CON TOM Tháng 6 2025

Page 1


san CON TÔM

Hội Thủy sản Việt Nam

CHỦ NHIỆM

TS Nguyễn Việt Thắng

PHỤ TRÁCH

PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi

BAN BIÊN TẬP

Dương Xuân Hùng, Trưởng Ban Biên tập

Đỗ Huy Hoàn, Nhà báo

Phạm Thu Hồng, Nhà báo

Dương Nam Anh, Nhà báo

THƯ KÝ TÒA SOẠN Kim Tiến

CỘNG TÁC NỘI DUNG

Minh Thanh, Hải Đăng, Vũ Mưa, Lê Cung, Phạm Duy Tương, Phan Thanh Cường, Nguyễn Anh, Lê Hoàng Vũ, Mai Xuân Trường

KỸ THUẬT VI TÍNH

Phạm Dương

TÒA SOẠN

Lầu 2, Nhà B, 116 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Q.1, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028.62777616

Email: toasoan.contom@gmail.com

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 1, nhà A8, số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 0243.7713699

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO

VIETNAMMEDIA Communication Co., Ltd.

Điện thoại: (028) 62.777.616

DĐ: 0944.663.828

Email: nghia@thuysanvietnam.com.vn

ĐẶT MUA TẠP CHÍ

Điện thoại: (024) 3.771.1756

Email: vunathuysan@gmail.com

TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG

Tên tài khoản: CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG

VIETNAMMEDIA

Số 8614227979

Ngân hàng Đầu tư & Phát triển

Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Bà Chiểu

Ấn phẩm LHNB

Thưa Quý vị bạn đọc!

Vùng nuôi tôm trọng điểm ĐBSCL đã chính thức bước vào mùa mưa bão, nên việc quản lý, chăm sóc ao tôm luôn gặp rất nhiều khó khăn. Theo ghi nhận của phóng viên Đặc san Con Tôm, độ mặn tại một số vùng nuôi đã giảm mạnh, muốn thả giống, người nuôi phải tận dụng thêm nguồn nước mặn từ vụ trước để đảm bảo độ mặn phù hợp. Điều đáng lo hơn là ngoài yếu tố rủi ro về thời tiết, môi trường, nguy cơ bùng phát dịch bệnh cũng rất lớn, nhất là một số bệnh nguy hiểm, như: EHP, phân trắng, đốm trắng.

Không chỉ gặp khó khăn trong sản xuất, ngành tôm hiện phải đối mặt với những trở ngại từ các thị trường xuất khẩu. Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Sao Ta cho rằng, thách thức đối với ngành tôm là rất rõ ràng và đang ở cấp cao nhất so trước đây. Ngoài câu chuyện về thuế tại thị trường Mỹ hay cạnh tranh với nguồn tôm giá rẻ các nước thì thách thức lớn nhất là các nước nhập khẩu ngày càng dựng lên nhiều rào cản kỹ thuật, kiểm tra chặt chẽ hơn, kể cả hậu kiểm trên kệ hàng. Để vượt qua thách thức, ngành tôm cần có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong sản xuất, thay đổi tư duy kinh tế, hướng tới việc tạo ra những sản phẩm tôm có giá trị cao, đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế và nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng và nguồn gốc sản phẩm.

Theo các doanh nghiệp, để làm được điều này, toàn ngành phải nỗ lực đẩy nhanh chương trình hành động, mang tính đồng bộ, thiết thực và có tác dụng. Khi diện tích nuôi đạt chuẩn lên đến hàng trăm nghìn ha, chắc chắn tôm Việt sẽ chiếm lĩnh phân khúc thị phần tôm cao cấp ở tại các thị trường, góp phần đáng kể cho việc hoàn thành mục tiêu “Nâng tầm tôm Việt”.

Đây là những nội dung chính được đề cập đến trong Đặc san Con Tôm phát hành số tháng 6/2025. Ngoài ra, trong số này vẫn là các chuyên trang, chuyên mục quen thuộc khác. Mời các bạn đón đọc!

Trân trọng! BAN BIÊN TẬP

Tòa soạn luôn hoan nghênh sự đóng góp và các bài viết đặc sắc về ngành tôm từ các CTV, bạn đọc gần xa. Thư và bài vở xin gửi về: TạpchíThủysảnViệtNam - Lầu 2, Nhà B, 116 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Q.1, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028.62777616

Email: toasoan.contom@gmail.com

Hoặc liên hệ trực tiếp theo số điện thoại: 0374 099 498 (Ms. Kim Tiến)

Website: www.thuysanvietnam.com.vn  www.contom.vn

Theo dòng thời sự

T14-15: Nuôi tôm an toàn mùa mưa bão

Vấn đề - Sự kiện

T16-17: Mở rộng vùng nuôi đạt chuẩn

Tòa soạn - Bạn đọc

T18-19: Đảm bảo kiểm tra 100% cơ sở ương dưỡng giống

Thị trường xuất khẩu

T24-25: Con tôm tiếp tục gặp khó tại thị trường Mỹ

Nhìn ra thế giới

T30-31: Chiến lược phát triển ngành tôm bền vững

Thức ăn - Dinh dưỡng

T36: Anh: Chế độ ăn giàu thực vật cho hệ thống nuôi tôm RAS

T37: Postbiotic: Hàng rào phòng thủ tự nhiên cho tôm

Khoa học - Kỹ thuật

T38: Kỹ thuật xi phông ao nuôi

T39: Phòng tránh bệnh vi bào tử trùng

T40: Quản lý pH ao nuôi mùa mưa

T41: Xử lý bệnh hoại tử cơ trên tôm

Thông tin doanh nghiệp

T42-43: Ứng dụng sáng tạo mô hình nuôi tôm công nghệ cao

tại vùng nuôi độ mặn thấp

T44: Nano Bubbles: Công nghệ xanh cho ngành

thủy sản

T45: Bảo vệ gan tụy: Bí quyết của sự thành công

Mô hình điển hình

T48: Bà Rịa - Vũng Tàu: Ăn nên làm ra từ nuôi tôm

Đồng

hành cùng nhà nông

T54-55: Kỹ thuật ương tôm giống trong ao

Chủ động phòng bệnh trên tôm

BÌNH ĐỊNH Thời tiết gây bất lợi cho tôm nuôi

Những ngày qua, các đợt mưa dông, nhiệt độ thay đổi đột ngột đã làm giảm sức đề kháng của tôm, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại dịch bệnh phát triển. Từ đầu năm đến nay, đã có trên 2 triệu con/104.986 m2 nuôi tôm bị bệnh đốm trắng tại xã Đông Minh (Tiền Hải) bị bệnh đốm trắng. Ngay sau khi nhận được thông tin, Chi cục Biển và Thủy sản Thái Bình đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn bám sát địa bàn, đẩy mạnh công tác giám sát chủ động, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến quy định, hướng dẫn kỹ thuật về phòng, chống dịch bệnh cho người nuôi. Bên cạnh việc tuân thủ quy trình, kỹ thuật nuôi, các hộ nuôi cần thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh để kịp thời báo cáo chính quyền địa phương. Tuyệt đối không được xả nước thải, chất thải chưa qua xử lý hoặc xác thủy sản chết ra môi trường,…

NAM CƯỜNG

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 23 ha diện tích nuôi TTCT bị dịch bệnh do môi trường, gồm 8 ha tại xã Hoài Mỹ (thị xã Hoài Nhơn) và 15 ha tại xã Phước Sơn (huyện Tuy Phước). Nguyên nhân chính là do thời tiết diễn biến bất thường hơn so với mọi năm. Các tháng đầu năm lạnh kéo dài, nhiệt độ giữa ngày và đêm dao động lớn gây suy giảm sức đề kháng tôm nuôi. Bên cạnh đó, một số người nuôi tôm sử dụng nguồn nước chưa qua xử lý hoặc xử lý không triệt để. Trước tình hình trên, chính quyền các địa phương đã khẩn trương tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn hộ nuôi tôm kiểm tra các thông số môi trường hàng ngày, đảm bảo các yếu tố đều nằm trong giới hạn cho phép. Sau các đợt mưa lớn, nếu phát hiện nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, phải sử dụng thuốc, hóa chất để tiêu độc, khử trùng. THANH HIẾU

BÌNH THUẬN Sản xuất được 9,58 tỷ con tôm giống

HÀ TĨNH

Thả nuôi được hơn 1.500 ha

Đến thời điểm hiện nay, tổng diện tích nuôi TTCT của Hà Tĩnh

đạt hơn 1.500 ha. Người nuôi đang bắt đầu bước vào thu hoạch vụ tôm Xuân Hè với giá bán cao hơn so cùng kỳ năm trước, góp phần mang lại lợi nhuận tốt. Dự báo thời gian tới, toàn tỉnh sẽ bước vào giai đoạn nắng nóng kéo dài, thời tiết còn nhiều diễn biến thất thường. Trước tình hình đó, ngành chức năng khuyến cáo người nuôi cần tăng cường giám sát các chỉ số môi trường ao nuôi như độ pH, độ kiềm, mật độ rong tảo,… để phát hiện và xử lý kịp thời các dấu hiệu bất thường. Đồng thời, cần tuân thủ nghiêm quy trình kỹ thuật, bổ sung khoáng chất và vitamin nhằm nâng cao sức đề kháng cho tôm. Đối với những ao nuôi mật độ cao, nên chủ động bán tỉa từng đợt để giảm áp lực môi trường, duy trì hiệu quả sản xuất và tranh thủ mức giá bán đang khá thuận lợi.

LÊ LOAN

Bình Thuận là một trong những tỉnh có tiềm năng lớn về sản xuất tôm giống, với số lượng lớn các cơ sở sản xuất và trại giống. Những tháng đầu năm, ngành chức năng

Bình Thuận tăng cường công tác quản lý chất lượng giống thủy sản, nhất là giống tôm bố mẹ; theo dõi chặt chẽ tình hình các vùng nuôi trồng thủy sản, thu mẫu quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi. Trong tháng 5/2025, địa phương sản xuất được 2 tỷ con tôm giống, tăng 3,34% so cùng kỳ năm trước; lũy kế 5 tháng đầu năm 2025, các cơ sở trên địa bàn tỉnh đã sản xuất được 9,58 tỷ con tôm giống, tăng 4,24% so cùng kỳ năm trước. Bình Thuận hiện có khoảng 127 cơ sở sản xuất giống thủy sản, sản lượng hằng năm đạt trên 25 tỷ con. Gần đây, nhiều cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh không ngừng mở rộng quy mô, đầu tư trang thiết bị hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ để giữ vững uy tín và thương hiệu tôm giống Bình Thuận.

HUYỀN THƯƠNG

QUẢNG NAM

Chú trọng quan trắc, cảnh báo môi trường

Trên địa bàn xã Tam Phú, huyện Tam Kỳ có 170 ha ao nuôi tôm 2 vụ mỗi năm. Nhiều năm qua, nghề nuôi tôm nước lợ thường xuyên xảy ra dịch bệnh, địa phương đã đề xuất ngành thủy sản tỉnh thực hiện quan trắc, lấy mẫu nước, mẫu tôm nuôi xét nghiệm. Kết quả quan trắc, cảnh báo môi trường đã khuyến cáo, giúp nông dân thực hiện các giải pháp kỹ thuật để hạn chế rủi ro, hướng đến nghề nuôi trồng thủy sản bền vững. Bà Hoàng Thị Kim Yến, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Nam cho biết, trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt, nuôi thủy sản đối diện với nhiều khó khăn. Bởi vậy, lấy mẫu nước để quan trắc môi trường nuôi thủy sản là rất cần thiết. Ngành chức năng cung cấp bản tin quan trắc môi trường nuôi thủy sản để cảnh báo môi trường nước, giúp người dân linh hoạt thích ứng. NGỌC DIỆP

BẾN TRE

Hiệu quả nuôi tôm công nghệ cao

Trong thời gian qua, tỉnh Bến Tre rất quan tâm đầu tư phát triển nuôi tôm nước lợ ứng dụng công nghệ cao. Hiện tỉnh đã đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng về thủy lợi, điện, đường ở các vùng nuôi tôm nước lợ, tập trung trên địa bàn các huyện ven biển, với quy mô tác động hơn 3.000 ha, tổng nguồn vốn đầu tư 250 tỷ đồng. Từ đó, giúp nông dân giảm giá thành sản xuất, giảm chi phí vận chuyển, nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm. Địa phương đã có gần 4.000 ha nuôi tôm nước lợ ứng dụng công nghệ cao, năng suất hằng năm đạt 90 nghìn tấn, chiếm 50% sản lượng nuôi tôm nước lợ của tỉnh. Giá trị sản xuất tôm ứng dụng công nghệ cao đạt 10.830 tỷ đồng trên tổng giá trị sản xuất ngành tôm là 18.000 tỷ đồng. Năng suất bình quân nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao đạt 40 đến 60 tấn, đặc biệt có hộ sản xuất đạt 70 đến 80 tấn/ha mặt nước. THÁI THUẬN

Phát triển nuôi tôm ứng dụng công nghệ mới

Những năm gần đây, ngành nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đang gặp nhiều khó khăn, thách thức từ biến đổi khí hậu, dịch bệnh, giá cả, cơ sở hạ tầng phát triển chưa đồng bộ; ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế,…

Trước những thách thức, khó khăn, các đại biểu tham gia Hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển nuôi tôm ứng dụng công nghệ mới, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, hướng tới sản xuất an toàn, hiệu quả và bền vững” tại Kiên Giang cho rằng, cơ quan quản lý cần tham mưu UBND tỉnh quan tâm, đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, điện, thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản; tăng cường quản lý chặt chẽ khâu sản xuất và cung ứng giống nhằm giảm rủi ro dịch bệnh; thành lập các vùng nuôi tập trung với sự tham gia liên kết chặt chẽ giữa người nuôi - doanh nghiệp chế biến - nhà khoa học và cơ quan quản lý nhà nước.

TRÀ VINH

Hướng đi mới từ tôm - lúa hữu cơ kết hợp

Tại cù lao Long Hòa và Hòa Minh, huyện Châu Thành, nông dân đã biến khó khăn từ biến đổi khí hậu (6 tháng nước mặn, 6 tháng nước ngọt) thành cơ hội kinh tế, với mô hình lúa hữu cơ kết hợp nuôi tôm càng xanh, mỗi năm mang lại thu nhập trên 200 triệu đồng/ha. Trong vụ sản xuất lúa - tôm 2024 - 2025, hai xã Long Hòa và Hòa Minh triển khai khoảng 600 ha lúa hữu cơ, chủ yếu sử dụng giống ST24, kết hợp nuôi tôm càng xanh. Năng suất lúa đạt bình quân 5,2 tấn/ha, mang về hơn 70 triệu đồng/ha, cao hơn 30 - 35% so với lúa thường. Đồng thời, tôm càng xanh, cua và các loại thủy sản khác đem lại thu nhập 170 - 190 triệu đồng/ ha. Mô hình không chỉ gia tăng giá trị kinh tế mà còn khẳng định hướng phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Đây là 1 trong 13 mô hình trồng trọt hiệu quả về cả kinh tế, xã hội và môi trường.

THÁI DƯƠNG

Diện tích và sản lượng nuôi tôm công nghiệp của Kiên Giang tăng qua từng năm Ảnh: Thùy Trang

Bên cạnh đó, người nuôi cần chủ động cập nhật các công nghệ mới và ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất, nhằm nâng cao năng suất, tăng khả năng cạnh tranh trước như yêu cầu khắt khe từ thị trường quốc tế.

NGUYỄN HẰNG

BẠC LIÊU

Sản lượng tôm đạt mức tăng ấn tượng

Tại Bạc Liêu, nuôi trồng thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt mô hình nuôi tôm siêu thâm canh là điểm nhấn, tạo bước đột phá trong nghề nuôi trồng thủy sản. Trong tháng 5/2025, ngành thủy sản của Bạc Liêu trong có nhiều chuyển biến tích cực, sản lượng thủy sản tăng 6,28%, trong đó riêng sản lượng tôm là 86.173 tấn, đạt mức tăng ấn tượng 10,35%. Thời gian tới, ngành chức năng tiếp tục hướng dẫn người dân thực hiện thời vụ nuôi trồng thủy sản năm 2025, đẩy mạnh triển khai các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời, quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, thức ăn, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường. Bên cạnh đó, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị với nông dân một cách chặt chẽ, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nông dân và doanh nghiệp.

THẢO ANH

SÓC TRĂNG

Nuôi kỹ thuật cao thu lãi lớn

Theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp, nhiều nông dân ở Sóc Trăng áp dụng mô hình nuôi kỹ thuật cao nhằm chủ động hơn trong việc phòng ngừa dịch bệnh phát sinh. Người nuôi tôm còn tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học hay các vi khuẩn có lợi vừa giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, vừa giúp tôm không bị sốc do các tác động từ môi trường, ức chế sự phát triển các vi sinh vật gây bệnh trên tôm. Qua đó, môi trường ao nuôi luôn ổn định, giúp tôm sinh trưởng và phát triển nhanh, đạt tỷ lệ sống cao. Với tổng diện tích nuôi tôm là 4 ha, gồm 7 ao nuôi tôm công nghệ cao, mỗi ao nuôi có diện tích từ 1.200 - 1.500 m2/ao, tôm thả nuôi 3 vụ/ năm, năng suất tôm nuôi sau thu hoạch từ 4 - 5,5 tấn/ao/vụ, bình quân sản lượng tôm 1 ao từ 12 - 15 tấn/năm, ông Ngô Thế Vinh ở xã Trung Bình, huyện Trần Đề thu về khoảng 300 triệu đồng/ao nuôi/năm.

BÙI ĐỊNH

CÀ MAU

Triển vọng nuôi tôm quảng canh cải tiến

Gần đây, nuôi tôm theo kiểu truyền thống tại huyện Trần Văn

Thời không còn hiệu quả, thu nhập từ con tôm không ổn định.

Trước tình hình trên, thời gian qua, một số hộ dân đã mạnh dạn

chuyển đổi thành công với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến

2 giai đoạn, bước đầu mang lại hiệu quả, cho năng suất cao. Anh

Phù Văn Tâm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phong Lạc, cho biết: “Hội Nông dân, Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện tổ chức các lớp tập huấn. Qua đó, dần dần bà con thay đổi cách thức nuôi, áp dụng khoa học - kỹ thuật nuôi tôm quảng canh cải tiến hai giai đoạn, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, kiểm soát dịch bệnh trong suốt quá trình nuôi. Mô hình cho bà con doanh thu từ 150 - 200 triệu đồng/ ha/năm”. Hiện toàn huyện Trần Văn Thời có 17.000 ha nuôi tôm, trong đó diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến 15.400 ha, nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn 11.031 ha, với 6.604 hộ nuôi. DIỆU CHÂU

 Nhiều nhà hàng bán tôm nhập khẩu

Công ty nghiên cứu SeaD

lốt” nội địa

Consulting (Texas) đang kiểm tra tôm tại các nhà hàng quanh Charleston để xác định tỷ lệ sử dụng tôm tự nhiên so với tôm nhập khẩu. Đây là điểm dừng cuối trong chuyến khảo sát tại 8 bang nhằm phát hiện gian lận hải sản ở khu vực Đông Nam nước Mỹ. Kết quả ban đầu cho thấy gian lận tôm diễn ra phổ biến. SeaD đã lấy mẫu DNA từ tôm ở 44 nhà hàng và sử dụng xét nghiệm gen để phân biệt giữa tôm hoang dã và tôm nuôi. Nhiều nhà hàng quảng cáo dùng tôm tươi địa phương nhưng thực chất lại sử dụng tôm nuôi nhập khẩu. Điều này khiến người tiêu dùng bị đánh lừa, còn ngư dân mất thị trường. Hiện South Carolina chưa có luật bắt buộc minh bạch nguồn gốc hải sản. Các nhà nghiên cứu và Hiệp hội Tôm Nam Carolina kỳ vọng bằng chứng thu thập được sẽ thúc đẩy thay đổi chính sách, nhằm bảo vệ ngư dân và quyền lợi người tiêu dùng.

 Dự luật siết chặt kiểm tra tôm nhập khẩu

Ba nghị sĩ Mike Ezell, Julia Letlow và Troy Carter vừa đề xuất dự luật Safer Shrimp Imports Act nhằm siết chặt quy chuẩn kiểm tra tôm nhập khẩu, bảo vệ người tiêu dùng và ngành thủy sản trong nước. Hiện nay, khoảng 90% lượng tôm tiêu thụ tại Mỹ là hàng nhập khẩu, phần lớn đến từ các quốc gia có tiêu chuẩn an toàn thực phẩm thấp, tiềm ẩn nguy cơ tồn dư kháng sinh, thuốc trừ sâu và vi khuẩn gây hại. Dự luật yêu cầu Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) tăng cường kiểm tra và công khai kết quả để người tiêu dùng yên tâm hơn. Bà Letlow và ông Carter cho rằng dự luật sẽ giúp bảo vệ người lao động Mỹ, thúc đẩy thương mại công bằng và đảm bảo an toàn thực phẩm. Dự luật nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ các hiệp hội, doanh nghiệp và giới chức ngành thủy sản, được xem là bước tiến quan trọng trong việc nâng cao tiêu chuẩn nhập khẩu tôm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững ngành tôm nội địa.

ARGENTINA

Ngành khai thác tôm Patagonian bên bờ vực phá sản

 Quý I/2025, khu vực châu Âu - Anh nhập khẩu 159.231 tấn tôm, tăng 8,5% so cùng kỳ năm trước và 10% so quý I/2023. Giá trị nhập khẩu đạt 1.115,9 triệu euro, tăng 18,2% so năm trước. Tôm nước ấm chiếm ưu thế với phần lớn tăng trưởng, gồm 79% tổng lượng nhập và tăng 9% sản phẩm đông lạnh. Tôm nước lạnh nhập khẩu từ ngoài châu Âu và Anh chỉ chiếm 4% giá trị và 6% khối lượng, giảm mạnh 26,7% về khối lượng so năm trước.  Theo số liệu hải quan được Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố tuần qua, lượng tôm hùm Mỹ (Homarus americanus) nhập khẩu vào Trung Quốc trong tháng 4 đã giảm 45,2% so cùng kỳ năm trước. Tổng cộng có 766 tấn tôm hùm tươi sống và đông lạnh được nhập khẩu trong tháng, giảm 44,4% so với tháng 3. Về giá trị, kim ngạch nhập khẩu đạt 150,1 triệu Nhân dân tệ (tương đương 20,8 triệu USD), giảm lần lượt 48,2% so tháng trước và 48,1% so cùng kỳ năm trước.

 Avanti Feeds, doanh nghiệp thức ăn tôm hàng đầu Ấn Độ, báo lợi nhuận quý IV/2025 tăng gần 40% lên 157 tỷ Rs, doanh thu đạt 1.385 tỷ Rs, tăng 7,9%. EBITDA tăng 36,4%, biên lợi nhuận cải thiện lên 12,76%. Cổ phiếu công ty tăng 8%, kéo lợi nhuận năm tăng 32%. Hội đồng quản trị đề xuất chia cổ tức 9 Rs/cổ phiếu, chờ đại hội cổ đông phê duyệt.

Dù nguồn lợi tôm tự nhiên dồi dào, ngành tôm Argentina đang rơi vào khủng hoảng do chi phí tăng vọt và cạnh tranh gay gắt từ tôm nuôi giá rẻ, khiến lợi nhuận sụt giảm nghiêm trọng. Chủ tịch Conarpesa, ông Fernando Álvarez Castellano, cảnh báo: “Chi phí sản xuất 1 kg tôm hiện quá cao. Chi phí lao động chiếm tới 60%, cùng với giá nhiên liệu và vật tư leo thang, khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào cảnh thua lỗ kéo dài. Tôm nuôi giá rẻ ngày càng chiếm lĩnh thị trường châu Âu, đẩy tôm tự nhiên vào thế mất giá. Tranh cãi với công đoàn về việc cắt giảm thưởng sản xuất càng làm tình hình thêm căng thẳng, trong khi nhiều ngư dân bị đe dọa nếu không ra khơi”. Ông Álvarez nhấn mạnh, nếu không kiểm soát được chi phí, ngành tôm sẽ không thể tồn tại. Argentina đang đối mặt bài toán sống còn giữa áp lực kinh tế và sự cạnh tranh khốc liệt toàn cầu.

 Chính phủ Mỹ sẽ mua 16 triệu USD tôm chì Oregon nhằm hỗ trợ ngành thủy sản địa phương đang gặp khó khăn do thị trường toàn cầu biến động và nguy cơ thuế trả đũa từ châu Âu. Khoản mua này giúp ngư dân và nhà chế biến tôm giảm bớt áp lực kinh tế, đồng thời duy trì nguồn cung tôm chất lượng cho thị trường trong nước. Nhiều nghị sĩ và lãnh đạo Oregon đã ủng hộ sáng kiến này, coi đây là giải pháp cứu trợ quan trọng cho cộng đồng ven biển.

 Sau khi tăng 4% so cùng kỳ năm trước vào tháng 1 và tăng mạnh 38% trong tháng 2, xuất khẩu tôm của Indonesia trong tháng 3 đã giảm 5% so cùng kỳ. Lũy kế đến hết quý I/2025, khối lượng xuất khẩu đạt 53.447 tấn, tăng 10% so năm 2024. Ngoại trừ tôm sú nguyên liệu, tất cả các nhóm sản phẩm đều ghi nhận tăng trưởng, trong đó sản phẩm chế biến tăng mạnh nhất với 30%. Xuất khẩu tôm sang hầu hết các thị trường lớn đều tăng, trừ Trung Quốc giảm 15%. Thị trường EU và Canada lần lượt tăng 65% và 123%, vượt xa mức tăng của Mỹ (10%) và Nhật Bản (11%). MỸ

ECUADOR

 Thúc đẩy nuôi tôm bền vững và hiệu quả

Hiệp hội Nuôi tôm Bền vững (SSP) phối hợp với Phòng Thương mại Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA) tổ chức chương trình SustainED 2025 tại Guayaquil, Ecuador vào ngày 22/5. Với chủ đề “Đổi mới dinh dưỡng: Tối đa hóa hiệu quả thức ăn ở mọi giai đoạn nuôi tôm”, sự kiện diễn ra tại khách sạn Hilton Colón, thu hút hơn 150 chuyên gia, học giả và lãnh đạo ngành tôm. Chương trình gồm 6 phiên kỹ thuật, tập trung vào dinh dưỡng theo từng giai đoạn nuôi, công thức thức ăn bền vững, công nghệ cho ăn, nguyên liệu mới và khung pháp lý liên quan. Các chuyên gia từ Inve Aquaculture, Skretting và Vitapro chia sẻ giải pháp giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả và hạn chế tác động môi trường. Sự kiện là diễn đàn chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn, góp phần nâng cao tiêu chuẩn, gia tăng giá trị và năng lực cạnh tranh cho ngành tôm Ecuador. Cargill, Vitapro và

TerraMar Latam là các nhà tài trợ chính.

 Trang trại tôm đầu tiên gia nhập chương trình cải thiện ASC

Trang trại tôm AGRIMINGOLD S.A. (thương hiệu MAREAROSA) vừa trở thành đơn vị

đầu tiên của Ecuador tham gia Dự án cải thiện nuôi trồng thủy sản (AIP) do Hội đồng

Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC) khởi xướng. Dự án áp dụng cho 135 ha nuôi TTCT tại

tỉnh El Oro, với sản lượng 753 tấn/năm. Chương trình AIP dành cho các trang trại chưa

đủ điều kiện chứng nhận ASC nhưng cam kết nâng cao tiêu chuẩn môi trường và xã hội. Theo ASC, sự tham gia của AGRIMINGOLD S.A. thể hiện tinh thần chủ động cải tiến - giá trị cốt lõi mà chương trình hướng tới. Tổng Giám đốc Annabell Palacios nhấn mạnh đây là cột mốc quan trọng, thể hiện cam kết phát triển bền vững, đặc biệt trong bảo vệ môi trường và hỗ trợ cộng đồng dễ tổn thương. Hiện AIP đang triển khai tại 17 địa điểm toàn cầu, trong đó Thái Lan chiếm số lượng dự án lớn nhất.

CHÂU ÂU

Cân nhắc gia hạn thỏa thuận miễn thuế nhập khẩu tôm hùm Mỹ

Liên minh châu Âu (EU) sẵn sàng gia

hạn thỏa thuận miễn thuế nhập khẩu

tôm hùm Mỹ như một phần trong nỗ lực

tháo gỡ các biện pháp thuế quan do Tổng

thống Donald Trump áp đặt. Theo quy

định hiện hành, thuế nhập khẩu đối với

tôm hùm tươi và đông lạnh từ Mỹ sẽ hết

hiệu lực vào ngày 31/7. Thỏa thuận này

được ký kết vào năm 2020, trong nhiệm

kỳ đầu của ông Trump. Chủ tịch Ủy ban

Thương mại Nghị viện châu Âu, ông Bernd Lange, cho biết thương mại tôm hùm không mang nhiều ý nghĩa kinh tế nhưng có giá trị trong việc giảm căng thẳng thương mại với Mỹ, và ông ủng hộ việc gia hạn. Hiện EU đang phải chịu mức thuế 25% từ Mỹ đối với thép, nhôm, ô tô, và 10% đối với hầu hết các mặt hàng khác, có thể tăng lên 20% sau ngày 8/7 khi lệnh hoãn 90 ngày hết hiệu lực. EU đã đề xuất các biện pháp đáp trả trị giá 95 tỷ euro nếu đàm phán không thành công, nhưng vẫn ưu tiên đối thoại.

ẤN ĐỘ

Xuất khẩu tôm quý I/2025 ổn định, giá tăng

Sau khởi đầu chậm trong tháng 1 và 2, xuất khẩu tôm của Ấn Độ trong tháng 3 đã bù đắp phần sụt giảm so cùng kỳ năm trước. Kết thúc quý I/2025, Ấn Độ xuất khẩu 154.658 tấn tôm, trị giá 1,1 tỷ USD. Sản lượng tương đương quý I/2024, nhưng giá trị tăng 12%. Xuất khẩu TTCT đông lạnh, tôm sú và tôm đánh bắt tự nhiên đều giảm, song sản phẩm chế biến giá trị gia tăng tăng mạnh đã bù đắp phần thiếu hụt. Về thị trường, xuất khẩu sang Mỹ tăng 11%, EU tăng 21%, Nhật Bản tăng 6%; trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 23% và Canada giảm 1%. Giá xuất khẩu bình quân nhìn chung ổn định, riêng thị trường Trung Quốc tiếp tục giảm do nhu cầu yếu. TUẤN MINH

 Mùa tôm nội địa Louisiana đã bắt

đầu trong bối cảnh ngư dân gặp khó khăn do tôm nhập khẩu giá rẻ tràn vào thị trường. Các mức thuế quan từng được áp đặt nhằm bảo vệ ngành nhưng nhanh chóng bị tạm dừng, khiến ngư dân không thể cạnh tranh về giá. Sản lượng tôm giảm khoảng 35% so với trước, trong khi liên minh ngành thực phẩm Mỹ kêu gọi chính phủ áp thuế mục tiêu và siết chặt kiểm soát nhập khẩu bất hợp pháp. Dù vậy, người tiêu dùng và nhà phân phối đang chuyển dần sang tôm trong nước nhờ quy định nhãn mác và biến động giá, mang lại hy vọng cân bằng thị trường.

 Trung Quốc đã nhập khẩu 70.066 tấn tôm trong tháng 4, tăng 5% so cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lũy kế từ đầu năm vẫn giảm 9%. Ecuador là quốc gia

đóng góp chính cho mức tăng này, với sản lượng xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 11% so tháng 4/2024. Trong khi đó, lượng tôm nhập từ Ấn Độ, Argentina và Thái Lan đều giảm. Về giá trị, tổng kim ngạch nhập khẩu tháng 4 đạt 365 triệu USD, tăng 6% so cùng kỳ. Tính từ đầu năm, tổng giá trị nhập khẩu đạt 1,45 tỷ USD, tương đương năm trước. Dù giá trị nhập khẩu bình quân vẫn cao hơn so cùng kỳ năm trước, xu hướng những tháng gần đây đang giảm dần.

 Các hiệp hội đại diện ngành tôm, mật ong và cá da trơn Mỹ đã lên tiếng tại Quốc hội, phản đối cạnh tranh không công bằng từ hàng nhập khẩu, đặc biệt từ Việt Nam và Ấn Độ. Liên minh kêu gọi chính phủ siết chặt thương mại, bảo vệ sản xuất nội địa đang bị ảnh hưởng nặng nề. Họ cũng bày tỏ ủng hộ chính sách thương mại cứng rắn của cựu Tổng thống Trump.

 Thai Union vừa công bố Báo cáo Phát triển bền vững 2024, nêu bật các nỗ lực trong bảo vệ hệ sinh thái biển và minh bạch chuỗi cung ứng thủy sản toàn cầu. Công ty đã khởi động Chương trình Tôm Carbon thấp tại Thái Lan nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong nuôi tôm. Hiện 23/32 nhà máy và trung tâm phân phối của Thai Union đã đạt mục tiêu không chôn lấp rác thải. Dưới chiến lược SeaChange 2030, công ty cam kết đầu tư 200 triệu USD vào các sáng kiến về truy xuất nguồn gốc, giảm phát thải và bảo vệ đại dương. 

Nuôi

tôm an toàn mùa mưa bão

Vùng nuôi tôm trọng điểm ĐBSCL đã chính thức bước vào mùa mưa bão. Ngoài yếu tố rủi ro về thời tiết, môi trường, nguy cơ dịch bệnh bùng phát là rất lớn, đặc biệt là một số bệnh nguy hiểm, như: EHP, phân trắng, đốm trắng. Do đó, để có vụ nuôi thành công, đòi hỏi người người nuôi không chỉ có kinh nghiệm, mà còn phải có kiến thức, nhất là kiến thức về an toàn sinh học.

Người nuôi tôm nên cân nhắc lựa chọn mô hình, mật độ nuôi hợp l ý Ảnh: Phong Vân

Mưa bão và dịch bệnh

Sau thời gian dài duy trì ở mức cao, từ tuần cuối tháng 5 đến nay, giá tôm hầu hết các kích cỡ đều có xu hướng giảm nhẹ, dù nguồn cung vẫn không nhiều. Diễn biến trên cùng với các thông tin bất lợi về thuế đối ứng, thuế chống bán phá giá và nhất là thời tiết vào mùa mưa bão đã khiến không ít người nuôi tôm phân vân, lo lắng cho đợt tôm chính vụ này. Bởi hầu hết các yếu tố mang tính quyết định đến hiệu quả vụ nuôi, như: thời tiết, dịch bệnh, môi trường, thị trường,… đều khá bất lợi.

ĐBSCL đang bước vào mùa mưa bão. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc quản lý, chăm sóc ao tôm sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, chi phí đầu tư sẽ lớn hơn, nhưng tỷ lệ thành công lại thấp hơn. Do đó, cho

đến thời điểm hiện tại, ngoại trừ những mô hình nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến và bán thâm canh đã cơ bản thả giống hết diện tích, những hộ nuôi thâm canh, siêu thâm canh vẫn khá dè dặt, khi chỉ thả nuôi một phần diện tích, thậm chí nuôi với mật độ khá thưa, để đảm bảo an toàn. Theo ghi nhận của phóng viên Đặc san Con Tôm, từ khi bước vào mùa mưa đến nay, độ mặn tại một số vùng nuôi đã giảm mạnh, muốn thả nuôi mới, người nuôi phải tận dụng thêm nguồn nước mặn từ vụ trước. Tuy nhiên, theo người nuôi, mặc dù diễn biến thời tiết khá bất lợi nhưng vẫn không bằng nỗi lo về dịch bệnh, vì từ đầu năm đến nay, dịch bệnh luôn có mặt tại hầu hết các vùng nuôi, nhất là bệnh phân trắng, đốm trắng và bệnh do EHP.

Mấy năm gần đây, nghề nuôi tôm ngày càng khó khăn hơn khi phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là rủi ro về dịch bệnh. Ngay cả trang trại những trang trại lớn, đầu tư rất bài bản, có kinh nghiệm, kỹ thuật nhưng cũng hết sức vất vả đối với vụ nuôi này. Tại trang trại của Công ty CP Thủy sản sạch Việt Nam (Viancleanfood), nếu như vụ nuôi đầu tiên, mật độ thả nuôi lên đến 300400 con/m2 thì ở vụ nuôi này đã giảm khoảng ½. Đây cũng chính là một trong những giải pháp giúp giảm rủi ro trong mùa mưa bão được Viancleanfood đúc kết qua nhiều năm. Theo ông Võ Văn Phục, Tổng Giám đốc Vinacleafood, mùa mưa nuôi tôm rất khó, vì ngoài yếu tố mưa bão thất thường thì dịch bệnh ở vụ này cũng rất nhiều; trong đó, bệnh do EHP là điều mà người nuôi rất sợ.

Chủ động phòng chống dịch bệnh

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y các tỉnh, dù chưa bộc phát thành dịch trên diện rộng, nhưng một số mầm bệnh nguy hiểm, như: EHP, hoại tử gan tụy cấp (EMS), đốm trắng, phân trắng,… vẫn xuất hiện khá phổ biến tại các vùng nuôi. Cùng với đó là thời tiết nắng, mưa thất thường, gây thiệt hại đến một số diện tích nuôi tôm. Điều này đã khiến một số hộ nuôi không có lời, thậm chí thua lỗ, không mặn mà thả nuôi vụ mới, gây thiếu hụt nguồn cung tôm cục bộ trong một số thời điểm, đẩy giá tôm trong nước tăng cao, làm khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu.

Để chủ động trong công tác phòng

chống dịch bệnh, ngành chức năng đề nghị các địa phương, người nuôi tôm cần quan tâm đẩy mạnh công tác giám sát dịch

bệnh chủ động, như: thường xuyên tổ

chức lấy mẫu kiểm tra, xét nghiệm mầm

bệnh nhằm chủ động xử lý không để dịch

bệnh xảy ra và lây lan. Tổ chức quan trắc môi trường trước và trong quá trình nuôi

tại các vùng nuôi trọng điểm hoặc khi thời

tiết diễn biến bất thường ảnh hưởng đến

sức đề kháng của tôm nuôi. Tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho người nuôi về các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn sinh học trước mỗi vụ nuôi,…

Hiện Chi cục Thủy sản các tỉnh khu vực nuôi tôm ở ĐBSCL tiếp tục chủ động khuyến cáo người dân các giải pháp nhằm quản lý hiệu quả quá trình thả nuôi thủy sản; triển khai các chương trình giám sát dịch

bệnh chủ động và bị động tại vùng nuôi; tăng cường kiểm tra tôm giống nhập tỉnh nhằm xác định tác nhân gây bệnh để thông tin cảnh báo kịp thời đến người nuôi. Đẩy mạnh công tác quan trắc môi trường vùng nuôi, khuyến cáo giải pháp ngăn ngừa dịch bệnh. Về phía người nuôi, cũng nên thường xuyên cập nhật bản tin thời tiết, khí tượng thủy văn, bản tin giá cả thị trường để có thể đưa ra quyết định kịp thời và đúng đắn nhất, nhằm đảm bảo cho vụ nuôi đạt hiệu quả cao nhất, tận dụng tốt nhất cơ hội từ giá tôm mang lại.

Lựa chọn

hợp lý

Như vậy có thể thấy, đối với những diện tích chuẩn bị thả tôm khó khăn, rủi ro là điều khó tránh khỏi, nên vấn đề là làm sao giảm nhẹ những khó khăn, rủi ro trên để

đảm bảo lợi nhuận cũng như an toàn nguồn vốn. Do đó, người nuôi tôm nên cân nhắc áp dụng mô hình, mật độ nuôi hợp lý để

đạt năng suất, chất lượng, giá thành hợp lý. Đồng thời lựa chọn các yếu tố đầu vào, như: con giống, thức ăn, chế phẩm sinh học,… có chất lượng, nguồn gốc rõ ràng và chỉ nên thả nuôi với mật độ vừa phải. Để có vụ nuôi tốt, hiện nay, tại một số vùng nuôi trong tỉnh Sóc Trăng, người nuôi TTCT chỉ thả với mật độ 30 - 40 con/ m 2 đối với ao đất và 60 - 70 con/m 2 đối với ao lót bạt (sau khi san thưa). Ngoài ra, người nuôi cần lựa chọn giống ở cơ sở uy tín, có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng và phải xét nghiệm sạch bệnh ít nhất 3 loại bệnh: đốm trắng (WSSV), hoại tử gan tụy cấp (AHPND) và bệnh còi - vi bào tử trùng (EHP). Kích cỡ con giống đối với tôm sú là PL 15 và TTCT là PL12 trở lên. Đặc biệt, khuyến khích người nuôi nếu có điều kiện nên áp dụng các mô hình tiên tiến bền vững như: nuôi 2 - 3 giai đoạn có hố xi phông đáy, kết hợp với cá rô phi xử lý nước,…

Bên cạnh đó, đang vào mùa mưa bão nên người nuôi cần quản lý chặt chẽ các yếu tố môi trường ao nuôi như độ mặn, pH, ôxy, kiềm, độ trong, khoáng chất (Ca, Mg, Kali,…) luôn nằm trong ngưỡng thích hợp; áp dụng các biện pháp xi phông đáy ao, tăng cường vi sinh xử lý và làm sạch đáy ao,… để giảm thiểu tối đa chất hữu cơ (phân tôm, bùn đáy, thức ăn dư thừa,…) ra khỏi đáy ao. Phải có ao chứa nước, ao xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi để loại bỏ phù sa, chất hữu cơ, mầm bệnh mang vào khu vực nuôi và tuyệt đối không xả thải nước thải - bùn thải trong quá trình cải tạo ao cũng như xi phông trực tiếp ra ngoài kênh rạch tự nhiên khi chưa được qua xử lý.

XUÂN TRƯỜNG

 Vụ tôm 2025 phải đối mặt với nhiều khó khăn, nên việc thực hiện đúng mô hình, tuân thủ quy trình kỹ thuật đã được khuyến cáo là hết sức quan trọng. Bởi chỉ có như thế, người nuôi mới có được vụ tôm thành công, doanh nghiệp có đủ nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu quan trọng của ngành trong năm.

CON SỐ

363 triệu USD

Là giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm trong tháng 5/2025, tăng 12,4% so cùng kỳ năm trước.

Là sản lượng TTCT thu hoạch trong tháng 5/2025, tăng 7,2% so cùng kỳ năm trước.

4 nghìn

Là sản lượng tôm sú thu hoạch trong tháng 5/2025, tăng 4,3% so cùng kỳ năm trước.

32 nghìn ha

Là diện tích nuôi tôm theo mô hình siêu thâm canh nhiều giai đoạn của huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu.

Là diện tích nuôi nuôi tôm theo mô hình quảng canh cải tiến của huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.

Mở rộng vùng nuôi đạt chuẩn

Nuôi tôm đạt chứng nhận, đặc biệt là các chứng nhận quốc tế như ASC và BAP không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao, mà còn đảm bảo phát triển môi trường bền vững.

Tất yếu và cấp thiết

“Chất” và “chuẩn” là hai yếu tố quan trọng đối với từng sản phẩm và mỗi thị trường đều có một yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên, con đường từ “chất” đến “chuẩn” là một hành trình không chỉ đòi hỏi ở sự quyết tâm, kiên trì, mà còn cả sự thay đổi tư duy, nhận thức để chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Bởi chỉ có như vậy mới giúp người nông dân và cả nhà quản lý nhận ra giá trị to lớn của “chất” và “chuẩn”, để từ đó có những điều chỉnh trong thực hành sản xuất tốt, sản phẩm làm ra có chứng nhận đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu thụ. Ngay từ xa xưa, ông bà ta đã dùng từ “ngon lành” (chất lượng và an toàn cho sức khỏe - PV) để đánh giá chất lượng của một sản phẩm. Điều này cũng dễ hiểu, bởi con người luôn có nhu cầu ăn ngon nên cái ngon bao giờ cũng được ưa chuộng nhiều hơn, vì thế giá trị cũng cao hơn. Và khi khoa học ngày một tiến bộ, thu nhập cao hơn, người ta cũng bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe, nên cái ngon đó phải được đảm bảo thêm bằng sự an toàn vệ sinh thực phẩm thông qua các tiêu chuẩn, quy chuẩn chung, như: VietGAP, GlobalGAP, ASC, BAP, MSC,…

Đối với con tôm cũng vậy, bên cạnh yếu tố mẫu mã, chất lượng, giá thành, thì việc đạt các chứng nhận quốc tế trên sẽ mở ra

cánh cửa rộng hơn để thâm nhập nhiều thị

trường khó tính nhưng có sức tiêu thụ lớn, giá trị cao. Đơn cử như thị trường EU (tính cả Vương quốc Anh), mặc dù chúng ta có nhiều lợi thế về: ưu đãi thuế quan (thông qua các hiệp định thương mại tự do), trình độ chế biến sâu đạt chuẩn cao của thế giới, giá tiêu thụ,… nhưng mức độ tăng trưởng ở thị trường này trong những năm gần đây không như mong muốn. Trong đó có nguyên nhân do sản lượng tôm Việt Nam được cấp chứng nhận chưa nhiều.

Thách thức ngày càng lớn

Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Sao Ta cho rằng, thách thức đối với ngành tôm là rất rõ ràng và đang ở cấp cao nhất so trước đây. Bên cạnh câu chuyện về thuế tại thị trường Mỹ hay cạnh tranh với nguồn tôm giá rẻ các nước thì thách thức lớn nhất là các nước nhập khẩu ngày càng dựng lên nhiều các rào cản kỹ thuật, kiểm tra chặt chẽ hơn, kể cả hậu kiểm trên kệ hàng.

Chỉ riêng với các tổ chức chứng nhận quốc tế, như: BAP, ASC,… ngày càng hoàn thiện hơn hệ thống kiểm soát của mình, gây bất ngờ, thụ động cho các nhà máy chế biến, vùng nuôi. Đối với vấn đề truy xuất nguồn gốc, theo ông Lực là đòi hỏi chung của tất cả thị trường chứ không riêng gì EU. Trong khi đó, tình hình cấp mã số cơ sở nuôi tôm của chúng ta đang trì trệ, vô hình chung tạo ra một nút thắt gây không ít khó khăn cho

các doanh nghiệp trong việc chứng minh, thuyết phục khách hàng về khả năng kiểm soát nguyên liệu của mình.

Đối với thị trường lớn như EU, các hệ thống phân phối lớn ở đây yêu cầu kiểm tra chất lượng tôm theo chuỗi giá trị. Trong đó, cơ sở cung ứng tôm giống và thức ăn phải đạt chuẩn như: ASC, BAP, ISO,... Thị trường lớn thứ hai là Nhật Bản hiện vẫn duy trì kiểm tra toàn bộ lô hàng tôm từ Việt Nam với nhiều tiêu chí dư lượng khắt khe.

Mặc dù thị trường Mỹ có dễ tính hơn nhưng lại là điểm đến của nhiều nguồn tôm rẻ trên thế giới, nhất là Ấn Độ, Ecuador và Indonesia khiến việc tiêu thụ tôm Việt Nam vào đây bị hạn chế do phải cạnh tranh về giá.

Còn thị trường Canada lại coi trọng hậu kiểm, tức họ kiểm hàng doanh nghiệp nào đó trên kệ trong siêu thị, nếu không đạt, hàng của doanh nghiệp đó đang lưu hành ở Canada sẽ bị triệu hồi, trả về Việt Nam khiến rủi ro không còn ở từng lô hàng mà là toàn bộ hàng đang tiêu thụ,…

Nỗ lực mở rộng

Ông Lực cho biết: “Giá tôm nguyên liệu trong nước thời gian qua được giữ vững là nhờ trình độ chế biến của các nhà máy, nhưng về lâu dài, vấn đề này sẽ không còn vì các nước hiện cũng đang đầu tư cho chế biến rất nhiều, nên ngành tôm cần có giải pháp khả thi trong việc giảm giá thành sản xuất, tăng thêm tính cạnh tranh”.

Chúng ta đã có những năm tháng “tập dợt” để chuẩn bị cho nông sản bước ra sân chơi lớn qua tiêu chuẩn VietGAP, nhưng khi bắt tay thực hiện những tiêu chuẩn quốc tế cao cấp hơn, như: ASC, BAP, GlobalGAP,… thì kết quả thu được đến nay vẫn còn rất hạn chế.

CÀ MAU

Phát triển mạnh nuôi tôm sinh thái

Cà Mau đang tích cực tham gia “cuộc đua” chứng nhận nuôi tôm để nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của con tôm xuất khẩu. Tỉnh tập trung vào các mô hình nuôi tôm bền vững, thân thiện với môi trường như nuôi tôm - rừng, tôm - lúa, và áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế như ASC, BAP, GlobalGAP, Organic.

Tại Cà Mau, vùng nuôi thủy sản đến nay đã phát triển lên khoảng 300.000 ha, trong đó có khoảng 280.000 ha nuôi tôm. Tỉnh Cà

Mau đặt mục tiêu nuôi trồng thủy sản gắn liền với tự nhiên, không sử dụng các chất hóa học, không sử dụng các sản phẩm gây biến đổi gen, hạn chế đến mức thấp nhất tác động của việc nuôi trồng thủy sản đến môi trường.

xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển. Đây cũng là chứng nhận ASC Group mô hình tômrừng đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam trên thế giới.

Muốn vậy, con tôm Việt Nam trước hết cần phải sạch, có chứng nhận quốc tế và dễ truy xuất nguồn gốc. Để làm được điều này, theo các doanh nghiệp, toàn ngành phải nỗ lực đẩy nhanh hơn các chương trình hành động, mang tính đồng bộ, thiết thực và có tác dụng cụ thể, như: Tuyên truyền, kiểm tra, ngăn chặn các chế phẩm không được sử dụng trong nuôi tôm, nhất là các kháng sinh cấm một cách quyết liệt, triệt để ngay từ bây giờ và duy trì dài hạn; Quy hoạch lại vùng nuôi và đầu tư cơ sở hạ tầng; tổ chức lại sản xuất nuôi tôm quy mô trang trại, hợp tác xã

đạt các tiêu chuẩn theo yêu cầu thị trường

để sản phẩm có thể tiêu thụ ở các hệ thống

lớn, giá tốt, tạo nền tảng đột phá cho chất lượng, uy tín, thương hiệu tôm Việt Nam. Giải pháp tiếp theo là nên có nhiều dự án

kêu gọi đầu tư nuôi tôm; có chính sách tích

tụ đất đai để hình thành các trại nuôi quy mô lớn, nhằm đạt điều kiện thực hiện quy trình nuôi thâm canh hoàn chỉnh, giảm thiểu rủi ro, tăng năng suất, giảm giá thành, tăng sức

cạnh tranh cho tôm Việt. Khi diện tích nuôi

đạt chuẩn ASC lên đến hàng trăm nghìn ha, chắc chắn tôm Việt sẽ chiếm lĩnh phân khúc

thị phần tôm cao cấp ở tại các thị trường, góp phần đáng kể cho việc hoàn thành mục tiêu “Nâng tầm tôm Việt“. AN XUYÊN Ảnh: Cmeco

Do đó, tỉnh tập trung phát triển mạnh mẽ mô hình nuôi tôm sinh thái, bởi với hình thức nuôi này thì con tôm đạt chất lượng cao, có giá trị xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường khó tính rất ưa chuộng tôm sinh thái của Cà Mau.

Thời gian qua, nhiều diện tích nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đã được cấp các chứng nhận như: GlobalGAP, Naturland, BAP, EU và gần đây có ASC, Selva Shrimp, VietGAP. Hết năm 2024, tổng diện tích tôm được chứng nhận trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 22.590 ha, trong đó chủ yếu là tôm - rừng và tôm - lúa. Đặc biệt, sau nhiều cố gắng nỗ lực, vào cuối năm 2024, Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas đã trao chứng nhận “ASC nhóm” cho cộng đồng nông dân thực hiện chuỗi mô hình tôm - rừng trên địa bàn

Bên cạnh đó, chỉ riêng địa bàn huyện Ngọc Hiển, sau 11 năm, chính quyền địa phương phối hợp các đơn vị có liên quan thực hiện thành công vùng nuôi tômrừng đạt chứng nhận quốc tế tại các xã: Viên An Đông, Viên An, Tam Giang Tây, Tân Ân, thị trấn Rạch Gốc và xã Tân Ân Tây có tổng diện tích chứng nhận gần 11.500 ha với hơn 2.370 hộ nuôi.

Theo nhiều người dân trong chuỗi tôm - rừng huyện Ngọc Hiển, khi tham gia canh tác theo chứng nhận ASC, thủy sản được nuôi có trách nhiệm, giảm thiểu tối đa tác động xấu lên môi trường, hệ sinh thái, cộng đồng dân cư và bảo đảm tốt các quy định về lao động.

Nhờ đó, sản phẩm đáp ứng nhu cầu mua tôm của các thị trường nhập khẩu, phát triển chuỗi liên kết sản xuất tôm bền vững, thúc đẩy sản xuất sạch, truy xuất nguồn gốc đầy đủ và du lịch cộng đồng, góp phần nâng cao giá trị con tôm Cà Mau trên thị trường thế giới.

Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục duy trì vùng nuôi đạt chuẩn quốc tế, đồng thời mở rộng vùng nuôi tôm đạt chuẩn quốc tế tại một số vùng chuyên canh tôm - lúa, tôm quảng canh cải tiến tại các huyện Thới Bình, Cái Nước, Phú Tân, góp phần xây dựng chuỗi nuôi tôm Cà Mau theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường,…

NGUYỄN HẰNG

Đảm bảo kiểm tra 100% cơ sở

ương dưỡng giống

Kiểm soát chất lượng tôm

giống là nhiệm vụ được ngành

thủy sản đặc biệt quan tâm hàng năm. Để khắc phục những

tồn tại của ngành sản xuất tôm giống, mới đây, Cục Thủy sản và Kiểm ngư tiếp tục ban hành văn bản tập trung quản

lý giống các đối tượng thủy sản nuôi chủ lực, có giá trị kinh tế, nhất là giống tôm nước lợ.

kiện sản xuất tại nhiều cơ sở chưa đảm bảo, dẫn đến việc cung cấp tôm giống kém

chất lượng. Phần lớn là các cơ sở nhỏ lẻ, không đạt tiêu chuẩn, vì thế tôm giống

đưa ra thị trường không đảm bảo chất lượng khiên năng suất nuôi bị ảnh hưởng, và nguy cơ lây lan dịch bệnh rất lớn.

Theo các chuyên gia, chi phí con giống tuy chỉ chiếm 8 - 10% tổng giá thành sản xuất tôm, nhưng lại là yếu tố quyết định

đến thành bại của cả vụ nuôi, ảnh hưởng

đến tỷ lệ sống của tôm và tác động trực tiếp đến giá thành sản xuất.

Để thanh lọc thị trường tôm giống, ngành thủy sản đã ban hành nhiều văn

bản nhằm kiểm soát các cơ sở sản xuất

để nâng cao chất lượng con giống và đảm

bảo hiệu quả sản xuất của người nuôi tôm.

Lo ngại tôm giống kém

chất lượng

Chất lượng tôm giống lâu nay vẫn là một vấn đề đáng lo ngại. Nước ta hiện có hàng nghìn cơ sở sản xuất tôm giống, tuy nhiên, tỷ lệ tôm giống đạt chuẩn chưa cao, trong khi nhiều cơ sở sản xuất chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện theo quy định.

Theo số liệu của ngành thủy sản, cả nước có hơn 2.270 cơ sở sản xuất và ương dưỡng giống tôm nước lợ, nhưng số lượng cơ sở đạt tiêu chuẩn còn hạn chế. Điều

Đặc biệt, xây dựng hệ thống dữ liệu số về giống thủy sản, giúp người dân và cơ quan quản lý dễ dàng tra cứu, truy xuất nguồn gốc và chất lượng tôm giống.

Đảm bảo tốt vụ nuôi 2025

Ngày 04/6/2025, Cục Thủy sản và Kiểm ngư ban hành Văn bản số 774/TSKN-GTATS sở Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương về việc tập trung quản lý giống các đối tượng thủy sản chủ lực, có giá trị kinh tế. Nội dung văn bản nêu rõ, hiện cả nước có 7.238 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (2.577 cơ sở thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản và 4.661 cơ sở thuộc diện quản lý điều kiện, chất lượng). Đến hết tháng 5/2025, đã kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận cho 1.820/2.577 cơ sở, đạt 71%). Công tác kiểm tra, kiểm tra duy trì, cấp Giấy chứng nhận nhiều đối tượng nuôi được thực hiện đúng hạn (100% cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống cá rô phi, tôm hùm, cá nước lạnh, thủy sản nuôi truyền thống được kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận). Kết quả kiểm tra, kiểm tra duy trì cấp Giấy giấy chứng nhận bắt đầu được cập nhật trên phần mềm Cơ sở dữ liệu Giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường.

Tuy nhiên, công tác quản lý giống thủy sản vẫn còn một số tồn tại. Cụ thể, việc kiểm tra, kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng còn chưa toàn diện, đồng bộ. Một số cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống cá tra, tôm nước lợ, nhuyễn thể, cá biển (15/76 cơ sở sản xuất giống cá tra, 273/1418 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ, 489/635 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống nhuyễn thể, 4/58 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống cá biển, 36/57 cơ sở sản xuất giống giáp xác (ngoài tôm nước lợ)) chưa được kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận; Nguồn gốc thủy sản bố mẹ đưa vào sản xuất giống chưa được

kiểm soát theo quy định; Công tác quản lý, kiểm soát thời hạn sử dụng giống bố mẹ chưa được quan tâm đúng mức; chất lượng giống thủy sản lưu thông trên thị trường có lúc, có nơi chưa đáp ứng được yêu cầu; Công tác cập nhật thông tin quản lý, thông tin cơ sở, thông tin sản phẩm trên Cơ sở dữ liệu chưa thường xuyên và đầy đủ. Để tiếp tục triển khai công tác quản lý giống thủy sản theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản; phục vụ tốt nuôi trồng thủy sản năm 2025, Cục Thủy sản và Kiểm ngư đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo thẩm quyền tổ chức rà soát, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có hoạt

động sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (nhất là cá tra, tôm nước lợ (tôm sú, TTCT), tôm càng xanh, nhuyễn thể, các loài cá biển) thực hiện thủ tục hành chính “Cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện

sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản”,

đảm bảo 100% cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản được kiểm tra và cấp Giấy

chứng nhận theo quy định.

Kiểm tra duy trì điều kiện 100% cơ sở

sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đã

được cấp Giấy chứng nhận; cập nhật đầy

đủ kết quả kiểm tra duy trì điều kiện sản xuất, ương dưỡng và kết quả sản xuất, ương dưỡng trên Cơ sở dữ liệu.

Trong quá trình kiểm tra duy trì điều kiện, bên cạnh việc kiểm tra theo quy định, tập trung kiểm tra, truy xuất nguồn gốc giống bố mẹ, kiểm soát thời hạn sử dụng giống bố mẹ, đảm bảo giống bố mẹ có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ thời hạn sử dụng. Kịp thời phát hiện các trường hợp sử dụng giống bố mẹ có nguồn gốc từ cơ sở

sản xuất, ương dưỡng giống bố mẹ không được cấp Giấy chứng nhận.

Cùng đó, tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra chất lượng giống thủy sản trong sản xuất, ương dưỡng và lưu thông trên thị trường, kịp thời phát hiện giống kém chất lượng, không được kiểm dịch theo quy định, giống giả, xử lý nghiêm các vi phạm và công khai kết quả xử lý theo quy định (nếu có).

Đồng thời, Cục Thủy sản và Kiểm ngư cũng đề nghị các địa phương tiếp tục triển khai các nội dung tại Công văn số 161/TSGTATS về việc quản lý, phát triển giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản năm 2025.

BẢO HÂN

VĂN BẢN MỚI

 Ngày 22/5/2025, Cục Thủy sản và Kiểm ngư ban hành Kế hoạch thực hiện đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong tình hình mới. Theo nội dung Kế hoạch, Cục Thủy sản và Kiểm ngư sẽ thực hiện kiểm tra các sản phẩm hàng hóa thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục. Trong đó, trọng tâm là việc sản xuất, mua bán, sử dụng giống, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; Việc mua bán, sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản; Xử lý vi phạm về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản khai thác, chống khai thác IUU. Đợt kiểm tra được thực hiện đến ngày 15/6/2025. Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, sẽ khẩn trương rà soát, kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản; sản xuất, mua bán, sử dụng giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; sử dụng thuốc, hóa chất trong phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

 Ngày 23/5/2025, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (NAFIQPM) đã ban hành Kế hoạch 541/ KH-CCPT-TTPC về việc thực hiện đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó, phạm vi thực hiện là các sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của NAFIQPM. Trọng tâm kiểm tra là vấn đề an toàn thực phẩm, thực phẩm giả, độc hại, không rõ nguồn gốc; Việc sử dụng hóa chất, phụ gia quá mức nhằm tăng trọng, chống mất nước sau khi rã đông để gian dối về khối lượng, giảm chất lượng. Đối tượng kiểm tra là các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản. Việc kiểm tra này được triển khai tại các địa bàn trọng điểm có diễn biến phức tạp thường xuyên xảy ra các vụ việc thuộc trọng tâm kiểm tra.

 Ngày 28/5/2025, Cục Hải quan, Bộ Tài chính, đã có Công văn Công văn 6491/ CHQ-GSQL gửi Chi cục Hải quan các khu vực về việc xuất khẩu nông, lâm, thủy sản và sầu riêng. Theo Cục Hải quan, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 08/5/2025

về việc tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu và Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 23/5/2025 về một số nhiệm vụ thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu sầu riêng bền vững, Cục Hải quan yêu cầu Chi cục Hải quan các khu vực chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tạo điều kiện và ưu tiên thực hiện thông quan ngay đối với hàng hóa xuất khẩu là nông, lâm, thủy sản, đặc biệt là sầu riêng và các hàng hóa dễ hư hỏng, hàng hóa đến thời điểm thu hoạch chính vụ; giải quyết ngay các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa. Cùng đó, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan, thường xuyên cập nhật tình hình, cung cấp kịp thời các thông tin về chính sách nhập khẩu, chính sách thuế quan của các nước tới doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm, thủy sản qua các cửa khẩu trên địa bàn.

 Ngày 31/5/2025, Chính phủ ban hành Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước với mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt 8% trở lên. Trong đó, về xuất khẩu, Chính phủ chỉ đạo thúc đẩy xuất khẩu; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất và thị trường xuất, nhập khẩu gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia sâu, rộng hơn vào các chuỗi cung ứng khu vực, toàn cầu. Khai thác hiệu quả các cơ hội từ 17 FTA đã ký kết; nhanh chóng hoàn thành đàm phán FTA với các nước Trung Đông, Thụy Sĩ, Na Uy, Phần Lan,... tăng cường khai thác các thị trường mới, tiềm năng, thị trường Halal, Mỹ Latinh, châu Phi. Riêng lĩnh vực thủy sản, Chính phủ chỉ đạo tập trung theo hướng phát triển các vùng nuôi sinh thái, thâm canh ứng dụng công nghệ cao, nuôi an toàn sinh học, nhân rộng các mô hình nuôi theo chuỗi liên kết có hiệu quả kinh tế cao; phát triển nuôi trồng trên biển theo quy mô công nghiệp; giảm dần sản lượng khai thác ven bờ, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ phù hợp với trữ lượng nguồn lợi, chống khai thác IUU, triển khai đồng bộ các giải pháp để sớm gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu,… 

Con

Đầu tháng 6/2025, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả sơ bộ đợt rà soát lần thứ 19 (POR19) đối với tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam (giai đoạn 1/2/2023 - 31/1/2024).

Mức thuế bất lợi

Trong đợt rà soát này, có 24 công ty Việt

Nam đã kịp thời nộp Hồ sơ đề nghị nhận mức thuế suất riêng rẽ và đã được DOC chấp thuận. Trong đó, 2 công ty đã được DOC lựa chọn làm bị đơn bắt buộc.

Theo Kết luận sơ bộ, 2 doanh nghiệp bị

đơn bắt buộc được DOC xác định mức thuế chống bán phá giá là 0% và 35,29%. Mức thuế sơ bộ áp đặt lên tới 35,29% đối với

Công ty CP Thủy sản Sóc Trăng (STAPIMEX) do bị kết luận chưa nỗ lực hết sức để hợp tác

đầy đủ với DOC trong việc cung cấp thông tin, dẫn tới việc bị áp dụng dữ liệu sẵn có bất lợi đối với một phần chi phí.

“Đây là mức thuế bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh bị Mỹ áp thuế đối ứng”, Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công Thương nhận định.

Theo quy định của WTO và Mỹ, do một doanh nghiệp bị đơn bắt buộc được hưởng mức thuế 0%, DOC đã sử dụng mức thuế của bị đơn còn lại (35,29%) cho 22 doanh nghiệp khác được hưởng thuế suất riêng rẽ

(theo quy định). Thuế suất riêng rẽ được tính bằng bình quân gia quyền mức thuế của các bị đơn bắt buộc, loại trừ mức bằng 0, de-minimis và dựa trên dữ kiện sẵn có bất lợi. Các doanh nghiệp còn lại không nộp Hồ sơ đề nghị nhận thuế suất riêng rẽ vẫn bị áp dụng mức thuế suất toàn quốc không đổi là 25,67%.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) bày tỏ sự quan ngại sâu sắc và cho biết, đây là mức thuế sơ bộ cao bất thường, chưa từng xuất hiện trong suốt 19 năm các doanh nghiệp Việt tham gia vụ kiện chống bán phá giá tôm tại Mỹ.

VASEP cho rằng, kết quả này có thể bắt nguồn từ lỗi kỹ thuật hoặc sai sót dữ liệu.

Trường hợp tương tự từng xảy ra trong kỳ POR12 khi mức thuế sơ bộ cao sau đó được điều chỉnh giảm mạnh trong kết quả cuối cùng.

Trong khi đó, phía STAPIMEX khẳng định đã chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ, hệ thống kế toán và dữ liệu xuất khẩu theo đúng yêu cầu, đồng thời đang khẩn trương rà soát lại toàn bộ thông tin để bổ sung giải trình.

VASEP tin tưởng rằng kết quả cuối cùng, dự kiến công bố vào tháng 12/2025, sẽ phản ánh đúng thực tế và mức thuế sẽ được điều chỉnh hợp lý. Trong đợt rà soát này, DOC lựa chọn Indonesia là quốc gia thay thế chính để tính biên độ phá giá do DOC cho rằng Indonesia có kinh tế tương đồng với Việt Nam; Indonesia sản xuất đáng kể hàng hóa tương tự với hàng hóa bị điều tra trong giai đoạn rà soát và Indonesia cung cấp số liệu tại thời điểm tương ứng với giai đoạn rà soát và đáng tin cậy giúp DOC đánh giá các yếu tố sản xuất của Việt Nam. Tuy nhiên, đối với một số giá trị như ấu trùng tôm (shrimp larvae), DOC sử dụng giá trị thay thế của Ấn Độ.

Dự kiến, DOC sẽ ban hành Kết luận cuối cùng của đợt rà soát này trong vòng 120 ngày kể từ ngày ban hành Kết luận sơ bộ, khoảng tháng 12 năm 2025.

Tích cực ứng phó Mỹ hiện là thị trường đơn lẻ nhập khẩu tôm lớn nhất Việt Nam, chiếm tỷ trọng 20% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam đi các thị

Ảnh: PTC

 VASEP nhận định dù kết quả sơ bộ

chưa có hiệu lực ngay và có thể được

điều chỉnh trong Kết luận cuối cùng (dự kiến công bố vào tháng 12), nhưng thông tin này vẫn tác động tiêu

cực đến tâm lý nhà nhập khẩu Mỹ, ảnh hưởng đến kế hoạch mua hàng, đơn hàng xuất khẩu và đáng lo ngại hơn là ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của người nuôi tôm tại Việt Nam.

trường. Năm 2024, Việt Nam ghi nhận giá trị xuất khẩu tôm đông lạnh trị giá 691 triệu USD vào Mỹ.

Trong bối cảnh chính quyền Tổng thống

Donald J. Trump khởi động chính sách áp thuế đối ứng cao đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, mức thuế sơ bộ bất thường như hiện nay càng làm trầm trọng thêm thách thức mà ngành tôm Việt Nam đang đối mặt khi tiếp cận thị trường Mỹ.

Nhằm thay đổi mức thuế trong Kết luận cuối cùng và đạt kết quả tốt nhất, Cục Phòng vệ Thương mại khuyến nghị VASEP và các doanh nghiệp liên quan cần chủ động

rà soát lại dữ liệu đã nộp, phối hợp chặt

chẽ với luật sư tư vấn bổ sung dữ liệu kịp

thời để DOC điều chỉnh mức thuế trong Kết

luận cuối cùng. Đồng thời, hợp tác đầy đủ và toàn diện với DOC trong suốt quá trình vụ việc để tránh bị coi là bất hợp tác và bị áp mức thuế bất lợi. Trao đổi và kiến nghị

Chính phủ biện pháp hỗ trợ nếu cần thiết.

Mặc dù kết quả sơ bộ chưa có hiệu lực ngay nhưng đã tác động rõ rệt đến tâm lý thị trường. Một số nhà nhập khẩu Mỹ bắt đầu chậm lại trong việc ra quyết định đặt hàng, trong khi người nuôi tôm tại Việt Nam đứng trước nỗi lo về đầu ra và giá bán trong bối cảnh sản xuất còn đang phục hồi.

Cùng với việc chính quyền Mỹ tái siết chặt chính sách thương mại trong năm 2025, trong đó có xu hướng áp thuế đối ứng cao với một số quốc gia, mức thuế sơ bộ bất thường này càng làm trầm trọng thêm những thách thức mà ngành tôm Việt Nam đang đối mặt khi tiếp cận thị trường Mỹ.

Về phần mình, VASEP cũng kêu gọi Bộ Thương mại Mỹ rà soát lại toàn bộ dữ liệu và phương pháp tính toán nhằm đảm bảo khách quan, công bằng, tuân thủ đúng thông lệ các kỳ rà soát trước. Việc này không chỉ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp Việt Nam, mà còn duy trì sự ổn định trong thương mại thủy sản giữa hai nước.

CẢNH NGHI

Thay đổi để thích ứng

Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt và biên lợi nhuận bị thu hẹp, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm buộc phải đổi mới phương thức tiếp cận thị trường.

Ứng dụng công nghệ số tạo lợi thế

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), việc phụ thuộc vào nhà nhập khẩu đang bộc lộ nhiều rủi ro. Hơn nữa, không ít doanh nghiệp vẫn xuất khẩu dưới hình thức gia công hoặc bán hàng mang thương hiệu của đối tác nước ngoài. Thực tế này khiến giá trị gia tăng bị giới hạn, đồng thời gây khó khăn cho việc xây dựng thương hiệu tôm Việt trên thị trường quốc tế.

Trong khi đó, thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra cơ hội tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng mà không cần qua nhiều tầng trung gian. Dù vậy, theo VASEP, số lượng doanh nghiệp thủy sản Việt ứng dụng thương mại điện tử trong xuất khẩu còn khá khiêm tốn.

Phần lớn doanh nghiệp hiện mới chỉ tham gia các sàn thương mại điện tử lớn và chủ yếu hoạt động theo mô hình B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp), trong khi mô hình B2C (doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối) vẫn chưa được khai thác hiệu quả. Đa số doanh nghiệp chưa đầu tư xây dựng website xuất khẩu chuyên biệt, chưa chủ động ứng dụng công nghệ số để tạo lợi thế cạnh tranh. Đổi mới toàn diện hoạt động tiếp thị, từ xây dựng thương hiệu, thiết kế bao bì đến ứng dụng nền tảng số và hợp tác với nhà bán lẻ, đang là chiến lược giúp gia tăng giá trị sản phẩm, tạo kết nối bền vững với người tiêu dùng cuối.

Một số chiến lược đáng chú ý bao gồm: xây dựng câu chuyện thương hiệu gắn với vùng nuôi, chất lượng sản phẩm và yếu tố con người; đầu tư vào bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp (tên gọi, logo, bao bì); và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại thị trường xuất khẩu. VASEP cho rằng, doanh nghiệp nên chủ động xây dựng các website thương mại điện tử chuyên biệt có tích hợp chức năng truy xuất, đồng thời đẩy mạnh tham gia các nền tảng quốc tế như Alibaba, Amazon Global, JD.com,… Để tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn, có thể triển khai chiến lược tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing) thông qua Google, Facebook, TikTok, kết hợp với các chương trình tiếp thị chung cùng nhà bán lẻ, hoặc tham dự các hội chợ chuyên ngành để gặp gỡ trực tiếp nhà phân phối. Đồng thời, thay vì chỉ bán sỉ, doanh nghiệp có thể chủ động hợp tác với hệ thống phân phối tại thị trường mục tiêu, từ chuỗi siêu thị đến nhà hàng. Cách làm này không chỉ nâng cao giá trị thương hiệu mà còn giúp doanh nghiệp tiếp cận người tiêu dùng cuối - nơi giá trị sản phẩm được định vị cao hơn. Để đạt được điều đó, doanh nghiệp cần chú trọng đào tạo nhân lực, đặc biệt là nhân lực phục vụ thương mại điện tử, đầu tư công nghệ, tăng cường liên kết với đối tác logistics, tài chính, marketing quốc tế. Đồng thời, xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng, uy tín, khai thác hiệu quả truyền thông xã hội, đa dạng hóa thị trường và đối tác xuất khẩu qua kênh điện tử. Về phía cơ quan quản lý, VASEP đề xuất Chính phủ tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ đào tạo, xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới và tăng cường truyền thông để doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng cơ hội của thương mại điện tử một cách hiệu quả.

ĐÔNG PHONG

Ảnh: VASEP

Tháng 5/2025, xuất khẩu tôm đạt 363 triệu USD

Giữa bối cảnh nhiều thách thức, tôm vẫn giữ vững vai trò là “ngọn cờ đầu” của ngành thủy sản. Trong tháng 5/2025, xuất khẩu tôm mang về 363 triệu USD - tăng hơn 12%, chiếm hơn 42% tổng kim ngạch toàn ngành. Con số này cho thấy sức mua tại các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, Canada vẫn dồi dào. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2025, giá trị xuất khẩu tôm đã vượt 1,66 tỷ USD - tăng mạnh 28% so năm trước. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định, thời gian tới, xuất khẩu tôm sẽ tăng trưởng nhờ vào sự điều chỉnh chiến lược sản xuất và mở rộng thị trường xuất khẩu tiềm năng như Australia, Trung Đông, Anh, Hàn Quốc,…

Mỹ áp thuế chống bán phá giá tôm Việt lên tới 35,29%

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả sơ bộ

rà soát hành chính lần thứ 19 (POR19) đối với lệnh áp thuế chống bán phá giá (CBPG) tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam trong giai đoạn từ 01/02/2023 đến 31/01/2024. Theo thông báo, DOC xác định Công ty Thông Thuận (bao gồm cả Thông Thuận Cam Ranh) không bán phá giá, với biên độ phá giá là 0%. Trong khi đó, Công ty STAPIMEX bị áp mức thuế sơ bộ lên tới 35,29%. Mức thuế này cũng được áp cho 22 doanh nghiệp khác thuộc nhóm đủ điều kiện hưởng mức thuế riêng biệt nhưng không bị kiểm tra bắt buộc, thay vì áp dụng mức thuế trung bình gia quyền từ hai bị đơn bắt buộc như thông lệ. VASEP và các doanh nghiệp liên quan hết sức bất ngờ và quan ngại sâu sắc về mức thuế sơ bộ cao đột biến này.

Tôm hùm Việt Nam được ưa chuộng tại

Trung Quốc

Xuất khẩu tôm Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, đạt hơn 1,3 tỷ USD, tăng 34% so cùng kỳ năm trước, theo số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP). Trong đó, Trung Quốc vươn lên trở thành thị trường lớn nhất, với kim ngạch xuất khẩu đạt 389 triệu USD. Mức tăng trưởng ấn tượng này là nhờ Trung Quốc đặc biệt yêu thích tôm hùm Việt Nam và nhà nước đang tái cơ cấu chính sách thực phẩm. Theo VASEP, sự kiện Trung Quốc công bố Hướng dẫn phát triển thực phẩm và dinh dưỡng giai đoạn 2025 - 2030 là bước ngoặt quan trọng. Văn bản này nhấn mạnh vai trò của protein trong khẩu phần ăn, đồng thời thúc đẩy tiêu dùng cá và thủy sản thông qua các chương trình như bữa ăn học đường. Đây là động lực thúc đẩy nhu cầu thủy sản tại Trung Quốc, đặc biệt là những mặt hàng có giá trị như tôm hùm và các loại tôm chất lượng cao.

Giá nguyên liệu tôm ổn định tại nhiều tỉnh

Theo Bộ Công thương, giá tôm nguyên liệu trong tháng 5/2025 ổn định tại nhiều địa phương. Cụ thể, tại Quảng Bình, cuối tháng 5/2025 giá nguyên liệu tôm đất, tôm bộp, tôm sú, tôm hùm, TTCT ổn định so những ngày cuối tháng 4/2025. Cụ thể, tôm đất cỡ 40 - 50 con/kg đạt 420.000 đồng/kg; tôm bộp cỡ 45 - 50 con/kg đạt 480.000 đồng/kg; tôm sú cỡ 20 - 30 con/ kg đạt 480.000 đồng/ kg; tôm hùm cỡ 3 - 5 con/kg đạt 1.250.000 đồng/kg, TTCT cỡ 3040 con/kg đạt 300.000 đồng/kg. Còn tại Cà Mau, giá nguyên liệu tôm sú cỡ 20 con/kg đạt 290.000 đồng/kg, ổn định; tôm sú cỡ 30 con/kg đạt 190.000 đồng/kg, giảm 3.000 đồng/kg; TTCT cỡ 20 con/ kg đạt 270.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg so những ngày cuối tháng 4/2025.

PHÚ YÊN

Phát hiện cơ sở bơm tạp chất vào tôm hùm

Ngày 9/6/2025, Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) phát hiện vụ bơm tạp chất vào tôm hùm tại Phú Yên. Đội Quản lý thị trường số 4 phối hợp với Công an tỉnh kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh thủy sản N.T.X. ở thị xã Sông Cầu. Tại đây, bà N.T.X. bị phát hiện dùng bơm tiêm đưa thạch rau câu vào 45 kg tôm hùm chết để tăng trọng lượng và làm tôm trông tươi, nhằm lừa người tiêu dùng. Bà X. thừa nhận hành vi, khai đã thu mua tôm chết từ trước để bơm tạp chất và bán ra thị trường. Cơ sở này không đăng ký hộ kinh doanh theo quy định pháp luật. Đội Quản lý thị trường đã tạm giữ toàn bộ tang vật và chuyển hồ sơ cho UBND thị xã Sông Cầu xử lý. UBND đã phạt bà N.T.X. 11,5 triệu đồng và buộc tiêu hủy 45 kg tôm hùm (trị giá khoảng 22 triệu đồng) bằng cách chôn lấp dưới sự giám sát.

KHÁNH HÒA

Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng tôm hùm giống

Thời gian qua, các đơn vị chuyên môn của Sở Nông nghiệp và Môi trường Khánh Hòa đã phối hợp với Chi cục Thú y vùng IV kiểm tra, giám sát tôm hùm giống sau cách ly kiểm dịch đối với 179 lô tôm

hùm giống được nhập khẩu chính ngạch về Khánh Hòa, với tổng số

30,648 triệu con; thực hiện kiểm dịch tôm giống sau cách ly ra khỏi

địa bàn tỉnh với số lượng 54.328 con. Bên cạnh đó, phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh lập biên bản, xử lý 10 trường

hợp ương dưỡng, vận chuyển tôm hùm giống có dấu hiệu vi phạm, với tổng số 756.243 con, toàn bộ các trường hợp này đều không xuất trình được hồ sơ chứng minh về nguồn gốc xuất xứ của số tôm hùm giống này.

HẬU GIANG

Tôm đầu vụ giá cao

Những ngày qua, nhiều hộ dân nuôi tôm ngoài vùng đê bao ngăn mặn ở xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ phấn khởi vì thu hoạch TTCT đầu vụ bán được giá cao. Hiện giá bán TTCT tại ruộng dao động từ 105.000 - 110.000 đồng/kg (loại 60 con/kg), tăng khoảng 20.000 đồng/kg so cùng kỳ năm trước. Theo chia sẻ của người dân, nếu giá bán tiếp tục ổn định như hiện nay thì người nuôi sẽ có được nguồn lợi nhuận hấp dẫn khi thu hoạch xong vụ tôm. Năm nay nước mặn thường xuyên xuất hiện tại xã Lương Nghĩa với nồng độ từ 5 - 10% đã tạo điều kiện thuận lợi để nuôi tôm, đồng thời nhận thấy mô hình này cho nguồn thu nhập cao nên người dân tăng diện tích thả nuôi. Hiện, diện tích nuôi tôm ngoài vùng đê bao ngăn mặn tại địa phương đạt hơn 180 ha, tăng hơn 40 ha so cùng kỳ năm trước.

KIÊN GIANG

Tôm càng xanh tăng giá

Hiện là thời điểm nông dân các huyện vùng U Minh Thượng thu hoạch tôm sú, TTCT và tôm càng xanh. Trong khi giá tôm sú loại 20 con/kg giảm từ 230.000 đồng/kg còn 200.000 đồng/kg thì giá tôm càng xanh lại tăng. Giá tôm càng xanh phụ thuộc vào cỡ tôm mà có sự chênh lệch. Trung bình, tôm càng xanh loại đầu cỡ 20 con/kg có giá bán 130.000 đồng, loại đầu cỡ 12 - 15 con/kg giá 160.000 đồng và đầu cỡ 8 - 10 con/kg giá khoảng 190.000 đồng, cao hơn cùng kỳ năm 2023 và đầu năm 2024 từ 60.000 - 90.000 đồng/kg. ANH VŨ

ECUADOR

 Giá tôm xuất sang Trung Quốc giảm giữa mùa thu hoạch nội địa

Các nhà đóng gói tôm của Ecuador vừa hạ giá bán sang Trung Quốc khi nguồn cung tôm nuôi trong nước nước này tăng mạnh theo mùa. Giá TTCT đông lạnh IQF 30/40 ngâm nước muối hiện giao dịch tại các chợ bán buôn Trung Quốc ở mức 38,43 - 40,36 NDT/kg (5,33 - 5,6 USD/kg), giảm nhẹ so với tuần trước. Để đối phó với nhu cầu yếu, giá CFR tôm 30/40 bán ngâm nước muối của Ecuador đã giảm còn 4,55 USD/kg, giảm 0,1 USD so tuần trước và 0,25 USD so với trước Hội chợ hải sản Barcelona. Giá các cỡ khác như 40/50 và 50/60 cũng đồng loạt giảm 0,05 USD/kg. Trong khi đó, giá tôm nội địa Trung Quốc đang lao dốc do bắt đầu vào vụ thu hoạch, đặc biệt là ở các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến. Giá tôm 20/30 vẫn giữ ổn định ở mức 45 - 48,33 NDT/kg, trong khi loại 50/60 giảm còn 35,28 - 37,50 NDT/kg. Xu hướng giảm giá dự kiến sẽ tiếp diễn trong thời gian tới.

kỷ

xuất khẩu tôm tháng 4/2025, nhưng

tăng trưởng chững lại

Tháng 4/2025, Ecuador xuất khẩu 254 triệu pound (115.200 tấn) tôm, tăng 3% so cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đang có dấu hiệu chậm lại so với những tháng đầu năm. Từ tháng 1 đến tháng 3, xuất khẩu tôm của Ecuador tăng mạnh với mức tăng lần lượt 14%, 22% và 23%. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng tích lũy từng vượt 20%. Nhưng với mức tăng khiêm tốn trong tháng 4, con số này đã điều chỉnh về 15%. Tính trung bình, Ecuador xuất khẩu 243 triệu pound tôm mỗi tháng trong năm 2025, cao hơn 9% so năm trước. Dự báo cả năm, tăng trưởng xuất khẩu có thể đạt từ 9 - 15%, tùy thuộc vào nhu cầu toàn cầu và ổn định chính sách thương mại.

TRUNG QUỐC

Tăng nhập khẩu tôm, Ấn Độ

Theo số liệu từ hải quan

Trung Quốc, nước này đã nhập khẩu 70.067 tấn tôm trị giá 356 triệu USD trong tháng 4/2025, tăng lần lượt 5% về khối lượng và 6% về giá trị so cùng kỳ năm trước. Tôm nước ấm đông lạnh

chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nhập khẩu, với Ecuador

tiếp tục dẫn đầu nguồn cung khi xuất khẩu sang Trung Quốc 52.295 tấn, trị giá 244 triệu USDtăng 11% so tháng 4/2024 và chiếm tới 75% tổng khối lượng nhập khẩu. Một số thị trường mới nổi ghi nhận mức tăng trưởng mạnh như Venezuela (tăng 245% lên 1.180 tấn) và Myanmar (tăng 138% lên 693 tấn). Trong khi đó, Ấn Độ - nhà cung cấp lớn thứ hai tiếp tục suy giảm khi chỉ xuất khẩu 10.080 tấn, giảm 11% so cùng kỳ và đánh dấu tháng thứ tư liên tiếp giảm. Nguyên nhân được cho là do nhu cầu sụt giảm đối với mặt hàng tôm bỏ đầu, vốn là sản phẩm chủ lực của Ấn Độ tại thị trường Trung Quốc.

Tìm cơ hội xuất khẩu tôm sang Anh sau khó khăn tại Mỹ

Sau khi đối mặt nguy cơ bị áp thuế trả đũa tại Mỹ, các doanh

nghiệp xuất khẩu tôm Ấn Độ đang chuyển hướng sang thị trường

Anh - nơi được kỳ vọng trở thành điểm đến đầy tiềm năng. Theo báo cáo của InCred Equities, nhập khẩu tôm vào Vương quốc Anh

đã tăng đột biến lên 75.000 tấn trong năm 2022, đưa nước này trở

thành thị trường xuất khẩu tôm lớn thứ chín của Ấn Độ. Từng là nhà

cung cấp tôm hàng đầu tại Anh đến năm 2017, Ấn Độ hiện xếp sau

Việt Nam (25% thị phần) và cạnh tranh gay gắt với Ecuador (10%).

Trong khi Việt Nam và Ecuador được miễn thuế, tôm Ấn Độ vẫn chịu thuế 12 - 20%, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh. Tuy nhiên, kỳ vọng

đang dồn vào Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Ấn Độ và Anh.

Nếu được ký kết, ông Nitin Awasthi của InCred dự báo Ấn Độ có thể nâng thị phần tại Anh lên 35% vào năm 2026 - hơn gấp đôi so với mức hiện tại (15%).

MỸ

 Người tiêu dùng chấp nhận chịu thuế mới

Công ty xuất khẩu tôm Ấn Độ Coastal Corporation cho biết, phần

lớn khách hàng tại Mỹ sẵn sàng chịu mức chi phí tăng do thuế quan mới. Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald J. Trump tuần trước đã áp

mức thuế 26% trả đũa đối với Ấn Độ, nằm trong gói thuế quan rộng

khắp nhằm vào nhiều quốc gia, gây lo ngại về tác động tiêu cực

đến thương mại và tăng trưởng kinh tế, đồng thời khiến thị trường

chứng khoán biến động mạnh. Theo Coastal Corp, cuộc thảo luận với các khách hàng Mỹ cho thấy đa số sẵn sàng chịu chi phí tăng, đảm bảo duy trì nhu cầu và giảm thiểu gián đoạn trong ngắn hạn.

Ngoài Mỹ, Coastal Corp còn xuất khẩu sang các thị trường châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc. Hiện công ty đang đẩy mạnh mở rộng xuất khẩu sang Trung Quốc, Nga và Canada nhằm giảm phụ thuộc vào một thị trường duy nhất. Mỹ là thị trường mua tôm lớn nhất của Coastal Corp trong năm tài chính 2024, chiếm phần lớn trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản 7,4 tỷ USD của Ấn Độ trong năm này, theo số liệu từ Cơ quan Phát triển Xuất khẩu Sản phẩm Hải sản Ấn Độ (MPEDA).

 Nhà hàng, bán lẻ tăng giá và cắt giảm món hải sản vì thuế nhập khẩu

Trong bối cảnh Mỹ xem xét áp thuế lên tới 46% đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam và 50% đối với hàng thủy sản từ Liên minh châu Âu, nhiều nhà hàng và nhà bán lẻ tại Mỹ đã bắt đầu chuyển gánh nặng chi phí sang người tiêu dùng. Tại Oxon Hill (Maryland), một nhà hàng hải sản đã điều chỉnh giá tôm tăng 20%, từ 4,8 USD lên 5,6 USD mỗi pound, trong khi giá cua hiện đạt mức 30 USD/pound. Việc tăng giá được cho là nhằm duy trì khẩu phần ăn và bù đắp chi phí nhập khẩu ngày càng cao, một phần do ảnh hưởng từ lạm phát và sự cạnh tranh với nguồn tôm từ Ecuador. Không chỉ riêng Maryland, các nhà hàng tại New York, Boston và Santa Cruz cũng đang cân nhắc các biện pháp tương tự, bao gồm điều chỉnh giá bán, thay đổi nguồn cung ứng hoặc tái cấu trúc thực đơn nhằm giảm thiểu chi phí. Xu hướng này đang tạo ra những biến động đáng kể trong chuỗi cung ứng thủy sản của Mỹ. Dự báo, người tiêu dùng Mỹ sẽ sớm phải đối mặt với giá hải sản cao hơn và sự thu hẹp về lựa chọn sản phẩm, đặc biệt là các mặt hàng nhập khẩu từ châu Á và châu Âu.

Chiến lược phát triển ngành tôm bền vững

Ngành nuôi tôm đang bứt phá nhờ thâm canh và công nghệ cao. Tuy nhiên, áp lực chi phí, nguyên liệu và yêu cầu bền vững đang đặt ra bài toán cân bằng giữa lợi nhuận và trách nhiệm môi trường.

Biến động toàn cầu

Sản lượng tôm châu Á giảm 3% năm 2023 nhưng tăng 4% trong năm 2024. Riêng Ấn

Độ có mức tăng trưởng sản lượng 267% trong một thập kỷ, từ 0,32 lên 1,18 triệu tấn, xuất

khẩu tăng gấp đôi. Dự báo thị trường đạt 14 tỷ USD vào năm 2028. Ecuador vẫn là nước sản xuất lớn nhất khu vực Mỹ Latinh, đạt

1,49 triệu tấn năm 2023. Tuy nhiên, doanh thu giảm do giá rớt và nhu cầu tại Trung

Quốc yếu, khiến ngành thiệt hại 1 tỷ USD.

Chiến lược tiếp thị

Chiến lược tiếp thị hiệu quả là yếu tố thiết yếu nhằm thúc đẩy tiêu thụ tôm toàn cầu.

Tuy nhiên, toàn cầu hóa và chi phí thực phẩm tăng có thể cản trở tiêu thụ tôm tại châu Âu

và Mỹ. Theo chuyên gia tại Seafood Advocate, các quốc gia sản xuất tôm nên ưu tiên mở rộng thị phần ở mọi phân khúc bao gồm cả người tiêu dùng mới và quy mô nhỏ thay vì chỉ dựa vào tần suất mở rộng thị trường.

Trong khi nhu cầu tại châu Âu và Mỹ tương đối thấp, thị trường Trung Quốc vẫn mạnh nhờ các tiến bộ trong ương giống, dinh dưỡng, canh tác và chế biến. Ngành cần một kế hoạch tiếp thị phối hợp, tương tự như các

chiến lược tiền cạnh tranh đã thành công

trong ngành thịt bò, thịt heo và sữa, nhằm mở rộng thị trường và kích thích tiêu dùng. Tôm Ấn Độ có vị thế tốt trên thị trường tôm toàn cầu nhưng vẫn đối mặt bốn thách thức lớn đe dọa lợi nhuận: tỷ lệ sống thấp, rủi ro dịch bệnh tăng, công suất chế biến sản phẩm giá trị gia tăng hạn chế, quy định truy xuất nguồn gốc nghiêm ngặt và áp lực môi trường. Để duy trì tăng trưởng, ngành tôm Ấn Độ cần cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn, quản lý nước thải và ứng dụng năng lượng tái tạo. Tính bền vững môi trường và minh bạch sẽ là yếu tố then chốt để duy trì xuất khẩu, đặc biệt sang Mỹ.

Nhãn sinh thái và truy xuất nguồn gốc

Người tiêu dùng thủy sản tại các quốc gia phát triển ngày càng quan tâm đến tác động xã hội và môi trường, khiến các chính phủ phải ban hành quy định về khai thác bền vững và có đạo đức. Mỹ và châu Âu yêu cầu truy xuất nguồn gốc để phân biệt sản phẩm nuôi và khai thác tự nhiên.

Các nước xuất khẩu tôm hàng đầu như Ecuador, Brazil, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ đã triển khai các chương

trình chứng nhận nhằm đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn sinh thái và an toàn thực phẩm. Ví dụ: Brazil có Chương trình Chứng nhận nuôi tôm (PICC), Thái Lan có chương trình “Tôm chất lượng Thái”, Trung Quốc với Quy chuẩn Nuôi trồng Thủy sản tốt (GAP), và Việt Nam với chứng nhận của Liên minh Nuôi trồng Thủy sản Toàn cầu (GAA).

Với đặc thù phân mảnh của ngành tôm châu Á, truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng trở nên thiết yếu. Các giải pháp ICT hiện cho phép quản lý tồn kho chính xác, cho ăn tự động, giám sát chất lượng nước theo thời gian thực, từ đó cải thiện hiệu suất và tính bền vững. Những đổi mới này tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc, liên kết sản phẩm cuối cùng với lô sản xuất và nguồn thức ăn để nâng cao tính minh bạch.

Thâm canh bền vững

Ngành tôm hiện đang đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm các vấn đề môi trường như tích tụ bùn thải, dư lượng hóa chất và quản lý nước thải, thiếu cơ sở hạ tầng. Dịch bệnh, chi phí sản xuất cao và chất lượng nước thấp tiếp tục đe dọa lợi nhuận. Nhu cầu tiêu dùng tôm giảm do rào cản thương mại. Một số

nhà sản xuất đã giảm mật độ thả nuôi, đồng thời chú trọng đến các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn và quản lý nước.

Mô hình nuôi tôm thâm canh ngày càng

chú trọng tái sử dụng nước, quản lý chất thải, và áp dụng công nghệ. Mô hình nuôi

tôm trong nhà tại Hawaii, Florida và Texas đạt hiệu quả với năng suất đạt 5 - 10 kg/m³ trong vòng ba tháng, giảm nhu cầu sử dụng hóa chất và kháng sinh, nâng cao chất lượng tôm.

Các hệ thống nuôi tôm cải tiến giúp giảm thiểu sử dụng nước, năng lượng và hóa chất, đồng thời nâng cao khả năng truy xuất nguồn gốc và thúc đẩy các thực hành bền vững. Chính phủ, các tổ chức hợp tác và doanh nghiệp cần phối hợp để thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm, nâng cao năng lực chế biến sản phẩm giá trị gia tăng, tăng tính minh bạch trong xuất khẩu, tận dụng công nghệ và đầu tư vào R&D.

Triển vọng tương

lai

Tương lai ngành tôm phụ thuộc nhiều vào đổi mới thức ăn, công nghệ nuôi và tính

bền vững. Các kỹ thuật như ép đùn thức ăn giúp cải thiện hệ số chuyển hóa (FCR) và giảm lãng phí thức ăn. Khoảng 17% trang trại ở Ecuador sử dụng máy cho ăn tự động và hệ thống sục khí, nhưng con số này được

kỳ vọng sẽ tăng nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, ngành tôm cần áp dụng các hệ thống nuôi tuần hoàn và chọn giống tăng trưởng nhanh, có khả năng tiêu hóa các loại thức ăn thay thế như tảo và côn trùng. Chương trình nhân giống sử dụng công nghệ chọn lọc phân tử và giống sạch bệnh (SPF) sẽ là nền tảng cho mục tiêu bền vững lâu dài. Ngành tôm Ấn Độ được kỳ vọng tăng trưởng, đặc biệt sau khi Đạo luật Cơ quan Nuôi trồng Thủy sản ven biển (sửa đổi) được thông qua vào năm 2023. Sự phát triển trong tương lai sẽ phụ thuộc vào công nghệ nuôi thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, năng

lực chế biến sản phẩm giá trị gia tăng hạn chế khiến Ấn Độ khó cạnh tranh và thâm nhập các thị trường cao cấp. Quốc gia này cần hiện

đại hóa công nghệ chế biến, áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt và tập trung vào xuất khẩu các sản phẩm chế biến sâu.

Cuối cùng, sự thành công lâu dài của ngành tôm nằm ở việc phát triển các hệ thống nuôi bền vững, dựa trên sản phẩm giá trị gia tăng. Việc chuyển từ chiến lược ngắn hạn sang dài hạn sẽ đảm bảo tăng trưởng bền vững và duy trì vị thế dẫn đầu toàn cầu trong ngành nuôi trồng thủy sản. TUẤN MINH (Theo GlobalSeafood)

Ngành

tôm châu Á

chọn thay đổi hay ngõ cụt?

Ngành công nghiệp tôm đã bước tới ngã ba đường: sản lượng vượt nhu cầu, giá bán giảm xuống dưới điểm hòa vốn ở nhiều quốc gia, kể cả “ông lớn” Ecuador.

Bài học từ sự thất bại

Chi phí sản xuất không ngừng tăng lên. Cú vấp ngã của eFishery - từng là biểu tượng đổi mới - chẳng khác nào cú “tát” cho cả giới startup lẫn ngành thủy sản. Khi chính kẻ tiên phong đổi mới lại trở thành điển hình của sự thất bại, toàn ngành cần nhìn lại mình. Khẩu hiệu ngành tôm hôm nay nên là: “Không có nuôi trồng, sẽ chẳng có gì còn lại trong chuỗi giá trị”. Đây là điều căn bản nhưng lại đang bị bỏ quên.

Nuôi tôm thâm canh bắt đầu từ khi giống TTCT sạch bệnh (SPF) xuất hiện ở châu Á. So với tôm sú, TTCT có thể nuôi ở mật độ cao hơn. Nhưng lòng tham và sự tự mãn đã đẩy mật độ thả vượt quá ngưỡng chịu đựng của hệ sinh thái ao nuôi, khiến dịch bệnh lan rộng. Trước đây, khi tỷ lệ sống đạt 80%, chi phí sản xuất/kg thấp và người nuôi vẫn có lãi, kể cả khi mắc lỗi kỹ thuật. Nhưng khi tỷ lệ sống tụt xuống 50%, bài toán kinh tế nhanh chóng chuyển từ lãi sang lỗ. Ao nuôi đã cũ, mô hình đã lỗi thời, và sự dễ dãi không còn chỗ tồn tại.

Cần mô hình thực tế và hiệu quả hơn

Nhiều startup hiện nay chỉ tập trung vào công nghệ theo dõi thời gian thực, cải tiến nguyên liệu thức ăn, công nghệ cho ăn, hay xây dựng sàn giao dịch nhưng lại quên rằng: gốc rễ là mô hình nuôi. Không ai dám chạm tới điều cốt lõi đó. Một trong những biểu hiện sai lệch là cách tính tỷ lệ sống “ảo”: thả vượt 20 -30% giống (PL) như một “phần thưởng thêm”, rồi lấy tỷ lệ sống dựa trên con số đã được cường điệu. Việc này khiến ao vượt tải và tăng nguy cơ dịch bệnh. Ngành cần dứt khoát từ bỏ “giá trị ảo” và quay về với tỷ lệ sống thực tế.

Dịch bệnh là lời cảnh tỉnh nhưng chỉ hữu ích nếu chúng ta phân tích đến nơi đến chốn để tìm ra các điểm kích hoạt. Ngành cần những hệ thống cảnh báo sớm để kịp thời nhận diện nguy cơ.

Chủ đề TARS 2025 “Chính xác - Năng suất - Lợi nhuận” không phải lời hô hào suông. Tỷ lệ sống thấp phản ánh rõ mức độ thiếu hiệu quả của toàn ngành. Chỉ khi đo lường chính xác, chúng ta mới biết cải thiện điều gì. Khi nuôi chính xác, năng suất sẽ tăng và lợi nhuận tự khắc theo sau. TARS 2025 mổ xẻ toàn bộ chuỗi giá trị, đặt lại các giả định cũ, và đưa ra những mô hình canh tác khả thi hơn. Đây là nơi buộc chúng ta suy nghĩ vượt khỏi lối mòn .

Lối đi mới

Một hướng đi đầy hứa hẹn là chuyển sang thả giống PL35 - hậu ấu trùng lớn, khỏe, khả năng kháng bệnh cao. Mô hình này giúp rút ngắn thời gian nuôi, tăng số vụ/năm, và cải thiện đáng kể tỷ lệ sống. Tuy chi phí giống PL35 cao hơn PL12, nhưng hiệu quả mang lại vượt xa khoản chênh lệch. Việc này cũng sẽ chấm dứt thói quen thả tăng thêm 20 - 30% con giống - vốn là nguyên nhân dẫn đến quá tải và dịch bệnh. Để triển khai mô hình này, cần hệ thống ương giống chuyên biệt có thể kết hợp với mô hình RAS lai (hệ thống tuần hoàn cải tiến) như trong trại giống. Đây không chỉ là cải tiến kỹ thuật, mà là thay đổi tư duy từ gốc.

Hồi chuông cảnh tỉnh cho toàn ngành tôm châu Á đã được gióng lên: không thay đổi là đi vào ngõ cụt. Câu hỏi đặt ra: phải chăng sự “thoải mái” từ lối mòn đang khiến chúng ta ngại thay đổi, dù cái giá phải trả ngày càng rõ ràng?

ZURIDAD MERICAN Aquaculture Asia Pacific

Chế độ ăn giàu thực vật cho hệ thống nuôi tôm RAS

Trước nguy cơ cạn kiệt bột cá, ngành tôm nuôi tại Anh đang dần chuyển sang nguyên liệu thực vật

nhằm giảm chi phí và tác động môi trường.

Nguyên liệu nội địa

Pontus Research đã triển khai dự án

InSuRAFeed (Thức ăn tuần hoàn bền vững đổi mới cho nuôi trồng thủy sản) vào năm 2023 nhằm đánh giá khả năng sản xuất thức ăn thủy sản từ nguyên liệu nội địa Anh. Dự án tập trung phát triển công thức thức ăn cho TTCT - loài tôm nuôi phổ biến nhất và so sánh hiệu quả sinh trưởng với một công thức thương mại hiện có.

Trong bối cảnh hệ thống nuôi tuần hoàn (RAS) tại Anh có tiềm năng phát triển mạnh, việc chủ động nghiên cứu thức ăn thương mại khả thi là cần thiết. Điều này giúp đảm bảo nguồn cung hiệu quả, chi phí hợp lý ngay từ đầu, tránh phụ thuộc nhập khẩu, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng, củng cố chuỗi cung ứng nội địa và nâng cao tính bền vững cho ngành.

Các tiêu chí lựa chọn nguyên liệu cho dự án được xác định rõ ràng và đơn giản như sau: Không chứa đậu nành hoặc bất kỳ dẫn xuất nào từ đậu nành; Có nguồn gốc và được

chế biến tại Anh; Được khai thác bền vững, không ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên (trừ bột cá); Có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là hàm lượng protein và lipid tối ưu.

Giàu protein thực vật

Từ 22 nguyên liệu tiềm năng ban đầu và dựa trên chi phí của khẩu phần đối chứng thương mại, hai công thức thực nghiệm đã được xây dựng, trong đó hơn 70% thành phần có nguồn gốc thực vật. Khẩu phần giàu động vật - ít thực vật (HA/LP) có tỷ lệ nguyên liệu động vật và thực vật là 19%:71%, trong khi khẩu phần ít động vậtgiàu thực vật (LA/HP) là 13%:76%. Như dự đoán, khẩu phần HA/LP có chi phí cao hơn LA/HP do sử dụng nhiều nguyên liệu động vật hơn. Cả hai khẩu phần thực nghiệm đều đắt hơn 10 - 30% so với khẩu phần đối chứng, theo giá nhà cung cấp năm 2023. Để đảm bảo tính so sánh, tất cả khẩu phần ăn trong thí nghiệm được thiết kế đồng nhất về hàm lượng đạm, năng lượng và lipid,

bám sát thành phần dinh dưỡng của khẩu phần thương mại đối chứng và đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của TTCT. Thức ăn thử nghiệm được sản xuất tại nhà máy của Pontus Research, dưới quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt. Sau 50 ngày nuôi, tôm được cho ăn hai khẩu phần thử nghiệm HA/LP và LA/HP đạt trọng lượng cuối kỳ và mức tăng trọng cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng. Cụ thể, tôm ăn khẩu phần đối chứng tăng trọng 6,2 lần, trong khi nhóm HA/LP và LA/HP lần lượt tăng 8,15 và 7,54 lần, cho thấy tốc độ tăng trưởng vượt trội. Tôm ở tất cả các lô thí nghiệm duy trì chỉ số K ở mức tối ưu, cho thấy khẩu phần ăn đã đáp ứng đầy đủ và cân đối về dinh dưỡng. Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) không khác biệt đáng kể giữa các nhóm. Tuy nhiên, tôm nuôi bằng hai khẩu phần thử nghiệm có tốc độ tăng trưởng riêng (SGR) cao hơn rõ rệt so với nhóm đối chứng. Dù vậy, FCR của tất cả các nghiệm thức đều cao hơn kỳ vọng, có thể do hiện tượng tôm ăn lẫn nhau, dẫn đến bổ sung nguồn protein ngoài ý muốn và ảnh hưởng đến độ chính xác của các chỉ số hiệu suất. Nghiên cứu hiện đang được tiếp tục với nhiều phân tích bổ sung. Phân tích mô học tuyến gan tụy được triển khai để đánh giá sâu hơn về sức khỏe, dinh dưỡng và khả năng kháng bệnh của tôm. Các chỉ số huyết học cũng đang được xem xét nhằm xác định mức độ stress, chức năng miễn dịch và ảnh hưởng dinh dưỡng. Đồng thời, phân tích vòng đời (LCA) các thành phần nguyên liệu đang được tiến hành để đánh giá tác động môi trường của các công thức thức ăn. Công thức thức ăn tiếp tục được tinh chỉnh nhằm giảm chi phí sản xuất, trong khi các thử nghiệm in vivo tiếp theo dự kiến bắt đầu vào mùa hè 2025.

DŨNG NGUYÊN (Theo Aquafeed)

POSTBIOTIC

Hàng rào phòng thủ tự nhiên

cho tôm

Postbiotic không chứa vi sinh vật sống nhưng vẫn mang lại hiệu quả rõ rệt đối với TTCT giai đoạn hậu ấu trùng.

Postbiotic từ nấm men và vi khuẩn

Postbiotic là những hợp chất có lợi cho sức khỏe, được tạo ra trong quá trình lên men vi sinh vật như Lactobacillus, Bifidobacterium hoặc nấm men Saccharomyces cerevisiae. Khác với probiotic, postbiotic không chứa vi sinh vật sống nhưng vẫn đem lại tác động sinh học rõ rệt. Mỗi nguồn vi sinh lại mang đến một cơ chế phòng vệ riêng, tạo nên sự

khác biệt trong hiệu quả của postbiotic khi dùng trong thức ăn chăn nuôi. Ở nấm men, đặc biệt là Saccharomyces cerevisiae, lớp thành tế bào giàu β-glucan, mannoprotein và chitin hoạt động như “lá chắn” đầu tiên chống lại tác nhân gây hại.

Nấm men còn có thể kích hoạt cơ chế chết tế bào có kiểm soát để ngăn virus lan rộng, sản sinh protein sốc nhiệt (HSPs) giúp sửa chữa tổn thương, và sở hữu hệ enzyme chống ôxy hóa (như superoxide dismutase, catalase) giúp bảo vệ tế bào khỏi căng thẳng ôxy hóa. Những cơ chế này lý giải vì sao postbiotic từ nấm men có giá trị sinh học đặc biệt, hỗ trợ sức khỏe vật nuôi trong môi trường chăn nuôi công nghiệp đầy áp lực.

Trong khi đó, vi khuẩn lại có chiến lược phòng vệ đa dạng hơn, từ cấu trúc, hóa học

đến di truyền. Chúng sản sinh bacteriocin, axit hữu cơ, enzym phân giải và hydrogen peroxide để chống lại vi sinh vật đối kháng. Đặc biệt, hệ thống CRISPR-Cas như “trí nhớ miễn dịch” giúp vi khuẩn nhận diện và tiêu diệt DNA ngoại lai từ virus.

Vi khuẩn còn tạo ra lớp màng sinh học chứa EPS - một lá chắn tự nhiên giúp chúng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt và chống lại mầm bệnh. Ngay cả khi đã bất hoạt, thành phần EPS và mảnh màng sinh học vẫn giữ nguyên hoạt tính sinh học.

Chính sự đa dạng trong cơ chế phòng vệ này đã tạo nên hai hướng tác động khác biệt của postbiotic từ nấm men và vi khuẩn, góp phần nâng cao hiệu quả trong chiến lược dinh dưỡng và phòng bệnh cho vật nuôi.

Hiệu quả trên TTCT

Các chuyên gia tại Trung tâm quốc gia về di truyền và công nghệ sinh học Thái Lan (BIOTEC) đã thực hiện nhiều thử nghiệm chứng minh hiệu quả của postbiotic Metalac (STI Biotechnologie, Pháp) trên TTCT. Metalac được tạo ra từ quá trình lên men kép hai chủng Lactobacillus (L. rhamnosus và L. farciminis). Kết quả cho thấy sản phẩm này giúp cải thiện tăng trưởng, tăng cường

miễn dịch, thúc đẩy khả năng ngưng tụ

mầm bệnh và nâng cao sức chịu đựng trước các tác nhân gây sốc môi trường.

Bốn thử nghiệm năm 2012 (Orapint, 2012) cho thấy Metalac giúp tôm tăng khả năng chống chịu trước biến động môi trường, đặc biệt phù hợp với điều kiện khí hậu Đông Nam Á thường có mưa lớn và thay đổi nhiệt độ đột ngột. Trong các thử nghiệm này, ấu trùng tôm giai đoạn PL5 - PL30 được cho ăn thức ăn cơ bản hoặc bổ sung 1 kg Metalac/tấn thức ăn, sau đó đưa vào các điều kiện gây sốc như nhiệt độ và độ mặn biến động, cũng như nồng độ Formalin cao. Tỷ lệ sống của nhóm sử dụng Metalac cao hơn 20% so với nhóm đối chứng.

Trong một thử nghiệm gần đây, tôm được cho ăn thức ăn bổ sung Metalac (0,5 kg/tấn) trong 4 tuần. Kết quả đánh giá cho thấy trọng lượng trung bình của tôm tăng 14% so với đối chứng (4,16±0,6 g so với 3,64±0,6 g). Mặc dù tổng số tế bào máu không khác biệt, hoạt tính và chỉ số thực bào của tế bào máu ở nhóm bổ sung postbiotic tăng rõ rệt (p<0,01).

Hoạt tính kết tụ vi khuẩn được đánh giá cả in vivo trong dịch tế bào máu và in vitro khi ủ Metalac với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus 5HP (gây hội chứng hoại tử gan tụy cấp - VPAHPND). Kết quả cho thấy tôm ăn Metalac có hiện tượng kết tụ vi sinh vật rõ ràng hơn nhóm không bổ sung, trong khi mẫu vi khuẩn không có postbiotic không ghi nhận hiện tượng này.

MI LAN (Theo Allaboutfeed)

 Postbiotic chiết xuất từ Lactobacillus thể hiện tiềm năng lớn trong nuôi tôm, giúp nâng cao sức khỏe và giảm áp lực từ vi khuẩn gây bệnh cũng như các yếu tố căng thẳng môi trường.

Kỹ thuật xi phông ao nuôi

Áp dụng đúng kỹ thuật xi phông, phối hợp với quản lý môi trường và dinh dưỡng khoa học, là nền tảng giúp mô hình nuôi tôm thâm canh vận hành bền vững, hiệu quả, đặc biệt trong điều kiện khắc nghiệt của mùa nắng nóng.

Thời điểm và tần suất thực hiện

Thời điểm thực hiện xi phông phụ thuộc vào giai đoạn nuôi. Giai đoạn từ 1 - 20 ngày tuổi, khi lượng chất thải chưa nhiều, có thể xi phông 2 - 3 ngày/lần để giữ đáy sạch và tránh khuấy động đáy quá mạnh. Từ 20 - 45 ngày tuổi, lượng phân và thức ăn dư thừa bắt đầu tăng, nên thực hiện xi phông hàng ngày hoặc cách nhật, nhất là sau mỗi cữ cho ăn 2 - 3 giờ. Từ ngày 45 trở đi đến khi thu hoạch, cần tăng cường xi phông mỗi ngày, đặc biệt vào sáng sớm, để loại bỏ phân, xác tảo và chất lắng tụ trước khi nắng gắt làm gia tăng hoạt động phân hủy yếm khí.

Thiết bị

Thiết bị xi phông nên được thiết kế đơn giản nhưng hiệu quả. Loại phổ biến nhất là ống nhựa mềm có đường kính từ 34 - 42 mm, đủ lớn để hút cả phần cặn thô mà không làm nghẽn dòng chảy. Một đầu ống được đặt sát đáy, đầu còn lại dẫn ra ngoài hoặc vào hố lắng. Nên lắp thêm lưới chắn đầu ống để tránh hút phải tôm, đặc biệt là khi xi phông gần sàng ăn. Một số trại lớn có thể đầu tư hệ thống xi phông cố định bằng ống PVC âm đáy, kết hợp van bi điều khiển xả đáy định kỳ vào bể xử lý, giúp tiết kiệm nhân công và tăng tính tự động.

Thao tác

Trước hết, cần quan sát đáy ao để xác định khu vực cần hút - thường là vùng quanh sàng ăn, giữa ao hoặc nơi dòng chảy yếu. Hạ đầu hút từ từ xuống sát đáy ao, tránh làm khuấy động lớp bùn. Mở van từ từ để tạo dòng chảy đều, quan sát nước ra có mang theo phân, xác tảo hay không. Khi nước ra trong dần, chuyển sang khu vực tiếp theo. Quá trình xi phông không nên kéo dài quá lâu mỗi lần, tránh thay đổi đột ngột các yếu tố môi trường. Tốt nhất nên xi phông vào sáng sớm khi ôxy hòa tan cao, không nên thực hiện sau 8 giờ tối do nguy cơ thiếu ôxy tầng đáy.

Bước 1: Xác định khu vực cần xi phôngthường là nơi tôm tập trung ăn, đáy tụ phân như khu vực quanh sàng ăn, giữa ao hoặc cuối dòng chảy.

Bước 2: Đặt đầu hút xi phông nhẹ nhàng xuống sát đáy (tránh tạo luồng xoáy mạnh).

Bước 3: Mở van hoặc dùng lực hút tạo dòng chảy (có thể hút bằng miệng hoặc bơm hỗ trợ), để nước đáy cuốn theo phân tôm, xác tảo ra ngoài.

Bước 4: Quan sát dòng hút - khi nước trong dần, tạm ngưng và chuyển vị trí khác.

Bước 5: Dừng xi phông sau khi xử lý toàn bộ các khu vực cần thiết, không xi phông quá nhiều gây sốc môi trường.

Xử lý nước sau xi phông

Sau khi xi phông, môi trường nước có thể thay đổi nhẹ. Do đó, cần tiến hành các bước xử lý phù hợp để tái tạo vi sinh và ổn định chất lượng nước. Nếu nước sau xi phông trong và không có mùi hôi, có thể bổ sung men vi sinh như Bacillus subtilis liều 500 g/1.000 m³ nước kết hợp với Zeolite 7 - 10 kg/1.000 m³. Nếu đáy có mùi hôi nhẹ, có thể tạt EM gốc pha loãng liều 1 lít/1.000 m³, hoặc dùng chế phẩm sinh học có chứa nhóm phân hủy protein. Trong trường hợp đáy bị phân hủy mạnh, có thể cần bổ sung CaCl 2 liều 15 kg/1.000 m³ để tăng độ kiềm và giảm độc tố. Ngoài ra, bổ sung khoáng tổng hợp và Vitamin C trộn vào thức ăn (liều 2 - 3 g/kg thức ăn) trong 2 - 3 ngày sau xi phông giúp tôm nhanh hồi phục.

Xử lý nước xi phông xả ra ngoài

Nước xi phông xả ra ao ngoài không nên thải trực tiếp ra môi trường. Nên xây hố lắng chứa nước xi phông, có xử lý bằng vôi nông nghiệp hoặc Dolomite (liều 5 - 7 kg/ m³ nước xi phông), giữ lại ít nhất 24 giờ rồi mới xả. Biện pháp này giúp giảm ô nhiễm nguồn nước xung quanh và tránh lây lan mầm bệnh.

HOÀNG NGÂN

Phòng tránh bệnh vi bào tử trùng

Vi bào tử trùng (EHP - Enterocytozoon hepatopenaei) là một trong những tác nhân nguy hiểm gây ra hội chứng chậm lớn trên tôm nuôi thâm canh và bán thâm canh. Việc hiểu rõ dấu hiệu, nguyên nhân và các biện pháp phòng trị hiệu quả sẽ giúp người nuôi chủ động kiểm soát dịch bệnh, ổn

định năng suất vụ nuôi.

Đặc điểm và cơ chế gây bệnh

EHP là loại vi sinh vật ký sinh nội bào, thường gây tổn thương ở tế bào biểu mô ống gan tụy - nơi đóng vai trò trung tâm trong tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất. Khi tôm nhiễm EHP, tế bào gan tụy bị phá hủy dần, khiến khả năng hấp thu giảm sút nghiêm trọng. Tôm vẫn ăn nhưng không lớn, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) tăng cao, dẫn đến thiệt hại về kinh tế.

Khác với nhiều mầm bệnh khác, EHP không gây chết hàng loạt, nhưng làm chậm lớn rõ rệt, dễ nhầm lẫn với các nguyên nhân khác như chất lượng giống kém, thiếu dinh dưỡng, môi trường xấu hoặc gan tụy suy yếu.

Dấu hiệu nhận biết

Việc nhận biết EHP tại ao thường dựa vào các biểu hiện sau:

Tôm phát triển không đồng đều, nhiều cá thể còi, vỏ mỏng, kích thước nhỏ hơn so với tuổi.

FCR tăng bất thường dù lượng thức ăn không đổi.

Tôm có xu hướng ăn yếu, thường chậm lại sau khoảng 40 - 60 ngày tuổi.

Quan sát gan tụy thấy màu nhạt, teo nhỏ, mất sắc bóng.

Khi giải phẫu, ruột không đầy, phân mỏng, dễ đứt đoạn.

Kết quả xét nghiệm PCR hoặc nhuộm mô gan tụy cho thấy sự hiện diện của EHP.

Nguyên nhân và điều kiện làm gia tăng bệnh

Vi bào tử trùng lây lan chủ yếu qua đường miệng - tôm ăn phải bào tử có trong xác tôm bệnh, phân tôm, động vật phù du nhiễm mầm bệnh hoặc trong bùn đáy ao. Một số yếu tố thúc đẩy EHP phát triển bao gồm: Mật độ nuôi quá cao; Đáy ao bẩn, tích tụ nhiều hữu cơ, phân thải; Gan tụy yếu do chất lượng thức ăn kém, thiếu khoángvitamin; Không sử dụng biện pháp diệt mầm bệnh trước khi thả giống.

Phòng bệnh

Quản lý môi trường - đáy ao: Vệ sinh ao kỹ trước vụ nuôi: diệt tạp, sát trùng đáy bằng

Chlorine, vôi nung, KMnO4,... Hạn chế tích tụ chất thải: định kỳ xi phông đáy, sử dụng chế phẩm sinh học chứa Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis Quản lý tảo hợp lý, tránh tảo tàn gây suy giảm chất lượng nướctạo điều kiện EHP phát triển.

Quản lý thức ăn và hệ tiêu hóa: Sử dụng thức ăn chất lượng cao, dễ tiêu, tránh dư thừa gây ô nhiễm. Bổ sung men vi sinh tiêu hóa (gồm Bacillus spp., Lactobacillus spp.) liều 1 - 2 g/kg thức ăn/ngày. Bổ sung Vitamin C, E, silymarin, beta-glucan (mỗi loại 1 - 2 g/kg) giúp gan khỏe, tăng miễn dịch. Dùng chitosan (500 mg/kg thức ăn) như một chất hỗ trợ kích thích miễn dịch và kháng khuẩn đường ruột.

Quản lý con giống và phòng mầm bệnh: Tuyệt đối không thả giống từ trại chưa xét nghiệm EHP bằng PCR. Chỉ sử dụng giống sạch bệnh, kiểm dịch rõ ràng. Trước khi thả, ngâm tôm giống với Iodine hoặc Chlorine liều nhẹ (2 - 5 ppm) giúp giảm nguy cơ mang mầm bệnh từ trại giống.

Xử lý khi ao đã nhiễm EHP

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu vi bào tử trùng, vì vậy nguyên tắc xử lý là:

Giảm mật độ bằng cách sang tôm hoặc thu sớm bớt nếu cần.

Giảm thức ăn 20 - 30%, chỉ cho ăn vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh dư thừa.

Bổ sung silymarin (2 - 3 g/kg), curcumin (3 - 5 g/kg), Vitamin C - E (2 g/kg) liên tục 7 - 10 ngày để phục hồi gan tụy.

Dùng thảo dược kháng khuẩn như tỏi, gừng, nghệ (mỗi loại 3 - 5 g/kg thức ăn) hỗ trợ đường ruột.

Tăng cường men tiêu hóa và vi sinh đường ruột để cạnh tranh với EHP.

Nếu nặng, tạm ngừng cho ăn 1 - 2 ngày, cấy vi sinh đáy, sau đó phục hồi dần.

HOÀNG YẾN

Tép bạc

Quản lý pH ao nuôi mùa mưa

Trong mùa mưa, pH ao tôm thường bị giảm do nhiều nguyên nhân như nước mưa làm loãng môi trường, rửa trôi các chất hữu cơ và phèn từ đất vào ao.

pH phù hợp

pH là chỉ số đo nồng độ của các ion hydro (H +) có trong dung dịch (còn gọi là độ axit hay bazơ của nước). Giá trị pH thường nằm trong khoảng từ 0 đến 14 với pH = 7 chỉ môi trường nước trung tính; pH < 7 chỉ ra rằng nước có tính axit, còn pH > 7 thì nước có tính bazơ.

Với ao nuôi tôm, pH tối ưu nhất nên

được duy trì ở mức 7,5 - 8,5 và dao động trong ngày không được quá 0,5.

Tác động của mưa

Nước mưa có tính axit nhẹ, khi chảy vào ao sẽ làm giảm pH và độ kiềm, gây ra sự căng thẳng cho tôm. Cùng với đó, mưa lớn có thể làm xói mòn bờ ao, cuốn trôi các chất hữu cơ, bùn đất, và các chất ô nhiễm khác vào ao, làm giảm pH và độ kiềm ao nuôi.

Thông thường, sau những trận mưa hay mưa kéo dài sẽ làm pH ao nuôi giảm 0,3 - 1,5. Khi pH thấp, nước trở nên axit hơn và gây hại cho tôm. Nước có pH thấp ảnh

hưởng trực tiếp đến hệ thống hô hấp, tiêu hóa và cả hệ thống miễn dịch của tôm. Tôm sống trong môi trường pH thấp sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì cân bằng nội môi. Hệ thống hô hấp của tôm bị ảnh hưởng do sự thay đổi pH làm giảm khả năng lấy ôxy từ nước. Điều này khiến tôm dễ bị ngạt, giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh.

Ngoài ra, pH thấp còn ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và hấp thụ dinh dưỡng, làm giảm khả năng tăng trưởng của tôm. Cùng với đó, pH thấp khiến tôm thường bị dính chân không thể rút ra khỏi vỏ khi lột xác.

Xử lý

Trong trường hợp muốn pH tăng nhanh, nên sử dụng 50 - 100 kg vôi Ca(OH)2, bón khi trời mát, chiều tối hoặc trời mưa. Hòa tan trong nước thật loãng rồi té khắp ao. Khi sử dụng vôi, nên bón từ từ, kiểm tra pH sau khi bón và điều chỉnh liều lượng phù

hợp, kiểm tra pH rồi có thể tăng liều lượng. Để đo độ ổn định pH chính xác, cần chờ sau khi tạt vôi tối thiểu 2 giờ.

Người nuôi cũng có thể sử dụng vôi

CaCO 3, nhưng tác động tăng pH sẽ chậm hơn. Ngoài ra, một số vùng sử dụng các hạt trao đổi ion để nâng pH lên. Tuy nhiên trong ao nuôi tôm, do diện tích quá lớn, nếu dùng loại này, chi phí rất lớn, khiến giá thành sản xuất lên cao, hiệu quả kinh tế thấp.

Để giải phóng khí độc và ổn định môi trường khi pH thấp, có thể sử dụng các sản phẩm như Yucca và Zeolite. Yucca giúp hấp thụ khí độc như NH3, H2S và ổn định pH, trong khi Zeolite có khả năng hấp thụ khí độc và các chất ô nhiễm khác, giúp cải thiện chất lượng nước. Người nuôi có thể bón vôi nông nghiệp (CaCO3) hoặc Dolomite với liều lượng 10 - 20 kg/1.000 m³ nước để tăng độ kiềm ao nuôi. Ngoài ra, sodium bicarbonate (baking soda) cũng là lựa chọn tốt, với liều 1 - 2 kg/1.000 m³ nước, giúp tăng độ kiềm mà không làm pH tăng quá nhanh. Cần rải đều chất đệm quanh ao, tránh bón tập trung để không gây sốc cho tôm.

Khi pH giảm và nước ao bị đục, nên giảm lượng thức ăn cho tôm. Việc giảm lượng thức ăn giúp giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa của tôm trong điều kiện môi trường bất lợi, đồng thời hạn chế tình trạng ô nhiễm nước do thức ăn thừa gây ra

Phòng ngừa

Thường xuyên kiểm tra pH ao nuôi. Đo pH 2 lần/ngày, vào sáng sớm và chiều tối, bằng máy đo pH hoặc giấy quỳ. Dao động pH lớn (từ 8,5 ban ngày xuống 7 ban đêm) là dấu hiệu nguy hiểm.

Bên cạnh đó, người nuôi thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết địa phương để có bước chuẩn bị các biện pháp phòng chống trước; đắp gờ bờ ao cao ngăn chặn nước mưa chảy xuống ao. Đồng thời, trước những cơn mưa lớn cần rải vôi Ca(OH)2 xung quanh bờ ao với lượng 10 - 20 kg/m2 để tránh hiện tượng pH giảm thấp đột ngột. NAM CƯỜNG

Xử lý bệnh hoại tử cơ trên tôm

Hiểu biết về nguyên nhân và các biện pháp điều trị bệnh hoại tử cơ là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe và hiệu suất sản xuất của tôm, từ đó giúp người nuôi gia tăng lợi nhuận.

Ảnh: Globalseafood

bệnh đục cơ do môi trường. Để có kết quả

chẩn đoán và xác định tình trạng lâm sàng bệnh chính xác nhất, cần thực hiện các xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR hoặc RTqPCR.

Trị bệnh

Trong trường hợp bệnh hoại tử cơ xuất hiện trên tôm giống có kích thước khoảng 2 - 3 cm, thì không có phương pháp điều trị hiệu quả. Nếu gặp tình huống này, người nuôi cần hủy bỏ và diệt khuẩn để ngăn lây nhiễm cho các con giống khác. Đối với trường hợp phát hiện một số con tôm chết hoặc có dấu hiệu của bệnh lý trong ao nuôi, người nuôi cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp sau: Ổn định môi trường ao nuôi: Chú trọng đến các yếu tố như nhiệt độ, độ mặn, và pH của nước trong ao nuôi để tạo môi trường thuận lợi cho tôm phát triển.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh hoại tử cơ là

Infectious myonecrosis Virus - IMNV, một thành viên của họ Totiviridae và được phát hiện có liên quan chặt chẽ nhất với virus Giardia lamblia.

Năm 2002, bệnh xảy ra lần đầu tiên ở các ao nuôi TTCT miền Đông Bắc Brazil. Sau đó, bệnh lây lan sang các nước khác thuộc khu vực Châu Á như Indonesia, Thái Lan và tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Quá trình lây lan của IMNV qua các châu lục khác nhau

được ghi nhận là do sự nhập chuyển của TTCT bố mẹ.

Đặc điểm

Bệnh hoại tử cơ với tỷ lệ chết cao đột ngột, thường xảy ra vào sau các thời điểm hay các hoạt động có thể gây sốc cho tôm ví dụ chài tôm, độ mặn hay nhiệt độ thay đổi một cách

đột ngột,... Một số tôm bệnh chết vẫn ở trạng thái no với ruột đầy thức ăn, đó là do tôm vừa

được cho ăn no ngay trước thời điểm xuất hiện của các nhân tố gây sốc kể trên.

Virus gây ra bệnh này có thể lây nhiễm theo chiều dọc, chiều ngang và lây nhiễm chéo.

Tôm ở giai đoạn hậu ấu trùng, ấu trùng và trưởng thành ở tuổi nuôi 60 - 80 ngày tuổi rất dễ nhiễm virus, khả năng chết 5070% số lượng tôm trong ao.

Dấu hiệu

Tôm bị nhiễm bệnh có thể thấy các đốm trắng mờ trên các đốt bụng, nếu bệnh nặng hoặc khi thiếu ôxy, cơ bụng có thể chuyển sang màu trắng hoặc cam, đôi khi có hiện tượng lột xác hàng loạt. Cơ đuôi bị biến đổi màu trắng và sau đó lan rộng khắp cơ thể. Khi tôm bị bệnh ở giai đoạn cuối sẽ gây ra hoại tử và viêm cơ, tôm chết và rớt xuống đáy ao với tỷ lệ cao.

Chẩn đoán

Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào của tôm và là một bệnh nhiễm trùng mãn tính. Tỷ lệ tử vong có thể lên tới 70% vào cuối chu kỳ nuôi. Các dấu hiệu ban đầu có thể là tôm bắt đầu lờ đờ và giảm ăn. Khi tôm chết số lượng lớn do bệnh, phần cơ bụng và cơ đuôi có màu đỏ tương tự như màu của tôm nấu chín. Tuy nhiên, các triệu chứng đục cơ của bệnh do virus rất dễ bị nhầm lẫn sang

Tăng cường sục khí: Đảm bảo cung cấp đủ lượng ôxy cho ao nuôi bằng cách tăng cường hệ thống sục khí.

Quản lý thức ăn chặt chẽ: Người nuôi cần ngừng hoặc giảm lượng thức ăn cho tôm trong thời gian ngắn, giúp giảm bớt áp lực trên hệ thống tiêu hóa của tôm.

Trường hợp bệnh hoại tử cơ đã lan rộng và gây tỷ lệ chết cao, người nuôi cần ngay lập tức xử lý và khử trùng ao nuôi để ngăn chặn sự lây lan của bệnh và bảo vệ sức khỏe tôm.

Phòng ngừa

Lựa chọn và thả tôm giống không bị nhiễm bệnh là phương pháp phòng ngừa hiệu quả nhất.

Áp dụng an toàn sinh học nghiêm ngặt trong quá trình nuôi.

Trong các trại sản xuất tôm giống, cần tiến hành khử trùng trứng và ấu trùng.

Sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ để giảm ô nhiễm và giảm sự phát sinh mầm bệnh.

Tăng cường vitamin và khoáng chất nuôi tôm rất cần thiết cho đàn tôm có sức đề kháng tốt nhất. THANH HIẾU

Ứng dụng sáng tạo mô hình

nuôi tôm công nghệ cao

tại vùng nuôi độ mặn thấp

Liên tục gặt hái thành công, nuôi tôm về kích cỡ lớn ngay tại vùng nuôi có độ thấp, anh Trương Văn

Hòa khách hàng C.P. Việt Nam tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An được biết đến với vô vàn những

sáng chế, đổi mới hết sức hữu ích, có giá trị thực tiễn cho nghề tôm. Trong đó, một ứng dụng sáng tạo mang tính chất bước ngoặt chính là mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại vùng nuôi độ mặn thấp.

Nhân viên C.P. Việt Nam cùng anh Trương Văn Hòa (Đại lý Mười Hòa) thăm khu nuôi tôm công nghệ cao tại vùng nuôi độ mặn thấp

Thuộc đầu nguồn khu vực ĐBSCL, với lợi thế gần thị trường tiêu thụ lớn là TP Hồ Chí Minh, các huyện vùng hạ của tỉnh Long An cũng có nghề nuôi tôm hình thành và phát triển gần 20 năm qua.

Như các khu vực khác, bên cạnh lợi nhuận mà nghề nuôi tôm mang lại thì tỷ lệ rủi ro rất cao, đặc biệt tại các vùng nuôi tôm có độ mặn thấp, tôm

thường hay gặp một số vấn

đề như: Chậm lớn, tỷ lệ sống thấp, năng suất không cao và khó nuôi về được kích cỡ lớn.

Xuất phát điểm của ý tưởng và hiện thực hóa

Có dịp đến thăm khu nuôi của anh Hòa vào tháng 5/2025, chúng tôi được anh chia sẻ: “Trước đây, tôi nuôi tôm bằng hình thức ao đất bạt bờ nhưng gặp vấn đề

nước đục, rất khó khăn trong việc chăm sóc, quản lý để nuôi tôm về

được kích cỡ lớn, tôm về size 6070 con/kg phải xuất bán. Đến năm 2016, nhu cầu tôm kích cỡ lớn của thị trường tăng cao, tôi đã tìm hiểu triển khai mô hình ao lưới, với mục đích ban

đầu để quản lý vấn đề nước đục, nhưng sau nhiều năm cải tiến đến nay hiệu quả của mô hình ao lưới đã mang lại kết quả vượt trội”.

Bên cạnh đó, anh Hòa kết hợp ứng dụng hệ thống xử lý nước nhanh từ mô hình nuôi tôm công nghệ cao CPF-Combine đảm bảo nguồn nước đầu vào luôn sạch bệnh và xây dựng ao CPF-Combine giúp nâng cao tỷ lệ thành công. Giá trị thực tiễn và lan tỏa đến cộng đồng

Việc ứng dụng sáng tạo mô hình nuôi tôm công nghệ cao

tại vùng nuôi độ mặn thấp giúp giảm chi phí nuôi hiệu quả, quản lý môi trường nước nuôi tối ưu, từ đó anh liên tục nuôi tôm về được kích cỡ lớn 30 - 20 con/kg trong các năm vừa qua và điển hình gần đây nhất trong năm 2024 anh đã xuất sắc nuôi tôm về được kích cỡ kỷ lục 15 con/kg. Bên cạnh là người nuôi có nền tảng kinh nghiệm vững chắc thì anh Hòa còn được biết

đến là đại lý phân phối các sản phẩm của C.P. Việt Nam uy tín trong khu vực, giải pháp sáng tạo này được anh Hòa ứng dụng cho tất cả các farm nhà và hệ thống khách hàng của mình.

Anh Hòa không xem sáng kiến này là bí quyết riêng. Trang

trại của anh từ lâu đã trở thành điểm tham quan kỹ thuật của nhiều hộ nuôi. Anh sẵn sàng mở cửa, chia sẻ bản vẽ, hướng dẫn thi công, cách lắp đặt và điều

chỉnh, để bất kỳ ai cũng có thể áp dụng để cải thiện hiệu quả nuôi của mình.

Xin kính chúc anh Hòa, Đại lý Mười Hòa sẽ đạt nhiều bước phát triển hơn nữa trong chặng đường sản xuất, kinh doanh của mình và có thêm nhiều phát kiến sáng tạo cho nghề tôm. Chúc gia đình anh luôn có nhiều sức khỏe, hạnh phúc, thành công. Trân trọng cảm ơn niềm tin và sự đồng hành anh đã dành cho C.P. Việt Nam. C.P. VIỆT NAM

Mô hình nuôi
Anh Hòa cùng nhân

NANO BUBBLES

Công nghệ xanh cho

ngành thủy sản

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và áp lực tăng năng suất bền vững, công nghệ nano bubbles (bong bóng nano) đang nổi lên như một giải pháp hiệu quả cho ngành nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp công nghệ cao. Với những đặc tính vật lý – sinh học độc đáo, nano bubbles mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong việc cải thiện môi trường nuôi, tăng cường sức khỏe sinh vật và tối ưu hóa chi phí sản xuất.

Đặc tính nổi bật của nano bubbles Nano bubbles có đường kính chỉ từ 80 đến 120 nanomet – nhỏ hơn hàng trăm lần so với bong bóng thông thường (mm) và nhỏ hơn cả micro bubbles (μm). Với kích thước này, chúng không thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng lại có diện tích tiếp xúc cực lớn với nước, giúp tăng hiệu quả hòa tan khí. Do kích thước quá nhỏ và trọng lượng riêng gần như bằng nước, các bong bóng nano có thể lơ lửng trong nước từ vài giờ đến vài ngày, giúp duy trì ôxy hòa tan lâu hơn so với phương pháp sục khí truyền thống.

Nano bubbles có áp suất bên trong cao hơn so với môi trường xung quanh. Khi vỡ, chúng tạo ra điều kiện phản ứng đặc biệt,

hỗ trợ ôxy hóa các hợp chất độc hại và tạo môi trường sạch hơn cho sinh vật thủy sinh. Nhờ kích thước nhỏ và khả năng di chuyển linh hoạt, nano bubbles phân bố từ mặt nước đến đáy ao, cung cấp khí đều khắp – đặc biệt hiệu quả trong ao nuôi mật độ cao hoặc đáy ao sâu.

Một trong những đặc tính quan trọng là khả năng sinh ra gốc hydroxyl (•OH) khi vỡ – có tính ôxy hóa mạnh, giúp: Diệt khuẩn hiệu quả; Phân hủy khí độc (NH3, H2S, NO2-...); Cải thiện chất lượng nước và đất. Nano bubbles có thể len lỏi vào mô rễ, bề mặt tôm/cá, các lớp đất đáy ao, giúp vận chuyển ôxy và dinh dưỡng hiệu quả, từ đó thúc đẩy quá trình hô hấp, trao đổi chất và phục hồi tế bào.

Khác với các thiết bị sục khí truyền thống gây dòng chảy

mạnh, nano bubbles hoạt động êm nhẹ, không gây xáo trộn đáy ao, không làm đục nước, phù hợp cho cả cá/tôm nhạy cảm với môi trường. Nhờ các đặc tính trên, công nghệ nano bubbles đang được áp dụng rộng rãi trong nuôi tôm, cá và thủy sản nước ngọt, nước mặn với nhiều lợi ích: Tăng nồng độ ôxy hòa tan (DO) ổn định cả ngày và đêm; Giảm stress cho tôm cá, đặc biệt trong điều kiện nuôi mật độ cao; Hạn chế vi khuẩn gây bệnh, Cải thiện tỷ lệ sống, tăng trưởng nhanh, nâng cao chất lượng thịt; Giảm sử dụng hóa chất, kháng sinh → hướng tới sản phẩm sạch và xuất khẩu.

Mở rộng ứng dụng nano bubbles trong cây trồng

Không chỉ dừng lại ở thủy sản, nano bubbles còn mang lại

Thông tin liên hệ: CÔNG TY TNHH B.H.N

Số điện thoại: 028.668.101.95

Website: bhnenc.com

Email: bhnenc@gmail.com

nhiều giá trị cho nông nghiệp trồng trọt, đặc biệt là trong mô hình nông nghiệp công nghệ cao: Tăng hấp thu dinh dưỡng: Giúp rễ cây hấp thụ ôxy, khoáng và vi lượng nhanh hơn; Kích thích phát triển rễ: Rễ khỏe → cây tăng sức đề kháng với sâu bệnh và thời tiết bất lợi; Cải tạo đất và nước tưới: Phân hủy hữu cơ tồn dư, giảm phèn mặn, kim loại nặng. Kết luận: Công nghệ nano bubbles là bước tiến quan trọng hướng đến nền nông nghiệp xanh – sạch – bền vững. Với khả năng tăng cường ôxy, cải thiện môi trường, tiêu diệt mầm bệnh và thúc đẩy sinh trưởng tự nhiên, nano bubbles đang mở ra tiềm năng lớn không chỉ trong thủy sản mà cả trong cây trồng và các lĩnh vực xử lý môi trường.

Địa chỉ: Số DP-18 Dragon Parc2, KDC Phú Long, đường Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh

B.H.N

Bí quyết của sự thành công

Đối với người nuôi, bên cạnh hoạt động bắt mồi của tôm, màu nước nuôi thì hình thái và màu sắc của cơ quan gan tụy là một trong những yếu tố quan trọng nhất đem đến vụ mùa thành công. Bởi nếu suy giảm chức năng gan tụy, hệ miễn dịch giảm từ đó nguy cơ sinh vật gây hại (nhiễm khuẩn, virus, ký sinh trùng, và nấm mốc) xâm nhập vào gan tụy là rất lớn, gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, làm tôm chậm lớn và hao hụt rất nhiều.

Chức năng của gan tụy

- Tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng.

- Chức năng lưu trữ: Dự trữ các hạt lipid, glycogen, dinh dưỡng và các khoáng chất.

- Giải độc và chống stress khi gặp điều kiện bất lợi.

- Tạo máu và hỗ trợ miễn dịch.

- Chức năng ảnh hưởng đến quá trình bài tiết của tôm, thời gian lột xác, sự sinh trưởng và thành thục sinh sản của tôm.

Tôm khỏe là tôm có gan tụy đầy và đều; có màu nâu vàng hoặc nâu đen đẹp mắt; khi bóp bể dịch gan màu nâu vàng sệt lại, không chảy và không chai cứng; thấy rõ dạ dày hình hạt gạo có màu đen, nâu đen rõ rệt.

- Quản lý lượng ăn: Do cho tôm ăn quá nhiều, gan tụy tiết enzyme tiêu hóa hoạt động quá

mức nên bị tổn thương. Cho tôm ăn quá ít, tôm đói dẫn đến ăn xác tôm bệnh chết, ăn mùn bã hữu cơ;

- Môi trường: Ảnh hưởng của

khí độc; tảo độc; độc tố từ thuốc và hóa chất trừ sâu, diệt cỏ, diệt giáp xác côn trùng, khí độc. Ngoài ra các yếu tố chất lượng nước bất lợi (pH, DO,...) cũng khiến tôm stress và gây ảnh hưởng xấu đến gan tụy của tôm.

Biện pháp bảo vệ gan tụy

- Xử lý đáy, phơi ao, diệt khuẩn nước thật kỹ trước khi thả nuôi.

- Lựa chọn nguồn tôm bố mẹ, tôm giống sạch bệnh (kiểm tra bệnh bằng phương pháp PCR).

- Quản lý tốt chất lượng nước, mật độ tảo, thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu nước để có các biện pháp kịp thời giảm stress cho tôm.

- Cho tôm ăn vừa đủ, lựa chọn loại thức ăn phù hợp.

Gan tụy tôm nhiễm bệnh thường có màu đỏ, vàng, nhạt đến trắng, đen. Gan bệnh là khi khối gan tụy teo lại có màu đen và bị chai cứng hoặc dai như cao su, ruột tôm rỗng dẫn đến chết rải rác. Gan bị hoại tử cấp độ nhẹ có màu vàng, bị nhũn gan, gan hơi sưng đến hoại tử cấp tính thì gan có màu nhạt dần đến trắng, khối gan teo lại, ruột tôm rỗng không có thức ăn hoặc bị đứt đoạn, tôm thường bị mềm vỏ, tỷ lệ tôm chết khá cao thường xảy ra từ khi tôm 10 ngày tuổi.

Gan tụy tổn thương là do đâu?

- Do di truyền: Dòng vi khuẩn, virus gây bệnh lây từ bố mẹ cho tôm con;

- Thức ăn: Vi khuẩn gây bệnh từ thức ăn bị mốc, thức ăn ôi thiu;

- Áp dụng hệ thống nuôi tuần hoàn kín để tránh bị ô nhiễm từ môi trường.

- Các biện pháp từ vi sinh: Bổ sung vi sinh có lợi cho đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa giảm gánh nặng cho gan tụy. Bổ sung vi sinh hỗ trợ xử lý nước và đáy để giảm khí độc tạo môi trường nuôi thuận lợi. Không chỉ vậy khi kết hợp với các sản phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng gan sẽ đem

lại hiệu quả tối ưu nhất giúp vụ

mùa ổn định và thành công. Ưu

điểm của phương pháp này là hiệu quả cao, tiết kiệm, an toàn, thân thiện với môi trường. Và giải pháp này cũng đang

được Công ty Thái Nam Việt chú trọng. Được nhập khẩu

100% từ Ấn Độ, sản phẩm

STIMULIVSLP. là một loại thảo

dược đậm đặc, thành phần

chính là cây kế sữa, có thể BẢO

thay thế hoàn toàn kháng sinh trong suốt vụ nuôi, giúp bảo vệ và tăng cường chức năng gan, hỗ trợ phục hồi mạnh mẽ tế bào gan bị tổn thương, kích thích bắt mồi, tăng cường miễn dịch của tôm. Chỉ với liều dùng tối thiểu 1 g/kg thức ăn đã có thể bảo vệ hệ thống gan tụy khỏi các tác nhân gây hại.

Thông tin liên hệ: Công ty TNHH Công nghệ - Kỹ thuật - Sinh hóa Thái Nam Việt

Địa chỉ: 126 KP3 Lã Xuân Oai, phường Tăng Nhơn Phú A, TP Thủ

Đức, TP Hồ Chí Minh

ĐT: 0916 86 59 38 - 0853 89 59 39

Email: info@thainamviet.com - Website: Thainamviet.com

STIMULIV SLP.

Xuất khẩu thủy sản chững lại

Sau những tháng đầu năm tăng trưởng ấn tượng, xuất khẩu thủy sản tháng 5/2025 chỉ tăng 2,7% - mức thấp nhất từ đầu

năm, do tác động của thuế Mỹ.

Dù vậy, lũy kế 5 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu thủy sản vẫn tăng 18,2% so cùng kỳ, phản ánh nỗ lực vượt khó của ngành trước biến động thị trường và chính sách thuế đối ứng của Mỹ. Xét về cơ cấu mặt hàng, tôm vẫn là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu thủy sản tháng 5/2025. Kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 363 triệu USD, tăng mạnh 12,4% so cùng kỳ, và chiếm hơn 42% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm đạt hơn 1,66 tỷ USD, tăng 28,3%. Kết quả này phản ánh sự phục hồi rõ nét của thị trường tôm, cùng với nhu cầu ổn định từ các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản và khối CPTPP. Ngược lại, xuất khẩu cá tra trong tháng 5 giảm 17,3% so cùng kỳ, chỉ đạt 138 triệu USD - mức sụt giảm lớn nhất trong các nhóm hàng chủ lực. Nguyên nhân chính là các doanh nghiệp tạm thời điều chỉnh lịch giao hàng sang thị trường Mỹ - vốn là thị trường tiêu thụ cá tra lớn nhất, nhằm tránh mức thuế cao, đồng thời chủ động tái cơ cấu thị trường xuất khẩu.

MINH PHÚ

mở rộng thị trường xuất khẩu

Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú Minh Phú đã công bố kế hoạch xây dựng nhà máy chế biến tôm hiện đại tại ngoại ô Cà Mau. Nhà máy mới sẽ là bước tiến chiến lược trong nỗ lực mở rộng thị phần xuất khẩu và nâng cao giá trị sản phẩm. Dự án được đặt tại ngoại ô thành phố Cà Mau, sẽ nâng tổng công suất chế biến hàng năm của Minh Phú lên 121.000 tấn, từ mức hiện tại là 91.000 tấn. Với công suất sản xuất 30.000 tấn/năm, nhà máy sẽ tập trung sản xuất các sản phẩm tôm giá trị gia tăng, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao từ các thị trường xuất khẩu chủ lực như Nhật Bản, EU và Australia, New Zealand. Khoảng 60% sản lượng của nhà máy sẽ là các sản phẩm như tôm duỗi (nobashi), tempura, các món chiên và topping sushi, là những mặt hàng được ưa chuộng tại thị trường Nhật Bản. 40% còn lại sẽ là các sản phẩm sơ chế như tôm còn vỏ bỏ đầu và tôm lột vỏ để đuôi.

LÊ LOAN

Rút khỏi mảng thức ăn thủy sản tại Việt Nam

Ông Maxime Hilbert, quyền Tổng Giám đốc ngành Dinh dưỡng Thủy sản của Cargill tại Thái Lan và Việt Nam chính thức xác nhận tập đoàn nông nghiệp tư nhân lớn nhất nước Mỹ sẽ rút khỏi lĩnh vực sản xuất thức ăn thủy sản tại Việt Nam. Theo đó, Cargill sẽ đóng cửa hai nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản đặt tại Đồng Tháp và Long An, đồng thời ngừng vận hành trung tâm ứng dụng công nghệ hiện đang hoạt động tại Tiền Giang. Đây được xem là một phần trong chiến lược toàn cầu của Cargill nhằm tái cơ cấu và tập trung nguồn lực đầu tư vào những thị trường và các lĩnh vực chăn nuôi mà tập đoàn xác định là có tiềm năng phát triển dài hạn và bền vững hơn. “Việc rút khỏi mảng thủy sản tại Việt Nam sẽ không ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh khác của Cargill, đặc biệt là trong lĩnh vực dinh dưỡng và sức khỏe vật nuôi”, ông Hilbert nhấn mạnh. NAM CƯỜNG

SAO TA

Sản lượng tiêu thụ tôm thành phẩm tăng 28%

Công ty CP Thực phẩm Sao Ta vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 5/2025 với sản lượng tiêu thụ tôm thành phẩm đạt 1.781 tấn, tăng 28% so cùng kỳ năm trước. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2025, Sao Ta ghi nhận hơn 9.860 tấn tôm xuất bán và thu về 115 triệu USD doanh thu, lần lượt tăng 38% và 41% so cùng kỳ năm 2024. Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Sao Ta chia sẻ, hoạt động xuất khẩu tôm của công ty đang đối mặt nhiều thách thức. Theo đó, Công ty lập kế hoạch kinh doanh năm nay theo hướng thận trọng với kỳ vọng sản lượng tôm chế biến đạt khoảng 25.000 tấn, tiêu thụ đạt 22.000 tấn. Năm nay, công ty sẽ đẩy mạnh chiến lược đa dạng hóa thị trường, chuyển hướng sang một số thị trường tiềm năng. Hiện Sao Ta đang tập trung khai thác thị trường Canada, Australia và Hàn Quốc, là những thị trường có tiêu chuẩn khắt khe hàng đầu thế giới. DIỆU CHÂU

SKRETTING

Đồng hành cùng bà con nuôi tôm Quảng Ninh

Vừa qua, tại Quảng Ninh, Skretting Vietnam tổ chức thành công buổi Hội thảo chia sẻ kiến thức cho người nuôi tôm. Hội thảo thu hút sự tham gia đông đảo của bà con nuôi tôm khu vực miền Bắc. Tại buổi Hội thảo, các chuyên gia Skretting đã chia sẻ kiến thức thực tiễn về phòng bệnh và tối ưu dinh dưỡng trong nuôi tôm - những yếu tố then chốt giúp nâng cao năng suất và chất lượng vụ nuôi. Hội thảo là dịp để kết nối, trao đổi kinh nghiệm và cùng nhau hướng tới một ngành nuôi tôm hiệu quả - bền vững - thích ứng tương lai. Skretting là một Tập đoàn toàn cầu về thức ăn thủy sản với nhà máy sản xuất tại khắp các châu lục, bán hàng tại hơn 40 quốc gia. Skretting Vietnam đã, đang nỗ lực đồng hành cùng người nuôi tôm Việt Nam với các giải pháp tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận và nâng cao khả năng cạnh tranh.

THÁI THUẬN

CARGILL
Hoàng Anh

TIẾN ĐẠT

Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm

Được thành lập năm 2021, đến nay, hợp tác xã (HTX) Thanh niên nuôi trồng thủy sản và dịch vụ thương mại Tiến Đạt (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) hiện có 7 thành viên là các hộ nuôi tôm trên địa bàn xã Thái Thượng và xã Thái Đô. Ứng dụng khoa học kỹ thuật là điều kiện hết sức quan trọng, vì vậy, ngay từ khi thành lập, HTX đã cử thành viên đi tập huấn, nắm vững quy trình nuôi tôm công nghệ cao. Việc tuân thủ đúng kỹ thuật nuôi giúp diện tích nuôi tôm của các xã viên HTX bảo đảm năng suất. Tham gia HTX, thành viên phải thực hiện đúng quy trình sản xuất thời vụ, bảo đảm con tôm sản xuất ra sạch. Nuôi tôm theo công nghệ cao có thể nuôi từ 3 - 4 vụ/ năm, mỗi vụ từ 3 - 4 tháng. Năng suất và sản lượng đạt từ 10 - 15 tấn/ha, doanh thu đạt 2 - 3 tỷ đồng/ha/vụ. Mỗi năm diện tích nuôi tôm của các thành viên HTX cung ứng ra thị trường trên 100 tấn TTCT.

DUY AN

STAPIMEX Đặt mục tiêu sản lượng đạt 25.000 tấn năm 2025

Giữa bối cảnh thuế đối ứng từ Mỹ và áp lực thương mại toàn

cầu chưa hạ nhiệt, Công ty CP Thủy sản Sóc Trăng (Stapimex) đặt

mục tiêu sản lượng thành phẩm 2025 ở mức 25.000 tấn, tương

đương năm 2024 và 2023. Xuất khẩu dự kiến mang về 340 triệu

USD, nhỉnh hơn 3,4% so năm trước. Lợi nhuận trước thuế ở

ngưỡng ổn định 500 tỷ đồng. So với kế hoạch năm 2024 từng kỳ vọng sản lượng tới 30.000 tấn, mục tiêu năm nay được điều chỉnh theo hướng thực tế hơn, sau khi kết quả năm vừa qua chỉ hơn 25.100 tấn. Năm 2024, Stapimex ghi nhận doanh thu bán hàng hơn 8.300 tỷ đồng, tăng 17% và là mức cao nhất từ trước tới nay. Stapimex hiện là một trong những nhà xuất khẩu tôm hàng đầu cả nước. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2023, Công ty nằm trong top 15 nhà cung cấp tôm lớn nhất vào thị trường Mỹ với sản lượng vượt 10.000 tấn.

DUY MẠNH

THỦY SẢN TUẤN HIỀN

Triển khai nuôi tôm tiết kiệm năng lượng

Từ năm 2022, dưới sự giám sát của Sở Nông nghiệp và Môi trường Tiền Giang, Công ty TNHH Yuko Keiso Co., Ltd (Nhật Bản) phối hợp với Công ty TNHH Nuôi trồng Thủy sản Tuấn Hiền triển khai mô hình “Trình diễn hệ thống nuôi tôm tiết kiệm năng

lượng sử dụng sinh khối”. Dự án này là một nghiên cứu trình diễn về hệ thống nuôi tôm thân thiện với môi trường sử dụng nguồn điện pin nhiên liệu ôxit rắn (SOFC) từ khí thải sinh khối

tại địa phương và hệ thống IOT. Theo ông Ngô Minh Tuấn, Giám

đốc Công ty TNHH Nuôi trồng Thủy sản Tuấn Hiền, đến nay, hệ thống đã đi vào hoạt động ổn định, mang lại những kết quả hết sức khả quan. Công ty đang triển khai mô hình trên 2 ao nuôi.

Bước đầu dự án sử dụng hiệu quả chất thải giúp bảo vệ môi trường, nâng cao năng suất tôm và giảm chi phí. Công ty sẽ tiếp tục theo dõi hiệu quả kinh tế để cân nhắc nhân rộng mô hình.

THANH HIẾU

SAPIEN VIỆT NAM

Hợp tác

nuôi tôm hùm xuất khẩu

Tập đoàn Sapien Việt Nam cùng đối tác chiến lược từ Hàn Quốc - Liên đoàn Hợp tác xã Thủy sản Suhyup Mokpo - đề xuất triển khai dự án nuôi tôm hùm xuất khẩu trên diện tích 500 ha mặt nước tại Phú Yên, ngay trong năm 2025. Dự án với mục tiêu xây dựng mô hình nuôi biển hiện đại, ứng dụng công nghệ cao và thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch. Dự án được xây dựng theo hướng ứng dụng công nghệ cao, tích hợp đồng bộ các yếu tố như truy xuất CO/ CQ, tiêu chuẩn ESG, liên kết thị trường quốc tế và phát triển theo mô hình kinh tế xanh. Đại diện Tập đoàn Sapien Việt Nam cam kết thực hiện dự án theo đúng quy định pháp luật Việt Nam, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, và đồng hành cùng tỉnh Phú Yên phát triển bền vững ngành thủy sản. UBND tỉnh Phú Yên cũng đã giao các sở, ngành và địa phương liên quan phối hợp chặt chẽ, hướng dẫn nhà đầu tư hoàn thiện các thủ tục để sớm triển khai dự án.

NGUYỄN HẰNG

VMC VIỆT NAM

Đồng hành cùng thế hệ trẻ

Với sứ mệnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và cam kết đồng hành cùng thế hệ trẻ, Công ty VMC Việt Nam vinh dự tham gia tài trợ và đồng hành cùng Đêm chung kết cuộc thi năng lực tiếng Anh Jumpstart 2025, do Khoa Tiếng Anh Thương mại - Trường Đại học Ngoại thương tổ chức. Cuộc thi Jumpstart là một sân chơi học thuật có uy tín, được tổ chức thường niên dành cho sinh viên trên toàn thành phố Hà Nội. Tham dự chương trình, đại diện VMC Việt Nam đánh giá cao tinh thần học hỏi và năng lực tiếng Anh chuyên ngành của các thí sinh, đồng thời bày tỏ kỳ vọng vào thế hệ sinh viên năng động, bản lĩnh và sẵn sàng hội nhập quốc tế trong tương lai. Là doanh nghiệp luôn chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, VMC Việt Nam luôn sẵn sàng đồng hành cùng các sáng kiến học thuật có giá trị, tạo thêm cơ hội thực tiễn cho sinh viên và góp phần thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo và thị trường lao động. HUYỀN THƯƠNG

TRƯỜNG THỦY SẢN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Chung tay phát triển bền vững nuôi động vật thân mềm

Ngày 11/6, Trường Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ và các đối tác dự án “Nghiên cứu hướng đến sự bền vững môi trường trong nuôi động vật thân mềm, WAVES” đã tổ chức Hội thảo khởi động dự án với sự tham dự của đại diện tất cả thành viên của dự án. Các thành viên của dự án bao gồm nhiều viện trường đến từ Vương quốc Anh (Royal Veterinary College, University of Stirling, Newcastle University), Malaysia (Universiti Sains Malaysia, Worldfish), Indonesia (Marine and Fisheries Polytechnic of Jembrana) và Việt Nam (Viện Nghiên cứu NTTS 1, Trường Thủy sản và Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ). Các nội dung của dự án tập trung hỗ trợ phát triển nghề nuôi động vật thân mềm (nghêu, sò huyết, hàu, vẹm xanh) theo hướng bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước Đông Nam Á khác. Dự án sẽ kéo dài 3 năm (2025 - 2027).

THẢO ANH

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Ăn nên làm ra từ nuôi tôm

Sản xuất thông minh đang là hướng đi được rất nhiều hợp tác xã (HTX), nông dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu áp dụng và phát triển; trong đó có nuôi tôm. Những mô hình này đang chuyển mình mạnh mẽ, từ đó không chỉ nâng cao thu nhập mà còn góp phần vào sự phát triển chung của nền nông nghiệp của tỉnh. Nổi bật như mô hình nuôi tôm công nghệ cao của HTX Chợ Bến, huyện Long Điền.

Theo thống kê, toàn huyện Long Điền có

15 HTX và 127 tổ hợp tác hoạt động trong

các lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; thương mại dịch vụ, du lịch,…

HTX Chợ Bến đang là một trong những

điển hình về phát triển kinh tế hợp tác trên

địa bàn xã An Ngãi, huyện Long Điền. Ngoài

sản xuất muối truyền thống, các thành viên

HTX đang mở rộng nuôi tôm theo mô hình

ứng dụng công nghệ cao với diện tích 11 ha,

một năm nuôi 3 vụ. HTX Chợ Bến thành lập

và đi vào hoạt động vào đầu tháng 12/2021 với 11 thành viên.

HTX hoạt động sản xuất gắn với chuỗi giá trị; tham gia mô hình liên kết điểm sản xuất và tiêu thụ TTCT. Đây là chương trình được triển khai thực hiện theo Nghị quyết 21/2020/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ

sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các mô hình liên kết điểm của tỉnh sẽ được tư vấn xây dựng liên kết; hỗ trợ máy móc thiết bị, xây dựng hạ tầng phục vụ liên kết; vật tư phân bón, thức ăn; xây dựng nhãn hiệu sản phẩm; đánh giá, chứng nhận VietGAP, GlobalGAP.

HTX Chợ Bến triển khai nuôi tôm theo quy trình vi sinh cho sản phẩm tôm sạch. Hiện, HTX Chợ Bến đã liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với mô hình nuôi tôm an toàn sinh học “CP.Biotic Farming”. HTX cũng đã liên kết với các doanh nghiệp để lo đầu vào từ con giống, kỹ thuật và đến tiêu thụ sản phẩm đầu ra của thành viên được ổn định, bền vững. Thời gian tới, HTX sẽ đăng ký nhãn hiệu cho tôm nuôi theo công nghệ cao để bảo vệ nhãn hiệu, cũng như tăng cường nhận diện thương hiệu của HTX. Tiến tới xây dựng mã cơ sở nuôi có thể truy xuất

 Phương hướng năm 2025, HTX Chợ Bến thu hút thêm thành viên; mở rộng thêm diện tích nuôi tôm công nghệ cao khoảng 3,3 ha; tiếp tục liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp nhằm cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng chuỗi liên kết của HTX. Với những kết quả đạt được, tháng 5/2025, HTX vinh dự đón nhận Cờ thi đua của UBND tỉnh dẫn đầu khối thủy sản năm 2024 trao tặng. nguồn gốc hướng đến các thị trường xuất khẩu.

Mỗi năm, HTX Chợ Bến sản xuất 3 vụ tôm; trung bình mỗi ao nuôi thu hoạch 3 tấn tôm/vụ nuôi; tổng sản lượng 90 tấn/10 ao/3 vụ/năm. Kết quả sản lượng nuôi trồng đạt 125% so kế hoạch đề ra, doanh thu 10,2 tỷ đồng/năm. HTX được đánh giá là mô hình về kinh tế hợp tác điển hình của tỉnh.

Ông Huỳnh Văn Thuyết, Giám đốc HTX Chợ Bến, cho biết, toàn HTX đang có tổng diện tích mặt nước hơn 3 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn sinh thái gắn với ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 8 ao nuôi TTCT với diện tích 1.000 m2/ao, 1 ao ương tôm. Diện tích còn lại dùng làm ao lắng để bơm nước ra vào mỗi ngày. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật giúp HTX Chợ Bến kiểm soát tốt môi trường nước, ngăn ngừa bệnh gây hại cho tôm và thời gian nuôi ngắn, lợi nhuận cao. Ngay vụ đầu tiên, HTX đã thu hoạch được hơn 20 tấn TTCT đạt trọng lượng từ 30 - 34 con/kg. Giá thu mua tại ao đạt 180.000 - 200.000 đồng/ kg. Sau khi trừ các khoản chi phí, HTX đạt lợi nhuận 30% trên tổng doanh thu.

VÂN ANH

Ả RẬP XÊ ÚT

Đột phá mô hình nuôi tôm

cỡ lớn ở vùng bán khô hạn

Lần đầu tiên tại vùng bán khô hạn của Ả Rập Xê Út, mô hình nuôi TTCT cỡ lớn bằng ao lót bạt được

chứng minh là khả thi và hiệu quả kinh tế, hứa hẹn giải pháp bền vững cho nuôi trồng thủy sản

ở khu vực khan hiếm nước.

Phương pháp sản xuất

Khả năng nuôi tôm cỡ lớn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chiến lược cho ăn, chu kỳ tăng trưởng và điều kiện môi trường. Nghiên cứu được thực hiện trong 330 ngày (47 tuần) tại Đại học King Abdulaziz ở Obhur, Jeddah, trên ba ao lót bạt HDPE, mỗi ao rộng 300 m².

Trước khi thả nuôi, các ao được vệ sinh và phơi nắng một tuần. Để gây màu nước (độ

trong 40 - 50 cm đo bằng đĩa Secchi), nước

biển có độ mặn 30‰ được cấp vào ao, kết hợp bón phân gồm urê (400 g), mật mía (1,5 L) và diammonium phosphate (200 g) vào các ngày thứ 1, 4 và 8. Mực nước nâng lên 60% sau lần bón đầu, rồi đạt 100% sau lần bón thứ ba.

Mỗi ao lắp hai máy sục khí xoáy (1 HP, Force-7, Acquaeco, Italia) ở độ sâu 40 cm, nghiêng 350. Để thúc đẩy vi khuẩn dị dưỡng, bã đậu nành và mật mía (2 kg) được bổ sung ba ngày một lần làm nguồn carbon.

Vào ngày thứ 12, tôm giống khỏe mạnh, đồng đều (trọng lượng trung bình 1,21 ± 0,2 g; chiều dài 3,7 ± 1,8 cm) được thả với mật độ 25 con/m². Tỷ lệ sống trong lưới kiểm tra đạt trên 95%. Tôm được cho ăn thức ăn viên có 35% protein (sản xuất bởi NAQUA, Jeddah), ba lần mỗi ngày vào 7h, 13h và 18h.

Chất lượng nước (độ trong, nhiệt độ, ôxy hòa tan, pH, độ mặn) được ghi nhận hàng ngày. Các chỉ số như amonia, nitrat, nitrit, orthophosphate và độ kiềm được theo dõi hàng tuần. Cứ hai tuần, mỗi ao được lấy mẫu 200 con tôm để theo dõi tăng trưởng và điều chỉnh lượng thức ăn. Khi thu hoạch, ghi nhận các chỉ số như tỷ lệ sống, sinh khối và chất lượng vỏ cho cả ao thử nghiệm và đối chứng.

Triển vọng

Trọng lượng trung bình (ABW) của TTCT cho thấy mô hình tăng trưởng hình chữ S trong suốt 330 ngày nuôi, với sự khác biệt rõ rệt giữa các mốc lấy mẫu (p < 0,01). Trong

Tôm thu hoạch có chất lượng cao với vị ngon, màu sắc đẹp Ảnh: Aquaculture

120 ngày đầu, tôm tăng trưởng nhanh, đạt trung bình khoảng 40 g, phản ánh điều kiện nuôi tối ưu và hiệu quả sử dụng thức ăn cao.

Từ ngày 120 đến 210, tốc độ tăng trưởng chậm lại, ABW đạt 60 - 70 g, có thể do biến động chất lượng nước hoặc hiệu suất chuyển hóa thức ăn giảm. Từ ngày 210 trở đi, tăng trưởng ổn định, ABW đạt 80 - 85 g, tương ứng với trọng lượng thu hoạch trung bình 84,6 ± 4,3 g. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng tuần là 1,9 ± 0,7 g, trọng lượng

tịnh 83,4 ± 3,9 g. Kích thước lớn nhất ghi nhận được là 22,1 cm và 88 g, cho thấy hiệu

quả trong nuôi tôm cỡ lớn.

Tỷ lệ sống đạt 83 ± 12%, hệ số chuyển

đổi thức ăn (FCR) là 2,3 ± 0,71, phản ánh khả năng sử dụng thức ăn tốt. Sinh khối trung bình mỗi ao đạt 529 ± 22,1 kg, tương đương 17.639,5 kg/ha.

Chất lượng nước được duy trì ổn định, phù hợp: độ trong 47,17 ± 8,1 cm, nhiệt độ 27,3 ± 4,76°C, ôxy hòa tan 5,82 ± 0,47 mg/L, pH 8,81 ± 1,14, độ mặn 41,2 ± 1,52 g/L. Các

chỉ tiêu khác như độ kiềm (143 ± 8 mg/L), nitrat (1,68 ± 0,7 mg/L), nitrit (0,03 ± 0,01 mg/L), orthophosphate (1,41 ± 0,12 mg/L) và amonia không ion hóa (0,14 ± 0,08 mg/L) đều nằm trong ngưỡng an toàn.

Sau thu hoạch, mỗi ao tích tụ trung bình 98 ± 12 kg bùn đáy, chủ yếu từ thức ăn và nguồn carbon. Tôm thu hoạch có chất lượng cao với vị ngon, màu sắc đẹp. Tỷ lệ tôm vỏ cứng đạt 89,1%, vỏ lỏng 5,5% và vỏ mềm 5,4%, cho thấy chất lượng vỏ rất tốt.

Nghiên cứu chứng minh tính khả thi của việc nuôi TTCT cỡ lớn trong điều kiện bán khô hạn ở Ả Rập Xê Út, sử dụng ao lót bạt HDPE. Tuy nhiên, lượng bùn đáy cao hơn ở ao xử lý cho thấy cần cải thiện quản lý chất thải để nâng cao tính bền vững. Các nghiên cứu tiếp theo nên tập trung vào tối ưu hóa quản lý chất thải, cải tiến thức ăn, và áp dụng các hệ thống tích hợp với trao đổi nước tối thiểu để nâng cao khả năng mở rộng và tính bền vững. TUẤN MINH (Theo Aquaculture)

Phòng ngừa bệnh đốm trắng

Bệnh đốm trắng do virus (WSSV) gây ra trên tôm hiện vẫn chưa phương pháp điều trị, vì vậy, nắm vững các giải pháp phòng bệnh là hết sức cần thiết để vụ nuôi thành công.

Áp dụng các công nghệ nuôi thân thiện với môi trường để phòng, chống bệnh hiệu quả Ảnh: Tép bạc

Chọn và thả giống

Chất lượng tôm giống là một trong những yếu quan trọng nhất trong việc kiểm soát bệnh đối với tôm nuôi. Các đánh giá cảm quan bao gồm quan sát hoạt động, hệ gan tụy, mang và ruột. Tôm khỏe mạnh sẽ có màu sắc tươi sáng, bơi lội nhanh nhẹn và phản xạ tốt. PL 10 thường được khuyến cáo là có thể sử dụng để thả nuôi, tuy nhiên ở điều kiện độ mặn thấp, PL12 sẽ thích hợp hơn. Lựa chọn tôm giống từ các trại sản xuất uy tín (nơi có sự kiểm soát chất lượng đầu vào tôm bố mẹ và đầu ra con giống). Nếu có thể, yêu cầu trại giống ương liên tiếp 7 ngày trước khi xuất bán ở 320C. Khi đó, con giống sẽ không mang mầm bệnh đốm trắng (theo GS Chalor Limsuwan).

Kiểm tra tôm giống bằng phương pháp PCR để đảm bảo không nhiễm WSSV trước khi thả.

Thả tôm với mật độ hợp lý để hạn chế căng thẳng và giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Nếu thả nhiều ao, người nuôi nên chia thành vài đợt và sử dụng các nguồn giống khác nhau. Điều này giảm được nguy cơ xảy ra bệnh đồng loạt.

Chọn mùa vụ nuôi thích hợp, tránh thả tôm trong giai đoạn nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao.

Tuân thủ quy trình xử lý nước

Nên có ao lắng để xử lý nước trước khi đưa nước vào ao nuôi, nước cấp vào ao nuôi phải được lọc qua lưới dày để không cho cá tạp và những vật mang mầm bệnh vào ao. Tuân thủ đầy đủ thao tác khử trùng. Chlorine và Ozone thường được sử dụng để xử lý nước cấp.

Giảm sự xâm nhập của virus vào ao nuôi

Bệnh đốm trắng do virus chủ yếu lây truyền theo chiều ngang thông qua vật chủ trung gian (nhất là giáp xác cua, rẹm, ba khía,…) có mang mầm bệnh từ môi trường bên ngoài ao hoặc ngay trong ao nuôi tôm.

Vì vậy, ngay từ khi chuẩn bị ao cần tiêu diệt hết các loài này bằng vôi hoặc hóa chất.

Vét sạch bùn đáy, rải vôi, phơi khô đáy ao (khoảng 5 - 7 ngày tùy theo vùng đất và điều kiện thực tế). Lấp hết các hang, lỗ ở bờ ao để cho cua, còng không còn nơi trú ẩn.

Ngoài ra, sự lây nhiễm thông qua các vật mang mầm bệnh như cua hoặc chim có thể mang các vật nhiễm bệnh giữa các ao như ăn tôm chết vào bụng và nhả ra khi chuyển qua ao khác. Vì vậy, cần có lưới để ngăn chim, hàng rào ngăn động vật sẽ giúp hạn chế lây lan dịch bệnh từ vùng này đến vùng kia hoặc từ ao nuôi này sang ao nuôi khác.

Quản lý ao

Áp dụng các công nghệ nuôi thân thiện với môi trường để phòng, chống bệnh hiệu quả, đạt năng suất, sản lượng cao và đảm bảo chất lượng sản phẩm tôm nuôi.

Thực hiện tốt các biện pháp quản lý môi trường và cách ly các ao. Định kỳ dùng các chất diệt khuẩn để khử trùng môi trường nuôi và loại bỏ các cá thể bị bệnh ra khỏi đàn tôm. Định kỳ thay nước, sử dụng vi sinh để kiểm soát chất lượng nước, hạn chế ô nhiễm. Nhằm tránh lây lan mầm bệnh giữa các ao, tốt nhất không nên sử dụng chung các dụng cụ với nhau (lưới, vợt, thuyền,…), nếu đã dùng chung thì các dụng cụ đó phải được sát khuẩn và phơi khô trước 1 ngày. Ngoài ra, sau khi người nuôi đã lội xuống ao

 Một yếu tố quan trọng gây ra dịch

đốm trắng đó chính là nhiệt độ môi

trường. Theo kết quả một số nghiên

cứu cho thấy, khi ao nuôi duy trì nhiệt độ ổn định ở mức 31 - 33 0C sẽ giảm tối đa dịch bệnh.

xong thì phải tắm rửa sạch sẽ và không nên tiếp xúc với thức ăn hoặc lội xuống ao khác.

Tăng sức đề kháng cho tôm

Sử dụng các sản phẩm có β-glucan 1,3, lipopolysaccharide và peptidoglycan để bổ sung vào thức ăn tôm, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bổ sung Vitamin C, men vi sinh trộn vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng cho tôm nuôi.

Kiểm soát và đảm bảo điều kiện tốt cho tôm nuôi nhằm tăng khả năng kháng bệnh như các biện pháp vật lý (kiểm soát nhiệt độ, tăng cường sục khí, chế độ ăn phù hợp, loại bỏ bùn và chất hữu cơ, xử lý nước thải)

để cải thiện môi trường; cùng với sử dụng hóa chất để kiểm soát pH và độ mặn, giảm hàm lượng Ammonia và nitrit để đảm bảo những chỉ tiêu này không vượt ngưỡng.

Xử lý ao có tôm bị bệnh

Khi phát hiện tôm có dấu hiệu nhiễm bệnh, cần nhanh chóng cách ly khu vực nhiễm bệnh, tránh lây lan sang ao khác. Đối với ao nuôi bị bệnh có tôm chết ít, cần thu tôm trong vòng 1 - 2 ngày nếu tôm đạt kích cỡ thu hoạch. Sau đó, cần thực hiện biện pháp cách ly ngay (đóng chặt cống; không cho nước vào và ra ngoài).

Sau khi thu tôm, khử trùng nước và dụng cụ bằng Chlorine nồng độ 40 ppm. Giữ nước sau khi xử lý Chlorine ít nhất 7 ngày trước khi xả ra môi trường. Dụng cụ và quạt nước dùng trong ao phải được phun xịt bằng

nước hòa Chlorine với nồng độ 1.600 ppm

hoặc nếu có thể thì ngâm trong nước hòa tan 40 ppm Chlorine trong ít nhất 3 ngày.

Nếu tôm chưa đạt cỡ thu hoạch, tôm

chết nhiều (80 - 100%) thì nên vớt hết tôm

chết đem tiêu hủy, sử dụng Chlorine nồng

độ 40 ppm. Trong trường hợp tôm chưa chết hết thì tái xử lý Chlorine nồng độ 100 ppm.

Ao tôm bị bệnh đốm trắng, người nuôi

không nên vội vàng cải tạo để thả nuôi ngay, mà nên cho ao nghỉ khoảng 1,5 - 2 tháng để

cắt đứt nguồn bệnh và tái tạo lại môi trường

nền đáy. Thời gian ao nghỉ nên thả cá rô phi

để cá tiêu diệt hết những loài ký chủ trung

gian mang mầm bệnh còn sót lại.

Ngăn chặn H 2 S trong ao nuôi

Nguyên nhân

H2S là khí cực độc có mùi đặc trưng (mùi trứng thối). Nó được sinh ra do vi khuẩn tiêu thụ muối Sulphate phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí dưới nước hoặc trong điều kiện ẩm ướt.

Trong ao nuôi tôm, bùn và chất thải tích tụ đáy ao là nơi sinh ra H2S, loại khí này khi đã hiện diện trong ao có thể gây chết tôm thầm lặng hàng đêm. Theo khảo sát, người nuôi tôm sau mỗi vụ có thể mất khoảng 10% sản lượng tôm bị chết do khí độc H2S.

Tác động

Độc tính của H2S phụ thuộc vào 3 thông số chính: pH, nhiệt độ và ôxy hòa tan. H2S cản trở quá trình vận chuyển ôxy của tôm. Nồng độ ôxy hòa tan trên 3 ppm hỗ trợ ngăn chặn sự hình thành H2S. Khi tất cả 3 yếu tố pH, ôxy và nhiệt độ thấp khiến thì H2S lại càng nguy hiểm hơn.

Trong ao nuôi, H2S gây thiếu hụt ôxy trầm trọng, tác động rất xấu đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm. Nồng độ H2S trong nước ao từ 0,01 đến 0,02 ppm thì tôm sẽ bị nhiễm độc và chết hàng loạt. H2S là nguyên nhân gây nhiều thiệt hại cho người nuôi. Đối với tôm sú, thường sống tập trung ở đáy ao; đây là nguyên nhân khiến tôm bị stress và yếu, dễ bị cảm nhiễm vi khuẩn Vibrio, hoặc nghiêm trọng hơn là tôm sẽ bị chết (hội chứng tháng nuôi đầu).

Giải pháp ngăn ngừa

Cải tạo ao tốt từ đầu vụ nuôi. Ao phải thoáng để làm tăng ôxy hòa tan của nước nhằm tránh hiện tượng yếm khí. Các máy quạt nước cần hoạt động liên tục nhằm đảm bảo lượng ôxy hòa tan > 5 ppm khi tôm còn

nhỏ. Váng tảo nổi trên mặt nước cần được dọn sạch.

Không nên nuôi ở vùng đất đáy cát và khu vực xì phèn nặng.

Khu vực có đáy ao phần lớn nằm trong vùng xì phèn, người nuôi cần xử lý đáy bằng vi sinh định kỳ để kìm hãm sự phát triển của H2S.

Giữ pH trong khoảng 7,8 - 8,3 trong suốt vụ nuôi. Khoảng dao động pH trong ngày phải nhỏ hơn 0,4.

Kiểm soát chặt chẽ lượng thức ăn.

Người nuôi nên cẩn thận và phải có hành

động kịp thời khi mưa lớn, tảo tàn và lột xác. Đặc biệt, khi trời mưa, nước mưa có tính axit sẽ làm giảm độ pH và khiến khí độc H2S nguy hiểm hơn. Lúc này, người nuôi cần duy trì hoạt động của quạt nước, giảm lượng thức ăn (khoảng 50%) hoặc đợi khi hết mưa (30 phút) mới cho ăn. Đồng thời, rải vôi quanh vùng rìa chất thải nhằm đảm bảo pH trên 7,5.

Xử lý

Khi phát hiện ao có hàm lượng khí độc H2S vượt ngưỡng cho phép, ngay lập tức cắt giảm lượng thức ăn 30 - 40% trong ít nhất 3 ngày cho đến khi các điều kiện trở lại bình thường.

Tăng cường sục khí ngay lập tức (nhưng lưu ý về sự xáo trộn bùn trong quá trình lắp đặt thiết bị sục khí mới).

Thay nước để đảm bảo duy trì nước sạch và sử dụng chế phẩm sinh học ổn định môi trường ao nuôi.

Sử dụng vôi để tăng pH đến hơn 7,8.

Sử dụng các vi sinh vật có thể tiêu thụ H2S như Paracoccus pantothrophus.

NGUYỄN HẰNG

NGUYỄN HẰNG Váng

Liệu pháp thay thế

kháng sinh trị bệnh trên tôm

Các liệu pháp tiên tiến như thực khuẩn thể, endolysin, bacteriocin và quorum quenching đang ngày càng chứng minh được hiệu quả vượt trội cùng với tính an toàn cao. Bên cạnh đó, các liệu pháp như peptide kháng khuẩn, kháng thể IgY, hạt nano cũng mang lại những tín hiệu khả quan điều trị bệnh tôm.

Liệu pháp thể thực khuẩn

Thực khuẩn thể hay thể thực khuẩn còn

được gọi là bacteriophage hay phage. Thể thực khuẩn là một nhóm các virus chuyên biệt lây nhiễm vào các loài vi khuẩn khác nhau. Phage vô hại đối với con người, động vật hoặc thực vật. Chúng chỉ nhắm mục tiêu lây nhiễm vào các tế bào vi khuẩn.

Liệu pháp thể thực khuẩn (phage therapy) là phương pháp sử dụng thể thực khuẩn để điều trị tình trạng bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Cơ chế của liệu pháp thể thực khuẩn là virus thể thực khuẩn chèn bộ gen của nó vào vi khuẩn chủ, sao chép và nhân lên bên trong, gây ra sự phân giải tế bào và cuối cùng giết chết vi khuẩn.

Nghiên cứu của Hossain et al. (2024) giải quyết sự bùng phát thường xuyên của bệnh do vi khuẩn trong nuôi tôm ở Bangladesh bằng cách tập trung nghiên cứu vào việc sử dụng thực khuẩn thể. Các

thể thực khuẩn được phân lập từ mẫu nước

thải được thu thập từ trang trại nuôi tôm,

trại giống. Trong các thử nghiệm in vitro , các thể thực khuẩn đã lây nhiễm thành công 91% chủng Vibrio được thử nghiệm (19 trong số 21 chủng). Trong thử nghiệm in vivo , áp dụng phương pháp dự phòng bằng thể thực khuẩn và điều trị bằng thể thực khuẩn đã chứng tỏ khả năng sống sót của tôm nuôi gia tăng sau thử nghiệm cảm nhiễm vi khuẩn Vibrio có độc tính.

Liệu pháp endolysi

Liệu pháp endolysin (lysin) bắt nguồn từ liệu pháp thể thực khuẩn (phage), liên quan đến việc sử dụng các enzyme thủy phân “endolysin” giống như các enzyme thủy phân được các thể thực khuẩn sử dụng để tách thành tế bào peptidoglycan của vi khuẩn (Deshotel et al., 2024).

Trong một báo cáo tổng hợp vào năm 2019, Matamp and Bhat đã cho rằng, có rất nhiều đánh giá về endolysin như chất chống lại vi khuẩn Gram dương. Tuy nhiên, cũng có một số endolysin cũng

có khả năng chống lại các mầm bệnh vi khuẩn Gram âm như Vibrio alginolyticus và V. parahaemolyticus

Liệu pháp bacteriocin

Nhiều chủng probiotic sản sinh ra chất kháng khuẩn đa dạng, chẳng hạn như enzyme phân giải hợp chất chelat sắt, kháng sinh, hydrogen peroxide, axit hữu cơ và bacteriocin. Trong số các chất kháng khuẩn này, bacteriocin là những peptide nhỏ phá vỡ tính toàn vẹn của màng tế bào vi khuẩn, nổi bật như một công cụ thay thế để kiểm soát vi khuẩn gây bệnh.

Phương thức hoạt động của bacteriocin có thể thay đổi tùy theo đặc điểm của chúng. Chúng có thể tiêu diệt vi khuẩn thông qua sự hình thành lỗ trên màng tế bào, ngăn chặn hoạt động của các chất vận chuyển peptidoglycan và do đó ngăn cản quá trình tổng hợp thành tế bào và gây tổn hại đến vật liệu di truyền hoặc tổng hợp protein (Pereira et al., 2022).

Kháng thể

Một nghiên cứu của Mitchell et al. (2023)

đã đánh giá tác động của việc sử dụng thức ăn có chứa bacteriocin có làm tăng tỷ lệ sống của tôm bị nhiễm AHPND. Kết quả cho thấy, các nhóm tôm được điều trị có tỷ lệ sống sót trung bình đạt 96%, với nồng độ thấp nhất và cao nhất của bacteriocin mang lại tỷ lệ sống sót cao nhất. Những kết quả này cho thấy chất phụ gia bacteriocin có thể được sử dụng để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu nhiễm trùng AHPND ở tôm.

Liệu pháp peptide kháng khuẩn

Các protein và peptide kháng khuẩn, gọi chung là peptide kháng khuẩn (antimicrobial peptides-AMP, còn được gọi là host defense peptides-HDP) có thể là giải pháp thay thế an toàn và hiệu quả vì vị trí tác dụng của chúng là trên các thành phần của vi sinh vật; chúng có khả năng phân hủy sinh học; tính đa dạng của chúng về cơ chế hoạt động rất rộng (Zermeno-Cervantes et al., 2020).

Việc sử dụng thức ăn có peptide kháng khuẩn trong nuôi TTCT, thông qua lựa chọn thức ăn có bổ sung peptide kháng khuẩn, giúp người nuôi chủ động phòng bệnh tôm

hiệu quả, tiết kiệm chi phí, an toàn.

Liệu pháp kháng thể IgY

Kháng thể lòng đỏ trứng gà hay còn gọi là Immunoglobulin Y (IgY). Ưu điểm của

việc sử dụng IgY cho các hoạt động nuôi

trồng thủy sản là vì chúng có tính đặc hiệu cao, không xâm lấn, không hình thành tình

trạng kháng thuốc ở vi sinh vật, có thể được sản xuất hàng loạt và không gây ô nhiễm

hay tồn dư. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh IgY có hiệu quả chống lại nhiều loại mầm bệnh trên tôm như nhóm vi khuẩn Vibrio (tiêu biểu là Vibrio alginolyticus), AHPND, WSSV. Trong nghiên cứu của Lu et al. (2009), IgY hoạt tính cao chống lại WSSV đã được sử dụng để gây miễn dịch thụ động cho tôm Procambius clarkiaii. Kết quả cho thấy các nhóm được điều trị bằng cách tiêm IgY có nguồn gốc từ WSSV bất hoạt và có nguồn gốc từ DNA có tỷ lệ tử vong lần lượt là 20% và 80%. Các nhóm trong chế độ ăn bổ sung 10% bột lòng đỏ trứng và 1% IgY cho tỷ lệ tử vong lần lượt là 53,3% và 67,7%, và nhóm ngâm cho tỷ lệ tử vong là 46,7%. Những kết quả này cho thấy việc tạo miễn dịch thụ động bằng các kháng thể IgY đặc hiệu thông qua tiêm bắp, cho ăn và ngâm có hiệu quả để bảo vệ tôm Procambius clarkiaii chống lại WSSV. Điều đáng chú ý là IgY làm phụ gia trộn thức ăn và dung dịch ngâm là phương pháp hữu ích và khả thi trong thực tế (Lu et al., 2009).

Nakamura et al. (2019) đã tiến hành hàng loạt thí nghiệm nhằm đánh giá tác dụng bảo vệ của IgY chống lại nhiễm AHPND ở TTCT. Các kết quả cho thấy, tỷ lệ sống của tôm bị cảm nhiễm được cho ăn chế độ ăn chứa PirA-IgY, PirB-IgY lần lượt là 86% và 14%. Chỉ có tôm được cho ăn thức ăn chứa kháng thể PirA-IgY mới có khả năng chống lại AHPND. Việc tăng nồng độ kháng nguyên rPirA để tạo miễn dịch cho gà mái và giảm lượng bột trứng trong thức ăn xuống 10% cho thấy tỷ lệ sống sót cao hơn ở tôm được nuôi bằng PirA-IgY (87%) so với đối chứng

 Các giải pháp thay thế trong điều trị bệnh sẽ mở ra một giai đoạn mới về sức khỏe tôm, góp phần gia tăng hiệu quả, chi phí và nâng cao năng suất sản xuất.

(12%). Những kết quả này xác nhận rằng việc bổ sung kháng thể PirA-IgY trong thức ăn có thể là một phương pháp phòng ngừa hiệu quả chống lại nhiễm AHPND ở tôm.

Liệu pháp nano

Các báo cáo tổng hợp của Easwaran et al. (2022) đã chỉ ra rằng, các hạt nano (Nanoparticle -NP) thể hiện hoạt tính kháng khuẩn cao chống lại hầu hết các vi khuẩn, nấm và virus. Với các đặc tính hóa học, vật lý và sinh học mới, các phương pháp tiếp cận dựa trên nano được coi là một lựa chọn đầy hứa hẹn trong nuôi trồng thủy sản. Hoạt tính kháng khuẩn của vật liệu nano sinh học (ZnO-NP) được nghiên cứu chống lại V. parahaemolyticus phân lập từ tôm nuôi với nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) đạt 25 μg/mL.

Liệu pháp Quorum quenching

Quorum quenching (QQ) là một liệu pháp được sử dụng để ức chế tín hiệu Quorum sensing (QS) - cơ chế giao tiếp liên khuẩn thông qua các tín hiệu hóa học. Một số phương pháp đã được đề xuất và phát triển nhằm tác động tiêu cực đến quá trình giao tiếp này, từ đó ngăn chặn các hoạt động của vi khuẩn có hại (Jayaprakashvel và Subramani, 2019; Lubis et al., 2024).

Trong một báo cáo tổng hợp năm 2021, Shaheer et al. đã mô tả khả năng của các chủng Bacillus spp. trong việc thực hiện liệu pháp QQ nhằm làm giảm sự biểu hiện của một số yếu tố độc lực của mầm bệnh

Vibrio harveyi trên tôm. Nghiên cứu này đã sàng lọc tổng cộng 118 chủng vi khuẩn hình thành bào tử từ các ao nuôi trồng thủy sản và đất ngập mặn, có khả năng phân hủy acyl-homoserine lactone(AHL), C4-HSL, C6-HSL, C8-HSL và C10-HSL.

Trong đó, B. subtilis MFB10, B. lentus MFB2 và B. firmus MFB7 có khả năng phân hủy cao nhất. Các chủng đã phân lập ngăn chặn sự biểu hiện của các gen độc lực mã hóa protease, lipase, phospholipase, caseinase, chitinase và gelatinase, đồng thời ức chế sự hình thành màng sinh học của vi khuẩn V. harveyi MFB32.

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

Trường Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ

Kỹ thuật ương tôm giống trong ao

Ương tôm giống là một bước quan trọng trong chu trình nuôi tôm, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo sự thành công của vụ nuôi.

Yêu cầu ao ương

Diện tích ao ương chiếm khoảng 0,51% diện tích nuôi, thông thường khoảng 50 - 100 m2. Bờ ao cao ít nhất 1 - 1,2 m để duy trì mực nước. Đáy ao được đầm nén chắc, phẳng, có góc nghiêng về hướng thoát, đảm bảo làm sao nước được tháo cạn khi cần rút hết nước (san tôm sau khi ương).

Thiết kế ao ương theo dạng ao nổi, có trải bạt đáy (chất liệu HDPE, các loại bạt nhựa tốt,…). Tùy điều kiện, ao ương cũng có thể làm bằng ao đất, tuy nhiên, cần phải đảm bảo các yêu cầu như trên.

Ao ương cần được che lưới lan nhằm hạn chế tối đa tia bức xạ ánh sáng mặt trời

chiếu trực tiếp, làm cho nhiệt độ nước tăng lên ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Hệ thống sục khí hoặc quạt nước được trang bị

đều khắp mặt ao suốt thời gian ương, mục

đích chính là cung cấp đủ hàm lượng ôxy hòa tan cho tôm phát triển.

Chuẩn bị

Quy trình cải tạo ao cơ bản bao gồm các

bước tháo cạn nước, vét bùn, bừa lật, phơi

nắng để chất bẩn dưới đáy ao tiếp xúc với ánh nắng nhiệt độ cao nhằm diệt các mầm bệnh, các chất lắng đáy tiếp xúc với ôxy và bị phân hủy. Tiếp theo là bón vôi xuống đáy ao để ổn định pH, sau đó là lấy nước vào ao diệt tạp, diệt khuẩn, gây màu nước và tiến hành thả giống.

Nước từ ao chứa bơm qua ao ương sau khi đã được diệt tạp, xử lý sát khuẩn (sử dụng một trong các hóa chất Chlorine: 10 - 15 g/m3; Virkon: 0,5 - 1 g/m3; Thuốc tím (KMnO4): 2 - 5 g/m3; Iodine ≥ 10%: 1 - 3 ml/m3,…) và điều chỉnh các yếu tố trong khoảng phù hợp (pH: 7,7 - 8,5; độ mặn: 5 - 15‰; độ kiềm: 80 - 120 mg/L,…). Mực nước thích hợp để ương tôm giai đoạn này là 0,8 - 1 m.

Màu nước giữ vai trò rất quan trọng trong nuôi tôm. Màu nước ao đạt chuẩn sẽ cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm trong giai đoạn mới thả nuôi, góp phần tạo sự thoải mái cho tôm săn mồi, giảm stress, ngăn ánh nắng mặt trời chiếu xuống đáy. Vì vậy, sau khi bơm nước vào ao ương, tiến hành bón phân (phân vô cơ NPK hoặc một số

chế phẩm dinh dưỡng tổng hợp và khoáng chất) nhằm mục đích gây màu nước, tạo cơ sở thức ăn tự nhiên (tảo, động vật nổi, động vật đáy) phát triển phong phú trong ao ương.

Đồng thời, giai đoạn này có thể sử dụng thêm chế phẩm vi sinh (gồm chủng Bacillus sp., Lactobacillus sp.,…) ủ với mật rỉ đường (khoảng 12 giờ) để tăng hiệu quả gây màu nước, ổn định môi trường và ức chế một số vi khuẩn gây hại phát triển trong ao. Sau khi gây màu nước khoảng 2 - 3 ngày là có thể thả giống.

Thả giống

Chọn mua tôm giống thả nuôi từ các cơ sở sản xuất uy tín và thương hiệu, có đàn tôm bố mẹ đảm bảo chất lượng theo quy định; phải kiểm tra một số loại bệnh đặc trưng như MBV, đốm trắng, đầu vàng, taura, hoại tử gan tụy,... (có giấy kiểm dịch) trên tôm giống.

Kiểm tra tôm giống bằng cảm quan: Màu sáng, sắc tố thể hiện rõ, đôi râu khép lại, các đốt bụng thon, dài, cơ bụng căng đầy,

NNH

thịt đầy vỏ, đầu và thân cân đối; tôm bơi

khỏe ngược dòng nước, bám vào thành bể tốt; phản xạ tốt khi gõ vào dụng cụ chứa; phụ bộ tôm hoàn chỉnh, không có ký sinh trùng bám, đường ruột đầy thức ăn, không bị bệnh phát sáng.

Số lượng giống thả tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng cho mỗi đợt nuôi nhưng phải đảm bảo lịch thời vụ theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn. Mật độ ương dao động 500 - 1.000 con/m3 tùy điều kiện trang thiết bị và vật liệu làm ao ương.

Chăm sóc

Quá trình ương phải bổ sung thức ăn công nghiệp, cho ăn 3 - 4 lần/ngày. Liều lượng khoảng 1 kg thức ăn/100.000 con giống/ngày. Sau mỗi ngày tăng thêm 1015% lượng thức ăn của ngày trước. Quan sát kỹ hoạt động của tôm, diễn biến thời tiết và chất lượng nước để điều chỉnh lượng thức

ăn hợp lý.

Định kỳ bổ sung men tiêu hóa, khoáng chất, vitamin và axit amin thiết yếu (Lysine, Methionine,…) trong khẩu phần ăn cho tôm theo liều lượng hướng dẫn.

Khi thời tiết thay đổi (mưa hoặc nắng liên tục, nhiệt độ cao,…) thì nên trộn thêm một số Vitamin C, Beta-glucan,… nhằm

tăng sức đề kháng cho tôm chống chịu lại với điều kiện bất lợi bên ngoài.

Hàng ngày quan sát hoạt động, màu sắc, khả năng bắt mồi của tôm để đánh giá sức khỏe tôm nuôi chính xác. Nếu có biểu hiện bất thường cần xác định nguyên nhân (nếu cần thiết có thể thu mẫu tôm mang đi xét nghiệm bệnh) để có hướng xử lý kịp thời, hiệu quả.

Quản lý môi trường

Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường trong ao ương: nhiệt độ, pH, ôxy hòa tan (2 lần/ngày); độ kiềm, NO2, NH3/NH4 (3 ngày/lần),… Khi chỉ số ngoài ngưỡng cho phép cần xác định nguyên nhân và kịp thời xử lý hiệu quả.

Hàng ngày tiến hành xi phông loại bỏ chất thải lắng đọng dưới đáy ao. Chất thải cần được tập trung vào hố chứa, xử lý an toàn, không đưa trực tiếp ra môi trường xung quanh.

Định kỳ 3 - 5 ngày/lần bổ sung Dolomite, Bicarbonate và chất khoáng để duy trì độ kiềm tốt (80 - 120 mg/L), giúp tôm lột xác đồng đều và mau cứng vỏ.

Định kỳ 5 - 7 ngày sử dụng men vi sinh (các chủng Bacillus sp., Lactobacillus sp., Nitrosomonas sp., Nitrobacteria sp.,…)

cùng với mật rỉ đường tạt vào thời điểm 810 giờ sáng để phân hủy chất hữu cơ lắng tụ đáy ao, giải phóng khí độc (NH3, H2S) và duy trì ổn định chất lượng nước trong ao ương. Quá trình ương có thể cấp nước bổ sung hoặc thay nước (10 - 15% lượng nước trong ao) tùy theo diễn biến chất lượng nước trong ao. Lưu ý, nước thay phải được xử lý sát trùng, điều chỉnh pH, độ kiềm,… thích hợp tại ao sẵn sàng trước khi đưa vào ao ương.

Sang tôm

Thời gian ương được khoảng 20 - 30 thì có thể sang tôm sang ao nuôi, tùy vào điều kiện ương và việc chuẩn bị ao nuôi thương phẩm bên ngoài. Chỉ sang tôm ra ngoài khi ao nuôi đã được chuẩn bị tốt, các yếu tố môi trường nước (nhiệt độ, pH, độ kiềm, màu nước,…) phải nằm trong khoảng thích hợp và có sự tương đồng với ao ương. Sang tôm bằng cách rút bớt nước xong rồi kéo lưới hoặc đặt lú bắt dần; sau đó mới rút nước cạn bắt hết số tôm con còn lại. Việc san tôm nên tiến hành trong điều kiện trời mát (sáng sớm hoặc chiều tối) và phải đảm bảo thao tác nhanh, tránh ảnh hưởng sức khỏe tôm.

NGUYỄN HẰNG

 SÁCH KỸ THUẬT

Bệnh tôm: Tổng quan những vấn đề về nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn, và virus

Tép vàng Thái

Tép vàng Thái là

dòng tép cảnh có màu

“Bệnh tôm” là thuật ngữ dùng để chỉ tổn thương sức khỏe của tôm do các loài vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc tác nhân gây bệnh khác. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khác nhau ở tôm như hội chứng đỏ đầu, đen mang, phân trắng, rụng phụ bộ, vàng gan, chết sớm,… Bệnh gây thiệt hại lớn cho người n uôi tôm và là vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay. Cuốn sách “ Bệnh tôm: Tổng quan những vấn đề về nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn, và virus ” do TS Nguyễn Thị Thu Hằng biên soạn dựa trên những nghiên cứu thực nghiệm trong suốt quá trình giảng dạy của tác giả tại Trường Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Nội dung cuốn sách gồm 4 phần:

Phần 1: Giới thiệu một số vấn đề về bệnh do nấm

Phần 2: Giới thiệu một số bệnh do ký sinh trùng

Phần 3: Giới thiệu một số bệnh do vi khuẩn

Phần 4: Tổng hợp một số tác nhân virus gây bệnh phổ biến trên tôm

Sách do Nhà xuất bản Nông nghiệp phát hành!

NAM CƯỜNG

vàng cam đặc trưng riêng của mình không thể nhầm lẫn được với các dòng tép cảnh khác. Đây là loài tép cảnh được rất nhiều người chơi ưa chuộng. Tép vàng Thái thường được thả trong các bể thủy sinh nhỏ hoặc bể trang trí để bàn. Chúng khá dễ nuôi. Tép vàng Thái không đòi hỏi nhiều kinh

nghiệm chăm sóc từ người chơi. Các loại thức ăn thực vật như lá cây dâu tằm, đậu nành, ngô xay,… là thức ăn ưa thích của chúng. Tép vàng Thái sinh sản cũng khá dễ, chỉ cần môi trường ổn định và thích hợp thì sau một khoảng thời gian ngắn chúng sẽ ôm trứng và sinh sản mà không cần bất kỳ điều kiện mùa đặc biệt nào. Mỗi tép vàng Thái cái có thể mang từ 20 đến 30 trứng mỗi đợt. Trứng sẽ chuyển màu sậm hơn và khi xuất hiện chấm đen trên trứng thì biết đó là mắt của tép con, nó cũng là dấu hiệu tép con sẽ nở trong vài ngày.

LÊ LOAN

 BÁCH KHOA THƯ

HỎI - ĐÁP

 Hỏi: Các vụ nuôi tôm của tôi thường có tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) khá cao. Vậy làm thế nào để khắc phục trình trạng này?

(Lê Thị Hòa, xã Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa)

Trả lời:

Các yếu tố chính ảnh hưởng đến FCR gồm: loài nuôi v à chất lượng con giống, thức ăn v à chất lượng môi trường nước. Ngoài ra cũng cần phải kể đến các yếu tố khác như mật độ thả, tỷ lệ sống, công nghệ nuôi, sự tồn tại của các động vật ăn thịt ở khu vực nuôi,…

Giảm FCR đồng nghĩa với việc giảm chi phí nuôi, giảm ô nhiễm môi trường,… và mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho người nuôi cả trước mắt và lâu dài.

Quản lý môi trường nuôi: Yếu tố quan trọng nhất trong quản lý môi trường nước là giữ cho hàm lượng ôxy hòa tan (DO) trong nước đáp ứng nhu cầu của tôm. Đối với nuôi tôm, DO cần cao hơn 4 mg/L. Để giảm FCR, người nuôi cần quản lý tốt môi trường nuôi, kiểm tra DO thường xuyên,… Tăng cường khử trùng dọn bùn đáy ao, tính toán mật độ thả nuôi hợp lý, áp dụng kỹ thuật cho ăn khoa học, khống chế sự sinh sôi và phát triển của tảo, nâng cao hiệu quả tăng ôxy tự nhiên và bổ sung kịp thời ôxy nhân tạo khi cần thiết. Kiểm soát pH, nhiệt độ, nồng độ khí độc NH3, NO2, NO3,… thường xuyên. Sử dụng các biện pháp sinh học an toàn như dùng các chế phẩm sinh học để làm sạch môi trường. Lựa chọn con giống có chất lượng tốt: Là con giống sạch bệnh, có tốc độ tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Con giống khỏe mạnh, tốc độ tăng trưởng nhanh sẽ làm cho hiệu quả sử dụng thức ăn tốt và do đó làm giảm được FCR.

Lựa chọn thức ăn tốt: FCR bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có chất lượng thức ăn và cách cho ăn. Nên chọn các loại thức ăn có tính dẫn dụ cao, có độ tiêu hóa, chuyển hóa cao, khả năng tăng cường sức khỏe và tỷ lệ sống của tôm. Tôm cần lượng thức ăn thích hợp để tăng trưởng và đạt được FCR tối ưu. Sử dụng sàng ăn để cung cấp lượng thức ăn phù hợp cho TTCT. Tôm phải được cho ăn với tần suất đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của chúng. Tuy nhiên, tần suất cho ăn này không nên quá thường xuyên có thể khiến thức ăn không hết và bị lãng phí. Cho ăn quá nhiều có thể dẫn đến FCR cao hơn do dư lượng thức ăn thừa tăng lên. Thức ăn thừa này cũng có thể làm hỏng chất lượng nước và giảm tốc độ tăng trưởng.

 Hỏi: TTCT ăn ít, bơi lờ đờ, vỏ tôm mềm, đường tiêu hóa trên lưng tôm trống bị đứt đoạn, tôm rớt đáy nhiều, gan tụy có màu nhạt, đã chết nhiều con. Hỏi nguyên nhân và biện pháp khắc phục? (Nguyễn Quang Thanh, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh)

Trả lời:

Theo mô tả, có thể TTCT đã bị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND). Để biết chính xác tôm bị AHPND, cần lấy mẫu tôm bệnh để thực hiện xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, lên đến 100% trong một số trường hợp. Hiện bệnh chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu. Kết quả xét nghiệm đúng bệnh AHPND thì người nuôi cần dừng cho tôm ăn, tiến hành thay nước và diệt khuẩn ao nuôi. Có thể bỏ đói tôm từ 3 - 4 ngày, sau đó cho ăn lại với khẩu phần ăn giảm 50% so với mức thông thường. Trộn vào thức ăn các hoạt chất tự nhiên có khả năng diệt khuẩn hoặc các loại axit hữu cơ.

Để phòng ngừa bệnh, cần chọn giống tốt, khỏe mạnh và sạch mầm bệnh (có thể giữ lại các bọc tôm giống để kiểm tra sức khỏe thông qua việc đánh giá tôm chết trong bọc).

Chuẩn bị tốt hạ tầng ao nuôi, phơi nền đáy ao, sát trùng ao, bảo đảm nguồn cấp nước nuôi sạch bệnh, xử lý nước trước khi vào ao, giữ chất lượng nước ổn định trong quá trình nuôi, thay nước khi thấy nước có dấu hiệu ô nhiễm…

Giảm mật độ tảo: thay nước, tạt vi sinh ban đêm, không cắt tảo bằng hóa chất.

Tăng 200% lượng vi sinh (lợi khuẩn) sử dụng trong nước và thức ăn, tăng cường 200% chất bổ sung ngừa bệnh (axit hữu cơ, monoglyceride, nấm men) đã được chứng minh có hiệu quả đối với AHPND.

 Hỏi: Xin tư vấn các biện pháp phòng bệnh cho trại sản xuất tôm giống?

(Trần Văn Khang, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận)

Trả lời: Vệ sinh thật kỹ toàn bộ bể nuôi vỗ tôm bố mẹ, bể cho tôm đẻ, bể ương ấu trùng và các dụng cụ trong trại bằng Chlorine sau một chu kỳ sản xuất.

Nguồn nước cấp vào bể ương tôm phải được xử lý tốt, đảm bảo tiêu diệt hoàn toàn các loại vi khuẩn, vật chủ trung gian,… có nguy cơ gây bệnh cho tôm giống.

Chọn nguồn tôm mẹ gia hóa tốt, sạch bệnh.

Trong thời kỳ lột xác, bổ sung thêm khoáng vi lượng, Vitamin C. Bổ sung chế phẩm sinh học, Vitamin C, HUFAs, astaxanthin và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác trong chế độ ăn hàng ngày để tăng cường sức đề kháng và sức khỏe của ấu trùng.

Định kỳ xi phông sạch đáy bể, loại bỏ thức ăn dư thừa, thay nước đúng định kỳ để giữ môi trường sạch sẽ, hạn chế tối đa dịch bệnh.

 Hỏi: Ao nuôi tôm có hàm lượng khí độc NO2 cao thì cần xử lý như thế nào?

(Phan Văn Hoàng, xã An Ninh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre)

Trả lời:

Khi NO2 trong ao tăng cao thì biện pháp cần thực hiện đầu tiên là thay 40 - 50% nước giúp giảm nhanh hàm lượng khí độc NO2, cải thiện tức thời hàm lượng ôxy trong ao. Cùng đó, bổ sung Zeolite kết hợp yucca và ôxy hạt, lượng cho mỗi loại theo hướng dẫn nhà sản xuất sản phẩm.

Tăng cường ôxy trong ao thông qua quạt nước, sủi ôxy.

Bổ sung chế phẩm sinh học có thành phần vi sinh phân hủy hữu cơ như Bacillus, Thiobacillus, Clostridium, Lactobacillus, Nitrosomonas, Nitrobacteria, kết hợp các enzyme hữu cơ, xúc tác cho quá trình phân hủy của các vi sinh vật như: Protease, Phytase, Lypase, Amyllase, Cellulace, Chitinnase,… hỗ trợ ôxy để vi khuẩn có lợi tồn tại, nhân sinh khối, tham gia chuyển hóa NH3, NO2 thành NO3, N2,…

Giảm và giữ ổn định pH bằng phèn nhôm Al2(SO4)3.14H2O, liều 5 kg/1.000 m3 nước, giữ pH ổn định ở mức 7,5 - 8,2.

Khống chế tảo, thông qua kiểm soát thức ăn, ngăn tảo lấy từ thức ăn dư thừa làm nguồn dinh dưỡng. Định kỳ xi phông 2 - 3 lần/ ngày, loại bỏ vỏ tôm, xác tôm chết, phân tôm,…

Kiểm soát chặt chẽ việc cho ăn thông qua sàng ăn, hạn chế tối đa lượng thức ăn dư thừa trong ao. Đồng thời, bổ sung vi sinh Bacillus , Fructo Oligosaccharides, 1-3,1-6 Beta-Glucans, Oligo Saccharides,… kết hợp enzyme Phytase vào trong thức ăn tôm.

 Hỏi: Xin tư vấn phương pháp duy trì sinh vật phù du trong ao tôm?

(Phạm Minh Anh, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh)

Trả lời:

Thêm đá vôi Dolomit: Cách đầu tiên để phát triển sinh vật phù du trong ao nuôi tôm là bón thêm vôi Dolomit (CaCO3). Vôi dolomite làm tăng độ kiềm của nước ao, được sử dụng bởi vi khuẩn nitrat hóa để chuyển đổi amoniac (NH3) thành nitrat (NO3), mà sinh vật phù du có thể sử dụng để phát triển.

Thêm quá trình lên men: Thêm chất lên men, chẳng hạn như mật rỉ đường, cũng có thể là một cách khác để phát triển sinh vật phù du trong ao nuôi tôm. Sự tồn tại của vật liệu lên men này giúp

đẩy nhanh sự phát triển của sinh vật phù du trong ao nuôi.

Tạo điều kiện môi trường thích hợp cho sinh vật phù du phát

triển: Sinh vật phù du đòi hỏi những điều kiện đặc biệt để phát triển trong nước ao. Thực vật phù du cần ánh sáng mặt trời, chất dinh dưỡng và carbon dioxide để phát triển. Trong khi đó, động vật phù du đòi hỏi nguồn thức ăn đầy đủ, ôxy và nhiệt độ nước thích hợp. Để khuyến khích sự phát triển của thực vật phù du và động vật phù du trong ao, điều quan trọng là phải duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái, cung cấp đúng lượng các yếu tố thiết yếu này.

Kiểm soát dinh dưỡng: Mức độ dinh dưỡng trong ao nuôi tôm có thể có tác động đáng kể đến sự phát triển của sinh vật phù du. Hàm lượng chất dinh dưỡng cao như nitơ và phốt pho có thể dẫn đến sự phát triển của tảo cao, trong khi hàm lượng chất dinh dưỡng thấp có thể dẫn đến tốc độ tăng trưởng của thực vật phù du kém. Động vật phù du sẽ có nhiều biến động hơn thực vật trong ao. Điều đó có thể là do sự thích nghi tốt của vi khuẩn ở nhiều môi trường khác nhau, làm cho chúng có thể phân bố rộng rãi.

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.