18 minute read

2.1. Tóm tắt nội dung Công ước

Next Article
1.1. Khái quát

1.1. Khái quát

Nội dung cơ bản của công ước quốc tế...

 Mức lương tối thiểu quốc gia: Cơ sở pháp lý của mức lương tối thiểu và phạm vi áp dụng, mức lương tối thiểu được rà soát định kỳ như thế nào, mức lương đó có đảm bảo mức sống thích đáng cho người lao động và gia đình của họ không, nếu không có mức lương tối thiểu thì có cơ chế thay thế nào khác để người lao động có thể nhận được mức lương thỏa đáng đảm bảo mức sống thích đáng cho bản thân và gia đình;  Thông tin về điều kiện làm việc: Bao gồm việc làm thêm giờ và chế độ nghỉ không lương và có lương cũng như các biện pháp cân bằng giữa công việc, cá nhân và gia đình;  Hiệu quả của các biện pháp đảm bảo phụ nữ với bằng cấp ngang bằng nam giới không bị trả lương thấp hơn;  Các biện pháp pháp lý hình sự hóa việc quấy rối tình dục ở nơi làm việc, các cơ chế giám sát việc thực hiện, các trường hợp được ghi nhận và việc xử phạt cũng như bồi thường cho nạn nhân;  Các biện pháp lập pháp, hành chính và các biện pháp khác nhằm đảm bảo điều kiện làm việc an toàn và lành mạnh cũng như việc thực thi các biện pháp này trong thực tế.105

105 Xem Hướng dẫn báo cáo thực thi Công ước – Phụ lục III.

Vi ph m Công c: M c l ng t i thi u Mexico không m b o l ng th c c n b n (1999)

(Trích Nh n xét cu i cùng c a CESCR v báo cáo nh k vi c th c thi công c c a Mexico n m 1999. Tài li u c a Liên H p Qu c s E/C.12/1/Add.41 ngày 8/12/1999).

“ y ban l y làm ti c là m c dù các ch s kinh t v mô c a Mexico có t ng tr ng, c bi t là t l l m phát gi m nhanh, song y ban v M c l ng t i thi u qu c gia ã không i u ch nh t ng l ng t i thi u. Hi n nay, c n s ti n g p n m l n m c l ng t i thi u m i mua c gi l ng th c c n b n chính th c” (canasta básica constitucional), nh v y là vi ph m i u 7 (a) (ii) c a Công c c ng nh lu t pháp trong n c ( i u 123.VI Hi n pháp Mexico).

y ban kêu g i qu c gia thành viên có các bi n pháp hi u qu m b o tuân th i u 7(a) (ii) ICESCR, c ph n ánh trong i u 123. VI Hi n pháp Mexico v gi l ng th c c n b n chính th c”. 2.4.2. Quy n thành l p và gia nh p công oàn106

i u 8.

1. Các quốc gia thành viên Công ước cam kết bảo đảm: a) Quyền của mọi người được thành lập và gia nhập công đoàn do mình lựa chọn, chỉ tuân theo quy chế của tổ chức công đoàn đó để thúc đẩy và bảo vệ các lợi ích kinh tế và

106 Về quyền tự do hội họp, đình công và tổ chức công đoàn, xem Điều 5(e)(ii) ICERD; Điều 22 ICCPR; Điều 26, 36 và 40 ICMW.

Nội dung cơ bản của công ước quốc tế...

xã hội của mình. Không được áp đặt bất kỳ hạn chế nào lên việc thực thi quyền này, ngoại trừ những hạn chế theo pháp luật và được coi là cần thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích của an ninh quốc gia và trật tự công cộng, hoặc vì mục đích bảo vệ các quyền và tự do của những người khác; b) Quyền của các tổ chức công đoàn được thành lập các liên hiệp công đoàn quốc gia và quyền của các liên hiệp công đoàn quốc gia được thành lập hay gia nhập các tổ chức công đoàn quốc tế; c) Quyền của các công đoàn được hoạt động tự do, không bị bất kỳ sự hạn chế nào ngoài những hạn chế do pháp luật quy định và là cần thiết đối với một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia và trật tự công cộng, hoặc nhằm mục đích bảo vệ các quyền và tự do của người khác; d) Quyền đình công với điều kiện là quyền này phải được thực hiện phù hợp với pháp luật của mỗi nước. 2. Điều này không ngăn cản việc áp đặt những hạn chế hợp pháp với việc thi hành những quyền nói trên đối với những nhân viên phục vụ trong các lực lượng vũ trang, cảnh sát hoặc bộ máy chính quyền. 3. Không quy định nào trong điều này cho phép các quốc gia thành viên Công ước năm 1948 về tự do hội họp và bảo vệ quyền lập hội của Tổ chức Lao động quốc tế được sử dụng các biện pháp lập pháp hoặc hành pháp mà có thể làm tổn hại đến các bảo đảm nêu trong Công ước đó.

Điều 8 ICESCR quy định khía cạnh tập thể của quyền làm việc, bao gồm quyền của cá nhân thành lập hoặc tham gia công đoàn theo lựa chọn của mình (khoản 1.a), quyền của tổ chức công đoàn thành lập hoặc gia nhập các liên đoàn công đoàn (khoản 1.b), quyền tự do hoạt động của tổ chức công đoàn (khoản 1.c) và các giới hạn nếu có lên các quyền này (khoản 2 và 3).

Quyền về công đoàn được coi là một khía cạnh quan trọng của quyền tự do hội họp được quy định tại Điều 22 ICCPR, tuy nhiên, quyền này cũng là một thành tố không thể thiếu để đảm bảo quyền làm việc và quyền có điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi. Trong khi CESCR chưa đưa ra một bình luận chung cụ thể nào để giải thích nội hàm của Điều 8 cũng như nghĩa vụ của các quốc gia thành viên theo Điều này, các thảo luận trong quá trình soạn thảo Điều 8, các văn bản hướng dẫn của Ủy ban cũng như việc sử dụng Điều 8 trong thủ tục báo cáo và các kết luận của Ủy ban có thể là căn cứ để diễn giải nội dung của Điều này.

Khác với một số quyền được ghi nhận trong ICESCR bằng cụm từ “Nhà nước công nhận”, quyền về công đoàn

Nội dung cơ bản của công ước quốc tế...

được bắt đầu bằng “Nhà nước đảm bảo”, với hàm ý coi nghĩa vụ đảm bảo quyền về công đoàn là nghĩa vụ tức thời, đòi hỏi quốc gia thành viên phải thực hiện ngay lập tức và đầy đủ mà không qua lộ trình “liên tục tiến bộ”.107

Đồng thời, trong khi các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa khác trong Công ước thường được quy định dưới dạng các thụ hưởng, quyền về công đoàn là một quyền tự do của cá nhân và tập thể người lao động nên chỉ bị giới hạn trong một số trường hợp cụ thể. Những giới hạn này, tương thích với Điều 4 của Công ước, được giải thích trong Các nguyên tắc Limburg như sau: Những giới hạn được áp dụng để bảo vệ các quyền của cá nhân hơn là cho phép các quốc gia thành viên áp đặt các hạn chế với quyền đó; “Theo quy định của pháp luật” hàm ý với điều kiện phải nhất quán với Công ước, không được tùy tiện, bất hợp lý hoặc phân biệt đối xử, đồng thời phải rõ ràng và dễ tiếp cận với mọi người, kèm theo các biện pháp bảo vệ và khắc phục hiệu quả chống lại việc áp đặt một cách lạm dụng hoặc bất hợp pháp các hạn chế lên các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.

Việc viện dẫn các hạn chế là “cần thiết trong một xã hội dân chủ”, tuy nhiên, theo Các nguyên tắc Limburg, quy

107 Xem Bị chú của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về dự thảo các công ước về nhân quyền. Tài liệu mã số A/2929, kỳ họp thứ 18 của ECOSOC. Chương VIII, Đoạn 13. định này phải được hiểu theo nguyên tắc các quốc gia thành viên phải tôn trọng quyền này ở mức tối đa có thể và chỉ được áp đặt các giới hạn khi thực sự cần thiết. Nguyên tắc này cũng hàm ý các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ tôn trọng tối đa với quyền về công đoàn – thay vì được diễn giải theo hướng cho phép các quốc gia thành viên được quyền áp đặt các giới hạn lên quyền về công đoàn.

Nguyên tắc Limburg cho rằng tiêu chí “thực sự cần thiết” có thể được xác lập trên ba căn cứ: i) Sức ép của công luận hoặc nhu cầu xã hội; ii) Việc theo đuổi một mục đích chính đáng, và iii) Tỷ lệ theo mục đích đó. Đồng thời, trong khi không có một mô hình dân chủ duy nhất chung cho cả thế giới thì nguyên tắc cốt lõi của một xã hội dân chủ là công nhận và tôn trọng các quyền con người đã được quy định trong Hiến chương Liên Hợp Quốc và UDHR, nghĩa là việc áp đặt giới hạn lên quyền về công đoàn không được vi phạm các quyền con người đã được công nhận trong công pháp quốc tế.

Những căn cứ khác có thể được viện dẫn làm cơ sở để áp đặt giới hạn lên quyền công đoàn là “an ninh quốc gia”, “trật tự công cộng” và “quyền và tự do của người khác” cũng được giải thích trong Các nguyên tắc Limburg. Lý do an ninh quốc gia có thể được viện dẫn để biện minh cho các biện pháp giới hạn chỉ khi các biện pháp này được

Nội dung cơ bản của công ước quốc tế...

thực hiện để bảo vệ sự tồn tại của quốc gia hay toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị chống lại vũ lực hoặc đe dọa vũ lực; không được viện dẫn an ninh quốc gia để áp đặt những giới hạn nhằm ngăn chặn mối đe dọa đến pháp luật và trật tự chỉ trong phạm vi địa phương hoặc có tính chất tương đối biệt lập; không được tùy tiện viện dẫn lý do an ninh quốc gia và chỉ có thể viện dẫn nếu có đầy đủ các biện pháp hiệu quả để bảo vệ và khắc phục việc lạm dụng lý do này.

Khái niệm trật tự công cộng được hiểu là tổng thể các quy tắc cơ bản là nền tảng cho một xã hội, bao gồm việc tôn trọng các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Vì vậy, khái niệm trật tự công cộng phải được diễn giải trong bối cảnh mục đích của quyền cụ thể đang là đối tượng có thể bị áp đặt hạn chế. Mặt khác, các cơ quan hoặc công chức nhà nước có trách nhiệm duy trì trật tự công cộng phải chịu sự kiểm soát khi thực thi quyền lực của mình, thông qua các cơ chế như nghị viện, tòa án hoặc các cơ quan độc lập có chức năng phù hợp. Cuối cùng, phạm vi “quyền và tự do của người khác” trong trường hợp quyền về công đoàn vượt quá các quyền và tự do được ghi nhận trong Công ước. Các giới hạn của quyền về công đoàn cụ thể tại mỗi quốc gia là mối quan tâm đặc biệt của Ủy ban khi giám sát việc thực thi Điều 8. Hướng dẫn báo cáo Điều 8 yêu cầu các quốc gia thành viên trình bày những cơ sở pháp lý về công đoàn và đình công, những hạn chế (nếu có) với việc thành lập và hoạt động của công đoàn và đình công, cũng như các cơ chế thỏa ước tập thể hiện có.

Vi ph m Công c: Canada (1998)

Tháng 11/1998, H i ng l p pháp t nh Ontario, Canada ã thông qua o lu t s 22 có tiêu là “ o lu t ng n ch n liên k t”. o lu t này không cho phép nh ng ng i tham gia lao ng công ích thành l p công oàn, th a c t p th và ình công.

CESCR ã k t lu n v v này t i l n xem xét báo cáo nh k c a Canada vào tháng 12 n m 1998 nh sau: “M c dù có yêu c u c a y ban, Chính ph (Canada) ã không cung c p thông tin v vi c o lu t này có t ng thích v i Công c hay không. y ban coi o lu t này rõ ràng là m t s vi ph m i u 8 c a Công c và kêu g i qu c gia thành viên có bi n pháp bãi b các quy nh mang tính vi ph m này” (Trích Nh n xét cu i cùng c a CESCR v i báo cáo nh k c a Canada n m 1998. Tài li u c a Liên H p Qu c s E/C.12/1/Add.31 ngày 10/12/1998, o n 31).

2.4.3. Quy n h ng an sinh xã h i108

108 Về quyền được hưởng an sinh xã hội trong các công ước nhân quyền quốc tế khác, xem Điều 5(e)(iv) ICERD; Điều 11.1(e), 13(a), 14.2(c) CEDAW; Điều 26 CRC; Điều 2.2(f), 2.2(g), 18.1, 25, 27, 36, 45.1(c), 54, 61.1 và 61.3, và 62.1 CMW.

Nội dung cơ bản của công ước quốc tế...

i u 9.

Các quốc gia thành viên Công ước công nhận quyền của mọi người được hưởng an sinh xã hội, kể cả bảo hiểm xã hội.

An sinh xã hội được coi là một hình thức phân phối lại tài sản của xã hội để hỗ trợ các nhóm bị tổn thương và giúp họ hòa nhập với xã hội. Quyền hưởng an sinh xã hội quy định trong Điều 9 của Công ước với một thông điệp ngắn và bao quát. Khi soạn thảo Điều này, các quốc gia cho rằng các tiêu chuẩn cụ thể về an sinh xã hội nên để cho các tổ chức chuyên môn xây dựng.109 CESCR sau đó đề nghị tham khảo quy chuẩn của ILO, WHO và Hiệp hội An sinh xã hội quốc tế (ISSA).

CESCR cũng đưa ra Bình luận chung số 19 (2008) về các khía cạnh của quyền hưởng an sinh xã hội, theo đó, Ủy ban định nghĩa quyền về an sinh xã hội bao gồm quyền tiếp cận và duy trì những lợi ích bằng tiền hoặc hiện vật mà không có sự phân biệt đối xử, để bảo vệ con người trong những hoàn cảnh: a) Thiếu thu nhập từ việc làm do bệnh tật, khuyết tật, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, tuổi già hoặc do cái chết của một thành viên trong gia đình; b) Không có khả

109 Xem Bị chú của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về dự thảo các công ước về nhân quyền. Tài liệu mã số A/2929, kỳ họp thứ 18 của ECOSOC. Chương VIII, Đoạn 18. năng chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe; c) Không đủ khả năng hỗ trợ gia đình, đặc biệt là với trẻ em và những người lớn sống phụ thuộc.

Quyền về an sinh xã hội cũng như các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa khác phải đảm bảo các yếu tố sẵn có, tiếp cận được và thích đáng. Yếu tố sẵn có thể hiện ở sự tồn tại bền vững của một cơ chế an sinh xã hội được quy định trong pháp luật của quốc gia thành viên và được vận hành hoặc giám sát bởi cơ quan nhà nước. Cơ chế này phải đảm bảo an sinh cho 9 vấn đề cơ bản trong các rủi ro xã hội và các dự phòng, bao gồm: chăm sóc sức khỏe, tình trạng bệnh tật, người cao tuổi, thất nghiệp, tai nạn nghề nghiệp, hỗ trợ gia đình và trẻ em, nghỉ thai sản, trợ cấp khuyết tật và trợ cấp cho các nạn nhân và trẻ mồ côi. Cơ chế này cũng phải: (i) Tiếp cận được, tức là phải chi trả cho mọi đối tượng mà không có sự phân biệt đối xử; (ii) Hợp lý, tức là có tỷ lệ phù hợp và minh bạch trong việc đánh giá các điều kiện trợ cấp và xử lý các khoản trợ cấp; (iii) Chấp nhận được về mặt tài chính, nghĩa là mọi người đều có khả năng chi trả nghĩa vụ đóng góp ban đầu; (iv) Thông tin minh bạch và có sự tham gia của người hưởng lợi, bao gồm quyền được tìm kiếm, thu nhận và phổ biến thông tin về hệ thống an sinh xã hội; và (vi) Tiếp cận được về mặt thể chất, tức là mọi người đều có thể tiếp cận hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt với người khuyết tật, người ở vùng sâu vùng xa, vùng bị thiên tai hay khu vực có xung đột vũ trang. Ngoài ra, cơ chế này cũng phải thích đáng, nghĩa là các khoản

Nội dung cơ bản của công ước quốc tế...

trợ cấp, cho dù bằng tiền mặt hay hiện vật cũng phải kịp thời và giúp người được hưởng trợ cấp có thể tiếp cận với các dịch vụ tối thiểu cơ bản.

Theo Ủy ban, những vấn đề cần chú ý đặc biệt trong thực thi quyền hưởng an sinh xã hội bao gồm việc không phân biệt đối xử và chú trọng đến các nhóm đặc biệt như phụ nữ, người thất nghiệp, người lao động không được đảm bảo đầy đủ quyền an sinh xã hội (làm việc bán thời gian, lao động đơn giản, tự làm chủ hay làm việc nhà), người làm việc trong khu vực không chính thức, người bị bệnh hay bị tai nạn lao động, người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em và những người phải sống phụ thuộc vào người khác, lao động di trú, lao động tại gia, các nhóm thiểu số, người tị nạn, người mất nơi ở, tù nhân và những người bị giam giữ.

Bên cạnh các nghĩa vụ pháp lý chung về không phân biệt đối xử và liên tục tiến bộ trong việc đảm bảo ngày càng đầy đủ quyền hưởng an sinh xã hội với tối đa nguồn lực sẵn có, các quốc gia thành viên có các nghĩa vụ pháp lý cụ thể về tôn trọng, bảo vệ và hỗ trợ (tạo điều kiện, thúc đẩy và cung cấp) để đảm bảo quyền hưởng an sinh xã hội. Nghĩa vụ tôn trọng đòi hỏi quốc gia thành viên không được từ chối việc cá nhân tiếp cận hệ thống an sinh xã hội và không được ngăn cản một cách tùy tiện, trực tiếp hoặc gián tiếp vào các thiết chế độc lập về an sinh xã hội. Nghĩa vụ bảo vệ đòi hỏi các quốc gia thành viên phải ngăn cản bên thứ ba can thiệp vào việc thụ hưởng quyền an sinh xã hội, thông qua các biện pháp pháp lý và các biện pháp khác để hạn chế bên thứ ba không được từ chối hay áp đặt những điều kiện bất hợp lý với việc tiếp cận công bằng các chương trình an sinh xã hội, hoặc không thực hiện các nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho người lao động và những người hưởng lợi khác trong hệ thống an sinh xã hội theo quy định của pháp luật.

Quốc gia thành viên cũng có trách nhiệm quản lý các chương trình có đóng góp và đảm bảo bên thứ ba không vi phạm các nguyên tắc mọi người có thể tiếp cận được cũng như tính thích đáng và phù hợp của những chương trình này, thông qua các biện pháp quản lý và giám sát. Nghĩa vụ này cũng đòi hỏi thiết lập một cơ chế giám sát độc lập có sự tham gia của công chúng và có những chế tài với hành động vi phạm. Nghĩa vụ hỗ trợ yêu cầu các quốc gia thành viên áp dụng những biện pháp cần thiết, bao gồm việc triển khai một chương trình an sinh xã hội, có các biện pháp tích cực hỗ trợ các cá nhân và cộng đồng trong việc hưởng quyền an sinh xã hội thông qua việc công nhận quyền này trong hệ thống pháp luật quốc gia, cũng như có một chiến lược về an sinh xã hội quốc gia và kế hoạch hành động phù hợp. Nghĩa vụ này cũng yêu cầu quốc gia thành viên phổ biến thông tin

This article is from: