Công ước Quốc tế về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa

Page 42

Nội dung cơ bản của công ước quốc tế...

GIỚI THIỆU CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN KINH TẾ,…

chương trình chi phí thấp dành riêng cho các đối tượng đặc biệt (với quyền về sức khỏe),86 các chương trình hỗ trợ việc làm (với quyền về việc làm),87các chương trình an sinh xã hội không phải đóng góp dành cho các nhóm thiệt thòi và các chương trình an sinh xã hội trong tình huống khẩn cấp (với quyền về an sinh xã hội).88 Lưu ý là mặc dù các biện pháp hỗ trợ cho các nhóm yếu thế và thiệt thòi nói chung là một trong các nghĩa vụ căn bản tối thiểu của nhà nước, các biện pháp mang tính cung cấp và hỗ trợ với một nhóm cụ thể được coi là các biện pháp tạm thời nhằm đạt được sự bình đẳng trong thụ hưởng các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa và sẽ chấm dứt khi đã đạt được mục tiêu đề ra.89

tắc Limburg về thực thi Công ước (1986).90 Các nguyên tắc Limburg và Hướng dẫn Maastricht, mặc dù không phải là những văn bản có tính bắt buộc về pháp lý, nhưng sau đó được sử dụng như các chỉ dẫn khi xác định những vi phạm các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa trong các Bình luận chung của CESCR.91 Cần lưu ý là CESCR không có một hướng dẫn riêng, chính thức về sự vi phạm Công ước. Các diễn giải về việc vi phạm các quyền trong Công ước được CESCR đưa ra xuyên suốt nội dung của các Bình luận chung của Ủy ban.92 Các kết luận của Ủy ban trong các Bản Nhận xét cuối cùng về báo cáo thực thi Công ước của các quốc gia thành viên cũng là một căn cứ để xem xét hình thức của một hành vi vi phạm

2.3. Vi ph m Công c 90

Bình luận chung số 14. Bình luận chung số 18. 88 Bình luận chung số 19. 89 Xem thêm mục đề cập đến sự “đối xử khác biệt” và các biện pháp đặc biệt tạm thời trong Bình luận chung số 20 về không phân biệt đối xử.

Toàn văn hai văn kiện này có tại tài liệu của ECOSOC số E/C.12/2000/13 ngày 02/10/2000. Bản dịch tiếng Việt có trong Phụ lục cuốn sách này. 91 Từ sau Hướng dẫn Maastricht, các Bình luận chung của Ủy ban thường có một mục cụ thể diễn giải hoặc minh họa về việc vi phạm một quyền cụ thể. Mục này không có trong Bình luận chung số 4 về quyền có nơi cư trú thích đáng vì nó được thông qua từ năm 1991. 92 Bình luận chung số 2 (bản chất nghĩa vụ của nhà nước); số 12 (quyền có lương thực thích đáng), số 13 (quyền về giáo dục), số 14 (quyền về sức khỏe), số 15 (quyền về nước), số 16 (quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong thụ hưởng các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa), số 17 (quyền của cá nhân được hưởng lợi từ việc bảo vệ các lợi ích vật chất và tinh thần từ bất kỳ sản phẩm khoa học, văn chương hay nghệ thuật nào mà người đó là tác giả), số 18 (quyền làm việc), số 19 (quyền về an sinh xã hội); số 20 (không phân biệt đối xử) và số 21 (quyền tham gia vào đời sống văn hóa).

 83 

 84 

Năm 1997, một nhóm hơn ba mươi chuyên gia đã họp tại Masstricht, Hà Lan để thảo luận về các khái niệm cơ bản định nghĩa sự vi phạm các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Những nội dung này được phát triển dựa trên Các nguyên

86 87


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.
Công ước Quốc tế về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa by PMC WEB - Issuu