GIỚI THIỆU CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN KINH TẾ,…
Cơ chế giám sát thực thi công ước
3.1. Nhóm công tác theo phiên h p v các quy n kinh t , xã h i và v n hóa t i ECOSOC (1978 ‐ 1985)
Nhóm công tác theo phiên họp được ECOSOC thành lập từ năm 1978 theo Nghị quyết 1978/10, bao gồm 15 đại diện của các quốc gia thành viên Công ước nhằm giúp Hội đồng xem xét báo cáo thực hiện công ước của các quốc gia thành viên và của các cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc.152 Nhóm công tác được kiện toàn vào năm 1982, trở thành “Nhóm chuyên gia của các chính phủ về thực thi ICESCR” làm việc một phiên mỗi năm, có nhiệm kỳ 3 năm và thay mới một phần ba thành viên hàng năm. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức này nhanh chóng bộc lộ những hạn chế, bất cập như một số quốc gia thành viên đã phản ánh tại Ủy ban Nhân quyền.153 Mặc dù vậy, Nhóm chuyên gia này tiếp tục làm việc trong tám phiên cho tới năm 1985 khi CESCR được thành lập.
3.2. y ban v các quy n kinh t , xã h i, v n hóa (CESCR) C c u c a y ban
CESCR được thành lập theo Nghị quyết 1985/17 của ECOSOC. Cũng như các cơ quan giám sát thực thi công ước khác, Ủy ban có thành phần là các chuyên gia độc lập phục vụ với tư cách cá nhân.154 Tuy nhiên, khác với các cơ chế giám sát khác, 18 chuyên gia độc lập của Ủy ban không phải do các quốc gia thành viên Công ước trực tiếp bầu ra mà được bầu bằng phiếu kín của 53 quốc gia thành viên ECOSOC. Một điểm đặc biệt khác của Ủy ban này là ngoài tiêu chí về năng lực cá nhân, các ứng viên thành viên Ủy ban còn phải đại diện cho những “hệ thống xã hội và pháp luật khác nhau” và tuân theo hạn ngạch “15 vị trí được chia đều cho năm nhóm vùng địa lý và ba vị trí còn lại được phân bổ theo số gia tăng các quốc gia thành viên trong từng nhóm” (theo Nghị quyết 1985/17 của ECOSOC).155 Mỗi ủy viên 154
Nghị quyết 1979/43 ngày 11/05/1979 của ECOSOC. Ví dụ, phát biểu tại kỳ họp thứ 39 của CHR, phiên thứ 19 ngày 14/02/1983, đại biểu Australia cho rằng việc xem xét các báo cáo thực thi Công ước của Nhóm làm việc là hời hợt, không tương xứng với cách tiếp cận của Ủy ban Nhân quyền (cơ quan giám sát ICCPR) và đề nghị, mặc dù Nhóm làm việc đã trở thành Nhóm chuyên gia của các chính phủ, vẫn cần phải có các chuyên gia độc lập tham gia cơ cấu này (tài liệu mã số E/CN.4/1983/SR.19, ngày 16/02/1983).
Sáu ủy ban công ước bao gồm: Ủy ban Nhân quyền – HRC (Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị), Ủy ban về Xóa bỏ phân biệt đối xử về chủng tộc – CERD (Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử về chủng tộc), Ủy ban về xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử với phụ nữ CEDAW (Công ước về xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử với phụ nữ); Ủy ban chống tra tấn - CAT (Công ước chống tra tấn), Ủy ban quyền trẻ em CRC (Công ước quyền trẻ em) và Ủy ban về bảo vệ quyền của tất cả lao động nhập cư và thành viên gia đình họ - CMW (Công ước về bảo vệ quyền của tất cả lao động nhập cư và thành viên gia đình họ) đều có thành viên là các chuyên gia độc lập. 155 191 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc chia thành năm nhóm vùng địa
207
208
152 153