
11 minute read
2.2.2. Liên tục tiến bộ
Nội dung cơ bản của công ước quốc tế...
quyền với mức sống thích đáng và điều kiện sống liên tục được cải thiện.
Ủy ban đã giải thích một số khía cạnh của quyền có mức sống thích đáng, bao gồm: Bình luận chung số 4 cho Điều 11 khoản 1 về quyền có nơi cư trú thích đáng, Bình luận chung số 7 cho Điều 11 khoản 1 về cưỡng chế di dời; Bình luận chung số 12 về quyền về lương thực và thực phẩm ở mức thích đáng; và Bình luận chung số 15 về quyền về nước.
Mặc dù trong Điều 11 có nói đến quyền về mặc như một phần của quyền với mức sống thích đáng nhưng đến nay chưa có nhiều ý kiến giải thích về phạm trù này.
Quy n có n i c trú thích áng
Theo CESCR, “nơi cư trú không được hiểu theo nghĩa hẹp mà đánh đồng với một mái che trên đầu, hay coi nơi cư trú chỉ đơn thuần là một loại hàng hóa. Quyền có nơi cư trú cần được nhìn nhận như là quyền sống ở một nơi an toàn, bình yên và tôn trọng phẩm giá con người. Như Ủy ban Định cư con người và Chiến lược toàn cầu về cư trú đến năm 2000 đã nhận định: “Nơi cư trú thích đáng nghĩa là…có sự riêng tư thích đáng, có không gian thích đáng, an toàn thích đáng, chiếu sáng và thông hơi thích đáng, cơ sở hạ tầng căn bản thích đáng và địa điểm thích đáng để làm việc và các thiết bị khác – tất cả phải ở mức chi phí chấp nhận được”.116 Ủy ban cũng đã đưa ra những nguyên tắc xác định tính thích đáng của nơi cư trú dựa trên các điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa khác nhau, bao gồm: a. Đảm bảo pháp lý của quyền cư trú: Áp dụng với cả nhà thuê (công và tư), nhà hợp tác, nhà đi thuê, nhà chính chủ, nhà tạm trú khẩn cấp và tạm cư, bao gồm việc sở hữu đất đai hay tài sản. Với bất kỳ hình thức cư trú nào, tất cả mọi người đều phải được đảm bảo ở một mức độ an toàn về mặt pháp lý, được pháp luật bảo vệ khỏi việc bị cưỡng bức đuổi khỏi nơi cư trú, quấy rối và những đe dọa khác. Do đó, các quốc gia thành viên ngay lập tức phải tiến hành những biện pháp nhằm đảm bảo pháp lý về quyền cư trú với những người và hộ gia đình chưa có đảm bảo này, trên cơ sở tham khảo ý kiến của chính những người và những nhóm bị ảnh hưởng; b. Sẵn có các dịch vụ, vật chất, thiết bị và hạ tầng. Một nơi ở thích đáng phải có những thiết bị cần thiết cho sức khỏe, an ninh, tiện nghi và dinh dưỡng. Tất cả những người thụ hưởng quyền cư trú thích đáng phải tiếp cận được một cách lâu dài với các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên chung, nước uống an toàn, năng lượng để nấu ăn, sưởi ấm và chiếu sáng, các thiết bị vệ
116 Bình luận chung số 4, 1991. Đoạn 7.
Nội dung cơ bản của công ước quốc tế...
sinh, các phương tiện để chứa thức ăn, bỏ rác, thoát nước và các dịch vụ khẩn cấp; c. Chi trả được. Chi phí tài chính cá nhân hoặc hộ gia đình liên quan đến nhà ở phải ở mức có thể chi trả được mà không làm ảnh hưởng hoặc khiến phải hy sinh những nhu cầu tối thiểu khác. Các quốc gia thành viên phải tiến hành các biện pháp để đảm bảo rằng tỷ lệ phần trăm chi phí liên quan đến nhà ở nói chung là tương xứng với mức thu nhập của mọi người. Các quốc gia thành viên phải thiết lập các quỹ hỗ trợ nhà ở cho những ai không thể chi trả được cho nơi ở, cũng như các hình thức và cấp độ tài chính về nhà ở để đáp ứng một cách thích đáng nhu cầu nhà ở của mọi người. Theo nguyên tắc có thể chi trả được, người ở phải được bảo vệ bởi bất kỳ biện pháp thích hợp nào chống lại những mức thuê nhà bất hợp lý hoặc việc tùy tiện tăng giá thuê nhà. Trong các xã hội mà vật liệu tự nhiên là nguồn nguyên liệu chính để xây nhà, các quốc gia thành viên phải tiến hành các biện pháp để đảm bảo những vật liệu này sẵn có cho việc xây dựng nhà ở; d. Ở được. Nhà ở thích đáng phải ở được, nghĩa là người cư trú phải có không gian thích đáng và được bảo vệ khỏi các yếu tố lạnh, ẩm ướt, nhiệt độ, mưa, gió và những nguy cơ khác với sức khỏe, những rủi ro về cấu trúc cũng như các nguồn lây bệnh. Sự an toàn về thể chất của người ở cũng phải được đảm bảo. Ủy ban khuyến khích các quốc gia thành viên áp dụng sâu rộng Những nguyên tắc sức khỏe về nhà ở do Tổ chức
Y tế thế giới xây dựng, trong đó nhìn nhận nhà ở là yếu tố môi trường có quan hệ thường xuyên nhất đến các điều kiện bệnh tật trong các phân tích dịch tễ; nghĩa là nhà ở và điều kiện sống không thích đáng hoặc không đủ điều kiện có liên quan rõ ràng đến tỷ lệ tử vong và mắc bệnh cao trong cộng đồng. e. Tiếp cận được. Nhà ở thích đáng phải tiếp cận được với những người ở. Các nhóm thiệt thòi phải được tiếp cận đầy đủ và bền vững với các nguồn nhà ở thích đáng. Như vậy, các nhóm thiệt thòi như người già, trẻ em, người khuyết tật về thể chất, người ốm nặng, người sống chung với HIV, người có các vấn đề y tế mãn tính, người bị tâm thần, nạn nhân của thiên tai, người sống trong các khu vực dễ bị thiên tai và các nhóm khác phải được cân nhắc ưu tiên đảm bảo về vấn đề nhà ở. Cả luật và chính sách về nhà ở đều cần phải cân nhắc đầy đủ các nhu cầu đặc biệt về nơi ở của những nhóm này. Ở nhiều nước, những người bị mất đất và bộ phận dân cư nghèo của xã hội phải là trung tâm mục tiêu của chính sách về nhà ở. Cần xác định các nghĩa vụ rõ ràng của chính phủ để hướng đến việc
Nội dung cơ bản của công ước quốc tế...
cụ thể hóa quyền của mọi người có một nơi an toàn để sống trong hòa bình và phẩm giá, bao gồm việc tiếp cận với đất đai như một quyền con người; f. Địa điểm. Nhà ở thích đáng phải tại một địa điểm cho phép tiếp cận được, xét về các phương diện việc làm, dịch vụ y tế, trường học, các trung tâm giữ trẻ và những tiện nghi xã hội khác. Điều này áp dụng cho cả các thành phố lớn và khu vực nông thôn, nơi mà những chi phí cho việc đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc có thể là quá lớn so với ngân sách của các hộ nghèo. Tương tự, nhà ở không được xây dựng ở những nơi ô nhiễm hoặc bị ảnh hưởng ngay lập tức bởi những nguồn ô nhiễm đe dọa đến sức khỏe của người ở; g. Phù hợp về văn hóa. Cách thức xây dựng nhà ở, vật liệu và các chính sách hỗ trợ cần phải phù hợp để đảm bảo cho phép biểu hiện bản sắc văn hóa và tính đa dạng văn hóa của nhà ở. Các hoạt động hướng đến việc phát triển hay hiện đại hóa trong lĩnh vực nhà ở phải không hy sinh khía cạnh văn hóa của nhà ở song đồng thời vẫn những đảm bảo duy trí những thiết bị công nghệ hiện đại một cách phù hợp.”117
117 CESCR. Bình luận chung số 4 (1991). Đoạn 8.
Quyền có nơi cư trú thích đáng bao gồm các yếu tố về quyền tự do và quyền thụ hưởng. Các yếu tố về quyền tự do liên quan đến quyền có nơi cư trú thích đáng bao gồm quyền tự do không bị cưỡng bức đuổi khỏi nơi cư trú, không bị phá dỡ nơi cư trú một cách bất hợp pháp, quyền tự do không bị xâm phạm vào nhà cửa, sự riêng tư của cá nhân, gia đình và quyền tự do lựa chọn nơi ở. Các yếu tố về quyền thụ hưởng liên quan đến quyền có nơi cư trú thích đáng, bao gồm: quyền được đảm bảo pháp lý về tình trạng cư trú, quyền được phục hồi nhà ở, đất đai và tài sản, quyền tiếp cận bình đẳng và không phân biệt đối xử với nơi cư trú thích đáng và quyền tham gia vào quá trình ra quyết định về nhà ở ở cấp độ quốc gia và cộng đồng.
Ủy ban cũng nhấn mạnh rằng quyền có nơi cư trú không thể tách rời khỏi các quyền khác như quyền không bị phân biệt đối xử và tôn trọng nhân phẩm, quyền tự do biểu đạt, quyền tự do hội họp, quyền tự do cư trú, quyền tham gia vào các quyết định chung cũng như quyền không bị can thiệp bất hợp pháp vào sự riêng tư của cá nhân, gia đình, nhà ở hay thư tín - đây đều là những khía cạnh có liên hệ mật thiết đến việc thực thi quyền có nơi cư trú thích đáng.
Quyền có nơi cư trú thích đáng không đòi hỏi các quốc gia thành viên phải xây nhà ở cho toàn thể người dân, nhưng yêu cầu quốc gia thành viên phải tiến hành ngay lập tức các biện pháp để tạo điều kiện thúc đẩy quyền này (ví
Nội dung cơ bản của công ước quốc tế...
dụ như xúc tiến các biện pháp bảo đảm quyền cư trú hợp pháp như cấp giấy chứng nhận, hay ban hành các tiêu chuẩn về nhà ở, hỗ trợ những nhóm thiệt thòi như người khuyết tật hay người có thu nhập thấp…). Quyền này áp đặt nghĩa vụ thụ động lên các quốc gia thành viên và đòi hỏi các quốc gia thành viên phải tôn trọng quyền có nơi cư trú của người dân (về nguyên tắc, điều này yêu cầu không được cưỡng chế di dời) và đền bù nếu bị ảnh hưởng, cũng như nghĩa vụ bảo vệ khỏi sự xâm hại của bên thứ ba. CESCR đặc biệt khuyến nghị áp dụng các quy trình pháp lý trong nước phù hợp với quyền này, bao gồm: (a) Kháng nghị cưỡng chế di dời thông qua quyết định của tòa án; (b) Thủ tục pháp lý đòi bồi thường sau khi bị cưỡng chế bất hợp pháp; (c) Khiếu nại các hoạt động bất hợp pháp do chủ nhà (công hoặc tư nhân) tiến hành hay hỗ trợ về giá thuê nhà, bảo dưỡng và bất kỳ hình thức phân biệt đối xử nào; (d) Ngụy biện hay bất kỳ hình thức phân biệt đối xử nào trong việc giao nhà và tiếp cận nhà ở; và (e) Khiếu nại chủ nhà về những điều kiện nhà ở không đảm bảo sức khỏe hay không thích đáng.
Quyền có nơi cư trú thích đáng có phạm trù rộng hơn quyền sở hữu tài sản, do nó liên quan không chỉ tới tài sản như nhà cửa hay các vật dụng kèm theo, mà còn tới những điều kiện của nơi cư trú, ví dụ như môi trường, an ninh hay các điều kiện về cơ sở hạ tầng như điện, cấp nước và dịch vụ vệ sinh.
C ng ch di d i
CESCR dành riêng Bình luận chung số 7 để giải thích về vấn đề cưỡng chế di dời. Theo đó, về nguyên tắc, cưỡng chế di dời được coi là trái với nguyên tắc của Công ước. Ủy ban đưa ra định nghĩa về cưỡng chế di dời là: “…việc di dời tạm thời hoặc vĩnh viễn các cá nhân, gia đình và/hoặc cộng đồng trái với ý nguyện của họ khỏi nhà cửa và/hoặc đất đai mà họ đang chiếm hữu mà không có biện pháp hoặc cách thức cho phép họ tiếp cận với những hình thức bảo vệ thích đáng về pháp luật hoặc các hình thức bảo vệ khác. Tuy nhiên, việc cấm cưỡng chế di dời không áp dụng cho các trường hợp di dời theo pháp luật và tuân thủ các điều khoản trong hai công ước nhân quyền [1966].” Theo nguyên tắc này, Ủy ban khuyến nghị các quốc gia thành viên phải kiềm chế không thực hiện những hành động cưỡng chế di dời và đảm bảo thực thi pháp luật với bên thứ ba tiến hành các hoạt động cưỡng chế di dời. Đồng thời, Ủy ban nhắc lại rằng ICCPR quy định việc bảo vệ quyền không bị cưỡng chế mà không có biện pháp bảo vệ thích đáng, và lưu ý rằng các quốc gia không thể viện dẫn lý do liên quan đến sự thiếu hụt “nguồn lực sẵn có” để biện hộ cho việc không tuân thủ