Công ước Quốc tế về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa

Page 17

Khái quát lịch sử ra đời và phát triển…

GIỚI THIỆU CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN KINH TẾ,…

đồng Liên Hợp Quốc, trong Nghị quyết số 421 (V), đã quyết định “đưa vào công ước các quyền con người về kinh tế, xã hội và văn hóa và công nhận một cách rõ ràng sự bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ trong việc hưởng thụ các quyền đã được ghi nhận trong Hiến chương Liên Hợp Quốc”, đồng thời, thông qua ECOSOC, yêu cầu CHR “đưa vào dự thảo công ước quy định biểu thị rõ ràng các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa trong mối liên quan tới các quyền tự do về chính trị và dân sự mà đã được nêu ra trong dự thảo công ước”. Cùng trong Nghị quyết này, Đại hội đồng còn yêu cầu Ủy ban xem xét dự thảo một công ước hoặc nghị định thư về việc tiếp nhận kháng nghị từ các cá nhân và tổ chức về những vi phạm ICESCR, cũng như nghiên cứu đưa vào công ước những hình thức và biện pháp đảm bảo thực thi quyền tự quyết của các dân tộc và quốc gia.26

ban đã thống nhất được 14 điều khoản cụ thể về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa và hai điều khoản chung. Ủy ban cũng thành lập một Nhóm công tác về xây dựng cơ chế thực thi các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa, bao gồm đại diện của tám nước: Australia, Chilê, Đan Mạch, Pháp, Li-băng, Pakistan, Thụy Điển và Hoa Kỳ. Nhóm công tác đã trình lên Ủy ban dự thảo 10 điều khoản về thực thi các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua cơ chế báo cáo quốc gia.28 1952.

Kỳ họp thứ bảy của CHR đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc ghi nhận các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Tại kỳ họp này, CHR thảo luận các vấn đề xung quanh việc đưa vào công ước các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa và đã xem xét nhiều đề xuất về các điều khoản khác nhau27. Ủy

Căn cứ vào đề nghị của ECOSOC, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết 543 (VI) yêu cầu Hội đồng đề nghị CHR “dự thảo hai công ước về nhân quyền để cùng trình lên Đại hội đồng tại kỳ họp thứ bảy, một công ước về các quyền dân sự, chính trị và công ước kia về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, để Đại hội đồng có thể thông qua đồng thời và mở cho các quốc gia thành viên ký cùng lúc. Để nhấn mạnh tính thống nhất về mục đích quan điểm và nhằm đảm bảo sự tôn trọng và tuân thủ các quyền con người, hai Công ước cần bao gồm càng nhiều điều khoản tương đồng càng tốt...”29 Cũng trong phiên họp thứ 375, Đại hội đồng đã quyết định: “i) Đề nghị ECOSOC yêu

đóng góp của FAO. 26 Tài liệu mã số A/2929, các đoạn 20, 21 và 22. 27 Nội dung của những đề xuất này được tổng hợp trong Bản ghi nhớ của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc trong kỳ họp thứ bảy của CHR, mục thứ ba

(tài liệu mã số E/CN.4/529, ngày 29/03/1951, đoạn 25). 28 Tài liệu mã số E/CN.4/629, ngày 15/5/1951. 29 Nghị quyết 543 (VI), phiên họp toàn thể thứ 375, ngày 05/02/1952.

1951.

 33 

 34 


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.
Công ước Quốc tế về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa by PMC WEB - Issuu