5 minute read

1.4. Tình trạng tham gia công ước

Nội dung cơ bản của công ước quốc tế...

bảo việc làm, điều mà có thể dẫn đến việc nhà nước kiểm soát toàn bộ quá trình lao động.

Quyền làm việc, do đó, trao cho cá nhân quyền được lựa chọn việc làm và trao cho các nhà nước nghĩa vụ đảm bảo những điều kiện cần thiết để mọi cá nhân có thể thực thi quyền lựa chọn việc làm. Trong một số bối cảnh, việc sắp xếp việc làm của các nhà nước có thể bị coi là một hành vi vi phạm quyền được tự do lựa chọn việc làm. Ví dụ, trong trường hợp quy định về hỗ trợ thất nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức (2011), CESCR lưu ý rằng “… Các quy định về hỗ trợ thất nghiệp và bảo trợ xã hội của quốc gia thành viên, bao gồm nghĩa vụ của người nhận hỗ trợ thất nghiệp, phải tuân thủ quy định “bất kỳ việc làm nào chấp nhận được”, trong thực tế có thể được diễn giải là hầu hết mọi công việc và việc bố trí những người thất nghiệp dài hạn làm việc phục vụ cộng đồng mà không được trả công có thể dẫn đến vi phạm các Điều 6 và 7 của Công ước. Ủy ban khuyến nghị quốc gia thành viên đảm bảo rằng các chế độ hỗ trợ thất nghiệp phải cân nhắc đến quyền của một cá nhân được tự do chấp nhận công việc do bản thân lựa chọn và được nhận thù lao công bằng.”102

102 Nhận xét cuối cùng của CESCR với báo cáo định kỳ của Cộng hòa Liên bang Đức, năm 2011. Tài liệu mã số E/C.12/DEU/CO/5, đoạn 19.

Khái niệm việc làm tử tế (decent work) được Ủy ban giải thích trong Bình luận chung số 18 với các khía cạnh “công bằng và thuận lợi” được quy định trong các Điều 7 và 8 của Công ước, bao gồm việc tôn trọng các quyền cơ bản của con người cả về kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như dân sự và chính trị. Ngoài ra, môi trường làm việc cũng phải đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ sức khỏe quy định ở Điều 12(b) và (c) của Công ước (về quyền về sức khỏe). Theo tiêu chí này, Ủy ban lưu ý rằng những người lựa chọn những công việc không đảm bảo được các điều kiện của một việc làm tử tế với đầy đủ những khía cạnh nên trên, ví dụ như công việc ở khu vực kinh tế không chính thức, công việc gia đình hay lao động nông nghiệp, phải làm những việc này để tồn tại chứ không phải do họ lựa chọn, và yêu cầu các nhà nước có biện pháp bảo vệ công bằng với những người đang làm những loại hình công việc này.

Ủy ban cũng định nghĩa ba yếu tố đảm bảo quyền làm việc, bao gồm:  Sự sẵn có (của công việc): Yếu tố này yêu cầu các nhà nước phải có những dịch vụ hỗ trợ các cá nhân xác định và tìm việc;  Tiếp cận được (với công việc): Yếu tố này bao gồm các khía cạnh: i) Không phân biệt đối xử trong tiếp

Nội dung cơ bản của công ước quốc tế...

cận việc làm, dựa trên chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, quan điểm chính trị hay quan điểm khác, nguồn gốc quốc gia và dân tộc, tình trạng tài sản, thể chất hay sức khỏe hoặc các tình trạng khác; ii) Tiếp cận được về thể chất (điểm này có liên quan cụ thể đến các vấn đề về tiếp cận việc làm của người khuyết tật đã được nêu ra trong Bình luận chung số 5); và iii)

Tiếp cận được về thông tin (bao gồm quyền tìm kiếm, thu nhập và phổ biến thông tin để có được tiếp cận việc làm thông qua các cơ sở dữ liệu về thị trường lao động); và  Chấp nhận được và chất lượng: Yếu tố này bao gồm việc đảm bảo các điều kiện làm việc, cụ thể như quyền về các điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi, điều kiện làm việc an toàn, quyền về công đoàn và quyền tự do lựa chọn và chấp nhận công việc.

Về quyền làm việc của các nhóm thiệt thòi và dễ bị tổn thương, Ủy ban đưa ra những lưu ý về các biện pháp cụ thể mà các quốc gia thành viên cần thực thi để hỗ trợ một số nhóm cụ thể như phụ nữ, thanh niên, lao động trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật và lao động nhập cư.103

Ủy ban xác định ba nghĩa vụ cơ bản tối thiểu của quốc gia thành viên về đảm bảo quyền làm việc như sau: “a)

103 Bình luận chung số 18, các đoạn 13 – 18. Đảm bảo quyền của mỗi cá nhân có cơ hội có công ăn việc làm, đặc biệt với những cá nhân và nhóm người bị thiệt thòi, để mọi người có cơ hội có một cuộc sống có phẩm giá; b) Tránh mọi biện pháp có thể dẫn đến phân biệt đối xử và đối xử không công bằng trong các khu vực kinh tế nhà nước và tư nhân với những người hay nhóm người thiệt thòi, hoặc dẫn đến làm suy giảm các biện pháp bảo vệ với những cá nhân hoặc nhóm này; c) Thông qua và thực hiện chiến lược quốc gia về việc làm và kế hoạch hành động để khắc phục những quan ngại của tất cả người lao động, trên cơ sở sự tham gia của các tổ chức của người lao động và người sử dụng lao động cũng như đảm bảo sự minh bạch trong quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược và kế hoạch này. Những chiến lược và kế hoạch này này cần phải đặc biệt chú trọng đến những người hoặc nhóm người thiệt thòi và phải có các chỉ số, mục tiêu để đo đếm và định kỳ đánh giá sự tiến bộ trong việc thực thi quyền làm việc.”104

Các nghĩa vụ pháp lý chung của quốc gia thành viên với quyền làm việc, theo giải thích của Ủy ban trong Bình luận chung số 18, bao gồm nghĩa vụ liên tục tiến bộ trong việc đảm bảo thực thi quyền làm việc và các nghĩa vụ chung về tôn trọng, bảo vệ và hỗ trợ. Cũng như các quyền kinh tế, xã

104 Bình luận chung số 18, đoạn 31.

This article is from: