
13 minute read
1.1. Khái quát
Khái quát lịch sử ra đời và phát triển…
cầu CHR khi sửa đổi dự thảo các điều liên quan trong công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, cần cân nhắc quan điểm của các chính phủ, các tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc và các tổ chức phi chính phủ.30; ii) Đưa vào dự thảo cả hai công ước về nhân quyền một điều khoản về quyền tự quyết của các dân tộc,31 và iii) Đưa vào dự thảo cả hai công ước điều khoản về bảo lưu”.32
1953.
Tại kỳ họp thứ 9, CHR đã xem xét dự thảo công ước về các quyền dân sự và chính trị, đặc biệt về các biện pháp thực hiện và chính thức đề xuất việc thành lập cơ quan giám sát công ước này là Ủy ban Nhân quyền (Committee on Human Rights - CCPR). Tuy vậy, CHR không xét đến việc có áp dụng các biện pháp thực thi công ước về quyền dân sự và chính trị cho công ước về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa hay không.33
1954.
Tại kỳ họp thứ 10, CHR hoàn chỉnh dự thảo của cả hai công ước. Ủy ban đã xem xét những góp ý liên quan của các
30 Nghị quyết 544 (VI), phiên họp toàn thể thứ 375, ngày 05/02/1952. 31 Nghị quyết 545 (VI), phiên họp toàn thể thứ 375, ngày 05/02/1952. 32 Nghị quyết 546 (VI), phiên họp toàn thể thứ 375, ngày 05/02/1952 33 Báo cáo kỳ họp thứ 9 của CHR, tài liệu mã số E/CN.4/689, ngày 06/6/1953. chính phủ, các tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc và các tổ chức phi chính phủ. Ủy ban đã điều chỉnh dự thảo các điều khoản về cơ chế báo cáo định kỳ và quyết định sẽ không áp dụng các thủ tục thuộc CCPR được thành lập theo Công ước về các quyền dân sự và chính trị với Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Ủy ban cũng thảo luận, nhưng không thông qua, các nội dung về quyền kháng nghị của cá nhân, các nhóm và tổ chức phi chính phủ trong cả hai công ước. Cũng trong kỳ họp này, Ủy ban thông qua điều khoản liên quan đến các nhà nước và lãnh thổ liên bang. Ủy ban cũng xem xét đề nghị đưa vào các công ước một điều khoản về quyền sở hữu tài sản, nhưng sau đó không xác định được lộ trình cụ thể để tiếp tục xem xét vấn đề này.
Bản thảo của Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa do Ủy ban chuẩn bị gồm có sáu phần: Phần mở đầu; Phần I: gồm Điều 1 (về quyền tự quyết); Phần II: gồm các Điều 2 – 5 (các điều khoản chung); Phần III: gồm các Điều 6 – 16 (các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa); Phần IV: gồm các Điều 17 – 25 (các biện pháp thực hiện công ước);
Khái quát lịch sử ra đời và phát triển…
Phần V: gồm các Điều 26 – 29 (các điều khoản cuối cùng).34
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong kỳ họp thứ chín đã thông qua nghị quyết yêu cầu các chính phủ và các cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc góp ý cho dự thảo này trong vòng sáu tháng.35
1955 ‐ 1962.
Tại kỳ họp thứ 10, Đại hội đồng tiếp tục thảo luận chung về dự thảo Công ước về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa và tiến hành thảo luận chi tiết tại Ủy ban thứ ba. Cho đến kết thúc phiên họp thứ 17 năm 1962, Ủy ban đã thảo luận và thống nhất được nội dung của Lời mở đầu và các Điều từ 1 đến 16 trong dự thảo công ước (bao gồm điều khoản về quyền tự quyết dân tộc, điều khoản về nghĩa vụ và các điều khoản về nội dung các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa).36
1963.
Ủy ban thứ ba tiếp tục thảo luận dự thảo công ước tại kỳ họp thứ 18 (1963) của Đại hội đồng, bao gồm việc đưa vào
34 Báo cáo kỳ họp thứ 10 của CHR, ngày 23/2-16/4/1954, tài liệu mã số E/2573 – E/CN.4/705, tháng 4/1954. 35 Nghị quyết 833 (IX), phiên họp thứ 504, ngày 04/12/1954. 36 Báo cáo của Ủy ban thứ Ba, kỳ họp thứ 17, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, mục 48 (tài liệu mã số A/5655, ngày 10/12/1963). dự thảo nội dung về quyền được bảo đảm về lương thực trong các Điều 11 và 12, đồng thời dành phần lớn thời gian để thảo luận về các biện pháp thực thi cả hai công ước.
1966.
Tại kỳ họp thứ 21, phiên thứ 62 ngày 16/12/1966, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa cùng với Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và Nghị định thư tùy chọn của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.37 Các công ước được mở lấy chữ ký của các quốc gia thành viên và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa chính thức có hiệu lực theo Điều 27 vào ngày 03/01/1976.38
Các s ki n quan tr ng sau khi ICESCR có hi u l c
1978.
ECOSOC quyết định thành lập Nhóm công tác theo phiên họp về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa theo Quyết định 1978/10. Cơ cấu của Nhóm công tác này gồm 15 đại biểu của các quốc gia thành viên Hội đồng mà đồng
37 Nghị quyết số 2200(XXI) A-C, tài liệu mã số A/6546. 38 ICCPR có hiệu lực muộn hơn một chút, vào ngày 23/3/1976. Xem tại: http://www2.ohchr.org/english/law/ccpr.htm.
Khái quát lịch sử ra đời và phát triển…
thời cũng là thành viên Công ước, chọn ra từ năm nhóm nước, cụ thể có: ba đại biểu các nước châu Á, ba đại biểu các nước châu Phi, ba đại biểu các nước Đông Âu, ba đại biểu các nước châu Mỹ Latinh và ba đại biểu từ các nước Tây Âu và các nước khác.
1985.
Ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (Committee on Economic, Social and Cultural Rights - CESCR) được thành lập theo Quyết định số 1985/17 của ECOSOC để thay thế cho Nhóm công tác theo phiên họp. CESCR gồm 18 thành viên là các chuyên gia độc lập có năng lực được công nhận trong lĩnh vực nhân quyền, tham gia ủy ban với tư cách cá nhân, được ủy ban bầu cử bằng phiếu kín trên cơ sở danh sách đề cử của các quốc gia thành viên. Đây là một bước phát triển quan trọng trong cơ chế thực thi Công ước.
1986.
Các nguyên tắc về bản chất và phạm vi nghĩa vụ của các quốc gia theo Công ước, việc xem xét báo cáo của các quốc gia thành viên tại CESCR và việc hợp tác quốc tế quy định ở phần thứ tư của Công ước đã được thảo luận kỹ lưỡng và thống nhất tại một cuộc họp do Ủy ban Luật gia quốc tế và Khoa Luật trường Đại học Limburg (tại Maastricht, Hà Lan) cùng Viện Urban Morgan về Nhân quyền thuộc Đại học Cincinnati (Ohio, Hoa Kỳ) tổ chức tại Maastricht, Hà Lan từ ngày 2 đến ngày 06/6/1985. Có 29 học giả từ Australia, Đức, Hungary, Ireland, Mexico, Hà Lan, Hoa Kỳ, Na Uy, Nam Tư, Senegal, Tây Ban Nha, Vương quốc Anh, Trung tâm Nhân quyền của Liên Hợp Quốc, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tổ chức của Liên Hợp Quốc về Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Ban Thư ký của Khối Thịnh vượng chung và CESCR đã tham dự và đưa ra những giải thích quan trọng về các nghĩa vụ của nhà nước theo Công ước, sau này được gọi tắt là Các nguyên tắc Limburg.39
1990.
CESCR bắt đầu thảo luận những vấn đề chung liên quan đến việc soạn thảo Nghị định thư tùy chọn của Công ước, trong đó quy định cơ chế tiếp nhận và giải quyết những khiếu nại cá nhân về sự vi phạm của các chính phủ với các quyền được quy định trong Công ước.40
1997.
Một nhóm hơn 30 chuyên gia đã họp tại Maastricht, Hà Lan từ ngày 22 đến 26/01/1997 theo lời mời của Ủy
39 Tài liệu mã số E/C.12/2000/13. 40 Xem Báo cáo Kỳ họp thứ 5 của CESCR, tài liệu mã số E/C.12/1990/8.
Khái quát lịch sử ra đời và phát triển…
ban Luật gia Quốc tế, Viện Urban Morgan về Nhân quyền (Cincinnati, Ohio, Hoa Kỳ) và Trung tâm Nhân quyền của Khoa Luật Đại học Maastricht (Hà Lan). Trên cơ sở Các nguyên tắc Limburg, các chuyên gia đã đưa ra những hướng dẫn về bản chất và phạm vi của những vi phạm các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa và các biện pháp khắc phục.
2008.
Nghị định thư tùy chọn của Công ước được thông qua tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc vào ngày 10/12/2008 và được mở cho các quốc gia ký kết từ ngày 24/9/2009.
2011.
Vào tháng 9/2011, tại cuộc họp do Đại học Maastricht và Ủy ban Luật gia quốc tế chủ trì, một nhóm hơn 40 chuyên gia về luật quốc tế và nhân quyền đã thông qua “Các nguyên tắc Maastricht về các nghĩa vụ bên ngoài lãnh thổ của nhà nước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa”. Các nguyên tắc này đã mở rộng hơn nghĩa vụ của của các nhà nước ra bên ngoài lãnh thổ nước mình, đặc biệt trong mối liên hệ với các thể chế liên quốc gia, các tổ chức quốc tế và khu vực tư nhân.
1.3. Nh ng tranh lu n chính trong quá trình so n th o và thông qua ICESCR
Những tranh luận về nguồn gốc, bản chất và cách thức thực thi các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa diễn ra sôi nổi trong giới học giả và các chính trị gia trước, trong và sau khi ICESCR được thông qua. Trong cuốn sách này, các tác giả chỉ trình bày những tranh luận được đưa ra một cách chính thức trong quá trình soạn thảo công ước tại Liên Hợp Quốc và đã được đưa vào kỷ yếu các kỳ họp của Ủy ban Nhân quyền, ECOSOC và Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Có ba nhóm chủ đề đã thu hút nhiều ý kiến góp ý và thảo luận trong quá trình soạn thảo và thông qua công ước, đó là: 1. Có hay không nên đưa vào công ước các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa và nếu có thì nên đưa vào chung một công ước với các quyền dân sự, chính trị hay ghi nhận trong hai công ước riêng? 2. Về nội dung cụ thể của các quyền trong công ước, liệu có nên quy định thành các điều khoản chung hay điều khoản cụ thể? 3. Có hay không nên quy định các biện pháp thực hiện công ước?41
41 Theo Bị chú của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về Dự thảo các công ước quốc tế về nhân quyền (1955), Tài liệu mã số A/2929, Phụ lục mục số 28, phần II, Kỳ họp thứ 10 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, năm 1955.
Khái quát lịch sử ra đời và phát triển…
Cuộc tranh luận về việc nên xây dựng một hay hai công ước liên quan đến những ý kiến xung quanh bản chất và các biện pháp thực thi các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa trong mối quan hệ với các quyền dân sự và chính trị. Những tranh luận đó đã đi đến quan điểm thống nhất, trên cơ sở tinh thần UDHR, rằng “… việc thụ hưởng các quyền và tự do về dân sự và chính trị và các quyền về kinh tế, xã hội, văn hóa là gắn liền và phụ thuộc lẫn nhau”42 và “… khi bị tước đoạt các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, con người không còn là con người theo như lý tưởng mà UDHR hướng đến, là những con người tự do”.43
Nếu như thành công trong việc xây dựng UDHR, theo R. Mckeon (1949) có lẽ “không phải là do… [các quốc gia thành viên] đã thống nhất về một triết lý, mà vì họ đã thống nhất, dù có khác biệt về triết lý, về việc hình thành một giải pháp đối với một loạt các vấn đề đạo đức và chính trị”,44 thì những thảo luận ban đầu về việc đưa các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa vào công ước có lẽ đã diễn ra theo chiều
42 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Nghị quyết 421 (E) ngày 04/12/1950, được thông qua với 35 phiếu thuận, 9 phiếu chống, 7 phiếu trắng và 9 phiếu trống trong tổng số 60 thành viên bỏ phiếu (theo UNBISnet.org). 43 Tài liệu trên. 44 Mckeon R.,“The Philosophical Bases and Material Circumstances of the Rights of Man” trong UNESCO’s Symposyum, Human Rights Comments and Interpretations (1949), 37. Craven M. dẫn trong “The International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights: A perspective on its Development” (2002), trang 11. ngược lại. Các quốc gia thành viên đã thống nhất rằng các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa là quan trọng như đã nêu trong Nghị quyết 421 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và trong nhiều trường hợp đã được công nhận dưới các công cụ công pháp quốc tế khác hay trong hiến pháp của nhiều nước,45nhưng đồng thời giữ những quan điểm khác biệt về khả năng hiện thực hóa các quyền này trong phạm vi của công ước quốc tế đầu tiên về nhân quyền và trên cơ sở các biện pháp thực hiện đã được nêu trong dự thảo năm 1950 cho các quyền dân sự và chính trị.
Một số quan ngại cụ thể đã được đưa ra thảo luận trong kỳ họp thứ bảy của Ủy ban Nhân quyền, đó là: (i) Những thách thức để định nghĩa về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, một cách cụ thể, có tính phổ quát và chấp nhận được với những bối cảnh kinh tế, xã hội và văn hóa rất khác nhau của các quốc gia trên thế giới; (ii) Khả năng bao quát mọi quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa trong công ước; (iii) Quan ngại về biện pháp thực hiện, cụ thể, có ý kiến cho rằng các điều khoản quy định trong dự thảo quá chi tiết để có thể thực hiện một cách phổ quát trong bối cảnh những điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa cũng như khả năng tài chính rất khác nhau của các quốc gia và do đó các biện pháp bảo đảm quyền kinh tế, xã hội, văn hóa cần phải khác với các
45 Ví dụ, quyền về sức khỏe trong Hiến chương của WHO hay các quyền làm việc trong khuôn khổ các công ước của ILO.