Hướng Đi Số 75

Page 1


THƯ CHỦ NHIỆM

NGHĨ GÌ TRONG MÙA ĐẠI DỊCH? sĩ đang ở tuyến đầu chống giặc bệnh. Tôi nghĩ đến các nhà lãnh đạo các Hội Thánh đang quan tâm đến những bầy chiên. Tôi nghĩ đến các bậc cha mẹ đang lo lắng chăm sóc gia đình, bảo vệ đàn con thoát bệnh và thoát đói.

Đ

ại dịch corona virus mùa Xuân 2020 lần đầu tiên lây lan và ảnh hưởng khắp toàn cầu. Nước Mỹ là một cường quốc thế giới nhưng vẫn không tránh khỏi, lại là nước có người nhiễm bệnh nhiều nhất. Trong một tháng có 20 triệu người ở Mỹ xin tiền thất nghiệp. Mọi người đều bị ảnh hưởng dịch bệnh, vì virus đã tấn công mọi người không kiêng nể ai. Hằng ngày, khắp nơi bạn có thể nghe tin tức và cập nhật tin tức về cơn đại dịch. Tôi cũng theo dõi tin tức từng ngày. Tôi được ở nhà nghỉ ngơi. Chỉ đọc báo, đọc sách, xem TV. Tôi cảm ơn Chúa được bình an, không lo thiếu đói, cũng không lo nhiễm bệnh nhưng tôi lo cho số phận những người không có Chúa, những người lo lắng tương lai mà không tìm được lối thoát. Lần đầu tiên tôi lo cho nước Mỹ, cho kinh tế thế giới lung lay. Tôi cầu nguyện cho thế giới hết tai qua nạn khỏi. Và tôi tiếp tục đi tìm những bài học quý báu cho mình.

1. Những vị anh hùng. Tôi nghĩ đến những nhà lãnh đạo các quốc gia, những y bác

Không phải về Hội Thánh nhưng về Chúa Giê-su Christ. Không phải về những gì bạn có thể làm cho Chúa, nhưng là về những gì Chúa đã làm gì cho bạn và có thể làm cho bạn hôm nay. Không phải ý con được nên nhưng là ý Tôi nghe nói các khoa học gia, Cha được nên ở đất như trời. các nhà nghiên cứu, các nhà máy 3. Những người thay đổi đang nghiên cứu tìm ra thuốc hướng đi. chữa bệnh, vaccine ngừa bệnh. Đức Chúa Trời đang dấy lên Tôi nhận được tin nầy khá hay. những người anh hùng đề xướng Dr. Lulian Urban Lorenzo, 38 thay đổi thế giới. Cho đến khi thế tuổi, là bác sĩ tại Ý, nơi mà đại dịch Covid-19 đang hoành hành giới hạ mình trước Chúa. Tôi nghe nói ở Ý có hơn 100 bác tàn khốc nhất. Ông đã đưa ra sĩ và hơn 100 Linh mục đã chết một bản công bố, được dịch ra vì nhiễm bệnh trong khi phục vụ tiếng Anh, như sau: “Until two bệnh nhân. Tôi nghe nói những weeks ago, we and many of my người có lòng từ thiện đang colleagues were atheists. One giúp đỡ những người đói nghèo, hundred percent believed that những người thiếu khẩu trang. science excludes God because Tôi mong những người kêu van we are doctors.” – “Cho đến cách "Trời Ơi!" sẽ hạ mình để cầu đây hai tuần, chúng tôi và những đồng nghiệp của mình là những nguyện "Cha Ơi!" nhà vô thần. Chúng tôi tin tưởng 2. Những bài học lớn. một trăm phần trăm là khoa học Đức Chúa Trời đang dạy loài đã loại bỏ Đức Chúa Trời, không người những bài học lớn. Khoa có Thiên Chúa, không có Thượng học, kinh tế, quân sự, sức mạnh Đế, vì chúng tôi là những bác sĩ cơ bắp… không phải là chỗ dựa y khoa.” vững chắc của loài người. Chỗ “Tôi thường chế nhạo cha mẹ tôi dựa của chúng ta không đến từ khi hai người đi nhà thờ. Cách loài người nhưng đến từ Đức đây chín ngày, một linh mục 75 Chúa Trời, là Đấng Tạo Hóa, là tuổi, già nua, nghèo nàn đến. Ông Vua muôn vua, là Chúa muôn thở rất khó khăn. Nhưng ông chúa. Tôi thích ý niệm sau đây: luôn luôn có cuốn Kinh Thánh "It's not religion but relationship." trên tay. Ông đến với từng bệnh Đứng vậy. Không phải tôn giáo nhân đang hấp hối, tranh thủ đọc nhưng là mối liên hệ. Không Kinh Thánh cho họ. Chúng tôi phải bên ngoài nhưng bên trong. chăm chú nhìn theo, thấy ông để Không phải hình thức nhưng chất Kinh Thánh vào trong tay những người sắp trút hơi thở cuối cùng.” lượng. Bác sĩ Lorenzo và những đồng ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

1


nghiệp, nhận ra rằng, “Chính chúng tôi cũng là con người, đang đối diện với những giới hạn của chính mình. Chúng tôi không thể làm gì được nữa ngoài việc đếm số người chết ngày càng tăng nhanh từ những bệnh nhân chúng tôi chữa trị.” Rồi, ông nói tiếp: “Chúng tôi bắt đầu chú ý đến những gì vị linh mục đang làm. Chúng tôi nhận ra rằng Chúa bắt đầu hành động khi loài người đầu hàng. Từ từ, chúng tôi đến với vị linh mục.” “Vị linh mục đã ảnh hưởng sâu đậm trên chúng tôi. Cho đến hôm qua, chúng tôi là những người vô thần. Nhưng hôm nay chúng tôi cầu nguyện với Chúa, cầu xin Ngài ban cho sự bình an. Xin cầu nguyện cho chúng tôi trong công tác chăm sóc, chữa trị cho rất nhiều bệnh nhân. Sự can đảm tưởng chừng đã mất trong chúng tôi đã bắt đầu phục hồi. Chúng tôi thấy bầu nhiệt huyết đang dần tăng cao. Hôm qua vị linh mục 75 tuổi từ

trần. Như thế, đã có 120 người chết trong vòng ba tuần. Ông đã giúp chúng tôi nhận được sự bình an mà mới chín ngày trước đó, chúng tôi nghĩ mình không thể nào có được khi niềm hy vọng trong chúng tôi đã tan thành mây khói. Xin nhớ cho rằng, chúng tôi được giúp đỡ qua thân xác yếu đuối nhưng đầy sự sống thiên thượng của ông . . . người chăn hiền lành đã về với Chúa chúng ta.” Bác sĩ Lorenzo đã kết luận: “Bây giờ tôi nhận ra mình chẳng là gì cả trên địa cầu này. Nhưng tôi sẽ sống cho người khác cho đến hơi thở cuối cùng như vị linh mục đã để lại trong chúng tôi.”

4. Đời người thật mong manh. Tôi nhớ đến lời của sứ đồ Gia-cơ đã viết, "Hỡi anh em, là kẻ nói rằng: Hôm nay hoặc ngày mai, ta sẽ đi đến thành kia, ở đó một năm, buôn bán và phát tài, song ngày mai sẽ ra thế nào, anh em chẳng biết! Vì, sự sống của anh

em là chi? Chẳng qua như hơi nước, hiện ra một lát rồi lại tan ngay. Anh em phải nói trái lại: Ví bằng Chúa muốn, và ta còn sống, thì ta sẽ làm việc nọ việc kia. Kìa anh em lấy những lời kiêu ngạo mà khoe mình! Phàm khoe khoang như vậy là xấu. Cho nên, kẻ biết làm điều lành mà chẳng làm, thì phạm tội" (Gia-cơ 4:13-16).

Bạn đang tưởng mình sẽ sống mãi trên thế gian? Bạn không tin có linh hồn? Bạn vô tình làm theo lời Ma-quỷ? Bạn không quan tâm sự cảnh tỉnh của lời Chúa? "Vả thế gian với sự tham dục nó đều qua đi, song ai làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời thì còn lại đời đời" (1 Giăng 2:17). Không có gì tốt nơi Ma quỷ, không có gì xấu nơi Đức Chúa Trời. Bạn hãy sớm thoát tay Ma quỷ và sớm chạy về phía Đức Chúa Trời MỤC SƯ NGUYỄN VĂN HUỆ

Cầu chúc Các Hội Thánh, Mục Sư, Tín Hữu, Thân Hữu và các Ân Nhân Quảng Cáo

Mời bạn đón đọc Hướng Đi 76

Dồi dào sức khỏe Gia đình hạnh phúc Đời sống bình an Vượt qua mọi thử thách khó khăn Vui hưởng ơn lành từ Chúa

Chủ đề:

Đ Ặ C SA N

2

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

MAY MẮN VÀ ĐƯỢC PHƯỚC Bài viết đóng góp cho Hướng Đi: Xin gửi email: kienlu@aol.com dacsanhuongdi@gmail.com


MUÏC LUÏC - ÑOÂNG 2007 VAÊN HOÙA . ÑÖÙC TIN . ÑÔØI SOÁNG. CHUÛMNHIEÄ M CHUÛ BUÙT CHUÛ NHIEÄ KIEÂM

MuïMuï c Sö Nguyeã nnVaê c sö Nguyeã Vaên n Hueä Hueä 469-493-2307 CHUÛ T SOAÏN THÖ KYÙ BUÙ TOØA

Muï c Sö Löõ Thaø nhoKieá Phaï m Nguyeâ n Baû Traânn 740-547-7168 COÄ NG TAÙC SỐ NÀY CỘNG TÁC TRONG

Giaù o sö m Trung HaûSư i, Xuaâ Thieän, Mục Sư Ñaø Nguyễn VănPhaù Huệp,-Baù Mục Lữ nThành Töôø n g Haâ n , Baù c só Nguyeã n YÙ Ñöù c , Baù c só Vuõ Vaên Kiến - Mục Sư Rick Warren - Dr Denison - Dr Dzi, MuïcWiles Sö Löõ -Thaø nh Stedman Kieán, Nhaø-thô Töôøng Löu, Dennis Ray Christopher Phan Du Muï c , Giaù o sö Phaï m Quang m, Sư Muïc Wright - A.J. Schmidt - R.C. Sproul - Taâ Mục sö Nguyeã HoàNgô ng, Mai o, -Muï c sö Trần Đàon- Xuaâ MụcnSư ViệtÑaø Tân Mục SưPhaï Lêm Ngoï c , Hoà Phuù Boâ n g… Hồng Phúc - Mục Sư Bùi Văn Cường - Mục Sư

Nguyễn Văn Đáng - Mục Sư Lê Tự Cam - Lê BAØY TRANG BÌA VAØ BAØI VÔÛ Minh ThảoTRÌNH - Thanh Hữu - Tiểu Minh Ngọc Timothy Nguyeãn, Phaïm Nguyeân Baûo Traân Huỳnh văn Lâm - Linda Liem - Hồ Đắc tâm - Kim Hân -Bình Tú Ngọc - Tuyết mai - Ngọc PHAÙT HAØNH BAÙO Lễ - Thiên Quốc Duy Jimmy Nguyeãn 972-672-5766 KEÁ TOAÙN, SOÅ SAÙCH TRÌNH BAØ Y TRANG BÌA VAØ BAØI VÔÛ

Chaâ u VoõTraà , CPA Austin n

KEÁ TOAÙN SOÅ SAÙCH ÑÒA CHÆ LIEÂN LAÏC

Nguyeãn Quyù, CPA

HÖÔÙNG ÑI MAGAZINE NHẬNBox QUẢNG CÁO P.O. 570293 Lê Minh Dallas, TXThảo 75357

972-955-7309

FREE ÑÒA TOLL CHÆ LIEÂ N LAÏC

1-866-777-9028 HÖÔÙN G ÑI MAGAZINE P.O. Box 570293 Dallas, TX FAX 75357, U.S.A. 214-677-3022

Nội Dung Quaûng Caùo

dacsanhuongdi@gmail.com EMAIL Baøi Vieát: Baø huevan@juno.com i Vieát Quaûng Caùkienlu@aol.com o: quangcao@huongdi.com

VAÊN HOÙA

MUÏC LUÏC

7 Taân Kyø Quan Theá Giôøi . . . . . . . . . . 5 Laõng Ñaõng Nhöõng Chieàu Ñoâng Haø Noäi. . . . 8 Tình Yeâu Nhö Bieån . . . . . . . . . . . . . 11 ÑaùnChủ h Coø . . . . . . . . . . . . . . . . 14 Thư Nhiệm...................................................01 Neáu Thì Toâi Phaû i Cheát . . . . . . . . . . . . . . . . . 17 Biết Sống...................................................05

HaõTrời................................................................12 y Thaép Saùng Leân Ngoïn Löûa Yeâu Thöông.. 20 Ơn Nhöõng Chöõ Xuyeân Thaáu Traùi Tim. . . . . . .22

Quan Điểm của Cơ Đốc Nhân..........................16 BS Lý Văn Lượng................................................20

ÑÖÙC TIN

Coronavirus: Tiếng Chuông Cảnh Báo ...............23 Vieäc Chuùa Ñang Laøm . . . . . . . . . . . . . . . 39

Bệnh Tiểu Đường................................................34 Tìm Baïn Trong Chuùa . . . . . . . . . . . 42

Truyện ngắn.......................................................42 Neáu Chuùa Chaúng Giaùng Sinh . . . . . . . . . . . . 44

Lê - Kim MoätNina Ngöôø i Ñaà y DaãHân y . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45

Sợ Gì?.................................................................46 YÙ Nghóa Thaät Söï cuûa Leã Giaùng Sinh. . . . . 50 Lòng ChuùaTrắc Haøi Ẩn......................................................51 Ñoàng Homeless. . . . . . . . . . . . . . . . 52 Một Muïc Đời Sö ÔiĐể. . Sống...........................................53 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54 Toâi Phaû m Gì Ñeå Ñöôïc Cöùu Roãi . . . . . . . . . . 55 Hướng Đii Laø Ministries...........................................72 Cho ConYeâ Cái 5 Cha NgoânMẹ Ngöõ Tình u . . . . . . . . . . . . . . . . . . 58 Hoàn Cảnh Đáng Thương Hội Thánh VN giữa Cơn Dịch ÑÔØI SOÁNG Chuyện Mùa Dịch Tieá ng GoïiTrình Tình Cứu Thöông Chương Đói . . . . . . . . . . . . . . . 85 Ñeå Coù Khẩu Söùc Khoû e Toát . . . . . . . . . . . . . . . . . . 88 May trang Lôøi Rượu Taï ÔnLái . . . Xe.............................................89 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 92 Say

XaâySư Nhaø Tình Thöông . . . . . . . . . . . . . . . 95 Mục Ơi!..........................................................92 Ngaøy Ngöng Thuoác Laù . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 98

Mẹ Ơi Con Xin Hỏi.............................................96 Nhöõng Ñieàu Toâi Khoâng Hieåu Noãi . . . . . . . 100

Cầu Nguyện Trước hết.....................................98 Laøm Neân Ngöôøi Thaønh Coâng . . . . . . . . . 103

Biện Giáo Ngày nay.......................................104 Tình Yeâu Dieäu Kyø . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 105

huevan@juno.com

Rethink Succes.................................................110

QUAÛNG CAÙO LIEÂN LAÏC

Pandemic................................................114

WEBSITE

Xuaân Nguyeãn 214.563.2429 www.huongdionline.com Chaâ n thaø hm caûôn m ôn c ,Giaû c, n Chaâ n thaø nhncaû quyùquyù TaùcTaù Giaû Baï,nBaï Ñoïnc,Ñoï Thaâ Thaâ n Chuû g Caù caùnc ñaõ AÂntieá Nhaâ ncñaõ Chuû Quaû ng CaùQuaû o vaøncaù c AÂonvaø Nhaâ p tuï uûng tieápÑaë tuï uûngHÖÔÙ hoä ñeå San Höôù ng Ñi coù. hoä ñeå ccSan NGÑaë ÑIc tieá p tuï c phuï c vuï ñieàu kieän phuïc vuï.

THE WAY

Four ToTenses Deal........................................118 LoveWays In Four . . . . . . . . . . . . . . . . 110 The Son . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 113

C SANHÖÔÙ HÖÔÙN NG G ÑI ÑI ÑAËCÑAËSAN

33


4

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


CHỦ ĐỀ

BIẾT THÌ SỐNG MỤC SƯ NGUYỄN VĂN HUỆ

N

ăm nay tôi đã qua tuổi 70 rồi, đã từng sống nhiều nơi, từ Nam chí Bắc, từ Việt Nam đến Hoa Kỳ. Tôi đã từng trải nhiều hoàn cảnh, dễ dàng, khó khăn, buồn vui, dư thiếu. Tôi đã học được nhiều bài học đáng yêu, đáng nhớ. Tất cả các từng trải và bài học nầy đã góp phần làm phong phú thêm vốn liếng hiểu biết hữu ích trong đời sống của tôi. Tôi khám phá thấy những hiểu biết có giá trị nhất là những bài học tôi có thể chia sẻ để giúp đỡ người khác. Người Việt Nam xưa đã để lại cho đời nhiều bài học quý. Tôi còn nhớ khi còn đi học Trung Học, ở Quảng Nam quê tôi, tôi ở trọ trong nhà của một người bà con, ở đó có một ông cụ già hơn 70 tuổi, đẹp lão và minh mẫn. Tôi nghe ông nói đến một câu tục ngữ và ông nhắc lại câu nói nầy nhiều lần. Ông nói, "Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống." Hơn 50 năm trôi qua, ông cụ đã

chết nhưng mà bây giờ tôi vẫn còn nhớ lời nói của ông. Tại sao khôn cũng chết, dại cũng chết mà biết thì sống? Tôi sưu tầm được trên Internet những lời giải thích sau đây: - Trong Luận Ngữ, Khổng Tử dạy học trò: "Biết điều gì thì nhận là biết, không biết thì nhận là không biết, như vậy là biết.” - Người Việt xưa cũng nói: “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe...” - Khổng Tử còn nói: “Đừng lo người ta không biết mình, chỉ lo mình không biết người.” Cuộc đời của người quân tử theo khuôn mẫu của Khổng Tử là như sau: “Ta mười lăm tuổi để chí vào việc học (đạo lý); ba mươi tuổi biết tự lập (biết ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

5


khắc kỷ theo lễ nghĩa); bốn mươi tuổi không nghi hoặc (tức có trí đức, hiểu rõ nhân, nghĩa, lễ); năm mươi tuổi biết mệnh trời (biết được những gì làm được, những gì không làm được); sáu mươi tuổi đã biết theo mệnh trời; bảy mươi tuổi sống tự nhiên theo ý mình mà không vượt ngoài khuôn khổ đạo lý.” Nói chung, cái biết của Khổng Tử là cái biết về đạo lý lễ nghĩa để tạo lập một xã hội có kỷ cương trật tự. Cao xa hơn Khổng Tử, Lão Tử phân tích đời sống tới tận nguồn gốc, đi vào một thế giới bao la và huyền nhiệm của vũ trụ. “Đạo khả đạo phi thường đạo.” Bản nguyên của vũ trụ, những gì tạo nên thế giới này là điều vượt ngoài ngôn ngữ luận bàn, không thể nói ra, không thể đặt tên được, chỉ tạm gọi đó là Đạo. Đạo sinh ra vạn vật, Đức bao bọc, nuôi dưỡng cho vạn vật sinh trưởng và phát triển. Ở đây, chữ Đức được dùng với ý nghĩa khác với chữ Đức của đạo Khổng. Đức của đạo Nho mang ý nghĩa thiện ác, còn Đức của đạo Lão không có ý nghĩa thiện ác mà là lực tự nhiên của trời đất. Làm những gì hợp với lẽ tự nhiên của trời đất thì gọi là hợp với Đạo Đức.

Người biết thì không nói, người nói thì không biết (Tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri). Nói chung, đạo Khổng thiên về đời sống thế gian thường nhật, đạo Lão đi vào một thế giới lý tưởng xuất thế gian. Cả hai điều này đều được bao gồm trong đạo Phật, như lời Đức Phật nói: "Phật Pháp bất ly thế gian giác" - có nghĩa pháp Phật không ở ngoài cái biết về thế gian. Nhưng cái Biết trong đạo Phật không chỉ là kiến thức, mà vượt trên giới hạn của kiến thức để trở thành cái Biết vô biên của Trí Tuệ, của Tri Thức chuyển thành Giác Ngộ.

Lão Tử chủ trương một đời sống phóng khoáng, không áp đặt kỷ cương lễ nghĩa, cho rằng mọi sự nếu để tự nhiên sẽ đi theo một trật tự nhất định. Đó là cách sống Vô Vi thuận theo những quy luật thiên nhiên của trời đất. Như thế, cái biết của Lão Tử là cái biết Đạo, tức quy luật của thiên nhiên trời đất mà sống thuận theo đó, tạo lập một thế giới an bình hài hòa cho mình và cho mọi người. Thế giới đó là một “cõi tiên” lý tưởng, một chốn “non bồng, nước nhược”, là những người thanh cao thoát tục, không nhuốm chút bụi trần. Thời xưa có những người đi vào chốn rừng sâu núi thẳm mà người đời cho là “tu tiên” để được trường sinh bất tử. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn, người đến chốn lao xao Lão Tử nói: 6

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Khổng Tử, Phật và Lão Tử


Giác ngộ là mục tiêu đầu tiên trong đạo Phật. Giác có nghĩa là biết, Ngộ là gặp hay nhận ra - có nghĩa giác ngộ là nhận ra chân lý của đời sống đã có sẵn ngay nơi chính mình. Con người sinh ra ai cũng có bản chất như nhau, nhưng có người chìm đắm trong mê muội khổ đau, người được tự tại giải thoát, chỉ vì khác nhau ở chỗ Biết (giác ngộ) hay Không Biết (vô minh). Dù khôn hay dại, thành công hay thất bại trong cuộc đời, ai rồi cũng đi theo một con đường chung nhất: sinh lão bệnh tử. Nhưng người đã hiểu được lý Không của đạo Phật thì thấy sinh tử chỉ là hai mặt khác nhau của sự sống, nên thường an nhiên tự tại ở ngay trong sinh tử. Suốt một nửa đời người tôi cứ sống như mọi người khác, trôi theo hoàn cảnh, trôi theo lịch sử, trôi theo thời gian. Sống ở Việt Nam, giống như đồng bào, tôi chịu ảnh hưởng của triết lý Khổng Giáo, Lão Giáo và Phật Giáo. Tôi thấy những lời kêu gọi hãy xuất thế, xuất gia, đi tu, tự cứu… Tôi thấy các triết lý do loài người nghĩ ra không có khả năng thay đổi thế giới. Triết lý có vẻ biết được bịnh nhưng không biết cách chữa bệnh. Triết lý chỉ dẫn người ta đến chỗ buồn bã, nặng nề, chán nản, thất vọng. Nan đề tội lỗi của loài người càng ngày càng chồng chất. Vậy giải pháp của loài người đang ở đâu? Ít người nghĩ rằng người Việt chúng ta không cần triết lý, chúng ta chỉ cần chân lý. Chân lý ở đâu? Đến khi được qua Mỹ và sống ở Mỹ trong khoảng thời gian gần một phần tư thế kỷ, tôi đã nhìn lại và thấy rõ lý do tại sao đời sống ở xã hội Á Đông rất khác với đời sống xã hội Âu Mỹ. Vũ trụ quan hay nhân sinh quan của người Việt và người Mỹ rất khác nhau, hoàn toàn xa cách. Một sự xa cách của Đông và Tây. Một bên nhìn đời sống giống như chiếc bánh xe lăn hoài, không dứt, một bên nhìn đời sống giống như cuộc hành trình có mục đích. Có lúc chấm dứt, có ngày phán xét. Đây là sự xa cách của triết lý Đông Phương và triết lý Tây Phương. Người sống ở Đông Phương hài lòng với

triết lý huyền bí hoài cổ, còn người sống ở Tây Phương luôn tìm kiếm đời sống đổi mới để tiến lên. Kết quả của hai hình ảnh xã hội thật khác nhau. Xem trái thì biết cây. Người ở Tây Phương tìm kiếm, nghiên cứu và khám phá khoa học. Trong những thế kỷ gần đây, thế giới biến chuyển cũng nhờ áp dụng những kiến thức và khám phá khoa học. Ánh sáng khoa học đang chiếu sáng như những ngọn đèn dẫn bước nhân loại đi tới. Thay cũ đổi mới. Biến chuyển đời sống. Từ lạc hậu đến văn minh. Từ dại đến khôn, từ tối đến sáng. Cả thế giới đều nhìn thấy giá trị của đời sống văn minh. Ngày nay dân chúng khắp nơi đang noi gương áp dụng đời sống văn minh Tây Phương. Nhờ đó nhiều người đã thoát nghèo, thoát dốt, thoát khổ. Từ buồn đã trở nên vui, từ nghèo đã trở nên giàu. Trong những năm qua, tôi thấy người Việt đã thay đổi nhiều, càng ngày càng tiến bộ với trình độ và đời sống vững vàng, không thua gì các nước văn minh. Người Việt Nam đã trở nên khôn ngoan, không còn bị coi là tụt hậu nữa. Tuy nhiên ngày nay, có nhiều điều người Việt Nam vẫn chưa biết. Nhất là những hiểu biết quan trọng trong đời sống tâm linh, đời sống tinh thần. Bao nhiêu câu hỏi vẫn còn đó. Con người từ đâu đến, con người sẽ đi đâu? Làm sao để sống bình an? Làm sao để sống có ý nghĩa? Làm sao để sống hạnh phúc? Làm sao để sống đời đời? Tôi nghĩ người Việt chúng ta không nên tiếp tục áp dụng triết lý huyền bí, mê tín dị đoan, như ngàn năm trước. Hãy suy nghĩ để đổi mới tốt hơn. Điều gì tốt thì giữ, điều gì không tốt thì bỏ. Thẳng thừng, dứt khoát. Chúng ta cần được thay đổi, thay đổi từ bên trong. Chúng ta cần thay đổi cách suy nghĩ. Chúng ta cần thay đổi cách sống. Bạn có biết truyền thống Do Thái - Cơ Đốc (Jewish-Christian) hay không? Đây có thể gọi là triết lý Tây Phương. Triết lý nầy đã được thử thách cả ngàn năm và đã trở thành truyền thống giá trị, được áp dụng vào đời sống thể xác lẫn tinh thần của người Âu ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

7


Mỹ. Triết lý nầy được ghi chép và lưu truyền bịnh bạch trược, và người vì cớ đụng đến trong Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước. một xác chết nào đã bị ô uế. Bất luận nam Mời bạn hãy dành thời giờ đọc Kinh Thánh hay nữ, các ngươi phải đuổi họ ra ngoài nhé. Nếu bạn chưa đọc Kinh Thánh là bạn trại quân, hầu cho họ không làm cho trại còn thiếu sót. Đọc Kinh Thánh mà không quân bị ô uế, là nơi ta ngự ở trong (Dân số áp dụng bạn cũng còn thiếu sót. Cả thế giới ký 5:2-3). Tây Phương người ta đọc và áp dụng Kinh Kinh Thánh từ lâu đã dạy người Do Thái Thánh. Người không đọc Kinh Thánh không phải rửa tay, phải chôn chất thải, không đụng thể gọi là người có đọc. đến xác chết, phải sống sạch, tắm rửa, phải Kinh Thánh là một tác phẩm lớn gồm 66 giữ vệ sinh. Nhờ giữ theo các luật lệ Chúa sách, được chép lại trong hơn 15 thế kỷ với dạy, người Do Thái đã biết sống lành mạnh, nhiều tác giả, chúng ta có thể đọc, nghiên nhờ đó họ đã tồn tại, không bị diệt chủng cứu và áp dụng các bài học cụ thể của Kinh giống các dân tộc khác đồng thời. Thánh trong suốt cuộc đời. Kinh Thánh Mãi đến năm 1873, bác sĩ Armauer Hansen dạy con người kính sợ Chúa, biết ơn Chúa, mới tìm ra vi trùng bệnh phung, có thể lây sống đẹp lòng Chúa. Kinh Thánh dạy yêu lan. Năm 1847 Bác sĩ Semmelweis mới quý thiên nhiên, bảo vệ công lý, bảo vệ môi thuyết phục được giới y khoa biết rằng chính trường. Kinh Thánh dạy hãy hiếu kính cha vi trùng của xác chết dính trên tay các bác sĩ mẹ, mọi người hãy yêu thương nhau. Tâm đỡ đẻ đã giết chết rất nhiều bà mẹ. Sau 3,500 linh chúng ta phải biết khiêm nhường, nhẫn năm các khoa học gia mới khám phá ra vi nại, lạc quan, hy vọng. Kinh Thánh ghi lại trùng, vi khuẩn gây bệnh, và biết bí quyết những chỉ dẫn cần thiết cho đời sống loài cách ly, rửa tay, chôn chất thải, cách ly bệnh người hằng ngày. Chẳng hạn hãy sống vệ nhân. Sự cách ly người nhiễm bệnh khỏi dân sinh. Kinh Thánh đã chỉ thị biện pháp cách chúng đã chận đứng sự lây truyền của bịnh ly đối với những người mắc bệnh truyền dịch. nhiễm. Rửa tay, tắm sạch. Không say rượu, không ma túy. "Người ta sống chẳng phải Trong không đầy 60 năm, các bệnh nhân mắc chỉ nhờ bánh, nhưng nhờ mọi lời nói ra từ bệnh phung ở Na-Uy rớt xuống từ 2,858 chỉ miệng Đức Chúa Trời." Vâng lời Chúa có còn 69 trường hợp. Cuối cùng những khám phá lớn của khoa học đã cho phép Na-Uy kết quả tốt rõ ràng. quét sạch bệnh phung cùi. Nếu ngươi chăm chỉ nghe lời Đức Chúa Trời ngươi, làm sự ngay thẳng trước mặt Nhiều quốc gia khắp nơi bắt đầu thực hành Ngài, lắng tai nghe các điều răn và giữ mệnh lệnh của Đức Chúa Trời, giữ vệ sinh, mọi luật lệ Ngài, thì ta chẳng giáng cho cách ly người mắc bệnh dịch. Nếu loài người ngươi một trong các bịnh nào mà ta đã sớm biết Kinh Thánh và vâng lời Kinh Thánh giáng cho xứ Ê-díp-tô; vì ta là Đức Giê- sẽ cứu được biết bao nhiêu người thoát chết. hô-va, Đấng chữa bịnh cho ngươi (Xuất Bạn muốn biết bí quyết để được sống lâu hay biết sống như sống những ngày trời trên 15:26). Vả, người đã bị vít phung rồi phải xé quần đất không? áo, đầu trần, che râu lại và la rằng: Ô uế! Giống như một cuộc hành trình, muốn đi Ô uế! Trọn lúc nào người có vít, thì sẽ bị ô đến đích, chúng ta phải bắt đầu bước đi. Tôi uế, phải ở một mình ngoài trại quân (Lê-vi muốn đưa ra những bước đầu quan trọng để ký 13:45-46). bạn biết rõ hướng đi. Ai đụng đến một xác chết của người nào Mời bạn lắng nghe và suy nghĩ câu tuyên bố sẽ bị ô uế trong bảy ngày (Dân số ký 19:11). sau đây: Hãy biểu dân Y-sơ-ra-ên đuổi ra ngoài "Vả, sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức trại quân hết thảy người phung, người có là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng

8

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


Giê-su Christ, là Đấng Cha đã sai đến" của Ngài. (Giăng 17:3).

Bạn phải nối lại mối liên hệ vốn bị đứt đoạn Dựa vào câu Kinh Thánh nầy, tôi thấy giữa bạn với Đức Chúa Trời. Bạn phải nhận quan niệm của người Mỹ là đúng. "It's not biết Đức Chúa Trời là Cha, là Đấng có một và religion but relationship". Quan niệm nầy thật. có nghĩa là chúng ta không nên phí công BIẾT ĐỨC CHÚA TRỜI CÓ MỘT VÀ THẬT LÀ phí sức làm đẹp lòng các quy tắc, luật lệ, giáo nghi của các tôn giáo. Tôn giáo không QUAN TRỌNG có khả năng thay đổi tâm hồn chúng ta. Tổ phụ dân Do Thái là người đầu tiên phát hiện Tôn giáo không mang lại bình an thật cho Đức Chúa Trời là Đấng có một và thật. Danh đời sống tinh thần của chúng ta. Tôn giáo của Ngài là Đức Giê-hô-va, Đấng Tự Hữu và không giúp ích gì để biến đổi chúng ta. Tôn Hằng Hữu. Và Con Một của Ngài là Chúa Giêgiáo đã không kết nối được chúng ta với su nghĩa là "Đấng cứu dân mình ra khỏi tội." Đức Chúa Trời. Mọi sinh hoạt bên ngoài "Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến của tôn giáo đều là hình thức, không kết nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ quả. Xưa nay tôn giáo đã không có quyền ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự năng biến đổi đời sống chúng ta. Tôn giáo sống đời đời" (Giăng 3:16). lại giống như những xiềng xích trói buộc Ở đây Tây Phương rất khác Đông Phương. tâm linh chúng ta. Đông Phương định nghĩa Ông Trời rất khác Chúng ta cần giải phóng linh hồn cho được với Tây Phương. Ngay cả Danh của Ông Trời tự do. cũng khác. Tánh Ông Trời cũng khác. Phật Chúng ta cần xác chứng niềm tin Đức Giáo không biết có Ông Trời hay không, cũng Chúa Trời có một và thật. Chúng ta cần không cần biết đến Ông Trời. Khổng Giáo xây dựng mối liên hệ cá nhân với chính gọi Ông Trời là Thiên Tử, là Thượng Đế, là Đức Chúa Trời. Chúng ta phải mở lòng ra, ông Vua ở trên trời. Lão Giáo gọi Ông Trời là phải nhận biết sự thiếu hụt của mình, và trở Đạo, là Đạo Đức. Ấn Giáo thì tin có vô số Ông lại, cầu xin Đức Chúa Trời tha tội, cầu xin Trời, nước Ấn được gọi là Thiên đàng của các Đức Chúa Trời lấp đầy khoảng trống tâm thần linh. Người Hoa không Thờ Trời, chỉ thờ hồn của chúng ta bằng chính sự hiện diện người, chỉ cố gắng giữ gìn trật tự quân, sư, phụ

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

9


để yên xã hội. Người Việt tin có Ông Trời nhưng chưa biết làm sao có mối liên hệ với Trời. Người Việt không biết Đức Chúa Trời là Đấng yêu thương và thánh khiết. Người Việt bình dân còn sợ Trời hành, sợ Ma Quỷ ám. Xã hội Việt Nam có nhiều đất trống cho các tôn giáo, các tín ngưỡng dân gian. Trong khi đó ở Tây Phương, người ta thờ phượng Đức Chúa Trời có một và thật. Mọi hiểu biết về Đức Chúa Trời được tỏ bày trong Kinh Thánh. Người Tây Phương đã đón nhận Kinh Thánh như là chân lý. Như là "ngọn đèn cho chân tôi, là ánh sáng cho đường lối tôi." Kinh Thánh là đúng, không sai, không nghi ngờ, không lo sợ! Đó là lý do người ta đọc Kinh Thánh, tra cứu Kinh Thánh, phổ biến Kinh Thánh. Người tin Kinh Thánh còn muốn truyền bá Kinh Thánh như Lời Chúa ra cho cả loài người trên khắp thế giới. Kinh Thánh nói chung với mọi người nhưng Kinh Thánh cũng nói riêng với mỗi một người, dù người đó ở đâu, thời xưa hay thời nay, không phân biệt trình độ, giai cấp, màu da, dân tộc. Kinh Thánh nói gì? "Đức Chúa Jêsus đã làm trước mặt môn đồ Ngài nhiều phép lạ khác nữa, mà không chép trong sách nầy. Nhưng các việc nầy đã chép, để cho các ngươi tin rằng Đức Chúa Giê-su là Đấng Christ, tức là Con Đức Chúa Trời, và để khi các ngươi tin, thì nhờ danh Ngài mà được sự sống" (Giăng 20: 30-31).

"Về phần con, hãy đứng vững trong những sự con đã đem lòng tin chắc mà học và nhận lấy, vì biết con đã học những điều đó với ai, và từ khi con còn thơ ấu đã biết Kinh thánh vốn có thể khiến con khôn ngoan để được cứu bởi đức tin trong Đức Chúa Giê-su Christ. Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành" (2 Ti-mô-thê 3:14-17). Tôi đã đọc Kinh Thánh và đã tin những lời giáo huấn của Kinh Thánh. Tin có nghĩa là nhờ cậy và vâng lời. Đời sống của tôi đã thay 10

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

đổi nhờ Kinh Thánh, số phận của tôi và cả gia đình tôi đã thay đổi nhờ tin và làm theo Kinh Thánh. Kinh Thánh giống như toa thuốc chữa lành. Kinh Thánh giống như một Thư Viện đầy đủ cho mọi ngành giáo dục. Kinh Thánh là học trường đào tạo đời sống tâm linh. Kinh Thánh đem lại sự khôn ngoan. Kinh Thánh là vũ khí chiến thắng tối tăm, chiến thắng sự chết, chiến thắng mọi ách nô lệ. Người Mỹ hay áp dụng câu nói nầy: "Phòng bệnh hơn chữa bệnh." Đây là một kinh nghiệm và lối sống khôn ngoan. Hãy chọn thức ăn, thức uống. Hãy biết ngăn ngừa vi trùng xâm nhập để khỏi mắc bệnh, như vậy bạn sẽ không phải tìm phương để chữa bệnh. Hãy sống sạch, vệ sinh, thánh khiết. Sống vui, sống khỏe, sống tin yêu hy vọng. Nhờ đó bạn sẽ sống lạc quan, sống đẹp, có ít bệnh và khi có bệnh bạn sẽ được chữa lành nhanh chóng. Tôi suy nghĩ đến chữ biết. Bạn chỉ có thể gọi là biết khi bạn thực hành điều bạn biết. Hãy nhận biết điều quan trọng nhất.

BIẾT ĐỨC CHÚA GIÊ-SU LÀ CON MỘT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI GIÁNG THẾ Bạn đã biết Chúa Giê-su chưa? Kinh Thánh khẳng định, "Vì chỉ có một Đức Chúa Trời, và chỉ có một Đấng Trung bảo ở giữa Đức Chúa Trời và loài người, tức là Đức Chúa Giê-su Christ, là người; Ngài đã phó chính mình Ngài làm giá chuộc mọi người" (1 Ti-mô-thê 2:5-6). Chúa Giê-su là trung gian duy nhất giữa bạn và Đức Chúa Trời. Chính Chúa Giê-su đã ban cho chúng ta một lời hứa quan trọng như sau: "Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ. Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ. Vì ách ta dễ chịu và gánh ta nhẹ nhàng" (Ma-thi-ơ 11:25-30).


Rất đơn giản. Hãy đến với Chúa, hãy mang ách của Chúa, hãy học theo Chúa… Để áp dụng nhu cầu thực tế nầy vào trong đời sống bạn, tôi xin báo với bạn một tin vui. Bạn không cần khổ công tu tập hay đi hành hương để tìm Chúa. Chính Chúa đang tìm bạn. Chúa muốn bước vào đời sống bạn và gia đình bạn ngay hôm nay. Chúa phán, "Nầy, ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người, và người với ta" (Khải Huyền 3:20). Bạn đã biết tin vui nầy chưa? Bạn được quyền tự do mời hay không mời. Bạn có muốn mời Chúa ngự vào lòng bạn và bước vào gia đình bạn hôm nay không? Kính lạy Chúa, là Cha của con ở trên trời. Xin Chúa tha thứ cho con vì lâu nay con xa cách Chúa, hiểu lầm Chúa, phạm tội với Chúa mà không biết. Con tin Chúa là Đức Chúa Trời có một và thật. Con tin Chúa Giê-su là Con Một của Đức Chúa Trời đã

giáng thế để chịu chết đền tội cho con. Ngài đã sống lại và đã thăng thiên ngự bên hữu Đức Chúa Trời. Con xin tiếp nhận Chúa Giê-su là Chúa, là Chủ cuộc đời con. Con xin mời Chúa ngự vào lòng con, mời Chúa bước vào gia đình con. Con cảm tạ Chúa đã nhậm lời cầu nguyện của con và sẽ làm thành mọi lời hứa của Chúa trong đời sống của con. Xin ý Chúa được nên trên đời sống của con và xin Chúa sử dụng con làm chứng nhân cho Chúa. Kể từ hôm nay. A-men MỤC SƯ NGUYỄN VĂN HUỆ VIETNAMESE MISSIONARY INSTITUTE daotaomondo@gmail.com Bạn muốn được chỉ dẫn thêm con đường sự sống, hãy liên lạc với tôi hay với người nào đang thật lòng tỏ ra yêu mến bạn và muốn giúp bạn đọc Kinh Thánh để biết thêm về Đức Chúa Trời.

HƯỚNG ĐI MAGAZINE

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

11


C

on người có nhiều điều chưa biết, không phải cái gì cũng biết. Người Việt cũng vậy. Nhưng có một điều ai cũng biết, đó là Trời. Tất cả mọi người đều biết có Trời. Người Việt hơn ai hết biết có ông Trời, chẳng những biết, họ luôn miệng kêu Trời, khi cần hoặc ngay cả khi không cần. Nhưng biết một cách phiếm diện và giới hạn, không biết rõ. Người Việt cần biết rõ về Trời để cám ơn Ngài. Tại sao chúng ta Cám Ơn Trời?

1. ƠN TRỜI TẠO DỰNG Tạ Ơn Trời vì Trời là Đấng Tạo Hóa, là cội nguồn, tạo nên muôn loài vạn vật, con người. Người Việt gọi là Tạo Thiên Lập Địa. Có một điều kỳ diệu lạ lùng là Đức Chúa Trời mà người Cơ-đốc gọi không phải là Đức Chúa Trời của riêng họ. Nói một cách khác khi tạo thiên lập địa Đức Chúa Trời không tạo ra cho một số người, Ngài tạo ra cho mọi

ƠN TRỜI MỤC SƯ LỮ THÀNH KIẾN

12

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

người. Trời ban đầu khi tạo dựng vạn vật là cho mọi người, của mọi người. Trở lại từ sách Sáng thế ký 1: Phân tích từng sáng tạo của Trời cho thấy tất cả con người đều nhận và hưởng thụ mọi sáng tạo của Ngài, như nhau. Bắt đầu từ ngày thứ nhất cho đến ngày thứ năm, từ cõi vô hình trống không, Trời đã lần lượt, thứ tự tạo dựng một vũ trụ hoàn hảo. Đêm và ngày, ánh sáng và bóng tối, đất đai và sông biển, cây cối và thú vật. Ngài đã chuẩn bị đầy đủ hết rồi mới tạo nên con người. Để khi con ngườ xuất hiện thì họ đã có đầy đủ mọi thứ giúp họ tồn tại và phát triển. Rồi đến lúc Trời sáng tạo con người. Sángthế-ký 2:7: Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh. Ban đầu con người chỉ là một pho tượng bằng đất, không có sự sống, không gọi là con người, cho đến khi Ngài hà sinh khí vào mũi. Ngài


phú cho sinh khí thì mới trở thành người. Đây là điểm chính yếu trong quá trình đưa con người từ bụi đất vô tri vô cảm thành một con người có tri giác và tình cảm. Điều đặc biệt đó chính là hơi thở, là linh hồn, đưa con người lên một cấp bậc rất cao, cao nhất trong toàn thể tạo vật của Trời. Không có hơi thở, không có linh hồn con người không có như bây giờ. Không có hơi thở, con người không thể sống. Không nín thở lâu được. Không còn hơi thở, con người chết. Trút linh hồn. tắt thở. Đây là ơn lớn hơn cả. Không có linh hồn, con người cũng chỉ là một loài vật không suy tưởng, không tư duy. Chúng ta tạ ơn Trời vì Ngài đã tạo dựng chúng ta, như cha mẹ đã tạo nên chúng ta. Chúng ta có mặt, hiện hữu, sống động, là nhờ ơn sanh thành của Đấng tạo ra mình. Vì vậy, không chỉ người theo Chúa mới tạ Ơn Trời, tất cả con người trên thế giới này đều phải biết điều đó. Phải tạ Ơn Trời. Và phải thờ phượng Ngài. Thay vì đi thờ phượng những thần tượng khác, thờ phượng những con người do Ngài tạo ra, ngay cả thờ phượng loài vật. Như Rô-ma 1:23: họ đã đổi vinh hiển của Đức Chúa Trời không hề hư nát lấy hình tượng của loài người hay hư nát, hoặc của điểu, thú, côn trùng.

2. ƠN TRỜI YÊU THƯƠNG Trời tạo dựng thì Trời yêu thương. Kinh Thánh là cuốn sách Thánh nói về một chủ đề duy nhất là tình yêu, từ trang đầu cho đến trang cuối. Bắt đầu từ tình yêu sáng tạo cho đến sự chết, sự sống lại và sự trở lại của Ngài. Ngài tạo nên con người là vì Ngài yêu, Ngài chết cho họ vì Ngài yêu, Ngài sống lại ban cho họ một đời sống mới là Ngài yêu, và Ngài sẽ trở lại để đem những người thuộc về Ngài về cùng Ngài là vì Ngài yêu, không có một lý do nào khác cả. Kinh Thánh 1 Giăng 4: 8 chép: Ai chẳng yêu, thì không biết Đức Chúa Trời; vì Đức Chúa Trời là sự yêu thương. Không phải trong Đức Chúa Trời có sự yêu thương, mà chính Ngài là tình yêu thương. Tình yêu thương không phải là cái thêm vào, mà là cái có sẵn, đó là bản chất của Ngài.

Vì Ngài là tình yêu thương, Ngài kêu gọi con cái Chúa hãy yêu thương nhau. 1 Giăng 4:7: Hỡi kẻ rất yêu dấu, chúng ta hãy yêu mến lẫn nhau; vì sự yêu thương đến từ Đức Chúa Trời, kẻ nào yêu, thì sanh từ Đức Chúa Trời và nhìn biết Đức Chúa Trời. Đây là nguyên tắc sống lớn nhất của những người thuộc về Chúa. Chúng ta có nhiều điều phải sống, phải làm, nhưng trên hết mọi sự đó là tình yêu. Sống cho tình yêu, làm cho tình yêu. Mọi điều chúng ta suy nghĩ, có phải là nghĩ vì tình yêu thương không? Những điều chúng ta nói, có phải là nói vì tình yêu thương không, những điều chúng ta làm, có phải là làm vì tình yêu thương không? Nhưng trên hết mọi sự đó, phải mặc lấy lòng yêu thương, vì là dây liên lạc của sự trọn lành. Cô-lô-se 3:14 Một điều kỳ diệu khác mà chúng ta rất ít để ý. Đức Chúa Trời không kêu gọi chúng ta yêu nhau mà thôi. Ngài gọi chúng ta phải yêu tất cả mọi người, không phân biệt ai. Ma-thi-ơ 5:43: Các ngươi có nghe lời phán rằng: Hãy yêu người lân cận, và hãy ghét kẻ thù nghịch mình. Song ta nói cùng các ngươi rằng: Hãy yêu kẻ thù nghịch, và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi, hầu cho các ngươi được làm con của Cha các ngươi ở trên trời. Ngài yêu hết thảy mọi người như vậy, ngay cả kẻ thù mình Nếu các ngươi yêu những kẻ yêu mình, thì có được thưởng gì đâu? Những kẻ thâu thuế há chẳng làm như vậy sao? Lại nếu các ngươi tiếp đãi anh em mình mà thôi, thì có lạ gì hơn ai? Người ngoại há chẳng làm như vậy sao? Thế thì các ngươi hãy nên trọn vẹn, như Cha các ngươi ở trên trời là trọn vẹn. Thật kỳ diệu. Người ta nói, người ta dạy, người ta không làm được. Nhưng Chúa Jesus không chỉ nói, chỉ dạy bằng lời. Ngài dạy bằng chính hành động của Ngài. Ngài yêu không bằng lời nói, mà bằng hành động. Rô-ma 5:6-8: Thật vậy, khi chúng ta còn yếu đuối, Đấng Christ đã theo kỳ hẹn chịu chết vì kẻ có tội. Vả, họa mới có kẻ chịu chết vì người nghĩa; dễ thường cũng có kẻ bằng lòng chết vì người lành. Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

13


Christ vì chúng ta chịu chết. Chữ chúng ta dùng ở đây không chỉ dùng cho Cơ-đốcnhân, mà là cho mọi người. Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Rô-ma 3:23 Sự chết này không phải là chết cho Cơ-đốcnhân đâu. Ngài chết cho mọi người. Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã sai con Một của Ngài hầu cho hễ ai tin con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời. Giăng 3:16 Thế gian phải biết rằng Trời đã yêu họ đến nỗi chết cho họ và họ phải biết tạ ơn Ngài. Tất cả con người trên thế giới này đều cần biết điều đó. Những người ở trong nhà thờ phải có bổn phận nói với những người ngoài nhà thờ điều đó.

3. ƠN TRỜI BAN CHO Trời tạo dựng, Trời yêu thương, thì trời ban cho. Theo nguồn gốc lễ Tạ Ơn thì người ta tạ ơn khi Đức Chúa Trời ban cho trúng mùa, dư dật hoa quả, sống sót và phát triển. Nhưng không phải chỉ là những ngày đầu bội thu mà có ngày lễ Tạ Ơn như ngày hôm nay. Từ đó đến nay Đức Chúa Trời vẫn đã ban phước cho thế gian và đặc biệt là cho

14

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

đất nước thờ phượng Ngài, đất nước Hoa Kỳ. In God We Trust, A Nation Under God là những khẩu hiệu cho thấy Người Mỹ tin cậy Chúa, thờ phượng Ngài và được ban phước, trở nên một đại cường quốc về mọi mặt, đặc biệt là về lương thực. Lương thực không hề thiếu trên bàn ăn của người dân Hoa Kỳ. Thi-thiên 33:12: Nước nào có Giêhô-va làm Đức Chúa Trời mình, Dân tộc nào được Ngài chọn làm cơ nghiệp mình có phước thay. Một quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới, thực phẩm dư dật của họ có thể nuôi cả một quốc gia nghèo đói. Khi chúng ta lái xe đi qua những nông trại súc vật hay cây trái mênh mông của Mỹ hay những đất nước giàu có khác, chúng ta nghĩ gì về sự ban cho của Đức Chúa Trời? Khi chúng ta vào các chợ mua thực phẩm, nhìn thực phẩm bày biện đầy đủ sạch sẽ trên các quầy, đưa tay là lấy ngay thứ gì mình muốn, chúng ta nghĩ gì về sự ban cho của Đức Chúa Trời? Chắc mình thấy tự nhiên chẳng nghĩ gì. Nhưng bây giờ hãy nghĩ, và tạ ơn Trời, vì Ngài đã ban cho những thứ đó để chúng ta sống mỗi ngày. Không phải là chúng ta tự tạo nên thực phẩm, Trời đã tạo nên, ban cho sự khôn ngoan thông minh để


cày cấy, trồng trọt và thu hoạch. Đây cũng là điều chúng ta được nhắc nhở trở lại: Không phải Ngài chỉ ban cho những kẻ thuộc về Ngài. Ngài cho tất cả mọi người. Ma-thi-ơ 5:45b: bởi vì Ngài khiến mặt trời mọc lên soi kẻ dữ cùng kẻ lành, làm mưa cho kẻ công bình cùng kẻ độc ác. Mỗi buổi sớm mai khi mặt trời mọc lên thì không chỉ dành cho những người hiền lành, hay giàu có, hay đạo đức, cho những người đi xe hơi đắt tiền, những người sống trong những căn nhà lầu, biệt thự, lâu đài. Mặt trời chiếu sáng cả thế gian, cho những người không nhà, nhà nhỏ, người độc ác, đi xe đạp, xe máy. Mưa cũng vậy, khi rơi là rơi khắp phố phường, mọi người không phân biệt ai, đều cùng hưởng. Tất cả những gì Đức Chúa Trời làm ra, ban cho, là cho cả toàn thể con người. Nhưng có người nhận ra và biết ơn, còn có người không nhận ra, và vô ơn, cho rằng những gì mình có là của mình. Ta ban cho các ngươi đất mà các ngươi không có cày, những thành mà các ngươi không có xây, và các ngươi ở đó; những vườn nho và cây ô-li-ve mà các ngươi không có trồng, để dùng làm vật thực cho các ngươi. Giô-

suê 24:13 Câu này nghĩa là gì? Không cày sao đất tốt, không xây sao có nhà cửa thành phố, trái cây không trồng sao có mà ăn? Sao nói vậy? Vì dù cho chúng ta có làm lụng ra mọi thứ đó, nhưng là do sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ngài ban cho hạt giống, chúng ta chỉ làm công việc gieo giống và chăm sóc. Ngài không ban cho hạt giống, chúng ta chẳng có thể làm gì cả. Thi-thiên 127:1 Nếu Đức Giê-hô-va không cất nhà, Thì những thợ xây cất làm uổng công. Nhược bằng Đức Giê-hô-va không coi-giữ thành, Thì người canh thức canh luống công. Đức Chúa Trời là Đấng ban cho mọi nguyên liệu để làm vật liệu. Đất ở đâu mà có, tự có chăng, gỗ đá xây nhà ở đâu mà có, tự có chăng, hột giống cây cối ở đâu mà có, con người tạo ra chăng? Không. Con người đã làm ra, nhưng từ những nguyên liệu có sẵn từ Đức Chúa Trời, không có nguyên liệu con người chẳng làm chi được. Nước ở đâu để tưới, nắng ở đâu để soi. Tất cả đều đến từ nguồn cội, từ Trời Đấng đã ban nó. Con người trên cả thế giới phải biết điều này. Họ đã nhận tất cả mọi sự ban cho của Ngài mà cứ vô tình không biết. Chẳng những thế không biết tạ ơn Ngài, nói những lời xúc phạm Ngài, từ khước Ngài. Đây là câu Kinh Thánh chúng ta đọc trước bữa ăn, trong khi ăn, và ngay cả sau khi ăn: Thi-thiên 150:6: Phàm vật chi thở, hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va! Ha-lê-lu-gia! Phàm vật chi thở, cây cối thở, thú vật thở, sông biển thở, con người thở. Không thứ gì tồn tại trên trái đất này là không sống bởi hơi thở của Trời. Tạ Ơn Trời. Tất cả sinh vật dưới trời đều phải tạ ơn Ngài. Thưa ông bà anh chị em, điều quan trọng nhất để tạ ơn Trời là hãy mau đến với Ngài, nhận Ngài làm Chúa của đời sống mình, thì Ngài ban cho chúng ta ngay lập tức một điều vô cùng kỳ diệu khác mà chúng ta chưa bao giờ có trong cuộc đời mình, đó là Sự Sống Đời Đời. Chính Ngài đã nói vậy MỤC SƯ LỮ THÀNH KIẾN

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

15


QUAN ĐIỂM CỦA CƠ-ĐỐC-NHÂN VỚI CORONAVIRUS CORONA VÀ NỖI KINH HOÀNG

NỖI SỢ HÃI CỦA CHÚNG TA

hi những người đầu tiên bị nhiễm bệnh tại một khu chợ ở Vũ Hán, Trung Quốc vào đầu tháng 12 năm 2019, không ai có ý tưởng gì về những gì sẽ xảy ra với thế giới. Kể từ đó, virus corona đã lây lan với tốc độ chóng mặt. Không thể dừng lại được.

Sợ hãi được các mối đe dọa kích hoạt. Điều đó là tự nhiên. Một số người bị ra mồ hôi lòng bàn tay khi họ nghĩ về mình sẽ phải thăm nha sĩ lần nữa. Nỗi sợ hãi về các mối đe dọa có thể áp đảo chúng ta lớn đến bao nhiêu? Khi hạnh phúc, sức khỏe hay sự tồn tại của chúng ta bị tấn công - và chúng ta không thể cưỡng lại nó ...

K

Virus Corona là một mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với sức khỏe, đặc biệt đối với những người có hệ miễn dịch yếu. Tỉ lệ tử vong cao gấp mười lần so với bệnh cúm. Trong tháng rồi, nhiều người chắc chắn đã hi vọng rằng virus sẽ không đến Đức quốc. Nhưng bây giờ có nó ở đó rồi. Và càng đến gần chúng tôi, nỗi kinh hoàng càng lan rộng trong dân chúng. Mọi người đều có hi vọng không bị lây nhiễm. Nhưng nếu nó xảy ra thì sao? Sau đó, tất nhiên chúng tôi hi vọng rằng nó không ảnh hưởng đến chúng tôi và chúng tôi ước ao không thuộc về 2,3 phần trăm số người chết vì nó. Chúng tôi sợ một cái gì đó mà chúng tôi hầu như không biết. Bởi vì tiến bộ xã hội và y tế đã cho chúng ta tin rằng dịch bệnh là một điều thuộc về quá khứ. Chúng tôi cảm thấy có vị trí tốt. Nhưng gần đây nhất, chúng tôi đang nhận ra rằng có những hiện tượng mà chúng tôi thậm chí không thể nắm bắt được: biến đổi khí hậu, tấn công khủng bố - và hơn nữa, một loại virus dễ làm con người tắt thở. Bạn ơi, làm ơn đừng hoảng sợ! Ngay bây giờ điều quan trọng là giữ sự bình tĩnh và hành động cẩn thận. Bởi vì sự sợ hãi được biết đến như là một vị cố vấn xấu xa. Ngoài việc thực hiện mọi nỗ lực để có biện pháp phòng ngừa đúng đắn vì lợi ích của người dân, chúng ta nên suy nghĩ về nỗi sợ hãi và đi đến tận cùng của nguyên nhân. 16

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Chúng ta hãy tự hỏi đâu là nguyên nhân thực sự của nỗi sợ hãi. Tất cả bắt đầu trong vườn Ê-đen, khi cặp vợ chồng đầu tiên vi phạm mệnh lệnh từ Đức Chúa Trời- mặc dù Ngài đã cảnh báo họ từ trước: “Con được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn, nhưng về trái của cây biết điều thiện và điều ác thì con không được ăn, vì ngày nào con ăn trái cây đó, chắc chắn con sẽ chết” (Sáng thế 2:16, 17).

Sau đó, hai người trốn tránh Chúa - họ sống trong sợ hãi. Làm thế nào để bạn thoát khỏi nỗi sợ sệt đó? Đức Chúa Trời đã tuyên bố cái chết và bỏ mặc không giúp đỡ loài người sao? Bởi vì thực tế là: cái chết có ở thế giới này là đại diện cho mối đe dọa lớn nhất đối với con người chúng ta. Không ai có thể tránh được. "Cho nên, như bởi một người mà tội lỗi đã vào thế giới, lại bởi tội lỗi mà có sự chết, và như vậy sự chết đã lan khắp mọi người, vì mọi người đều đã phạm tội" (Rô ma 5:12). Cuối cùng, cái chết không phải là vấn đề sinh học mà một ngày nào đó chúng ta có thể sử dụng thuốc để trốn tránh. Cái chết là phần thưởng, là sự đền ơn, là tiền công của tội lỗi. Bởi vì chúng ta đã phạm tội chống lại Đức Chúa Trời, chúng ta phải chết. Nhưng cái chết không phải là kết cuộc tất cả. Có một hệ lụy theo sau:


"Lại theo như đã định cho người ta phải chết một lần, rồi sau có sự xét xử" (Hê-bơ-rơ 9:27).

Mọi người phải trả lời với Đức Chúa Trời một lần.

ĐỨC CHÚA TRỜI CẤT BỎ NỖI KINH HOÀNG Chúa có muốn chúng ta sống trong tâm trạng sợ hãi không? Không, không bao giờ! Ngài là một Đức Chúa Trời yêu thương và tha thứ. Ngài muốn ban cho chúng ta sự sống đời đời và sự bình an thật. Vì điều này, Ngài đã phó Con mình là Jesus Christ chịu chết thay cho chúng ta: "Vì Đức Chúa Trời thương yêu thế nhân đến nỗi đã ban Con độc sanh của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất, nhưng được sự sống đời đời." (Giăng 3:16).

Không ai phải bị diệt vong! Nhưng tùy thuộc vào việc chúng ta có chấp nhận lời đề nghị tình yêu của Đức Chúa Trời hay không. Đức Chúa Trời đã ban cho mọi thứ để hòa giải chúng ta. Điều duy nhất mà Đức Chúa Trời mong đợi từ chúng ta là chúng ta nhận ra tội lỗi của mình, thành thật thú nhận điều đó trước mặt Ngài và tin vào Giê-su Christ là Cứu Chúa của chúng ta. Sau đó, chúng ta được Đức Chúa Trời chấp nhận và được an toàn mãi mãi. Mỗi đứa con của Đức Chúa Trời đều có một tương lai tuyệt vời trước mặt. "Sự chết không còn nữa, cũng chẳng có tang chế, hoặc kêu khóc, hoặc đau đớn nữa; vì những sự đầu tiên đã qua rồi” (Khải huyền 21: 4). Còn nỗi sợ corona thì sao? Chắc chắn, niềm tin vào Giê-su Christ không làm cho bạn miễn dịch với virus. Nhưng bất cứ ai đã trải nghiệm ân sủng của Đức Chúa Trời đều biết mình được Ngài yêu và sẽ tìm được sự bình an cho tâm hồn mình trong mọi tình huống của cuộc sống. "Ai sẽ phân rẽ chúng ta khỏi sự thương yêu của Christ? Há có phải hoạn nạn, khốn khổ, bắt bớ, đói kém, trần truồng, nguy hiểm hay là gươm giáo chăng?” (Rô-ma 8.35).

"Bởi vì tôi tin chắc rằng bất cứ hoặc sự chết, hoặc sự sống, hoặc thiên sứ, hoặc chấp chánh, hoặc việc bây giờ, hoặc việc hầu đến, hoặc quyền năng, hoặc bề cao, hoặc bề sâu, hoặc một vật thọ tạo nào khác, đều chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự thương yêu của Đức Chúa Trời vẫn ở trong Christ Jêsus, Chúa chúng ta. (Rô-ma 8:38, 39) CHÂU QUÂN lược dịch từ Đức văn 04-03-2020 Nguồn: csv-verlag.de

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

17


T

Phiên dịch bởi MỤC SƯ PHAN PHƯỚC LÀNH

ừ những trang sử mở đầu, câu chuyện về nước Mỹ đã bắt nguồn từ một sự thật rằng tất cả mọi người nam cũng như nữ đều có quyền sống theo lương tâm, tự do thờ phượng và thể hiện niềm tin của họ. Vào Ngày Tự do Tôn giáo, chúng ta tôn vinh mối liên hệ nền tảng giữa tự do và đức tin ở đất nước chúng ta và tái khẳng định cam kết của chúng ta trong việc bảo vệ quyền tự do tôn giáo cho tất cả người Mỹ. Tự do tôn giáo ở Mỹ, thường được gọi là “Tự Do Đầu Tiên” của chúng ta, là một động lực đằng sau một số khoảnh khắc xác định sớm nhất về bản sắc Mỹ của chúng ta. Mong muốn tự do tôn giáo đã thúc đẩy những Người Hành Hương rời bỏ nhà cửa

ở Châu Âu và di dân đến một vùng đất xa xôi, và đó là lý do rất nhiều người khác tìm cách sống đức tin hoặc thay đổi đức tin đã biến nước Mỹ thành nhà của họ. Hơn 230 năm trước, Đại hội đồng tại Virginia đã thông qua Đạo Luật Virginia về Tự do Tôn giáo, bởi Thomas Jefferson, một tác giả tuyệt vời. Ông Jefferson nổi tiếng giải thích rằng, “Tất cả mọi người đều được quyền tự do tuyên bố, và bằng lý lẽ để duy trì, ý kiến của họ trong các vấn đề về Tôn giáo, và điều tương tự sẽ không làm giảm đi một cách khôn ngoan, mở rộng hoặc ảnh hưởng đến năng lực dân sự của họ.” Sự thay đổi này được gọi là Tu Chính Án Số Một, được quy định trong luật pháp của chúng ta để ngăn chặn sự can thiệp của

Tổng thống Donald Trump, Phó Tổng thống Mike Pence và các nhà lãnh đạo đức tin nói lời cầu nguyện trong khi ký tuyên bố tại Phòng Bầu dục vào ngày 1 tháng 9 năm 2017. (Ảnh của Alex Wong / Getty Images) (Alex Wong / Getty Images) 18

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


chính phủ vào tôn giáo. Hơn 200 năm sau, nhờ sức mạnh của Tu Chính Án đó, Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có sự đa dạng tôn giáo nhất trên thế giới. Kể từ khi tôi nhậm chức, Chính Phủ của tôi đã cam kết bảo vệ quyền tự do tôn giáo. Vào tháng 5 năm 2017, tôi đã ký một Sắc lệnh Hành pháp để thúc đẩy tự do tôn giáo cho tất cả các cá nhân và tổ chức, và tôi đã ngăn chặn tu chính Johnson, để không được quyền can thiệp vào quyền được nói lên suy nghĩ của các Mục sư. Trong 3 năm qua, Bộ Tư pháp đã thụ lý 14 tiền án trong các vụ án liên quan đến các cuộc tấn công hoặc đe dọa đối với các nơi thờ phượng. Để chống lại sự trỗi dậy của chủ nghĩa bài Do Thái ở nước ta, tôi đã ký một Sắc lệnh Hành Pháp vào tháng trước để đảm bảo rằng các Cơ Quan Liên Bang đang sử dụng các thẩm quyền không phân biệt đối xử để chống lại sự cực đoan độc địa này. Tôi cũng đã nói rõ rằng Chính quyền của tôi sẽ không tha thứ cho bất kỳ việc vi phạm nào để làm cho người Mỹ không được tự do trong việc thờ phượng một cách công khai và sống theo đức tin của người đó. Chính quyền của tôi cũng vẫn nhận thức được những thực tế khắc nghiệt đối với nhiều người tìm kiếm tự do tôn giáo ở nước ngoài và đã bảo vệ các nhóm thiểu số tôn giáo và điều này đã trở thành trụ cột trong chính sách đối ngoại của chính quyền của tôi. Các chính phủ đàn áp những tôn giáo bằng cách sử dụng giám sát công nghệ cao, giam giữ hàng loạt và tra tấn, trong khi các tổ chức khủng bố thì họ thực hiện bạo lực dã man đối với các nạn nhân vô tội vì niềm tin tôn giáo của họ. Để làm sáng tỏ những lạm dụng này, vào tháng 7 năm 2019, tôi đã chào đón những người sống sót sau cuộc đàn áp tôn giáo từ 16 quốc gia vào Phòng Bầu Dục. Những người sống sót này bao gồm các Tín Hữu Thiên Chúa Giáo, Do Thái Giáo và Hồi Giáo, những người này đều chia sẻ những câu chuyện tương tự về các cuộc đàn áp. Tại Liên Hợp Quốc vào tháng 9, tôi kêu gọi các nhà lãnh

đạo toàn cầu thực hiện các bước cụ thể để ngăn chặn các tác nhân gồm nhà nước và phi nhà nước tấn công công dân vì niềm tin của họ và giúp đảm bảo sự tôn nghiêm và an toàn của những nơi thờ phượng. Và, vào mùa hè năm ngoái, Bộ Ngoại Giao đã triệu tập Bộ Trưởng thứ hai để nâng cao quyền Tự do Tôn giáo, nơi các nhà ngoại giao của chúng ta tham gia một loạt các bên liên quan trong chính phủ và xã hội dân sự, cả về tôn giáo và thế tục, để xác định các phương cách cụ thể để chống lại sự đàn áp và phân biệt tôn giáo trên khắp thế giới và đảm bảo sự tôn trọng lớn hơn đối với tự do tôn giáo và tín ngưỡng. Vào Ngày Tự do Tôn giáo này, chúng ta tái khẳng định cam kết bảo vệ sự thiêng liêng và căn bản của quyền tự do tôn giáo, cả trong và ngoài nước. Những người sáng lập đất nước của chúng ta đã trao cho người dân Mỹ có trách nhiệm bảo vệ quyền tự do tôn giáo để Quốc gia chúng ta có thể trở thành ngọn hải đăng sáng chiếu cho phần còn lại của thế giới. Ngày nay, chúng ta vẫn cam kết với những giá trị thiêng liêng đó và cố gắng hỗ trợ những người trên khắp thế giới vẫn đang đấu tranh trong các chế độ áp bức áp đặt các hạn chế đối với tự do tôn giáo. GIỜ NÀY, TÔI, DONALD J. TRUMP, Tổng thống Hoa Kỳ, bởi thẩm quyền của Hiến pháp và Luật pháp Hoa Kỳ trao cho tôi, tôi long trọng tuyên bố ngày 16 tháng 1 năm 2020, là Ngày Tự Do Tôn Giáo. Tôi kêu gọi tất cả người Mỹ hãy kỷ niệm ngày này bằng các sự kiện và hoạt động nhắc nhở chúng ta về di sản tự do tôn giáo chung của chúng ta và điều đó dạy chúng ta cách bảo đảm phước lành này ở tại quốc nội và trên khắp thế giới. TRONG SỰ CHỨNG KIẾN, tôi đã đặt tay ký vào ngày mười lăm tháng một năm hai ngàn hai mươi, năm của Chúa Cứu Thế, và hai trăm bốn mươi bốn năm kể từ ngày Độc lập Hoa Kỳ DONALD J. TRUMP

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

19


BÁC SĨ LÝ VĂN LƯỢNG MỘT CƠ ĐỐC NHÂN TẠI VŨ HÁN NGƯỜI ANH HÙNG ĐÃ NÓI LÊN SỰ THẬT SƯU TẦM 11/02/2020

T

mà ông ấy phải đối mặt, đặc biệt là danh tiếng và sức khỏe của chính mình.

Tháng 12 năm ngoái, ông đã bị câu lưu với tội danh “lan truyền tin đồn” về một virút giống dạng bệnh viêm phổi. Sáng nay, chúng tôi mới biết ông ấy là một người anh em Cơ đốc. Lòng của chúng tôi vô cùng xúc động trước sự hy sinh của ông ấy để cảnh báo về vi-rút bất chấp những rủi ro

Ông đã chọn để là một hình mẫu về Ê-manu-ên, “Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta”, đối với người dân Vũ Hán.

rên khắp Trung Quốc, mọi người đang nói về bác sĩ Lý Văn Lượng. Ông là bác sĩ đã phát hiện ra vi-rút Cô-rô-na. Vào lúc 2 giờ 58 phút sáng ngày 7/2/2020, ông đã được cất lên về với Chúa ở trên thiên đàng.

Ông đã tiếp tục chăm sóc bệnh nhân cho đến lúc bị nhiễm bệnh. Thật là một di sản để lại cho những con người bị tổn thương trong thời kỳ khủng hoảng giống như Cứu Chúa Giê-xu.

Bạn có thể nào tưởng tượng niềm vui mà ông ấy cảm nhận được khi đi vào cõi vĩnh hằng và nghe những lời: “Hỡi đầy tớ ngay lành trung tín kia, được lắm” (Ma-thi-ơ 25:21a)?

Vì vậy hôm nay, hãy cầu nguyện cho gia đình của ông ấy, đặc biệt là người vợ đang mang thai 8 tháng đứa con thứ hai. Nguyện xin Chúa bảo vệ họ cách diệu kỳ và ban cho họ ân điển, sự bình an, sự mạnh khỏe và sự yên ủi trong lúc này. Đây là một bài thơ mà một người khác đã diễn tả như chính Bác sĩ Lý Văn Lượng bày tỏ nỗi nhớ gia đình mình, tình yêu của ông ấy dành cho Vũ Hán: Tôi không muốn trở thành anh hùng. Tôi vẫn còn có cha và mẹ Và các con thơ Người vợ đang mang thai sắp sinh, Và nhiều bệnh nhân trong phòng khám. Mặc dù sự trung thực không được tưởng thưởng, Mặc dù con đường đã đến ngõ cụt, Nhưng tôi vẫn phải tiếp tục. Ai bắt tôi chọn đất nước này, và gia đình này, 20

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


Biết bao nhiêu đau khổ,

Tôi muốn trở về quê hương của tôi ở Vũ Hán.

Khi trận chiến này kết thúc,

Tôi có ngôi nhà mới mua ở đó,

Tôi sẽ nhìn lên trời mà lệ rơi như mưa.

Mà tôi vẫn đang phải trả tiền vay mỗi tháng.

Tôi không muốn trở thành anh hùng.

Làm thế nào tôi có thể sẵn sàng được

Tôi chỉ là một bác sĩ,

Làm thế nào tôi có thể sẵn sàng được

Tôi không thể đứng nhìn những vi-rút này

Khi đứa con duy nhất của cha mẹ tôi không còn

Làm tổn thương đồng nghiệp của tôi Và rất nhiều người vô tội, Mặc dù họ sắp chết, Nhưng luôn luôn nhìn vào mắt tôi, Với niềm hy vọng được sống. Ai có thể nhận ra rằng mình sắp chết? Linh hồn tôi ở trên thiên đàng, Nhìn xuống chiếc giường trắng, Với cơ thể của tôi nằm trên đó, Và khuôn mặt quen thuộc. Cha mẹ tôi ở đâu? Và người vợ yêu dấu của tôi nữa, Người mà tôi đã từng có một thời ráo riết theo đuổi Có một ánh sáng ở trên trời! Và ở cuối sự sáng đó là thiên đường mà mọi người thường nói đến. Nhưng tôi không muốn đến đó.

Thật là buồn biết bao? Và người vợ yêu dấu không có chồng bên cạnh, Làm thế nào để đối mặt với những thăng trầm trong tương lai Tôi đã ra đi rồi. Tôi thấy họ lấy cơ thể của tôi, Đặt nó vào một cái túi, Ở đó có nhiều đồng bào. Cũng ra đi giống như tôi, Bị đẩy vào lửa trong lò thiêu Lúc bình minh. Xin tạm biệt những người tôi yêu mến. Xin chia tay Vũ Hán, quê hương tôi. Tôi hy vọng rằng sau cơn thảm họa, Có ai đó sẽ một lần nhớ đến, Có người đã cố gắng cho họ biết sự thật càng sớm càng tốt Cố gắng cho bạn biết sự thật càng sớm càng tốt. Tôi hy vọng rằng sau cơn thảm họa, Người ta học được đứng thẳng, Không còn để những người tử tế, Phải chịu đau khổ vô tận, Và nỗi buồn bất lực. Tôi đã đánh trận tốt lành, Tôi đã xong sự chạy, Tôi đã giữ được đức tin. Hiện nay mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho tôi.” (II Ti-mô-thê 4:7-8a) Theo Trang Whatsapp Cơ Đốc Nhân Trung Quốc ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

21


TIỂU MINH NGỌC

Nghĩ Đến Điều Tốt Nhất "Đức Chúa Trời ôi! xin hãy phù hộ tôi, vì tôi nương náu mình nơi Chúa. Tôi đã nói cùng Đức Giê-hô-va rằng: Ngài là Chúa tôi; Trừ Ngài ra tôi không có phước gì khác." – Thi-thiên 16:1-2 "Vả thế gian với sự tham dục nó đều qua đi, song ai làm theo ý muốn Đức Chúa Trời thì còn lại đời đời" - 1 Giăng 2:17 Của đến của đi không buồn bã, Vì mọi điều, tất cả thuộc Ngài, Ta vui trong Chúa mãi hoài, Thế gian là bấy, tháng ngày trôi qua! Miễn có Chúa, thương ta không dứt, Thì đời này có thực là bao, Tình yêu Thiên Chúa dạt dào, Muôn đời bao phủ ta nào phiền lo! Chúa ban xuống, ấm no vui thỏa, Cứ mỗi ngày, ta có phước Ngài, Cho dù đời có đổi thay, Lòng ta vẫn hưởng được ngày bình an! Có nhiều lúc thế gian ảnh hưởng, Đến tâm linh tư tưởng của mình, Hãy cầu xin Đức Thánh Linh, Giúp ta chiến thắng tội tình u-mê! Nguyện xin Chúa, dắt về, chỉ dạy, Mở mắt lòng để thấy con đường, Vui mừng, phước hạnh, yêu thương, Chỉ duy trong Chúa tựa nương mãi hoài! (Nhiều khi của cải đời này ảnh hưởng lớn đến đời sống chúng ta, mà làm cho ta lại quên đi phước hạnh đời đời trong Chúa! Xin Chúa giúp chúng ta nhớ những phước lành của Ngài nhiều hơn mà đừng tiếc nuối của cải khi đã mất đi; vì Chúa luôn ban cho ta điều tốt nhất!) TIỂU MINH NGỌC

22

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


CORONAVIRUS Tiếng Chuông Cảnh Báo MỤC SƯ TRẦN ĐÀO

Giới Thiệu Thế giới đang lo lắng, sợ hãi. Chúng ta là con dân Chúa, chúng ta có lo sợ như thế gian không? Các môn đệ Chúa ngày xưa (Khoảng năm 32 SCN) khi được Chúa cho biết đền thờ nguy nga hoành tráng trước mắt họ sẽ bị thiêu hủy trong thời gian sắp tới. (điều này đã ứng nghiệm vào năm 70 SCN và họ đã chứng kiến tận mắt!) Các môn đệ đã hỏi thêm Chúa: “Có dấu hiệu gì báo trước ngày Thầy quang lâm và kỳ tận thế?” Chúa Giê-su đã cho các môn đệ (và cả chúng ta) biết rằng những dấu hiệu báo trước ngày Chúa tái lâm và kỳ tận thế sẽ gồm có: Chúa Cứu Thế giả, chiến tranh, xung đột giữa các nước, đói kém, động đất, dịch lệ. (Mat 24:3-8; Lu-ca 21:7-11)

N

hư vậy nạn đại dịch COVID-19 toàn cầu hiện nay cùng với nhiều dấu hiệu khác như sự thành lập quốc gia Israel, sự chiếm đóng và kiểm soát toàn bộ Giê-ru-sa-lem, Nga liên minh với Iran và các nước Hồi Giáo, hai khối hậu duệ phía Đông và phía Tây của Đế Quốc La Mã, các đoàn quân Đông Phương, sự chuẩn bị xây cất đền thờ thứ ba tại Giêru-sa-lem v.v. rõ ràng là một trong những dấu hiệu báo trước ngày Chúa tái lâm và kỳ tận thế. Theo thống kê CDC Ngày 16-5-2020 nạn dịch COVID-19 toàn cầu đang lan tràn trên khắp thế giới (200 quốc gia và lãnh thổ).

Số người bị nhiễm

Số người tử vong

Thế giới

4,654,991

309,133

Hoa Kỳ

1,485,896

88,548

Ý Đại Lợi

223,885

31,610

Tây Ban Nha

274,367

27,459

Pháp Quốc

179,506

27,529

Anh Quốc

236,711

33,998

Vì nạn dịch lây lan quá nhanh, số người tử vong lên rất cao chỉ trong một thời gian ngắn, nhưng con người vẫn chưa có thuốc chữa trị cũng như chưa tìm ra thuốc chủng ngừa, cho nên hầu như cả thế giới đang lo lắng, sợ hãi.

ra thuốc chữa trị, hay thuốc chủng ngừa? Hiện nay (Tháng 4-2020) năm nước trong số những nước giàu có, tiến bộ nhất trên thế giới cũng là năm nước đang có số người nhiểm bệnh dịch và số người tử vong cao nhất. Nhiều người có thể đang tự hỏi, ai hay điều gì sẽ bảo đảm cho sức khỏe và mạng sống của tôi? Tiền bạc, của cải, nhà cửa hay sự nghiệp chăng? Chúa Giê-su ngay sau đó đã khuyên các môn đệ của Ngài và cũng là lời khuyên cho con dân Chúa ngày nay: “Hãy luôn luôn tỉnh thức và cầu nguyện để các con có năng lực thoát khỏi những điều sắp xảy ra và có thể trình diện trước mặt Con Người.” (Luca 21:36)

Lời khuyên của Chúa gồm có ba phần:

I. Hãy tỉnh thức Chúng ta đang ngủ mê hay tỉnh thức? Tâm trí chúng ta có đang tỉnh táo và cảnh giác không? Chúa muốn con dân Chúa hãy tỉnh thức để nhận thấy chân lý vĩnh cửu của Đức Chúa Trời: Chúa là vầng đá vững chắc, là nơi trú ẩn an toàn, bảo đảm nhất của chúng ta.

Bạn có thấy rằng hiện nay tiền bac, của cải, nhà cửa, tàu bè, và cả máy bay riêng Người ta đang tự hỏi, khi nào nạn dịch của bạn nữa cũng đều vô ích không? Bạn mới chấm dứt? Khi nào con người mới tìm có tin rằng Chúa là nơi trú ẩn an toàn nhất ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

23


cho chúng ta như Lời Chúa hứa: “Người nào ở trong nơi trú ẩn của Đấng Chí Cao Sẽ được che chở dưới bóng của Đấng Toàn Năng. Tôi nói về CHÚA rằng: “Ngài là Đức Chúa Trời tôi, là nơi trú ẩn và thành lũy của tôi. Tôi tin cậy nơi Ngài. Vì Ngài sẽ giải cứu ngươi thoát khỏi bẫy chim, Thoát khỏi dịch lệ hủy diệt.

(Phi-líp 4:6-7)

Ngài sẽ lấy lông Ngài mà che chở ngươi; Và dưới cánh Ngài ngươi sẽ tìm được nơi trú ẩn. Lòng thành tín Ngài là cái khiên, cái mộc bảo vệ ngươi. Ngươi sẽ không sợ sự kinh hoàng vào ban đêm hay tên bắn lúc ban ngày; Hoặc dịch lệ lan đến trong tối tăm; Hay sự hủy diệt tàn phá lúc giữa trưa. Hàng ngàn người sẽ gục ngã bên cạnh ngươi,

B. Đức Chúa Trời của chúng ta là Đức Gia-vê Si-rê (Sáng 22:14), nghĩa là Đức Chúa Trời cung ứng. Chúa đã cung ứng cho Áp-ra-ham, tổ phụ của những người có đức tin, một con chiên đực để làm sinh tế thay cho con mình. Đức Chúa Trời cũng đã ban Con Một của Ngài là Chúa Cứu Thế Giê-su để làm sinh tế chuộc tội cho chúng ta. “Chính Ngài là lễ vật hy sinh chuộc tội lỗi chúng ta, không những tội lỗi chúng ta mà thôi, nhưng tội lỗi của cả thế gian nữa.” (1Giăng 2:2)

Hàng vạn người ngã bên phải ngươi.

Vì thế dù thế gian vô tín sẽ phải chịu hình phạt vì tội lỗi mình,

Nhưng tai họa sẽ không đến gần ngươi.” Thi

“Vì tiền công của tội lỗi là sự chết.”(Rôm 6:23)

91:1-7

A-men.

Nạn đại dịch COVID-19 là tiếng chuông cảnh giác thế giới về hình phạt tối hậu này.

Điều thứ hai Chúa dạy chúng ta: Hãy nhiệt thành cầu nguyện để có đủ năng lực vượt qua những tai họa, thử thách sắp xảy ra.

Nhưng nếu các bạn là người đã tin nhận Chúa Cứu Thế làm Đấng cứu rỗi và Chủ Tể đời sống mình thì chúng ta sẽ không bị hình phạt chung với thế gian vô tín.

II. Hãy luôn luôn cầu nguyện

A. Đức Chúa Trời của chúng ta là Đức Chúa Trời sha-lôm (Thi 119:165), nghĩa là Đức Chúa Trời của sự bình an, thịnh vượng. Hãy tin cậy và ở trong Ngài. Hãy vâng giữ Lời Chúa thì Ngài sẽ gìn giữ, bảo vệ chúng ta thoát khỏi giờ thử thách: “Vì con đã vâng giữ lời kiên nhẫn ta, nên ta sẽ gìn giữ con khỏi giờ thử thách là giờ sẽ đến trong khắp thế gian để thử những người sống trên mặt đất.” (Khải 3:10) 24

Chúa Giê-su cũng đã hứa ban cho con dân Ngài sự bình an siêu việt. “Ta để lại sự bình an cho các con. Sự bình an ta ban cho các con không phải như của thế gian cho. Đừng sờn lòng nản chí và sợ hãi.” (Giăng 14:27) Sứ Đồ Phao-lô đã kinh nghiệm được sự bình an siêu việt này, nên ông khuyên chúng ta: “Đừng lo lắng gì cả, nhưng trong mọi việc hãy cầu nguyện, nài xin và cảm tạ mà trình các nhu cầu của mình cho Đức Chúa Trời. Sự bình an của Đức Chúa Trời là bình an vượt trên mọi hiểu biết, sẽ bảo vệ tấm lòng và tâm trí anh chị em trong Chúa Cứu Thế Giê-su.”

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Lời Chúa hứa chắc chắn cho mọi con dân tin cậy Ngài: “Vậy, bây giờ không còn sự đoán phạt đối với những người ở trong Chúa Cứu Thế Giê-su. Vì trong Chúa Cứu Thế Giê-su luật của Thánh Linh sự sống đã giải thoát tôi khỏi luật của tội lỗi và sự chết.”(Rôm 8:1-2) C. Đức Chúa Trời của chúng ta là Đức Gia-vê Ra-pha (Xuất 15:26), nghĩa là Đức Chúa Trời chữa bệnh. Ngày nay Chúa đang ban ân phúc chữa bệnh cho nhiều người tại Việt Nam chúng ta.


Nhiều người bị nghiện ma túy, nhiểm HIV, một chứng bệnh nan y chưa có thuốc chủng; nhưng chỉ nhờ đức tin, học tập Kinh Thánh và cầu nguyện cùng Chúa thì họ đã được chữa lành. Vì thế ngày nay con dân Chúa có thể bị nhiểm Coronavirus không? Trên nguyên tắc chung, Chúa sẽ gìn giữ, bảo vệ con dân Ngài như lời Ngài đã hứa (Thi 91, Khải 3). Tuy nhiên Chúa cũng có thể cho phép hoạn nạn, thử thách xảy ra cho một số tín hữu. Nhưng con dân Chúa sẽ không bị hình phạt phải chết đời đời nơi hỏa ngục như thế gian vô tín. Người tín hữu cũng có thể bị nhiểm Coronavirus, nhưng đây là một tiếng chuông cảnh báo, một biện pháp kỷ luật để tôi luyện con dân Chúa. Vì thế người tín hữu khi bị nhiểm bệnh thì phải xét lòng, ăn năn, hối cải và cầu nguyện xin Chúa chữa lành cho mình. Lời Chúa hứa: “Có ai trong anh chị em yếu đau, hãy mời các trưởng lão của hội thánh đến, để họ nhân danh Chúa xức dầu rồi cầu nguyện cho mình. Lời cầu nguyện bởi đức tin sẽ cứu chữa người bệnh; Chúa sẽ đỡ người ấy dậy. Nếu người bệnh phạm tội cũng sẽ được tha. Vậy hãy xưng tội với nhau và cầu thay cho nhau, để anh chị em được lành bệnh. Lời cầu xin của người công chính rất mạnh mẽ và hiệu nghiệm.” (Gia-cơ 5:14-16)

III. Hãy chuẩn bị sẵn sàng để đón tiếp Chúa quang lâm trong vui mừng. Điều thứ ba Chúa dạy chúng ta là hãy sẵn sàng để khai trình với Chúa khi Ngài quang lâm. Chúa Giê-su phục sinh cũng đã phán với Giăng trong Khải Huyền: “Này, ta sắp đến, đem giải thưởng theo với ta để báo trả cho mỗi người tùy theo công việc họ làm.” (Khải 22:12)

A. Chúng ta phải khai trình trước ngai Chúa Mỗi người trong chúng ta đều phải khai trình với Chúa khi Ngài quang lâm. Bạn đã sẵn sàng để khai trình với Chúa chưa? Tất cả chúng ta là những con dân của Chúa sẽ giống như ba người đầy tớ khai trình với chủ trong ngụ ngôn Chúa đã kể.(Mat 25:14-30)

1. Người đầy tớ thứ nhất nhận được năm nén bạc. Người này đã đầu tư làm lợi thêm được năm nén bạc nữa trong thời gian chủ đi vắng. Khi chủ về, người đầy tớ này đã hân hoan trình chủ năm nén bạc vốn lẫn năm nén bạc lời. Chủ khen: Anh là đầy tớ tốt, giỏi và trung tín. Anh đã trung tín trong các việc nhỏ, ta sẽ đặt anh cai quản những công việc lớn hơn. Hãy vào chung vui với chủ anh. 2. Người đầy tớ thứ hai nhận được hai nén bạc. Người này cũng đã đầu tư làm lợi thêm được hai nén bạc nữa trong thời gian chủ đi vắng. Khi chủ về, người đầy tớ này đã hân hoan trình chủ hai nén bạc vốn lẫn hai nén bạc lời. Chủ khen: Anh là đầy tớ tốt, giỏi và trung tín. Anh đã trung tín trong các việc nhỏ, ta sẽ đặt anh cai quản những công việc lớn hơn. Hãy vào chung vui với chủ anh. 3. Người đầy tớ thứ ba nhận được một nén bạc. Người này đã đem chôn giấu nén bạc và khi chủ về anh đem nén bạc trả lại cho chủ. Chủ bảo: Anh là đầy tớ gian ác và lười biếng! (và hiểu ngầm là bất trung!)Anh biết ta gặt chỗ ta không gieo và thu chỗ ta không rải, thì anh phải giao tiền bạc của ta cho ngân hàng để khi về ta sẽ thu được cả vốn lẫn lời. Vậy hãy lấy nén bạc của tên này đem cho người có mười nén… Còn tên đầy tớ vô dụng này; hãy ném nó ra ngoài nơi tối tăm, ở đó sẽ có than khóc và rên xiết. Mỗi người trong chúng ta đều phải khai trình trước ngôi phán xét của Chúa Giê-su khi Ngài tái lâm. Bạn sẽ giống như người đầy tớ nào trước mặt Chúa? Chúa đã ban cho mỗi người chúng ta những khả năng, ân tứ khác nhau và Ngài kỳ vọng mỗi con dân Chúa đều sẽ đem lại kết quả cho Chúa. Chúa đã cho môn đệ Ngài biết điều gì sẽ làm vinh hiển Chúa, “Điều làm Cha ta được tôn vinh là các con kết được nhiều quả và như thế ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

25


chứng tỏ là môn đệ ta.”(Giăng 15:8) B. Những kết quả trong đời sống chúng ta sẽ còn lại trong Nước Đức Chúa Trời. Kinh Thánh dạy có hai loại hoa quả trong đời sống tín hữu sẽ làm vinh hiển danh Chúa: 1. Hoa quả Đức Thánh Linh. Đây là những mỹ tính trong đời sống của một con dân Chúa khi được tái sinh và đổi mới. Kinh Thánh liệt kê một số quả như: quả công chính, yêu thương, vui mừng, bình an, nhẫn nại, nhân từ, lương thiện, trung tín, nhu mì, tiết độ v.v…Một con dân Chúa khi thực hành và thể hiện những mỹ đức này trong đời sống sẽ được người ta thấy và ca ngợi Đức Chúa Trời. 2. Kết quả của sự làm chứng, truyền giảng Phúc Âm và môn đệ hóa muôn dân cho Chúa. Các sách Phúc Âm, Công Vụ đều ghi lại Đại Mạng Lệnh của Chúa cho con dân Chúa: “Hãy đi khắp thế giới, truyền giảng phúc Âm cho mọi người.” (Mác 16:15) “Hãy nhân danh Ngài tryền giảng cho tất cả các dân tộc ăn năn để được tha tội, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem.” (Lu-ca 24:47) “Vậy, hãy đi môn đệ hóa muôn dân cho ta, làm phép báp-tem cho họ nhân danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con, và Đức Thánh Linh, dạy họ giữ mọi điều ta đã truyền cho các con. Và này, ta hằng ở cùng các con luôn cho đến tận thế.” (Mat 28:19-20) Ngay sau khi hội thánh được thành lập, Lu-ca ghi chép rằng Phê-rơ truyền giảng và có đến ba ngàn người tin Chúa. Sau đó ông cũng ghi nhận, “mỗi ngày Chúa tăng thêm số người được cứu.” Khi ký thuật những hoạt động của hội thánh đầu tiên, Lu-ca không quên ghi nhận: “số người tin nhận Chúa ngày càng gia tăng đông đảo gồm cả nam lẫn nữ.” Như vậy, kết quả trong đời sống làm đẹp lòng Đức Chúa Trời là đem người hư mất về cùng Chúa và vào hội thánh Chúa. Thật ra đây là kết quả sẽ còn lại trong Nước Đức Chúa Trời khi chúng ta khai trình trước ngai phán xét của Chúa. 26

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Vậy, một tín hữu nên làm gì để có kết quả trình Chúa khi Ngài quang lâm? Chúng ta phải đem người về tin Chúa và vào Vương Quốc Đức Chúa Trời. a. Bạn có thể làm chứng trực tiếp cho một người để họ tin Chúa. Một số người có ân tứ truyền giáo có thể truyền giảng Phúc Âm cho một số đông. b. Bạn có thể tham gia, hỗ trợ hội thánh của mình để làm chứng, truyền giảng cho cộng đồng. c. Bạn có thể tham gia, hỗ trợ tài chánh cho các cơ quan truyền giáo để sai phái mục sư, giáo sĩ đi truyền giáo cho những dân tộc ở các vùng sâu, vùng xa. d. Bạn có thể tham gia, hỗ trợ tài chánh cho Viện Thần Học để huấn luyện, đào tạo mục sư, nhân sự mở mang hội thánh mới, môn đệ hóa muôn dân cho Chúa. Ngày Chúa tái lâm đã gần! Dân tộc chúng ta vẫn còn khá đông người chưa được cứu rỗi. Hãy tham gia, hỗ trợ chúng tôi trong công tác đào tạo con gặt cho cánh đồng Việt Nam. Hãy đồng công, hiệp tác “môn đệ hóa toàn dân Việt Nam cho Chúa trước khi Chúa đến.” Chúng tôi mong rằng không ai trong chúng ta sẽ bị Chúa quở trách khi Ngài quang lâm. “Tên đầy tớ vô dụng này; hãy ném nó ra ngoài nơi tối tăm, ở đó sẽ có than khóc và rên xiết”. Nhưng tất cả chúng ta sẽ được Chúa khen: Con là một tôi tớ tốt, giỏi và trung tín! Ta sẽ đặt con cai quản những công việc lớn hơn. Hãy vào chung vui với chủ con. A-men MỤC SƯ TRẦN ĐÀO


CON SẼ TIN CẬY NGÀI

S

DR. DENISON

áng thứ tư, hai mươi phút trước khi máy bay cất cánh từ Tehran, Sheyda Shadkhoo gọi điện thoại cho chồng. Cô đã đến thăm mẹ và các chị của mình ở Iran và đang trên đường bay trở lại với gia đình chồng ở Canada. Cô quan tâm về sự căng thẳng giữa Tehran và Hoa Kỳ. Theo lời chồng cô, Shadkhoo có linh cảm rằng máy bay của mình sẽ bị bắn rơi và lo lắng về những người mà cô sẽ bỏ lại. Vợ tôi muốn tôi bảo đảm với cô rằng sẽ không có chiến tranh. Tôi bảo cô đừng lo lắng. Không có chuyện gì xảy ra đâu, chồng cô nói với các phóng viên nhà báo. Cô nói, OK. Họ bảo em tắt điện thoại. Chào tạm biệt. Vậy đó. Sheyda Shadkhoo là một trong số 176 người tử nạn khi chuyến bay 752 của Hãng hàng không quốc tế Ukraine (UIA) bị bắn rơi ngay sau khi cất cánh. Vì sao phi cơ 752 bị bắn hạ? Các nhân viên Hoa Kỳ, Gia Nã Đại và Anh Quốc hôm mồng 9 tây cho biết, khả năng rất cao là Iran đã phóng tên lửa phòng không, bắn hạ phi cơ phản lực. Họ nói rằng cuộc tấn công hoàn toàn có thể là một lầm lẫn trong bối cảnh các vụ phóng tên lửa và căng thẳng cao trong khu vực. Thủ tướng Canada Justin Trudeau tuyên bố, chúng tôi có tình báo từ nhiều nguồn, gồm các đồng minh và tình báo của chính chúng tôi. Các chứng cớ cho thấy phi cơ đã bị một tên lửa phòng không Iran bắn hạ. Phi cơ 752 của UIA đã không còn truyền tải dữ liệu chỉ vài phút sau khi cất cánh và không lâu sau khi Iran phóng tên lửa vào căn cứ Hoa Kỳ ở Iraq. Sáng ngày 10, Iran đã chối bỏ trách nhiệm, cáo buộc Hoa Kỳ đã tung tin dối trá về vụ tai nạn. Trong số 176 hành khách, có 130 người Iran, 63 người Gia Nã Đại, 11 người Ukraine (gồm chín nhân viên trong phi hành đoàn), 10 người Thụy Điển, 4 người A-phúhãn, 3 người Đức, và 3 người Anh.

Tôi trở về nhà vào Chúa Nhật tuần trước sau chuyến tham quan nghiên cứu khác về Đất Thánh. Máy bay của chúng tôi rời Tel Aviv tối thứ bảy, một ngày sau vụ tướng Iran Qassem Soleimani bị hạ. Tôi thú nhận có một chút nhẹ nhõm khi máy bay đáp xuống phi trường ở Hoa Kỳ bình an sáng hôm sau. Du lịch trên không (mây) có thể gây căng thẳng cho nhiều hành khách dù ở trong hoàn cảnh tốt nhất, do chúng ta hoàn toàn không có khả năng điều khiển máy bay hoặc thời tiết. Khi nghe tin thảm kịch chuyến bay 752 của UIA, nó càng chứng tỏ thêm sự khó lường và bất ổn của thế giới băng hoại hôm nay. Rất ít người Mỹ có tiếng nói trong việc chúng ta lâm chiến hay tránh xung đột quân sự, mặc dù những quyết định như vậy ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Rất ít người trong chúng ta có bất kỳ sự tham gia trực tiếp nào vào việc thiết lập lãi suất hoặc hướng dẫn nền kinh tế, mặc dù sức mạnh của nó ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Bất cứ ai khi nghe hay đọc những tin xung đột trên thế giới và tại quê nhà khó mà không cảm thấy mình bất lực. Không ai có thể biết chắc chắn điều gì sẽ xảy ra do thảm kịch chuyến bay 752 của UIA mang lại. Chúng ta không biết kỳ vọng điều gì trong cuộc xung đột địa chính trị lớn hơn giữa Iran, phương Tây, và các đồng minh. Những gì chúng ta có thể biết là phước hạnh thực sự sẽ không bao giờ có trong thế giới sa đọa này, cho dù nó có vẻ ổn định hay không. Trong The Right Side of History, Ben Shapiro tường trình rằng 3/4 người Mỹ nói họ không tin rằng cuộc sống của cháu họ sẽ tốt hơn so với họ. Một số lượng lớn thanh niên Hoa Kỳ đang sống trong lo âu nhiều hơn là hy vọng trong tương lai. Tỷ lệ tự tử đang tăng vọt đến mức đáng sợ. Đây là lời giải thích của ông: Vấn đề là những gì chúng ta đang theo đuổi không đơn thuần là hạnh phúc nữa. Chúng ta theo đuổi các ưu ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

27


tiên khác: niềm vui thể xác, gỉải tỏa tình cảm, ổn định tài chính. Tất cả những điều này đều quan trọng, tất nhiên, nhưng chúng không mang lại hạnh phúc lâu dài. Cùng lắm, chúng chỉ là phương tiện cần thiết để theo đuổi hạnh phúc. Nhưng chúng ta đã lẫn lộn giữa phương tiện với cứu cánh. Và khi làm như vậy, chúng ta đã để lại tâm hồn mình nhu cầu tuyệt vọng tìm về nguồn cội. Shapiro nói tiếp: Hạnh phúc trường tồn chỉ có thể đạt được qua việc trau dồi tâm hồn và trí tuệ. Và trau dồi tâm hồn và trí tuệ đòi hỏi chúng ta phải sống với mục đích đạo đức. Sống với mục đích đạo đức là cách tốt nhất để chuẩn bị cho một ngày nữa trên hành tinh đổ vỡ của chúng ta. Giống như Sheyda Shadkhoo, tất cả chúng ta đều phải đối mặt với sự mong manh của ngày hôm nay. Nhưng nếu mục đích sống của chúng ta là biết Chúa Giêsu và giúp cho mọi người biết đến Ngài, thì điều tồi tệ nhất có thể xảy ra cũng vẫn là cánh cửa dẫn đến điều tốt nhất có thể xảy ra. Và chúng ta có thể trông cậy sự an bình từ Chúa: Đừng sợ, vì Ta đã cứu chuộc ngươi; Ta đã kêu gọi ngươi bằng tên ngươi; ngươi thuộc về Ta (Ê-sai 43: 1b). Chúng ta có thể cầu nguyện như vua Đavíd, Trong ngày sợ hãi, con sẽ tin cậy Ngài (Thi thiên 56: 3). Và sự bình an của chúng ta trong giai đoạn ngặt nghèo sẽ là những nhân chứng đầy năng quyền trong một nền văn hóa đầy u ám. Nơi nào anh chị em cần sự bình an như vậy, hôm nay? DR. DENISON NGUYỄN THỊ BẢO HẠNH Lược dịch 28

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

D

avid Green, người sáng lập chuỗi cửa tiệm Hobby Lobby chuyên bán các sản phẩm nghệ thuật và thủ công (an arts and crafts chain), được Tạp Chí Forbes xếp vào một trong những Nhà Tỉ Phú giàu bậc nhất với ước tính giá trị tài sản khoảng 4.5 tỉ đô-la. Doanh Nhân Cơ-đốc David Green được sanh ra vào ngày 13, tháng 11, năm 1941 tại Emporia, Tiểu Bang Kansas, Hoa Kỳ. Ông lớn lên từ trong một gia đình nghèo khổ, nhưng được trưởng dưỡng trong gia đình tin kính yêu mến Chúa. Vì thế, ông đã chủ trương xây dựng công ty trên ý thức hệ của Kinh Thánh. Ông tin chắc rằng sự thành công trong thương trường chính là khởi đầu từ một đức tin không lay chuyển ở trong Chúa (unwavering faith in God). Năm 1970, David Green quyết định thành lập công ty kinh doanh với vốn vay mượn khoảng $600 đô-la để khởi nghiệp với thương hiệu “Greco Products” tại nhà xe (garage) của ông. Công việc kinh doanh này bao gồm lấp ráp và bán các khuôn hình mẫu ráp lại (miniature picture frames). Vào giữa năm 1972 công việc kinh doanh của ông đã khá hơn, nên ông quyết định mở một cửa hàng có diện tích rộng khoảng 300 mét vuông. Chuỗi cửa hàng Hobby Lobby

chuyên bán các sản phẩm nghệ thuật, thủ công, khuôn hình, thêu dệt, vải lụa, keo, các rổ, đồ gốm, tặng phẩm và nhiều sản phẩm trang trí trong nhà, trang trí Giáng Sinh, Phục Sinh, và nội thất. Cửa hàng của David Green chủ trương đóng cửa vào ngày Chúa Nhật, mặc dầu có thể mất khoảng thu nhập hàng triệu đôla. Nhưng ông vẫn giữ vững lập trường theo niềm tin Cơ-đốc theo tiêu chuẩn của Thánh Kinh “Hãy nhớ ngày nghỉ để giữ làm ngày thánh. Con phải làm tất cả công việc mình trong sáu ngày, nhưng ngày thứ bảy là ngày nghỉ dành cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời của con.” (Xuất-Êdíp-tô-ký 20:8-10 BHD). Ông quan niệm rằng cách đóng cửa hàng vào ngày Chúa Nhật nhằm tạo điều kiện cho hơn 22,000 nhân viên của Hobby Lobby có thể dành thời gian cho gia đình, và đi thờ phượng Chúa. Điều hết sức phước hạnh cho David Green là cùng người vợ sống hạnh phúc và cùng tâm tình trong niềm tin kính Chúa yêu người qua những sinh hoạt thờ phượng Chúa, điêù hành công ty, và dâng hiến tiền của cho công việc nhà Ngài. Ông bà và ba người con từng sinh sống tại thành phố Oklahoma City. Ông bà có hai người con trai: Mart và Steve, và một cô con gái Darsee Lett. Cả hai cậu con trai của ông đều phụ giúp ông trong việc kinh doanh từ tuổi niên thiếu ở


NHÀ TỈ PHÚ: GIÀU CỦA CẢI - GIÀU TÂM LINH MỤC SƯ NGÔ VIỆT TÂN cho công ty của ông.

ngay tại nhà xe. Về sau này, Mart làm Tổng Giám Đốc kiêm Nhà Sáng Lập (the CEO and founder) công ty Mardel Christian and Educational Supply and Every Tribe Entertainment. Steve làm Giám Đốc công ty Hobby Lobby. Darsee Lett đảm trách chức vụ Giám Đốc chuyên về sáng tạo cho các cửa hàng của ông David Green (the Creative Director for his stores). David Green đã khởi nghiệp với chỉ $600 vào năm 1970 cho tới hiện nay đã trở thành 434 chuỗi cửa hàng với giá trị tài sản kinh doanh là 4.5 tỉ. Theo tiêu chuẩn của trần thế, David Green được công nhận như một doanh nhân thành công. Tuy nhiên, yếu tố giúp ông thành đạt trên thương trường không theo triết lý của thế gian suy nghĩ, nhưng chỉ theo lòng cam kết của chiến lược

truyền tải sứ điệp của Chúa Giêsu qua việc kinh doanh. Ông đã chi hàng ngàn đô-la để quảng cáo Phúc âm trên các tạp chí và nhật báo vào dịp Lễ Giáng Sinh và Phục Sinh, mở nhạc Cơ-đốc trong các cửa hàng của ông Hobby Lobby, đóng cửa các cửa tiệm vào ngày Chúa Nhật, và nhất là điều hành công ty kinh doanh của ông theo những nguyên tắc của Thánh Kinh. Lý do khiến ông Green tạo mọi nỗ lực để truyền tải sứ điệp Phúc Âm qua hơn 250 tạp chí vào mỗi tuần từ năm 1997, nhơn dịp Lễ Giáng Sinh và Phục Sinh cho nhiều người bởi vì xã hội ngày nay dường như có khuynh hướng loại trừ hay giới hạn công tác chia sẻ sứ điệp Phúc Âm. Tuy nhiên, những mặt hàng mang bản chất của Lễ Giáng Sinh, Phục Sinh đã đem lại thu nhập hàng tỉ đô-la

Năm 2012, David Green đã dâng hiến 500 triệu Đô-la cho khoảng 12 nhà thờ và các Trường Đại học Tin Lành, Văn Phẩm Cơđốc, và những Mục Vụ Cơ- đốc khác. Phần dâng hiến tài chánh cho công việc nhà Chúa bao gồm 10.5 triệu đô-la cho Đại Học Tin Lành Liberty University của Mục Sư Tiến Sĩ Jerry Falwell sáng lập, 70 triệu đô-la cho Đại Học Oral Roberts University, và giúp in ấn khoảng 1.4 tỉ Kinh Thánh Tân Ước phân phát cho mỗi nhà của người dân trên 100 quốc gia tại Á Châu và Phi Châu. Năm 2007, David Green tặng trọn cơ sở của Zion Bible College với giá trị $16.5 triệu tại Haverhill, Mass. Năm 2009, ông Green tặng 217 mẫu đất Anh của Massachusetts prep school Northfield Mount Hermon với giá $100,000, cùng với $9 triệu dùng để tu sửa cơ sở. Rất giống phong cách kinh doanh của Doanh Nhân Cơ-đốc S. Truett Cathy chủ trương đóng cửa những cửa hàng của mình vào ngày Chúa Nhật, David Green kiến tạo môi trường làm việc mang tính vinh danh Thiên Chúa qua tinh thần phục vụ, và coi trọng người khác hơn chính mình. Ông đã tăng mức lương cho nhân viên vào năm 2009 trong khi tình hình kinh doanh và kinh tế đang lao dốc hay phải cắt giảm nhân viên. Được lớn lên từ trong gia đình nghèo khó về tài chánh tại vùng nông thôn Oklahoma, David ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

29


Green đã được nuôi dưỡng trong môi trường thuộc linh sung mãn. Ba của ông là một Mục Sư, do đó trong căn nhà có các câu được treo trên tường đã ảnh hưởng đến cuộc đời của ông về sau này như: “Chỉ có một cuộc đời; dần hồi sẽ qua đi. Chỉ có điều gì làm cho Chúa Cứu Thế sẽ tồn tại - Only one life; ’twill soon be past. Only what’s done for Christ will last.” Mặc dầu đã tới tuổi trưởng thành về tuổi tác cũng như thành đạt sự nghiệp kinh doanh, nhưng mẹ của David Green vẫn hỏi ông “Mọi sự đều tốt đẹp, Dave. Nhưng con đang làm điều gì cho Chúa - That’s nice, Dave. But what are you doing for the Lord?” Câu hỏi của người mẹ của David Green dường như muốn ông là một doanh nhân Cơ-đốc cũng có thể tận hiến phục vụ Chúa qua môi trường, khả năng, và sự khôn ngoan Chúa ban cho nhằm mở mang Vương Quốc của Ngài. Chính câu hỏi của người mẹ của ông đã giúp ông nhận thức định hướng của một Doanh Nhân Cơđốc thành công cần làm điêù gì ích lợi cho công việc nhà Chúa. Niềm suy tư này đã kiến tạo lối sống đẹp lòng Ngài cho tới khi ông bắt đầu dâng hiến một món quà $30,000 đô-la cho công việc Ngài. Hai anh em trai của David Green đã dâng mình hầu việc Chúa như cha của ông, hai người chị em đã lập gia đình với hai vị Mục Sư, và một người em gái khác đã trở thành Nhà Truyền Giảng Tin Lành. Đối với David Green, “Nếu bạn có bất cứ điêù gì hay nếu tôi có 30

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

rằng "Tôi không cần biết nếu bạn là người kinh doanh hay không kinh doanh, Đức Chúa Trời làm chủ nó - I don't care if you're in business or out of business, God owns it,"

bất cứ điêù gì, đó là điều mà Đấng Tạo Hóa đã ban tặng cho chúng ta - If you have anything or if I have anything, it's because it's been given to us by our Creator," says Green, sweeping his hand over the acres laid out before him. " Ông Green đã học được một bài học với thái độ kính yêu Chúa “Hãy xem, đây là tiền bạc của Ngài, Đức Chúa Trời. Tất cả thuộc về Ngài. Con sẽ dâng nó cho Ngài - 'Look, this is yours, God. It's all yours. I'm going to give it to you.' " Công ty của David Green có khoảng 520 chuỗi cửa hàng Hobby Lobby tại 42 tiểu bang ở Hoa Kỳ. Ông Green và gia đình của ông làm chủ 100 phần trăm, và ông được xếp hạng thứ 79 trong danh sách 400 những người giàu nhất nước Mỹ. Công ty Hobby Lobby của David Green là công ty dâng hiến tiền bạc nhiều nhất cho mục vụ và công việc nhà Chúa tại Hoa Kỳ. Theo triết lý của ân quản thuộc linh, David Green có lần nói

Công ty Hobby Lobby có bốn Mục Sư Tuyên úy để chăm sóc tâm linh cho các nhân viên. Năm 2009, Hobby Lobby đã nâng mức lương tối thiểu (the minimum wage) cho nhân viên trọn thời gian lên $13/giờ. David Green quan niệm rằng “Đức Chúa Trời bảo chúng ta hãy đi khắp thế giới và chia sẻ Phúc Âm cho mọi người. Ngài không nói để các nhân viên của con làm công tác đó God tells us to go forth into the world and teach the Gospel to every creature. He doesn't say skim from your employees to do that." Qua những sự khôn ngoan và ơn phước Chúa ban chính ông gia đình, và công việc kinh doanh, David Green cảm nhận rằng “Tôi nghĩ Đức Chúa Trời đã ban phước cho chúng tôi bởi vì chúng tôi đã dâng hiến - I think God has blessed us because we have given," Điều quan trọng hơn hết mà “Tôi muốn bạn biết là tôi đã tạo ảnh hưởng cho những người khác về sự vĩnh cửu. Tôi tin điều mà tôi tin. Tôi tin rằng khi một người nào đó nhận biết Chúa Giê-su như là Đấng Cứu Chuộc, Tôi đã có ảnh hưởng về điều vĩnh cửu…I want to know that I have affected people for eternity. I believe I am. I believe once someone knows Christ as their personal savior, I've affected eternity..." MỤC SƯ NGÔ VIỆT TÂN


Vượt Trên Mọi Không Gian Và Thời Gian...

N 1:17-18

HUỲNH VĂN LÃM

gài có trước muôn vật và muôn vật đứng vững trong Ngài... hầu cho trong mọi vật, Ngài đứng đầu hàng. Cô-lô-se

Đấng Vô Sở Bất Tri Đấng Vô Sở Bất Tri là Đấng toàn năng, Đức Chúa Trời có thể làm được bất cứ điều gì.

Đấng Vô Sở Bất Tại. Các bác ngày xưa thường nói, “Đức Chúa Trời là Đấng vô sở bất tại,” có nghĩa là nơi nào cũng có Đức Chúa Trời. Cùng một lúc Ngài có thể hiện diện ở khắp nơi. Trên trời, dưới đất, và bất cứ nơi nào trong vũ trụ Đức Chúa Trời đều có mặt tại đó, bởi vì Ngài là thần linh, Ngài không bị gò bó trong một thân xác ở một chỗ nào. Chúng ta không bao giờ có thể nói quá về sự cao cả của Đấng Christ. Vốn là nhân vật vượt trội trong lịch sử, Ngài xứng đáng để chúng ta yêu thương và chúc tụng. Có bao giờ qúy vị đã đọc tác phẩm “The Pursuit of God” thật nổi tiếng hay chưa? Tôi xin lượt thuật về cuộc đời của Mục Sư Tiến Sĩ Aiden Wilson Tozer là tác giả của tác phẩm “The Pursuit of God” cùng nhiều cuốn sách hay và hấp dẫn. Mục Sư Tiến Sĩ Aiden Wilson Tozer sinh ngày 21 tháng 4 năm 1897 và về với Chúa ngày 12 tháng 5 năm 1963 là quản nhiệm hội thánh, nhà thuyết giáo, tác giả, biên tập và diễn giả tại các hội nghị về Kinh Thánh. Để vinh danh ông vì những cống hiến, Mục Sư Tiến Sĩ Aiden Wilson Tozer được trao tặng hai học vị tiến sĩ danh dự. Mục Sư Tiến Sĩ Aiden Wilson Tozer chào đời tại La Jose (nay là Newsburg), một cộng đồng nông trang nhỏ ở miền tây tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ. Khi còn là một thiếu niên, Tozer tiếp nhận đức tin Cơ Đốc tại Akron, tiểu bang Ohio. Trên đường về nhà từ chỗ làm là một công ty sản xuất vỏ xe, tình cờ nghe tiếng nói của một truyền đạo đang thuyết giảng trên đường phố:

“Nếu bạn không biết làm sao để được cứu rỗi... chỉ hãy kêu cầu Thiên Chúa”. Về đến nhà, Tozer leo lên căn gác xếp, và làm theo lời khuyên của người truyền đạo. Năm 1919, năm năm sau khi trải nghiệm tự học hỏi Lời Chúa, Mục Sư Tiến Sĩ Aiden Wilson Tozer chấp nhận lời mời đến làm quản nhiệm một nhà thờ nhỏ. Đó là sự khởi đầu cho 44 năm mục vụ của ông, cộng tác với Hội Truyền Giáo Phúc Âm Liên Hiệp (C&MA), một hệ phái thuộc trào lưu Tin Lành (Evangelical) trong cộng đồng Kháng Cách (Protestant).33 năm trong quãng thời gian này, Mục Sư Tiến Sĩ Aiden Wilson Tozer làm quản nhiệm cho nhiều hội thánh địa phương. Giáo đoàn đầu tiên ông đến quản nhiệm là một nhà thờ nhỏ ở mặt tiền phố tại Nutter Fort, tiểu bang Tây Virginia. Tozer là quản nhiệm cho nhà thờ Southside Alliance ở Chicago trong ba mươi năm (1928 - 1959). Những năm cuối của cuộc đời ông đến quản nhiệm nhà thờ Avenue Road ở Toronto, Canada. Từ những trải nghiệm thuộc linh và từ những quan sát trong bốn mươi bốn năm mục vụ, Mục Sư Tiến Sĩ Aiden Wilson Tozer nhận thấy rằng hội thánh đang trên đà rơi vào nguy cơ thỏa hiệp với tinh thần thế tục. Năm 1950, Mục Sư Tiến Sĩ Aiden Wilson Tozer được bầu chọn làm biên tập tạp chí Alliance Weekly, nay đổi tên là Alliance Life, cơ quan chính thức của giáo phái C&MA. Ngay trong bài xã luận đầu tiên đề ngày 3 tháng 6 năm 1950, ông đã viết: “Sẽ phải trả giá để có thể bước đi chậm rãi trong cuộc diễu hành của các thời đại, những người vội vã trong cuộc chạy đua với thời gian dễ dàng lẫn lộn động năng với tiến bộ. Song, cần phải trả giá cho những mục tiêu lâu dài, và người tín hữu Cơ Đốc thật không quan tâm đến bất kỳ điều gì khác hơn những mục tiêu ấy”. Có ít nhất hai trong số những cuốn sách ông ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

31


viết, được xem là những tác phẩm Cơ Đốc kinh điển: The Pursuit of God và The Knowledge of the Holy. Ông cũng là tác giả của cuốn That Incredible Christian. How Heaven’s Children Live on Earth. Sách của ông hướng độc giả về sự cần thiết và tính khả thi cho một mối tương giao mật thiết với Thiên Chúa. Sống cuộc đời giản dị và không quan tâm đến vật chất, Mục Sư Tiến Sĩ Aiden Wilson Tozer và vợ, Ada Cecilia Pfautz, chưa bao giờ có xe hơi, mà chỉ sử dụng xe buýt và tàu lửa làm phương tiện đi lại. Khi đã là một tác giả Cơ Đốc nổi tiếng, Mục Sư Tiến Sĩ Aiden Wilson Tozer dành phần lớn số tiền nhuận bút cho những người đang thiếu thốn. Mục Sư Tiến Sĩ Aiden Wilson Tozer có bảy người con, sáu trai và một gái. Sau khi qua đời, ông được an táng tại Akron, bia mộ chỉ ghi hàng chữ: “A. W. Tozer - Người của Thiên Chúa”. Cầu nguyện là nhân tố có tính sống còn đối với Mục Sư Tiến Sĩ Aiden Wilson Tozer. “Sự giảng dạy và trước tác của ông chỉ đơn giản là sự nối dài của cuộc đời cầu nguyện.” Đây là nhận xét của James L. Snyder, người viết tiểu sử Mục Sư Tiến Sĩ Aiden Wilson Tozer trong tác phẩm In Pursuit of God: The Life Of A. W. Tozer. “Ông có biệt tài buộc người nghe phải đối diện với chính họ trong ánh sáng của lời Thiên Chúa đang phán bảo với họ”. Snyder viết như thế về Tozer.Leonard Ravenhill, một nhà trước tác, có lần nói về Mục Sư Tiến Sĩ Aiden Wilson Tozer: “Tôi e rằng chúng ta không bao giờ có thể thấy ai khác được như Mục Sư Tiến Sĩ Aiden Wilson Tozer. Những người được dạy dỗ bởi Chúa Thánh Linh”.

32

nó đốt cháy bên trong ông... và tuôn tràn từ môi ông như vàng nấu chảy.” Trong một bài giảng, ông nói, “Hễ chúng ta quay sang nơi nào trong hội thánh Đức Chúa Trời, nơi đó cũng có Chúa Giê-su. Ngài là khởi điểm, trung điểm và tận cùng mọi sự đối với chúng ta... Đối với tôi tớ Ngài, chẳng có gì tốt đẹp, chẳng có gì thánh khiết, chẳng có gì đẹp đẽ, chẳng có gì vui vẻ mà không có Ngài trong đó... chẳng ai cần phải thất vọng, vì Chúa Giêsu là niềm vui thiên đàng, và chính niềm vui của Ngài tràn vào những cõi lòng sầu muộn. Có thể là chúng ta phóng đại nhiều chuyện, nhưng không bao giờ chúng ta có thể nói quá về bổn phận của mình đối với Chúa Giê-su, hoặc về sự cảm thương dồi dào của tình yêu Chúa Giê-su dành cho chúng ta. Suốt cả cuộc đời mình, chúng ta có thể nói về Chúa Giêsu, thế nhưng chẳng bao giờ hết những chuyện đẹp đẽ để chúng ta có thể nói về Ngài.’” Có một bài thánh ca Hàn Quốc “Vượt trên hết năng quyền” mà tôi rất yêu thích. Xin kính mời quý vị cùng tôi tôn vinh Chúa, chúc tụng danh Thánh của Ngài nhân dịp Mùa Thương Khó và Phục Sinh. Vượt trên hết năng quyền Vượt trên hết năng quyền, vượt trên các vua. Vượt trên hết thiên nhiên trên cả muôn vật đời này. Vượt tận trên vinh hoa, châu báu của con người thế gian, sự hiên diện của Chúa có trước vô cùng. Vượt trên hết năng quyền, vượt trên các vua. Vượt trên hết thiên nhiên trên cả muôn vật đời này. Vượt tận trên khôn ngoan chân lý của con người thế gian, Không chi cao quý báu hơn vinh quang Ngài.

Trong tác phẩm The Pursuit of God thật nổi tiếng, Mục Sư Tiến Sĩ Aiden Wilson Tozer tỏ lòng ngưỡng mộ Frederick Faber, một người Anh đã viết bài hát, “Faith of Our Fathers.” Mục Sư Tiến Sĩ Aiden Wilson Tozer nói,

Trên thập giá, Ngài tuôn huyết thay tôi. Ngài đã chịu chết mọi người liếc mắt khinh chê. Dẫu con người chối bỏ không yêu Ngài, Đớn đau cam chịu, Ngài vui lòng mang. Vì tội tôi

“Tình yêu của ông dành cho thân vị Đấng Christ mãnh liệt tới mức đe dọa thiêu hủy ông;

(Viết theo tài liệu tại Brisbane Úc Châu)

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

HUỲNH VĂN LÃM


THÀNH THẬT SƯU TẦM

M

ột Mục sư ở tiểu bang khác nhận lời mời làm quản nhiệm một Hội Thánh ở Houston, Texas. Vài tuần sau khi nhậm chức, ông có việc đi xuống phố bằng xe bus. Khi trả tiền xe xong và vừa ngồi xuống ghế, ông khám phá ra rằng người tài xế đã thối dư một coin 25 cents. Đang khi nghĩ nên làm gì, ông tự bảo, “Tốt hơn mình nên trả lại 25 cents này. Giữ lại nó là điều sai.” Nhưng ông lại nghĩ, “Ồ, chỉ có 25 cents thôi mà. Quên nó đi. Đâu ai quan tâm số tiền ít ỏi ấy chứ? Dầu sao thì công ty xe bus cũng đã thu phí quá nhiều rồi; họ cũng chẳng thiệt gì với 25 cents. Coi nó như một món của Trời cho và cứ yên lặng đi.” Khi đến trạm xuống xe, ông dừng lại ở cửa giây lát, và rồi móc coin 25 cents đưa lại cho anh tài xế bảo, “Đây là số tiền anh đã thối dư cho tôi khi nãy.” Người tài xế mỉm cười nhìn vị Mục sư nói, “Ông có phải là vị Mục sư mới đến Hội Thánh trong vùng không?” Vị Mục sư đáp, “Vâng, đúng thế!” Người tài xế nói tiếp, “Gần đây tôi suy nghĩ nhiều về việc tìm một nơi để thờ phượng Chúa. Tôi chỉ muốn thử xem ông sẽ làm gì khi tôi thối dư tiền. Tôi gặp Mục sư Chúa nhật này tại Hội Thánh.” Khi vị Mục sư bước xuống xe, ông ôm cột đèn gần đó nói, “Chúa ơi, chút nữa là con đã bán Con một Ngài với giá chỉ 25 cents rồi!” Đời sống chúng ta là quyển Kinh Thánh duy nhất mà người khác sẽ đọc được. Đây quả là một thí dụ đáng sợ về việc có bao nhiêu người chung quanh quan sát đời sống Cơ-đốc của chúng ta và thử nghiệm niềm tin của chúng ta! Hãy luôn luôn cảnh tỉnh và nhớ rằng chúng ta đang mang Danh của Chúa Cứu Thế Giê-su trên vai mình khi chúng ta tự gọi mình là Cơ-đốc nhân. Hãy giữ gìn tư tưởng của bạn; nó sẽ trở thành lời nói. Hãy giữ gìn lời nói của bạn; nó sẽ trở thành hành động Hãy giữ gìn hành động của bạn; nó sẽ trở thành thói quen. Hãy giữ gìn thói quen của bạn; nó sẽ thành tính khí. Hãy giữ gìn tính khí của bạn; nó sẽ trở nên số phận của bạn.

Câu gốc suy gẫm: “Chúng tôi không bán rẻ Lời Đức Chúa Trời như nhiều người khác, nhưng với lòng thành thật, được Đức Chúa Trời sai đi; trước sự hiện diện của Đức Chúa Trời chúng tôi truyền giảng Lời Ngài trong Chúa Cứu Thế.” (2 Cô-rinhtô 2:17)

HO DAN TAM January 20 at 6:59 PM

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

33


BỆNH TIỂU ĐƯỜNG & CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG

C

LINDA LIEM

ó 3 phần chính trong cách chữa trị bệnh tiểu đường, là thể thao, thuốc và chế độ ăn uống.

Trong 3 phần nầy, ăn uống thế nào cho đúng khó nhất. Phần đông chúng ta đều thích ngọt mà chất đường là chất lại phải tránh. Có khi nào bạn thèm một món ăn nào đó mà không thể cưỡng lại không? Môn dinh dưỡng có đủ chỉ dẫn để chúng ta theo, hầu giữ được mức đường trong cơ thể không đi quá tiêu chuẩn, nhưng chỉ hiểu biết thôi chưa đủ. Còn nhiều điều kiện khác phối hợp với nhau mới có hiệu lực. Trong các điều kiện đó có ý chí, cách tổ chức đời sống hằng ngày, sự nâng đỡ của gia đình và bạn bè. Tuy khó theo chế độ dinh dưỡng, nhưng không phải không làm được. Có nhiều người bị bệnh tiểu đường vẫn sống một đời sống khỏe mạnh và có một sự nghiệp vững vàng. Có những mẹo mà chúng ta nên để ý áp dụng để duy trì chế độ ăn uống có hiệu quả. Sau đây là những điều nên biết để áp dụng cho đời sống dễ thở hơn:

I. GIỮ CÁC BỮA ĂN CÁCH KHOẢNG BẰNG NHAU. Ăn nhiều bữa hơn nhưng mỗi bữa ăn ít hơn Mức đường điều hòa hơn nếu bạn giữ các bữa ăn cách khoảng bằng nhau. Chẳng hạn như điễm tâm 7 giờ sáng, ăn trưa 11 giờ, ăn tối 6 giờ. Xen kẽ vào đó 2 bữa ăn vặt vào 2 giờ chiều và 8 giờ tối. Ăn cách nầy cơ thể không phải làm việc quá sức để tiêu hóa những lương thức ăn quá lớn và có khả năng giữ mức đường không cho lên quá cao, cũng không xuống quá thấp.

II. CHÚ Ý ĐẾN BỮA ĂN SÁNG Bữa ăn sáng rất quan trọng vì nó cho ta sức để làm việc trong ngày. Nên dự định dậy sớm hơn để có thể ăn thong thả trước khi đi làm. Một bữa ăn sáng quân bình, gồm đủ chất dinh dưỡng và calori sẽ chận các cơn xuống hay lên đường trong ngày. Lẽ dĩ nhiên là sau đó cũng phải tính các bữa ăn trong ngày theo tiêu chuẩn thì mới duy trì được mức đường cho tốt.

III. CHÚ TRỌNG VIỆC CHUẨN BỊ Chuẩn bị thức ăn cho ngày hôm sau. Thời gian nầy thuận lợi cho việc tính các phần ăn có bao nhiêu lượng đường, calori. Có thể chuẩn bị cho nguyên tuần nếu đi làm. Chuẩn bị trước khi đi chợ để biết sẽ mua gì và mua bao nhiêu. Chuẩn bị trước thì buổi sáng trước khi đi làm sẽ đỡ bề bộn công việc và có được những bữa ngon đúng theo tiêu chuẩn.

IV. GHI ĂN THỨ GÌ RA GIẤY Ghi tất cả những gì mình ăn: thứ nào, bao nhiêu (muỗng, chén) Có ghi mới biết rõ chúng ta ăn bao nhiêu và có thể cho chúng ta biết mình bị dị ứng 34

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


như thế nào sau khi ăn thứ gì. Khi xem lại bản ghi nầy sẽ dễ dàng hơn để biết chúng ta có giữ đúng tiêu chuẩn hay không.

Khi chọn, nên chú ý đến:

Nhờ đó mà từ lần sẽ thay đổi cách ăn uống để duy trì mức đường cho tốt.

- BAO NHIÊU PHẦN ĂN TRONG HỘP (SERVINGS PER CONTAINER) Chẳng hạn như 2

- PHẦN ĂN (SERVING SIZE) Chẳng hạn như ½ cup

V. CHÚ Ý ĐẾN NHỮNG THỨC ĂN TRỮ Nếu đọc nhãn nầy thì biết một phần ăn là TRONG NHÀ Khi xưa nếu trong vườn Eden không có trái cấm thì Adam và Eva đã không ăn trái cấm.

một nửa hộp thôi, chỉ ăn được phân nửa, không phải nguyên hộp

Ngày nay chúng ta phải đối diện với đủ thứ thức ăn mà phần nhiều thứ nào cũng có đường.

- CALORIES Chẳng hạn như 230

Một điều mà ai cũng có thể làm ngay tại nhà mình là đừng mang thứ gì thuộc loại ăn vặt có nhiều đường về nhà. Cứ nhìn những thứ đó là thế nào cũng bỏ vào miệng. Không nên chứa nước ngọt, kể luôn nước dùng các lọai đường hóa học. Nên bày ra những thức ăn vặt ít đường, chẳng hạn như các lọai hạt (nuts and seeds), bánh mì nâu (100% whole wheat), bơ đậu phọng, phó mát (cheeses), trái cây nào ít đường, ở nơi nào dễ thấy để nếu có đói thì với tay lấy.

VI. ĂN KHI XÃ GIAO BÊN NGÒAI Trong những buổi xã giao chúng ta ít khi kiểm soát được thời giờ khi nào ăn, ăn những thứ gì. Tuy nhiên, trước khi tham dự, chúng ta có thể ăn lót dạ, nghĩa là ăn một chút để khi đến buổi tiệc không bị xuống đường khi chờ đến phần ẩm thực. Khi dự tiệc, chúng ta cũng có thể chọn thức ăn nào hạp với bệnh tiểu đường, và điều nầy dễ dàng hơn nếu chúng ta đã ăn lót dạ trước khi đi.

VII. TẬP ĐỌC NHÃN TRÊN ĐỒ HỘP HAY GÓI THỨC ĂN Tốt nhất nên ăn thức ăn tươi, nhưng cũng có những thức ăn trong hộp có nhiều bổ dưỡng. Tuy nhiên nên chọn kỹ lưỡng các thức ăn trong hộp hay trong gói.

Đọc tiếp, sẽ thấy: Ta biết là một phần ăn (½ hộp) có 230 calori. Như vậy thì phải tính 230 vào số calori dự định trong ngày hay trong bữa ăn. Đọc tiếp, sẽ thấy: - TOTAL CARBOHYDRATES 37GM 13% Con số nầy rất quan trọng cho những người bị tiểu đường vì phải tính vào số lượng đường được ăn trong môt bữa ăn Chẳng hạn nếu được ăn 45-60 gm carbohydrates (đường) trong một bữa ăn, thì ½ hộp thức ăn nầy (37gm) đã cho ta gần hết số lượng đường được ăn trong bữa ăn. Ngoài ra thì nhãn hiệu có những thông tin khác về số lượng cholesterol, muối, chất xơ, v.v… nhưng quan trọng cho tiểu đường là những sự kiện bên trên. Đọc đến đây có lẽ bạn chịu thua cơn bệnh quái ác nầy, nó làm cho đời sống của bạn quá cầu kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn không muốn cầu kỳ thêm, thì bạn không dùng đồ hộp làm gì. Chính ra, thức ăn tươi dễ tính hơn và có thể nhiều bổ dưỡng hơn nếu biết cách chọn và nấu. Kỳ tới, chúng ta sẽ xem xét cách chọn những bữa ăn thế nào theo đúng tiêu chuẩn của bệnh tiểu đường LINDA LIEM

Hộp nào hay gói nào cũng có nhãn hiệu. ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

35


36

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

37


38

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


TÌM MỜI HIỆP TÁC… Đã có sẵn một nơi ăn, chốn ở, một tiệm hớt tóc khách đông, một nơi thờ phượng Chúa và làm việc sinh sống…

- CARY NC, đất đượm mật và sữa! Cơ hội tốt cho gia đình trẻ con nhỏ! Nay vợ chồng muốn làm partime, được nghỉ ngơi và hầu việc Chúa. - Tìm vợ chồng trẻ hợp tác trong tình thân trong Chúa. Text ERIC

Muốn có thợ khéo cắt tóc nam nữ tin Chúa và yêu Chúa tham gia. Nếu có được một nữ truyền đạo đến hiệp tác phục vụ càng tốt. Một tiếng gọi ý nghĩa.

SUNSHINE BEAUTY HAIR SALON 3753 Gravois Ave., Saint Louis, MO 63116

Liên lạc: Chị THIÊN MINH NGUYỄN Phone: 314-326-7264

for more info. ERIC HUYNH VÕ

Hoặc: 314-556-0097 Để biết thêm chi tiết và chia sẻ tâm sự xây dựng một "quê hương tốt hơn…" ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

39


Master license #202763

5600 E. Mockingbird Ln., Dallas TX 75206

Chuyên Thiết Kế - Sửa Chữa Toàn Bộ hệ thống điện nhà, commercial

469-878-0614 Or 972-357-0671

Call Now

Electrician Phúc Nguyễn

Thành Thật - Kinh Nghiệm - Uy Tín 40

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


HOMECARE SERVICES TRUNG TÂM PHỤC VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TẠI GIA 124 W. Pioneer Pkwy, Arlington, Texas 76010

VIỆTWELL - Là văn phòng chăm sóc sức khỏe tại gia hoàn toàn miễn phí cho người có thu nhập thấp hay có Medicare, Medicaid... VIỆTWELL - Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn cao, tận tâm và nhiệt tình sẽ giúp quý vị có cuộc sống ý nghĩa hơn, sống vui, sống khỏe, sống trường thọ... VIỆTWELL - Đưa nhân viên đến tận nhà chăm sóc cho quý vị hay sẽ huấn luyện và trả thù lao cho người thân là người trực tiếp chăm sóc. VIỆTWELL - Sẽ giúp quý vị nếu cần dụng cụ y tế như: xe lăn, walker, giường nhà thương... và nhiều quyền lợi khác. VIỆTWELL - Giúp công việc thường nhật mỗi ngày:

- Uống thuốc - Nấu cơm - Giúp vệ sinh cá nhân - Tập thể dục - Dọn dẹp nhà cửa - Giúp ăn uống - Giặt quần áo - Đi chợ, mua sắm

Chương trình này hoàn toàn không ảnh hưởng đến những quyền lợi quý vị đang có như: SSI, SSA, Food Stamp, Housing...

ĐỂ ĐƯỢC PHỤC VỤ NGAY HÔM NAY HÃY GỌI

(972) 786-6364 - (817) 299-8888

VIỆTWELL - SỰ LỰA CHỌN HOÀN HẢO ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

41


N

hắc đến mùa Xuân, người ta thường nhắc đến những gì tươi xanh, tốt đẹp, căng tràn nhựa sống.

Nhà thơ Chu Minh Khôi có mấy vần thơ rất lãng mạn về mùa Xuân. “Trời mới ửng lên nắng trạng nguyên Tiếng chim thả chữ xuống vòm hiên Tháng giêng khép mắt cười e ấp Lộc biếc mọc răng khểnh nõn duyên”. Tác giả Phạm Đình Chương thì để “ánh xuân đem vui” cho cuộc đời bằng những ca từ nổi tiếng trong bài hát “Đón Xuân”. “Xuân đã đến rồi, reo rắc ngàn hồn hoa xuống đời Vui trong bình minh,

muôn loài chim hát vang mọi nơi Đem trong tiếng cười, cho kiếp người tình thương đắm đuối Ánh Xuân đem vui với đời “. Với tôi, nhắc đến mùa Xuân, là nhắc đến câu chuyện về Vườn Thượng Uyển của nhà vua. “Có một vị vua nọ, muốn xây một Vườn Thượng Uyển cho hoàng cung, bèn cho mời những thợ làm vườn giỏi nhất và phán: - Ta muốn một khu vườn chỉ có Mùa Xuân và hoa nở bốn mùa. Không cây hoa nào được phép héo tàn và ngã rụng. Những người làm vườn đi ra, tìm và gieo những hạt giống tốt nhất xuống khu vườn. Khi mùa Xuân đến, hết thảy cây hoa đều

VƯỜN THƯỢNG UYỂN CỦA NHÀ VUA NINA LÊ

42

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


đâm chồi nảy lộc, vươn mình kiêu hãnh dưới nắng Xuân. Rồi mùa đông về, từng cơn gió lạnh căm thổi qua khu vườn, làm run rẩy cả những cây to cành nhất. Thoáng nghe trong gió, tiếng một bụi hồng run run giọng nói: - Gió mạnh quá rồi. Ta không thể giữ được những nụ hồng đỏ thắm của mùa Xuân. Nếu tiếp tục thế này, chắc ta chỉ còn những bộ xương trơ cành và chết mất giữa mùa đông lạnh lẽo. Bụi chuối già bên cạnh, cũng ồm ồm cất tiếng nói. - Ta cũng vậy. Toàn thân ta đang đông cứng lại. Vĩnh biệt khu vườn xinh đẹp. Ta không thể chống lại cái lạnh tê buốt này. Nhưng có một cây păng-xê bé nhỏ, đang nô đùa cùng gió ở gần đó, bèn lên tiếng: - Có gì mà lo lắng vậy, hỡi bác Chuối và cô Hồng xinh đẹp? Chúng ta đã được lựa chọn để làm nên vườn thượng uyển của nhà vua. Hãy tự hào về điều đó, và tin tưởng rằng, những người làm vườn giỏi nhất của nhà vua sẽ chăm sóc chúng ta. Họ sẽ không để chúng ta chết mất giữa mùa đông. Vì nhà vua đã ra lệnh cho họ phải làm một vườn hoa tươi tốt bốn mùa. Nếu có chăng, chỉ là chúng ta có thể ngủ một giấc ngon lành, đợi chờ những cơn gió lạnh đi qua, để lại tiếp tục vươn mình khi mùa Xuân tới. Nhưng còn păng-xê, những cơn gió lạnh chỉ làm con có thêm một trải nghiệm mới mẻ. Như vậy, mới quý hơn những tia nắng ấm áp của mùa Xuân và cảm ơn những người làm vườn, vì họ luôn vất vả ngày đêm để chăm sóc chúng ta, bảo đảm rằng chúng ta sẽ không bị ngã rụng và chết mất. Trong lúc hoa păng-xê đang say sưa thuyết phục bác Chuối và cô Hồng, thì mấy người làm vườn đi đến. Họ nói cùng nhau.

- Nào, hãy cho thêm lá thông vào những gốc hoa và các cây trong vườn. Trời lạnh lắm. Phải bảo đảm các loài cây không chết mất giữa mùa đông. - Nầy, cây chuối kia, phải cho nhiều lá thông hơn nữa. Và những cây hồng đỏ, hãy bón thêm đất vào mấy gốc cây. - Nhà vua sẽ nổi giận, nếu nhìn thấy khu vườn tàn héo. Có loài có thể sống mạnh giữa mùa đông. Có loài phải cần thời tiết nắng ấm. Nhiệm vụ của những người làm vườn như chúng ta, là phải biết đặc tính của từng loài cây, để có chế độ chăm sóc thích hợp, và làm cho khu vườn tươi tốt bốn mùa. Vì điều đó đẹp lòng vua của chúng ta. Họ vừa nói, vừa vui vẻ bón đất và đặt thêm lá thông vào những gốc cây. Lặng yên trong gió, tiếng mấy bác làm vườn nói cười sang sảng. Bên kia góc vườn, bác Chuối già và cô Hồng thu mình vào lớp áo thông, mỉm cười... - Bây giờ, ta đã hiểu. Cho dù mấy bác làm vườn kia có cắt mất bộ cánh bảnh bao của ta, thì ta cũng chẳng lo gì. Vì biết rằng, những gì họ làm, là để cho ta được sống và càng trở nên lịch lãm, hào hoa khi mùa Xuân quay lại. Tiếng bác chuối thì thầm. ... Cuộc đời chúng ta như những cây trồng trong vườn thượng uyển của nhà vua. Bốn mùa đi qua, bao nhiêu nước mắt và nụ cười. Nhưng chúng ta vui mừng vì trong Chúa, mùa Xuân là vĩnh cửu. Và Chúa Giê xu là thợ làm vườn tuyệt vời nhất. Ngài không để chúng ta chết mất, nhưng có kế hoạch cho chúng ta được sống và làm nên vương quốc của Đức Chúa Trời. Ước mong, hết thảy con cái Chúa, một năm mới đầy phước hạnh, bình an, đầy lòng trông cậy vào một mùa Xuân không bao giờ tàn trong đấng Christ NINA LÊ

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

43


CÂY TRÁI ÂM NHẠC KIM HÂN

Cây trái và mọi cây hương nam... Cả thảy khá ngợi khen danh Đức Giê-hô-va (Thi thiên 148: 9b,12a)

C

ô Khả yêu cây cối thực vật. Từ trong ra ngoài chỗ nào cũng có cây xanh. Không những yêu quý mà biết nét riêng từng loài từ cách trồng đến chăm sóc tỉ mỉ khiến bè bạn thích thú đến nhà cô dạo vườn. Ngày lạnh cô Khả mang cây vào nhà, đặt ở phòng khách gần cửa cái. Sáng sớm mặt trời còn lấp ló sau rặng núi, cô vén lá rờ rẫm từng chiếc xanh bóng thơm tho. Cây rung rinh lên tiếng. Chào cô chủ, không biết đêm qua buồn vui gì mà sáng sớm cô đã ra ngắm tôi rồi. Tưởng cô thương nhớ thân cây nhỏ bé nên ra trò chuyện. Từ rất lâu tôi không được trò chuyện. Cô chủ có Đấng để trò chuyện, tôi thì không. Cô chủ có Đấng dựng nên mình, tôi cũng thế. Tuy vậy Đấng nghe cô vì cô có chất giọng rõ ràng, tôi thì lẳng lặng giữa đất trời mênh mông. Cô có mái ấm chỗ che thân, tôi thì bơ vơ giữa muôn trùng vạn vật. Nhưng tôi nào dám phàn nàn, nhờ cô tìm thấy tôi trong chợ nhỏ mang tôi về nhà. Từ đó tôi được cô chủ chăm sóc. Dầu tôi không có tri thức như cô nhưng những đường gân xanh cho tôi hay cần cẩn trọng. Lúc ấy tâm trạng tôi rất khó tả, hoang mang hay vui mừng không hiểu nổi. Tôi e dè sợ sệt. Cuối cùng tôi bình yên trong bàn tay cô còn hơn bơ vơ giữa phố chợ đông người. Tôi hiểu bàn tay một người có Chúa dẫn dắt là thế nào. Cô thường uống nước từ lời Đức Chúa Trời làm cho đã khát, cô nào quên thân cây bé bỏng. Cám ơn cô chủ chăm sóc tôi bằng những ly nước khi sáng sớm. Một ly nước trong ngày ngọt ngào hạnh phúc. Được trồng trong mảnh đất mềm giàu khoáng chất sinh ra tôi lớn thêm từng ngày. Lạnh giá, hình như cô đọc được nhịp tim của tôi, nâng tôi trên đôi tay nhân từ dịu dàng, chuyền hơi ấm như nguồn điện chạy vào lòng đất, rễ đến thân cây của tôi. Tôi đã nhìn cô âu yếm rất lâu không chợp mắt, cô 44

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

nhiệt tình mang tôi vào nhà cạnh cửa cái. Cái kính trong suốt tôi có thể nhìn thấu được. Có lẽ chỗ này thích hợp nhất trong gian phòng phải không. Điều gì xảy ra với tôi. Ồ tôi không ngờ cứ sáng sáng tôi ngước lên thưa chuyện cùng mặt trời. Trưa trưa tôi tâm giao từng giọt nắng. Đêm về tôi suy niệm những giọt mưa, viết câu chuyện cười, quên đi cái lạnh ghê gớm thấu xương. Kể cho cô nghe, bạn tôi là một loài Lan tím đẹp nhất một khu rừng, đươc một ông mang về thí nghiệm. Ông là nhà khoa học sinh vật rất nổi tiếng, ông dùng máy dò nói dối nối vào cành lá rồi thí nghiệm cách nào đó khi một ông bạn dẫm nát te tua, hoa Lan rất sợ hãi. Lần khác mấy đứa nhỏ nghịch ngợm tệ lắm định đốt vài cụm lá đã làm loài thực vật này rung lên hoảng hốt, máy dò nói dối cho thấy một đồ thị nhịp tim của hoa không đồng đều bị thất kinh. Sau những cuộc thí nghiệm, nhà khoa học kết luận rằng cây cối nghe được, thấy được, cảm xúc được. Cảm ơn nhà khoa học lên tiếng nói dùm cái cây như chúng tôi, mà chúng tôi là loài thực vật của những người câm. Một chiều cao hết sức khiêm nhường, có ai tưởng tượng nổi cỡ đứa trẻ bảy, tám tuổi chừng một mét, nhưng so tuổi tác thì chiều cao của tôi vượt trội đấy. Đấng dựng nên tôi bảo muốn sanh trái thì khiêm nhường, nhờ chiều cao khiêm nhường nên cây tôi có trái. Đấng đã lập trình hình dung tánh nết của tôi. Tôi liên tưởng chàng dõng sĩ Đa-vít ngày xưa nhỏ xíu mà hạ gục con sư tử, đánh bại tên khổng lồ, chiến thắng hàng vạn quân thù. “Nhỏ mà có võ”. Tôi chẳng múa võ chi cả, nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi. Cô chủ thông minh lựa chọn những cách chăm sóc tôi một cách tâm lý ưa tử tế. Mấy hôm nóng rát, tôi bị sâu tấn công, tôi ghét sâu lắm, ăn mòn những chiếc lá bóng của tôi, chẳng dè no nê còn đẻ trứng nữa hết sức bậy bạ. Cô chủ tinh ý vạch lá bắt sâu sạch trơn, cô còn xịt thuốc khử bảo vệ lớp da giữ hơi thở của tôi trong lành. Nói thiệt là tôi dị ứng mùi hắt hơi


quá chừng. Nghĩ cho cùng bệnh tật thì sao có hoa sanh trái, cái cây coi sao được, vẻ đẹp biến mất. Nhờ bàn tay cô chủ mà cây tôi khỏe mạnh luôn. Mùa xuân sang, khi những con chim lấp ló ngoài khung, cỏ non xanh mơn mởn, cô mang tôi ra ngoài hít thở không khí mới. Tôi ngẩn ngơ vươn vai đàn chim liếng thoắng ca hát nhịp nhàng, cái cây tôi vui mừng thanh âm vang cõi đất trời. Muôn vật đã tươi sáng tuyệt vời, tôi thẫn thờ một thời làm cây không thể hát như chim, reo vui như suối, thanh thoát như đá. Tôi ngưỡng mộ suối reo làm đá tương tư, khâm phục một cánh chim viết nốt cho thi sĩ, làm màu cho họa sĩ. Tôi từng ao ước làm một con chim dòng suối nhỏ vách đá lởm chởm ven rừng. Nhưng Đấng dựng nên tôi có ý định tốt cho từng loài. Cũng có ý định nào đó mà tôi chưa biết. Công việc lành đã được chuẩn bị từ những ngày tôi còn trong lòng đất. Cuối cùng tôi an nhiên chấp nhận số phận như một sự vâng phục Đấng dựng nên. Tuy vậy, ngày đêm tôi hát, nốt trầm nốt thăng, thăng cũng như trầm, trầm trầm thăng thăng, điệu ngắn điệu dài. Tôi hát trong lòng cõi đất trời mênh mông. À, tôi thích cô chủ mang tôi gần đến dòng suối nhân tạo bên hông nhà. Dòng suối như một khu rừng vắng nên thơ hiền hòa. Chim hoa suối réo rắc những âm điệu lạ lùng làm tôi yêu thích. Mùa xuân rồi, vạn vật dường như hoà nhịp trong sự sinh sôi nảy nở. Nhờ những cơn mưa xuân ướt sũng khoác cho tôi chiếc áo mới, cái cây mới. Cô chủ cũng thế, trang phục nhẹ nhàng, tâm hồn rộng mở đi mừng lễ Tết phải không? Tôi cũng thế. Nhờ cô mang tôi ngồi bên bờ suối gần mặt trời hoa tôi nở trái đậu luôn. Ban đầu trái tôi thưa thớt. Một năm sau có thêm vài chục. Hai, ba năm nữa đến bây giờ trái xum xuê. Tôi biết được qua ống nghe cô kể chuyện mấy người bạn chứ cây tôi nào màng tới, chỉ biết siêng năng làm việc. Cô hái dùm mấy quả cho gia đình bà con bạn bè trong hội thánh, làm hương vị đậm đà cho món ăn tăng thêm hạnh phúc gia đình. Như vậy, tôi được hòa quyện vào từng người, từng nhà, luôn cả hội thánh. Tôi nghĩ cái cây nhỏ bé này ích người lợi ta thì hạnh phúc chi bằng. Tôi cũng có ích cho Đấng dựng nên. Vì mọi việc Ngài làm đều tốt lành.

Ngài đã dùng tôi theo ý định thật tốt lành. Trước đây ở ngoài chợ nhỏ tôi ủ rũ èo ọt như cái cây trơ xương chẳng ai thèm dòm chứ nói chi có ý định mang tôi về. Tôi nghĩ mãi không ra lý do nào xứng hiệp với tâm tình cô chủ. Tôi nghe tiếng nói từ trên cao của mặt trời giọt nắng giọt mưa. Trái tôi xum xuê tưởng để chưng bày in ấn trên những tờ tạp chí quảng cáo, ngay cả facebook, iphone rầm rộ... mặc dầu họ hàng của tôi là loài cây có trái để ăn, lá để làm thuốc được loài người ưa chuộng. Ngoài việc dùng làm hương vị món ăn, Đấng dựng nên tôi dùng tôi làm hương liệu nhỏ nhờ sự thông minh Ngài ban cho cô chủ. Trái tôi được dùng làm thuốc trị những ngày cảm lạnh, căng thẳng dạ dày, đau họng... Lòng vui mừng là phương thuốc hay. Phương thuốc hay là lòng vui mừng. Chúa Giê-xu chết cho tội lỗi cứu chuộc cô là phương thuốc rịt lành mọi bệnh tật tâm linh của cô, từ đó cô vui mừng trong Chúa luôn luôn. Cô vui chăm sóc cái cây không nói không cười không tỏ vẻ hờn giận... tôi hết sức cảm động trở nên một phương thuốc trị liệu cho người, đó là niềm vui lớn nhất. Cô lại mang tôi vào nhà trái xum xuê từ gốc đến ngọn, tôi tự hào Đấng dựng nên mọi vật chọn nhiều loài cây, trong đó có tôi chưng bày những ngày Tết. Vài sợi đèn ôm vòng eo như chiếc áo xuyến quý cô đi lễ hội. Sợi ngắn sợi dài xanh đỏ rung rinh chúc câu nhạc vui. Tôi được đọc mấy câu Kinh thánh bàn tay cô trang điểm như chiếc liễn cột nhà quý cụ văn võ xưa. Bạn bè chúc Tết sững sờ, thế đủ thấy phước phúc đầy nhà. Trước bàn đủ mọi thứ hoa quả, bánh mứt đủ loại, bánh chưng bánh dày không thiếu thứ gì, mai đào õng ẹo... tấm lụa hương xuân phảng phất từ ngoài vào trong, trong lòng đất tôi. Tôi thấy mùa xuân. Ngôi nhà mùa xuân. Tôi là mùa xuân. Nghẹn ngào cả lời tạ ơn Đấng dựng nên, cho tôi một cuộc đời, không đáng để sống dâng hiến sao. Nói một lời, Đức Chúa Trời ban phước trên tấm lòng cô chủ đầy ơn đấy, xin cô hãy tiếp tục sống vui với tôi với đời, tôi đội ơn cô hưởng lây làm trọn phận sự, có lẽ Đấng dựng nên hài lòng cũng mỉm cười KIM HÂN ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

45


T

rong thời kỳ đại họa thế giới, cơn đại dịch coronavirus đang tàn phá toàn trái đất, trong khi các nhà bác học miệt mài trong phòng lab chạy đua với thời gian tìm những bộ test thử nghiệm, vaccine ngừa bệnh và thuốc chữa bệnh, các y bác sĩ chiến đấu trực tiếp với bệnh nhân ngay trên tuyến đầu máu lửa. Thế giới đóng băng, lòng người kinh hãi. Những người có Chúa thế nào và các Mục sư nói gì qua những bài giảng của họ để khích lệ lòng tín hữu cũng đang hoang mang trong cơn bão? Mục sư Steven Furtis của Hội Thánh Elevation đã giảng một bài giảng có tựa đề Tôi Vẫn Sợ. Tôi thích bài giảng này vì nó minh bạch và thực tế. Ông kể câu chuyện đứa con gái của ông một đêm chạy xuống phòng ông, khóc, nói rằng nó nghe tiếng động trong phòng tắm, và nó sợ. Ông cố gắng làm cho đứa trẻ bớt sợ, bằng cách nói rằng cha đang ở với con, nhưng chỉ một lát, nó lại khóc mà nói: con biết rằng cha đang ở với con, nhưng con vẫn sợ. Ông nói rằng ông yêu lời nói đó, và nói rằng, tôi cũng sợ. Sợ là một thái độ tự nhiên, đừng cố gắng trích dẫn Kinh Thánh, đừng tỏ vẻ quá thuộc linh, nói rằng tôi không sợ vì có Chúa, nhưng lòng vẫn sợ. Ông vẫn sợ cái gì thì mời nghe bài giảng đó sẽ hiểu. Riêng tôi nghĩ rằng nếu mình nói không sợ, thì Đức Chúa Trời sẽ để cho mình yên, lo cho người khác, nhưng nếu mình nói sợ, thì Đức Chúa Trời sẽ có giải pháp cho mình. Tôi muốn nói với quý vị rằng không phải chỉ mình tôi và quý vị sợ, mà hầu như cả thế giới sợ, 46

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

SỢ GÌ? MỤC SƯ LỮ THÀNH KIẾN từ Tổng Thống đến dân chúng, từ trí thức đến bình dân, từ giàu đến nghèo, từ địa vị cao đến tầng lớp thấp. Và ngay cả những thánh nhân trong Kinh Thánh cũng sợ. Họ sợ, họ không chối rằng tôi không sợ, không giả vờ không sợ. Họ công nhận là họ sợ, và bày tỏ sự sợ hãi trong các phân đoạn Kinh Thánh thời kỳ Tân Ước, đặc biệt là những câu chuyện các

môn đồ trên biển hồ Ga-li-lê. Và chúng ta thấy rằng luôn luôn như vậy, Đức Chúa Trời có giải pháp cho họ, giúp họ giải quyết sự sợ hãi. Dù cho Ngài có “mắng” về sự yếu đuối đức tin, như Ngài đã “mắng” các môn đồ, thì Ngài vẫn có giải pháp giúp đỡ. Khi Ngài “mắng” rằng “hỡi kẻ ít đức tin kia, cớ sao các ngươi sợ”, thì Ngài cũng “bèn đứng dậy, quở


gió và biển, thì liền yên lặng như tờ” Tôi cũng hoàn toàn tin rằng Đức Chúa Trời có giải pháp cho cả một thế giới đang sợ hãi trong đó có quý vị và tôi. Tôi cũng nghĩ rằng Ngài sẽ hỏi chúng ta chi tiết để giải quyết nan đề. Các con sợ gì? Dĩ nhiên chúng ta sẽ nói: coronavirus. Đó là cái đáng sợ nhất trong thời gian này. Nó chỉ là một vi trùng nhỏ, rất nhỏ không thể thấy bằng mắt thường. Nhưng khi nó bám vào một người nào, gây tổn thương cho người đó, thì nó sẽ lây lan ra theo cấp số nhân. Nó không chỉ tàn phá một người, nó tàn phá cả một cộng đồng, một thành phố, một quốc gia, và bây giờ. Rõ ràng, nó gây sự tàn phá cho toàn thế giới. Người ta không dám ra đường, tự cách ly trong nhà, khi có việc phải ra đường thì bịt mặt lại bằng khẩu trang, rửa tay hàng chục lần mỗi ngày, tránh lại gần nhau, cẩn thận đứng cách nhau chừng 2 mét. Nhưng nó vẫn lây lan ra với một tốc độ kinh hoàng, hơn cả những trận bão. Không thể gọi là bão, mà là cuồng phong. Người ta chết lớp lớp trong các bệnh viện tới nỗi không còn có thể chôn cất cách cẩn thận, nghi thức cá nhân, mà là chôn tập thể. Và không một ai biết được rằng bao giờ sẽ đến lượt mình. Thế thì nó không chỉ còn gọi là sợ, nó lớn hơn nỗi sợ nhiều. Nó là nỗi kinh hoàng. Cho đến khi Đức Chúa Trời đưa cánh tay quyền năng của Ngài ra trên trận dịch, thì nó vẫn là một nỗi sợ kinh hoàng. Cơ-đốc-nhân toàn thế giới đêm ngày khẩn cầu Đức Chúa Trời thương xót mà cứu con người trên thế giới.

Xét cho cùng, thì Cơ-đốc-nhân có phải quá hoảng sợ như vậy không? Nếu chúng ta nói rằng chúng ta có đức tin, có sự trông cậy vào một Đức Chúa Trời quyền năng, thì chúng ta có tin rằng một khi Đức Chúa Trời cho phép đại dịch xảy ra, thì Ngài cũng có quyền chấm dứt nó? Như những câu chuyện trong mười tai vạ, sự trừng phạt dân Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời trong Cựu Ước, những sự chữa lành siêu nhiên của Chúa Jesus, đặc biệt là những lần Ngài quở trách sóng gió trên biển trong Tân Ước? Có phải những câu chuyện đó chỉ xảy ra trong quá khứ, cách đây hàng mấy ngàn năm, chỉ là lịch sử, và Đức Chúa Trời chỉ còn là một vị thần của quá khứ, đã đi vào quá khứ, không còn có thể làm gì trong thời đại ngày hôm nay. Chúng ta nghĩ thế nào? Tôi nghĩ rằng chúng ta vẫn rất thuộc câu Kinh Thánh này trong sách Hê-bơ-rơ 13:8: Đức Chúa Jesus Christ hôm qua, ngày nay, và cho đến đời đời không hề thay đổi. Chúng ta vẫn tin rằng Đức Chúa Trời vẫn sống, vẫn cai trị trên toàn thế giới, vẫn có thể làm bất cứ những điều gì Ngài muốn, chỉ có điều chúng ta không biết, là khi nào Ngài mới làm. Cho nên chúng ta vẫn sợ, vẫn cầu nguyện trong nỗi hoang mang, và khắc khoải hỏi Chúa: Chúa ơi, cho đến bao giờ? Tôi không dám chê cười gì quý vị hết, khi quý vị nói rằng tôi vẫn cầu nguyện với Đức Chúa Trời, và vẫn sợ. Bởi vì tôi cũng vậy, nói như Mục sư Steven Furtick. Nhưng mấy ngày nay, tôi cứ suy nghĩ, còn có cái gì đáng sợ hơn con virus bé nhỏ mang tên

corona này không? Có một câu Kinh Thánh chợt nhảy ra khỏi đầu óc tôi. Ma-thi-ơ 10:28: Đừng sợ kẻ giết thân thể mà không giết được linh hồn; nhưng thà sợ Đấng làm cho mất được linh hồn và thân thể trong địa ngục. Gẫm cho cùng, nỗi sợ kinh hoàng coronavirus đến từ một nỗi sợ thầm kín muôn đời của con người là sợ chết. Chẳng có người sống nào muốn chết cả. Tôi nhớ một câu nói rất hay của một nhà nữ truyền giáo mà tôi không nhớ tên, đã lâu lắm rồi khi bà đi truyền giáo cho một bộ lạc Phi Châu, thổ dân bắt bà, muốn giết bà, nhưng khi thấy bà không có vẻ gì sợ hãi trước sự hăm dọa, họ hỏi: sao bà không sợ chết, nếu bà không sợ chết thì tôi sẽ giết bà. Bà nói: tôi không sợ chết, vì khi chết tôi sẽ gặp Đức Chúa Trời tôi, nhưng đã là người thì ai cũng muốn sống. Thổ dân đã tha cho bà. Tôi không biết là những người thổ dân bắt bà có hiểu được ngụ ý sâu sắc mà người nữ truyền giáo này nói hay không, nhưng câu nói ấy quả là một chân lý: đã là người thì không ai muốn chết. Chúa Jesus biết là người ta sợ chết. Ngài cũng từng sợ chết khi chuẩn bị bước lên đồi Sọ, dù sự sợ chết của Ngài khác hơn sự sợ chết của loài người. Nhưng Ngài nói rằng có một cái chết đáng sợ hơn cái chết thể xác. Kinh Thánh nói rằng dù người ta có sợ đến đâu thì cũng phải chết, đã là người thì ai cũng phải chết, và chịu sự đoán xét. Kinh Thánh cũng nói rõ rằng con người ta đã được Đức Chúa Trời làm ra từ bụi đất, ngày kia cũng sẽ trở về bụi đất, nhưng cái quan trọng hơn ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

47


là linh hồn, linh hồn rồi sẽ đi về đâu? Sách Truyền-đạo của Kinh Thánh, một quyển sách triết lý thâm sâu về số phận đời người, chép trong đoạn 12 câu 7: và bụi tro trở vào đất y như nguyên cũ, và thần linh trở về nơi Đức Chúa Trời, là Đấng đã ban nó. Chúa Jesus nói: các con ơi, có một nỗi sợ hãi kinh khiếp, đáng sợ hơn nỗi sợ chết thể xác ngàn lần, đó là sự chết của linh hồn. Đây là sự chết mà các con phải quan tâm. Sự chết thể xác thì không khước từ được, không tránh được, không lựa chọn được. Nhưng sự chết của linh hồn có thể khước từ được, có thể tránh được, có thể lựa chọn được. Chúa Jesus đã đến thế gian để nói về điều đó. Ngài đã đi khắp nơi để nói về điều đó, và ngay cả khi sắp chết trên thập tự giá Ngài vẫn nói điều đó. Từ khi con người bất tuân lệnh cấm của Đức Chúa Trời trong vườn Eden, bị đuổi khỏi vườn, không còn cách nào trở lại vườn xưa nữa vì cửa vườn đã hoàn toàn bị niêm phong, thì họ cứ đi dần xuống hố thẳm, và cuối đường là đáy của hố thẳm, là địa ngục. Thảm họa ghê gớm nhất của con người là không hề biết điều đó. Họ vẫn cứ đi, một cách nhởn nhơ nhàn nhã, mặc kệ những lời cảnh báo đâu đó trên đường. Và đặc biệt khi thảm họa coronavirus đến, mọi người vẫn quay lại với những lời cảnh báo nghiêm trọng trong Kinh Thánh về sự trừng phạt của Đức Chúa Trời. Tôi muốn kể cho ông bà anh chị em một câu chuyện rất quan trọng trong Cựu Ước sách Dânsố-ký 21:4-5 Đoạn, dân Y-sơ-raên đi từ núi Hô-rơ về hướng Biển 48

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

đỏ, đặng đi vòng theo xứ Ê-đôm; giữa đường dân sự ngã lòng. Vậy, dân sự nói nghịch cùng Đức Chúa Trời và Môi-se mà rằng: Làm sao người khiến chúng tôi lên khỏi xứ Ê-díp-tô đặng chết trong đồng vắng? Vì đây không có bánh, cũng không có nước, và linh hồn chúng tôi đã ghê gớm thứ đồ ăn đạm bạc nầy. Dân Y-sơ-ra-ên là dân tuyển của Đức Chúa Trời, Ngài đã chọn họ, ban phước cho họ, đưa họ ra khỏi kiếp nô lệ ở Ai-cập, đưa họ đến một xứ đượm sữa và mật, nhưng họ vẫn cứ than phiền, phủ nhận tình yêu thương của Ngài. Và sự bất tuân ấy đi kèm với hình phạt: Đức Giê-hô-va sai con rắn lửa đến trong dân sự, cắn dân đó đến đỗi người Y-sơ-ra-ên chết rất nhiều. Điều may mắn cho dân Y-sơ-raên là khi nạn dịch rắn cắn làm chết rất nhiều người trong vòng họ, thì họ ăn năn kêu cứu, họ biết là họ đã làm sai lời Đức Chúa Trời, họ đã bị phạt, và chỉ có sự ăn năn kêu cầu mới làm cho Đức Chúa Trời ngưng tai họa. Dân

sự bèn đến cùng Môi-se mà nói rằng: Chúng tôi có phạm tội, vì đã nói nghịch Đức Giê-hô-va và người. Hãy cầu xin Đức Giê-hôva để Ngài khiến rắn lìa xa chúng tôi. Môi-se cầu khẩn cho dân sự. Môi-se bèn cầu nguyện: Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: Hãy làm lấy một con rắn lửa, rồi treo nó trên một cây sào. Nếu ai bị cắn và nhìn nó, thì sẽ được sống. Vậy, Môi-se làm một con rắn bằng đồng, rồi treo lên một cây sào; nếu người nào đã bị rắn cắn mà nhìn con rắn bằng đồng, thì được sống. Thưa ông bà anh chị em, những người tin Chúa đều biết rằng đây là một câu chuyện hình bóng nói về sự hy sinh của Chúa Jesus trên thập tự giá để cứu rỗi linh hồn con người, cứu con người khỏi sự chết đời đời trong hỏa ngục. Sách Giăng 3:14-15 trong Tân Ước chép rất rõ: Xưa Môi-se treo con rắn lên nơi đồng vắng thể nào, thì Con người cũng phải bị treo lên dường ấy, hầu cho hễ ai tin đến Ngài đều được sự sống đời đời. Chữ Con người viết hoa


là nói về Chúa Jesus. Ngài đã bị bắt, bị treo lên cây thập tự. Và bất cứ người nào (hễ ai tin), thì đươc cứu rỗi linh hồn, không phải chết đời đời trong hỏa ngục nữa mà được sự sống đời đời ở thiên đàng. Từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát cách dữ dội ở Hoa Kỳ, và Hoa Kỳ trở thành trung tâm dịch lớn nhất trên thế giới, đặc biệt là tiểu bang New York (điều mà không ai có thể ngờ được), thì tôi đã nhờ ơn Chúa giảng 4 bài về sự cầu nguyện, sự hy vọng, sự tập trung vào Chúa, sự bình an. Phần lớn những bài giảng này dựa trên các phân đoạn Kinh Thánh sách Ê-sai. Đức Chúa Trời cho biết rằng Ngài là Đức Chúa Trời duy nhất, không có thần nào khác, chỉ có một mình Ngài mới có thẩm quyền để ngưng lại đại họa. Vậy Hỡi các ngươi hết thảy ở các nơi đầu cùng đất, hãy nhìn xem ta và được cứu! Vì ta là Đức Chúa Trời, chẳng có Chúa nào khác. Ê-sai 45:22. Khi đại dịch trở thành một báo động khẩn cấp tại Hoa Kỳ, Tổng Thống Mỹ

Donald Trump đã kêu gọi một ngày quốc gia cầu nguyện, toàn dân Hoa Kỳ hạ mình ăn năn với Đức Chúa Trời nài xin Ngài một sự giải cứu. Khắp nơi, từ nhà riêng đến nhà thờ, từ nhà dân đến các cơ quan chính phủ, người ta hạ mình khẩn thiết kêu cầu Đức Chúa Trời, Đấng đã hứa rằng: và nhược bằng dân sự ta, là dân gọi bằng danh ta, hạ mình xuống, cầu nguyện, tìm kiếm mặt ta, và trở lại, bỏ con đường tà, thì ta ở trên trời sẽ nghe, tha thứ tội chúng nó, và cứu xứ họ khỏi tai vạ. Đức Chúa Trời là thành tín, khi Ngài đã hứa thì Ngài sẽ làm trọn lời hứa ấy, không bao giờ thất hứa. Cơn bão đang giảm dần sức mạnh kinh hoàng của nó. Thống đốc tiểu bang New York thông báo trong một buổi họp báo rằng trong 4 ngày qua, vào ngày thứ bảy 11/4/2020 con số người được cho xuất viện nhiều hơn con số người nhập viện vì coronavirus, 1704/574 (theo The Blaze). Ông cho rằng đây là những dấu hiệu đáng mừng, cho thấy “sự xấu nhất” đã lên đến đỉnh điểm của nó và đã vượt qua. Và Hoa Kỳ, đặc biệt là New York có thể đã vượt qua tai họa, đang đi đúng tiến trình phục hồi của nó. Thậm chí, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump và các Thống đốc tiểu bang cũng đã nghĩ đến việc tháo gỡ lệnh cấm cách ly và sẽ mở cửa quốc gia trở lại. Điều vô cùng đặc biệt là những ngày này rơi đúng vào những ngày Cơ-đốc-nhân Hoa Kỳ và toàn cầu đang vui mừng vì tin mừng Chúa Jesus đã sống lại từ cõi chết. Chúng ta hoàn toàn không nghi ngờ gì về việc chính Đức Chúa Trời toàn năng đang giơ tay Ngài ra trên đất nước Hoa Kỳ nói riêng và thế

giới nói chung, ứng nghiệm lời tiên tri Ê-sai 26:20: Hỡi dân ta, hãy đến vào buồng và đóng cửa lại. Hãy ẩn mình một lát, cho đến chừng nào cơn giận đã qua. Cơn giận của Đức Chúa Trời đã qua. Vậy chúng ta nghĩ gì? Cho đến khi Đức Chúa Trời rút tay Ngài lại từ dịch lệ, cứu thế giới lần nữa. Người ta sẽ không còn chết la liệt trong các bệnh viện nữa. Nhưng con số người chết đời đời trong hỏa ngục vẫn còn đó. Người ta sẽ không còn sợ coronavirus nữa, tên của nó rồi đây sẽ đi vào trong lịch sử thiên tai, như cơn ác mộng kinh hoàng đã qua. Nhưng người ta có biết sợ sự chết đời đời trong hỏa ngục, sợ Đức Chúa Trời là Đấng có quyền bỏ linh hồn người ta vào hỏa ngục vì sự bất tuân? Tôi lo ngại cho tình trạng của quý vị, tôi ước ao và cầu nguyện cho những ông bà anh chị em những người còn đang ở ngoài vòng tay yêu thương của Đức Chúa Trời, hãy trở lại cùng Ngài ngay bây giờ trước khi quá muộn. Đấng bảo rằng: Ai tin Chúa Jesus, thì được sự sống đời đời; ai không chịu tin Chúa Jesus, thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó. Khi quý vị nghe được những lời này, và muốn tin nhận Chúa Jesus để tránh cơn thịnh nộ kinh hoàng ở hỏa ngục, hãy tìm một người tin Chúa nào đó, một Mục sư nào đó mà quý vị quen biết, hoặc là liên lạc với chúng tôi ở số điện thoại có trong bài, chúng tôi sẽ ngay lập tức giúp đỡ quý vị MỤC SƯ LỮ THÀNH KIẾN

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

49


THANH HỮU

Vườn Xuân mới Khi ấy tôi thấy trời mới đất mới; vì trời thứ nhất và đất thứ nhất đã qua đi,. (Khải huyền 21:1) Vườn Ê-đen, là vườn xuân nguyên thủy, Linh xuân tràn, bao phủ cả không gian. Dòng sông xuân, hương thơm tỏa ngút ngàn, Nơi Thiên Chúa trồng cây xuân sự sống. Cảnh vườn xuân, thật xinh tươi thơ mộng, Có muôn loài hoa trái đẹp ăn ngon. Có sông xanh, đầy bích ngọc vàng ròng, Có Thiên Chúa đến viếng thăm trò chuyện… Bởi cám dỗ, người bất tuân mệnh lệnh Chúa ban truyền. Nhận hậu quả đau thương. Bị đuổi ra nơi gai góc chán chường, Cây sự sống bị cách ngăn tiếp xúc Vườn đóng lại, giữa nắng hè lao nhọc, Giữa đông hàn, lạnh buốt cả hồn thân. Tiếng kêu vang đã chạm đến thiên tầng, Chúa tái tạo một vườn xuân ân sủng. Thập tự giá, nơi Con Trời chịu đựng Bao nhục hình. Trồng lại cây mùa xuân Chúa chịu chết và sống lại vui mừng, Để tái lập cây Linh xuân Sự Sống. Vườn xuân mới, đầy phước ân năng động, Đầy vui mừng, thương xót trái xanh tươi. Đầy hương thơm, của tha thứ tuyệt vời, Đầy uy lực, của quyền năng chói sáng… Bạn đang đứng, cạnh vườn xuân xán lạn, Xin mời vào, xin đăng ký tham quan. Chủ Vườn Xuân, đang mở lối thiên đàng, Mời bước đến nhận ân ban cứu rỗi. Vườn xuân mới, mở ra trời đất mới, Trong đời nầy tiếp nối cõi lai sinh. Trong vinh quang, trong hạnh phước an bình, Bên Cứu Chúa, bao ngàn năm thịnh trị. THANH HỮU Tháng 1 năm 2020

50

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


LÒNG TRẮC ẨN

T

TUYẾT MAI

ôi... già rồi, ít khi đi chợ, một tháng nhiều lắm là bốn lần. Những ngày đầu tháng con gái gửi cho chút tiền đi chợ mua khá thức ăn để dành. Hôm nay sáng đầu tháng, chợ tỉnh lẻ dạo nầy không đông lắm vì bệnh dịch, tôi cho chiếc xe đạp điện chạy chậm tốc độ như xe đạp thường cho mình cảm giác thư thả, ung dung, qua một đoạn sông giữa lòng thành phố, dãy bờ kè kiên cố có hành lang để sáng sáng, chiều chiều dân trong chợ ra tập thể dục, con đường quen, rất quen đồng hành cùng tôi từ những ngày hoa niên. Có những hàng cây phượng đỏ rợp nghiêng bóng xuống dòng sông vào mùa hè. Và nơi đó nhiều năm gần đây mỗi buổi sáng đi qua tôi vẫn gặp một bà già tóc bạc trắng xóa, tôi ngưỡng mộ cái mái tóc trắng rất dễ

thương của bà. Bà ngồi đó bên dòng sông, bên góc phố, có nhiều người đi qua với chiếc gánh chuối nướng và khoai nướng... Rất-rất nhiều lần tôi muốn dừng lại chộp vài tấm hình của bà nhưng thường thì cứ hơi vội, nên ý tưởng ấy lại đi qua đi theo vòng quay của chiếc bánh xe. Và bà ấy cứ theo thời gian trôi, mái tóc càng bạc trắng hơn... Tôi đến cuối đường công viên, lại một người già làm lòng tôi xót xa. Lưng còng dưới cái gánh sịa làm bằng tre, hai đầu gánh treo gần hai mươi cái sịa lớn. Rất nặng, vì đan bằng tre tươi, những loại hàng thủ công nầy làm từ những vùng ngoại thành rất xa chợ, nơi những làng quê còn lại những hàng tre xanh, những chiếc gánh nầy thường gặp là ở những người đàn ông còn sức khỏe, họ phải gánh bộ đi xa năm đến mười cây số. Nhưng hôm nay gặp chiếc lưng còm oằn gánh, bỗng dưng tôi thắng xe dừng trước mặt bà: - Bà ơi, một cái sịa bao nhiêu? - Sáu chục ngàn. - Bán tôi một cái nhe. Tôi quyết định mua nhưng thật ra chẳng biết xài việc gì, bởi nó to quá, chỉ mong cho vơi bớt trên lưng bà chút nặng, chỉ mong thế thôi. Rồi tôi đưa bà tờ một trăm ngàn, bà nhìn tờ bạc, (không lớn lắm đâu của nước Việt) và bà lại nhìn tôi vẻ bối rối, - Ôi, bà không có tiền thối đâu, bà không có tiền! Có ý tưởng chạy nhanh trong đầu tôi: chắc bà chỉ có cái bụi tre trước nhà hay là sau vườn gì đó, chắc bà còn ông chồng già, rồi hai người cặm cụi vót nan, đan sịa, rồi bà lặn lội đường xa quảy gánh ra chợ... chắc là... chắc là... nhiều thứ lắm, nhưng ý tưởng cuối cùng giải quyết vấn đề, “mình được Chúa ban phước cho nhiều hơn bà!” Tôi nói nhanh: - Bà giữ luôn nhe, tôi tặng bà. Gương mặt mệt nhọc của bà tươi lên một nụ ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

51


cười, nụ cười làm những nếp nhăn trên khuôn mặt cháy nắng nổi cộm lên như mấy con sóng nhỏ chập vào bờ biển vắng. Nhưng tôi thấy thương làm sao, và thấy vui vì mình nhìn thấy được nụ cười trên cảnh đời nặng gánh vất vả mưu sinh. Một chiếc xe khá sang tấp vào chỗ tôi với bà, người phụ nữ bảnh bao hỏi: - Cái nhiêu bà? Tôi vội vã trả lời giúp: - Có sáu chục ngàn hà cô, mua giúp bà cái đi cho bà nhẹ bớt gánh. Người phụ nữ nói môt câu ngây ngô: - Có cái lớn hơn không? Tôi mua cái lớn để đem vô chùa, trong ấy đựng nhiều chén bát. Tôi thấy khó chịu câu hỏi của cô ấy: cái gánh ngay trước mắt, mà đi hỏi có lớn hơn không? Một khi trái tim mình biết cảm xúc trước gánh nặng của một người già thì mình không tìm những lời vu vơ như thế để nói ra, tôi thuyết phục: - Cô ơi, cô mua đem cho thì tầm nào người ta cũng nhận mà, hơn nữa cô mua một cái là giúp bà cụ nhẹ gánh một chút, đó là cô làm lành thiết thật nhất.

Người phụ nữ sang trọng gồ ga chạy đi không nói một lời, mang theo lòng trắc ẩn thả vào cho gió cuốn đi thật xa... Tự dưng tôi thấy buồn, khi nghĩ về lòng trắc ẩn trong trái tim những người trẻ tuổi, những người đang thành đạt, hiện giờ hai từ ấy có còn trong ngôn ngữ của họ hay không?. Tôi quyết định quay lại tìm gánh chuối nướng và mái tóc trắng như mây, tôi quay lại dòng sông, dù sao hôm nay cũng đầu tháng, dù sao “tôi cũng được phước hơn bà.” Chiếc gánh đã biến mất, tôi lại chạy quanh tìm. Tôi lại thấy một người già ăn xin ngồi bên bờ sông, người ta cho bà mớ quần áo cũ để ngổn ngang bên cạnh. Dừng lại chụp tấm ảnh, rồi cho bà một chút tiền, rồi tôi lại cho xe chạy tiếp, tôi vẫn muốn tìm mái tóc bạc. Lại một bà cụ ngồi ăn xin giữa chợ, lại một bà cụ bán vé số... Những mái tóc bạc vẫn cứ xuôi ngược theo dòng người để mưu sinh, vì đất nước mình không có tổ chức chế độ an sinh xã hội, nên dù tuổi già cũng phải lê la kiếm sống. Cuối cùng tôi cũng nhìn thấy được nơi một góc chợ, mái tóc trắng như mây của tôi đang ngồi nướng chuối, tôi kể việc tôi tìm, bà cười tươi sung sướng vì bà nghĩ có người “thèm chuối nướng” đi tìm bà. Khi tôi về nhà, dòng sông nước đã ròng cạn nước, nhưng trong tôi tràn ngập niềm vui vì thấy lòng trắc ẩn trong tôi vẫn còn... còn nguyên, nó làm cho tôi thấy mình hạnh phúc khi đem được dù một chút thôi sự giúp đỡ đến với người khác. Tôi tạ ơn lòng nhân từ của Chúa vì Ngài đã đặt vào lòng tôi “yêu người lân cận như yêu mình.” TUYẾT MAI

52

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


MỘT ĐỜI ĐỂ SỐNG

C

MỤC SƯ LÊ HỒNG PHÚC

ó một vở kịch truyền hình dài tập trên đài ABC mang tên “Một Đời Để Sống” - “One Life To Life” kể từ năm 1968 được nhiều người ưa thích theo dõi hằng tuần cho đến nay. Quả thật, con người chỉ có một cuộc sống. Mỗi người chỉ có một đời để sống mà thôi. Dù muốn có thêm một đời nữa cũng không được. Có người sống rất ngắn ngủi, nhưng có người sống rất trường thọ! Hãy đọc danh sách cáo phó trong tờ báo địa phương hằng ngày thì sẽ thấy nhiều lứa tuổi khác nhau lần lượt từ giã cõi đời! Đến cuối tháng tư nầy thì cơn đại dịch bệnh COVID-19 đã gây cho hơn 3 triệu người nhiễm bệnh ở 210 quốc gia và lãnh thổ và 213 ngàn người tử vong trên toàn cầu. Riêng tại Hoa Kỳ, có hơn 1 triệu người nhiễm bệnh và hơn 57 ngàn người tử vong. Tại thành phố New York, chỉ trong vòng 24 giờ đồng hồ đã có hơn một ngàn người qua đời. Kinh Thánh cho biết mỗi con dân Chúa đều có một đời để sống nhưng có hai thứ tuổi trong cuộc đời mình - Tuổi đời và tuổi đạo. Ông ngoại tôi về an nghỉ trong Nước Chúa lúc 94 tuổi. Ngoại tôi tin nhận Chúa lúc 30 tuổi. Ngoại tôi có được 64 tuổi đạo. Ngày bạn và tôi tiếp nhận Chúa Giê-su làm Chúa và Chủ đời sống mình, đó là ngày chúng ta bắt đầu một đời sống mới trong Chúa. Kể từ ngày tin Chúa đó, chúng ta chỉ có một đời còn lại để sống cho Chúa. Vì thế, một tín nhân biết sống xứng đáng một đời cho Chúa sẽ luôn đếm ngược thời gian. Cứ mỗi lần mừng sinh nhật thì người đó biết rằng mình đã bớt đi một năm sống trên đất rồi! Nhìn đứa con mình khôn lớn thì cha mẹ biết rằng mình còn ít năm để sống. Tiên tri Môi-se đã cầu nguyện: “Tuổi tác chúng tôi đến được bảy mươi, còn nếu mạnh khỏe thì đến tám mươi.” (Thi-thiên 90:10). Cá nhân tôi ao ước được sống tới 75 tuổi là thỏa lòng rồi. Còn nếu mạnh khỏe thì đến được 80 tuổi. Như vậy, tôi chỉ còn có khoảng 21 năm nữa thôi! Bạn có quyền ao ước được sống thọ đến 70, 80, 90, hay 100 tuổi! Tùy vào sự ước ao của mình, bạn hãy trừ ra tuổi hiện tại để biết mình còn lại bao nhiêu năm nữa để sống.

Kế đó, hãy lấy tuổi đạo (tính từ năm tin nhận Chúa) để ước tính mình còn lại bao nhiêu năm nữa để sống phục vụ Chúa. Nếu bạn chỉ nghĩ mình sống tới 70 tuổi thì bạn không còn nhiều thời gian để sống và cũng không còn nhiều cơ hội để phục vụ Chúa! Kinh Thánh cho biết Đa-vít, một vị vua nổi tiếng của dân Do Thái được mô tả như sau: “Vả, vua Đa-vít lúc còn sống, làm theo ý chỉ Đức Chúa Trời, đoạn qua đời, người đã được trở về cùng các tổ phụ mình.” (Công vụ 13:36). Điểm son của Vua Đa-vít sau khi qua đời, Kinh Thánh mô tả ông đã phục vụ Chúa và làm theo ý chỉ Thiên Chúa trọn đời mình. Vì biết rằng mình không còn nhiều năm để sống nên ở mỗi lứa tuổi, con người đều có sự suy nghĩ khác nhau và làm việc cũng khác nhau. Bạn ao ước sẽ làm gì cho Thiên Chúa và cho tha nhân với số thời gian còn lại trên đất của mình? Thiên Chúa ban cho bạn một đời để sống, bạn sẽ sống như thế nào hôm nay? Qua đời sống của Đa-vít, mời bạn cùng tôi suy gẫm hai điểm son của Đa-vít để bắt chước và áp dụng vào thời gian còn lại trên đất của mình.

1. Trọn Đời Phục Vụ Chúa. Công vụ 13:36a

chép: “Vả, vua Đa-vít lúc còn sống, làm theo ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

53


ý chỉ của Đức Chúa Trời…”. Mục đích sống của con dân Chúa là làm vinh hiển danh Chúa. Phục vụ Chúa là một trong nhiều cách làm vinh hiển danh Chúa. Chính Chúa Giê-su đã để lại tấm gương phục vụ đó. Ngài đến để phục vụ tha nhân và phó mang sống mình làm giá chuộc cho nhiều người (Mathiơ 20:28). Con dân Chúa có thể làm sáng danh Chúa qua sự thờ phượng, thông công, huấn luyện, phục vụ, và truyền giáo. Hãy nhớ rằng phục vụ Chúa là một vinh dự cho mình chứ không phải là một sự ép buộc nào cả. Mỗi chúng ta đều có thể phục vụ Chúa bằng nhiều cách như là dâng hiến, dâng thì giờ, dâng khả năng, dâng đời sống trọn thời gian. Mỗi chúng ta đều có thể phục vụ Chúa bằng nhiều công tác mục vụ khác nhau. Người dâng công. Kẻ dâng của. Người được gọi vào chức vụ nầy. Kẻ được gọi vào chức vụ kia. Chức vụ nào cũng quan trọng như nhau, chỉ có khác nhau là phần trách nhiệm của mỗi chức vụ đó. Điểm quan trọng của đời sống con dân Chúa là sự phục vụ. Một trong những cách nhìn thấy đức tin trưởng thành kết quả là sự phục vụ. Gia-cơ nói rằng: “Đức tin không có việc làm là đức tin chết.” (Gia-cơ 2:26). Sứ đồ Phao Lô nhắc nhở rằng trong mọi công việc làm, hãy làm như là làm cho Chúa chứ không phải làm cho người ta (Côlôse 3:23). Cho dù đang ở lứa tuổi nào bạn cũng có thể phục vụ Chúa. Con dân Chúa có thể nghỉ hưu trong việc làm chuyên nghiệp của mình. Tuy nhiên, trong công việc Chúa, không có chữ “nghỉ hưu” trong đời sống con dân Chúa. Đừng chờ đợi đến lúc học xong, có điều kiện tài chánh thoải mái, hoặc nghỉ hưu chức nghiệp của mình rồi mới phục vụ Chúa. Lúc gặp thiếu thốn mà vẫn trun tính phục vụ Chúa mới là điều đáng quý. Thời gian học hành chính là lúc bạn có thể làm được nhiều việc cho Chúa nhất! Dầu sống độc thân hay dã lập gia đình rồi bạn đều có thể phục vụ Chúa. Phục vụ Chúa phải là nếp sống của mỗi chúng ta. Có người chọn phục vụ Chúa qua chức nghiệp trọn thời gian. Có người phục vụ Chúa với tính cách tình nguyện ngoài giờ làm việc của mình. Cả hai thành phần nầy đều được Chúa ghi nhớ công khó hầu việc Ngài (1 Côrinhtô 15:58). Trong Hội Thánh có nhiều công việc khác 54

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

nhau. Hãy phục vụ với công việc bạn ưa thích nhất, thích hợp với khả năng và ân tứ thuộc linh của mình nhất. Vua Đa-vít đã phục vụ Chúa xứng đáng với sự kêu gọi của Ngài đó là dẫn dắt dân sự Chúa. Thi-thiên 78:70-72 cho biết đời sống 40 năm phục vụ của Đa-vít được tóm gọn như sau: (1) Được Chúa chọn làm đầy tớ lãnh đạo; (2) Là người lãnh đạo tốt; (3) Phục vụ cách thanh liêm; (4) Lãnh đạo cách khôn khéo. Gương phục vụ của Đa-vít là tấm gương tôi ưa thích trong chức vụ lãnh đạo Hội Thánh. Bạn có ước ao một đời sống phục vụ như vậy không? Hãy nhớ rằng mình chỉ có một đời để sống. Kinh Thánh cho biết không có “kiếp sau” để làm lại cuộc đời! Hãy sống xứng đáng với đời sống Chúa kêu gọi mình. Hãy sống trọn đời phục vụ Chúa. Chỉ có đời sống phục vụ mới là một đời sống có ý nghĩa hơn hết.

2. Trọn Đời Làm Theo Ý Chỉ Chúa. Làm

theo ý chỉ Chúa là điều không phải dễ làm nhưng không có nghĩa là không làm được. Một người có thể trọn đời phục vụ Chúa nhưng chưa chắc đã trọn đời làm theo ý chỉ Chúa. Chính vua Đa-vít cũng đã chọn làm theo ý riêng khi ông phạm tội ngoại tình với bà Bát-sê-ba và tu bộ sổ dân Ysơraên (2 Samuên 11 & 24). Tuy nhiên, Kinh Thánh cho Đa-vít biết nhận tội và xin Chúa trừng phạt mình theo lòng khoan dung nhân từ của Ngài (Thi-thiên 51). Cuộc đời còn lại của Đa-vít sau lần vấp ngã đó là một cuộc đời thỏa nguyện, giàu có, và vinh hiển. Khi một người chọn làm theo ý chỉ Chúa có thể sẽ không thấy kết quả ngay tức khắc nhưng thời gian sau nầy mới nhìn thấy được, đôi khi phải chờ đợi gần kết thúc cuộc đời mình rồi mình nhìn thấy được. Kết quả của sự chọn làm theo ý chỉ Chúa của Đa-vít được ghi lại trong 1 Sử Ký 29:28 như sau: “Người băng hà tuổi cao, thỏa nguyện về đời mình, về sự giàu có, và về vinh hiển.” Quả thật, đời sống làm theo ý chỉ Chúa là một đời sống có giá trị đời đời, vinh hiển vô cùng. Người sống làm theo ý chỉ Chúa là người biết


dấn thân, mong ước được trưởng thành để càng ngày càng trở nên giống như tâm tình Cứu Chúa Giê-su. Sách Phi-líp 2:5 chép: “Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có.” Một vị giáo sư Cơ Đốc đã ghi lại bốn mục đích sống của người Cơ Đốc như sau:

Kinh Thánh cho biết Đức Chúa Trời không những chỉ phán dạy một lần nhưng mà là nhiều lần và nhiều cách cho con người biết về Ngài và ý chỉ của Ngài (Hêbơrơ 1:1-2). Ngày nay, Chúa vẫn bày tỏ về Ngài và thánh ý của Ngài qua những cách như sau:

(1) Làm vinh hiển danh Chúa – Bring glory to God;

(1) Kinh Thánh (2 Timôthê 3:16-17);

(2) Thể hiện hình ảnh của Đấng Christ – Disclose the image of Christ;

(3) Cầu nguyện (Mathiơ 18:19-20);

(3) Bày tỏ nếp sống công dân Nước Trời – Live out the Kingdom of God on earth;

(5) Phép lạ (Công vụ 20:22-23).

(4) Tin chắc vào sự sống vĩnh cửu – Be confident in the eternal life. Muốn làm theo thánh ý Chúa, con dân Chúa phải kỷ luật đời sống tâm linh như sau: Đọc Kinh Thánh & cầu nguyện mỗi ngày, thờ phượng Chúa và thông công với anh chị em cùng đức tin tại nhà thờ, phục vụ tha nhân, và rao truyền Phúc Âm Cứu Rỗi của Chúa cho người khác. Đó là cách duy nhất để biết thánh ý Chúa và nghe được lời chỉ dạy của Ngài. Chính Chúa Giê-su chọn làm theo thánh ý Chúa trong giờ phút đau khổ nhất của cuộc đời của mình trên đất. Sách Mathiơ 26:42 chép: “Ngài đi lần thứ hai, mà cầu nguyện rằng: Cha ơi! nếu chén nầy không thể lìa khỏi Con được mà Con phải uống thì xin ý Cha được nên.” Bài thánh ca: “Như Ý Cha” được nhiều người ưa thích hát có lời như sau: “Lòng ước mong, lòng ước mong. Từ đáy tim con xin dâng lên lòng ước mong. Làm theo thánh ý Chúa trên trời. Cùng đi với Chúa mãi không rời; Và dâng Chúa tiếng hát muôn đời, Con ước mong.” Xin Chúa giúp bạn không những chỉ cất cao tiếng hát bài ca nầy nhưng mà còn hứa nguyện làm theo thánh ý Chúa mỗi ngày nữa! Lời Chúa dạy trong Phúc Âm Mathiơ 6:33 rằng: “Nhưng trước hết, hãy tìm-kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công-bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa.” Mỗi con dân Chúa phải có kế hoạch ưu tiên cho đời sống. Đó là trước hết hãy tìm kiếm nhu cầu tâm linh - thánh ý Chúa và các giá trị vĩnh hằng của Nước Trời mỗi ngày. Những nhu cầu còn lại về thể chất, vật chất, tình cảm, xã hội, và tinh thần sẽ được Chúa tiếp trợ.

(2) Vũ trụ thiên nhiên (Rô-ma 1:19); (4) Hoàn cảnh (Rôma 8:28); Trong đời sống tin theo Chúa của mình, mỗi chúng ta sẽ đối diện với nhiều ý tưởng. Ý tưởng của Chúa, ý tưởng của mình, ý tưởng của người khác, và ý tưởng của ma quỷ. Hãy nhớ rằng ý tưởng của Chúa luôn luôn là cao đẹp và tốt hơn hết. Chỉ có ý tưởng Chúa mới còn lại đời đời cho chúng ta. Sách Ê-sai 55:69 chép: “Hãy tìm kiếm Đức Giê-hô-va đang khi mình gặp được; hãy kêu cầu đang khi Ngài ở gần! Kẻ ác khá bỏ đường mình, người bất nghĩa khá bỏ các ý tưởng; hãy trở lại cùng Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ thương xót cho, hãy đến cùng Đức Chúa Trời chúng ta, vì Ngài tha thứ dồi dào. Đức Giê-hô-va phán: Ý tưởng ta chẳng phải ý tưởng các ngươi, đường lối các ngươi chẳng phải đường lối ta. Vì các từng trời cao hơn đất bao nhiêu, thì đường lối ta cao hơn đường lối các ngươi, ý tưởng ta cao hơn ý tưởng các ngươi cũng bấy nhiêu.” Đa-vít chỉ có một đời sống và ông đã dùng trọn đời sống mình để phục vụ Chúa và làm theo ý chỉ của Ngài. Hôm nay, Thiên Chúa đang tìm kiếm những tấm lòng muốn trọn đời phục vụ Ngài và trọn đời làm theo ý chỉ của Ngài. Bạn có là người đó không? Hãy nhớ rằng mỗi chúng ta chỉ có được một đời để sống. Mời bạn hãy trả lời với chính mình qua hai câu hỏi sau đây: (1) Tôi còn thời gian ao ước sống bao lâu nữa trên đất? (2) Tôi sẽ làm gì cho Chúa và Vương quốc Ngài với số thời gian ao ước sống đó? Mong rằng bạn bắt đầu tích cực dấn thân phục vụ Chúa và làm theo ý chỉ của Ngài nhiều hơn kể từ hôm nay MỤC SƯ LÊ HỒNG PHÚC ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

55


C

CÓ PHẢI TÌNH CỜ?

ó một bác sĩ rất nổi tiếng tên là Stephen đang trên đường tới dự một hội nghị về y tế, nơi ông sẽ được trao tặng một phần thưởng quan trọng cho những nghiên cứu và cống hiến xuất sắc của ông trong thời gian qua. Tuy nhiên, sau khi máy bay cất cánh được một tiếng đồng hồ thì phi công thông báo rằng máy bay gặp trục trặc nên họ sẽ phải hạ cánh khẩn cấp ở sân bay gần nhất. Sợ không thể đến dự hội nghị kịp, vì phải mất 10 tiếng nữa mới có chuyến bay, ông quyết định thuê một chiếc ô tô vì từ thành phố này tới đó chỉ mất 3 tiếng lái xe mà thôi. Tuy nhiên, ngay khi ông ngồi vào xe, thời tiết đột ngột chuyển biến xấu và một cơn bão lớn đang dần kéo đến. Mưa to khiến việc lái xe trở nên vô cùng khó khăn và vị bác sĩ tài giỏi đã bỏ qua một đoạn rẽ cần thiết. Sau 2 tiếng lái xe nữa, ông biết mình đã lạc đường. Mưa ngày càng nặng hạt, lại đang ở trên một con đường xa lạ, bác sĩ cảm thấy rất đói và mệt mỏi. Ông nhìn xung quanh, tìm kiếm dấu hiệu của các nhà dân quanh đó rồi dừng xe trước một căn nhà nhỏ. Sau tiếng gõ cửa, có một người phụ nữ lớn tuổi ra mở cửa. Ông giải thích qua loa về tình hình của mình, và hỏi người phụ nữ xem có điện thoại không để ông gọi nhờ. Người phụ nữ nói rằng ở đây không có điện, và bà cũng không có điện thoại, nhưng vẫn muốn mời ông vào nhà để ăn uống chút gì đó ấm áp. Vừa đói, vừa mệt, vị bác sĩ đành chấp nhận lời mời tử tế của bà lão. Bà lấy cho ông một ít thức ăn và trà nóng rồi lịch sự xin phép để tiếp tục việc cầu nguyện của mình. Ngồi trên ghế vừa nhấp trà, vị bác sĩ vừa quan sát bà lão dưới ánh nến mờ ảo. Hóa ra bà đang cầu nguyện bên cạnh một chiếc nôi 56

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

nhỏ. Linh tính cộng với thói quen làm việc khiến ông đi đến gần, hỏi bà lão xem có cần giúp đỡ gì không. Bà lão mỉm cười và nói, mọi lời cầu nguyện của mình đều đã được Chúa đáp lại, duy chỉ có một điều thì chưa, có lẽ vì niềm tin của bà chưa đủ chăng? Vị bác sĩ dè dặt hỏi lại: “Nếu bà không phiền, liệu có thể cho tôi biết bà đang cầu nguyện điều gì không?” Bà lão đáp lời: “Đứa trẻ trong chiếc nôi này là cháu trai của tôi. Nó bị mắc một bệnh ung thư hiếm gặp, và tất cả các bác sĩ mà chúng tôi từng gặp đều không thể chữa trị cho nó. Người ta nói với tôi có một bác sĩ chuyên chữa dạng ung thư này, nhưng tôi không đủ tiền để đến gặp ông ấy, vì ông ấy ở cách đây rất xa”. Rồi bà lão cho vị bác sĩ biết rằng vì mình không thể tới gặp bác sĩ kia, nên bà chẳng còn cách nào khác là cầu nguyện mong cho cháu mình có thể gặp được bác sĩ Stephen để được tai qua nạn khỏi. Sau khi nghe bà lão nói thế, bác sĩ Stephen đã không cầm được nước mắt. Ông nói: “Chúa Trời mới tuyệt vời làm sao, Ngài không những đã trả lời bà, mà còn đưa bác sĩ Stephen tới tận nhà bà để có thể chữa trị cho cháu trai của bà đấy. Tôi chính là bác sĩ Stephen đây”. Bà lão ngước lên nhìn, dường như không thể tin nổi vào điều kỳ diệu đang diễn ra. Nước mắt cũng lã chã rơi trên đôi gò má nhăn nheo của bà. Đây chỉ là sự trùng hợp tình cờ hay là sự sắp đặt diệu kỳ của tạo hóa? Có lẽ chính niềm tin mãnh liệt vào cuộc đời và lòng tốt của con người đã giúp họ có được mối nhân duyên cùng sự kết nối tuyệt vời này. Hãy học cách tích cực cho đi, chúng ta sẽ có được sự báo đáp tốt đẹp SƯU TẦM


C

hấp sự là một chức vụ cao quý trong Hội Thánh, là người có đời sống tin kính tốt, là người gương mẫu, là người có tấm lòng phục vụ Chúa… Vâng, những yêu cầu trên chị Lâm Mỹ Lệ, 65 tuổi đã thể hiện rất tốt trong Hội Thánh An Nhơn, Đồng Tháp trong nhiều năm qua. Nhưng bởi hoàn cảnh nghèo quá nên chị đành phải ở tạm nhờ trong đình làng từ hơn mười năm qua. Từ khi bị nhà nước giải tỏa nhà, và hứa hẹn cấp chỗ ở mới. Gia đình chị đành nương nhờ trong đình làng và cứ vậy kéo dài đến nay đã mười bảy năm. Lần đầu tiên đến thăm nhà chị tôi thật khó xử khi chị chui qua cổng đình để vô chỗ ở, tôi phải mất nhiều giây suy nghĩ có nên bước vô không? Nhìn chị thật tội nghiêp, một người chấp sự gương mẫu, áo dài bảnh bao, tay ôm kinh thánh mà phải vào ở nương nhờ nơi góc đình làng thật là xót. Người Việt có câu “con sãi ở chùa nên quét lá đa”. Còn chị Lệ không phải con sãi, chị là con của Chúa. Vậy mà vì cảnh nghèo khó lực bất tòng tâm chị phải ngày ngày quét lá sân đình, chị phải giữ khóa, phải mở cửa

cho người ta đến đình cúng lễ vật. Một ngày ở nhà chị, tôi thấy thương cho cảnh chị vô hạn. Từng tuổi ấy phải ngày ngày đi bán bánh mì thịt, tảo tần ở quê mỗi ổ bánh mì thịt bán được 10.000$ (khoảng 4 cent), trừ tiền bánh, tiền thịt chị chỉ còn tầm 1.000$, số tiền ấy quá nhỏ, nên chật vật vẫn là chật vật. Lại còn phải hàng tháng chắc mót gửi nuôi cháu ngoại đang học ở Sài Gòn nhiều năm qua. Bây giờ đây chị đã đi khiếu nại để được cấp chỗ ở mới, nhưng thực sự chị không cách nào đủ khả năng xây một căn nhà trên mảnh đất mới được nhà nước bán trả góp dài hạn. Tôi viết lại hoàn cảnh chị, hy vong trong danh Chúa Giê-su anh chị em chúng ta là anh em với nhau. Tôi rất hy vọng lá lành đùm lá rách, chúng ta cùng chung ta góp sức để dựng cho chị Lệ một mái nhà, để giải phóng chị ra khỏi nơi hình tượng, để chị được hưởng những ngày cuối đời sống trong sự bình an và tận tâm, tận lực hầu viêc Chúa cùng Hội Thánh TUYẾT MAI Mơi sự đóng góp giúp đỡ chị Lâm Mỹ Lệ, xin gửi về Hội Từ Thiện Hướng Đi

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

57


CÁO PHÓ

HT mississippi

VIET METROPOLITAN BAPTIST CHURCH

952 S. Hillside St. Wichita KS,67211

HỘI THÁNH TIN LÀNH VIỆT METRO WICHITA, KANSAS Là mội hội thánh có cơ sở độc lập để thờ phượng Chúa. Số tín hữu nhóm lại thờ phượng hàng tuần khoảng 60 người.

Cần tìm

MỘT MỤC SƯ QUẢN NHIỆM - Dưới 55 tuổi - Thông thạo Anh ngữ Mọi chi tiết xin liên lạc: Cô NGUYỄN LINH CHI Phone:(316)519-1805

Email: susongmoi2008@gmail.com

58

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


WE'RE HIRING Aloha Vietnamese Baptist Church is looking for a ENGLISH MINISTRY PASTOR with heart for young people and passionate to set our teenage hearts on fire for God's love! Please contact us for full job description and apply! Greatly appreciated for all referrals. - Contact Paster Huỳnh Minh Đức (503)330-1074 or email to: AlohaVBCSearchTeam@gmail.com Hội thánh Baptist Aloha Oregon USA đang cần tìm mời MỤC SƯ PHỤ TÁ GIỚI TRẺ phục vụ Chúa cho Mục Vụ nói tiếng Anh giữa vòng các bạn trẻ đã có nghề nghiệp, các em sinh viên học sinh, thanh thiếu niên và nhi đồng. Trình độ tốt nghiệp cử nhân thần học tại Hoa Kỳ với một số kinh nghiệm từng phục vụ Chúa trong lãnh vực này. Mọi hợp tác và hỗ trợ cho công cuộc tìm kiếm mục sư giới trẻ, xin vui lòng liên lạc Mục Sư Quản Nhiệm Huỳnh Minh Đức

(503)330-1074

hay email: AlohaVBCSearchTeam@gmailcom Chân thành cám ơn mọi người

Cách giới thiệu Tin Mừng của Đức Chúa Trời cho người chưa tin Chúa, thuận tiện và hiệu quả Quý vị có thể xem các videos nầy bất cứ giờ nào ở trang YouTube trên internet CÁCH TÌM: Xin mời quý vị vào www.chungtubuu.com - Bấm tab YouTube để vào trang YouTube của Hội Thánh Khởi Đầu Mới. - Sau đó xin bấm tab ‘videos’ - Rồi chọn bấm vào buổi chiếu nào mình muốn xem. GIỜ THỜ PHƯỢNG

Quý vị cũng có thể xem chương trình truyền hình nầy chiếu hàng ngày trên UNO IPTV

10:00AM Chúa Nhật

281-818-5167

htkhoidaumoi@gmail.com

HỘI THÁNH KHỞI ĐẦU MỚI 15178 Bellaire Boulevard, Houston, Texas Kính mời ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

59


60

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


Xin kính mời quý vị lắng nghe

Thứ Tư Hàng tuần lúc 3:00pm-3:30pm Trên đài Radio Dallas 1600AM Do Mục sư Nguyễn Văn Huệ và Mục sư Trần Lưu Chuyên phụ trách Cùng với các Hội Thánh Tin Lành vùng Dallas - Fort Worth Liên lạc MS CHUYÊN TRẦN: 214-518-1986 MS HUỆ NGUYỄN:

469-493-2307

Là một cơ quan thiện nguyện (non-profit organization 501(c) (3) tại Hoa Kỳ Hỗ trợ Mục Vụ Tin Lành giúp đỡ những người nghiện ma túy và mãi dâm tại Việt Nam để họ có được đời sống mới trong Chúa Giê-xu. Hiện nay, VCRM đang hỗ trợ tài chánh hàng tháng giúp cho các nhân sự đang trực tiếp chăm sóc những người nghiện, và học bổng để giúp tiền ăn ở cho những người đang ở trong trung tâm cai nghiện. Mời quý vị dự phần với chúng tôi trong công tác này. Quý vị có thể bảo trợ 1 (hay vài) nhân sự, 1 (hay vài) học bổng, hoặc chỉ $10, $20 mỗi tháng. Dù số tiền lớn hay nhỏ, nó đều được đầu tư vào những cuộc đời được biến đổi cho Chúa Giê-xu: Nhân sự: $250/ 1 tháng  Học bổng toàn phần: $100/1 tháng  Học bổng bán phần: $50/1 tháng Chi phiếu xin ký cho VCRM và gửi về địa chỉ:

VCRM P.O. Box 810344 Dallas, TX 75381

Online offerring: https://vcrministry.org/donate/ Website: www.vcrministry.org Email: info@vcrministry.org Phone: (316) 516-4804

MỌI DÂNG HIẾN ĐỀU ĐƯỢC MIỄN TRỪ THUẾ (TAX DEDUCTIBLE)

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

61


62

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

63


Hội Thánh chúng tôi: - Là một Hội Thánh có cơ sở độc lập để thờ phượng Chúa. - Số tín hữu khoảng 25 người. - Tọa lạc trong một thành phố nhỏ yên tĩnh rất thích hợp cho những vị Mục sư lớn tuổi nhưng vẫn còn tinh thần chăn bầy phục vụ Chúa. - Chúng tôi không câu nệ hệ phái.

Mọi chi tiết xin liên lạc ÔNG PHAN GIA CƯỜNG

Phone: 479-806-6476 Email: lmhua3@ gmail.com

64

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

65


SINH HOẠT HÀNG TUẦN Giờ Thờ Phượng Chúa Nhật: 9:20- 11:00 Thờ Phượng tiếng Việt 11:15 - 12:30 Thờ Phượngtiếng Anh 12:35 - 13:15 Ăn Thông công thân mật 11:15 - 12:15 Lớp Học Kinh Thánh tiếng Việt 10:00 - 11:00 Lớp Học Kinh Thánh tiếng Anh Mục Sư Tấn Mai (David) Điện Thoại:

281-495-7783

Mục Sư Võ Bá Thanh Điện Thoại:

713-859-1029

Mục Sư Phan Thanh Liêm Điện Thoại:

66

713-859-1029 832-860-6938

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Thứ Hai - Thứ Sáu: 8:00am - 9:00am Tĩnh nguyện tại nhà thờ cho mọi lứa tuổi. Thứ Ba: 7:30 - 8:45 tối, tại Nhà Thờ. Đêm cầu nguyện tại Hội Thánh cho mọi lứa tuổi Thứ Sáu: 7:30 - 9:15 tối, Thờ phượng, Học lời Chúa và Thông công cho Người lớn, Thanh niên, Thiếu niên & Thiếu nhi tại nhà thờ. Thứ Bảy: 6:30 - 8:30 tối. - Mỗi tháng một lần vào thứ Bảy tuần thứ Hai, lúc 7:00 P.M. Nhóm vợ chồng trẻ (MFG) sẽ ăn thông công và học lời Chúa từ tại tư gia. - Mỗi tháng một lần vào thứ Bảy tuần thứ Ba, lúc 7:00 P.M. Nhóm Thông công Tuần hoàn khu vực Đông Nam sẽ học Kinh Thánh và ăn thông công tại tư gia. Chúa Nhật và Trong Tuần: Ban Chứng đạo sẽ đi chứng đạo tại chợ Hồng Kông 4 và 10 vùng chung quanh nhà thờ.


ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

67


Quản Nhiệm: MSNC. ÔNG THÁI AN Điện thoại: 407-655-8414 Email: msthaianong@gmail.com Giờ thờ phượng Chúa & các Sinh hoạt trong tuần: Chúa Nhật: 9:00 AM- 9:30 AM - Tĩnh Nguyện 9:45 AM- 10:30 AM - Trường Chúa Nhật 10:45AM - 12:30 PM - Thờ Phượng Chúa (Việt Ngữ) 10:45 AM - 12:00 PM - English Speaking Service

Điều kiện: - Dưới 45 tuổi - Tốt nghiệp Trường Thần Học. - Thông thạo tiếng Anh & tiếng Việt.

Thứ Tư: 7:30 PM - 9:00 PM - Học Kinh Thánh Thứ Sáu: 7:00 PM - 9:00 PM - Học Kinh Thánh, Cầu Nguyện & Sinh Hoạt (Các Ban Ngành) Thứ Bảy mỗi đầu tháng: 9:30 AM - 1:00 PM - Thăm Viếng & Chứng đạo

HOÄI THAÙNH TIN LAØNH BAÙP-TÍT FORT WORTH, TX

4401 Broadway Ave, Haltom City, TX 76117 Website: www.vbcfw.org

Quaûn Nhieäm Muïc Sö ÑAËNG QUY THEÁ

ÑT: 214-228-5546 Dangqthe@gmail.com

Sinh Hoaït Chuùa Nhaät - 10:00 am: Hoïc Kinh Thaùnh English Worship Services - 11:00 am: Thôø phöôïng English Sunday School Thöù Saùu: - 7:00pm: Hoïc Kinh Thaùnh cho ngöôøi lôùn Youth Activities Kính môøi quyù tín höõu vaø ñoàng höông ñeán sinh hoaït vaø thôø phöôïng Chuùa vôùi chuùng toâi

68

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


9:00

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

69


Mục sư Quản Nhiệm: MS TAM CONETTO Phone: 850-341-2193 Email: ttconetto@msn.com

Giê-su

70

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


Hoäi Thaùnh Baùp-Tít Hieäp Nhaát Austin 12062 North Lamar, Austin, TX 78753 Thôø phöôïng Ñöùc Chuùa Trôøi, yeâu thöông vaø phuïc vuï trong danh Chuùa Cöùu Theá Gieâ-Xu döôùi söï höôùng daãn cuûa Chuùa Thaùnh Linh. Worshipping God, loving and serving in the name of Jesus Christ through the Holy Spirit.

Liên Lạc (Contacts): Pastor Nguyễn văn Tuyên (512) 791-7411 Mr. Nguyễn Thượng Duy: (737) 932-3888 Dr. Trương Bình: (512) 250-1182 Email: vubcaustin@ gmail.com Website: vubcaustin.org

CHUÙA NHAÄT 10:00AM - 10:50AM - Tröôøng Chuùa Nhaät 11:00AM - 12:30PM - Thôø Phöôïng 12:30PM - 1:30PM - Thoâng Coâng 1:30PM - Caàu Nguyeän Xin môøi ñoàng höông ñeán thaêm vieáng vaø tham döï thôø phöôïng vôùi Hoäi Thaùnh chuùng toâi. ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

71


TIN HUONG DI MINISTRIES

CHA MẸ CHO CON CÁI CỦA NGƯỜI KHÁC ĂN Ngày 16/03/2020 THIÊN QUỐC

G

iữa lúc buổi tiệc đang hồi vui vẻ, người nào cũng thấy phấn khởi vì được nhận quà sau những câu đố xoay quanh sự Giáng Sinh của Chúa Giê-Su thì một bé gái với gương mặt xanh xao, quần áo mỏng manh trong thời tiết lạnh giá, con bé bưng một rổ các loại trái cây đã gọt sẵn, đóng gói, bước vào quán chào mời trước sự bỡ ngỡ của nhiều người. Họ như cụt mất niềm hứng thú bởi hình ảnh thương tâm ấy. Ngay lúc đó, vợ tôi bước đến, mỉm cười và nhẹ nhàng kéo ghế mời con bé ngồi vào dãy bàn của trẻ em. Tôi thấy hai bên nói chuyện và con bé nhỏ gật đầu, sau đó ngồi vào bàn và ăn cùng với bọn trẻ trong buổi tiệc. Vợ tôi kể lại rằng con bé phải đi bán hết rổ trái cây đó, nếu không sẽ bị đánh, cho nên vợ tôi đã mua hết và cho con bé thêm một ít tiền để nó có thể an tâm ngồi ăn với những đứa trẻ cùng trang lứa và cũng có một phần hoàn cảnh giống như nó.

Thật ra con bé không chỉ cần phải ăn một thứ gì đó, mà hơn hết nó cần sự quan tâm và chăm sóc- điều mà tất cả chúng ta đều cần đến, như cần oxy để thở vậy. Trước bữa ăn đột ngột, con bé đã cảm nhận được sự nồng ấm của tình thương, thứ đã mang sắc hồng hào về lại trên gương mặt xanh xao của nó. Đó không chỉ là đồ ăn mà quan trọng hơn, là một hành động giản đơn về sự hào phóng của lòng tốt. Bữa tiệc trên cũng là sự hào phóng của lòng tốt mà một số cha mẹ cho con cái người khác ăn là vậy. Tôi lại nói về sự hào phóng của lòng tốt? Có lố bịch không khi đề cập đến lòng tốt khi mà thế giới ta sống tràn đầy bạo lực, chiến tranh, khủng bố và diệt vong? Nhưng cuộc sống vẫn tiếp tục bởi chúng ta đã đối xử tử tế với nhau. Những hành động chúng ta coi là nhỏ nhoi hàng ngày như giúp một người già qua đường, san sẻ phần điểm tâm cho một bạn cùng lớp, xách một thứ đồ nặng dùm một người xa lạ, mời người bán dạo một bữa ăn… những điều ấy chẳng bao giờ được báo chí nhắc đến nhưng chúng ta vẫn làm vì đó là việc nên làm và biết rằng “Người đang làm, Trời đang nhìn”, Chúa chẳng quên điều tốt lành bạn đã làm cho ai đó mà có khi bạn cũng không nhớ bạn đã làm gì giúp họ. Nhận được lòng tốt từ người khác là một trải nghiệm tuyệt vời. Hãy thử nghĩ đến lần mà ai đó đã đối xử tốt với mình. Đó chắc hẳn là một tác động rất tích cực. Đứa con gái nhỏ bé bỏng của tôi, mỗi lần nghĩ đến nó thì trong lòng tôi rất vui vẻ và biết ơn Chúa. Con bé rất nhỏ nhắn, sinh non nên không được khỏe như các bạn đồng trang lứa. Nhưng điều nó làm luôn khiến các bạn thấy và học tập. Con bé đã đưa rất nhiều bạn bè của mình đến với Chúa Giê-Su.

72

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


Tối hôm qua, trên đường chúng tôi về nhà, ngừng đợi đèn giao thông thì có một ông lão rất già, đi lụm cụm, trên tay cầm một khay các loại đồ lặt vặt để bán. Ông lão đi chầm chậm với gương mặt khắc khổ đến mức người khác không dám nhìn thẳng vào. Ông đi lướt ngang xe của con bé nhỏ (con gái lớn tôi chở em nó) mà không hề mời. Chợt con bé gọi “ông ơi” rồi nó cho tay vào túi, móc hết 7.000 đồng mà nó có (hồi nãy vợ tôi mới được người bán hàng thối lại nên cho nó) đưa bằng hai tay cho ông lão. Những người ngừng đèn đỏ thấy hành động của con bé, cũng cho tay vào túi và mỗi người cho ông lão thêm một ít tiền. Tác động tích cực đó không chỉ làm cho người nhận vui mừng mà khiến người cho đi cũng nhẹ nhàng, tấm lòng được ấm áp bởi điều mình đã sẻ chia. Nếu bạn đồng tình với quan điểm lòng tốt có tác động tích cực cho cả người cho và người nhận thì hãy tin chắc rằng những người giàu lòng nhân ái thường khỏe mạnh và sống lâu hơn; được nhiều người biết tới, làm việc hiệu quả hơn, thành công hơn và hạnh phúc hơn những người khác (điều nầy đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh). Nhưng hãy nhớ rằng mục đích của lòng tốt được tự suy từ chính nó, không phải từ những động cơ khác. Như lời của nhà tâm thần học Alberto Alberti nói rằng “tình yêu không được biểu lộ sẽ trở thành thù ghét, niềm vui không được biểu lộ sẽ trở thành phiền muộn”. Vậy, chúng ta được định sẵn để trở thành người có lòng tốt bởi “Chúng ta yêu vì Chúa đã yêu chúng ta trước”. Nhà văn người Anh Aldous Huxley, cuối đời mình, ông nói “Người ta thường hỏi tôi kỹ thuật nào hiệu quả nhất trong việc thay đổi cuộc đời con người. Thật xấu hổ, sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm, tôi phải nói rằng câu trả lời đúng đắn nhất là – chỉ cần sống tốt hơn một chút”. Đây cũng là triết lý của Đạt Lai Lạt Ma, lời của ông “Tôn giáo của tôi là lòng tốt”. Nhưng đó cũng chỉ là triết lý của con người. Vậy đâu là chân lý? KInh Thánh ghi lại cho chúng ta biết trong sách Giăng chương 17 câu 14 đến 19 về lời cầu nguyện của Chúa Giê-Su “Con đã truyền

lời Cha cho họ, và thế gian ghen ghét họ, vì họ không thuộc về thế gian, cũng như Con không thuộc về thế gian vậy. Con chẳng cầu Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ cho khỏi điều ác. Họ không thuộc về thế gian, cũng như Con không thuộc về thế gian. Xin Cha lấy lẽ thật khiến họ nên thánh; lời Cha tức là lẽ thật. Như Cha đã sai Con trong thế gian, thì Con cũng sai họ trong thế gian. Con vì họ tự làm nên thánh, hầu cho họ cũng nhờ lẽ thật mà được nên thánh vậy.” Trường học, đạo đức, triết lý của thế gian luôn dạy con người cố gắng đừng làm điều ác, cố làm điều tốt nhưng lẽ thật của Lời Chúa dạy Cơ Đốc nhân chẳng những nhờ Lời Chúa làm cho nên thánh để đừng làm điều ác, mà đồng thời cũng phải làm điều thiện, điều tốt lành cho mọi người bởi nếp sống nên thánh của mình nữa. Nên thánh là được biệt riêng ra cho một mục đích. Cơ Đốc nhân được Chúa cứu, cần phải bước vào một mối liên hệ mới với Chúa Giê-Su để thực hành nếp sống thánh khiết mỗi ngày. Nhờ Lời Chúa là lẽ thật giúp người theo Chúa được nên thánh và thực hành nếp sống nên thánh. Chúa Giê Xu nhấn mạnh Lời Chúa là chân lý. Mọi sự dạy dỗ về đạo đức của con người chỉ là luân lý. Những luân lý là điều hay, điều tốt nhưng vì xuất phát từ con người nên có thể đúng, có thể sai, và luôn thay đổi theo thời gian và không gian. Chỉ có Lời Chúa là chân lý bất biến, và có quyền năng thánh hóa người theo Ngài. Con cái Chúa ai cũng muốn sống tốt, nhưng nhiều khi chúng ta lại thích tìm sự dạy dỗ trong luân lý, trong chuyện hay ý đẹp, trong đạo đức con người… Trong khi chúng ta có Kinh Thánh trong tay, Lời Chúa là chân lý tuyệt đối của Đức Chúa Trời mà chúng ta lại ít để tâm tìm kiếm chân lý trong Lời Chúa. Những bài học từ luân lý ai cũng khen hay, tăng thêm vốn hiểu biết về đạo đức, nhưng hoàn toàn không có năng lực giúp chúng ta thực hành bài học luân lý để sống tốt. Chỉ có Lời Chúa là lẽ thật có năng quyền biến đổi đời sống chúng ta, thánh hóa chúng ta để sống đắc thắng điều ác, và sống hữu ích giữa thế gian. Tôi muốn minh họa điều nầy một cách chi tiết, ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

73


có lẽ ta sẽ hiểu rõ hơn về sự hào phóng của lòng tốt thế gian là như thế nào. Nó giống như những món quà được hứa hẹn sẽ tặng cho người tiêu dùng trong nhiều quảng cáo thương mại. Tôi không để ý lắm đến vấn đề này nhưng vợ tôi luôn từ chối lời mời mua ba hoặc năm món đồ giống nhau để được tặng thêm một cái tô thủy tinh hay một món đồ gì đó mà trong nhà bếp chúng ta đều đã có. Đây rõ ràng là một thứ hào phóng ảo, nó chỉ nhằm thu hút sự chú ý của chúng ta để làm lợi cho việc kinh doanh của họ. Nhưng trong thời đại ngày nay, chúng ta thường chấp nhận bị dẫn dụ để đổi lấy chút lợi ích ngay cả việc biết rằng điều đó là giả tạo. Còn sự hào phóng thật sự nó xuất phát từ chính tấm lòng. Khi sự kiện khủng bố kinh hoàng ngày 11 tháng 9 xảy ra, tôi vẫn nhớ rõ ràng bản tin TV buổi trưa hôm ấy bởi ngày đó vợ tôi vừa sinh đứa con đầu lòng của chúng tôi đúng một tuần. Phần lớn mọi người trên toàn thế giới nắm bắt tình hình chỉ sau vài phút vì hệ thống công nghệ kết nối toàn cầu đã hiện đại hơn rất nhiều. Nhưng cũng có những người rất lâu sau đó mới biết tin. Đó là một bộ tộc ở phía Nam Kenja, sống tại vùng hẻo lánh xa thật xa với những công nghệ của phương tây, họ chỉ biết đến vụ khủng bố sau đó bảy hay tám tháng gì đó. Có lẽ chúng ta sẽ không thể mường tượng ra những con người hoàn toàn xa lạ đó nhưng họ lại nhận ra rằng một bi kịch đã xảy đến. Trong trang phục rực rỡ truyền thống, họ tổ chức một cuộc họp trong không khí trang nghiêm và quyết định hiến tặng tài sản quý nhất của bộ tộc- mười sáu con bò- cho người dân thành phố New York để giúp họ vượt qua quãng thời gian khó khăn ấy. Những con người chẳng xa lạ gì với sự hành hạ của cơn đói, giờ đây sẵn lòng chia sẻ miếng ăn để thể hiện lòng tương thân tương trợ với những người mà họ chưa từng gặp. Chúng ta cũng biết rằng thực tế được ghi nhận những người nghèo khó làm từ thiện với tỷ lệ so với thu nhập của họ lớn hơn so với những người giàu có. Dường như sống trong cảnh chẳng mấy dư dả khiến họ thấy gắn kết với những giá trị thực sự quan trọng 74

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

hơn và có lẽ hoàn cảnh ấy giúp họ hiểu hơn sự khó khăn khi thiếu đi những nguồn lực thiết yếu. Cũng có thể chính nỗi đau của sự khốn khó đã giữ cho ngọn lửa tình thương luôn bùng cháy. Và trên tất cả, chúng ta nhớ lời Chúa hứa “Ai sẽ cho một người trong bọn nhỏ nầy chỉ uống một chén nước lạnh, vì người nhỏ đó là môn đồ ta, quả thật, ta nói cùng các ngươi, kẻ ấy sẽ chẳng mất phần thưởng của mình đâu.” Ma-thi-ơ 10:42. Cho đi những gì ta trân quý, đó là một cử chỉ sẽ thay đổi con người chúng ta, năng lượng tích cực cũng sẽ lan tỏa đến cộng đồng và những người được nhận cũng tìm được ý nghĩa cuộc sống qua hành động tích cực đó. Tôi chợt nhớ đến một mẩu tin mà mình đọc được trên Facebook, đó là câu chuyện về cậu bé Oscar. Cậu bé được chuẩn đoán bệnh bạch cầu phải nằm chờ chết. Khi lời kêu gọi cứu người được đưa ra, đã có năm ngàn người xếp hàng nhiều giờ liền dưới mưa để xét nghiệm xem họ có phải là người phù hợp để hiến tế bào gốc hay không. Cuối cùng, một ứng viên được chọn và cậu bé Oscar được cứu sống. Sự hào phóng của lòng tốt là thế đó. Có thể điều chúng ta cho đi sẽ khiến mình bớt đầy đủ và an toàn nhưng ta lại thấy tâm hồn mình được no đủ và thế giới nầy tốt đẹp hơn một chút. Tôi yêu quý sâu sắc người Ê Đê. Bởi Chúa cho chúng tôi có lòng cưu mang rất lớn với các dân tộc anh em nên hàng năm chúng tôi cùng với những người đồng tâm tình sẽ ra đi giúp đỡ, cứu trợ, dạy Kinh Thánh và làm mọi việc có thể cho anh em mình trên các vùng cao từ miền Trung ra miền Bắc. Nhưng đặc biệt chúng tôi yêu thương người Ê Đê lắm, trong khải tượng mà Chúa cho chúng tôi thấy, một “Tin Lành cho trẻ chân không” vẫn luôn ấp ủ tràn đầy trong tấm lòng vợ chồng tôi và vùng đất Ê Đê được Chúa đặt để trong khải tượng đó. Chúng tôi cũng ước ao phần đời còn lại của mình sẽ dành cho trẻ em nơi đó. Mỗi khi ra đi vì người Raglai, vì người H’mông, người K’ho hay bất luận một dân tộc anh em nào thì các anhnem người Ê Đê luôn đi cùng chúng tôi, giúp đỡ hết khả năng


mình có cho các anh em người dân tộc khác, mặc dù họ cũng thiếu thốn và khó khăn rất nhiều. Chúng tôi thường hay nói cùng nhau rằng: “Người ta lá lành đùm lá rách, còn chúng ta là lá rách đùm lá nát” bởi lòng biết ơn Chúa và tình yêu mà Chúa đặt để nơi lòng mà chúng tôi kết nối cùng nhau, đem đến cho nhiều nơi sự khích lệ mà trong lòng của chúng tôi cũng được vui mừng vì cớ tình yêu trong Chúa bổ lại sức cho chúng tôi, những con người đã phó dâng chính mình cho mục vụ mà Chúa kêu gọi. Trong những ngày đại dịch CoV-19 đang hoành hành trên khắp thế giới nầy, tôi lại được thôi thúc để kêu gọi cho những người phụ nữ buôn Buôr, Ê Đê. Họ đang chiết lọc tinh nghệ để làm ra sản phẩm rất tốt cho sức khỏe, tăng sức đề kháng cho người sử dụng với giá thành rất rẻ so với thị trường mà không hề sử dụng thêm bất kỳ một chất phụ gia nào khác và những rẫy nghệ là do họ tự trồng, không sử dụng thuốc trừ sâu hay thuốc kích thích sinh trưởng. Vợ tôi bị loét dạ dày kinh niên nên tìm tinh nghệ để dùng thử nhiều nơi nhưng sản phẩm bị pha tạp, người dùng lâu ngày sẽ rất có hại. Cho đến khi các cô trong điểm nhóm Buôn Buôr điều chế ra sản phẩm tinh nghệ và gửi cho vợ tôi uống thử thì sự tin tưởng đối với sản phẩm thiên nhiên mới được công nhận. Nhưng hiện tại, các cô chỉ làm thủ công, không có máy móc hỗ trợ, quan trọng nhất là chiếc máy sấy cho tinh nghệ khô để các vi khuẩn gây hại trong quá tình chiết lọc tinh nghệ chết đi và sản phẩm giữ được lâu hơn thì các cô không có điều kiện để mua. Chiếc máy có giá thành khoảng 10 triệu đồng (tương đương 500 usd). Ai có thể giúp được họ? Tôi không biết nhưng tôi tin rằng Chúa biết. Chúa sẽ đặt để sự hào phóng trong tấm lòng những người biết ơn Ngài. Ta biết ơn vì những gì Chúa ban cho. Biết ơn không có nghĩa là tận hưởng sự thoải mái của bản thân mà quên đi những người chung quanh. Lòng biết ơn thực sự chỉ được sinh ra khi ta biết đồng cảm và hiểu được rằng giúp đỡ người khác chính là cách chúng ta mở lòng để biết ơn Chúa.

Tôi vẫn nhớ mãi ánh mắt và vẻ mặt của con bé bán trái cây khi vợ tôi ôm con bé vào lòng. Ánh mắt nó sáng lên niềm hi vọng và gương mặt hồng hào toát lên nét hạnh phúc. Môi nó nở nụ cười tươi vì hiểu rằng trong cuộc sống vẫn còn nhiều lắm những người tốt. Lòng rộng rãi được biểu lộ và Đấng Christ được vinh hiển trong chương trình buổi tối hôm đó với mười lăm linh hồn trở lại tin nhận Chúa. Cảm tạ Chúa vô cùng. Vậy nên chúng ta thấy rằng, tại bất cứ thời khắc nào của cuộc sống, luôn có những lời thỉnh cầu được giúp đỡ và những dịp để chúng ta giúp đỡ. Một thực tế mà không phải ai cũng nhìn ra, đó là giúp người khác cũng có lợi cho bản thân người giúp vì người ấy sẽ cải thiện bản thân, phải nghĩ cho người khác nhiều hơn bản thân mình. Người ấy sẽ thấy được giá trị của việc mình làm. Ý nghĩa của cuộc sống được tìm thấy tại đây. Khi dùng những gì mình có để cung cấp cho nhu cầu của người khác, chúng ta đang phản chiếu chúa Giê-Su, Đấng đã cho đi sự giàu có của Ngài để đáp ứng sự nghèo thiếu về thuộc linh của chúng ta. Đúng là, có đôi khi chính những giông tố của cuộc đời lại khiến chúng ta mở lòng để thể hiện lòng biết ơn Chúa. Điều này nhắc nhở tôi nhớ đến các Cơ Đốc nhân đầu tiên ở Giêru-sa-lem đã đối mặt với sự nghèo đói, một hội thánh đã nhanh chóng viện trợ cho họ. Mặc dù chính mình cũng đang thiếu thốn nhưng các Cơ Đốc nhân tại Ma-xê-đoan đã ban cho trong tinh thần hi sinh, xem đó là một đặc ân (II Cô-rinh-tô 8: 1-4). Phao-lô đã nhắc đến lòng rộng rãi của họ như một tấm gương cho người Cô-rinh-tô và chúng ta noi theo. Thật kỳ lạ nhưng đúng đắn, đó là chúng ta được tạo dựng để là người ban cho. Khi bạn khiến ước mơ của ai đó được hoàn thành thì Chúa sẽ khiến ước mơ của bạn được hoàn thành. Trong một câu chuyện của nhà văn Tolstoy, một người thợ làm giày nghèo khổ nghe thấy giọng nói của Chúa trong giấc mơ: “hôm nay ta sẽ đến với con”. Rồi anh ta tỉnh giấc và bắt đầu làm việc trong sự trông ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

75


ngóng. Ngày hôm ấy, anh ta gặp một cô gái trẻ trong cơn đói và cho cô ta đồ ăn. Một ông lão đi ngang qua thấy lạnh, anh ta đã cho vào nhà để sưởi ấm. Sau đó, anh ta chăm sóc một đứa trẻ đang đi lạc và tìm giúp mẹ cho nó… Chúng đều là những hành động ngẫu hứng mà anh ta làm không cần phải suy nghĩ gì. Đến cuối ngày, trước khi đi ngủ, anh thợ giày nhớ lại giấc mơ kia và nghĩ rằng nó đã không thành hiện thực bởi anh ta nào có gặp được Chúa đâu. Rồi anh ta nghe thấy một giọng nói. Đó là giọng nói của Chúa “con trai ta ơi, con không nhận ra ta sao? Ta là cô gái, là ông lão, là đứa trẻ và người mẹ mà con đã giúp. Con đã gặp ta và con đã giúp ta. Ta đã ở bên con cả ngày”. Sự hào phóng của lòng tốt luôn nằm bên trong mỗi chúng ta. Mỗi khoảnh khắc trôi qua lại có một cơ hội để ta làm điều đúng đắn hay giúp đỡ một ai đó. Nếu ta có thể trút bớt gánh nặng và cứu giúp được một ai đó trong cơn khốn khó của họ thì đó là một chiến thắng, một lời đáp âm thầm, khiêm nhường cho sự hào phóng của lòng tốt mà Chúa đặt để bên trong những người biết ơn Ngài. Đó là điểm xuất phát THIÊN QUỐC Nha Trang, 16/3/2020 Mọi sự giúp đỡ cho các cô trong điểm nhóm Buôn Buôr, vui lòng liên hệ:

LÀM CHỨNG NGÀI ĐẾN

NGÀI CHẾT

NGÀI SỐNG LẠI

email: nguyenthienquoc1975@gmail.com Địa chỉ: Lô 10, Ô DC 1, khu tái định cư phường Vĩnh Trường, thành phố Nha Trang. SĐT: 0927080903

NGÀI VỀ TRỜI

NGÀI TRỞ LẠI

76

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


NGƯỜI CÓ HOÀN CẢNH ĐÁNG THƯƠNG TUYẾT MAI

M

ấy ngày qua tôi thật nóng lòng muốn viết bài báo tin vui cho các vị ân nhân được rõ về tình trạng cô Hà Kim Anh, nhân vật trong bài “Hoàn Cảnh Đáng Thương” đã đăng trong số báo kỳ trước. Khi bài viết chưa kịp đăng thì tôi đã nhận được 200 Mỹ Kim từ Mục Sư Kiến chuyển về để giúp cô Kim Anh. Tôi đã chuyển tiền ngay cho cô ấy đi mua bảo hiểm y tế, để chuẩn bị cho việc chữa trị kế tiếp được thuận lợi. Tiếp theo đó là bệnh dịch (coronavirus) xảy ra khắp nơi làm cho gia đình cô ấy hoang mang không dám đi bệnh viện. Đến ngày 9/3-2020, Mục sư Huệ gọi điện về hối thúc tôi đem cô ấy đi nhập viện gấp, đừng để quá trễ khỏi phải ân hận. Tôi đã liên lạc ngay với Mục sư Nguyễn Minh Chí là Mục sư đại diện cho Hội Thánh Báp Tít Việt Nam tỉnh Đồng Tháp. Cám ơn Chúa, tôi được cộng tác cùng một Mục sư trẻ đầy lòng nhiệt huyết, có tình yêu thương và sốt sắng, và Mục sư đã đến động viên gia đình cùng cô Kim Anh để họ vượt qua sự sợ

hãi, họ quyết định đi nhập viện. Ngày 11/3-2020 tôi nhận được 1,000 Mỹ Kim do Mục sư Huệ chuyển về. Tôi và Mục sư Chí liền báo cho gia đình cô Kim Anh hay và chúng tôi quyết định sẽ đưa Kim Anh đi nhập viện tại Sài Gòn vào ngày 12/03-2020 Buổi tối đó tôi lên Group Cơ Đốc nhờ hướng dẫn tôi làm cách nào đưa bệnh nhân bị u xơ ở tỉnh lên Thành phố nhập viện được thanh toán bảo hiểm. Có một người đã cho tôi số điện thoại của cô Huệ, bảo tôi liên lạc để được giúp. Sáng 12/03. Tôi khởi hành lúc 5:00, đi lên Đồng Tháp (nơi cô Kim Anh ở cách tôi gần 200km). Tôi thật biết ơn Chúa đã dự bị cho chúng tôi quá nhiều sứ giả. Trong lúc tôi ngồi trên xe đò thì nhận được điện thoại cô Huệ, cô sinh hoạt tại Hội Thánh Tuy Lý Vương, Q8, Sài Gòn, cô bảo tôi cho thông tin người bệnh, trên ấy cô làm thủ tục xin tài trợ mổ miễn phí. Thật là Chúa đang sắm sẵn cho chúng tôi. Một tuyến đường thật dài, xe đi Sài Gòn trên quốc lộ, mà thật lạ lùng khi tôi nói cần xuống để đi Đồng Tháp. Chiếc xe dừng lại ở cái điểm mà tôi chưa từng biết. Tôi vừa đứng xuống đất đã có một thanh niên trẻ đến hỏi tôi: - Có phải cô là Cô Mai? Tôi là Mục sư Chí! Tôi thiệt không ngờ Chúa cho tôi những bất ngờ không tưởng, vì tôi chưa từng gặp Mục sư Chí, cũng không hẹn chính xác chỗ đỗ xe (tùy ông tài xế chọn địa điểm dừng). Điều ấy làm cho tôi thấy là Chúa đã cử tôi đi và Ngài dự trù cho tôi mọi thuận lợi. Chúng tôi đến thăm gia đình em Kim Anh để giao lại số tiền 1,000 Mỹ Kim cho gia đình cùng Mục sư Chí đón nhận, họ vui mừng lắm, và nhờ tôi chuyển lời cám ơn chân thành ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

77


đến các vị ân nhân đã yêu thương trợ giúp, cho họ có số tiền ấy, họ đủ tự tin đi chữa trị. Một tiếng đồng hồ sau xe đến tại nhà thờ An Nhơn, chúng tôi đã có mặt nơi đó. Mục sư Chí dâng lời cầu nguyện tạ ơn Chúa vì mọi điều lành Chúa đã tiếp trợ cho em Kim Anh, cầu xin Chúa quan phòng và chúc phước cho việc chữa trị sắp tới. Trên đường đi, tôi ngồi cạnh mẹ em Kim Anh và tâm tình, và chứng đạo. Cám ơn Chúa là xe chạy tầm hơn 100 km, bà ấy đã cầu nguyện tiếp nhận Chúa. Thật là phước hạnh quá đỗi. Chúng tôi đến bệnh viện Quốc Ánh lúc 2g30. Lại một lần nữa khi cửa xe vừa mở, có người phụ nữ tầm tuổi tôi chạy lại: - Chị là chị Mai phải không? Tôi vui mừng ôm lấy vai cô, tôi không hỏi, tôi biết ngay đó là sứ giả Chúa cử đến đồng hành cùng tôi trong công tác nầy: Là cô Huệ, cùng đi với cô còn có Cô Ba, bảy mươi lăm tuổi, sự hiện diện của hai cô làm cho chúng tôi ngợi khen Chúa không thôi, vì Ngài cử nhiều người đồng một tâm tình đi phục vụ. Không những chỉ cứu linh hồn khi họ qua đời, mà còn tìm mọi cách để cứu giúp họ qua khỏi bệnh tật hiểm nghèo bằng tất cả tấm chân tình, “Dưới đất cũng như trên Trời, vui mừng” Chúng tôi khích lệ nhau là mình cùng ra

Kính gửi Mục sư Nguyễn Văn Huệ Tôi Mục sư Đáng xin gửi đến Mục sư, gia đình và Hội Thánh lời chào thăm trong tình yêu và ân điển cứu Chúa Jesus Christ. Cám ơn Chúa, cám ơn Mục sư đã giúp đỡ xây dựng nhà vệ sinh cho hội thánh Chúa tại tỉnh Cà Mau và cùng với sự đóng góp của con dân Chúa tại Hội Thánh địa phương đã xây dựng được hai phòng vệ sinh. Được sự giúp đỡ của Mục sư là niềm vui, sự khích lệ cho con dân của Chúa tại Cà Mau. 78

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

trận trong mùa dịch dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh. “Hãy vững lòng bền chí, chớ run sợ, chớ kinh khủng, vì Đức Chúa Trời ngươi vẫn ở cùng ngươi trong mọi nơi ngươi đi” (Giô suê 1:9). Cô Huệ nhận trách nhiệm tới lui trợ giúp mẹ con em Kim Anh trong những ngày ở viện. Tôi và Mục sư Chí yên tâm quay về quê trong đêm ấy. Ngày 13/3 em Kim Anh được đưa đi mổ, cục bướu cắt ra nặng 8kg5. Thật là khủng khiếp, nó nặng bằng ba em bé sơ sinh, vậy mà cô ấy đã phải mang trên người ngần ấy năm. Cảm tạ Chúa Ngài đã giải phóng em từ đây khỏi bệnh tật và gánh nặng. Hôm nay khi tôi đang ngồi viết bài báo cáo nầy thì cô Huệ gọi báo tin vui là hôm nay Kim Anh đã khỏe, bác sĩ cho phép ăn cơm rồi. Thật quá tuyệt vời, chúng ta những người con của Chúa, có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có, người dâng tài chánh, người dâng công sức làm nên một việc lớn lao đó là: Yêu người lân cận như yêu mình “Dù tôi nói được các thứ tiếng loài người và Thiên Sứ, nếu không có tình yêu thương, thì tôi chỉ như đồng kêu lên, hay chập chỏa vang tiếng” (1 Cô-rinh-tô 13:1) Halelugia. Con ngợi khen tình yêu của Chúa TUYẾT MAI

Tôi thay mặt Hội Thánh xin cám ơn và tri ân tấm lòng của Mục sư đối với công việc Chúa tại Cà Mau. Nguyện xin Chúa ban phước dư dật cho chức vụ của Mục sư và gia đình để bù đắp lại những gì Mục sư đã giúp đỡ cho công việc Chúa tại Cà Mau và có khả năng giúp đỡ nhiều nơi Chúa muốn. Amen! Kính chào trong Chúa MỤC SƯ NGUYỄN VĂN ĐÁNG


HỘI THÁNH VIỆT NAM GIỮA CƠN DỊCH BỆNH

Đ

ứng trước nguy cơ cơn đại dịch Corona bị lây nhiễm quá nhanh xảy ra khắp thế giới nên tất cả các trường học đều đóng cửa, hầu hết các lễ hội tại Việt Nam từ Tết Nguyên Đán đến nay đều ngưng hoạt động, nhiều chùa chiềng không dám tụ tập đông người, một số nhà thờ Công Giáo và Tin Lành cũng đang theo dõi xem xét, nếu tình hình dịch bệnh nguy hiểm hơn thì việc tạm dừng sinh hoạt cũng có thể xảy ra trong những ngày tháng tới. Phần lớn các chương trình huấn luyện tập trung của các Trường Kinh Thánh phải ngưng lại, một số con cái Chúa e dè và thận trọng nên quyết định ở nhà cầu nguyện và nhóm thờ phượng Chúa với gia đình, chứ không đến Hội Thánh. Hẳn nhiên, đại đa số Quý tôi con Chúa có sự bình an vì họ tin cậy vâng lời Chúa bảo vệ che chở mình nên hiện tại các Hội Thánh vẫn nhóm họp bình thường... chỉ một số con dân Chúa đeo khẩu trang trong giờ thờ phượng. Nếu cơn đại dịch Corona diễn biến ngày càng phức tạp và lây nhiễm tăng nhanh và nguy hiểm hơn thì đây là một thách thức rất lớn, đe dọa đến sức khỏe, kinh tế, giáo dục, và nhiều lĩnh vực khác đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, việc duy trì và phát triển Hội Thánh cũng có thể gặp nhiều khó khăn hơn.

MỤC SƯ BÙI VĂN CƯỜNG

Lễ Tốt Nghiệp Cấp I-VMI tại Sài Gòn 2019

Lễ Tốt Nghiệp Cấp I của VMI tại Long An 3/2020

Đối với Hội Thánh Tin Lành Của Chúa Giêsu tại Việt Nam, các Hội Thánh địa phương của chúng tôi vẫn trung tín nhóm thờ phượng Chúa. Tuy nhiên, chúng Lễ Tốt Nghiệp Cấp I của VMI tại Long An 3/2020 ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

79


tôi cũng trực tiếp đến thăm viếng, cầu nguyện và dạy Lời Chúa cho một số gia đình nào không đến nhóm với Hội Thánh được. Phương án kế tiếp, chúng tôi sẽ triển khai giảng dạy Kinh Thánh và cầu nguyện chung với nhau qua: Điện thoại, Online, Facebook, Viber, Zalo, Zoom, Email,.. nếu tình hình dịch bệnh có chiều hướng gia tăng trong khi chưa tìm được phương án chữa trị dứt điểm.

Huấn luyện MỤC SƯ-TĐ tại Ninh Thuận 2/2020

Kính nhờ Quý tôi con Chúa khắp nơi trên thế giới hết lòng khẩn nguyện xin Đức Chúa Trời thương xót giải cứu các quốc gia có người chết và bị lây nhiễm căn dịch bệnh này. Xin Chúa tiêu diệt đại dịch Corona và nhất là khiến cho Quý vị lãnh đạo và các dân tộc kính sợ Chúa, thức tỉnh, ăn năn hối cải để được cứu rỗi. Nguyện Chúa Thánh Linh thăm viếng và phấn hưng Quý tôi con Chúa trong Hội Thánh tỉnh thức cầu nguyện, yêu thương, hiệp một và hết lòng rao giảng Tin Lành cứu tội nhân trong những ngày sau rốt này để chung tay xây dựng và phát triển Vương quốc Đức Chúa Trời ngày càng phát triển để chuẩn bị cho Chúa một dân sẵn lòng trước ngày Chúa Giêsu Christ tái lâm. Amen! Emmanuel! MỤC SƯ BÙI VĂN CƯỜNG ĐT: 0933 777 240 Email: gscuong@yahoo.com

NGUYỆN MỌI VINH HIỂN ĐỀU THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI. AMEN!

80

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Giao Lưu & Hiệp Nguyện Phụ Nữ SG 2/2020

Giao Lưu & Hiệp Nguyện Phụ Nữ SG 2/2020

Hội Thánh Đức Tin tại Mỹ XuânBRVT


CHUYỆN MÙA DỊCH QUÊ NHÀ

N

TUYẾT MAI

gười Việt Nam chúng ta tự thuở nào lận, đã có cách sống lạnh lùng với nhau, ra đường gặp nhau chỉ mĩm cười gật đầu, là chào. Chỉ có một số người tiến bộ hơn là gặp nhau bắt tay một cách ân cần niềm nở “tay bắt mặt mừng”. Hình ảnh đó chỉ thấy trong các buổi hội họp ngoài xã hội và trong nhà thờ. Nói chung cách giao tiếp và bày tỏ tình cảm của người Việt mình rất hạn chế, nếu không nói là có vẻ lạnh lùng với nhau rất- rất nhiều so với những người Tây phương. - Nhưng người Việt có yêu quý nhau không? Có đoàn kết không? - Xin thưa: Có ạ! Qua mùa dịch covit 19 năm 2020, tôi đã thấy được đằng sau cái vẻ lạnh lùng hời hợt ấy là những trái tim nóng cháy yêu thương. Trong cộng đồng người tin Chúa những tin nhắn chuyền cho nhau, những lời kêu gọi hẹn giờ cầu nguyện cho đất nước Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam đang ở khắp nơi trên quả địa cầu, đang ở nơi những vùng dịch nguy hiểm.

Có những Hội Thánh đã đi vòng quanh thành phố nắm tay nhau cầu nguyện, cầu xin huyết Chúa bao phủ con dân Ngài ở khắp mọi nơi. Tôi còn nhớ những ngày dịch bệnh đang tăng nhanh ở Mỹ, nhận tin nhắn của một mục sư gửi về “Hãy cầu nguyện cho chúng tôi”. Giờ ăn cơm, tôi cầu nguyện tạ ơn, mà hai mẹ con tôi chợt nhớ đến những nơi đang nhiễm bệnh, họ không thể có buổi cơm gia đình, họ đang trên giường bệnh nguy kịch, họ đang bị cách ly ở đâu đó, chúng tôi đã khóc nghẹn ngào khi dâng lên Chúa tên những người mình yêu quý, kính trọng. Cầu xin Chúa quan phòng anh, em con. Các Hội Thánh bắt đầu đi phát gạo, phát mì gói, phát khẩu trang ở các đường phố, các thôn xóm. Ngoài kia, những người chưa tin Chúa, nhưng khắp nơi, các tỉnh thành tổ chức nhiều điểm phát gạo từ thiện, phát lương thực nhu yếu phẩm cho người nghèo Điều làm tôi khâm phục là ý tưởng của anh chàng Hoàng Anh Tuấn sáng chế cây gạo ATM, và đây là lần đầu tiên tôi thấy ở Việt Nam, không biết các nước khác có không? Lúc đầu, là vài điểm cho người nghèo tại Sài Gòn, rồi lan rộng ra Hà Nội, rồi chạy dài xuống các tỉnh miền Tây, miền Đông. Những người khá giả chở những xe gạo đến góp phần, cho những cây ATM phát gạo miễn phí hoạt động xuyên suốt mùa dịch. Việt Nam mình còn rất nhiều dân nghèo, cứ “làm ngày nào, xào ngày nấy”. ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

81


Họ ở nhà trọ, bán vé số, hoặc đi làm thuê sống từng ngày, qua ngày. Vì vậy khi xã hội cách ly, mọi phương cách làm ăn sinh sống ngưng lại là họ bị đói thiếu, và đây chính là lúc chúng ta thấy rõ tinh thần tương thân tương ái của dân Việt mình thật thắm thiết làm sao. Ai là người đang khó khăn cứ đến xếp hàng cách nhau 2 mét, tại ATM gạo, rồi lấy cái bọc treo sẵn và nhấn nút, thế là từ trong ống dẫn gạo tuôn ra đầy bọc là tự dừng. Tôi đã thấy tình yêu thương như đang tuôn tràn ra lan tỏa khắp nơi trên đất nước tôi.

BÌNH TÚ NGỌC

TÌNH MẸ TUYỆT VỜI Kính tặng những người Mẹ!

Ôi, Tình Mẹ thật mênh mông, đằm thắm Như suối nguồn tuôn chảy mãi không ngưng

Tôi chợt ước ao, ước gì dân Việt mình cởi mở với nhau hơn, thân ái với nhau hơn nữa. Đừng giữ cái vẻ ơ hờ khi gặp nhau, mà hãy cầm tay nhau, hoặc ôm nhau thân ái, đánh tan cái vẻ lạnh nhạt cố hữu hằn in sâu trong hồn, trong thái độ giao tiếp.

Như sóng kia cứ cuồn cuộn chẳng dừng

Thậm chí trong gia đình, cha mẹ và con cái, có một khoảng cách chừng mực thái quá. Khi con còn nhỏ, còn ôm ấp, nói lời yêu thương, nhưng khi con tầm bảy tám tuổi là bắt đầu xa dần, lạnh nhạt dần, con cái không còn được cha mẹ ôm hôn như lúc trẻ thơ, và cứ như vậy …cứ như vậy xa dần. Đôi khi con cái cần được cha mẹ ôm vào lòng an ủi khi vấp ngã, khi thủng gai đời, hoặc lúc mòn mõi trên những bước đường đời lắm gian nan, con cái cần lắm vòng tay ấm áp bao dung của cha mẹ. Và khi cha mẹ già rồi cũng rất cần được con cái thân mật yêu thương. Một cái bá vai của thằng con xa nhà bấy lâu quay về thật là hạnh phúc vô biên cho một người cha già.

Con là tất cả, Mẹ ta thường nói thế.

Hãy nói lời yêu thương với nhau đi, vì điều đó cần lắm, không có giới hạn tuổi tác đâu, còn sống trên đất, vẫn còn cần lắm được nghe những lời yêu thương chân thật… TUYẾT MAI

82

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Tình mẫu tử thật thiêng liêng, kỳ diệu. Mẹ yêu ta nên Mẹ hằng lo liệu Từ bào thai cho đến lúc trưởng thành Chăm sóc ta cho bằng chị bằng anh

Bao cực nhọc, Mẹ không hề kể lể Bao khó khăn, Mẹ không quản, cứ cười Thấy con vui, con khỏe, mặt Mẹ tươi Cuộc đời Mẹ như dành cho con hết. Trái tim Mẹ không bao giờ mỏi mệt Mẹ yêu ta cho đến cuối cuộc đời Mẹ yêu ta cho đến lúc tàn hơi Trái tim Mẹ, một trái tim độc đáo. Cảm tạ Chúa là “kỹ sư” tinh xảo Ban cho ta một người Mẹ tuyệt vời Ban cho ta một người Mẹ trên đời Để ta sống trong tình Người diễm tuyệt BÌNH TÚ NGỌC


CHƯƠNG TRÌNH CỨU ĐÓI CẤP THỜI

Kính gởi quý Mục Sư Quản Nhiệm và các Tôi Con Chúa tại Hoa Kỳ,

Cám tạ Chúa, cám ơn quý vị ân nhân đã đáp ứng Chương Trình Phát Khẩu Trang Truyền Giáo và Mì Gói Tình Thương, đưa đến thành công rất mỹ mãn, tại Vietnam trong những ngày qua. Chúng ta đã phát ra 633.000 khẩu trang và hơn 127.000 gói mì tình thương, qua hơn 500 hội thánh, tại trên 60 tỉnh thành tại Vietnam, đến tay đồng bào chúng ta, kèm theo chứng đạo đơn và thông tin liên lạc giúp tìm hiểu đạo Chúa, đã được các Hội Thánh tích cực tham gia và đồng bào, ngay cả chính quyền, đều khen ngợi, tạo điều kiện dễ dàng cho việc rao giảng Tin Lành của Chúa sau nầy. Thật đáng dâng lời cám ơn Chúa. Cũng chính nhờ Chương Trình Phát Khẩu Trang Truyền Giáo nầy, nhân sự mục vụ Cảm Thông chúng tôi tại Vietnam, đã chứng kiến một việc rất đau lòng: Nhiểu gia đình con cái Chúa là những người chạy ăn từng bữa, như đi xe thồ, phu khuân vác, bán thức ăn, phụ hồ, hớt tóc…đã nửa tháng nay, trong tình trạng cách ly xã hội, không làm gì ra được đồng tiền để mua gạo mắm để ăn uống qua ngày. Trước tình trạng đau lòng nầy, Mục Vụ Cảm thông đứng ra kêu gọi các Tôi Con Chúa tại Hoa Kỳ, tỏ lòng thương yêu các anh chị em đồng đức tin với các chúng ta tại quê nhà Vietnam, kẻ ít người nhiều, sắm những phần quà khá hơn gồm 20 kgs gạo và 1 chai nước mắm, trị giá 13 đô-la để giúp các gia đình thiếu thốn tại Vietnam. Chúng tôi thiết tha kính nhờ các vị Mục Sư Quản nhiệm, bằng mọi phương tiện, chuyển email nầy đến tất cả các con cái Chúa tại quý hội thánh, để các con cái Chúa chung lòng hiệp lực giúp hơn 500 Hội Thánh tại Vietnam trong cơn túng quẩn nầy. Chúng tôi không biết nhiều địa chỉ email của các Hội Thánh và con cái Chúa, nếu quý vị nào biết, xin vui lòng làm ơn chuyển tiếp email nầy đến họ. Hết lòng cám ơn quý vị. Xin quý con cái Chúa gởi tiền đến Hội Thánh của quý vị rồi thủ quỹ của Hội Thánh quý vị sẽ viết check cho:

Vietnamese Church Planting Ministry 9404 SE SUN CREST DR. Happy Valley, OR 97086 hay:

VCPM 9404 SE Sun Crest Dr. Happy Valley, OR 97086 Cầu xin Chúa ban ơn giữ gìn tất cả quý vị trong cánh bóng Toàn Năng của Ngài, dù dịch bệnh đang phủ vây tứ phía. Qúy mến, MỤC SƯ LÊ TỰ CAM Mục Vụ Cảm Thông ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

83


84

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

85


MAY KHẨU TRANG MÙA DỊCH

T

TUYẾT MAI

ừ những ngày đầu khi bệnh dịch Covid 19 bắt đầu phát tán ở Việt Nam, các trường học cho học sinh nghỉ ở nhà, lệnh nhà nước đề nghị mọi người Việt khi ra đường phải đeo khẩu trang!

cuối thôn xóm, nơi ấy họ cần những chiếc khẩu trang để khi có ra đường bảo đảm cho sức khỏe và không bị phạt hành chánh.

Trước sự hoang mang của toàn xả hội, và mỗi gia đình từng em cũng rơi vào cảnh khó khăn, có một ân nhân giúp phát gạo cho gia đình các em, đợt một, rồi bệnh dịch kéo dài Hội Thánh lại vận động phát gạo đợt hai cho cả xóm để bày tỏ tình yêu Chúa Giê-su truyền dạy là yêu những người lân cận như yêu mình.

Chúa ban ơn để món quà của chúng tôi may từ nơi nầy được đến tay những người yêu thương trong Chúa Giê-su thật sớm

Đó là những ngày các em đã làm việc hết mình, vừa góp phần được cho gia đình trong Thế là không ngoại lệ, thanh thiếu niên trong cơn túng hụt, vừa giúp ích được cho xã hội Nhóm Gia Đình Hướng Đi Sóc Trăng, các gọi là những chiếc khẩu trang chứa đựng em đều phải ở nhà “thất nghiệp”, các em đã yêu thương. đi làm bị nghỉ ở nhà, và các em còn đi học Vừa rồi chúng tôi cũng đã gửi được 200 cái cũng phải nghỉ ở nhà. khẩu trang qua Hội Từ Thiện Hướng Đi, xin

Nhưng nghĩ đến cho “cần câu” vẫn hơn cho con cá, cho cần câu sẽ tác dụng lâu dài hơn, con cá chỉ giúp no lòng nhất thời. Thế là Gia Đình Hướng Đi Sóc Trăng bắt tay vào việc may khẩu trang bán. Thứ nhất tận dụng những ngày các em ở nhà sẽ có việc làm. Trong nhà chỉ được phép tập trung 4 em, nên phân chia công việc, em vẽ, em cắt, em may, em vô bao bì. Cám ơn Chúa nhờ những chiếc máy may của ân nhân gửi giúp vào năm trước, để dạy cho các em may, nay được thực hành thật kết quả. Trong sáu tuần, các em đã cùng tôi sản xuất ra được 2.000 chiếc khẩu trang. Chúng tôi bán được và có số tiền lãi, chi cho các em mang về giúp cha mẹ, còn lại chúng tôi mua vải may tiếp để các em mang đi phát miễn phí cho cả khu vực chung quanh. Đem đến ích lợi, giúp đỡ cho mọi người các em vui lắm, thật là thương khi các em mang những bọc khẩu trang đi giữa nắng trưa gay gắt, đi vào những ngôi nhà thật xa ngoài

86

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Cầu xin huyết Chúa bao phủ hết thảy chúng ta qua khỏi cơn dịch bệnh nầy TUYẾT MAI


ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

87


NGƯỜI NỮ ĐANG TÌM BẠN ĐỜI NÊN ĐỌC

P

hụ nữ có xu hướng thay đổi lựa chọn tìm bạn trai tùy thuộc vào độ tuổi của mình. Ví dụ như khi mới lớn, một anh chàng có cơ bắp và khả năng chạy nhanh hơn tốc độ của một chiếc xe đạp có thể khiến bạn say đắm và mơ về anh ta cả đêm nhưng khi bạn đến ngưỡng 25, bạn sẽ thấy hành động gây sự chú ý của anh chàng đó thật “trẻ trâu”. Tuy vậy, dù bạn đang ở độ tuổi nào, hãy tránh xa những đàn ông sở hữu nết tính cách tiêu cực như danh sách liệt kê dưới đây:

- Hiếu chiến: Trong thời hiện đại đối thoại

- Hay tức giận: Một người đàn ông nóng

- Kiêu căng: Một anh chàng có tính cách thô lỗ

tính và rất hay tức giận có thể khiến cuộc sống của bạn trở thành địa ngục. Anh ta có thể không thể kiểm soát hành vi của bản thân trong cơn nóng nảy và gây tổn thương bạn sâu sắc cả về thể chất lẫn tinh thần. Nếu cảm thấy anh ta là một người thích quát nạt, hay cau có và sẵn sàng nổi nóng, hãy tránh xa càng nhanh càng tốt.

chứ không đối đầu như này, một người đàn ông cố gắng sử dụng sức mạnh thể chất của mình để lấn át và giải quyết mọi chuyện thực sự không văn minh một chút nào. Vì vậy, nếu bạn thấy anh chàng bạn đang hẹn hò thích thể hiện sự nam tính của mình thông qua những màn khoe mẽ, ẩu đả, hãy nói tạm biệt với anh ta. Anh ta có thể trông giống như một vị anh hùng che chở bạn khỏi mưa gió nhưng xin hãy nhớ, người cường đại không phải là người dùng tay chân. và kiêu ngạo sẽ không bao giờ có đủ kiên nhẫn để lắng nghe tâm tình, chia sẻ của người khác. Họ thậm chí còn chẳng màng đến thời gian để chăm sóc cho bạn ngay cả khi đã là người yêu. Ngoài ra, một người như vậy sẽ không bao giờ chịu chấp nhận góp ý chân thành mang tính xây dựng của người khác. Anh ta sẽ luôn nghĩ rằng hành động của mình là đúng và khiến bạn gặp nhiều tình huống trái ngang khi vẫn quyết định ở bên chàng.

- Nghiện ngập: Một anh chàng bắt đầu và

kết thúc một ngày của mình trong những thú vui gây nghiện ngập thường là một người cực kỳ bê tha, không có bản lĩnh, không có ý chí. Người đàn ông kiểu này dù yêu đến mấy bạn cũng nên bỏ anh ta bởi vì nếu không, cuộc sống sau này của bạn sẽ vô cùng khổ sở. Đó là chưa kể đến việc tiền nong bị lợi dụng.

- Lạm dụng: Kiểm soát và lạm dụng bạn gái

là chiến thuật tinh tế của một số người đàn ông dày dạn kinh nghiệm trong tình trường. Vì vậy, hãy nói không với anh ta nếu anh ta đang cố gắng kiểm soát cuộc sống của bạn.

- Tự cao tự đại: Một người đàn ông có tính cách tự cao tự đại là người đàn ông rất đáng sợ, bởi anh ta sẽ luôn cho rằng mình đúng và cảm thấy người khác nên phục tùng theo lời nói, suy nghĩ của anh ta Trích từ DÂN VIỆT 88

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


Nỗi khổ của một người Việt say rượu lái xe

L

NGỌC LỄ

ái xe trong tình trạng say xỉn ở Mỹ phải đối diện không chỉ hình phạt tù mà còn bị đóng số tiền phạt lớn, bị buộc đi lao động công ích, bị bắt phải đóng tiền đi học luật, bị tăng tiền bảo hiểm, trả phí tòa án, luật sư và, nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày cũng như giấy tờ, công việc trong tương lai, một người Mỹ gốc Việt từng rơi vào tình cảnh này chia sẻ với VOA. Từ ngày 1/1/2020, Việt Nam khởi sự thực thị Nghị định 100 về xử phạt những người điều khiển phương tiện giao thông (bao gồm cả xe hơi, xe máy và xe đạp) mà trong người có nồng độ cồn dù là nhỏ nhất (> 0,00 mg/ lít khí thở) với mức phạt được cho là gắt gao nhất từ trước đến nay. Theo đó, người đi xe gắn máy sẽ bị phạt từ 2 đến 8 triệu đồng, tùy theo mức độ cồn – 8 triệu đồng là xấp xỉ mức thu nhập trung bình mỗi tháng của người dân lao động. Còn người điều khiển ô tô sẽ bị phạt từ 6 triệu cho đến 40 triệu đồng. Nghiêm trọng hơn, người vi phạm còn bị tước bằng lái từ ít nhất là 10 tháng cho đến tối đa là 2 năm. Nghị định 100 đang ‘gây bão’ trong dư luận Việt Nam, một đất nước mà việc uống rượu bia rồi điều khiển xe đã ăn sâu vào tập quán người dân. Người ủng hộ thì cho rằng nó sẽ góp phần giảm bớt tai nạn giao thông, người

chỉ trích thì chê bai luật mạnh tay mà cứng nhắc, ‘không thực tế’. Ông C., một cư dân gốc Việt định cư tại Hoa Kỳ được 34 năm hiện đang sống ở thành phố San Jose, bang California, là người có tiền sử phạm tội lái xe khi say xỉn (luật Mỹ gọi là DUI – tức là Driving under Influence, lái xe dưới tác động của chất kích thích), nói với VOA với điều kiện ẩn danh rằng trong khoảng thời gian từ năm 1990 cho đến 2007, ông đã 5 lần bị phạt về tội DUI.

Đủ thứ khổ Ông cho biết trong lần phạm lỗi đầu tiên (vào năm 1990), ông bị phạt 5.000 đô la theo thời giá lúc đó. Lần thứ hai vào năm 1995, ông bị phạt 10.000 đô la. Số tiền phạt cứ tuần tự tăng lên trong những lần sau đó. Ngoài ra, ông phải đóng tiền đi học để được dạy về tác hại của rượu bia khi đang lái xe. Lần thứ nhất là ông phải học đủ 15 ngày trong vòng 3 tháng với mức học phí là 2.000 đô la. Lần thứ hai là phải học 30 ngày trong vòng 18 tháng với mức học phí 4.000. Đó là những mức giá của từ 25 cho đến 30 năm trước. “Đi học thì ai chở đi, ai đón về, bằng không tôi phải đi bằng xe buýt. Rất là mất thời giờ, bất tiện đủ thứ,” ông nói. Trong thời gian bị tạm giam chờ ra tòa, để được tại ngoại hầu tra, ông phải đóng thêm số tiền là 5.000 đô la, đó là chưa kể lệ phí phải đóng cho tòa, rồi tiền thuê luật sư cãi cho ông nữa, ông cho biết. Khi ra tòa, tòa sẽ cho người vi phạm lựa chọn hoặc chịu ngồi tù, hoặc đóng tiền để đi lao động công ích thì sẽ không bị ngồi tù, ông cho biết, và nói thêm rằng số ngày lao động công ích ‘tương đương với số ngày ngồi tù’. Theo lời ông, lần đầu tiên ông phải lao động 15 ngày và đến lần cuối cùng vào năm 2007 ông bị phạt 60 ngày. ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

89


“Tôi phải ra lượm rác trên xa lộ, đi đào hốc để trồng cây trong công viên, đi rửa đường sá,” ông nói và cho biết ông chọn cách đi lao động vì nó sẽ giúp cho hồ sơ của ông ‘nhẹ hơn’ so với bị ghi là có tiền sử án tù. “Khi đi lao động tôi bị cấm xài điện thoại, cấm hút thuốc lá,” ông kể. “Đến trễ 1 phút là bị đuổi về để chờ ngày ra tòa lại. Khi đó sẽ bị nâng số ngày lao động công ích lên.” Ông nói sau khi làm hết số ngày công lao động công ích, đi học đủ ngày, thì mới ra xin lại bằng lái. Khi đó, ông phải thi bằng viết lại và chỉ được phép sai 10% (so với những người khác được phép sai 30%). Một khi đã phạm lỗi DUI thì các hãng bảo hiểm cũng tăng phí bảo hiểm xe của người vi phạm lên gấp đôi, ông cho biết. “Đó là chưa nói đến số tiền bị mất đi vì bị bắt đi lao động nên không thể đi làm kiếm tiền được,” ông nói thêm. Tuy nhiên, ảnh hưởng đối với cuộc sống gia đình mới là điều nhức đầu nhất, ông trải lòng. Vợ ông phải thức khuya dậy sớm đưa ông đi lao động và canh giờ ra đón ông về. Điều đó ‘ảnh hưởng đến công ăn việc làm của vợ’. “Có một lần, chính vợ tôi gặp trường hợp cần đi cấp cứu mà tôi không thể nào chở đi được nên phải nhờ người khác chở đi, làm chậm trễ biết bao nhiêu phút,” ông kể. “Cũng may bữa đó không có chuyện gì. Nếu không thì tôi rất ân hận.” Ông nói những lần tái phạm sau bị xử ngày

càng nặng hơn những lần trước. Tuy nhiên, luật bang California chỉ tính số lần tái phạm trong vòng 7 năm, cho nên những lần vi phạm cách hơn 7 năm bị xóa và không được tính đến nữa. “Tôi bị lần đầu năm 1990, lần hai năm 1995, lần ba năm 1998. Khi đó tôi bị tính là lần vi phạm thứ nhì vì lần thứ nhất vào năm 1990 đã cách đó hơn 7 năm nên đã bị xóa,” ông giải thích. “Nếu vi phạm lần 3 trong vòng 7 năm thì sẽ bị phạt rất nặng.”

Không được vào quốc tịch Tuy nhiên, điều làm cho ông sợ nhất khi phạm lỗi DUI là ảnh hưởng hồ sơ giấy tờ cũng như quyền công dân của ông. Ông cho biết ông đã thi đậu quốc tịch vào năm 1998 nhưng ‘không cho tuyên thệ’. Sở Di trú treo án với ông rằng nếu trong vòng 10 năm sau đó ông không tái phạm DUI thì sẽ cứu xét lại hồ sơ để cho ông nhập quốc tịch Mỹ. Nhưng đến năm 2001, ông đã vi phạm trở lại. Do đó, hồ sơ vào quốc tịch của ông ‘không bao giờ được nhắc trở lại’, ông cho biết. “Suốt đời tôi sẽ không có quốc tịch mà chỉ được thẻ xanh,” ông nói. Bên cạnh đó, sau khi vi phạm lần thứ 5 vào năm 2007, tòa án đã bắt ông ký giấy cam kết trong vòng 10 năm không được tái phạm, nếu không ông sẽ bị trục xuất khỏi Mỹ. “Tôi rất sợ (bị trục xuất), cho nên tôi phải đợi sau đó 10 năm mới dám thi lấy bằng lại,” ông nói và cho biết ông mới lấy bằng lái xe lại vào năm 2017 và kể từ năm 2007 cho đến nay, ông không dám tái phạm. “Vì tôi dự trù trước là sẽ không di chuyển và sẽ không bao giờ uống nên mới dám lấy bằng lái,” ông giải thích. Về lý do tại sao bị phạt tới 5 lần trong khi hình phạt khắt khe như vậy, ông giãi bày: “Tôi uống hàng ngày nhưng mấy năm trời mới bị bắt một lần. Mình nghĩ là xui dữ lắm mới bị bắt, nên tôi cứ uống cứ chạy thôi.” “Khi uống 1,2 chai bia nó không làm cho mình say, nhưng về nồng độ cồn thì mình đã phạm luật rồi,” ông thừa nhận.

90

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


Ông cho biết những lần ông bị phát hiện có cồn trong người là ‘vài lần chạy lấn làn xe, có lần không mở đèn xi nhan khi quẹo’ nên bị cảnh sát dừng lại và phát hiện có cồn. “Hai lần xui là bị dính trạm kiểm soát (tức là kiểm tra nồng độ cồn tất cả các xe đi qua),” ông nói thêm. “Nếu anh chạy đàng hoàng thì dù say xỉn anh vẫn không bị bắt trừ trường hợp có chốt kiểm soát,” ông nói và cho biết ‘nhiều bạn bè ông nghĩ như vậy’ và ‘có người uống rồi vẫn chạy bình thường nhiều năm rồi mà vẫn chưa bị bắt’. Khi được hỏi bị phạt nặng nề như vậy thì có cảm thấy luật Mỹ quá khắc nghiệt không, ông C. nói ‘tại mình thôi’. “Tôi cố chấp. Tội tôi làm tôi chịu. Luật DUI tôi thấy đúng vì anh có thể gây ra tai nạn chết người bất cứ lúc nào,” ông nói và cho biết ông chia sẻ câu chuyện của mình để nhiều người lấy đó làm tấm gương đừng phạm vào lỗi lầm giống như ông vì sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề. Trao đổi VOA, ông Khanh Phạm, luật sư dân sự sống tại Houston, bang Texas, nói rằng khác ở Việt Nam, các cảnh sát Mỹ

‘phải có lý do mới bắt dừng xe và thử nồng độ cồn’ chứ ‘không kiểm tra ngẫu nhiên bất cứ xe nào như ở Việt Nam’. “Thông thường nếu xe đi theo đường thẳng, tuân thủ tốc độ, biển báo, chạy không có vấn đề gì hết thì khả năng anh bị cảnh sát chụp lại để đo nồng độ cồn là rất ít vì cảnh sát không thể nhìn qua cửa sổ để biết mình có say xỉn hay không,” ông giải thích. Do đó, ông cho rằng luật ở Việt Nam ‘xâm phạm vào quyền con người nhiều hơn’. Tuy nhiên, vào những ngày lễ thì cảnh sát Mỹ ‘ra đường rất nhiều’ để kiểm tra, nên dân Mỹ cũng ‘có ý thức là không uống vào những ngày đó, mà nếu có uống thì kêu Uber về’. Tại tiểu bang Texas nơi ông ở, ông Khanh cho biết vi phạm DUI lần đầu bị phạt 500 đô la, bị ở tù 6 tháng; lần hai bị phạt 5.000 đô, ở tù 1 năm. Đến lần thứ ba sẽ bị xem là trọng tội (felony), sẽ bị án tù từ 1-10 năm tùy theo nồng độ cồn và bị phạt tiền từ 10.000 cho đến 15.000 đô la. Ngoài ra, người tái phạm sẽ ‘bị tước bằng lái’ và ‘cơ hội xin cấp lại rất khó’ NGỌC LỄ

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

91


MUÏC SÖ ÔI?

CÁC CÂU CHUYỆN CỦA CỰU ƯỚC CÓ HỢP ĐẠO ĐỨC KHÔNG?

N

CHRISTOPHER WRIGHT

hiều người cho rằng Cựu Ước mô tả một Đức Chúa Trời bạo động, dẫn dắt một sắc dân hung dữ. Sao Cựu Ước lại đầy dẫy những chuyện rùng rợn, những nhân vật tai tiếng nhưng đóng vai trò lãnh đạo? Vậy chuyện Cựu Ước có hợp đạo đức không? Đức Chúa Trời của Cựu Ước có công minh không? Có vài khía cạnh chúng ta cần xem xét:

thách thức chúng ta suy nghĩ về ân điển và sự nhẫn nhịn của Chúa, khi Chúa tiếp tục hoàn thành mục đích của Ngài thông qua những con người khiếm khuyết, kém đạo đức. Nó cũng khiến chúng ta suy nghĩ về cuộc sống, xã hội trong mối tương quan với chuẩn mực đạo đức mà Chúa yêu cầu.

B. Cuộc chinh phục xứ Ca-na-an. Đây là sự kiện khó chịu cho nhiều đọc giả nhạy

A. Các lời kể ghi chép chuyện đã xảy ra, chứ cảm. Chúng ta không thể bỏ qua những câu chuyện giết chóc hãi hùng, nhưng quan sát từ nhiều góc độ không nhất thiết chấp nhận điều đó. Nhiều người giả định rằng nếu một chuyện nào đó được ghi trong Kinh Thánh thì đó là ý Chúa muốn như thế. Nhưng các trước giả Kinh Thánh đối diện với đời sống thực và mô tả nó như nó đã từng có, với tất cả sự bê bối và sai lầm. Chúng ta không nên xem mọi chuyện đều là gương mẫu đạo đức. Các câu chuyện của Cựu Ước thường

Cuộc chinh phục xứ Ca-na-an. nguồn peteenns.com 92

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

có thể giúp chúng ta hiểu thêm về mặt đạo đức.

- Giai đoạn này rất giới hạn. Các chuyện kể đã tường thuật một giai đoạn đặc biệt trong chuỗi dài lịch sử của dân Y-sơ-ra-ên. Có nhiều cuộc chiến xảy ra trong Cựu Ước, nhưng không phải cuộc chiến nào cũng có sự tiêu diệt hoàn toàn để thanh tẩy mầm mống tội ác. Hơn nữa, Chúa còn sửa phạt


những người gây ra chiến tranh vì cớ kiêu ngạo, tham lam, hay tranh giành quyền lực. - Ký thuật liên quan đến chiến tranh thường có ngôn từ phóng đại. Dân Y-sơ-ra-ên, cũng như các sắc dân vùng Trung Đông cổ đại, để lại tài liệu kể chuyện chiến tranh cũng có phần cường điệu. - Chúa thi hành công lý và trừng phạt một xã hội sa đọa. Sự chiếm lấy xứ Ca-na-an không phải là ngẫu nhiên hay diệt chủng. Tội ác của xứ Cana-an đã được báo trước (Sáng Thế Ký 15:16) và được miêu tả rõ ràng trong thời của Môi-se (Lê-vi ký 18:24, 20:23, Phục truyền 9:5, 12:29-31). Kinh Thánh Tân Ước cũng ghi nhận như vậy (Hê-bơ-rơ 11:13 nói về dân Ca-na-an như là “những kẻ chẳng tin”, ngụ ý sự miệt mài trong tội lỗi như Kinh Thánh hay nói về loài người). Có một sự khác biệt lớn giữa sử dụng sức mạnh do độc tài và do sửa phạt, điều này đúng trong khía cạnh xã hội và cả khía cạnh thiên thượng. Đây không phải là sự tránh né, nhưng nó dẫn đến sự thay đổi lớn về cách đánh giá đạo đức. - Chúa cảnh báo Ngài sẽ làm điều tương tự với dân Y-sơ-ra-ên, và Ngài đã làm thật. Trong sự tiến chiếm đất hứa, Chúa dùng Y-sơ-ra-ên làm công cụ để sửa phạt Ca-na-an. Chúa cũng cho dân Y-sơra-ên biết rằng nếu họ có lối sống giống với dân Ca-na-an thì Ngài cũng sẽ phạt họ như thế. Ngài sẽ dùng các nước khác để làm điều đó (Lê-vi ký 26:17; Phục truyền 28:25-68). Và Chúa đã làm vậy nhiều lần trong chiều dài lịch sử dân Y-sơ-ra-ên, bày tỏ tiêu chuẩn đạo đức nhất quán của Ngài và sự công bình cho các quốc gia. Chúa không thiên vị. Mà nếu có, như dân Y-sơ-ra-ên trong vai trò tuyển dân của Chúa được Cựu Ước đề cập, thì điều đó chỉ đưa dân này đến gần sự phán xét và sửa phạt hơn là dân Ca-na-an. Tất cả những ai chọn cách sống đối nghịch với Chúa đều không thoát khỏi án phạt. - Sự loại bỏ dân Ca-na-an báo trước sự phán xét cuối cùng. Giống như những câu chuyện về cơn đại hồng thủy, chuyện thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ, chuyện chinh phạt xứ Ca-na-an cũng là hình bóng về những điều sẽ tới. Kinh Thánh khẳng định điều này rất rõ, rằng trong ngày phán xét cuối cùng, kẻ ác sẽ đối diện với cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời qua sự trừng phạt và hủy diệt. Lúc đó, đạo đức và công bình tuyệt đối của Chúa sẽ sáng tỏ. Và trong chiều dài lịch sử, Chúa đã thể hiện quyền năng của

Ngài, rơi đúng vào giai đoạn đoán phạt dân Cana-an. Câu chuyện về kỵ nữ Ra-háp được kể ngay giữa cuộc tấn công cho chúng ta thấy kết quả của sự ăn năn và đức tin. Chúa sẵn sàng dung thứ nếu kẻ thù nghịch thay đổi kịp thời. Vậy nên Ra-háp đã đi vào lịch sử của dân Do Thái một cách vẻ vang (Hê-bơ-rơ 11:31; Gia-cơ 2:25).

C. Mắt đền mắt, răng đền răng là điều đặc biệt nhân bản. Điều luật này nói lên ý nghĩa tất cả luật pháp thời Cựu Ước. Nhưng luật này thường bị hiểu lầm, vì chúng ta phải hiểu theo nghĩa tượng trưng chứ không thể nào là nghĩa đen. Không phải vì luật này mà người ta được tự do báo thù, nhưng ngược lại. Đó là quy tắc pháp luật, rằng án phạt không được vượt quá mức hậu quả mà kẻ phạm tội đã gây ra. Những luật còn lại của Cựu Ước, nếu so sánh với các bộ luật của các nước khác trong vùng (như Baby-lôn, Si-ry, Hittile), đều thể hiện sự quan tâm đến con người, nhất là với những người được xem như yếu, nghèo, bị bỏ rơi trong xã hội (cụ thể là kẻ mồ côi, người góa bụa, và khách lạ trong xứ). Luật Y-sơ-ra-ên vận hành trên nguyên tắc nhân bản, ưu tiên quan tâm đến người hơn là của cải, đến nhu cầu thiết yếu của người nghèo hơn là quyền lợi của người giàu.

D. Chúa Giê-su thấy phù hợp. Chúa Giê-su đã chấp nhận các sự dạy dỗ của Cựu Ước (“kinh thánh” thời đó). Ngài thể hiện điều này trong cuộc sống, lời giảng và sứ mệnh của mình. Chúa nói “các ngươi có nghe lời chép rằng … song ta phán cùng các ngươi” (Ma-thi-ơ 6-7), cho thấy Chúa không chống đối Cựu Ước, mà Ngài còn nhấn mạnh ý nghĩa của Cựu Ước và chấn chỉnh những hiểu biết sai lệch do dân chúng diễn dịch. Nhiều người Do Thái thời đó nghĩ “yêu kẻ lân cận mình” tức là “ghét kẻ thù,” mặc dù Kinh Thánh không nói như vậy. Chúa Giê-su đã nhắc những người nghe Ngài về Lê-vi ký 19, “các ngươi phải yêu khách lạ như mình” và còn mở rộng thêm, “phải yêu kẻ thù nghịch.” Như vậy, Chúa Giê-su khẳng định và vận dụng nền đạo đức Cựu Ước. Ngài không phá bỏ Cựu Ước nhưng làm cho đầy trọn CHRISTOPHER WRIGHT LÊ MINH THẢO chọn dịch ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

93


Hỏi: Tại sao con nít và thiếu nhi cũng chịu khổ? Đáp: Đây là câu hỏi rất khó trả lời nhưng chúng

ta buộc phải tìm ra câu trả lời. Con nít và thiếu nhi cũng chịu khổ là vì chúng cũng là một phần của loài người, mà loài người thì ai nấy đều được hoài thai và sinh ra trong tội lỗi. Sứ đồ Phao-lô đề cập đến giáo lý quan trọng nầy trong sách Rô-ma chương 5. Ông giải thích rằng ông tổ A-đam là đầu của dòng giống nhân loại, đã phạm tội ăn trái cây Chúa cấm, vì thế cả nhân loại đều mang số phận giống ông A-đam. Khi ông A-đam sa ngã, cả nhân loại đều sa ngã trong ông. Tuy nhiên khi Chúa Cứu Thế Giê-su giáng thế thì sự cứu rỗi đã xảy ra. Chúa Giê-su Christ đã giáng thế như đầu của một dòng dõi mới. Trong sự chết và sự phục sinh, Chúa Giê-su đã hóa giải hết những gì ông A-đam đã làm, và Ngài còn thành đạt được nhiều điều hơn nữa. Ngày nay bất cứ ai tin nhận Chúa Giê-su Christ đều được tha thứ tội lỗi, được xưng công bình trong Chúa Giê-su Christ, và được trở nên “tân tạo vật” trong Chúa Giê-su Christ. “Nhưng hễ ai ở trong Đấng Christ thì nấy là người được dựng nên mới, những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới” (2 Cor. 5:17). Trẻ em đã được hoài thai trong tội lỗi (Thi Thiên 51: 5) và được sinh ra với bản tính tội lỗi. Trẻ em cũng mang vinh hạnh và bất hạnh của loài người. Loài người sa ngã trong một thế giới sa ngã. Xem Sáng thế 3: 16-19. Ngài phán cùng người nữ rằng: Ta sẽ thêm điều cực khổ bội phần trong cơn thai nghén; ngươi sẽ chịu đau đớn mỗi khi sanh con; sự dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng, và chồng sẽ cai trị ngươi. 17 Ngài lại phán cùng A-đam rằng: Vì ngươi nghe theo lời vợ mà ăn trái cây ta đã dặn không nên ăn, vậy, đất sẽ bị rủa sả vì ngươi; trọn đời ngươi phải chịu khó nhọc mới có vật đất sanh ra mà ăn. 18 Đất sẽ sanh chông gai và cây tật lê, và ngươi sẽ ăn rau của đồng ruộng; 19 ngươi sẽ làm đổ mồ hôi trán mới có mà ăn, cho đến ngày nào ngươi trở về đất, là nơi mà có ngươi ra; vì ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi. Xem Rô-ma 8:18-22. 94

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

“Vả, tôi tưởng rằng những sự đau đớn bây giờ chẳng đáng so sánh với sự vinh hiển hầu đến, là sự sẽ được bày ra trong chúng ta. 19 Thật thế, muôn vật ước ao nóng nảy mà trông đợi con cái Đức Chúa Trời được tỏ ra. 20 Vì muôn vật đã bị bắt phục sự hư không, chẳng phải tự ý mình, bèn là bởi cớ Đấng bắt phục. 21 Muôn vật mong rằng mình cũng sẽ được giải cứu khỏi làm tôi sự hư nát, đặng dự phần trong sự tự do vinh hiển của con cái Đức Chúa Trời. 22 Vì chúng ta biết rằng muôn vật đều than thở và chịu khó nhọc cho đến ngày nay…” Trẻ em chết thì đi đâu? Kinh Thánh nói rất ít về đề tài nầy. Hầu hết các nhà giải nghĩa Kinh Thánh đều đồng ý rằng khi trẻ em chết thì chúng được rước lên thiên đàng. Làm sao biết được? Khi đứa con sơ sanh của vua Đa-vít chết, ông đã nói, “Nhưng bây giờ nó đã chết, ta kiêng ăn làm chi? Ta có thế làm cho nó trở lại ư? Ta sẽ đi đến nó, nhưng nó không trở lại cùng ta” (2 Sa-mu-ên 12:23). Vua Đa-vít đến đâu? “Tôi sẽ ở trong nhà Đức Giê-hô-va, Cho đến lâu dài” (Thi Thiên 23:6).

Trẻ em chịu khổ là chuyện đau lòng, nhưng trẻ em là người, cũng mang hình ảnh của Đức Chúa Trời nên chúng ta biết Đức Chúa Trời là Đấng công bình


và Ngài biết việc Ngài làm. Chúa Giê-su muốn người lớn trở nên như con trẻ, trong tấm lòng ngây thơ nhờ cậy Chúa, phó thác cuộc đời mình cho Chúa. Chúa Giê-su đã tuyên bố nước thiên đàng thuộc về những kẻ giống như con trẻ. Xem Ma-thi-ơ 18: 1-10. Trong lúc đó, môn đồ lại gần Đức Chúa Jêsus, mà hỏi rằng: Ai là lớn hơn hết trong nước thiên đàng? 2 Đức Chúa Jêsus gọi một đứa trẻ đến, để ở giữa môn đồ, 3 mà phán rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi không đổi lại và nên như đứa trẻ, thì chẳng được vào nước thiên đàng đâu. 4 Vậy, hễ ai trở nên khiêm nhường như đứa trẻ nầy, sẽ là lớn hơn hết trong nước thiên đàng. 5 Hễ ai vì danh ta chịu tiếp một đứa trẻ thể nầy, tức là chịu tiếp ta. 6 Song, nếu ai làm cho một đứa trong những đứa nhỏ nầy đã tin ta sa vào tội lỗi, thì thà buộc cối đá vào cổ, mà quăng nó xuống đáy biển còn hơn. 7

Khốn nạn cho thế gian vì sự gây nên phạm tội! Vì sự gây nên phạm tội phải có; song khốn nạn thay cho ai là kẻ gây nên phạm tội! 8 Nếu tay hay là chân ngươi làm cho ngươi sa vào tội lỗi, hãy chặt và ném nó cho xa ngươi đi; vì thà ngươi què chân hay là cụt tay mà vào nơi hằng sống, còn hơn là đủ cả hai tay hay là hai chân mà bị quăng vào lửa đời đời. 9 Nếu con mắt ngươi làm cho ngươi sa vào tội lỗi, thì hãy móc mà ném cho xa ngươi đi; vì thà ngươi một mắt mà vào nơi hằng sống, còn hơn là đủ hai mắt mà bị quăng vào lửa địa ngục. 10

Hãy giữ mình đừng khinh dể một đứa nào trong những đứa trẻ nầy; vì ta bảo các ngươi, các thiên sứ của chúng nó trên trời thường thấy mặt Cha ta, là Đấng ở trên trời. Điều quan trọng hôm nay là chính bạn có tin Chúa và sẽ được Chúa rước lên thiên đàng ở với Ngài mãi mãi hay không? Hãy chắc chắn bạn đã được tái sanh

CHƯƠNG TRÌNH

Mục vụ Sống Đạo đã hợp tác với Đặc san Hướng Đi từ nhiều năm nay trong nhiều lãnh vực chuyên môn. Song song với mỗi số báo phát hành định kỳ vào các tháng 3, 6, 9 và 12 là các chương trình SÔNG ĐẠO TRUYỀN THANH lấy chủ đề và các bài viết chủ lực trong số báo qua các giọng đọc và các bài thánh ca tuyển chọn. Chương trình Sống Đạo Truyền Thanh này được đăng trên trang web của Sống Đạo Online và Youtube vào mỗi kỳ phát hành báo Hướng Đi. Đây là một kết hợp nhằm phục vụ tha nhân và tín hữu một cách hữu hiệu hơn để mọi người có thể đọc hoặc nghe các bài viết của đặc san Hướng Đi. Vào mùa Giáng Sinh và Tết Âm lịch sắp đến Hướng Đi sẽ làm các CD Sống Đạo Truyền Thanh để làm quà gởi đến các cơ sở quảng cáo và ân nhân ủng hộ tờ báo từ nhiều năm qua.

MỤC SƯ NGUYỄN VĂN HUỆ ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

95


MẸ ƠI, CON XIN HỎI Ngày 6

TẠI SAO MỘT SỐ NGƯỜI NÓI KHÔNG CÓ CHÚA?

K

LÊ MINH THẢO

inh Thánh nói, “Kẻ ngu dại nói trong lòng rằng: chẳng có Đức Chúa Trời” (Thi Thiên 14:1). Nhiều người nhất định rằng họ sẽ không tin điều gì nếu như họ không thể thấy, nghe, ngửi, hay chạm. Họ chỉ muốn tin Chúa khi họ biết được bằng giác quan. Nhưng cũng chính những người này lại tin rằng có lực hút của trái đất, mặc dù họ không nhìn thấy. Và lực hút này vẫn hiện hữu mặc dù người ta có tin hay không. Tại sao vậy? Bởi vì nó có thật. Có thể nói rằng 99.99% trong thực tế là chúng ta không nhìn thấy được Chúa. Mà thật vậy, sứ đồ Phao-lô gọi Ngài là “Đức Chúa Trời không thấy được” (Cô-lô-se 1:15). Đó là chuyện bình thường. Môi-se đã “đứng vững như thấy Đấng không thấy được” (Hê-bơ-rơ 11:17). Ông không thể thấy Chúa, nhưng ông vẫn kiên trì theo Ngài. Chúng ta cũng cần làm như vậy bởi vì “chúng ta sống bởi đức tin, chứ không phải bởi mắt thấy” (II Cô-rinh-tô 5:7). Chúng ta không thể thấy Ngài, nhưng chúng ta tin rằng Ngài luôn luôn hiện diện. Chúng ta tin vì chúng ta thấy Ngài bảo vệ, ban cho bình an và yêu thương, chu cấp điều cần dùng. Chính

việc Chúa trả lời sự cầu nguyện cũng cho thấy rằng Ngài là có thật. Điều này còn chứng tỏ Ngài ở gần chúng ta và đang chăm sóc chúng ta. Bình thường, nhiều người phạm tội và không chú ý đến Chúa trong một thời gian dài. Rồi Chúa không cho họ thấy những dấu chỉ của Ngài nữa. Rồi Ngài không nhậm lời cầu nguyện của họ nữa. Chúa lánh mặt khỏi họ. Điều này khiến cho họ tìm kiếm Ngài, rồi họ than vãn, “Chúa ơi, Ngài ở đâu?” Có người hỏi, “Chúa có thật sự ẩn mình đi không?” Có đó. Tiên tri Ê-sai viết, “Ngài thật là Đức Chúa Trời ẩn mình” (Ê-sai 45:15). Nhiều Cơ đốc nhân nói về việc “tìm kiếm Chúa.” Nghĩa là họ cầu nguyện cho đến khi họ cảm thấy là Chúa ở gần. Sứ đồ Phao-lô nói họ “tìm kiếm Đức Chúa Trời, và hết sức rờ tìm cho được, dẫu Ngài chẳng ở xa mỗi một người trong chúng ta” (Công vụ 17:27).

Thông thường, mọi người tìm kiếm Chúa trong một thời gian ngắn, và không bền lòng cho đến khi thật sự tìm được Ngài. Vậy nên chúng ta phải kiên trì cho đến khi biết Chúa cách rõ ràng. --------Tin cậy vào một Đức Chúa Trời không thấy được là điều dễ hay khó? Con có cảm thấy mình gần gũi với Đức Chúa Trời hay không? LÊ MINH THẢO

96

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


MẸ ƠI, CON XIN HỎI Ngày 7

K

NẾU ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ SỰ YÊU THƯƠNG THÌ TẠI SAO PHẢI SỢ NGÀI? LÊ MINH THẢO

inh Thánh nhiều lần khẳng định rằng con người phải kính sợ Chúa, như câu “Đức Chúa Trời thật rất đáng sợ” (Thi Thiên 89:7). Và Chúa Giê-su thì nói, “Đừng sợ kẻ giết được thân thể mà không giết được linh hồn, nhưng thà sợ Đấng làm cho mất được linh hồn và thân thể trong địa ngục” (Ma-thi-ơ 10:28). Nhưng chẳng phải Chúa là Cha yêu thương đang chăm sóc chúng ta sao? Vâng, đúng vậy. Kinh Thánh nói “Đức Chúa Trời là sự yêu thương” và “chẳng có điều sợ hãi trong sự yêu thương” (I Giăng 4:8,18). Và con sẽ có câu hỏi “Vậy tại sao chúng ta nên sợ Ngài,” đúng không? Trước tiên, cần phải hiểu Kinh Thánh nói “kính sợ Chúa” có nghĩa gì. Vua Sa-lô-môn nói “Sự kính sợ Đức Giê-hô-va khởi đầu sự tri thức” (Châm ngôn 9:10). Chúng ta phải kính sợ và thờ phượng Chúa, tôn vinh Chúa vì Ngài là Đấng Siêu Việt. Cọp Si-bê-ri-a là loài cọp lớn nhất trên hành tinh, có con nặng đến 380 kg (850 pounds). Đó thật sự là

những con quái vật. Chúng rất nguy hiểm. Con sẽ không muốn ở chung với chúng trong một phòng chứ? Chắc chắn rồi, con sẽ sợ nó và tránh nó đi. Nhưng nếu con là cọp con, và con cọp kia là cọp cha thì thế nào? Mọi sự sẽ thay đổi, phải không? Quan hệ của chúng ta với Chúa cũng vậy. Chúng ta là con trai, con gái của Ngài. Chúng ta vẫn kính sợ và thờ phượng Ngài. Nhưng sự kính sợ không còn mang nghĩa tiêu cực. Thật ra, Kinh Thánh nói “Sự kính sợ Chúa là trong sạch, hằng còn đến đời đời” (Thi Thiên 19:9). Đáng sợ là khi không vâng lời Chúa. Ngài sẽ không trừng phạt con, nhưng Ngài sẽ kỷ luật con. Cọp con có thể chơi giỡn với cọp cha, nhưng nếu cọp con làm điều nguy hiểm hoặc không vâng lời thì nó sẽ biết ngay ai đang có quyền tuyệt đối. Sẽ có những lúc trong đời con thấy Chúa bày tỏ quyền năng. Vậy nên con phải nhớ rằng: luôn luôn kính sợ Ngài. --------Con có kính sợ Chúa nhiều không? Làm thế nào mà kính sợ một Đấng Quyền Năng lại là điều tốt?  LÊ MINH THẢO

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

97


CẦU NGUYỆN LÀ TRƯỚC HẾT MỤC SƯ LỮ THÀNH KIẾN Daniel 9:1-4 Năm đầu Đa-ri-út con trai A-suê-ru, về dòng người Mê-đi, đã được lập làm vua trị nước người Canh-đê; đang năm đầu về triều người, ta, Đa-ni-ên, bởi các sách biết rằng số năm mà lời Đức Giê-hô-va đã phán cùng đấng tiên tri Giê-rê-mi, để cho trọn sự hoang vu thành Giêru-sa-lem, là bảy mươi năm. Ta để mặt hướng về Chúa là Đức Chúa Trời, lấy sự khấn nguyện, nài xin, với sự kiêng ăn, mặc bao gai, đội tro mà tìm. Vậy, ta cầu nguyện Giê-hô-va Đức Chúa Trời ta, và ta xưng tội cùng Ngài mà rằng: Ôi! Chúa là Đức Chúa Trời cao cả và đáng khiếp sợ! Ngài giữ lời giao ước và sự nhơn từ đối với những kẻ yêu Ngài và giữ các điều răn Ngài

K

hi bất cứ một điều gì xảy ra trầm trọng, đổ vỡ, ảnh hưởng lớn đến con người, người ta hay hỏi: Đức Chúa Trời ở đâu? Những trận động đất, sóng thần làm hàng ngàn, hàng chục ngàn người chết, vụ khủng bố tấn công World Trade Center ở New York năm 2001. Coronavirus cũng vậy. Và Mục sư thường là người phải thay mặt cho Đức Chúa Trời để trả lời câu hỏi ấy. Vậy, trong tình trạng hiện nay các Mục sư sẽ phải trả lời như thế nào? Và các tín hữu nữa, anh chị em sẽ trả lời câu hỏi này như thế nào? Tôi mới về California khoảng 3 tuần trước, gặp bạn cũ, bạn kể chuyện một người bạn khác bị tai nạn xe hai lần, và nói: ông Trời ác lắm nghe mày, không phải một lần, mà hai lần, xe tan nát hết, may mà thân không nát. Tôi thấy mình có bổn phận phải đính chính điều đó. Không, ông Trời không bao giờ ác, ông Trời luôn yêu thương con người, con người làm ác, gánh hậu quả, rồi đổ tội cho ông Trời. Khi người ta hỏi Đức Chúa Trời ở đâu mà để cho sự đau thương xảy ra như vậy, chúng ta sẽ trả lời rằng Đức Chúa Trời vẫn ở 98

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Tiên tri Đa-ni-ên cầu nguyện

đây. Đức Chúa Trời rất đau buồn khi thấy con người trong hoàn cảnh như vậy. Nhưng Ngài đang chờ đợi. Ngài đang chờ đợi con người ý thức tội lỗi của họ, ý thức được sự bất lực của họ, kêu cầu Ngài, và Ngài sẵn sàng ra tay giải cứu. Kinh Thánh sách Ê-sai 59:1-2 chép: Nầy, tay Đức Giêhô-va chẳng trở nên ngắn mà không cứu được; tai Ngài cũng chẳng nặng nề mà không nghe được đâu. Nhưng ấy là sự gian ác các ngươi làm xa cách mình với Đức Chúa Trời; và tội lỗi các ngươi đã che khuất mặt Ngài khỏi các ngươi, đến nỗi Ngài

không nghe các ngươi nữa. Đối với chúng ta là con cái Đức Chúa Trời chúng ta tin rằng dù có điều gì xảy ra, Đức Chúa Trời vẫn ở cùng chúng ta. Việc đầu tiên, ưu tiên, quan trọng nhất, cấp thiết nhất mà chúng ta phải làm, là cầu nguyện. Chúng ta không hiểu hết ý Chúa và chương trình của Ngài, nên chúng ta phải cầu nguyện. Sự cầu nguyện phải luôn luôn là ưu tiên hàng đầu, trước khi làm những việc khác, chứ không phải là sau khi. Tôi muốn biết là anh chị em thường như thế nào khi chúng


ta đối diện với thử thách, những tình huống khó khăn. Thường là chúng ta tìm cách tự giải quyết, nếu thấy mình còn giải quyết được. Khi thấy bó tay, thường người ta nói chỉ có trời cứu, thì lúc đó mình mới vội vã cầu nguyện. Tôi có đôi khi cũng xưng tội với Chúa điều này, tìm cách giải quyết trước. Nhiều người nói rằng chuyện nhỏ thì tự lo, đừng làm phiền Đức Chúa Trời. Nhưng Đức Chúa Trời chưa bao giờ than phiền rằng các ngươi làm phiền ta, ta bận quá, hãy hỏi ta những chuyện lớn, chuyện nhỏ tự lo. Chẳng những thế, Ngài còn khuyến khích chúng ta hãy cầu nguyện không thôi, luôn luôn, bất cứ việc gì. Chúng ta nhớ câu chuyện người đàn bà góa làm rộn vị quan án tới nỗi ông ta phải xử án cho bà không. Đức Chúa Trời nói rằng nếu các ngươi làm phiền ta như vậy, ta sẽ trả lời cho các ngươi. Kinh Thánh có kể một câu chuyện nào tương tự như thế không. Có đây. A-men? Khi cơ quan y tế quốc gia CDC khuyến cáo, chính phủ khuyến cáo, là công dân trong một quốc gia, chúng ta phải thực thi nghiêm chỉnh những khuyến cáo ấy, để giữ sự an toàn cho mình và cho người khác. Chúng ta không biết sự nguy hiểm tới đâu, nhưng những cơ quan chuyên nghiệp thì biết. Đức Chúa Trời cũng dạy vâng phục nhà cầm quyền. Rôma 13:1-2: Mọi người phải vâng phục các đấng cầm quyền trên mình; vì chẳng có quyền nào mà không đến bởi Đức Chúa Trời, các quyền đều bởi Đức Chúa Trời chỉ định. Cho nên ai chống cự quyền phép, tức là đối địch với mạng lịnh Đức Chúa Trời

đã lập; và những kẻ đối địch thì chuốc lấy sự phán xét vào mình. Nhưng trước khi nghe, làm theo khuyến cáo của chính phủ, việc đầu tiên mà chúng ta cần phải làm ngay với Đức Chúa Trời là cầu nguyện. Sau khi thông báo tình trạng khẩn cấp, Tổng thống Donald Trump ngay lập tức kêu gọi ngày cầu nguyện quốc gia vào Chúa Nhật vừa rồi 15/3 và sẽ giữ sự cầu nguyện ấy cho đến khi tình trạng dịch bệnh chấm dứt. Trở lại với tiên tri Daniel mà chúng ta nghe trong phần Kinh Thánh vừa rồi. Trong hoàn cảnh đau buồn, ông đã cầu nguyện Chúa như thế nào? Daniel lắng nghe tiếng Chúa Daniel là một gương mẫu của sự cầu nguyện trong những hoàn cảnh khó khăn. Vào cuối đời, 70 năm sau khi bị bắt lưu đầy sang Babylon, Daniel muốn quay về quê nhà trước khi chết. Ông biết rằng tiên tri Giêrê-mi đã hứa rằng dân Y-sơ-ra-ên sẽ quay về sau 70 năm lưu đầy và thời gian ấy đang đến. Ông lắng nghe tiếng Chúa phán qua lời tiên tri Giê-rê-mi. Chúng ta lắng nghe tiếng Chúa ở đâu. Đức Chúa Trời ngày nay sẽ không hiện ra và nói rằng ta ở đây hay ở đó, Ngài đã nói tất cả mọi sự trong Kinh Thánh, lời của Ngài. Bắt đầu chương 9, Daniel đã đọc Kinh Thánh sách Giê-rêmi, lời hứa của Đức Chúa Trời cho biết rằng sau 70 năm lưu đầy, dân Y-sơ-ra-ên sẽ trở lại quê hương. Ông cầu nguyện dựa trên lời hứa ấy. 9:1-2 Năm đầu Đa-ri-út con trai A-suê-ru, về dòng người Mê-đi, đã được lập làm vua trị nước người Canh-đê; đang năm đầu về triều người, ta, Đa-ni-ên, bởi các sách biết rằng số năm mà lời Đức Giê-hô-va

đã phán cùng đấng tiên tri Giêrê-mi, để cho trọn sự hoang vu thành Giê-ru-sa-lem, là bảy mươi năm. Khi dân sự Chúa đang ở trong những hoàn cảnh nguy hiểm, chúng ta hãy giúp nhau tập trung vào lời hứa của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta hàng ngàn lời hứa của Ngài trong Kinh Thánh và chúng ta dựa trên nền tảng vững chắc ấy để cầu nguyện. Chúng ta cũng cầu nguyện dựa trên lời hứa của Đức Chúa Trời. Và chúng ta hoàn toàn tin rằng điều gì Đức Chúa Trời đã hứa Ngài cũng có quyền làm trọn. Kinh Thánh sách 2 Sử ký 7 chép:13-14 Nếu ta đóng các từng trời lại, không cho mưa xuống, khiến cào cào phá hại thổ sản, và giáng ôn dịch giữa dân sự ta; và nhược bằng dân sự ta, là dân gọi bằng danh ta, hạ mình xuống, cầu nguyện, tìm kiếm mặt ta, và trở lại, bỏ con đường tà, thì ta ở trên trời sẽ nghe, tha thứ tội chúng nó, và cứu xứ họ khỏi tai vạ. Trong những ngày này, câu Kinh Thánh phổ biến rộng rãi nhất trên mạng là 2 Sử-ký 7:14, nói về lời hứa giải cứu của Đức Chúa Trời. Nhưng chưa đủ, chúng ta phải đọc cả 2 câu 13-14. Câu 13 cho biết rằng hạn hán, cào cào châu chấu phá hoại mùa màng, ôn dịch xảy ra, là những điều sẽ có, không quá ngạc nhiên. Là những điều Đức Chúa Trời cho phép xảy ra, trong chương trình của Ngài, chúng ta nhớ lại dịch lệ cào cào trong tai vạ thứ 8 Đức Chúa Trời giáng trên người Aicập nhằm mục đích giải cứu người Y-sơ-ra-ên, đưa họ ra khỏi A-cập. Coronavirus cũng là một dịch lệ xảy ra trong chương trình ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

99


của Đức Chúa Trời thôi. Điều đó không làm chúng ta ngạc nhiên hay quá sợ hãi. Nhưng điều làm chúng ta ngạc nhiên là lời hứa giải cứu của Ngài. Ngài ban cho lời hứa diệu kỳ là sẽ giải cứu khi dân sự Chúa hạ mình xuống, cầu nguyện, tìm kiếm mặt Ngài, và xoay bỏ đường tà. Sự giải cứu sẽ đến khi dân sự cầu nguyện. Thưa anh chị em, vì vậy, muốn cho sự giải cứu mau đến, chúng ta hãy cầu nguyện. Là việc làm ưu tiên, trước hết trong mọi sự. A-men? Chúng ta biết chắc là dân sự Chúa ở khắp nơi đang làm việc này, đặc biệt tại Hoa Kỳ. Thế giới tuyệt vọng trước coronavirus, trông chờ sự giải cứu từ nước Mỹ, quốc gia có nền y học hàng đầu sớm tìm ra vaccine chủng ngừa và thuốc chữa bệnh. Nhưng nước Mỹ lại ngửa mặt trông chờ Đức Chúa Trời. Vị Tổng Thống Hoa Kỳ và nội các cùng chính phủ của ông, bao gồm các khoa học gia lẫy lừng trong lãnh vực y tế, đã hạ mình xuống trước Đức Chúa Trời cầu nguyện trước khi bắt đầu nỗ lực

tìm kiếm thuốc men. Hình ảnh cầu nguyện của Tổng Thống và chính phủ cầu nguyện phát tán rộng rãi trên facebook và các phương tiện truyền thông xã hội khác là có thật, không phải là tin giả, là fake news. Tổng Thống cũng phát đi lời kêu gọi Ngày quốc gia cầu nguyện vào Chúa Nhật 15/3 vừa rồi. Có quốc gia nào làm việc ấy không trong hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới đang bị coronavirus tấn công? Trước mắt chúng ta chỉ thấy Hoa Kỳ. Là niềm tin và hy vọng của Hoa Kỳ và cho cả thế giới. Chúng ta trông chờ sự giải cứu của Đức Chúa Trời qua sự cầu nguyện thiết tha của dân sự Ngài. Và một vài good news đã xảy ra ngay sau lời cầu nguyện. Hoa Kỳ tuyên bố đã tìm ra được vaccine chủng ngừa coronavirus và đã được tiêm chủng trên 4o người tình nguyện hôm thứ hai tuần rồi, và ngày thứ 6 vừa rồi Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ FDA cho phép sử dụng một loại thuốc gọi là choloroquine một loại thuốc trị sốt rét trước đây, mà người Việt quen gọi là ký ninh vào tiến trình chữa bệnh

Tổng thống Donald Trump kêu gọi cầu nguyện 100

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

coronavirus. Dân sự Chúa tin rằng lời cầu nguyện đang làm lay động cánh tay toàn năng của Đức Chúa Trời. Daniel tập trung sự chú ý của ông vào Chúa Khi cầu nguyện, Daniel tập trung sự chú ý của ông vào Đức Chúa Trời, 9:3a: Ta để mặt hướng về Chúa là Đức Chúa Trời. So I turned to the Lord God. Tôi quay mặt lại về hướng Đức Chúa Trời. Quay mặt lại, là một hành động vật lý, quay mặt lại thật, không phải chỉ là nghĩa bóng, như tôi quay mặt lại về hướng thập tự giá đây, quay mặt lại, ngước mắt lên. Như Thi-thiên 121:1: Tôi ngước mắt lên trên núi, ngước mắt lên… Một tấm lòng hướng về Đức Chúa Trời, một thái độ, nhưng cũng là một hành động vật lý. Anh chỉ em thử di chuyển ánh mắt mình, đừng nhìn vào Mục sư trên bục giảng nữa, nhưng ngước mắt nhìn thập tự giá thử xem. Anh chị em thấy gì, thấy thập tự giá, thấy Chúa Jesus bị đóng đinh ở đó. Khi nhìn thấy Chúa, lòng chúng ta có bình an không? Một trong những lý do làm cho người ta thương tổn trong những thử thách, là vì chúng ta quá tập trung về thử thách đó. Thay vì tập trung vào nghịch cảnh, hãy tập trung vào Đức Chúa Trời, Đấng có thể thay đổi hoàn cảnh. Gia-cơ 4:8 dạy chúng ta một bí quyết sống chết để chống lại sự tấn công của ma quỷ, rất kỳ diệu mà có thể chúng ta không để ý: Hãy đến gần Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ đến gần anh em. Khi ma quỷ tấn công, chúng ta sẽ xông vào chúng để đánh lại không? Không, hãy chạy về hướng Đức Chúa Trời, càng gần càng tốt, tốt nhất. Ma quỷ không dám chạy lại gần Đức Chúa Trời đâu.


Khi chúng ta chạy lại gần Chúa chừng nào thì ma quỷ sẽ tự động cách xa chúng ta chừng nất. Đức Chúa Trời là nơi an toàn nhất để chống lại ma quỷ. Chúng ta đọc lại câu chuyện Phi-e-rơ đi bộ trên biển sách Mat 14: 28-30 Phi-e-rơ bèn thưa rằng: Lạy Chúa, nếu phải Chúa, xin khiến tôi đi trên mặt nước mà đến cùng Chúa. Ngài phán rằng: Hãy lại đây! Phi-e-rơ ở trên thuyền bước xuống, đi bộ trên mặt nước mà đến cùng Đức Chúa Jêsus. Song khi thấy gió thổi, thì Phi-e-rơ sợ hãi, hòng sụp xuống nước, bèn la lên rằng: Chúa ơn, xin cứu lấy tôi! Chúng ta có để ý không. Tại sao Phi-e-rơ có thể đi bộ trên biển mà đến cùng Chúa Jesus, vì ông tập trung đôi mắt ông nhìn vào Ngài. Chúa Jesus ở đó là niềm tin vững chắc giúp ông bước đi trên biển, là điều ông không bao giờ làm được. Ông bước đi trên mặt nước được, là vì ông nghe Chúa hứa, hãy lại đây, ông nhìn thấy Ngài, và tập trung vào lời hứa, cùng với sự hiện diện rõ ràng của Ngài trước mặt. Nhưng tại sao ông bị sụp xuống nước, vì gió nổi lên, sóng lớn tạt ngang, che khuất hình dáng của Chúa, ông không thấy Ngài nữa, ông sợ, và lọt xuống nước. Chúa Jesus đang ở đâu khi Phi-e-rơ lọt xuống nước. Ngài vẫn ở đó thôi, ngay trước mặt, chỉ cách ông một cánh tay. Nhưng vì không tập trung vào Ngài, mà tập trung vào con sóng dữ, Phi-e-rơ lọt xuống nước. Thưa anh chị em, chúng ta cũng giống Phi-e-rơ, không bao giờ bước đi trên mặt nước được. Trong hoàn cảnh dữ dội, chúng ta không thể chống cự được, chúng ta cũng sợ hãi, là điều

đương nhiên, nhưng khi chúng ta tập trung vào lời hứa của Đức Chúa Trời, chúng ta vững tâm bước đi. Khi chúng ta tập trung sự mong đợi của mình vào hoàn cảnh, chúng ta sẽ rất sợ hãi. Buổi sáng, sau khi cầu nguyện tôi mở laptop ra đọc tin tức, sau đó có thì giờ lại mở TV xem tin tức, đầy dẫy hình ảnh mới, thông tin mới về coronavirus, những thông tin ấy làm tôi lo sợ. Nhưng khi khi đến với Chúa, cầu nguyện xin Ngài thương xót, tin cậy Ngài, tập trung vào chính Ngài, tin rằng Ngài có thẩm quyền trên dịch bệnh. Và cứ hết lòng tập trung vào Ngài để cầu nguyện. Daniel Đã Vật Vã Nài Xin. Kinh Thánh nói rằng Daniel không chỉ cầu nguyện, ông nài nỉ Chúa and pleaded with him. pleaded. Câu 3: Ta để mặt hướng về Chúa là Đức Chúa Trời, lấy sự khấn nguyện, nài xin, với sự kiêng ăn, mặc bao gai, đội tro mà tìm. Khấn nguyện, nài xin, kiêng ăn, mặc bao gai, đội tro…. Sự khao khát mãnh liệt bày tỏ điều đó có ý nghĩa quan trọng như thế nào. Là cha mẹ, chúng ta phân biệt được sự cần thiết của đứa con khi nó xin mình một cái gì. Nó chỉ nói một lần rồi thôi, chúng ta sẽ không để ý nhiều, nhưng nó xin đi xin lại, nó nhiều lần, tha thiết, đòi cho bằng được…. Khác không? Chúng ta học bài học Áp-ra-ham nài nỉ Đức Chúa Trời tha thứ cho thành Sô-đôm trong Sáng-thế-ký 18 đến 6 lần, ông bắt đầu từ con số 50 cho đến chỉ còn 10 người. Ông không dám xin một lần, ông hạ xuống từ từ từ, 50 xuống 45, 45 xuống 40, 40 xuống 30, 30 xuống 20, 20 xuống 10. Từ Hebrew Daniel dùng để mô

tả sự nài nỉ của ông ta có nghĩa là khẩn cầu. Ông không chỉ xin Chúa cho ông trở lại Giê-ru-salem, cầu nguyện cho nhu cầu của ông, nhưng nhu cầu này lớn quá, là khẩn cầu, khẩn thiết cầu xin. Sự khẩn cầu giống như là sự rung động dữ dội (vật vã, lăn lộn) của thân thể và tình cảm, tha thiết nài xin cho bằng được, mà người theo Chúa thường dùng từ dốc đổ, cầm một bình nước, lật ngược lại, dốc hết xuống, đổ ra hết…. giống trường hợp của người đàn bà cầu xin cho con gái mình bị quỷ ám trong Mathi-ơ 15:26-27: Ngài đáp rằng: Không nên lấy bánh của con cái mà quăng cho chó con ăn. Người đàn bà lại thưa rằng: Lạy Chúa, thật như vậy, song mấy con chó con ăn những miếng bánh vụn trên bàn chủ nó rớt xuống. Chúng ta có nhớ một trường hợp cầu nguyện vật vã, lăn lộn, dốc đổ nào trong Kinh Thánh không? Đó là Gia-cốp vật lộn với Đức Chúa Trời trong Sáng-thế-ký 32. Một cuộc chiến thuộc linh dữ dội kéo dài từ đêm cho đến rạng sáng mà dường như cũng chưa thỏa mãn, Đức Chúa Trời bảo, thôi hãy để cho ta đi, Gia-cốp vẫn nói: tôi sẽ không để cho Ngài đi đâu nếu Ngài không ban phước cho tôi… Trong cuộc chiến với dịch lệ hiện nay, hãy vật lộn, vật vã với Đức Chúa Trời, và cứ nhất định vật lộn, và nói với Ngài câu nói của Gia-cốp: con sẽ nhất định không buông Ngài ra cho đến khi nào Ngài giải quyết đại dịch. Đây là hình ảnh của người Do Thái khi họ cầu nguyện, vật vã, tự đấm vào mình, than khóc. Chúng ta có thể không cần thiết một hình thức vật vã hành hạ thân xác như vậy, nhưng có thể ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

101


tìm thấy một sự đổ vỡ thật từ bên trong tâm hồn mình, khi cầu nguyện với Chúa. Daniel bày tỏ sự nghiêm trọng của vấn đề Daniel nói rằng khi cầu nguyện, ông kiêng ăn, mặc bao gai và đội tro trên đầu 9:3b: với sự kiêng ăn, mặc bao gai, đội tro mà tìm. Không ai làm thế hôm nay nhưng hàng trăm năm trước tại vùng Trung Đông người ta đã làm như vậy để bày tỏ sự nghiêm trọng của sự việc. Khi một điều gì xảy ra thật nghiêm trọng, người ta thường kiêng ăn để cầu nguyện. Không phải vì một hai bữa ăn, nhưng là từ chối các bữa ăn để toàn tâm vào sự cầu nguyện. Vấn đề không phải là không ăn, nhưng là dùng thì giờ của sự ăn uống vào sự cầu nguyện. Câu chuyện của hoàng hậu Ê-xơ-tê là một câu chuyện phép lạ của sự kiêng ăn cầu nguyện. Khi vào chầu vua mà không có phép, hoàng hậu Ê-xơ-tê biết rõ sự nguy hiểm bà sẽ đối diện, bà có thể chết nếu vua không đồng ý. Ê-xơ-tê 4:15-16 Bà Ê-xơ-tê bèn biểu đáp lại cùng Mạc-đôchê rằng: Hãy đi nhóm hiệp các người Giu-đa ở tại Su-sơ, rồi hãy vì tôi mà kiêng cữ ăn trong ba ngày và đêm, chớ ăn hay uống gì hết; tôi và các nàng hầu tôi cũng sẽ kiêng cữ ăn nữa; như vậy, tôi sẽ vào cùng vua, là việc trái luật pháp; nếu tôi phải chết thì tôi chết. Và sự kiêng ăn cầu nguyện của bà, của các nàng hầu, của Mạc-đô-chê và dân Giu-đa, Đức Chúa Trời đã lay động cánh tay của vua A-suêru, ông ta đã đưa cây phủ việt vàng về hướng hoàng hậu, cho phép bà nói lên nguyện vọng của mình. Bà cầu xin vua đến dự bữa tiệc bà khoản đãi, trong bữa tiệc 102

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

đó, bà đã trình bày nguyện vọng của mình. Đức Chúa Trời cũng làm cho vua A-suê-ru không ngủ được đêm đó, đem các sách sử ký ra đọc. Và Chúa đã giải cứu dân Y-sơ-ra-ên một cuộc tàn sát diệt chủng đẫm máu. Chúng ta tin rằng khi dân sự của Chúa hạ mình, cầu nguyện, kiêng ăn, thì Đức Chúa Trời sẽ giải cứu thế gian khỏi trận dịch lệ kinh hoàng hiện nay không? Có không thưa anh chi em? Mặc bao gai, đội tro là một hình thức nói lên sự ăn năn của người xưa. Ngày nay chúng ta không cần phải làm như vậy nữa, mua bao gai cũng không phải dễ, mua đồ hàng hiệu dễ hơn, và lò gaz, lò điện lấy củi đâu mà nấu mà có tro. Sự ăn năn thật đến từ trong tâm hồn mình, là một sự thống hối đau thương bên trong mà Đức Chúa Trời có thể thấy và đoái thương. Thi-thiên 51:17: Của lễ đẹp lòng Đức Chúa Trời,

ấy là tâm thần đau thương: Đức Chúa Trời ôi! lòng đau thương thống hối Chúa không khinh dể đâu. Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Mike Pence trong một bài diễn văn mới đây của ông, kêu gọi Americans, “spend more time on your knees than the internet.” Hãy để nhiều thì giờ của quý vị vào việc quỳ gối xuống và cầu nguyện hơn là ngồi trước màn hình với internet. How about you, my congregation? Quý vị thế nào? Hỡi Hội chúng của Đức Chúa Trời? Từ đây cho đến khi coronavirus hoàn toàn bị xóa sạch trên thế giới, chúng ta hãy để thì giờ cầu nguyện với Đức Chúa Trời nhiều hơn là làm những việc khác. A-men? Tập trung vào chính Ngài, không tập trung vào bất cứ điều gì. Cầu nguyện tha thiết, khẩn thiết, Và Đức Chúa Trời thành tín sẽ giải cứu đúng như lời hứa của Ngài. Chúa ơi Ngài thành tín thay MỤC SƯ LỮ THÀNH KIẾN


THANH HỮU

BÊN DÒNG NƯỚC Người ấy sẽ như cây trồng gần dòng nước, Sanh bông trái theo thì tiết, Lá nó cũng chẳng tàn héo; Mọi sự người làm đều sẽ thạnh vượng. (Thi-thiên 1:3 ) Chúng ta đang sống trần gian, Trong một thế giới khô khan phước lành. Bao nhiêu biến cố xung quanh, Thiên tai, dịch lệ hoành hành khắp nơi. Lo âu sợ hãi chơi vơi, Hồn tim lạc lỏng rã rời bất an. Đồng khô, cỏ cháy hoang tàn, Tìm đâu nguồn nước thỏa an thân hồn? Chúa là mạch nước tràn tuôn, Là dòng suối mát là nguồn phước ân. Là sông phát khởi thiên tầng, Đem nguồn sống mới, linh ân năng quyền. Bạn từng khô hạn truân chuyên, Bao lần thất bại ngã nghiêng cuộc đời. Bao hồi lạc lỏng chơi vơi, Tâm can héo úa tả tơi gió chiều. Hãy khai thông nước tình yêu, Để dòng Linh thánh nâng niu ước nguyền. Lắng nghe tiếng Chúa dạy khuyên, Để nguồn sinh động chảy xuyên vào hồn. Bừng lên sức sống tràn tuôn, Lá tươi bông thắm, quả luôn triễu cành. Bên dòng nước chảy trong xanh, Không lo hạn hán, không hanh nắng vàng. Mừng vui ca ngợi hát vang, Nhận ơn thạnh vượng Chúa ban cho mình. Dù bao biến chuyển xung quanh, Núp trong cánh Chúa an ninh muôn đời. Dòng sông cuộn chảy nơi nơi, Sao bạn không mở, không khơi mạch nguồn? Để cho sức Chúa tràn tuôn, Để được mãn nguyện trong nguồn vĩnh sinh? THANH HỮU - Tháng 5 năm 2020 ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

103


BIỆN GIÁO NGÀY NAY

CƠ ĐỐC GIÁO CÓ ẢNH HƯỞNG XẤU TRÊN NHÂN LOẠI KHÔNG?

C

ALVIN J. SCHMIDT

ơ Đốc Giáo hoàn toàn không gây ảnh hưởng xấu trên lịch sử loài người. Nếp sống và niềm tin Cơ Đốc – nói về những người theo đúng sự chỉ dạy của Chúa Giê-su – tạo ra nhiều ảnh hưởng tốt cho xã hội. Điều này là thật mặc dù có những thời kỳ đen tối bị lãnh đạo bởi những Cơ Đốc nhân đam mê quyền lực (mà nhiều khi họ cũng không phải là Cơ Đốc nhân) đã được ghi chép vào sử sách, khiến cho nhiều người nghĩ rằng Cơ Đốc Giáo là một điều gì đó nguy hiểm. Những điểm thường được nhắc đến để phê bình là các cuộc thập tự chinh, tôn giáo pháp đình, các cuộc bố đạo thời Trung Cổ, vụ giết hại Huss và Savonarola, và chuyện giáo hội Công Giáo La Mã đã bịt miệng nhà khoa học Ga-li-lê. Các sự kiện này là gian ác và tội lỗi, đối nghịch hoàn toàn với sự dạy dỗ của Chúa Giê-su.

Cuộc thập tự chinh ngày 7 tháng 6 năm 1099 - nguồn alqudsjerusalem.com 104

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Cơ Đốc Giáo có rất nhiều ảnh hưởng tốt cho nhân loại. Điều nhiều người ít nhận ra, ngay cả với Cơ Đốc nhân, là Cơ Đốc Giáo đã nâng cao giá trị con người. Trong thời La Mã cổ đại và nhiều xã hội ngoại giáo khác, sinh mạng con người có giá trị thấp và được coi như hàng hóa. Các Cơ Đốc nhân, được cảm động bởi Phúc Âm, là những người đầu tiên chống đối việc phá thai, hiến tế trẻ sơ sinh, bỏ rơi trẻ em, tự tử, và các cuộc giác đấu đến chết … đó những hành vi rất phổ biến trong thế giới thời đó. Năm mươi năm sau khi Cơ Đốc Giáo được đế quốc La Mã công nhận thì các hành động kể trên đều bị pháp luật ngăn cấm. Ngày nay việc giết và bỏ rơi trẻ em được nhiều xã hội phương Tây xem là bất hợp pháp, nhưng điều đáng buồn là việc phá thai đang quay trở lại. Nhưng chắc chắn là chẳng có ai nghĩ nên lập lại trò giác đấu để giải trí.


Trong thế kỷ thứ tư, Cơ Đốc Giáo đã đưa mô hình bệnh viện vào thế giới. Thế giới văn minh của Hy Lạp và La Mã thời đó cũng không có một cơ quan nhân đạo nào như vậy. Các Cơ Đốc nhân vì được cảm động bởi câu nói “Ta đau, các ngươi thăm ta” (Ma-thi-ơ 25:26) nên đã xây dựng các trạm xá từ những năm 325, và bệnh viện năm 369. Ban đầu là ở phương Đông, sau đó lan tỏa đến phương Tây. Nhiều tên của các hệ thống bệnh viện đã thể hiện nguồn gốc Cơ Đốc như St. John’s Hospital, Lutheran Hospital, Presbyterian Hospital … Trước khi Cơ Đốc Giáo xuất hiện, về cơ bản thì phụ nữ là nô lệ, tự do và phẩm giá rất giới hạn. Nhưng trong Hội Thánh thì không như thế. Phụ nữ được thụ phép Báptem, được giới thiệu , được dự tiệc thánh cũng như đàn ông. Tội ngoại tình không chỉ được gán cho phụ nữ đã có gia đình, mà cũng cho đàn ông nếu họ có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân. Cơ Đốc Giáo cho phép phụ nữ quyền thừa hưởng đất đai và li dị. Phụ nữ không còn bị ép buộc phải theo chồng thờ thần tượng. Dưới đây là những ảnh hưởng tích cực: - Cơ Đốc Giáo giúp ngăn chận sự bành trướng của Hồi Giáo, cứu nguy Âu Châu ở thế kỷ thứ 12 qua các cuộc thập tự chinh. - Quốc gia nào có Cơ Đốc Giáo hiện diện sớm nhất thì nơi đó xóa bỏ chế độ nô lệ

sớm nhất. Ngược lại, chế độ nô lệ vẫn còn hiện hữu tại các quốc gia Hồi Giáo. - Nguyên tắc không ai được đứng trên luật pháp có nguồn gốc từ Thánh Đồ Ambrose. Năm 390 ông đã yêu cầu hoàng đế Theodosius ăn năn vì giết hại 7000 người. Ông đã nói rằng hoàng đế cũng phải đứng dưới luật pháp. Đến năm 1215, Magna Carta đã quảng bá ý niệm Cơ Đốc về tự do và công lý. - Đạo đức Cơ Đốc được áp dụng trong kinh doanh, chính trị, và tự do tôn giáo. - Nhiều trường đại học có nguồn gốc từ các chủng viện thời Trung Cổ. - Thần học Cơ Đốc, chứ không phải ngoại giáo, khuyến khích các nhà khoa học đầu tiên khám phá về thế giới tự nhiên của Thiên Chúa. - Cơ Đốc Giáo gớp phần tạo nên những trào lưu âm nhạc, triết học, mỹ thuật và các vĩ nhân trong nhiều lĩnh vực. Cuối cùng, sự ảnh hưởng của Cơ Đốc Giáo đang hiện diện trong các định chế xã hội ở phương Tây và trong các thuật ngữ khoa học, văn chương, giáo dục, gớp phần định hướng đời sống con người, cả những người theo hoặc không theo Cơ Đốc Giáo ALVIN J. SCHMIDT

The Liberator, ngày 17 tháng 4 năm 1857. Thiết kế bởi Hammatt Billings năm 1850. Đại học bang Metropolitan ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

105


GIAO ƯỚC R.C. SPROUL

C

ấu trúc cơ bản trong quan hệ mà Chúa thiết lập với dân của Ngài là giao ước. Giao ước thường được nghĩ như một hợp đồng, giao kết. Chắc chắn có những điều giống nhau giữa hợp đồng và giao ước, và cũng sẽ có những điểm khác nhau quan trọng. Cả hai đều là những thỏa thuận ràng buộc. Hợp đồng được lập giữa hai đối tác bình đẳng, và cả hai bên đều có quyền tự do không tham gia. Tuy nhiên, giao ước trong Kinh Thánh thường xảy ra với những trường hợp, đối tác không bình đẳng, thường được lập nên theo mô thức giao kết giữa bá chủ với chư hầu vùng Trung Đông cổ đại. Giao kết giữa bá chủ với chư hầu (như được thấy giữa vòng các vua Hi-tai) được lập nên giữa bên thắng trận và bên bị thu phục. Không có thương lượng giữa hai bên xảy ra trong loại giao kết này. - Điểm thứ nhất trong các giao ước là phần mở đầu, trong đó liệt kê hai bên của giao ước. Xuất Ê-díptô ký 20:2 khởi đầu với câu, “Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi.” Chúa là Đấng Bá Chủ, còn dân sự của Ngài là chư hầu. - Điểm thứ nhì là nêu lên bối cảnh lịch sử. Phần này nói lên những điều bên bá chủ (là Chúa) đã làm để xứng đáng được tôn trọng, được trung thành, chẳng hạn như hành động đem dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi nhà nô lệ Ai Cập. Thuật ngữ thần học gọi đây là ân điển. - Điểm thứ ba, Chúa liệt kê các yêu cầu của Ngài cho con dân của Chúa. Trong Xuất Ê-díp-tô ký 20, đây là Mười Điều Răn mà mỗi điều đều là giao kết ràng buộc giữa các bên trong giao ước. - Điểm cuối cùng của giao ước là các phước lành và sự trừng phạt. Chúa liệt kê các ơn phước mà Ngài sẽ ban phát cho con dân Chúa nếu họ đi theo những điều khoản ràng buộc trong giao ước. Điều răn thứ năm thể hiện điều này, Chúa hứa sẽ cho đời sống con dân Ngài được lâu dài trong đất hứa nếu như họ hiếu kính cha mẹ. Giao ước cũng ghi ra các sự rủa sả nếu như con dân Ngài từ bỏ, không chu toàn trách nhiệm. Chúa cảnh báo con dân Chúa rằng Ngài sẽ không kể họ là vô tội nếu như họ không tôn kính danh Ngài. 106

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Cấu trúc cơ bản như thế này đều có trong giao ước giữa Chúa với A-đam, Nô-ê, Áp-ra-ham, Môise, và giao ước giữa Chúa Giê-su với Hội Thánh. Trong các thời đại của Kinh Thánh, giao ước được thông qua bởi sự đổ huyết. Phong tục thời đó là cả hai bên trong giao ước sẽ xả thịt các con sinh để đánh dấu như Giê-rê-mi 34:18 nói, “… khi chúng nó mổ bò con làm đôi.” Sáng Thế ký 15 cũng nói về loại giao ước này khi Chúa ban cho Áp-ra-ham một số lời hứa, và sau đó được thông qua qua sự đổ huyết của con sinh. Tuy nhiên, trong giao ước này, chỉ có Chúa nhận các con sinh, nói lên yếu tố chỉ có Chúa ràng buộc Ngài có trách nhiệm hoàn thành giao ước. Tân Ước, giao ước mới, còn gọi là giao ước của ân điển được thông qua bởi sự hi sinh, đổ huyết của Chúa Giê-su trên thập tự giá. Trọng tâm của giao ước này là lời hứa cứu chuộc: Ngài không chỉ hứa cứu những người đặt đức tin nơi Đấng Christ mà còn khẳng định điều đó với cam kết thánh. Chúng ta thờ phượng và phục vụ một Đức Chúa Trời là Đấng đã tự mình chịu hi sinh cho giao ước và sẽ hoàn thành nó vì tình yêu Ngài dành cho chúng ta R.C. SPROUL LÊ MINH THẢO phiên dịch


ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

107


LÀM THỂ NÀO MỜI CHÚA NGỰ VÀO LÒNG?

B

ạn đã mời Chúa ngự vào đời sống của bạn chưa? Nếu chưa, bạn có thể làm việc nầy ngay hôm nay. Chúa Giê-su phán, “Hỡi những kẻ mệt mỏi và nặng gánh ưu tư, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ cho các con yên nghỉ” (Matthew 11:28).

Bạn có thể đến cùng Chúa với những nan đề và câu hỏi của bạn. Bạn có thể đến cùng Chúa ngay cả với tội lỗi của bạn và chứng bệnh nghiện ngập của bạn. Bạn sẽ không bao giờ hối tiếc khi đến cùng Chúa. Đây là những điều bạn cần làm:

1. Nhận biết bạn là một tội nhân. Dù bạn đang sống đạo đức tốt lành như thế nào, bạn vẫn còn thiếu hụt sự công chính của Chúa. Bởi vì bạn đang mang trong đời bản chất tội nhân. Chúa muốn bạn là người thánh khiết, đổi mới, nhưng bạn vẫn còn bất toàn. Kinh Thánh khẳng định, “Chẳng có một người công chính nào hết, dẫu một người cũng không” (Rô-ma 3:10). Không nhờ quyền phép của Chúa Giê-su, bạn không thể nào trở thành người Chúa muốn.

2. Nhận biết Chúa Giê-su đã chết thay tội lỗi của bạn trên thập tự giá rồi. Kinh Thánh dạy, “Nhưng Đức Chúa Trời bày tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là tội nhân, thì Đấng Cơ Đốc đã chết thay cho chúng ta” (Rô-ma 5:8). Đây là Tin Mừng dành cho bạn. Chúa yêu thương bạn đến nỗi Ngài đã chết thế cho bạn khi bạn không có gì xứng đáng cả.

3. Ăn năn tội lỗi của bạn. Kinh Thánh dạy bạn “hãy ăn năn và trở lại” (Công vụ 3:19). Ăn năn có nghĩa là thay đổi hướng đi của cuộc đời. Thay vì chạy trốn khỏi Chúa, bây giờ bạn chạy đến với Chúa.

4. Tiếp nhận Chúa vào đời sống bạn. Đây

không phải là nghi thức tôn giáo hay tham dự nhà thờ. Đây là mời Chúa ngự vào lòng, mời Chúa ngự vào đời sống mình. Làm thể nào để mời Chúa ngự vào lòng? 108

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Bạn hãy đơn sơ hết lòng cầu nguyện những lời sau đây: Lạy Chúa Giê-su, con biết con là người có tội. Con tin Chúa đã chết thay tội lỗi của con. Bây giờ, con xây bỏ tội lỗi và mở cửa mời Chúa ngự vào cuộc đời con. Con xưng nhận Ngài là Chúa và Cứu Chúa của con. Con tạ ơn Chúa đã cứu rỗi con. Amen. Kinh Thánh đã hứa, “Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín, công chính sẽ tha tội cho chúng ta, và tẩy sạch chúng ta khỏi mọi điều bất chính” (1 Giăng 1:9). Hãy tin cậy và vâng lời Chúa, đừng phân vân về cảm giác của bạn. Chúng ta được cứu rỗi nhờ ân huệ của Chúa và bởi đức tin của chúng ta. Hãy mở miệng cảm ơn Chúa đã nhậm lời cầu nguyện của bạn và ngự vào đời sống của bạn hôm nay. Hãy ghi lại ngày giờ và thành phố bạn tin Chúa hôm nay. Hãy xem đây là sinh nhật thuộc linh của bạn. Chúc mừng bạn được Chúa nhận vào gia đình của Chúa hôm nay VIETNAMESE MISSONARY INSTITUTE


Hãy cầm bánh trên tay và nói chuyện với Đấng Chữa lành, Đấng đã trả giá cho sức khỏe và sự lành mạnh của chúng ta trên Thập tự giá: Lạy Chúa Giê-su, con đến với Chúa và chúng con nhớ lại tất cả những gì Chúa đã làm cho chúng con trên thập tự giá. Cảm tạ Chúa đã yêu thương chúng con đến nỗi đã ban thiên đàng cho chúng con. Cảm tạ Chúa đã để thân thể Ngài tan vỡ để thân thể chúng con có thể mạnh lành. Khi dự tiệc thánh nầy, chúng con xin nhận lãnh sự sống phục sinh, sức khỏe và sự lành mạnh. Nhờ ân điển Chúa, suốt cuộc đời nầy, thân thể chúng con sẽ hoàn toàn khỏe mạnh. Đôi mắt chúng con sẽ không mờ, đôi tai chúng con sẽ không điếc, sức mạnh của chúng con sẽ không suy tàn. Không một bệnh tật nào còn lưu lại trong thân thể của chúng con bởi vì quyền năng bất biến đã khiến Chúa phục sinh đang tuôn chảy qua con. Bởi lằn đòn Ngài chịu, chúng con đã được lành bịnh. Xin chúng ta ăn bánh. Bây giờ hãy cầm chén trong tay và thưa với Chúa: Lạy Chúa Giê-su, con tạ ơn Chúa về dòng huyết quý báu của Ngài. Con cảm tạ Chúa đã tẩy sạch tất cả mọi tội lỗi của con. Chúng con đang đứng trước Chúa cách hoàn toàn công bình và tha thứ. Huyết Chúa đã cứu chuộc chúng con khỏi mọi sự rủa sả, mọi ách nô lệ và hôm nay chúng con có thể tự do nhận lãnh tất cả những phước hạnh Chúa ban đội trên đầu của người công chính! Xin chúng ta cùng uống chén. Bây giờ chúng tôi tin ông bà anh chị em đã mạnh hơn và khỏe hơn. Hallelujah! Hãy dạn dĩ tuyên xưng công tác cứu rỗi đã hoàn tất của Chúa trên thập tự giá. Công việc của Chúa đã hoàn tất. Chúa đã sống lại. Chúa sẽ trở lại. Hãy vui mừng trong Chúa và trông đợi ngày Chúa đến. Amen! VIETNAMESE MISSIONARY INSTITUTE

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

109


Rethink Success BY RICK WARREN

I

talk to people all the time who are at the top of their fields—they are successful and have it all—but it isn’t enough. Over and over again, these people tell me that after all the energy they’ve spent to get where they are, they still don’t feel satisfied. They haven’t found what they are searching for. They would exchange the money, the accolades, and the fancy titles for real satisfaction. These leaders want more time with their family. They want their lives to make a difference. They want to know they’ll leave the world a better place when they pass on. In short, these people want to move from success to significance. They just don’t know how. I’m sure you’ve met some of these men and women, too. They are the movers and shakers in your community. They call the shots, make the deals, and have everything a person could possibly want—but they’re searching for more and coming to you for help. What do you say to them? How do you help them take the all-important step from success to significance? It’s not a new question. Nicodemus asked Jesus for advice on that very topic two thousand years ago. Nicodemus was a big success, the kind of man everyone else wanted to be like. He had everything you could want in life, but it still wasn’t enough. Before you can help people move from success to significance, they must question their definition of success. You can’t make them move from success to significance unless you help them see they’re living by an empty standard. They need to know that their definition of success doesn’t work. 110

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Nicodemus realized this. The first verse of John 3 says, “There was a man from the Pharisees named Nicodemus, a ruler of the Jews” (HCSB). You can learn a lot about Nicodemus’ vision of success in that Scripture. He was a Pharisee and a ruler of the Jews. Pharisees were among the most respected people of Jesus’ day—everyone wanted to be one. Nicodemus wasn’t just a Pharisee; he was also a leader of his people. His status made him a success. At least, that’s what Nicodemus thought. Many of the people you want to reach in your community haven’t given much thought to their definition of success. They’ve spent a lifetime learning about “success” from their parents, the culture, and their co-workers. Significance won’t come unless they challenge their assumptions about success. Nicodemus defined success from his status, but he was beginning to question that assumption. Why do I say that? The Bible says Nicodemus came to Jesus at night. I don’t know why he did that, but I believe he may not have wanted the other Pharisees to know he had questions. Many of his friends—especially the “successful” ones—didn’t think much of Jesus. Despite his fears, Nicodemus brought his questions and dissatisfaction to Jesus. The people you’re trying to reach have their own set of fears. If they admit they’re dissatisfied with their lives, will they be teased, lectured, judged, or disowned? Nicodemus was the perfect example of a person who hit the bottom when he reached the top. We know that he paused and took an inventory of his life. He used to think he had everything, but he discovered he lacked the most important thing: significance. So


he went to Jesus to find it. That’s the first step. When I first arrived in the Saddleback Valley 40 years ago, I met many people who seemed to have it all. They had plenty of money and a wonderful place to live. Yet despite their success, they longed for significance. They wanted to know their lives mattered. These people reminded me of Nicodemus in the gospel of John. Like many who achieve wealth and status, Nicodemus had everything a person could want, but it wasn’t enough. He didn’t know what to do with all that success. But Nicodemus took the first step in finding out—he went to Jesus. When he did, Jesus led him on a three-step journey from success to significance. These are the same three steps we need to encourage successful people to take as we engage them with the Good News about Jesus. Move From Getting Ahead to Starting Over Jesus’ first words to Nicodemus were, “I tell

you the truth, unless you are born again, you cannot see the Kingdom of God” (John 3:3 NLT). Nicodemus was ready to move further up the ladder of success and saw Jesus as the next step. Jesus’ response must have been hard to hear. He told Nicodemus he wasn’t the next step on the ladder; Jesus told him he had to start all over again. Nicodemus thought he could scale new heights before experiencing new birth. Don’t try to scale new heights until you’ve experienced new birth. Most of us know the phrase “born again,” but many people we’re trying to reach don’t. Here’s how I try to explain it to people: Just like we all have a physical beginning, we also need a spiritual beginning. We can’t just slowly slide into a spiritual beginning; there needs to be a starting point. Second Corinthians 5:17 says, “Therefore if anyone is in Christ, he is a new creature; the old things passed away; behold, new things have come” (NASB). To take a step toward significance, you must choose to start over spiritually. You need to let God do something new in your

Nicodemus came to Jesus at night ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

111


life. God isn’t another step on your ladder of success—he is a whole new ladder.

• What would be the first thing God would heal in your marriage?

Move From Thinking Physically to Thinking Spiritually

• What would change about your prayer life?

Nicodemus responded to Jesus’ statement about being born again with obvious confusion. “‘How can someone be born when they are old?’ Nicodemus asked. ‘Surely they cannot enter a second time into their mother’s womb to be born!’” (John 3:4

• How would you approach a struggling relationship differently?

NIV).

Jesus wasn’t talking about physical birth. Nicodemus didn’t get it; he had to think spiritually. When we think about what success looks like for our lives, our minds often move to fame, power, and money. We think about becoming a movie star, batting at Yankee Stadium, or having loads of money. However, God wants us to think bigger— beyond physical success. We need spiritual success. A strategy for success that ignores the most important part of us—the spiritual part—is flawed from the very beginning. Because we can see physical success, it’s easier to think about the physical world when we think about success. But Jesus says the physical world is way too small of a vision. What would it look like to think bigger— not just physically, but spiritually?

Jesus wanted Nicodemus to think about how God could change his inside motivations and give him joy—and Jesus wants the people we’re trying to reach to think about that, too. That’s so much more important than money, power, or fame. Move From Respect for Jesus to Belief in Jesus Most people are familiar with John 3:16— the most famous verse in the entire Bible. “For God so loved the world that he gave his one and only Son, that whoever believes in him shall not perish but have eternal life” (NIV). It’s a significant verse, but the following one is equally important. “For God did not send his Son into the world to condemn the world, but to save the world through him” (John 3:17 NIV). That’s God’s strategy for significance in our lives. Jesus challenged Nicodemus to not just respect him but to trust him for salvation. Jesus wants more than our admiration, he wants our worship. To find significance in our lives, we can’t just look at Jesus differently; we must trust him with our lives. We can believe Jesus is a great guy, even a good moral teacher. But to live a life of eternal impact, we need to take it another step. Nicodemus ended up living a significant life. Two thousand years after his death, his encounter with Jesus is still being shared. You may know people who have it all, but they’re not living for something bigger than themselves. Help them take these three steps, and watch them move from success to significance BY RICK WARREN

112

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


The Prince of Pretense BY RAY STEDMAN

Read: Acts 5:1-11 At that moment she fell down at his feet and died. Then the young men came in and, finding her dead, carried her out and buried her beside her husband. Great fear seized the whole church and all who heard about these events. Acts 5:10-11

W

hy did this occur? Why was the Holy Spirit so severe? Is this what he always does with his church? Someone says, Thank God this doesn't happen any more; if it did, we'd have to put a morgue into every church. This is a picture of what happens in a life when pretense is indulged in. The moment you or I pretend to be something that we really are not, the second I assume before you a stance of spiritual impeccability which I do not possess, that moment death enters in. I am immediately cut off from the flow of the life of Christ. It does not mean I am no longer a Christian, but it means that the life of the body is no longer flowing through me. Instead of being part of a living, vital movement, I become a dead and unresponsive cell in that body. That is what is wrong with the church today. It is the tragic sickness of the church in any age — pretense, sham, hypocrisy — to pretend to be something we are not. The most astonishing thing about this is that it is unconscious hypocrisy, for the most part. I seldom meet deliberate hypocrites. I am guilty of it frequently, and so are you — thus being an unconscious hypocrite. We think it is somehow religious, or Christian, not to show what we really are. That is what this story of Ananias and Sapphira underscores for us. The minute they pretended to be something they were not — death! When we come to church we put on a mask of adequacy, but inside we are inadequate, and we know it. We are struggling with problems in our homes, but we don't want to tell anyone about them. We can't get along with our children, but we'll

never admit it to anyone. The pride that doesn't want anyone else to know what is going on between husbands and wives, and between parents and children, keeps us from sharing. We come to church and put on a mask that says everything's fine! Everything's wonderful! Somebody asks us how are things going. Great, great! Fine! How's everything at home? Oh, wonderful! We're having a wonderful time! The minute we say that and its not true, we die. Death sets in. Soon that death pervades the whole church. That is why dishonesty is the primary characteristic of the church today. How do we deal with this problem within ourselves? In Scripture the way to cure a spiritual disease is always the same: Repent and believe. Repent means to acknowledge that you have been doing it wrong. It means to face the fact that it has not been right. Then believe means to understand that God has already given you, in Jesus Christ, all that it takes to do what you should. Then start doing it! Start opening up and sharing your burdens. You will start in a rather small way, perhaps, and it will be difficult at first. But it is the sharing of lives that makes power and grace to flow through the body. Father, Forgive me for my own pretense, and teach me to open up with my brothers and sisters in Christ so that when people look at us they might say, My, how these Christians love one another RAY STEDMAN

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

113


Pandemic

S

o, how is this pandemic affecting us? That is a good question. Actually, it requires some refinement. Perhaps a more precise question might be, “How is this pandemic affecting your spiritual life?”

across America are growing in their faith in spite of the restrictions we have experienced.

Pew Forum Research - A few weeks ago, Pew Research Center conducted research to seek to answer this very question. Their survey findings are quite interesting. For example, 24% of all adult Americans surveyed said their faith had been strengthened through this crisis.

acknowledge that technology has aided our experiences during this season. Churches across America (including ours) have adapted pretty quickly to online ministry. I have been amazed at the creativity of pastors, worship leaders, discipleship group leaders, age-group ministers, lay leaders, and all Bible study teachers. I am in contact with a group of pastors from across America. We stay in touch regularly. They are all doing some amazing things in ministry in the midst of this pandemic.

The results are even more interesting when the research targeted Christians. Of all religious faiths in America, those who claim to be Christian were more likely to experience a deepening of their faith during the coronavirus pandemic. According to the report, 42% of Evangelical Christians reported a strengthening of their faith during this challenging time. Among Black Protestant Americans, that percentage rose to 56%. Even more specifically, 46% of American Christians who claim to have been actively involved in their churches during the past year stated that their faith has been growing during this season of shelter in place. At first blush, we might be surprised by these results. Particularly because the overwhelming number of Christians also reported that their churches were not offering any “in-person” worship services or Bible studies! Think about that ---- Christians 114

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

To be honest, I am not surprised by it. Here is my take on it.

Technology – First of all, let’s just all

Intentionality – Another contributing factor to spiritual growth has been the level of intentionality exhibited by many churches. Take our church, for example. We are contacting church members. We are checking on the most vulnerable. We are checking in with Mission Arlington. Our worship leaders have been very creative and intentional in including people from across our church in our worship services. Our ministers are engaged in intentional ministries each week that are serving hundreds of people. Cards, texts, emails, porch visits-----all manner of personal “touches” are just commonplace right now. It has been very intentional. Consequently, I have heard from many of you. You have


been blessed by these efforts.

Power of God’s Spirit – God is at work in this pandemic. He is drawing people to Himself. His Spirit is active. We can sense His movement. We are seeing people in record numbers attend worship services, purchase Bibles, search for spiritual answers online, seek spiritual advice, search for spiritual community, and just demonstrate an openness to spiritual things. Only the Spirit of God causes this to happen.

Dose of Reality – This pandemic has

reminded all of us of the fragility of life. We have all been reminded that life is precious. Earthly life is temporary. There must be more to life than what our break-neck paced lives could produce. People are willing to have more honest and consequential conversations right now. Their minds have focused on reality in a fresh and new way.

Suffering – God is always close when

people are suffering. He cares deeply for humanity. He is with people in the valley of the shadow of death. He is there in the midst of anxiety and fear. He hovers in the darkness. He whispers in the quiet. He is close right now.

Sabbath – Prior to this pandemic, so many

Americans lived at warp speed. They were hurdling headlong at full-speed on a path to ?????? Where were they all headed? Many of them did not know. But wherever it was, they were determined to arrive quickly and exhausted. Guess what? Life has slooooooooowed way down. Yeah. So

many activities just came to a screeching halt. All of a sudden, there was a stillness across our land. It has been stunning. For Christians, this has been a time to reconsider the busyness of our lives. We have had a chance to reclaim some Sabbath. Rhythms of rest, reflection, recreation, family investment, and various other healthy practices have emerged. Amazing.

Conclusion – Don’t get me wrong. This

pandemic has been horrific. Thousands of people have died. Millions have lost their jobs. There is a great deal of uncertainty across our land. I know that. Trust me, I know that. I pray daily for the suffering of humanity. I pray for our Lord to show mercy. And yet, in the midst of it all, many of God’s people have been drawn more deeply into His presence. Some of the reasons I have listed above have contributed to that. There are many more factors, to be sure. But God is at work in the middle of this pandemic. Please know I am praying that He will be at work in your life! Sunday – Tomorrow will be a sweet day at First Baptist Arlington. We will be honoring our High School Graduates. You will be introduced to the High School Class of 2020. They have had an interesting Senior Year, to say the least. But we will bless them in our Sunday Morning Worship Service. It will be special. I will share a message with them and with you about how to build stormproof lives. You don’t want to miss it! I’ll “see” you Sunday! DENNIS WILES

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

115


Nine Reasons to Hope in God’s Goodness

F

BY RICK WARREN

or many around the world today, the last few months have been full of stress. You’ve probably experienced it as well.

reminds us: “‘For I know the plans I have for you,’ says the LORD. ‘They are plans for good and not for disaster, to give you a future and a hope’” (Jeremiah 29:11 NLT).

On the surface, it’s easy to think your stress centers on whether you or someone you care about gets COVID-19 or on the growing economic challenges surrounding the pandemic.

We serve a good God who has only good plans for our lives and our ministries, even in the middle of this pandemic.

It’s because we have forgotten how good God is.

Psalm 23 gives nine different benefits of God’s goodness—reasons why people can have hope no matter what is happening with COVID-19. By the way, pastor, these nine truths aren’t just for the people you lead. They are for you, too!

Anticipating God’s goodness is the foundation of all hope. We can’t have hope unless we believe God is good—and will be good in the future.

“The LORD is my shepherd; there is nothing I lack” (Psalm 23:1 HCSB).

But those aren’t the real reasons stress has skyrocketed lately.

If God isn’t good, we have no rational, logical reason for hope. One of the Bible’s most famous verses

116

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

God will meet your needs when you’re worried!

Because God is good, you don’t need to worry about any of your needs.


God will teach you to relax when you’re stressed out! “He makes me lie down in green pastures, he leads me beside quiet waters” (Psalm 23:2 NIV). God will lead you to a place of peace. He’ll teach you how to relax when you’re stressed.

God will replenish your strength when you’re empty! “He refreshes my soul” (Psalm 23:3 NIV). In the midst of this pandemic, many of you are completely out of gas and have been running on fumes these last few weeks since Easter. God promises to give you the resilience you need for any trouble you encounter today or tomorrow.

A shepherd used a rod and staff to help protect the sheep. God protects us when we feel powerless against outside forces. He gives us assurance of our future during any trouble.

God will publicly show his favor on your life! “You prepare a table before me in the presence of my enemies. You anoint my head with oil; my cup overflows” (Psalm 23:5 NIV).

God doesn’t just promise to show his favor on your life; he promises to do it in front of the people who attack you. He promises to not just meet your needs but to give you abundance if you trust him.

God will be good to you no matter what happens!

God will guide you when you’re confused!

“Only goodness and faithful love will pursue me all the days of my life” (Psalm

“He guides me along the right paths for his name’s sake” (Psalm 23:3 NIV).

You may not feel as if you can count on anything right now, but you can count on the goodness of God. Other people may not be good to you in the future, but God will. You can count on his consistency and benevolence—no matter what happens.

Indecision is stressful, but God promises to guide you. You don’t need to worry about tomorrow’s challenges because God will help you with whatever you face.

God will walk with you in your dark and fearful days! “Even when I go through the darkest valley, I fear no danger, for You are with me” (Psalm 23:4 HCSB). The last couple of months have been dark for many around the world, but God hasn’t abandoned us. We will go through more dark periods in the future, but God will walk through them with us, too. If God is with us, it doesn’t matter who is against us.

God will protect you when you feel insecure! “Your rod and Your staff—they comfort me” (Psalm 23:4 HCSB).

23:6 HCSB).

God will take you to heaven one day! “I will dwell in the house of the LORD as long as I live” (Psalm 23:6 HCSB). No matter what you experience on earth, God promises you an eternal home with him in heaven. Your future is guaranteed. Many people in our world and in our churches are trying to receive these nine benefits through their careers, their relationships, or their savings accounts. Many are seeing the frailty of those crutches right now, and they are looking for hope from somewhere else. Let’s model and teach where real hope comes from BY RICK WARREN ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

117


Four Ways to Deal With Your COVID-19 Worries BY RICK WARREN

W

orry is taking its toll on the world today.

Late last month, a poll by the American Psychiatric Association noted that nearly half of Americans were anxious about getting COVID-19. Close to two-thirds were concerned about a family member catching it. Two-thirds of people also feared the long-lasting implications for the economy. Pastor, I’m sure this doesn’t surprise you. You’ve noticed the worry in the people of your community. But have you taken stock of your own worry? You’re likely concerned about all the above—plus the staggering needs of your congregation. It can get overwhelming. Before you can help others, you need to let God deal with your worry. You know this, but I want to remind you: Worry won’t help you. Jesus told us this in Matthew 6:27, “Can any one of you by worrying add a single hour to your life?” (NIV).

Of course, the answer to Jesus’ question is no. You can’t keep yourself from catching COVID-19 through worry. It won’t keep your family from getting sick. It won’t help you keep your church open either. Worry just makes your problems worse because you can’t move a step closer to solving them. Worry can’t change your past. It can’t change your future. All it can do is mess up your present. Proverbs 12:25 says, “Worry weighs a person down” (NLT). You weren’t made to endure it. In fact, it wears you out more than just about anything else. To effectively minister during this time, you need to be at your best. Worry won’t get you there. So how can you overcome worry during this stressful season?

Let Jesus be your Shepherd. Pastor, you spend so much time shepherding others, you can easily forget that you, too, have a shepherd. A shepherd takes the responsibility to feed, lead, and meet the needs of his sheep. Note that those aren’t your responsibility. They are God’s responsibility. That’s why I start every day by saying, “The Lord is my shepherd. You’re a good God.” Then I repeat that throughout the day. If you start saying that phrase on a regular basis, your worry will decrease. Reminding yourself that you have a good shepherd who cares for you cuts down on worry.

Give Jesus control over every area of your life. Worry is a warning light that you have an area you haven’t fully given over to God. When God isn’t number one, you’ll worry in that area. When you love something more than God, it becomes a source of stress and anxiety in your life. Even good things—like our marriages, our children, and our ministries—can become sources 118

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


of worry if we give them first place in our lives. worries into today. Jesus said it this way, “Don’t When anything becomes an idol in our lives, it worry about tomorrow, for tomorrow will bring its creates insecurity and worry. own worries. Today’s trouble is enough for today” (Matthew 6:34 NLT). You have enough on your plate Relax and give God your worries in prayer. today. Don’t add anything else. I’ve always told the people in my congregation to It’s okay to plan for tomorrow. Right now, we’re count their blessings. In times like these, you must going through one of the most unique experiences continually remind yourself of all God has done in in church history. You need to make plans for what your life. you’ll do in the days, weeks, and months to come. But I also think it’s important to count your worries. You can plan for tomorrow without living in Often, we just have a general sense of anxiety, but tomorrow. You can only live in today. we don’t know what’s causing it. Before you can give God your worries, you need to have a clear God is constantly testing how much we trust him. idea of what they are. Once you’ve written them God wants us to decide whether he really holds down, you can hand them over to God in prayer. first place in our lives. Before we can help our congregations understand this, we must be clear Peter says, “Give all your worries and cares to about it ourselves. God, for he cares about you” (1 Peter 5:7 NLT). You weren’t designed to carry your worries. It’s This unique period of history is one of the biggest unnatural. God is big enough and strong enough tests we’ll ever face when it comes to trusting God. Pastor, God has promised to care for us. He will to handle all your worries. meet our needs.

Trust God for one day at a time.

Don’t steal your whole future by bringing its

Will we trust him? BY RICK WARREN

AGAPE ACUPRESSURE 4407 Mallard Ln., Sachse, TX 75048 BÍ QUYẾT BẤM HUYỆT ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN

Chuyên điều trị - Đầu, Cổ, Tay chân tê thấp - Thần Kinh Tọa - Đau nhức kinh niên Các bệnh về xương khớp Và các căn bệnh mãn tính...

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

119


Total hits:

Phieáu Nhaän Baùo naêm 2020 Hoï teân ngöôøi mua: ___________________________________________________________ Ñòa chæ:______________________________________________________________________ Ñieän thoaïi:__________________________________ Toâi muoán: •

q Ñaët mua baùo gôûi ñeán taän nhaø taïi Hoa Kyø 4 kyø- $30/naêm (mieãn cöôùc phí)

q Ñaët mua 10 quyeån trôû leân, giaù moãi quyeån $1.25 (coäïng vôùi cöôùc phí)

* Caùc baïn ñoïc ôû caùc nöôùc ngoaøi Hoa Kyø, xin lieân laïc tröôùc vôùi toaø soaïn Höôùng Ñi ñeå bieát giaù cöôùc Böu ñieän ñang thay ñoåi. Toâi muoán taëng baùo cho thaân höõu: Hoï teân: __________________________________________________________________ Ñòa chæ:__________________________________________________________________ Ngaân phieáu xin ñeà: “Höôùng Ñi Magazine” vaø gôûi veà ñòa chæ: Höôùng Ñi Magazine P.O. Box 570293

Moïi chi tieát veà Höôùng Ñi xin goïi:

Dallas, TX 75357

469-493-2307

Thưa quý Hội Thánh, ân nhân và độc giả quý mến của đặc san Hướng Đi. Xin quý vị vào đọc các bài viết Tờ Báo Của Chúng Ta và Hãy Làm Một Cái Gì Đó Cho Tờ Báo Của Chúng Ta và giúp chúng tôi điều này. Xin quý vị vui lòng ủng hộ tài chánh để in thêm báo tặng Đồng Hương tại các thành phố lớn. Sự góp phần của quý vị khích lệ chúng tôi trong việc quảng bá văn chương văn hóa Cơ-đốc và đem tình yêu của Chúa Jesus đến những phần còn lại của cộng đồng người Việt chúng ta, đem sự cứu rỗi kỳ diệu của Chúa đến cho đồng bào yêu dấu của mình. Trân trọng ĐẶC SAN HƯỚNG ĐI

120

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.