Tổng hợp kinh nghiệm giúp bạn giảm đau đầu hiệu quả

Page 1

Tổng hợp kinh nghiệm giúp bạn giảm đau đầu hiệu quả Khi cơn đau đầu xuất hiện, có nhiều cách để làm giảm cơn đau tại nhà mà không phải tìm đến bác sĩ. Hãy thử những biện pháp sau để cải thiện tình trạng nhanh chóng. 1. Phương pháp chườm lạnh Đối với trường hợp bạn bị đau nửa đầu, hãy dùng một túi chườm lạnh đặt lên trán. Không chỉ vậy, bạn có thể cho đá lạnh bọc vào trong khăn hoặc túi đông lạnh và thậm chí là tắm với nước lạnh để làm giảm cơn đau. Giữ túi ép trên trán trong khoảng 15 phút, sau đó thì nghỉ ngơi trong 15 phút kế tiếp. Tham khảo: Chứng đau nửa đầu - Nguyên nhân và cách điều trị

Xoa dịu cơn đau nhức đầu bằng phương pháp chườm lạnh


2. Sử dụng đệm nóng hoặc túi chườm nóng Đối với trường hợp bạn bị nhức đầu vì căng thẳng, hãy chườm một miếng đệm nóng ở cổ hoặc phía sau đầu. Nếu bạn bị đau đầu do bị viêm xoang, hãy đặt một miếng vải ấm lên vị trí bị đau. Tắm bằng nước ấm cũng là mẹo giúp bạn làm dịu cơn đau đầu do áp lực, căng thẳng. 3. Hạn chế áp lực lên da đầu Hành động buộc tóc đuôi ngựa quá chặt cũng có thể là nguyên do làm bạn đau đầu. Các cơn đau đầu do sức nén từ bên ngoài cũng có thể phát sinh khi bạn đội mũ, băng đô hoặc ngay cả kính bơi quá chật. 4. Tránh ánh sáng Ánh sáng quá chói hoặc nhấp nháy hoặc ánh sáng từ màn hình máy tính có khả năng gây ra tình trạng đau đầu. Nếu bạn hay gặp tình trạng này, hãy che cửa sổ bằng rèm vải chống nắng vào ban ngày cũng như sử dụng kính râm khi ở ngoài trời. Bạn cũng có thể sử dụng màn hình chống chói vào máy tính, sử dụng đèn huỳnh quang cho các thiết bị chiếu sáng của mình. 5. Hạn chế hành động nhai Nhai kẹo gum không chỉ gây đau mỏi hàm mà còn gây đau đầu. Điều này cũng đúng với những người thường cắn móng tay, môi, mặt trong má hoặc các vật dụng như bút viết. Tránh ăn món ăn giòn và dính, và hãy tập ăn từng miếng nhỏ. Nếu bạn hay nghiến răng khi ngủ, hãy hỏi ý kiến của nha sĩ về việc sử dụng dụng cụ bảo vệ miệng. Điều này có thể giúp bạn làm giảm đau đầu mỗi sáng. 6. Cung cấp đủ nước Hãy cung cấp thêm nhiều chất lỏng. Mất nước có thể gây ra nhức đầu hoặc làm cho tình trạng nghiêm trọng hơn. Tìm hiểu: Tổng hợp thông tin cần biết về các loại đau đầu thường gặp 7. Sử dụng một ít Caffeine Hãy uống một ít trà, cà phê hoặc thức uống nào đó có caffein. Nếu bạn uống đủ sớm sau khi cơn đau bắt đầu, nó có thể làm dịu cơn đau đầu của bạn. Bên cạnh đó, caffeine cũng hỗ trợ thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoạt động hiệu quả hơn. Lưu ý,


không nên uống quá nhiều trà và cà phê vì việc cai caffein có thể gây ra loại đau đầu riêng. 8. Nghỉ ngơi, thư giãn Dù là duỗi tay chân, tập yoga, thiền hay thư giãn cơ liên tục, hãy luôn học cách thư giãn khi bạn đang đau đầu vì điều này có thể làm cơn đau thuyên giảm hiệu quả. Bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ về vật lý trị liệu nếu bạn bị đau cơ ở cổ.

Chuyên gia vật lý trị liệu có thể giới thiệu cho bạn một số bài tập hỗ trợ giảm đau nhức đầu hiệu quả


9. Phương pháp massage Bạn có thể tự mình thực hiện các hoạt động mát-xa hằng ngày. Hành động mát-xa trán, cổ và thái dương có thể hỗ trợ chữa đau đầu do căng thẳng. Bạn nên áp dụng lực nhẹ nhàng, xoay tròn vào vị trí bị đau. 10. Gừng Một nghiên cứu nhỏ gần đây cho thấy rằng, sử dụng gừng kèm với thuốc giảm đau thông dụng không kê đơn hỗ trợ giảm đau cho những người bị chứng đau nửa đầu. Một nghiên cứu khác cho thấy công dụng của gừng tương đương thuốc trị đau nửa đầu kê toa. Bạn có thể dùng một vài lát gừng hoặc pha cùng với trà. 11. Sử dụng thuốc giảm đau kê đơn Có rất nhiều thuốc giảm đau dành cho các chứng đau đầu. Tuy nhiên, để dùng thuốc hiệu quả và ít rủi ro nhất, hãy tuân thủ hướng dẫn sử dụng trên nhãn và các lưu ý dưới đây: Chọn thuốc nước thay vì thuốc viên, cơ thể bạn sẽ hấp thụ thuốc tốt hơn. Không nên dùng ibuprofen cũng như những loại thuốc chống viêm không steroid khác (NSAID) nếu bạn bị suy tim hoặc suy thận. Trẻ em dưới 18 tuổi không được sử dụng aspirin. Dùng thuốc giảm đau ngay khi bạn bắt đầu đau đầu. Cơn đau sẽ thuyên giảm chỉ với một liều lượng nhỏ. Nếu bạn bị đau bụng kèm theo, hãy tìm đến bác sĩ để được giúp đỡ đúng cách. Hãy hỏi bác sĩ nên dùng thuốc gì để tránh đau đầu tái phát nếu cơn đau vẫn xuất hiện sau vài ngày sử dụng thuốc giảm đau. Trao đổi với bác sĩ về các dấu hiệu đau đầu mà bạn không thể tự điều trị tại nhà.


Việc dùng thuốc giảm đau đầu cần phải lưu ý đến tác dụng phụ 12. Bị đau đầu cần gặp bác sĩ khi nào? Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi: Đau đầu do bị chấn thương ở đầu. Đau nhức đầu kèm theo chóng mặt, gặp vấn đề về giọng nói, lú lẫn hoặc các biểu hiện thần kinh khác. Đau đầu dữ dội đến đột ngột. Đau nhức đầu ngày càng trầm trọng hơn mặc dù bạn đã dùng thuốc giảm đau. Nguồn tham khảo: NGAY TẠI ĐÂY Thông tin liên quan: https://gitlab.com/phongkhamacc21 https://www.discogs.com/user/phongkhamacc https://cookpad.com/vn/nguoi-su-dung/30612238 https://www.threadless.com/@phongkhamacc/activity https://invisioncommunity.com/profile/616866-phongkhamacc21/


https://www.sbnation.com/users/PHONGKHAMACC21 https://sites.google.com/view/suc-khoe-xuong-khop/trang-chu/benh-thoai-hoa-cot-song-va-nhung-dieukhong-the-bo-qua https://sites.google.com/view/suc-khoe-xuong-khop/trang-chu/dac-diem-hoi-chung-ban-chan-bet https://sites.google.com/view/suc-khoe-xuong-khop/trang-chu/cac-kien-thuc-khong-the-bo-qua-ve-daudau-goi https://sites.google.com/view/suc-khoe-xuong-khop/trang-chu/thoat-vi-dia-dem-nhung-thong-tin-can-biet


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.