp cận cho người nuôi ít hiểu biết về chuyên môn.
Nhầm lẫn giữa quy phạm và quy trình kỹ thuật: VietGAP là quy phạm thực hành; tuy nhiên, người lao động thường phải học cả quy trình kỹ thuật nuôi, dẫn đến quá tải và hiểu sai mục tiêu áp dụng.
Thiếu tính linh hoạt: Nội dung của VietGAP phụ thuộc vào hình thức nuôi, đối tượng nuôi, vùng sinh thái, quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn khác nhau nên nếu quy định cứng nhắc theo quyết định số 3824/QĐ-BNN-TCTS thì khó vận hành trong thực tế sản xuất.
“Hai tập bài giảng về VietGAP” (tài liệu đào tạo giảng viên VietGAP) do Nhà xuất bản Nông Nghiệp phát hành năm 2012 có dung lượng quá lớn, cấu trúc chưa hợp lý và cách diễn đạt còn rườm rà, thiếu rõ ràng. Ngay cả
cán bộ chuyên môn cũng gặp khó khăn trong việc tiếp thu đầy đủ nội dung, chứ chưa nói
đến khả năng tiếp cận và áp dụng thực tế của người sản xuất trực tiếp.
Thứ hai, cơ sở hạ tầng của các hộ nuôi và doanh nghiệp rất đa dạng thậm chí nhỏ lẻ.
Do vậy, nếu áp dụng theo VietGAP, nhiều cơ sở sẽ phải phá dỡ hoặc cải tạo gây lãng phí.
Ngoài ra, việc yêu cầu hạ tầng như nhà kho, nhà ở đối với hộ nuôi nhỏ lẻ hay doanh nghiệp nhỏ là không cần thiết vì để tiết kiệm có thể tích hơp 2 thậm chí 3 trong 1.
Việc tuân thủ VietGAP đòi hỏi chi phí đáng kể, từ đầu tư cơ sở hạ tầng đến các yêu cầu kỹ thuật về xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, ghi chép, xét nghiệm nước, và kiểm dịch, tạo gánh nặng tài chính đặc biệt đối với các nông hộ nhỏ.
Do hạn chế về năng lực kỹ thuật, các nông hộ nhỏ lẻ gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu và thực hiện đúng VietGAP, khiến việc áp dụng đồng bộ trở nên không thực tế. Việc chứng nhận VietGAP ở một số nơi còn mang tính hình thức, thường chú trọng việc hoàn thành chỉ tiêu dự án hơn là bảo đảm tuân thủ thực chất các quy định của VietGAP.
Thứ ba, thiếu sự liên kết trong chuỗi cung
ứng, nhiều người nuôi sau khi được chứng nhận VietGAP vẫn không tiếp cận được thị
trường tiêu thụ với giá ưu đãi, dẫn đến hiệu quả thực tế của chứng nhận bị hạn chế.
Việc thiếu các cơ chế khuyến khích dài hạn khiến nhiều mô hình áp dụng VietGAP chỉ tồn
tại trong thời gian dự án được tài trợ, sau đó nhanh chóng bị bỏ dở do không đủ nguồn lực duy trì.
Giải pháp
Tái cấu trúc tài liệu VietGAP: Tái cơ cấu lại nội dung dành cho người nuôi với ngôn ngữ phổ thông, minh họa bằng hình ảnh, sơ đồ quy trình và có ví dụ cụ thể. Xây dựng các sản phẩm truyền thông dễ hiểu như video, thơ ca(1), ứng dụng điện thoại hỗ trợ nhắc nhở theo thời gian thực.
Phân tách rõ giữa quy phạm và quy trình kỹ thuật: Cần tách bạch giữa VietGAP với tư cách là bộ quy phạm (chuẩn mực chung) và các quy trình kỹ thuật chuyên biệt theo đối tượng, vùng sinh thái và phương thức nuôi. Trên cơ sở đó, xây dựng một bộ nguyên tắc VietGAP “mềm”, có khả năng áp dụng linh hoạt tùy theo hình thức nuôi, quy mô sản xuất và điều kiện đặc thù của từng địa phương. Áp dụng phương pháp đánh giá rủi ro theo vùng
để xác định các tiêu chí bắt buộc, chỉ tập trung vào những yêu cầu thực sự liên quan
đến rủi ro hiện hữu. Đồng thời, cho phép tích hợp công năng cơ sở hạ tầng phù hợp với quy mô sản xuất, ví dụ, đối với các hộ nuôi nhỏ lẻ, có thể kết hợp
Hỗ trợ tài chính có điều kiện cho nông hộ nhỏ: Có cơ chế hỗ trợ xét nghiệm, vật tư, test nước; thiết lập đội kỹ thuật lưu động hỗ trợ vùng nuôi; khuyến khích liên kết hộ - tổ hợp tác - hợp tác xã để chia sẻ chi phí.
Tăng cường giám sát: Sau khi phổ biến và tập huấn về VietGAP, nên cho phép các cơ sở sản xuất tự công bố đạt chuẩn. Cơ quan nhà nước cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sau công bố. Đồng thời, thiết lập cơ chế báo cáo định kỳ thông qua các tổ chức trung gian như hợp tác xã và doanh nghiệp liên kết.
Phát triển thị trường cho sản phẩm VietGAP : Thiết lập các kênh tiêu thụ chuyên biệt cho sản phẩm đạt chuẩn VietGAP, như hệ thống siêu thị, sàn thương mại điện tử có xác thực tiêu chuẩn. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu gắn với vùng nuôi đặc thù (ví dụ: “Tôm VietGAP Cà Mau”, “Cá tra VietGAP An Giang”) nhằm nâng cao giá trị và lợi thế cạnh tranh. Khuyến khích doanh nghiệp tham gia bao tiêu sản phẩm VietGAP thông qua các chính sách ưu đãi về thuế, thuê đất hoặc tín dụng. Đồng thời, cần có chế tài rõ ràng và
đủ mạnh để bảo vệ sản phẩm VietGAP trước hành vi gian lận hoặc mạo danh tiêu chuẩn. Xây dựng Art về VietGAP: Triển khai hệ thống ART (A: Automation, R: Reporting, T: Traceability) nhằm nâng cao tính minh bạch, truy xuất nguồn gốc và tối ưu hóa công tác quản lý sản xuất. ART hỗ trợ quy trình đánh giá và chứng nhận VietGAP trở nên thuận tiện, chi phí thấp hơn, qua đó gia tăng khả năng tiếp cận thị trường và nâng cao giá trị sản phẩm. Đồng thời, đây là bước nền quan trọng cho lộ trình chuyển đổi số trong ngành thủy sản. Xây dựng cơ chế tài chính quay vòng: Thiết lập cơ chế tài chính quay vòng, trong đó các hộ đã nhận hỗ trợ có trách nhiệm hoàn trả một phần kinh phí nhằm tái đầu tư cho các hộ khác trong cộng đồng. Đồng thời, đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật tại chỗ để hỗ trợ chuyển giao kỹ năng quản lý, giám sát và duy trì thực hành VietGAP cho các tổ nhóm sản xuất. Tích hợp chương trình VietGAP với các chính sách ưu đãi vay vốn hoặc tín dụng xanh, nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho các hộ nuôi đạt chuẩn tiếp cận nguồn lực tài chính thuận lợi hơn. Tóm lại: Để VietGAP thực sự đi vào thực tiễn, cần tiến hành tái cấu trúc nội dung theo hướng sử dụng ngôn ngữ phổ thông, dễ tiếp cận; phân tách rõ ràng giữa quy phạm và quy trình kỹ thuật áp dụng. Đồng thời, cần triển khai các chính sách hỗ trợ tài chính có điều kiện cho nông hộ nhỏ; tăng cường công tác hậu kiểm; phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm VietGAP; xây dựng hệ thống ART nhằm nâng cao minh bạch và truy xuất nguồn gốc; và thiết lập cơ chế tài chính quay vòng để bảo đảm việc áp dụng VietGAP một cách ổn định và bền vững.
Ghi chú: (1): Bài thơ dễ nhớ về VietGAP
- Năm an toàn nhớ ghi lòng
Làm theo VietGAP ao, đầm thêm xanh
- Một là thực phẩm an toàn
Không dùng hóa chất, chẳng làm dối gian
- Hai là dịch bệnh phải phòng
Vật nuôi khỏe mạnh, sạch trong môi trường
- Ba là lao động an yên
Bảo hộ đầy đủ, làm liền mới vui
- Bốn là môi trường sạch tươi
Không xả chất thải ra nơi đất làng
- Năm là nguồn gốc rõ ràng
Nhật ký đầy đủ, ai làm cũng hay
Dinh dưỡng cho cá hồi
Yếu tố nền tảng cho tăng trưởng
và sức khỏe (phần 1)
Cũng giống như con người, mỗi loài cá có
nhu cầu dinh dưỡng
khác nhau – và cá hồi
không phải ngoại lệ.
Việc nắm rõ đặc điểm
sinh học từng giai đoạn
phát triển, từ cá bột
đến cá trưởng thành và
cá bố mẹ, sẽ giúp nhà
sản xuất xây dựng công
thức thức ăn phù hợp,
nâng cao hiệu quả tăng
trưởng, tối ưu chi phí
và duy trì sức khỏe cho đàn cá.
Dinh dưỡng cho cá Hồi
Giống như tất cả các loài cá
khác, cá hồi cũng có nhu cầu
dinh dưỡng riêng biệt theo loài.
Vì vậy, để sản xuất được loại
thức ăn phù hợp, nhà sản xuất
cần hiểu rõ nhu cầu cụ thể của
các chất dinh dưỡng khác nhau
ở từng giai đoạn phát triển của
cá. Ngoài ra, tối ưu hóa công
tác quản lý thức ăn (tần suất cho
ăn và lượng thức ăn) là rất quan
trọng để có được đàn cá khỏe
mạnh, tăng trưởng nhanh.
Dinh dưỡng là sự kết hợp của
nhiều yếu tố khác nhau, bao
gồm: (1) Nhu cầu ở từng giai
đoạn phát triển, (2) Chất lượng thức ăn, (3) Thành phần nguyên liệu, và (4) Quy trình sản xuất.
Mỗi giai đoạn, cá có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Trong giai đoạn đầu đời, cá hồi vân cần
nhiều đạm, nhiều chất béo và ít chất bột đường hơn giai đoạn trưởng thành. Cá cần những chất dinh dưỡng đa lượng này với số lượng lớn để giúp cá khỏe mạnh và tăng trưởng tốt. Khi cá hồi trưởng thành, nhu cầu các chất dinh dưỡng này giảm xuống, vì vậy nhu cầu đạm cũng giảm theo.
Trong giai đoạn đầu đời, điều quan trọng là hỗ trợ cá bột và cá
giống tăng trưởng một cách khỏe
mạnh bằng thức ăn chất lượng cao và thành phần phù hợp nhất với nhu cầu của cá. Thành phần
dinh dưỡng trung bình trong giai
đoạn này bao gồm 54% đạm và 18% chất béo, chủ yếu đến từ các nguyên liệu có nguồn gốc
sinh vật biển chất lượng cao để
đảm bảo độ ngon miệng và hấp dẫn đối với cá. Việc cung cấp hàm lượng đạm cao trong giai
đoạn đầu này là rất quan trọng để tạo nền tảng cho sự phát triển của cơ
khoảng 25% tùy thuộc vào kích cỡ cá và yêu cầu về thành tích nuôi. Ở giai đoạn sinh sản, trứng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng vì vậy quá trình hình thành và phát triển của trứng cần rất nhiều năng lượng. Do đó, cá hồi bố mẹ cần có chế độ dinh dưỡng riêng. Trong giai đoạn này, đạm cần thiết cho cả việc duy trì cơ thể cá cái và sản sinh trứng. Nhu cầu đạm và chất béo trung bình lần lượt là khoảng 44% và 16%. Các vi chất dinh dưỡng mà Skretting bổ sung trong thức ăn cho cá bố mẹ đảm bảo sản phẩm sinh dục phát triển hoàn thiện và cá có sức khỏe tốt nhất.
Màu sắc của cá hồi
Giới thiệu
Trong nuôi trồng thủy sản, màu cơ đỏ đặc trưng của cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) và cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar) là kết quả của quá trình tích trữ astaxanthin, một loại sắc tố carotenoids được bổ sung vào thức ăn, chúng liên kết với đạm trong cơ thịt và được tích trữ dần theo thời gian. Astaxanthin là sắc tố chính trong thịt cá hồi. Một sắc tố khác đôi khi được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, mặc dù hiện nay ít được sử dụng hơn, là canthaxanthin. Người tiêu dùng chủ yếu dựa trên màu sắc của cơ thịt để đánh giá sản phẩm, và đây cũng là một tiêu chí chất lượng quan trọng. Do đó, việc đảm bảo cơ thịt cá đạt
được màu sắc tối ưu là điều cần thiết trong nuôi cá và sản xuất thức ăn thương mại.
Sự thật về các loại carotenoids
Carotenoids là một nhóm các
sắc tố hữu cơ tự nhiên có màu đỏ, cam, vàng và trung tính. Chúng là nguồn gốc của màu
sắc của nhiều loại thực vật và động vật. Tên của nhóm sắc tố này bắt nguồn từ cà rốt (Daucus
carota L.), sắc tố màu vàng cam β-carotene được phân lập từ cà rốt vào năm 1831.
Nguồn gốc astaxanthin
trong thức ăn
Mặc dù astaxanthin có thể có trong tảo nước ngọt
Haematococcus pluvialis và nấm men Xanthophyllomyces dendrorhous (còn gọi là Phaffia)
nhưng hiện nay các nguồn chính
được sử dụng trong sản xuất
thức ăn là từ hóa tổng hợp. Có
nhiều loại astaxanthin tổng
hợp trên thị trường trong đó
chủ yếu (>95%) là dạng tự do (không este hóa) giống với tự
nhiên. Các sản phẩm thương
mại của astaxanthin giống tự
nhiên thường được phối trộn để
chứa tối thiểu 10% astaxanthin.
Astaxanthin tự do được cho liên
kết với các thành phần đặc biệt để tạo thành các hạt nhỏ, giúp
bảo vệ sắc tố khỏi các phản ứng
ôxy hóa và phân hủy trong quá
trình sản xuất thức ăn.
Hiệu quả lưu trữ
để hiểu rõ hơn về chủ đề này. Sự
tích trữ carotenoids trong thịt là
Mặc dù sắc tố của cá hồi là
một lĩnh vực được nghiên cứu
rộng rãi, nhưng cơ chế chính xác
của quá trình hấp thụ và tích trữ
astaxanthin ở cá hồi vẫn chưa
được hiểu đầy đủ. Skretting đã tiến hành nghiên cứu về sắc tố
ở cá hồi trong hơn ba thập kỷ và vẫn đang tích cực nghiên cứu
kết quả của nhiều quá trình, bao gồm tiêu hóa và hấp thụ sắc tố
trong đường tiêu hóa, vận chuyển sắc tố trong máu, giữ lại trong cơ và chuyển hóa carotenoids.
Mức độ tích trữ là thước đo hiệu quả của carotenoids từ thức ăn
được hấp thụ và lưu trữ trong cơ. Thông thường chỉ có 5-15% astaxanthin được giữ lại trong cơ
thịt, nghĩa là hiệu quả sử dụng astaxanthin trong thức ăn của cá hồi Đại Tây Dương và cá hồi vân không quá cao. Điều này có thể
được giải thích là do khả năng tiêu hóa, hấp thụ thấp trong ruột (thường là 30 - 50%) và quá trình chuyển hóa astaxanthin thành các chất chuyển hóa không màu như retinol hoặc chuyển hóa tiếp thành các sản phẩm khác và được bài tiết ra khỏi cơ thể. Các yếu tố khác có ảnh hưởng đến việc tích trữ astaxanthin ở cá hồi là thành phần thức ăn, hàm lượng cũng như nguồn gốc của astaxanthin, cỡ cá, giới tính, loài cá và hàm lượng carotenoids trong cơ. Các yếu tố di truyền cũng có ảnh hưởng đến sắc tố. Nghiên cứu đã chỉ ra sự khác biệt đáng kể về khả năng tích trữ astaxanthin của cá thuộc các loài và họ khác nhau.
Sendao (Hoài An lược dịch)
Joao
Khánh Hòa
Bùng nổ Mô hình nuôi tôm 3 Tốt
Tỉnh Khánh Hòa được thiên nhiên ban cho bờ biển trải dài, với độ mặn và điều kiện thích hợp để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, trong đó có đối tượng nuôi trồng chủ lực là tôm thẻ chân trắng.
Tuy nhiên, trong những
năm gần đây, tình hình nuôi trồng thủy
sản trên cả nước nói chung và
tỉnh Khánh Hòa nói riêng đang
gặp phải những khó khăn rất
lớn, môi trường ô nhiễm, dịch bệnh trên tôm diễn biến phức
tạp… người nông dân thua lỗ nhiều vụ, hết vốn để tái đầu tư… Những vùng đất vốn dĩ đã từng là vùng nuôi tôm trù phú, thì nay diện tích ao bỏ hoang rất nhiều.
Trong 2 năm gần đây, theo sự nhân rộng của Mô hình
nuôi tôm 3 Tốt từ Công ty
Uni-President Việt Nam, hệ thống khách hàng của công ty Uni-President tại Khánh Hòa cũng đã bắt đầu tìm hiểu và áp dụng mô hình. Năm 2024 được xem là năm thành công bùng nổ của các ao Mô hình 3 Tốt tại
Khánh Hòa. Trong năm 2024, đã có 26 ao khách hàng hợp tác cùng công ty Uni-President Việt Nam để thí điểm nuôi tôm theo Mô hình nuôi tôm 3 Tốt, trong đó có 23 ao thu về lợi nhuận, tỷ lệ số ao có lợi nhuận đạt 88% số ao thí điểm.
Cùng điểm qua một vài khách
hàng điển hình đã áp dụng và rất tâm đắc với Mô hình nuôi tôm 3
Tốt:
Đại lý Lệ Chi:
“Từ khi áp dụng Mô hình 3 Tốt
của công ty UP vào năm 2023, tôi
đã vượt qua giai đoạn khó khăn và may mắn liên tục thành công. Vụ nuôi thứ 3 vừa rồi, tôi thu hơn 16 tấn tôm size 32 - 29 con/kg, lợi nhuận gần 1,92 tỷ đồng. Tôi
sẽ tiếp tục mở rộng mô hình này và lan tỏa đến nhiều khách hàng hơn trong khu vực của mình.”
Đại lý Hồ Văn Thành:
“Lần đầu áp dụng Mô hình nuôi tôm 3 Tốt, tỷ lệ thành công farm nuôi của tôi đã tăng từ 40% lên 80%, dù năm nay giá tôm thấp và điều kiện nuôi trồng gặp nhiều khó khăn. Mô hình dễ áp dụng, sản phẩm hiệu quả rõ rệt - đặc biệt là sản phẩm bổ gan, đường ruột và vi sinh của công ty UP. Cảm ơn sự hỗ trợ tận tình từ công ty, tôi sẽ tiếp tục theo mô hình này trong các vụ tới.”
Đại lý Đậu Xuân Phương:
“Áp dụng Mô hình 3 Tốt đã giúp tôi quản lý ao hiệu quả ngay từ đầu vụ - ít thay nước và không cần diệt khuẩn, thay vào đó sử dụng vi sinh giúp tôm khỏe và giảm tỷ lệ nhiễm bệnh. Đặc biệt thiết bị hút xác tôm tự động CDSS hoạt động liên tục, giữ ao sạch, phát hiện sớm nếu tôm có vấn đề. Tôi rất hài lòng với thành quả của vụ nuôi với tôm size 32 con/kg, đạt lợi nhuận 932 triệu đồng. Cảm ơn công ty đã chia sẻ mô hình cùng các giải pháp hỗ trợ thiết thực.”
Khách hàng Anh Bình – Đại lý
Hồng Nhận:
“Đây là vụ đầu tiên tôi nuôi theo
Mô hình 3 Tốt của Uni-President. Dù dịch EHP đang bùng phát
mạnh mẽ ở khu vực, nhưng ao của tôi vẫn an toàn nhờ xử lý nước kỹ và dùng vi sinh đúng cách. Thức ăn và các sản phẩm bổ trợ giúp tôm lớn nhanh, khỏe mạnh, môi trường ổn định suốt vụ.
Kết quả vượt mong đợi khi thu hơn 13 tấn tôm size 33-29 con/ kg, lợi nhuận hơn 1,8 tỷ đồng. Tôi rất hài lòng và sẽ tiếp tục nuôi theo mô hình này.”
Ngoài ra, đầu năm 2025 cũng đã bắt đầu có nhiều ao nuôi bắt đầu nhân rộng mô hình nuôi tôm 3 Tốt, chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật trong các số báo lần sau.
Nội dung kỹ thuật trong Mô hình nuôi tôm 3 Tốt luôn được Uni-President cập nhật thường
xuyên để phù hợp với tình hình
nuôi trồng biến đổi không ngừng hiện nay. Cải tiến sản phẩm, nâng cấp kỹ thuật nuôi, xây dựng quy trình ngày càng
hoàn thiện, có khả năng phòng chống các dịch bệnh hiện đang là nỗi lo của bà con nông dân
như TPD, EHP …
Chúng tôi luôn đồng hành
cùng bà con nông dân, thấu hiểu những khó khăn mà người nông
dân gặp phải, để đưa ra giải pháp
hướng đến mục tiêu chung: phát triển ngành nuôi tôm Việt Nam an toàn và bền vững.
Quý khách hàng có thể trực
tiếp liên hệ với đội ngũ nhân viên kinh doanh, nhân viên kỹ thuật, hoặc hệ thống đại lý của
Uni-President trên toàn quốc để
được tư vấn.
Uni-President - Luôn đồng hành và hỗ trợ quý khách!
“Nốt trầm”
trong xuất khẩu
thủy sản và những
điều chỉnh chiến lược
Sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm chính, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được coi
là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu
thủy sản Việt Nam trong bối cảnh hiện tại.
Nỗ lực vượt khó
Sau những tháng đầu năm tăng trưởng ấn tượng, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong tháng 5/2025 đã bắt đầu chững lại khi chỉ đạt 851 triệu USD, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái – mức tăng thấp nhất kể từ đầu năm. Tuy nhiên, lũy kế 5 tháng đầu năm, toàn ngành vẫn ghi nhận kim ngạch 4,2 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ 2024. Điều này đã phản ánh nỗ lực vượt khó của ngành thủy sản trong bối cảnh thị trường nhiều biến động.
Trong buổi họp báo thường kỳ tháng 5/2025 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, các đơn vị chức năng của Bộ đang tiếp tục xử lý các vấn đề nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu thủy sản sang các thị trường, như Trung Quốc, Mỹ, Nhật
Bản, Liên minh châu Âu (EU), đồng thời mở
cửa các thị trường mới, còn nhiều tiềm năng như các nước Hồi giáo, Trung Đông, châu Phi...
Bên cạnh đó, trong bối cảnh Việt Nam sẽ kiện toàn chính quyền địa phương 2 cấp, Bộ
Nông nghiệp và Môi trường đang đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật với sự phân cấp, phân quyền và cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, tạo động lực phát triển ngành, hoàn thành mục tiêu tăng trưởng và xuất khẩu.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), từ tháng 4/2025, sau khi Chính phủ Mỹ công bố kế hoạch áp thuế tạm thời 10% với nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam, trong đó có thủy sản, các doanh nghiệp xuất khẩu đã tăng tốc giao hàng để “tránh bão” thuế. Đặc biệt, nhiều lô hàng được đẩy mạnh sang Mỹ trong tháng 4 và đầu tháng 5, trước thời điểm ngày 9/7 – khi kết thúc giai đoạn 90 ngày áp thuế tạm thời và có thể chuyển sang
mức thuế chính thức cao hơn.
Do đó, kim ngạch xuất khẩu sang
Mỹ trong tháng 5 vẫn đạt gần 160 triệu USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ.
Tuy vậy, sau ngày 20/5, hoạt động giao hàng đã giảm dần do doanh nghiệp bắt đầu thận trọng hơn với các rủi ro thương mại. Biến động thị
trường, chi phí tăng cao và sự thiếu
chắc chắn về chính sách khiến nhiều
đơn hàng bị trì hoãn, ảnh hưởng đến kết quả chung trong tháng 5 vừa qua.
“Việc đa dạng hóa thị trường là yêu cầu cấp thiết và là chiến lược dài hạn. Doanh nghiệp cần rà soát, tập trung phát triển các sản phẩm tiềm năng, đẩy mạnh kiểm soát chất lượng, giảm giá thành, nâng cao năng lực chế biến và xúc tiến thương mại. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên chủ động đáp ứng tiêu chuẩn đa dạng của các thị trường xuất khẩu, kể cả những thị trường khó tính như Halal. Nếu chuẩn bị tốt, chúng ta hoàn toàn có thể vượt qua các rào cản” - Thứ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến
Điều chỉnh chiến lược
Trước các rủi ro thương mại, nhiều doanh nghiệp đã chủ động điều chỉnh chiến lược thị trường theo hướng đa dạng hóa và nâng cấp sản phẩm chế biến sâu. Thị trường CPTPP tiếp tục là điểm tựa quan trọng khi xuất khẩu sang khu vực này trong tháng 5 đạt 224 triệu USD, tăng 7,9%; lũy kế 5 tháng đạt hơn 1,15 tỷ USD, tăng 24,3%.
Đặc biệt, thị trường Nhật Bản ghi nhận mức tăng đột biến trong tháng 5 với kim ngạch lên tới 836 triệu USD – tăng tới 546% so với cùng kỳ. Đây là kết quả của việc đẩy mạnh đơn hàng lớn kết hợp với ưu đãi thuế quan từ FTA. Xuất khẩu sang Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) cũng đạt gần 185 triệu USD trong tháng 5 và hơn 900 triệu USD trong 5 tháng, tăng lần lượt 22,3% và 48,6%. Đây được xem là tín hiệu tích cực, cho thấy sự phù hợp giữa sản phẩm Việt Nam với nhu cầu tiêu dùng và chuỗi cung ứng khu vực.
Sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm chính là điểm sáng trên bức tranh xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong giai đoạn này. Các sản phẩm chế biến sâu, giàu giá trị gia tăng, như cá tra tẩm bột, mực chế biến, hay bạch tuộc đông lạnh… đều ghi nhận mức tăng trưởng mạnh, phản ánh xu hướng đáp ứng tốt các nhu cầu tiêu dùng tiện lợi và cao cấp tại những thị trường lớn. Điều đó cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam đang chuyển hướng đầu tư mạnh vào công nghệ chế biến và đa dạng hóa sản phẩm để tăng sức cạnh tranh. Việc này không chỉ giúp tăng kim ngạch mà còn giảm phụ thuộc vào các thị trường truyền thống biến động. Từ nay đến tháng 7 – thời điểm Mỹ sẽ ra quyết định cuối cùng về mức thuế, VASEP khuyến nghị tính toán kỹ thời điểm giao hàng để vừa tránh rủi ro thuế, vừa không đánh mất đơn hàng. Trong trường hợp mức thuế giữ ở 10%, xuất khẩu có thể tiếp tục ổn định. Tuy nhiên, nếu bị nâng lên 46%, ngành sẽ chịu sức ép lớn, buộc phải tái cơ cấu thị trường quyết liệt hơn nữa. Về dài hạn, ngành thủy sản cần tranh thủ mạng lưới các FTA mà Việt Nam ký kết và triển khai với hơn 60 quốc gia và nền kinh tế để mở rộng thị trường, đồng thời nâng cấp hạ tầng, đầu tư vào truy xuất nguồn gốc, giảm chi phí
Ảnh: Shutterstock
Khi Biofloc, tự động hóa và mô hình
sinh thái cùng hội tụ
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, áp lực môi
trường và nhu cầu tiêu chuẩn khắt khe từ thị
trường quốc tế, ĐBSCL đang hướng tới một chiến
lược “Triple-helix” toàn diện: Kết hợp công nghệ
Biofloc, hệ thống tự động hóa Agri-IoT và mô
hình sinh thái tôm-lúa/tôm-rừng ngập mặn. Đây
không chỉ là hướng đi mới trên tôm Việt – mà
còn là cơ hội để ĐBSCL khẳng định vị thế thủ phủ
tôm bền vững của châu Á.
Thách thức cũ - Hướng đi mới
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm cung cấp hơn 80% sản lượng tôm của
Việt Nam. Tuy nhiên, năm 2024 đã đánh dấu một năm đầy biến động của ngành tôm với nhiều thách thức lớn: Giá tôm giảm sút, chi phí đầu vào tăng cao, dịch bệnh diễn biến phức tạp cùng áp lực ngày càng lớn từ biến đổi khí hậu. Những thay đổi này đặt ra yêu cầu cấp thiết về một mô hình nuôi tôm không chỉ hiệu quả về kinh tế mà còn phải thân thiện, bền vững với môi trường.
Trước tình hình đó, ĐBSCL đang từng bước xây dựng chiến lược phát triển “ba trụ cột” gồm công nghệ Biofloc, hệ thống tự động hóa Agri-IoT và các mô hình sinh thái nuôi tôm-lúa, tômrừng ngập mặn. Sự hội tụ của những giải pháp này hứa hẹn sẽ định hình tương lai nuôi tôm
Ảnh: ST
thông minh, bền vững, giúp nâng cao vị thế thủ phủ tôm của khu vực trên bản đồ thủy sản châu Á.
Biofloc – Giải pháp sinh học kiểm soát môi trường
Công nghệ Biofloc đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm nhờ khả năng cải thiện môi trường và tối ưu hiệu quả sản xuất. Bản chất của công nghệ này là tạo điều kiện cho hệ vi sinh vật có lợi phát triển trong ao nuôi, nhằm phân hủy chất thải hữu cơ và chuyển hóa thành nguồn dinh dưỡng bổ sung cho tôm. Việc kiểm soát tỷ lệ carbon – nitơ trong nước giúp thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn dị dưỡng, qua đó hạn chế khí độc, ổn định chất lượng nước và giảm thiểu dịch bệnh.
Không chỉ giúp giảm lượng nước thay thế, Biofloc còn tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên giàu protein từ các hạt vi sinh kết tụ, góp phần giảm chi phí thức ăn thương mại. Môi trường ao nuôi nhờ đó cũng cân bằng sinh thái hơn, ít phụ thuộc vào hóa chất xử lý.
Ông Nguyễn Văn Quy, một hộ nuôi tại huyện Hòa Bình (Bạc Liêu), cho biết: “Từ khi chuyển sang Biofloc, tôi gần như không cần thay nước thường xuyên, tôm phát triển nhanh hơn, tỷ lệ sống tăng đáng kể, đặc biệt là hạn chế bệnh gan tụy – vấn đề từng
phù hợp, nhưng kết quả ban đầu cho thấy tiềm năng nhân rộng với chi phí đầu tư thấp hơn và khả năng thích nghi linh hoạt theo điều kiện từng vùng.
Tự động hóa – Chìa khóa của nuôi tôm thông minh
Trong kỷ nguyên chuyển đổi số, các thiết bị cảm biến IoT ngày càng được tích hợp vào ao nuôi để giám sát các thông số môi trường như pH, DO, nhiệt độ, độ mặn, ORP… Các thông số này sẽ được cập nhật liên tục qua phần mềm điện thoại giúp người nuôi có thể xử lý tình huống ngay lập tức. Bên cạnh đó, các hệ thống cho ăn tự động cũng được thiết kế thông minh, cho phép điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu thực tế của tôm, tránh lãng phí và ô nhiễm môi trường. Hệ thống điều khiển quạt nước và sục khí được lập trình tự động dựa trên cảm biến ôxy giúp duy trì mức ôxy ổn định, đồng thời tiết kiệm điện năng đáng kể. Nhờ đó, người nuôi không chỉ giảm chi phí vận hành mà còn đảm bảo môi trường nước trong ao luôn được duy trì ở trạng thái tối ưu cho sự phát triển của tôm.
Việc ứng dụng đồng bộ các công nghệ tự động hóa trong nuôi tôm không chỉ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm mà còn góp phần giảm sức lao động thủ công, tăng khả năng kiểm soát và dự báo rủi ro, hướng đến mô hình nuôi tôm thông minh, bền vững và hiệu quả trong thời đại công nghệ 4.0.
Mô hình sinh thái – Nền tảng cho tôm hữu cơ và bền vững
Song song với xu hướng công
nghệ, các mô hình sinh thái như
tôm-lúa ở Sóc Trăng, tôm-rừng ở
Cà Mau hay tôm-cá-lúa tại Kiên
Giang cũng chứng minh được hiệu quả bền vững.
Với mô hình tôm-lúa, người
dân chỉ nuôi một vụ tôm xen kẽ với một vụ lúa. Việc luân canh
giúp đất được nghỉ, làm giảm
tích tụ mầm bệnh và phục hồi
môi trường nước. Thêm vào đó, việc không sử dụng thuốc hóa
học và kháng sinh trong vụ nuôi
giúp sản phẩm dễ dàng đạt các
chứng nhận như VietGAP, ASC. Tại huyện Ngọc Hiển (Cà
Mau), mô hình tôm-rừng không chỉ giúp giữ rừng ngập mặn mà còn mang lại giá trị kinh tế cao. Các doanh nghiệp xuất khẩu
tôm hữu cơ tại đây cho biết sản phẩm tôm sinh thái được các thị trường châu Âu và Nhật Bản
ưa chuộng, giá bán cao hơn 15 – 20% so với tôm công nghiệp thông thường.
Đồng bộ hóa – Mấu chốt để nhân rộng mô hình
Dù các mô hình Biofloc, tự
động hóa và nuôi sinh thái đã
chứng minh hiệu quả rõ rệt trong thực tế, việc nhân rộng các mô
hình này vẫn đang gặp phải
nhiều thách thức lớn. Nguyên
nhân chính đến từ các rào cản
như chi phí đầu tư ban đầu cao, thiếu kỹ thuật vận hành, hạ tầng
điện – nước chưa đồng bộ, cùng
với sự hỗ trợ chính sách từ Nhà
nước vẫn còn hạn chế.
Do đó, cần cải thiện chính sách tín dụng ưu đãi, đào tạo kỹ thuật và hỗ trợ hạ tầng để tạo điều kiện thuận lợi cho người nuôi tiếp cận công nghệ mới. Đồng thời, cần có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết, bao tiêu sản phẩm cho người nuôi theo mô hình bền vững.
Hiện nay, một số doanh nghiệp trong nước đã triển khai mô hình
liên kết chuỗi giá trị, từ cung cấp
giống, hỗ trợ kỹ thuật, áp dụng hệ
thống IoT đến bao tiêu sản phẩm
cho hộ nuôi tuân thủ quy trình bền
vững. Đây là tín hiệu tích cực góp
phần thúc đẩy quá trình “xanh
hóa” ngành tôm Việt Nam. Những giải pháp đồng bộ cần
được đẩy mạnh bao gồm:
Phát triển mô hình liên kết
chuỗi giá trị: Nhiều doanh nghiệp
xây dựng chuỗi cung ứng khép kín từ giống, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ đến bao tiêu sản phẩm cho người nuôi theo quy trình bền vững. Đây là bước tiến quan trọng giúp giảm rủi ro, nâng cao hiệu quả đầu tư và đảm
bảo đầu ra ổn định.
Đào tạo và chuyển giao kỹ thuật liên tục: Các trung tâm khuyến nông, viện nghiên cứu và doanh nghiệp cần tăng cường tổ
chức các khóa đào tạo thực hành, tư vấn vận hành thiết bị và quản
lý mô hình Biofloc, IoT nhằm nâng
cao năng lực cho người nuôi.
Đầu tư cải thiện hạ tầng điện
– nước và kết nối số: Các dự án
phát triển hạ tầng điện nông thôn, mạng lưới internet vùng sâu vùng xa cần được ưu tiên. Đồng thời, chính quyền địa
phương phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ để đảm bảo tính ổn định và khả năng mở rộng của hệ thống kỹ thuật trong nuôi tôm. Chính sách hỗ trợ tài chính ưu
cho phát triển nuôi tôm bền vững. Tăng cường hợp tác quốc tế và nghiên cứu ứng dụng: Việc hợp tác với các tổ chức quốc tế giúp chuyển giao công nghệ hiện đại, thúc đẩy nghiên cứu các giải pháp phù hợp với điều kiện đặc thù của ĐBSCL.
Ba trụ cột công nghệ Biofloc, hệ thống tự động hóa và mô hình nuôi sinh thái nếu được kết hợp hài hòa sẽ mở ra hướng phát triển mới cho ngành tôm ĐBSCL, không chỉ bền vững mà còn nâng cao giá trị cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Trong tương lai gần, một ĐBSCL với những cánh đồng nuôi tôm xanh, sạch, ứng dụng công nghệ hiện đại và thân thiện môi trường không còn là viễn cảnh xa vời, nếu có sự chung tay đồng lòng từ người nuôi, doanh nghiệp, Nhà nước và các tổ chức quốc tế.
Danh hiệu “Chất lượng vàng
thủy sản Việt Nam” - VIETAQUA
AWARDS 2025 chính thức khởi động, tiếp tục hành trình vinh
danh những cá nhân và thương
hiệu xuất sắc đã có những cống
hiến nổi bật cho ngành thủy sản
Việt Nam trong thời đại số.
Lễ tôn vinh và trao danh hiệu “Chất lượng vàng thủy sản Việt Nam 2014”
Danh hiệu dành riêng cho cộng đồng người làm thủy sản
VIETAQUA AWARDS là giải thưởng thường niên, dành cho các nhà lãnh đạo, doanh nhân, nhà khoa học, nhà quản lý, nhà đầu tư và các cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực thủy sản. Đây là nơi họ chia sẻ những câu chuyện thực tế, các thách thức và xu hướng phát triển doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ.
Trải qua 4 mùa tổ chức thành công, VIETAQUA AWARDS đã trở thành sân chơi uy tín, nơi kết nối, lan tỏa giá trị và ghi nhận đóng góp quan trọng của cộng đồng thủy sản trên toàn quốc.
Các hạng mục chính của VIETAQUA AWARDS 2025
Năm nay, chương trình tiếp tục mở rộng quy mô với nhiều hạng mục tôn vinh đa dạng, phản ánh toàn diện những nỗ lực và đổi mới trong ngành:
Top danh giá:
Top 10 cá nhân xuất sắc ngành thủy sản Việt Nam 2025
Top 10 thương hiệu thủy sản Việt Nam 2025
Top 50 thương hiệu thủy sản Việt Nam 2025
Các hạng mục đề cử nổi bật:
Sáng tạo đổi mới: Tôn vinh cá nhân hoặc doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả khoa học –kỹ thuật, tạo ra các giá trị đột phá trong sản xuất, kinh doanh, góp phần nâng tầm vị thế thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Phát triển bền vững: Ghi nhận những cam kết rõ ràng về sản xuất, nuôi trồng hoặc khai thác bền vững, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, sức khỏe vật nuôi và cộng đồng.
Nông dân của năm: Tôn vinh người nông dân có thành tích nổi bật, sáng kiến thiết thực và tầm ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng người nuôi, góp phần thay đổi tư duy và phương pháp sản xuất trong ngành. Đóng góp nổi bật: Dành cho các
triển vượt bậc trong 3 năm gần đây, thúc đẩy sự đổi mới toàn diện cho lĩnh vực thủy sản. Hợp tác của năm: Vinh danh các mô hình hợp tác hiệu quả giữa doanh nghiệp – nhà sản xuất – nhà cung ứng, mang lại giá trị bền vững với các cam kết mạnh mẽ về môi trường, nhân sự và phúc lợi cộng đồng.
VIETAQUA AWARDS không chỉ là một danh hiệu, mà còn là nơi hội tụ tinh hoa, khơi dậy niềm tự hào và thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong ngành thủy sản Việt Nam.
Thị trường cá sống
Lợi nhuận khổng lồ và cái giá môi trường
Thị trường cá sống đang bùng nổ toàn cầu, hình thành ngành công nghiệp hàng tỷ USD. Thế nhưng, ẩn sau con số ấn tượng ấy là những góc khuất tổn hại môi trường, lỗ hổng quản lý và chuỗi cung ứng đầy rủi ro.
Siêu lợi nhuận
Thị trường cá sống rất phổ biến và đa dạng ở châu Á, bao gồm nuôi trồng thủy sản, thả cá phục hồi tự nhiên và đặc biệt là ngành cá cảnh, mang về hàng tỷ euro mỗi năm với hơn 2.000 loài cá cảnh được giao dịch toàn cầu. Tại châu Âu, một xu hướng mới là sử dụng cá Garra Rufa trong các spa làm sạch da, làm tăng mạnh nhu cầu loài cá này. Ở các đô thị lớn châu Á, cá và hải sản sống xuất hiện nhiều trong chợ truyền thống, trong khi ở các nước phát triển, cá sống gần như biến mất do quy định nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm và phúc lợi động vật. Tuy nhiên, buôn bán cá, nhuyễn thể và hải sản sống vẫn diễn ra sôi động ở nhiều nơi khác. Thị trường cá sống có quy mô lớn và giá trị kinh tế cao, nhưng khó theo dõi do dữ liệu thương mại toàn cầu còn thiếu và không minh bạch. Đặc biệt, thị trường cá rạn san hô (LRFF), gồm các loài cá mú quý hiếm có giá trị cao ở châu Á, gây lo ngại. Dù số liệu chính thức cho thấy giá trị giao dịch khoảng 300-400 triệu USD, con số thực tế có thể cao hơn nhiều khi tính cả thiệt hại sinh thái. Ước tính, một nửa số cá mú chết trước khi đến tay người tiêu dùng. Thị trường cá và hải sản sống ở cấp độ nhà sản xuất hiện được định giá khoảng 2,8 tỷ USD, nhưng giá trị thực tế có thể cao hơn nhiều. Hồng Kông là trung tâm chính, cùng với các đầu mối lớn khác như Singapore, Trung Quốc và Đài Loan. Nguồn cung chủ yếu đến từ Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Úc và Việt Nam. Phần lớn cá giống vẫn khai thác từ tự nhiên, làm giảm hiệu quả bảo vệ quần thể hoang dã. Hiện mô hình nuôi khép kín chỉ chiếm 15% thị phần, trong khi người nuôi vẫn gặp khó khăn với tỷ lệ chết cao, dịch bệnh và thiếu thức ăn phù hợp.
Lỗ hổng quản lý
Ngư dân – những người trực tiếp khai thác –chỉ nhận vài đô la mỗi kg cá, trong khi giá bán lẻ có thể lên tới 180 đô la mỗi con. Trung bình, mỗi tấn cá mú mang lại 6.000 đô la cho ngư dân, nhưng nhà bán lẻ có thể thu lợi gấp mười
lần. Sự chênh lệch này thường được biện minh là do rủi ro trong vận chuyển và kinh doanh, nhưng thực tế, rủi ro lớn nhất lại đè lên ngư dân. Họ buộc phải dùng các phương pháp đánh bắt hủy diệt, gây tổn hại đến rạn san hô, tiêu diệt cá non và phá vỡ hệ sinh thái biển, khiến nhiều loài cá mú chưa kịp sinh sản đã bị tận diệt cùng môi trường sống và chuỗi thức ăn.
Một nguyên nhân chính gây hủy hoại môi trường biển là kỹ thuật đánh bắt bằng cyanide – hóa chất rẻ nhưng cực độc. Dù đã bị cấm ở nhiều nước như Philippines, Indonesia, phương pháp này vẫn phổ biến. Riêng tại Philippines, khoảng 170.000 kg cyanide bị tuồn ra thị trường mỗi năm, nhưng con số thực tế khó xác định. Việc kiểm soát gần như không hiệu quả do khu vực đánh bắt rộng và lực lượng thanh tra yếu kém hoặc thông đồng với ngư dân. Một giải pháp trước mắt là phát triển phương pháp kiểm tra nhanh cyanide trong nước bể nuôi cá, nhưng chỉ hiệu quả nếu người mua thực sự quan tâm. Về lâu dài, cần xây dựng hệ thống chứng nhận quốc tế “không sử dụng cyanide” để bảo vệ đại dương bền vững. Việc dùng thuốc nổ để đánh bắt cá gây thiệt hại môi trường nghiêm trọng hơn cả cyanide. Tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, hơn một nửa số quốc gia, như Guam, Indonesia, Malaysia và Thái Lan, đã ghi nhận san hô bị phá hủy do hoạt động này. Phương pháp hủy diệt này còn lan sang châu Phi, gồm Tanzania và các nước ven Ấn Độ Dương. Theo Mạng lưới Giám sát rạn san hô toàn cầu, 25% rạn san hô toàn cầu đã bị hư hại, và một phần ba khác đang bị đe dọa nghiêm trọng. Tổ chức này cho rằng buôn bán cá sống là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng đáng báo động trên.
Hoạt động buôn bán cá sống vấp phải nhiều ý kiến phản đối do gây hại cho môi trường, ngược đãi động vật, làm lây lan sinh vật ngoại lai và mầm bệnh, cũng như thiếu minh bạch trong chuỗi cung ứng. Dù đã có các biện pháp quản lý như hạn ngạch, lệnh cấm, quy định xuất khẩu và giới hạn kích cỡ cá, việc kiểm soát vẫn kém hiệu quả do các khu vực khai thác thường nằm xa cơ quan chức năng. Một số tổ chức lo ngại rằng lệnh cấm toàn diện có thể phản tác dụng và ảnh hưởng đến cả ngành khai thác thông thường. Mặc dù cá sống mang lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với cá đông lạnh, nhưng để phát triển bền vững, ngành này cần loại bỏ các phương pháp đánh bắt hủy diệt, thay vào đó là áp dụng các kỹ thuật thân thiện hơn.
Hướng đi bền vững hơn
Chuyển sang đánh bắt bằng lưới và bẫy là giải pháp hiệu quả hơn trong việc bảo vệ rạn san hô so với việc loại bỏ hoàn toàn ngành buôn bán cá sống, đồng thời được các tổ chức
bảo tồn quốc tế khuyến khích từ năm 1984. Nghiên cứu cho thấy phương pháp này giúp cá sống sót tới 90%, trong khi đánh bắt bằng cyanide chỉ đạt 10%. Tuy nhiên, yếu tố quyết định vẫn là nhận thức của người tiêu dùng; nếu họ lựa chọn tiêu dùng có trách nhiệm và thay đổi thói quen ăn uống, tình trạng khai thác quá mức tài nguyên sẽ sớm chấm dứt. Việc kiểm soát phân phối cá sống là một chiến lược bảo tồn hiệu quả, vì một số loài có nguy cơ tuyệt chủng tại nơi sinh sống bản địa hoặc thuộc danh sách bảo vệ của CITES. Đồng thời, nếu thả vào môi trường mới, chúng có thể trở thành loài xâm hại, gây mất cân bằng sinh thái hoặc lây lan mầm bệnh nguy hiểm như virus SVCV hay virus herpes ở cá Koi (KHV). Ngành cá cảnh là một lĩnh vực kinh tế đang phát triển mạnh, với châu Âu và Mỹ là những thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới. Chuỗi cung ứng cá cảnh có giá trị tối thiểu khoảng 1 tỷ USD, trong khi doanh thu bán lẻ toàn cầu có thể vượt 10 tỷ USD. Thị trường chủ yếu tập trung vào cá nước ngọt, chiếm hơn 60% doanh thu. Tuy nhiên, sự phát triển của cá biển gây áp lực lên nguồn cung khi hơn 90% cá cảnh biển vẫn được khai thác từ đại dương tự nhiên thay vì nuôi trồng.
Giải pháp hiệu quả hiện nay là kết hợp phát triển chuỗi cung ứng bền vững, kiểm soát công nghệ khai thác, giám sát thương mại xuyên quốc gia và nâng cao nhận thức người tiêu dùng. Người tiêu dùng hiểu biết sẽ góp phần ngăn chặn đánh bắt hủy diệt, bảo vệ các loài hoang dã. Thị trường cá sống cần được xem xét không chỉ từ góc độ kinh tế mà còn chịu trách nhiệm sinh thái và phát triển bền vững, tránh hủy hoại đại dương lấy lợi ích ngắn hạn. Tuấn Minh
TP HCM
Mực ống sốt giá vì trào lưu mukbang lan rộng
Trào lưu mukbang – ăn uống trước ống kính và phát trực tiếp trên mạng xã hội – đang làm dậy sóng thị trường hải sản, đặc biệt là mực ống. Trong vòng một tháng qua, nhu cầu tiêu thụ mực tăng vọt nhờ hàng loạt video mukbang lan truyền mạnh, khiến giá mực ống tăng cao và nguồn cung khan hiếm. Tại TP HCM, mực ống loại 10 – 12 con/ kg hiện được bán với giá khoảng 400.000 đồng/kg, tăng hơn 20 % so với cùng kỳ năm 2024. Với loại nhỏ hơn (20 – 30 con/kg), giá cũng tăng mạnh từ 220.000 đồng lên 300.000 đồng/kg. Tuy nhiên, nhiều tiểu thương cho biết vẫn khó nhập đủ hàng do khan hiếm nguồn cung.
Bình Định
Cá ngừ sọc dưa rớt giá, ngư dân chán nản
Dù đánh bắt được hơn 20 tấn cá ngừ sọc dưa sau chuyến biển kéo dài hơn 20 ngày, nhiều chủ tàu tại thị xã Hoài Nhơn không khỏi thất vọng khi giá cá quá thấp, khiến thu không đủ bù chi phí. Hiện giá cá chỉ dao động từ 20.000 – 25.000 đồng/kg, khiến doanh thu chưa tới 600 triệu đồng. Trong khi đó, chi phí vận hành, tiền công lao động, và đặc biệt là chi phí thả chà dụ cá lên đến hàng trăm triệu đồng, khiến lợi nhuận gần như không còn. Riêng việc đầu tư 12 cây chà ngoài khơi cũng tiêu tốn khoảng 1,2 tỷ đồng. Cuối vụ thường mới đánh bắt được cá lớn (trên 1 kg/con), còn trong vụ chủ yếu là cá nhỏ. Cá to nhưng giá thấp, trong khi rủi ro cao và công sức bỏ ra nhiều khiến nhiều chủ tàu không còn mặn mà bám biển. Nếu giá cá không cải thiện, nhiều tàu cá có thể sẽ phải nằm bờ trong thời gian tới.
ĐBSCL
Cá tra mang lại ngoại tệ lớn
Tại ĐBSCL, cá tra nước ngọt đang giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu thủy sản, cùng với tôm nước lợ tạo thành “cặp đôi chủ lực” giúp khu vực này chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Ngành nuôi cá tra tập trung tại An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Vĩnh Long, với diện tích khoảng 5.500 - 6.000 ha, sản lượng năm 2022 đạt 1,6 triệu tấn. Cùng năm, xuất khẩu cá tra đạt mức kỷ lục 2,4 tỷ USD, tăng 51% so với 2021, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cá tra lớn nhất thế giới. So với cây lúa, cá tra mang lại giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần trên cùng diện tích, dù chi phí đầu tư lớn và giá cả biến động mạnh. Nhờ cá tra, nhiều hộ nuôi và doanh nghiệp tại ĐBSCL đạt lợi nhuận đáng kể.
Vĩnh Long Giá ốc bươu đen tăng cao, khan hàng giữa mùa nắng
Hiện giá ốc bươu đen tại nhiều địa phương ở ĐBSCL đang ở mức khá cao, tăng từ 5.000 – 10.000 đồng/kg so với đầu năm. Ốc loại lớn (15 – 20 con/kg) được thu mua với giá 50.000 – 55.000 đồng/kg, loại nhỏ hơn (25 – 30 con/kg) dao động từ 40.000 – 45.000 đồng/kg.
Hậu Giang
Giá tôm đầu vụ tăng cao - nông dân phấn khởi mở rộng diện tích nuôi
Nông dân xã Lương Nghĩa (huyện Long Mỹ, Hậu Giang) đang bước vào vụ thu hoạch tôm thẻ chân trắng với tâm lý phấn khởi khi giá bán cao hơn năm trước. Hiện tôm loại 60 con/kg được thương lái thu mua tại ruộng với giá 105.000 – 110.000 đồng/kg, tăng khoảng 20.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2024. Năm nay, nước mặn xuất hiện thường xuyên với độ mặn từ 5 – 10‰, tạo điều kiện thuận lợi cho nuôi tôm ngoài vùng đê bao ngăn mặn. Nhờ hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ dân đã mở rộng diện tích thả nuôi. Tổng diện tích nuôi tôm tại khu vực này hiện đạt hơn 180 ha, tăng hơn 40 ha so với cùng kỳ năm ngoái. Giá tôm đầu vụ ở mức tốt đang mở ra triển vọng thu lợi nhuận cao cho người nuôi – nhất là trong bối cảnh chi phí đầu tư tiếp tục neo ở mức cao.
Kiên Giang
Giá cua biển tăng mạnh - sản lượng giảm do thời tiết bất lợi
Đầu tháng 6/2025, giá cua biển tại các huyện ven biển tỉnh Kiên Giang tăng từ 50.000 – 100.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái. Thương lái thu mua tận vuông, đẩy giá cua lên mức cao nhất từ đầu năm đến nay. Tại huyện An Biên, cua gạch loại 1 được thu mua với giá 550.000 – 600.000 đồng/kg; cua y từ 280.000 – 300.000 đồng/kg; cua tứ (loại 4 con/kg) dao động 180.000 – 200.000 đồng/kg tùy độ chắc thịt. Thời tiết thất thường khiến môi trường nuôi biến động, ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cua giống. Sản lượng cua thương phẩm giảm rõ rệt, đặc biệt là cua gạch – giảm 30 – 50 % so với cùng kỳ năm 2024. Dự báo nếu nguồn cung tiếp tục khan hiếm, giá cua biển tại Kiên Giang có thể còn tăng trong thời gian tới.
Hậu Giang
Nuôi cá - ếch kết hợp có đầu ra ổn định, lãi cao
Mô hình nuôi kết hợp ếch và cá đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân huyện Vị Thủy (Hậu Giang) nhờ đầu ra ổn định và giá bán hấp dẫn. Trên diện tích ao 600 m², nông dân có thể nuôi 8.000 con ếch trong vèo, kết hợp với cá tra và cá sặc rằn. Mỗi năm thực hiện 3-4 vụ, sản lượng mỗi vụ đạt khoảng 1.200 kg ếch, 300 con cá tra và hơn 200 kg cá sặc rằn. Nhờ nhu cầu tiêu thụ cao, giá ếch dao động ổn định quanh mức 50.000 đồng/kg; cá tra 40.000 đồng/kg; cá sặc rằn từ 45.000–60.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí khoảng 30 triệu đồng/vụ, người nuôi thu lãi trên 40 triệu đồng. Ưu điểm của mô hình là ít rủi ro, dễ chăm sóc, tận dụng được nguồn dinh dưỡng trong ao, giảm chi phí thức ăn công nghiệp. Các sản phẩm dễ tiêu thụ nhờ thị trường rộng, được thương lái ưa chuộng vì dễ vận chuyển, chất lượng ổn định. Đây là mô hình tiềm năng, phù hợp nhân rộng trong sản xuất thủy sản nông hộ.
Lan Khuê
Nga
Nguy cơ thiếu cá bơn, giá tăng mạnh
Nga có thể đối mặt với tình trạng khan hiếm cá bơn trong năm 2025 do sản lượng đánh bắt sụt giảm và tỷ lệ xuất khẩu cao (tới 25%). Theo Hiệp hội thủy sản Nga, sản lượng tại Viễn Đông - khu vực chiếm hơn 60% sản lượng cá bơn cả nước, đã giảm 25% so với cùng kỳ, dù hiện đang là mùa cao điểm kéo dài từ tháng 3 đến tháng 6. Giá cá bơn tại Nga đã tăng hơn 30% từ đầu năm và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Năm ngoái, sản lượng cũng giảm 20% do hạn ngạch khai thác bị siết chặt. Dù năm nay hạn ngạch được nới nhẹ 3,5%, nguồn cung vẫn chưa cải thiện rõ rệt.
Trung Quốc
Giá cá rô phi tăng nhẹ nhích nhẹ
Giá cá rô phi tại Quảng Đông tăng lên 8,7 NDT/kg (loại 500 - 800g) trong tuần bắt đầu từ 19/5, sau khi Mỹ công bố giảm thuế nhập khẩu đối với Trung Quốc từ 145% xuống 30% trong vòng 90 ngày. Đối với cá rô phi, mức thuế giảm từ đỉnh 170% còn 55%. Trung Quốc cũng hạ thuế với hàng Mỹ từ 125% xuống 10%. Động thái này thúc đẩy các nhà chế biến tăng thu mua, nhưng tại Hải Nam, giá vẫn giữ ở mức 8,0 NDT/kg do doanh nghiệp thận trọng kiểm soát chi phí. Một số nhà máy đã xử lý lại đơn hàng Mỹ, tuy nhiên hợp đồng mới vẫn hạn chế. Đại diện doanh nghiệp tại Quảng Đông nhận định thuế 55% vẫn là rào cản lớn, dù nhu cầu từ Mỹ bắt đầu khởi sắc.
Brazil
Giá rô phi tăng nhẹ trong mùa
Chay
Thị trường cá rô phi Brazil ghi nhận giá tăng nhẹ trong mùa Chay dù nguồn cung cá cỡ lớn dồi dào đã kiềm chế đà tăng. Theo Cepea, giá cá rô phi sống và ướp đá tăng tại hầu hết khu vực trong tháng 4/2025. Tại vùng Great Lakes (São Paulo – Mato Grosso do Sul), giá trung bình đạt 8,06 R$/kg (1,61 USD/kg), tăng 3,4% so với tháng 3. Brazil ghi nhận khối lượng xuất khẩu cá rô phi sụt giảm nhẹ trong tháng 4 với 1.533 tấn, giảm 1,9% theo tháng; doanh thu đạt 5,8 triệu USD, giảm 17,6%. Dù vậy, so với cùng kỳ năm 2024, xuất khẩu vẫn tăng mạnh 82,8% khối lượng và 49,4% giá trị.
Nhật Bản
Giá sò điệp Aomori tăng vọt bất thường
Ngành nuôi sò điệp của Nhật Bản đang lâm vào khủng hoảng khi giá sò điệp nuôi từ vịnh Mutsu (tỉnh Aomori) đạt kỷ lục 492 yên/kg (3,15 USD) trong phiên đấu giá ngày 26/5. Tuy là tin vui ngắn hạn cho người nuôi, giới chuyên gia cảnh báo đây là dấu hiệu báo động cho tương lai ngành công nghiệp này. Nguyên nhân chính là tình trạng sò non chết hàng loạt trong hai năm qua do nước biển ấm kéo dài và thiếu nguồn thức ăn, khiến sản lượng từ tháng 4 đến 26/5 chỉ đạt 3.538 tấn – chưa bằng một nửa cùng kỳ năm ngoái. Giá cao đẩy các nhà chế biến vào thế buộc phải mua bằng mọi giá. Bà Harumi Niki, Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Aomori, lo ngại: “Nếu không kiểm soát giá, ngành nuôi sò sẽ khó trụ vững. Người tiêu dùng cũng có thể quay lưng.” Phiên đấu giá sắp tới vào 13/6 sẽ là cột mốc quyết định số phận ngành sò điệp Aomori.
Peru Giá bột cá ổn định
Giá bột cá tại tại một số thị trường tiêu thụ chính như Trung Quốc đang ổn định khi mùa đánh bắt cá cơm ở Peru đã đi được nửa chặng đường và diễn ra thuận lợi. Sau giai đoạn giao dịch sôi động, đặc biệt trong thời gian diễn ra hội nghị IFFO tại Madrid (Tây Ban Nha), các nhà sản xuất tạm ngừng bán, góp phần giữ giá bình ổn. Năm 2024, Peru đã hoàn thành hạn ngạch 2,48 triệu tấn chỉ trong 40 ngày, củng cố nguồn cung toàn cầu và góp phần cân bằng thị trường bột cá vốn biến động mạnh trong năm 2023 do ảnh hưởng từ môi trường và chính sách. Trung Quốc, thị trường nhập khẩu bột cá lớn nhất từ Peru, ghi nhận giá đã chững lại sau đợt giảm sâu khoảng 2.500 nhân dân tệ mỗi tấn trong ba tháng qua, do nguồn cung từ Peru tăng mạnh. Thị trường bột cá toàn cầu được dự báo sẽ tiếp tục duy trì xu hướng ổn định, mang lại tín hiệu tích cực cho ngành thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản thế giới.
Thế giới
Giá surimi hạ nhiệt
Mùa khai thác cá minh thái Alaska vụ B năm 2025 bắt đầu từ 10/6 tại biển Bering, với điểm nhấn là các phiên đàm phán giá surimi giữa nhà chế biến Mỹ và người mua Nhật Bản. Sau ba năm tăng giá mạnh, năm nay giá surimi loại A dự kiến chỉ tăng nhẹ 30-50 yên/kg để tránh
ảnh hưởng tiêu dùng Nhật Bản đang chậm lại. Giá tăng do chi phí lao động, vận hành cao, trong khi đồng yên mạnh giúp lợi thế tỷ giá. Cạnh tranh giữa nhà máy trên biển và ven bờ cũng gây khó kiểm soát giá. Sản lượng cá tuyết bờ Tây Mỹ thấp có thể làm tăng nhu cầu surimi cá minh thai từ châu Âu và Mỹ. Tại Nhật, nhập khẩu surimi quý I tăng nhẹ, tồn kho giảm thấp nhất gần 2 năm, nhưng tiêu thụ nội địa giảm do giá cao và chi phí sinh hoạt tăng. Bức tranh thị trường năm nay phức tạp, kỳ vọng giá surimi chỉ tăng nhẹ để giữ lợi nhuận, phụ thuộc nhiều vào sản lượng và nhu cầu toàn cầu.
Mỹ
Ngư dân chật vật trước áp lực tôm nhập khẩu giá rẻ
Mùa tôm nội địa Louisiana vừa mở cửa nhưng ngư dân gặp khó khăn do tôm nhập khẩu giá rẻ vẫn tràn vào thị trường. Các mức thuế áp dụng lên tôm nhập từ Ấn Độ, Ecuador, Indonesia và Việt Nam chưa đủ mạnh, trong khi thuế bổ sung của chính quyền Trump đã bị hoãn 90 ngày ngay trước mùa vụ. Nhiều ngư dân Mỹ cho biết chi phí khai thác cao khiến họ khó cạnh tranh với tôm giá rẻ nhập khẩu; trong khi lượng tôm đánh bắt giảm khoảng 35% so với các năm trước, đẩy giá tôm nội địa tăng nhẹ. Liên minh các hiệp hội thực phẩm Mỹ đã gửi thư tới Nhà Trắng đề nghị áp thuế nhằm bảo vệ ngành tôm nội địa khỏi cạnh tranh không lành mạnh và gian lận nhập khẩu, đồng thời siết chặt quy định ghi nhãn mác để giúp người tiêu dùng tăng mua tôm nội địa. Tuy thị trường vẫn còn nhiều thách thức, nhiều người trong ngành hy vọng các biện pháp bảo hộ sẽ giúp ngành tôm Louisiana phát triển công bằng hơn.
Tuấn Minh
CHUYÊN TRANG CÓ SỰ TÀI TRỢ CỦA TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA
Lan tỏa hiệu quả từ các mô hình nuôi trồng thủy sản tiên tiến
Năm 2025 chứng kiến sự “bứt phá” mạnh mẽ trong hoạt động khuyến
nông thủy sản của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (TTKNQG) trên khắp cả nước. Nhiều mô hình nuôi trồng hiện đại được triển khai góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hướng đến phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu.
Ảnh: Nguyên Anh
Đa dạng phương pháp tiếp cận
Để duy trì đà tăng trưởng và giải
quyết những thách thức đặt ra,
đặc biệt là vấn đề năng suất, dịch
bệnh và biến đổi khí hậu, TTKNQG
đã và đang triển khai hàng loạt các mô hình nuôi trồng thủy sản (NTTS) tiên tiến trên phạm vi cả nước. Với sự phối hợp chặt chẽ
của các Trung tâm Khuyến nông
địa phương và sự hưởng ứng tích
cực từ cộng đồng người nuôi, những mô hình này đang từng bước “lan tỏa” hiệu quả. Năm 2025, TTKNQG tập trung vào việc đa dạng hóa các
đối tượng nuôi trồng thủy sản, không chỉ giới hạn ở các loài nuôi truyền thống như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, cá basa mà còn mở rộng sang các loài có giá trị kinh tế cao và giàu tiềm năng như cá lóc, cá điêu hồng, các loài nhuyễn thể (ngao, sò, ốc), và các đối tượng bản địa có giá trị. Điều này giúp người nuôi có nhiều lựa chọn, giảm thiểu rủi ro khi thị trường có sự biến động. Bên cạnh đó, TTKNQG cũng chú trọng đổi mới phương pháp tiếp cận khuyến nông. Thay vì chỉ tập trung vào việc chuyển giao kỹ thuật đơn thuần, các mô hình trong năm 2025 được xây dựng theo hướng tích hợp, toàn diện. Trong đó ưu tiên ứng dụng khoa học công nghệ, đẩy mạnh áp dụng các công nghệ mới vào NTTS như hệ thống nuôi tuần hoàn (RAS), nuôi biofloc, sử dụng chế phẩm sinh học, công nghệ thông tin trong quản lý ao nuôi, giúp tăng năng suất, giảm chi phí và bảo vệ môi trường. Xây dựng các mô hình liên kết giữa người nuôi, doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ, đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng và tăng cường tính cạnh tranh. Triển khai các mô hình nuôi trồng thân thiện với môi trường, giảm thiểu sử dụng hóa chất và kháng sinh, thích ứng với
tình trạng xâm nhập mặn, nước biển dâng và các tác động tiêu cực khác của biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, TTKNQG còn thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, tham quan mô hình để trang bị kiến thức và kỹ năng mới cho người nuôi, giúp họ tự tin áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất.
Mô hình tiêu biểu và hiệu quả
thực tế
Thời gian qua, nhiều mô hình
NTTS do TTKNQG triển khai đã và đang cho thấy hiệu quả tích cực, được người dân và chính quyền địa phương đánh giá cao.
Điển hình tại các tỉnh ven biển miền Trung như Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong nhà kính đã chứng minh được tính ưu việt. Với mật độ thả nuôi cao gấp nhiều lần so với phương pháp truyền thống, hệ thống tuần hoàn khép kín giúp kiểm soát tốt
các yếu tố môi trường, giảm thiểu
rủi ro dịch bệnh và nâng cao năng
suất lên đến 30-40 tấn/ha/vụ.
Mô hình này không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi mà
còn giảm thiểu tác động đến môi
trường tự nhiên.
Tại các tỉnh Đồng bằng sông
Cửu Long như An Giang, Đồng
Tháp, mô hình nuôi cá lóc trong bể composite ứng dụng công
nghệ biofloc đang trở thành xu hướng. Mô hình này không chỉ tăng năng suất cá lóc mà còn giảm chi phí sản xuất và hạn chế ô nhiễm môi trường.
Tại các vùng ven biển bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn như
Cà Mau, Bạc Liêu, mô hình nuôi
luân canh tôm - lúa tiếp tục được
TTKNQG đẩy mạnh triển khai. Đây là hệ thống canh tác bền
vững, tận dụng điều kiện tự nhiên
để vừa nuôi tôm trong mùa khô, vừa trồng lúa trong mùa mưa, giúp tăng thu nhập trên cùng
một đơn vị diện tích, cải tạo đất
và hạn chế dịch bệnh. Các giống
lúa chịu mặn và quy trình nuôi tôm thích ứng với độ mặn biến
đổi được chuyển giao cho người dân, giúp họ ổn định sản xuất trong bối cảnh biến đổi khí hậu
ngày càng phức tạp.
Tại các vùng biển như Quảng
Ninh, Thái Bình, Bến Tre, TTKNQG chú trọng phát triển các mô hình nuôi các loài nhuyễn thể (ngao, sò, ốc) theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường và hướng đến đạt các chứng nhận quốc tế như
ASC. Các quy trình nuôi được cải tiến, giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái biển, quản lý chặt chẽ chất lượng con giống và môi trường nuôi, đảm bảo sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm và có giá trị gia tăng cao trên thị trường.
Thách thức và định hướng
Mặc dù các mô hình NTTS
của TTKNQG đã đạt được những
thành công đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn tồn tại một số thách
thức như nguồn vốn đầu tư ban
đầu cho các mô hình công nghệ
còn cao, việc nhân rộng mô hình
còn gặp khó khăn ở một số địa
phương do điều kiện tự nhiên và
tập quán canh tác khác nhau, sự
liên kết giữa người nuôi và doanh nghiệp đôi khi còn lỏng lẻo.
Trong thời gian tới, TTKNQG tập trung định hướng huy động sự
tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức khoa học công nghệ và cộng đồng vào hoạt động khuyến nông. Xây dựng các kênh thông tin trực tuyến, ứng dụng di động để cung cấp kiến thức và tư vấn kỹ thuật cho người nuôi một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đảm bảo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ chuyên môn và kỹ năng để triển khai các mô hình tiên tiến. Tạo ra những mô hình thành công để người dân có thể học hỏi và làm theo. Học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia có nền thủy sản phát triển để áp dụng vào điều kiện thực tế của Việt Nam. Năm 2025 đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hoạt động khuyến nông thủy sản của TTKNQG. Việc triển khai đa dạng các mô hình nuôi trồng tiên tiến đang góp phần quan trọng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của ngành thủy sản. Những thành công bước đầu không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho người nuôi mà còn góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, hướng đến một tương lai phát triển thịnh vượng cho ngành thủy sản nước nhà.
Thùy Khánh
Lãnh đạo TTKNQG thăm mô hình nuôi cá giò bằng lồng tròn
HDPE tại Khánh Hòa Ảnh: ST
Nông dân đổi đời nhờ kết hợp
trồng sen, nuôi cá
Những năm gần đây, mô hình
trồng sen kết hợp nuôi cá đã
trở thành xu hướng mới trong
sản xuất nông nghiệp, mang lại
hiệu quả kinh tế cao cho người
dân tại nhiều địa phương.
Câu chuyện thành công từ các địa phương
Từ những vùng đất trũng cấy lúa cho năng suất thấp, nhiều nông dân ở Bình Định, Bắc Giang,…đã chuyển đổi sang mô hình trồng sen kết hợp với nuôi cá đồng. Với cách làm này, nông dân có thể tận dụng tối đa diện tích đất trũng, ao hồ, giảm chi phí đầu tư và tăng hiệu quả kinh tế.
Năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình
Định triển khai mô hình trồng sen trên đất
lúa kết hợp nuôi cá rô đầu vuông tại xã Hoài
Châu. Tham gia mô hình này, ông Nguyễn
Văn Hoài ở thôn An Quý Bắc đầu tư trồng
5.000 cây sen hồng và thả nuôi 5.000 cá rô đầu vuông trên diện tích 0,5 ha đất ruộng trũng sản xuất lúa kém hiệu quả. Ông Hoài chia sẻ, sau 4 tháng thực hiện, ông thấy cây sen dễ trồng, thích nghi với vùng đất trũng thấp, lại ít sâu bệnh, hơn nữa vốn đầu tư thấp, không mất nhiều công chăm sóc, sản phẩm dễ tiêu thụ.
“Kết quả tôi thu hoạch được trên 1,5 tấn hạt sen khô, giá bán dao động từ 40.00050.000đ/kg và 1,2 tấn cá với giá bán sỉ tại ruộng 25.000đ/kg. Sau khi trừ chi phí, mô
hình cho lãi trên 60 triệu đồng/vụ, cao gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa”, ông Hoài cho hay. Tại phường Tăng Tiến, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, ông Đỗ Văn Thi là một trong những nông dân tiên phong áp dụng mô hình trồng sen kết hợp nuôi cá. Ban đầu, ông trồng sen trên khu đất ruộng 3,5 ha đang nuôi thả cá của gia đình. Mỗi hecta trồng sen cho thu hoạch trên 2 tấn hạt, ngoài ra việc nuôi cá kết hợp trồng sen mỗi năm thu khoảng 7 - 8 tấn cá/ha, hiệu quả cao gấp 5 lần so với trồng lúa thông thường.
“Chăm sóc sen kết hợp thả cá cần chú ý đến đối tượng sâu ăn lá xuất hiện khi cây ra lá non và lá chưa vươn cao trên mặt nước. Để diệt trừ sâu này, bà con tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để phun trừ sâu bệnh trên cây sen gây ảnh hưởng đến cá, thay vào đó nên dùng phương pháp thủ công bắt sâu bằng tay”, ông Thi chia sẻ kinh nghiệm. Để phát triển mô hình này, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp thị xã Việt Yên, cán bộ Khuyến nông thị xã Việt Yên (tỉnh Bắc Giang) đã tăng cường chuyển giao kỹ thuật tới người dân, vận
Ngược lại, chất thải của cá lại là nguồn phân bón hữu cơ tuyệt vời cho sen, giúp cây phát triển, cho năng suất cao. Sự cộng sinh này không chỉ giảm thiểu chi phí đầu tư về thức ăn cho cá và phân bón cho sen mà còn hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất, bảo vệ môi trường sinh thái.
Mặc dù mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng mô hình này cũng đối mặt với không ít thách
thức. Rủi ro về thời tiết, biến đổi khí hậu (hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn) có thể ảnh hưởng lớn đến năng suất sen và cá. Dịch bệnh trên cá cũng là mối lo ngại thường trực, đòi hỏi nông dân phải có kiến thức về phòng trị bệnh. Bên cạnh đó, sự biến động của thị trường, giá cả đầu vào và đầu ra cũng là yếu tố cần được quan tâm. Bên cạnh đó, việc chuẩn bị ao, vệ sinh nguồn nước trước khi thả cá và trồng sen là thậm chí lên đến hàng tỷ đồng nếu áp dụng thâm canh và có chuỗi giá trị sản phẩm. Lợi nhuận cao hơn nhiều so với việc chỉ trồng lúa hoặc chỉ nuôi cá riêng lẻ. Điều này đến từ việc đa dạng hóa sản phẩm thu hoạch, tận dụng tối đa nguồn lực tự nhiên và giảm thiểu chi phí đầu vào.
Mô hình Trồng sen kết hợp nuôi cá sặc rằn tại hộ xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. Nguồn: ST
kết hợp với nuôi cá cần phải thận trọng trong quá trình thực hiện, nắm chắc các kỹ thuật trồng, chăm sóc cây sen cũng như chăm sóc cá nuôi thả trong ruộng.
Kỹ thuật canh tác và quản lý hiệu quả “Trồng sen kết hợp nuôi cá” là mô hình nông nghiệp tuần hoàn, trong đó sen và cá hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Ruộng sen cung cấp môi trường sống lý tưởng cho cá đồng như cá lóc, cá rô, cá trê, cá điêu hồng...
Rễ sen, thân sen và lá sen rụng xuống ao tạo thành nguồn thức ăn tự nhiên cho cá, đồng thời cung cấp các chất hữu cơ giúp cải tạo đất và nước.
rất quan trọng. Đảm bảo độ sâu ao phù hợp, hệ thống thoát nước tốt để dễ dàng quản lý mực nước. Trong quá trình nuôi, nông dân cần thường xuyên kiểm tra chất lượng nước, theo dõi sự phát triển của cá và sen để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Việc bổ sung dinh dưỡng cho cá (dù đã có nguồn thức ăn tự nhiên) và phòng bệnh cũng cần được thực hiện đúng cách.
Một chu kỳ sản xuất thường kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, tùy thuộc vào loại sen và loại cá được nuôi. Theo các thống kê từ các cơ quan nông nghiệp địa phương, một hécta trồng sen kết hợp nuôi cá có thể mang lại doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm,
Thành công của mô hình sen - cá đồng không chỉ dựa vào sự cộng sinh tự nhiên mà còn phụ thuộc lớn vào kỹ thuật canh tác và quản lý khoa học. Nông dân cần chú ý đến việc chọn giống sen và giống cá phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu địa phương. Đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường Điểm nổi bật của mô hình “sen - cá đồng” là khả năng đa dạng hóa sản phẩm. Ngoài việc bán hoa sen, gương sen tươi, nông dân còn chế biến hạt sen thành các sản phẩm như hạt sen sấy khô, chè sen, sữa sen, mứt sen... Củ sen và ngó sen cũng được dùng làm nguyên liệu cho nhiều món ăn đặc sản. Đối với cá, bên cạnh việc bán cá tươi, nhiều hộ đã đầu tư vào sơ chế, đóng gói, hoặc liên kết với các nhà hàng, quán ăn để đảm bảo đầu ra ổn định. Việc liên kết sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị cũng là yếu tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả kinh tế. Thay vì bán sản phẩm thô với giá thấp, nông dân có thể tham gia vào các hợp tác xã, tổ hợp tác, hoặc liên kết trực tiếp với doanh nghiệp để đưa sản phẩm ra thị trường lớn hơn, thâm nhập vào các kênh siêu thị, nhà hàng cao cấp, thậm chí là xuất khẩu. Các chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ xây dựng thương hiệu nông sản của địa phương cũng đóng vai trò tích cực trong việc mở rộng thị trường.
Với sự nỗ lực của người nông dân, cùng với định hướng và hỗ trợ từ chính quyền, mô hình trồng sen kết hợp nuôi cá đồng hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, không chỉ mang lại thu nhập cao cho người nông dân mà còn góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của nông thôn, xây dựng nền nông nghiệp xanh, sạch và bền vững.
Thùy Khánh
Giải pháp công nghệ xanh cho thủy sản
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và áp lực tăng năng
suất bền vững, công nghệ nano bubbles (bong bóng nano) đang nổi lên như một giải pháp hiệu quả cho ngành nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp công nghệ cao. Với những đặc tính vật lý – sinh học độc đáo, nano bubbles mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong việc cải thiện môi trường nuôi, tăng cường sức khỏe sinh vật và tối ưu hóa chi phí sản xuất.
Đặc tính nổi bật của nano bubbles
Nano bubbles có đường kính chỉ từ 80 đến 120 nanomet –nhỏ hơn hàng trăm lần so với bong bóng thông thường (mm) và nhỏ hơn cả micro bubbles (μm). Với kích thước này, chúng không thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng lại có diện tích tiếp xúc cực lớn với nước, giúp tăng hiệu quả hòa tan khí. Do kích thước quá nhỏ và trọng lượng riêng gần như bằng nước, các bong bóng nano có thể lơ lửng trong nước từ vài giờ đến vài ngày, giúp duy trì ôxy hòa tan lâu hơn so với phương pháp sục khí truyền thống.
Nano bubbles có áp suất bên trong cao hơn so với môi trường xung quanh. Khi vỡ, chúng tạo ra điều kiện phản ứng đặc biệt, hỗ trợ ôxy hóa các hợp chất độc hại và tạo môi trường sạch hơn cho sinh vật thủy sinh. Nhờ kích thước nhỏ và khả năng di chuyển
linh hoạt, nano bubbles phân bố từ mặt nước đến đáy ao, cung cấp khí đều khắp – đặc biệt hiệu quả trong ao nuôi mật độ cao hoặc đáy ao sâu.
Một trong những đặc tính quan trọng là khả năng sinh ra gốc hydroxyl (•OH) khi vỡ – có tính ôxy hóa mạnh, giúp: Diệt khuẩn hiệu quả, Phân hủy khí độc (NH3, H2 S, NO2-...), Cải thiện chất lượng nước và đất . Nano bubbles có thể len lỏi vào mô rễ, bề mặt tôm/cá, các lớp đất đáy ao, giúp vận chuyển ôxy và dinh dưỡng hiệu quả, từ đó thúc đẩy quá trình hô hấp, trao đổi chất và phục hồi tế bào.
Khác với các thiết bị sục khí truyền thống gây dòng chảy mạnh, nano bubbles hoạt động êm nhẹ, không gây xáo trộn đáy ao, không làm đục nước, phù hợp cho cả cá/tôm nhạy cảm với môi trường.
Nhờ các đặc tính trên, công nghệ nano bubbles đang được áp
dụng rộng rãi trong nuôi tôm, cá và thủy sản nước ngọt, nước mặn với nhiều lợi ích: Tăng nồng độ ôxy hòa tan (DO) ổn định cả ngày và đêm; Giảm stress cho tôm cá, đặc biệt trong điều kiện nuôi mật độ cao; Hạn chế vi khuẩn gây bệnh, Cải thiện tỷ lệ sống, tăng trưởng nhanh, nâng cao chất lượng thịt; Giảm sử dụng hóa chất, kháng sinh → hướng tới sản phẩm sạch và xuất khẩu.
Mở rộng ứng dụng nano bubbles trong cây trồng Không chỉ dừng lại ở thủy sản, nano bubbles còn mang lại nhiều giá trị cho nông nghiệp trồng trọt, đặc biệt là trong mô hình nông nghiệp công nghệ cao: Tăng hấp thu dinh dưỡng: Giúp rễ cây hấp
Thông tin liên hệ: CÔNG TY TNHH B.H.N Số điện thoại: 028.668.101.95~96
Website: bhnenc.com
thụ ôxy, khoáng và vi lượng nhanh hơn; Kích thích phát triển rễ: Rễ khỏe → cây tăng sức đề kháng với sâu bệnh và thời tiết bất lợi; Cải tạo đất và nước tưới: Phân hủy hữu cơ tồn dư, giảm phèn mặn, kim loại nặng. Kết luận: Công nghệ nano bubbles là bước tiến quan trọng hướng đến nền nông nghiệp xanh – sạch – bền vững. Với khả năng tăng cường ôxy, cải thiện môi trường, tiêu diệt mầm bệnh và thúc đẩy sinh trưởng tự nhiên, nano bubbles đang mở ra tiềm năng lớn không chỉ trong thủy sản mà cả trong cây trồng và các lĩnh vực xử lý môi trường.
Email: bhnenc@gmail.com Địa chỉ: Số DP-18 Dragon Parc2, KDC Phú Long, Đường Nguyễn Hữu Thọ, Xã Phước Kiển, Huyện Nhà Bè, TP. HCM
B.H.N
Vemedim kỷ niệm 33 năm thành lập
Bền bỉ vươn tầm quốc tế
Ngày 22/5 vừa qua, tại trụ sở chính, Công ty Vemedim đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm
33 năm thành lập (22/5/1992 - 22/5/2025). Buổi lễ vinh dự đón tiếp Quý thầy cô, Ban Lãnh
đạo Tổng Công ty, Quý vị khách quý cùng toàn thể cán bộ công nhân viên, những người đã
và đang đồng hành cùng Vemedim trong suốt hành trình phát triển.
Sự kiện không chỉ là dấu
mốc quan trọng ghi nhận
chặng đường 33 năm hình thành và phát triển, mà còn là dịp để tập thể Vemedim cùng nhìn lại chặng đường không ngừng nỗ lực khẳng định vị thế trong nước và mở rộng tầm ảnh
hưởng trên thị trường quốc tế, đặc biệt trong các lĩnh vực thuốc thú y, thủy sản và thú cưng. Trải qua hơn ba thập kỷ, Vemedim đã vững vàng vượt qua nhiều thách thức nhờ sự
rộng quy mô và hiện có 1 Trung tâm nghiên cứu và phát triển cùng 5 công ty thành viên trực thuộc: Công ty chăn nuôi; Công ty xuất nhập khẩu; Công ty bao bì; Kinh doanh & Tiếp thị; Công ty Thuốc thú y và chế phẩm sinh học
Vemedim. Mô hình hoạt động đa ngành này đã tạo nên một hệ sinh thái toàn diện, giúp Vemedim chủ động từ khâu nghiên cứu, sản xuất đến phân phối.
Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo chất lượng vượt trội cho từng sản phẩm và dịch vụ, Vemedim
Họ là những chuyên gia có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm và tâm huyết với nghề. Cụ thể, đội ngũ công nhân thành thạo quy trình sản xuất đạt chuẩn cGMP; lực lượng quản lý sản xuất và kinh doanh sở hữu năng lực chuyên môn vững vàng, khả năng điều hành hiệu quả; đội ngũ nghiên cứu gồm các Phó Giáo sư, Tiến sĩ, kỹ sư, bác sĩ thú y và dược sĩ trình độ sau đại học - những người đang trực tiếp góp phần tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Chính nguồn nhân lực ưu tú và chiến lược phát triển bền vững đã và đang đưa Vemedim ngày càng vươn xa, khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực thuốc thú y, thủy sản và thú cưng.
Với nền tảng nhân lực chất lượng cao, Vemedim đã và đang vận hành một hệ thống sản xuất quy mô lớn, hiện đại bậc nhất trong ngành. Hiện nay, công ty cung cấp ra thị trường hơn 1.000 sản phẩm thuốc thú y và thuốc thủy sản, đáp ứng đa dạng nhu cầu chăm sóc, phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi.
Các nhà máy của Vemedim được trang bị dây chuyền công
nghệ tiên tiến, tự động hóa cao, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe trong ngành dược phẩm. Cùng với đó là hệ thống quản lý chất
lượng toàn diện, hệ thống kho bảo quản đạt chuẩn và các phòng thí nghiệm kiểm nghiệm nghiêm ngặt
– tất cả đều đạt chứng nhận quốc tế, đảm bảo chất lượng đầu ra ổn định, hiệu quả và an toàn cho
người sử dụng cũng như vật nuôi.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Lưu
Phước Hậu, Phó Tổng Giám đốc
Thường trực Tổng Công ty đã
điểm lại hành trình phát triển ấn
tượng của Vemedim, đồng thời
khẳng định chiến lược tương lai
với các định hướng trọng tâm:
đẩy mạnh nghiên cứu sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng thị trường quốc tế và thúc
đẩy chuyển đổi số.
Một trong những khoảnh khắc giàu cảm xúc tại Lễ kỷ niệm 33 năm thành lập của Vemedim là
phần tri ân các nhân sự gắn bó
lâu năm - những con người thầm
lặng góp phần tạo nên nền tảng
vững chắc cho thành công của
Vemedim hôm nay. Những phần quà và lời tri ân đã thể hiện sự trân trọng sâu sắc của Ban Lãnh
đạo đối với sự cống hiến ấy.
Kỷ niệm 33 năm không chỉ là
thời khắc nhìn lại chặng đường
đã qua, mà còn là dịp để khẳng
định quyết tâm tiếp tục đổi mới, phát triển bền vững và vươn
mình mạnh mẽ trên bản đồ quốc
tế. Vemedim xin trân trọng gửi
lời cảm ơn chân thành đến Quý vị đã dành thời gian quý báu đến
tham dự và cùng chia sẻ niềm vui
trong dịp đặc biệt này. Sự hiện
diện của Quý vị chính là nguồn
động viên to lớn để Vemedim
tiếp tục vững bước trên hành
trình sắp tới.
Được thành lập từ năm 1992, qua 33 năm phát triển, Vemedim Corporation hiện là đơn vị dẫn đầu cả nước về kinh doanh và sản xuất thuốc thú y và thuốc thủy sản. Sở hữu nhiều chi nhánh tại các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước, cùng mạng lưới kinh doanh rộng khắp 5 châu lục với 48 quốc gia và vùng lãnh thổ, Vemedim đã từng bước khẳng định vị thế tại thị trường trong và ngoài nước, trở thành doanh nghiệp thuộc
Top VNR500, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
CÁC SẢN PHẨM NỔI BẬT CỦA VEMEDIM
Chất lượng và hiệu quả là tiêu chí hàng đầu được Vemedim đặt ra kể từ khi mới đi vào hoạt động cho tới nay. Thú cưng, vật nuôi của khách hàng sẽ được chăm sóc từ trong ra ngoài, từ A đến Z nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất và gia tăng sản lượng tối đa. Dưới đây là một số nhóm sản phẩm được cung cấp bởi Vemedim: - Sản phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng và men tiêu hóa; Thuốc điều trị bệnh; Nước hoa thú cưng; Nước súc miệng; Sản phẩm sát trùng chuồng trại, diệt côn trùng cho chó, mèo, chim thú cảnh; Sữa tắm cho thú cưng; Thuốc dùng ngoài da chó, mèo, chim thú cảnh; Sản phẩm cải tạo môi trường ao nuôi tôm; Chế phẩm sinh học, vi sinh cải thiện môi trường ao cá; Dinh dưỡng, premix, khoáng, bổ gan tụy, tăng miễn dịch cho tôm; Cung cấp vitamin, khoáng, acid amin, canxi cho bò, lợn, gà; Đặc trị ký sinh trùng; Thuốc kháng sinh, chống viêm, hạ sốt cho vật nuôi…; Hormon sinh dục cho vật nuôi và vô số các sản phẩm liên quan khác…
C.P. Việt Nam vinh danh
“Sáng tạo giải pháp Xi phông tự động trong nuôi tôm công nghệ cao”
Hơn 20 năm trong nghề, từ xuất phát điểm là các ao đất nuôi tôm Sú theo phương thức truyền thống, anh Quách Hoàng Dũng đã phát triển lên
15 trang trại nuôi tôm công nghệ cao theo mô hình CPF COMBINE, mỗi năm sản xuất hàng trăm tấn tôm kích cỡ lớn.
Tại Bạc Liêu, Anh Dũng
được các anh em bạn
bè đồng nghiệp thương
mến gọi bằng 2 từ “giáo sư”. Không
phải vì anh có các bằng cấp học vị
mà nằm ở vô vàn những sáng chế, đổi mới hết sức hữu ích, có giá trị
thực tiễn cho nghề tôm mà anh đã
sáng tạo ra trong hành trình nuôi
tôm đầy đam mê của mình. Trong
đó một sáng tạo mang tính chất bước ngoặt chính là Hệ thống xi phông tự động trong mô hình nuôi tôm công nghệ cao.
Xuất phát điểm của ý tưởng và hiện thực hóa
Có dịp gặp gỡ Anh Dũng vào cuối tháng 5/2025, tại chính trang trại của mình, anh Dũng
đưa chúng tôi tham quan hệ thống Xi phông tự động – một
sáng kiến được anh nghiên cứu và lắp đặt từ kinh nghiệm thực tế nhiều năm đứng ao.
“Tôi từng là người trực tiếp đứng ao chăm sóc đàn tôm, nên thấu hiểu được nổi vất vả của người công nhân khi hàng ngày
phải ngâm mình dưới nước 2 đến 3 lần để Xi phông lấy chất thải từ tôm, trời nắng cũng như mưa, ngày nào cũng vậy” anh Dũng chia sẻ.
Từ sự đồng cảm ấy, anh Dũng luôn tự đặt câu hỏi: Làm sao để tiết kiệm hơn? Làm sao để dễ quản lý hơn? Làm sao để người công nhân bớt cực mà hiệu suất vẫn tăng? Năm 2015 anh bắt tay vào xây dựng hệ thống ao bán cao triều, sau hàng loạt thử nghiệm, cải tiến thì hệ thống Xi phông của anh cũng đã đi vào hoạt động một cách hoàn chỉnh và cho hiệu quả vượt trội.
Giá trị thực tiễn và lan tỏa đến cộng đồng
Hệ thống này giúp giảm gần như hoàn toàn công lao động thủ công, tiết kiệm 50% chi phí thay nước so với trước đây, đảm bảo quá trình Xi phông được lấy chất chất thải ra liên tục, kết hợp với việc sử dụng sản phẩm VIBOT đến từ BIOTIC C.P. Việt Nam giúp kiểm soát tảo tối ưu, góp phần kiểm soát môi trường ao nuôi tốt hơn, tôm phát triển ổn định, giảm rủi ro dịch bệnh và nâng cao năng suất. Anh cho biết Sản lượng bình quân ao diện tích 1.000m2 anh cho thu hoạch 6 tấn tôm và ao 2.000 m2 12 tấn tôm.
Bên cạnh là người nuôi có nền tảng kinh nghiệm vững chắc thì anh Dũng còn được biết đến là đại lý phân phối các sản phẩm
C.P. Việt Nam uy tín trong khu vực, giải pháp Xi phông tự động
được anh Dũng ứng dụng cho tất cả các farm nhà và hệ thống khách hàng của mình. Mặc dù từ cuối năm ngoái đến đầu năm nay tình hình nuôi tôm gặp nhiều khó khăn nhưng 14 trang trại nuôi tôm của anh và hệ thống khách hàng của mình vẫn đạt tỷ lệ thành công trên 90%.
Anh Dũng không xem sáng kiến này là bí quyết riêng. Trang
trại của anh từ lâu đã trở thành
điểm tham quan kỹ thuật của
nhiều hộ nuôi. Anh sẵn sàng mở
cửa, chia sẻ bản vẽ, hướng dẫn thi công, cách lắp đặt và điều
chỉnh, để bất kỳ ai cũng có thể áp dụng và cải thiện hiệu quả nuôi của mình.
Giải pháp Si phông tự động cũng là bước đệm giúp anh Dũng mạnh dạn hơn trong kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất. Việc tự động hóa giúp anh dễ dàng quản lý môi trường nước ao nuôi, từ ao 1.600 m2 anh mở rộng lên 2.000 m2, và hiện tại khu nuôi
của anh đã mở rộng lên ao có diện tích 3.200 m2 với độ sâu 3 m, từ đó tiết kiệm chi phí quản lý và tăng hiệu quả nuôi trồng một cách bền vững. Sở hữu 1 sự nghiệp nhiều thành tựu song niềm tự hào lớn nhất của anh Dũng chính là ý nghĩa trên từng bước đi của mình, đó chính là tạo công ăn việc làm cho các lao động tại địa phương, là sự kết nối, đồng hành cùng khách hàng vượt khó và làm giàu. Bên cạnh đó anh Dũng còn là 1 người chồng, người cha hết sức gương mẫu trong mái nhà luôn đầy ắp tiếng cười và niềm hạnh phúc cùng người vợ hiền thục và 2 cô con gái duyên dáng, đáng yêu.
Xin kính chúc Đại lý Quách Hoàng Dũng sẽ đạt nhiều bước phát triển hơn nữa trong chặng đường sản xuất, kinh doanh của mình và có thêm nhiều phát kiến sáng tạo cho nghề tôm. Kính chúc gia đình anh luôn sức khỏe, hạnh phúc, thành công. Trân trọng cám ơn niềm tin và sự đồng hành anh đã dành cho C.P. Việt Nam.
Các trang trại nuôi tôm công nghệ cao của anh Quách Hoàng Dũng vận hành theo mô hình
Hỏi: Nguồn nước để ương cá giống
nước ngọt cần đảm bảo những tiêu chí gì?
(Trần Văn Hướng, xã Thạch Lạc, huyện
Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh)
Trả lời:
Chất lượng nước là yếu tố tác động trực
tiếp đến tỷ lệ sống của cá, nhất là thời điểm
đầu khi thả cá bột ương nuôi. Các yếu tố chất
lượng nước trong ao nuôi ương cá giống phải
đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn về hàm
lượng ôxy hòa tan (>4 mg/lit), pH (6,5 - 8,5), nhiệt độ nước (thích hợp khoảng 22 - 30ºC), màu nước (phải có màu xanh nõn chuối), độ
trong (từ 20 - 30 cm),... Ngoài ra, nguồn nước
tốt là nguồn nước cần đảm bảo các yếu tố:
Yếu tố hóa học: Không có các yếu tố độc hại đối với cá, chẳng hạn như các yếu tố
độc hại dạng khí, có thể là dạng rắn hoặc muối hòa tan trong các kim loại nặng, yếu tố
phóng xạ, thuốc trừ sâu và diệt cỏ, kể cả độ pH, hạn lượng Cl, SO 4, Fe tổng cộng, lượng
tiêu hao ôxy và các hợp chất khác có trong nước thải công nghiệp,…
Yếu tố sinh vật học: Nguồn nước tốt để nuôi cá là nguồn nước đã phát triển phong phú khu hệ thủy sinh vật (cung cấp thức ăn tốt cho cá) hạn chế và phòng trừ được các địch hại, không cho các ký sinh trùng gây bệnh cho cá lẫn trong nước.
Yếu tố dinh dưỡng: Các chất vi lượng như N, P, K,… cũng cần có trong nước ao với những hàm lượng thích hợp đảm bảo cá và các thủy sinh vật khác sinh sản, phát triển bình thường.
Yếu tố vật lý khác: Nước để ương nuôi cá giống cần phải có độ trong vừa phải. Do độ đục của nước phù sa và các kênh mương có nhiều hạt sét lơ lửng có thể làm suy giảm sự phát triển của tảo và các thủy sinh vật khác, ảnh
hưởng đến nguồn thức ăn của cá,… Ngoài ra, cần cho nguồn nước tiếp xúc nhiều với ánh nắng trực tiếp của mặt trời (nguồn cung cấp năng lượng cho năng suất sản xuất của ao hồ).
Hỏi: Cá trắm cỏ bỏ ăn, bơi lờ đờ trên tầng mặt, da cá tối màu, mắt lồi, hậu môn sưng đỏ. Trên thân có xuất hiện các vết loét ăn sâu vào cơ thể. Đã chết một số con. Hỏi nguyên nhân và biện pháp khắc phục? (Nguyễn Trường Sơn, xã Ngư Thủy Trung, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) Trả lời: Theo mô tả, có thể cá trắm cỏ đã mắc bệnh đốm đỏ. Bệnh đốm đỏ xuất hiện nhiều nơi ở những vùng nhiệt đới lẫn ôn đới và phổ biến ở Việt Nam. Ở miền Bắc, bệnh thường xuất hiện vào cuối mùa Xuân, đầu mùa Hè (tháng 3 - 5), mùa thu (tháng 8 - 10) khi nhiệt độ nước 25 - 30 0 C. Bệnh xuất hiện ở một số loài cá như cá chép (khoảng 2 - 3 tuần tuổi thì cá dễ nhiễm bệnh), cá trắm cỏ, cá trôi, cá mè. Bệnh đốm đỏ thường xuất hiện ở những ao nuôi có chất lượng môi trường kém, có lan truyền theo chiều ngang, lây nhiễm giữa cá bệnh và cá khỏe thông qua tiếp xúc hoặc nguồn nước. Khi bị bệnh, cá có biểu hiện kém ăn hoặc có thể bỏ ăn, bơi lờ đờ trên tầng mặt, da cá tối màu, cá mất nhớt thô ráp, xuất hiện các vết loét ăn sâu vào cơ thể, mắt lồi, hậu môn viêm xuất huyết, bụng có thể chướng to, các vây xơ rách, các vây tia cụt dần, thường gặp ở cá trắm cỏ. Tỷ lệ chết khoảng 30 - 70%.
Để trị bệnh cần dùng thuốc Tiên đắc 50 g/50 kg cá/ngày, cho ăn 5 - 7 ngày liên tục, thuốc được trộn vào thức ăn nấu chín để nguội hoặc trộn vào thức ăn công nghiệp trước khi cho ăn từ 30 - 60 phút. Đồng thời, người nuôi cần xử lý môi trường nước bằng
thuốc tím với liều lượng 1 kg/1.000 m3 nước, hoặc BKC 1 lít/3.000 m3 nước.
Hỏi: Tôm nuôi được 45 ngày có biểu hiện giảm ăn, phân tôm nổi lên mặt nước và xuất hiện nhiều ở phía cuối gió nơi góc ao. Bắt tôm lên kiểm tra thấy thức ăn trong đường ruột không đầy, bị đứt quãng. Hỏi đây là bệnh gì và biện pháp xử lý ra sao?
(Phan Huy Hoàng, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị)
Trả lời: Với các dấu hiệu trên, có thể tôm đã bị bệnh phân trắng. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm nắng nóng, nhiệt độ cao, gây thiệt hại đáng kể cho người nuôi. Bệnh hường xuất hiện trong khi tôm nuôi từ 40 ngày trở đi. Có nhiều tác nhân gây bệnh bao gồm: vi khuẩn, ký sinh trùng, tảo độc, thức ăn nấm mốc,… Khi phát hiện, người nuôi cần xử lý tích cực và đặc biệt với môi trường nuôi, cho ăn bổ sung các sản phẩm phù hợp, kiên định phác đồ và quản lý chặt chẽ việc cho ăn, môi trường ao nuôi, tăng cường tần suất quan sát, đánh giá tôm sát sao hơn. Đầu tiên, cần ngừng cho ăn hoàn toàn trong vòng 1 - 2 ngày. Đồng thời, tăng cường chạy quạt nhiều nhất có thể. Tiến hành thay khoảng 30 - 50% lượng nước trong ao, cần thay chậm để tránh làm tôm bị sốc. Tìm các giải pháp phù hợp để làm giảm nồng độ các chất hữu cơ trong ao (nếu ao thường xuyên xi phông thì dùng chất lắng tụ rồi xi phông sạch ra ngoài. Trường hợp ao không được xi phông trước đó thì chỉ dùng vi sinh, không được làm xáo trộn đáy ao khiến khí H 2 S khuếch tán vào nước gây chết tôm). Sử dụng vi sinh với liều cao gấp 3 lần so với liều bình thường xử lý nước và đáy ao. Trộn xen kẽ các nhóm vi sinh tiêu hóa và tỏi (10 g/kg) vào thức ăn để cho tôm ăn (không trộn tỏi cùng vi sinh vì tỏi có thể làm bất hoạt vi sinh). Người nuôi cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trên trong vòng 5 ngày liên tục.
Hỏi: Làm thế nào để hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ đến tôm trong mùa hè?
(Bùi Văn Mạnh, xã Chí Công, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận)
Trả lời:
Tôm là loài giáp xác có thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ môi trường nước. Do vậy, nhiệt độ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh trưởng và phát triển của tôm. Nhất là vào những thời điểm nắng nóng, nhiệt độ nước tăng cao, người nuôi nên thực hiện các biện pháp chống nóng cho tôm nhằm tránh tình trạng tôm bị stress hay suy yếu do sốc nhiệt độ. Khi trời nắng nóng, có thể dùng màn lưới đen, chống nắng căng phía trên mặt ao để hạn chế những tia nắng chiếu trực tiếp xuống mặt ao, làm giảm khả năng tăng nhiệt độ và tránh gây sốc cho tôm. Ngoài ra, trong quá trình nuôi cần thực hiện tốt công tác chăm sóc, quản lý ao tôm như sau:
- Trong điều kiện thời tiết nắng nóng, cần theo dõi sức ăn của tôm thường xuyên và giảm lượng thức ăn hàng ngày chỉ còn khoảng 60 - 70% so với ngày thường để kiểm
soát tình trạng thức ăn dư thừa trong ao nuôi. Ngoài ra, cần kiểm tra chất lượng thức ăn
cẩn thận, tránh tình trạng cho tôm ăn thức ăn
ẩm mốc, không đảm bảo chất lượng. Tăng
cường sức đề kháng cho tôm bằng cách
bổ sung các loại khoáng chất, men vi sinh
đường ruột, chất bổ gan, Vitamin C.
- Chạy quạt nước liên tục để cung cấp đủ ôxy cho tôm hô hấp, tránh gây hiện tượng nước bị phân tầng trong ao. Tốt nhất nên duy trì mực nước trong ao nuôi thấp nhất từ 1,4 - 1,5 m.
- Luôn trữ sẵn nguồn nước chất lượng trong ao chứa nhằm cung cấp nước kịp thời cho ao nuôi, giúp duy trì độ sâu và độ mặn phù hợp. Nên cấp nước vào ban đêm vì cấp nước vào ban ngày sẽ rất dễ làm tảo phát triển mạnh.
- Trong quá trình nuôi, không nên để màu nước quá đậm, cần duy trì độ trong ở mức 30 - 35 cm. Nếu tảo trong ao phát triển mạnh, có thể xử lý bằng cách thay một phần nước vào ban đêm hoặc dùng vôi CaCO 3 10 kg/1.000 m3 hòa với nước và tạt đều trong
ao, đánh liên tục trong thời gian 3 đêm, khoảng 20 - 22h. Sau đó dùng chế phẩm sinh học để ổn định lại nước ao.
- Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý ao nuôi. Đồng thời, thường xuyên xi phông để loại bỏ chất thải.
- Hạn chế dùng sàng, vó để kiểm tra tôm vào lúc nắng nóng để tránh khả năng tôm bị đục cơ và chết.
Hỏi: Có những phương pháp nào để vận chuyển cá giống?
(Phạm Văn Thái, xã Cần Đăng, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang)
Trả lời:
Hiện nay có hai hình thức vận chuyển cá giống là vận chuyển hở và vận chuyển kín.
Phương pháp vận chuyển kín: Đây là phương pháp vận chuyển mà cả cá và nước không tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
Phương pháp này được áp dụng cho hầu hết các loài cá giống, cá hương, cá bố mẹ.
Phương tiện vận chuyển thường là xe máy hoặc ô tô,... Dụng cụ vận chuyển là các túi nilon có bơm khí ôxy, mỗi túi có thể tích từ 40 - 45 lít. Nếu túi không có đáy thì cần buộc gập để tạo đáy túi, khi buộc cần kèm theo ống dẫn bằng nhựa mềm dài từ 15 - 20 cm ở đáy túi để phòng khi lượng ôxy trong túi giảm cần phải bơm thêm ôxy vào trong túi. Sau đó đổ nước sạch vào trong túi
và cho cá giống vào. Lượng cá giống vận chuyển trong mỗi túi phụ thuộc vào kích cỡ và thời gian vận chuyển cá giống. Nếu kích cỡ cá giống từ 1 - 1,5 cm thì nên đóng từ 3 - 4 kg cá/túi, nếu kích cỡ cá từ 3 - 4 cm thì chỉ nên đóng 2 - 3 kg cá/túi. Sau khi cho cá vào thì buộc chặt miệng túi không cho không khí thoát ra ngoài. Nếu khoảng cách vận chuyển đi xa thì cần bơm thêm không khí qua ống nhựa ở đáy túi. Đối với phương pháp vận chuyển này thì thời gian vận chuyển không nên quá 7 giờ. Nếu vận chuyển quãng đường xa trên 10 giờ thì cần bảo quản bao chứa cá bằng thùng xốp đậy kín và duy trì nhiệt độ nước từ 2225 0 C trong suốt quá trình vận chuyển hoặc có thể sử dụng xe bảo ôn để vận chuyển cá. Phương pháp vận chuyển hở: Là phương pháp vận chuyển mà cả cá và nước tiếp xúc trực tiếp với môi trường không khí bên ngoài. Phương pháp này chỉ nên áp dụng cho quãng đường vận chuyển ngắn (dưới 20 km) với lượng cá giống ít và chủ yếu để vận chuyển cá bố mẹ. Dụng cụ vận chuyển thường là xô, chậu, sọt có lót nilon và có trang bị hệ thống sục khí.
vệ gan tụy
Bí quyết của sự thành công
ối với người nông dân nuôi tôm, bên cạnh việc hoạt động bắt mồi của tôm, màu nước nuôi thì hình thái và màu sắc của cơ quan gan tụy là một trong những yếu tố quan trọng nhất đem đến vụ mùa thành công cho người nuôi. Vì gan tụy có vai trò quan trọng nhất trong cơ thể tôm nên khi suy giảm chức năng gan tụy, hệ miễn dịch giảm từ đó nguy cơ sinh vật gây hại (nhiễm khuẩn, virus, ký sinh trùng và nấm mốc) xâm nhập vào gan tụy là rất lớn và gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, làm tôm chậm lớn và hao hụt rất nhiều.
Chức năng của gan tụy đối với tôm
- Chức năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng.
- Chức năng lưu trữ: Dự trữ các hạt lipid, glycogen, dinh dưỡng và các khoáng chất.
- Giải độc và chống stress khi gặp điều kiện bất lợi.
- Tạo máu và hỗ trợ miễn dịch.
- Chức năng ảnh hưởng đến quá trình bài tiết của tôm, thời gian lột xác, sự sinh trưởng và thành thục sinh sản của tôm.
Tôm khỏe là tôm có gan tụy đầy và đều; có màu nâu vàng hoặc nâu đen đẹp mắt; khi bóp bể dịch gan màu nâu vàng sệt lại, không chảy và không chai cứng; thấy rõ dạ dày hình hạt gạo có màu đen, nâu đen rõ rệt.
Gan tụy tôm nhiễm bệnh
thường có màu đỏ, vàng, nhạt đến trắng, đen. Gan bệnh là khi
khối gan tụy teo lại có màu đen và bị chai cứng hoặc dai như cao su, ruột tôm rỗng dẫn đến chết rải rác; gan bị hoại tử cấp độ nhẹ
có màu vàng, bị nhũn gan, gan hơi sưng đến hoại tử cấp tính thì
gan có màu nhạt dần đến trắng,
khối gan teo lại, ruột tôm rỗng
không có thức ăn hoặc bị đứt
đoạn, tôm thường bị mềm vỏ, tỷ
lệ tôm chết khá cao thường xảy ra từ khi tôm 10 ngày tuổi.
Gan tụy tổn thương là do đâu?
- Cơ quan này có chức năng đào
thải độc tố trong cơ thể nên khi
gan bị bệnh dẫn đến gan tụy mất
khả năng đào thải thì những độc
tố này sẽ ứ đọng lại, do đó gan tụy
cũng là nơi dễ bị tàn phá bởi độc tố
nhất. Bên cạnh đó chức năng gan
cũng dễ bị tổn thương do nguyên
nhân virus, vi khuẩn từ biến động
của môi trường như pH, kiềm, DO, mật độ tảo, nhiệt độ... Bệnh về gan tụy trên tôm khá nguy hiểm, có thể
gây chết hàng loạt 100% ao nuôi nếu không có cách phòng chống và điều trị kịp thời.
- Do di truyền: Dòng vi khuẩn, virus gây bệnh lây từ bố mẹ cho tôm con.
- Thức ăn: Vi khuẩn gây bệnh từ thức ăn bị mốc, thức ăn ôi thiu.
- Quản lý lượng ăn: Do cho tôm
ăn quá nhiều, gan tụy tiết Enzyme tiêu hóa hoạt động quá mức nên bị tổn thương. Cho tôm ăn quá ít,
STIMULIV SLP.
Sản phẩm hỗ trợ tăng cường hoạt động cho hệ thống gan, ruột
hưởng của khí độc; tảo độc; độc tố từ thuốc và hóa chất trừ sâu, diệt cỏ, diệt giáp xác côn trùng, khí độc. Ngoài ra các yếu tố chất
lượng nước bất lợi (pH, DO,...) về môi trường cũng khiến tôm
stress và gây ảnh hưởng xấu đến gan tụy của tôm.
Các biện pháp bảo vệ gan tụy tôm khỏe
- Xử lý đáy, phơi ao, diệt khuẩn nước thật kỹ trước khi thả nuôi.
- Lựa chọn nguồn tôm bố mẹ, tôm giống sạch bệnh (Kiểm tra bệnh bằng phương pháp PCR).
- Quản lý tốt chất lượng nước, mật độ tảo, thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu nước để có các biện pháp kịp thời giảm stress cho tôm.
- Cho tôm ăn vừa đủ, lựa chọn loại thức ăn phù hợp.
- Áp dụng hệ thống nuôi tuần hoàn kín để tránh bị ô nhiễm từ môi trường.
- Các biện pháp từ vi sinh: Bổ sung vi sinh có lợi cho đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa giảm gánh nặng cho gan tụy; bổ sung vi sinh hỗ trợ xử lý nước và đáy để giảm khí độc tạo môi trường nuôi thuận lợi. Không chỉ vậy khi kết hợp với các sản phẩm hỗ trợ tăng cường
ổn định và thành công. Ưu
của phương pháp này là hiệu quả cao, tiết kiệm, an toàn, thân thiện với môi trường. Hiện nay, Công ty Thái Nam Việt đã tìm ra và mang đến cho người nuôi loại chế phẩm sinh học có khả năng bảo vệ và nuôi dưỡng gan với chất lượng tốt nhất. Được nhập khẩu 100% từ Ấn Độ, sản phẩm STIMULIV SLP. là một loại thảo dược đậm đặc, thành phần chính là Cây kế sữa, có thể thay thế hoàn toàn kháng sinh trong suốt vụ nuôi, có khả năng bảo vệ và tăng cường chức năng gan, hỗ trợ phục hồi mạnh mẽ tế bào gan bị tổn thương, kích thích bắt mồi, tăng cường miễn dịch của tôm. Chỉ với liều dùng tối thiểu 1g/kg thức ăn đã có thể bảo vệ hệ thống gan tụy khỏi các tác nhân gây hại
Kiểm soát bệnh đỏ thân trên
tôm hùm
Tôm hùm là loài đặc sản có giá trị kinh tế cao. Vì vậy, phong
trào nuôi tôm hùm ngày càng phát triển ở nước ta, số lồng bè tăng nhanh và hiện nay môi trường nước biển khu vực nuôi đã
ô nhiễm. Sự suy thoái môi trường đã làm bùng phát dịch bệnh trên tôm, trong đó, có bệnh đỏ thân. Bệnh gây thiệt hại cho người nuôi, ảnh hưởng tỷ lệ sống, làm giảm sản lượng tôm hùm nuôi.
Nguyên nhân
Do tôm bị nhiễm vi khuẩn Vibrio alginolyticus. Vi khuẩn này phát triển mạnh trong môi trường ô nhiễm, hàm lượng ôxy kém, nhiều khí độc,... Khi nhiễm vào, cơ thể tôm vi khuẩn sẽ tấn công mô gan tụy gây hoại tử, tôm
biểu hiện đỏ thân. Bệnh xảy ra quanh năm và nhiều nhất là vào mùa hè, gây chết tôm hùm nuôi từ rải rác đến hàng loạt.
Biểu hiện
Khi nhiễm bệnh, tôm hùm bệnh có biểu hiện tách đàn kém linh hoạt, bắt mồi chậm. Quan sát màu sắc tôm có màu tím đỏ
bầm ở vùng giáp đầu ngực, vùng bụng và nếu bệnh nhiễm nặng
tôm sẽ đỏ toàn thân, tôm yếu dần, bỏ ăn và chết.
Phòng trị bệnh
Thực hiện biện pháp phòng bệnh tổng hợp. Lựa chọn mua con giống có chất lượng và phải
được kiểm dịch theo đúng quy
định. Thả tôm hùm mật độ vừa phải, thường xuyên lặn xuống vệ sinh đáy lồng, duy trì luồng nước chảy thông thoáng (mỗi khi thủy triều lên xuống).Lựa chọn thức
ăn luôn tươi sống và rõ nguồn
gốc, trước khi cho tôm hùm ăn, cần bổ sung kèm Vitamin C, các vitamin tổng hợp khác như
A, D, E, B… cũng như enzyme tiêu hóa và các chất tăng cường chức năng gan. Mục đích giúp
tôm hùm hấp thu tốt thức ăn với
đầy đủ dưỡng chất, tăng sức đề kháng, chống lại sự xâm nhập mầm bệnh từ bên ngoài, giúp
tôm vượt qua dịch bệnh. Hàng
ngày cần kiểm tra tình trạng thức
ăn thừa để đánh giá sức khỏe
tôm và điều chỉnh lượng mồi cho
tôm ăn hợp lý.
Bên cạnh đó, người nuôi phải
thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin quan trắc, cảnh báo
môi trường, dịch bệnh của ngành chức năng để kịp thời áp dụng các biện pháp phòng, chống hiệu quả.
Trong quá trình chăm sóc và theo dõi tôm hùm, nếu thấy có dấu hiệu tôm có hiện tượng tách đàn, đỏ thân thì tiến hành điều
trị bằng kháng sinh ngay cho cả lồng nuôi tôm chung trong bè. Sử dụng kháng sinh đặc trị là BIO OXYTETRA for aqua hoặc BIO DOXY 500 for Aqua với liều 5 g/kg thức ăn, sau đó trộn thêm chất kết dính BIO LECITHIN để bọc thuốc dính với thức ăn tôm, tránh thất thoát thuốc. Cho tôm ăn liên tục trong 7 - 8 ngày, 1 cữ/ ngày vào lúc chiều tối. Sau điều trị bổ sung men enzyme và các vitamin cần thiết sẽ giúp tôm mau hồi phục, vượt qua bệnh dịch. Đặng Hồng
Nuôi bào ngư non bằng phụ phẩm thịt gà
Bột phụ phẩm gà (CBM), nguyên liệu giàu đạm và lipid từ phế phẩm gia cầm, đang được nghiên cứu như một giải pháp thay thế bột cá trong chế độ dinh dưỡng của bào ngư non.
Nguồn bào ngư tự nhiên suy giảm nghiêm trọng do bị khai thác quá mức, từ đó thúc đẩy ngành nuôi bào ngư thương phẩm phát triển nhanh chóng. Trung Quốc hiện là quốc gia dẫn đầu thế giới về sản lượng bào ngư với 203.485 tấn năm 2020, tiếp theo là Hàn Quốc với 20.059 tấn (FAO, 2021). Trong bối cảnh hướng tới phát triển bền vững, việc tận dụng phụ phẩm làm nguyên liệu sản xuất thức ăn theo mô hình kinh tế tuần hoàn đang góp phần giảm đáng kể dấu chân carbon. Đặc biệt, các phụ phẩm có nguồn gốc động vật đang được quan tâm như giải pháp thay thế bột cá (FM) trong thức ăn thủy sản.
Bột phụ phẩm gà (CBM) gồm đầu, xương, lông và chân gà từ các nhà máy chế biến là nguồn nguyên liệu giá rẻ nhưng giàu protein thô và lipid. CBM có khả năng thay thế bột cá trong khẩu phần ăn cho bào ngư non (Haliotis discus hannai) dựa trên các tiêu chí về tăng trưởng, tỷ lệ sống và thành phần hóa học của thân thịt.
Thay thế bột cá
Các chuyên gia tại Đại học Hàng hải và Đại dương Hàn Quốc đã nghiên cứu tác động của việc thay thế bột cá (FM) bằng bột phụ phẩm gà (CBM) trong khẩu phần ăn của bào ngư non Haliotis discus hannai. Năm khẩu phần
ăn được thiết kế với tỷ lệ CBM thay thế FM lần lượt là 0%, 25%, 50%, 75% và 100%, kèm theo bổ sung rong biển khô Saccharina japonica – nguồn thức ăn tự nhiên của bào ngư.
Tổng cộng 1.260 cá thể bào
ngư được chia đều vào 18 lồng
nuôi và cho ăn trong 16 tuần.
Sau đó, 30 bào ngư từ mỗi lồng
được tiếp xúc trực tiếp với không khí trong 24 giờ để đánh giá khả
năng chịu sốc, và theo dõi tỷ lệ sống trong 7 ngày tiếp theo.
Kết quả cho thấy khẩu phần
ảnh hưởng đáng kể đến hàm
lượng vật chất khô, protein, lipid và tro (p < 0,0001). Khẩu phần
CBM100 có mức tổn thất vật
chất khô và protein cao nhất sau
48 giờ ngâm nước biển. Về tổn
thất tro, CBM0 cho kết quả thấp
nhất, trong khi CBM100 và rong
biển ghi nhận mức tổn thất cao
hơn rõ rệt (p < 0,05).
Tỷ lệ sống của bào ngư ở tất
cả các khẩu phần dao động
89,0% - 94,3% và không khác biệt đáng kể (p > 0,2). Tuy nhiên, tăng trọng và tốc độ tăng trưởng
đặc biệt (SGR) ở nhóm ăn CBM0 vượt trội so với CBM100 (p < 0,04), nhưng không khác biệt rõ rệt so với các nhóm CBM25, CBM50 và CBM75.
Sau 7 ngày phục hồi, tỷ lệ sống không có sự khác biệt đáng kể
giữa các nhóm (p > 0,1), cho thấy khả năng chịu sốc không bị
ảnh hưởng nhiều bởi khẩu phần CBM.
Hiệu quả vượt trội
CBM là nguồn nguyên liệu
giàu protein thô và các axit amin thiết yếu như arginine, leucine, phenylalanine và threonine, có
tiềm năng thay thế bột cá (FM) trong khẩu phần ăn của bào ngư.
Nghiên cứu cho thấy việc thay thế
75% FM bằng CBM (khẩu phần
CBM75) không làm giảm tốc độ
tăng trưởng hay hệ số tăng trưởng
đặc trưng (SGR) so với nhóm đối
chứng (CBM0), cho thấy CBM có thể thay thế tới 75% FM mà không ảnh hưởng đến hiệu suất
tăng trưởng của bào ngư.
Khi thay thế hoàn toàn FM
bằng CBM (CBM100), tốc độ
tăng trưởng và hệ số SGR giảm
đáng kể, có thể do mất cân bằng
dinh dưỡng từ tỷ lệ thay thế quá
cao. Do đó, CBM nên được sử
dụng ở mức vừa phải để duy trì
hiệu quả tăng trưởng và tối ưu
chi phí. Kết quả này phù hợp với
nghiên cứu của Ha và cộng sự (2021), khi việc thay thế 50% FM
bằng CBM ở cá bơn olive vẫn duy trì hiệu suất tăng trưởng tương
đương khẩu phần chứa 65% FM.
Bên cạnh đó, khẩu phần CBM0
cho thấy độ ổn định cao hơn về vật chất khô, protein, lipid và tro sau 48 giờ ngâm nước biển, giúp lý giải hiệu quả vượt trội của nhóm này.
Bào ngư ăn khẩu phần CBM0
không chỉ có hiệu suất tăng
trưởng vượt trội so với nhóm
ăn thức ăn tự nhiên (rong biển
S. japonica), mà còn phát triển chiều dài và chiều rộng vỏ tốt hơn so với các nhóm CBM75 và CBM100. Điều này củng cố nhận định rằng việc thay thế FM đến 50% bằng CBM vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng và phát triển hình thái vỏ. Cuối cùng, sau 24 giờ tiếp xúc với không khí – điều kiện gây sốc môi trường – không ghi nhận sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ sống giữa các nhóm sau 7 ngày theo dõi. Kết quả này cho thấy việc thay thế FM bằng CBM không ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sống sót của bào ngư trong điều kiện môi trường khắc nghiệt. Nghiên cứu trên đã khẳng định bột phụ phẩm thịt gà (CBM) có thể thay thế hiệu quả bột cá (FM) đến 50% trong khẩu phần ăn của bào ngư mà không làm suy giảm hiệu suất sinh trưởng. CBM giúp duy trì tốt các chỉ tiêu về tăng trưởng, chiều dài và chiều rộng vỏ, cũng như khả năng sống sót của bào ngư non sau khi tiếp xúc với không khí trong điều kiện thí nghiệm kéo dài 16 tuần.
Vi nang thực vật và tảo biển
NGUỒN DINH DƯỠNG
ĐỘT PHÁ CHO CÁ RÔ PHI
Công nghệ dinh dưỡng mới NUQO
NEX (NQ) với công thức tinh chọn các hoạt chất gốc thực vật và tảo biển, giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và hiệu quả chuyển hóa ở cá rô phi.
Nâng cao hiệu quả nuôi
NUQO NEX (NQ) là sản phẩm mới của hãng dinh dưỡng NUQD
Feed Additives. Điểm nổi bật của NQ là quy trình vi nang tiên tiến độc quyền, giúp bảo vệ các hoạt chất khỏi phân hủy sớm trong quá trình sản xuất thức ăn, đồng thời đảm bảo giải phóng đúng vị trí trong hệ tiêu hóa. Một thử nghiệm gần đây
được thực hiện tại một trang trại thương mại ở Ai Cập trong 86 ngày (từ tháng 6 đến tháng 8/2024) nhằm đánh giá tác động của NQ đến tăng trưởng, cấu trúc ruột và sức khỏe chuyển hóa của cá rô phi. Tổng cộng 234 con cá rô phi, với trọng lượng trung bình ban đầu 65,8 gram, được sử dụng trong nghiên cứu. Cá được cho ăn khẩu phần tiêu chuẩn chứa 30% protein thô, chủ yếu từ bắp và khô đậu. Thức ăn được ép viên để đảm bảo đồng đều về khẩu phần và phân bố dinh dưỡng. Thử nghiệm gồm ba nhóm: nhóm đối chứng sử dụng khẩu phần cơ bản; nhóm thứ hai bổ sung 150 g NQ/tấn thức ăn; nhóm thứ ba cũng bổ sung 150 g NQ/tấn nhưng có điều chỉnh theo ma trận năng lượng (30 kcal/kg) và giảm 0,3% protein thô trong khẩu phần. Trong suốt quá trình nghiên cứu, các chỉ tiêu chất lượng nước được kiểm soát nghiêm ngặt: nhiệt độ duy trì 27 - 29°C, ôxy hòa tan trên 5 ppm, amonia và nitrit ở mức thấp.
Kết thúc thử nghiệm, các chỉ số tăng trưởng của cá cho thấy rõ hiệu quả của việc bổ sung
NQ. Cụ thể, nhóm cá sử dụng
NQ có tăng trọng cao hơn, tốc
độ tăng trưởng và hiệu quả sử dụng protein được cải thiện đáng kể so với nhóm đối chứng. Trọng lượng cuối kỳ, tỷ lệ sống và hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) cũng tăng, mang lại hiệu
quả đầu tư ấn tượng với tỷ lệ lợi nhuận 7:1. Khi kết hợp NQ, hiệu quả sử dụng protein và tỷ lệ sống tiếp tục được tối ưu, góp phần giảm chi phí thức ăn mà vẫn đảm bảo tăng trưởng vượt
trội trong nuôi cá rô phi.
Phân tích mô học trên mẫu
ruột cá bổ sung NQ cho thấy
cấu trúc ruột cải thiện rõ rệt:
nhung mao ruột cao và rộng
hơn, giúp tăng khả năng hấp thu
dinh dưỡng. Tỷ lệ giữa chiều cao nhung mao và độ sâu hốc tuyến cũng được cải thiện, cho thấy quá trình tiêu hóa – hấp thu hiệu quả hơn mà không kích thích tăng sinh tế bào, vốn là dấu hiệu của stress hoặc viêm ruột.
Phân tích huyết học cho thấy hoạt động của các enzyme tiêu hóa, đặc biệt là amylase và lipase, tăng lên rõ rệt, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình phân giải tinh bột và chất béo. Đồng thời, nồng độ acid uric, triglyceride và VLDL giảm, phản ánh sự cải thiện đáng kể trong chuyển hóa protein và lipid.
Cấu trúc ruột phát triển tốt cùng với chức năng tiêu hóa và chuyển hóa được tăng cường là yếu tố then chốt giúp cá hấp thu tối đa dinh dưỡng và duy trì sức khỏe. Những cải thiện về hình
thái ruột và chỉ số sinh học máu ở cá rô phi bổ sung NQ phù hợp với các nghiên cứu trước đó trên nhiều loài thủy sản, củng cố
thêm bằng chứng về hiệu quả của NQ trong việc nâng cao hiệu suất tiêu hóa và chuyển hóa.
Tăng cường sức khỏe và miễn dịch
Công nghệ NQ không chỉ thúc đẩy tăng trưởng và hỗ trợ tiêu hóa mà còn cải thiện các chỉ số sức khỏe và miễn dịch ở cá rô phi. Cụ thể, NQ giúp tăng cường khả năng chống ôxy hóa, thể hiện qua việc giảm nồng độ malondialdehyde và nâng cao năng lực chống ôxy hóa tổng thể. Nhờ đó, NQ góp phần giảm stress ôxy hóa – yếu tố phổ biến trong các hệ thống nuôi thâm canh, nơi cá thường xuyên chịu áp lực từ môi trường và dinh dưỡng.
Các chỉ số sinh học liên quan đến miễn dịch như tỷ lệ albumin/ globulin và hoạt tính enzyme lysozyme được cải thiện rõ rệt
ở cá sử dụng công nghệ NQ. Tỷ lệ albumin/globulin cao cho thấy khả năng đề kháng tốt hơn, trong khi lysozyme tăng cường phản ánh hệ miễn dịch bẩm sinh
được kích hoạt hiệu quả.
Những kết quả này cho thấy công nghệ NQ không chỉ nâng cao hiệu suất nuôi mà còn tăng cường sức khỏe tổng thể của cá, góp phần giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh và hạn chế việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Phụ gia này mang lại nhiều lợi ích nổi bật trong nuôi cá rô phi, dù được bổ sung trực tiếp hay thay thế một phần trong công thức thức ăn. Với tính ứng dụng linh hoạt – vừa tăng hiệu suất khi bổ sung, vừa tiết giảm chi phí nhờ giá trị ma trận – NQ là lựa chọn hấp dẫn về cả mặt kỹ thuật lẫn kinh tế. Việc tích hợp NQ vào chiến lược nuôi cá rô phi sẽ góp phần nâng cao năng suất, cải thiện sức khỏe cá và tối ưu hóa lợi nhuận – mở ra tương lai bền vững và thịnh vượng hơn cho ngành.
Một số phụ gia như axit folic và
vỏ trứng đã được chứng minh có tác dụng tích cực đến sự phát triển của tôm hùm đất, giúp
bổ sung những dưỡng chất thiết
yếu mà thức ăn công nghiệp
thường thiếu.
Một nghiên cứu kéo dài 42 ngày
được thực hiện tại Trung tâm
Khoa học và Công nghệ Thủy sản (CAST), Singapore, với ba nhóm nghiệm thức: F2 bổ sung 5% axit folic (FA), F3 bổ sung 5% vỏ trứng (ES), và F4 bổ sung đồng thời FA và ES với tỷ lệ bằng nhau. Nhóm đối chứng (F1) không được bổ sung FA hoặc ES. Mỗi nhóm gồm 20 tôm hùm đất con, trọng lượng ban đầu 4,71 ± 0,76 g, nuôi trong bể có thể tích 0,13 m³.
Tỷ lệ sống của các nhóm dao động từ 60,0% đến 85,0%. Nhóm F4 đạt cao nhất (85%), trong khi nhóm F3 thấp nhất (60%). Nguyên nhân có thể do tính hung hăng, hành
vi tấn công, ăn thịt đồng loại và cạnh tranh
thức ăn ở tôm hùm đất, gây căng thẳng và ảnh hưởng đến tỷ lệ sống cũng như mức tiêu thụ thức ăn của từng cá thể.
Tỷ lệ tăng trọng và chiều dài thân cao nhất ghi nhận ở nhóm F2 và F3, với mức tăng trọng lần lượt là 106,7% và 152,9%. Trong khi đó, nhóm F4 (bổ sung 2,5% FA và 2,5% ES) duy trì mức tăng trưởng thấp và ổn định ở tất cả các chỉ số. Trọng lượng đầu và cuối của nhóm F1 và F4 tương đương nhau, cho thấy việc bổ sung đồng thời 2,5% FA và ES không cải thiện rõ rệt khả năng tăng trưởng. Kết quả này có thể bị chi phối bởi các yếu tố như hành vi hung hăng, cạnh tranh thức ăn trong bể, và sự hiện diện của cả cá thể đực và cái, trong đó một số tôm cái mang trứng làm thay đổi nhu cầu dinh dưỡng. Kết luận, bổ sung 5% ES cho hiệu quả tăng trưởng tốt nhất, tiếp theo là 5% FA. Tổng số bạch cầu (THC) trong máu phản ánh rõ hiệu quả của FA đối với hệ miễn dịch và sức khỏe tôm. Nhóm F4 có THC cao nhất, đi kèm với tỷ lệ sống cao, dù tăng trưởng kém hơn nhóm F3. Trong khi đó, nhóm F3 tăng trưởng tốt nhất nhưng có THC và tỷ lệ sống thấp do thiếu FA, dẫn đến suy giảm miễn dịch.
Đáng lưu ý, nồng độ FA quá cao ở nhóm F2 lại làm giảm THC, cho thấy liều FA vượt mức tối ưu có thể gây độc và làm rối loạn miễn dịch. Kết quả này khẳng định tầm quan trọng của việc sử dụng FA với liều lượng hợp lý để tăng cường miễn dịch cho tôm. Phân tích cho thấy tôm được nuôi
thể hiện qua hàm lượng lipid thô ở các nhóm F2, F3, F4 đều trên 6%, cao hơn rõ rệt so với nhóm đối chứng F1. Acid folic hỗ trợ tổng hợp ATP, thúc đẩy chuyển hóa dinh dưỡng, từ đó tăng tích lũy lipid. Thành phần axit béo ở tất cả các nhóm gồm axit bão hòa, đơn không bão hòa và đa không bão hòa; riêng nhóm F3 có thêm omega-3 nhờ bổ sung ES. Sự kết hợp AF và ES ảnh hưởng đến thành phần axit béo của tôm và cần tiếp tục được tối ưu. Các nghiên cứu trước đây cho thấy việc bổ sung axit fulvic (FA) và vỏ trứng (ES) vào khẩu phần ăn giúp cải thiện tăng trưởng và tăng cường miễn dịch cho tôm hùm đất. Đặc biệt, ES còn hỗ trợ tái tạo và duy trì độ cứng của vỏ sau khi lột xác, góp phần nâng cao tỷ lệ sống. Nghiên cứu hiện tại tập trung đánh giá khả năng tương tác hiệp đồng giữa FA và ES trong khẩu phần ăn của tôm. Kết quả cho thấy việc kết hợp FA và ES không cải thiện rõ rệt tốc độ tăng trưởng so với các công thức khác. Tuy nhiên, tổ hợp này có ảnh hưởng đáng kể đến tổng số tế bào máu, thành phần lipid và cấu trúc axit béo của tôm. Do đó, cần tiến hành thêm các nghiên cứu chuyên sâu để xác định liều lượng tối ưu và thời gian cho ăn phù hợp, nhằm đánh giá toàn diện hiệu quả tăng trưởng và tác động lâu dài đến sức khỏe người tiêu dùng.
Một nghiên cứu đánh giá hiệu quả phụ gia thảo dược vi nang trong phòng bệnh do vi khuẩn Yersinia ruckeri – tác
nhân gây bệnh nghiêm trọng ở cá hồi vân – đã cho kết quả khả quan, giảm hơn 25% tỷ lệ chết của cá.
Hãng công nghệ sinh học và vi nang
Vetagro (Ý) đã hợp tác với tổ chức nghiên cứu Onda (Canada), chuyên về nuôi trồng thủy sản, để thực hiện dự án. Vetagro chọn Onda nhờ thư viện mầm bệnh đa dạng và chuyên môn sâu trong bệnh học thủy sản, nhằm kiểm nghiệm chặt chẽ hiệu quả các công thức phụ gia độc quyền.
Nghiên cứu trên cá hồi vân cho thấy hai mẫu thức ăn chứa phụ gia thảo dược vi nang giảm tỷ lệ chết do vi khuẩn Yersinia ruckeri lần lượt 26,3% và 29,3% so với nhóm đối chứng, với khác biệt có ý nghĩa thống kê. Cá hồi vân
giống cũng chấp nhận thức ăn thử nghiệm
Ảnh: ST
chủ động cho các nhà sản xuất cá nước ngọt có vây. Công nghệ vi nang giúp bảo vệ các hợp chất thực vật (phytogenic) nhạy cảm đến tận vị trí tác động, giữ nguyên hoạt tính sinh học và tối ưu hiệu quả liều dùng.
Vetagro, có trụ sở chính tại Reggio Emilia, miền Bắc nước Ý, hiện hoạt động rộng khắp Đông Âu, Vương quốc Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, châu Phi, Trung Đông, châu Á và châu Đại Dương. Công ty chuyên phát triển và cung cấp phụ gia thức ăn giúp đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng tối ưu cho vật nuôi, đồng thời ứng dụng công nghệ vi bao từ năm 1982.
Bà Myrna Gillis, Giám đốc điều hành Onda, chia sẻ: “Chúng tôi tự hào hợp tác với Vetagro trong nghiên cứu tiên tiến này, minh chứng cho sức mạnh của hợp tác khoa học trong việc chuyển giao các nghiên cứu đột phá thành giải pháp thiết thực cho nhà sản xuất thủy sản, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.”
ở mức cao, chứng minh độ hấp dẫn và tiềm năng ứng dụng trong nuôi thương mại. Các công ty khẳng định kết quả này chứng minh công nghệ bao vi nang chính xác hiệu quả với các hợp chất sinh học từ thực vậtthành phần bổ sung trong thức ăn chăn nuôi. Đây là phần trong chiến lược quản lý sức khỏe
Bà Ester Grilli, Phó Chủ tịch kiêm Trưởng phòng Marketing và Đổi mới của Vetagro, cho biết: “Vetagro được thành lập bởi nhóm các giáo sư với sứ mệnh chuyển đổi đổi mới khoa học thành các giải pháp thực tiễn trên thị trường. Đến năm 2025, chúng tôi đã áp dụng kiến thức và kinh nghiệm về công nghệ vi bao trong ngành nuôi trồng thủy sản.” Thảo
Hai công ty cho biết kết quả nghiên cứu đánh dấu bước tiến quan trọng trong phát triển phụ gia thức ăn tự nhiên, không dùng kháng sinh cho nuôi trồng thủy sản. Khi ngành phát triển, các giải pháp phytogenic vi nang của Vetagro giúp người nuôi mở rộng quy mô, thân thiện môi trường, giảm phụ thuộc kháng sinh, phù hợp kỳ vọng người tiêu dùng và duy trì sức khỏe, hiệu suất vật nuôi. Tuấn Minh
CHUYÊN TRANG CÓ SỰ TÀI TRỢ CỦA TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA
Quảng Nam
Tiên phong nuôi tôm công nghệ cao
Trải qua gần 25 năm gây dựng sự nghiệp, đến nay, ông Phạm Đình Chương (thôn Hồng Triều, xã
Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên) thu về hàng tỷ đồng mỗi năm nhờ nuôi tôm công nghệ cao.
Nhiều thử thách
Trước đây, ông Chương từng kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Năm 2000, khi phong trào đào ao nuôi tôm sú xuất khẩu phát triển mạnh, ông Chương đã tìm hiểu và quyết tâm khởi nghiệp với nghề này. Thời điểm đó, ông cũng mạnh dạn nuôi tôm sú trong ao đất bằng hình thức quảng canh. Tuy nhiên, phương pháp nuôi truyền thống đã khiến ông gặp không ít khó khăn, hiệu quả không như mong đợi.
“Nuôi tôm là một công việc không hề đơn giản. Để có thể thành công, bên cạnh hiểu biết, kinh nghiệm, người nuôi tôm cần phải đầu tư bài bản các trang thiết bị, dụng cụ máy móc”, ông Chương chia sẻ.
Năm 2006, ông Chương quyết định nuôi tôm thẻ chân trắng thay con tôm sú, tuy nhiên hình thức nuôi vẫn không thay đổi. Thời gian đầu, mô hình mang lại tín hiệu khả quan, thấy tôm thẻ chân trắng dễ nuôi, ông tiếp tục đầu tư cải tạo khu nuôi theo mô hình ao lót bạt.
Mặc dù vậy, trước những biến đổi về khí hậu, mô hình nuôi ao truyền thống không còn hiệu quả khi chịu tác động lớn từ môi trường bên ngoài, nhất là sự bùng phát nhiều dịch bệnh nguy hiểm. Cùng với đó, mô hình cho năng suất thấp và chi phí lại ngày càng tăng cao.
Những yếu tố trên khiến ông nhận ra rằng, cách tiếp cận cũ không thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe của ngành. Không ít mùa vụ, tôm xuất hiện dịch bệnh và giá bán sản phẩm bấp bênh khiến ông chỉ có hòa đến
lỗ vốn.
“Việc nuôi tôm theo mô hình công nghệ cao trong ao nổi rất thuận lợi cho chăm sóc, quản lý tôm nuôi, đảm bảo an toàn dịch bệnh, hạn chế tác động của thời tiết”, ông Chương cho biết.
Quyết tâm gắn bó
Với quyết tâm làm giàu từ con tôm, không chùn bước trước những khó khăn, thử thách, ông Chương đã tìm đến nhiều trang trại lớn để học hỏi kỹ thuật mới. Từ đây, ông biết đến mô hình nuôi tôm công nghệ cao và cũng mạnh dạn đầu tư. Mô hình đòi hỏi quỹ đất lớn, khu độc lập, xây tường bao bọc xung quanh, có khu xử lý nước đầu vào và đầu ra, lưới che,...
Năm 2020, với kinh phí khoảng 6 tỷ đồng, ông Chương tiến hành cải tạo, xây dựng lại hệ thống khu nuôi với các ao nuôi được thiết kế dạng hình tròn, đáy lót bạt, có hệ thống sục khí hoạt động liên tục cung cấp đủ ôxy cho tôm. Cùng với đó, ông đầu tư thêm nhiều thiết bị, công nghệ tiên tiến như: hệ thống thủy canh, hệ thống đóng, sử dụng các thiết bị cảm biến để theo dõi môi trường nuôi tôm, sử dụng phương pháp đồng bộ hóa để quản lý quá trình nuôi, sử dụng các kỹ thuật sinh học và hệ thống lọc nước, hệ thống mái che mưa, che nắng,.... Ngày 1/12/2020, ông Chương thả nuôi lứa tôm thẻ chân trắng đầu tiên theo hình thức này và mang lại thành công. Sau đó, ông tiếp tục đầu tư thêm 15 tỷ
mô, nâng tổng số ao nuôi lên thành 24 ao trên diện tích 7 ha. Trong đó, 2/3 diện tích trại được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước đầu vào và đầu ra.
Áp dụng mô hình này, ông Chương thực hiện nuôi tôm thẻ chân trắng qua 4 giai đoạn. Ở từng giai đoạn nuôi, tỷ lệ tôm sống khá cao, lại lớn nhanh, đồng đều kích cỡ, năng suất vượt trội và nếu đạt kích cỡ 25 - 30 con/kg thì đồng nghĩa với việc lợi nhuận cực cao. Đến nay, bình quân mỗi vụ, ông Chương nuôi khoảng 3 tháng, một năm có thể nuôi được 4 - 5 vụ, trong khi nuôi tôm truyền thống chỉ 2 vụ/năm. Với kỹ thuật nuôi công nghệ cao, ao nuôi luôn cho hiệu quả kinh tế cao, giảm chi phí thuốc và thức ăn. Mỗi vụ nuôi, ông Chương xuất bán khoảng 50 tấn tôm, với giá bán trên thị trường dao động 180.000240.000 đồng/kg, ông thu về hơn 10 tỷ đồng. Từ năm 2020 đến nay, ông đạt doanh thu khoảng 100 tỷ đồng, thu lãi hơn 36 tỷ đồng. Hiện, mô hình nuôi tôm công nghệ cao của ông Chương được nhiều người dân trong và ngoài tỉnh đến tham quan, học hỏi.
Hằng
Ảnh: P.V
Là vùng sản xuất và tiêu thụ thủy sản hàng đầu thế giới, châu Á chịu
trách nhiệm to lớn trong việc thúc đẩy các thực hành bền vững xuyên suốt chuỗi cung ứng nhằm bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.
Báo cáo “Tương lai đại dương đến năm
2050” của DNV – tổ chức quốc tế về
quản lý rủi ro – cho thấy, tại Đông Nam Á, thủy sản nước ngọt và nước mặn sẽ
chiếm hơn 30% nhu cầu protein, cao nhất thế giới. Hầu hết các khu vực ngoài Mỹ Latinh và
OECD Thái Bình Dương cũng ghi nhận nhu cầu thủy sản tăng mạnh. Với vai trò là trung tâm sản xuất và tiêu thụ thủy sản toàn cầu, châu Á đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy chuỗi cung ứng bền vững và bảo vệ hệ sinh thái. Vậy ngành nuôi trồng thủy sản đang triển khai các giải pháp này như thế nào?
Chuỗi cung ứng bền vững
Nuôi trồng thủy sản bền vững cần dựa vào hệ sinh thái biển và nước ngọt khỏe mạnh. Việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, khai thác có trách nhiệm và bảo tồn đa dạng sinh học là nền tảng để duy trì nguồn lợi và ngăn chặn suy thoái môi trường.
Trong khâu sản xuất, thức ăn thủy sản là thách thức lớn về tính bền vững, ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ chuỗi giá trị. Sự phụ thuộc vào cá biển hoang dã để sản xuất bột và dầu cá đang làm mất cân bằng hệ sinh thái, trong khi nguyên liệu từ cây trồng không bền vững góp phần vào nạn phá rừng và suy thoái đất.
Giải pháp là chuyển sang mô hình cung
ứng có trách nhiệm: tận dụng phụ phẩm, sử
dụng protein thay thế và phát triển công nghệ thức ăn tuần hoàn. Những đổi mới này giúp giảm áp lực lên tài nguyên biển, đảm bảo an ninh lương thực và thúc đẩy phát triển thủy sản trong giới hạn sinh thái.
Mối liên kết giữa khai thác biển và nuôi trồng thủy sản đòi hỏi ngành phải tái cấu trúc chuỗi cung ứng. Hướng đi mới là kết hợp nguyên liệu thực vật, phụ phẩm động vật và các giải pháp thay thế bền vững, tạo nền tảng cho một ngành thủy sản phát triển hài hòa và lâu dài.
Quản lý chất thải trong mô hình IMTA
Nuôi trồng thủy sản hiện đại không chỉ đối mặt với bài toán về thức ăn mà còn phải giải quyết nhiều thách thức như quản lý chất thải, sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ đa dạng sinh học. Thức ăn thừa và phân cá có thể gây ô nhiễm nguồn nước, đòi hỏi chiến lược cho
ăn hợp lý và hệ thống xử lý chất thải hiệu quả. Trong chuỗi cung ứng thủy sản, giai đoạn
chế biến và phân phối bao gồm vận chuyển, logistics và nhà máy chế biến đã tạo ra tác
động môi trường đáng kể. Vì vậy, việc giảm chất thải và khí thải thông qua tiết kiệm năng lượng và sử dụng hiệu quả tài nguyên là ưu tiên hàng đầu.
Việc sử dụng tài nguyên như nước ngọt và
đất đai cần được tối ưu thông qua lựa chọn
địa
sản đa tầng tích hợp (IMTA). Cá nuôi thoát ra ngoài có thể đe dọa quần thể hoang dã qua việc lây bệnh và thay đổi di truyền, do đó cần tăng cường an ninh sinh học và thực hành nuôi có trách nhiệm.
Trong xu hướng phát triển bền vững, rong biển đang trở thành yếu tố chiến lược nhờ nhu cầu ngày càng tăng. Không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, rong biển còn mang lại lợi ích môi trường rõ rệt: hấp thụ CO2, cải thiện chất lượng nước và tạo sinh cảnh tự nhiên, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học.
Truy xuất nguồn gốc
Tính bền vững đang trở thành yếu tố cạnh tranh quan trọng. Dù nhận thức về chứng nhận và nhãn mác còn khác nhau giữa các khu vực, ngày càng nhiều người tiêu dùng quan tâm đến sản phẩm thủy sản có nguồn gốc rõ ràng và được chứng nhận bền vững. Các chương trình như MSC (đánh bắt), ASC và Global G.A.P. (nuôi trồng) cung cấp các nhãn hiệu như MSC, ASC, GGN để xác nhận sản phẩm đạt chuẩn quốc tế. Ghi nhãn không chỉ đảm bảo minh bạch mà còn tạo dựng niềm tin, khẳng định cam kết với các thực hành bền vững và có trách nhiệm. Truy xuất nguồn gốc là yếu tố then chốt giúp nâng cao tính minh bạch, năng lực cạnh tranh và thúc đẩy phát triển bền vững. Ngoài việc đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng, truy xuất còn hỗ trợ doanh nghiệp đạt các chứng nhận uy tín như MSC, ASC – minh chứng cho sự tuân thủ pháp lý và trách nhiệm môi trường.
Doanh nghiệp có hệ thống truy xuất rõ ràng sẽ dễ dàng khẳng định uy tín, giảm rủi ro và tạo khác biệt trên thị trường. Trong bối cảnh ngành thủy sản ngày càng hướng đến phát triển bền vững, truy xuất nguồn gốc không còn là lựa chọn mà là điều kiện tiên quyết để dẫn đầu.
Cuối cùng, sự liên kết chặt chẽ trong toàn chuỗi, từ bảo vệ tài nguyên đến sản xuất, chế biến và phân phối, là nền tảng cho sự phát triển lâu dài của ngành. Chỉ khi có sự đồng thuận, minh bạch và chia sẻ trách nhiệm, ngành nuôi trồng thủy sản mới có thể phát triển bền vững.
Kinh nghiệm thu hoạch và
quản tôm
Thùy Linh
Thu hoạch tôm đúng phương
pháp và bảo quản tốt sẽ nâng
cao hiệu quả và làm tăng giá trị sản phẩm.
Thời điểm thu hoạch
Khi người nuôi quyết định thu hoạch, việc
chọn ngày thu phải dựa trên tình trạng của tôm. Người nuôi cần kiểm tra các tiêu chí như kích thước, độ cứng, màu sắc và các yếu tố khác có ảnh hưởng đến chất lượng tôm.
Thông thường, người nuôi cần lấy mẫu tôm
để xác định chất lượng sản phẩm. Và để có thể đưa ra quyết định thu hoạch khi tôm đạt được ba tiêu chí sau: số tôm đang lột vỏ ít hơn; số tôm có vỏ mềm dưới 10%; tôm có dị hình hoặc dị tật ít hơn 5%, ngoài ra tôm phải có mùi và hương vị chính xác.
Các ao nuôi tôm thường được thu hoạch vào ban đêm, vì nhiệt độ mát mẻ và thích hợp hơn. Tuy nhiên, thu hoạch vào ban đêm có nhược điểm là khó khăn hơn ban ngày. Ưu điểm chính của thu hoạch ban ngày là nó cho phép kiểm soát liên tục quá trình và chất
lượng tôm tốt hơn. Thông thường, thời điểm
lý tưởng để thu hoạch tôm là từ 4 - 8 giờ sáng.
Trước khi thu hoạch, người nuôi cần đảm bảo ao nuôi tôm được vệ sinh sạch sẽ, không có các mảnh vụn và thức ăn thừa. Nước ao phải ở trạng thái tốt và không chứa các chất gây hại cho chất lượng tôm.
Phương pháp thu hoạch
Đối với tôm thẻ chân trắng, hiện, có 2 phương pháp thường được người nuôi áp dụng. Phương pháp thu cạn: Được đánh giá là có hiệu quả, ít tốn thời gian, tôm khi thu hoạch cũng ít bị dập vỏ và tôm sạch do đáy ao không bị khuấy động nhiều. Để thực hiện thu tôm theo cách này, người nuôi cần tháo khoảng 30% lượng nước trong ao, sau đó dùng lưới kéo tôm. Yêu cầu của lưới là phải có 1 cạnh lưới có độ dài bằng 1 cạnh của ao. Nguyên tắc khi thu tôm theo phương pháp này là thu tôm trên từng phần diện tích của ao, khi lượng tôm thu được chiếm phần lớn số lượng tôm trong ao mới tháo cạn nước và thu hoạch nốt số còn lại.
Phương pháp thu đánh lưới tôm: Phương pháp này được nhiều người nuôi tôm áp dụng hơn. Khi sử dụng phương pháp này, thời gian thu tôm thẻ chân trắng tối ưu nhất là vào sáng sớm hoặc chiều mát. Trước khi thu tôm, cũng cần tháo bớt nước để việc thu tôm được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, phương pháp thu tôm bằng cách đánh lưới thường phải sử dụng xung điện, do đó sẽ làm khuấy động đáy ao khiến tôm có thể bị lẫn bùn đất.
Đối với một số mô hình khác như nuôi tôm quảng canh, người nuôi có thể áp dụng một số phương pháp thu hoạch tôm khác như dùng đăng chắn, chài, lú,… Những phương pháp này thường được áp dụng khi nuôi tôm trên diện tích rộng, muốn thu tỉa trước những con tôm lớn, áp dụng cho khu vực nuôi có đáy không bằng phẳng.
Chuẩn bị dụng cụ
Chuẩn bị đủ các dụng cụ cần thiết cho quá trình thu hoạch như: bạt, rổ, xô nhựa, thùng cách nhiệt, lưới, nước sạch, đá sạch,… Tùy theo sản lượng và kích thước của ao nuôi mà bố trí nhân lực thu tôm cho hợp lý.
Đảm bảo thể trạng cho tôm
Trước khi thu hoạch tôm, người nuôi cần xác định tôm có dấu hiệu bệnh hay không. Có thể quan sát bằng cách xem xét tình trạng thể chất và hành vi của tôm.
Nếu phát hiện tôm bị nhiễm một số bệnh nhất định, nên tiến hành một số biện phòng trị bệnh và điều chỉnh hoạt động thu hoạch
để giảm thiểu sự lây lan dịch bệnh trong ao.
Trước khi có quyết định thu hoạch ao, việc cho tôm ăn phải được tạm dừng trước 4 - 6 giờ. Hiện, người nuôi thường ngừng cho tôm
ăn ít nhất 48 giờ hoặc nhiều hơn trước khi thu hoạch, nhưng đây không được coi là phương pháp đúng. Bởi trong một thời gian dài không có thức ăn công nghiệp, tôm sẽ di chuyển xuống đáy ao để tìm thức ăn tự nhiên. Ở đây, tôm tiếp xúc với một lượng lớn chất thải tích tụ sẽ khiến cho chất lượng của chúng thấp đi khi xuất hiện mảng màu đen trong phần đầu ngực. Việc ngưng cho ăn sẽ giúp giảm mạnh hoạt động trao đổi chất, đồng thời giúp tôm ít tiêu hao năng lượng, ít thải phân, giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình bảo quản. Nhờ đó, tôm giữ được sức sống lâu hơn, tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch giảm rõ rệt, nhất là khi phải vận chuyển xa hoặc xuất khẩu.
Cách thu hoạch
Khi đã quyết định thu hoạch, mực nước trong ao phải được hạ xuống đủ để có thể thu hoạch nhanh chóng và triệt để. Khuyến cáo một vụ thu hoạch ao phải được kết thúc trong 4 đến 8 giờ, tùy thuộc vào diện tích ao để duy trì tôm trong điều kiện tốt.
Bảo quản tôm
Bảo quản sống: Phương pháp này phức tạp, song có thể hoàn toàn đảm bảo được chất lượng, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Để bảo quản theo phương pháp này, tôm thu phải còn sống, khỏe mạnh, nguyên hình dạng, đẹp sau đó đưa vào giai đặt dưới nước nơi có nguồn nước sạch trong, gần nơi quản lý. Mật độ tôm bảo quản trong giai khoảng 300 con/ m3, trong thời gian này, phải có hỗ trợ máy sục khí và thời gian bảo quản sống không nên quá 5 giờ. Sau đó đưa ngay tới nơi tiêu thụ, chế biến. Hiện nay đã có ô tô chuyên dụng để mua tôm sống cung cấp cho các siêu thị, nhà hàng.
Bảo quản tươi:
Bước 1: Rửa và lựa tôm: Sau khi thu hoạch phải rửa tôm bằng nước sạch, rửa và lựa tôm ở nơi thoáng mát. Tôm phải được đặt trên tấm bạt nhựa hoặc rổ nhựa sạch, không được để tôm trực tiếp xuống đất, sàn gỗ hoặc nền xi măng.
Tránh thu hoạch ngay sau những trận mưa lớn hoặc thời điểm nhiệt độ thay đổi đột ngột, vì tôm dễ bị sốc môi trường. Thứ hai, nên kiểm tra chất lượng nước ao như pH, ôxy hòa tan, nhiệt độ và độ mặn trước khi quyết định kéo lưới.
Bước 2: Gây chết tôm bằng nước đá lạnh: Sau khi rửa sạch thì gây chết tôm bằng nước đá lạnh theo tỷ lệ 2 phần tôm với 1 phần nước đá và 1 phần nước (nghĩa là 20 kg tôm cần 10 kg nước đá và 10 lít nước sạch). Cách thực hiện: Đổ nước vào thùng nhựa hoặc thùng cách nhiệt. Cho nước đá xay hoặc đá vảy vào theo tỷ lệ 10 kg nước đá và 10 lít nước. Khuấy đều cho nước đá tan (độ lạnh bằng 0ºC), đổ tiếp 20 kg tôm vào thùng, đậy nắp lại và giữ nước như vậy khoảng 30 phút.
Bước 3: Ướp tôm: Sau gây chết tôm bằng nước đá lạnh thì vớt ra và chuyển sang ướp với nước đá xay hoặc đá vảy trong thùng cách nhiệt. Tỷ lệ tôm và nước đá tùy thuộc vào thời gian bảo quản và vận chuyển tôm đến nơi thu mua. Nếu thời gian bảo quản và vận chuyển không quá 12 giờ thì cần ướp tôm với nước đá theo tỷ lệ 10 kg tôm với 5 kg nước đá. Nếu thời gian bảo quản và vận chuyển từ 12 - 24 giờ thì cần ướp tôm với nước đá theo tỷ lệ 10 kg tôm với 10 kg nước đá.
Đóng gói tôm
Cuối cùng là khâu đóng gói tôm. Tôm được đóng góp đúng cách nhằm đảm bảo tôm vẫn giữ được độ tươi trong quá trình phân phối. Có thể đóng gói bằng cách hút chân không, làm lạnh thùng chứa hoặc đóng gói bằng vật liệu cách nhiệt.
Nguyễn Hằng
giữ
Trong quá trình thu hoạch, người nuôi cần cẩn thận để không làm tổn thương hoặc gây thương tích cho tôm. Tôm bị thương hoặc bị hư hỏng có thể trở thành nguồn lây nhiễm cho tôm khác. Tránh dẫm lên tôm hoặc xếp chúng quá nhiều. Ngoài ra, không nên để tôm ngoài không khí quá lâu vì chúng cần độ ẩm
Phòng bệnh
cho cá tra
mùa mưa
Để phòng bệnh cho cá tra, người nuôi cần
tuyệt đối tuân thủ quy trình nuôi, mật độ thả, quy trình xử lý nước thải, chất thải và
tăng cường chế độ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho cá.
Tác động
Vào mùa mưa, các loại vi khuẩn, nội ngoại ký sinh trùng như: nấm, các loại vi khuẩn như Vibrio, Aromonas, Streptococcus,… phát triển mạnh. Chúng chính là tác nhân gây bệnh cho cá tra.
Mưa làm rửa trôi phèn, các chất hữu cơ, độc tố tích tụ từ bờ xuống ao cá làm môi trường nước trong ao nuôi cá luôn biến động, giảm nồng độ pH và gây nhiễm phèn ao nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến cá trong ao.
Vào mùa mưa, các loại khí độc như: NH3, H2 S, NO2 tồn đọng ở đáy ao dễ bị bùng phát do pH thấp và nhiệt độ giảm.
Tuân thủ quy trình nuôi
Thực hiện đúng quy trình cải tạo ao. Tẩy dọn ao thật kỹ trước khi ương nuôi. Nạo vét kỹ bùn dưới đáy ao, tu sửa lại bờ mương, dọn sạch cỏ rác, phơi đáy ao. Sau đó dùng các loại hóa chất để tẩy dọn nhằm diệt địch hại và sinh vật là ký chủ trung gian, sinh vật cạnh tranh thức ăn của cá như các loài cá dữ, cá tạp, giáp xác, côn trùng, nòng nọc, sinh vật đáy; diệt các sinh vật gây bệnh cho cá như: vi khuẩn, nấm, tảo đơn bào và các loại ký sinh trùng.
Chọn mua con giống để ương và nuôi có nguồn gốc bố mẹ rõ ràng, tốt nhất là nên sử dụng con giống đã được chọn lọc có chất lượng cao ở các Trung tâm giống thủy sản và các cơ sở uy tín. Mật độ thả nuôi theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thủy sản.
Sử dụng vaccine phòng bệnh theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan thú y có thẩm quyền, đặc biệt là đối với các bệnh nguy hiểm như gan thận mủ, xuất huyết, đã chứng minh hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ nhiễm bệnh. Chỉ sử dụng thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học trong Danh mục thuốc thú y dùng trong thú y, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam.
Quản lý cho ăn
Sử dụng thức ăn có các thành phần, kích cỡ phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của cá. Không sử dụng thức ăn bị ẩm, mốc cho cá ăn.
Thực hiện biện pháp kỹ thuật cho cá ăn theo “4 định” tùy từng mùa vụ, chất nước, điều kiện môi trường và trạng thái cơ thể cá mà có sự thay đổi cho thích hợp.
Trong trường hợp điều kiện thời tiết biến động, dịch bệnh,... có thể giảm khẩu phần cho ăn.
Định kỳ bổ sung vào thức ăn một số loại vitamin, chế phẩm hay men tiêu hóa nhằm tăng khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, tăng cường sức đề kháng cho tôm, cá nuôi như:
- Men vi sinh probiotic: Là một chế phẩm sinh học probiotic và enzyme tổng hợp ở dạng bột, dùng để tăng cường tiêu hóa và bảo vệ đường ruột.
- Dầu mực: Có tác dụng bao bọc thức ăn và thuốc, tránh trường hợp thức ăn và thuốc tan rữa nhanh trong môi trường nước. Tạo mùi hấp dẫn cho cá bắt mồi nhiều.
- Vitamin C: Khi thời tiết thay đổi hoặc xung quanh vùng nuôi có dịch bệnh nên bổ sung thường xuyên Vitamin C vào thức ăn cho cá với liều lượng sử dụng tùy thuộc vào từng loại. Hàng ngày theo dõi hoạt động bắt mồi, tình trạng sức khỏe của cá và chất lượng nước trong ao để điều chỉnh lượng thức ăn.
Tiêu diệt nguồn gốc gây bệnh
Tiến hành kiểm dịch giống trước khi vận chuyển, dùng các biện pháp xử lý để tránh mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác.
- Sát trùng cơ thể cá: Mặc dù ao đã tẩy dọn kỹ, nhưng cá giống vẫn có thể mang mầm bệnh vào ao, nên sau khi kiểm dịch, người nuôi có thể chọn các phương pháp sau:
+ Phun xuống ao 1 trong các loại hóa chất trên, nồng độ giảm đi 10 lần.
- Sát trùng nơi cá đến ăn: Nơi cho cá ăn thường chứa thức ăn bị thừa, thối rữa gây nhiễm bẩn tạo điều kiện cho sinh vật gây bệnh phát triển. Do đó, nên vớt bỏ thức ăn thừa, rửa sạch sàng ăn, thường xuyên khử trùng địa điểm cho ăn. Loại thuốc, liều dùng tùy thuộc vào chất nước, nhiệt độ và mực nước trong ao. Tốt nhất dùng vôi nung hoặc Clorua vôi treo 2 - 3 túi xung quanh chỗ ăn để khử trùng. Liều lượng: 2 - 4 kg/túi vôi nung, 100 - 200 g/túi Clorua vôi.
- Sát trùng dụng cụ: Dụng cụ đánh bắt, dụng cụ bằng gỗ, quần áo khi lội ao phải dùng dung dịch TCCA 20 ppm để ngâm ít nhất 1 giờ và rửa sạch mới dùng. Sinh vật gây bệnh có thể theo dụng cụ lây lan bệnh từ ao bị bệnh sang ao cá khỏe. Vì vậy, nên dùng dụng cụ riêng biệt từng ao, nếu thiếu sau khi sử dụng phải có biện pháp khử trùng trước khi dùng cho ao khác.
- Dùng thuốc phòng ngừa bệnh:
Trong nước luôn luôn tồn tại các sinh vật gây bệnh cho cá. Vì vậy, quá trình ương nuôi, vận chuyển, đánh bắt người nuôi phải thao tác nhẹ nhàng, bởi nếu cá bị thương sẽ là điều kiện thuận lợi cho sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.
Trước mùa mưa, người nuôi có thể sử dụng các loại sản phẩm có tác động đến sự phục hồi hoạt động của thận, tỳ tạng, gan, gia tăng mật số huyết sắc tố trong máu để đảm bảo chức năng vận chuyển và trao đổi ôxy.
Ngoài ra, nên sử dụng thêm lá xoan, dây giác, cỏ mực,… đập dập rồi bọc lại bằng lưới cước treo ở đầu bè hoặc ở chỗ cho ăn với liều lượng 5 - 10 kg/mỗi lần treo sẽ nâng cao hiệu quả phòng ngừa các bệnh ngoại ký sinh trên cá
trong mùa mưa.
Quản lý ao nuôi
Quản lý chất lượng nước trong ao ương và nuôi thật tốt, tránh để xảy ra hiện tượng các yếu tố thủy, lý, hóa biến động
lớn và ao nhiễm bẩn trong quá trình sản xuất.
Định kỳ 5 - 7 ngày/lần sử dụng chế phẩm sinh học để xử
lý ô nhiễm nước ao.
Nước xả, chất thải từ ao đang nuôi phải được xử lý đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y bằng vôi bột, hóa chất được phép.
Trường hợp ao xảy ra bệnh ở vụ trước, phải xử lý nước đảm bảo không còn mầm bệnh trước khi xả thải.
Kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi: DO (hằng ngày); pH, độ kiềm (2 ngày/lần); H2 S, NH3 (1 tuần/lần).
Người làm việc tại cơ sở nuôi phải thực hiện vệ sinh, khử trùng khi vào, ra.
Giám sát dịch bệnh chủ động: Lấy mẫu xét nghiệm theo hướng dẫn của cơ quan thú y; và định kỳ lấy mẫu cá để xét nghiệm xác định mầm bệnh ít nhất 1 lần/tháng/ao. Giám sát dịch bệnh bị động: Khi phát hiện cá bị bệnh, chết bất thường cần báo cho cơ quan thú y gần nhất; phối hợp với cán bộ thú y lấy mẫu gửi xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh.