Người Chăn nuôi 105 - Tháng 6/2025

Page 1


NGƯỜI CHĂN NUÔI SỐ 105 - 6/2025

ĐẶC SAN

CƠ QUAN CHỦ QUẢN

Hiệp hội Gia cầm Việt Nam

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

TS. Nguyễn Thanh Sơn

TS. Nguyễn Quý Khiêm

Nhà báo Dương Xuân Hùng

Nhà báo Đỗ Huy Hoàn

Thư ký tòa soạn Nguyễn Chi

TỔNG BIÊN TẬP

TS. Nguyễn Thanh Sơn

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Nhà báo Đỗ Huy Hoàn

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

GS.TS. Nguyễn Duy Hoan; PGS.TS. Phạm Kim Đăng; PGS.TS. Bùi Hữu Đoàn; PGS.TS. Ngô Thị Kim Cúc; PGS.TS. Lê Văn Năm; TS. Lê Minh Lịnh; TS. Bạch Quốc Thắng; TS. Hoàng Tuấn Thành

CỘNG TÁC NỘI DUNG

Thu Hồng; Vũ Mưa; Kim Tiến; Phan Thanh Cường; Nguyên Anh; Hoàng Vũ; Minh Thanh; Dương Nghĩa; Lê Cung; Thùy Khánh; Sao Mai; Quỳnh Nga...

MỸ THUẬT: Nguyễn Nam Sơn

KỸ THUẬT VI TÍNH: Phạm Dương

TÒA SOẠN

P906, tầng 9, Tòa nhà CT4, The Pride, KDT An Hưng,

La Khê, Hà Đông, Hà Nội.

Điện thoại: 0243 77 11 756; Email: nguoichannuoivn@gmail.com Website: nguoichannuoi.vn

TRỊ SỰ Nguyễn Thanh Đức

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: 156/GP-XBĐS

Khuôn khổ: 24,5 x 31 cm Nơi in: Công ty TNHH MTV Quân đội I và Công ty Cổ phần In Sao Việt

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO:

Ms. Ánh: 0963 555 554

Ms. Ngọc: 098 999 1977

Ms. Na: 0978 233 492

Email: quangcaoncn@gmail.com

LIÊN HỆ ĐẶT BÁO:

Ms. Ngọc Ánh: 0963 555 554

Email: phathanhtggc@mail.com

SỐ TÀI KHOẢN: 261.10.00.3454936

Tên tài khoản ngân hàng: TẠP CHÍ THẾ GIỚI GIA CẦM

Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Tràng An Swift code: BIDV VNVX. CITAD: 012022001

Địa chỉ Ngân hàng: Số 11 Cửa Bắc, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, TP. Hà Nội

Ấn phẩm sử dụng sản phẩm giấy thân thiện với môi trường.

Thưa quý vị bạn đọc!

Chăn nuôi là lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, ngành hàng này đã nhận được sự quan tâm, đầu tư của các cấp, bộ ngành, cộng đồng doanh nghiệp, người dân. Cùng với đó vai trò của khoa học công nghệ đã giúp cho ngành hàng này đã có sự phát triển vượt bậc trong những năm gần đây. Đặc biệt, khi Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được triển khai, đã tạo đòn bẩy vững chắc cho ngành chăn nuôi đạt nhiều bước tiến mới. Trung bình mỗi năm, các sản phẩm khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đã góp phần làm tăng giá trị gia tăng cho ngành ước tính khoảng trên 15.000 tỷ đồng.

Một trong những thành tựu đáng tự hào của ngành chăn nuôi đó là việc xây dựng, lưu trữ, bảo tồn hệ thống nguồn gen vật nuôi phong phú. Việc bảo tồn nguồn gen các giống bản địa có vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt trong vấn đề giữ cân bằng hệ sinh thái, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi trong tương lai. Như nhận định của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến, công nghệ sinh học và bảo tồn gen phải như “dây diều” để giúp các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu đi nhiều thị trường tiềm năng. Điều này không chỉ giúp ngành chăn nuôi và thủy sản thoát khỏi sự luẩn quẩn của chính mình mà còn xây dựng thêm được các thương hiệu, giá trị mới. Khoa học công nghệ không chỉ là động lực mà còn là nền tảng để ngành chăn nuôi Việt Nam chuyển từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi theo hướng hiện đại, an toàn, hiệu quả và bền vững, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng và an toàn thực phẩm trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đây là thông điệp được TS. Bùi Huy Doanh, Phó Trưởng khoa phụ trách Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ về vai trò và thành tựu của khoa học công nghệ trong lĩnh vực chăn nuôi trên số báo Người Chăn nuôi phát hành kỳ tháng 6 này, mời quý độc giả đón đọc.

Một thông tin khác cũng thu hút được sự quan tâm của cộng đồng người chăn nuôi và doanh nghiệp đó là việc Việt Nam đã ký kết Nghị định thư về xuất khẩu cám gạo làm thức ăn chăn nuôi sang Trung Quốc; điều này không chỉ mở ra hướng đi mới, mà còn đưa cám gạo từ một phụ phẩm trở thành mặt hàng xuất khẩu chiến lược của nước ta. Theo dự báo, thị trường dầu cám gạo thế giới có thể đạt giá trị 18,35 tỷ USD vào năm 2032, tăng gần 10% mỗi năm từ mức 7,86 tỷ USD của năm 2023. Tương tự, thị trường bã cám gạo sau tách dầu được ước tính sẽ đạt 1,31 tỷ USD vào năm 2031, từ mức 916,5 triệu USD năm 2023. Những con số này cho thấy, tiềm năng phát triển mạnh mẽ của ngành xuất khẩu cám gạo Việt Nam trong thời gian tới. Ngoài những thông tin hấp dẫn quan trọng trên, số báo phát hành kỳ này, Tạp chí Người Chăn nuôi cũng cung cấp đến bạn đọc chuyển động của thị trường chăn nuôi trong nước, quốc tế, những giải pháp, công nghệ chăn nuôi tân tiến… Mời quý độc giả đón đọc.

Trân trọng!

NGƯỜI CHĂN NUÔI SỐ 105 - 6/2025

Siết buôn lậu, bảo vệ ngành chăn nuôi

Ngày 19/6, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến chủ trì cuộc họp tăng cường kiểm soát buôn lậu động vật và sản phẩm chăn nuôi.

Theo Cục Chăn nuôi và Thú y, 5 tháng đầu năm 2025, lực lượng chuyên ngành đã thành lập 6 đoàn công tác, trong đó có 3 đoàn kiểm tra tình hình nhập lậu con giống tại Hà Nội, Hải Dương và Quảng Ninh, những địa bàn trọng điểm. Xử lý 47 vụ vi phạm, tiêu hủy hơn 4.130 con gia cầm giống (gà con, vịt con, chim cảnh), 15,4 tấn sản phẩm động vật nhập lậu (thịt, nội tạng, sản phẩm chế biến như xúc xích, lạp xưởng…) và 24.000 quả trứng gia cầm.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cảnh báo, nếu không xử lý kịp thời, ngành chăn nuôi - chiếm 26% giá trị sản xuất nông nghiệp - có nguy cơ “vỡ trận”.

Theo đó, yêu cầu tăng cường thanh tra, xử lý nghiêm, kể cả khởi tố hình

sự nếu có dấu hiệu vi phạm. Đồng thời, kêu gọi hiệp hội ngành hàng cùng tham gia ngăn chặn buôn lậu, bảo vệ người chăn nuôi trong nước.

Ngành thú y tăng cường kiểm soát vận chuyển động vật Ảnh: VGP/TT

Việt Nam mua hơn 600 triệu USD nguyên liệu thức ăn chăn nuôi từ Mỹ

Trong chuyến thăm bang Ohio, Mỹ, phái đoàn

Bộ Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam do Bộ trưởng Đỗ Đức Duy dẫn đầu đã ký Biên bản ghi nhớ nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi từ Ohio, với tổng giá trị hơn 600 triệu USD. Mỹ và bang Ohio cung ứng những dòng sản phẩm ôn đới, như đậu tương, thịt bò, ngô, gỗ nguyên liệu, sữa và các chế phẩm từ sữa. Đây là những mặt hàng mà Việt Nam không có lợi thế sản xuất quy mô lớn. Sự hợp tác này không chỉ đa dạng hóa nguồn cung mà còn đảm bảo chất lượng và xuất xứ sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy thương mại song phương và đóng góp vào an ninh lương thực toàn cầu.

VIỆT ANH

Đẩy mạnh kiểm soát dịch tả heo châu Phi với giải pháp vaccine

Trong buổi làm việc với Cục Chăn nuôi và Thú y, ngày 30/5, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến nhấn mạnh việc sử dụng vaccine phòng dịch tả heo châu Phi là giải pháp không chỉ kiểm soát dịch bệnh mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thống kê năm 2024, số ổ dịch tả heo châu Phi giảm 63%, số heo chết giảm 80%.

Tuy nhiên, tình trạng giấu dịch, chăn nuôi nhỏ lẻ khiến việc kiểm soát dịch bệnh gặp khó khăn. Các vaccine nội địa như NAVET-ASFVAC và AVAC ASF LIVE đạt hiệu quả 95%, nhưng người

dân cần tiêm đúng quy trình và đối tượng để phát

huy hiệu quả. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến kêu gọi truyền thông nâng cao nhận thức người chăn

nuôi, đồng thời đề nghị doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu, phát triển vaccine chất lượng cao và kiểm soát chặt quy trình sản xuất, nhằm bảo đảm an toàn dịch bệnh và hỗ trợ kinh tế nông nghiệp phát triển bền vững.

MINH KHUÊ

Hỗ trợ cá, gà giống cho nông dân

Hải Dương

Sáng 16/6, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương triển khai mô hình nuôi cá rô 78 và gà lai 18M1 tại huyện Kim Thành và TP Chí Linh. Các hộ dân được nhận giống, vật tư chăn nuôi và hỗ trợ kỹ thuật. Trong đó, gia đình ông Trần Nhật Tâm, thôn Hố Giải, xã Hoàng Hoa Thám (TP Chí Linh) được trung tâm trao 4.000 con gà giống 18M1. Giống gà này có ngoại hình đẹp, được thị trường ưa chuộng. Tại một số mô hình đã thực hiện, gà lai 18M1 có tỷ lệ nuôi sống đến 16 tuần tuổi đạt 93,33%, trọng lượng bình quân đạt 2,2 kg/con. Đặc biệt, Công ty TNHH Hải Thịnh (Bắc Giang) cam kết sẽ thu mua sản phẩm cho người dân. Ngoài Hải Dương, Trung tâm Khuyến nông

Quốc gia còn hỗ trợ gà cho hộ dân ở Bắc Giang và cá cho hộ dân ở Nam Định.

BÌNH MINH

Kết quả nổi bật từ chương trình quốc gia chăn nuôi an toàn sinh học

Sáng 16/6 tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổng kết giai đoạn 2019 - 2025 của 3 chương trình phòng chống cúm gia cầm, lở mồm long móng và bệnh dịch tả heo châu Phi. Theo báo

cáo, 6 tháng đầu năm nay, số ổ dịch tả heo châu Phi giảm 62%, thiệt hại giảm 81%; cúm gia cầm chỉ xuất hiện ở 6 tỉnh với 9 ổ dịch, dù thiệt hại tăng hơn 2 lần; dịch lở mồm long móng giảm trên 77% số ổ dịch và 83% số ca mắc. Chương trình phòng chống bệnh dịch tả heo châu Phi chuẩn bị hoàn thành mục tiêu với hơn 90% xã, phường sạch dịch trong 2 năm đầu và sắp đạt 99% trong giai đoạn tiếp theo. Hai vaccine nội địa đã được cấp chứng nhận lưu hành; gần 960.000 con heo được tiêm, tỷ lệ tử vong sau tiêm chỉ khoảng 0,1%. VAHIS - hệ thống báo cáo bệnh trực tuyến đã góp phần cảnh báo sớm và lựa chọn vaccine phù hợp, tăng hiệu quả kiểm soát cúm gia cầm

KHÁNH NGUYỄN

Viện Chăn nuôi làm việc với CIRAD về vấn đề môi trường trong chăn nuôi

Ngày 9/6 tại Hà Nội, Viện Chăn nuôi đã có buổi làm việc với đại diện Tổ chức Nghiên cứu Phát triển Nông nghiệp Quốc tế CIRAD (Cộng hòa Pháp), nhằm trao đổi chuyên môn về các vấn đề môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi. Tại cuộc họp, chuyên gia nghiên cứu về môi trường và chăn nuôi của CIRAD tại Madagascar đã chia sẻ một số kết quả nghiên cứu mới nhất của CIRAD liên quan đến tác động môi trường trong các hệ thống chăn nuôi quy mô nhỏ. Tiếp đó, hai bên đã cùng trao đổi chuyên sâu về các kết quả nghiên cứu, trong đó có nội dung liên quan đến phát thải khí nhà kính từ chăn nuôi - lĩnh vực mà Viện Chăn nuôi đã và đang triển khai trong thời gian qua.

NAM LINH

HÀ NỘI

Công nhận nhãn hiệu tập thể trứng gà Khai Thái

Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã hành quyết định cho phép HTX Nông nghiệp Phú Xuân Khai Thái được sử dụng địa danh “Khai Thái” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Trứng gà Khai Thái” cho sản phẩm và dịch vụ liên quan đến trứng gà tại xã Khai Thái, huyện Phú Xuyên. Việc được UBND TP Hà Nội cho phép sử dụng địa danh “Khai Thái” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể giúp sản phẩm trứng gà của địa phương có cơ hội khẳng định thương hiệu trên thị trường, đồng thời tạo điều kiện mở rộng liên kết sản xuất - tiêu thụ với các doanh nghiệp, hệ thống phân phối trong và ngoài Hà Nội. NGỌC ANH

BÌNH THUẬN

Trên 221 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Thuận tiếp tục phát triển. Cụ thể, đàn bò có 188.000 con, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước; đàn heo có 415.000 con, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước; đàn gia cầm có 7,1 triệu con, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó đàn gà có 5,6 triệu con, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến nay, toàn tỉnh có trên 221 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, trong đó có 65 cơ sở chăn nuôi theo mô hình chăn nuôi trang trại quy mô lớn, được cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh, gồm: 45 trại heo, với 298.500 con heo, chiếm 71,9% tổng đàn; 20 trại gia cầm, với 3,7 triệu con, chiếm 52,1% tổng đàn.

XUÂN LAN

BÌNH ĐỊNH

Tọa đàm về trứng gia cầm và tin đồn trứng giả

Mới đây, Hội Chăn nuôi Thú y Bình Định phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề: “Trứng gia cầm và tin

đồn trứng giả - Nhìn từ góc độ khoa học và quản

lý.” Đây là hoạt động thiết thực nhằm đối thoại, cung cấp thông tin khoa học chính xác, đồng thời

định hướng nhận thức cho người tiêu dùng và các

đơn vị sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh các tin đồn về “trứng giả” đang lan truyền trên mạng xã hội gây hoang mang dư luận. Buổi tọa đàm là dịp để các cơ quan chức năng, doanh nghiệp, nhà khoa học và người tiêu dùng cùng ngồi lại, chia sẻ, trao đổi và tìm hướng đi đúng đắn trong việc

tiếp nhận, xử lý thông tin trên mạng xã hội. Thông điệp được nhấn mạnh tại buổi tọa đàm là: “Cần tỉnh táo trước các thông tin chưa kiểm chứng, hãy đặt niềm tin vào khoa học, vào hệ thống kiểm soát chất lượng và vào chính sản phẩm nông nghiệp của địa phương”. MỘC MIÊN

TRÀ VINH

Triển vọng với giống dê mới

Đến nay, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh đã phối hợp với các đơn vị nghiên cứu và chính quyền địa phương chuyển giao quy trình kỹ thuật chăn nuôi dê Boer lai và dê Bách Thảo cho 19 hộ dân tại hai huyện Duyên Hải và Cầu Ngang. Mỗi hộ được hỗ trợ 10 con dê giống để nuôi theo quy trình kỹ thuật mới. Tổng số dê con được các hộ dân hai huyện nhân giống và nghiệm thu lên đến hơn 800 con. Các giống dê lai này có tốc độ tăng trọng nhanh hơn so với giống dê cỏ địa phương, đồng thời thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và cho năng suất thịt cao. Thời gian tới, Sở Khoa học Công nghệ Trà Vinh sẽ tiếp tục triển khai đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá lại chất lượng các thế hệ dê lai, tiến tới xây dựng thương hiệu riêng cho đàn dê thịt Trà Vinh, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển chăn nuôi dê một cách bền vững.

HẢI LÝ
TP HỒ CHÍ MINH
Quyết liệt phòng chống dịch tả

heo

châu Phi

Mới đây, Sở Nông nghiệp và Môi trường TP Hồ Chí Minh đã gởi công văn yêu cầu UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức và Chi Chi cục Chăn nuôi và Thú y tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống và xử lý dứt điểm các ổ dịch bệnh dịch tả heo châu Phi trên địa bàn… Theo đó, đề nghị UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức chủ động, phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y triển khai ngay việc tập trung nguồn lực của địa phương, kịp thời hỗ trợ, bố trí kinh phí cho chính quyền cấp xã khi xảy ra dịch để tổ chức xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới; tổ chức xử lý tiêu hủy heo mắc bệnh, nghi mắc bệnh, chết do bệnh; tổng vệ sinh, phun thuốc khử trùng, tiêu độc (bằng vôi bột, hóa chất…). Ngoài ra, cần tăng cường kiểm soát vận chuyển heo và các sản phẩm từ heo theo đúng quy định; kiểm soát chặt chẽ khu vực giáp ranh với các tỉnh không để heo và sản phẩm từ heo vận chuyển trái phép vào thành phố…

HOÀNG ANH

◆ Trong 6 tháng đầu năm 2025, trên cả nước tỷ lệ tiêm vaccine cho đàn heo mới đạt 1,11% tổng đàn; vaccine cúm gia cầm đạt 19,8% và lở mồm long móng trên trâu bò đạt 25,5%. Ngoài cúm gia cầm, hầu hết các bệnh còn lại đều có tỷ lệ tiêm dưới 10%, cho thấy độ phủ vaccine còn hạn chế, nhất là ở khu vực chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán.

◆ Chiều 13/6, Tổ công tác liên ngành do Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Nam Định) chủ trì, phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục Chăn nuôiThú y tỉnh Nam Định và chính quyền địa phương đã tiến hành kiểm tra đột xuất xe ô tô BKS: 50H-017.25, kéo theo rơ-moóc gắn container lạnh biển số 51R-349.19, do tài xế Hoàng Đại Bảo (trú tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) điều khiển. Qua đó, phát hiện khoảng hơn 20 tấn sản phẩm động vật đông lạnh gồm nhiều loại nội tạng và phụ phẩm.

◆ Tổng đàn gia cầm toàn tỉnh Hải Dương tại thời điểm 1/6/2025 ước đạt 17,7 triệu con, tăng 5,67% so với cùng kỳ năm 2024; trong đó, đàn gà ước đạt hơn 13 triệu con, tăng 5,76% so với cùng kỳ. Sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng tháng 5 ước đạt 6.700 tấn, tăng 5,64% so với cùng kỳ năm 2024.

◆ Theo ông Huỳnh Ngọc Diệp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định, từ cuối tháng 5/2025 đến nay, Chi cục đã thành lập các đoàn kiểm tra, tiến hành kiểm tra tại 8 tổ chức và 8 hộ kinh doanh cá thể. Kết quả cho thấy tất cả các cơ sở đều chấp hành tốt quy định pháp luật, không phát hiện vi phạm. Cùng đó, đoàn kiểm tra cũng thu thập 22 mẫu xét nghiệm, gồm 14 mẫu thịt và 8 mẫu nước tiểu. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, tất cả các mẫu đều đạt tiêu chuẩn an toàn.

◆ Sáng 14/6, tại địa bàn ấp Phước 2, xã Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long, Đoàn Thanh tra Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Phước Long tiến hành kiểm tra xe tải mang biển số 94H-004.27 của ông Võ Trung Kiên; phát hiện phương tiện đang vận chuyển 120 con heo nhưng không xuất trình được giấy tờ kiểm dịch theo quy định. Chi cục Thú y vùng VII (Cần Thơ) đã có thông báo kết luận, mẫu phủ tạng (gồm hạch, lách, phổi) cho kết quả dương tính với virus gây bệnh dịch tả heo châu Phi (ASFV) và hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở heo (PRRS) chủng Bắc Mỹ (NA).

Truy xuất nguồn gốc - Giải pháp ngăn chặn

gia cầm nhập lậu

Thực hiện truy xuất nguồn gốc, minh bạch hồ sơ kiểm dịch giúp người chăn nuôi đảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp sản xuất giống

khẳng định sự minh bạch đối với khách hàng.

Mặc dù các ngành chức năng liên tục tăng

cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát nhưng

tình trạng nhập lậu giống gia cầm vẫn tiếp tục

diễn ra tại nhiều địa phương. Giống gia cầm nhập

lậu chỉ cần bán bằng với giá trong nước thì đầu

nậu đã thu lãi lớn, bất chấp những hệ lụy mà nó mang đến cho sức khỏe con người và sinh kế của người chăn nuôi.

Không chỉ vậy, các doanh nghiệp sản xuất giống gia cầm trong nước cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh không công bằng từ các sản phẩm giống nhập lậu có giá rẻ hơn do không phải chịu các chi phí sản xuất, kiểm soát chất lượng, kiểm dịch.

Hậu quả mà giống gia cầm nhập lậu mang lại là vô cùng nặng nề. Không ít hộ chăn nuôi vì thiếu kiến thức, ham rẻ mà "nhắm mắt chọn liều", mua con giống không rõ nguồn gốc từ những nguồn trôi nổi. Để rồi trong quá trình nuôi, gia cầm không đạt chỉ tiêu tăng trưởng, chi phí sản xuất tăng cao, dịch bệnh bùng phát, người chăn nuôi bị thua lỗ, thậm chí "trắng tay", lâm vào cảnh nợ nần. Điều đáng báo động hiện nay đó là, gia cầm nhập lậu còn len lỏi cả vào những cơ sở sản xuất giống. Không ít cơ sở sản xuất giống vì chạy theo lợi nhuận mà sử dụng gia cầm bố mẹ nhập lậu để sản xuất con giống, kéo theo chất lượng con giống không đảm bảo, phá vỡ thị trường trong nước. Tất nhiên, những vật nuôi có nguồn gốc nhập lậu đều không thể truy xuất nguồn gốc, kiểm dịch thú y hay bất kỳ giấy tờ hợp pháp nào, vi phạm nghiêm trọng Pháp lệnh về giống vật nuôi năm 2024 và Luật chăn nuôi 2018.

Cụ thể, Pháp lệnh về giống vật nuôi năm 2024 nêu rõ, cần quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. Bảo đảm giống vật nuôi có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, hệ sinh thái. Phát huy quyền tự chủ, bảo đảm sự bình đẳng và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động về giống vật nuôi. Bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn gen vật nuôi; bảo đảm tính đa dạng sinh học; kết hợp giữa lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài, bảo đảm lợi ích chung của toàn xã hội.

Luật chăn nuôi 2018 cũng quy định cụ thể về yêu cầu đối với giống vật nuôi và sản phẩm

giống vật nuôi lưu thông trên thị trường; danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn và cấm xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi; xuất khẩu, trao đổi quốc tế giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi; điều kiện sản xuất, mua bán con giống vật nuôi; điều kiện sản xuất, mua bán tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng giống vật nuôi, dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi; yêu cầu chất lượng của đực giống, cái giống trong sản xuất; quyền và nghĩa vụ của cơ sở sản xuất, mua bán sản phẩm giống vật nuôi.

Rõ ràng, khung phổ pháp lý nhằm ngăn chặn tình trạng nhập lậu giống gia cầm hay kiểm soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi đã khá kiện toàn. Vậy lý do gì khiến thị trường giống gia cầm ở nước ta lại thiếu minh bạch?. Giới chuyên gia nhận định, để làm sạch thị trường giống gia cầm, bên cạnh việc siết chặt hoạt động xuất nhập khẩu qua đường biên giới, kiên quyết đấu tranh với tội phạm buôn lậu, chúng ta cần phải tăng cường kiểm soát truy xuất nguồn gốc của đàn vật nuôi.

Theo đó, cơ quan chức năng nên kiểm tra định kỳ đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống gia cầm. Vật nuôi bố mẹ hay con giống thương phẩm đều phải chứng minh được nguồn gốc xuất xứ, hóa đơn đầu vào, hồ sơ kiểm dịch, cùng các giấy tờ hợp lệ khác. Hoạt động này cũng cần được áp dụng đối với các cơ sở chăn nuôi, nhằm đảm bảo sự trong sạch của thị trường cũng như quyền lợi của người tiêu dùng. Ngày nay, cùng với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, việc truy xuất nguồn gốc của đàn vật nuôi nói chung và gia cầm nói riêng đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Thực hiện truy xuất nguồn gốc giúp người chăn nuôi đảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm, đảm bảo tiêu chí cho xuất khẩu; doanh nghiệp sản xuất giống khẳng định sự minh bạch đối với khách hàng; thuận lợi

soát của cơ

năng;

TTX

☐ Ngày 12/6/2025, Chính phủ ban

hành Nghị định số 136/2025/NĐ-CP quy định phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường. Trong lĩnh vực môi trường, Nghị định quy định, nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ phân quyền cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường và UBND cấp tỉnh.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ phân quyền cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường thực hiện nhiệm vụ ban hành tiêu chí về bảo vệ môi trường trong xây dựng và phát triển nông thôn theo quy định tại

điểm e khoản 2 Điều 58 Luật Bảo vệ môi

trường; đồng thời, phê duyệt Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 109 Luật này. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng phân quyền cho UBND cấp tỉnh

thực hiện nhiệm vụ ban hành kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi ô nhiễm môi trường

đất đặc biệt nghiêm trọng trong các trường

hợp được quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật

Bảo vệ môi trường, cụ thể hóa tại điểm c khoản 1 Điều 19 của Luật và khoản 1 Điều 18 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

☐ Ngày 12/6/2025, UBND tỉnh Bình

Phước ban hành Công văn số 2740/ UBND-KT, nhằm thực hiện tốt công tác quản lý và kiểm soát giết mổ, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong đảm bảo an toàn

thực phẩm (ATTP) và phòng chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị liên quan và chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật thú y và các văn bản chỉ đạo về công tác quản lý thú y, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, đảm bảo ATTP, an toàn dịch bệnh. Sở Nông nghiệp và Môi trường tăng cường kiểm tra đột xuất về thú y, ATTP đối với cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn tỉnh; xử lý nghiêm trường hợp vi phạm theo quy định. Phối hợp chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác quản lý hoạt động giết mổ động vật; phối hợp kịp thời khi xử lý các vụ việc liên quan đến vận chuyển, giết mổ động vật, ATTP đối với thịt gia súc, gia cầm...

☐ Ngày 14/6, Sở Nông nghiệp và Môi

trường tỉnh Phú Thọ ban hành văn bản số

1647/SNN&MT-CNTY về việc tập trung

chỉ đạo triển khai quyết liệt các biện pháp

VĂN BẢN MỚI

phòng, chống và xử lý dứt điểm các ổ dịch bệnh

Dịch tả heo Châu Phi. Theo đó, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu Chi cục Chăn nuôi và Thú y thường xuyên kiểm tra, nắm bắt tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi; tổ chức điều tra, lấy mẫy; tham mưu chỉ đạo, xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện, không để dịch bệnh bùng phát, lây lan trên diện rộng. Phối hợp với các lực lượng chức năng (Công an, QLTT...) tăng cường công tác quản lý hoạt động chăn nuôi, kiểm soát giết mổ, kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển, kinh doanh buôn bán heo và sản phẩm từ heo...; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định. Cùng đó, UBND cấp xã và các lực lượng chức năng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến các quy định của Nhà nước trong phòng, chống dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo quy định, thực hiên chăn nuôi an toàn sinh học tránh tâm lý chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch.

☐ Ngày 15/6/2025, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành công văn số 9002/UBND-NN, yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh có liên quan tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch tả heo châu Phi. Theo đó, tập trung chỉ đạo, huy động các nguồn lực trên địa bàn tổ chức triển khai, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phòng, chống bệnh; phân công lực lượng chủ động triển khai giám sát dịch bệnh đến tận thôn bản, phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo, xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện ở phạm vi nhỏ lẻ, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng; xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, giết mổ động vật mắc bệnh, động vật nghi mắc bệnh, vứt xác động vật ra môi trường dẫn đến lây lan dịch bệnh; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển heo bệnh, vứt xác heo chết làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. Tăng cường hướng dẫn người chăn nuôi hàng ngày thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; yêu cầu và có biện pháp bảo đảm chủ hộ chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi có heo buộc phải tiêu hủy do dịch bệnh phải thực hiện

đầy đủ việc sát trùng, vệ sinh, tiêu độc để tiêu diệt mầm bệnh, không để phát tán làm lây lan dịch bệnh. Hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh có nguy cơ cao.

☐ Ngày 16/4/2025, UBND TP Hà Nội ban hành Chỉ thị số 07/CT-UBND về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm. Theo đó, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, nghiêm túc công tác quản lý, kiểm soát giết mổ, vận chuyển, kinh doanh động vật sản phẩm động vật theo đúng quy định. UBND các huyện, thị xã có các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định 761/QĐ-UBND ngày 17/02/2020, tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp để thực hiện Mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn; xây dựng lộ trình đưa các cơ sở giết mổ GSGC nhỏ lẻ vào các cơ sở giết mổ tập trung có kiểm soát; đồng thời có giải pháp tổ chức thực hiện quyết liệt. Chỉ đạo UBND cấp xã tăng cường công tác quản lý, kiểm tra cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ trên địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp giết mổ trái pháp luật, không đáp ứng vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, môi trường. Sở Y tế tăng cường giám sát phát hiện sớm những trường hợp nhiễm, nghi nhiễm các loại bệnh từ động vật sang người, bệnh truyền qua thực phẩm có nguồn gốc động vật, chủ động giám sát tại cộng đồng; phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh trên người, cách ly, khoanh vùng xử lý triệt để, không để dịch bệnh lây lan...

☐ Ngày 176/2025, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hưng Yên ban hành Công văn số 1492/SNNMT-CNTY V/v tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Dịch tả heo Châu Phi. Trong đó, Chi cục Chăn nuôi - Thú y: Tổ chức tốt việc lấy mẫu giám sát chủ động, lấy mẫu xét nghiệm, phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo và xử lý triệt để các trường hợp dương tính với virus gây bệnh, các ổ dịch mới phát sinh, không để lây lan diện rộng; Trong trường hợp có dịch bệnh xảy ra, kịp thời tham mưu với Sở Nông nghiệp và Môi trường xây dựng kế hoạch, triển khai mua sắm, cung ứng vắc xin, hóa chất khử trùng tiêu độc, các loại vật tư phục vụ công tác phòng, chống dịch và các phương án xử lý khi ổ dịch xảy ra; Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo, bảo đảm đầy đủ, kịp thời, chính xác số liệu dịch bệnh trên Hệ thống báo cáo dịch bệnh động vật trực tuyến (VAHIS); phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, chậm báo cáo làm lây lan dịch bệnh…

KHAI THÁC NGUỒN GEN

Mở “kho vàng” của ngành chăn nuôi

Nguồn gen là một trong những tài nguyên quan trọng nhất của mỗi quốc gia, đóng vai trò cốt lõi trong bảo tồn đa dạng sinh học, lưu trữ giống vật nuôi bản địa. Ngành nông nghiệp nước ta đang hướng tới việc khai thác hiệu quả "kho vàng" đó.

Kho lưu trữ “vàng”

Việt Nam là quốc gia có sự đa dạng sinh học cao, sở hữu nguồn gen vật nuôi phong phú, đặc biệt là các giống bản địa. Tuy nhiên, áp lực từ kinh tế thị trường và nhu cầu thực phẩm tăng cao đã và đang khiến nhiều giống bản địa đứng trước nguy cơ mai một hoặc tuyệt chủng, nguy cơ mất mát nguồn gen quý giá. Chính vì thế, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cũng đã cảnh báo về tình trạng suy giảm đa dạng di truyền vật nuôi toàn cầu.

Tại Việt Nam, theo số liệu báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ tại Hội thảo “Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen giai đoạn 2015 - 2024 và định hướng triển khai giai đoạn 2025 - 2030”, đến nay, nước ta đã bảo tồn, lưu giữ được trên 80.000 nguồn gen đặc hữu, quý, hiếm; trong đó có 47.772 nguồn gen thực vật nông nghiệp, 5.768 nguồn gen cây lâm nghiệp, 7.039 nguồn gen dược liệu, 891 nguồn gen vật nuôi, 391 nguồn gen thủy sản, 19.050 nguồn gen vi sinh vật. Chương trình đã đánh giá ban đầu được gần 56.000 nguồn gen; nhiều nguồn đã được khai thác và ứng dụng trong

sản xuất như sâm ngọc linh, tôm mũ ni, cá hô, lúa bản địa chất lượng cao, cây vù hương, lợn ỉ... góp phần nâng cao giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp.

Việc bảo tồn nguồn gen các giống bản địa có vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt trong vấn đề giữ cân bằng hệ sinh thái, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi trong tương lai.

Thành quả lớn từ các công trình nghiên cứu

Nguồn gen là tài nguyên quan trọng của mỗi quốc gia, đóng vai trò cốt lõi trong bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển nông nghiệp, y dược và nhiều ngành công nghiệp khác. Sử dụng nguồn gen giống vật nuôi đã được đánh giá, xác định giá trị sử dụng vào hoạt động chọn, tạo và nhân giống vật nuôi giúp tăng cường năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế của hoạt động chăn nuôi.

Từ năm 1989 đến nay, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ NN&PTNT (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đã giao cho Viện Chăn nuôi chủ

trì và thực hiện thực hiện nhiệm vụ Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen vật nuôi như là một nhiệm vụ thường xuyên.

Trước tiên, phải kể đến công trình khoa học “Bảo tồn và khai thác nguồn gen vật nuôi bản địa Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội” do TS. Phạm Công Thiếu và các cộng sự nghiên cứu được tiến hành bài bản từ khâu điều tra, phát hiện, đánh giá, phân tích, nghiên cứu rất cụ thể về từng nguồn gen bản địa. Công trình này kéo dài từ năm 2000 đến 2020. Kết quả, đã bảo tồn 94 nguồn gen vật nuôi bản địa, trong đó điều tra thu thập phát hiện, bổ sung 70 nguồn gen vật nuôi bản địa vào danh mục nguồn gen vật nuôi ưu tiên bảo tồn. Đặc biệt cứu vãn được 6 giống vật nuôi bản địa khỏi bị tuyệt chủng và đã phục tráng, chọn lọc, nhân thuần đưa trở lại sản xuất: bò U đầu rìu (Nghệ An, Hà Tĩnh), gà Đông Tảo (Hưng Yên), gà Hồ (Bắc Ninh), gà Mía (Hà Nội), vịt Kỳ Lừa (Lạng Sơn) và vịt Bầu Bến (Hòa Bình). Đáng chú ý, công trình này cũng đã đánh giá di truyền được 24 nguồn gen heo và 21 nguồn gen gia cầm sử dụng kỹ thuật di truyền phân tử Mircrosatellite và

Mitochondrial (mtDNA).

Và trong giai đoạn 2021 - 2025, Viện Chăn nuôi đã bảo tồn thành công 21 nguồn gen gia súc, gia cầm; 3 nguồn gen ong và 7 loại vật liệu di truyền (tinh, phôi, tế bào soma). Nhiều giống

đặc sản như trâu Bảo Yên, gà Lạc Thủy, heo Hương, dê đen... đã phát triển thành sản phẩm hàng hóa, được đưa vào danh mục giống gốc quốc gia. Cùng đó, hàng chục nguồn gen thủy sản và vi tảo cũng được bảo tồn tại các viện nghiên cứu chuyên ngành.

Tạo thế mạnh từ nguồn gen quý

Nguồn gen được bảo tồn và lưu giữ trở thành nguồn vật liệu ban đầu cho công tác chọn tạo giống, khai thác phát triển nguồn gen quý hiếm, có giá trị kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực và phát triển bền vững nông nghiệp.

Phát biểu tại Hội thảo “Đánh giá công tác bảo tồn nguồn gen giai đoạn 2020 - 2025, định hướng 2026 - 2030” tổ chức tại TP Hồ Chí Minh đầu tháng 5 vừa qua, bà Nguyễn Giang Thu, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho biết, bảo tồn và khai thác bền vững nguồn gen hiện là trọng tâm trong chiến lược đổi mới sáng tạo và phát triển nông nghiệp. Các nguồn gen sau khi thu thập được đánh giá, tư liệu hóa để phục vụ nghiên cứu, nhân giống và phát triển sản phẩm mới. Một số loài từng nằm trong Sách đỏ đã thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, bảo tồn mới chỉ là bước khởi đầu. Cần chủ động thương mại hóa, đưa vật liệu di truyền vào sản xuất, hình thành sản phẩm có giá trị cao, có thể cạnh tranh với bò Kobe, cá hồi Na Uy, bò Wagyu mà các nước đã làm được. Bởi “không thể chỉ cất giữ gen quý như bảo vật trong tủ kính”, Thứ trưởng Tiến nhấn mạnh. Chính vì thế, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang xây dựng tiêu chí để khai thác hiệu quả nguồn gen phong phú, đây được coi là chìa khóa để bảo tồn đa dạng sinh học thời gian tới.

Tuy nhiên, chia sẻ tại Hội thảo, các chuyên gia cũng cho rằng, rào cản lớn nhất hiện nay không nằm ở số lượng nguồn gen mà nằm ở khả năng làm chủ công nghệ để giải mã, đánh giá và chuyển

ÔNG PHÙNG ĐỨC TIẾN

THỨ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG

"Công nghệ sinh học và bảo tồn gen phải như “dây diều” để giúp các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu đi nhiều thị trường tiềm năng. Điều này không chỉ giúp ngành chăn nuôi và thủy sản thoát khỏi sự luẩn quẩn của chính mình mà còn xây dựng thêm được các thương hiệu, giá trị mới".

hóa chúng thành giá trị thực tiễn. Bởi nếu không làm chủ công nghệ gen, chúng ta sẽ mãi đi sau và phụ thuộc.

Hiện nay, ngành nông nghiệp đặt nhiều kỳ vọng vào Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết không chỉ mang tính định hướng mà còn mở ra hành lang pháp lý mới cho việc đặt hàng nghiên cứu theo nhu cầu thị trường.

Chia sẻ về điều này, Phó Vụ trưởng Nguyễn Giang Thu cho biết, với Nghị quyết 57, các chương

trình trọng điểm về nghiên cứu giống, dữ liệu gen quốc gia, hoặc hợp tác công - tư trong chọn tạo giống sẽ được ưu tiên, tiếp cận nguồn lực tốt hơn. Nghị quyết 57 đang kỳ vọng trở thành đòn bẩy để đưa Việt Nam vươn lên trở thành quốc gia sáng tạo gen, thay vì chỉ là quốc gia bảo tồn gen. Vì chỉ có vậy, Việt Nam mới thực sự chuyển từ nền nông nghiệp dựa vào tài nguyên sang dựa vào khoa học công nghệ.

Là số ổ dịch tả heo châu Phi ghi nhận trên toàn quốc trong 6 tháng đầu năm 2025, giảm 61,79% số ổ dịch và 81,27% thiệt hại so với cùng kỳ 2024. 35.000

Là số lượng hộ chăn nuôi trong cả nước đã được tiêm phòng vaccine dịch tả heo châu Phi hiện nay, đặc biệt, diện bao phủ đã đạt tới 45 tỉnh, thành phố và điều này cho thấy phần lớn các địa phương trên cả nước đã áp dụng giải pháp tiêm phòng này.

22,3 TRIỆU CON

Là số lượng gia súc gia cầm trên địa bàn TP Hà Nội được kiểm dịch xuất; công tác kiểm soát giết mổ tăng 9% so với cùng kỳ năm 2024, đã kiểm soát 100% cơ sở giết mổ quy mô lớn, đáp ứng khoảng 60% nhu cầu thịt được kiểm soát từ các cơ sở giết mổ có kiểm soát.

2.464

Là tổng số cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã đã di dời, ngưng chăn nuôi tính đến cuối tháng 5/2025, đạt tỷ lệ gần 82% so với tổng số các cơ sở phải di dời, ngưng chăn nuôi.

Khoa học công nghệ NỀN TẢNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Khoa học công nghệ (KHCN) không chỉ là động lực mà còn là nền tảng để ngành chăn nuôi Việt Nam chuyển từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi theo

hướng hiện đại, an toàn, hiệu quả và bền vững, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng và an toàn thực phẩm trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đó là những chia sẻ của TS. Bùi Huy Doanh, Phó Trưởng khoa phụ trách Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

PV: Ông có thể chia sẻ về vai trò của KHCN trong sự phát triển của ngành chăn nuôi Việt

Nam hiện nay, thưa ông?

TS. Bùi Huy Doanh: KHCN đóng vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi, là động lực chính để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng.

Điều đó thể hiện qua việc áp dụng tiến bộ khoa học trong chọn lọc giống vật nuôi có năng suất cao, ứng dụng kỹ thuật cấy chuyển phôi, đánh giá di truyền giúp nâng cao chất lượng vật nuôi và rút ngắn thời gian cải tiến giống. Sử dụng thức ăn cân đối theo nhu cầu vật nuôi góp phần tăng hiệu quả kinh tế.

Các công nghệ chẩn đoán nhanh, vaccine thế hệ mới và mô hình chăn nuôi an toàn sinh học giúp kiểm soát dịch bệnh hiệu quả hơn. Hay việc ứng dụng IoT, cảm biến và giám sát tự động, phần mềm quản lý chăn nuôi và truy suất nguồn gốc góp phần làm minh bạch chuỗi giá trị nâng cao năng lực quản lý và đáp ứng nhu cầu thị trường và thương mại hóa quốc tế.

Ngoài ra, KHCN còn giúp chế biến phụ phẩm

nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc, xử lý chất thải, giúp tối ưu hiệu quả chăn nuôi, góp phần vào việc phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn.

PV: Ngành chăn nuôi Việt Nam đã ứng dụng chuyển đổi số như thế nào để nâng cao hiệu quả sản xuất, thưa ông?

TS Bùi Huy Doanh: Chuyển đổi số đang góp phần làm thay đổi tư duy chăn nuôi, giúp chăn nuôi tăng năng suất, giảm rủi ro, tối ưu hóa chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh.

Hiện nay nhiều trang trại chăn nuôi đã sử dụng các hệ thống giám sát thông minh, các cảm biến có khả năng tự động điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ. Các phần mềm quản lý trang trại giúp người chăn nuôi tối đa hóa quy trình sản xuất từ khâu cho ăn, vệ sinh chuồng trại, giám sát sức khỏe, quản lý giống một cách có hiệu quả. Cùng với đó, số hóa chuỗi giá trị, truy xuất nguôn gốc cũng như thương mại điện tử đang góp phần nâng cao hiệu quả và giá trị chăn nuôi đặc biệt là minh bạch hóa

sản phẩm từ trang trại đến bàn ăn.

PV: Ông

có thể chia sẻ một số thành tựu nổi bật về nghiên cứu

KHCN trong

chăn nuôi

của Học viện Nông nghiệp

Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua?

TS. Bùi Huy

Doanh: Ngoài

việc tạo ra các giống gia súc, gia cầm có năng suất cao, chống lại dịch bệnh bằng các phương pháp hiện đại như sử dụng marker, genome selection... Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam với các chuyên gia đầu ngành đang tiến hành các

Hệ thống cho heo ăn tự động hóa công nghệ cao Ảnh: Vinafeed

nghiên cứu về lĩnh vực chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh. Học viện được xem là đơn vị đi đầu trong nghiên cứu vaccine Dịch tả heo châu Phi cũng như các bệnh mới nổi, tái nổi.

Đồng thời, Học viện đang nghiên cứu theo hướng phát triển các sản phẩm chăn nuôi an toàn, thân thiện bền vững với môi trường như tạo các sản phẩm giàu omega 3, sử dụng chất chiết thực vật thay thế kháng sinh, sử dụng thực khuẩn thể, chọn lọc dòng heo có gen kháng lại virus ASF, bảo tồn và phát triển các nguồn gen vật nuôi bản địa, công nghệ cấy chuyền phôi, chỉnh sửa gen. Nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả phúc lợi động vật trong chăn nuôi.

Hiện nay, Khoa Chăn nuôi đang cùng các chuyên gia Hàn Quốc trong khuôn khổ dự án Koica nghiên cứu và phát triển đàn bò H’Mông có chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế như bò Wagyu của Nhật Bản, bò Hanwoo của Hàn Quốc.

PV: Dù có nhiều thành tựu, nhưng chắc chắn vẫn còn những thách thức trong việc ứng dụng KHCN. Ông có thể chia sẻ thêm về các điểm nghẽn và giải pháp để tháo gỡ?

TS. Bùi Huy Doanh: Ứng dụng KHCN trong chăn nuôi là vấn đề tất yếu. Tuy nhiên, cũng vẫn còn có một số điểm nghẽn trong quá trình thực hiện. Đó là những khó khăn trong việc chuyển giao nghiên cứu, thương mại hóa sản phẩm. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các công nghệ trong chăn nuôi. Cơ sở hạ tầng của ngành chăn nuôi còn một số hạn chế dẫn đến giảm hiệu quả của chuỗi liên kết và giám sát. Chi phí cho việc đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn cao dẫn đến khó tiếp cận cho nhiều hộ chăn nuôi. Nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật hạn chế nên chưa được đào tạo bài bản, đặc biệt là ở khu vực vùng sâu, vùng xa.

Để tháo gỡ những vướng mắc trên, cần tăng cường cơ chế kết nối giữa nhà khoa học - doanh nghiệp - người chăn nuôi - người tiêu dùng để giúp đẩy nhanh quá trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị cùng các nghị quyết khác là cơ sở định hướng để các đơn vị nghiên cứu có khả năng bứt phá tốt hơn.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị nghiên cứu hình thành các spin off, thương mại hóa sản phẩm; phát triển công nghệ số và chuyển đổi số trong chăn nuôi.

Cùng với đó, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp và người chăn nuôi trong việc tiếp cận vốn để chuyển đổi số, ứng dụng KHCN. Các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực chăn nuôi cần đổi mới chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng, tiếp cận các kiến thức mới và ứng dụng công nghệ cao trong đào tạo nguồn nhân lực.

PV: Định hướng nghiên cứu KHCN trong thời tới của Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam là gì, thưa ông?

TS. Bùi Huy Doanh: Hiện nay Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đang tiếp cận các hướng nghiên cứu mới trong phát triển nguồn gen vật nuôi cũng như chọn lọc các giống vật nuôi có năng suất và chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu của xã hội cũng như đảm bảo phúc lợi

động vật. Tăng cường nghiên cứu cải tiến và bảo tồn các nguồn gen vật nuôi bản địa, sử dụng công nghệ gennome selection trong chọn lọc vật nuôi. Nghiên cứu phát triển chăn nuôi an toàn sinh học gắn với nông nghiệp tuần hoàn, đảm bảo phúc lợi

động vật.

Đồng thời, các nhóm nghiên cứu của khoa cũng đang chú trọng nghiên cứu trong việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc, nghiên cứu khẩu phần ăn với hàm lượng protein thấp, sử dụng thảo dược, probiotic, enzyme, công nghệ vi sinh thay thế kháng sinh.

Bên cạnh đó, Khoa Chăn nuôi cũng đang

đẩy mạnh các dự án nghiên cứu trao đổi với Bỉ, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Trân trọng cảm ơn ông!

Một số công nghệ tân tiến trong

Hệ thống chuồng kín thông minh với điều khiển từ xa

Hệ thống chuồng kín thông minh là một trong những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay trong chăn nuôi gà, tích hợp các cảm biến IoT và phần mềm điều khiển từ xa để tạo môi trường tối ưu cho đàn gà.

Nguyên lý hoạt động: Hệ thống sử dụng mạng lưới cảm biến để theo dõi liên tục các thông số như nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ CO2 và NH3. Dữ liệu được thu thập và phân tích theo thời gian thực, từ đó điều chỉnh tự động các thiết bị như quạt thông gió, hệ thống làm mát, đèn chiếu sáng để duy trì môi trường lý tưởng. Chi phí đầu tư chuồng kín thông minh quy mô 10.000 con gà thịt phổ biến 1,5 - 2 tỷ đồng. Mô hình này giúp giảm tỷ lệ chết 20 - 40%, tăng năng suất 10 - 20%, giảm chi phí nhân công 30 - 50%, thời gian hoàn vốn 2 - 3 năm, theo tổng hợp các mô hình thực tế và đánh giá ngành.

Hệ thống cho ăn và cung cấp nước tự động thông minh

Hệ thống cho ăn và cung cấp nước tự động thông minh giúp tối ưu hóa khẩu phần ăn, giảm lãng phí thức ăn và đảm bảo gà được cung cấp đủ nước sạch.

Cách thức vận hành: Hệ thống bao gồm máng ăn tự động, hệ thống cung cấp nước vòi nhỏ giọt, kết hợp với cảm biến trọng lượng và lưu lượng. Thức ăn được phân phối theo thời

KIM TIẾN (Thực hiện)

gian biểu đã lập trình, với lượng thức ăn được điều chỉnh dựa trên độ tuổi và tốc độ tăng trưởng của đàn gà. Hệ thống nước tự động duy trì áp suất ổn định và phát hiện rò rỉ.

Theo đánh giá từ các trang trại áp dụng thử nghiệm tại Đồng Nai, hệ thống này giúp giảm hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) từ 5 - 8% và tiết kiệm nước đến 20%. Các nhà cung cấp hàng đầu bao gồm Big Dutchman, Fancom và VALCO, với nhiều giải pháp phù hợp cho các quy mô trang trại khác nhau.

Công nghệ giám sát hành vi và sức khỏe đàn gà qua AI Công nghệ giám sát hành vi đàn gà dựa trên AI là một bước tiến quan trọng trong việc phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe và tối ưu hóa quản lý đàn.

Hệ thống này sử dụng camera độ phân giải cao kết hợp với phần mềm phân tích AI để theo dõi các chỉ số như mật độ đàn, mức độ hoạt động, hành vi ăn uống, và nhận diện các hành vi bất thường. AI được huấn luyện để nhận biết các dấu hiệu sớm của bệnh tật như co cụm, giảm hoạt động, thay đổi hành vi ăn uống. Các nghiên cứu thực tế và quốc tế xác nhận công nghệ AI, cảm biến giúp phát hiện bất thường sớm hơn 1 - 2 ngày so với quan sát thủ công, giúp giảm tỷ lệ lây lan dịch bệnh.

CHĂN NUÔI THỜI CÔNG NGHỆ SỐ

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững, mà còn là thời cơ tốt nhất để Việt Nam vươn mình thành quốc gia phát triển, giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới. Với lĩnh vực chăn nuôi, khoa học công nghệ đã tạo sự chuyển mình mạnh mẽ cũng như mang lại nhiều giá trị thành quả to lớn.

HỒNG HẠNH

Thành tựu to lớn

Thông tin từ Cục Chăn nuôi và Thú y, giai đoạn 2013 - 2024, có 47 giống vật nuôi mới được đưa vào công nhận. Hiện nay, đã có 59 giống có năng suất và chất lượng cao được đưa vào sản xuất, trong đó có 16 giống mới, 12 giống ngoại nhập và 31 giống lai tạo.

Từ năm 2009 - 2024, có 120 tiến bộ kỹ thuật (TBKT) được công nhận. Trong đó giống vật nuôi có 87 TBKT (10 TBKT giống heo, 33 TBKT giống gà, 24 TBKT giống thủy cầm, 4 TBKT về trâu - bò, 14 TBKT về tằm, đà điểu, bồ câu và 2 TBKT về cừu). Thức ăn chăn nuôi có 6 TBKT về quy trình sản xuất thức ăn cho heo, ngan và chế biến rơm cho trâu, bò. Môi trường chăn nuôi có 27 TBKT về quy trình xử lý biogas và các mẫu công trình khí sinh học, chế phẩm sinh học. Hiện nay, có 27 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực chăn nuôi, thú y còn hiệu lực. Đối với TCVN lĩnh vực chăn nuôi do Cục Chăn nuôi và Thú y quản lý có 399 tiêu chuẩn.

Việt Nam đã chủ động hơn 70% số lượng, chủng loại vaccine, thuốc thú y, đáp ứng nhu cầu trong nước, hằng năm xuất khẩu sang hơn 45 quốc gia, thu về hàng trăm triệu USD. Trong đó, điển hình là một số thành tựu như: Nghiên cứu và

sản xuất thành công vaccine Dịch tả heo châu Phi (năm 2020); Sản xuất thành công vaccine lở mồm long móng type O vào năm 2018; giải quyết phòng bệnh cho khoảng 20.000 gia súc mỗi năm, giảm hàng trăm tỷ đồng nhập khẩu vaccine hàng năm; Sản xuất vaccine phòng hội chứng rồi loạn hô hấp và sinh sản ở heo (PPRS); Thanh toán được bệnh dịch tả trâu, bò được Tố chức Thú y thế giới (OIE) công nhận; Khổng chế một số bệnh lớn như: dịch tả heo cổ điển, bệnh Newcastle, bệnh Gumboro, bệnh Marek, bệnh Đậu… gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi. Với các thành tựu về giống vật nuôi, tiến bộ kỹ thuật đã đạt được, các đơn vị nghiên cứu đã cung cấp cho thị trường trên 10 triệu con gà giống ông, bà và 2 triệu con vịt ngan giống các loại. Các giống gà nội và gà lai lông màu do Việt Nam chọn lọc, lai tạo ước tính chiếm khoảng 35% thị phần; hàng năm cung cấp 1 triệu liều tinh trâu, bò chất lượng cao (chiếm trên 40% thị phần cả nước); cung cấp 25.000 con heo giống bố mẹ (chuyển giao trực tiếp) và 100.000 con heo bố mẹ (thông qua chuyển giao heo giống ông, bà). Trung bình mỗi năm, các sản phẩm khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đã góp phần làm tăng giá trị gia tăng cho ngành chăn nuôi ước tính khoảng trên 15.000 tỷ đồng.

Đòn bẩy từ Nghị quyết 57

Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết này được coi là động lực giúp khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển giao nghiên cứu, sản xuất của ngành chăn nuôi có nhiều bước tiến mới.

Nghị quyết xác định khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực quan trọng để nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh và phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời khẳng định vai trò dẫn dắt của Nhà nước, vai trò trung tâm của người dân và doanh nghiệp, vai trò then chốt của nhà khoa học. Đây được xem là “Nghị quyết giải phóng tư duy khoa học”, “Nghị quyết để thực hiện các nghị quyết”, “Nghị quyết của hành động” với những mục tiêu rất cụ thể, đổi mới cách nghĩ, cách làm, nhằm hiện thực hóa các chủ trương, xóa bỏ rào cản, giải phóng năng lực để tạo đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, là một xung lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, trong lĩnh vực sản xuất giống cây trồng, vật nuôi đạt 38%. Khoa học và công nghệ đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa nông sản trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong khuôn khổ nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp thành phố, Nghiên cứu “Công nghệ thu hồi nitơ và phốt pho trong nước thải trang trại chăn nuôi heo bằng kỹ thuật tạo hạt struvite tầng sôi để sản xuất phân hữu cơ”, do Tiến sĩ Lê Văn Giang ở Đại học Quốc gia Hà Nội làm chủ nhiệm được thực hiện từ 2023 - 2025. Nhóm Nghiên cứu đã thiết kế, chế tạo, lắp đặt và vận hành hệ thống thiết bị ứng dụng công nghệ FBHC, có công suất 5 m3/ngày đêm cho một trang trại chăn nuôi heo của hộ gia đình tại thị xã Sơn Tây với quy mô nuôi 300 con heo thịt. Kết quả vận hành thử nghiệm hệ thống thiết bị xử lý tốt. Hiện nhóm đang hoàn thiện các sản phẩm khoa học và công nghệ, sẵn sàng chuyển giao cho người dân và doanh nghiệp, nhằm góp phần triển khai tích cực, hiệu quả và sớm đưa Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia vào cuộc sống.

Nhằm tạo bước đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong lĩnh vực chăn nuôi, thời gian qua, các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã tích cực ứng dụng công nghệ trong quản lý chăn nuôi, dịch bệnh và chăm sóc vật nuôi. Tại tỉnh Nghệ An, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An xây dựng mô hình: “Chăn nuôi gà thương phẩm theo tiêu chuẩn VietGAHP, ứng dụng công nghệ Blockchain” tại xã Thịnh Sơn, huyện Đô Lương, với quy mô 2.700 con gà Hồ lai. Sau thời gian nuôi cho thấy gà giống khỏe mạnh, chất lượng tốt, được nuôi nuôi dưỡng, chăm sóc tốt tiêm phòng vaccine đầy đủ, thức ăn chất lượng có nguồn gốc rõ ràng, chuồng nuôi đảm bảo, hệ thống máng ăn, máng uống tự động, hệ thống cảm biến nhiệt độ truy cập vào điện thoại thông minh để điều chỉnh nhiệt độ thích hợp với chuồng nuôi gà theo các lứa tuổi, nền đệm lót, đàn gà khỏe mạnh, tỷ lệ sống cao. Bên cạnh đó ứng dụng công nghệ blockchain là một trong những xu hướng công nghệ đột phá, nhóm nghiên cứu đã liên hệ với Viện An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng (NFSI ) đăng ký tài khoản sử dụng phần mềm VFSC trong quy trình chăn nuôi để truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo nguyên tắc “từ trang trại đến bàn ăn”.

Trong bối cảnh ngành chăn nuôi Việt Nam chịu áp lực ngày càng lớn từ thị trường quốc tế với những đòi hỏi khắt khe về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và truy xuất nguồn gốc; xác

định được hướng đi này, tỉnh Tây Ninh đã sớm có

chiến lược phát triển nông nghiệp công nghệ cao,

đặc biệt trong lĩnh vực chăn nuôi xanh

PGS.TS ĐỖ

VÕ ANH

KHOA, CỐ VẤN CẤP CAO

PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP, CHỦ

NHIỆM CLB NGÀNH HÀNG HEO VIỆT NAM

“Để ngành chăn nuôi heo phát triển bền vững trong kỷ nguyên số, cần đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất và đặc biệt là nâng cấp năng lực, ý thức con người trong chuỗi. Sự phối hợp chặt chẽ giữa khoa học, sản xuất, dịch vụ, quản lý và thị trường là yếu tố quyết định. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, phải chủ động ứng phó dịch bệnh, nâng cao năng suất, xây dựng thương hiệu dựa trên nền tảng khoa học, phát triển bằng công nghệ và hướng đến sự minh bạch, bền vững”.

ÔNG ĐẶNG HOÀNG LÂM, PHÓ GIÁM ĐỐC CÔNG

TY CP THÚ Y MEGAVET VIỆT NAM

“Megavet đang phối hợp với các đối tác triển khai hệ thống công nghệ thông minh tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) trong sản xuất tinh dịch, phối giống và chọn lọc con giống heo. Các hệ thống này giúp đánh giá chất lượng tinh dịch, siêu âm chính xác và hỗ trợ chọn giống hiệu quả, qua đó nâng cao năng suất sinh sản và chất lượng thịt thương phẩm. Đặc biệt, phần mềm siêu âm tích hợp AI giúp sàng lọc con giống ưu việt ngay tại trại hoặc thông qua trung tâm xử lý hình ảnh từ xa. Doanh nghiệp đã phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam thành lập Trung tâm đào tạo chuyển giao công nghệ, trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại nhằm đào tạo kỹ thuật viên, sinh viên và người chăn nuôi tiếp cận công nghệ mới".

Tại đây, Tập đoàn Hùng Nhơn và De Heus đang triển khai Tổ hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Tây Ninh - dự án trọng điểm trong chuỗi đầu tư 12 dự án đến năm 2030, với tổng vốn gần 10.000 tỷ đồng. Giai đoạn 1 đã đi vào hoạt động với khu chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, giai đoạn 2 với 6 dự án chăn nuôi công nghệ cao (heo giống, gà giống, gà thịt xuất khẩu…), với mục tiêu cung cấp con giống chất lượng cao, sẽ được triển khai trong giai đoạn từ 2025 - 2030. Theo ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Tây Ninh, địa phương xác định rõ “xanh” là yêu cầu bắt buộc trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt trong ngành chăn nuôi vốn có nguy cơ tác động môi trường lớn. Những năm gần đây, nhiều “ông lớn” như Ba Huân, Masan… đã đầu tư vào tỉnh. Các trang trại mới đều ứng dụng công nghệ hiện đại: cảm biến thông minh điều khiển ánh sáng, nhiệt độ, thức ăn, nước uống hoàn toàn tự động, vừa tiết kiệm chi phí, vừa tăng năng suất và bảo vệ môi trường. Thế mạnh của tỉnh Đồng Nai là thu hút được nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn đầu tư chế biến các sản phẩm chăn nuôi cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong đó, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn đã đầu tư nhà máy chế biến sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu với quy mô lớn, đạt chuẩn xuất khẩu vào nhiều nước. Công ty TNHH Koyu & Unitek (tại TP Biên Hòa) là doanh nghiệp tiên phong đầu tư chuỗi chăn nuôi khép kín đến giết mổ, chế biến thịt gà xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Tổng Giám đốc Công ty Trần Nhơn Hiếu cho biết, doanh nghiệp giết mổ, chế biến khoảng 1 triệu con gà/tháng. Trong đó, sản lượng xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm chế biến, chiếm từ 20 - 25% tổng sản lượng sản xuất, tương đương từ 300 - 350 tấn/tháng; còn lại tiêu thụ tại thị trường nội địa. Ngoài thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp đang có kế hoạch mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm thịt gà đi Hong Kong và các nước châu Âu. ☐

Chiến tranh thương mại

thịt heo toàn cầu

Các mức thuế chưa từng có từ chính quyền Trump đang gây xáo trộn thị trường thịt heo toàn cầu, đồng thời tạo cơ hội mở rộng cho Brazil. Quốc gia này đang nổi lên như một thế lực mới trên bản đồ xuất khẩu thịt heo, sẵn sàng lấp đầy khoảng trống nguồn

thương mại thay thế.

Năm 2024, sản lượng thịt heo toàn cầu đạt khoảng 115,6 triệu tấn, giảm nhẹ 0,6% so với năm 2023. Sản lượng thức ăn chăn nuôi cho heo cũng giảm 1,23%, xuống còn 320,8 triệu tấn. Dù còn quá sớm để đưa ra dự báo chính xác cho năm 2025, báo cáo Triển vọng ngành heo 2025 đã phác họa một bức tranh tổng quan về bối cảnh địa chính trị đầy biến động - yếu tố then chốt dự kiến sẽ định hình tương lai ngành thịt heo và thức ăn chăn nuôi toàn cầu.

Nông nghiệp Mỹ chịu sức ép

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ

Donald Trump thực hiện cam kết tranh cử bằng cách áp thuế lên hàng hóa từ cả đồng minh lâu năm lẫn đối thủ. Chính sách thương mại dưới thời ông trở nên khó lường do thuế suất và thời điểm áp dụng liên tục thay đổi, gây bất ổn cho thị trường toàn cầu, dẫn đến các biện pháp trả đũa và sự xuất hiện của các liên minh thương mại mới.

Bà Mallory Gaines, Giám đốc Quan hệ toàn cầu của Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Mỹ (AFIA), nhận định: “Lập trường cứng rắn của chính quyền Trump về thương mại đã phơi bày một thực tế mà nhiều người trong ngành đã nhận ra từ lâu rằng các chính sách bảo hộ và thiếu công bằng đang dần làm suy yếu vị thế nông nghiệp Mỹ trên thị trường toàn cầu”.

Năm 2024, Mỹ tiếp tục dẫn đầu thế giới về xuất khẩu thịt heo, với sản lượng 3,23 triệu tấn - mức cao thứ hai trong lịch sử. Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế Brian Earnest của CoBank, làn sóng thuế quan mới đang đe dọa làm chậm đà tăng trưởng này. Trung Quốc, Mexico, Canada, Hàn Quốc và Nhật Bản là những thị trường xuất khẩu chủ lực của thịt heo Mỹ. Nếu quan hệ thương mại với các nước này xấu đi, ngành xuất khẩu thịt heo có thể chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nguy cơ mất thị trường

Trung Quốc, Mexico, Canada, Hàn Quốc và Nhật Bản là những thị trường xuất khẩu chủ lực của thịt heo Mỹ. Bất kỳ căng thẳng thương mại nào với các nước này đều có thể gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi heo Mỹ.

“Thịt heo Mỹ có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường toàn cầu. Nhu cầu cao từ nước ngoài, cùng với tiêu dùng nội địa cải thiện, đã đẩy giá heo trong nước tăng 12% trong quý I/2025 so với cùng kỳ năm trước. Đây là một trong số ít sản phẩm protein động vật của Mỹ vừa xuất khẩu mạnh, vừa giữ vững thị phần trong nước” - chuyên gia kinh tế Earnest nhận định. Tuy nhiên, theo báo cáo mới của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), xuất khẩu thịt heo năm 2025 có thể chỉ còn chiếm khoảng 24% tổng sản lượng - một mức giảm đáng lo ngại. Ông Earnest cho biết, dù Trung Quốc là thị trường quan trọng với ngành thịt heo toàn cầu, nhưng lại không nằm trong Top 5 điểm đến xuất khẩu hàng đầu của Mỹ. Thực tế, xuất khẩu thịt heo Mỹ sang Mexico cao gần gấp sáu lần so với Trung Quốc. Ông cũng cảnh báo rằng, dù còn tiềm năng mở rộng sản xuất, nếu các rào cản thương mại gia tăng, thịt heo Mỹ sẽ khó duy trì sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Một điểm sáng hiếm hoi là việc giảm xuất khẩu ngô và đậu nành do thuế quan có thể giúp hạ chi phí thức ăn chăn nuôi trong nước. Tuy nhiên, lợi ích này có thể bị ảnh hưởng bởi chi phí gia tăng của thiết bị và các yếu tố đầu vào khác.

Các chuyên gia kinh tế nhận định, thuế nhập khẩu có thể không ảnh hưởng lớn đến ngành thịt heo Mỹ, nhưng các biện pháp trả đũa từ đối tác thương mại sẽ khiến môi trường kinh doanh trở nên đặc biệt khó khăn. Năm 2024, Trung Quốc chiếm 13% tổng giá trị xuất khẩu thịt heo và sản phẩm phụ của Mỹ, tương đương 8,63 tỷ USD với 3,03 triệu tấn. Tuy nhiên, ngay cả trước khi chiến tranh thương mại bùng nổ, xuất khẩu sang Trung Quốc đã giảm 4,8% so với năm trước, chủ yếu do nguồn cung nội địa dồi dào. Nếu xung đột thương mại kéo dài, không chỉ

➢ Tính đến tháng 4/2025, Trung

Quốc đã áp thuế trả đũa tương ứng với các biện pháp thuế quan từ Mỹ và giữ lập trường cứng rắn, trong bối cảnh căng thẳng tiếp tục leo thang. Trong các cuộc chiến thương mại giữa hai nước, thịt heo luôn là một trong những mặt hàng nông sản chịu thiệt hại nặng nề nhất.

ngành thịt heo mà toàn bộ ngành protein động vật của Mỹ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi và trang trại cũng đối mặt với nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng.

Chuyên gia Gaines cảnh báo: “Trung Quốc hiện kiểm soát phần lớn chuỗi cung ứng vitamin và axit amin toàn cầu, chiếm 78% lượng vitamin nhập khẩu của Mỹ và hơn 62% sản lượng các axit amin thiết yếu như lysine, threonine và valine. Sự phụ thuộc này đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng với an ninh thực phẩm, kinh tế và quốc phòng của Mỹ”.

Dù thuế quan có thể giúp giảm chi phí thức ăn trong ngắn hạn, nhưng những bất ổn về thị trường và chuỗi cung ứng có thể gây tổn thất lớn hơn nhiều, và đó là thách thức chưa từng có với ngành thịt heo Mỹ.

Brazil “soán ngôi”

Theo Cục Nông nghiệp Nước ngoài (FAS), thuộc USDA, xuất khẩu thịt heo của Brazil dự kiến sẽ tăng 5% trong năm 2025. Động lực tăng trưởng đến từ sản lượng nội địa gia tăng cùng nhu cầu toàn cầu mạnh mẽ đối với các sản phẩm thịt heo.

Brazil đang dần chiếm lĩnh thị trường quốc tế nhờ lợi thế cạnh tranh về chi phí sản xuất thấp so với các quốc gia xuất khẩu lớn khác. Sự mở rộng xuất khẩu này có thể làm thay đổi cục diện cạnh tranh toàn cầu trong ngành thịt heo.

Đơn cử, Mexico hiện chiếm hơn 30% tổng giá trị thương mại thịt heo của Mỹ, trong đó Mỹ từng nắm giữ tới 82% thị phần nhập khẩu thịt heo của Mexico. Tuy nhiên, trong năm 2024, xuất khẩu thịt heo từ Brazil sang Mexico đã tăng tới 50%, và đà tăng này vẫn tiếp diễn sang năm 2025.

Chuyên gia Earnest cho biết: “Chỉ riêng quý đầu tiên của năm 2025, lượng thịt heo Brazil xuất sang Mexico đã tăng thêm 25% so với cùng kỳ năm trước. Dù Mexico vẫn sẽ ưu tiên thịt tươi chất lượng cao từ các nhà cung cấp Mỹ, nhưng yếu tố giá cả đang có tác động lớn, và xu hướng tăng trưởng của Brazil nhiều khả năng sẽ tiếp tục trong suốt năm 2025”.

TUẤN MINH (Theo PigProgress)

7 ứng dụng AI trong dinh dưỡng

chăn nuôi

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra kỷ nguyên mới cho ngành dinh dưỡng và chăn nuôi - nơi việc khám phá và ứng dụng nguồn protein mới trở nên nhanh chóng, hiệu quả, đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng và lợi nhuận bền vững.

1. Khai thác dữ liệu và tổng hợp tài liệu

AI nhanh chóng quét và phân tích hàng loạt tài liệu khoa học, bằng sáng chế và dữ liệu nghiên cứu để tìm ra các nguồn protein tiềm năng. Nhờ các mô hình xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), AI trích xuất thông tin cốt lõi, giúp chuyên gia dinh dưỡng cập nhật xu hướng nguyên liệu mới. Quá trình tổng hợp tài liệu được tự động hóa, tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức, cho phép các nhà nghiên cứu tập trung vào khâu xác minh và thử nghiệm.

Ví dụ, chỉ trong vài giờ, một hệ thống AI có thể rà soát hàng nghìn bài báo khoa học và phát hiện bèo tấm là nguồn protein triển vọng, bền vững với môi trường.

2. Phân tích dinh dưỡng và dự đoán hiệu

quả

AI dự đoán thành phần dinh dưỡng, khả năng tiêu hóa và hiệu suất của các nguồn protein thay thế dựa trên dữ liệu lịch sử và kết quả thử nghiệm. Nhờ đó, chuyên gia có thể mô phỏng hiệu quả của nguyên liệu trong khẩu phần ăn mà không cần thử nghiệm thực tế quá nhiều, giúp rút ngắn thời gian và giảm chi phí phát triển sản phẩm. Ví dụ, một mô hình học máy có thể chỉ ra rằng bột côn trùng sở hữu cấu trúc protein dễ tiêu hóa như khô dầu đậu, nhưng chứa ít chất kháng dinh dưỡng hơn.

3. Tối ưu hóa chi phí và tính bền vững

AI đánh giá đa dạng nguồn protein dựa trên các tiêu chí cốt lõi như giá thành, mức độ sẵn có và tác động môi trường. Nhờ đó, các nhà sản xuất thức ăn dễ dàng cân bằng giữa hiệu quả kinh tế và mục tiêu bền vững. Các mô hình tối ưu hóa do AI dẫn dắt còn giúp phản ứng nhanh trước biến động nguyên liệu, đưa ra khuyến nghị theo thời gian thực để giảm chi phí mà vẫn duy trì giá trị dinh dưỡng. Chẳng hạn, AI có thể đề xuất thay thế 20% khô dầu đậu nành bằng bã bia và cùi rau diếp xoăn để tiết kiệm chi phí và giảm dấu chân carbon.

4. Cân bằng khẩu phần ăn

AI tối ưu khẩu phần ăn nhanh chóng và chính xác, đặc biệt khi sử

axit amin, năng lượng và khả năng tiêu hóa, đảm bảo duy trì tốc

Khi một lô khô dầu hướng dương vừa nhập kho, AI lập tức cập nhật khẩu phần cho bò sữa, đảm bảo đáp ứng

đủ nhu cầu dinh dưỡng.

5. Dự đoán hiệu suất vật nuôi AI tận dụng dữ liệu thực tế để dự đoán tốc độ tăng trưởng, khả năng sinh sản và sức khỏe vật nuôi khi áp dụng các nguồn protein thay thế. Nhờ liên tục cập nhật từ thực tiễn, các mô hình ngày càng chính xác, giúp rút ngắn quy trình thử nghiệm trong phát triển khẩu phần ăn. Chẳng hạn, AI có thể dự đoán bê cái nuôi bằng khẩu phần đậu lupin sẽ tăng trưởng tương đương với khẩu phần khô cải, từ đó hỗ trợ chuyên gia dinh dưỡng lựa chọn giải pháp thay thế tiềm năng.

6. Quản lý rủi ro

AI hỗ trợ phát hiện sớm các rủi ro tiềm ẩn như chất kháng dinh dưỡng hay tác nhân gây dị ứng trong nguồn protein thay thế. Thông qua phân tích dữ liệu, AI đề xuất chiến lược giảm thiểu nhằm nâng cao độ an toàn cho thức ăn. Ví dụ: AI có thể nhận diện hàm lượng tannin cao trong mẫu lúa miến châu Phi và cảnh báo nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa protein.

7. Tối ưu chuỗi cung ứng

AI có thể phân tích dữ liệu nông nghiệp và thị trường theo khu vực để xác định nguồn protein tiềm năng. Nhờ đó, chuỗi cung ứng trở nên linh hoạt hơn, giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu và thúc đẩy phát triển bền vững.

Ví dụ: AI có thể phát hiện bã bia, phụ phẩm phổ biến tại nhiều địa phương, là nguồn protein chi phí thấp, phù hợp cho ngành chăn nuôi.

AI nổi bật ở khả năng phân tích dữ liệu nhanh, phát hiện xu hướng tiềm ẩn nhưng chỉ là công cụ hỗ trợ mạnh chứ không thể thay thế con người. Chẳng hạn, AI có thể đề xuất dùng bột côn trùng nhờ giá trị dinh dưỡng, nhưng chuyên gia sẽ cân nhắc thêm yếu tố thị trường, pháp lý và khả năng ứng dụng thực tế.

ĐAN LINH (Theo Feedstrategy)

TỪ PHỤ PHẨM THÀNH BÁU VẬT

Cám gạo Việt Nam dẫn đầu xu hướng xuất khẩu

Việc Việt Nam ký kết Nghị định thư về xuất khẩu cám gạo làm thức ăn chăn nuôi sang Trung Quốc không chỉ mở ra hướng đi mới, mà còn đưa cám gạo từ một phụ phẩm trở thành mặt hàng xuất khẩu chiến lược của nước ta.

Nghị định thư: Chìa khóa mở rộng thị trường

Trong quá khứ, cám gạo thường được sử dụng làm thức ăn gia súc hoặc phân bón với giá trị

kinh tế thấp. Tuy nhiên, sự gia tăng nhu cầu từ thị

trường Trung Quốc và nỗ lực nâng cao giá trị phụ

phẩm nông nghiệp đã đưa cám gạo trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu tiềm năng.

Hiện nay, Việt Nam sản xuất khoảng 5 triệu tấn cám gạo mỗi năm, trong đó 4 triệu tấn đến từ ĐBSCL - vựa lúa lớn nhất khu vực châu Á. Phần lớn lượng cám gạo này đã đáp ứng nhu cầu trong nước, trong khi phần còn lại đang mở ra tiềm năng lớn cho xuất khẩu.

Theo số liệu từ IndexBox, xuất khẩu cám gạo của Việt Nam đạt đỉnh 741.000 tấn (183 triệu USD) trong năm 2021, sau đó giảm xuống 386.000

tấn (148 triệu USD) vào năm 2022, nguyên nhân chủ yếu do điều chỉnh sau giai đoạn tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, năm 2024 thị trường cám gạo Việt Nam chứng kiến sự phục hồi ấn tượng khi xuất khẩu trở lại mức hơn 557.000 tấn, đạt giá trị khoảng 152 - 180 triệu USD. Việt Nam hiện chiếm 35 - 38% thị phần toàn cầu về cám gạo, qua đó khẳng định vị thế đầu tàu trong chuỗi cung ứng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Với dân số hơn 1,4 tỷ người và nhu cầu tiêu thụ thịt hàng năm lên tới 400 tỷ USD, Trung Quốc là thị trường lớn và ổn định cho nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Từ năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 213.000 tấn cám gạo sang Trung Quốc, thu về 86,4 triệu USD trong vòng bốn tháng đầu năm. Đây là con số gấp đôi về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ của năm trước đó, khẳng định vị thế dẫn đầu của Việt Nam khi chiếm hơn 90% lượng cám gạo và phụ phẩm ngũ cốc nhập khẩu của Trung Quốc. Ngày 15/4/2025, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam, hai quốc gia đã ký kết Nghị định thư về yêu cầu an toàn và kiểm dịch đối với cám gạo và cám gạo chiết ly làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc.

Đây là nền tảng cho sự hợp tác lâu dài. Nghị định thư cũng đưa ra các yêu cầu khắt khe như: không chứa vi sinh vật gây hại, không sử dụng nguyên liệu biến đổi gen chưa được phê duyệt, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh GB13078 và GB10648,

KHÁNH NGUYỄN

sử dụng hệ thống HACCP và có quy trình truy xuất nguồn gốc minh bạch. Những tiêu chuẩn này không chỉ nâng cao uy tín của cám gạo Việt Nam mà còn mở ra cơ hội lớn hơn để chinh phục các thị trường khó tính khác.

Việc ký kết Nghị định thư giữa Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) về kiểm dịch và tiêu chuẩn chất lượng đối với cám gạo xuất khẩu đánh dấu một bước ngoặt quan trọng. Theo đó, các yêu cầu cụ thể bao gồm: Không chứa sinh vật gây hại, không sử dụng GMO chưa được phê duyệt; Đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh chăn nuôi GB13078; Kiểm soát chặt chẽ nấm mốc, Salmonella, kim loại nặng…; Bao bì và phương tiện vận chuyển phải vệ sinh, khử trùng, ghi nhãn rõ ràng (bằng tiếng Trung - Anh); Mỗi lô hàng cần giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (ISPM 12) và công bố vệ sinh an toàn; Định kỳ kiểm tra mỗi 3 tháng. Lô không đạt sẽ bị đình chỉ và xử lý khắc phục.

Cơ hội và thách thức

Cám gạo Việt Nam đã chuyển mình từ phụ phẩm nông nghiệp thành một trong những sản phẩm xuất khẩu chiến lược, song hành trình này không thiếu thách thức. Thực tế, cám gạo được sử dụng phổ biến trong khẩu phần dinh dưỡng cho heo và gà ở Việt Nam, với tỷ lệ pha trộn cao, mang lại hiệu quả kinh tế.

ÔNG PHẠM NGỌC MẬU, PHÓ VỤ TRƯỞNG

VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ

(BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG):

Việc mở thêm con đường xuất khẩu chính ngạch sang thị trường lớn nhất của Việt Nam là bước tiến quan trọng, là cơ hội mở rộng thị trường, góp phần nâng cao giá trị cho các phụ phẩm nông nghiệp. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đánh giá cao cám gạo Việt Nam nhờ hàm lượng dầu cao, phù hợp cho trích ly và chế biến sản phẩm giá trị gia tăng. Điều này gợi mở cơ hội để doanh nghiệp trong nước đầu tư vào chế biến sâu, hạn chế xuất thô, từng bước nâng cao giá trị kinh tế ngành hàng.

HUỲNH TUYẾT

NGHI,

GIÁM

ĐỐC CÔNG

TY TNHH GIA CÔNG CÁM GẠO HONOROAD VIỆT NAM: Từ thực tiễn cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm mà phía Trung Quốc nêu ra trong Nghị định thư. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay không nằm ở sản phẩm xuất khẩu mà ở khâu thủ tục hành chính. Cụ thể, doanh nghiệp hiện đang gặp rào cản trong việc nắm bắt kịp thời các thông tin cập nhật về quy định, thủ tục giữa hai nước, nhất là khi các yêu cầu này có thể thay đổi thường xuyên và thiếu tính đồng bộ. Để xuất khẩu cám gạo sang Trung Quốc thuận lợi và bền vững, doanh nghiệp mong muốn nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện, nhất là việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính cũng như rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ xuất khẩu. Đây là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng tốt hơn tiềm năng từ thị trường Trung Quốc.

Nhiều nghiên cứu tại ĐBSCL và Đại học Huế cho thấy, việc lên men cám gạo giúp tăng hệ số tiêu hóa, giảm chi phí thức ăn, đồng thời không làm ảnh hưởng đến tăng trưởng vật nuôi. Tuy nhiên, cám gạo nội địa dễ bị ôxy hóa, hư hỏng nếu không được chế biến và bảo quản đúng cách, khiến ngành thức ăn chăn nuôi vẫn phải nhập khẩu một phần phụ phẩm đóng gói ổn định. Do đó, việc nâng cấp công nghệ lên men, chiết dịch, bảo quản sẽ là chìa khóa để ngành cám gạo Việt Nam trở thành nguồn nguyên liệu chủ lực, bền vững cho thị trường nội địa và quốc tế. Để làm được, doanh nghiệp cần đầu tư mạnh vào công nghệ chế biến sâu, cải thiện cơ sở hạ tầng và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Mặt khác, để có thể tiếp cận và phát triển bền vững tại thị trường Trung Quốc, cám gạo và cám gạo chiết ly xuất khẩu của Việt Nam cần đáp ứng các tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt theo quy định của Nghị định thư. Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y Phạm Kim Đăng cho biết, Cục sẽ luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp để triển khai hiệu quả Nghị định thư này, hỗ trợ phê duyệt danh sách các doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu để giới thiệu với Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Kiểm tra, giám sát chất lượng để bảo đảm các doanh nghiệp trong ngành hàng ➢ Không chỉ dừng lại ở Trung Quốc,

đều tuân thủ Nghị định thư về an toàn thực phẩm và các chỉ số vệ sinh khác.

“Cục Chăn nuôi và Thú y khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công nghệ chế biến, tối ưu hóa giá trị phụ phẩm lúa gạo, đồng thời bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định chất lượng và độ an toàn của sản phẩm cám gạo Việt Nam”, ông Phạm Kim Đăng nhấn mạnh.

cầu. Theo dự báo, thị trường dầu cám gạo thế giới có thể đạt giá trị 18,35 tỷ USD vào năm 2032, tăng gần 10% mỗi năm từ mức 7,86 tỷ USD của năm 2023. Tương tự, thị trường bã cám gạo sau tách dầu được ước tính sẽ đạt 1,31 tỷ USD vào năm 2031, từ mức 916,5 triệu USD năm 2023. Những con số này cho thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ của ngành xuất khẩu cám gạo Việt Nam trong thời gian tới.

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành xuất khẩu cám gạo cũng đồng nghĩa với việc thúc đẩy nông nghiệp tuần hoàn. Việc tận dụng tối đa phụ phẩm như cám gạo không chỉ giảm thiểu lãng phí mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Đặc biệt, các doanh nghiệp có thể tận dụng lợi thế này để xây dựng thương hiệu bền vững, đáp ứng xu hướng tiêu dùng xanh của thế giới. Từ một loại phụ phẩm giá trị thấp, cám gạo đã trở thành “báu vật” trong ngành nông nghiệp. Triển khai Nghị định thư không chỉ tạo điều kiện để Việt Nam tối ưu hóa giá trị kinh tế của phụ phẩm lúa gạo, mà còn góp phần thúc đẩy mô hình nông nghiệp bền vững. Hành trình này là minh chứng quan trọng cho sự chuyển mình mạnh mẽ của ngành nông nghiệp nước nhà, sẵn sàng chinh phục các thách thức và cơ hội mới trên thị trường quốc tế. ☐

CHĂN NUÔI SỐ 105 - 6/2025

Giá heo hơi ít biến động

Theo Channuoivietnam.com, trong tháng 5/2025, giá thịt heo kỳ hạn tháng 7/2025 giao dịch trên sàn CME (sau đây gọi tắt là giá thịt heo) đạt mức thấp nhất là 98,9 US cent/lb vào ngày 1/5 và đạt mức cao nhất là 104,2 US cent/lb vào ngày 16/5. Bình quân tháng 5/2025, giá thịt heo đạt 101,7 US cent/lb, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 5 tháng đầu năm 2025, giá thịt lợn đạt 100,1 US cent/lb, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước. Giá thu mua heo hơi bình quân trong nước tháng 5/2025 đạt 70.744 đồng/kg, tăng 0,2% so với mức giá trung bình tháng 4/2025. Cụ thể, tại miền Nam, heo hơi được thu mua với mức giá 73.754 đồng/kg, tăng 0,5%; tại miền Trung - Tây Nguyên giá thu mua đạt 69.842 đồng/kg, tăng 0,2%, trong khi giá tại miền Bắc giảm 0,4%, đạt 67.318 đồng/kg.

5

tháng, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi tăng 11,7%

Giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 5 năm 2025 ước đạt 48,8 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi 5 tháng đầu năm 2025 đạt 217,2 triệu USD, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 37,9 triệu USD, giảm 30,1%; xuất khẩu thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 82,1 triệu USD, tăng 25,1%. Giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 5 năm 2025 ước đạt 356,8 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi 5 tháng đầu năm 2025 đạt 1,75 tỷ USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 571,9 triệu USD, tăng 28,4%; nhập khẩu thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 704,1 triệu USD, tăng 13,2%.

5 tháng, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu đạt 1,97 tỷ USD

Giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu tháng 5 năm 2025 ước đạt 400 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 5 tháng đầu năm 2025 đạt 1,97 tỷ USD, giảm 6,1% so với cùng kỳ năm 2024. Nguồn nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu chính là các thị trường Argentina, Brazil và Mỹ với thị phần lần lượt là 43,5%, 14,9% và 14,5%. So với cùng kỳ năm trước, giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 4 tháng đầu năm 2025 từ thị trường Argentina tăng 76,8%, thị trường Brazil tăng 1,3%, thị trường Mỹ giảm 46,6%. Trong nhóm 15 thị trường nhập khẩu lớn nhất, giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng mạnh nhất ở thị trường Argentina với mức tăng 76,8% và giảm mạnh nhất ở thị trường Mỹ với mức giảm 46,6%. Việc Chính phủ điều chỉnh thuế nhập khẩu về 0%

đối với các nguyên liệu chủ chốt như khô dầu đậu tương và ngô hạt đang mang lại cú hích mạnh mẽ cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước, mở ra cơ hội giảm chi phí và tăng sức cạnh tranh.

HẢI DƯƠNG

Giá gà thịt tăng trở lại

Sau một thời gian giảm mạnh, giá gà thịt ở Hải Dương tăng trở lại, người chăn nuôi đã có lãi. Theo một số hộ chăn nuôi ở Gia Lộc, Tứ Kỳ… thời gian gần đây giá gà thịt tăng trở lại. Gà lai chọi được bán với giá 68.000 - 70.000 đồng/kg, gà Hồ từ 50.000 - 55.000 đồng/kg… tăng từ 3.000 - 10.000 đồng/kg. Với giá bán này, sau khi trừ chi phí, người chăn nuôi có lãi từ 5.000 - 10.000 đồng/kg. Giá trứng gà cũng tăng thêm từ 100 - 300 đồng/quả, giá bán từ 1.700 - 1.900 đồng/quả tại trang trại. Nguyên nhân giá bán tăng do nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh trong khi nguồn giảm. Trước đó, giá gia cầm, trứng tại Hải Dương giảm mạnh, khiến nhiều hộ chăn nuôi bị thua lỗ. Nguyên nhân do các trang trại tập trung chăn nuôi phục vụ Tết Nguyên đán nhưng còn tồn nhiều hàng. Nhiều hộ chăn nuôi do thua lỗ, không tiếp tục đầu tư.

TIỀN GIANG

Giá heo hơi sụt giảm, người nuôi vẫn lãi cao

Toàn tỉnh Tiền Giang có đàn heo trên 300.000 con, tập trung nhiều ở huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây, Châu Thành. Mấy ngày nay, giá heo hơi tại địa bàn tỉnh Tiền Giang có sụt giảm, nhưng người chăn nuôi vẫn có lãi khá. Hiện, người chăn nuôi heo ở tỉnh Tiền Giang bán giá heo hơi tại chuồng với mức từ 7 - 7,2 triệu đồng/tạ (tùy chất lượng đàn heo), giảm trên 300.000 đồng/tạ so với tuần trước. Giá thịt đùi khoảng 100.000 đồng/kg, thịt ba rọi từ 125.000 - 130.000 đồng/kg. Với mức giá này, người nuôi vẫn lãi trên dưới 2 triệu đồng/tạ. Điều đáng nói là chi phí nuôi đàn heo đợt này tăng cao, nhất là hao tốn tiền cho công tác phòng, chống dịch tả heo châu Phi đang có nguy cơ tái phát. Người chăn nuôi, hộ kinh doanh, giết mổ heo ở tỉnh Tiền Giang và ngành thú y đang tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo cung cấp lượng thịt sạch cho người tiêu dùng.

ĐỒNG NAI

phẩm ổn định

Tại các chợ hạng I trên địa bàn tỉnh như: Biên Hòa, Long Khánh, Long Thành, Phương Lâm (huyện Tân Phú), giá nhiều loại thực phẩm khá ổn định. Thịt heo ba rọi có giá 150.000 - 180.000 đồng/kg, thịt bò phi lê từ 280.000 - 300.000 đồng/kg, tôm loại I từ 180.000 - 200.000 đồng/kg, các loại trứng gà, trứng vịt loại I từ 24.000 - 35.000 đồng/chục… Theo Chi cục Quản lý thị trường Đồng Nai, giá heo hơi ở các địa phương trong tỉnh tuần qua phổ biến trong khoảng 73.000 - 76.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao ở khu vực phía Nam. Hiện giá heo hơi của khu vực miền Nam đang ở mức cao nhất cả nước.

TP HỒ CHÍ MINH

Giá thịt heo vẫn khá cao

Tại chợ đầu mối nông sản Bình Điền (TP Hồ Chí Minh), lượng heo về chợ vẫn tương đối ổn định. Theo ghi nhận, giá heo hơi và giá thịt heo bán lẻ tại chợ vẫn khá cao dù sức mua chưa có sự biến động. Một tiểu thương bán lẻ thịt heo tại chợ, cho biết: “Nhu cầu tiêu thụ thịt heo biến động mỗi ngày nhưng nhìn chung giá thịt heo hiện nay vẫn tương đối cao, không phải gần đây mà giá thịt đã giữ mức cao từ đầu năm. Các loại thịt heo bán lẻ như thịt xay giá 80.000 đồng/kg, cốt lết 100.000 đồng/kg, sườn lưng 80.000 đồng/kg, đùi rọ 90.000 đồng/kg, ba rọi 150.000 đồng/kg”. Một chuyên gia phụ trách lĩnh vực chăn nuôi tại một tập đoàn lớn nhận xét: “Giá heo hơi đứng ở mức cao hiện nay là do cung - cầu thị trường quyết định, không phải mới đây mà giá heo hơi đã trụ ở mốc trên 70.000 đồng/kg từ hơn nửa năm qua. Nguyên nhân là do nguồn cung sụt giảm mạnh từ cuối năm 2024. Đến nay mặc dù sức mua chưa có động lực nào để tăng đột biến, nhưng giá heo hơi vẫn cao, chứng tỏ nguồn cung vẫn đang hạn chế”.

ANH VŨ

(Tổng hợp)

NGƯỜI CHĂN NUÔI SỐ 105 - 6/2025

Giá lúa mì tăng cao

Thị phần xuất khẩu thịt heo của Tây Ban Nha theo sản phẩm

FAO Giá trứng ở EU, Mỹ, Brazil và Ấn Độ

Trong phiên giao dịch ngày 19/6, giá lúa mì chuẩn trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Chicago (CBOT) đã tăng hơn 4%, do lo ngại thời tiết tại một số khu vực của Mỹ và châu Âu, cùng với các tín hiệu cho thấy hoạt động xuất khẩu toàn cầu gia tăng, khiến giới đầu tư ồ ạt mua vào để bù lại các vị thế bán khống trước đó. Lúa mì là mặt hàng tăng mạnh nhất trong nhóm nông sản. Các quỹ hàng hóa hiện đang nắm giữ lượng vị thế bán ròng đáng kể đối với hợp đồng lúa mì CBOT, khiến thị trường dễ bị đẩy lên khi có làn sóng mua bù bán khống, theo đánh giá của các chuyên gia phân tích. Terry Linn, chuyên gia tại Công ty Linn & Associates ở Chicago, cho biết bất kỳ ai đã bán lúa mì Chicago trong vài tháng qua đều đang chịu lỗ, nên việc mua vào để cắt lỗ là yếu tố thúc đẩy chính. Ông cũng chỉ ra rằng, Algeria đã đặt mua hơn nửa triệu tấn lúa mì trong một phiên đấu giá trong tuần này, theo thông tin từ các thương nhân châu Âu. Bên cạnh đó, hoạt động thu hoạch lúa mì mùa đông tại Mỹ đang khởi đầu chậm chạp do điều kiện thời tiết ẩm ướt, trong khi một số khu vực tại Nga và Liên minh châu Âu đang trải qua thời kỳ khô hạn.

Sau khi giảm gần 7% trong năm 2024/25, thương mại ngũ cốc toàn cầu được dự đoán sẽ phục hồi một phần vào năm 2025/26, tăng 1,9% lên 487,1 triệu tấn. Sự phục hồi dự kiến sẽ được dẫn đầu bởi mức tăng trưởng 3,8% trong thương mại lúa mì toàn cầu, được hỗ trợ bởi mức tăng khiêm tốn 0,9% trong thương mại ngũ cốc thô. Ngược lại, thương mại gạo quốc tế dự kiến sẽ giảm 0,7%. Sản lượng ngũ cốc thế giới trong năm 2025/26 dự kiến vượt mức tiêu thụ, dự trữ ngũ cốc thế giới được dự đoán sẽ tăng 1% (8,3 triệu tấn) so với mức đầu vụ lên 873,6 triệu tấn. Điều này sẽ đánh dấu sự phục hồi một phần sau sự suy giảm trong năm 2024/25. Phần lớn mức tăng dự kiến là do dự trữ ngũ cốc thô tăng, trong khi dự kiến dự trữ gạo sẽ tăng ít hơn. Ngược lại, dự trữ lúa mì được dự báo sẽ giảm. Dựa trên các dự báo hiện tại, tỷ lệ dự trữ ngũ cốc toàn cầu so với mức tiêu thụ sẽ vẫn gần bằng với mức năm 2024/25, ở mức 29,8%. Dự kiến, sản lượng ngũ cốc thế giới (bao gồm gạo tương đương xay xát) năm 2025 sẽ đạt mức kỷ lục 2.911 triệu tấn, tăng 2,1% so với năm 2024. Sản lượng tất cả các loại ngũ cốc chính dự kiến sẽ tăng, với mức tăng lớn nhất đối với ngô và mức tăng nhỏ nhất đối với lúa mì. Sản lượng ngô, gạo và hạt bo bo đều dự kiến sẽ đạt mức cao kỷ lục mới.

Chỉ số giá các sản phẩm từ sữa và thịt tăng

Theo số liệu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), chỉ số giá thịt trong tháng 5 tăng 1,3% so với tháng 4, nhờ giá thịt bò, heo, cừu tăng, trong đó thịt bò đạt mức cao kỷ lục. Tuy nhiên, giá thịt gia cầm giảm do nguồn cung dư thừa từ Brazil, sau lệnh cấm nhập khẩu từ một số nước vì dịch cúm gia cầm. Chỉ số giá bơ sữa tăng 0,8% nhờ nhu cầu mạnh từ châu Á. Giá bơ gần chạm mức cao lịch sử, trong khi giá phô mai và sữa bột nguyên kem tăng do nguồn cung hạn chế và hoạt động nhập khẩu sôi động, đặc biệt từ Trung Quốc. Tuy nhiên, giá sữa bột tách béo giảm nhẹ.

Thị trường sản xuất thức ăn châu Âu tiếp tục ổn định

Đây là dự báo của các chuyên gia thị trường FEFAC đưa ra cho năm 2025. Theo đó, sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp tổng thể tại Liên minh Châu Âu (EU27) dự kiến đạt 146,1 triệu tấn, giảm nhẹ 0,34% so với năm 2024. Cụ thể, dự kiến, sản lượng thức ăn cho heo đạt 46,96 triệu tấn, giảm 0,8%; sản lượng thức ăn cho gia súc đạt 41,285 triệu tấn, giảm 1,4%; trong khi đó, sản lượng thức ăn cho gia cầm tăng 0,9%, đạt 50,368 triệu tấn. Chỉ số giá thịt của FAO Xuất nhập khẩu thịt bò và thịt heo của Mỹ

Nguồn:

PARAGUAY

Xuất khẩu thịt bò tăng 18%

Theo Cục Thú y và Chất lượng Quốc gia Paraguay (Senacsa), 5 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu thịt bò nước này đạt hơn 149.500 tấn, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2024; kim ngạch xuất khẩu đạt gần 848 triệu USD, tăng 37%. Thị trường xuất khẩu chính là Chile, với khối lượng hơn 45.000 tấn, tiếp theo là Đài Loan hơn 20.000 tấn, Mỹ 18.600 tấn và Israel 12.100 tấn.

URUGUAY

Xuất khẩu thịt bò sang EU tăng gấp đôi

Tháng 5/2025, xuất khẩu thịt bò của Uruguay đạt hơn 36.000 tấn, trị giá đạt 256 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2024. Mỹ là thị trường nhập khẩu đứng đầu với giá trị 83 triệu USD; khối lượng 11.000 tấn, tăng 45% và chiếm 32% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ. EU là thị trường nhập khẩu đứng thứ hai với giá trị 75 triệu USD, khối lượng 7.000 tấn, gần gấp đôi khối lượng năm 2024 (tăng 78%). Trung Quốc đứng vị trí thứ ba với giá trị 62 triệu USD, khối lượng 13.000 tấn (tăng 23%). Lũy kế 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu thịt bò của Uruguay đạt 1,084 tỷ USD, tăng 29%.

THÁI LAN Tịch thu 346 tấn chân gà nhập lậu

Ngày 7/6, cảnh sát tỉnh Samut Sakhon đã tịch thu 346 tấn chân gà nhập lậu tại một kho lạnh ở xã Nadee thuộc huyện Muang, tỉnh Samut Sakhon, cách thủ đô Bangkok khoảng 30 km. Ước tính giá trị của lô hàng nhập lậu là 24,25 triệu baht (gần 740.000 USD). Theo cảnh sát địa phương, lô hàng này được nhập lậu từ Brazil, Chile, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ, không có giấy tờ nguồn gốc và cũng không có dấu kiểm dịch.

MỸ

Thu hồi 1,7 triệu quả trứng nghi nhiễm khuẩn salmonella

Công ty August Egg (bang California) đã thu hồi khoảng 1,7 triệu quả trứng gà hữu cơ vỏ nâu và trứng gà nuôi thả tự nhiên vỏ nâu, phân phối từ ngày 3/2 đến 15/5 tới các nhà bán lẻ tại 9 bang, gồm: California, Nevada, Washington, Arizona, Nebraska, New Mexico, Illinois, Indiana và Wyoming, do có nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella. Các sản phẩm này có hạn sử dụng từ 4/3 đến 19/6, được bán tại nhiều hệ thống lớn như Walmart, Safeway và nhiều thương hiệu khác. Đợt bùng phát salmonella đã khiến 79 người tại 7 bang mắc bệnh, ít nhất 21 trường hợp phải nhập viện, chưa ghi nhận ca tử vong.

TRUNG QUỐC

Cho phép nhập khẩu bã hạt cải dầu và bã đậu nành từ Uruguay

Với quyết định này, Uruguay trở thành quốc gia thứ 12 được phép xuất khẩu bã hạt cải dầu vào Trung Quốc. Canada là nhà cung cấp bã hạt cải dầu lớn nhất của Trung Quốc, chiếm hơn 70% tổng nguồn cung nhưng từ tháng 3/2025, Trung Quốc đã áp thuế 100% lên dầu hạt cải nhập khẩu từ quốc gia này. Trước đây, Trung Quốc cho phép nhập khẩu bã hạt cải dầu từ 11 quốc gia, bao gồm Nga, Kazakhstan, Pakistan, Nhật Bản, Ethiopia, Australia, Ấn Độ và Belarus. Ngoài ra, các nguồn cung bã đậu nành đang được phép nhập khẩu gồm có Nga, Argentina, Brazil, Hàn Quốc, Belarus, Zambia, Kazakhstan và vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc).

BRAZIL

Xuất khẩu thịt gà tăng 2,7%

4 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu thịt gà của Brazil đạt 1,86 triệu tấn, tương đương 3,49 tỷ USD, tăng 9,5% về khối lượng và tăng 15,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, khối lượng xuất khẩu tháng 4 đạt 475,9 nghìn tấn, tương đương 906,1 triệu USD, giảm 1% về khối lượng nhưng tăng 2,7% về kim ngạch. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu đứng đầu với khối lượng là 51,9 nghìn tấn, doanh thu đạt 127,1 triệu USD.

AUSTRALIA

Xuất khẩu thịt cừu và dê giảm

Tháng 4/2025, xuất khẩu thịt cừu các loại của Australia giảm 3% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, xuất khẩu thịt cừu non đạt 17.748 tấn, giảm 5%; xuất khẩu thịt cừu trưởng thành đạt 31.143 tấn, giảm 1%. Về thịt dê, xuất khẩu tháng 4/2025 đạt 4.027 tấn, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó xuất khẩu sang Bắc Mỹ đạt 1.928 tấn, giảm 38%; xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 804 tấn, tăng 5%.

ĐỨC DŨNG (Tổng hợp)

CHĂN NUÔI SỐ 105 - 6/2025

Bệnh Lymphoid Leukosis

có triệu chứng như thế nào trên gà thịt lông màu?

Bệnh Lymphoid Leukosis - mối nguy âm thầm trên đàn gà thịt lông màu. Virus ALV truyền dọc từ mẹ sang con, truyền ngang trong đàn và có thể gây khối u nội tạng, làm thiệt hại kinh tế đáng kể. Nguy hiểm hơn, bệnh hiện chưa có vaccine phòng ngừa. Tỷ lệ nhiễm tại các trại giống lên tới 35% - cảnh báo một rủi ro không thể xem nhẹ.

Ngành chăn nuôi gà thịt lông màu Việt Nam đang phát triển rất nhanh với sự gia tăng nhanh về quy mô, chuồng trại đầu tư hiện đại, kỹ thuật chăn nuôi được cải thiện, nguồn gen giống bản địa phong phú, đặc biệt là những giống gà bản địa có chất lượng thịt thơm ngon.

Mặc dù, ngành chăn nuôi gà thịt lông màu có sự tăng trưởng nhanh về quy mô, đa dạng giống vật nuôi phù hợp với thị hiếu tiêu dùng thực phẩm khác nhau, nhưng đồng thời ngành cũng đối diện với rất nhiều rủi ro về dịch bệnh, giá thức ăn tăng cao, giá thành xuất bán thấp hơn giá sản xuất khiến tình trạng thua lỗ kéo dài.

Hiện nay, việc kiểm soát dịch bệnh rất khó khăn, đặc biệt là kiểm soát bệnh có khả năng truyền dọc từ đàn giống bố mẹ sang gà con. Một trong số đó là bệnh Lymphoid Leukosis (Leukosis), đây là vấn nạn lớn của ngành chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà thịt lông màu nói riêng. Bệnh Leukosis hiện nay chưa có vaccine để phòng bệnh.

Để giúp nhà chăn nuôi nhận diện đặc điểm bệnh và nâng cao hiệu quả phòng ngừa bệnh Leukosis trên đàn gà, Công ty TNHH Olmix Asialand Việt Nam (Olmix Asialand Việt Nam) sẽ chia sẻ chi tiết về các biểu hiện lâm sàng trên gà thịt lông màu, đồng thời giới thiệu các biện pháp phòng tránh phù hợp nhằm bảo vệ đàn gà luôn khỏe mạnh và phát triển ổn định.

1. Cơ chế gây bệnh và phân loại virus ALV

ở gà

1.1. Sinh bệnh học

- Virus gây bệnh bạch cầu ở gia cầm (Avian Leukosis virus - ALV) là một loại virus truyền nhiễm gây ra căn bệnh khối u ở gia cầm.

- ALV là một loại RNA virus sợi đơn có vỏ bọc thuộc giống Alpharetrovirus, họ Retroviridae gây ra.

- Gà là vật chủ tự nhiên của virus ALV.

1.2. Phân nhóm bệnh Lymphoid Leukosis

- Ở gà tìm thấy 6 phân nhóm A, B, C, D, E, G, J

- Phân nhóm E là nhóm ALV nội sinh được tạo ra do sự tích hợp vào AND của tế bào vật chủ.

- Phân nhóm A và B thường gặp trên gà nhiễm ALV thực địa.

- Phân nhóm J được phân lập lần đầu tại Anh năm 1988, sau đó được tìm thấy trên gà thịt ở nhiều nước trên thế giới, là nhóm vi rút cường độc gây u tủy và gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Đặc điểm

Phân nhóm

A, B, C, D, J E

Nhóm Ngoại sinh Nội sinh

Truyền lây

Truyền dọc Truyền ngang Truyền dọc

Phân nhóm A,B

tạo khối u Phân nhóm J tạo khối u, gây thiệt

Thiệt hại kinh tế

hại kinh tế

Tần suất gây

bệnh giảm trên dòng mái, nhưng tăng trên dòng trống hướng thịt

1.3. Sức đề kháng

Thấp hoặc không có Có khả năng gây đột biến gen trở thành virus ngoại sinh

- Virus ALV có vỏ bọc nên rất mẫn cảm với nhiệt độ và các chất sát trùng thông thường: virus bị diệt ở nhiệt độ 50°C trong 8,5 phút và ở 60°C trong 0,7 phút

- Virus chỉ tồn tại được ở pH từ 5 - 9, nếu nằm ngoài biên độ pH này, hoạt tính của virus sẽ mất đi một cách nhanh chóng.

- Với tia cực tím: ALV có sức đề kháng tương đối tốt với tác động của tia cực tím.

1.4. Sự truyền lây

- Virus truyền lây theo chiều dọc từ gà mái sang gà con qua trứng hoặc truyền ngang từ gà này sang gà khác qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp.

- Vai trò của con trống trong việc truyền dọc ALV là không rõ ràng, tuy nhiên con trống đóng vai trò là vật mang virus và nguồn lây nhiễm qua đường sinh dục cho gà mái thông qua quá trình phối giống.

- Tỷ lệ nhỏ gà con bị nhiễm bệnh qua truyền dọc nhưng có vai trò quan trọng trong việc duy trì

sự lây nhiễm.

- Virus bài thải qua phân, lây lan và truyền ngang tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với truyền dọc. - Tỷ lệ truyền ngang tăng nhanh ở tuần tuổi đầu tiên và giảm dần ở các tuần tuổi sau đó.

- Gà bị nhiễm bệnh do truyền dọc hoặc truyền ngang trong những tuần tuổi đầu tiên dễ biểu hiện triệu chứng lâm sàng hơn những con bị nhiễm do truyền ngang ở độ tuổi lớn hơn.

- Nuôi nhốt theo nhóm nhỏ, trong các lồng riêng biệt không tiếp xúc trực tiếp với phân và chất độn giúp hạn chế tỷ lệ lây truyền ngang virus.

1.5. Bốn nhóm nhiễm ALV được ghi nhận ở gà trưởng thành

- Không có nhiễm virus huyết, không có kháng thể (V-A-): đàn không nhiễm bệnh và các con gà có di truyền đề kháng với bệnh.

- Không nhiễm virus huyết, có kháng thể (V-A +): gà nhiễm bệnh, tiêm vaccine làm từ phôi gà có nhiễm ALV.

- Virus huyết, có kháng thể (V + A +): tái nhiễm do gà có hiệu giá kháng thể thấp (truyền ngang).

- Nhiễm virus huyết, không có kháng thể (V + A-): lây truyền dọc, phôi nhiễm bệnh bẩm sinh, nồng độ virus cao trong máu và mô, gà không sinh kháng thể chống lại mầm bệnh, phát bệnh khối u khi trưởng thành.

Virus huyết Kháng thể

V-, A- Không Không Đàn âm tính

V-, A+ Không Có

V+, A+ Có Có

MDA (Gà giống bị nhiễm bệnh, vắc xin chứa mầm bệnh)

Tái nhiễm do hiệu giá kháng thể thấp (Truyền ngang)

V+, A- Có Không Lây truyền dọc (Bẩm sinh)

Đánh giá sự lưu hành virus ALV trên đàn giống bố mẹ thực địa bằng phương pháp RTPCR - đề tài kiểm tra năm 2022

Đánh giá lưu hành ALV trên gà giống bố mẹ gà thịt lông màu (RT - PCR)

Trại Số lượng Số mẫu dương tính Tỷ lệ

2. Triệu chứng của bệnh Leukosis trên gà

- Các dạng bệnh phổ biến nhất là bệnh bạch cầu Lymphoid (LL) và bệnh bạch cầu Myeloid (ML). Các dấu hiệu lâm sàng thường không đặc hiệu, khi mổ khám có thể tìm thấy khối u dạng hạt hoặc dạng lan tràn ở các cơ quan nội tạng.

- Thông thường, tỷ lệ tử vong do khối u thấp 1 - 2%, nhưng trong những trường hợp nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong do khối u có thể lên tới hơn 20%.

- Nhiễm virus ALV khi không có bệnh tích rõ ràng có thể ảnh hưởng xấu đến năng suất của gà đẻ trứng. So với những con không thải virus, những con mái thải virus sản xuất ít hơn 20 - 35 quả trứng trên mỗi mái nuôi đến 497 ngày tuổi, tuổi đẻ trứng đầu tiên muộn hơn, đẻ trứng nhỏ hơn. Tỷ lệ chết do các nguyên nhân không phải khối u cao hơn 5 - 15%, khả năng sinh sản thấp hơn 2,4% và khả năng nở thấp hơn 12,4%.

2.1. Bệnh bạch cầu dòng lympho (LL: Leukosis including Lymphoid)

- Do ALV-A và ALV-B gây bệnh cho gà > 16 tuần tuổi.

- Gà ủ rũ, xanh xao, nhẹ cân.

- Gan, thận và lách sưng to rõ rệt.

- Khối u nằm cục bộ hoặc khuếch tán trong nội tạng.

- Một số gà có thể xuất hiện khối u xương, màu vàng đến xám.

2.2. Bệnh bạch cầu dòng tủy (ML: Myeloid Leukosis)

- Do ALV-J gây bệnh cho gà ≥ 4 tuần tuổi, tỷ lệ biểu hiện khối u không cao ở gà < 8 tuần tuổi.

- Gà ủ rũ, xanh xao, chán ăn, chậm tăng trưởng và độ đồng đều kém.

- Gây khối u máu, suy tủy.

- ALV-J gây bệnh trên gà đẻ:

• Tỷ lệ chết cao.

• Nhiều khối u ở nội tạng, ở các mô nằm cạnh xương ức, xương sườn, đốt sống, khớp hông, thanh quản và khí quản.

• Giảm đẻ, giảm trọng lượng trứng và tỷ lệ phôi.

• Gà con từ đàn bố mẹ nhiễm ALV-J có hiệu quả chăn nuôi kém.

- U máu trên da, cánh, gan, lách

- U đa cơ quan nội tạng: gan, túi Fabricius, phổi, màng treo ruột, xương.

- U nguyên bào thanh, khí quản do nhiễm ALV-J

3. Chẩn đoán bệnh Leukosis

- Bệnh gây bệnh tích khối u, các tổn thương nội tạng của bệnh Leukosis và Marek không thể phân biệt được bằng khám nghiệm đại thể.

Gà ủ rũ, ăn kém, nhợt nhạt
U ở xương do bệnh Leukosis

Độ tuổi phát bệnh

Tỷ lệ mắc

Tuần tuổi

có tỷ lệ chết cao nhất

Truyền lây

CHĂN NUÔI SỐ 105 - 6/2025

Bệnh Leukosis Marek

Thường sau 16 tuần tuổi 4 - 6 tuần tuổi

Thường dưới 5% Thường trên 5%

24 - 40 tuần 10 - 20 tuần

Truyền dọc từ

mẹ sang con Truyền ngang

Chỉ truyền ngang từ con ốm sang con khỏe

Liệt Không Có

Mắt Không Dãn đồng tử mắt, có thể bị mù

U trên da U máu U dạng hạt ở nang lông

U xương U trong xương Không có khối u trong xương

Dây thần

kinh ngoại biên

Không sưng Sưng to, điển hình dây thần kinh đùi

Khối u ở túi fabricius Có hình thành khối u

Túi Fabricius có thể teo, không hình thành khối u Hình thái

khối u Khối u không

có ranh giới rõ ràng với tổ chức còn lại

Khối u có ranh

giới rõ ràng với tổ chức còn lại

Bảng so sánh chẩn đoán phân biệt các triệu chứng – bệnh tích lâm sàng đại thể giữa Leukosis và Marek

Chẩn đoán bệnh có thể thực hiện được trong hầu hết các trường hợp khi kiểm tra mô bệnh học, tuy nhiên người đọc kết quả cần có kinh nghiệm đọc bệnh tích vi thể chuyên sâu.

Ngoài các chỉ tiêu lâm sàng, cần phải dựa trên các xét nghiệm RT-PCR, mô bệnh học, hóa mô miễn dịch để phân biệt giữa virus bệnh Marek và Leukosis. Vì ALV rất phổ biến ở gà nên việc phát hiện kháng nguyên P27 hoặc kháng thể ở đàn bị ảnh hưởng có giá trị hạn chế trong chẩn đoán.

4. Các giải pháp từ Olmix Asialand

Khác với bệnh Marek, hiện nay trên thế giới chưa có vaccine nào có thể bảo vệ đàn gà khỏi bị nhiễm trùng ALV. Bệnh do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh xảy ra rải rác, tỷ lệ ốm chết không cao nếu không có nhiễm trùng kế phát. Trên những đàn gà thịt có vấn đề ALV cần hộ lý tốt và đưa một số sản phẩm bổ trợ:

- Lọc loại gà bệnh, thực hiện vệ sinh - sát trùng để ngăn chặn truyền ngang.

- Tăng miễn dịch cho tổng đàn bằng Searup với liều 1 ml/10 kg thể trọng.

- Giải độc gan bằng Heparenol với liều 1 ml/10 kg thể trọng.

- Giải độc thận bằng Phosretic với liều 1 ml/10 kg thể trọng.

- Liệu trình 5 ngày liên tục.

Kiểm soát ALV trên đàn giống là yếu tố then chốt để kiểm soát và giảm áp lực của bệnh trên đàn gà thịt thương phẩm. Các biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt kết hợp với việc giám sát chặt chẽ đàn giống trên từng cá thể là ưu tiên hàng đầu.

- Nhập con giống ở những đơn vị sản xuất có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo gà con âm tính với ALV.

- Tránh phối tinh nhân tạo hoặc tiêm vaccine chung kim để ngăn ngừa lây lan virus.

- Kit ELISA thương mại được sử dụng phổ biến trên thị trường để phát hiện kháng thể chống lại các phân nhóm ALV-A, B hoặc ALV-J.

- Xét nghiệm ELISA tìm kháng nguyên chung P27 của virus ALV có thể phát hiện được tất cả các nhóm ALV nội sinh và ngoại sinh do nhiễm trùng bẩm sinh hoặc sau sinh trên mẫu swab lòng trắng trứng, swab lỗ huyệt hoặc huyết thanh có ý nghĩa trong việc sàng lọc gà nhiễm bệnh.

BSTY. DƯƠNG THỊ HỢI

Nhân viên kỹ thuật Miền Bắc Công ty TNHH Olmix Asialand Việt Nam

Link tham khảo:

- Báo Người Chăn Nuôi: https://nguoichannuoi.vn/benh-lymphoid-leukosis-co-trieu-chungnhu-the-nao-tren-ga-thit-long-mau/

- Bài viết trên website: https://olmixasia.com/ blogs/ky-thuat/benh-lymphoid-leukosis-co-trieuchung-nhu-the-nao-tren-ga-thit-long-ma - Bài viết trên zalo: https://officialaccount. me/d?id=6eaff4d71792fecca783&pageId=1428547223605945388

- Bài viết trên fanpage: https://www.facebook. com/CtyViphavet/posts/pfbid02LzpdNogSs1Y9tYrLeSSCY1pdYn3pdavPwwh9eWp2kQko4QsvfeWgGgFPtDKn9sc4l

Heparenol 1L và 5L; Phosretic 1kg; Searup Still 1L và 5L

MÁY PHÂN LOẠI TRỨNG

Giải pháp tiên phong cho nông nghiệp hiện đại

Trong bối cảnh ngành chăn nuôi gia cầm ngày càng phát triển theo hướng quy mô và chuyên nghiệp, việc ứng dụng công nghệ tự động hóa vào các khâu

sản xuất trở nên vô cùng cần thiết. Một trong những thiết bị mang lại giá trị thiết thực và lâu dài chính là máy phân loại trứng.

Máy phân loại trứng giúp tự động hóa toàn bộ quá trình phân loại theo trọng lượng, kích cỡ, và đóng gói. Thay vì phụ thuộc vào nhân công với độ chính xác thấp và chi phí cao, thiết bị này cho phép xử lý nhanh chóng hàng chục nghìn trứng mỗi giờ, đồng đều và chính xác đến từng gam. Điều này không chỉ tối ưu hiệu suất làm việc, mà còn nâng cao giá trị thương phẩm của sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Việc tích hợp máy vào dây chuyền sản xuất ngay tại trại giúp giảm chi phí logistics, rút ngắn thời gian lưu kho, từ đó giữ được độ tươi ngon và chất lượng của trứng. Ngoài ra, máy có thể vận hành ổn định trong thời gian dài, ít bảo trì, phù hợp với cả các mô hình chăn nuôi nhỏ và trang trại công nghiệp lớn.

Về lâu dài, máy phân loại trứng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số và tự động hóa nông nghiệp, góp phần xây dựng nền sản xuất xanh, bền vững và hiệu quả hơn. Đây không chỉ là xu hướng, mà còn là chìa khóa mở ra sự thành công cho ngành chăn nuôi hiện đại. Không dừng lại ở việc tăng năng suất, thiết bị còn giúp chuẩn hóa sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc và đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu ngày càng

khắt khe. Nhờ đó, các trang trại có thể mở rộng thị trường, tiến tới xây

dựng thương hiệu trứng sạch, trứng hữu cơ mang tính cạnh tranh cao.

Trong tương lai, máy phân loại

trứng sẽ đóng vai trò quan trọng

trong quá trình chuyển đổi số và tự

động hóa nông nghiệp, góp phần xây

Thông tin liên hệ: CÔNG TY TNHH B.H.N

Địa chỉ: Số DP-18 Dragon Parc2, KDC Phú Long, đường Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM

Số điện thoại: 028.668.101.95

Website: bhnenc.com - Email: bhnenc@gmail.com

dựng nền sản xuất xanh, bền vững và hiệu quả hơn. Đây không chỉ là xu hướng, mà còn là chìa khóa mở ra sự thành công cho ngành chăn nuôi hiện đại.

Có thể nói, đầu tư vào máy phân loại trứng chính là đầu tư cho sự

phát triển bền vững, tiết kiệm chi phí lâu dài và nâng cao lợi nhuận. Đó là bước đi thông minh và tất yếu của ngành chăn nuôi trong kỷ nguyên nông nghiệp công nghệ cao.

B.H.N

NGƯỜI CHĂN NUÔI SỐ 105 - 6/2025

Vemedim kỷ niệm 33 năm thành lập

Bền bỉ vươn tầm quốc tế

Ngày 22/5 vừa qua, tại trụ sở chính, Công ty Vemedim đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 33 năm thành lập (22/5/1992 - 22/5/2025). Buổi lễ vinh dự đón tiếp Quý thầy cô, Ban Lãnh đạo Tổng Công ty, Quý vị khách quý cùng toàn thể cán bộ công nhân viên, những người đã và đang đồng hành cùng Vemedim trong suốt hành trình phát triển.

Sự kiện không chỉ là dấu mốc quan trọng ghi nhận chặng

đường 33 năm hình thành và phát triển, mà còn là dịp để tập thể Vemedim cùng nhìn lại chặng

đường không ngừng nỗ lực khẳng

định vị thế trong nước và mở rộng

tầm ảnh hưởng trên thị trường quốc tế, đặc biệt trong các lĩnh vực thuốc thú y, thủy sản và thú cưng.

Trải qua hơn ba thập kỷ, Vemedim đã vững vàng vượt qua nhiều thách thức nhờ sự đoàn kết nội bộ, tinh thần đổi mới sáng tạo và chiến lược phát triển đúng đắn từ

Ban Lãnh đạo. Những bước chuyển

mình mạnh mẽ đã đưa Vemedim

trở thành đơn vị đứng đầu trong

ngành, với hệ thống 7 chi nhánh trải dài khắp cả nước: Đồng bằng Sông

Cửu Long, Sông Tiền, TP Hồ Chí Minh, Buôn Ma Thuột, Nha Trang, Đà Nẵng và Hà Nội. Trên thị trường quốc tế, sản phẩm mang thương hiệu Vemedim đã có mặt tại hơn 52 quốc gia và vùng lãnh thổ, chinh phục cả những thị trường đòi hỏi khắt khe như: Mỹ, Australia, Albania, Latvia, Nga, Hàn Quốc…

Vemedim không ngừng mở

rộng quy mô và hiện có 1 Trung tâm nghiên cứu và phát triển cùng 5 công ty thành viên trực thuộc: Công ty chăn nuôi; Công ty xuất nhập khẩu; Công ty bao bì; Kinh doanh & Tiếp thị; Công ty Thuốc thú y và chế phẩm sinh học Vemedim. Mô hình hoạt động đa ngành này đã tạo nên một hệ sinh thái toàn diện, giúp Vemedim chủ động từ khâu nghiên cứu, sản xuất đến phân phối. Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo chất lượng vượt trội cho từng sản phẩm và dịch vụ, Vemedim đã đầu tư mạnh mẽ vào yếu tố cốt lõi - con

người. Đội ngũ nhân sự tại Vemedim được tuyển chọn khắt khe, đào tạo bài bản tại các trường đại học uy tín trong nước và quốc tế. Họ là những chuyên gia có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm và tâm huyết với nghề. Cụ thể, đội ngũ công nhân thành thạo quy trình sản xuất đạt chuẩn cGMP; lực lượng quản lý sản xuất và kinh doanh sở hữu năng lực chuyên môn vững vàng, khả năng điều hành hiệu quả; đội ngũ nghiên cứu gồm các Phó Giáo sư, Tiến sĩ, kỹ sư, bác sĩ thú y và dược sĩ trình độ sau đại học – những người đang trực tiếp góp phần tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Chính nguồn nhân lực ưu tú và chiến lược phát triển bền vững đã và đang đưa Vemedim ngày càng vươn xa, khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực thuốc thú y, thủy sản và thú cưng.

Với nền tảng nhân lực chất lượng cao, Vemedim đã và đang vận hành một hệ thống sản xuất quy mô lớn, hiện đại bậc nhất trong ngành. Hiện nay, Công ty cung cấp ra thị trường hơn 1.000 sản phẩm thuốc thú y và thuốc thủy sản, đáp ứng đa dạng nhu cầu chăm sóc, phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi.

Các nhà máy của Vemedim được trang bị dây chuyền công nghệ tiên tiến, tự động hóa cao, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe trong ngành dược phẩm. Cùng với đó là hệ thống quản lý chất lượng toàn diện, hệ thống kho bảo quản đạt chuẩn và các phòng thí nghiệm kiểm nghiệm nghiêm ngặt – tất cả

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lưu

Phước Hậu, Phó Tổng Giám đốc

Thường trực Tổng Công ty đã điểm lại hành trình phát triển ấn tượng của Vemedim, đồng thời khẳng định

chiến lược tương lai với các định hướng trọng tâm: đẩy mạnh nghiên cứu sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng thị trường quốc tế và thúc đẩy chuyển đổi số.

Một trong những khoảnh khắc giàu cảm xúc tại Lễ kỷ niệm 33 năm thành lập của Vemedim là phần tri ân các nhân sự gắn bó lâu năm - những con người thầm lặng góp phần tạo nên nền tảng vững chắc cho thành công của Vemedim hôm nay. Những phần quà và lời tri ân đã thể hiện sự trân trọng sâu sắc của Ban Lãnh đạo đối với sự cống hiến ấy.

Được thành lập từ năm 1992, qua 33 năm phát triển, Vemedim Corporation hiện là đơn vị dẫn đầu cả nước về kinh doanh và sản xuất thuốc thú y và thuốc thủy sản. Sở hữu nhiều chi nhánh tại các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước, cùng mạng lưới kinh doanh rộng

Kỷ niệm 33 năm không chỉ là thời khắc nhìn lại chặng đường đã qua, mà còn là dịp để khẳng định quyết tâm tiếp tục đổi mới, phát triển bền vững và vươn mình mạnh mẽ trên bản đồ quốc tế. Vemedim xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý vị đã dành thời gian

quý báu đến tham dự và cùng chia sẻ niềm vui trong dịp đặc biệt này. Sự hiện diện của Quý vị chính là nguồn động viên to lớn để Vemedim tiếp tục vững bước trên hành trình sắp tới.

khắp 5 châu lục với 48 quốc gia và vùng lãnh thổ, Vemedim đã từng bước khẳng định vị thế tại thị trường trong và ngoài nước, trở thành doanh nghiệp thuộc Top VNR500, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

CÁC SẢN PHẨM NỔI BẬT CỦA VEMEDIM

Chất lượng và hiệu quả là tiêu chí hàng đầu được Vemedim đặt ra kể từ khi mới đi vào hoạt động cho tới nay. Thú cưng, vật nuôi của khách hàng sẽ được chăm sóc từ trong ra ngoài, từ A đến Z nhằm

đảm bảo sức khỏe tốt nhất và gia tăng sản lượng tối đa. Dưới đây là

một số nhóm sản phẩm được cung cấp bởi Vemedim: Sản phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng và men tiêu hóa; Thuốc điều trị bệnh; Nước hoa thú cưng; Nước súc miệng; Sản phẩm sát trùng chuồng trại, diệt côn trùng cho chó, mèo, chim thú cảnh; Sữa tắm cho thú cưng; Thuốc dùng ngoài da chó, mèo, chim thú cảnh; Sản phẩm cải tạo môi trường ao nuôi tôm; Chế phẩm sinh học, vi sinh cải thiện môi trường ao cá; Dinh dưỡng, premix, khoáng, bổ gan tụy, tăng miễn dịch cho tôm; Cung cấp vitamin, khoáng, acid amin, canxi cho bò, heo, gà; Đặc trị ký sinh trùng; Thuốc kháng sinh, chống viêm, hạ sốt cho vật nuôi…; Hormon sinh dục cho vật nuôi và vô số các sản phẩm liên quan khác…

Giải pháp nâng cao năng suất

chăn nuôi bò sữa

Năng suất trong chăn nuôi bò sữa phụ thuộc vào các yếu tố chính như: chất lượng trang trại, con giống, kỹ thuật và phương pháp nuôi. Theo các chuyên gia chăn nuôi, nếu chú ý áp dụng những biện pháp cải thiện điều kiện môi trường sống, thức ăn, nước uống… có thể tăng năng suất sữa từ 20 - 30%.

Cải thiện chuồng trại

Hiện, phần lớn chuồng trại nuôi bò sữa ở nước ta từ thời xưa thường có xu hướng sát vách nhà ở, diện tích chuồng hẹp do cải tiến từ chuồng bò thịt hoặc xây cất tam, mái chuồng thấp (thường dưới 3 m). Do đó, giảm khả năng lưu thông khí, làm nhiệt độ và độ ẩm trong chuồng luôn ở mức cao ngay cả vào ban đêm, dẫn đến bò sữa nuôi luôn ở tình trạng thân nhiệt cao làm ảnh hưởng tới sức khỏe, năng suất, chất lượng sữa. Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò sữa thì một trong những việc đầu tiên cần làm ngay là cải tạo hoặc xây mới chuồng đúng theo yêu cầu kỹ thuật phù hợp với địa bàn chăn nuôi.

Trước hết, chuồng trại phải phù hợp với quy hoạch địa phương, chuồng nên cách xa nhà ở, xa nguồn nước mặt tối thiểu 100 m hoặc xử lý chất thải bằng hệ thống biogas nhằm đảm bảo sức khỏe cho gia đình và cộng đồng (giảm mùi hôi, ruồi, muỗi…).

Xác định quy mô đàn để tính toán diện tích cần xây dựng. Xung quanh chuồng nuôi nên trồng cây xanh có nhiều tán để tạo bóng mát, góp phần

làm giảm nhiệt độ chuồng nuôi.

Chọn những khu đất cao, không bị ngập. Làm nền cao hơn mặt đất tối thiểu 40 cm, có độ nhám để tránh bò bị trơn trượt, xây nghiêng về rãnh thoát

nước 2 - 3% để không bị đọng nước làm hư móng bò và làm nền chuồng dễ bong tróc. Nếu có điều kiện tốt nhất nên trang bị đệm lót cho đàn bò. Nên xây chuồng làm 2 mái (mái đôi), nơi thấp nhất tối thiểu 3 m, cao nhất trên 4 m sao cho góc nghiêng mái khoảng 20 - 240, là góc lấy gió tốt để tăng độ thông thoáng và lưu chuyển không khí trong chuồng nuôi. Mùa hè nhiệt độ vào buổi trưa có thể lên đến 350C. Vì vậy, việc thiết kế chiều ngang chuồng khá lớn sẽ làm hạn chế đối lưu không khí, thiết kế < 10 - 12 m là phù hợp. Mái chuồng làm bằng lá, tôn, ngói, Fibro xi măng,… để đảm bảo vệ sinh mái chuồng nên làm bằng tôn, trang bị thêm tấm cách nhiệt để giảm nhiệt độ trong chuồng vào buổi trưa. Hiện nay, có rất nhiều hộ nuôi còn chưa chú ý đến việc làm mát cho bò. Tuy nhiên, vào mùa nắng nóng nhiệt độ cao khiến bò phải sử dụng quá nhiều năng lượng để hạ nhiệt làm mát cơ thể. Do đó, phần năng lượng được chuyển hóa để sản xuất sữa đã bị giảm đáng kể. Chính vì vậy, việc tạo môi trường chuồng trại mát mẻ sẽ giúp các hộ nuôi thu được nhiều sữa hơn.

Có thể xây dựng hệ thống giảm stress nhiệt như quạt, hệ thống phun sương... cho bò. Qua đó, bò không bị stress, giảm thiểu những tình trạng nóng, chảy nhớt, thở mạnh, kém ăn, mệt mỏi...

Con giống

Không nên mua con giống không biết rõ nguồn gốc, giống trôi nổi, mà nên mua những con giống ở các cơ sở chăn nuôi uy tín, có chất lượng. Bò giống phải thuộc giống bò sữa chuẩn, có nguồn gốc rõ ràng, có lý lịch 3 đời, ngoại hình đặc trưng cho giống.

Sau khi xem xét nguồn gốc xuất xứ con giống thì cần quan tâm đến thế hệ con giống. Người nuôi không nên chọn con giống thuộc thế hệ F3 (bò laisimd) vì nếu con giống thuộc thế hệ này sẽ làm sản lượng sữa giảm.

Chọn bò sữa có phần đầu nhẹ và cân đối so với toàn bộ cơ thể, phần chân trụ vững và chắc chắn; còn phần vú thì phải mềm mại, phát triển đều cũng như có bầu vú to rộng. Bên cạnh đó, bò giống tốt sẽ có làn da mượt mà và không gặp dị tật ở mọi bộ phận.

Chế độ dinh dưỡng

Thức ăn đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình nuôi dưỡng. Bò khi được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thì mới có thể phát triển tốt và cho ra lượng sữa nhiều nhất. Do đó, khẩu phần ăn cần được tính toán cụ thể theo từng giai đoạn sinh lý của bò. Ngoài ra, thường xuyên kiểm tra chất lượng thức ăn và thức ăn thô giúp điều chỉnh

khẩu phần ăn để đảm bảo lượng dinh dưỡng tối ưu. Bao gồm các thức ăn giàu năng lượng và đảm bảo mức protein phù hợp có thể hỗ trợ quá trình tiết sữa và cải thiện sản lượng sữa (Tropical Animal Health and Production, 2017).

Nước là một chất dinh dưỡng quan trọng thường bị bỏ qua. Trung bình mỗi ngày bò cần 140 - 150 lít nước. Đảm bảo rằng bò luôn có sẵn nước sạch, mát có thể ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng sữa, đặc biệt là trong điều kiện khí hậu nóng. Sự cấp nước giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và hỗ trợ các quá trình trao đổi chất (Wang, et al., 2020). Người nuôi nên sử dụng máng uống có phao nổi tự động, luôn giữ mực nước đầy ở bể nước uống.

Bổ sung khẩu phần ăn với các khoáng chất và vitamin thiết yếu là rất quan trọng để hỗ trợ các chức năng trao đổi chất và tăng cường khả năng miễn dịch. Các khoáng chất như crom có thể cải thiện việc sử dụng năng lượng, trong khi các vitamin như niacin đóng vai trò trong việc giảm thiểu các tác động của stress nhiệt bằng cách tăng cường sự tiêu tán nhiệt và hiệu quả sử dụng thức ăn (Dehghan-Banadaky, et al., 2013; Dias, et al., 2018).

Sử dụng probiotics và men vi sinh cải thiện chức năng dạ cỏ và tăng cường hấp thụ dinh dưỡng. Các chất bổ sung này giúp ổn định pH của dạ cỏ và tăng cường tiêu hóa chất xơ, dẫn đến hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn và sản lượng sữa cao hơn (Drackley, et al., 2003).

Áp dụng công nghệ

Việc áp dụng kỹ thuật và tiến bộ công nghệ mới vào chăn nuôi bò sữa đã và đang dần cải thiện tầm vóc, chất lượng đàn bò và sản phẩm đầu ra. Hiện, có rất nhiều công nghệ đang được phát triển cũng như đưa vào áp dụng thử nghiệm trên diện rộng ở Việt Nam. Ngoài các công nghệ phục vụ cho hỗ trợ sinh sản chọn lọc giống ở bò sữa, thì nhiều công nghệ khác được ứng dụng để tăng năng suất chăn nuôi.

Điển hình là hệ thống vắt sữa tự động, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí lao động. Nhờ hệ thống cảm biến đặc biệt, hệ thống này thu thập tất cả các dữ liệu về sức khỏe, năng suất sữa/lần vắt sữa và tần suất vắt sữa của mỗi con bò. Hệ thống còn giúp hạn chế nhiễm vi sinh trong quá trình vắt sữa, rút ngắn thời gian, tạo điều kiện tăng quy mô đàn.

Bên cạnh đó, thiết bị cảm biến thông minh cũng giúp phát hiện kịp thời các vấn đề về sức khỏe, về môi trường giúp người nuôi có giải pháp kịp thời nhằm giúp cho đàn bò luôn trong tình trạng thoải mái nhất, nâng cao hiệu quả. Cảm biến cũng phát hiện kịp thời những bò sữa động dục để kịp thời thụ tinh nhân tạo đúng với chu

kỳ tự nhiên của bò, giúp tăng hiệu quả sinh sản, tăng tỷ lệ thụ thai và tăng khả năng sản xuất sữa của đàn bò… NGUYỄN HẰNG

Yêu cầu về chuồng trại trong chăn nuôi dê

Vị trí

Vị trí làm chuồng phải sạch, cao ráo, dễ thoát nước, có thể tránh được các tác động trực tiếp của các yếu tố nóng, ẩm ướt. Nếu thuận lợi thì chọn vị trí nằm ở nơi có bóng cây là tốt nhất.

Chuồng không nên quá gần nhà nhưng cũng không nên quá xa khó chăm sóc và quản lý.

Vị trí làm chuồng phải xây cao cách mặt đất từ 60 - 80 cm.

Hướng chuồng

Hướng chuồng trại trong chăn nuôi tốt nhất là hướng Đông Nam hoặc hướng Nam. Khi chuồng hướng về phía Đông sẽ nhận được ánh nắng buổi sớm chiếu vào mọi ngóc ngách trong chuồng. Điều này giúp cho chuồng trại được khô ráo và ấm áp hơn hẳn. Vật nuôi sẽ tiếp nhận được

Vitamin D cần thiết cho sự phát triển, sinh trưởng tốt. Không những vậy, ánh nắng buổi sáng góp phần tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng có trong chuồng, tạo môi trường sống tốt cho dê.

Vật liệu làm chuồng

Đối với quy mô nhỏ, áp dụng phương thức nuôi quảng canh hoặc bán thâm canh, người dân có thể dùng tre, nước, gỗ, lá cọ, lá tranh, thân cây dừa, tầm vông, thân cây lau… để làm chuồng. Với mô hình nuôi thâm canh, quy mô trang trại rộng lớn, nuôi dê công nghiệp, nên xây bằng gạch, bê tông, sử dụng tấm lợp, tôn lạnh, lưới thép, gỗ để đảm bảo chuồng nuôi chắc chắn, có sức chứa lớn, chịu lực tốt nhất.

Mái

chuồng

Vật liệu làm mái chuồng tùy thuộc vào điều kiện của từng hộ gia đình. Những chất liệu thường dùng để làm mái như tôn, tấm Fibro hay mái tranh, lợp ngói. Nếu chuồng được lợp mái ngói sẽ tránh nóng tốt hơn nhưng sẽ tốn chi phí hơn.

Mái chuồng nên làm có độ cao từ 3,2 - 3,5 m. Trường hợp lợp tôn, tấm Fibro xi măng, tôn nhựa tổng hợp thì mái chuồng cao sẽ giảm sức nóng hiệu quả. Nếu lợp mái lá hay mái tranh thì chi phí thấp hơn. Chuồng lợp tranh làm cao khoảng 2,53 m là thích hợp.

Độ dốc mái chuồng vừa phải thuận tiện cho việc thoát nước. Chiều dài mái chuồng vừa đến nơi có rãnh thoát nước giúp cho chuồng trại khô ráo và thoáng mát hơn.

Thành chuồng

Thành chuồng phải cao ít nhất từ 1,2 - 1,8 m để ngăn cách không gian bên trong với bên ngoài. Có thể sử dụng tre, luồng, thanh gỗ hoặc xây kiên cố bằng gạch, dùng lưới sắt B40 để quây xung

quanh làm thành chuồng. Tuy nhiên khoảng cách giữa các nan phải đảm bảo giữ từ 6 - 10 cm để dê không chui qua được.

Yêu cầu thành chuồng phải chắc chắn, khỏe, bề mặt nhẵn mịn tránh làm tổn thương, xây xát da.

Sàn chuồng

Sàn nuôi bên trong chuồng dê phải được làm bằng phẳng, cách nền chuồng 50 - 70 cm. Người nuôi dùng những thanh gỗ phẳng, nhẵn mịn, bản rộng 2,5 x 3 cm, xếp lại gần nhau, để dành khe hở 1 - 1,5 cm đủ để lọt phân nhưng không lọt được chân dê.

Diện tích sàn đảm bảo mật độ nuôi dê con từ 0,4 - 0,6 m2/con, đối với dê trưởng thành 1,2 - 1,5 m2/con

Nền chuồng

Nền phía dưới chuồng nuôi láng xi măng phẳng, độ dốc từ 3 - 5% nghiêng về phía cống thoát nước tiểu, phân, nước rửa chuồng ở phía cuối.

Máng ăn, máng uống

Máng thức ăn thô xanh đặt ở phía trước, treo bên ngoài thành chuồng, cách sàn chuồng từ 40 - 60 cm.

Máng thức ăn tinh treo ở bên trong thành chuồng, cách mặt sàn từ 50 - 60 cm, treo ở vị trí thuận tiện nhất cho việc cung cấp thức ăn và dọn dẹp, loại bỏ thức ăn thừa.

Máng uống nước làm bằng sành sứ, nhựa hoặc xây kiên cố bằng xi măng chắc chắn. Máng uống đặt bên ngoài sân chơi, treo hoặc kê cao cách mặt đất ít nhất 50 cm. Tùy thuộc vào số lượng đàn mà bố trí máng uống phù hợp.

NGƯỜI CHĂN NUÔI SỐ 105 - 6/2025

Phòng trị bệnh sưng phù đầu ở heo con

Sưng phù đầu là bệnh phổ biến trên heo con giai đoạn trước hoặc sau cai sữa từ 1 - 2 tuần tuổi. Bệnh gây rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng, khó kiểm soát,

ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi.

Nguyên nhân

Bệnh do vi khuẩn Escherichia coli chủng độc lực cao (K88, K99, O138, O111) gây ra. Các chủng E. coli gây bệnh đặc trưng bởi độc tố Shiga toxin 2e (Stx2e) (Helgerson et al., 2006).

điểm dịch tễ

Điều kiện phát sinh bệnh: Vi khuẩn E. coli

tồn tại thường xuyên trong phân heo và ngoài môi trường nuôi như đất, các vũng nước bẩn. Zimmerman et al. (2012) cho rằng các yếu tố stress trong thời gian cai sữa có liên quan đến mức

độ của bệnh phù thũng và những yếu tố stress phổ

biến ảnh hưởng đến heo cai sữa như thay đổi thời

tiết và heo bị nhiễm lạnh thì làm giảm nhu động ruột làm tăng vi khuẩn đường ruột như E. coli nên bệnh dễ xảy ra.

Mùa vụ xuất hiện: Bệnh phát triển quanh năm trong đàn heo ở các cơ sở chăn nuôi có lưu hành bệnh. Tuy nhiên, giai đoạn giao mùa với những đợt mưa nắng bất thường và đột ngột khiến bệnh dễ bùng phát hơn. Bệnh thường xảy ra nhiều thành dịch vào thời gian có nhiều đàn heo cai sữa.

Đối tượng nhiễm bệnh: Bertschinger et al. (1992) cho rằng bệnh phù thũng trên heo xảy ra phổ biến ở heo 1 - 2 tuần tuổi sau cai sữa và phát triển mạnh nhất vào 3 - 5 tuần sau cai sữa.

Cơ chế gây bệnh: Vi khuẩn xâm nhập và nhanh chóng phát triển, nhân lên mạnh mẽ về số lượng ở trong đường ruột. Chúng sản sinh độc tố đầu độc cơ thể thông qua máu, đặc biệt là hệ thần

kinh làm cho heo hoảng loạn, độc tố còn lại làm tổn thương thành mạch dẫn tới dịch thẩm xuất ra ngoài làm cho heo có hiện tượng phù nề.

Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh từ 2 - 4 ngày. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là mí mắt sưng, đầu và trán sưng phù, tiếng kêu khàn, rối loạn thần kinh với các cơn co giật, đi loạng choạng và suy hô hấp. Ở thể bệnh quá cấp, heo con chết đột ngột, không có biểu hiện triệu chứng. Bệnh xảy ra rải rác hoặc có thể ảnh hưởng đến toàn đàn, tỷ lệ heo chết thay đổi từ 50 - 90% (Zimmerman et al., 2012).

Bệnh tích

Heo chết nhanh vì thế ít giảm khối lượng, tích nước dưới da, tím ở ngực, máu đặc và sẫm màu. Dạ dày, ruột chứa đầy thức ăn không tiêu, thành ruột xuất huyết nặng. Đường cong lớn ở dạ dày thủy thũng. Màng treo kết tràng, ruột non, trực tràng, xoang ngực và bụng tích nước. Viêm màng phổi và viêm phổi nặng. Gan, lách sưng tụ huyết, xuất huyết. Hạch ruột, hạch bẹn, mí mắt, lỗ tai, mặt, thanh quản thủy thũng.

Chẩn đoán

Chẩn đoán dễ dàng trên cơ sở dựa vào các đặc điểm dịch tễ học là chỉ xảy ra sau khi cai sữa 1 - 2 tuần với các triệu chứng thần kinh, phù nề ở niêm mạc mặt và dạ dày.

Khi mổ khám, phát hiện phù nề (dịch trong mô) ở bờ cong lớn của dạ dày, phần xoắn của kết tràng và mí mắt; và phân lập các serotype E. coli tán huyết sinh ra độc tố Stx2 từ ruột non trước.

Trị bệnh

Cách ly những con bệnh ra khỏi đàn, tiêu độc sát trùng chuồng nuôi bằng Vimekon: 10 g/2 lít nước phun hằng ngày vào chuồng.

Có thể dùng một trong các loại kháng sinh: Ceptiofut, Oxytetracyclin, Colistin, Kanamycin, Florfnicol để điều trị bệnh.

Đồng thời, kết hợp với dùng thuốc kháng sinh phải dùng thuốc trợ sức, trợ lực: Cafein, Vitamin B, Vitamin C và chăm sóc nuôi dưỡng tốt heo bệnh. Cùng với đó, cần ngừng cho ăn thức ăn giàu tinh bột, tăng khẩu phần thức ăn rau xanh, chất xơ.

Phòng bệnh

Khi bệnh xảy ra rất khó kiểm soát và gây thiệt hại cho người chăn nuôi. Do đó, để hạn chế ảnh hưởng của bệnh gây ra, cần có kế hoạch trong việc xử lý và phòng bệnh. Phòng bệnh bằng vaccine: Hiện nay vaccine có hiệu quả trong việc phòng bệnh phù đầu ở heo là vaccine chết được chế tạo từ các chủng E. coli dung huyết phân lập ở các ổ dịch phù đầu của heo. Vaccine đã được Viện Thú y quốc gia kiểm định, có tính an toàn và ổn định cao, khả năng tạo đáp ứng miễn dịch tốt và bền vững. Tỷ lệ bảo hộ

➢ Heo con mới sinh những ngày đầu tiên hệ thống phòng vệ chưa được hoàn chỉnh. Lượng axit dạ dày vẫn ít tạo điều kiện cho vi khuẩn E. coli dễ tấn công vào ruột và dạ dày.

cao trên 90%.

Vaccine sử dụng an toàn cho tất cả các lứa tuổi heo từ 7 ngày tuổi trở lên. Tuy nhiên, để phòng bệnh hiệu quả nhất cần tuân thủ hướng dẫn sau: Tiêm cho heo con từ 7 - 10 ngày tuổi. Trước, trong và sau quá trình tiêm vaccine cần chú ý chăm sóc tốt cho heo con. Không tiêm vaccine khi heo con đang mắc bệnh.

Phòng bệnh bằng biện pháp dinh dưỡng:

- Tập cho heo ăn sớm để quen dần và nâng cao khả năng tiêu hóa thức ăn.

- Khi tách đàn cần chia nhỏ các bữa ăn, hạn chế khẩu phần ăn heo con xuống 50% lượng thức ăn hàng ngày. Sau 3 ngày tăng lượng thức ăn từ từ kết hợp bổ sung men tiêu hóa với liều pha nước cho uống hoặc trộn thức ăn.

- Tăng hàm lượng rau xanh trong khẩu phần ăn cho heo con.

- Loại bỏ các thành phần protein khó tiêu ra khỏi khẩu phần của heo con giúp làm giảm đáng kể nguy cơ rối loạn tiêu hóa, bao gồm cả bệnh phù thũng.

- Chế độ ăn bổ sung một số axit hữu cơ và phụ gia giúp kiểm soát sức khỏe đường ruột, có khả năng chống vi khuẩn hiệu quả vì chúng tạo môi trường không phù hợp cho sự phát triển của vi khuẩn trong hệ tiêu hóa.

- Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, tăng chất xơ thô trong khẩu phần của heo con với hàm lượng hợp lý giúp chống lại nhiều loại bệnh do vi khuẩn gây ra. Để tăng hàm lượng chất xơ, nhiều trại nuôi thường sử dụng lúa mạch và yến mạch xay rối vì chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn các nguồn chất xơ khác. Tương tự, bột củ cải đường hoặc cám mỳ cũng hiệu quả trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, chỉ sử dụng các thành phần chất xơ từ những nguồn nguyên liệu không nhiễm độc tố nấm mốc.

Phòng bệnh bằng vệ sinh thú y: Thực hiện dọn vệ sinh chuồng trại hàng ngày để chuồng luôn khô sạch, định kỳ phun thuốc sát trùng 2 tuần/lần. Có thể sử dụng một số loại thuốc sát trùng: Iodine, Benkocid, Halamid, Cloramin T, B theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Trong quá trình nuôi, cần đảm bảo nền chuồng luôn khô thoáng, tránh tạo các trũng nước trên mặt nền chuồng để heo con luôn được ấm trong mùa lạnh và mát trong mùa hè.

TRẦN TIẾN

Xử lý bệnh nấm da trên thỏ

Bệnh nấm da thỏ xảy ra quanh năm nhưng thường phát triển và lây lan mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ và

độ môi trường tăng cao, ở nơi thiếu ánh sáng.

Chuồng nuôi đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng

Nguyên nhân

Bệnh nấm da thỏ hay còn gọi bệnh nấm tai thỏ là bệnh rất nguy hiểm, lây lan nhanh, khó chữa trị. Nguyên nhân gây bệnh là do sợi nấm ký sinh trên da, chủ yếu 3 chủng nấm Microsporum, Trichophyton và Epidermophyton gây ra. Khi môi trường ẩm, chuồng trại kém thông thoáng, cơ thể vật nuôi suy giảm cũng có thể làm tăng tỷ lệ nhiễm bệnh ở thỏ.

Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường phát triển và lây lan mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ và ẩm độ môi trường tăng cao, ở nơi thiếu ánh sáng. Thỏ ở mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm bệnh, nhưng chủ yếu là trên thỏ con theo mẹ và thỏ sau cai sữa.

Bệnh nấm ở thỏ lây trực tiếp thỏ mang bệnh lây sang thỏ khỏe hoặc lây gián tiếp qua con người, dụng cụ chăn nuôi...

Bệnh lây nhiễm qua 3 giai đoạn: Đầu tiên sự bám dính của các đốt bào tử hạt, sau đó các bào tử này nảy mầm và nấm tấn công vào lớp keratin, cuối cùng phát bệnh nấm ở thỏ.

Dấu hiệu

Ban đầu, cơ thể thỏ sẽ xuất hiện những chấm nhỏ tròn màu trắng ở tai, mí mắt; sau đó, các vết bệnh lan rộng thành các vùng màu trắng tròn như cúc áo, đồng xu rồi lan nhanh đến các vùng da khác như đầu, 4 chân, bụng...

Các dấu hiệu tiếp theo là rụng lông, da sần sùi thành từng bãi tròn nhỏ, rồi lan rộng dần trên mặt ngoài vành tai, sống mũi, mí mắt, trán... Nếu bệnh kéo dài thì thỏ cũng gầy yếu dẫn đến chết.

Điều trị

Bệnh cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì bệnh có khả năng tái phát cao nên việc sử dụng đúng thuốc, điều trị đúng cách là rất quan trọng. Cần phải tách riêng những chú thỏ bị bệnh để tránh lây lan bệnh. Cắt sạch lông vùng bị nấm, vệ sinh sạch sẽ. Sau đó tẩy uế chuồng nuôi và môi trường xung quanh bằng thuốc sát trùng 3 lần/tuần.

Dùng vime-iodine 10% vệ sinh hết vùng da bị nấm 1 lần/ngày/5 ngày liền. Sau đó, sử dụng thuốc vimectin 0,3% để tiêm dưới da với liều 1 ml/12 - 15 kg thể trọng.

Tiếp theo, cần dùng thuốc trị nấm bôi lên vùng da bệnh liên tục 4 - 5 ngày (1 lần/ngày). Phương pháp này mang lại hiệu quả rất tốt trong phòng trị bệnh nấm da thỏ. Cùng đó, bổ sung thêm Vitamin C + B1 và ADE để tăng sức đề kháng cho thỏ. Đồng thời cho thỏ uống thuốc giải độc gan thận.

Phòng bệnh

Chọn mua con giống tại nơi không bị bệnh nấm, chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát đủ ánh sáng. Thỏ mới mua về cần cách ly nghiêm ngặt trước khi cho vào nuôi chung với thỏ ở trại. Thức ăn, nước uống phải được kiểm tra nghiêm ngặt trước khi cho ăn, không dùng thức ăn bị nấm, mốc. Ở cơ sở nuôi thỏ đã có bệnh nấm thì định kỳ 2 tuần phải kiểm tra từng con ở các điểm hay mắc bệnh nấm. Nếu thấy con nào bị nấm thì phải cách ly điều trị kịp thời và dùng lửa hoặc nước sôi, các loại thuốc sát trùng.

Ảnh: Adobe

KỸ THUẬT SỬ DỤNG THIẾT

CẢM BIẾN MÔI TRƯỜNG TRONG TRANG TRẠI HEO

Trong chăn nuôi heo hiện đại, kiểm soát tốt các yếu tố môi trường trong chuồng nuôi đóng vai trò quan trọng quyết định hiệu quả kinh tế. Nhờ sự phát triển của công nghệ số, các thiết bị cảm biến môi trường ngày càng phổ biến và dễ tiếp cận, giúp người nuôi có thể theo dõi và điều chỉnh môi trường chuồng nuôi một cách chính xác và kịp thời.

Khái quát về cảm biến môi trường

Cảm biến môi trường là thiết bị đo lường các yếu tố vi khí hậu trong chuồng nuôi heo. Các thông số chính cần theo dõi gồm: Nhiệt độ không khí; Độ ẩm tương đối; Nồng độ khí độc (NH₃, CO₂); Cường độ ánh sáng (ít khi ứng dụng với heo thịt nhưng có thể dùng ở trại nái); Tốc độ lưu thông không khí (trang trại kín)

Thông thường, cảm biến sẽ kết nối với bộ điều khiển trung tâm hoặc phần mềm quản lý, cho phép người nuôi: Theo dõi các chỉ số môi trường theo thời gian thực trên điện thoại hoặc máy tính; Nhận cảnh báo khi có thông số vượt ngưỡng an toàn; Tự động điều khiển các thiết bị như quạt thông gió, máy làm mát, sưởi điện.

Lựa chọn thiết bị cảm biến

phù hợp

Khi chọn mua thiết bị cảm biến môi trường, người nuôi cần lưu ý các tiêu chí sau: Các thiết bị cảm biến cần có độ chính xác tối thiểu ±0,50C đối với nhiệt độ và ±3% đối với độ ẩm. Khả năng đo liên tục, cập nhật dữ liệu theo thời gian thực

Thiết bị nên có khả năng ghi nhận dữ liệu liên tục và truyền về phần mềm quản lý hoặc bộ điều khiển tối thiểu mỗi 5 - 10 phút. Độ bền, chống bụi, chống nước

Môi trường chuồng heo có nhiều bụi và khí ẩm cao. Thiết bị cần đạt chuẩn IP65 trở lên.

Khả năng tích hợp với hệ thống điều khiển tự động. Cảm biến nên có cổng giao tiếp phù hợp (Modbus, RS485, 4 - 20 mA...) để kết nối với hệ

thống tự động hóa.

Chi phí hợp lý: Hiện nay có nhiều giải pháp thiết bị giá từ vài triệu đến vài chục triệu đồng. Chủ trại nên cân nhắc chọn giải pháp phù hợp với quy mô. Người nuôi có thể lựa chọn một số thương hiệu uy tín trên thị trường Việt Nam: Autotec, Intech Group, Big Dutchman, SKOV.

Vị trí lắp đặt

Việc lắp đặt cảm biến đúng vị trí rất quan trọng để đảm bảo dữ liệu thu thập phản ánh chính xác môi trường mà heo đang sống. Nguyên tắc chung:

• Lắp cảm biến ở vị trí trung tâm của vùng nuôi, cách tường và cửa sổ ít nhất 1,5 m.

• Độ cao đặt cảm biến nhiệt độ, độ ẩm từ 11,5 m so với sàn chuồng (khoảng vùng sống chủ yếu của heo thịt).

• Không lắp cảm biến gần quạt gió trực tiếp hoặc máy sưởi, tránh số liệu bị sai lệch.

• Cảm biến khí độc (NH₃, CO₂) có thể đặt thấp hơn một chút, vì các khí này nặng hơn không khí, dễ tích tụ ở tầng thấp.

• Một chuồng có diện tích nhỏ có thể chỉ cần 1 cụm cảm biến trung tâm; với chuồng dài (> 30 m), nên lắp ít nhất 2 cụm (đầu và cuối chuồng). Thiết lập ngưỡng cảnh báo và chế

Sau

khiển/phần mềm, cần thiết lập các ngưỡng an toàn phù hợp với đặc điểm sinh lý của heo theo từng giai đoạn. Khuyến nghị:

Thông số Giai đoạn heo thịt (15 - 100 kg) Giai đoạn heo cai sữa Nhiệt độ 20 - 250C 26 - 300C Độ ẩm 60 - 75% 65 - 75%

< 15 ppm < 10

< 2.500 ppm < 2.000

Khi thông số môi trường vượt ngưỡng đã cài đặt, hệ thống có thể: Gửi cảnh báo SMS/app cho người nuôi. Tự động điều khiển quạt, máy làm mát, máy sưởi để điều chỉnh lại môi trường. Ví dụ: Khi nhiệt độ tăng > 250C, hệ thống sẽ tự động tăng tốc độ quạt, bật hệ thống làm mát. Khi về ngưỡng an toàn, quạt giảm tốc độ, tiết kiệm điện. Khai thác và phân tích dữ liệu môi trường Dữ liệu từ cảm biến không chỉ dùng để điều khiển môi trường tức thì, mà còn giúp phân tích xu hướng lâu dài, hỗ trợ quản lý trang trại hiệu quả hơn. Các ứng dụng: • Theo dõi lịch sử môi trường theo từng lô heo. • So sánh dữ liệu môi trường với kết quả tăng

trưởng (ADG, FCR), giúp tìm ra mối tương quan và điều chỉnh chiến lược nuôi.

• Đánh giá hiệu quả của hệ thống thông gió, làm mát qua các mùa.

• Hỗ trợ phân tích nguyên nhân khi có dịch

bệnh xảy ra.

Để đảm bảo độ chính xác, các thiết bị cảm biến cần được bảo trì định kỳ: Vệ sinh bề mặt cảm biến (bụi, mạng nhện...) 1 - 2 tháng/lần. Kiểm tra độ chính xác bằng thiết bị hiệu chuẩn hoặc dịch vụ của nhà cung cấp ít nhất 6 - 12 tháng/lần.

Kiểm tra định kỳ kết nối truyền dữ liệu

Một thiết bị cảm biến chất lượng có thể hoạt động bền bỉ 3 - 5 năm nếu được bảo trì tốt. Việc đầu tư thiết bị cảm biến môi trường là bước khởi

đầu quan trọng giúp các trang trại chăn nuôi heo

bước vào chăn nuôi thông minh, ứng dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả. Ngay cả các trang trại nhỏ và vừa, khi lắp đặt cảm biến cơ bản kết hợp với hệ thống quạt, làm mát điều khiển tự động, cũng có thể: Giảm stress cho heo. Giảm tiêu hao thức ăn. Giảm tỷ lệ bệnh và hao hụt. Tăng tốc độ tăng trưởng. Tối ưu chi phí điện năng. Việc làm chủ dữ liệu môi trường cũng giúp người nuôi có nền tảng tốt để phát triển các bước tiếp theo trong chăn nuôi heo thông minh, từ quản lý sức khỏe đàn, đến tự động hóa cho ăn, phân tích dữ liệu lớn.

SÁCH

“Bệnh

ở gia cầm Việt Nam”

Nông dân Việt

Nam có tập quán

chăn nuôi gia cầm

từ lâu đời, phát

triển rộng rãi ở

khắp các vùng sinh

thái trong cả nước

Tuy nhiên, những

năm gần đây, dịch

bệnh gia cầm đã xảy ra ở nhiều địa

phương, gây thiệt hại đáng kể cho chăn nuôi gà công nghiệp và gà thả vườn. Cuốn sách

“Bệnh ở gia cầm Việt Nam” của nhóm tác giả giới thiệu đến bạn đọc các bệnh thường gặp trên gia cầm, phương pháp chẩn đoán và phòng chống. Nội dung cuốn sách có các phần: Phần I: Lịch sử nghiên cứu bệnh gia cầm; Phần II: Bệnh truyền nhiễm ở gia cầm; Phần III: Bệnh ký sinh trùng ở gia cầm; Phần IV: Bệnh dinh dưỡng và độc chất ở gia cầm.

Sách do Nhà xuất bản Nông nghiệp phát hành! THÁI THUẬN

Sử

dụng Camera AI nhận diện hành vi

bất thường trong

chăn nuôi heo

Trong chăn nuôi heo hiện đại, việc giám sát liên tục hành vi đàn heo giúp người nuôi phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe, rối loạn hành vi hoặc nguy cơ dịch bệnh. Tuy nhiên, với quy mô đàn từ hàng trăm đến hàng nghìn con, việc quan sát thủ công không chỉ tốn thời gian mà còn dễ bỏ sót các dấu hiệu bất thường. Giải pháp Camera AI (Trí tuệ nhân tạo) nhận diện hành vi bất thường hiện đang trở thành công cụ hiệu quả giúp khắc phục vấn đề này.

Nguyên lý hoạt động

Hệ thống Camera AI gồm 3 thành phần chính: Camera giám sát: lắp đặt tại các vị trí chiến lược trong chuồng, ghi lại hình ảnh và video theo thời gian thực.

Bộ xử lý hình ảnh AI: phân tích hình ảnh/ video để nhận diện hành vi của heo. Phần mềm quản lý: hiển thị cảnh báo, lưu trữ dữ liệu và hỗ trợ người nuôi ra quyết định. Camera truyền hình ảnh về bộ xử lý. Tại đây, thuật toán AI đã được huấn luyện trên hàng nghìn giờ video heo nuôi sẽ phân tích và nhận diện các hành vi thông thường (ăn, uống, ngủ, vận động) cũng như hành vi bất thường (giảm vận động, hung hãn, chán ăn, tụ tập bất thường, té ngã...). Khi phát hiện hành vi bất thường, hệ thống sẽ cảnh báo tức thì qua app hoặc SMS; Ghi lại video sự kiện để người nuôi kiểm tra; Ghi dữ liệu phục vụ phân tích lâu dài. Các hành vi bất thường mà Camera AI có thể phát hiện bao gồm:

• Giảm vận động: Heo ít di chuyển, nằm nhiều bất thường, từ đó cảnh báo nguy cơ bệnh.

• Chán ăn: Số lượng heo không tiếp cận máng ăn/máng uống giảm, nghi ngờ sốt, bệnh đường ruột.

• Hung hãn: Tần suất và cường độ va chạm, cắn nhau tăng nguy cơ stress, cạnh tranh thức ăn.

• Tụ tập bất thường: Heo tụ tập một góc không rõ nguyên nhân từ đó kiểm tra vi khí hậu, dịch bệnh.

• Té ngã, mất khả năng vận động: Dấu hiệu bệnh nặng, cần can thiệp ngay.

Lợi ích của việc ứng dụng Camera AI

Phát hiện sớm bệnh tật: Hành vi bất thường là một trong những chỉ báo sớm nhất của bệnh trong đàn heo. Camera AI giúp phát hiện ngay từ giai đoạn sớm, khi triệu chứng lâm sàng chưa rõ rệt, từ đó giảm thiểu thiệt hại và lây lan.

Giảm phụ thuộc vào nhân lực: Hệ thống hoạt động 24/7, không mệt mỏi, không bỏ sót. Người nuôi chỉ cần kiểm tra khi có cảnh báo giúp giảm áp lực quan sát thủ công, nhất là khi thiếu lao động.

Cải thiện phúc lợi động vật: Nhận diện sớm các hành vi bất lợi giúp người nuôi điều chỉnh môi trường (ánh sáng, thông gió, mật độ nuôi), giảm stress cho heo.

Phân tích và tối ưu quy trình chăn nuôi: Dữ liệu hành vi được lưu trữ, giúp phân tích xu hướng theo lứa, mùa vụ, thiết kế lịch chăm sóc tối ưu hơn.

Yêu cầu kỹ thuật

Hệ thống Camera nên dùng camera hồng ngoại hoặc camera AI tích hợp, độ phân giải HD trở lên. Vị trí lắp đặt trên cao khoảng 2,5 - 3 m, tránh điểm mù, không bị hơi nước làm mờ ống kính. Nên chọn phần mềm AI có khả năng học sâu (deep learning), có thể cập nhật và cải thiện độ chính xác theo thời gian. Cần có kết nối mạng ổn định để truyền dữ liệu và nhận cảnh báo kịp thời.

Thách thức hiện tại: Chi phí đầu tư ban đầu tuy đã giảm nhiều, nhưng hệ thống Camera AI vẫn có giá khởi điểm từ 20 - 50 triệu đồng/trại nhỏ và vừa. Độ chính xác phụ thuộc vào dữ liệu học do đó cần huấn luyện tốt trên video từ chính trại nuôi để tối ưu nhận diện. Yêu cầu hạ tầng mạng nên nếu ở trại, những vùng hạ tầng mạng kém có thể gặp khó khi truyền dữ liệu liên tục. HOÀNG YẾN ➢ Camera AI nhận diện hành vi bất thường là công nghệ tiên tiến giúp người nuôi chủ động kiểm soát sức khỏe đàn heo, tối ưu quy trình chăn nuôi và nâng cao hiệu quả kinh tế. Với trang trại quy mô 100 - 500 con, việc đầu tư hệ thống này là hoàn toàn khả thi, tạo nền tảng cho chăn nuôi thông minh, bền vững trong tương lai.

BỆNH SÁN LÁ GAN Ở BÒ

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sán lá gan là một trong những bệnh ký sinh trùng nguy hiểm thường gặp ở bò, gây thiệt hại lớn về sức khỏe vật nuôi và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Ký sinh trùng gây bệnh chủ yếu là Fasciola hepatica và Fasciola gigantica, sống ký sinh trong gan và ống mật của bò.

Nguyên nhân gây bệnh

Tác nhân gây bệnh: Sán lá gan lớn (F. gigantica) và sán lá gan nhỏ (F. hepatica).

Chu kỳ truyền bệnh: Trứng sán theo phân bò ra ngoài → gặp môi trường nước → nở thành

ấu trùng → ký sinh tạm thời trong ốc nước ngọt (ốc Lymnaea). Sau đó, ấu trùng phát triển thành

ấu trùng có đuôi (cercaria) → thoát ra khỏi

ốc → bám vào cỏ hoặc cây thủy sinh, hóa nang (metacercaria). Bò ăn phải cỏ nhiễm nang sán sẽ

mắc bệnh.

Triệu chứng

Giai đoạn cấp tính (sán mới xâm nhập gan):

Bò sốt nhẹ, biếng ăn, gầy sút nhanh. Gan sưng to, đau, có thể thấy bò nằm nghiêng, ít đi lại. Đôi khi

có biểu hiện thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt. Có thể dẫn đến chết đột ngột nếu số lượng sán xâm

nhập nhiều.

Giai đoạn mãn tính (sán ký sinh trong ống mật): Bò chậm lớn, sụt cân, lông xù, da khô sạm. Thiếu máu mạn tính: niêm mạc mắt, mũi nhợt nhạt. Bụng trướng, ỉa phân loãng hoặc táo xen kẽ. Sản lượng sữa giảm rõ rệt, bò mang thai dễ sẩy thai. Có thể thấy phù vùng cổ, dưới hàm (phù cổ trâu).

Chẩn

đoán

Lâm sàng: Dựa trên triệu chứng thiếu máu, gầy yếu kéo dài, phù cổ. Phân tích phân: Tìm trứng sán lá gan dưới kính hiển vi. Siêu âm gan (nếu có điều kiện): Phát hiện gan to, ống mật giãn.

Phản ứng ELISA (trong nghiên cứu hoặc phòng thí nghiệm chuyên sâu).

Điều trị bệnh

Thuốc điều trị phổ biến:

Triclabendazole (liều 10 - 12 mg/kg thể trọng): Hiệu quả cao với cả sán trưởng thành và sán non.

Closantel (liều 10 - 15 mg/kg): Diệt tốt sán trưởng thành, kéo dài tác dụng trong vài tuần.

Nitroxynil, Rafoxanide,

Albendazole (liều cao): Cũng có thể dùng, nhưng hiệu quả thấp hơn với sán non.

Hiện nay người nuôi sử dụng những sản phẩm sau đây:

Triclabendazole (Fasinex â) là một sản phẩm tuyệt hảo, có tác dụng chống lại các sán lá rất tốt ngay cả ở những giai đoạn còn rất non. Liều dùng cho bò là 12 mg/kg khối lượng cơ thể

Closantel: là một sản phẩm tuyệt hảo chống lại các sán lá trưởng thành và các sán non bắt đầu từ tuần thứ 6, nó giữ được hoạt tính trong vòng nhiều tuần lễ, có hoạt tính chống lại loài giun tròn hút máu và một số loài chân đốt

Clorsulon: hoạt tính rất mạnh chống lại các sán lá trưởng thành và các sán lá còn non bắt đầu từ tuần thứ 6

Lưu ý:

• Chỉ dùng thuốc khi được tư vấn từ bác sĩ thú y.

• Cân chính xác trọng lượng bò để tính đúng liều.

• Nghỉ sữa (ngừng vắt sữa để tiêu thụ) và ngừng giết mổ đúng thời gian khuyến cáo sau khi dùng thuốc.

Điều trị hỗ trợ: Bổ sung vitamin, khoáng chất để phục hồi sức khỏe; Truyền dịch, trợ lực trong trường hợp bò suy nhược nặng; Bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng để tăng đề kháng.

Phòng ngừa bệnh

Cải tạo đồng cỏ và nguồn nước: Diệt ốc trung gian bằng biện pháp sinh học hoặc hóa học (nếu cho phép). Làm mương thoát nước, hạn chế đọng nước lâu ngày. Vệ sinh chuồng trại tốt: Hạn chế phân thải ra môi trường. Xử lý phân đúng cách để tránh phát tán trứng sán.

Mèo Ba Tư

Tẩy sán định kỳ: Mỗi năm 2 - 3 lần, thường vào đầu và cuối mùa mưa (lúc nguy cơ nhiễm cao). Có thể tăng lên 4 lần/năm với khu vực trũng, ẩm ướt nhiều ốc. Quản lý môi trường: Không chăn thả bò ở vùng trũng, nhiều bùn lầy, ao tù, cỏ nước. Thực hiện phơi khô hoặc ủ xanh cỏ thu hái trước khi cho ăn.

Có tên tiếng Anh là Persian, có nguồn gốc từ thời kỳ Lưỡng Hà, rồi đến thời kỳ Ba Tư cũ và ngày nay là Iran. Tại Việt Nam, mèo Ba Tư được du nhập về từ đầu những năm 2010, tuy thời gian không quá dài nhưng chúng đã tạo nên một xu thế nuôi mèo mới cực kỳ phổ biến vào thời gian đó. Cho đến nay, mèo Ba Tư vẫn là một trong những giống mèo được ưa chuộng nhất. Mèo Ba Tư có cái đầu to tròn, mặt phẳng, đôi mắt lớn và có nhiều màu khác nhau. Mũi của mèo ngắn và bé hơn các loại mèo khác nên hay gặp các bệnh về hô hấp. Vòm miệng có dạng lõm sâu vào trong. Chúng có đôi tai nhỏ, hơi cụp. Giống mèo này có bộ lông 2 lớp vô cùng cuốn hút, trong đó, bên ngoài là lớp lông dài bao phủ, bên trong là lớp lông ngắn vô cùng ấm áp. Mèo Ba Tư nổi tiếng với tính cách điềm đạm, dịu dàng và thân thiện. Chúng thích được vuốt ve, ôm ấp và thường không quá hiếu động. LÊ LOAN

BÁCH KHOA THƯ

VIETSTOCK

Tổ chức chu ỗ i h ộ i th ả o

đầu bờ, kết nối tri thức ngành chăn nuôi

Không chỉ gói gọn trong khuôn khổ triển lãm, Vietstock là triển lãm duy nhất tại Việt Nam tổ chức thường niên thành công chuỗi hội thảo chăn nuôi tại các tỉnh chăn nuôi trọng điểm trên cả nước. Hoạt động này giúp cộng đồng chăn nuôi mở rộng phạm vi kết nối, tăng cường tương tác và chia sẻ kiến thức thực tiễn.

Hội thảo đầu bờ - Từ thực tiễn đến ứng dụng, kết nối toàn diện cộng đồng chăn nuôi

Chuỗi hội thảo đầu bờ bao gồm 4 chương trình hội thảo riêng biệt về chăn nuôi heo, gà thịt và gà đẻ trứng. Mỗi hội thảo được thiết kế riêng phù hợp với điều kiện, mô hình và nhu cầu thực tế tại từng tỉnh.

1. Hội thảo chăn nuôi gà thịt tại Tiền Giang

• Chủ đề: Cải tiến kỹ thuật và an toàn sinh học để tăng hiệu quả trong chăn nuôi gà thịt

• Thời gian: 08:30 – 12:00, 10/07/2025

• Địa điểm: Sảnh Sông Tiền, Số 01, Lãnh Binh Cẩn, Phường 1, TP Mỹ Tho, Tiền Giang

• Dẫn đường: https://maps.app.goo.gl/ GmfcuGD5Kz9Z6ixA7

2. Hội thảo chăn nuôi heo tại Thanh Hóa

• Chủ đề: Chiến lược quản lý sản xuất và phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi heo

• Thời gian: 08:30 – 12:00, 24/07/2025

• Địa điểm: Hội trường Sao Mai 1, khách sạn Sao Mai, Số 20 Phan Chu Trinh, phường Điện Biên, TP Thanh Hóa

• Dẫn đường: https://maps.app.goo.gl/ E3PNwaU7Dg4JZ91Z7

3. Hội thảo chăn nuôi heo tại Đồng Nai Tại Đồng Nai sẽ tập trung vào giải pháp xây dựng hệ thống an toàn sinh học bài bản nhằm giúp các hộ chăn nuôi phát triển bền vững và thích ứng với yêu cầu kiểm dịch ngày càng khắt khe.

• Chủ đề: An toàn sinh học trong chăn nuôiGiải pháp chăn nuôi heo bền vững

• Thời gian: 08:30 – 12:00, 07/08/2025

• Địa điểm: Sảnh Thiên Phương, Số 42/1

Đường Lê Thoa, Khu Phố 6, phường Tân Tiến, TP Biên Hòa, Đồng Nai

• Dẫn đường: https://maps.app.goo.gl/ CEuR2wonaD6T5nLx8

4. Hội thảo chăn nuôi gà đẻ trứng tại Bình

Dương

• Chủ đề: Tối ưu hóa dinh dưỡng cho gà đẻ trứng, cải thiện sức khỏe đàn gà và nâng cao năng suất, chất lượng trứng

• Thời gian: 08:30 - 12:00, 14/08/2025

• Địa điểm: Sảnh 18E, Số 58 Đại lộ Bình

Dương, Phường Phú Hòa, TP Thủ Dầu Một, Bình

Dương

• Dẫn đường: https://maps.app.goo.gl/ k6f5CwPnVyenJ7Zj8

Hiểu sâu - Kết nối rộng - Ứng dụng nhanh

cùng Chuỗi hội thảo đầu bờ

Khi tham dự chuỗi hội thảo đầu bờ, các hộ chăn nuôi, kỹ sư trang trại và nhà quản lý sẽ có cơ hội tiếp cận trực tiếp với những kiến thức mới nhất từ các chuyên gia hàng đầu trong ngành. Không chỉ vậy, người tham dự còn được lắng nghe những chia sẻ thực tiễn từ các mô hình chăn nuôi thành công tại địa phương, đồng thời khám phá các giải pháp, sản phẩm và công nghệ tiên tiến đến từ các doanh nghiệp uy tín.

Mỗi khách tham dự sẽ được nhận tài liệu hội thảo, tham gia thảo luận trực tiếp với các chuyên gia, kết nối cùng các nhà cung cấp đáng tin cậy và mang về những phần quà kỷ niệm vô cùng dễ thương. Tham gia chuỗi hội thảo đầu bờ là một trải nghiệm vừa thiết thực, vừa đáng nhớ. Cùng Chuỗi hội thảo đầu bờ: Kết nối thực tếKhẳng định

cận đúng đối tượng mục tiêu: từ hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đến các kỹ sư, quản lý trang trại chuyên nghiệp. Thông qua các hình thức đồng hành như tài trợ, trình bày chuyên đề hay trưng bày sản phẩm trực tiếp tại khu vực hội thảo, doanh nghiệp có thể giới thiệu giải pháp, công nghệ và dịch vụ của mình một cách sinh động và trực quan, đưa sản phẩm đến gần hơn với người sử dụng cuối.

Vietstock - Tâm điểm của ngành chăn nuôi khu vực Đông Nam Á

Vietstock 2025 sẽ diễn ra từ ngày 810/10/2025 tại Trung tâm hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP Hồ Chí Minh, dự kiến quy tụ hơn 300 đơn vị trưng bày và 13.000 chuyên gia đến từ hơn 40 quốc gia, với diện tích triển lãm trên 13.000 m2. Triển lãm sẽ mang đến cho các doanh nghiệp cơ hội kết nối, hợp tác và dẫn đầu trong ngành chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ.

Trong suốt 3 ngày triển lãm, sẽ có hơn 100 hội nghị và hội thảo kỹ thuật được tổ chức, xoay quanh các chủ đề trọng tâm như chăn nuôi hiện đại, phát triển bền vững, an toàn sinh học và nhiều nội dung chuyên sâu khác.

• Đăng ký tham quan: https://ers-vn. informa-info.com/vs25

• Đặt gian hàng: https://www.vietstock. org/dat-gian-hang/

• Tham gia tài trợ: Ms. Sophie Nguyen - Sophie.nguyen@informa.com

NGƯỜI CHĂN NUÔI SỐ 105 - 6/2025

Điều trị rối loạn tiêu hóa do stress nhiệt ở heo con

Rối loạn tiêu hóa do stress nhiệt là một trong những vấn đề thường gặp ở heo con trong mùa hè, đặc biệt giai đoạn heo sơ sinh - cai sữa (0 - 7 tuần tuổi) dễ mất cân bằng sinh lý, ảnh hưởng xấu đến chức năng tiêu hóa, hấp thu và miễn dịch dẫn đến tiêu chảy, giảm tăng trọng, thậm chí tử vong.

Cơ chế stress nhiệt

Stress nhiệt xảy ra khi nhiệt độ môi trường

vượt quá ngưỡng chịu đựng của heo con (thường

> 28 - 300C đối với heo dưới 10 kg). Dưới tác động

của nhiệt độ cao: Heo giảm ăn, tăng uống làm loãng dịch tiêu hóa, giảm men tiêu hóa. Giảm lưu

lượng máu đến ruột làm cho niêm mạc ruột thiếu dưỡng chất, dễ tổn thương. Tăng tiết hormone stress (cortisol) gây ức chế miễn dịch niêm mạc ruột. Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột làm cho vi khuẩn có hại dễ bùng phát. Hậu quả là rối loạn nhu động ruột, tiêu hóa kém, tiêu chảy kéo dài, nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát cao.

Triệu chứng nhận biết

• Tiêu chảy phân loãng, màu vàng, xanh hoặc trắng, mùi chua.

• Heo con giảm ăn rõ rệt sau những ngày nắng nóng đột ngột.

• Thân nhiệt tăng nhẹ, thở nhanh, da nóng.

• Uống nước nhiều bất thường.

• Sút cân nhanh nếu không can thiệp sớm.

• Đàn heo có tỷ lệ mắc cao, đặc biệt sau các đợt nắng nóng kéo dài hoặc khi chênh lệch nhiệt độ ngày - đêm > 70C.

Đối tượng nguy cơ cao: Heo con 3 - 21 ngày tuổi khi chưa cai sữa; Heo con 5 - 14 ngày sau cai sữa; Đàn heo con cai sữa sớm hoặc có chất lượng sữa mẹ kém; Trại có chuồng nuôi không được làm mát tốt, thiếu thông gió; Đợt nắng nóng đầu mùa (tháng 5 - 6), hoặc các ngày nóng bất thường.

Giải pháp kỹ thuật phòng ngừa

Quản lý môi trường: Kiểm soát nhiệt độ chuồng heo con luôn < 280C, lý tưởng 24 - 260C; Sử dụng quạt hút + quạt thổi + hệ thống làm mát (cooling pad, phun sương) hợp lý; Giảm chênh lệch nhiệt độ ngày - đêm, tránh lạnh đột ngột ban đêm (giữ >220C); Tăng cường thông gió tự nhiên (mở cửa, thoáng mái); Vệ sinh sát trùng chuồng định kỳ, giữ nền khô ráo.

Quản lý dinh dưỡng: Đối với heo con theo mẹ: Cải thiện chất lượng sữa mẹ bằng cách tăng cường

Vitamin E, C, selen trong khẩu phần nái. Cho nái uống đủ nước mát, tăng ăn khi trời nóng. Đối với heo con cai sữa cần chọn khẩu phần dễ tiêu hóa, nhiều đạm chất lượng cao (bột sữa, protein huyết tương). Hạn chế đạm thô, dầu mỡ khó tiêu trong khẩu phần. Bổ sung men tiêu hóa, probiotic, prebiotic để ổn định hệ vi sinh đường ruột. Sử dụng chất điện giải – chống stress nhiệt vào nước uống (Vit C, betaine, NaCl…).

Quản lý đàn: Giảm mật độ nuôi trong chuồng heo con mùa nóng. Tách đàn hợp lý để giảm cạnh tranh thức ăn, nước uống. Không thay đổi thức ăn đột ngột khi đang có stress nhiệt. Hạn chế các thủ thuật (thiến, cắt răng…) trong những ngày nắng nóng cao điểm.

Điều trị

Nguyên tắc điều trị: Hỗ trợ hồi phục niêm mạc ruột; Ổn định hệ vi sinh đường ruột; Ngăn chặn mất nước – điện giải; Hỗ trợ miễn dịch, giảm stress; Kiểm soát nhiễm khuẩn thứ phát nếu có.

Phác đồ tham khảo: Bổ sung điện giải – chống mất nước bằng Electrolyte + Vitamin C + Betaine cho uống tự do 3 - 5 ngày. Có thể pha thêm Glucose 5% để tăng năng lượng. Cải thiện hệ tiêu hóa sử dụng men tiêu hóa + Probiotic sống + Prebiotic liên tục 5 - 7 ngày. Ưu tiên sản phẩm có Bacillus spp., Lactobacillus spp., Saccharomyces boulardii. Giảm viêm niêm mạc ruột bằng cách dùng oxide kẽm (ZnO) hoặc clay binder (sepiolite, bentonite) trong khẩu phần ngắn hạn 7 - 10 ngày.

Kiểm soát nhiễm khuẩn thứ phát (khi có tiêu

chảy nặng): Kháng sinh đường uống (theo chỉ định thú y): Colistin, Amoxicillin + Clavulanic acid, Florfenicol...

Lưu ý: Phòng bệnh là chính (kiểm soát nhiệt độ + tăng sức đề kháng). Phát hiện sớm để điều trị kịp thời. Không lạm dụng kháng sinh không cần thiết. Chủ động kiểm soát rối loạn tiêu hóa mùa nóng giúp giảm hao hụt, duy trì tăng trưởng ổn định và nâng cao hiệu quả kinh tế cho trại nuôi. BÍCH HÒA ➢ Nhờ những tiến bộ khoa học công nghệ gần đây, điển hình như kỹ thuật phân tích ADN đa hệ gen, giúp chúng ta đã có cái nhìn sâu sắc vào những vấn đề và yếu tố gây stress trong giai đoạn cai sữa ở cấp độ vi sinh đường tiêu hóa - và những cơ chế mà hệ vi sinh vật có thể giúp chúng ta giải quyết các vấn đề sức khỏe cho heo con, trong điều kiện giảm sử dụng kháng sinh mà vẫn không bị sụt giảm năng suất.

Hỗ trợ miễn dịch: Sử dụng vitamin tổng hợp + Selen + Vitamin E trong nước uống 5 - 7 ngày. Nếu đàn có tỷ lệ chết cao: cân nhắc dùng thêm Immunostimulant (beta-glucan, nucleotides...).

Phòng bệnh tiêu chảy ở thỏ

Tiêu chảy là một trong những bệnh phổ biến nhất và gây thiệt hại nặng nhất cho đàn thỏ, đặc biệt trong mùa hè khi nhiệt độ cao và độ ẩm lớn. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thỏ con sau cai sữa (30 - 70 ngày tuổi) và thỏ hậu bị là đối tượng dễ mắc nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh tiêu chảy ở thỏ có thể do nhiều nguyên nhân phối hợp

Yếu tố môi trường – quản lý

• Stress nhiệt: Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn làm cho thỏ ăn kém, rối loạn tiêu hóa.

• Vệ sinh chuồng trại kém, nền ẩm ướt giúp mầm bệnh phát triển mạnh.

• Chuyển chuồng, thay đổi thức ăn đột ngột.

• Mật độ nuôi quá cao, thông gió kém. Yếu tố dinh dưỡng: Khẩu phần thiếu cân đối, giàu tinh bột, thiếu xơ thô làm giảm nhu động ruột, dễ tiêu chảy; Cho ăn quá nhiều rau xanh tươi non trong những ngày nắng nóng gây rối loạn tiêu hóa.

Tác nhân gây

bệnh

• Vi khuẩn: E. coli, Clostridium perfringens, Salmonella...

• Ký sinh trùng: Cầu trùng (Eimeria spp.) gây tiêu chảy đơn độc hoặc phối hợp.

• Virus: Ít gặp hơn nhưng có thể phối hợp làm nặng bệnh.

Triệu

chứng nhận biết

Khi thỏ bị tiêu chảy sẽ có những biểu hiện đau bụng, đặc biệt khi sờ vào bụng thỏ sẽ dãy dụa, dẫn đến giảm ăn hay bỏ ăn, tiêu chảy, phân dính

long quanh hậu môn. Nếu bị nhiễm khuẩn E. coli thì phân sẽ lỏng hoặc trắng; Cầu trùng (Eimeria steidae): phân lỏng và có màu xám, xanh; Viêm ruột hoại tử (Clostridia spiroforme, Clostridium piliforme): Phân xanh đen, có bọt. Đặc biệt có nhiều trường hợp thỏ chết rất nhanh mà không có hiểu hiện tiêu chảy.

• Tiêu chảy phân lỏng, sệt hoặc lẫn nhớt; mùi hôi thối.

• Thỏ bỏ ăn, uống nước nhiều.

• Lông bết quanh hậu môn do phân lỏng chảy liên tục.

• Thỏ nằm nhiều, kém hoạt động.

• Nếu không điều trị: suy kiệt nhanh, chết do mất nước chỉ sau 1 - 3 ngày.

• Thỏ con và thỏ yếu thường bị nặng hơn.

Phòng bệnh

Phòng bệnh tổng hợp bao gồm các biện pháp như giữ chuồng nuôi khô ráo, sạch sẽ. Thông gió tốt, tránh bí khí trong những ngày nắng nóng. Hạn chế chênh lệch nhiệt độ ngày – đêm để giảm stress nhiệt. Đảm bảo nền chuồng thoát phân tốt (sàn lưới, sàn thưa). Cung cấp khẩu phần cân đối đầy đủ xơ thô (18 - 20%), hạn chế tinh bột. Không cho ăn quá nhiều rau xanh tươi non, nhất là trong những ngày oi bức. Tránh thay đổi khẩu phần đột ngột. Đảm bảo nước uống sạch, mát, nên bổ sung

điện giải + Vitamin C vào những ngày nắng nóng. Quan sát phân của thỏ hàng ngày: phân rắn, khô là bình thường; phân mềm, ướt, có mùi hôi cần chú ý. Khi thấy dấu hiệu tiêu chảy cần cách ly thỏ bệnh, khử trùng khu vực nuôi, thay đổi khẩu phần hợp lý và điều trị kịp thời.

Phòng bệnh bằng cách quản lý môi trường, dinh dưỡng hợp lý và chủ động phòng cầu trùng là giải pháp hiệu quả và bền vững. Khi đã có thỏ bệnh, phát hiện sớm, điều trị kịp thời và chăm sóc đúng kỹ thuật sẽ giúp giảm tỷ lệ chết, phục hồi nhanh.

Một số bệnh nhiễm khuẩn (Ví dụ E. coli, Salmonella, coccidia) là nguyên nhân gây tiêu chảy - có thể tiêm vaccine nếu có. Có thể dùng thuốc phòng cầu trùng định kỳ theo hướng dẫn của thú y. Định kỳ cho thỏ uống men tiêu hóa, probiotics để ổn định hệ vi sinh vật đường ruột. Nguyên tắc không để chuồng ẩm, phân ướt + không cho ăn rau xanh nhiều mùa hè + đảm bảo nước uống sạch mát.

Lưu ý quan trọng:

• Mọi thuốc sử dụng phải theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y và đúng liều lượng.

• Khi phát hiện bệnh, tuyệt đối không cho thỏ uống thuốc tùy tiện, tránh nhờn thuốc, lờn thuốc.

• Quản lý chuồng trại luôn là then chốt trong phòng và chống bệnh tiêu chảy. PHƯƠNG ĐÔNG

NGƯỜI CHĂN NUÔI SỐ 105 - 6/2025

☐ Hỏi: Xin tư vấn các biện pháp phòng bệnh trong chăn nuôi hươu sao?

Trả lời:

Hiện hươu sao chủ yếu mắc các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp, ký sinh trùng, cảm nóng, say nắng,… nên giải pháp hữu hiệu nhất là phòng bệnh thông qua việc cho hươu ăn uống sạch sẽ, chuồng trại khô ráo, thoáng khí. Cụ thể, trong quá trình nuôi, cần chú ý bồi dưỡng, chăm sóc những con gầy yếu. Thường xuyên quét dọn chuồng trại thường xuyên, đảm bảo khô ráo, thoáng mát. Những ngày nắng nên cho hươu vận động ngoài trời trong 2 - 3 giờ.

Khi trong đàn đã có con mắc bệnh cần phải cách ly triệt để nó ra khỏi các con hươu khác. Lông rụng, rơm rác và thức ăn thừa không được làm vương vãi sang các ngăn ô khác. Những dụng cụ dùng cho hươu bị ghẻ và chuồng trại phải được tiêu độc thường xuyên bằng Crezyl 5% hay nước vôi. Vệ sinh bãi chăn và chuồng nuôi.

Định kỳ phun thuốc diệt côn trùng và tiêu

độc chuổng trại định kỳ hàng tháng.

Trong quá trình nuôi, cần kiểm tra thường xuyên đàn hươu để phát hiện cách ly và điều trị kịp thời.

☐ Hỏi: Heo nuôi 4 tháng có dấu hiệu sốt cao 42 - 430C, heo ốm nằm bẹp, thở dốc, táo bón, phân đóng cục, có màng bọc lầy nhầy. Heo chảy nước mắt, tím tái, trên da có đốm đỏ dạng hình vuông. Hỏi đây là triệu chứng của bệnh gì và biện pháp xử lý ra sao?

Trả lời:

Với các dấu hiệu trên, có thể heo đã bị bệnh đóng dấu. Bệnh do vi khuẩn Erysipelothrix rhusiopathiae gây ra. Vi khuẩn đóng dấu heo có nhân tố bám dính, do đó khi vào cơ thể chúng bám ngay niêm mạc và khu trú, sinh sản rất nhanh nơi thâm nhập, sau đó vào đường huyết, phân tán khắp cơ thể gây nên hiện tượng nhiễm trùng huyết. Bệnh thường xuất hiện ở heo vỗ béo từ 3 - 5 tháng tuổi, dưới tác động trực tiếp các yếu tố stress như nóng quá, ngột ngạt ẩm thấp, vận chuyển, thay đổi thời tiết, thức ăn, nước uống đột ngột hoặc heo khát lâu do thiếu nước,… Khi heo ở thể quá cấp hoặc cấp tính cần sử dụng kháng huyết thanh hoặc kháng

HỎI - ĐÁP

thể kết hợp với sử dụng kháng sinh mới có hiệu quả cao trong điều trị. Sử dụng những loại kháng sinh có phổ kháng khuẩn cao, đặc biệt là trên vi khuẩn Gram dương như: penicillin, ampicillin, amoxicillin, cloxacillin, ceftiofur, fosfomycin, gentamycin,… có thể sử dụng đơn lẻ nhưng kết hợp sẽ mang lại hiệu quả cao.

Sử dụng vaccine là biện pháp hữu hiệu nhất

để phòng bệnh đóng dấu trên heo, vaccine nhược độc bệnh đóng dấu heo chủng VR2 được sử dụng khá phổ biến ở nước ta cho miễn dịch tốt, khoảng 6 tháng. Vaccine được sử dụng tiêm lần 1 cho heo sau khi cai sữa (35 - 45 ngày tuổi) và tiêm nhắc lại sau 2 tuần, miễn dịch từ 3 - 6 tháng phù hợp với heo lấy thịt. Đối với heo làm giống cần tiêm nhắc 2 - 3 lần/năm để được hiệu quả bảo hộ cao nhất. Thời gian tiêm ngừa đối với heo đực trước khi phối giống và heo nái trước khi đẻ là 15 ngày.

Cùng với đó, thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y, vệ sinh chuồng trại thường xuyên bằng các chất sát trùng, giữ chuồng trại thông thoáng, khô ráo nhằm hạn chế nơi cư trú của vi khuẩn.

Heo giống có nguồn gốc rõ ràng có kiểm dịch, cách ly trước khi nhập đàn 15 ngày.

Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, khoáng chất nâng cao sức đề kháng, chống stress cho heo.

☐ Hỏi: Xin tư vấn cách xử lý khi bò mẹ bị mất sữa?

Trả lời: Mất sữa ở bò mẹ có thể do nhiều nguyên nhân, nó không chỉ gây đau đớn khó chịu cho bò mẹ mà còn ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, sức khỏe của bê con nếu không có những biện pháp hỗ trợ kịp thời. Xác định đúng nguyên nhân gây ra hiện tượng bò bị mất sữa giúp người nuôi có thể áp dụng phương pháp xử lý phù hợp nhất.

Do bò mẹ thiếu sữa: Cần kiểm tra bầu vú của bò mẹ, kết hợp với nặn thì thấy ít sữa, bầu vú xẹp. Khắc phục tình trạng này bằng cách sử dụng lá bàng nấu chín đến khi tạo thành chất lỏng sền sệt. Để hơi nguội và pha chút muối. Dùng khăn nhúng nước đã sắc xoa bóp bầu vú bị tắc, đều đặn 2 - 3 lần/ngày liên tục trong một tuần. Đồng thời, trong thức ăn hàng ngày của bò mẹ cần bổ sung thêm nhiều chất đạm như đạm sữa, bột cá, ngô, cám,… Sử dụng thuốc kích thích tạo sữa oxytoxin để tiêm cho bò. Nên tiêm liên tục cho bò trong 3 - 4 ngày liền. Kết hợp với các thuốc tăng cường sức đề kháng và bồi bổ cho bò mẹ như Vitamin C, B1…, bổ sung liên tục trong 2 tuần. Do vú bò bị viêm: Kiểm tra thấy bầu vú của bò mẹ bị căng đỏ, sưng to. Khi dùng tay sờ, ấn vào thì bò mẹ bị đau. Khắc phục bằng cách sử dụng

lá bàng nấu chín đến khi tạo thành chất lỏng sền sệt. Để hơi nguội và pha chút muối. Dùng khăn nhúng nước đã sắc xoa bóp bầu vú, kết hợp với việc vắt sữa viêm bỏ đi đều đặn 2 - 3 lần/ngày. Sử dụng dung dịch Iodine 10% hoặc Povidine 10% để ngâm bầu vú bị viêm khoảng 5 phút, thực hiện ngày 2 lần. Sử dụng một số loại kháng sinh dạng mỡ như gentamyxin, mamyxin,… bơm vào bầu vú qua lỗ tiết sữa. Nên dùng kim thông vú để bơm thuốc nhằm giảm đau và an toàn cho bò mẹ. Đồng thời kết hợp tiêm các thuốc tăng cường sức đề kháng và bồi bổ cho bò mẹ như Vitamin C, B1, Cafein,… bổ sung liên tục trong 2 tuần.

☐ Hỏi: Trước khi tái đàn vật nuôi, chuồng trại cần được xử lý như thế nào?

Trả lời: Sau khi xuất bán sản phẩm chăn nuôi cần có thời gian để trống chuồng từ 15 - 21 ngày. Trong thời gian để trống chuồng cần dọn sạch các chất thải trong chuồng nuôi, sau đó rửa sạch nền, tường chuồng nuôi, rửa sạch từ trong ra ngoài. Đối với các chất thải rắn như: Các loại chất độn chuồng trấu, rơm rạ, lá cây,… có thể thu gom lại và xử lý bằng cách như đốt, ủ nhiệt sinh học để tiêu diệt mầm bệnh. Đối với các chất thải lỏng như phân, nước tiểu của gia súc, gia cầm cần được xử lý qua bể biogas, nếu chưa có bể biogas thì xử lý bằng cách ủ nhiệt sinh học.

Sau khi đã dọn và rửa sạch các chất thải trong chuồng nuôi, quét nước vôi từ tường xuống dưới nền. Khi nước vôi đã khô phun hóa chất khử trùng bên trong, bên ngoài chuồng nuôi và xung quanh khu vực chăn nuôi bằng một trong các lại thuốc khử trùng sau: Benkocid, BKA,… Các chất khử trùng này cần được pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Hiệu quả tiêu độc sẽ được triệt để khi việc tiêu độc được thực hiện lặp lại 3 lần trong thời gian trống chuồng. Sau 72 giờ khử trùng lần cuối, mới tiến hành thả gia súc mới vào trong chuồng nuôi. Trường hợp chuồng nuôi có gia súc, gia cầm ốm chết phải tiêu hủy cần làm thật tốt khâu vệ sinh bằng vôi bột, kể cả dùng đèn khò để diệt khuẩn, để trống chuồng thời gian dài hơn, phun thuốc sát trùng, ngâm nước vôi nền chuồng để tiêu diệt và hạn chế mầm bệnh tái nhiễm xâm nhập. Kiểm tra, gia cố lại chuồng nuôi. Mái chuồng phải đảm bảo không bị dột nát, tường và nền chuồng phải phẳng làm bằng vật liệu dễ vệ sinh, sát trùng. Cửa sổ, rèm che đảm bảo không bị mưa tạt, gió lùa.

Vệ sinh rửa sạch sẽ toàn bộ các dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, máng uống, quạt, chụp sưởi,

phương tiện vận chuyển, xô, chổi, xẻng, rễ sau đó phơi khô khi trời có nắng rồi phun hóa chất khử trùng.

Khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm xung quanh trại, chuồng nuôi để hạn chế ruồi, muỗi và các động vật trung gian truyền bệnh. Vệ sinh bãi chăn thả, đặc biệt những khu vực trũng thấp bị ngập nước do lũ bão, thu dọn phân, rác thải, rắc vôi bột để tiêu diệt mầm bệnh, không sử dụng chung dụng cụ chăn nuôi giữa các dãy chuồng.

☐ Hỏi: Trong quá trình nuôi, thỏ thường mắc những bệnh gì? Biện pháp phòng trị các bệnh đó?

Trả lời:

Trong quá trình nuôi, thỏ thường m m m ắc các bệnh như bại huyết, bệnh ghẻ, bệnh cầu trùng.

Bệnh cầu trùng: Do một loài cầu ký trùng có tên là Eimeria stiedae gây ra. Thỏ bị nhiễm bệnh chủ yếu là do ăn phải bào tử gây nhiễm, tỷ lệ nhiễm bệnh tương đối cao. Khi bị nhiễm bệnh, thỏ thường xù lông, kém ăn, đôi khi tiêu chảy, phân lỏng có màu xanh, thân nhiệt cao hơn bình thường, nước mũi, nước dãi chảy nhiều. Để điều trị, cần dùng thuốc chống cầu trùng như: Anticoc, HanE3: 0,1 - 0,2 g/kg thể trọng. Phòng bệnh sử dụng thuốc Anticoc, HanE3 bằng ½ liều điều trị.

Bệnh bại huyết thỏ: Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Khi gặp môi trường có điều kiện vệ sinh, nuôi dưỡng kém, bệnh bùng phát rất nhanh và gây chết hàng loạt. Bệnh chủ yếu xảy ra ở thỏ lứa tuổi từ 1,5 tháng trở lên.

Thỏ nhiễm bệnh có biểu hiện lờ đờ, bỏ ăn trong thời gian ngắn rồi chết. Bệnh do virus gây nên người nuôi cần chủ động tiêm phòng bằng vaccine bại huyết với liều 1 ml/con lúc thỏ đạt 2 tháng tuổi. Đối với thỏ sinh sản, cần định kỳ 6 - 8 tiêm 1 lần/tháng.

Bệnh ghẻ thỏ: Là bệnh ký sinh ngoài da, khá phổ biến ở những chuồng nuôi ẩm thấp, vệ sinh kém. Ghẻ ký sinh trên da thỏ thông qua chuồng nuôi, dụng cụ, chim chuột… Bệnh này chủ yếu phân thành 2 loại: bệnh ghẻ đầu và bệnh ghẻ tai.

Nếu có con mắc bệnh thì phải cách ly và định kỳ sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi. Đồng thời dùng Ivermectin tiêm 0,25 ml/ kg thể trọng cho con bị bệnh.

GÓC CHUYÊN GIA

Biện pháp phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi

Theo dõi thông tin thời tiết

Hàng ngày, chú ý theo dõi các thông tin về thời tiết để chủ động che chắn hoặc làm mát, làm thông thoáng chuồng trại, chuẩn bị đầy đủ thức ăn, nước uống cho vật nuôi.

Chuồng

trại

Chuồng nuôi phải thông thoáng về mùa hè, khô ráo và ấm áp khi mưa rét, dễ thoát nước. Đối với chuồng nuôi hở phải làm rèm che chắn gió tránh hiện tượng gió lùa, mưa hắt, ẩm ướt; có hệ thống làm mát trong những ngày hè nắng nóng, nhiệt độ cao như: quạt gió, phun sương,…

Tường và nền chuồng phải bằng phẳng, dễ vệ sinh, sát trùng tiêu độc. Có hàng rào hoặc tường bao chắn xung quanh khu vực chăn nuôi, cũng như có cổng ra vào, có hố sát trùng trước cổng và chuồng nuôi luôn có chất sát trùng trong hố.

Khu vực chăn nuôi phải tách riêng với các khu vực khác như: Kho thức ăn, kho đựng dụng cụ, vật tư chăn nuôi, khu vực sinh hoạt của gia đình… Tránh mật độ nuôi quá đông để đảm bảo không gian thoáng mát, đủ rộng cho vật nuôi vận động, phát triển khỏe mạnh.

Chế độ dinh dưỡng

Chuẩn bị đầy đủ thức ăn đảm bảo các thành phần dinh dưỡng cho vật nuôi. Thức ăn phải hợp vệ sinh, dễ tiêu hóa, phù hợp với từng lứa tuổi của vật nuôi. Tuyệt đối không cho vật nuôi ăn thức ăn ôi thiu, ẩm mốc. Những vật nuôi còn nhỏ nên sử dụng các loại thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh để đảm bảo đủ dinh dưỡng.

Đối với trâu, bò ngoài việc cung cấp thức ăn thô xanh, bổ sung cân đối thức ăn phù hợp. Sử dụng phương pháp ủ chua thân cây ngô, cây cỏ voi, rơm rạ để làm thức ăn dự trữ.

Chuẩn bị đầy đủ nước uống sạch cho vật nuôi.

Chăm sóc nuôi dưỡng

Trong những ngày hè, nắng nóng nhiệt độ cao phải thực hiện làm mát chuồng nuôi bằng quạt gió hoặc phun sương. Cung cấp đầy đủ thức ăn dễ tiêu và nước mát cho vật nuôi ăn uống, ngoài ra cần bổ sung thêm các chất điện giải, vitamin vào thức ăn hoặc nước uống để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi. Đối với trâu, bò, dê nên chăn thả buổi sáng từ 6 - 9 giờ; buổi chiều từ 16 - 18 giờ.

Công tác thú y

Đối với đàn vật nuôi mới nhập về cần phải nuôi cách ly trước khi nhập đàn ít nhất 14 ngày để theo dõi sức khỏe, nếu vật nuôi khỏe mạnh mới cho nhập đàn. Thường xuyên quan sát vật nuôi về dáng đi, dáng đứng, tiếng kêu, mắt, mũi, miệng, trạng thái phân, tình trạng ăn uống… để cách ly kịp thời những con có biểu hiện khác thường như: bỏ ăn, sốt cao, ho, tiêu chảy, đi lại khó khăn... đồng thời, phải báo ngay cho cán bộ thú y để được hỗ trợ chẩn đoán và điều trị hoặc xử lý tiêu hủy theo quy định.

Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine phòng bệnh cho vật nuôi theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

Hàng ngày phải vệ sinh quét dọn chuồng trại sạch sẽ hoặc thay chất độn chuồng không để nền chuồng ẩm ướt.

Thực hiện khử trùng, tiêu độc định kỳ từ 1 - 2 lần/tuần bằng vôi bột hoặc phun các loại thuốc sát trùng. Đồng thời, định kỳ thực hiện phun thuốc diệt côn trùng, tổ chức diệt chuột trong và ngoài chuồng trại.

Khi có dịch bệnh xảy ra, cần cách ly ngay vật nuôi ốm, chết ra khỏi đàn, không được mua bán, vận chuyển, giết mổ hoặc phát tán vật nuôi bị bệnh. Vật nuôi chết phải được chôn (chôn sâu, rắc vôi bột) hoặc đốt xác theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

ĐÀO VĂN AN Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Trị

DƯỠNG CHẤT CHO GIA CẦM KHỎE MẠNH

nho

ạt nho được thu thập từ các nhà máy

chế biến, phơi khô trong bóng râm

3 - 4 ngày, sau đó nghiền mịn. Phần bột sau đó được chiết xuất với ethanol nguyên

chất theo tỷ lệ 100 g bột trên 500 ml dung môi, trong 48 giờ ở nhiệt độ phòng. Dung dịch sau

chiết được lọc và tách ethanol bằng thiết bị bay hơi quay dưới chân không ở 50 - 60°C. Chiết xuất hạt nho (GSE) được bảo quản ở 4°C trong

tủ lạnh và có thể bổ sung vào khẩu phần ăn của gà thịt ở mức 0,5 - 1%, hoặc 3 - 4% đối với gà đẻ để hỗ trợ nhiều chức năng sinh học.

Cải thiện hiệu suất tăng trưởng

Bổ sung chiết xuất hạt nho (GSE) vào khẩu phần ăn giúp cải thiện hiệu quả khả năng sử dụng thức ăn và chức năng tiêu hóa nhờ tăng diện tích hấp thu trong ruột. GSE còn đóng vai trò như một tiền sinh học tiềm năng, hỗ trợ sức khỏe đường ruột, tăng tính toàn vẹn niêm mạc ruột và ức chế sự xâm nhập của mầm bệnh như Clostridium perfringens - tác nhân gây viêm ruột hoại tử, làm giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Bên cạnh đó, GSE còn giúp

ngăn ngừa viêm ruột do Clostridium colinum

- căn bệnh có thể gây viêm xuất huyết ruột và chết trong các trường hợp nghiêm trọng.

Những thay đổi tích cực trong cấu trúc và môi trường ruột khi bổ sung GSE góp phần nâng cao khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng thiết yếu. Cụ thể, việc sử dụng protein được cải thiện, giúp điều hòa tiết dịch tiêu hóa, giảm tổn thất nội sinh và phần nào bù đắp sự thiếu hụt Vitamin B12 nhờ cung cấp các nhóm methyl cần thiết.

Tăng sản lượng trứng

Nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung GSE vào khẩu phần ăn của gà đẻ giúp tăng sản lượng trứng khoảng 4% nhờ nâng cao tỷ lệ đẻ. Trọng lượng trứng cũng tăng từ 66,6 g lên 68,7 g. Hiệu quả này được cho là nhờ đặc tính probiotic của GSE, giúp phát triển buồng trứng, tăng hoạt tính enzyme tiêu hóa và điều hòa pH đường ruột, qua đó cải thiện hấp thu canxi, magie và sử dụng hiệu quả protein cùng các dưỡng chất cần thiết cho quá trình tạo trứng Việc bổ sung GSE giúp cải thiện rõ rệt chất lượng trứng: độ cứng vỏ tăng từ 2,79 lên 3,02 kg/ cm², tỷ lệ trứng hỏng giảm từ 3,3% xuống chỉ còn 0,42%. Chỉ số Haugh - thước đo chất lượng protein dựa trên chiều cao lòng trắng - tăng từ 81,1 lên 85,2. Ngoài ra, lòng đỏ trứng của nhóm có GSE chứa ít cholesterol hơn nhóm đối chứng và mức malondialdehyde (chỉ số stress ôxy hóa) trong lòng đỏ giảm theo xu hướng tuyến tính khi tăng lượng GSE trong khẩu phần.

Cần liều lượng hợp lý GSE là nguồn dinh dưỡng giàu Vitamin E, với

Trong một nghiên cứu, trọng lượng cơ thể (LBW) của gà thịt được cải thiện đáng kể khi được cho ăn khẩu phần chứa chiết xuất hạt nho (GSE) từ ngày tuổi đầu tiên đến ngày 35. Những cải thiện này có thể do chiều cao nhung mao ruột tăng, diện tích hấp thu lớn hơn, hoạt tính của enzyme và hệ thống vận chuyển chất dinh dưỡng được cải thiện, từ đó dẫn đến tăng trọng lượng cơ thể. Nhờ vào các chất chống ôxy hóa tự nhiên có trong GSE - giúp bảo vệ niêm mạc ruột khỏi tổn thương ôxy hóa và giảm nhu động ruột - khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cũng được cải thiện rõ rệt.

hàm lượng lên đến 500 mg/kg. Vitamin E đặc biệt quan trọng trong điều kiện gia cầm bị sốc nhiệt, khi chúng thường bị giảm hormone tuyến giáp, teo cơ quan bạch huyết, suy giảm sức khỏe và tỷ lệ sống. Sốc nhiệt cũng làm tăng tỷ lệ thịt PSE (nhợt màu, mềm, chảy nước) và thúc đẩy quá trình ôxy hóa thịt sau giết mổ. Trong điều kiện sốc nhiệt, Vitamin E có thể giúp nâng cao hiệu suất chăn nuôi gia cầm nhờ cải thiện hệ miễn dịch, tăng độ bền cơ bắp và hỗ trợ các yếu tố tăng trưởng nhạy cảm với nhiệt. Ngoài ra, Vitamin E còn thúc đẩy hoạt động của các enzyme chống ôxy hóa và cải thiện các chỉ số huyết học như giảm acid uric, giảm cholesterol và tăng bạch cầu lympho.

Tác động của GSE đến các đặc điểm sản xuất thay đổi tùy theo liều lượng sử dụng. Việc bổ sung GSE vượt quá mức khuyến nghị (0,5 - 1% với gà thịt và 3 - 4% với gà đẻ) có thể làm giảm lượng thức ăn tiêu thụ do chứa nhiều tannin - hợp chất có vị đắng, làm giảm cảm giác ngon miệng và khả năng tiêu hóa. Tannin gây ra các tương tác liên kết hydro và kỵ nước, ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết chức năng sinh lý của gia cầm. Ngược lại, khi được bổ sung với liều lượng hợp lý, GSE không chỉ cải thiện sức khỏe và hiệu suất của gia cầm như đã nêu, mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế ngành chăn nuôi thông qua việc cải thiện các chỉ số sản xuất trong điều kiện nuôi thông thường.

VŨ ĐỨC (Theo Allaboutfeed)

ARTEMEAL

Nguồn dinh dưỡng

cho gà thịt

Artemeal, một loại phù du biển, được kỳ vọng sẽ cải thiện tăng trưởng gà thịt và giảm dấu chân carbon nhờ khả năng thay thế bột cá.

Một nghiên cứu do Innovate UK dẫn đầu, với sự tham gia của nhiều chuyên gia trong ngành, đang tìm kiếm nguồn protein thay thế bột cá có nguồn gốc từ sinh vật biển nhằm cải thiện sức khỏe đường ruột và hiệu suất tăng trưởng của gà thịt. Mục tiêu là đánh giá liệu Artemeal - một loại sinh vật phù du biển - có thể trở thành giải pháp bền vững cho cuộc khủng hoảng nguyên liệu protein biển hiện nay, đồng thời tối ưu hóa tăng trưởng gia cầm và giảm dấu chân carbon trong chuỗi thực phẩm. Dự án do Aquanzo làm đối tác chính, phối hợp cùng Trường Cao đẳng Nông nghiệp Scotland (SRUC) và Trung tâm Công nghệ Nông nghiệp Vương quốc Anh.

Thay thế bột cá

Từ lâu, các nguyên liệu có nguồn gốc biển như bột cá đã được xem là nguồn dinh dưỡng quý giá cho vật nuôi non, như gà con, heo cai sữa và trong nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, khai thác tài nguyên biển tự nhiên không chỉ gây áp lực lên các hệ sinh thái vốn đã bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, mà còn góp phần phát thải khí nhà kính do vận chuyển đường dài.

Trong khi đó, nhu cầu thức ăn chăn nuôi, đặc biệt cho gia cầm đã tăng mạnh trong vài thập kỷ gần đây, nhưng sản lượng nguyên liệu biển lại gần như không thay đổi trong suốt 40 năm qua. Sự mất cân đối này khiến chi phí tăng cao, khiến bột cá không còn là lựa chọn kinh tế cho ngành chăn nuôi.

Thay vì chỉ tập trung tìm kiếm chất thay thế, Aquanzo đã đi theo hướng khác: phát triển công nghệ nuôi Artemia - loài sinh vật phù du biểnquy mô lớn ngay trên đất liền. Mô hình sản xuất bền vững này cho phép chuyển hóa Artemia thành nguồn protein biển hiệu quả, phù hợp làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

Bền vững

Việc nuôi trồng Artemia mang đến giải pháp lâu dài cho tình trạng khai thác quá mức và phụ thuộc vào nguồn protein biển tự nhiên. Phương pháp này cho phép sản xuất thức ăn chăn nuôi với giá trị dinh dưỡng tương đương bột cá nhưng ít tác động đến môi trường biển. Đồng thời, quá trình nuôi Artemia tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm nguyên liệu, góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Vương quốc Anh. Đối với các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, Artemia là nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng cao, có thể điều chỉnh theo nhu cầu và có mức phát thải thấp hơn so với protein biển khai thác tự nhiên. Sự kiểm soát chất lượng và tính bền vững trong quy trình sản xuất là lợi thế mà các nguồn protein truyền thống khó đạt được. Aquanzo đã tiến hành đánh giá vòng đời toàn diện đối với sản phẩm Artemeal nhằm không ngừng tối ưu hóa quy trình sản xuất bền vững.

Chuyển giao tri thức và lan tỏa thông tin là yếu tố then chốt của dự án, được thúc đẩy thông qua hợp tác với hội đồng tư vấn chuyên gia và các bên liên quan để đảm bảo phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, môi trường và thương mại của ngành. Việc thử nghiệm thành công Artemeal trong khẩu phần ăn cho gà con thay thế bột cá đã mở ra tiềm năng phát triển một lĩnh vực mới trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Cùng với các nguồn protein mới như bột côn trùng và protein đơn bào, protein biển nuôi trồng hứa hẹn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi bền vững tại Vương quốc Anh và toàn cầu.

Quy mô lớn

xuất Artemia

nguyên mẫu và quy trình sản xuất Artemeal quy mô lớn, đồng thời triển khai các hoạt động truyền thông, phổ biến tài liệu và bài viết hướng đến giới chuyên môn và cộng đồng học thuật. Việc nuôi trồng protein từ biển có tiềm năng cách mạng hóa ngành thức ăn chăn nuôi, bằng cách kết hợp giá trị dinh dưỡng, hương vị và năng lượng từ các thành phần biển với nền tảng sản xuất nông nghiệp có thể mở rộng, kiểm soát và phát triển bền vững. Aquanzo ước tính sản lượng Artemeal quy mô công nghiệp trong tương lai có thể đạt hàng nghìn tấn mỗi năm. Trong vòng 5 năm, sản lượng này đủ đáp ứng hơn 10% khẩu phần khởi đầu cho gà con tại Vương quốc Anh, tương đương hơn 100 triệu con gà được nuôi dưỡng. Sứ mệnh lớn hơn của Aquanzo là cung cấp giải pháp protein thay thế không gây tổn hại đến đại dương, phục vụ các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, nông dân và người tiêu dùng. Giải pháp này hứa hẹn cải thiện năng suất và sức khỏe vật nuôi, đồng thời nâng cao tính bền vững trong sản xuất protein nhờ tối ưu hóa di truyền, nguyên liệu và hệ thống nuôi Artemia.

DŨNG NGUYÊN

(Theo WorldPoultry) ➢ Theo hai nhà nghiên cứu Jos Houdijk và Marwa Hussein tại SRUC: “Gà con được cho ăn Artemeal đạt hiệu suất vượt trội so với nhóm ăn bột cá, với trọng lượng thu hoạch cao hơn. Ngoài ra, Artemeal còn mang lại lợi ích cho hệ vi sinh đường ruột và hệ miễn dịch, mở ra triển vọng phát triển gia cầm khỏe mạnh và bền vững”.

“CHUNG CƯ NUÔI HEO”
Bước

đột phá trong ngành chăn nuôi

Với đề xuất từ Công ty Cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam, mô hình nuôi heo nhiều tầng thông minh - hay còn gọi là “chung cư nuôi heo” đang được xem xét thí điểm tại nước ta. Đây là giải pháp chăn nuôi tiên tiến, hứa hẹn góp phần thay đổi diện mạo ngành nông nghiệp, hướng tới phát triển bền vững và hiện đại.

Giải pháp của hiện tại và tương lai

Ngày 4/6, tại cuộc họp do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến chủ trì, Công ty Cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam đã trình bày đề xuất xây dựng hai tổ hợp trại nuôi heo cao tầng tại Tây Ninh và Bình Phước. Mô hình này dự kiến sẽ là bước đột phá trong ứng dụng công nghệ cao vào ngành chăn nuôi tại Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng Giám đốc BAF, hai dự án sẽ được triển khai tại Tân Châu (Tây Ninh) và Đồng Phú (Bình Phước). Dự án tại Tây Ninh có quy mô 64.000 heo nái, cung cấp 1,6 triệu heo thương phẩm mỗi năm, trong khi dự án

ở Bình Phước có sức chứa 20.000 heo nái, sản xuất 500.000 heo thương phẩm hàng năm.

Cả hai tổ hợp này sẽ hoạt động theo mô hình nhà cao tầng khép kín, sử dụng công nghệ chăn nuôi thông minh được chuyển giao từ Tập đoàn Muyuan, nhà chăn nuôi heo lớn nhất thế giới đến từ Trung Quốc. Đây là mô hình tiên phong tại Việt Nam, kết hợp giữa tiết kiệm diện tích đất, giảm chi phí nhân công, và kiểm soát an toàn sinh học hiệu quả.

Ông Minh cho biết, ưu điểm lớn nhất của mô hình là tiết kiệm diện tích đất. Một trang trại truyền thống cần tới 450 ha để nuôi 2,1 triệu heo, trong khi mô hình cao tầng chỉ cần 85 ha. Ngoài ra, mô hình này sử dụng công nghệ tự động hóa, giúp giảm 20 - 30% chi phí nhân công. Ví dụ, một trang trại với quy mô 4.000 heo nái, sản xuất 100.000 heo thịt mỗi năm chỉ cần 95 nhân công thay vì 150 - 160 nhân công như các trại truyền thống.

Mô hình này còn đặc biệt phù hợp với các khu vực có quỹ đất hạn hẹp hoặc địa hình đồi núi phức tạp, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường nhờ hệ thống xử lý chất thải khép kín và tiêu chuẩn an toàn sinh học cao.

Mô hình trại cao tầng được thiết kế để nuôi heo theo từng giai đoạn khác nhau. Mỗi tầng sẽ phục vụ một chức năng riêng, từ nuôi heo hậu bị, nái bầu, nái đẻ, heo cai sữa, đến heo thương phẩm xuất bán. Điều này giúp ngăn ngừa lây nhiễm chéo, nâng cao hiệu quả chăn nuôi và đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Mô hình trại nuôi heo cao tầng có chi phí đầu tư ban đầu lớn hơn trại thường từ 45 - 50%, nhưng mang lại nhiều ưu điểm, đặc biệt đảm bảo an toàn sinh học trong bối cảnh các ổ dịch tả heo châu Phi (ASF) đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đối với các trang trại và đẩy giá heo hơi tăng vọt ở các tỉnh phía Nam.

Tuy là cần sự đầu tư ban đầu lớn, nhưng chi phí này được bù đắp bằng việc tiết kiệm đất đai, nhân công, logistics và giảm tổn thất do dịch bệnh. Mức khấu hao cũng lâu hơn, tức tuổi thọ của các công trình cũng dài hơn.

Đột phá và thách thức

Mặc dù, pháp luật hiện hành không cấm chăn nuôi heo trong nhà nhiều tầng, các cơ quan chức năng khuyến nghị BAF cần làm rõ phương án xử lý chất thải, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn sinh học và khoảng cách hợp lý với khu dân cư.

Ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y, nhấn mạnh: “Mô hình này phù hợp với định hướng ứng dụng khoa học, công nghệ trong nông nghiệp, nhưng cần đặc biệt lưu ý đến việc kiểm soát dịch bệnh. Chỉ một ca nhiễm có thể ảnh hưởng đến toàn bộ khu nuôi khép kín”.

Ngoài ra, đại diện Bộ Nông nghiệp và Môi trường cũng chỉ ra sự thiếu hụt trong khung pháp lý liên quan đến đánh giá tác động môi trường, mật độ chăn nuôi, và cấp phép xây dựng cho loại hình này.

Mô hình nuôi heo cao tầng không còn xa lạ

➢ Mô hình chăn nuôi heo trong

nhà cao tầng thường được xây từ 3 đến 13 tầng, khép kín và ứng dụng công nghệ cao để quản lý toàn diện quy trình chăn nuôi: từ điều tiết nhiệt độ - ánh sáng, cung cấp thức ăn - nước uống, đến xử lý chất thải và phòng chống dịch bệnh. Mô hình đã và đang được triển khai ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Hà Lan, Đức, Đan Mạch, Hàn Quốc...

trên thế giới. Tại Trung Quốc, hình thức này đã

được triển khai từ năm 2018 với hơn 1.830 dự án và hơn 4.200 tòa nhà chuyên chăn nuôi heo. Tổng diện tích xây dựng đạt 42 triệu m², cung ứng 25 triệu heo thương phẩm mỗi năm. BAF kỳ vọng mô hình này sẽ giúp Việt Nam đạt mục tiêu sản xuất 10 triệu heo thương phẩm mỗi năm vào năm 2030, đưa ngành chăn nuôi tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn quốc tế.

Mô hình có thể trở thành tương lai của ngành chăn nuôi Việt Nam, nhưng không thể tránh khỏi những thách thức. Chi phí đầu tư ban đầu cao hơn 45 - 50% so với trại truyền thống, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tài chính và quản lý. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ từ Tập đoàn Muyuan và cam kết từ phía Bộ Nông nghiệp và Môi trường, BAF hoàn toàn có cơ hội thành công trong việc triển khai mô hình này, mở ra hướng đi mới cho ngành chăn nuôi Việt Nam hiện đại, bền vững và hiệu quả hơn.

Việc áp dụng mô hình này không chỉ là bước đột phá trong quản lý quỹ đất và kiểm soát dịch bệnh, mà còn là động lực thúc đẩy công nghiệp hóa nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng cho chuỗi thực phẩm, và tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá cao nỗ lực của BAF Việt Nam trong quá trình đổi mới sáng tạo, phát triển ngành chăn nuôi nước nhà. Trên tinh thần khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư, Thứ trưởng yêu cầu Cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp chặt chẽ với Công ty rà soát kỹ căn cứ pháp lý và quy định để triển khai dự án. Trong đó, Công ty phải xây dựng phương án ứng phó rủi ro, kế hoạch tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm, cũng như hoàn thiện các thủ tục liên quan trước khi triển khai thực tế. Đây là bước chuẩn bị quan trọng nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa chăn nuôi heo, góp phần ổn định nguồn cung và nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm trong nước. THÙY KHÁNH

ÁO Nuôi gia cầm chuẩn phúc lợi hàng đầu châu Âu

Dù sản lượng thịt gia cầm và trứng đều giảm tại Áo trong năm 2023, nhưng quốc gia này

tục giữ vững cam kết với các tiêu chuẩn phúc lợi động vật hàng đầu thế giới.

Ưu tiên hàng nội địa Theo số liệu mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp Liên bang Áo, tổng sản lượng thịt gia cầm của nước này năm 2023 đạt 149.000 tấn, giảm 1,5% so với năm trước. Sản lượng trứng cũng giảm đáng kể trong cùng kỳ. Bên cạnh đó, mức tiêu thụ thịt gia cầm bình quân đầu người tại Áo giảm nhẹ, từ 21,8 kg còn 21,4 kg.

Tuy nhiên, thịt gia cầm tươi sản xuất trong nước ngày càng chiếm ưu thế trên thị trường nội địa. Nhiều chuỗi siêu thị tại Áo hiện yêu cầu 100% thịt tươi có nguồn gốc trong nước - một tín hiệu tích cực cho ngành chăn nuôi trong nước.

Thịt gà chiếm tới 92% tổng sản lượng thịt gia cầm, đưa Áo trở thành quốc gia sản xuất thịt gà lớn thứ 17 trong Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, năm 2023, tỷ lệ tự cung tự cấp thịt gia cầm của Áo giảm còn 73%, thấp hơn mức 77% của năm trước và kém xa mức trung bình 108% của toàn EU. Nhiều nông dân lo ngại bị cạnh tranh bởi các sản phẩm nhập khẩu rẻ hơn, không tuân thủ các tiêu chuẩn chăn nuôi nghiêm ngặt như trong nước. Do đó, đã có nhiều lời kêu gọi người tiêu dùng ưu tiên sản phẩm nội địa. Dù vậy, theo Hiệp hội các nhà sản xuất gia cầm châu Âu, lượng thịt gia cầm nhập khẩu vào Áo (tính theo khối lượng) đã giảm 2,6%, trong khi xuất khẩu lại tăng.

Hình mẫu phúc lợi gia cầm

Áo được xem là một trong những quốc gia có tiêu chuẩn phúc lợi động vật cao nhất thế giới.

Trong chăn nuôi gà

thịt, mật độ nuôi tối đa chỉ 30 kg/m², tương đương khoảng

14 con gà, thấp hơn nhiều so với mức 20 con/m² ở một số

nước EU khác.

Theo Bộ Nông

nghiệp Áo, toàn bộ gà

thịt tại nước này được nuôi theo mô hình

trang trại gia đình, hoàn toàn không có sự tham gia của các công ty chăn nuôi công nghiệp.

Với gà tây, mật

độ nuôi tối đa là 40 kg/m², đánh dấu một bước tiến đáng kể, vì hiện tại EU chưa có quy định cụ thể nào cho chăn nuôi gà tây, và ở một số quốc gia, mật độ này có thể gấp đôi. Sau vài năm tăng trưởng, sản lượng thịt gà tây của Áo năm 2023 giảm 9,1%, còn 20.000 tấn (tính theo trọng lượng xác mổ).

Ngoài ra, 85% thức ăn cho gà thịt được sản xuất trong nước hoặc từ các vùng lân cận, góp phần giảm đáng kể lượng khí thải carbon so với mức trung bình của châu Âu.

Áo có hệ thống chăm sóc sức khỏe gia cầm toàn quốc do Hiệp hội Gia cầm Chất lượng Áo (QGV) quản lý. Tất cả thuốc thú y sử dụng cho gà thịt đều được ghi nhận trong cơ sở dữ liệu trung tâm - một mức độ kiểm soát hiếm có trên thế giới. Nhờ đó, việc sử dụng kháng sinh đã giảm 60% trong 8 năm qua.

Năm 2023, sản lượng trứng tiêu dùng tại Áo giảm 1,6%, còn 2,21 tỷ quả. Trong khi trứng nuôi thả tự nhiên giữ mức ổn định, trứng hữu cơ giảm 5,8% và trứng từ hệ thống nuôi chuồng giảm 6,2%. Mặc dù người tiêu dùng Áo vẫn quan tâm đến sản phẩm hữu cơ, nhu cầu trứng hữu cơ đang có xu hướng giảm - trái ngược với thịt gia cầm hữu cơ vẫn tăng trưởng ổn định. Với tổng đàn gà mái đạt 7,2 triệu con, Áo hiện tự chủ 98% nhu cầu trứng trong nước.

MI LAN

(Theo InternationalPoultry)

NGƯỜI CHĂN NUÔI SỐ 105 - 6/2025

Máy sản xuất viên đa chức năng Medium Farm Feed Pellet Mill

Máy nghiền viên thức ăn là

một trong những máy chủ chốt trong dây chuyền sản xuất thức

ăn viên. Khuôn đúc của máy

được làm bằng thép không gỉ

hoặc thép hợp kim. Máy có ưu

điểm là chi phí thấp, cấu trúc hợp lý, bố trí nhỏ gọn, hiệu suất đáng tin cậy và bảo trì dễ dàng. Máy nghiền thức ăn viên đa chức năng

được sử dụng rộng rãi để sản xuất thức ăn viên cho động vật, chẳng hạn như cá chép, gà, lợn, ngựa, gia súc và gia cầm và gia súc khác.

Thông tin liên hệ: Changzhou Machinery & Equipment Imp.&Exp. Co.,Ltd

Người liên hệ: Ms. Crystal Guo

Điện thoại: (+86) 13 083 696 911

Website: farmfeed-vn.com

Máy trộn đứng thức ăn gia súc – Vertical Mixer Pro

Máy trộn thức ăn chăn nuôi dạng đứng này phù hợp cho các trang trại nhỏ, thiết bị chế biến thức ăn chăn nuôi. Máy cũng có thể được

sử dụng để trộn các nguyên liệu thô hóa học. Trộn đều, có thể tạo ra hỗn hợp trộn, cô đặc, nguyên liệu thành phẩm. Máy phù hợp cho các trang trại nhỏ, lợn, bò, ngựa, thỏ, chó, gà, vịt, cá...

Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH Thiết bị Máy móc Zhengzhou Runxiang

Địa chỉ: A907, Tây Thành, TP Trừng Châu, Hà Nam, Trung Quốc

Điện thoại: +86 37 155 960 109 Email: goldenmachinerysusan@gmail.com

HANMINVIT - SUPPER

Là premix vitamin và khoáng vi lượng cao cấp, chuyên dùng cho gia súc, gia cầm trong giai đoạn tăng trưởng và phục hồi. Sản phẩm giúp bổ sung đầy đủ các vitamin A, D3, E, B1, B2, B12, PP cùng khoáng chất thiết yếu như sắt, kẽm, mangan, đồng… giúp vật nuôi khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, giảm stress do thời tiết, vận chuyển, tiêm phòng. Sử dụng HANMINVIT - SUPPER giúp nâng cao năng suất chăn nuôi, tăng tỉ lệ sống, tăng trưởng nhanh và ổn định. Không chứa kháng sinh hay hormone. Thông tin liên hệ: Công ty Hanvet

Địa chỉ: 88 Trường Chinh, Hà Nội, Việt

Nam

Điện thoại: 024 3869 1156

Email: info@hanvet.com.vn

Đèn bắt muỗi thông minh

quả cao với giá thành cạnh tranh nhất thị trường.

Cấu tạo: Bóng điện ánh sáng xanh tím và quạt hút bên trong đèn.

Thông tin liên hệ:

Công ty thiết bị Chăn nuôi Thuận Phát

Địa chỉ: Đường 428, Ngọc Động, Phương Tú, Ứng Hòa, Hà Nội.

Điện thoại: 0812 246 123

Email: ngocvx09@gmail.com

Khoáng cao cấp cho gia cầm - ORGAMIN

SOL

Là khoáng hữu cơ cao cấp dành riêng cho gia cầm, chứa 8 nguyên tố thiết yếu như Canxi, Kali, Kẽm, Sắt, Đồng... Sản phẩm giúp bổ sung khoáng đa và vi lượng, hỗ trợ xử lý mổ cắn, cải thiện tốc độ ra lông, tăng năng suất và chất lượng trứng, đặc biệt hiệu quả với tình trạng vỏ trứng trắng không rõ nguyên nhân (trừ cút).

Thông tin liên hệ:

Công ty CP Dược Phẩm Xanh Việt Nam

Địa chỉ: Lô đất A2 CN4, cụm CN Từ Liêm, P. Phương Canh, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Điện thoại: 1800 6625 (miễn phí)

Email: info@greenpharma.com.vn B ộ t đ ầ u tôm

Là sản phẩm phụ của quá trình chế biến tôm. Bột vỏ tôm cung cấp chất dinh dưỡng, khoáng chất giúp cải thiện mùi vị hấp dẫn của thức ăn. Bột đầu tôm là nguồn thức ăn giàu đạm, kích thích sự tăng trưởng và phát triển được bổ sung trong khẩu phần thức ăn của gia súc, gia cầm có thể thay thế cho bột cá.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đèn bắt muỗi, nên sử dụng loại đèn bắt muỗi thông minh với nguyên lý hoạt động kết hợp giữa ánh sáng xanh tím và quạt hút để quét sạch muỗi và côn trùng ở trang trại chăn nuôi. Thiết bị chăn nuôi Thuận Phát cung cấp đèn bắt

Đóng gói: Bột vỏ tôm được đóng gói 25 kg/bao.

Thông tin liên hệ:

Công ty Cổ phẩn Nutrivision

Địa chỉ: Tổ dân cư tự quản số 10, ấp Bến Mương, xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam Điện thoại: 0276 3541 542

Email: info.nutrivision@gmail.com ; exim@nutrivision.vn

Máy băm cỏ trung toa inox

Máy băm cỏ trung toa inox được ứng dụng để băm nhỏ các loại rau, thân cây ngôm, sắn, cỏ voi.... làm thức ăn chăn nuôi cho gia súc gia cầm; Khung máy chắc chắn hệ thống dao băm gồm 1 dao thép to 2 lưỡi khóa chặt an toàn cho người sử dụng; Sử dụng nguồn điện dân dụng 220 sử dụng dộng cơ 1,5 Kw cho năng suất cao; Thiết kế nhỏ gọn giá thành rẻ phù hợp với khả năng kinh tế của mọi gia đình; Động cơ được thiết kế dáng rời thuận tiện cho bà con trong quá trình sử dụng.

Thông tin liên hệ: Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Bình Quân

Địa chỉ: Đường La Thành - Khu Cn Phú Thịnh - Tx Sơn Tây - Hà

Điện thoại: 0912 342 772 - 0243 3 747 474

Website: https://binhquan.com.vn/

Kim tiêm 22G 1/4

Kim 22G 1/4 chuyên dùng cho thủy cẩm (vịt) với đường kính kim bằng 0,7 mm tương đương với kim 7 phổ thông, chiều dài là 6 mm, dùng để tiêm các loại thuốc dạng lỏng. Khi sử dụng mũi tiêm sẽ nhanh gọn hơn khi phải ước chừng khoảng cách mũi kim lên gia cầm và thủy cầm.

Thông tin liên hệ:

Công Ty Tnhh Dụng Cụ Thú Y Lê Anh

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố, P. Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0919 269 005

Email: thietbithuyvn@gmail.com

Máy ấp trứng gà Ánh Dương A100

Máy ấp trứng gà mini Ánh Dương

A100 là dòng sản phẩm máy ấp trứng mini được chế tạo từ các vật liệu cao cấp. Vỏ làm từ nhựa PP/ABS nguyên sinh, được bọc kèm 1 lớp xốp định hình để giữ nhiệt độ. Máy được tạo nhiệt bằng dây mayso công nghiệp, độ bền 10 năm, kèm quạt tản nhiệt cỡ lớn 12cm. Ngoài ra, trên máy tích hợp sẵn đèn LED soi trứng để theo dõi sự phát triển của trứng trong suốt quá trình

sử dụng.

Thông tin liên hệ:

Công Ty Ánh Dương Electronics

Việt Nam

Địa Chỉ: tổ 6, Phường Quang Trung, TP. Thái Nguyên, Thái Nguyên

Điện thoại: 0982 558 221 Website: https://mayaptrunganhduong.com/

Bột tỏi

Nhiều nghiên cứu ở trong và ngoài nước khẳng định Tỏi (Allium sativum L.) có tính kháng sinh, có khả năng phòng chống nhiều loại vi khuẩn, nấm, virus… phòng trị các bệnh cúm, đường ruột, điều trị vết thương… tăng tính ngon miệng, giải độc, ức chế nấm mốc, côn trùng, tẩy uế môi trường, nâng cao chất lượng thịt.

Cách dùng:

- Đối với gà: Trộn bột tỏi vào thức ăn hàng ngày với lượng 3%

- Đối với lợn: Sử dụng 3 kg/tấn cám

Thông tin liên hệ:

Công ty CP Dược phẩm Thiên Nguyên

Địa chỉ: Lô A2CN1, Cụm CN Từ Liêm, P. Minh Khai, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0947 805 345

Email: info@thiennguyen.net.vn

Bạt trần chống nóng

Với đặc điểm khí hậu Việt Nam, vào mùa hè có những tháng nhiệt độ lên đến 41 – 42oC thì việc lắp đặt tấm lợp cách nhiệt chống nóng trải dưới mái tôn là một yêu cầu hết sức cần thiết. Bạt trần chống nóng được làm bằng nhôm cách nhiệt không độc hại tới môi trường, độ bền cao. Với cấu tạo 5 lớp, bạt có khả năng cách nhiệt tốt, cách nhiệt lên tới 95 - 97%. Chất liệu nhẹ, dễ thi công, lắp đặt.

Thông tin liên hệ:

Hợp tác xã cung ứng vật tư chăn nuôi Tín Phát

Địa chỉ: Ngọc Động - Phương Tú - Ứng Hòa - Hà Nội

Điện thoại: 0833 833 233

Máng tập ăn cho heo con

Máng tập ăn cho heo con 6 cánh được sản xuất tại Việt Nam, với chất liệu nhựa PP giúp dễ dàng vệ sinh máng. Nên chọn màu máng đậm để kích thích heo con tới máng nhiều hơn. Cho ít cám vào máng và đặt vào khu vực vui chơi của heo ngày 5 - 6 lần, mỗi lần 1 - 2 giờ sau đó bỏ máng ra khỏi chuồng để heo con tập ăn.

Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH MTV Công nghệ Trang trại FARMTECH

Địa chỉ: 800 Trường Sa, Phường 14, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0901 449 966

Email: info@farmtechvn.com

Website: https://farmtechvn.com/

Bình bú heo con

Bình có 9 núm ti bằng silicon sử dụng khi cho heo ăn thêm sữa ngoài, khi đàn quá đông phải tách bớt nuôi bú mẹ luân phiên nên cho ăn thêm sữa ngoài. Có thể sử dụng khi heo mẹ không có sữa hoặc khi rủi ro heo mẹ bị hỏng.

Thông tin liên hệ:

Chị Phương

Địa chỉ: Thái Bình

Điện thoại: 0989 754 887

Tấm nhựa lót sàn

Tấm nhựa lót sàn với kích tước 50 x 100 cm, với bề mặt phẳng nhẵn đẹp, màu sắc tươi, không phai màu, góc cạnh sắc nét, khi nắp ghép thành 1 khối vô cùng chắc chắn, chịu trọng tải lớn, siêu bền, độ bền lên đến trên 10 năm chuồng hỏng sàn chưa hỏng… Tấm nhựa lót sàn ứng dụng trong chăn nuôi gia cầm (dê, gà, ngan, vịt….) dễ dàng và thuận tiện hơn khi thực hiện công tác tháo lắp, vệ sinh chuồng trại.

Nguyên liệu: Nhựa nguyên sinh cao cấp

Thôngv tin liên hệ: Nhà máy nhựa Phú Hòa An

Địa chỉ: Số 21/2 đường Lê Thị Riêng, phường Thới An, quận 12, TP HCM

Điện thoại: 0901 768 929

Email: Sales4@phuhoaan.com

Website: https://phuhoaan.com/

Máy

ép cám viên S150

Trong chăn nuôi, thức ăn chiếm khoảng 60 – 70% trong tổng chi phí vì vậy giảm được chi phí thức ăn chăn nuôi là tăng lãi xuất. Tự làm cám viên sẽ giảm được khoảng từ 20 – 40% so với mua cám công nghiệp đóng bao. Máy ép cám viên S150 giúp ép cám thành viên từ nguyên liệu thô như ngô

hạt, rau cỏ, cá tép, ốc nguyên con, bã bia, bã sắn, bã đậu nành…làm thức ăn

chăn nuôi gà, vịt, lợn…

Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Bình Quân

Điện thoại: 0915 873 322 - 0942 875 995 - 0243 3 747 474

Địa chỉ: KCN - Đường la Thành,P. Phú Thịnh, TX Sơn Tây, TP Hà Nội

Website: https://congtybinhquan.com/

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.