Nội dung cơ bản của công ước quốc tế...
GIỚI THIỆU CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN KINH TẾ,…
bảo việc làm, điều mà có thể dẫn đến việc nhà nước kiểm soát toàn bộ quá trình lao động.
Khái niệm việc làm tử tế (decent work) được Ủy ban giải thích trong Bình luận chung số 18 với các khía cạnh “công bằng và thuận lợi” được quy định trong các Điều 7 và 8 của Công ước, bao gồm việc tôn trọng các quyền cơ bản của con người cả về kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như dân sự và chính trị. Ngoài ra, môi trường làm việc cũng phải đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ sức khỏe quy định ở Điều 12(b) và (c) của Công ước (về quyền về sức khỏe). Theo tiêu chí này, Ủy ban lưu ý rằng những người lựa chọn những công việc không đảm bảo được các điều kiện của một việc làm tử tế với đầy đủ những khía cạnh nên trên, ví dụ như công việc ở khu vực kinh tế không chính thức, công việc gia đình hay lao động nông nghiệp, phải làm những việc này để tồn tại chứ không phải do họ lựa chọn, và yêu cầu các nhà nước có biện pháp bảo vệ công bằng với những người đang làm những loại hình công việc này.
Quyền làm việc, do đó, trao cho cá nhân quyền được lựa chọn việc làm và trao cho các nhà nước nghĩa vụ đảm bảo những điều kiện cần thiết để mọi cá nhân có thể thực thi quyền lựa chọn việc làm. Trong một số bối cảnh, việc sắp xếp việc làm của các nhà nước có thể bị coi là một hành vi vi phạm quyền được tự do lựa chọn việc làm. Ví dụ, trong trường hợp quy định về hỗ trợ thất nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức (2011), CESCR lưu ý rằng “… Các quy định về hỗ trợ thất nghiệp và bảo trợ xã hội của quốc gia thành viên, bao gồm nghĩa vụ của người nhận hỗ trợ thất nghiệp, phải tuân thủ quy định “bất kỳ việc làm nào chấp nhận được”, trong thực tế có thể được diễn giải là hầu hết mọi công việc và việc bố trí những người thất nghiệp dài hạn làm việc phục vụ cộng đồng mà không được trả công có thể dẫn đến vi phạm các Điều 6 và 7 của Công ước. Ủy ban khuyến nghị quốc gia thành viên đảm bảo rằng các chế độ hỗ trợ thất nghiệp phải cân nhắc đến quyền của một cá nhân được tự do chấp nhận công việc do bản thân lựa chọn và được nhận thù lao công bằng.”102
102
Nhận xét cuối cùng của CESCR với báo cáo định kỳ của Cộng hòa Liên bang Đức, năm 2011. Tài liệu mã số E/C.12/DEU/CO/5, đoạn 19. 97
Ủy ban cũng định nghĩa ba yếu tố đảm bảo quyền làm việc, bao gồm: Sự sẵn có (của công việc): Yếu tố này yêu cầu các nhà nước phải có những dịch vụ hỗ trợ các cá nhân xác định và tìm việc; Tiếp cận được (với công việc): Yếu tố này bao gồm các khía cạnh: i) Không phân biệt đối xử trong tiếp 98