Dau that lung nguyen nhan vi dau? Co cach giam dau khong

Page 1

ĐAU THẮT LƯNG NGUYÊN NHÂN VÌ ĐÂU? CÓ CÁCH GIẢM ĐAU KHÔNG? Đau thắt lưng là bệnh lý thường gặp, có thể bắt đầu ở tuổi 20 của một người và tiếp diễn liên tục cho đến khi lớn tuổi. Nhiều nghiên cứu cho biết có đến 80% dân số nói chung bị tác động bởi chứng đau thắt lưng (LBP) vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ.

1. Tổng quát về đau thắt lưng Vùng thắt lưng (hay lưng dưới) là vùng nằm dưới lồng ngực. Theo đó, các tác động ảnh hưởng đến khu vực cột sống thắt lưng đều gây ra những cơn đau thắt lưng. Cơn đau có thể kéo dài trong vài ngày đến vài tuần hoặc lâu hơn, phụ thuộc vào tình trạng.

Đau thắt lưng là “thủ phạm” hàng đầu gây mất sức lao động ở những người dưới 45 tuổi


2. Đâu là nguyên nhân gây đau thắt lưng? Thông thường, các vấn đề cơ học và chấn thương mô mềm là nguyên nhân chủ yếu gây ra đau thắt lưng. Những chấn thương này có thể bao gồm tổn thương đĩa đệm, chèn ép rễ dây thần kinh và vận động khớp cột sống không đúng cách.

2.1. Do bong gân và căng cơ Sự căng cơ xuất hiện khi cơ bị kéo căng quá mức và bị rách, làm hỏng chính phần cơ đó. Còn bong gân xuất hiện khi kéo căng và rách quá mức ảnh hưởng đến dây chằng - phần kết nối các xương với nhau. Một số tác động gây bong gân và căng cơ, gồm: •

Nâng một vật nặng hoặc xoay vặn cột sống khi đang nâng.

Các cử động bất ngờ gây căng thẳng quá mức cho lưng, chẳng hạn như té ngã.

Ngồi sai tư thế trong thời gian dài.

Chấn thương thể thao, đặc biệt là trong các môn thể thao liên quan đến xoắn hoặc dùng lực

tác động lớn. Mặc dù bong gân và căng cơ có vẻ không mấy nghiêm trọng và thường không để lại cơn đau kéo dài, nhưng cơn đau cấp tính có thể khá nặng nề.

2.2. Thoát vị đĩa đệm thắt lưng Khi đĩa đệm thắt lưng bị thoát vị, phần nhân nhầy của đĩa đệm bị thoát ra, chèn ép lên rễ thần kinh và gây ra cơn đau dữ dội.

Tham khảo: Thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

2.3. Đĩa đệm bị thoái hóa Khi mới sinh, các đĩa đệm chứa đầy nước và ở trạng thái khỏe mạnh nhất. Mặc dù vậy, khi tuổi đã lớn, các đĩa đệm mất nước và mòn đi. Theo đó, nó cũng mất đi khả năng chống đỡ lại lực và truyền lực lên thành đĩa đệm, dẫn đến có thể bị rách và gây đau hoặc suy yếu làm đĩa đệm bị thoát vị.


Đau thắt lưng do thoái hóa đĩa đệm có thể tăng nhiều hơn nếu người bệnh ho hoặc hắt hơi mạnh

2.4. Hẹp ống sống Hẹp ống sống xảy ra khi cột sống bị thu hẹp, gây chèn ép lên tủy sống và dây thần kinh cột sống. Dây thần kinh bị chèn ép không chỉ để lại cơn đau thắt lưng mà còn có thể đau lan dọc xuống chân.

2.5. Thoái hóa cột sống Tình trạng này xảy ra khi một đốt sống trượt qua đốt sống liền kề. Ngày nay có 5 loại thoái hóa đốt sống nhưng phổ biến nhất là thoái hóa thứ phát do khuyết tật hoặc gãy các khớp.

Xem thêm: Thoái hóa cột sống là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả? Ngoài những nguyên nhân kể trên, đau thắt lưng cũng có thể là kết quả của một số bệnh, cụ thể như: •

Ung thư tủy sống.

Đau thần kinh toạ

Viêm khớp.

Nhiễm trùng thận.

Nhiễm trùng cột sống.


3. Các dấu hiệu đau lưng dưới Đau thắt lưng thường đi cùng nhiều triệu chứng khác nhau. Nó có thể nhẹ và chỉ gây khó chịu hoặc có thể nặng và gây suy nhược cơ thể. Một số cơn đau khởi phát bất ngờ hoặc bắt đầu từ từ và dần trở nên tệ hơn theo thời gian. Tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản của cơn đau, các triệu chứng có thể trải qua nhiều cách khác nhau. Cụ thể như: •

Đau âm ỉ hoặc đau nhức ở lưng.

Đau nhói, rát di chuyển từ thắt lưng xuống mặt sau của đùi, đôi khi xuống cẳng chân hoặc

bàn chân; có thể bao gồm tê cứng hoặc ngứa ran (đau thần kinh tọa). •

Co thắt cơ và căng tức ở lưng thấp, xương chậu và hông.

Đau nặng hơn sau khi ngồi hoặc đứng lâu.

Khó đứng thẳng, đi bộ hoặc chuyển từ đứng sang ngồi.

Tham khảo: Đau lưng dưới gần mông là bệnh lý gì? Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

4. Điểm danh các phương pháp giảm chứng đau thắt lưng Nhiều lựa chọn điều trị cho chứng đau thắt lưng, có thể được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của từng bệnh nhân. Điều trị bao gồm chăm sóc tại nhà, sử dụng thuốc, chườm nhiệt hoặc thậm chí phẫu thuật.

4.1. Nghỉ ngơi Nhiều cơn đau thắt lưng có thể được cải thiện bằng cách tránh hoạt động sử dụng nhiều sức lực trong thời gian ngắn. Mặc dù vậy, bạn không nên nghỉ ngơi quá nhiều, vì không hoạt động thời gian dài có thể làm đông cứng các khớp, khiến việc hồi phục trở nên khó khăn hơn.

4.2. Chườm lạnh/nóng Hơi nóng từ bồn tắm nước ấm, chai nước nóng, đệm sưởi điện, hoặc quấn nóng có công dụng giúp thư giãn các cơ đang căng và cải thiện tuần hoàn máu. Lưu lượng máu tăng lên mang đến dưỡng


chất và oxy mà cơ bắp cần để phục hồi và khỏe mạnh. Nếu vùng thắt lưng bị đau do viêm, có thể dùng nước đá hoặc túi chườm lạnh để giảm sưng đỏ.

Bạn nên mặc áo mỏng hoặc lót khăn khi chườm nóng hoặc chườm đá để ngăn tổn thương mô

4.3. Thuốc giảm đau không kê đơn Các loại thuốc không kê đơn (OTC) sử dụng nhiều hiện nay là aspirin, ibuprofen, naproxen và acetaminophen. Aspirin, ibuprofen và naproxen là các loại thuốc chống viêm, giúp giảm đau thắt lưng do sưng dây thần kinh hoặc cơ. Acetaminophen có cơ chế hoạt động bằng cách tham gia vào việc ngăn chặn các tín hiệu đau được gửi đến não. Nhìn chung, đau thắt lưng thường tự khỏi sau một thời gian. Dù vậy, nếu nhận thấy cơn đau không có chuyển biến tích cực hoặc ngày càng nặng hơn thì nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết đã giúp bạn nắm được đau thắt lưng nguyên nhân do đâu cũng như cách giảm cơn đau tại nhà.

Xem bài viết tham khảo: TẠI ĐÂY https://express.yudu.com/profile/1656417/phongkhamacc http://qooh.me/phongkhamacc


https://knowyourmeme.com/users/phongkhamacc https://beermapping.com/account/PHONGKHAMACC https://www.misterpoll.com/users/1317298


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.